Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 46/2021/QĐ-UBND hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng tỉnh Quảng Ninh

Số hiệu: 46/2021/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ninh Người ký: Nguyễn Tường Văn
Ngày ban hành: 16/09/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 46/2021/QĐ-UBND

Quảng Ninh, ngày 16 tháng 9 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHÍ XÉT DUYỆT HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ THÀNH LẬP VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Công chứng ngày 20 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 15 tháng 6 năm 2018;

Căn cứ Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng;

Căn cứ Nghị quyết số 172/NQ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ về chính sách phát triển nghề công chứng;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về tiêu chí xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01/10/2021 và thay thế Quyết định số 2422/2016/QĐ-UBND ngày 01/8/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành Quy định tiêu chí xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp; Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Tư pháp;
- TT.
Tỉnh ủy, TT. HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Hội công chứng viên
tỉnh;
- V
0, V1, V2, V3, NC;
- Lưu: VT, PC.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Tường Văn

 

QUY ĐỊNH

VỀ TIÊU CHÍ XÉT DUYỆT HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ THÀNH LẬP VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 46/2021/QĐ-UBND ngày 16 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định về tiêu chí xét duyệt, nguyên tắc xét duyệt, thang điểm và cách thức xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Quy định này không điều chỉnh việc thay đổi trụ sở của Văn phòng công chứng. Việc thay đổi trụ sở của Văn phòng công chứng được giải quyết theo quy định của Luật Công chứng, Nghị quyết số 172/NQ-CP ngày 19/11/2020 của Chính phủ về chính sách phát triển nghề công chứng và các văn bản hướng dẫn thi hành của Bộ Tư pháp.

2. Đối tượng áp dụng

a) Công chứng viên có hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh;

b) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Điều 2. Định hướng phát triển Văn phòng công chứng

1. Việc phát triển Văn phòng công chứng phải gắn với nhu cầu công chứng của từng đơn vị hành chính cấp huyện, đồng thời trên cơ sở đánh giá điều kiện về nguồn việc bình quân cho mỗi tổ chức hành nghề công chứng đảm bảo hoạt động. Cụ thể:

a) Nhu cầu công chứng được biểu hiện qua số lượng hợp đồng, giao dịch có nhu cầu công chứng, phản ánh mức độ phát triển kinh tế - xã hội, quá trình và tốc độ đô thị hóa, sự phát triển của thị trường bất động sản, thị trường vốn, tài chính, ngân hàng;

b) Số lượng hợp đồng, giao dịch đã công chứng trên địa bàn của đơn vị hành chính cấp huyện trong năm trước liền kề là điều kiện chủ yếu để đánh giá nhu cầu phát triển số lượng Văn phòng công chứng trong năm hiện tại. Tùy theo từng đơn vị hành chính cấp huyện, việc phát triển mỗi Văn phòng công chứng trên địa bàn áp dụng mức bình quân số lượng hợp đồng, giao dịch cần thiết để đảm bảo hoạt động như sau:

- Đối với địa bàn thành phố Hạ Long: 6.000 hợp đồng, giao dịch/năm/tổ chức hành nghề công chứng;

- Đối với địa bàn thành phố cẩm Phả, Uông Bí và Móng Cái: 4.000 hợp đồng, giao dịch/năm/tổ chức hành nghề công chứng;

- Đối với địa bàn các huyện, thị xã Đông Triều, Quảng Yên và Vân Đồn: 2.800 hợp đồng, giao dịch/năm/tổ chức hành nghề công chứng;

- Đối với địa bàn các huyện Tiên Yên, Hải Hà và Cô Tô: 2.500 hợp đồng, giao dịch/năm/tổ chức hành nghề công chứng;

- Đối với địa bàn các huyện chưa có tổ chức hành nghề công chứng (Ba Chẽ, Bình Liêu, Đầm Hà):

+ Việc thành lập Văn phòng công chứng đầu tiên trên địa bàn không áp dụng tiêu chí đánh giá nhu cầu về số lượng hợp đồng, giao dịch, mà thực hiện xét duyệt khi có hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng;

+ Việc phát triển Văn phòng công chứng tiếp theo áp dụng mức bình quân số lượng hợp đồng, giao dịch hàng năm cần thiết để đảm bảo hoạt động như sau: 2.500 hợp đồng, giao dịch/năm/tổ chức hành nghề công chứng.

