Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 684/QĐ-UBND 2021 Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại tỉnh Vĩnh Phúc

Số hiệu: 684/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc Người ký: Vũ Chí Giang
Ngày ban hành: 23/03/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 684/QĐ-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 23 tháng 3 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2021-2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 09/TTr-STP ngày 12/3/2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021 - 2030.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng các Sở, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Vũ Chí Giang

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2021-2030
(Phê duyệt kèm theo Quyết định số: 684/QĐ-UBND ngày 23/3/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc)

I. CƠ SỞ CHÍNH TRỊ, PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Cơ sở chính trị

Trong điều kiện đẩy mạnh cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, việc đổi mới, hoàn thiện và phát triển các tổ chức bổ trợ tư pháp nói chung và thừa phát lại nói riêng là một trong những nội dung quan trọng được đề cập tại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Nghị quyết có nội dung xác định rõ: “Tiếp tục hoàn thiện thủ tục tố tụng dân sự. Nghiên cứu, thực hiện và phát triển các loại hình dịch vụ từ phía Nhà nước để tạo điều kiện cho các đương sự chủ động thu thập chứng cứ chứng minh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình…, từng bước thực hiện việc xã hội hóa và quy định những hình thức, thủ tục để giao cho tổ chức không phải là cơ quan nhà nước thực hiện một số công việc thi hành án dân sự; Nghiên cứu chế định Thừa phát lại (thừa hành viên); trước mắt có thể tổ chức thí điểm tại một số địa phương, sau vài năm, trên cơ sở tổng kết, đánh giá thực tiễn sẽ có bước đi tiếp theo”.

2. Cơ sở pháp lý

Thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị, trong những năm qua Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan đến việc triển khai thực hiện chế định Thừa phát lại, cụ thể:

- Ngày 14/11/2008, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 24/2008/QH12 về thi hành Luật Thi hành án dân sự. Nghị quyết có nội dung: “Để triển khai thực hiện chủ trương xã hội hóa một số công việc có liên quan đến thi hành án dân sự, giao Chính phủ quy định và tổ chức thực hiện thí điểm Thừa phát lại (Thừa hành viên) tại một số địa phương. Việc thí điểm được thực hiện từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành đến hết ngày 01/7/2012”.

- Thực hiện Nghị quyết số 24/2008/QH12 của Quốc hội, ngày 24/7/2009 Chính phủ ban hành Nghị định số 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh. Tiếp theo, ngày 18/10/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 135/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP .

- Trên cơ sở kết quả thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh, ngày 23/11/2012 Quốc hội thông qua Nghị quyết số 36/2012/QH13 về việc tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại, trong đó giao Chính phủ tiếp tục tổ chức thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo đó, ngày 25/3/2013 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 510/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại”, trong đó mở rộng thí điểm chế định Thừa phát lại tại 13 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Từ kết quả triển khai thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII đã thông qua Nghị quyết số 107/2015/QH13 ngày 26/11/2015 về thực hiện chế định Thừa phát lại. Theo đó, Nghị quyết này cho phép chế định Thừa phát lại được thực hiện chính thức trong phạm vi cả nước kể từ ngày 01/01/2016.

- Sau hơn 05 năm chính thức triển khai chế định Thừa phát lại theo Nghị quyết số 107/2015/QH13 của Quốc hội, ngày 08/01/2020 Chính phủ ban hành Nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại (Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24/02/2020, thay thế Nghị định số 61/2009/NĐ-CP và Nghị định số 135/2013/NĐ-CP).

Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ra đời là cơ sở pháp lý quan trọng, chính thức xác định vị trí, vai trò và địa vị pháp lý của nghề Thừa phát lại, tổ chức hành nghề Thừa phát lại, quản lý nhà nước về Thừa phát lại ... Theo đó, Nghị định này quy định rõ: (1) Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan; (2) Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại; (3) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ xây dựng và triển khai thực hiện Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn cấp tỉnh thuộc phạm vi quản lý.

