Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 77/2008/NĐ-CP tư vấn pháp luật

Số hiệu: 77/2008/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 16/07/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do- Hạnh phúc
--------------

Số: 77/2008/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 16 tháng 07 năm 2008

NGHỊ ĐỊNH

VỀ TƯ VẤN PHÁP LUẬT

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

Nghị định này quy định về tổ chức, hoạt động tư vấn pháp luật của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu chuyên ngành luật (sau đây gọi chung là tổ chức chủ quản).

Hoạt động tư vấn pháp luật quy định tại Nghị định này mang tính chất xã hội, không nhằm mục đích thu lợi nhuận.

Điều 2. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức chủ quản trong hoạt động tư vấn pháp luật

1. Cơ quan nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình khuyến khích, hỗ trợ phát triển tổ chức, hoạt động tư vấn pháp luật; phối hợp với tổ chức chủ quản trong quản lý về tổ chức, hoạt động tư vấn pháp luật theo quy định của Nghị định này.

2. Tổ chức chủ quản chịu trách nhiệm về tổ chức, hoạt động của tổ chức tư vấn pháp luật do mình thành lập.

Điều 3. Hình thức tổ chức tư vấn pháp luật

Tổ chức chủ quản có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này được thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật để thực hiện tư vấn pháp luật cho thành viên, hội viên, đoàn viên của tổ chức mình và cá nhân, tổ chức khác.

Điều 4. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Nghiêm cấm tổ chức tư vấn pháp luật, người thực hiện tư vấn pháp luật thực hiện các hành vi sau đây:

a) Xúi giục cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện trái pháp luật;

b) Lợi dụng hoạt động tư vấn pháp luật để trục lợi;

c) Lợi dụng hoạt động tư vấn pháp luật gây mất trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng xấu đến đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức;

d) Tư vấn pháp luật cho các bên có quyền lợi đối lập trong cùng một vụ việc, tiết lộ thông tin về vụ việc, về cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật, trừ trường hợp cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật đồng ý hoặc pháp luật có quy định khác.

2. Nghiêm cấm cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động tư vấn pháp luật thực hiện các hành vi sau đây:

a) Xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người thực hiện tư vấn pháp luật;

b) Cố tình cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về vụ việc;

c) Cản trở hoạt động tư vấn pháp luật.

Chương 2.

TRUNG TÂM TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Điều 5. Điều kiện thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật

1. Có ít nhất hai tư vấn viên pháp luật hoặc tư vấn viên pháp luật và một luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hai luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động.

2. Có trụ sở làm việc của Trung tâm.

Điều 6. Địa vị pháp lý, cơ cấu tổ chức của Trung tâm tư vấn pháp luật

1. Trung tâm tư vấn pháp luật có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.

Việc khắc và sử dụng con dấu của Trung tâm tư vấn pháp luật được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu.

2. Cơ cấu tổ chức, quy chế hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật do tổ chức chủ quản quyết định.

3. Giám đốc của Trung tâm tư vấn pháp luật phải là tư vấn viên pháp luật hoặc luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động.

Điều 7. Phạm vi hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật

1. Trung tâm tư vấn pháp luật được thực hiện tư vấn pháp luật; được cử luật sư làm việc theo hợp đồng cho Trung tâm tham gia tố tụng để bào chữa, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật đối với vụ việc mà Trung tâm thực hiện tư vấn pháp luật; được thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý.

2. Trung tâm tư vấn pháp luật được nhận và thực hiện vụ việc trong tất cả các lĩnh vực pháp luật.

Điều 8. Quyền, nghĩa vụ của Trung tâm tư vấn pháp luật

1. Trung tâm tư vấn pháp luật có các quyền sau đây:

a) Thực hiện vụ việc theo phạm vi quy định tại Điều 7 của Nghị định này;

b) Đề nghị cơ quan, tổ chức cung cấp thông tin về những vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật;

c) Kiến nghị với cơ quan nhà nước về những vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật.

2. Trung tâm tư vấn pháp luật có các nghĩa vụ sau đây:

a) Tuân theo quy định của Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan của pháp luật về luật sư, trợ giúp pháp lý;

b) Chịu trách nhiệm về việc sử dụng tư vấn viên pháp luật, luật sư, cộng tác viên tư vấn pháp luật của Trung tâm;

c) Báo cáo Sở tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Sở Tư pháp), nơi đặt trụ sở của Trung tâm, báo cáo tổ chức chủ quản về tổ chức và hoạt động của Trung tâm theo định kỳ hàng năm hoặc theo yêu cầu trong trường hợp đột xuất;

d) Bồi thường thiệt hại do lỗi của tư vấn viên pháp luật, luật sư, cộng tác viên tư vấn pháp luật của Trung tâm gây ra trong khi thực hiện tư vấn pháp luật.

Điều 9. Kinh phí hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật

Trung tâm tư vấn pháp luật hoạt động theo cơ chế tự trang trải về tài chính. Nguồn kinh phí hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật gồm:

1. Kinh phí để thực hiện hoạt động tư vấn pháp luật được bố trí trong kinh phí hoạt động thường xuyên của tổ chức chính trị - xã hội đối với Trung tâm tư vấn pháp luật do tổ chức chính trị - xã hội thành lập;

2. Kinh phí được cấp từ việc thực hiện trợ giúp pháp lý đối với Trung tâm tư vấn pháp luật đã đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý;

3. Thù lao thu được từ hoạt động tư vấn pháp luật cho cá nhân, tổ chức theo quy định tại Điều 11 của Nghị định này;

4. Các khoản hỗ trợ của tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu chuyên ngành luật được trích từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp; các khoản tài trợ của cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài hỗ trợ cho hoạt động tư vấn pháp luật theo quy định của pháp luật.

