Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Báo cáo 2992/BC-BNN-KTHT sơ kết 3 năm thực hiện Luật Hợp tác xã giải pháp phát triển kinh tế hợp tác 2016

Số hiệu: 2992/BC-BNN-KTHT Loại văn bản: Báo cáo
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Trần Thanh Nam
Ngày ban hành: 14/04/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2992/BC-BNN-KTHT

Hà Nội, ngày 14 tháng 4 năm 2016

 

BÁO CÁO

SƠ KẾT 03 NĂM THỰC HIỆN LUẬT HỢP TÁC XÃ VÀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỢP TÁC NĂM 2016 TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP

Thực hiện Luật Hợp tác xã số 23/2012/QH13 ngày 20/11/2012; Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24 tháng 07 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai thi hành Luật Hợp tác xã, Bộ Nông nghiệp và PTNT báo cáo kết quả 03 năm triển khai thực hiện Luật Hợp tác xã và nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế hợp tác năm 2016 trong lĩnh vực nông nghiệp như sau:

I. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÁC HỢP TÁC XÃ, TỔ HỢP TÁC NÔNG NGHIỆP KỂ TỪ SAU KHI CÓ LUẬT HỢP TÁC XÃ

1. Tình hình phát triển của các hợp tác xã nông nghiệp thời gian qua

Đến hết năm 2015 trong lĩnh vực nông nghiệp có 19 liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp (trong đó 03 liên hiệp hợp tác xã trồng trọt, 01 liên hiệp hợp tác xã chăn nuôi, 01 liên hiệp hợp tác xã thủy lợi và nước sinh hoạt, 03 liên hiệp hợp tác xã nuôi và khai thác thủy sản, 11 liên hiệp hợp tác xã dịch vụ tổng hợp), có 10.902 hợp tác xã nông nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực: Trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, thủy lợi, lâm nghiệp, diêm nghiệp và các dịch vụ phục vụ nông nghiệp (sau đây gọi tắt là hợp tác xã nông nghiệp) chiếm 55,5% tổng số hợp tác xã trong cả nước. Đa số các hợp tác xã nông nghiệp là các hợp tác xã kinh doanh tổng hợp (khoảng 8.036 hợp tác xã, chiếm 73,7%). Số lượng các hợp tác xã chuyên ngành không nhiều (khoảng 2.866 hợp tác xã, chiếm 26,3%), trong đó có: 1.242 hợp tác xã trồng trọt, 362 hợp tác xã chăn nuôi, 457 hợp tác xã thủy lợi và nước sinh hoạt, 151 hợp tác xã lâm nghiệp, 601 hợp tác xã thủy sản, 53 hợp tác xã diêm nghiệp. Các hợp tác xã nông nghiệp nhiều nhất là ở vùng Đồng bng Sông Hồng (33,5%), Bắc Trung bộ (19,7%), Đông Bắc bộ (16,9%), Đồng bằng Sông Cửu Long (11,2%). Hiện nay trên phạm vi cả nước tuy số lượng hợp tác xã nông nghiệp thành lập mới mỗi năm khá cao khoảng 800 hợp tác xã/năm, song do số lượng hợp tác xã nông nghiệp giải thvì hoạt động kém hiệu quả cũng rất lớn khong 550 hợp tác xã/năm nên về tổng số hợp tác xã nông nghiệp tăng trung bình chỉ khoảng 250 hợp tác xã/năm, không tăng nhiu hơn so với trước khi Luật Hợp tác xã năm 2012 ra đời.

Về thành viên và hoạt động của hợp tác xã: Hiện nay cả nước có hơn 7,3 triệu thành viên hợp tác xã, trong đó có khoảng gần 6,7 triệu hộ gia đình, cá nhân là thành viên hợp tác xã nông nghiệp, đạt tỷ lệ khoảng 45% trên tổng số hộ nông nghiệp, nông thôn, trung bình là 615 thành viên/hợp tác xã. Giá trị sản xuất, kinh doanh khoảng 1,0 tỷ đồng/HTX. Lợi nhuận bình quân khoảng 200 triệu đồng/hợp tác xã/năm; thu nhập bình quân của các thành viên và người lao động ước đạt trên dưới 1,0 triệu đồng/người/tháng. Đa số các hợp tác xã nông nghiệp hiện nay thực hiện các dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt ở nông thôn (thấp nhất là 3 và nhiều nhất là 16 dịch vụ), bao gồm: Cung ứng các dịch vụ đầu vào (ging, vật tư, phân bón, tưới tiêu ...), bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; quản lý và khai thác cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, thực hiện liên kết với các doanh nghiệp để đầu tư sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản. Một số hợp tác xã nông nghiệp có sự đi mới về phương thức hoạt động, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện liên kết với các doanh nghiệp, do đó đã nâng cao được hiệu quả hoạt động của hợp tác xã, thu nhập của các thành viên và khng định được vai trò kinh tế hợp tác cho các hộ gia đình thành viên.

Về tình hình vốn, quỹ của các hợp tác xã: Nhìn chung các hợp tác xã nông nghiệp đều thiếu vốn để sản xuất, kinh doanh. Mức vốn trung bình của các hợp tác xã đều rất thấp và chủ yếu là vốn tài sản cố định đã sử dụng lâu năm như nhà xưởng, mương máng, trạm bơm, máy móc và thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp khác nhưng cũng đã xuống cấp, lạc hậu. Các hợp tác xã nông nghiệp thường rất khó tiếp cận được với nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng do không có tài sản thế chấp, hoạt động sản xuất kinh doanh rủi ro cao, sổ sách kế toán chưa minh bạch và chưa xây dựng được các phương án kinh doanh khả thi.

2. Kết quả đăng ký và tổ chức lại hoạt động theo Luật Hợp tác xã

Từ khi Luật Hợp tác xã có hiệu lực (01/7/2013) đến nay đã có:

- 04/19 liên hiệp hợp tác xã hoạt động theo Luật Hợp tác xã (trong đó có 03 liên hiệp hợp tác xã thành lập mới), còn 15 liên hiệp hợp tác xã chưa tổ chức lại hoạt động theo Luật.

- 2.056 hợp tác xã cũ đăng ký lại hoạt động (chiếm 18,87% số hợp tác xã).

- 1.145 hợp tác xã mới thành lập (chiếm 10,51% số hợp tác xã) nâng số hợp tác xã đăng ký lại hoạt động theo Luật Hợp tác xã 2012 chiếm 29,38% tổng số hợp tác xã nông nghiệp.

- 480 hợp tác xã hoạt động không hiệu quả phải giải thể, sáp nhập (trong đó 400 hợp tác xã giải thể, 62 hợp tác xã sáp nhập, hợp nhất, 18 hợp tác xã chuyển loại hình kinh doanh khác). Tuy nhiên vẫn còn 950 hợp tác xã hoạt động không hiệu quả phải ngừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng vẫn chưa được giải thể (chiếm 8,7% shợp tác xã nông nghiệp).