II. CƠ SỞ THỰC TIỄN XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc có vị trí chiến lược về chính trị, kinh tế, quốc phòng - an ninh và đối ngoại, là cửa ngõ của thủ đô, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Vĩnh Phúc có diện tích 1.235,87 km2; có 09 đơn vị hành chính, trong đó có 02 thành phố, 07 huyện; dân số trung bình năm 2020 là 1.171.232 người với 41 dân tộc. Vĩnh Phúc là tỉnh có giá trị sản xuất công nghiệp lớn, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 15,37%/năm; thu ngân sách năm 2020 là 32.590 tỷ đồng, đạt 97% dự toán, trong đó thu nội địa đạt 27.858 tỷ đồng. Tổng sản phẩm bình quân đầu người trên địa bàn ước đạt 104,7 triệu đồng/người/năm, tăng 1,7 triệu đồng/người so với năm 2019. Hoạt động kinh tế trên các lĩnh vực tiếp tục có sự chuyển biến tích cực, nhất là khu vực dịch vụ và khu vực công nghiệp - xây dựng đạt mức tăng trưởng cao. Trong năm 2020, tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn ước đạt 43.154,4 tỷ đồng tăng 10,05% so với cùng kỳ.

Bên cạnh sự phát triển năng động về kinh tế, trong những năm qua các quan hệ xã hội trên địa bàn tỉnh diễn ra có xu hướng ngày càng phức tạp, tiềm ẩn nhiều mâu thuẫn, tranh chấp; các khiếu kiện hành chính, tranh chấp dân sự, kinh tế, lao động thường xuyên xảy ra và có chiều hướng tăng về số lượng, phức tạp, đa dạng về nội dung. Từ tình hình trên, trong giai đoạn hiện nay việc thực hiện chủ trương phát triển loại hình dịch vụ Thừa phát lại là rất cần thiết, sẽ góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, đồng thời đáp ứng yêu cầu chính đáng của tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; tạo cơ hội cho người dân có quyền lựa chọn việc yêu cầu thi hành bản án, quyết định của Tòa án với thời gian nhanh hơn, hiệu quả hơn, bảo đảm quyền và lợi ích các bên có liên quan, góp phần thúc đẩy cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, giảm tải công việc cho hệ thống Tòa án và cơ quan Thi hành án dân sự.

2. Kết quả khảo sát, đánh giá nhu cầu của người dân và tác động của việc thực hiện chế định Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Năm 2013, Vĩnh Phúc là 01 trong 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp theo (gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Bình Dương, Đồng Nai, Tiền Giang, An Giang, Vĩnh Long) được lựa chọn mở rộng thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại theo chủ trương đề ra tại Nghị quyết số 36/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội và Quyết định số 1531/QĐ-BTP ngày 24/06/2013, Quyết định số 2499/QĐ-BTP ngày 11/10/2013 của Bộ Tư pháp. Triển khai chủ trương thí điểm chế định Thừa phát lại, từ cuối năm 2013 đến hết Quý I/2014 UBND tỉnh đã cho phép thành lập 03 Văn phòng Thừa phát lại, gồm: Văn phòng Thừa phát lại Vĩnh Yên (nay là Văn phòng Thừa phát lại Trần Gia), Văn phòng Thừa phát lại Phúc Yên (nay là Văn phòng Thừa phát lại Hoàng Huy), Văn phòng Thừa phát lại Vĩnh Tường.

Qua hơn 06 năm thực hiện chế định Thừa phát lại, tổ chức bộ máy của các Văn phòng Thừa phát lại đã được kiện toàn, đội ngũ thừa phát lại và thư ký nghiệp vụ đảm bảo về tiêu chuẩn theo quy định pháp luật (3 Văn phòng có 8 Thừa phát lại và 16 thư ký nghiệp vụ). Hoạt động hành nghề thừa phát lại đã từng bước đi vào đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh; các Văn phòng Thừa phát lại đã được tổ chức và người dân đón nhận theo chiều hướng tích cực. Kết quả hoạt động của 03 Văn phòng Thừa phát lại từ khi thành lập vào cuối năm 2013 đến nay (tính đến ngày 31/12/2020) như sau:

- Về việc tống đạt các giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự: 03 Văn phòng Thừa phát lại đã thực hiện tống đạt 128.205 văn bản, với tổng phí thu được là 13.186.377.000 đồng;

- Về việc lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức: 03 Văn phòng Thừa phát lại đã lập 2.494 vi bằng, tổng doanh thu là 7.445.300.000 đồng;

- Về việc xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: 03 Văn phòng Thừa phát lại đã thực 02 vụ việc xác minh điều kiện thi hành án, với tổng số phí thu được là 3.279.000.000 đồng;

- Về việc tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự: 03 Văn phòng Thừa phát lại chưa thực hiện tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án.

