ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 215/BC-UBND
|
Thành phố Hồ Chí
Minh, ngày 04 tháng 12 năm 2013
|
BÁO CÁO
SƠ KẾT 3 NĂM THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ,
CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ THÀNH PHỐ (2011 - 2013) VÀ NHIỆM VỤ GIAI
ĐOẠN 2014 - 2015
Thực hiện Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ thành
phố khóa IX và Chương trình hành động số 11-CTr/TU ngày 16 tháng 3 năm 2011 của
Thành ủy về Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình
tăng trưởng kinh tế Thành phố giai đoạn 2011 - 2015 (Chương trình hỗ trợ chuyển
dịch cơ cấu kinh tế), Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành kế hoạch thực hiện
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ IX về Chương trình hỗ trợ chuyển dịch
cơ cấu kinh tế kèm theo Quyết định số 24/2011/QĐ-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2011;
qua 3 năm triển khai, Ủy ban nhân dân Thành phố báo cáo kết quả thực hiện và đề
ra phương hướng thực hiện giai đoạn 2014-2015 như sau:
I. Công tác chỉ đạo,
triển khai thực hiện
1. Về công tác tổ
chức
Ủy ban nhân dân thành phố quyết định
thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc thực hiện Chương trình hỗ trợ chuyển dịch
cơ cấu kinh tế. Trong đó quy định cụ thể quy chế làm việc của Ban chỉ đạo, Tổ
giúp việc và các quy định chế độ báo cáo, khen thưởng trong quá trình triển
khai thực hiện.
Ủy ban nhân dân Thành phố đã quyết định
thành lập Tổ công tác Thường trực giúp việc điều hành, giám sát và điều phối 6
Chương trình đột phá theo Quyết định số 3514/QĐ-UBND ngày 11 tháng 7 năm 2012.
Năm 2011: tập trung làm việc với từng
Sở, ngành được giao nhiệm vụ chủ trì các chương trình, đề án nhằm rà soát, hướng
dẫn, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ được giao, giải quyết các khó khăn vướng mắc,
kịp thời điều chỉnh các chương trình, đề án phù hợp với tình hình thực tế và
lĩnh vực chuyên môn của từng đơn vị.
Năm 2012: tập trung vào công tác giám
sát, đánh giá các đơn vị chủ trì các chương trình, đề án nhằm thúc đẩy quá
trình hoàn thành các chương trình, đề án và thúc đẩy các Sở, ngành triển khai
sâu rộng các chương trình, đề án đã hoàn thành đến các doanh nghiệp và người
dân.
Năm 2013: tập trung vào công tác chỉ
đạo, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc giúp các chương trình, đề án sớm hoàn thành
để có cơ sở hỗ trợ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng định hướng đã
đề ra dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp kỹ thuật cao.
Định kỳ hàng quý, Ban Chỉ đạo thực hiện
Chương trình tổ chức họp đánh giá tình hình thực hiện và đề ra các nhiệm vụ, giải
pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ, nâng cao hiệu quả thực hiện các chương trình, đề
án cụ thể, tham mưu các chính sách mới nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế trên địa bàn thành phố.
2. Các văn bản
chỉ đạo, các cơ chế, chính sách đã ban hành
a) Dịch vụ
Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành
chương trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu trên địa bàn thành phố giai đoạn
2011 - 2015, Quy định về thực hiện các dự án đầu tư thuộc Chương trình kích cầu
của thành phố Hồ Chí Minh, Đề án phát triển thị trường bất động sản, Chương
trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành du lịch giai đoạn 2011 - 2015,
Chương trình thí điểm quản lý thực phẩm theo mô hình "Chuỗi thực phẩm an
toàn giai đoạn 2011 - 2015", Đề án phát triển hệ thống phân phối bán buôn,
bán lẻ, Quy hoạch định hướng phát triển hệ thống chợ - siêu thị - trung tâm
thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Quy hoạch phát triển mạng lưới
xăng dầu.
b) Công nghiệp
Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành
Chương trình phát triển công nghệ thông tin - truyền thông giai đoạn 2011 -
2015 và các chương trình nhánh, Đề án đầu tư xây dựng giai đoạn 2 Khu công nghệ
cao thành phố, Kế hoạch tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, Quy hoạch phát triển
ngành cơ khí đến 2010, định hướng đến 2020; Quy hoạch phát triển ngành hóa chất
đến 2010, định hướng đến 2020; Quy hoạch phát triển công nghiệp phụ trợ và hợp
tác tỉnh; Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho công nhân, người
lao động tại các doanh nghiệp, tầm nhìn đến năm 2025; Chương trình xây dựng
tiêu chí, lộ trình chuyển đổi các KCX/KCN hiện hữu thành các KCN xanh; Chương
trình Phát triển ngành Công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao (giai đoạn 2013-2015);
đang xây dựng Chương trình phát triển khoa học và công nghệ phục vụ tái cấu
trúc doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn thành phố giai đoạn 2013-2020.
c) Nông nghiệp
Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành
Đề án đưa nông dân đi học tập ở nước ngoài giai đoạn 2013 -2018, Quy định về
Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp
đô thị trên địa bàn giai đoạn 2011 - 2015, Chương trình chuyển dịch cơ cấu nông
nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 -
2015, Chính sách hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu cho các Hợp tác xã nông nghiệp -
dịch vụ thành lập mới trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2010 - 2015, Chương
trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, Chương
trình phát triển, kiểm soát động vật hoang dã trên địa bàn thành phố giai đoạn
2011 - 2015, Chương trình phát triển hoa - cây kiểng trên địa bàn thành phố
giai đoạn 2011 - 2015, Chương trình phát triển rau an toàn trên địa bàn thành
phố giai đoạn 2011 - 2015, Chương trình phát triển cá cảnh trên địa bàn thành
phố giai đoạn 2011 - 2015, Chương trình phát triển chăn nuôi bò sữa trên địa
bàn thành phố giai đoạn 2011 - 2015, Chương trình phát triển giống cây, giống
con chất lượng cao giai đoạn 2011 - 2015, thực hiện chương trình đào tạo nghề
cho lao động nông thôn trong lĩnh vực phi nông nghiệp trên địa bàn Thành phố đến
năm 2020, đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong lĩnh vực nông nghiệp và
ngành nghề nông thôn tại các xã xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố đến
năm 2015 có định hướng đến năm 2020, Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi
thủy sản đến năm 2020.
II. Kết quả thực
hiện
1. Đánh giá
chung
Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu
kinh tế đã góp phần tích cực, quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch
cơ cấu kinh tế thành phố theo đúng định hướng Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành
phố lần thứ IX đề ra mặc dù một số chỉ tiêu chưa đạt do khó khăn chung của nền
kinh tế thế giới và trong nước tác động. Nội bộ các ngành kinh tế cũng đã có sự
chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ
có giá trị gia tăng cao, hàm lượng khoa học - kỹ thuật cao. Từng bước chuyển đổi
mô hình tăng trưởng kinh tế từ phát triển theo chiều rộng dựa vào tăng vốn đầu
tư, khai thác tài nguyên và nguồn lao động chất lượng thấp sang phát triển theo
chiều sâu; lấy chất lượng tăng trưởng là động lực chủ yếu để phát triển các
ngành, lĩnh vực trên cơ sở áp dụng những thành tựu mới về khoa học, công nghệ,
ít gây ô nhiễm môi trường; sử dụng nhân lực chất lượng cao và kỹ năng quản lý
hiện đại; phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái.
2. Đánh giá tình
hình thực hiện các chỉ tiêu
a) Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội
địa
Trong năm 2011, tổng sản phẩm nội địa
(GDP) trên địa bàn đạt 576.225 tỷ đồng, tăng 10,3% so năm 2010. Trong năm 2012,
GDP cả năm đạt 658.676 tỷ đồng, tăng 9,2%. Dự ước năm 2013, GDP cả năm đạt
764.444 tỷ đồng, tăng 9,3%.
Bình quân giai đoạn 2011 - 2013, tốc
độ tăng trưởng GDP tăng 9,6%. Mặc dù đạt thấp so với chỉ tiêu giai đoạn 2011 -
2015, nhưng trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế thế giới và trong nước
thì tăng trưởng 9,6% là tốc độ hợp lý.
Bảng
so sánh tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa
|
2006- 2010
|
2011
|
2012
|
Ước 2013
|
Bình quân 2011-2013
|
Chỉ tiêu 2011-2015
|
GDP
|
11,2%
|
10,3%
|
9,2%
|
9,3%
|
9,6%
|
12%
|
Nguồn: Cục Thống kê
Thành phố đã triển khai đánh giá chỉ
số TFP (năng suất các yếu tố tổng hợp) nhằm đo đạc tác động của hợp lý hóa sản xuất,
cải tiến quản lý, nâng cao trình độ lao động, đổi mới và sáng tạo. Trên cơ sở số
liệu thu thập được, tính toán tỷ trọng đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp
- TFP bình quân trong giai đoạn 5 năm (2006 - 2010) là 17,4%1 vào tăng trưởng GDP của thành phố; năm 2011 đạt 29,1%, năm 2012 đạt
30,1%; sự gia tăng yếu tố TFP trong GDP thành phố cho thấy chất lượng tăng trưởng
của nền kinh tế thành phố ngày càng được nâng lên.
b) Tăng trưởng giá trị gia tăng của
các ngành
Do khủng hoảng kinh tế thế giới, hoạt
động sản xuất và thương mại dịch vụ trong nước và thành phố bị tác động mạnh,
giá trị gia tăng bình quân giai đoạn 2011 -2013 của ngành dịch vụ, công nghiệp
không đạt chỉ tiêu đề ra. Tuy nhiên ngành dịch vụ vẫn giữ được tốc độ phát triển
trên trên 10% (11,1%). Các ngành dịch vụ trọng yếu có tốc độ phát triển nhanh
như thông tin, truyền thông (20,9%), dịch vụ tư vấn, khoa học công nghệ
(18,5%), thương mại (12,6%). Trong lĩnh vực công nghiệp, tập trung phát triển
theo hướng tăng nhanh tỷ trọng 4 ngành công nghiệp trọng yếu có hàm lượng khoa
học - công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn và phát triển công nghiệp hỗ trợ để
đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Giá trị gia tăng ngành nông nghiệp
vượt chỉ tiêu theo kế hoạch, tập trung phát triển, chuyển dịch theo hướng nông
nghiệp đô thị hiện đại, hiệu quả, bền vững, tăng cường ứng dụng công nghệ cao,
công nghệ sinh học, kết hợp xây dựng nông thôn mới.