3. Những hạn chế chính và nguyên nhân

a) Những hạn chế chính của các hợp tác xã hiện nay

- Về tổ chức lại hợp tác xã hoạt động theo Luật còn chậm: Đến hết năm 2015 mới có khoảng 29,38% hợp tác xã nông nghiệp hoạt động theo Luật Hợp tác(trong đó hợp tác xã cũ đã đăng ký lại hoạt động theo Luật chiếm 18,87%); phần lớn các hợp tác xã đăng ký lại hoạt động còn mang tính hình thức. Do đó phần lớn các hợp tác xã nông nghiệp hiện nay về phương thức hoạt động vẫn chưa có sự thay đổi, tư duy hoạt động còn nặng về hành chính, bao cấp theo phương thức hợp tác xã kiểu cũ.

- Đa số các hợp tác xã nông nghiệp hiện nay mới chỉ tập trung hoạt động đối với các dịch vụ đầu vào cho sản xuất nông nghiệp như: Cung ứng giống, vật tư, phân bón, bảo vệ thực vật, thủy lợi nội đồng...; còn các dịch vụ rất quan trọng như: bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm chưa được quan tâm, nên số hợp tác xã thực hiện việc bao tiêu nông sản cho nông dân ít, hiện mới chỉ có khoảng 10% số hợp tác xã thực hiện việc bao tiêu một phần nông sản cho nông dân. Từ đó chưa hỗ trợ cho việc gia tăng sản lượng và giá trị của sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó có một số hợp tác xã được hình thành không đúng bản chất của hợp tác xã theo Luật quy định, chủ yếu là để hưởng các chính sách hỗ trợ của nhà nước.

- Nhiều hợp tác xã nông nghiệp còn lúng túng trong định hướng hoạt động và đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, chưa có sản phẩm dịch vụ tốt để đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hóa; thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa hợp tác xã với thành viên; vốn ít, doanh thu thấp nên hiệu quả hoạt động chưa cao, một số hoạt động hình thức. Nếu xem xét trên góc độ về khả năng tái mở rộng các hoạt động dịch vụ sản xuất và lợi ích mà hợp tác xã mang lại cho thành viên thì hiện mới chỉ có khoảng trên 10% hợp tác xã nông nghiệp hoạt động đạt hiệu quả cao; khoảng 80% hoạt động trung bình và yếu; 8,7% hợp tác xã hoạt động kém hoặc ngừng hoạt động (đến nay còn 950 hợp tác xã). Do hiệu quả hoạt động hạn chế, lợi ích mang lại cho thành viên chưa cao nên người nông dân chưa hăng hái tham gia, gắn bó với hợp tác xã, chưa coi hợp tác xã là “nhà của mình”.

- Hiện nay nhu cầu liên kết là rất lớn, tuy nhiên số các hợp tác xã thực hiện liên kết được với doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm còn ít. Người nông dân đa số vẫn phải “tự làm, tự bán ” là chính, dẫn đến rủi ro nhiều trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và thu nhập của người dân. Trong những lĩnh vực sản xuất hàng hóa phát triển như lúa gạo ở Đồng bằng Sông Cửu Long, bò sữa, mía đường, cà phê, hồ tiêu cũng chỉ có khoảng 10-15% số lượng nông sản được tiêu thụ thông qua các tổ hợp tác và hợp tác xã.

b) Nguyên nhân của những khó khăn

- Có sự lúng túng trong nhận thức của cán bộ và người dân về mô hình hoạt động của hợp tác xã và vai trò của hợp tác xã nông nghiệp, nhất là ở Miền Bắc nơi đang tồn tại các hợp tác xã cũ. Các quy định về tổ chức hoạt động, tài sản và sở hữu đối với tài sản của hợp tác xã và của từng thành viên, các chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã và đặc biệt là trách nhiệm quản lý nhà nước của các bộ, ngành đối với hợp tác xã nông nghiệp còn chung chung gây tâm lý e ngại cho người dân khi tham gia hợp tác xã.

- Tình hình vốn, quỹ của các hợp tác xã nông nghiệp còn khó khăn: Mức vốn bình quân của các hợp tác xã nông nghiệp thấp và chủ yếu là vốn tài sản cố định đã sử dụng lâu năm, nhà xưởng và thiết bị xuống cấp, lạc hậu. Đa số các hợp tác xã nông nghiệp thiếu vốn để sản xuất, kinh doanh; các hợp tác xã nông nghiệp rất khó tiếp cận được với nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng, trong khi đó việc huy động vốn từ thành viên khó khăn ảnh hưởng đến năng lực sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của hợp tác xã. Nhiều hợp tác xã thiếu chủ động, trông đợi vào sự hỗ trợ của nhà nước.

- Chất lượng nguồn nhân lực của các hợp tác xã nông nghiệp thp. Hiện nay đa số cán bộ chủ chốt hợp tác xã nông nghiệp hiện có trình độ chuyên môn nghiệp vụ hạn chế, ít được đào tạo. Tư duy phát triển sản xuất kinh doanh chưa theo kịp với sự phát triển của cơ chế thị trường, thiếu tính nhạy bén và năng động trong tổ chức điều hành sản xuất kinh doanh.

II. CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO

1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo hiện Luật Hợp tác xã số 23/2012/QH13

a) Đối với Bộ Nông nghiệp và PTNT

- Sau khi Luật Hợp tác xã số 23/2012/QH13 có hiệu lực, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành:

+ Quyết định số 710/QĐ-BNN-KTHT ngày 10/4/2014 về Kế hoạch Đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp.

+ Quyết định số 1443/QĐ-BNN-KTHT ngày 27/6/2014 về Chương trình hành động của Bộ Nông nghiệp và PTNT thực hiện Quyết định số 710/QĐ-BNN-KTHT.

+ Công văn số 2082/BNN-KTHT ngày 27/6/2014 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai Quyết định số 710/QĐ-BNN-KTHT.

+ Xây dựng Kế hoạch triển khai, thực hiện Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai thi hành Luật Hợp tác xã (kèm theo Quyết định số 3418/QĐ-BNN-KTHT ngày 26/8/2015).

+ Quyết định số 4523/QĐ-BNN-KTHT thành lập Ban soạn thảo và Tổ biên tập và chỉ đạo xây dựng Nghị định của Chính phủ về Hợp tác xã nông nghiệp.

+ Xây dựng Thông tư hướng dẫn điều kiện, tiêu chí thực hiện Quyết định số 2261/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2016-2020.

- Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch số 14/TTLT-BNNPTNT-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.

