THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
******
|
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
33-TTg
|
Hà
Nội, ngày 25 tháng 04 năm 1963
|
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC XÉT DUYỆT QUỸ XÍ NGHIỆP NĂM 1962
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Kính gửi
|
- Các Bộ, các cơ quan ngang Bộ
-
Các Ủy ban hành chính khu, thành phố, tỉnh
|
Mấy năm qua, việc thi hành chế độ
quỹ xí nghiệp đã có nhiều tác dụng: khuyến khích các xí nghiệp, công trường ra
sức đẩy mạnh sản xuất, cải tiến quản lý, hoàn thành vượt mức và toàn diện kế hoạch
Nhà nước; cổ vũ nhiệt tình lao động của công nhân, cán bộ; góp phần củng cố và
nâng cao chất lượng hạch toán kinh tế.
Tuy nhiên, tác dụng ấy còn bị hạn
chế. Một mặt vì trong điều kiện quản lý kinh tế và kế hoạch của ta còn thấp thì
đánh giá việc hoàn thành hay không hoàn thành kế hoạch đối với mỗi xí nghiệp để
quyết định cho trích hay không cho trích quỹ xí nghiệp còn phụ thuộc vào nhiều
yếu tố khách quan mà các Hội đồng xét duyệt quỹ xí nghiệp chưa có điều kiện cân
nhắc chính xác; mặt khác; còn do các Hội đồng xét quyệt quỹ xí nghiệp chưa quán
triệt đầy đủ mục đích, ý nghĩa của chế độ quỹ xí nghiệp, thường có khuynh hướng
châm chước quá đáng trong khi xét duyệt.
Nhằm khắc phục các khó khăn, thiếu
sót nói trên, phát huy hơn nữa tác dụng của chế độ quỹ xí nghiệp, để việc xét
duyệt quỹ xí nghiệp năm 1962 được nghiêm túc và chặt chẽ, chỉ thị này nói rõ
thêm một số điểm như sau:
I. CÁC ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC TRÍCH LẬP
QUỸ XÍ NGHIỆP
Các điều kiện đó đã được quy định
trong thể lệ số 133-TTg ngày 04-04-1957 và các thông tư số 434-TTg ngày
05-12-1959, số 25-TTg ngày 18-01-1961, số 34-TTg ngày 14-03-1962 của Thủ tướng
Chính phủ. Các điều kiện đó là: xí nghiệp đã bước đầu thực hiện chế độ hạch
toán kinh tế, hoàn thành kế hoạch sản xuất, kế hoạch lợi nhuận và kế hoạch nộp
lợi nhuận (do hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch sản lượng, năng suất lao động,
giá thành sản phẩm hoặc phí lưu thông), không phạm phải những khuyết điểm
nghiêm trọng.
Đó là những điều kiện tối thiểu
không được hạ thấp bất kỳ điều kiện nào; trường hợp đặc biệt xét cần châm chước
phải được sự thỏa thuận của Bộ Tài chính (nếu là xí nghiệp trung ương) hoặc Ủy
ban hành chính khu, thành phố, tỉnh (nếu là xí nghiệp địa phương).
Để việc vận dụng các điều kiện
xét duyệt quỹ xí nghiệp được thống nhất, các ngành, các cấp cần dựa vào những
điểm cụ thể sau đây:
1. Phải căn cứ vào kế hoạch
được Nhà nước chính thức công nhận để xét duyệt quĩ xí nghiệp. Trường hợp có điều
chỉnh kế hoạch thì căn cứ vào kế hoạch được chính thức điều chỉnh vào dịp Nhà
nước điều chỉnh kế hoạch chung; trường hợp cá biệt phải điều chỉnh kế hoạch nhiều
lần thì căn cứ vào kế hoạch điều chỉnh cuối cùng được Nhà nước công nhận.
2. Chỉ được công nhận
hoàn thành kế hoạch sản lượng (hoặc kế hoạch doanh số mua vào và bán ra, kế hoạch
khối lượng phục vụ v.v…), kế hoạch giá thành, kế hoạch phí lưu thông, v.v… nếu
xí nghiệp đồng thời cũng hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu của
Nhà nước. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật này do các Bộ, các cơ quan ngang Bộ,
các Ủy ban hành chính khu, thành phố, tỉnh quy định cụ thể cho từng loại xí
nghiệp.
Chỉ được công nhận hoàn thành kế
hoạch lợi nhuận và kế hoạch nộp lợi nhuận nếu xí nghiệp đồng thời cũng hoàn
thành các nhiệm vụ nộp thuế, nộp khấu hao cơ bản, nộp tiền biến gia tài sản cố
định, hoàn vốn lưu động thừa và các khoản phải nộp khác cho Nhà nước đúng hạn,
đúng chính sách, đúng chế độ.
3. Chỉ được công nhận
hoàn thành vượt mức kế hoạch, nếu xí nghiệp hoàn thành vượt mức kế hoạch sản lượng,
đồng thời cùng hoàn thành hay hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thuộc về chất lượng
(giá thành, năng suất lao động, v.v…).