Bảng
so sánh tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của các ngành
|
2006-2010
|
2011
|
2012
|
Ước 2013
|
Bình quân
2011-2013
|
Chỉ tiêu
2011-2015
|
Dịch vụ
|
12,2 %
|
12,3%
|
10,3%
|
10,7%
|
11,1%
|
13%
|
Công nghiệp và xây dựng
|
10,1 %
|
7,7%
|
7,6%
|
7,3%
|
7,5%
|
11%
|
Nông nghiệp
|
5%
|
5,6%
|
6,0%
|
5,6%
|
5,7%
|
5%
|
Nguồn: Cục Thống kê
c) Tỷ trọng các ngành trong GDP
Qua 3 năm thực hiện chương trình hỗ
trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu kinh tế thành phố đã có chuyển biến rõ
nét theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Về mặt tỷ trọng các ngành trong
GDP, ngành dịch vụ năm 2010 chiếm 53,6% đã tăng lên 58,6% năm 2012 và dự ước
2013 là 58,4%. Tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng có xu hướng giảm dần từ
45,3% năm 2010 còn 40,6% năm 2013. Ngành nông nghiệp duy trì tỷ trọng 1,0%
trong cơ cấu GDP. Đến cuối năm 2015 dự kiến sẽ hoàn thành chỉ tiêu Nghị quyết Đại
hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX "tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm 57% GDP,
công nghiệp 42% GDP, nông nghiệp: 1% GDP".
Bảng so sánh tỷ trọng của các ngành
trong GDP của Thành phố
|
2010
|
2011
|
2012
|
Ước 2013
|
Chỉ tiêu 2015
|
Dịch vụ
|
53,6 %
|
57,8%
|
58,6%
|
58,4%
|
57%
|
Công nghiệp và xây dựng
|
45,3 %
|
41,2%
|
40,3%
|
40,6%
|
42%
|
Nông nghiệp
|
1,1 %
|
1,0%
|
1,1%
|
1,0%
|
1 %
|
Nguồn: Cục Thống kê
d) Tỷ trọng các thành phần kinh tế trong
GDP
Các thành phần kinh tế đã có sự thay
đổi rõ nét, tỷ trọng kinh tế nhà nước giảm dần. Nhà nước chỉ nắm giữ các ngành,
lĩnh vực thiết yếu của nền kinh tế. Kinh tế có vốn nước ngoài và đặc biệt là
kinh tế ngoài Nhà nước phát triển nhanh. Giai đoạn 2006 - 2010 kinh tế nhà nước
chiếm 26,6% đã giảm xuống 18% vào năm 2012 và ước còn 17,3% vào năm 2013. Trong
khi đó kinh tế ngoài nhà nước đã tăng từ 50,6% giai đoạn 2006-2010 lên đến
58,5% năm 2012 và dự ước lên 58,9% vào năm 2013.
Bảng
so sánh tỷ trọng của các thành phần kinh tế
|
2006-2010
|
2011
|
2012
|
Ước 2013
|
Kinh tế nhà nước
|
26,6%
|
18,7%
|
18,0%
|
17,3%
|
Kinh tế ngoài nhà nước
|
50,6%
|
58,3%
|
58,5%
|
58,9%
|
Kinh tế có vốn ĐTNN
|
22,8%
|
23,0%
|
23,5%
|
23,8%
|
Nguồn: Cục Thống kê
3. Đánh giá kết
quả công tác chỉ đạo và thực hiện chỉ đạo, triển khai các chương trình, đề án
Trong 3 năm qua, thành phố đã tập
trung vào công tác theo dõi, đánh giá để hỗ trợ kinh tế phát triển và chuyển dịch
đúng hướng trong các năm tiếp theo, Ủy ban nhân dân thành đã thúc đẩy hoàn
thành các chương trình, đề án cũng như yêu cầu các Sở, ngành triển khai sâu rộng
các chương trình, đề án đã hoàn thành đến các doanh nghiệp và người dân. Đặc biệt,
trong giai đoạn suy giảm kinh tế, Ủy ban nhân dân thành phố đã triển khai nhiều
biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; giúp doanh nghiệp vượt qua khó
khăn và tiếp tục phát triển.
Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành
và triển khai thực hiện 57/72 chương trình, đề án nhằm hỗ trợ chuyển cơ cấu
kinh tế thành phố (theo phụ lục đính kèm).
4. Đánh giá chi
tiết các ngành, lĩnh vực chủ yếu
a) Ngành dịch vụ
Qua 3 năm triển khai ngành dịch vụ
luôn có tốc độ tăng GDP cao nhất và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế
thành phố. Năm 2011 tăng 12,3% chiếm tỷ trọng 57,8% ; năm 2012 tăng 10,3% chiếm
tỷ trọng 58,6% ; năm 2013 ước tăng 10,7% chiếm tỷ trọng 58,4%; bình quân 3 năm
tăng 11,1%, tỷ trọng đến cuối năm 2013 đạt 58,4%.
- Lĩnh vực tài chính - tín dụng -
ngân hàng
Với sự phát triển đa dạng hóa về loại
hình tổ chức tín dụng với các hình thức sở hữu khác nhau trên địa bàn thành phố
đã tạo ra môi trường hoạt động cạnh tranh và thúc đẩy phát triển, đảm bảo cho
khách hàng, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tiếp cận được các dịch vụ
tín dụng, ngân hàng.
Trong 3 năm qua hệ thống ngân hàng gặp
nhiều khó khăn, hoạt động tín dụng tăng trưởng chậm. Hàng hóa tồn kho cao và thị
trường bất động sản đình trệ chưa có khả năng phục hồi, gây ảnh hưởng không nhỏ
đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như hoạt động tài chính, tín dụng
của ngân hàng.
Bảng huy động vốn
Năm
|
2010
|
2011
|
2012
|
Năm 2013 ước đạt
|
Số dư vốn huy động (tỷ đồng)
|
806.265
|
893.490
|
993.097
|
1.135.800
|
Tốc độ tăng
|
33,63%
|
10,82%
|
11,15%
|
11%
|
Bảng dư nợ tín dụng
Năm
|
2010
|
2011
|
2012
|
Năm 2013 ước đạt
|
Dư nợ tín dụng (tỷ đồng)
|
709.090
|
764.003
|
855.441
|
952.550
|
Tốc độ tăng
|
26,66%
|
7,74%
|
11,97%
|
9%
|
Với sự nỗ lực rất lớn từ thành phố,
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố và các doanh nghiệp, lĩnh vực tài chính -
tín dụng - ngân hàng đã ngày càng khắc phục được các khó khăn và từng bước phát
triển.
Bảng
so sánh tốc độ tăng trưởng ngành (%)
|
2001-2005
|
2006-2010
|
2011-2013
|
2011
|
2012
|
Ước 2013
|
Tổng khu vực dịch vụ
|
10,0
|
12,3
|
11,1
|
12,3
|
10,3
|
10,7
|
Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm
|
21,3
|
25,3
|
9,1
|
23,0
|
-2,3
|
8,0
|
Nguồn : Cục Thống
kê
Bảng so sánh tỷ
trọng ngành (%)
|
2001-2005
|
2006-2010
|
2011-2013
|
2011
|
2012
|
Ước 2013
|
Tổng giá trị ngành dịch vụ (tỷ đồng- giá thực tế)
|
301.405
|
782.306
|
1.165.351
|
333.051
|
386.167
|
446.134
|
Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm
|
8,6
|
20,5
|
19,6
|
22,4
|
18,8
|
18,1
|
Nguồn : Cục Thống
kê
Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm là lĩnh
vực có tỷ trọng cao thứ 2 trong ngành dịch vụ (sau thương mại). Năm 2011 lĩnh vực
này có tốc độ tăng trưởng 23%, chiếm tỷ trọng 22,4%. Năm 2012 có tốc độ tăng
trưởng (-2,3%), chiếm tỷ trọng 18,8%. Năm 2013 ước tốc độ tăng trưởng 8%, chiếm
tỷ trọng 18,1%. Bình quân giai đoạn 2011 - 2013, tốc độ tăng trưởng 9,1%, chiếm
tỷ trọng 19,6%.
- Lĩnh vực thương mại
Thành phố đã tổ chức thực hiện nhiều
chính sách, chương trình hỗ trợ trong lĩnh vực chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu,
thương mại điện tử, phát triển hệ thống phân phối. Thành phố hiện có hơn
350.000 cơ sở thương mại, 243 chợ, 184 siêu thị, 30 trung tâm thương mại, 475 cửa
hàng tiện ích và 2.310 văn phòng đại diện nước ngoài. Trong 3 năm qua nhiều
trung tâm thương mại hiện đại đã khánh thành đi vào hoạt động với nhiều mặt
hàng, chủng loại, chất lượng và các dịch vụ tiện ích để phục vụ người tiêu
dùng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng
như việc lưu thông hàng hóa.
Chương trình bình ổn thị trường ngày
càng phát huy hiệu quả, số lượng doanh nghiệp và khối lượng hàng hóa tham gia
chương trình ngày càng nhiều nhưng số vốn vay không lãi suất ngày càng giảm, đến
năm 2013, cả 4 chương trình bình ổn thị trường (hàng lương thực, thực phẩm thiết
yếu, các mặt hàng phục vụ mùa khai giảng, các mặt hàng sữa, các mặt hàng dược
phẩm thiết yếu) không còn nhận vốn từ ngân sách. Các doanh nghiệp trong chương
trình bình ổn vay từ các ngân hàng thương mại với lãi suất ưu đãi. Lượng hàng
hóa dự trữ hàng năm vẫn tăng trung bình 20% - 30% với chất lượng đảm bảo, giá cả
phù hợp. Chương trình bình ổn đã trở thành một trong những công cụ điều tiết
giá một cách hữu hiệu song song với việc thực hiện tích cực cuộc vận động
"Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Tính đến tháng 9 năm
2013, tổng số điểm bán hàng bình ổn thị trường trên địa bàn thành phố của 4
chương trình là hơn 7.500 điểm bán.
Thành phố tăng cường hỗ trợ doanh
nghiệp, đẩy mạnh việc thúc đẩy xử lý hàng tồn kho bằng nhiều hình thức, trong
đó có các hoạt động như: tháng bán hàng khuyến mãi tháng 9, tháng 12; tổ chức
nhiều cuộc hội chợ hàng hàng Việt Nam chất lượng cao để quảng bá sản phẩm đến
người tiêu dùng; tổ chức bán hàng trong các Khu chế xuất, khu công nghiệp để phục
vụ công nhân.
Lĩnh vực thương mại là lĩnh vực có tỷ
trọng cao nhất trong ngành dịch vụ, năm 2011 có tốc độ tăng trưởng 12,6% chiếm
tỷ trọng 22%; năm 2012 có tốc độ tăng trưởng 12,6% chiếm tỷ trọng 22,2%; năm
2013 ước tốc độ tăng trưởng 8% chiếm tỷ trọng 22,1%.