- Trên cơ sở số liệu báo cáo của các địa phương, nhận thấy tiến độ tổ chức lại hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp chậm (dưới 10%) nên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn số 4671/BNN-KTHT ngày 15/6/2015 gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc chỉ đạo các hợp tác xã nông nghiệp, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp tổ chức lại hoạt động theo Luật Hợp tác xã.

b) Đối với các địa phương:

Sau khi Luật Hợp tác xã năm 2012 và Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ được ban hành, tình hình triển khai Luật Hợp tác xã ở các địa phương như sau:

- 24/63 tỉnh, thành phố có văn bản chỉ đạo triển khai Luật Hợp tác xã.

- 38/63 tỉnh, thành phố có kế hoạch hoặc văn bản chỉ đạo hợp tác xã tổ chức lại hoạt động theo Luật Hợp tác xã số 23/2012/QH13.

- 25/63 tỉnh, thành phố có văn bản hướng dẫn chỉ đạo hợp tác xã tổ chức lại hoạt động theo Luật Hợp tác xã.

- Các địa phương sau khi Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Quyết định số 710/QĐ-BNN-KTHT và Quyết định s 4930/QĐ-BNN-KTHT đến nay đã có:

+ 30 tỉnh ban hành Kế hoạch, Đề án Đổi mới tổ chức sản xuất phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp (trong đó 07 tỉnh có Đề án, 23 tỉnh có Kế hoạch).

+ 13 tỉnh UBND tỉnh chỉ đạo không xây dựng Đề án mà lồng ghép với Đề án tái cơ cấu hoặc Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể.

+ 20 tỉnh đang triển khai, trong đó 10 tỉnh đang trình UBND phê duyệt, 06 tỉnh đang xây dựng dựng thảo, 04 tỉnh đang xây dựng đề cương.

2. Những kết quả đã đạt được trong quản lý nhà nước và hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp

a) Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

- Dự thảo Nghị định về Hợp tác xã nông nghiệp: Bộ đã trình Chính phủ xem xét và phê duyệt.

- Dự thảo Thông tư hướng dẫn Quyết định 2261/QĐ-TTg của Thủ tướng phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2016-2020 đã hoàn thành việc ý kiến các bộ, ngành, địa phương.

b) Tuyên truyền, tập huấn triển khai Luật Hợp tác

- Năm 2013 đã tổ chức 06 hội nghị tuyên truyền, phổ biến Luật Hợp tác năm 2012 cho cán bộ Chi cục PTNT các tỉnh, thành phố trên cả nước. Từ năm 2013 đến nay, thường xuyên tổ chức hội nghị, hội thảo tại 3 miền để cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Phát triển nông thôn và các HTX nông nghiệp các tỉnh có cơ hội trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm quản lý và hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp như: Hội nghị Đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp ngày 14/10/2014; Hội nghị tổng kết ngành kinh tế hợp tác ngày 12/3/2015, Hội nghị đối thoại chính sách về hợp tác xã nông nghiệp ngày 10/4/2015.

- Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng đã chủ động phối hợp với Trung ương MTTQVN; Ban Kinh tế Trung ương và Liên minh HTX Việt nam tổ chức thành công các Hội nghị sơ kết 03 năm thực hiện Kết luận 56-KL/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về Kinh tế tập thể.

- Cục Kinh tế hợp tác và PTNT đã phối hợp với các kênh truyền hình, báo đài như VTV, VTC, Truyền hình Quốc hội; VOV xây dựng chương trình truyền thông về kinh tế hợp tác. Đã có hàng chục lượt phóng viên của các báo, đài đã được tạo điều kiện để đi thực tiễn viết bài ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Năm 2015 đã có tổng cộng 54 bài viết và phóng sự tuyên truyền về kinh tế hợp tác và hợp tác xã, trong đó có nhiều bài được giải cao ở liên hoan báo chí trong nước.

c) Về xây dựng tài liệu hướng dẫn, tuyên truyền, tập huấn, đào tạo về kinh tế hợp tác: Cục Kinh tế hợp tác và PTNT đã chủ trì biên soạn và xuất bản 09 tài liệu hướng dẫn tuyên truyền về Luật hợp tác xã mới, cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã, các tài liệu hướng dẫn thành lập, tổ chức lại hoạt động sản xuất, kinh doanh trong hợp tác nông nghiệp nhm hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Điển hình là “Tài liệu hướng dẫn thành lập và tổ chức lại hoạt động theo Luật Hợp tác xã đối với hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp”; Sổ tay “Hỏi đáp về Luật hợp tác xã năm 2012”; Sổ tay “Thành viên hợp tác xã”; tờ rơi giới thiệu nội dung cơ bản của Luật Hợp tác xã năm 2012; Tài liệu hướng dẫn các hợp tác xã về lập kế hoạch trung hạn, cung ứng và tiêu thụ tập trung, tài liệu về tín dụng nội bộ.v.v...

d) Về việc xây dựng và phát triển các mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác kiểu mới trong nông nghiệp

Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn đã chủ trì và phối hợp với các Chi cục Phát triển nông thôn lựa chọn trên 200 hợp tác xã và tổ hợp tác tiêu biểu trong cả nước thành lập nên Diễn đàn nông dân hợp tác nhằm thúc đẩy phong trào hợp tác kiểu mới của nông dân làm kinh tế, phát triển các mô hình hợp tác, liên kết của nông dân trong sn xuất và kinh doanh nông nghiệp hiệu quả, bảo vệ quyền lợi của hộ nông dân; tăng cường sự trao đổi, phối hợp, chia sẻ và học hỏi giữa các đại diện hợp tác xã, tổ hợp tác, hội thành viên của Diễn đàn, xây dựng cơ chế, chính sách và các giải pháp thúc đẩy phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác trong nông nghiệp và nhằm hỗ trợ các cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam trong ban hành và thực thi các chính sách liên quan. Thời gian qua, tuy mới thành lập nhưng Diễn đàn đã tổ chức được 03 hội nghị triển khai hoạt động tại Hà Nội, Ninh Bình, Thành phố Hồ Chí Minh với các hoạt động thiết thực liên quan đến các hợp tác xã và tổ hợp tác; thiết lập trang thông tin điện tử của diễn đàn để các thành viên giao dịch, giới thiệu sản phẩm và trao đổi thông tin. Hiện nay Diễn đàn đang triển khai hỗ trợ một số hoạt động như: Xây dựng mô hình liên kết giữa các hợp tác sản xuất rau ở tỉnh Lâm Đồng và Thành phố Hồ Chí Minh theo tiêu chuẩn Viet Gap nhằm giới thiệu và cung cấp sản phẩm cho thị trường Thành phố Hồ Chí Minh; mô hình thí điểm về hợp tác tín dụng nội bộ giữa các hợp tác xã nông nghiệp để khắc phục hạn chế và khó khăn về tiếp cận vốn vay thông qua việc tìm kiếm nguồn vốn hỗ trợ và sử dụng vốn huy động của chính các hợp tác xã nông nghiệp tham gia để thử nghiệm cơ chế cho vay theo phương án kinh doanh không cần tài sản bảo đảm; xây dựng liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp sản xuất lúa giống tại tỉnh Bình Định; xây dựng liên hiệp hợp tác xã chăn nuôi ở Đồng Nai v.v...

