Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1072/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 05/07/2011 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1072/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 05 tháng 07 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGHỀ LUẬT SƯ ĐẾN NĂM 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020” kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Liên đoàn Luật sư Việt Nam tổ chức thực hiện Quyết định này.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan TW của các đoàn thể;
- Liên đoàn Luật sư Việt Nam;
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, PL (5b)

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

CHIẾN LƯỢC

PHÁT TRIỂN NGHỀ LUẬT SƯ ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1072/QĐ-TTg ngày 05 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ)

I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH CHIẾN LƯỢC

Sau 25 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Những kết quả đạt được từ việc thực hiện các chính sách đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, cải cách tư pháp, cải cách hành chính, hoàn thiện hệ thống pháp luật và công cuộc hội nhập quốc tế tạo tiền đề quan trọng cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Đặc biệt, những kết quả đạt được trong lĩnh vực phát triển kinh tế, cải cách tư pháp, hội nhập quốc tế trong các năm gần đây đã có những tác động tích cực đến việc phát triển nghề luật sư nước ra, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, hoạt động luật sư ở nước ta trưởng thành nhanh chóng. Số lượng luật sư đã tăng lên đáng kể và đang có xu hướng ngày phát triển, đồng thời chất lượng hoạt động cũng từng bước được nâng cao.

Những thành tựu của công cuộc cải cách tư pháp theo tinh thần của Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị nhằm xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân là cơ sở quan trọng đối với việc phát triển nghề luật sư ở nước ra. Với những nội dung cải cách tư pháp đang được triển khai một cách tích cực cả về chiều rộng và chiều sâu, luật sư được tạo điều kiện thuận lợi để tham gia thực chất hơn vào quá trình giải quyết các vụ án. Các cơ quan tiến hành tố tụng cũng như đội ngũ luật sư đã có nhiều chuyển biến tích cực trong việc thực hiện chức năng tố tụng theo nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa; vị trí, vai trò của luật sư trong quá trình giải quyết vụ án ngày càng được tăng cường.

Quá trình hội nhập quốc tế tạo ra nhiều cơ hội cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, việc phải thực hiện các nghĩa vụ thành viên, các cam kết quốc tế khi là thành viên của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đặt các doanh nghiệp của Việt Nam, cơ quan nhà nước Việt Nam trước sức ép cạnh tranh gay gắt hơn không chỉ trên thị trường thế giới mà ngay cả thị trường trong nước. Các quan hệ kinh tế, hoạt động thương mại ngày càng sống động, đa dạng và phức tạp hơn. Để chủ động vượt qua thách thức nói trên thì việc phát triển nguồn nhân lực trong nước là một yếu tố vô cùng quan trọng, trong đó có nhu cầu cấp bách về việc cần thiết có Chiến lược phát triển đội ngũ luật sư trước những yêu cầu và bối cảnh mới.

Việc xây dựng “Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020” là nhằm thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 (sau đây gọi chung là Nghị quyết số 49-NQ/TW) và Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 30 tháng 3 năm 2009 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động luật sư nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng, vững vàng về bản lĩnh chính trị, trong sáng về đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và nhu cầu của xã hội, bảo đảm ngày càng có nhiều luật sư am hiểu pháp luật và tập quán thương mại quốc tế, thông thạo ngoại ngữ, giỏi kỹ năng hành nghề luật sư, có trình độ ngang tầm với các luật sư trong khu vực và quốc tế.

1. Cơ sở chính trị, pháp lý

Ngày 02 tháng 6 năm 2005, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Trong đó, đặt ra một trong những định hướng quan trọng đó là phát triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị, đạo đức, có trình độ chuyên môn nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với chất lượng dịch vụ pháp lý của luật sư, phục vụ đắc lực cho công cuộc cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế.

Thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị, ngày 22 tháng 02 năm 2006, Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương đã ban hành Kế hoạch số 05-KH/CCTP, trong đó đề ra việc xây dựng và hoàn thiện kế hoạch, chương trình của các ngành trong việc thực hiện Nghị quyết cho giai đoạn 2006 - 2010. Trên cơ sở đó, ngày 26 tháng 5 năm 2006, Bộ Tư pháp đã ban hành Chương trình hành động giai đoạn 2006 - 2010 của ngành tư pháp triển khai Nghị quyết số 49-NQ/TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, trong đó đưa ra nhiệm vụ xây dựng Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020.

Thể chế hóa Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 9 ngày 22 tháng 6 năm 2006 đã thông qua Luật Luật sư, đánh dấu một bước tiến mới trong quá trình xây dựng và hoàn thiện thể chế về luật sư ở nước ta, góp phần nâng cao vị trí của luật sư và nghề luật sư trong sự nghiệp bảo vệ công lý, xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Bên cạnh đó, sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, ngày 05 tháng 02 năm 2007, Ban Chấp hành Trung ương khóa X đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới, trong đó tiếp tục nêu rõ một trong những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước là đào tạo, bồi dưỡng để hình thành và phát triển được đội ngũ chuyên gia pháp luật và luật sư am hiểu luật pháp quốc tế, giỏi ngoại ngữ, có đủ khả năng tham gia tranh tụng quốc tế.

Ngày 30 tháng 3 năm 2009, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 33-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động luật sư, trong đó, nêu những chủ trương, giải pháp nhằm nâng cao vị trí, vai trò của luật sư, bảo đảm cơ chế để luật sư thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm, kiện toàn tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư, đổi mới, hoàn thiện phương thức lãnh đạo của Đảng, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với tổ chức, hoạt động luật sư, một lần nữa khẳng định chủ trương xây dựng và phát triển đội ngũ luật sư theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị. Đó là, xây dựng và phát triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng, vững vàng về bản lĩnh chính trị, trong sáng về đạo đức nghề nghiệp, bảo đảm ngày càng có nhiều luật sư có trình độ ngang tầm với các luật sư trong khu vực và quốc tế.

2. Thực trạng tổ chức và hoạt động luật sư ở nước ta.

a) Những kết quả đạt được

Trong thời gian qua, đội ngũ luật sư nước ta đã có sự phát triển nhanh chóng về số lượng, chất lượng cũng như tính chuyên nghiệp trong hoạt động hành nghề. Hiện nay, trong cả nước đã thành lập 62 Đoàn Luật sư/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với hơn 6.250 luật sư và hơn 3000 người tập sự hành nghề luật sư, hoạt động trong gần 2.750 tổ chức hành nghề luật sư, trong đó, có khoảng 10 tổ chức hành nghề luật sư chuyên sâu về kinh doanh, thương mại đầu tư có yếu tố nước ngoài. Chất lượng của đội ngũ luật sư ở nước ra đang từng bước được nâng cao, bước đầu đáp ứng yêu cầu chuyên nghiệp hóa; số lượng vụ việc, khách hàng của luật sư nhiều hơn, đa dạng hơn; phạm vi hoạt động hành nghề của luật sư ngày càng được mở rộng, tỷ lệ khách hàng ở nước ngoài có xu hướng tăng nhanh. Vai trò của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư từng bước được khẳng định, đánh dấu bằng sự ra đời của Liên đoàn Luật sư Việt Nam vào ngày 12 tháng 5 năm 2009. Hoạt động nghề nghiệp của luật sư thời gian qua không những đáp ứng nhu cầu giúp đỡ pháp lý ngày càng cao của cá nhân, cơ quan, tổ chức, góp phần tích cực trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, phục vụ tích cực cho công cuộc cải cách tư pháp, mà còn đóng góp tích cực, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Trong hoạt động tham gia tố tụng, theo số liệu thống kê trong 6 năm (2005 - 2010), đội ngũ luật sư đã tham gia hơn 85.000 vụ án hình sự, 53.000 vụ việc về dân sự, 3.500 vụ việc về kinh tế, 1.500 vụ việc về lao động, 2.800 vụ việc về hành chính, tăng cường bảo đảm thực hiện nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa, góp phần quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của cải cách tư pháp.

Trong lĩnh vực tư vấn pháp luật, đội ngũ luật sư đã tham gia hơn 145.000 vụ việc tư vấn pháp luật, 50.000 vụ việc về dịch vụ pháp lý khác. Ngoài lĩnh vực truyền thống như hình sự, dân sự, lao động, hôn nhân gia đình các luật sư đã mở rộng và phát triển tư vấn trong các lĩnh vực kinh tế, đầu tư, thương mại quốc tế. Nhiều luật sư đã trưởng thành nhanh chóng; tham gia tư vấn những hợp đồng thương mại, dự án đầu tư lớn đạt kết quả tốt, được khách hàng trong nước và nước ngoài hài lòng và tin tưởng, tạo được sự tín nhiệm trên thị trường dịch vụ pháp lý trong khu vực và quốc tế. Một số tổ chức hành nghề luật sư bước đầu đã xây dựng được thương hiệu của mình trên thị trường trong nước và khu vực, trở thành “đối tác” cạnh tranh với các tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài.

Hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư và luật sư nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian qua cũng có những đóng góp tích cực trong việc tạo môi trường pháp lý thuận lợi, thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, góp phần hình thành và phát triển thị trường dịch vụ pháp lý tại Việt Nam, hỗ trợ tích cực cho các hoạt động kinh doanh, đầu tư, thương mại, tạo điều kiện cho các luật sư Việt Nam có thêm cơ hội tiếp nhận, nâng cao trình độ tổ chức, kiến thức và kỹ năng hành nghề mang tính chất quốc tế.

Công tác quản lý nhà nước về hoạt động luật sư cũng đạt được nhiều kết quả, tập trung vào việc xây dựng, ban hành, hoàn thiện thể chế, định hướng, điều tiết và hỗ trợ phát triển đối với tổ chức, hoạt động luật sư. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư được xây dựng và củng cố, vai trò tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư bước đầu được phát huy.

b) Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, tổ chức và hoạt động luật sư ở nước ra vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém.

Thứ nhất, số lượng luật sư hiện có so với dân số còn rất thấp và có sự phát triển mất cân đối lớn giữa khu vực thành thị - nông thôn, miền núi - đồng bằng, trung du và vùng sâu, vùng xa có điều kiện kinh tế khó khăn.

