UỶ BAN NHÂN
DÂN
TỈNH NGHỆ AN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 04/CT-UBND
|
Nghệ An, ngày
01 tháng 02 năm 2013
|
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC KIỂM TRA, XỬ LÝ CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT GẠCH NGÓI ĐẤT SÉT NUNG THỦ
CÔNG VÀ TĂNG CƯỜNG SẢN XUẤT, SỬ DỤNG VẬT LIỆU XÂY KHÔNG NUNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Theo số liệu Sở Xây dựng thống kê báo
cáo, hiện nay trên địa bàn tỉnh còn 247 lò nung gạch thủ công, phân bố rải rác ở
nhiều địa phương, làm ô nhiễm môi trường, mất đất canh tác, gây thiệt hại về rừng
và thảm thực vật... Trong khi đó, việc sản xuất vật liệu xây không nung phát
triển chậm chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có tại địa phương, việc đưa vật liệu
xây không nung vào sử dụng gặp nhiều khó khăn.
Để thực hiện nghiêm các quy định của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng và của tỉnh trong việc xóa bỏ lò
nung gạch thủ công, hạn chế sử dụng gạch ngói đất sét nung và tăng cường sản xuất,
sử dụng vật liệu xây không nung, UBND tỉnh chỉ thị:
1. Sở Xây dựng
a) Chịu trách nhiệm toàn diện trong
việc tham mưu, tổ chức thực hiện nghiêm túc, kịp thời các chủ trương, chính
sách, quy định của Trung ương, của tỉnh về xóa bỏ lò nung thủ công, hạn chế sử
dụng gạch ngói đất sét nung và tăng cường sản xuất, sử dụng vật liệu xây không
nung, gồm: Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ về
Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020; Chỉ thị số
10/CT-TTg ngày 16/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường sử dụng vật
liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung; Thông tư
09/2012/TT-BXD ngày 28/11/2012 của Bộ Xây dựng Quy định sử dụng vật liệu xây
không nung trong các công trình xây dựng; Các quyết định của UBND tỉnh: số
2743/QĐ-UBND ngày 24/6/2010 về việc phê duyệt đề án bổ sung quy hoạch phát triển
vật liệu xây dựng tỉnh Nghệ An đến năm 2020, số 4325/QÐ.UBND-XD ngày 31/10/2012
về việc phê duyệt Đề án phát triển gạch xây không nung trên địa bàn tỉnh Nghệ
An đến năm 2020 và các văn bản hiện hành liên quan.
b) Phối hợp UBND các huyện, thành phố,
thị xã, các cơ quan chức năng liên quan để tăng cường công tác tuyên truyền, phổ
biến, hướng dẫn thực hiện các chủ trương, chính sách, quy định của Trung ương,
của tỉnh về xóa bỏ lò nung gạch thủ công, hạn chế sử dụng gạch ngói đất sét
nung và khuyến khích sản xuất, sử dụng vật liệu xây không nung trên địa bàn tỉnh.
c) Hướng dẫn, chỉ đạo UBND cấp huyện
rà soát, xác định lộ trình, kế hoạch xóa bỏ lò nung gạch thủ công cụ thể cho từng
huyện và tổ chức thẩm tra xem xét, có văn bản thỏa thuận trước khi UBND cấp huyện
phê duyệt, yêu cầu hoàn thành trước 30/6/2013; Tổng hợp trên địa bàn toàn tỉnh,
báo cáo UBND tỉnh đúng quy định.
Yêu cầu lộ trình, kế hoạch xóa bỏ lò
nung gạch thủ công của từng huyện, thành phố, thị xã phải phù hợp với các quyết
định của UBND tỉnh: số 2743/QĐ- UBND ngày 24/6/2010, số 4325/QÐ.UBND-XD ngày
31/10/2012 và quy định hiện hành liên quan của Trung ương, địa phương.
d) Chủ trì, phối hợp cơ quan liên
quan nghiên cứu sự tồn tại của làng nghề sản xuất ngói Cừa tại Tân Kỳ và các cơ
sở tương tự; báo cáo, tham mưu trình UBND tỉnh xem xét quyết định; hoàn thành
trước ngày 31/3/2013.
đ) Rà soát, tham mưu hoàn thiện các
cơ sở pháp lý, hướng dẫn thực hiện và tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng
vật liệu xây không nung:
- Hoàn thiện hệ thống các quy chuẩn,
tiêu chuẩn, quy phạm, định mức kinh tế kỹ thuật... trong sản xuất, thiết kế,
thi công công trình sử dụng vật liệu xây không nung;
- Bổ sung vào bản công bố giá vật liệu
xây dựng trên địa bàn tỉnh giá các loại vật liệu xây không nung...
e) Tăng cường kiểm tra, thanh tra
chuyên ngành đối với việc hạn chế sử dụng vật liệu đất sét nung và tăng cường sử
dụng vật liệu xây không nung (kể từ khâu lập dự án, thiết kế đến thi công, nghiệm
thu công trình); kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm.
g) Định kỳ hàng quý báo cáo UBND tỉnh
tình hình sản xuất gạch ngói đất sét nung (trong đó báo cáo rõ kết quả xóa bỏ
lò nung gạch thủ công) và sản xuất, sử dụng vật liệu xây không nung; tổng hợp,
tham mưu xử lý các vướng mắc nếu có.