đ) Về công tác đào tạo, tập huấn

Ngoài việc xây dựng “Chương trình khung đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý hợp tác xã và tổ hợp tác trong nông nghiệp” theo Quyết định số 2217/QĐ-BNN-TCCB ngày 30/9/2013, một mạng lưới 229 tiểu giáo viên về hợp tác xã và tổ hợp tác trong nông nghiệp của 63 tỉnh đã được thành lập và đào tạo thành các ToT về kinh tế hợp tác để thực hiện lại các khóa đào tạo, tập huấn ở địa phương. Từ năm 2013 đến nay các địa phương đã tổ chức tuyên truyền và đào tạo tập huấn Luật Hợp tác năm 2012 và các văn bản hướng dẫn cho 81.587 lượt người; trong đó, riêng năm 2015 các địa phương đã tổ chức 900 hội nghị và lớp tập huấn cho 42.768 lượt người về Luật Hợp tác xã năm 2012 và tổ chức lại hoạt động theo Luật Hợp tác xã, đặc biệt là nội dung, trình tự thực hiện đăng ký lại hoạt động hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã mới.

e) Tình hình triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp

Theo báo cáo của 63 tỉnh, thành phố kể từ tháng 7/2013 đến tháng 6/2015 (sau 02 năm Luật Hợp tác xã 2012 có hiệu lực), ngân sách địa phương hỗ trợ phát triển hợp tác xã trên 1019 tỷ đồng, bình quân gn 510 tỷ đồng/năm. Như vậy, trung bình ngân sách dành cho hỗ trợ phát triển hợp tác xã chỉ đạt xấp xỉ 8,0 tỷ đồng/tỉnh/năm. Năm 2015 theo báo cáo của các địa phương, dự kiến ngân sách hỗ trợ phát triển HTX sẽ tăng lên có thể đạt trên 860 tỷ đồng, tăng 1,7 lần so với các năm trước đó (Chi tiết nội dung và kinh phí hỗ trợ theo phụ lục 01 kèm theo). Tuy nhiên, việc thực hiện các chính sách còn nhiều hạn chế sau:

+ Số lượng và tỷ lệ các hợp tác xã tiếp cận được các chính sách rất thấp. Trong 12 nhóm chính sách hỗ trợ được thống kê hàng năm, cao nhất mới có khoảng gần 3%, thấp nhất có nhóm chỉ đạt 0,13% số hợp tác xã nông nghiệp tiếp cận được chính sách.

+ Những nhóm chính sách quan trọng để hỗ trợ các hợp tác xã thực hiện tốt vai trò của hợp tác xã trong việc giúp nông dân liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ nông sản, an toàn và có giá trị cao như các chính sách hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng, hỗ trợ khoa học công nghệ, sơ chế và chế biến sản phẩm hay tiếp thị sản phẩm... đều đạt tỷ lệ rất thấp. Tiếp cận tín dụng vẫn là nội dung khó khăn nhất của hợp tác xã nông nghiệp. Đến nay mới có 26,6% số hợp tác xã có đất làm trụ sở còn lại phải đi thuê, mượn và mới chỉ có khoảng 2% hợp tác xã nông nghiệp được thuê đất sản xuất kinh doanh.

- Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã nông nghiệp được xem là có hoạt động triển khai thực hiện tốt hơn cả với 57.729 lượt cán bộ hợp tác xã nông nghiệp được đào tạo, tập huấn trong 2 năm qua, riêng năm 2015 dự kiến đào tạo, bồi dưỡng 21.092 lượt cán bộ hợp tác xã nông nghiệp. Tuy nhiên, chất lượng và hiệu quả đào tạo chắc chắn còn nhiều hạn chế.

- Bên cạnh những hạn chế, yếu kém của công tác triển khai chính sách, đã có một số tỉnh, thành phố có chính sách mới, đặc thù như: Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ cho 26 hợp tác xã nông nghiệp thuê 49 cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng về làm việc tại các hợp tác xã với tổng kinh phí hỗ trợ 598,4 triệu đồng; thành phố Đà Nẵng đã hỗ trợ các hợp tác xã tiếp nhận 05 sinh viên tt nghiệp đại học về làm việc; tỉnh Đồng tháp cử biệt phái 15 cán bộ đang công tác tại các trạm, trại về làm Phó giám đc hợp tác xã; thành phố HChí Minh, Hà Nội và nhiều địa phương khác hỗ trợ từ 50 đến 100 triệu đồng/hợp tác xã mới thành lập để thuê văn phòng, trụ sở và mua sắm trang thiết bị văn phòng; tỉnh Thái Bình, Ninh Bình, Vĩnh Phúc hỗ trợ các hợp tác xã nông nghiệp lãi suất mua máy gặt đập liên hợp, ô tô vận chuyển rác thải trong vòng 2 năm.

g) Việc kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế hợp tác

- Để tăng cường hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế hợp tác nói chung và hợp tác xã nông nghiệp nói riêng, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn kiện toàn Phòng Kinh tế hp tác (đã kiện toàn bổ sung cán bộ từ 05 người lên 07 người, dự kiến sẽ btrí đủ 10 người). Đối với các Tổng cục/Cục chuyên ngành phải btrí lãnh đạo và chuyên viên theo dõi kinh tế hợp tác theo lĩnh vực chuyên ngành theo Thông báo số 5216 ngày 26/10/2012.

- Đa số các Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh, thành phố đã chủ động xây dựng Đề án và kiện toàn, củng cố bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về kinh tế hợp tác của các Chi cục phát triển nông thôn theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 14/TTLT-BNNPTNT-BNV. Tuy nhiên số lượng cán bộ bố trí cho phòng Kinh tế hợp tác của Chi cục Phát triển nông thôn hiện nay còn khác nhau: Một số Chi cục quan tâm bố trí 06 cán bộ nhưng vẫn còn một số Chi cục Phát triển nông thôn (4/63 Chi cục) đến nay vẫn chưa thành lập phòng Kinh tế hợp tác mà chỉ bố trí một số cán bộ kiêm nhiệm.