Hiện nay tỷ lệ luật sư nước ra mới ở mức trung bình là 1 luật sư/14.000 người dân, trong khi đó tỷ lệ này ở Thái Lan là 1/1.526, Singapore là 1/1.000, Nhật Bản là 1/4.546, Pháp là 1/1.000, Mỹ là 1/250. Số lượng luật sư ở nước ta chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, đặc biệt là thành phố Hà Nội (1.630 luật sư) và thành phố Hồ Chí Minh (2.880 luật sư). Trong khi đó, một số địa phương lại phát triển được rất ít luật sư như Hà Giang, Bắc Kạn, Kon Tum (05 luật sư), Sơn La, Điện Biên, Quảng Trị (06 luật sư), Hậu Giang (07 luật sư), Cao Bằng (09 luật sư) … Thậm chí, có địa phương không có đủ 03 luật sư để thành lập Đoàn luật sư (Lai Châu). Tại các địa phương này, số lượng luật sư không đủ để đáp ứng nhu cầu về dịch vụ pháp lý của người dân và ngay cả trong việc thực hiện bào chữa trong các vụ án bắt buộc có sự tham gia của luật sư (án chỉ định).

Thứ hai, chất lượng của đội ngũ luật sư còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của cải cách tư pháp, phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế.

Trong lĩnh vực tham gia tố tụng, các luật sư còn thiếu kinh nghiệm, kỹ năng hành nghề cũng như việc tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp và kỷ luật hành nghề luật sư còn chưa cao đã làm ảnh hưởng đến chất lượng giải quyết vụ việc nói chung cũng như chất lượng tranh trụng nói riêng. Trong lĩnh vực tư vấn pháp luật, số lượng luật sư chuyên sâu trong các lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại (sở hữu trí tuệ, tài chính ngân hàng, hàng không, hàng hải, bảo hiểm, thương mại quốc tế …) còn rất ít, chiếm tỷ lệ 1,2%, trong đó, chỉ khoảng 20 luật sư có trình độ ngang tầm với luật sư trong khu vực. Thời gian qua, phần lớn các vụ tranh chấp thương mại quốc tế, các cơ quan, tổ chức của Việt Nam vẫn phải thuê luật sư nước ngoài làm đại diện, tư vấn và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Thứ ba, vị trí, vai trò của luật sư trong xã hội và trong tham gia tố tụng còn hạn chế, chưa thực sự được nhìn nhận đúng và đầy đủ theo tinh thần của Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị. Nhận thức của xã hội về vị trí, vai trò của luật sư trong việc tư vấn, giúp đỡ về mặt pháp lý chưa toàn diện, sâu sắc; nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư còn ít. Thực tiễn thời gian qua đã cho thấy, do chưa nhận thức đúng đắn về vai trò hỗ trợ pháp lý của luật sư nên các doanh nghiệp đã gặp nhiều bất lợi, thiệt hại trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là khi tham gia các giao dịch thương mại quốc tế.

Thứ tư, hoạt động hành nghề của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư chưa mang tính chuyên nghiệp, số luật sư hành nghề kiêm nhiệm các công việc khác vẫn còn khá cao, chiếm trên 20%, số tổ chức hành nghề luật sư có quy mô nhỏ, cơ sở vật chất thiếu thốn, quản lý điều hành kém còn chiếm đa số (chiếm hơn 75%), số tổ chức hành nghề luật sư chuyên sâu trong các lĩnh vực, nhất là trong kinh doanh, thương mại còn rất ít.

Hoạt động hành nghề của các luật sư thời gian qua chủ yếu vẫn là tham gia tố tụng, nhưng trên thực tế, chỉ khoảng 20% vụ án hình sự trong cả nước có luật sư tham gia. Việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp vẫn còn thấp so với yêu cầu thực tế, hiện nay mới chỉ có khoảng 30% các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư, trong số đó chỉ có gần 20% doanh nghiệp ký hợp đồng sử dụng dịch vụ thường xuyên, còn lại là hợp đồng theo vụ việc.

Bên cạnh đó, đối tượng khách hàng của các luật sư, tổ chức hành nghề luật sư vẫn chủ yếu tập trung vào khách hàng truyền thống là cá nhân, chiếm 85%. Tỷ lệ khách hàng là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức còn ở mức độ khiêm tốn, khoảng 15%. Trong đó, số lượng vụ việc luật sư tham gia tư vấn pháp luật, giải quyết tranh chấp liên quan đến thương mại quốc tế chiếm tỷ lệ rất thấp, 0,4%.

Thứ năm, vai trò tự quản của các Đoàn luật sư trong việc quản lý luật sư và hành nghề luật sư còn bộc lộ những hạn chế. Liên đoàn Luật sư Việt Nam mới được thành lập, tuy đã triển khai có kết quả nhiều hoạt động, bước đầu phát huy được vai trò tự quản, tuy nhiên vẫn còn trong giai đoạn xây dựng, hoàn thiện tổ chức và phương thức hoạt động.

Bên cạnh đó, công tác quản lý nhà nước về luật sư còn bất cập, cơ chế quản lý có phần còn lỏng lẻo chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Sự quan tâm lãnh đạo của cấp ủy đảng đối với tổ chức và hoạt động của tổ chức xã hội - nghề nghiệp luật sư còn có mặt hạn chế.

Những hạn chế, yếu kém nêu trên là do một số nguyên nhân cơ bản sau đây:

Về nguyên nhân khách quan:

- Tính chất của nghề luật sư là nghề tự do, hoạt động luật sư được điều tiết theo cơ chế của thị trường nên hoạt động luật sư trước hết phụ thuộc vào nhu cầu của xã hội. Do điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta đang phát triển, mức thu nhập của người dân còn thấp, chưa đồng đều, nhận thức của cơ quan nhà nước, tổ chức, người dân, đặc biệt là nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp về vị trí, vai trò của luật sư chưa đầy đủ, chưa toàn diện nên đã có tác động không nhỏ đến việc phát triển nghề luật sư nói chung cũng như việc phát triển số lượng luật sư và nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư nói riêng.

- Tiến trình cải cách tư pháp đã đạt nhiều thành tựu, tuy nhiên, những nội dung cải cách tư pháp liên quan đến cải cách mô hình cơ quan điều tra, tòa án, việc kiểm sát và cải cách quy trình tố tụng trong quá trình hoàn thiện, đã ảnh hưởng đến sự phát triển vị trí, vai trò của luật sư trong quá trình tham gia tố tụng. Mặc dù các quy định của pháp luật về tố tụng đã mở rộng đáng kể quyền của luật sư khi tham gia tố tụng nhưng chưa thực sự bảo đảm cho luật sư được tham gia các giai đoạn tố tụng một cách thực chất, cũng như chưa bảo đảm các phương tiện, biện pháp thực tế để luật sư có thể thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của mình. Vẫn còn tình trạng một số cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng gây khó khăn, cản trở cho các luật sư trong hoạt động hành nghề, ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tham gia tố tụng của luật sư nói riêng và phát triển nghề luật sư nói chung.

- Thể chế về tổ chức, hoạt động luật sư mặc dù đã từng bước được hoàn thiện, song vẫn còn tồn tại một số bất cập, hạn chế, các quy định pháp luật về tố tụng chậm được sửa đổi, bổ sung, chưa xây dựng được các quy chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan, tổ chức khác với tổ chức xã hội - nghề nghiệp luật sư ở Trung ương và địa phương trong việc quản lý về luật sư và hành nghề luật sư.

Về nguyên nhân chủ quan:

- Chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo cử nhân luật, đào tạo, thực tập hành nghề luật sư còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được đòi hỏi của công cuộc cải cách tư pháp, phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế. Nhiều luật sư do chưa được đào tạo bài bản về kỹ năng hành nghề, ít có cơ hội cọ xát, thực hành nghề nghiệp nên còn yếu về trình độ, thiếu kinh nghiệm khi tham gia tố tụng, thực hiện tư vấn pháp luật. Đa số các luật sư hành nghề bằng kinh nghiệm tư đúc rút, tự học hỏi lẫn nhau, tính chuyên nghiệp chưa cao.

- Nhận thức của một số cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư tại một số địa phương trong việc quản lý tổ chức, hoạt động luật sư còn chưa cao. Nhiều cơ quan quản lý nhà nước chưa thực hiện đúng nguyên tắc kết hợp quản lý nhà nước với phát huy vai trò tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư; một số tổ chức xã hội - nghề nghiệp luật sư thì lại quá đề cao vai trò tự quản của mình hoặc muốn thoát ly khỏi sự quản lý của nhà nước.

- Một bộ phận đội ngũ luật sư còn chưa chủ động, tích cực trong việc tự nâng cao trình độ, kỹ năng hành nghề cũng như việc trau dồi phẩm chất chính trị, đạo đức và ứng xử nghề nghiệp. Bên cạnh đó, một số tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư chưa thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm tự quản của mình.

3. Dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của công dân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, phấn đấu sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển và cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, đặc biệt trước công cuộc cải cách tư pháp, phát huy dân chủ và thực hiện công bằng xã hội, tổ chức và hoạt động luật sư ở nước ra có nhiều thời cơ, vận hội với những triển vọng to lớn.

Trong 10 năm qua, với chỉ số GDP của Việt Nam tăng trung bình khoảng 7,26%/năm, chỉ số phát triển con người (HDI) đạt ở mức trung bình; đứng thứ 130 thế giới, cùng với tỷ lệ gia tăng của các doanh nghiệp dao động khoảng 120 - 130%/năm thì sự phát triển của đội ngũ luật sư cũng dao động trung bình khoảng 110%/năm. Như vậy, đến năm 2020 với việc phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 7 - 8%/năm, chỉ số phát triển con người đạt nhóm trung bình cao, lên được 25 - 30 bậc trong xếp hạng của thế giới, cùng với tỷ lệ gia tăng về số lượng của doanh nghiệp duy trì ở mức 120% - 130%/năm thì tính theo cơ học đến năm 2015, số lượng luật sư sẽ phát triển tới con số lớn hơn 12.000 luật sư, đến 2020 là hơn 18.000 luật sư.

Cùng với sự tăng trưởng kinh tế của đất nước, trước sự thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng gia tăng mạnh mẽ, những cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO và các văn bản pháp luật về luật sư hiện hành đã tạo ra một khung pháp lý thông thoáng hơn cho các luật sư trong việc cung ứng dịch vụ pháp lý. Với chủ trương và quyết tâm của Đảng, Nhà nước ta trong việc đào tạo, bồi dưỡng để hình thành và phát triển được đội ngũ luật sư am hiểu luật pháp quốc tế, giỏi ngoại ngữ, có đủ khả năng tham gia giải quyết các tranh chấp quốc tế, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 123/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2010 phê duyệt Đề án phát triển đội ngũ luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế. Đó là nhân tố quan trọng giúp thị trường dịch vụ pháp lý phát triển mạnh mẽ, góp phần gia tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư, từng bước đưa đội ngũ luật sư Việt Nam tham gia tích cực vào thị trường dịch vụ pháp lý trong khu vực và trên thế giới.

