HỘI
ĐỒNG NHÀ NƯỚC
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
2A-LCT/HĐNN8
|
Hà
Nội, ngày 18 tháng 12 năm 1987
|
PHÁP LỆNH
TỔ CHỨC LUẬT SƯ
Để tăng cường hoạt động giúp đỡ
pháp lý cho công dân và các tổ chức;
Căn cứ vào Điều 100 và Điều 133 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam;
Pháp lệnh này quy định về tổ chức luật sư.
Chương
1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều
1
Tổ chức luật
sư ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là các Đoàn luật sư được thành lập
ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính tương đương để
giúp công dân và các tổ chức về mặt pháp lý.
Điều
2
Bằng hoạt
động của mình, tổ chức luật sư góp phần tích cực bảo vệ pháp chế xã hội chủ
nghĩa, tăng cường quản lý kinh tế và quản lý xã hội theo pháp luật; bảo vệ các
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và các tổ chức; góp phần vào việc giải
quyết các vụ án được khách quan, đúng pháp luật; góp phần thực hiện quyền bình
đẳng của mọi công dân trước pháp luật, thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa; giáo
dục công dân tuân theo Hiến pháp, pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống
xã hội chủ nghĩa.
Điều
3
Tổ chức luật
sư và các luật sư hoạt động theo pháp luật, tôn trọng sự thật khách quan.
Điều
4
Tổ chức luật
sư và các luật sư được Nhà nước và xã hội khuyến khích, giúp đỡ trong hoạt động
nghề nghiệp.
Điều
5
Bộ Tư pháp
hướng dẫn, kiểm tra về tổ chức và hoạt động của các Đoàn luật sư theo Quy chế
Đoàn luật sư do Hội đồng bộ trưởng ban hành.
Điều
6
Hội đồng
nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị
hành chính tương đương phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp giám sát
hoạt động của Đoàn luật sư tại địa phương; tạo điều kiện và giúp đỡ Đoàn luật
sư và các luật sư thực hiện tốt nhiệm vụ.
Chương
2:
ĐOÀN LUẬT SƯ
Điều
7
Đoàn luật
sư là tổ chức nghề nghiệp của các luật sư.
Khi có từ hai người trở lên có đủ
điều kiện làm luật sư quy định ở Điều 11 của Pháp lệnh này đề nghị và được Uỷ
ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc đơn vị hành
chính tương đương giới thiệu, Uỷ ban nhân dân cùng cấp ra quyết định cho phép
thành lập Đoàn luật sư, sau khi đã thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Căn cứ vào quyết định của Uỷ ban
nhân dân, những người có đề nghị nói ở đoạn 1 của Điều này tổ chức hội nghị
thành lập Đoàn luật sư. Hội nghị thông qua Điều lệ và bầu ra các cơ quan của
Đoàn theo Quy chế Đoàn luật sư.
Điều
8
Hội nghị
toàn thể Đoàn luật sư là cơ quan cao nhất của Đoàn luật sư.
Hội nghị toàn thể bầu ra Ban chủ
nhiệm và Ban kiểm tra. Nhiệm kỳ của Ban chủ nhiệm và Ban kiểm tra là 3 năm.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội nghị
toàn thể, Ban chủ nhiệm và Ban kiểm tra do Quy chế Đoàn luật sư quy định.
Điều
9
Đoàn luật
sư thông qua Ban chủ nhiệm tổ chức các hoạt động của luật sư.
Điều
10
Đoàn luật
sư có tư cách pháp nhân và tiến hành hoạt động nghề nghiệp kể từ ngày đăng ký tại
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc đơn vị hành chính
tương đương.
Chương 3:
LUẬT SƯ
Điều
11
Những người
có đủ các điều kiện sau đây có thể gia nhập Đoàn luật sư:
1- Là công dân nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam;
2- Có phẩm chất, đạo đức tốt;
3- Tốt nghiệp đại học pháp lý hoặc
có trình độ pháp lý tương đương.
Những người đang công tác tại các
cơ quan chuyên trách bảo vệ pháp chế không được gia nhập Đoàn luật sư, trừ những
người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy về pháp lý tại các viện nghiên cứu và
các trường thuộc các cơ quan đó.
Việc gia nhập Đoàn luật sư phải
được Hội nghị toàn thể Đoàn luật sư thông qua, theo đề nghị của Ban chủ nhiệm.
Điều
12
Người mới
được gia nhập Đoàn luật sư phải qua một thời gian tập sự từ 6 tháng đến 2 năm
và một kỳ kiểm tra mới được công nhận là luật sư.
Chế độ tập sự, thể thức kiểm tra
và những trường hợp được miễn, giảm thời hạn tập sự do Quy chế Đoàn luật sư quy
định.
Luật sư tập sự được bào chữa và
làm các việc giúp đỡ pháp lý khác, có các quyền và nghĩa vụ như luật sư, trừ
quyền bầu và được bầu vào Ban chủ nhiệm và ban kiểm tra của Đoàn.