3. Đánh giá chung về kết quả thực hiện trong quản lý nhà nước và hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp

a) Những mặt đã đạt được

- Công tác tuyên truyền về kinh tế hợp tác, hợp tác xã và liên kết trong sản xuất đã được đẩy mạnh. Bước đầu đã làm thay đổi nhận thức của cán bộ, người dân về tầm quan trọng và vai trò của kinh tế hợp tác, hợp tác xã trong phát triển nông nghiệp, nông thôn.

- Hệ thống cơ sở pháp lý và các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã và các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp đang dần từng bước được hoàn thiện hơn. Hạn chế dần từng bước tình trạng ban hành cơ chế chính sách chung chung, không sát với thực tiễn.

- Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về kinh tế hợp tác, hợp tác xã bước đầu được cải thiện và dần từng bước đảm nhận chức năng của mình. Theo chỉ đạo của Bộ, công tác phối kết hợp giữa Cục Kinh tế hợp tác và PTNT đơn vị đầu mối chịu trách nhiệm về phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã với các Tổng cục/Cục chuyên môn bước đầu đã có hiệu quả. Công tác quản lý nhà nước về kinh tế hợp tác, hợp tác xã (bao gồm việc tham mưu ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ, phát triển hợp tác, liên kết, xây dựng chương trình kế hoạch, tổ chức thực hiện chính sách trong thực tin và công tác thanh kim tra...) đang dn đi vào nề nếp.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã, tổ hợp tác, chuyên gia tư vấn về kinh tế hợp tác được quan tâm chỉ đạo. Bộ Nông nghiệp và PTNT là một trong số ít bộ, ngành xây dựng được Chương trình khung đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý hợp tác xã và thợp tác trong nông nghiệp để có căn cứ định hướng, thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, chuyên môn của hợp tác xã và tổ hợp tác nông nghiệp được hiệu quả hơn.

- Công tác chỉ đạo xây dựng mô hình liên kết và xây dựng cánh đồng lớn được chỉ đạo thường xuyên, quyết liệt nên bước đầu đã tạo động lực để các địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã triển khai thực hiện có hiệu quả các mô hình liên kết, cánh đồng lớn liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản, đặc biệt là ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long. Diễn đàn nông dân hợp tác, liên kết tuy mới thành lập nhưng đã quy tụ được nhiều mô hình hợp tác xã kiểu mới, tiêu biểu góp phần thúc đẩy phong trào phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã. Các hoạt động hỗ trợ và chia sẻ kinh nghiệm giữa các hợp tác xã và những sáng kiến hợp tác liên kết của họ đang giúp cho việc củng cố và phát triển các mô hình hạt nhân trên phạm vi cả nước.

- Hoạt động hợp tác trong nước và quốc tế bước đầu cũng được đẩy mạnh. Hiện nay việc phối kết hợp giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT với các Bộ, Ngành khác như Kế hoạch và Đầu tư, Mặt Trận Tổ quốc; Hội Nông dân, Liên minh hợp tác xã Việt nam, Ban Kinh tế Trung ương trong việc tuyên truyền, hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã ngày càng chặt chẽ. Nhiều tổ chức quốc tế và khu vực (Jica, WB, FAO, các nước Asean) ngày càng quan tâm hỗ trợ và phát triển kinh tế hợp tác.

b) Những mặt còn hạn chế

- Công tác tham mưu ban hành các cơ chế chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển về kinh tế hợp tác và HTX ban hành chậm, thiếu tính đồng bộ và: Các chính sách hỗ trợ hợp tác xã tuy nhiều nhưng chưa đủ mạnh, có nhiều điểm chưa phù hợp với hợp tác xã nông nghiệp, thiếu những cơ chế, chính sách mang tính đột phá để hỗ trợ mạnh mẽ và thiết thực cho hp tác xã nông nghiệp. Thủ tục rườm rà và thiếu nguồn lực về cả tài chính và con người để hỗ trợ hợp tác xã nên chính sách không đi vào thực tiễn.

- Mặc dù công tác tuyên truyền về kinh tế hợp tác, hợp tác xã đã có những tiến bộ, nhưng còn thiếu chiến lược tuyên truyền và thiếu thường xuyên. Vì thế nhận thức về vị trí, vai trò, bản chất của kinh tế hợp tác, hợp tác xã trong cán bộ và nhân dân chuyển biến còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu.

- Mặc dù Bộ Nông nghiệp đã ban hành Kế hoạch đổi mới và Phát triển kinh tế hợp tác giai đoạn 2014-2020 nhưng việc triển khai ra thực hiện còn chậm. nhiều địa phương công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế hợp tác chưa được chú trọng, quan tâm đúng mức; chưa tổ chức sơ, tổng kết rút kinh nghiệm về kinh tế hợp tác nói chung và hợp tác xã nói riêng trong từng lĩnh vực để rút kinh nghiệm, đề ra phương hướng chỉ đạo.

- Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã nhất là ở cấp huyện và cấp xã chưa hoàn chỉnh. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên trách quản lý nhà nước về kinh tế hợp tác của toàn ngành chưa đáp ứng được yêu cầu dẫn đến năng lực quản lý tổ chức hoạt động còn nhiều hạn chế. Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước và các chuyên gia tư vấn hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã vừa thiếu, vừa yếu.

- Công tác tổ chức triển khai thực hiện luật hợp tác xã 2012 còn lúng túng, chồng chéo trong chỉ đạo từ trung ương xuống địa phương. Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo việc tổ chức lại hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp theo Luật hợp tác xã và ban hành “Tài liệu hướng dẫn thành lập và tổ chức lại hoạt động theo Luật hợp tác xã đối với hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp” để tháo gỡ khó khăn về trình tự, thủ tục thực hiện đăng ký lại hợp tác xã và thành lập hợp tác xã, tuy nhiên việc triển khai ở địa phương vẫn rất lúng túng.

- Tiến độ đăng ký lại hoạt động hp tác xã rất chậm: năm 2014 là 7,3% và tăng lên 18,87% hiện nay. Như vậy chắc chắn đến ngày 01/7/2016, rất khó có thể hoàn thành việc đăng ký lại hợp tác xã theo yêu cầu của Luật. Việc củng cố, phát triển hoặc giải thể các hợp tác xã hoạt động yếu kém cũng chưa được thực hiện triệt để và hiệu quả. Một số địa phương đã thực hiện chuyển đổi và đăng ký lại hoạt động của các hợp tác xã nhưng kết quả không được như mong muốn. Ngoài tiến độ chậm vẫn còn tình trạng thực hiện đăng ký lại hoạt động của các hợp tác xã một cách hình thức, chiếu lệ vì thế kết quả “bình mới rượu cũ” vẫn tiếp tục diễn ra.