Trước yêu cầu đẩy mạnh cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, cùng với việc Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật tố tụng hành chính ngày 24 tháng 11 năm 2010 thì vị trí, vai trò của luật sư trong xã hội ngày càng được khẳng định và đề cao, đặc biệt là tầm quan trọng của luật sư trong việc tranh tụng tại phiên tòa nhằm bảo đảm tốt hơn nữa quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người dân, góp phần bảo vệ công lý, pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Các văn bản pháp luật về dân sự, thủ tục tố tụng dân sự được hoàn thiện nhằm tăng cường bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khi tham gia giao dịch, tạo điều kiện cho các đương sự chủ động thu thập chứng cứ chứng minh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình là những cơ sở pháp lý quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi tiếp tục thúc đẩy quan hệ dân sự phát triển, góp phần nâng cao nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư. Chủ trương mở rộng thẩm quyền xét xử của tòa án đối với các khiến kiện hành chính cũng như việc đổi mới mạnh mẽ thủ tục hành chính trong các cơ quan tư pháp, thủ tục khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại để người dân tăng cường tiếp cận công lý, khuyến khích việc giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải, trọng tài ngày càng tạo điều kiện thuận lợi cho luật sư tham gia tích cực hơn vào hoạt động của các cơ quan nhà nước, qua đó, làm giảm khoảng cách giữa luật sư với công dân, cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp. Thời gian qua, tỷ lệ số vụ án, vụ việc có luật sư tham gia so với số vụ án, vụ việc mà Tòa án xét xử còn rất thấp, chỉ chiếm khoảng 20%. Nhưng, với những điều kiện thuận lợi nêu trên, tỷ lệ số vụ án, vụ việc Tòa án xét xử có luật sư tham gia và nhu cầu về dịch vụ pháp lý của luật sư dự báo sẽ tăng lên, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội.

Bên cạnh đó, những nỗ lực trong việc hoàn thiện khung pháp lý đầy đủ, thông thoáng đã tạo sự an tâm về môi trường đầu tư cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Các hoạt động đầu tư kinh doanh, thương mại ngày càng khởi sắc, nhận thức của doanh nghiệp Việt Nam về vai trò của luật sư ngày càng được nâng cao đã làm cho nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư đang tăng lên một cách rõ rệt. Đặc biệt, ngày 05 tháng 5 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 585/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn năm 2010 - 2014. Trong đó, có nội dung hỗ trợ về mặt pháp lý của luật sư đối với các doanh nghiệp là cơ sở pháp lý quan trọng nhằm tạo chuyển biến căn bản về nhận thức pháp lý, ý thức pháp luật và thói quen tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, qua đó hình thành thói quen sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư trong tổ chức, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Năm 2008, có 46,3% doanh nghiệp có bộ phận phụ trách về pháp lý, trong đó, chủ yếu là các tập đoàn kinh tế lớn; khoảng 47,27% doanh nghiệp từng sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư; đến năm 2010, tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng dịch vụ luật sư đã tăng lên 67,5% (tăng 1,43 lần so với năm 2008); dự báo đến năm 2015, tỷ lệ này là 85% và năm 2020 là trên 90%.

Ngoài ra, trong tiến trình hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, nhiều doanh nghiệp đã xác định rõ chính sách sử dụng dịch vụ pháp lý tại chính thị trường mà doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh để phòng tránh các rủi ro, nhất là những thị trường phức tạp, dễ phát sinh tranh chấp, khiếu nại. Do đó, dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của các luật sư Việt Nam sẽ tăng lên, số lượng vụ việc, khách hàng sẽ đa dạng hơn khi ngày càng nhiều doanh nghiệp nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam cũng như ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt Nam mở rộng hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh, hợp tác kinh tế với các doanh nghiệp nước ngoài ở các nước trong khu vực và trên thế giới.

Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện, dân trí ngày càng được nâng cao; ý thức pháp luật của người dân sẽ chuyển biến sâu sắc, trong đó có việc nhận thức rõ hơn vai trò hữu hiệu của luật sư trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, góp phần bảo vệ công lý và xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Từ đó, có thể thấy, nhu cầu sử dụng của người dân đối với dịch vụ pháp lý của luật sư trong tương lai, được dự báo ngày càng tăng.

II. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Quan điểm, định hướng phát triển

a) Phát triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng, vững vàng về bản lĩnh chính trị, trong sáng về đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và nhu cầu của xã hội, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XI của Đảng, Chiến lược cải cách tư pháp, góp phần đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, phát huy dân chủ, phát triển kinh tế nhanh, bền vững, tạo nền tảng để nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

b) Phát triển nghề luật sư theo hướng chuyên nghiệp hóa, đáp ứng nhu cầu dịch vụ pháp lý ngày càng cao của cơ quan, tổ chức, công dân, doanh nghiệp; nâng cao vị trí, vai trò của đội ngũ luật sư trong việc tham gia hoạch định chính sách, xây dựng, giám sát thực thi pháp luật, thực hiện trách nhiệm xã hội, góp phần bảo đảm thực hiện chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp, bảo vệ công lý, xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

c) Phát triển hoạt động hành nghề luật sư trở thành nghề chuyên nghiệp song song với việc tạo lập môi trường cho dịch vụ nghề nghiệp của luật sư phát triển theo thông lệ quốc tế; phát triển tổ chức hành nghề luật sư hành nghề chuyên sâu trong một số lĩnh vực, có khả năng cạnh tranh cao, từng bước chiếm lĩnh thị trường dịch vụ pháp lý trong khu vực và trên thế giới.

d) Phát triển nghề luật sư bền vững, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm với những bước đi vững chắc, có sự kế thừa những thành tựu đã đạt được; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của nước ngoài, phù hợp với trình độ phát triển của đội ngũ luật sư, điều kiện kinh tế - xã hội, truyền thống văn hóa, hệ thống tư pháp của nước ta và thông lệ của nghề luật sư trên thế giới, góp phần xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công cuộc cải cách tư pháp, phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

đ) Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư thống nhất, hoạt động, điều hành chuyên nghiệp, đề cao vai trò tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư tuân theo quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước; đổi mới, hoàn thiện phương thức lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động luật sư, công tác quản lý luật sư và hành nghề luật sư, đáp ứng được xu thế phát triển của xã hội.

2. Mục tiêu phát triển

a) Mục tiêu tổng quát

Phát triển đội ngũ luật sư đến năm 2020 có từ 18.000 đến 20.000 luật sư, hành nghề chuyên sâu theo lĩnh vực pháp luật; nâng cao chất lượng đội ngũ luật sư, chất lượng hoạt động hành nghề luật sư, vị trí, vai trò của luật sư trong hoạt động tố tụng, từng bước phát triển, mở rộng thị trường dịch vụ pháp lý, tạo nền tảng để phát triển nghề luật sư Việt Nam ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới. Phát triển các tổ chức hành nghề luật sư hoạt động chuyên môn hóa theo lĩnh vực pháp luật, chú trọng phát triển các tổ chức hành nghề luật sư có quy mô lớn, chuyên sâu trong lĩnh vực thương mại quốc tế, có khả năng cạnh tranh với các tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài. Đổi mới công tác quản lý về luật sư và hành nghề luật sư trên cơ sở thực hiện có hiệu quả nguyên tắc quản lý nhà nước kết hợp với phát huy vai trò tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp luật sư, đề cao trách nhiệm của luật sư cũng như bảo đảm cơ chế để các luật sư thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ trong hoạt động hành nghề. Phát huy vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng trong tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư và tổ chức hành nghề luật sư.

b) Mục tiêu cụ thể

- Từ nay đến năm 2015, phát triển số lượng luật sư khoảng 12.000 luật sư, mỗi năm được từ 800 đến 1000 người, trong đó, tại mỗi địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn phát triển được từ 2 đến 3 luật sư. Phát triển đội ngũ luật sư hành nghề chuyên sâu trong các lĩnh vực pháp luật, chú trọng đến việc đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực thương mại, đầu tư, phấn đấu đạt khoảng 1.000 luật sư phục vụ yêu cầu hội nhập quốc tế.

Đến năm 2020, phát triển số lượng khoảng từ 18.000 - 20.000 luật sư, đạt tỷ lệ số luật sư trên số dân khoảng 1/4.500 đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về dịch vụ pháp lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp; tại mỗi địa phương có khó khăn về điều kiện kinh tế - xã hội có từ 30 đến 50 luật sư, bảo đảm tham gia 100% số lượng các vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng; số luật sư có khả năng tham gia tư vấn, giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế là khoảng 150 người.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ luật sư, xây dựng và phát triển đội ngũ luật sư thành nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế - xã hội, bổ sung nguồn cho các chức danh tư pháp và chức danh quản lý nhà nước từ đội ngũ luật sư giỏi, có bản lĩnh chính trị và phẩm chất đạo đức.

Đến năm 2015, bảo đảm luật sư được đào tạo bài bản theo chương trình chuẩn về cử nhân luật, đào tạo nghề luật sư theo hướng hội nhập với khu vực và thế giới; có 50% số lượng luật sư được bồi dưỡng thường xuyên về nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng hành nghề và đạo đức ứng xử nghề nghiệp.

Đến năm 2020, đảm bảo 100% số lượng luật sư được bồi dưỡng thường xuyên và nâng cao về nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng hành nghề, đạo đức và ứng xử nghề nghiệp theo chuẩn mực nghề nghiệp luật sư; tạo nguồn lựa chọn những luật sư giỏi để có thể bổ nhiệm vào các chức danh tư pháp và chức danh quản lý nhà nước.

- Nâng cao chất lượng hoạt động hành nghề của luật sư trong tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật.

Đảm bảo cơ chế để luật sư tham gia đầy đủ vào các giai đoạn tố tụng, thực hiện có hiệu quả, chất lượng nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa. Phấn đấu để số lượng các công dân, cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp sử dụng luật sư tư vấn, tham gia giải quyết các vụ án, vụ việc ngày càng tăng.

