Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ 2019 Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam

Số hiệu: 201/QĐ-HĐLSTQ Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Hội đồng Luật sư toàn quốc Người ký: Đỗ Ngọc Thịnh
Ngày ban hành: 13/12/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

LIÊN ĐOÀN LUẬT SƯ VIỆT NAM
HỘI ĐỒNG LUẬT SƯ TOÀN QUỐC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 201/QĐ-HĐLSTQ

Hà Nội, ngày 13 tháng 12 năm 2019

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH BỘ QUY TẮC ĐẠO ĐỨC VÀ ỨNG XỬ NGHỀ NGHIỆP LUẬT SƯ VIỆT NAM

HỘI ĐỒNG LUẬT SƯ TOÀN QUỐC

Căn cứ Luật Luật sư;

Căn cứ Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam được Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt tại Quyết định số 1573/QĐ-BTP ngày 28 tháng 8 năm 2015;

Căn cứ Quy chế làm việc của Hội đồng Luật sư toàn quốc, Ban Thường vụ Liên đoàn, các cơ quan giúp việc và đơn vị trực thuộc Liên đoàn Luật sư Việt Nam (ban hành kèm theo Quyết định số 27/QĐ-HĐLSTQ ngày 4/02/2016 của Hội đồng luật sư toàn quốc);

Căn cứ Nghị quyết số 11/NQ-HĐLSTQ ngày 9/10/2019 của Hội đồng Luật sư toàn quốc nhiệm kỳ II, phiên họp thứ IX; Kết quả lấy ý kiến của Hội đồng Luật sư toàn quốc thông qua Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam theo Tờ trình số 06/TTr-BTV ngày 13/11/2019 của Ban Thường vụ Liên đoàn;

Xét đề nghị của Ban Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam gồm Lời nói đầu, 06 Chương và 32 Quy tắc. Bộ Quy tắc này thay thế Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam được Hội đồng luật sư toàn quốc thông qua và ban hành ngày 20 tháng 7 năm 2011.

Điều 2. Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam là cơ sở để xây dựng các giá trị chuẩn mực của nghề luật sư; thực hiện việc giám sát, xem xét khen thưởng, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý kỷ luật đối với luật sư trong phạm vi tổ chức xã hội - nghề nghiệp luật sư.

Điều 3. Luật sư thành viên Liên đoàn Luật sư Việt Nam có nghĩa vụ tuân thủ và thực hiện Bộ Quy tắc này.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Ban Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam giải thích, hướng dẫn chi tiết các quy tắc trong Bộ Quy tắc này.

Điều 5. Ủy viên Hội đồng luật sư toàn quốc, Ủy viên Ban Thường vụ, các Ủy ban, Đơn vị trực thuộc Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Ban Chủ nhiệm các Đoàn Luật sư, các luật sư thành viên Liên đoàn, Tổng thư ký Liên đoàn và các cá nhân, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:

- Các Đoàn luật sư;
- Bộ Tư pháp (để b/c);
- Cục Bổ trợ tư pháp - BTP;
- Lưu: VPLĐ.

TM. HỘI ĐỒNG LUẬT SƯ TOÀN QUỐC
CHỦ TỊCH




LS.TS Đỗ Ngọc Thịnh

BỘ QUY TẮC

ĐẠO ĐỨC VÀ ỨNG XỬ NGHỀ NGHIỆP LUẬT SƯ VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 201/QĐ-HĐLSTQ ngày 13/12/2019 của Hội đồng luật sư toàn quốc)

LỜI NÓI ĐẦU

Nghề luật sư ở Việt Nam là một nghề cao quý, bởi hoạt động nghề nghiệp của luật sư nhằm mục đích góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Tính chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp là nền tảng cơ bản của nghề luật sư. Luật sư phải có bổn phận tự mình nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn; nêu gương trong việc tôn trọng, chấp hành pháp luật; tự giác tuân thủ các quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp trong hoạt động hành nghề, trong lối sống và giao tiếp xã hội.

Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư quy định những chuẩn mực về đạo đức và ứng xử nghề nghiệp, là thước đo phẩm chất đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư. Mỗi luật sư phải lấy Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư làm khuôn mẫu cho sự ứng xử và tu dưỡng, rèn luyện để giữ gìn uy tín nghề nghiệp, thanh danh của luật sư, xứng đáng với sự tôn vinh của xã hội.

Chương I.

QUY TẮC CHUNG

Quy tắc 1. Sứ mệnh của luật sư

Luật sư có sứ mệnh bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, cơ quan, bảo vệ sự độc lập của tư pháp, góp phần bảo vệ công lý, công bằng, phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Quy tắc 2. Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan

Luật sư phải độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan, không vì lợi ích vật chất, tinh thần hoặc bất kỳ áp lực nào khác để làm trái pháp luật và đạo đức nghề nghiệp.

Quy tắc 3. Giữ gìn danh dự, uy tín và phát huy truyền thống của luật sư

3.1. Luật sư coi trọng, bảo vệ danh dự, uy tín của đội ngũ luật sư như bảo vệ danh dự, uy tín của chính mình; xây dựng, củng cố, duy trì niềm tin của khách hàng, cộng đồng xã hội với luật sư và nghề luật sư.

3.2. Luật sư có nghĩa vụ phát huy truyền thống tốt đẹp của nghề luật sư; thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn; giữ gìn phẩm chất, nhân cách và uy tín nghề nghiệp; có thái độ ứng xử đúng mực, có văn hóa trong hành nghề và lối sống; xứng đáng với sự tin cậy, tôn trọng của xã hội đối với luật sư và nghề luật sư.

Quy tắc 4. Tham gia hoạt động cộng đồng

4.1. Luật sư luôn sẵn sàng và tích cực tham gia vào những hoạt động vì lợi ích chung của cộng đồng xã hội, phù hợp với nghề nghiệp của luật sư.

4.2. Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý bằng sự tận tâm, vô tư và trách nhiệm nghề nghiệp như đối với các vụ việc có nhận thù lao.

Chương II.

QUAN HỆ VỚI KHÁCH HÀNG

Mục 1. NHỮNG QUY TẮC CƠ BẢN

Quy tắc 5. Bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng

Luật sư có nghĩa vụ tận tâm với công việc, phát huy năng lực, sử dụng kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng theo quy định của pháp luật và Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.

Quy tắc 6. Tôn trọng khách hàng

Luật sư thực hiện việc cung cấp dịch vụ pháp lý trên cơ sở yêu cầu hợp pháp của khách hàng, tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp và sự lựa chọn của khách hàng.