- Việc xây dựng mô hình hợp tác xã, mô hình liên kết hợp tác trong chuỗi giá trị với doanh nghiệp chưa được triển khai sâu, rộng ở các địa phương. Nhiều ban ngành, địa phương chưa quan tâm đầy đủ đến công tác tổng kết và xây dựng mô hình phù hợp với điều kiện thực tế của từng ngành, địa bàn hoặc lĩnh vực. Công tác nghiên cứu lý luận, đúc rút kinh nghiệm trong nước, ngoài nước để vận dụng xây dựng phát triển kinh tế hợp tác chưa được chú trọng; việc tuyên truyền nhân rộng các mô hình kinh tế hợp tác làm ăn có hiệu quả còn hạn chế.

- Chế độ báo cáo về kinh tế hợp tác ngành nông nghiệp chưa được quy định cụ thể dẫn đến việc báo cáo của hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại và phòng chuyên môn cấp huyện không thường xuyên, đầy đủ nên khó khăn cho việc theo dõi chỉ đạo, thực hiện trên thực tiễn.

- Chưa xây dựng được tiêu chí phân loại hợp tác xã nông nghiệp nên việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp không thống nhất giữa các địa phương và tính sát thực chưa cao.

c) Nguyên nhân của hạn chế trong lãnh đạo, chỉ đạo.

- Công tác tổ chức triển khai thực hiện Luật hợp tác xã còn lúng túng, chồng chéo trong chỉ đạo và thực hiện. Năng lực và kinh nghiệm của bộ máy quản lý nhà nước và các đơn vị cung cấp dịch vụ cho các tổ hợp tác, hợp tác xã chưa đáp ứng yêu cầu; còn có sự lúng túng trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp. Sự vào cuộc của hệ thống quản lý nhà nước về nông nghiệp và phát triển nông thôn chưa mạnh mẽ. Bộ máy quản lý nhà nước và các đơn vị cung cấp dịch vụ cho các tổ hợp tác, hợp tác xã năng lực yếu, thiếu cán bộ cả về số lượng và chất lượng nên còn có sự lúng túng trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp, chưa đáp ứng yêu cầu. Các viện, trường, trung tâm đào tạo thiếu đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm thực tiễn.

- Nhận thức của một số cấp ủy đảng, chính quyền ở các ban, ngành, trung ương, địa phương và một số cán bộ và nhân dân về tầm quan trọng, vai trò và vị trí của liên kết, hợp tác, hợp tác xã trong phát triển nông nghiệp, nông thôn chưa cao. Sự vào cuộc của hệ thống quản lý nhà nước về nông nghiệp và phát triển nông thôn chưa mạnh mẽ.

- Thiếu nguồn lực, nhất là nguồn lực tài chính hỗ trợ phát triển các hợp tác xã. Tuy còn nhiều cơ chế, các chính sách đã ban hành chất lượng chưa cao, nhưng có nhiều chính sách khá tốt đã được ban hành nhưng không có nguồn lực, tài chính để hỗ trợ, thực hiện.

- Sự phân công nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp giữa các cơ quan, ban, ngành từ trung ương xuống địa phương (cấp tỉnh và cấp huyện, cấp xã) chưa thật sự rõ ràng và vẫn còn xảy ra tình trạng chồng chéo giữa các cơ quan, ngành.

- Nhiệm vụ phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã là nhiệm vụ khó khăn, kết quả và tác động các giải pháp chính sách không đến lập tức mà đến từ từ, đòi hỏi phải có sự kiên nhẫn. Bên cạnh đó, khu vực kinh tế hợp tác đã bị rơi vào tình trạng yếu kém kéo dài do ảnh hưởng của mô hình hợp tác xã cũ rất trầm trọng không dễ gì thay đổi một sớm một chiều.

- Sự hỗ trợ của chính quyền địa phương các cấp, việc giám sát, kiểm tra và xử lý những sai phạm trong việc thực hiện Luật Hợp tác xã (ví dụ như vấn đề không tổ chức đại hội xã viên hàng năm, các HTX đã ngừng hoạt động trên 01 năm không giải thể...) chưa được các cơ quan chức năng quản lý nhà nước xử lý thường xuyên, kiên quyết.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP NĂM 2016

1. Nhiệm vụ:

- Tập trung chỉ đạo để thống nhất nhận thức trong toàn ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn về sự cần thiết đẩy mạnh phát triển hợp tác xã và kinh tế hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp là giải pháp thể chế quan trọng, công cụ để thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

- Tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý và chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác và liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ nông sản cho nông dân, cụ thể là: Nghị định về hợp tác xã nông nghiệp; Quyết định sửa đổi, bổ sung chính sách khuyến khích phát triển sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản; Thông tư hướng dẫn triển khai Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020 theo Quyết định 2261/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Củng cố nâng cao hiệu quả hoạt động một cách rõ nét đối với các hợp tác xã, tổ hợp tác hiện có. Đẩy mạnh ở tất cả các địa phương việc thành lập các hợp tác xã kiểu mới, chú trọng các địa phương còn ít hợp tác xã và các hình thức hợp tác khác; xây dựng và phát triển các mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác kiểu mới hoạt động gắn với các chuỗi giá trị nông sản an toàn và có giá trị chất lượng cao, mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản giữa doanh nghiệp với nông dân thông qua hợp tác xã, tổ hợp tác và xây dựng cánh đồng lớn đc biệt ở các địa phương, vùng, miền nông nghiệp hàng hóa phát triển.

- Phấn đấu cơ bản hoàn thành xong việc đăng ký lại hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp theo Luật Hợp tác xã mới, trong đó trên 50% các hợp tác xã nông nghiệp được tổ chức hoạt động hiệu quả, hạn chế tình trạng “bình mới, rượu . Từng bước thực hiện việc giải thnhững hợp tác xã hoạt động yếu kém hoặc ngừng hoạt động để làm lành mạnh hóa môi trường hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp.

- Hướng dẫn chỉ đạo thực hiện có hiệu quả tiêu chí số 13 về tổ chức sản xuất trong Chương trình MTQG XD nông thôn mới, đảm bảo chất lượng các hoạt động của các tổ hợp tác, hợp tác xã ở các xã, địa phương nông thôn mới.

- Tiếp tục củng cố, nâng cao số lượng và chất lượng hoạt động của các tổ hợp tác ở những địa bàn hợp tác xã chưa phát triển để thực hiện tổ chức lại sản xuất và làm cơ sở phát triển các hợp tác xã khi có điều kiện.