Bảng
so sánh tốc độ tăng trưởng ngành (%)
|
2001-2005
|
2006-2010
|
2011-2013
|
2011
|
2012
|
Ước 2013
|
Tổng khu vực dịch vụ
|
10,0
|
12,3
|
11,1
|
12,3
|
10,3
|
10,7
|
Thương mại
|
7,2
|
12,0
|
12,3
|
12,6
|
12,6
|
11,8
|
Nguồn : Cục Thống
kê
Bảng so sánh tỷ
trọng ngành (%)
|
2001-2005
|
2006-2010
|
2011-2013
|
2011
|
2012
|
Ước 2013
|
Tổng giá trị ngành dịch vụ (tỷ đồng- giá thực tế)
|
301.405
|
782.306
|
1.162.747
|
333.051
|
386.167
|
446.134
|
Thương mại
|
25,2
|
24,4
|
22,1
|
22,0
|
22,2
|
22,1
|
Nguồn : Cục Thống
kê
Do bất ổn của kinh tế thế giới, hoạt
động xuất nhập khẩu của thành phố cũng gặp nhiều khó khăn. Kim ngạch xuất khẩu
giai đoạn 2011 - 2013 ước đạt 84,4 tỷ USD[1], tăng bình quân 8%/năm[2], gần tương đương mức tăng của giai đoạn 2006 - 2010 (8,1%). Nếu loại
trừ dầu thô, xuất khẩu bình quân giảm 2,4%/năm[3]. Cơ cấu hàng hóa, thị trường xuất nhập khẩu chuyển dịch theo hướng
tăng dần tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm công nghiệp đã qua chế biến, sản phẩm có
hàm lượng công nghệ cao; giảm tỷ trọng xuất khẩu tài nguyên, nông sản thô. Kim
ngạch nhập khẩu của thành phố giai đoạn 2011 - 2013 đạt 79,4 tỷ USD[4], tăng bình quân
10,7%/năm[5], thấp hơn mức
tăng 12,1% của giai đoạn 2006 - 2010, chủ yếu là nhập khẩu máy móc thiết bị, giảm
hàng tiêu dùng, xa xỉ phẩm.
- Lĩnh vực dịch vụ vận tải, kho
bãi
Trong 3 năm qua thành phố đã hoàn thành
nhiều công trình giao thông, trong đó có nhiều công trình trọng điểm, có quy mô
lớn như Đường hầm sông Sài Gòn, Đại lộ Võ Văn Kiệt, Mai Chí Thọ, đường dọc kênh
Nhiêu Lộc - Thị Nghè; Tuyến đường trục Bắc - Nam giai đoạn I, Đường Tân Sơn Nhất
- Bình Lợi (giai đoạn 1), 5 cầu vượt bằng thép qua các giao lộ nhằm giảm ùn tắc
giao thông.
Thành phố tiếp tục cho khởi công nhiều
dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông quan trọng khác như 4 cầu dọc kênh
Nhiêu Lộc - Thị Nghè, đồng thời tập trung triển khai Dự án mở rộng Xa lộ Hà Nội,
cầu Sài Gòn 2, tuyến Metro số 1 Bến thành - Suối Tiên, Ủy ban nhân dân thành phố
tiếp tục chỉ đạo các chủ đầu tư đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thi công và tiến độ bồi
thường giải phóng mặt bằng các công trình trọng điểm khác.
Thành phố đã đẩy nhanh tiến độ thực
hiện các dự án hạ tầng trọng điểm để nâng cao giá trị của Lĩnh vực dịch vụ vận
tải, kho bãi, cụ thể như sau:
+ Dự án nạo vét luống Soài Rạp giai
đoạn 2 khởi công vào cuối tháng 11 năm 2012 với nguồn vốn ODA của Bỉ.
+ Dự án khu cảng hạ lưu Hiệp Phước
đang tiếp tục thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng.
+ Dự án Khu công nghiệp Hiệp Phước
giai đoạn 3 đang tiếp tục thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng.
+ Dự án khu đô thị Hiệp Phước đã đền
bù được 1.080 ha, tổng giá trị thực hiện bồi thường đạt 1.651 tỷ đồng, tổng giá
trị đầu tư xây dựng đạt 662 tỷ đồng.
+ Chương trình di dời hệ thống cảng
ra khỏi nội thành để hình thành "Khu đô thị cảng Hiệp Phước", nhằm
gia tăng công suất vận tải bằng đường biển.
Thành phố đã chỉ đạo quyết liệt để
hoàn thành các công trình lớn về giao thông vừa góp phần giải quyết nạn kẹt xe,
còn giúp lĩnh vực Vận tải kho bãi phát triển. Nhờ đó lĩnh vực Vận tải kho bãi
là lĩnh vực có tỷ trọng cao thứ 3 trong lĩnh vực dịch vụ, năm 2011 có tốc độ
tăng trưởng 13,2% chiếm tỷ trọng 13,3%; năm 2012 có tốc độ tăng trưởng 12 % chiếm
tỷ trọng 14%; năm 2013 ước tốc độ tăng trưởng 8,6% chiếm tỷ trọng 14,3%.
Bảng
so sánh tốc độ tăng trưởng ngành (%)
|
2001-2005
|
2006-2010
|
2011-2013
|
2011
|
2012
|
Ước 2013
|
Tổng khu vực dịch vụ
|
10,0
|
12,3
|
11,1
|
12,3
|
10,3
|
10,7
|
Vận tải kho bãi
|
13,5
|
16,4
|
11,2
|
13,2
|
12,0
|
8,6
|
Nguồn: Cục Thống kê
Bảng so sánh tỷ
trọng ngành (%)
|
2001-2005
|
2006-2010
|
2011-2013
|
2011
|
2012
|
Ước 2013
|
Tổng giá trị ngành dịch vụ (tỷ đồng - giá thực tế)
|
301.405
|
782.306
|
1.162.747
|
333.051
|
386.167
|
446.134
|
Vận tải kho bãi
|
15,3
|
15,8
|
14,0
|
13,3
|
14,0
|
14,3
|
Nguồn : Cục Thống
kê
- Lĩnh vực dịch vụ viễn thông và công
nghệ thông tin
Thành phố đã ban hành Chương trình
phát triển Công nghệ thông tin - Truyền thông giai đoạn 2011 - 2015 với 8
chương trình và đề án, góp phần phát triển công nghệ thông tin nhằm thực hiện
các mục tiêu của Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô
hình tăng trưởng kinh tế thành phố giai đoạn 2011 - 2015 và thực hiện các mục
tiêu của đề án "Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông
tin và truyền thông"; đồng thời nâng cao năng lực làm chủ công nghệ và hiệu
lực, hiệu quả quản lý hệ thống hạ tầng thông tin, nội dung thông tin phục vụ
lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của thành phố; đáp ứng yêu cầu cung cấp, trao đổi
thông tin của xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an toàn, an
ninh thông tin, chủ quyền quốc gia về không gian mạng. Trong giai đoạn 2011 -
2013, các chương trình, đề án nhánh đã được tích cực triển khai như: Chương
trình phát triển vi mạch điện tử, Chương trình xây dựng Hệ thống thông tin
chuyên ngành, Chương trình phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trên công
nghệ nguồn mở giai đoạn 2012 - 2015; xây dựng Kiến trúc khung chính quyền điện
tử thành phố Hồ Chí Minh (e-gov framework); Chương trình xây dựng và triển khai
an toàn, an ninh thông tin trong cơ quan quản lý nhà nước giai đoạn 2012 -
2015; Chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nhà nước
thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2012-2015.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin phục
vụ 6 chương trình đột phá của Đảng bộ thành phố trong giai đoạn 2011 - 2015
cũng đã được tích cực triển khai các nội dung công việc: Xây dựng mô hình chống
ngập; dự báo chống ngập; Xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu mạng lưới
thoát nước trên nền số hóa và xây dựng mô hình quản lý (Chương trình giảm ngập
nước); ứng dụng GIS trong công tác quản lý cơ sở dữ liệu hạ tầng giao thông
trên địa bàn thành phố; ứng dụng phần mềm mô phỏng trong thiết kế và quản lý
giao thông đô thị; Triển khai thí điểm hệ thống quản lý giao thông thông minh
(hỗ trợ Chương trình giảm ùn tắc giao thông); triển khai thiết bị cảm biến cảnh
báo ô nhiễm; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý môi trường (hỗ trợ
Chương trình giảm ô nhiễm môi trường); Chương trình ứng dụng công nghệ thông
tin trong Giáo dục.
Ủy ban nhân dân thành phố đã phê duyệt
Đề cương Quy hoạch công nghệ thông tin thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 và
phê duyệt Đề cương Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2012-2025; sẽ tập trung nghiên cứu, hoàn thành
trong năm 2013-2014.
Thành phố thường xuyên tổ chức tiếp
xúc định kỳ nhằm nắm bắt khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, từ đó kịp thời
tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và kiến nghị các Bộ ngành liên quan giải quyết
những vấn đề còn vướng mắc trong thủ tục, chính sách trong lĩnh vực công nghệ thông
tin. Đồng thời đã tiến hành thành lập Bộ phận đầu mối hỗ trợ doanh nghiệp,
trong đó tập trung ưu tiên cho doanh nghiệp trong các khu công viên phần mềm tập
trung như Công viên phần mềm Quang Trung, khu e-Town.
Doanh thu dịch vụ bưu chính, viễn
thông, Internet, xuất bản, điện ảnh phát thanh truyền hình trong 3 năm ước đạt
104.843,95 tỷ đồng[6]. Tổng số thuê
bao điện thoại toàn thành phố đến năm 2013 ước đạt 17,3 triệu thuê bao (mật độ điện
thoại 182 máy/100 dân). Thuê bao Internet băng thông rộng tăng dần qua các năm,
năm 2011 đạt 975.559 thuê bao, năm 2012 đạt 2.741.766 thuê bao, năm 2013 ước đạt
4.929.893.
Nhìn chung, qua 3 năm, lĩnh vực dịch
vụ viễn thông và công nghệ thông tin đã đạt được kết quả phát triển đáng ghi nhận.
Cụ thể như sau:
Bảng
so sánh tốc độ tăng trưởng ngành (%)
|
2001-2005
|
2006-2010
|
2011-2013
|
2011
|
2012
|
Ước 2013
|
Tổng khu vực dịch vụ
|
10,0
|
12,3
|
11,1
|
12,3
|
10,3
|
10,7
|
Thông tin truyền thông
|
|
|
20,9
|
16,1
|
26,8
|
20,0
|
Nguồn : Cục Thống
kê
Bảng so sánh tỷ
trọng ngành (%)
|
2001-2005
|
2006-2010
|
2011-2013
|
2011
|
2012
|
Ước 2013
|
Tổng giá trị ngành dịch vụ (tỷ đồng)
|
301.405
|
782.306
|
1.162.747
|
333.051
|
386.167
|
446.134
|
Thông tin truyền thông
|
|
|
5,5
|
4,6
|
5,8
|
6,0
|
Nguồn : Cục Thống
kê
Lĩnh vực thông tin truyền thông là
lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 3 năm gần đây, tỷ trọng trong ngành
dịch vụ cũng ngày càng gia tăng theo, cụ thể: năm 2011 có tốc độ tăng trưởng
16,1%; năm 2012 có tốc độ tăng trưởng 26,8%; năm 2013 ước tốc độ tăng trưởng
20%.