Quy tắc 7. Giữ bí mật thông tin

7.1. Luật sư có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin của khách hàng khi thực hiện dịch vụ pháp lý và sau khi đã kết thúc dịch vụ đó, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý hoặc theo quy định của pháp luật.

7.2. Luật sư có trách nhiệm yêu cầu các đồng nghiệp có liên quan và nhân viên trong tổ chức hành nghề của mình cam kết không tiết lộ những bí mật thông tin mà họ biết được và luật sư có trách nhiệm giải thích rõ nếu tiết lộ thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Quy tắc 8. Thù lao

Luật sư phải giải thích cho khách hàng những quy định của pháp luật về căn cứ tính thù lao, phương thức thanh toán thù lao; thông báo rõ ràng mức thù lao, chi phí cho khách hàng và mức thù lao, chi phí này phải được ghi trong hợp đồng dịch vụ pháp lý.

Quy tắc 9. Những việc luật sư không được làm trong quan hệ với khách hàng

9.1. Nhận, chiếm giữ, sử dụng tiền, tài sản của khách hàng trái với thỏa thuận giữa luật sư và khách hàng.

9.2. Gợi ý, đặt điều kiện để khách hàng tặng cho tài sản hoặc lợi ích khác cho luật sư hoặc cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em của luật sư.

9.3. Nhận tiền hoặc bất kỳ lợi ích nào khác từ người thứ ba để thực hiện hoặc không thực hiện công việc gây thiệt hại đến lợi ích của khách hàng.

9.4. Tạo ra hoặc lợi dụng các tình huống xấu, những thông tin sai sự thật, không đầy đủ hoặc bất lợi cho khách hàng để gây áp lực nhằm tăng mức thù lao đã thỏa thuận hoặc có được lợi ích khác từ khách hàng.

9.5. Sử dụng thông tin biết được từ vụ việc mà luật sư đảm nhận để mưu cầu lợi ích không chính đáng.

9.6. Thông tin trực tiếp cho khách hàng hoặc dùng lời lẽ, hành vi ám chỉ để khách hàng biết về mối quan hệ cá nhân của luật sư với cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác nhằm mục đích gây niềm tin với khách hàng về hiệu quả công việc hoặc nhằm mục đích bất hợp pháp khác.

9.7. Cố ý đưa ra những thông tin làm cho khách hàng nhầm lẫn về khả năng và trình độ chuyên môn của mình để tạo niềm tin cho khách hàng ký kết hợp đồng.

9.8. Hứa hẹn, cam kết bảo đảm kết quả vụ việc về những nội dung nằm ngoài khả năng, điều kiện thực hiện của luật sư.

9.9. Lợi dụng nghề nghiệp để quan hệ tình cảm nam nữ bất chính với khách hàng.

9.10. Lạm dụng các chức danh khác ngoài danh xung luật sư trong hoạt động hành nghề để mưu cầu lợi ích trái pháp luật.

Mục 2. NHẬN VỤ VIỆC

Quy tắc 10. Tiếp nhận vụ việc của khách hàng

10.1. Khi được khách hàng yêu cầu tiếp nhận vụ việc, luật sư cần nhanh chóng trả lời cho khách hàng biết về việc có tiếp nhận vụ việc hay không.

10.2. Luật sư không phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, tôn giáo, quốc tịch, tuổi tác, sức khỏe, khuyết tật, tình trạng tài sản của khách hàng khi tiếp nhận vụ việc. Trường hợp biết khách hàng thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý miễn phí thì luật sư thông báo cho họ biết.

10.3. Luật sư chỉ nhận vụ việc theo điều kiện, khả năng chuyên môn của mình và thực hiện vụ việc trong phạm vi yêu cầu hợp pháp của khách hàng.

10.4. Luật sư có nghĩa vụ giải thích cho khách hàng biết về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của họ trong quan hệ với luật sư; về tính hợp pháp trong yêu cầu của khách hàng; những khó khăn, thuận lợi có thể lường trước được trong việc thực hiện dịch vụ pháp lý; quyền khiếu nại và thủ tục giải quyết khiếu nại của khách hàng đối với luật sư.

10.5. Khi nhận vụ việc của khách hàng, luật sư phải ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Trong hợp đồng dịch vụ pháp lý phải xác định rõ yêu cầu của khách hàng, mức thù lao và những nội dung chính khác mà hợp đồng dịch vụ pháp lý phải có theo quy định của pháp luật.

Quy tắc 11. Những trường hợp luật sư phải từ chối khi tiếp nhận vụ việc của khách hàng

11.1. Khách hàng thông qua người khác yêu cầu luật sư mà luật sư biết rõ người này có biểu hiện lợi dụng tư cách đại diện cho khách hàng để mưu cầu lợi ích không chính đáng làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của khách hàng.

11.2. Khách hàng yêu cầu dịch vụ pháp lý của luật sư mà luật sư biết rõ khách hàng có ý định lợi dụng dịch vụ đó cho mục đích vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc khách hàng không tự nguyện mà bị phụ thuộc theo yêu cầu của người khác.

11.3. Có căn cứ rõ ràng xác định khách hàng đã cung cấp chứng cứ giả hoặc yêu cầu của khách hàng trái đạo đức, vi phạm điều cấm của pháp luật.

11.4. Vụ việc của khách hàng có xung đột về lợi ích theo quy định tại Quy tắc 15.

Mục 3. THỰC HIỆN VỤ VIỆC

Quy tắc 12. Thực hiện vụ việc của khách hàng

12.1. Luật sư chủ động, tích cực giải quyết vụ việc của khách hàng và thông báo tiến trình giải quyết vụ việc để khách hàng biết.

12.2. Luật sư nhận và có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn tài liệu, hồ sơ mà khách hàng giao cho mình theo quy định của pháp luật hoặc thỏa thuận với khách hàng.

12.3. Khi thực hiện vụ việc, luật sư phải có thái độ ứng xử phù hợp, tránh làm phát sinh tranh chấp với khách hàng. Nếu có bất đồng giữa luật sư và khách hàng hoặc có khiếu nại của khách hàng, luật sư cần có thái độ đúng mực, tôn trọng khách hàng, chủ động thương lượng, hòa giải với khách hàng.

