Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 35/CT-UB Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh Người ký: Nguyễn Võ Danh
Ngày ban hành: 27/07/1985 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 35/CT-UB

TP. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 7 năm 1985

 

CHỈ THỊ

VỀ CÔNG TÁC CẢI TẠO, QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG THU MUA, GIA CÔNG CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

Thời gian qua, Ủy ban Nhân dân thành phố đã ban hành các quy định về công tác quản lý việc mua bán, trao đổi hàng hóa của các đơn vị kinh tế thuộc thành phố (bao gồm cả các quận huyện và phường xã) thuộc trung ương và các tỉnh, thành phố bạn đóng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh… Việc chấp hành các quy định nói trên đã góp phần cho thành phố làm tốt công tác cải tạo công thương nghiệp tư doanh, từng bước đưa công tác quản lý thị trường có kết quả. Đến nay, toàn thành phố đang đẩy mạnh công tác cải tạo công thương nghiệp tư doanh, chuẩn bị sơ kết bước 2 – chuyển sang bước 3, nhằm hoàn thành công tác này theo Chỉ thị của Bộ Chính trị và Nghị quyết của Thành ủy.

Để phục vụ tốt hơn nữa cho công cuộc cải tạo công thương nghiệp tư doanh của thành phố, sắp xếp thị trường, quản lý chặt chẽ công tác thu mua nắm hàng và gia công chế biến các mặt hàng thủy, hải sản, nông sản, dược liệu lưu thông trên địa bàn thành phố, Thường trực Ủy ban Nhân dân thành phố chỉ thị:

I. Trong khi nỗ lực bằng liên kết hợp tác kinh tế với các tỉnh bạn nhứt là các tỉnh quanh thành phố để nắm hàng tận gốc, kềm giữ giá trên địa bàn thành phố phải nỗi lực triển khai chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân thành phố về việc cấm tư thương kinh doanh hàng thủy, hải sản, dược liệu, nông sản xuất khẩu. Ủy ban Nhân dân các quận huyện có nhiệm vụ tiếp tục cải tạo, tổ chức lại các tư thương, các cơ sở thu mua gia công chế biến các mặt hàng thủy, hải sản, nông sản, dược liệu trên địa bàn thành phố bằng các hình thức phù hợp (hợp tác kinh doanh, xí nghiệp hợp doanh đại lý mua…); từ đó giao cho các đơn vị nội, ngoại thương thành phố và quận huyện tập trung quản lý nguồn hàng. Các đơn vị kinh tế của trung ương và các tỉnh, thành phố bạn muốn gia công chế biến các mặt hàng nông sản, thủy hải sản, dược liệu để xuất khẩu tại thành phố phải được phép của Ủy ban Nhân dân các quận huyện và tuân thủ các quy định về quản lý của Ủy ban Nhân dân.

Đối với các thương lái đường dài đem nông sản, thủy hải sản, dược liệu về bán tại thành phố chỉ được bán cho các Công ty cung ứng hàng xuất khẩu quận huyện và các cửa hàng thuộc màng lưới thương nghiệp xã hội chủ nghĩa (bao gồm cả cửa hàng hợp tác kinh doanh và xí nghiệp hợp doanh. Mỗi quận huyện chỉ định cửa hàng đơn vị kinh doanh cụ thể). Ngoài những đơn vị nói trên, không một cơ quan nào khác được giao dịch mua bán trực tiếp với thương lái (cả thương lái đường dài). Quá trình cải tạo tổ chức lại các cấp phải nắm lại nguồn gốc của thương lái để phối hợp với tỉnh bạn tổ chức cải tạo và quản lý hai đầu.

Riêng mặt hàng thủy hải sản (tươi, khô), tất cả các quận huyện, Công ty, Xí nghiệp chế biến hàng xuất khẩu thành phố đều có nhiệm vụ tổ chức thu mua và giao nộp cho thành phố để tổ chức sản xuất, chế biến xuất khẩu. Các Công ty cung ứng hàng xuất khẩu quận huyện không tổ chức trạm thu mua riêng mà thông qua các cửa hàng quốc doanh, hoặc hợp tác xã kể cả một số đơn vị hợp tác kinh doanh hoặc xí nghiệp hợp doanh nói ở trên để nắm thương lái đường dài và tư thương, hướng dẫn cho họ giao trực tiếp cho các Xí nghiệp chế biến thuộc quận huyện hoặc thành phố (xí nghiệp đông lạnh thuộc Tổng Công ty xuất nhập khẩu thành phố, xí nghiệp đông lạnh thuộc Sở Thủy sản, xí nghiệp đông lạnh quận 5, Nhà Bè, quận huyện vẫn được tính hưởng quyền sử dụng ngoại tệ theo quy định). Phường và xã không có nhiệm vụ tổ chức thu mua dưới mọi hình thức nhưng có trách nhiệm quản lý và hướng dẫn kiểm soát việc mua bán của thương lái đường dài cho các đơn vị kinh tế đóng trên địa bàn thành phố; được Ủy ban Nhân dân quận huyện trích thưởng cho kết quả của việc tham gia quản lý thu mua hàng thủy hải sản xuất khẩu.

II. Về giá mua hàng xuất khẩu trên địa bàn thành phố trước mắt trên cơ sở giá mua hàng của ngành nội thương thành phố hiện nay là giá mua thống nhất trên địa bàn thành phố. Một số mặt hàng như thủy hải sản… Tổng Công ty xuất nhập khẩu thành phố cùng Ủy ban Vật giá thành phố, Sở Thủy sản và các ngành chức năng tính toán khung giá mua hợp lý và điều chỉnh trong phạm vi cho phép, từng bước kềm giữa giá, đấu tranh giảm giá.