Khu Công viên phần mềm Quang
Trung: Hiện có 108 doanh nghiệp CNTT (60 doanh nghiệp
trong nước, 48 doanh nghiệp nước ngoài) hoạt động, ước đến hết năm 2013 số
doanh nghiệp CNTT hoạt động là 112 doanh nghiệp. Tổng vốn đầu tư của các nhà đầu
tư và doanh nghiệp hoạt động tại CVPMQT ước đến hết năm 2013 đạt 11.277 tỷ đồng
(tương đương 537 triệu USD). Tình hình kinh doanh của một số doanh nghiệp sản
xuất phần mềm lớn tại CVPMQT có bước phát triển khả quan, sau năm 2012 tăng trưởng
yếu để tái cấu trúc do tình hình khó khăn chung. Tổng doanh thu năm 2012 chỉ đạt
2.114 tỷ đồng (98,91 triệu USD) nhưng 09 tháng đầu năm 2013 tổng doanh thu ước
đạt 1.975 tỷ đồng (tương đương 94,57 triệu USD) bằng 93% doanh thu cả năm 2012,
ước đến hết năm 2013 tổng doanh thu đạt 2.929 tỷ đồng (139,87 triệu USD). Thị
trường xuất khẩu vẫn giữ vai trò quan trọng, giá trị xuất khẩu của các doanh
nghiệp tại CVPMQT tăng đều qua các năm 2010: 34,8 triệu USD; 2011: 49,1 triệu
USD; 2012: 50,7 triệu USD và ước năm 2013 đạt hơn 55 triệu USD.
- Lĩnh vực Bất động sản
Từ năm 2011, thị trường bất động sản
đã gặp nhiều khó khăn, nhiều phân khúc của thị trường bị "đóng băng",
ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, các ngành khác như xi măng, sắt thép, trang
trí nội thất. Để triển khai các giải pháp tháp gỡ khó khăn cho thị trường bất động
sản, thành phố đã thực hiện chuyển đổi công năng dự án nhà ở thương mại sang
nhà ở xã hội; điều chỉnh cơ cấu căn hộ phù hợp với nhu cầu của thị trường; đồng
thời thực hiện kết nối ba bên chủ đầu tư - ngân hàng - khách hàng nhằm đẩy
nhanh tốc độ giải ngân gói tín dụng 30.000 tỷ đồng và giảm lượng hàng hóa tồn
kho bất động sản. Bên cạnh đó, trong điều kiện ngân sách thành phố còn khó
khăn, trên cơ sở các chính sách của Trung ương, thành phố đã chủ động triển
khai một số chính sách phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương để đẩy
nhanh chương trình phát triển nhà ở xã hội như: hoán đổi giá trị quyền sử dụng
đất công do Nhà nước quản lý theo giá thị trường để đổi lấy quỹ nhà ở xã hội; hỗ
trợ các đối tượng mua nhà ở xã hội được vay vốn với thời hạn và lãi suất ưu đãi
thông qua Quỹ Phát triển nhà ở. Trong năm 2013, thành phố phấn đấu hoàn thành
và đưa vào sử dụng 11 dự án nhà ở xã hội với quy mô 3.000 căn; trong đó, bố trí
bán khoảng 565 căn hộ, số căn hộ còn lại khoảng 2.435 căn được bố trí cho thuê,
thuê mua.
Tiếp tục thực hiện Chương trình phát
triển nhà ở theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần IX, trong đó xác định
tổng diện tích sàn xây dựng mới trong 05 năm (giai đoạn 2011-2015) đạt 39 triệu
m2, nâng diện tích bình quân đầu người là 17 m2/người.
Sau 03 năm triển khai thực hiện (2011-2013), tính đến tháng 10/2013, diện tích
sàn xây dựng đã phát triển được 24,5 triệu m2 (đạt 60% so với kế hoạch
5 năm 2011-2015), diện tích bình quân đầu người đạt 16,38 m2/người.
Bảng
so sánh tốc độ tăng trưởng ngành (%)
|
2001-2005
|
2006-2010
|
2011-2013
|
2011
|
2012
|
Ước 2013
|
Tổng khu vực dịch vụ
|
10,0
|
12,3
|
11,1
|
12,3
|
10,3
|
10,7
|
Bất động sản
|
6,0
|
0,9
|
-5,5
|
-19,0
|
5,0
|
-0,8
|
Nguồn : Cục Thống
kê
Bảng so sánh tỷ
trọng ngành (%)
|
2001-2005
|
2006-2010
|
2011-2013
|
2011
|
2012
|
Ước 2013
|
Tổng giá trị ngành dịch vụ (tỷ đồng)
|
301.405
|
782.306
|
1.162.747
|
333.051
|
386.167
|
446.134
|
Bất động sản
|
6,0
|
4,4
|
6,4
|
6,8
|
6,6
|
5,9
|
Nguồn : Cục Thống
kê
Năm 2011 có tốc độ tăng trưởng âm (- 19%),
chiếm tỷ trọng 6,8%; năm 2012 có tốc độ tăng trưởng 5%, chiếm tỷ trọng 6,6%;
năm 2013 ước tốc độ tăng trưởng âm (-0,8%), chiếm tỷ trọng 5,9%. So với năm
2011, đến nay thị trường đã có dấu hiệu hồi phục, phân khúc căn hộ giá rẻ đã được
tiêu thụ mạnh. Đến nay, thành phố tồn khoảng 10.053 căn hộ với giá trị 17.600 tỷ
đồng, so với năm 2012 giảm 30,6% (4.437 căn hộ).
- Lĩnh vực dịch vụ tư vấn, khoa học
công nghệ
Một số chỉ tiêu thể hiện sự đóng góp
của yếu tố khoa học và công nghệ vào tăng trưởng GDP như sau:
+ Tỉ lệ ứng dụng các công trình
nghiên cứu khoa học vào thực tế bình quân năm: 34,18% (năm 2011) và 35,09% (năm
2012). Kế hoạch đến năm 2015: 35%.
+ Số đơn đăng ký sáng chế
Năm 2011: 153, năm 2012: 183, 6 tháng
năm 2013: 66. Số bằng sáng chế được cấp trong năm 2011: 18, năm 2012: 26, 6
tháng năm 2013: 11. Kế hoạch đến năm 2015 đạt bình quân 200 đơn/năm (trong đó số
bằng được cấp là 50 bằng/năm).
+ Tỷ lệ doanh nghiệp sản xuất công
nghiệp thực hiện đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị đạt 17,33% năm 2011; 15,38%
năm 2012. Kế hoạch đến năm 2015 đạt bình quân 60%.
Với sự đầu tư và chỉ đạo quyết liệt của
Ủy ban nhân dân thành phố cùng với sự đồng hành của doanh nghiệp, Lĩnh vực dịch
vụ tư vấn, khoa học công nghệ đã có sự phát triển vực bậc trong thời gian qua:
Bảng
so sánh tốc độ phát triển ngành (%)
|
2001-2005
|
2006-2010
|
2011-2013
|
2011
|
2012
|
Ước 2013
|
Tổng khu vực dịch vụ
|
10,0
|
12,3
|
11,1
|
12,3
|
10,3
|
10,7
|
Dịch vụ tư vấn, khoa học công nghệ
|
|
|
18,5
|
20,1
|
20,0
|
15,6
|
Nguồn : Cục Thống
kê
Bảng so sánh tỷ
trọng ngành (%)
|
2001-2005
|
2006-2010
|
2011-2013
|
2011
|
2012
|
Ước 2013
|
Tổng giá trị ngành dịch vụ (tỷ đồng - giá thực tế)
|
301.405
|
782.306
|
1.162.747
|
333.051
|
386.167
|
443.528
|
Dịch vụ tư vấn, khoa học công nghệ
|
|
|
9,0
|
8,2
|
9,1
|
9,3
|
Nguồn : Cục Thống
kê
Lĩnh vực Dịch vụ tư vấn, khoa học
công nghệ là lĩnh vực có tốc độ phát triển cao thứ 2 trong 2 năm gần đây, tỷ trọng
trong ngành dịch vụ cũng ngày càng gia tăng. Cụ thể:
Năm 2011 có tốc độ phát triển 20,1%,
chiếm tỷ trọng 8,2%. Năm 2012 có tốc độ phát triển 20%, chiếm tỷ trọng 9,1%.
Năm 2013 ước tốc độ phát triển 15,6%, chiếm tỷ trọng 9,3%.
- Lĩnh vực du lịch
Ngành du lịch Thành phố tiếp tục
trung tâm du lịch hàng đầu của cả nước với tốc độ tăng trưởng ổn định, đóng góp
tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố. Ủy ban nhân dân thành phố
đã tập trung chỉ đạo ngành du lịch phối kết hợp với các ngành liên quan như
hàng không, thương mại... thực hiện các Chương trình kích cầu du lịch thông qua
các hình thức khuyến mại, giảm giá, dịch vụ cộng thêm cho khách du lịch, đặc biệt
trong thời gian cao điểm lễ, tết. Thành phố đã chủ động Chương trình kích cầu
du lịch nội địa và xem du lịch nội địa là một điểm nhấn quan trọng, ghi nhận sự
nỗ lực của doanh nghiệp đồng hành với Cơ quan quản lý Nhà nước trong việc tạo
ra giải pháp thu hút khách.
Thành phố đã thành lập Trung tâm Xúc
tiến Du lịch cùng với việc vận hành thử nghiệm Tổng đài Thông tin Du lịch 1087;
tổ chức thực hiện nhiều chương trình mới như: Chương trình du lịch đường sông,
Chương trình "Thành phố Hồ Chí Minh - 100 điều thú vị", Chương trình
Dịch vụ đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch; đặc biệt Hội chợ Du lịch quốc tế
thành phố Hồ Chí Minh (ITE- HCMC) được tổ chức với quy mô và tầm vóc ngày càng
phát triển với chủ đề được nâng tầm và mở rộng qua từng năm. Năm 2013, chương
trình triển lãm có quy mô tăng 30% so với năm trước, thu hút hơn 300 đơn vị
tham gia đến từ hơn 50 điểm đến thuộc 17 quốc gia và vùng lãnh thổ và 21 tỉnh
thành trong cả nước.
Đồng thời với sự đầu tư vào cơ sở hạ
tầng của doanh nghiệp, hiện nay cơ sở hạ tầng du lịch phát triển nhanh theo hướng
hiện đại và chuyên nghiệp, số khách sạn được xếp hạng sao tăng đều qua các năm.
Từ 1.568 cơ sở lưu trú du lịch với 36.611 phòng vào năm 2011, đến nay đã có
1.823 cơ sở lưu trú du lịch với 41.773 phòng đã được phân loại, xếp hạng; trong
đó có 92 khách sạn từ 3-5 sao với 11.409 phòng, số doanh nghiệp lữ hành cũng
tăng từ 721 doanh nghiệp vào năm 2011, đến nay đã có 826 doanh nghiệp lữ hành
(tăng 105 doanh nghiệp).
Với sự nỗ lực và quyết tâm cao của
các cấp, các ngành và các doanh nghiệp, lĩnh vực du lịch đã có sự phát triển
qua các năm:
+ Khách du lịch quốc tế đến thành phố
tăng bình quân 10% năm.
Năm 2011, khách quốc tế đến Thành phố
là 3.500.000 lượt, năm 2012 đạt 3.800.000 lượt và năm 2013 dự kiến đạt
4.100.000 lượt, chiếm bình quân 56% tổng lượt khách quốc tế đến Việt Nam.
+ Doanh thu du lịch Thành phố tăng
bình quân 24 %/ năm:
Năm 2011, đạt 56.842 tỷ đồng, năm
2012 đạt 71.279 tỷ đồng; năm 2013 ước đạt hơn 81.970 tỷ đồng, chiếm bình quân
45 % tổng doanh thu du lịch cả nước.