Điều
13
Các hình
thức giúp đỡ pháp lý của luật sư bao gồm:
1- Tham gia tố tụng với tư cách
là người bào chữa cho bị can, bị cáo hoặc đại diện cho người bị hại và các
đương sự khác trong các vụ án hình sự, kể cả các vụ án thuộc thẩm quyền xét xử
của Toà án quân sự; đại diện cho các bên đương sự trong các vụ án dân sự, hôn
nhân, gia đình và lao động.
2- Làm tư vấn pháp luật cho các
tổ chức kinh tế Nhà nước, tập thể và tư nhân, kể cả các tổ chức kinh tế nước
ngoài.
3- Làm các dịch vụ pháp lý khác
cho công dân và tổ chức.
Điều
14
Khi tham
gia tố tụng, luật sư có quyền:
1- Bình đẳng với các thành phần
khác trước Toà án; không buộc phải làm chứng về những vấn đề biết được khi làm
nhiệm vụ bào chữa cho bị can, bị cáo hoặc đại diện cho các đương sự khác;
2- Nghiên cứu hồ sơ vụ án, đề xuất
chứng cứ, gặp riêng bị can, bị cáo, đương sự; đề nghị bổ sung hồ sơ, trưng cầu
giám định và đưa ra những đề nghị cần thiết khác;
3- Đề nghị thay đổi người tiến
hành, người tham gia tố tụng;
4- Tham gia thẩm vấn và tranh luận
tại phiên toà, đề nghị biện pháp xử lý bị cáo, bồi thường thiệt hại và các biện
pháp giải quyết tranh chấp dân sự, hôn nhân, gia đình và lao động;
5- Đọc, yêu cầu bổ sung, đính
chính biên bản phiên toà;
6- Kháng cáo bản án và quyết định
của toà án trong trường hợp làm bào chữa hoặc đại diện cho bị cáo, đương sự là
người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần.
Khi tham gia tố tụng, luật sư có
thể có những quyền khác theo quy định của pháp luật.
Điều
15
Luật sư
không được bào chữa hoặc đại diện trong vụ án, nếu:
1- Đã tiến hành hoặc tham gia tố
tụng đối với vụ án với tư cách là điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội
thẩm nhân dân, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch;
2- Là người thân thích của điều
tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm nhân dân đã hoặc đang tiến hành tố
tụng đối với vụ án đó.
Điều
16
Một luật
sư có thể bào chữa cho nhiều bị can, bị cáo hoặc đại diện cho nhiều đương sự
trong cùng một vụ án, nếu quyền lợi của họ không đối lập nhau.
Nhiều luật sư có thể bào chữa
cho một bị can, bị cáo hoặc đại diện cho một đương sự.
Điều
17
Khi làm
tư vấn pháp luật cho các tổ chức kinh tế nói ở khoản 2 Điều 13 của Pháp lệnh
này, luật sư có quyền đại diện cho các tổ chức đó trong các vụ tranh chấp được
đưa ra trước Trọng tài kinh tế hoặc cơ quan xét xử khác.
Điều
18
Luật sư
có nghĩa vụ:
1- Sử dụng các biện pháp được
pháp luật quy định để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo và
các đương sự khác;
2- Không được từ chối bào chữa
cho bị can, bị cáo hoặc đại diện cho đương sự mà mình đã đảm nhận hoặc đã được
chỉ định, nếu không có lý do chính đáng;
3- Không được tiết lộ những bí mật
mà mình biết được trong khi làm nhiệm vụ giúp đỡ pháp lý.
Điều
19
Luật sư
có thể giúp đỡ pháp lý ngoài phạm vi địa phương mình.
Chương 4:
THÙ LAO CỦA LUẬT SƯ, QUỸ
ĐOÀN LUẬT SƯ
Điều
20
Công dân
và tổ chức nhờ luật sư giúp đỡ pháp lý phải trả tiền thù lao.
Chế độ trả tiền thù lao và những
trường hợp được miễn, giảm do Quy chế Đoàn luật sư quy định.
Điều
21
Luật sư
nhận tiền thù lao thông qua Đoàn luật sư theo tỷ lệ từ 70% đến 80% tiền thù lao
cho mỗi vụ việc. Tỷ lệ cụ thể do Hội nghị toàn thể Đoàn luật sư quyết định.
Điều
22
Chế độ bảo
hiểm xã hội đối với luật sư và nhân viên giúp việc của Đoàn luật sư được thực
hiện theo quy định của pháp luật.
Điều
23
Mỗi Đoàn
luật sư có quỹ của mình. Quỹ này được lập từ phần trích tiền thù lao và từ các
nguồn thu hợp pháp khác.
Việc sử dụng quỹ của Đoàn luật
sư do Hội nghị toàn thể Đoàn luật sư quyết định theo Quy chế Đoàn luật sư.
Chương
5:
KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT
Điều
24
Việc khen
thưởng và kỷ luật đối với Đoàn luật sư và luật sư do Quy chế Đoàn luật sư quy định.
Chương 6:
ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
Điều
25
Hội đồng
bộ trưởng ban hành Quy chế Đoàn luật sư sau khi lấy ý kiến của Uỷ ban Trung
ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, và quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh này.
Hà
Nội, ngày 18 tháng 12 năm 1987