Các ngành chức năng và các Chủ tịch quận huyện, các Giám đốc Công ty có trách nhiệm chỉ đạo và giám sát việc chấp hành thống nhất giá mua hàng xuất khẩu trên địa bàn thành phố; không để tranh mua, nâng giá, thu hút hàng lẫn nhau; hàng về ở đâu mua ở đó.

III. Ngành Ngân hàng thành phố phải dành từ 20 đến 30% tỷ lệ tiền mặt thu được hàng ngày trên địa bàn thành phố để thu mua hàng xuất khẩu cả hợp tác với các tỉnh xa và mua tại thành phố. Ngân hàng thành phố chỉ đạo Ngân hàng quận huyện ưu tiên giải quyết nhu cầu tiền mặt cho các đơn vị thu mua hàng xuất khẩu (bao gồm cả nội, ngoại thương và lương thực), cho phép thực hiện việc “ghi thu ghi chi” tiền mặt hàng ngày (tiền bán hàng của các đơn vị này) để phục vụ thu mua hàng xuất khẩu. Đối với hàng bán lấy tiền mặt thuộc hàng của ngoại thương nhập về thì được dành trọn vẹn để thu mua lại hàng phục vụ cho xuất khẩu.

Các đơn vị nội, ngoại thương và lương thực thuộc thành phố và quận huyện có sử dụng tiền mặt bán hàng trong ngày để thu mua hàng xuất khẩu theo hình thức “ghi thu, ghi chi”, hàng ngày phải làm báo cáo đầy đủ theo yêu cầu của Ngân hàng, UBND các quận huyện có trách nhiệm chỉ đạo chặt chẽ việc làm này đối với các đơn vị trực thuộc.

Kể từ 01-7-1985, Tổng Công ty xuất nhập khẩu thành phố không trực tiếp nhận khoản tiền tiết kiệm mua lương thực như quy định tại công văn số 91/TB-UB ngày 19-4-1985 và số 1373/UB ngày 15-5-1985 của UBND thành phố; khoản tiền nói trên sẽ do các Xí nghiệp, Công ty trực thuộc Tổng Công ty xuất nhập khẩu thành phố và các Công ty cung ứng hàng xuất khẩu quận huyện nhận trực tiếp để thu mua hàng xuất khẩu và trực tiếp thanh toán tiền vay và lãi vay cho ngân hàng. Tổng Công ty xuất nhập khẩu thành phố và ngân hàng thành phố có trách nhiệm phối hợp hướng dẫn việc thi hành chủ trương này trong các đơn vị trực thuộc.

IV. VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban cải tạo thành phố chịu trách nhiệm chính sách chung và hướng dẫn nội dung, hình thức cải tạo, sắp xếp tổ chức các đối tượng nói trên để UBND các quận huyện triển khai công tác này trong tháng 7/1985.

2. Tổng Công ty xuất nhập khẩu thành phố phối hợp Sở Thủy sản thành phố, các ngành chức năng và các quận huyện theo dõi giá cả, giải quyết tiền mặt, công tác tổ chức thu mua trên địa bàn và chỉ đạo các công ty, xí nghiệp trực thuộc giải quyết tỷ lệ hoa hồng thỏa đáng cho các ngành, các quận huyện, phường xã đã tham gia huy động hàng xuất khẩu, đáp ứng tỷ lệ hàng xuất khẩu và giải quyết nhanh thủ tục thanh toán và tiền mặt để các đơn vị cung ứng hàng xuất khẩu quanh nhanh hàng tiền.

3. Các ngành: Công an thành phố (Cảnh sát và An ninh kinh tế), Ban quản lý thị trường thành phố và quận huyện theo dõi, kiểm tra, kiểm soát các thương lái chấp hành việc cải tạo tổ chức lại buôn bán nghiêm ngặt những cá nhân và tổ chức kinh tế hoạt động trên địa bàn thành phố mà không tuân thủ các quy định của Ủy ban Nhân dân thành phố.

4. Ủy ban Nhân dân các quận huyện có trách nhiệm chỉ đạo và theo dõi việc triển khai công tác cải tạo và tổ chức các loại đối tượng nói trên tại các phường xã theo đúng chủ trương thống nhất quản lý thị trường của thành phố và các công ty thương nghiệp và công ty lương thực thành phố được giao nhiệm vụ mua hàng (tập trung ưu tiên dồn hàng cho Công ty cung ứng hàng xuất khẩu quận huyện). Kiên quyết đấu tranh với các hiện tượng bao che, trốn tránh cải tạo, đưa vào tổ chức. Quận ủy, Ủy ban Nhân dân quận huyện, Công đoàn bộ phận và lãnh đạo các công ty, xí nghiệp trên địa bàn đến sinh hoạt để nhắc nhở việc chấp hành chủ trương cải tạo, quản lý thị trường của thành phố.

Bãi bỏ các văn bản của Ủy ban Nhân dân thành phố ban hành trước đây trái với nội dung của chỉ thị này.

 

 

TM.ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Võ Danh

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Chỉ thị 35/CT-UB ngày 27/07/1985 về việc công tác cải tạo, quản lý thị trường thu mua, gia công chế biến hàng xuất khẩu trên địa bàn thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.516

DMCA.com Protection Status
IP: 18.218.38.67
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!