2. Sở Tài nguyên
và Môi trường
a) Tăng cường kiểm tra, phối hợp với
các cấp, các ngành chức năng để kịp thời phát hiện và xử lý kiên quyết, triệt để
việc khai thác bất hợp pháp đất sét để làm gạch, ngói; đặc biệt là các cơ sở sản
xuất gạch bằng lò thủ công.
b) Kiểm tra, xử lý các hành vi gây ô
nhiễm môi trường hoặc các quy định về bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất
gạch, ngói; lưu ý đặc biệt đến các lò gạch gần hoặc trong khu vực đô thị, khu
dân cư, khu vực tĩnh không sân bay...
c) Hướng dẫn các địa phương không bố
trí quỹ đất để sản xuất gạch, ngói nung bằng lò thủ công.
3. Sở khoa học và
công nghệ
a) Tổ chức nghiên cứu khoa học và
phát triển công nghệ, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực sản xuất vật liệu
xây không nung; Ưu tiên xét chọn, đưa vào danh mục các đề tài, dự án khoa học cấp
tỉnh về sản xuất vật liệu xây không nung từ nguyên liệu địa phương, sản xuất gạch
ngói bằng công nghệ sạch, thân thiện môi trường.
b) Ưu tiên sử dụng kinh phí sự nghiệp
khoa học để hỗ trợ các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học nghiên cứu đầu tư, đổi
mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất vật liệu xây
không nung; không sử dụng kinh phí sự nghiệp khoa học để hỗ trợ các đơn vị sản
xuất gạch ngói đất sét nung.
c) Hướng dẫn việc thực hiện công bố
tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa theo quy định đối với các sản phẩm vật liệu xây
không nung.
4. Sở Công Thương
a) Tuyên truyền và phổ biến các chính
sách ưu đãi khi chuyển đổi công nghệ sản xuất tiên tiến cho các cơ sở sản xuất
gạch ngói đất sét nung, trước mắt là các cơ sở sử dụng lò nung thủ công.
b) Ưu tiên sử dụng một phần kinh phí
khuyến công của tỉnh để hỗ trợ cho các đơn vị sản xuất vật liệu xây dựng đầu tư
công nghệ, thiết bị tiên tiến, khuyến khích phát triển các nhà máy vật liệu xây
không nung từ nguyên liệu địa phương đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng, môi
trường, tiết kiệm năng lượng.
c) Đề xuất Bộ Công Thương hỗ trợ từ
nguồn kinh phí khuyến công quốc gia cho việc xóa bỏ lò nung gạch thủ công, phát
triển vật liệu xây không nung. Hỗ trợ xây dựng, đăng ký thương hiệu và xúc tiến
thương mại đối với sản phẩm vật liệu xây không nung.
5. Sở Tài chính
a) Phối hợp với Sở Xây dựng thẩm định,
công bố giá các loại vật liệu xây không nung trên địa bàn tỉnh.
b) Không phê duyệt, không tham mưu
phê duyệt quyết toán giá trị khối lượng công trình sử dụng gạch ngói đất sét
nung không đúng quy định.
6. Sở Kế hoạch và
Đầu tư
a) Tham mưu UBND tỉnh thực hiện các
chế độ ưu đãi đầu tư, khuyến khích, kêu gọi đầu tư các dự án sản xuất vật liệu xây
không nung trên địa bàn tỉnh.
b) Từ nay về sau chỉ trình UBND tỉnh
cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án sản xuất gạch ngói nung có nguồn
nguyên liệu đất sét hợp pháp, có công nghệ sử dụng tiết kiệm tài nguyên, tiết
kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, tận dụng được phế thải công nghiệp, phù hợp
với quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng đã được phê duyệt, được các ngành chức
năng liên quan phối hợp thẩm định, xác nhận bằng văn bản.
c) Quá trình thẩm định các dự án sử dụng
vốn ngân sách phải yêu cầu chủ đầu tư, nhà tư vấn sử dụng vật liệu xây không
nung theo quy định; không được trình UBND tỉnh phê duyệt các dự án sử dụng vật
liệu đất sét nung trái quy định.