12.4. Trong trường hợp đang cùng thực hiện một vụ việc, nếu có sự không thống nhất ý kiến giữa các luật sư có thể gây bất lợi cho khách hàng thì luật sư phải thông báo để khách hàng thực hiện quyền lựa chọn.

Quy tắc 13. Từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc của khách hàng

13.1. Luật sư có thể từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc trong các trường hợp sau đây:

13.1.1. Khách hàng đưa ra yêu cầu mới mà yêu cầu này không thuộc phạm vi hành nghề luật sư hoặc trái đạo đức, trái pháp luật;

13.1.2. Khách hàng không chấp nhận ý kiến tư vấn giải quyết vụ việc đúng pháp luật, phù hợp với đạo đức do luật sư đưa ra, mặc dù luật sư đã cố gắng phân tích thuyết phục;

13.1.3. Khách hàng vi phạm cam kết theo hợp đồng dịch vụ pháp lý mà các bên không thể thỏa thuận được hoặc quan hệ giữa luật sư với khách hàng bị tổn hại không phải do lỗi của luật sư;

13.1.4. Có sự đe dọa hoặc áp lực về vật chất hoặc tinh thần từ khách hàng hoặc người khác buộc luật sư phải làm trái pháp luật và đạo đức nghề nghiệp;

13.1.5. Có căn cứ xác định khách hàng đã lừa dối luật sư.

13.2. Luật sư phải từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc trong các trường hợp sau đây:

13.2.1. Có căn cứ xác định khách hàng sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư để thực hiện hành vi vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức;

13.2.2. Phát hiện vụ việc thuộc trường hợp quy định tại Quy tắc 11;

13.2.3. Các trường hợp phải từ chối do quy định của pháp luật hoặc trường hợp bất khả kháng.

Quy tắc 14. Giải quyết khi luật sư đơn phương chấm dứt thực hiện dịch vụ pháp lý

Khi đơn phương chấm dứt thực hiện dịch vụ pháp lý theo Quy tắc 13, luật sư cần có thái độ tôn trọng khách hàng, thông báo bằng văn bản cho khách hàng trong thời hạn hợp lý để khách hàng có điều kiện tìm luật sư khác, đồng thời giải quyết nhanh chóng các vấn đề liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký kết.

Quy tắc 15. Xung đột về lợi ích

15.1. Xung đột về lợi ích là trường hợp do ảnh hưởng từ quyền lợi của luật sư, nghĩa vụ của luật sư đối với khách hàng hiện tại, khách hàng cũ, bên thứ ba dẫn đến tình huống luật sư bị hạn chế hoặc có khả năng bị hạn chế trong việc thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng, nghĩa vụ giữ bí mật thông tin của khách hàng.

Luật sư không được nhận hoặc thực hiện vụ việc trong trường hợp có xung đột về lợi ích, trừ trường hợp được phép theo quy định của pháp luật hoặc theo Quy tắc này.

15.2. Trong quá trình thực hiện vụ việc, luật sư cần chủ động tránh để xảy ra xung đột về lợi ích. Nếu phát hiện có xung đột về lợi ích xảy ra ngoài ý muốn của luật sư thì luật sư cần chủ động thông báo ngay với khách hàng để giải quyết.

15.3. Luật sư phải từ chối tiếp nhận vụ việc hoặc từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc trong các trường hợp sau đây:

15.3.1. Vụ việc trong đó các khách hàng có quyền lợi đối lập nhau;

15.3.2. Vụ việc trong đó khách hàng mới có quyền lợi đối lập với khách hàng hiện tại; vụ việc khác của khách hàng là người đang có quyền lợi đối lập với khách hàng hiện tại trong vụ việc luật sư đang thực hiện.

15.3.3. Vụ việc trong đó khách hàng mới có quyền lợi đối lập với khách hàng cũ trong cùng một vụ việc hoặc vụ việc khác có liên quan trực tiếp mà trước đó luật sư đã thực hiện cho khách hàng cũ;

15.3.4. Vụ việc của khách hàng có quyền lợi đối lập với quyền lợi của luật sư hoặc cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em của luật sư;

15.3.5. Vụ việc mà luật sư đã tham gia giải quyết với tư cách người tiến hành tố tụng, cán bộ, công chức khác trong cơ quan nhà nước, trọng tài viên, hòa giải viên;

15.3.6. Vụ việc của khách hàng do cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em của luật sư đang cung cấp dịch vụ pháp lý có quyền lợi đối lập với khách hàng của luật sư;

15.3.7. Trường hợp luật sư không được nhận hoặc thực hiện vụ việc cho khách hàng quy định tại Quy tắc 15.3 này, luật sư khác đang làm việc trong cùng tổ chức hành nghề luật sư cũng không được nhận hoặc thực hiện vụ việc, trừ trường hợp tại Quy tắc 15.3.4 và 15.3.6.

15.4. Luật sư vẫn có thể nhận hoặc thực hiện vụ việc trong các trường hợp tại Quy tắc 15.3, nếu có sự đồng ý bằng văn bản của khách hàng, trừ các trường hợp sau đây:

15.4.1 Các trường hợp bị cấm theo quy định của pháp luật;

15.4.2 Các vụ án, vụ việc tố tụng, vụ việc khiếu nại hành chính, vụ việc giải quyết tranh chấp theo thủ tục trọng tài, hòa giải thương mại;

15.4.3 Trường hợp tại Quy tắc 15.3.5.

Mục 4. KẾT THÚC VỤ VIỆC

Quy tắc 16. Thông báo kết quả thực hiện vụ việc

Khi kết thúc vụ việc, luật sư cần thông tin cho khách hàng biết về kết quả thực hiện vụ việc và thanh lý hợp đồng theo thỏa thuận.

Chương III.

QUAN HỆ VỚI ĐỒNG NGHIỆP

Quy tắc 17. Tình đồng nghiệp của luật sư

17.1. Trong giao tiếp, hành nghề luật sư, luật sư phải tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt tuổi tác và thời gian hành nghề.

17.2. Luật sư không để kết quả thắng, thua trong hành nghề làm ảnh hưởng đến tình đồng nghiệp của luật sư.

Quy tắc 18. Tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp

18.1. Luật sư có ý thức tôn trọng, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp trong hành nghề cũng như trong cuộc sống; góp ý kịp thời khi thấy đồng nghiệp làm điều sai trái, ảnh hưởng đến uy tín nghề nghiệp luật sư.