Trên cơ sở kết quả hoạt động trên của 03 Văn phòng, có thể thấy rằng việc triển khai các Nghị quyết của Quốc hội, Nghị định của Chính phủ đã bước đầu khẳng định việc thực hiện chế định Thừa phát lại tại Vĩnh Phúc là thành công và có những tác động tích cực đối với xã hội như sau:

- Tác động về kinh tế: Dưới góc độ xã hội, hoạt động Thừa phát lại bước đầu đã tạo lập một nghề mới trong thị trường cung cấp dịch vụ pháp lý và là bước đầu tiên xã hội hóa hoạt động thi hành án, tạo thêm việc làm cho người lao động. Quá trình triển khai thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại đã góp phần dân chủ hóa trong hoạt động tư pháp, qua đó gián tiếp làm giảm sự tranh chấp, “xung đột”, khiếu kiện của người dân đối với Nhà nước nói chung và cơ quan thi hành án dân sự nói riêng.

- Tác động đối với hoạt động tư pháp và liên quan: hoạt động Thừa phát lại đã bước đầu hỗ trợ tích cực cho các hoạt động tư pháp được nhanh hơn, hiệu quả hơn, góp phần giảm tải công việc của các cơ quan tư pháp, trước hết là của Tòa án và cơ quan Thi hành án dân sự. Đối với Tòa án, việc tống đạt văn bản của Thừa phát lại đã giúp Tòa án tập trung vào việc xét xử; việc lập vi bằng giúp tạo lập nguồn chứng cứ góp phần bảo đảm cho việc xét xử khách quan, kịp thời và chính xác. Đối với cơ quan Thi hành án dân sự, việc thực hiện các công việc về tống đạt văn bản thi hành án, xác minh điều kiện thi hành án, trực tiếp tổ chức thi hành án của Thừa phát lại đã nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cơ quan thi hành án dân sự, tạo cơ chế vừa phối hợp, hỗ trợ vừa cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực thi hành án, bước đầu góp phần hạn chế một số tiêu cực trong hoạt động thi hành án.

- Tác động đối với người dân: việc thực hiện chế định Thừa phát lại đã góp phần nâng cao nhận thức không những đối với cơ quan nhà nước mà còn đối với người dân về một chủ trương mới của Đảng và Nhà nước. Chế định Thừa phát lại đã tạo cơ chế tăng cường tính chủ động, tích cực của công dân trong các quan hệ dân sự, tố tụng dân sự. Trong đó, việc lập vi bằng của Thừa phát lại đã được người dân đón nhận hết sức tích cực vì đã tạo thêm một công cụ pháp lý để người dân tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong thực hiện các giao dịch dân sự và trong các quá trình tố tụng tư pháp. Bên cạnh đó, sự hiện diện của các Văn phòng Thừa phát lại bên cạnh các cơ quan Thi hành án dân sự đã tạo điều kiện để người dân có thêm sự lựa chọn phù hợp với năng lực, điều kiện của cá nhân khi yêu cầu thi hành án dân sự.

3. Kết quả khảo sát số lượng việc thụ lý của Tòa án và cơ quan thi hành án dân sự; số dân tại địa bàn các huyện, thành phố thuộc tỉnh

Theo quy định, Thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện các công việc: (1) Tống đạt các giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự; giấy tờ, hồ sơ, tài liệu có liên quan đến tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài; (2) Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức; (3) Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; (4) Tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự. Như vậy, căn cứ phạm vi công việc Thừa phát lại được làm nêu trên có thể thấy rằng nguồn việc chủ yếu của Thừa phát lại phụ thuộc rất lớn vào số lượng việc mà Tòa án và cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh thụ lý, giải quyết.