Đến năm 2020, đảm bảo trên 50% các vụ án hình sự Tòa án xét xử có luật sư tham gia; phấn đấu đạt mục tiêu có trên 50% số lượng các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của luật sư.

- Phát triển hoạt động hành nghề của luật sư là hoạt động nghề nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp cho xã hội; đề cao trách nhiệm và nghĩa vụ của luật sư trong công tác trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, đối tượng chính sách và các nhiệm vụ chính trị xã hội khác. Phát triển thị trường dịch vụ pháp lý đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, hướng đến hội nhập thị trường, dịch vụ pháp lý trong khu vực và trên thế giới.

- Phát triển số lượng tổ chức hành nghề luật sư phù hợp với nhu cầu của xã hội về dịch vụ pháp lý, mang tính chuyên nghiệp cao, chuyên môn hóa theo lĩnh vực pháp luật; chú trọng phát triển một số tổ chức hành nghề luật sư có quy mô lớn hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực thương mại quốc tế, có khả năng cạnh tranh với các tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài. Mở rộng phạm vi hoạt động, thị phần pháp luật nước ngoài và quốc tế của các tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam.

Phấn đấu đến năm 2020, phát triển được khoảng 30 tổ chức hành nghề luật sư có quy mô từ 50 đến 100 luật sư và từ 100 luật sư trở lên hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài, trong đó, có khoảng 10 tổ chức hành nghề luật sư của Việt Nam có thương hiệu, uy tín trong khu vực và thế giới. Phát triển số lượng từ 5 đến 10 tổ chức hành nghề luật sư tại các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

- Thống nhất về cơ cấu, tổ chức của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư, hoạt động, điều hành chuyên nghiệp, đề cao trách nhiệm của tổ chức luật sư trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn, phát huy vai trò tự quản trong tổ chức và hoạt động của mình. Xây dựng và phát triển Liên đoàn luật sư Việt Nam trở thành tổ chức xã hội - nghề nghiệp thống nhất của các luật sư và các Đoàn luật sư trong cả nước, vững mạnh về mọi mặt.

Từ nay đến năm 2015, hoàn thiện cơ cấu, tổ chức của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư thống nhất từ Trung ương đến địa phương đảm bảo thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật; củng cố, kiện toàn tổ chức Đảng trong tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động luật sư, nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ luật sư.

Đến năm 2020, phấn đấu phát triển Liên đoàn Luật sư Việt Nam, các Đoàn luật sư mang tính chuyên nghiệp cao ngang tầm với các tổ chức xã hội - nghề nghiệp luật sư trong khu vực và trên thế giới, phát huy tối đa vai trò tự quản của các tổ chức này.

- Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư trên nguyên tắc quản lý nhà nước và phát huy tính tự quản, độc lập của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư. Bảo đảm sự quản lý nhà nước mang tầm vĩ mô, tập trung vào xây dựng, hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho hoạt động luật sư, tăng cường vai trò định hướng, điều tiết, hỗ trợ, công tác thanh tra, kiểm tra đối với tổ chức, hoạt động luật sư. Hoàn thiện cơ chế, chính sách để luật sư thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ cũng như trách nhiệm của mình trong hoạt động hành nghề.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Các giải pháp chung:

a) Hoàn thiện pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư tạo cơ sở pháp lý đầy đủ cho tổ chức và hoạt động luật sư.

b) Tăng cường hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức của công dân, cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp về vị trí, vai trò của luật sư nhằm thu hút nguồn lực tham gia hoạt động hành nghề luật sư.

c) Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ luật sư; tăng cường tính chuyên nghiệp trong hoạt động hành nghề của luật sư và các tổ chức hành nghề luật sư; tăng cường vai trò đào tạo, bồi dưỡng của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư.

d) Tăng cường vai trò tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp luật sư trong công tác quản lý luật sư và hành nghề luật sư, đảm bảo tuân thủ pháp luật, tuân theo quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư.

đ) Xây dựng và hoàn thiện chính sách phát triển hoạt động hành nghề luật sư nhằm nâng cao chất lượng hoạt động hành nghề của luật sư; đảm bảo luật sư thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm trong hoạt động hành nghề.

e) Tăng cường giao lưu, hợp tác quốc tế, trao đổi kinh nghiệm về tổ chức, hoạt động và hành nghề luật sư theo hướng tiếp thu, học hỏi có chọn lọc để phát triển phù hợp với các điều kiện hiện nay ở Việt Nam.

2. Các giải pháp thực hiện giai đoạn 2011-2015:

a) Hoàn thiện thể chế về luật sư và hành nghề luật sư:

- Nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn việc thi hành Luật Luật sư và đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Luật sư theo hướng nâng cao vị trí, vai trò của luật sư trong xã hội, nâng cao chất lượng hoạt động hành nghề luật sư, củng cố vị thế và phát huy vai trò của Liên đoàn Luật sư Việt Nam trong việc tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, quản lý luật sư và hành nghề luật sư, tạo nền tảng pháp lý để phát triển đội ngũ luật sư và hoạt động hành nghề luật sư chuyên nghiệp, phục vụ đắc lực cho công cuộc cải cách hành chính, cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế.

- Nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về tổ chức và hoạt động của luật sư trong tiến trình cải cách tư pháp, đặc biệt là cải cách mô hình cơ quan tố tụng, quy trình tố tụng. Từ đó, đưa ra kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về tố tụng có liên quan đến vị trí, vai trò, hoạt động hành nghề của luật sư.

- Xây dựng, ban hành các Đề án về phát triển số lượng luật sư theo vùng miền, lĩnh vực pháp luật; tuyên truyền, phổ biến nâng cao vị trí, vai trò của luật sư; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ luật sư và chất lượng hoạt động hành nghề luật sư trong tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật; phát triển các tổ chức hành nghề luật sư quy mô lớn, hoạt động chuyên sâu trong các lĩnh vực, có thương hiệu, uy tín trong khu vực và trên thế giới; phát triển thị trường dịch vụ pháp lý của luật sư, đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý luật sư của cá nhân, cơ quan, tổ chức; nâng cao vai trò tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp luật sư; tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư; xây dựng, ban hành Quy tắc về đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư.

b) Nâng cao chất lượng đội ngũ luật sư; thu hút nguồn lực tham gia hoạt động hành nghề luật sư; tạo nguồn để bổ sung nhân lực cho các chức danh tư pháp và chức danh quản lý nhà nước từ đội ngũ luật sư:

- Nâng cao năng lực đào tạo cử nhân luật, chất lượng đào tạo nghề luật sư, chất lượng tập sự hành nghề luật sư theo Chương trình chuẩn quốc gia về đào tạo nghề luật sư theo hướng tiếp cận chương trình đào tạo tiên tiến của các nước trong khu vực và trên thế giới, kết hợp triển khai xây dựng các cơ sở đào tạo Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm lớn về đào tạo pháp luật, Học viện Tư pháp trở thành Trung tâm lớn về đào tạo các chức danh tư pháp; thành lập cơ sở đào tạo liên kết và tổ chức đào tạo luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế; lựa chọn luật sư đi đào tạo chuyên sâu ở nước ngoài và khuyến khích việc luật sư tự đào tạo để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

- Tăng cường công tác bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, kiến thức pháp luật, kỹ năng hành nghề, đạo đức và ứng xử nghề nghiệp, bồi dưỡng giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ luật sư; có chính sách quan tâm, thu hút các luật sư có năng lực, trình độ, phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức để tạo nguồn tuyển dụng, bổ nhiệm vào các chức danh tư pháp và các vị trí khác trong cơ quan nhà nước.

- Ban hành chính sách thu hút nguồn nhân lực tham gia hoạt động hành nghề luật sư, chú trọng những đối tượng được đào tạo cử nhân luật, đào tạo nghề luật sư hoặc đã được công nhận là luật sư ở nước ngoài; có phương thức cung cấp thông tin và tiếp cận thông tin dễ dàng, thuận lợi giữa công dân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp với tổ chức, hoạt động luật sư; có chính sách ưu đãi đối với tổ chức, hoạt động luật sư ở các địa phương vùng sâu, vùng xa có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

c) Củng cố, kiện toàn, nâng cao tính chuyên nghiệp của các tổ chức hành nghề luật sư theo hướng ổn định về tổ chức, hiện đại và chuyên môn hóa trong hoạt động quản lý, điều hành; phát triển một số tổ chức hành nghề luật sư quy mô lớn, hoạt động chuyên sâu trong các lĩnh vực pháp luật, đặc biệt lĩnh vực thương mại quốc tế:

- Nghiên cứu chính sách mở rộng thị trường hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư ở trong nước và ở nước ngoài, trong đó, khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức hành nghề luật sư mở các Chi nhánh, đặt Văn phòng đại diện tại các nước trong khu vực và trên thế giới; khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam tham gia tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp trong các giao dịch, dự án, hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, Tập đoàn kinh tế Nhà nước.

- Thúc đẩy, hỗ trợ, liên doanh, liên kết nhằm phát triển khoảng 10 tổ chức hành nghề luật sư của Việt Nam có quy mô lớn, hoạt động chuyên sâu trong các lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại quốc tế có thương hiệu, uy tín trong khu vực và thế giới, từng bước đạt chuẩn khu vực và quốc tế.

d) Nâng cao chất lượng hoạt động hành nghề của luật sư; xây dựng và hoàn thiện chính sách phát triển hoạt động hành nghề luật sư, đảm bảo luật sư thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm trong hoạt động hành nghề:

- Nghiên cứu, xây dựng tiêu chí về việc xếp loại luật sư và các tiêu chí khác đánh giá chất lượng hoạt động hành nghề luật sư, tăng cường năng lực của đội ngũ luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, bảo đảm tính chuyên nghiệp để từng bước đáp ứng yêu cầu về cung cấp dịch vụ pháp lý của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

- Có chính sách kích thích nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của cá nhân, cơ quan, tổ chức, đặc biệt là đội ngũ doanh nghiệp; nâng cao vai trò, trách nhiệm của đội ngũ luật sư trong việc tham gia hoạch định chính sách, xây dựng, giám sát thực thi pháp luật, thực hiện trợ giúp pháp lý.

đ) Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý về luật sư và hành nghề luật sư:

- Đổi mới, kiện toàn, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ tư pháp, bộ máy cơ quan quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư từ Trung ương đến địa phương.

- Thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển nghề luật sư; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm đối với tổ chức, hoạt động luật sư; có hình thức tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng cho các luật sư, tổ chức hành nghề luật sư; mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế về luật sư và hành nghề luật sư.