Chỉ được công nhận hoàn thành vượt
mức kế hoạch sản lượng nếu chất lượng mặt hàng tốt, sản phẩm tiêu thụ được, và
nếu các định mức về sản phẩm tiêu thụ được, và nếu các định mức về sản phẩm dở
dang, về bán thành phẩm tự chế, không vượt quá tỷ lệ tăng của sản lượng mà
không có lý do chính đáng; ngoài ra, đối với những vật tư kỹ thuật do Nhà nước
thống nhất quản lý và phân phối theo kế hoạch thì phải được Ủy ban Kế hoạch Nhà
nước thỏa thuận mới được công nhận hoàn thành vượt mức kế hoạch sản lượng.
4. Không phạm phải những
khuyết điểm nghiêm trọng, nghĩa là:
- Không vi phạm các chính sách
chung và các chính sách quản lý kinh tế tài chính của Nhà nước mà bị cấp trên
hoặc cơ quan có thẩm quyền phê bình, cảnh cáo;
- Chấp hành nghiêm chỉnh hợp đồng
kinh tế, không gây thiệt hại và ảnh hưởng xấu tới hoạt động của các xí nghiệp
khác đến mức độ bị khiếu nại lên Hội đồng trọng tài và phải bồi thường.
- Không xảy ra lãng phí và tham
ô nghiêm trọng;
- Không xảy ra tai nạn lao động
nghiêm trọng.
II. MỨC KHỐNG CHẾ QUỸ XÍ NGHIỆP
Tổng mức tiền lương dùng làm căn
cứ khống chế mức quỹ xí nghiệp được trích (mức tối đa cũng như tối thiểu) là tổng
mức tiền lương kế hoạch chứ không phải là tổng mức tiền lương thực tế. Trường hợp
có điều chỉnh kế hoạch sản xuất thì đồng thời cũng phải điều chỉnh kế hoạch tiền
lương và căn cứ vào kế hoạch tiền lương điều chỉnh được Nhà nước công nhận để
tính.
III. THỦ TỤC XÉT DUYỆT QUỸ XÍ
NGHIỆP
Phải tôn trọng sự hướng dẫn
trong thông tư số 34-TTg ngày 14 tháng 03 năm 1962 của Thủ tướng Chính phủ.
Hội đồng xét duyệt quỹ xí nghiệp
chỉ được xét duyệt cho những xí nghiệp đã có đủ báo cáo quyết toán năm chính thức
và đúng thời hạn; trường hợp quyết toán chậm, có lý do chính đáng, phải được sự
đồng ý gia hạn (chỉ một lần) của Bộ Tài chính (nếu là xí nghiệp Trung ương) hoặc
của cơ quan Tài chính địa phương (nếu là xí nghiệp địa phương).
Khi xét duyệt quỹ xí nghiệp, phải
có Giám đốc xí nghiệp và Hội đồng xét duyệt quỹ xí nghiệp; phải tổ chức phân
tích hoạt động kinh tế của xí nghiệp; phải phân tích các nhân tố khách quan và
chủ quan đã ảnh hưởng đến mức độ và chất lượng hoàn thành kế hoạch; trên cơ sở ấy
mà quyết định việc trích quỹ xí nghiệp cho hợp lý.
IV. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁC
1. Đối với các đơn
vị hạch toán kinh tế toàn ngành, khi xét duyệt quỹ xí nghiệp, phải căn cứ đầy đủ
các mặt kế hoạch chủ yếu của ngành; đồng thời, khi xét phân phối quỹ xí nghiệp
cho mỗi xí nghiệp, phải theo chế độ chung của Nhà nước; tránh phân phối bình
quân.
2. Đối với các xí nghiệp
đã thi hành chế độ thu quốc doanh thì phải tính lại số lợi nhuận (coi như chưa
thu quốc doanh) để có căn cứ xét duyệt quỹ xí nghiệp.
3. Đối với các xí nghiệp
công tư hợp doanh thì áp dụng chế độ quỹ xí nghiệp như các xí nghiệp quốc doanh
(kể cả số tức trả cho nhà tư sản).
4. Đối với những xí nghiệp
mà trong năm 1961 đã nhận quỹ xí nghiệp cao hơn chế độ và chính sách của Nhà nước
thì phải trừ vào quỹ xí nghiệp năm 1962; trường hợp cần chiếu cố thì cơ quan chủ
quản xí nghiệp bàn với Bộ Tài chính (nếu là xí nghiệp trung ương) hoặc Ủy ban
hành chính khu, thành phố, tỉnh (nếu là xí nghiệp địa phương).
Do công tác kế hoạch hóa của mỗi
ngành có những đặc điểm nhất định, Thủ tướng Chính phủ giao cho các Bộ, các cơ
quan ngang Bộ, sau khi bàn bạc với Bộ Tài chính và Ủy ban Kế hoạch Nhà nước,
ban hành các thông tư giải thích thêm.
Bộ Tài chính (và các cơ quan Tài
chính địa phương) có nhiệm vụ theo dõi và góp ý kiến với các ngành trong việc
xét duyệt quỹ xí nghiệp.
|
K.T.THỦ TƯỚNG
CHÍNH PHỦ
PHÓ THỦ TƯỚNG
Phạm Hùng
|