2. Giải pháp thực hiện

a) Đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đào tạo, bồi dưỡng về kinh tế hợp tác thông qua việc xây dựng Đề án truyền thông về kinh tế hợp tác, hợp tác xã phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp và chỉ đạo hoàn thiện Chương trình khung và tài liệu đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn cho cán bộ quản lý, thành viên hợp tác xã, tổ hợp tác trong nông nghiệp. Đổi mới phương pháp tập huấn bồi dưỡng cán bộ quản lý hợp tác xã theo hướng đào tạo từ thực tiễn, chú trọng phbiến kinh nghiệm từ các mô hình hợp tác xã trong nước hoạt động hiệu quả để đào tạo. Tăng cường tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế hợp tác; tổ chức tập huấn chủ trang trại, tổ hợp tác và liên kết xây dựng cánh đồng lớn. Các Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và PTNT thuộc Bộ cần đổi mới giáo trình và bố trí giáo viên có kinh nghiệm thực tế để đào tạo cán bộ về hợp tác xã.

- Tham mưu xây dựng để hoàn thiện các thể chế, cơ chế chính sách để tạo môi trường thuận lợi cho kinh tế hợp tác phát triển. Năm 2106 sẽ ban hành: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp (thay thế Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013) ; Thông tư hướng dẫn thực hiện Quyết định 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hỗ trợ HTX giai đoạn 2016-2020. Tiếp tục đề nghị Chính phủ ban hành Nghị định về Hợp tác xã nông nghiệp.

- Chỉ đạo các địa phương tập trung hướng dẫn, xử lý vướng mắc để hoàn thành việc đăng ký lại hợp tác xã nông nghiệp theo Luật Hợp tác xã. Chỉ đạo việc thực hiện việc giải thể, sáp nhập các hợp tác xã hoạt động không hiệu quả hoặc ngừng hoạt động để làm lành mạnh môi trường hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp; thành lập mới các hợp tác xã trong những lĩnh vực chuyên ngành theo hướng nhân rộng các mô hình hợp tác xã hoạt động và liên kết hiệu quả.

- Chỉ đạo các Tổng cục, Cục chuyên ngành phối hợp với các địa phương và các cơ quan liên quan phát hiện những hợp tác xã điển hình theo từng lĩnh vực chuyên ngành làm mô hình điểm để xây dựng và nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hoạt động hiệu quả; chỉ đạo những mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ theo chuỗi giá trị trong các ngành hàng nông sản chủ lực có thương hiệu của Việt Nam trên thị trường quốc tế như: Lúa gạo, chè, cà phê, điều, hồ tiêu, mía đường, sữa, thủy sản... Trên cơ sở đó tổ chức lại sản xuất trong các vùng sản xuất hàng hóa ở từng địa phương và vùng lãnh thổ.

- Tăng cường sự phối hợp giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT và các Cơ quan ở Trung ương như: Với Ban Kinh tế Trung ương trong việc chỉ đạo các cấp ủy Đảng nhằm thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng và Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tập thể; với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổ chức và triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã; với Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam và các cơ quan tổ chức có liên quan để vận động, hỗ trợ và thúc đẩy kinh tế hợp tác phát triển.

- Tiếp tục chỉ đạo củng cố bộ máy và năng lực cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế hợp tác của Cục Kinh tế hợp tác và PTNT; nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ phận chuyên trách về kinh tế hợp tác theo những lĩnh vực chuyên ngành của các Tổng cục, Cục trực thuộc Bộ.

- Xây dựng quy định và hướng dẫn thực hiện chế độ báo cáo về kinh tế hợp tác ngành nông nghiệp; nghiên cứu xây dựng và thí điểm thực hiện tiêu chí đánh giá và phân loại hợp tác xã nông nghiệp để Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục Phát triển nông thôn) các tỉnh, thành phố và phòng chuyên môn về nông nghiệp cấp huyện thực hiện thống nhất, hiệu quả.

- Tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế để tranh thủ kinh nghiệm, nguồn lực hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác thông qua các thỏa thuận hợp tác của Bộ với các tổ chức quốc tế.

b) Đối với các địa phương

- Sở Nông nghiệp và PTNT tiếp tục tham mưu để UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoàn thành việc xây dựng Đề án hoặc Kế hoạch Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp giai đoạn 2014-2020 của địa phương; trong đó làm rõ mô hình cụ thể để phát triển hợp tác xã trong từng lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, khai thác hải sản, lâm nghiệp, diêm nghiệp, dịch vụ cộng đồng. Chú trọng phát triển các hợp tác xã thực hiện liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông, lâm, thủy sản hàng hóa theo chuỗi giá trị.

- Đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến các mô hình hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới phù hợp với Luật Hợp tác xã năm 2012 hoạt động có hiệu quả, mô hình liên kết xây dựng cánh đồng lớn để tạo sự chuyển biến trong nhận thức của cán bộ, người dân về vai trò, tổ chức, vận hành của hợp tác xã kiểu mới theo Luật Hợp tác xã 2012 và liên kết giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp, thúc đẩy xây dựng cánh đồng lớn.

- Tăng cường công tác tập huấn, đào tạo bồi dưỡng về Luật Hợp tác xã và các văn bn hướng dẫn thực hiện; chủ trương, chính sách, nội dung về đổi mới các hình thức tổ chức sn xuất trong nông nghiệp cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về kinh tế hợp tác, cán bộ Hợp tác xã nông nghiệp tại các địa phương. Trong đó chú trọng phổ biến kinh nghiệm từ các mô hình hợp tác xã trong nước hoạt động hiệu quả để đào tạo.

- Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu đề xuất HĐND/UBND tỉnh, thành phố ban hành đề án, chương trình, chính sách hỗ trợ cụ thể của địa phương đối với hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại (trong đó chú trọng hỗ trợ phát triển mô hình liên kết với doanh nghiệp và xây dựng cánh đồng lớn); chính sách hỗ trợ liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ nông sản làm cơ sở cho việc chỉ đạo, triển khai và tổ chức thực hiện có hiệu quả Luật Hợp tác xã và chủ trương đi mới tổ chức sản xuất phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Thường xuyên tổ chức đối thoại với các hợp tác xã để phát hiện và tháo gỡ các khó khăn vướng mc của các hợp tác xã trong thực hiện các chính sách hiện hành.

- Chủ động tham mưu và thực hiện việc hướng dẫn, xử lý các vướng mắc để các hợp tác xã nông nghiệp thực hiện đăng ký lại theo Luật mới trước 01/7/2016 và chấn chỉnh hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp hiện có để đi vào hoạt động thực chất, theo đúng Luật Hợp tác xã và phù hợp với yêu cầu tái cơ cấu nông nghiệp. Chỉ đạo xây dựng đề án hoặc kế hoạch để thực hiện xử lý dứt điểm các hợp tác xã ngừng hoạt động, yếu kém, tồn tại hình thức theo hướng giải thể hoặc chuyển đổi loại hình tổ chức khác. Thành lập mới các hợp tác xã trong những lĩnh vực chuyên ngành theo hướng nhân rộng các mô hình hợp tác xã hoạt động và liên kết hiệu quả, ưu tiên những địa bàn xã còn trống hợp tác xã. Những xã chưa có điều kiện thành lập hợp tác xã ngay có thể phát triển tổ hợp tác làm tiền đề phát triển hợp tác xã sau này.