- Củng cố, kiện toàn cơ cấu, tổ chức các tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư từ Trung ương đến địa phương, nhằm phát huy vai trò tự quản của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, các Đoàn luật sư trong việc quản lý luật sư và hành nghề luật sư, tiến tới tổ chức Đại hội nhiệm kỳ các Đoàn luật sư theo quy định; chuẩn bị tốt cho việc tổ chức Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc lần thứ II.

- Ban hành các Quy chế hoạt động nội bộ của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư, Quy chế phối hợp trong công tác quản lý luật sư và hành nghề luật sư; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật, tuân theo quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư; xử lý kỷ luật và xử lý vi phạm pháp luật đối với luật sư.

- Phát huy vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng trong tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư; tăng cường công tác bồi dưỡng, phát triển đảng viên trong tổ chức xã hội - nghề nghiệp luật sư và tổ chức hành nghề luật sư.

3. Các giải pháp thực hiện giai đoạn 2016 - 2020:

a) Hoàn thiện thể chế về luật sư và hành nghề luật sư theo hướng chuyên nghiệp hóa hoạt động hành nghề luật sư, trong đó, đặc biệt là các quy định pháp luật về tố tụng có liên quan đến hoạt động hành nghề luật sư nhằm bảo đảm cho luật sư thực hiện tốt, đầy đủ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong việc tham gia tố tụng; nâng cao chất lượng tranh tụng của luật sư tại phiên tòa; đáp ứng đầy đủ và có chất lượng nhu cầu về dịch vụ pháp lý của xã hội.

b) Tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ luật sư; đa dạng hóa công tác đào tạo nghề luật sư theo Chương trình chuẩn quốc gia về đào tạo nghề luật sư; thành lập cơ sở đào tạo nghề luật sư của Liên đoàn Luật sư Việt Nam; mở rộng sự tham gia của các Đoàn luật sư, tổ chức hành nghề luật sư trong việc đào tạo nghề luật sư, nâng cao tính cạnh tranh lành mạnh trong đào tạo nghề luật sư; thực hiện đào tạo chuyên sâu và đào tạo liên thông; tiếp tục thực hiện có hiệu quả liên kết với quốc tế và khu vực trong việc đào tạo luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế; tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, kiến thức pháp luật, kỹ năng hành nghề, đạo đức và ứng xử nghề nghiệp do tổ chức xã hội - nghề nghiệp luật sư đảm nhận.

c) Đẩy mạnh việc phát triển các tổ chức hành nghề luật sư có quy mô lớn, hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại quốc tế, đạt chuẩn khu vực và quốc tế. Mở rộng thị trường dịch vụ pháp lý ở Việt Nam, thu hút ngày càng nhiều luật sư giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, am hiểu luật pháp và tập quán thương mại quốc tế, thông thạo ngoại ngữ, thành thạo về kỹ năng hành nghề luật sư quốc tế làm việc tại các tổ chức hành nghề luật sư chuyên sâu trong lĩnh vực thương mại quốc tế.

d) Chú trọng hơn nữa chất lượng hoạt động hành nghề của luật sư nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về dịch vụ pháp lý; hoàn thiện chính sách phát triển hoạt động hành nghề luật sư; hoàn thiện hệ thống các tiêu chí xếp loại luật sư, đánh giá chất lượng hoạt động hành nghề luật sư; đẩy mạnh các giải pháp phát triển dịch vụ pháp lý của luật sư, nâng cao vị trí, vai trò, trách nhiệm của đội ngũ luật sư trong việc tuân thủ pháp luật và quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp; xử lý vi phạm đối với tổ chức, hoạt động luật sư; tiếp tục tăng cường năng lực của luật sư và tổ chức hành nghề luật sư để hoạt động của đội ngũ này dần trở thành hoạt động chủ yếu trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý cho cá nhân, cơ quan, tổ chức và các doanh nghiệp.

đ) Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý về luật sư và hành nghề luật sư, nâng cao năng lực bộ máy cơ quan quản lý nhà nước, đội ngũ cán bộ tư pháp thực hiện công tác quản lý luật sư và hành nghề luật sư; thực hiện có hiệu quả nguyên tắc quản lý nhà nước với phát huy vai trò tự quản của tổ chức luật sư; tiếp tục tăng cường hợp tác có hiệu quả giữa các luật sư, tổ chức luật sư của Việt Nam và các nước trong khu vực và trên thế giới tạo điều kiện thuận lợi cho nghề luật sư ở Việt Nam hội nhập quốc tế; tăng cường trách nhiệm của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, các Đoàn luật sư các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc phát triển số lượng và đảm bảo chất lượng đào tạo luật sư; phát huy vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng trong tổ chức xã hội - nghề nghiệp luật sư và tổ chức hành nghề luật sư; chuẩn bị tốt cho việc tổ chức Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc lần thứ III.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Phân công trách nhiệm

a) Bộ Tư pháp:

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và Liên đoàn Luật sư Việt Nam xây dựng lộ trình và kế hoạch tổng thể triển khai Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020; xây dựng Kế hoạch triển khai Chiến lược trong từng giai đoạn, huy động các nguồn lực về tài chính, nhân lực, cơ sở vật chất, kỹ thuật trong việc triển khai Chiến lược.

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan đến tổ chức, hoạt động luật sư; có biện pháp tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tiến hành sơ kết, tổng kết, tổng hợp tình hình triển khai Chiến lược và định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

- Chủ trì, phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và các cơ quan, tổ chức khác trong việc hoàn thiện pháp luật về tố tụng có liên quan đến hoạt động hành nghề của luật sư, thu hút đội ngũ luật sư để tạo nguồn bổ nhiệm, tuyển dụng vào các chức danh tư pháp và các vị trí khác trong các cơ quan nhà nước, thực hiện có hiệu quả các nội dung cải cách tư pháp liên quan đến vị trí, vai trò của luật sư trong tố tụng.

- Chủ trì, phối hợp với Liên đoàn Luật sư Việt Nam, các Bộ, ngành, cơ quan tổ chức liên quan nghiên cứu tạo cơ chế, chính sách để huy động sự tham gia của các cơ quan, ban ngành, tổ chức, doanh nghiệp, luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư vào việc triển khai thực hiện Chiến lược.

b) Các Bộ, ngành có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược liên quan đến lĩnh vực, ngành mình quản lý; hàng năm, từng giai đoạn tổng hợp kết quả triển khai Chiến lược gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

c) Liên đoàn Luật sư Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng Kế hoạch của Liên đoàn Luật sư Việt Nam trong việc triển khai thực hiện Chiến lược nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả các giải pháp liên quan đến trách nhiệm của Liên đoàn trên cơ sở phát huy vai trò tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp luật sư; định kỳ kiểm tra, báo cáo Bộ Tư pháp về kết quả thực hiện Chiến lược.

d) Bộ Tài chính có trách nhiệm bảo đảm ngân sách nhà nước cấp hàng năm trên cơ sở dự toán của cơ quan, tổ chức chủ trì hoạt động triển khai Chiến lược theo quy định của pháp luật.

đ) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm xây dựng, ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược tại địa phương phù hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

e) Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các Hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng và các tập đoàn kinh tế của Nhà nước có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp, Liên đoàn Luật sư Việt Nam trong việc triển khai thực hiện Chiến lược.

2. Kinh phí thực hiện Chiến lược

a) Kinh phí triển khai thực hiện Chiến lược bao gồm kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước và kinh phí đóng góp; hỗ trợ của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư.

b) Kinh phí triển khai thực hiện Chiến lược từ nguồn ngân sách nhà nước được bố trí theo dự toán ngân sách của các cơ quan, tổ chức chủ trì hoạt động triển khai Chiến lược.

c) Kinh phí xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược, tổ chức tuyên truyền về nội dung Chiến lược, tổ chức kiểm tra, sơ kết, tổng kết và các nhiệm vụ, giải pháp khác được cấp trong dự toán hàng năm của các Bộ, ngành, địa phương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước./.

THE PRIME MINISTER
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No. 1072/QD-TTg

Hanoi, July 05, 2011

 

DECISION

APPROVING THE STRATEGY FOR DEVELOPMENT OF THE LAWYER PROFESSION THROUGH 2020

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to June 29, 2006 Law No. 65/2006/QH11 on Lawyers;

At the proposal of the Minister of Justice.

DECIDES:

Article 1. To approve the Strategy for development of the lawyer profession through 2020 enclosed with this Decision.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 3. The Ministry of Justice shall assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries and sectors and the Vietnam Bar Federation in, implementing this Decision.

Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and chairpersons of provincial-level People's Committees shall implement this Decision.

 

 

PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

STRATEGY

FOR DEVELOPMENT OF THE LAWYER PROFESSION THROUGH 2020
(Promulgated together with the Prime Minister's Decision No. 1072/QD-TTg of July 5, 2011)

I. NECESSITY OF THE STRATEGY

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Achievements of the judicial reform in the spirit of the Political Bureau's Resolution No. 08-NQ/TW of January 2, 2002, and Resolution No. 49-NQ/TW of June 2,2005, aiming to build a clean, strong, democratic, strict and modernized judicial sector to prefect justice and serve the people have constituted an important ground for the development of the lawyer profession in our country. With judicial reform activities currently performed in an extensive and intensive manner, lawyers are enjoying favorable conditions for more practically participating in the settlement of cases. Procedure-conducting agencies as well as lawyers have seen many positive changes in the performance of their procedural functions on the principle of oral argument at court hearings; the position and role of lawyers in the course of settlement of cases have been more and more promoted.

The process of international integration has created numerous opportunities for the national socio-economic development. However, the duty to fulfill the obligations and realize international commitments of a member of international organizations, especially the World Trade Organization (WTO), has confronted Vietnamese businesses and state agencies with the pressure of a fiercer competition not only in the world market but also in the domestic market. Economic relations and commercial activities have become more and more lively, diversified and complicated. In order to proactively surmount the aforesaid challenges, the development of domestic human resources is an extremely important factor, showing an urgent need for a strategy for development of the contingent of lawyers in response to new requirements and situation.