7. Ủy ban nhân
dân các huyện, thành phố, thị xã
a) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ
biến trên địa bàn về chủ trương, chính sách của Nhà nước về xóa bỏ lò nung gạch
thủ công, các quy định bắt buộc sử dụng vật liệu xây không nung trong các công
trình xây dựng.
b) Rà soát, thống kê tình hình sản xuất
gạch ngói đất sét nung trên địa bàn; Xác định lộ trình, kế hoạch cụ thể xóa bỏ
lò gạch thủ công (cho từng cơ sở) theo hướng dẫn của Sở Xây dựng, lấy ý kiến thỏa
thuận của Sở Xây dựng trước khi phê duyệt; chịu trách nhiệm kiểm tra, chỉ đạo,
thực hiện việc xóa bỏ lò gạch thủ công trên địa bàn theo đúng lộ trình, kế hoạch
đã xác định.
c) Tăng cường công tác kiểm tra, quản
lý xây dựng trên địa bàn; kịp thời phát hiện, xử lý đình chỉ ngay các lò gạch
thủ công xây mới; Kiểm tra, xử lý hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý đối
với việc khai thác đất sét làm gạch bất hợp pháp trên địa bàn theo đúng quy định.
d) Phối hợp với Sở Xây dựng và cơ
quan liên quan nghiên cứu đề xuất, tham mưu chính sách liên quan đến việc chuyển
đổi từ sản xuất gạch đất sét nung sang vật liệu xây không nung; chuyển đổi nghề
nghiệp, việc làm cho các chủ cơ sở và người lao động trong các cơ sở sản xuất gạch
đất sét nung thủ công. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư sản xuất vật liệu
xây không nung trên địa bàn.
đ) Kể từ ngày Chỉ thị có hiệu lực,
không gia hạn việc tận dụng đất sét trong cải tạo đồng ruộng để sản xuất gạch,
ngói nung bằng lò thủ công và đến ngày 31/12/2013 phải chấm dứt việc tận dụng
này trong sản xuất gạch ngói đất sét nung thủ công. Nghiêm cấm sử dụng đất nông
nghiệp để sản xuất gạch, ngói đất sét nung nếu chưa được sự thẩm định, cho phép
của UBND tỉnh.
e) Phối hợp chặt chẽ với Sở Xây dựng
và các Sở, ngành liên quan trong công tác lập và quản lý quy hoạch phát triển vật
liệu xây dựng và sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng
theo đúng quy định.
Dự kiến quy hoạch vùng nguyên liệu,
vùng sản xuất vật liệu xây dựng, trong đó có vật liệu xây không nung thay thế gạch
đất sét nung.
g) Báo cáo định kỳ hàng quý về tình
hình sản xuất vật liệu xây dựng và thực hiện quy hoạch vật liệu xây dựng trên địa
bàn (trong đó có tình hình, kết quả xóa bỏ lò nung gạch thủ công, việc sản xuất,
sử dụng vật liệu xây không nung trên địa bàn).
h) Ban hành văn bản chỉ đạo UBND cấp
xã một cách cụ thể, chặt chẽ, sát sao về xóa bỏ lò nung gạch thủ công, phát triển
sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung theo đúng tinh thần Chỉ thị này và
các quy định khác của tỉnh, của Trung ương.
8. Công an tỉnh,
Sở Thông tin và Truyền thông và các Sở, ngành liên quan theo chức năng nhiệm vụ
để thực hiện các nội dung sau
a) Tăng cường công tác tuyên truyền
chủ trương, chính sách của Trung ương, của tỉnh về việc xóa bỏ lò nung gạch thủ
công, lộ trình, kế hoạch xóa bỏ; hạn chế sử dụng gạch ngói đất sét nung và tăng
cường sản xuất, sử dụng vật liệu xây không nung.
b) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm
tra chuyên ngành liên quan đến việc sản xuất, sử dụng gạch ngói đất sét nung, đặc
biệt là lò nung thủ công, các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, khai thác đất trái
quy định... tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất, sử dụng vật liệu xây
không nung.
c) Thực hiện nghiêm các quy định của
Trung ương, của tỉnh về việc hạn chế sử dụng gạch ngói đất sét nung và sử dụng
vật liệu xây không nung trong các công trình, dự án được cấp có thẩm quyền giao
làm chủ đầu tư.
9. Các tổ chức,
cá nhân sản xuất gạch nung và không nung trong tỉnh
a) Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định
của pháp luật trong đầu tư sản xuất gạch đất sét nung và vật liệu xây không
nung, đảm bảo phù hợp quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng do Trung ương và tỉnh
ban hành.
b) Chủ động, tích cực thực hiện chủ
trương của Chính phủ theo Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến
năm 2020, có giải pháp chuyển đổi dần công nghệ sản xuất từ gạch đất sét nung
sang gạch không nung.
c) Tăng cường quản lý sản xuất, đầu
tư công nghệ, hợp tác với các doanh nghiệp khác, các cơ sở khoa học để sản xuất
ra sản phẩm có chất lượng tốt, giá thành hạ, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, đáp ứng
nhu cầu thị trường, góp phần thay thế và loại bỏ dần các loại gạch thủ công
trên địa bàn tỉnh.
d) Thực hiện việc công bố tiêu chuẩn
chất lượng sản phẩm, chủ động quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên thị trường
trong và ngoài tỉnh.
Giao Sở Xây dựng theo dõi, đôn đốc việc
tổ chức, thực hiện Chỉ thị này, định kỳ tổng hợp báo cáo UBND tỉnh về tình hình
và kết quả thực hiện./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Huỳnh Thanh Điền
|