18.2. Trường hợp các luật sư có quan điểm khác nhau khi bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cùng một khách hàng trong cùng vụ việc, luật sư cần trao đổi để tránh xảy ra mâu thuẫn, gây ảnh hưởng đến tình đồng nghiệp và quyền lợi của khách hàng.

Quy tắc 19. Cạnh tranh nghề nghiệp

Luật sư không thực hiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đồng nghiệp.

Quy tắc 20. Ứng xử khi có tranh chấp quyền lợi với đồng nghiệp

20.1. Trường hợp có tranh chấp quyền lợi với đồng nghiệp, luật sư cần thương lượng, hòa giải để giữ tình đồng nghiệp; chỉ thực hiện việc khiếu nại, khởi kiện đồng nghiệp khi việc thương lượng, hòa giải không có kết quả.

20.2. Trước khi khiếu nại, khởi kiện đồng nghiệp, luật sư cần thông báo cho Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư nơi mình là thành viên và Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư nơi đồng nghiệp là thành viên biết để có thể hòa giải.

Quy tắc 21. Những việc luật sư không được làm trong quan hệ với đồng nghiệp

21.1. Có lời nói, hành vi vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của đồng nghiệp hoặc gây áp lực, đe dọa đồng nghiệp.

21.2. Thông đồng, đưa ra đề nghị với luật sư của khách hàng có quyền lợi đối lập với khách hàng của mình để cùng mưu cầu lợi ích cá nhân.

21.3. Tiếp xúc, trao đổi riêng với khách hàng đối lập về quyền lợi với khách hàng của mình để giải quyết vụ việc khi biết khách hàng đó có luật sư mà không thông báo cho luật sư đồng nghiệp bảo vệ quyền lợi hoặc luật sư đại diện cho khách hàng đó biết.

21.4. Thuê, trả tiền môi giới khách hàng hoặc môi giới khách hàng cho đồng nghiệp để nhận tiền hoa hồng.

21.5. Thực hiện các hành vi nhằm mục đích giành giật khách hàng như:

21.5.1. So sánh năng lực nghề nghiệp, phân biệt vùng, miền hoạt động hành nghề của luật sư hoặc tổ chức hành nghề luật sư này với luật sư, tổ chức hành nghề luật sư khác;

21.5.2. Xúi giục khách hàng từ chối đồng nghiệp để nhận vụ việc về cho mình hoặc xúi giục khách hàng khiếu nại, tố cáo luật sư đồng nghiệp;

21.5.3. Trực tiếp hoặc sử dụng các nhân viên của mình hoặc người khác làm người lôi kéo, dụ dỗ khách hàng, trước trụ sở các cơ quan tiến hành tố tụng, trại tạm giam, cơ quan nhà nước và các tổ chức khác.

21.6. Áp đặt hoặc cố tình chi phối làm ảnh hưởng đến tính độc lập, khách quan trong hành nghề của đồng nghiệp có quan hệ phụ thuộc với luật sư như quan hệ thầy - trò, cấp trên - cấp dưới, huyết thống, thân thuộc.

21.7. Có hành vi tạo thành phe, nhóm giữa các luật sư để cô lập đồng nghiệp trong quá trình hành nghề.

21.8. Thực hiện việc liên kết, liên danh, thành lập nhóm luật sư hoạt động trái với quy định của pháp luật về luật sư, Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam và Bộ Quy tắc đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư.

Quy tắc 22. Ứng xử của luật sư trong tổ chức hành nghề luật sư

22.1. Luật sư tôn trọng, cư xử đúng mực với đồng nghiệp, nhân viên trong tổ chức hành nghề luật sư.

22.2. Luật sư trong tổ chức hành nghề luật sư có biện pháp hợp lý trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình để đảm bảo tổ chức hành nghề luật sư, các thành viên trong tổ chức tuân thủ Bộ quy tắc; chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm trong tổ chức hành nghề luật sư nếu:

22.2.1. Yêu cầu thực hiện hành vi vi phạm hoặc đồng ý với hành vi vi phạm đã xảy ra;

22.2.2. Biết hành vi vi phạm đã xảy ra trong khi có thể tránh được hoặc giảm nhẹ hậu quả nhưng đã không có biện pháp khắc phục.

Quy tắc 23. Ứng xử của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân

23.1. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân không để bị chi phối bởi các yêu cầu, quy định nội bộ của cơ quan, tổ chức để làm trái pháp luật, Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư.

23.2. Trong phạm vi công việc được phân công phụ trách, nếu phát hiện cán bộ, nhân viên của cơ quan, tổ chức chuẩn bị hoặc đang có hành vi vi phạm pháp luật hoặc vi phạm quy định nội bộ của cơ quan, tổ chức có khả năng gây thiệt hại đến lợi ích của cơ quan, tổ chức, thì luật sư cần giải thích và đưa ra ý kiến để người đó từ bỏ ý định hoặc dừng hành vi vi phạm.

Trong trường hợp cần thiết, luật sư cần báo cáo với người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức về hành vi vi phạm.

Quy tắc 24. Quan hệ với người tập sự hành nghề luật sư

24.1. Luật sư hướng dẫn phải tận tâm, nhiệt tình, trách nhiệm, đối xử tôn trọng với người tập sự hành nghề luật sư.

24.2. Luật sư hướng dẫn không được làm những việc sau đây:

24.2.1. Phân biệt đối xử với những người tập sự hành nghề luật sư;

24.2.2. Đòi hỏi tiền bạc, lợi ích khác từ người tập sự hành nghề luật sư;

24.2.3. Lợi dụng tư cách luật sư hướng dẫn để buộc người tập sự hành nghề luật sư phải làm những việc không thuộc phạm vi tập sự nhằm phục vụ cho lợi ích cá nhân của luật sư hướng dẫn;

24.2.4. Xác nhận không phù hợp với quy định của pháp luật và quy định của Liên đoàn Luật sư Việt Nam vào Nhật ký tập sự hành nghề luật sư và Hồ sơ thực hành để người tập sự hành nghề luật sư được tham gia kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.

Quy tắc 25. Quan hệ của luật sư với tổ chức xã hội - nghề nghiệp luật sư

25.1. Luật sư có nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ danh dự, uy tín, chấp hành Điều lệ, nghị quyết, quyết định, quy định, quy chế, nội quy của Liên đoàn Luật sư, Đoàn Luật sư.

25.2. Mọi ý kiến đóng góp của luật sư với Đoàn Luật sư, Liên đoàn Luật sư phải bảo đảm sự trung thực, khách quan, mang tính chất xây dựng, góp phần vào việc phát triển tổ chức xã hội - nghề nghiệp luật sư và nghề luật sư.