The strategy for development of the lawyer profession through 2020 has been elaborated with a view to institutionalizing the Party's guidelines and policies on socio-economic development, building of a socialist law-governed state and judicial reforms in the spirit of the Resolution of the XI1'1 Party National Congress, the Political Bureau's Resolution No. 49-NQ/TW of June 2. 2005. (below referred to as Resolution No. 49-NQ/TW) and the Party Secretariat's Directive No. 33-CT7TW of March 30, 2009, on enhancing the Party's leadership over lawyers' organizations and activities, building and developing the contingent of lawyers of sufficient quantity and satisfactory quality and with firm political stuff and professional ethics, to meet requirements of judicial reform and needs of the society, ensuring that more and more lawyers will be conversant with international trade laws and practices, proficient in foreign languages and skills in law practice and possess qualifications equal to those of lawyers in the region and the world.

1. Political and legal bases

On June 2, 2005, the Political Bureau issued Resolution No. 49-NQ/TW on the strategy for judicial reform through 2020, setting forth an important orientation to develop a sufficient contingent of lawyers possessing good political and ethical qualities and professional qualifications to meet the society's higher requirements on quality of lawyers legal services and effectively serve the judicial reform and international integration.

In furtherance of the Political Bureau's Resolution No. 49-NQ/TW, on February 22, 2006, the Central Steering Committee for Judicial Reform issued Plan No. 05-KH/CCTP, launching the elaboration and finalization of plans and programs of sectors for implementation of this Resolution for the 2006-2010 period. On that basis, the Ministry of Justice promulgated on May 26, 2006, the judicial sector's program of action for the 2006-2010 period to implement Resolution No. 49-NQ/TW, on the strategy for judicial reform through 2020, setting forth the task of elaborating a strategy for development of the lawyer profession through 2020.

Institutionalizing Resolution No. 49-NQ/TW, at its 9th session, the XIth National Assembly passed on June 22, 2006, the Law on Lawyers, marking a stride forward in the process of building and improving the institutions on lawyers in our country and contributing to heightening the role of lawyers and the lawyer profession in the protection of justice and building of a democratic, equal and civilized society.

In addition, following Vietnam's accession to the World Trade Organization, on February 5, 2007, the Party Central Committee of the Xth Congress issued Resolution No. 08-NQ/TW, on a number of major lines and policies for fast and sustainable development of the economy in the context that Vietnam is a member of the World Trade Organization, further affirming that one of the Party and State's major lines and policies is to provide training and retraining for forming and developing a contingent of legal experts and lawyers conversant with international law, proficient in foreign languages and fully capable of participating in international litigations.

On March 30, 2009, the Party Secretariat issued Directive No. 33-CT/TW, on enhancing the Party's leadership over lawyers' organizations and activities, identifying policies and solutions to heighten the position and role of lawyers, assure the mechanism for lawyers to properly discharge their rights, obligations and responsibilities, consolidate lawyers' socio-professional organizations, renew and improve the Party's leadership, and raise the effect and effectiveness of the state management of lawyers' organizations and activities, once again affirming the policy to build and develop the contingent of lawyers in the spirit of the Political Bureau's Resolution No. 49-NQ/TW, with a view to building and developing the contingent of lawyers of sufficient quantity and satisfactory quality and with firm political stuff and professional ethics, ensuring that more and more lawyers will possess professional qualifications equal to those of lawyers in the region and the world.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Achievements

Over the recent lime, the contingent of Vietnamese lawyers has seen a fast development in quantity and quality and shown a higher professionalism in professional practice. At present, there are 62 bar associations in 63 provinces and cities nationwide with a total membership of over 6,250 lawyers and over 3.000 trainee lawyers who are working for nearly 2.750 law-practicing organizations, including around 10 specialized in foreign-involved business, trade and investment. The quality of Vietnamese lawyers, has been gradually improved, initially meeting requirements of professionalization; the numbers and diversity of cases and clients have also increased; the scope of law practice has become wider and wider with fast-growing numbers of overseas clients. The role of lawyers' socio-professional organizations has been gradually promoted and marked with the establishment of the Vietnam Bar Federation on May 12, 2009. Lawyers' professional practice over the recent time has not only satisfied increasing needs of individuals, agencies and organizations for legal aid, thereby actively contributing to protecting the rights and legitimate interests of citizens and effectively serving the judicial reform, but also actively contributed to and helped promote the socio­economic development, building of a socialist law-governed state and international integration.

Regarding the participation in judicial proceedings, according to statistics of 6 years (2005-2010), Vietnamese lawyers had participated in over 85.000 criminal cases, 53,000 civil cases and matters. 3.500 economic cases and matters. 1.500 labor cases and matters and 2.800 administrative cases and mailers, assuring the adherence to the principle of oral argument at court hearings and importantly contributing to performing the central task of the judicial reform.

In legal consultancy, lawyers have provided legal consultancy in over 145.000 cases and other legal services in 50.000 cases. In addition to such traditional fields as criminal, civil, labor. marriage and family laws, lawyers have extended their consultancy to economic, investment and international trade laws. Many lawyers have quickly matured in their practice and taken part in providing consultancy on major commercial contracts and investment projects, achieving good results, satisfying clients and winning their trust and recording credits in the legal service markets in the region and the world. Some law,-practicing organizations have initially built their brands in the domestic and regional markets and become competitive "partners of foreign law-practicing organizations.

Operations of foreign law-practicing organizations and lawyers over the recent time have also positively contributed to creating a legal environment favorable and attractive for foreign investment in Vietnam, forming and developing a legal service market in the country, actively supported business, investment and trade activities, and brought about more chances for Vietnamese lawyers to absorb professional knowledge and improve their organizational level and practice skills up to international standards.

The slate management of lawyers' activities has also recorded many achievements, especially in the elaboration, promulgation and improvement of institutions on lawyers' organizations and activities and their orientation, regulation and development assistance. Lawyers' socio-professional organizations have been built and consolidated with their autonomy initially promoted.

b/ Constraints and weaknesses and their causes

Alongside the aforesaid achievements, lawyers' organizations and activities in our country still see many constraints and weaknesses.

First, the current lawyer-to-population ratio remains too low and the development of the contingent of lawyers still sees a significant imbalance between urban areas and rural areas, delta areas and mountainous areas, midland areas and deep-lying and remote areas with economic difficulties.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Second, the quality of lawyers is still limited, failing to meet requirements of the judicial reform, economic development and international integration.

Lawyers who participate in judicial proceedings still lack practicing experience and skills and show a poor sense of observance of professional ethics and discipline, thereby affecting the quality of the settlement of cases and matters in general and quality of oral argument at court hearings in particular. For legal consultancy, the number of lawyers specialized in investment, business and trade laws (intellectual property, finance and banking, aviation, maritime, insurance, international trade, etc.) is too low. accounting for only 1.2% of the total, of whom only some 20 lawyers are on a par with regional lawyers. Over the recent time, in most of international trade disputes. Vietnamese agencies and organizations had to hire foreign lawyers to act as their representatives, attorneys at law and counsels to protect their rights and legitimate interests.

Third, the position and role of lawyers in the society and in judicial proceedings are still limited and not yet properly recognized in line with the Political Bureau's Resolution No. 49/NQ-TW. Public awareness about the position and role of lawyers in providing consultancy and legal aid is not yet comprehensive and profound; the need for use of lawyers' legal services is still low. Realities in the past time showed that businesses, due to their improper awareness about lawyers' role in legal aid, have found themselves at a disadvantage and suffered losses in their business operations, especially in join international trade transactions.

Fourth, activities of lawyers and law-practicing organizations have not yet been professional and the number of lawyers who concurrently do other jobs is still high, accounting for over 20%. Small law-practicing organizations with inadequate physical foundations and poor management still account for over 75%. And the number of law practicing organizations specialized in business and trade laws, is too small.

Over the recent time, lawyers have largely participated in judicial proceedings though only around 20% of criminal cases nationwide have been settled with the participation of lawyers. The use of legal consultancy services by agencies, organizations, individuals and businesses is still too far behind the practical need. At present, only around 30% of businesses use legal services provided by lawyers, of which just nearly 20% enter into contracts on regular ser\ ice use.

Clients of lawyers and law-practicing organizations are mostly individuals, accounting for 85%. Clients being businesses, agencies and organizations account for a modest rate of 15%. The number of cases in which lawyers provide legal consultancy and settle international trade-related disputes accounts for an extremely low rate of 0.4%.

Fifth, the role of bar associations in the management of lawyers and law practice still reveals many constraints. Though the newly established Vietnam Bar Federation has fruitfully conducted many operations, initially bringing into play its autonomy, it is still in the process of building and completing its organization and operation methods.

The state management of lawyers still sees shortcomings and the management mechanism remains lax. failing to meet requirements in the new situation. The leadership of Party committees at all levels over the organization and operations of lawyers' socio-professional organizations still reveals constraints.

The aforesaid constraints and weaknesses are attributable to the following substantial causes:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Lawyer profession is freelance and lawyers" activities are regulated under the market mechanism and therefore depend on the society's needs. The socio-economic conditions of a developing country, low and unbalanced incomes of the people, inadequate and incomprehensive awareness of state agencies, organizations and people, especially the business community, about the position and role of lawyers, have adversely impacted the development of the lawyer profession in general and the growth of the number of lawyers and the need for lawyers' legal services in particular.

- The judicial reform process has recorded many achievements. However, judicial reforms concerning the organizational models of investigative agencies, courts and procuracies and the procedural process remain uncompleted, affecting the development of the position and role of lawyers in their participation in judicial proceedings. Though the procedural laws have considerably expanded the rights of lawyers in judicial proceedings but still fail to assure their effective participation in all stages of legal proceedings and provide them with practical means and measures to fully discharge their rights and obligations. Still, some procedure-conducting agencies and persons have challenged and obstructed lawyers in their practice, affecting the quality of lawyers' participation in judicial proceedings in particular and the development of the lawyer profession in general.

- The institutions on lawyers" organizations and activities have been incrementally improved but still see some shortcomings and constraints, the revision of the procedural laws remains slow, and no mechanism for coordination among state management agencies, procedure-conducting agencies, related agencies and organizations and lawyers socio-professional organizations at central and local levels in the management of lawyers and law practice has been formulated.

Subjective causes:

- Programs, curricula and methods of training law bachelors, training and practice probation of lawyers still see many constraints, failing to meet requirements of the judicial reform, socio-economic development and international integration. Many lawyers, due to lack of formal training in practice skills and opportunities for professional practice, remain poorly qualified and inexperienced when participating in judicial proceedings or providing legal consultancy. Most lawyers practice law based mainly on their personal experience and know ledge exchanged with their colleagues, lacking professionalism.