Trong lĩnh vực du lịch, Khách sạn nhà
hàng là lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng khá trong năm gần đây, tỷ trọng trong
ngành dịch vụ cũng ngày càng gia tăng theo, cụ thể: năm 2011 có tốc độ tăng trưởng
7,9% chiếm tỷ trọng 5,8%; năm 2012 có tốc độ tăng trưởng 5% chiếm tỷ trọng
5,8%; năm 2013 ước tốc độ tăng trưởng 14,1% chiếm tỷ trọng 5,9%.
Bảng
so sánh tốc độ tăng trưởng ngành (%)
|
2001-2005
|
2006-2010
|
2011-2013
|
2011
|
2012
|
Ước 2013
|
Tổng khu vực dịch vụ
|
10,0
|
12,3
|
11,1
|
12,3
|
10,3
|
10,7
|
Khách sạn nhà hàng
|
6,3
|
5,2
|
8,9
|
7,9
|
5,0
|
14,1
|
Nguồn : Cục Thống
kê
Bảng so sánh tỷ
trọng ngành (%)
|
2001-2005
|
2006-2010
|
2011-2013
|
2011
|
2012
|
Ước 2013
|
Tổng giá trị ngành dịch vụ (tỷ đồng)
|
301.405
|
782.306
|
1.162.747
|
333.051
|
386.167
|
446.134
|
Khách sạn nhà hàng
|
10,4
|
7,9
|
5,8
|
5,8
|
5,8
|
5,9
|
Nguồn : Cục Thống
kê
- Lĩnh vực y tế
Theo Quyết định của Thủ tướng Chính
phủ về định hướng quy hoạch ngành Y tế Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh là một
rong các trung tâm y tế chuyên sâu của khu vực và cả nước. Thực hiện nhiệm vụ
này, thành phố đã mạnh dạn đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân
lực trình độ cao; không ngừng ứng dụng công nghệ cao để trở thành trung tâm y tế
chuyên sâu hàng đầu của cả nước, rất nhiều kỹ thuật cao trong các lĩnh vực lâm
sàng, cận lâm sàng được đưa vào điều trị trong 3 năm qua.
Thành phố tập trung đẩy nhanh tiến độ
triển khai xây dựng 5 khu điều trị kỹ thuật cao gồm: Khu trung tâm là các bệnh
viện thành phố hiện nay và 4 khu cửa ngõ vào trung tâm thành phố[7]. Tiếp tục kêu gọi đầu tư
và xây dựng mới tám dự án tại bốn cửa ngõ thành phố[8]. Đối với các bệnh viện cụm trung tâm ưu tiên theo hướng nâng tầng,
phát triển không gian, hạn chế mở rộng quỹ đất. Khuyến khích các bệnh viện vay
vốn kích cầu và sử dụng vốn sự nghiệp để mua sắm bổ sung trang thiết bị y tế,
đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh. Các dự án y tế chuyên sâu như: Khu kỹ thuật cao
của viện tim, khoa ghép tạng của bệnh viện Nhi Đồng 2, khu khám chẩn đoán kỹ
thuật cao bệnh viện 115... đang được triển khai thực hiện.
Công tác xã hội hóa ngành y tế thu được
những kết quả tích cực; hệ thống y tế tư nhân phát triển mạnh mang lại nhiều loại
hình dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân.
Thành phố hiện có 36 bệnh viện tư nhân với tổng số vốn đầu tư trên 2.000 tỷ đồng
(trong đó có 4 bệnh viện có vốn đầu tư nước ngoài), 168 phòng khám đa khoa,
5.569 phòng khám chuyên khoa, 18 nhà hộ sinh, 921 phòng chẩn trị y học cổ truyền.
Thành phố đặc biệt quan tâm đến việc ứng
dụng công nghệ cao trong công tác khám và điều trị; đã đưa nhiều kỹ thuật cao
vào lĩnh vực lâm sàng, cận lâm sàng vào công tác khám chữa bệnh như: mổ tim,
ghép thận, ghép gan, nội soi, siêu âm, thay khớp gối, điều trị can thiệp tim mạch,
thụ tinh trong ống nghiệm... góp phần làm giảm số ngày điều trị, giảm được
50.000 ngày/1.000.000 lượt điều trị nội trú/năm. Trình độ chuyên môn, tay nghề
của đội ngũ cán bộ y tế đã nâng lên rõ rệt thông qua các hoạt động chuyển giao
kỹ thuật, thực hiện nghiên cứu khoa học, phát triển kỹ thuật chuyên sâu. Năng lực
khám, chẩn đoán điều trị của các đơn vị y tế từng bước được khẳng định đối với
ngành, đối với khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, do phải đáp ứng ngày càng
nhiều bệnh nhân từ các tỉnh nên tình trạng quá tải ở các bệnh viện vẫn thường
xuyên diễn ra.
Các chỉ tiêu đánh giá năng lực của hệ
thống các cơ sở y tế đều đạt kế hoạch đề ra: số giường bệnh đạt 42 giường/10.000
dân, 14 bác sỹ/10.000 dân, tỷ lệ trạm y tế có bác sĩ đạt 87%; tỷ lệ cán bộ,
viên chức trạm y tế phường, xã có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên đạt
100%... Các chỉ tiêu về sức khoẻ cũng đạt kế hoạch đề ra: tỷ lệ suy dinh dưỡng
của trẻ dưới 5 tuổi <8 %, tỷ lệ chết trẻ em dưới 5 tuổi 9%. Mạng lưới khám
chữa bệnh được tập trung đầu tư; cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được nâng
cấp; chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh được cải thiện. Chính sách khám chữa bệnh
cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, các đối tượng chính sách xã hội, người có
công được quan tâm và triển khai thực hiện.
Bảng
so sánh tốc độ tăng trưởng ngành (%)
|
2001-2005
|
2006-2010
|
2011-2013
|
2011
|
2012
|
Ước 2013
|
Tổng khu vực dịch vụ
|
10,0
|
12,3
|
11,1
|
12,3
|
10,3
|
10,7
|
Y tế
|
16,7
|
11,5
|
18,4
|
23,3
|
20,9
|
11,3
|
Nguồn : Cục Thống
kê
Bảng so sánh tỷ
trọng ngành (%)
|
2001-2005
|
2006-2010
|
2011-2013
|
2011
|
2012
|
Ước 2013
|
Tổng giá trị ngành dịch vụ (tỷ đồng)
|
301.405
|
782.306
|
1.162.747
|
333.051
|
386.167
|
446.134
|
Y tế
|
6,3
|
6,4
|
5,7
|
5,4
|
5,8
|
5,8
|
Nguồn : Cục Thống
kê
Lĩnh vực Y tế là lĩnh vực có tốc độ
tăng trưởng tốt trong những năm gần đây, nhưng có chiều hướng giảm dần ; duy
trì tỷ trọng trong ngành dịch vụ, cụ thể: năm 2011 có tốc độ tăng trưởng 23,3%
chiếm tỷ trọng 5,4%; năm 2012 có tốc độ tăng trưởng 20,9% chiếm tỷ trọng 5,8%;
năm 2013 ước tốc độ tăng trưởng 11% chiếm tỷ trọng 5,8%.
- Lĩnh vực giáo dục đào tạo
Thành phố đã ban hành Đề án thực hiện
Nghị định số 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ về miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học
tập và cơ chế thu, sử dụng đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục Quốc
dân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2010 - 2011 đến năm 2014 - 2015
và Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi trong giai đoạn 2011 - 2015
theo Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.
Mặc dù ngân sách còn khó khăn nhưng vẫn ưu tiên vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng cho
ngành giáo dục. Chương trình kiên cố hóa trường lớp đang được triển khai thực
hiện, cơ bản đã hoàn thành ở 24 quận - huyện.
Thành phố có 24/24 quận, huyện đạt
chuẩn Phổ cập giáo dục mần non cho trẻ 5 tuổi. Tổng cộng toàn thành phố có
317/319 phường, xã, thị trấn đạt chuẩn Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi;
đạt tỷ lệ 99.37%
Với sự nỗ lực to lớn từ Thành phố
trong việc đầu tư cơ sở vật chất cho Lĩnh vực Giáo dục đào tạo, sự năng động của
doanh nghiệp đã góp phần xã hội hóa và từng bước phát triển:
Bảng
so sánh tốc độ tăng trưởng ngành (%)
|
2001-2005
|
2006-2010
|
2011-2013
|
2011
|
2012
|
Ước 2013
|
Tổng khu vực dịch vụ
|
10,0
|
12,3
|
11,1
|
12,3
|
10,3
|
10,7
|
Giảo dục đào tạo
|
10,5
|
10,6
|
13,2
|
11,9
|
13,7
|
13,9
|
Nguồn : Cục Thống
kê
Bảng so sánh tỷ
trọng ngành (%)
|
2001-2005
|
2006-2010
|
2011-2013
|
2011
|
2012
|
Ước 2013
|
Tổng giá trị ngành dịch vụ (tỷ đồng)
|
301.405
|
782.306
|
1.162.747
|
333.051
|
386.167
|
443.528
|
Giáo dục đào tạo
|
7,0
|
4,4
|
3,9
|
3,7
|
3,8
|
4,6
|
Nguồn : Cục Thống
kê
Lĩnh vực giáo dục - đào tạo là lĩnh vực
có tốc độ tăng trưởng tốt trong những năm gần đây. Tỷ trọng trong ngành dịch vụ
cũng gia tăng dần. Năm 2011 có tốc độ tăng trưởng 11,9%, chiếm tỷ trọng 3,7%.
Năm 2012 có tốc độ tăng trưởng 13,7%, chiếm tỷ trọng 3,8%. Năm 2013 ước tốc độ
tăng trưởng 13,9%, chiếm tỷ trọng 4,6%.
b) Ngành công nghiệp
Thành phố đã chủ động hỗ trợ các
doanh nghiệp công nghiệp mạnh dạn đổi mới công nghệ hiện đại, mở rộng nhà xưởng
sản xuất, tăng cường khả năng cạnh tranh, thúc đẩy sự phát triển của ngành công
nghiệp với các Chương trình cụ thể như: Chương trình kích cầu hỗ trợ đầu tư cho
4 ngành công nghiệp trọng yếu của Thành phố (ngành Điện tử - Công nghệ thông
tin; ngành Cơ khí chế tạo; ngành Hóa chất - nhựa; ngành Chế biến lương thực -
thực phẩm); Chương trình bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa
(DNNVV); Chương trình giảm thiểu ô nhiễm môi trường; Chương trình nâng cao năng
lực nghiên cứu thiết kế, chế tạo và chuyển giao thiết bị mới... Tiếp tục triển
khai thực hiện Quy hoạch phát triển ngành cơ khí đến 2015, định hướng đến 2020;
Quy hoạch phát triển ngành hóa chất đến 2015, định hướng đến 2020. Xây dựng Quy
hoạch phát triển ngành chế biến tinh lương thực thực phẩm, Quy hoạch phát triển
công nghiệp phụ trợ và hợp tác tỉnh; Xây dựng Quy hoạch phát triển điện lực
Thành phố.