c) Trên cơ sở phương pháp tính bình quân quy định tại điểm b khoản này sẽ xác định số lượng tổ chức hành nghề công chứng dự kiến cần có để giải quyết nhu cầu công chứng và số lượng Văn phòng công chứng cần thiết thành lập thêm trên địa bàn của từng đơn vị hành chính cấp huyện. Cụ thể:

- Số lượng tổ chức hành nghề công chứng dự kiến cần cỏ để giải quyết nhu cầu công chứng trên địa bàn trong năm hiện tại = (Tổng số hợp đồng, giao dịch đã công chứng trên địa bàn của năm trước liền k) / (Mức bình quân slượng hợp đồng, giao dịch quy định tại điểm b khoản này);

- Số lượng Văn phòng công chứng cần thiết thành lập thêm trên địa bàn trong năm hiện tại = (Slượng tổ chức hành nghề công chứng dự kiến cần có để giải quyết nhu cầu công chứng trên địa bàn trong năm hiện tại) - (Số lượng tổ chức hành nghề công chứng hiện có trên địa bàn).

2. Chỉ xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng mới tại địa bàn các xã, phường, thị trấn chưa có tổ chức hành nghề công chứng hoạt động, đồng thời đảm bo khoảng cách tối thiểu 500 m so với tổ chức hành nghề công chứng khác.

Điều 3. Nguyên tắc xét duyệt, lựa chọn hồ sơ

1. Hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng thuộc một trong các trường hợp sau thì không được xét duyệt:

a) Hồ sơ không đáp ứng yêu cầu về loại hình hoạt động của Văn phòng công chứng, điều kiện đối với Trưởng văn phòng công chứng, tên gọi của Văn phòng công chứng, trụ sở của Văn phòng công chứng theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 22 Luật Công chúng;

b) Công chứng viên tham gia Đề án thành lập Văn phòng công chứng đang bị tạm đình chỉ hành nghề công chứng theo quy định tại Điều 14 Luật Công chứng, hoặc thuộc trường hợp phải miễn nhiệm công chứng viên theo quy định tại Điều 15 Luật Công chứng.

2. Hồ sơ được lựa chọn, trình Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép thành lập Văn phòng công chứng:

a) Hồ sơ được tiếp nhận, xét duyệt theo quy trình quy định tại chương III và có tổng số điểm cao nhất do Tổ công tác xét duyệt hồ sơ chấm điểm theo tiêu chí và thang điểm tiêu chí quy định tại chương II bản Quy định này;

b) Trường hợp nhiều hồ sơ có tổng số điểm được chấm cao bng nhau, thì hồ sơ được lựa chọn là hồ sơ được tính ngày tiếp nhận tại Sở Tư pháp sớm nhất. Trường hợp nhiều hồ sơ được tính tiếp nhận tại Sở Tư pháp trong cùng một ngày, thì hồ sơ được lựa chọn là hồ sơ mà công chứng viên dự kiến là Trường Văn phòng công chứng có thời gian lâu hơn về kinh nghiệm hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

c) Trường hợp chỉ có 01 (một) hồ sơ hợp lệ được xét duyệt, thì thực hiện xét duyệt theo các điều kiện quy định tại Điều 22 Luật Công chứng.

Chương II

TIÊU CHÍ VÀ THANG ĐIỂM TIÊU CHÍ XÉT DUYỆT HỒ SƠ

Điều 4. Tiêu chí và áp dụng tiêu chí xét duyệt hồ sơ

1. Hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng được xét duyệt theo các tiêu chí sau:

- Tiêu chí về công chứng viên;

- Tiêu chí về nhân sự giúp việc;

- Tiêu chí về trụ sở làm việc;

- Tiêu chí về điều kiện nơi gửi xe khách hàng;

- Tiêu chí về quy trình nghiệp vụ công chứng.

2. Áp dụng tiêu chí xét duyệt hồ sơ:

a) Tiêu chí xét duyệt hồ sơ chi áp dụng chấm điểm đối với những Đề án thành lập Văn phòng công chứng có địa điểm đặt trụ sở tại địa bàn xã, phường, thị trấn phù hợp với định hướng phát triển Văn phòng công chứng quy định tại khoản 2 Điều 2 bản Quy định này;

b) Đề án thành lập Văn phòng công chứng trình bày phương án nhân sự “công chứng viên” đông thời là nhân viên nghiệp vụ, nhân viên kế toán, nhân viên công nghệ thông tin, hoặc nhân viên lưu trữ, thì chỉ được tính điểm tiêu chí áp dụng đối với công chứng viên quy định tại Điều 5 bản Quy định này;

c) Đề án thành lập Văn phòng công chứng trình bày phương án một nhân sự giúp việc đm nhiệm đồng thời các vị trí công việc của nhân viên nghiệp vụ, nhân viên kế toán, nhân viên công nghệ thông tin, hoặc nhân viên lưu trữ, thì nhân sự đó chỉ được tính điểm theo một trong các tiêu chí nhân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 6 bản Quy định này;

d) Tại cùng một thời điểm, một nhân sự giúp việc tham gia phương án nhân sự trong nhiều Đề án thành lập Văn phòng công chứng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, thì nhân sự đó không được xét tiêu chí để tính điểm.