- Awareness of a number of state management agencies and lawyers' socio- professional organizations in some localities about the management of lawyers' organizations and activities remains inadequate. Many state management agencies fail to observe the principle of combining state management with autonomy of lawyers socio-professional organizations, while some lawyers' socio- professional organizations have exaggerated their autonomy or sought to evade the state management.

- A portion of lawyers remain inactive in improving their qualifications, practice skills, political and ethical qualities and professional conduct. In addition, some lawyers' socio- professional organizations fail to properly perform their functions, tasks and self- governance autonomy.

3. Forecast of the need of citizens, agencies, organizations and businesses for legal services

In the period of accelerated industrialization and modernization, proactive and active international integration, with the objective of early bringing our country out of the underdevelopment state and turning it into a modernity-oriented industrial nation by 2020, and particularly in the context of the judicial reform, promotion of democracy and materialization of social justice, lawyers' organizations and activities in our country have many opportunities and great prospect.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Given a high growth rate of the national economy and increasing attractiveness to foreign direct investment into the country, Vietnam's commitments upon its accession to the WTO and current legal documents on lawyers have created a more favorable legal framework for lawyers to provide legal services. With the Party's and the State's policies and determination to train lawyers to form and develop a contingent of lawyers conversant with international law. proficient in foreign languages and fully capable of participating in the settlement of international disputes, the Prime Minister issued on January 18, 2010, Decision No. 123/QD-TTg to approve the Scheme on development of the contingent of lawyers to serve international economic integration. This constitutes an important tool to help the legal service market vigorously develop, contributing to boosting the needs for lawyers' legal services and step by step facilitating the active participation of Vietnamese lawyers in the legal service markets in the region and the world.

To meet the requirements of stepping up the judicial reform and building a socialist law-governed state, in the spirit of the Resolution of the XT" Party National Congress and the Political Bureau's Resolution No. 49/NQ-TW on the Strategy for judicial reform through 2020, together with the promulgation of the Law on Administrative Procedures by the XIIth National Assembly on November 24. 2010. the social position and role of lawyers will be affirmed and heightened, especially in the participation in oral argument at court hearings to better guarantee the right of the accused and defendants to self-defense and protect the rights and legitimate interests of litigants and people, contributing to protecting justice and socialist legality.

Legal documents on lawyers and civil procedures, which are being improved in order to better guarantee the rights and legitimate interests of individuals and organizations that enter into transactions, create conditions for involved parties to actively collect evidence to prove and protect their rights and legitimate interests, constitute important legal grounds for further promoting the development of civil relations and contribute to boosting the needs for lawyers legal services. The policy to broaden the court jurisdiction to adjudicate and settle administrative lawsuits and complaints as well as the substantial reform of administrative procedures in judicial agencies and procedures for filing complaints under the law on complaints to increase the people's access to justice and encourage the settlement of disputes through negotiation, conciliation and arbitration have created more and more favorable conditions for lawyers to actively participate in operations of state agencies, thereby bridging the gap between lawyers and citizens, agencies, organizations and businesses. Recently, the number of cases and matters with the participation of lawyers remains low, accounting for only around 20% of the total number of cases and matters settled by the court. With the aforesaid favorable conditions, the rate of cases and matters settled by the court with participation of lawyers and the needs for lawyers' legal services are expected to increase, meeting the development requirements of the society.

Resides, the efforts to create a complete and favorable legal framework have made domestic and foreign businesses feel secure about the investment environment. Thriving investment, business and commercial activities and improved awareness of Vietnamese businesses about the role of lawyers have helped increase markedly the need for legal services. Particularly, on May 5. 2010, the Prime Minister issued Decision No. 585/QD-TTg to approve the Program on inter-sectoral legal aid for businesses during 2010-14, considering the provision of legal assistance by lawyers to businesses an important legal ground to make a substantial progress in businesses' legal awareness and sense and habit of law observance, thereby forming the habit of using lawyers legal services in their organizations and business operations. In 2008, only 46.3% of businesses, largely major economic groups, had a section in charge of legal affairs and around 47.27% of businesses had ever used legal services provided by lawyers. In 2010, the rate of businesses using legal services increased to 67.5% (1.43 times that in 2008). By 2015 and 2020, this rate is expected to reach 85% and 90% respectively.

In the process of deeper and broader economic integration, many businesses have clearly determined their policy to use legal services on the very markets targeted by their business operations, especially complicated markets prone to disputes and complaints, in order to prevent risks. As a result, the need for use of legal consultancy services provided by Vietnamese lawyers and the number of cases are expected to increase with more diversified types of clients when more and more foreign businesses conduct investment, production or business activities in Vietnam and more and more Vietnamese businesses expand their investment, production, business and economic cooperation activities in foreign countries in the region and the world.

Thanks to the national economic development and the improvement of the people's material and spiritual lives and intellectual standards, their legal sense will be substantially improved and their awareness about the effective role of lawyers in the protection of their rights and legitimate interests will become clearer, contributing to protecting justice and building a democratic, equal and civilized society. This leads to the forecast that the people's need for lawyers' legal services will strongly increase in the future.

II. DEVELOPMENT VIEWPOINTS, ORIENTATIONS AND OBJECTIVES

1. Development viewpoints and orientations

a/ To qualitatively and quantitatively develop a contingent of lawyers with steady political stuff and professional ethics to meet judicial reform requirements and the society's needs and effectively implement the XIth Party Congress's Resolution and the judicial reform strategy, comprehensively accelerating the renewal cause, promoting democracy, developing the economy quickly and sustainably and creating foundations for the country to basically become a modernity-oriented industrial nation by 2020;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ To develop law practice into a profession together with creating an environment for lawyers' professional services to develop according to international practices; to develop specialized law-practicing organizations with high competitiveness to incrementally secure regional and world legal service market shares;

d/ To develop the lawyer profession sustainably, synchronously, focally and steadily, inheriting gained achievements and selectively learning foreign experiences suitable to the development level of Vietnamese lawyers, socio-economic conditions, cultural traditions and justice system and international practices of the lawyer profession, contributing to developing quality human resources for judicial reform, socio-economic development, and national industrialization and modernization;

e/ To unify the organizational structure of lawyers' socio-professional organizations toward professional operation and management, promotion of their autonomy according to professional ethics rules for lawyers and under the Party's leadership and the State's management: to renew and improve the Party's leadership over lawyers' organizations and activities and management of lawyers and law practice to meet development requirements of the society.

2. Development objectives

a/ General objectives

By 2020, to have 18.000-20.000 lawyers practicing law in specialized legal fields: to raise quality of lawyers and law practice activities, and the position and role of lawyers in judicial proceedings, to step by step develop and expand the legal service market and create foundations for developing Vietnam's lawyer profession to regional and world levels. To develop specialized law-practicing organizations, attaching importance to developing major ones specialized in international trade which can compete with foreign law-practicing organizations. To renew management of lawyers and law practice on the basis of effective state management in combination with promoting the autonomy of lawyers' socio-professional organizations, raising responsibilities of lawyers and assuring mechanisms for lawyers to fully perform their rights and obligations in professional practice. To promote the leadership role of Party organizations in lawyers' socio-professional organizations and law-practicing organizations:

b/ Specific targets

- From now to 2015. to develop around 12.000 lawyers, with 800-1,000 each year, of which each locality with socio-economic difficulties will develop 2-3 lawyers. To develop a contingent of specialized lawyers, attaching importance to intensive training in trade and investment laws, striving for around 1.000 lawyers meeting international integration requirements:

By 2020, to develop around 12.000-20.000 lawyers, reaching the ratio of 1 lawyer to 4.500 people, increasingly meeting the needs for legal services of agencies, organizations, individuals and enterprises. Each locality with socio­economic difficulties will have between 30-50 lawyers for participation in 100% of criminal cases at the request of procedure-conducting agencies. The number of lawyers capable of providing consultancy and settling international trade disputes will be around 150;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

By 2015, to ensure professional training for lawyers according to the standard bachelor-of-law program and law practice training toward regional and global integration: 50% of lawyers will be regularly retrained in professional operations, skills and ethics.

By 2020, 1003 of lawyers will be regularly retrained in professional operations, skills, ethics and conduct by lawyer profession standards: to select qualified lawyers for appointment to judicial and stale management titles.

- To improve quality of the professional practice of lawyers in judicial proceedings and legal advice.

To ensure mechanisms to enable lawyers" participation in all judicial proceedings stages for effective and quality implementation of the principle of oral argument at court hearings. To strive that the number of citizens, agencies, organizations and enterprises using lawyers' consultancy service and settlement of cases and legal matters will increase.

By 2020, to ensure that lawyers will participate in over 50% of criminal cases before court: to strive that over 50% of agencies, organizations and enterprises will use lawyers' consultancy services.

- To develop law practice into the leading professional activity of lawyers in providing professional legal services for the society: to raise lawyers' responsibilities and obligations in providing pro bono legal aid for the poor and policy beneficiaries and in other socio-politied tasks. To develop the legal service market to meet the society's increasing demands and step by step integrate into regional and world legal service markets:

- To increase the number of highly professional and specialized law-practicing organizations meeting the society's needs for legal services; to attach importance to developing a number of major law-practicing organizations specialized in international trade which can compete with foreign ones. To expand the scope of operation and foreign and international law market shares of Vietnamese law-practicing organizations:

To strive to have by 2020 around 30 law-practicing organizations with each having 50-100 lawyers and 100 lawyers or more specialized in foreign-involved investment, business and trade, including around 10 regionally and internationally known and prestigious ones. To have between 5-10 law-practicing organizations operating in localities with socio-economic difficulties;

- To unify the structure and organization of lawyers' socio-professional organizations toward professional operation and management, raising their responsibilities in performing their tasks and powers and promoting their autonomy in their organization and operations. To build and develop the Vietnam Bar Federation into a sole and comprehensively strong socio- professional organization of lawyers and bar associations nationwide.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

By 2020, to strive to develop the Vietnam Bar Federation and highly professional bar associations 10 reach the level of regional and world lawyers socio-professional organiza­tions, bringing into the fullest play the autonomy of these organizations.

- To raise effectiveness of the stale management of lawyers and law practice on the principle of stale management and bringing into play the autonomy and independence of lawyers' socio-professional organizations. To assure macro state management which concentrates on the formulation and improvement of institutions to create a complete and consistent legal framework for lawyers' activities and increases the role of orientating, regulating, supporting, inspecting and examining lawyers' organizations and activities. To further improve mechanisms and policies for lawyers lo fully discharge their rights, obligations and responsibilities in professional practice.