Kết
quả thực hiện qua các năm
|
2001-2005
|
2006-2010
|
2011-2013
|
2011
|
2012
|
Ước 2013
|
Giá trị sản xuất (tỷ đồng)
|
871.858
|
2.250.909
|
2.490.328
|
742.771
|
832.170
|
915.387
|
Tốc độ phát triển GTSX (%)
|
15,4
|
12,6
|
7,7
|
8,1
|
7,8
|
6,6
|
Nguồn : Cục Thống
kê
Bốn ngành công nghiệp trọng yếu
Với sự tập trung hỗ trợ từ ngân sách
của Thành phố, cũng như ban hành nhiều cơ chế chính sách nhằm hỗ trợ 4 ngành
công nghiệp trọng yếu phát triển, đồng thời nhận được sự hưởng ứng của doanh
nghiệp, 4 ngành công nghiệp trọng yếu đã có sự phát triển qua các năm như sau:
Bảng
so sánh tốc độ phát triển các ngành công nghiệp (%)
|
2001-2005
|
2006-2010
|
2011-2013
|
2011
|
2012
|
Ước 2013
|
4 ngành CN trọng yếu
|
Ngành cơ khí
|
22,1
|
19,6
|
6,1
|
8,9
|
3,4
|
6,2
|
Ngành điện tử - công nghệ thông tin
|
73,1
|
20,2
|
12,8
|
6,9
|
15,8
|
15,9
|
Ngành hóa chất - cao su - nhựa
|
17,8
|
19,0
|
6,2
|
0,1
|
12,7
|
6,1
|
Ngành chế biến lương thực thực phẩm
|
12,2
|
11,3
|
13,3
|
21,9
|
11,7
|
6,7
|
2 ngành công nghiệp truyền thống
|
Dệt may
|
16,2
|
16,4
|
8,6
|
18,6
|
4,2
|
3,5
|
Giày da
|
16,3
|
19,3
|
6,0
|
1,0
|
10,2
|
7,1
|
Nguồn : Cục Thống
kê
Bảng
so sánh tỷ trọng các ngành công nghiệp (%)
Ngành công nghiệp
|
2001-2005
|
2006-2010
|
2011-2013
|
2011
|
2012
|
Ước 2013
|
Tỷ trọng 4 ngành CN trọng yếu
|
54,58
|
57,00
|
57,70
|
58,8
|
56,8
|
57,9
|
Cơ khí chế tạo
|
15,45
|
19,08
|
18,30
|
20,2
|
17,4
|
17,5
|
Điện tử - viễn thông - tin học
|
3,52
|
4,08
|
4,40
|
3,5
|
4,9
|
4,9
|
Hóa dược, cao su, nhựa
|
16,85
|
19,03
|
18,90
|
19,1
|
18,6
|
19,1
|
Chế biến lương thực, thực phẩm
|
18,76
|
14,80
|
16,10
|
16,0
|
15,9
|
16,4
|
2 ngành công nghiệp truyền thống
|
14,72
|
18,19
|
18,91
|
18,0
|
20,7
|
18,0
|
Dệt may
|
9,58
|
11,96
|
12,43
|
11,9
|
13,7
|
11,7
|
Giày da
|
5,14
|
6,23
|
6,48
|
6,1
|
7,04
|
6,3
|
Nguồn : Cục Thống
kê
- Ngành cơ khí chế tạo
Tiếp tục thực hiện Quy hoạch phát triển
ngành cơ khí trên địa bàn thành phố đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020. Nhiều công
nghệ, trang thiết bị thế hệ mới như: hệ thống thiết bị chế tạo, gia công cơ khí
tự động CNC, NC,... kết hợp với các phần mềm điều khiển, thiết kế, tính toán kết
cấu (PLC, Simetic, SAP,...) đã được các doanh nghiệp trong ngành cơ khí của
thành phố ứng dụng trong sản xuất, chế tạo máy. Đặc biệt, trong lĩnh vực cơ khí
khuôn mẫu, các công nghệ đúc mẫu chảy, đúc với công nghệ làm bằng nhựa Furan là
các công nghệ tiên tiến cũng đã được đưa vào ứng dụng. Nhiều dây chuyền, hệ thống
thiết bị, máy móc được điều khiển tự động bằng máy tính đã được các doanh nghiệp
trong nước sản xuất để thay thế hàng nhập khẩu, có khả năng cạnh tranh cao do
chất lượng ổn định và giá thành chỉ khoảng 50-70% so sản phẩm nhập khẩu cùng loại
trong các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, công nghiệp xay xát, công nghiệp
bào chế dược phẩm,...
- Ngành Điện tử - Công nghệ thông
tin
Thành phố đã chỉ đạo tập trung phát
triển được nhiều trung tâm công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin tập trung
như: Công viên phần mềm Quang Trung, Khu Công nghệ cao Thành phố, Trung tâm
công nghệ phần mềm Sài Gòn (SSP), Tòa nhà Etown... Thành phố đang tích cực chuẩn
bị xây dựng Công viên phần mềm Quang Trung 2 và đang phối hợp với tỉnh Lâm Đồng,
Nam Định, Quảng Ngãi để triển khai xây dựng chuỗi công viên phần mềm Quang
Trung tại các tỉnh. Với quy mô sản lượng sản xuất chiếm khoảng trên 27% so với
cả nước, ngành điện tử - công nghệ thông tin của Thành phố đạt tốc độ tăng giá
trị sản xuất giai đoạn (2001-2005) tăng 73,7%/năm, giai đoạn (2006-2010) tăng
13,2%/năm và giai đoạn (2011-2013) tăng 12,8%. Trong những năm qua, Thành phố
đã thu hút được nhiều dự án của các tập đoàn kinh tế thế giới như Intel, Nidec;
đầu tư các dự án sử dụng công nghệ bán dẫn, công nghệ vi mạch, bo mạch điện tử.
Trên địa bàn còn thu hút nhiều dự án ứng dụng công nghệ mới để sản xuất các sản
phẩm từ năng lượng từ mặt trời như: sản xuất pin năng lượng mặt trời tại khu
công nghệ cao; ứng dụng năng lượng mặt trời trong chế tạo thiết bị chiếu sáng,
thiết bị gia dụng, sử dụng năng lượng mặt trời để thay năng lượng điện trong
các tòa nhà (tòa nhà thông minh),...
- Ngành Hóa chất - nhựa
Tiếp tục thực hiện Quy hoạch phát triển
ngành công nghiệp hóa chất trên địa bàn thành phố giai đoạn 2006 - 2010, tầm
nhìn đến năm 2020; tập trung triển khai thực hiện quy hoạch, hướng dẫn các
doanh nghiệp tập trung vào các khu công nghiệp tập trung, hỗ trợ các doanh nghiệp
đầu tư chế tạo sản phẩm mới, đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ... theo hướng bảo
vệ môi sinh, môi trường và tăng giá trị gia tăng; trong đó, công nghiệp hóa dược,
dược phẩm, dược liệu, hóa mỹ phẩm, sản xuất cao su kỹ thuật có sự phát triển
cao. Chiếm tỷ trọng trên 39% (đối với ngành hóa chất) và trên 45% (đối với
ngành cao su, nhựa) về sản lượng sản xuất so với cả nước. Trong những năm qua,
Ngành đã phát triển theo hướng bảo vệ môi sinh, môi trường và tăng giá trị gia
tăng; chiếm khoảng 13-15% giá trị gia tăng của toàn ngành công nghiệp Thành phố.
Các sản phẩm săm lốp xe máy, ô tô không chỉ chiếm lĩnh thị trường trong nước mà
còn đẩy mạnh xuất khẩu. Công nghệ và thiết bị trong sản xuất chất tẩy rửa, mỹ
phẩm không ngừng được cải tiến và đầu tư công nghệ và thiết bị tiên tiến. Trình
độ công nghệ, thiết bị của các cơ sở được đánh giá tương đương với các nước
trong khu vực như Thái Lan, Malaysia. Một số loại sản phẩm có tính năng mới
(như sơn chống thấm; sơn tầu biển, giàn khoan; sơn chịu nhiệt, ắc quy khô, bột
giặt có chứa chất tẩy natri tripolyphôtphát, chất tẩy quang học, enzym,...) đã
được nghiên cứu và sản xuất.
- Ngành Chế biến tinh lương thực -
thực phẩm
Thành phố tập trung hỗ trợ đầu tư cho
các doanh nghiệp trong ngành chế biến lương thực - thực phẩm. Đến nay, Thành phố
đã chuyển sang tinh chế, những công nghệ sản xuất mới, công nghệ chế biến tiên
tiến đã được ứng dụng vào sản xuất và đã cho ra đời những sản phẩm chất lượng
cao. Ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm của Thành phố đã giảm dần
việc đầu tư phát triển theo bề rộng, tập trung đầu tư phát triển chiều sâu bằng
các công nghệ hiện đại, tạo ra những sản phẩm tinh chế, có chất lượng cao và
giá trị gia tăng lớn.
Các doanh nghiệp chuyên về thực phẩm
như Vissan, cầu Tre, Vifon, Masan... ngày càng phát triển mạnh mẽ. Nhiều dự án
đầu tư dây chuyền thiết bị, ứng dụng công nghệ tự động hóa trong sản xuất đã
cho ra đời nhiều sản phẩm có chất lượng và giá thành phù hợp, các thương hiệu
Việt đã dần chiếm lĩnh thị trường trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu như: Vinamilk,
Kinh Đô, Phạm Nguyên, Hanco, Bia Sài Gòn, Vocarimex, Tường An, Vissan, Ba
Huân,...
- Ngành dệt may và da giày:
Mặc dù trải qua thời kỳ kinh tế khó
khăn, nhưng các ngành hàng sản xuất truyền thống như may mặc, giày da vẫn duy
trì mức tăng trưởng sản xuất, tiêu thụ tốt. Ngoại trừ các cơ sở của hộ gia
đình, thành phố Hồ Chí Minh có trên 5.400 doanh nghiệp dệt & may (bao gồm cả
sản xuất và thương mại), với tổng số lao động trên 306.000 công nhân. Sản lượng
của ngành may mặc sản xuất chiếm trên 37% tổng sản lượng toàn quốc. Bên cạnh
thuận lợi về sản xuất, các doanh nghiệp ngành dệt may và giày da cũng tận dụng
được các chương trình, chính sách hỗ trợ của Thành phố để phát triển thị trường
tiêu thụ, nhất là thông qua các kênh thông tin, tuyên truyền, hỗ trợ công tác
điều tra khảo sát thị trường, phát triển mạng lưới phân phối,... thuộc nội dung
chương trình hành động của Thành phố về thực hiện cuộc vận động "Người Việt
Nam dùng hàng Việt Nam".
Các doanh nghiệp của Thành phố đã chú
trọng đầu tư, đổi mới công nghệ, ứng dụng vào sản xuất. Thông qua đầu tư đổi mới
công nghệ, chuyển dịch sang công nghiệp thiết kế, tạo mẫu và công nghiệp thời
trang, nhiều thương hiệu của thành phố đã chiếm lĩnh được thị trường trong nước
và đẩy mạnh xuất khẩu, tiêu biểu như: Phong Phú, Phước Long, Việt Tiến, Việt Thắng,
Việt Thy, Thái Tuấn, An Phước, Sài Gòn 2, Legamex, Vina giày, Bitis, Bitas,...