Chương IV.

QUAN HỆ VỚI CƠ QUAN, NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG

Quy tắc 26. Quy tắc chung khi tham gia tố tụng

26.1. Luật sư phải nghiêm chỉnh chấp hành nội quy và các quy định có liên quan trong quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng; có thái độ hợp tác, lịch sự, tôn trọng những người tiến hành tố tụng mà luật sư tiếp xúc khi hành nghề; chủ động, tích cực thực hiện các quyền và nghĩa vụ của luật sư khi tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.

26.2. Khi cần trao đổi ý kiến về nghiệp vụ với người tiến hành tố tụng, những người hoặc cơ quan có thẩm quyền khác, luật sư phải giữ tính độc lập của nghề nghiệp luật sư để góp phần vào việc bảo vệ công lý, công bằng xã hội.

Quy tắc 27. Ứng xử tại phiên tòa

27.1. Luật sư phải chấp hành nội quy phiên tòa, nội quy phòng xử án, tuân theo sự điều khiển của chủ tọa và hội đồng xét xử; tôn trọng người tiến hành tố tụng, luật sư đồng nghiệp và những người tham gia tố tụng khác; có thái độ ứng xử đúng mực khi tranh tụng tại phiên tòa; có thiện chí, hợp tác khi giải quyết các tình huống phát sinh ảnh hưởng đến trật tự hoặc tiến trình giải quyết vụ việc tại phiên tòa.

27.2. Trong luận cứ bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng, luật sư phải tôn trọng sự thật khách quan, đưa ra những tài liệu, chứng cứ pháp lý giúp cho việc giải quyết vụ án được khách quan, đúng pháp luật.

27.3. Trước những hành vi sai trái, thái độ thiếu tôn trọng luật sư hay khách hàng của luật sư tại phiên tòa cũng như trong quá trình tố tụng, luật sư luôn giữ bình tĩnh và thực hiện quyền kiến nghị, yêu cầu thỏa đáng, hợp lệ, đúng pháp luật.

Quy tắc 28. Những việc luật sư không được làm trong quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng

28.1. Phát biểu những điều biết rõ là sai sự thật trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc nơi công cộng về những vấn đề có liên quan đến vụ việc mà mình đảm nhận hoặc không đảm nhận nhằm gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng.

28.2. Phản ứng tiêu cực bằng hành vi tự ý bỏ về khi tham gia tố tụng.

28.3. Thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật.

Chương V.

QUAN HỆ VỚI CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KHÁC

Quy tắc 29. Ứng xử của luật sư trong quan hệ với các cơ quan nhà nước khác

29.1. Khi tiếp xúc, làm việc với các cơ quan nhà nước khác với tư cách đại diện ngoài tố tụng, luật sư tư vấn hoặc thực hiện dịch vụ pháp lý khác cho khách hàng, luật sư phải tuân thủ quy định của pháp luật, nội quy, quy định của cơ quan nhà nước và quy định phù hợp của Chương IV Bộ Quy tắc này.

29.2. Trong quan hệ với cơ quan nhà nước khác để thực hiện công việc cho khách hàng, luật sư cần có thái độ lịch sự, tôn trọng, kiên quyết từ chối những hành vi móc nối, trung gian trái pháp luật, trái đạo đức và lương tâm nghề nghiệp.

29.3. Luật sư có nghĩa vụ giải thích cho khách hàng các quy định pháp luật về khiếu nại, tố cáo; khuyến nghị khách hàng tránh việc khiếu nại, tố cáo trái pháp luật, gây tốn kém thời gian, tiền bạc của Nhà nước, người dân và ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội.

Quy tắc 30. Ứng xử trong quan hệ với các tổ chức, cá nhân khác

Khi tiếp xúc, làm việc với các tổ chức, cá nhân khác, luật sư có thái độ ứng xử đúng mực, không được có lời nói, việc làm ảnh hưởng đến uy tín và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân đó.

Chương VI.

CÁC QUY TẮC KHÁC

Quy tắc 31. Thông tin, truyền thông

31.1. Khi cung cấp thông tin cho báo chí, phương tiện thông tin đại chúng, sử dụng mạng xã hội, luật sư phải trung thực, chính xác, khách quan.

31.2. Luật sư không được sử dụng báo chí, phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội để cố ý phản ánh sai sự thật nhằm mục đích cá nhân, động cơ khác hoặc tạo dư luận nhằm bảo vệ quyền lợi không hợp pháp của khách hàng hoặc phát ngôn gây ảnh hưởng đến an ninh, lợi ích quốc gia và lợi ích công cộng.

31.3. Luật sư không được viết bài, phát biểu trên báo chí, phương tiện thông tin đại chúng, tại nơi công cộng, sử dụng mạng xã hội để nói xấu, công kích, bài xích hoặc gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ giữa các luật sư đồng nghiệp; gây tổn hại đến danh dự, uy tín của luật sư, nghề luật sư, Đoàn Luật sư và Liên đoàn Luật sư Việt Nam.

Quy tắc 32. Quảng cáo

32.1. Khi quảng cáo về hoạt động hành nghề luật sư, luật sư không được cung cấp những thông tin không có thật hoặc thông tin gây hiểu nhầm. Luật sư phải chịu trách nhiệm khi cam kết trong quảng cáo về chất lượng dịch vụ luật sư.

32.2. Luật sư không được thực hiện việc quảng cáo làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của đội ngũ luật sư, nghề luật sư./.

VIETNAM BAR FEDERATION
NATIONAL BAR COUNCIL
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 201/QD-HDLSTQ

Hanoi, December 13, 2019

 

DECISION

ON PROMULGATION OF CODE OF ETHICS AND CONDUCT OF VIETNAMESE LAWYERS

NATIONAL BAR COUNCIL

Pursuant to the Law on Lawyers;

Pursuant to the Charter of Vietnam Bar Federation approved by the Minister of Justice in Decision No. 1573/QD-BTP dated August 28, 2015;

Pursuant to the working regulations of the National Bar Council, the Standing Committee of the Federation, assisting agencies and entities affiliated to the Vietnam Bar Federation (issued together with Decision No. 27/QD-HDLSTQ dated February 4, 2016 of the National Bar Council);

Pursuant to Resolution No. 11/NQ-HDLSTQ dated October 9, 2019 of the National Bar Council 2nd term, the 9th session; consultation of the National Bar Council to pass the Code of Ethics and Conduct of Lawyers in Vietnam according to Report No. 06/TTr-BTV dated November 13, 2019 of the Standing Committee of the Federation;

At the proposal of the Standing Committee of the Vietnam Bar Federation,

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 1. Promulgate together with this Decision the Code of Ethics and Conduct for Vietnamese Lawyers consisting of a Foreword, 06 Chapters and 32 Rules. This Code supersedes the Code of Ethics and Conduct for Vietnamese Lawyers adopted and issued on July 20, 2011 by the National Bar Council.