- Tập trung chỉ đạo đánh giá, phát hiện các mô hình hợp tác xã điển hình trong từng lĩnh vực chuyên ngành làm mô hình điểm để nhân rộng và tổ chức lại sản xuất trong các vùng sản xuất hàng hóa và lĩnh vực có thế mạnh của địa phương. Tập trung chỉ đạo mỗi tỉnh, thành phố hỗ trợ xây dựng 5-10 mô hình hợp tác xã nông nghiệp điểm ở các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phù hợp với đặc điểm, nhu cầu ở địa phương, có liên kết theo chuỗi các sản phẩm chính và tổng kết, đánh giá, nhân rộng phát triển ở các hợp tác xã khác.

- Thực hiện hỗ trợ và xây dựng cánh đồng lớn, vùng nguyên liệu tập trung gắn với liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị thông qua hợp đồng kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp phù hợp với từng vùng, từng ngành hàng nông sản. Tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách, địa bàn, thị trường để thu hút doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhà khoa học, tư vấn dịch vụ, ngân hàng... cùng với hợp tác xã và nông dân tham gia xây dựng chuỗi giá trị trong mô hình liên kết. Chỉ đạo xây dựng trên địa bàn tỉnh ít nhất 05-10 mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác liên kết với các doanh nghiệp để xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, cánh đồng lớn sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ nông nghiệp có hiệu quả.

- Thực hiện rà soát, đánh giá kết quả hoạt động của các tổ hợp tác. Thực hiện chính sách khuyến khích, hỗ trợ đối với tổ hợp tác theo cơ chế, chính sách hiện hành để thúc đẩy tổ hợp tác phát triển.

- Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu UBND tỉnh, thành phố làm rõ chức năng, nhiệm vụ và tăng cường bộ máy quản lý nhà nước về hợp tác xã nông nghiệp của tỉnh, huyện, xã; chỉ đạo và thực hiện việc kiện toàn tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế hợp tác ở Chi cục Phát triển nông theo đúng Thông tư liên tịch số 14/TTLT-BNNPTNT-BNV; đảm bảo có phòng Kinh tế hợp tác và đội ngũ cán bộ chuyên trách đủ mạnh để tham mưu, đề xuất phát triển các loại hình kinh tế hợp tác trong nông nghiệp của tỉnh, thành phố.

- Tăng cường sự phối hợp giữa Sở Nông nghiệp và PTNT với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Liên minh Hợp tác xã, các tổ chức đoàn thể chính trị, Hội nghề nghiệp... trong quản lý nhà nước và hỗ trợ kinh tế hợp tác để tập trung sự chỉ đạo và hỗ trợ cho lĩnh vực kinh tế hợp tác phát triển; đặc biệt là việc tập trung nguồn lực xây dựng mô hình hợp tác xã kiểu mới phù hợp với điều kiện, nhu cầu thực tiễn.

IV. KIẾN NGHỊ

Căn cứ các kiến nghị, đề xuất của các địa phương và hợp tác xã về cơ chế vốn, đất đai, kinh phí hỗ trợ phát triển hợp tác xã, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo:

1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu cơ chế, chính sách để khuyến khích các ngân hàng thương mại đẩy mạnh cho hợp tác xã nông nghiệp vay vốn;

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu cơ chế, chính sách để các hợp tác xã được hỗ trợ về đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hợp tác xã nông nghiệp;

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn và tham mưu bố trí nguồn kinh phí để thực hiện Quyết định số 2261/QĐ-TTg hỗ trợ các hợp tác xã.

4. Bộ Tài chính khẩn trương tham mưu việc ban hành hướng dẫn chính sách tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã theo quy định tại Nghị định số 193/2013/NĐ-CP, đặc biệt là nội dung bảo lãnh tín dụng để tạo điều kiện cho các hợp tác xã nông nghiệp tiếp cận vay vốn.

Trên đây là báo cáo sơ kết 03 năm thực hiện Luật Hợp tác xã và nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế hợp tác năm 2016 trong lĩnh vực nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư./.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyênMôi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Bộ trưởng Cao Đức Phát (để báo cáo);
- Thứ trưởng Nguyễn Xuân Cường;
- Các Tổng cục, Cục, Văn phòng Bộ NN&PTNT;
- Lưu: VT
, KTHT (20b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Thanh Nam

 

PHỤ LỤC 1

TỔNG HỢP CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP
(Kèm theo Báo cáo 2992/BC-BNN-KTHT ngày 14/4/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)

Số TT

Nội dung hỗ trợ

Đơn vị số lượng

Từ 01/7/2013 đến tháng 6/2015

Năm 2015

Số lượng

Tỷ l HTX (%)

Số tiền (triệu đồng)

Số lượng

Tỷ l HTX (%)

Số tiền (triệu đồng)

1

Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng

Lượt người

53.288

 

232.532

21.092

 

691.776

2

Hỗ trợ xúc tiến thương mại

HTX

122

1,12

1.498

60

0,55

2.052

3

Hỗ trợ vay vốn

HTX

962

8,83

414.049

73

0,67

45.583

4

Tiếp cận với Quỹ hỗ trợ hợp tác xã

HTX

629

5,77

205.638

245

2,25

56.898

5

Hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng

HTX

58

0,53

61.964

48

0,44

36.113

6

Hỗ trợ ứng dụng KHKT và công nghệ mới

HTX

434

3,98

59.649

228

2,09

4.880

7

Hỗ trợ thành lập mới HTX

HTX

716

6,57

9.532

220

2,02

3.681

8

Hỗ trợ HTX tổ chức lại hoạt động

HTX

240

2,20

731

152

1,39

256

9

Hỗ trợ sơ chế, chế biến sản phẩm

HTX

9

0,08

545

14

0,13

4.145

10

Hỗ trợ vốn, giống khi thiên tai, dịch bệnh

HTX

 

 

 

200

1,84

1.700

11

Hỗ trợ thiết bị sản xuất, kinh doanh

HTX

67

0,61

33.150

84

0,77

8.380

12

Hỗ trợ thiết bị chi phí bảo vệ thực vật

HTX

 

 

 

319

2,93

5.500

 

TỔNG SỐ

 

 

 

1.019.288

 

 

860.964

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Báo cáo 2992/BC-BNN-KTHT về sơ kết 3 năm thực hiện Luật Hợp tác xã và nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế hợp tác ngày 14/04/2016 trong lĩnh vực nông nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


10.101

DMCA.com Protection Status
IP: 18.97.14.84
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!