Tình hình đầu tư tại các khu chế
xuất, khu công nghiệp:
Trong giai đoạn 3 năm (2011-2013), tổng
vốn đầu tư thu hút đạt 2.528,48 triệu USD, đạt 105% kế hoạch, trong đó tổng vốn
đầu tư nước ngoài đạt 1.838,74 triệu USD, đầu tư trong nước đạt 689,74 triệu
USD . Về lĩnh vực đầu tư, các lĩnh vực chiếm tỷ trọng vốn đầu tư cao nhất, bao
gồm: điện tử (chiếm tỷ trọng 89,82% tổng vốn đầu tư), hóa - nhựa (3,27%), dịch
vụ (1,89%), cơ khí (1,5%). Diện tích đất cho thuê đạt 198,72 ha, diện tích nhà
xưởng cho thuê 164.898,49 m2.
TT
|
Chỉ tiêu
|
Năm 2011
|
Năm 2012
|
Ước năm 2013
|
Tổng cộng
|
Tỷ trọng
|
I
|
Vốn đầu tư nước ngoài
|
|
|
|
|
|
1
|
Cấp mới
|
|
|
|
|
|
|
- Số dự án
|
19
|
20
|
25
|
64
|
|
|
- Vốn đầu tư (triệu USD)
|
1.038,56
|
33,11
|
80
|
1.151,67
|
46%
|
2
|
Điều chỉnh
|
|
|
|
|
|
|
- Số dự án
|
41
|
38
|
35
|
114
|
|
|
- Vốn đầu tư điều chỉnh
|
222,56
|
174,51
|
290
|
687,07
|
27,17%
|
3
|
Tổng vốn đầu tư nước ngoài (tr USD)
|
1.261,12
|
207,62
|
370
|
1.838,74
|
72,72%
|
II
|
Vốn đầu tư trong nước
|
|
|
|
|
|
1
|
Cấp mới
|
|
|
|
|
|
|
- Số dự án
|
40
|
46
|
45
|
131
|
|
|
- Vốn đầu tư (triệu USD)
|
261,74
|
140,72
|
125
|
527,46
|
20,86%
|
2
|
Điều chỉnh
|
|
|
|
|
|
|
- Số dự án
|
14
|
22
|
25
|
61
|
|
|
- Vốn đầu tư (triệu USD)
|
3,89
|
63,39
|
95
|
162,28
|
6,42%
|
3
|
Tổng vốn đầu tư trong nước (tr USD)
|
265,63
|
204,11
|
170
|
689,74
|
26,24%
|
III
|
Tổng vốn đầu tư trong và ngoài nước (triệu
USD)
|
1.526,75
|
411,73
|
590
|
2.528,48
|
100%
|
1
|
Tốc độ tăng/giảm (%)
|
89,94%
|
-73,03%
|
43,3%
|
|
|
IV
|
Diện tích đất cho thuê (ha)
|
108,82
|
34,9
|
55
|
198,72
|
|
V
|
Diện tích nhà xưởng cho thuê (m2)
|
64.191,95
|
40.706,54
|
60.000
|
164.898,49
|
|
Kim ngạch xuất khẩu 3 năm (2011-2013)
đạt 13,2 tỷ USD, bình quân đạt 4,4 tỷ USD/năm, tốc độ tăng bình quân 18%/năm.
Kim ngạch nhập khẩu 3 năm (2011 - 2013) đạt 10,58 tỷ USD, bình quân đạt 3,53 tỷ
USD/năm, tốc độ tăng bình quân 12%/năm. Cụ thể:
Chỉ tiêu
|
Đơn vị tính
|
Năm 2011
|
Năm 2012
|
Ước Năm 2013
|
Bình quân/năm
|
Kim ngạch xuất khẩu
|
tỷ USD
|
3,6
|
4,5
|
5,1
|
4,4
|
Tốc độ tăng
|
%
|
16%
|
25%
|
13%
|
18%
|
Kim ngạch nhập khẩu
|
tỷ USD
|
3,1
|
3,68
|
3,8
|
3,53
|
Tốc độ tăng
|
%
|
15%
|
18%
|
3%
|
12%
|
Nguồn
Ban quản lý các Khu chế xuất và Công nghiệp thành phố
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài tiếp tục phát triển ổn định, ít bị ảnh hưởng bởi suy giảm kinh tế do có sự
hỗ trợ về thị trường, vốn của công ty mẹ ở nước ngoài hoặc có thị trường tiêu
thụ ổn định ở nước ngoài. Các doanh nghiệp trong nước, tập trung vào các doanh
nghiệp vừa và nhỏ ở các KCN, còn gặp khó khăn về vốn và thị trường tiêu thụ.
Tuy nhiên, một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp như hạ lãi suất cho vay đã có
phát huy tác dụng, một số doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn để duy trì và
phát triển sản xuất.
Công trình xây dựng Khu Công nghệ
cao
Tính đến nay, lũy kế đến nay thu hồi
được 778,9 ha đạt 97,3% so với tổng diện tích 801 ha phải thu hồi. Đến nay có
72 dự án được cấp phép với tổng vốn đầu tư đạt 2.320,2 triệu USD; hiện có 56 dự
án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đạt 2.081,2 triệu USD. Trong số 56 dự án
còn hiệu lực có 38 dự án đang hoạt động chiếm 67,9%; 18 dự án chưa triển khai
hoạt động chiếm 32,1% (02 dự án đang xây dựng, 15 dự án đang làm thủ tục xây dựng,
1 dự án mới cấp phép). Giá trị sản xuất giai đoạn 2011 - 2013 đạt 5.976 triệu
USD, trong đó giá trị xuất khẩu đạt 5.930 triệu USD.
Thành phố đã phê duyệt Đề án đầu tư
xây dựng giai đoạn II Khu công nghệ cao với diện tích 587,07 ha với tổng mức đầu
tư 8.175,632 tỷ đồng xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các công trình
phục vụ quản lý và hoạt động nhằm xây dựng Khu công nghệ cao thành phố trở
thành một khu công nghiệp công nghệ có tầm cỡ quốc tế, là trung tâm mạnh về
nghiên cứu và phát triển, ươm tạo và đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao cho
khu vực.
c) Ngành nông nghiệp
Từ năm 2011 đến nay, thành phố đã đẩy
mạnh hoạt động khuyến nông, tập trung vào các chương trình chuyển giao các tiến
bộ về giống và đẩy mạnh áp dụng công nghệ, cải tiến kỹ thuật canh tác cho nông
dân trồng rau, trồng hoa, cây kiểng, đặc biệt đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất
hoa lan; xây dựng các mô hình chăn nuôi bò sữa áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ
thuật. Qua đó giá trị sản xuất ước tăng bình quân 5,9%/năm, cơ bản đạt mục
tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp thành phố giai đoạn 2011
- 2015 (chỉ tiêu giá trị sản xuất tăng bình quân 6%/năm).
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp tiếp tục
chuyển dịch theo hướng nông nghiệp đô thị hiện đại, hiệu quả, bền vững. Chuyển
dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thủy sản theo hướng gắn liền với đặc trưng của
một đô thị lớn là nông nghiệp sạch, không gây ô nhiễm môi trường, tăng cường ứng
dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, công tác dự báo, kết hợp xây dựng nông
thôn mới. Tỷ trọng các ngành đến cuối năm 2013 so với năm 2010 như sau: trồng
trọt từ 26,7% tăng lên 27,9%; chăn nuôi giảm từ 44,2% còn 39,1%; thủy sản từ
21,1% lên 25,8%; lâm nghiệp từ 1,3 còn 0,9%.
Bảng so sánh tỷ
trọng ngành (%)
|
2001-2005
|
2006-2010
|
2011-2013
|
2011
|
2012
|
Ước 2013
|
Tổng giá trị (tỷ đồng- giá thực tế)
|
16.234
|
34.881
|
39.000
|
11.061
|
13.317
|
14.622
|
Toàn ngành
|
100
|
100
|
100
|
100
|
100
|
100
|
- Trồng trọt
|
30,3
|
26,4
|
25,5
|
24,9
|
23,6
|
27,9
|
- Chăn nuôi
|
33,1
|
42,0
|
43,6
|
46,9
|
45,6
|
39,1
|
- Dịch vụ nông nghiệp
|
8,2
|
6,6
|
12,5
|
6,6
|
6,9
|
6,3
|
- Thủy sản
|
25,4
|
23,9
|
17,5
|
20,5
|
23,0
|
25,8
|
- Lâm nghiệp
|
3,0
|
1,1
|
0,9
|
1,1
|
0,9
|
0,9
|
Nguồn : Cục Thống kê
Chương trình chuyển dịch cơ cấu nông
nghiệp tiếp tục đạt kết quả khá, phát triển mạnh các loại cây trồng, vật nuôi
có hiệu quả cao. Diện tích gieo trồng cây hoa kiểng năm 2013 ước đạt 2.090 ha,
tăng 9,42% so năm 2010; diện tích gieo trồng rau đạt 14.863 ha, tăng 14,3%; tổng
đàn bò sữa 95.000 con, tăng 19,5%; sản lượng sữa tươi đạt 246.000 tấn.
Thành phố đẩy mạnh Chương trình chuyển
dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn, lũy kế từ
khi triển khai Quyết định số 36/2011/QĐ-UBND ngày 10/6/2011 của Ủy ban nhân dân
thành phố đến nay có 2.469 quyết định phê duyệt, 9.152 hộ, tổng vốn đầu tư
3.844,8 tỷ đồng, tổng vốn vay được hỗ trợ lãi suất là 2.220,2 tỷ đồng. Nhìn
chung, mặc dù hàng năm tổng diện tích đất nông nghiệp có giảm nhưng giá trị và
hiệu quả sản xuất vẫn tăng, khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn có
xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2010, thu nhập bình quân của người dân ở
nông thôn đạt 1,9 triệu đồng/người/tháng, bằng 66,6% so với khu vực thành thị.
Đến năm 2012, thu nhập bình quân của người dân khu vực nông thôn đạt 2,7 triệu
đồng/người/tháng, tăng 41,2% so với năm 2010, bằng 80,5% so với khu vực thành
thị
Kết quả thực hiện Chương trình xây
dựng mô hình nông thôn mới
Thành phố đã đẩy mạnh triển khai thực
hiện Chương trình xây dựng mô hình nông thôn mới theo 19 tiêu chí, tập trung
vào các công tác đầu tư xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, văn hóa -
xã hội - y tế,… tạo điều kiện thúc đẩy giao thương, phát triển sản xuất, nâng
cao đời sống vật chất, tinh thần người dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động
và thu hút doanh nghiệp đầu tư. Đối với 6 xã thực hiện thí điểm, đến nay, có 5
xã đã đạt cơ bản 19/19 tiêu chí; 1 xã đạt 17/19 tiêu chí; thành phố hoàn thành
phê duyệt đề án của 49/50 xã thực hiện chương trình nông thôn mới. Qua hơn 3
năm thực hiện, thu nhập bình quân của người dân được nâng cao; tại xã Tân Thông
Hội đạt thu nhập đạt 34,3 triệu đồng/người/năm (gấp 1,84 lần khi xây dựng đề
án); bình quân 5 xã còn lại: thu nhập đạt 28,6 triệu đồng/người/năm (gấp 1,82 lần
khi xây dựng đề án).