Nghị định số 08/2020/NĐ-CP quy định, việc xây dựng Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại tại địa phương phải căn cứ vào “số lượng vụ việc thụ lý của Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự”, “mật độ dân cư ở địa bàn cấp huyện nơi dự kiến thành lập Văn phòng Thừa phát lại” …. Triển khai quy định trên, Sở Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tiến hành khảo sát số lượng vụ việc Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự 02 cấp trên địa bàn tỉnh đã thụ lý từ năm 2017 đến năm 2020; số dân tại địa bàn các huyện, thành phố thuộc tỉnh. Kết quả khảo sát như sau:

3.1. Số lượng việc thụ lý của Tòa án nhân dân

STT

Đơn vị

Số lượng vụ việc thụ lý

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Tổng cộng

I

Cấp tỉnh

411

609

609

724

2353

II

Cấp huyện

 

 

 

 

 

1

Vĩnh Yên

663

945

824

931

3363

2

Phúc Yên

485

585

490

502

2062

3

Bình Xuyên

540

755

557

718

2570

4

Tam Đảo

317

441

431

390

1579

5

Lập Thạch

426

581

493

566

2066

6

Sông Lô

276

392

324

378

1370

7

Vĩnh Tường

555

763

650

703

2671

8

Yên Lạc

448

637

553

558

2196

9

Tam Dương

492

597

538

545

2172

 

Tổng cộng

4613

6305

5469

6015

22402

3.2. Số lượng việc thụ lý của cơ quan thi hành án dân sự

STT

Đơn vị

Số lượng vụ việc thụ lý

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Tổng cộng

I

Cấp tỉnh

547

532

501

402

1982

II

Cấp huyện

 

 

 

 

 

1

Vĩnh Yên

1376

1462

1482

1187

5507

2

Phúc Yên

817

1063

1009

746

3635

3

Bình Xuyên

1038

1118

1028

1031

4215

4

Tam Đảo

463

590

702

603

2358

5

Lập Thạch

807

861

909

869

3446

6

Sông Lô

573

642

615

550

2380

7

Vĩnh Tường

1259

1266

1127

979

4631

8

Yên Lạc

1176

1181

1098

918

4373

9

Tam Dương

1005

1049

1113

949

4116

 

Tổng cộng

9061

9764

9584

8234

36643

3.3. Số dân tại địa bàn các huyện, thành phố thuộc tỉnh

Stt

Tên đơn vị hành chính huyện, thành phố

Số dân
(Số liệu tính đến ngày 01/4/2019; căn cứ theo Văn bản số 83/BCĐTW-VPBCĐTW ngày 31/7/2019 của Ban Chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương)

1

Thành phố Vĩnh Yên

119.128

2

Thành phố Phúc Yên

106.002

3

Huyện Bình Xuyên

131.013

4

Huyện Tam Đảo

83.931

5

Huyện Vĩnh Tường

205.345

6

Huyện Yên Lạc

156.456

7

Huyện Tam Dương

114.391

8

Huyện Sông Lô

98.738

9

Huyện Lập Thạch

136.150

Tổng cộng

1.151.154

Từ kết quả khảo sát cho thấy, số lượng vụ việc thụ lý của Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự 02 cấp trên địa bàn tỉnh trong những năm qua là rất lớn, đặc biệt là tại địa bàn các đơn vị hành chính Vĩnh Yên, Phúc Yên, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên; Tam Dương dân số tại các địa phương này cũng tương đối đông, do đó nhu cầu sử dụng dịch vụ Thừa phát lại nhiều. Vì vậy, để góp phần giảm tải công việc cho hệ thống Tòa án và cơ quan Thi hành án dân sự, thì cần thiết phải sớm phát triển hệ thống Văn phòng Thừa phát lại tại các địa phương này.

III. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN

1. Mục tiêu của Đề án

a) Huy động các nguồn lực xã hội tham gia xây dựng và thực hiện chế định Thừa phát lại nhằm giảm áp lực công việc, giảm chi tiêu ngân sách và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp mà trực tiếp là Tòa án và cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh.

b) Tạo điều kiện cho đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án có thêm công cụ hỗ trợ tích cực để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong quá trình tổ chức thi hành án.

c) Phát triển Văn phòng Thừa phát lại theo đúng định hướng của Chính phủ, cụ thể: không quá 02 Văn phòng Thừa phát lại đối với mỗi đơn vị hành chính là thành phố; không quá 01 Văn phòng Thừa phát lại đối với mỗi đơn vị hành chính huyện còn lại trên địa bàn tỉnh.

d) Phát triển Văn phòng Thừa phát lại phân bố phù hợp với tình hình thực tiễn và tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trên địa bàn tỉnh; đáp ứng kịp thời nhu cầu của các tổ chức, cá nhân khi tham gia các giao dịch dân sự, kinh tế và trong hoạt động tố tụng.