Điều 5. Thang điểm tiêu chí về công chứng viên

Đề án thành lập Văn phòng công chứng trình bày phương án nhân sự “công chứng viên”, thì chi áp dụng tính điểm cho tối đa 03 công chứng viên tham gia Đề án. Thang điểm đối với tiêu chí này được áp dụng như sau:

1. Về số lượng công chứng viên:

Điểm cộng tối đa cho tiêu chí này là 30 điểm, trong đó mỗi công chứng viên tham gia Đề án được tính 10 điểm nếu đáp ứng được các điều kiện sau:

- Tính đến thời điểm Sở Tư pháp ra văn bản thông báo tiếp nhận hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng, công chúng viên tham gia Đề án đang là hội viên của Hội công chứng viên tỉnh Quảng Ninh từ 03 năm trở lên;

- Trong vòng 05 năm trở về trước kể từ thời điểm Sở Tư pháp ra văn bản thông báo tiếp nhận hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng, công chứng viên tham gia Đề án không hành nghề với tư cách là thành viên hợp danh tại bất cứ Văn phòng công chứng nào trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

2. Về kinh nghiệm hành nghề công chứng:

Kinh nghiệm hành nghề công chứng áp dụng cho tiêu chí này là khoảng thời gian mả công chứng viên tham gia Đề án đã hành nghề tại một hoặc nhiều tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh tính đến thời điểm Sở Tư pháp ra văn bn thông báo tiếp nhận hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng. Điểm cộng tối đa cho tiêu chí này là 30 điểm, trong đó mỗi công chứng viên tham gia Đề án đáp ứng được các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này thì được tính điểm như sau:

a) Hành nghề công chứng từ 05 năm đến dưới 07 năm: 05 điểm;

b) Hành nghề công chứng từ 07 năm đến dưới 10 năm: 08 điểm;

c) Hành nghề công chứng từ 10 năm trở lên: 10 điểm.

Lưu ý: Đề án không có công chứng viên đáp ứng được các điều kiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 nêu trên, thì vẫn được xét duyệt và tính điểm các tiêu chí khác quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 8 và Điều 9 của Quy định này.

Điều 6. Thang điểm tiêu chí về nhân sự giúp việc

1. Thang điểm tiêu chí áp dụng đi với nhân viên nghiệp vụ

Đề án thành lập Văn phòng công chứng trình bày phương án nhân sự “nhân viên nghiệp vụ”, thì chỉ áp dụng tính điểm cho tối đa 03 nhân viên nghiệp vụ. Điểm cộng tối đa cho tiêu chí này là 15 điểm, trong đó môi nhân viên được tính điểm như sau:

a) Nhân viên không có bằng đại học chuyên ngành luật được tính 02 điểm;

b) Nhân viên có bằng đại học chuyên ngành luật được tính 05 điểm.

2. Thang điểm tiêu chí áp dụng đối với nhân viên kế toán

Đề án thành lập Văn phòng công chứng trình bày phương án nhân s“nhân viên kế toán”, thì chỉ áp dụng tính điểm cho 01 nhân viên kế toán. Điểm cộng tối đa cho tiêu chí này là 05 điểm,trong đó:

a) Nhân viên có bằng cao đẳng chuyên ngành kế toán được tính 03 điểm;

b) Nhân viên có bằng đại học chuyên ngành kế toán được tính 05 điểm.

3. Thang điểm tiêu chí áp dụng đối với nhân viên công nghệ thông tin

Đề án thành lập Văn phòng công chứng trình bày phương án nhân sự “nhân viên công nghệ thông tin”, thì chỉ áp dụng tính điểm cho 01 nhân viên công nghệ thông tin. Điểm cộng tối đa cho tiêu chí này là 05 điểm, trong đó:

a) Nhân viên có bằng cao đẳng chuyên ngành công nghệ thông tin được tính 03 điểm;

b) Nhân viên có bằng đại học chuyên ngành công nghệ thông tin được tính 05 điểm.