III. IMPLEMENTATION SOLUTIONS

1. General solutions:

a/ To further improve the law on lawyers and law practice, serving as a complete legal basis for lawyers" organizations and activities;

b/ To increase public information and raising of awareness of citizens, agencies, organizations and enterprises about the position and role of lawyers in order to promote law practice activities:

c/ To raise quality of lawyer training and retraining: to increase professionalism of lawyers and law-practicing organizations; to increase the role of lawyers’ socio-professional organizations in training and retraining:

d/ To increase the autonomy of lawyers' socio professional organizations in the management of lawyers and law practice activities, ensuring lawyers" observance of the law- and code of professional ethics and conduct:

e/ To formulate and further improve policies on law practice development in order 10 improve quality of lawyers' practice: to ensure lawyers' full performance of their rights, obligations and responsibilities in professional practice:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Solutions during 2011-2015:

a/ To complete institutions on lawyers and law practice:

- To conduct theoretical research and practical review of the enforcement of the Law on Lawyers and propose amendments and supplements to this Law toward heightening the position and role of lawyers in the society, improving law practice quality, consolidating the position and promoting the role of the Vietnam Bar Federation in policy and law making and management of lawyers and law practice, creating a legal basis for development of lawyers and professional law practice, actively serving the cause of renewal, judicial reform and international integration:

- To conduct theoretical research and practical review of lawyers' organizations and activities in the process of judicial reform, especially in reforming procedure-conducting agencies and judicial proceedings, based on which to recommend and propose amendments and supplements to procedural laws related to the position, role and professional practice of lawyers:

- To formulate and promulgate plans on development of the number of lawyers by region and legal field: to promote public information on the position and role of lawyers; to provide training and retraining to improve quality of lawyers and law practice in judicial proceedings and legal consultancy; to develop major specialized law -practicing organizations to be regionally and internationally known and prestigious; to develop the legal service market, meeting the needs for legal services of individuals, agencies and organizations: to increase the autonomy of lawyers' socio-professional organizations; to raise effect and effectiveness of the state management of lawyers and law practice: to formulate and promulgate the code of professional ethics and conduct of lawyers.

b/ To improve quality of lawyers; to attract resources to participate in law practice; to create sources to supplement lawyers for judicial and state management titles:

- To raise capacity of bachelor of law training, quality of law practice training and quality of trainee lawyers under the national standard program on law practice training toward approaching regional and world advanced training programs, to build Hanoi Law University and Ho Chi Minh City Law University into major law training centers and the Academy of Justice into major centers for judicial training; to establish joint training institutions and train lawyers for international economic integration; to select lawyers for intensive training overseas and encourage lawyers to attend training on their own to meet international integration requirements:

- To increase retraining in professional operations, legal know ledge, professional skills, ethics and conduct, politics and ideology for lawyers; to adopt policies to attract professionally qualified lawyers with political and moral qualities for recruitment and appointment to judicial titles and other positions in state agencies;

- To promulgate policies to attract human resources to participate in law practice, paying attention to bachelors of law or those trained in law practice or recognized as lawyers overseas; to adopt mechanisms for easy and convenient provision of and access to information between citizens, agencies, organizations and enterprises and lawyers' organizations and activities; to adopt incentives for lawyers' organizations and activities in deep-lying and remote areas with socio-economic difficulties.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To study policies to expand domestic and overseas markets of law-practicing organizations, encouraging and creating conditions for law-practicing organizations to open branches and set up representative offices in the region and the world: to encourage and create conditions for Vietnamese law-practicing organizations to provide legal consultancy and settle disputes in transactions, projects, investment, production and business activities of state enterprises and economic groups:

- To promote and support joint ventures and associations to develop around 10 major Vietnamese law-practicing organizations specialized in investment, business and international trade, which are regionally and internationally known and prestigious and step by step reach regional and international standards.

d/ To improve quality of lawyers' practice: to formulate and complete policies for law practice development, assuring lawyers' full performance of their rights, obligations and responsibilities in professional practice:

- To study and formulate criteria to rank lawyers and other criteria to evaluate quality of law practice, lo build capacity of lawyers and law-practicing organizations, ensuring professionalism to incrementally meet the needs for legal services of individuals, agencies and organizations:

- To adopt policies to stimulate demands for legal services of individuals, agencies, organizations and especially enterprises; to raise the role and responsibilities of lawyers in policy and law making, supervision of law enforcement and provision of legal aid.

e/ To raise the effect and effectiveness of management of lawyers and law practice:

- To renew, consolidate and raise capacity of judicial officers, the apparatus of state management agencies in charge of lawyers and law practice from central to local levels:

- To lake measures to support law practice development: to increase examination, inspection and handling of violations of lawyers organizations and activities; to confer honorable titles and rewards to lawyers and law-practicing organizations: to expand international exchange and cooperation on lawyers and law practice;

- To consolidate and strengthen the structure and organization of lawyers' socio-professional organizations from central to local levels in order to promote the role of the Vietnam Bar Federation and bar associations in managing lawyers and law practice and hold term congresses of bar associations under regulations; to well prepare the organization of the second national congress of lawyers;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To promote the leadership of Party organizations in lawyers' socio-professional organizations: to increase training and development of Party members in lawyers' socio-professional organizations and law-practicing organizations.

3. Solutions during 2016-2020:

a/ To complete institutions on lawyers and law practice toward professionalizing law practice, especially procedural laws related to law practice to ensure lawyers' full and good performance of their rights, obligations and responsibilities in judicial proceedings; to raise quality of lawyers" oral argument in judicial proceedings; to fully and qualitatively meet the society's needs for legal services:

b/ To further improve quality of lawyer training and retraining; to diversify lawyer training under the national standard program on lawyer profession training; to establish a lawyer profession training institution of the Vietnam Bar Federation; to expand participation of bar associations and law-practicing organizations in lawyer profession training, to promote healthy competition in lawyer profession training: to provide intensive and transferable training; to continue with effective international and regional association in lawyer training for international economic integration; to increase retraining in professional operations, legal knowledge, professional skills, ethics and conduct by lawyers' socio-professional organizations:

c/ To boost development of major law-practicing organizations specialized in investment, business and international trade to reach regional and international standards. To expand the legal service market in Vietnam, to increasingly attract professionally qualified lawyers conversant with international trade laws and practices, proficient in foreign languages and skillful in practicing international laws to work at law-practicing organizations specialized in international trade;

d/ To attach more importance to quality of lawyers' professional practice in order to meet increasing needs for legal services; to complete policies on law practice development; to complete the system of criteria to rank lawyers and evaluate quality of law practice; to increase solutions for developing lawyers' legal services and raising the position, role and responsibilities of lawyers in observing the law and code of professional ethics and conduct; to handle violations of lawyers' organizations and activities; to further build capacity of lawyers and law-practicing organizations to make their operations gradually become a major activity in providing legal services for individuals, agencies, organizations and enterprises;

e/ To raise the effect and effectiveness of management of lawyers and law practice, to raise capacity of state management agencies and judicial officers managing lawyers and law practice: to effectively adhere to the principle of state management associated with autonomy of lawyers' organizations; to further effective cooperation between lawyers and lawyers' organizations of Vietnam and countries in the region and the world to create favorable conditions for Vietnam's international integra­tion in law practice: to raise responsibilities of the Vietnam Bar Federation and provincial-level bar associations for increasing the number of lawyers and assuring quality of lawyers training; to promote the leadership of Party organizations in lawyers' socio-professional organizations and law-practicing organizations: to well prepare the organization of the third national congress of lawyers.

IV. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. Assignment of responsibilities

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To assume the prime responsibility for. and coordinate with ministries, sectors, localities and the Vietnam Bar Federation in, working out a roadmap and an overall plan to implement the Strategy for development of lawyers through 2020; to formulate plans to implement the Strategy in each period, raise financial and human resources and physical and technical foundations for the Strategy implementation;

- To assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and sectors in. studying and completing mechanisms and policies related to lawyers' organizations and activities; to take measures to guide, examine, supervise and review the Strategy implementation for annual reporting to the Prime Minister;

- To assume the prime responsibility for and coordinate with the Supreme People's Court, the Supreme People's Procuracy, the Ministry of Public Security and other agencies and organizations in. completing procedural laws related to lawyers' professional practice: to attract lawyers for appointment and recruitment to judicial titles and other positions in state agencies: to effectively conduct judicial reform related to the position and role of lawyers in judicial proceedings;

- To assume the prime responsibility for. and coordinate with the Vietnam Bar Federation, concerned ministries, sectors, agencies and organizations in, studying and adopting mechanisms and policies to involve agencies, sectors, organizations, enterprises, lawyers, law-practicing organizations and lawyers" socio-professional organizations in the Strategy implementation.

b/ Concerned ministries and sectors shall, based on their assigned functions and tasks. assume the prime responsibility for. and coordinate with the Ministry of Justice in. formulating plans to perform the tasks and solutions of the Strategy concerning domains and sectors under their management; and annually and periodically summarize implementation results to the Ministry of Justice for sum-up and reporting to the Prime Minister;

c/ The Vietnam Bar Federation shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Justice and concerned ministries, sectors, agencies and organizations in, formulating its plan to implement the Strategy to ensure effective implementation of solutions concerning the Federation's responsibilities on the basis of promoting autonomy of lawyers' socio-professional organizations: and regularly examine and report on Strategy implementation results to the Ministry of Justice;

d/ The Ministry of Finance shall ensure allocation of annual state budget funds based on estimates of agencies and organizations responsible for the Strategy implementation under law:

e/ Provincial-level People's Committees shall formulate and promulgate plans to implement the Strategy in their localities in line with their local socio-economic development master plans:

f/ The Vietnam Chamber of Commerce and Industry, business associations, industry-associations and state economic groups shall coordinate with the Ministry of Justice and the Vietnam Bar Federation in implementing the Strategy.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Funds for the Strategy implementation come from the state budget and contributions and supports of domestic and overseas individuals, organizations and enterprises and lawyers" socio-professional organizations,

b/ State budget funds for the Strategy implementation shall be allocated according to budget estimates of agencies and organizations responsible for implementing the Strategy;

c/ Funds for formulating plans to implement the Strategy, disseminating the Strategy contents and for examination, review and other tasks and solutions shall be allocated in annual estimates of ministries, sectors and localities under the law on the state budget.-

 

 

PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1072/QĐ-TTg ngày 05/07/2011 phê duyệt Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


14.308

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.163.138
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!