Article 2. The Code of Ethics and Conduct for Vietnamese Lawyers is a foundation for building the standard values ​​of the legal profession; for supervising, giving commendation, handling complaints and whistleblowing reports, and disciplining lawyers within the socio-professional organization of lawyers.

Article 3. Members of the Vietnam Bar Federation are obliged to comply with and implement this Code.

Article 4. This Decision shall enter into force upon signing.

The Standing Committee of the Vietnam Bar Federation shall explain and guide in detail the rules in this Code.

Article 5. Member of the National Bar Council, Member of the Standing Committee, Committees and entities affiliated to the Vietnam Bar Federation, the Management Board of Bar Associations, lawyers of the Federation, General Federation Secretary and relevant individuals and organizations shall implement this Decision./.

 

 

ON BEHALF OF NATIONAL BAR COUNCIL
CHAIRMAN




Lawyer.Dr Do Ngoc Thinh

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

CODE

OF ETHICS AND CONDUCT FOR VIETNAMESE LAWYERS
(Issued together with Decision No. 201/QD-HDLSTQ dated December 13, 2019 of the National Bar Council)

FOREWORD

Legal profession in Vietnam is a noble profession, as professional performance of lawyers is aimed at protecting justice, protecting independence, sovereignty, unity and territorial integrity of the Fatherland; contributing to socio-economic development, for a rich people, strong country, democratic, equitable, democratic and civilized society.

Professionalism and professional ethics are the fundamental foundations of the legal profession.  Lawyers must have the obligation to improve their professional qualifications and skills by themselves; set a good example in respect and observance of the law; have self-awareness of complying with the rules of ethics and conduct in performance of legal profession, lifestyle and social interactions.

The Code of Ethics and Conduct for Lawyers sets out ethics and conduct standards, which measure the ethical qualities and professional responsibilities of lawyers. Each lawyer must use the Code of Ethics and Conduct for Lawyers as a model for the professional conduct and cultivation and training to preserve the professional reputation, dignity of the lawyer, and be worthy of honor of the society.

Chapter I.

GENERAL RULES

Rule 1. Lawyer’s mission

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Rule 2. Independence, honesty, respect for objective truth

Lawyers must be independent, honest, respect objective truths, not for the sake of financial or spiritual interests or any other pressure to violate the law and professional ethics.

Rule 3. Preserving honor, reputation and upholding lawyers’ traditions

3.1. Lawyers shall respect and protect the honor and reputation of the lawyer staff as if they protect their own honor and reputation; build, consolidate, and maintain the trust of clients, the social community with lawyers and legal profession.

3.2. Lawyers shall have the obligation to promote the good traditions of the lawyer's profession; constantly study to improve professional qualifications; preserve virtue, personality and professional reputation; have a proper attitude, show proper conduct in performance of profession and lifestyle; deserve the trust and respect of society for lawyers and legal profession.

Rule 4. Participation in community activities

4.1. Lawyers are at all times ready and active in participating in activities for the common benefit of the social community, in accordance with their profession.

4.2. Lawyers shall render free legal assistance with conscientiousness, impartiality and professional responsibilities as if they are the cases with fees paid.

Chapter II.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Section 1. FUNDAMENTAL RULES

Rule 5. Best protection of client’s legitimate rights and interests

Lawyers have the obligation to be conscientious, promote their capacities, use professional knowledge, professional skills and legal measures to best protect the legitimate rights and interests of clients according to regulations of law and Code of Ethics and Conduct for Vietnamese Lawyers.

Rule 6. Respecting clients

Lawyers shall render legal services on the ground of legal requests of clients, respect for the legitimate rights and interests, and choices of clients.

Rule 7. Confidentiality

7.1. Lawyers have the obligation to preserve the confidentiality of any information of a client while rendering legal service and upon completion of the service, unless there is the consent of the client or otherwise prescribed by law.

7.2. Lawyers have the responsibility to request relevant colleagues and staff in their legal practice organization to commit not to disclose any confidential information they know, and clearly explain legal liability upon revelation of any secret.

Rule 8. Lawyer’s fees

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Rule 9. Prohibited acts in relationship with clients

9.1. Receiving, possessing and using client' money and property contrary to the agreement between the lawyer and the client.

9.2. Soliciting, setting conditions for clients to give property or other benefits to lawyers or lawyers' parents, spouses, children, brothers and sisters.

9.3. Receiving money or any other benefit from a third party to perform or not to perform work that prejudices the interests of the client.

9.4. Create or take advantage of bad situations, false, incomplete or unfavorable information for clients to apply pressure on the client to increase the agreed fee or obtain other benefits from the client.

9.5. Using information acquired from a case that the lawyer is in charge to seek improper benefits.

9.6. Directly or using implied words or behaviors to inform the client of the lawyer‘s personal relation with presiding agencies, presiding persons or other authorized individuals, agencies, organizations in order to gain the client‘s confidence on the work results or for other illegal purposes.

9.7. Intentionally giving out information to make clients confused about their capabilities and qualifications to gain the client’s trust for signing contract purpose.

9.8. Promising and committing to ensure the results of the case on the contents beyond the ability and conditions of the lawyer.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

9.10. Abusing positions other than lawyer title in performance of legal profession to seek illegal benefits.

Section 2. TAKING A CASE

Rule 10. Take a case from client

10.1. When asked by a client to take a case, the lawyer needs to quickly reply to the client about whether to take the case or not.

10.2. A lawyer, upon taking a case, may not discriminate against the client because of his/her gender, ethnicity, religion, nationality, age, health, disability, or property status.  If the lawyer knows that the client is eligible for free legal assistance, he/she shall notify that client.

10.3. Lawyers only accept a case according to their conditions and professional ability and perform the case within the legal requests of the client.