4. Thang điểm tiêu chí áp dụng đối với nhân viên lưu trữ

Đề án thành lập Văn phòng công chứng trình bày phương án nhân sự “nhân viên lưu trữ”, thì chỉ áp dụng tính điểm cho 01 nhân viên lưu trữ. Điểm cộng ti đa cho tiêu chí này là 05 điểm, trong đó:

a) Nhân viên có trình độ trung cấp chuyên ngành văn thư, lưu trữ được tính 03 điểm;

b) Nhân viên có trình độ cao đẳng, hoặc đại học chuyên ngành văn thư, lưu trữ được tính 05 điểm.

Điều 7. Thang điểm tiêu chí về trụ sở làm việc

Đề án thành lập Văn phòng công chứng trình bày phương án “trụ sở làm việc” đảm bảo định hướng và nguyên tắc phát triển Văn phòng công chứng theo quy định tại khoản 2 Điều 2 bản Quy định này, đồng thời đảm bảo điều kiện về trụ sở theo quy định của Nghị định số 29/2015/NĐ-CP , thì được tính điểm như sau:

a) Trụ sở Văn phòng công chứng thuộc sở hữu của công chứng viên là Trưởng Văn phòng hoặc thành viên hợp danh: 10 điểm;

b) Trụ sở Văn phòng công chứng thuê, mướn mà thời gian thuê, mướn dưới 03 năm thì được tính 06 điểm. Trường hợp trụ sở có thời gian thuê, mướn trên 03 năm, thì cứ tăng thêm 01 năm được cộng thêm 02 điểm, nhưng số điểm cộng thêm tối đa không quá 04 điểm.

Điều 8. Thang điểm tiêu chí về điều kiện nơi gửi xe khách hàng

Đề án thành lập Văn phòng công chứng trình bày phương án “nơi gửi phương tiện xe gắn máy, ô tô cho khách hàng” đảm bảo yêu cầu cách trụ sở Văn phòng công chứng dự kiến thành lập không quá 200 m và không ở khu vực dgây ách tắc hoặc cản trở giao thông, thì được tính điểm như sau:

- Diện tích nơi gửi phương tiện dưới 10 m2: 05 điểm;

- Diện tích nơi gửi phương tiện từ 10 m2 đến dưới 15 m2: 07 điểm;

- Diện tích nơi gửi phương tiện từ 15 m2 đến dưới 20 m2: 09 điểm;

- Diện tích nơi gửi phương tiện từ 20 m2 trở lên: 10 điểm.

Điều 9. Thang điểm tiêu chí về quy trình nghiệp vụ công chứng

Đề án thành lập Văn phòng công chứng xây dựng quy trình nghiệp vụ công chứng chi tiết, chặt chẽ, đúng quy định của Luật công chứng: 10 điểm.

Điều 10. Trách nhiệm của công chứng viên lập hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng

1. Công chứng viên tham gia thành lập Văn phòng công chứng lập hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng gửi Sở Tư pháp.

Hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Công chứng, gồm các giấy tờ, tài liệu sau:

- Đơn đề nghị thành lập Văn phòng công chứng;

- Đề án thành lập Văn phòng công chứng, trong đó nêu rõ sự cần thiết thành lập, dự kiến về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện;

- Bản sao quyết định bổ nhiệm công chứng viên tham gia thành lập Văn phòng công chứng.

2. Đề án thành lập Văn phòng công chứng gửi kèm theo các giấy tờ, tài liệu liên quan sau:

a) Tài liệu liên quan đến thông tin về công chứng viên tham gia thành lập Văn phòng công chứng nêu trong Đề án:

- Bản sao căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân còn giá trị sử dụng, sổ hộ khẩu, quyết định bổ nhiệm công chứng viên;

- Bản tự khai của công chứng viên về thời gian hành nghề công chứng tại các các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh;

b) Tài liệu liên quan đến thông tin về nhân viên nghiệp vụ, nhân viên kế toán, nhân viên công nghệ thông tin, nhân viên văn thư, lưu trữ nêu trong Đề án:

- Bản sao căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân, shộ khu, văn bằng, chứng chỉ chứng minh trình độ chuyên môn của các nhân sự;

- Bản tự khai của các nhân sự về việc cam kết sẽ làm việc cho Văn phòng công chứng nếu Đề án được xét duyệt, lựa chọn. Trường hợp nhân sự đang làm việc tại cơ quan, tổ chức khác, thì bản tự khai phải có thêm nội dung cam kết của nhân sự đó về việc sẽ chấm dứt làm việc tại cơ quan, tổ chức khác đ chuyn sang làm việc chuyên trách tại Văn phòng công chứng.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 11. Khảo sát, đánh giá điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu công chứng

1. Hàng năm, Sở Tư pháp tổ chức khảo sát, hoặc trường hợp cần thiết thì chủ trì phối hợp với Hội công chứng viên tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tiến hành khảo sát, đánh giá điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu công chứng tại từng đơn vị hành chính cấp huyện trên địa bàn tỉnh.