2. Nhiệm vụ của Đề án

Trong giai đoạn từ năm 2021 đến 2030, phát triển thêm 08 Văn phòng Thừa phát lại tại địa bàn các đơn vị hành chính sau:

- Thành phố Vĩnh Yên: ngoài Văn phòng Thừa phát lại Trần Gia hiện có trên địa bàn, phát triển thêm 01 Văn phòng Thừa phát lại mới;

- Thành phố Phúc Yên: ngoài Văn phòng Thừa phát lại Hoàng Huy hiện có trên địa bàn, phát triển thêm 01 Văn phòng Thừa phát lại mới;

- Huyện Vĩnh Tường đã có một Văn phòng Thừa phát lại Vĩnh Tường, được thành lập từ giai đoạn thực hiện thí điểm, đến nay giữ nguyên và không thành lập thêm.

- Huyện Tam Dương: Phát triển 01 Văn phòng Thừa phát lại;

- Huyện Bình Xuyên: Phát triển 01 Văn phòng Thừa phát lại;

- Huyện Yên Lạc: Phát triển 01 Văn phòng Thừa phát lại;

- Huyện Lập Thạch: Phát triển 01 Văn phòng Thừa phát lại;

- Huyện Tam Đảo: Phát triển 01 Văn phòng Thừa phát lại;

- Huyện Sông Lô: Phát triển 01 Văn phòng Thừa phát lại.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Tư pháp

Giao Sở Tư pháp căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ được phê duyệt tại phần III Đề án này, tham mưu UBND tỉnh thực hiện quy trình cho phép thành lập Văn phòng Thừa phát lại theo đúng quy định, đúng số lượng và địa bàn được phê duyệt. Cụ thể:

- Sở Tư pháp ban hành văn bản thông báo về việc thành lập Văn phòng Thừa phát lại đối với từng địa bàn huyện, thành phố được phê duyệt trong Đề án; Đồng thời thực hiện đăng tải công khai Đề án và Văn bản thông báo về việc thành lập Văn phòng Thừa phát lại trên Cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp và của tỉnh để các tổ chức, cá nhân biết, thực hiện.

- Sau khi thông báo về việc thành lập Văn phòng Thừa phát lại (Lưu ý thông báo thời hạn nộp hồ sơ cụ thể), Sở Tư pháp tổ chức tiếp nhận hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại, tiến hành thẩm định và thực hiện thủ tục trình UBND tỉnh cho phép thành lập Văn phòng Thừa phát lại theo quy định.

2. Thừa phát lại có nhu cầu thành lập Văn phòng Thừa phát lại

Sau khi Sở Tư pháp đăng tải văn bản thông báo về việc thành lập Văn phòng Thừa phát lại trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh và của Sở Tư pháp, Thừa phát lại có nhu cầu thành lập Văn phòng Thừa phát lại nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại tại Sở Tư pháp. Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại;

b) Bản thuyết minh về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện;

c) Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Thừa phát lại để đối chiếu.

Thừa phát lại đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại phải nộp phí thẩm định điều kiện thành lập, hoạt động Văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.

3. Các sở, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan và UBND các huyện, thành phố thuộc tỉnh

3.1. Các sở, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan và UBND các huyện, thành phố phối hợp với Sở Tư pháp triển khai có hiệu quả Đề án này; tổ chức tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về Thừa phát lại và nội dung Đề án này tại cơ quan, đơn vị, địa phương thuộc phạm vi quản lý với các hình thức phù hợp, nhằm nâng cao nhận thức, ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động của Thừa phát lại trong giai đoạn hiện nay cho cán bộ, nhân dân.

3.2. Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh và Cục Thi hành án dân sự tỉnh phối hợp chặt chẽ với Sở Tư pháp trong thực hiện hoạt động quản lý nhà nước về Thừa phát lại và tổ chức triển khai thực hiện Đề án đạt hiệu quả; hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các Văn phòng Thừa phát lại theo quy định của Luật Thi hành án dân sự, Nghị định số 08/2020/NĐ-CP và các quy định của pháp luật có liên quan./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 684/QĐ-UBND ngày 23/03/2021 phê duyệt Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2030

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


489

DMCA.com Protection Status
IP: 18.222.119.148
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!