10.4. Lawyers have the obligation to explain to clients about their rights, obligations and responsibilities in relationship towards the lawyers; about the legality in client requests; foreseeable difficulties and advantages in the performance of legal services; complaint rights and procedures to resolve client complaints against lawyers.

10.5. When taking a case from a client, the lawyer must enter into a legal service contract, unless otherwise provided by law.  A legal service contract must clearly specify the client's requirements, the fee rate and other main contents that the legal service contract must have in accordance with the law.

Rule 11. Cases the lawyer must decline

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

11.2. The client seeks the legal service that the lawyer knows well that the client intends to take advantage of that service for the purpose of violating the prohibition of the law or the client is not voluntary but dependent on the request of others.

11.3. There are clear grounds to identify that the client provided false evidence or the client’s request is unethical and prohibited by law.

11.4. The client’s case is in a conflict of interest as prescribed in Rule 15.

Section 3. PERFORMING A CASE

Rule 12. Perform a case

12.1. The lawyer shall take initiative in performing the client’s case and inform the client of the resolution process.

12.2. The lawyer shall receive and preserve documentation given by the client as per the law and the agreement concluded with the client.

12.3. In carrying out the case, the lawyer must have appropriate conduct and avoid a dispute with the client. If there is any disagreement between the lawyer and the client or a client’s complaint, the lawyer should have proper attitude, respect the client, and take initiative in reaching negotiation and conciliation with the client.

12.4 While performing the same case, if there is disagreement between lawyers that would be detrimental to the client, the lawyers must notify the client to exercise the right of choice.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

13.1. A lawyer may decline proceeding a case in the following circumstances:

13.1.1. The client makes a new request that does not fall within the lawyer’s legal profession or in unethical or unlawful;

13.1.2. The client does not accept the legal advice in accordance with the law and the ethics given by the lawyer, given the convincing analysis of the lawyer;

13.1.3. The client commits a breach of legal service contract that the parties cannot reach an agreement or the relationship between the lawyer and the client is damaged not due to the fault of the lawyer;

13.1.4. There is a threat or physical or emotional pressure from a client or another to force a lawyer to act against the law and professional ethics;

13.1.5. There are grounds to determine that the client has deceived the lawyer.

13.2. A lawyer must decline proceeding a case in the following circumstances:

13.2.1. There are grounds to identify that a client uses the legal services rendered by the lawyer to commit prohibited acts of the law or unethical acts;

13.2.2. A case under Rule 11 is found;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Rule 14. Further actions upon unilateral termination of legal service performance by the lawyer

Upon unilateral termination of legal service performance under Rule 13, the lawyer should respect the client, communicate in writing to the client within a reasonable time so that the client can find another lawyer; and quickly solving problems related to the termination of legal service contract signed.

Rule 15. Conflict of interest

15.1. Conflict of interest is the case due to the influence of the lawyer's interests or obligations to existing clients, former clients, and a third party, resulting in a situation where the lawyer is partially incapable or likely partially incapable of fulfilling the obligation to best protect the legitimate rights and interests of the client, and the obligation to keep the client's information confidential. 

Lawyers may not accept or solve cases in the event of a conflict of interest, except as permitted by law or under this Code.

15.2. In the process of solving a case, the lawyer needs to actively avoid conflicts of interest.  If detecting a conflict of interest that happens against the lawyer's will, the lawyer should proactively notify the client immediately for resolution.

15.3. A lawyer must decline a case or decline proceeding a case in the following circumstances:

15.3.1. A case in which clients have conflicting interests;

15.3.2. A case in which the new client had an opposite interest with the existing client; another case in which the client has an opposite interest with the current client in the case that the lawyer is performing.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

15.3.4. A client's case with interests contrary to the interests of the lawyer or the lawyer's parents, spouse, children, siblings;

15.3.5. A case in which the lawyer has engaged as a presiding authority or officer in a regulatory agency, arbitrator, or conciliator;

15.3.6. A client's case for which the lawyer's parent, spouse, child or sibling has rendered legal services with opposite interests against the lawyer's client;

15.3.7. In case a lawyer is not allowed to take or perform the case for the client as provided for in this Rule 15.3, another lawyer working in the same legal-practicing organization may not accept or perform the case, except in Rules 15.3.4 and 15.3.6.

15.4. The lawyer may still take or perform a case under Rule 15.3, with the client's written consent, except in the following cases:

15.4.1 Cases prohibited by law;

15.4.2 Cases, procedural cases, administrative complaint cases, dispute settlement cases under arbitration or commercial mediation procedures;

15.4.3 Case in Rule 15.3.5.

Section 4. TERMINATING A CASE

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Upon termination of a case, the lawyer needs to inform the client of the result of the case and finalize the contract as agreed.

Chapter III.

RELATIONSHIP WITH COLLEAGUES

Rule 17. Lawyer colleagueship

17.1. In communication, legal practice, lawyers must respect each other, regardless of age and time of legal practice.

17.2. Lawyers do not let the winning or losing results in their legal practice affect their colleagueship.

Rule 18. Respect and cooperate with colleagues

18.1. Lawyers should respect, cooperate and help colleagues in legal profession as well as in life; give timely constructive criticism to a colleague who commits misconduct, affecting the reputation of the lawyer's profession.

18.2. In case lawyers have different views when protecting legitimate rights and interests of the same client in the same case, lawyers need to discuss to avoid conflicts, affecting colleagueship and benefits of the client.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Lawyers may not conduct unfair competition practices that affect the legitimate rights and interests of colleagues.

Rule 20. Proper conduct upon a conflict of interest with a colleague

20.1. In case there is a conflict of interest with a colleague, the lawyer needs to negotiate or mediate to keep colleagueship; only file a complaint or lawsuit against the colleague if the negotiation or mediation fails.

20.2. Before filing a complaint or lawsuit against a colleague, the lawyer should notify the Management Board of the Bar Association in which he/she holds a membership and the Management Board of the Bar Association in which the colleague holds a membership so that mediation can be proceeded.

Rule 21. Prohibited acts in relationship towards colleagues

A lawyer may not:

21.1. slander, offend the honor, dignity or reputation of a colleague, or coerce, intimidate a colleague, whether verbally or by action.

21.2. collude or make a proposal with the lawyer of a client who has opposite interest with his/her client to seek personal benefits together.