2. Trên cơ sở kết quả khảo sát, căn cứ định hướng phát triển Văn phòng công chứng quy định tại khoản 1 Điều 2 Quy định này, Sở Tư pháp xác định những địa bàn cấp huyện cần thiết phát triển thêm Văn phòng công chứng và báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh cho chủ trương thành lập Văn phòng công chứng mới, hoặc cho phép Văn phòng công chứng chuyển trụ sở từ địa bàn cấp huyện khác về địa bàn cấp huyện cần thiết phát triển thêm Văn phòng công chứng.

Điều 12. Tiếp nhận hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng

1. Sau khi Ủy ban nhân dân tỉnh cho chủ trương thành lập Văn phòng công chứng mới theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Quy định này, Sở Tư pháp ra văn bản thông báo tiếp nhận hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng đối với từng địa bàn cấp huyện được phê duyệt. Văn bản thông báo được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp.

2. Căn cứ định hướng phát triển Văn phòng công chứng quy định tại khoản 2 Điều 2 Quy định này, công chứng viên có nhu cầu thành lập Văn phòng công chứng lập hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng gửi trực tiếp đến Sở Tư pháp trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày văn bản thông báo được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp. Sau khi gửi hồ sơ đến Sở Tư pháp, công chứng viên lập hồ sơ không được sửa đổi, bổ sung và thay đổi bất cứ nội dung nào trong Đề án.

Điều 13. Xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng

1. Hết thời hạn tiếp nhận hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng, Sở Tư pháp tổng hợp, lập danh sách những hồ sơ phù hợp và tiến hành xét duyệt theo tiêu chí và thang điểm tiêu chí quy định tại Chương II Quy định này. Việc xét duyệt hồ sơ được tiến hành theo cách thức sau:

a) Giám đốc Sở Tư pháp thành lập Tổ công tác xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng. Tổ công tác xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng có từ 04 thành viên trở lên; thành viên Tổ công tác là những người có kinh nghiệm công tác, có hiu biết pháp luật về công chứng.

b) Tổ công tác có nhiệm vụ kiểm tra trụ sở Văn phòng công chứng dự kiến thành lập, tiến hành chấm điểm từng Đề án thành lập Văn phòng công chứng. Các thành viên của Tổ công tác làm việc độc lập, căn cứ vào tiêu chí và thang điểm tiêu chí quy định tại Chương II bản Quy định này để chấm điểm từng Đề án thành lập Văn phòng công chứng. Điểm của từng Đề án là điểm trung bình cộng của các thành viên tham gia chấm điểm đi với Đề án đó.

c) Việc kiểm tra trụ sở và chấm điểm Đề án thành lập Văn phòng công chứng đối với từng hồ sơ phải được lập thành biên bản có đy đủ chữ ký của các thành viên Tổ công tác.

2. Trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ, Tổ công tác báo cáo và đề xuất Giám đốc Sở Tư pháp về Đề án có số điểm cao nhất để báo cáo, trình Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép thành lập Văn phòng công chứng; Giám đốc Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại trước khi trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cho phép thành lập.

Điều 14. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan

1. Hội công chứng viên tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm phối hợp với Sở Tư pháp (khi có yêu cầu) tiến hành khảo sát, đánh giá điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu công chứng tại các đơn vị hành chính cấp huyện Trên địa bàn tỉnh.

2. Công chứng viên và nhân sự tham gia Đề án đề nghị thành lập Văn phòng công chứng có trách nhiệm thực hiện đúng quy định của Luật Công chứng, các văn bản hướng dẫn thi hành và quy định tại Quy định này; chịu trách nhiệm về tính xác thực của hồ sơ và các giấy tờ chứng minh nội dung đã trình bày trong Đề án đề nghị thành lập Văn phòng công chứng./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 46/2021/QĐ-UBND ngày 16/09/2021 quy định về tiêu chí xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


907

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.27.78
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!