III. Nhận xét,
đánh giá
1. Ưu điểm
- Trong 3 năm qua, trước tình hình
kinh tế thế giới diễn biến phức tạp và kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn,
thành phố đã kịp thời nắm bắt tình hình, chủ động tổ chức nhiều cuộc họp để chỉ
đạo giải quyết các khó khăn, vướng mắc, tổng hợp các vấn đề phát sinh để kiến
nghị, đề xuất biện pháp xử lý. Các chủ trương, chính sách của Nhà nước nhận được
sự đồng thuận cao trong mọi tầng lớp nhân dân, thể hiện quyết tâm vượt qua khó
khăn. Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội vẫn tiếp tục tăng trưởng theo đúng định hướng
đề ra.
- Thành phố luôn quan tâm, tập trung
chỉ đạo quyết liệt, sâu sát và cụ thể từng ngành, lĩnh vực nhằm thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu kinh tế đúng định hướng theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần
thứ IX. Bên cạnh đó, thành phố luôn kiểm tra chặt chẽ quá trình triển khai của
từng Sở ngành, quận huyện để kịp thời hướng dẫn, điều chỉnh theo đúng định hướng
đã đề ra.
- Kinh tế thành phố tăng trưởng hợp
lý, chuyển dịch theo hướng từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh
tranh của nền kinh tế, trong các ngành, lĩnh vực, sản phẩm và doanh nghiệp. Khu
vực dịch vụ phát triển nhanh, từng bước hình thành trung tâm dịch vụ tài chính,
thương mại, du lịch, vận tải, y tế, giáo dục, công nghệ thông tin, khoa học
công nghệ của khu vực và cả nước.
- Kịp thời ban hành cơ chế chính sách
phát triển các ngành, các lĩnh vực, tạo môi trường thuận lợi để tổ chức và cá
nhân trong và ngoài nước yên tâm đầu tư sản xuất kinh doanh. Quan tâm chỉ đạo
sát sao tiến độ triển khai công việc của các sở - ngành và giải quyết kịp thời
những kiến nghị, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các nội dung của
chương trình.
- Luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, hỗ
trợ doanh nghiệp vượt qua thử thách, ổn định sản xuất; hỗ trợ doanh nghiệp đổi
mới công nghệ nhằm nâng cao công suất, nâng cao chất lượng, giảm giá thành,
tăng tính cạnh tranh. Công tác nghiên cứu, đề xuất các chính sách hỗ trợ phát
triển ngày càng gắn với thực tiễn.
- Thành phố đã tập trung đẩy nhanh tiến
độ đầu tư khu công nghệ cao, các khu, cụm công nghiệp chuyên ngành; tập trung
quy hoạch và triển khai nhiều dự án giao thông quan trọng, tạo sự kết nối giữa
thành phố với các tỉnh lân cận, giữa các quận với các huyện ngoại thành, giữa
các khu công nghiệp với các cảng biển, cảng sông... góp phần thúc đẩy chuyển dịch
cơ cấu kinh tế tại các quận huyện và thành phố; tập trung đầu tư, kêu gọi xã hội
hóa nhằm đào tạo nguồn nhân lực có trình độ, tay nghề đáp ứng cho nhu cầu chuyển
dịch cơ cấu kinh tế.
- Thành phố tiếp tục triển khai và
chuẩn hóa việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông nhằm tăng cường
trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước, nâng cao chất lượng và hiệu quả
phục vụ nhân dân; mở rộng thực hiện cơ chế một cửa liên thông giữa các sở -
ngành, giữa sở - ngành với các quận - huyện, phường - xã, thị trấn trong giải
quyết thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong quy
trình xử lý công việc của từng cơ quan hành chính nhà nước, giữa các cơ quan
hành chính nhà nước với nhau và trong giao dịch với tổ chức, cá nhân nhằm giải
quyết các công việc và phục vụ nhân dân, doanh nghiệp; giúp các cơ quan nhà nước
xử lý công việc nhanh, chính xác; giúp lãnh đạo nắm thông tin kịp thời, kiểm
tra công việc đã chỉ đạo.
- Môi trường đầu tư kinh doanh trong
nước nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng ngày càng thuận lợi, thông
thoáng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, tham gia tích cực vào các
chương trình phát triển các ngành dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp trên địa
bàn.
2. Hạn chế
- Chất lượng tăng trưởng kinh tế nhìn
chung chưa bền vững, năng lực cạnh tranh chưa cao; chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
cơ cấu nội bộ các ngành kinh tế còn chậm. Tốc độ tăng trưởng sản phẩm nội địa
(GDP) chưa đạt chỉ tiêu đề ra. Tiềm năng, lợi thế của thành phố chưa được huy động,
khai thác đầy đủ; chưa có chính sách, giải pháp đột phá hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu
kinh tế.
- Tiến độ thực hiện tái cơ cấu; sắp xếp,
đổi mới doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân thành phố giai đoạn
2011 - 2015 còn chậm.
- Một số sở ngành triển khai các
chương trình, đề án chưa đạt kế hoạch đề ra. Công tác thông tin, tuyên truyền,
công tác triển khai thực hiện sau khi ban hành Chương trình, đề án chưa được
quan tâm đúng mức.
IV. Phương hướng
giai đoạn 2014 - 2015
Căn cứ theo định hướng tại Nghị quyết
Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ IX, Chương trình chuyển hỗ trợ chuyển dịch cơ
cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế của thành phố trong giai
đoạn 2014 - 2015 tập trung vào các nhóm giải pháp, công việc sau:
1. Nhóm cơ chế
chính sách
- Rà soát các chính sách hiện có, căn
cứ tình hình và nhu cầu thực tế để kiến nghị Chính phủ ban hành và chủ động ban
hành theo thẩm quyền các chính sách mới trong phát triển khu công nghiệp, khu
công nghệ cao, khu nông nghiệp công nghệ cao, công viên phần mềm; phát triển
khoa học công nghệ, công nghệ thông tin trên địa bàn thành phố.
- Hoàn thiện và triển khai thực hiện
Đề án Tái cấu trúc nền kinh tế Thành phố do Viện nghiên cứu phát triển chủ trì
để định hướng cho thực hiện Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế Thành phố.
2. Tạo môi trường
kinh doanh thuận lợi
a) Cải cách hành chính
- Tiếp tục cải cách, đơn giản hóa các
thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước, kiến nghị hủy bỏ các thủ
tục hành chính không phù hợp với điều kiện thực tế của Thành phố.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong
cải cách hành chính để giảm thời gian đi lại nộp, bổ sung hồ sơ, giảm phiền hà
cho doanh nghiệp, cho nhà đầu tư; đồng thời thực hiện minh bạch quá trình xử lý
hồ sơ và hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước.
b) Cấp phép đầu tư, cấp giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh
- Thực hiện đúng quy trình thẩm tra hồ
sơ đăng ký đầu tư nước ngoài để đảm bảo thời gian giải quyết hồ sơ theo đúng
quy định của pháp luật, tạo điều kiện cho nhà đầu tư chuẩn bị và triển khai tốt
kế hoạch hoạt động.
- Rà soát kiến nghị hủy bỏ các quy định
không phù hợp với tình hình thực tế nhằm rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận
đầu tư.
- Triển khai thực hiện cấp Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh tại nhà để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và giảm số lượng
người tập trung tại cơ quan nhà nước.
c) Thường xuyên tiếp xúc, đối thoại với
doanh nghiệp để giải quyết kiến nghị, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
3. Công tác chỉ
đạo, điều hành
a) Tập trang triển khai các đề án,
chương trình nhánh đã ban hành; Hoàn thành xây dựng các chương trình, đề án còn
lại trong quý II năm 2014 đồng thòi khẩn trương nghiên cứu và bổ sung các đề
án, chương trình mới, tập trung vào các lĩnh vực mũi nhọn như công nghệ cao,
công nghệ thông tin... nhằm thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo tinh
thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ IX.
b) Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ
sung và hoàn thiện các loại quy hoạch như quy hoạch các ngành kinh tế, kỹ thuật,
quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch phát triển giao thông; gắn với quy hoạch
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Quy hoạch vùng đô thị thành phố Hồ Chí Minh...
phục vụ cho nhu cầu điều chỉnh quy hoạch không gian đô thị, xây dựng các công
trình hạ tầng, tái bố trí dân cư và các cơ sở sản xuất phù hợp với định hướng
chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
c) Đánh giá được tỷ trọng của từng
ngành trong hiện trạng nền kinh tế và hướng phát triển chuyển dịch từ ngành này
sang ngành khác, từ đó xây dựng những chính sách phản ứng nhanh, những chính
sách lâu dài trong quá trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố.
d) Tiếp tục xây dựng trung tâm tích hợp
dữ liệu hạ tầng, dân cư, kinh tế và xã hội của Thành phố với sự tham gia của
các tất cả ngành, cơ quan thuế, cơ quan thống kê để xây dựng hệ thống số liệu
chính xác, cập nhật thực tế phục vụ cho công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo
Thành phố.
đ) Hoàn thành các kế hoạch sắp xếp, đổi
mới và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước; đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa các
doanh nghiệp công ích; triển khai thực hiện chống độc quyền trong cung cấp dịch
vụ công ích.
e) Kiểm soát công nghệ đầu vào và bảo
vệ sản phẩm trong nước: tăng cường thẩm tra công nghệ khi cấp giấy phép đầu tư
và để kiểm soát công nghệ của trang thiết bị máy móc khi được nhập khẩu. Xây dựng
các hàng rào về kỹ thuật để bảo vệ sản phẩm trong nước, thúc đẩy sản xuất kinh
doanh. Đẩy mạnh sử dụng công nghệ mới, sản phẩm mới trong sản xuất và tiêu dùng
để tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Tập trung triển khai Chương trình
phát triển vi mạch điện tử (chip điện tử).
i) Tập trung phát triển nguồn nhân lực
đáp ứng yêu cầu xây dựng phát triển kinh tế - xã hội Thành phố trong giai đoạn
mới. Mở rộng quy mô đào tạo nguồn nhân lực theo nhiều hình thức khác nhau, chú
ý đào tạo công nhân tay nghề cao đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
k) Tập trung công tác tuyên truyền,
phổ biến Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến với người dân và doanh
nghiệp, để thu hút sự quan tâm và nguồn lực xã hội vào thực hiện Chương trình.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND/ TP;
- TTUB: CT, các PCT;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP;
- Văn phòng Thành ủy;
- Ban kinh tế-Ngân sách HĐND/ TP;
- Các Sở - ban - ngành TP;
- Ủy ban nhân dân các quận - huyện;
- Các Doanh nghiệp trực thuộc TP;
- VPUB: CPVP;
- Các Phòng CV, THKH (5b);
- Lưu: VT, (THKH/Qt)
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Mạnh Hà
|