21.3. personally contact and communicate with adverse party/client about interests with his/her client to solve the case when knowing that client has a lawyer without notifying the colleague lawyer who defends or represents that client.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

21.5. perform acts aimed at fight over clients such as:

21.5.1. comparing professional qualifications, discriminating lawyers or legal-practicing organizations on grounds of regions and areas;

21.5.2. inciting a client to decline a colleague to take the case or inciting a client to complain or whistleblow a colleague lawyer;

21.5.3. personally or engaging his/her own employees or others to convince or solicit clients in front of the headquarters of presiding agencies, detention centers, regulatory agencies and other organizations.

21.6. impose or deliberately control that influences the independence and objectivity of a colleague who has dependent relationship with the lawyer such as teacher-student, superior- subordinate relationship, consanguinity, or kinship.

21.7. form factions, groups between lawyers to isolate colleagues in the legal practice.

21.8. perform the association, partnership, and establishment of a group of lawyers operating in contravention of the law on lawyers, the Charter of the Vietnam Bar Federation and the Code of Ethics and Conduct for Lawyers.

Rule 22. Conduct for lawyers in legal-practicing organizations

22.1. A lawyer shall respect and conduct properly with colleagues and staff in a legal-practicing organization.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

22.2.1. requesting perpetration of the violation or agreeing to the violation that has occurred;

22.2.2. knowing that the violation has occurred is avoidable or consequences following may be mitigated, but having taken no corrective action.

Rule 23. Conduct for lawyers practicing as individuals

23.1. A lawyer practicing in an individual capacity shall not let himself/herself be governed by internal requirements and regulations of agencies or organizations to act against the law, the Code of Ethics and Conduct for Lawyers.

23.2. Within the scope of work in charge, if detecting that any official or employee of the agency/organization is preparing or committing a violation of the law or internal regulations of the agency or organization, which likely causes damage to the interests of the agency/organization, the lawyer should explain and give an opinion so that the person can give up the intention or stop the violation.

Where necessary, the lawyer needs to report to competent persons in the agency/organization on the violation.

Rule 24. Relationship with legal trainees

24.1. A training lawyer shall conscientious, enthusiastic, responsible, and treat with respect to his/her legal trainee.

24.2. A training lawyer is not allowed to do the following:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

24.2.2. requiring money and other benefits from legal trainees;

24.2.3. taking advantage of the status of a training lawyer to force the legal trainee to do things not within the scope of the training in order to serve the personal interests of the training lawyer;

24.2.4. Make a certification not in compliance with the regulations of law and of the Vietnam Bar Federation into the legal trainee record and practice dossier so that the legal trainee may take the legal training test.

Rule 25. Relationship with socio-professional organizations of lawyers

25.1. Lawyers have the obligation to respect and protect the honor and reputation, to abide by the Charter, resolutions, decisions, rules, regulations and rules of the Bar Federation and Bar Association.

25.2. All feedbacks of lawyers to the Bar Association and Bar Federation must stay honest, impartial, constructive, helpful for the development of socio-professional organizations of lawyers and legal profession.

Chapter IV.

RELATIONSHIP WITH PRESIDING AGENCIES OR PERSONS

Rule 26. General rules when participating in proceedings

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

26.2. When it is necessary to exchange professional opinions with presiding persons, other competent persons or agencies, lawyers must maintain the independence of legal profession to contribute to the protection of justice and social equity.

Rule 27. Conduct at court hearing

27.1. A lawyer must abide by the rules of the court hearing, the rules of the court room, and obey the control of the presiding judge and the trial panel; respect the presiding persons, lawyer colleagues and other participants in legal proceedings; conduct properly during adversarial process at the court hearing; express good faith and cooperative attitude when solving arising problems that affect the order or process of resolving the case at the court hearing.

27.2. In the defense and protection of clients' legitimate rights and interests, lawyers must respect the objective truth, present legal documents and evidence to help resolve the case objectively and legally.

27.3. Facing misconduct or disrespect for the lawyer or the client of the lawyer at the court hearing and in the proceedings, the lawyer shall at all times keep calm and exercise the right to file a claim in a proper and legal manner.

Rule 28. Prohibited acts in relationship with presiding agencies and persons

28.1. State clearly false facts in the mass media or in public places about issues related to a case he/she whether undertakes or not in order to adversely affect the operation of the presiding agencies and persons.

28.2. Express negative reaction by voluntarily leaving during the proceedings.

28.3. Commit prohibited acts as prescribed in law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

RELATIONSHIP WITH OTHER REGULATORY AGENCIES, ORGANIZATIONS, INDIVIDUALS

Rule 29. Conduct for lawyers in relationship with other regulatory agencies

29.1. While communicating and working with other regulatory agencies in the capacity of extrajudicial representation, consulting lawyers or other legal services for clients, lawyers must comply with the regulations of law, internal regulations, governmental regulations and relevant regulations of Chapter IV of this Code.

29.2. In relations with other regulatory agencies to perform work for clients, lawyers need to have a polite, respectful attitude, and resolutely refuse acts of unlawful, unethical, unlawful intermediaries against the law, ethics and professional conscience.

29.3. Lawyers have the obligation to explain to clients the law provisions on complaints and whistleblowing; recommend clients to avoid filing complaints and whistleblowing reports against the law, causing waste of time and money for the State and the people and affecting the state management of social order and safety.

Rule 30. Conduct in relationship with other organizations and individuals

While communicating and working with other organizations and individuals, lawyers shall have proper behavior, must not prejudice the reputation and legitimate interests of organizations and individuals, whether verbally or by action.

Chapter VI.

OTHER RULES

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

31.1. When providing information for the press, mass media or using social networks, lawyers must stay honest, accurate and impartial.

31.2. Lawyers are not allowed to use the press, mass media, social networks to knowingly give false information for personal purposes, other motives or stirring up public opinion to protect the illegal rights of the clients or give false statements that influence national security and interest and public interest.

31.3. Lawyers are not allowed to write articles, speak in the press, mass media, in public places, use social networks to defame, attack, ostracize or cause divisions or internal disunity between lawyer colleagues; prejudice the honor and reputation of lawyers, the legal profession, the Bar Association and the Vietnam Bar Federation .

Rule 32. Advertisements

32.1. When advertising legal practice activities, lawyers must not provide false or misleading information.  Lawyers are liable for their commitment in advertisements of the quality of lawyer services.

32.2. Lawyers are not allowed to make advertisements that affect the honor and reputation of the lawyer staff, the legal profession./.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ ngày 13/12/2019 về Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam do Hội đồng Luật sư toàn quốc ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


212.069

DMCA.com Protection Status
IP: 18.220.6.168
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!