Điều 10. Tư vấn pháp luật miễn phí

Trung tâm tư vấn pháp luật thực hiện tư vấn pháp luật miễn phí cho thành viên, hội viên, đoàn viên của tổ chức chủ quản.

Nhà nước khuyến khích Trung tâm tư vấn pháp luật thực hiện tư vấn pháp luật miễn phí cho người nghèo và các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.

Điều 11. Tư vấn pháp luật có thu thù lao

1. Ngoài hoạt động tư vấn pháp luật miễn phí cho các đối tượng quy định tại Điều 10 của Nghị định này, Trung tâm tư vấn pháp luật được thu thù lao đối với cá nhân, tổ chức khác có yêu cầu tư vấn pháp luật để bù đắp chi phí cho hoạt động của Trung tâm.

2. Việc thu thù lao của Trung tâm tư vấn pháp luật do tổ chức chủ quản quyết định. Trong trường hợp Trung tâm tư vấn pháp luật được thu thù lao thì tổ chức chủ quản có trách nhiệm quy định về mức thù lao.

3. Trung tâm tư vấn pháp luật có trách nhiệm niêm yết mức thù lao tại trụ sở của Trung tâm và chấp hành quy định của pháp luật về tài chính.

Điều 12. Thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật

1. Tổ chức chủ quản ra Quyết định thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật Quyết định thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật do người đứng đầu tổ chức chủ quản ký và có nội dung chính sau đây:

a) Tên gọi của Trung tâm tư vấn pháp luật;

b) Mục đích, nhiệm vụ của Trung tâm tư vấn pháp luật;

c) Lĩnh vực hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật.

2. Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp cấp trung ương, cấp ngành được thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật trong phạm vi cả nước.

Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp cấp tỉnh, cấp huyện được thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật trong phạm vi địa phương mình.

Cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu chuyên ngành được thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi đặt trụ sở của cơ sở đó.

3. Tên gọi của Trung tâm tư vấn pháp luật phải bao gồm cụm từ “Trung tâm tư vấn pháp luật” và thể hiện được tên của tổ chức chủ quản. Trong trường hợp một tổ chức chủ quản thành lập từ hai Trung tâm tư vấn pháp luật trở lên, thì tên gọi của các Trung tâm này phải có sự phân biệt với nhau.

Điều 13. Đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật

1. Trung tâm tư vấn pháp luật đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp, nơi đặt trụ sở của Trung tâm.

Hồ sơ đăng ký hoạt động gồm có:

a) Đơn đăng ký hoạt động;

b) Quyết định của tổ chức chủ quản về việc thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật; về việc cử Giám đốc của Trung tâm tư vấn pháp luật;

c) Dự thảo quy chế tổ chức, hoạt động của Trung tâm tư vấn do tổ chức chủ quản ban hành;

d) Danh sách kèm theo hồ sơ của người được đề nghị cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật, của luật sư làm việc theo hợp đồng lao động cho Trung tâm;

đ) Giấy tờ xác nhận về trụ sở.

2. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có trách nhiệm cấp Giấy đăng ký hoạt động cho trung tâm tư vấn pháp luật; trong trường hợp từ chối, phải thông báo lý do bằng văn bản cho người làm đơn.

3. Khi cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Trung tâm tư vấn pháp luật, Sở Tư pháp đồng thời cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật cho người đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 19 của Nghị định này.

Bộ Tư pháp quy định mẫu Giấy đăng ký hoạt động, Thẻ tư vấn viên pháp luật.

4. Trung tâm tư vấn pháp luật được hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động.

Điều 14. Chi nhánh của Trung tâm tư vấn pháp luật

1. Trung tâm tư vấn pháp luật thuộc tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp cấp trung ương, cấp ngành, cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu chuyên ngành luật được đặt Chi nhánh trong phạm vi cả nước.

Trung tâm tư vấn pháp luật thuộc tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp cấp tỉnh được đặt Chi nhánh trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi đặt trụ sở của tổ chức chủ quản.

2. Chi nhánh của Trung tâm tư vấn pháp luật (sau đây gọi tắt là Chi nhánh) là đơn vị phụ thuộc của Trung tâm. Chi nhánh được thực hiện tư vấn pháp luật trong phạm vi hoạt động của Trung tâm. Trung tâm tư vấn pháp luật phải chịu trách nhiệm về hoạt động của Chi nhánh.

3. Chi nhánh của Trung tâm tư vấn pháp luật có con dấu để giao dịch.

Việc khắc và sử dụng con dấu của Chi nhánh được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu.

4. Chi nhánh phải có ít nhất một tư vấn viên pháp luật hoặc một luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc cho Chi nhánh. Trung tâm tư vấn pháp luật cử một tư vấn viên pháp luật hoặc một luật sư làm Trưởng Chi nhánh.

5. Chi nhánh thực hiện đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp, nơi đặt trụ sở của Chi nhánh.

Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động của Chi nhánh, Trung tâm tư vấn pháp luật phải thông báo bằng văn bản về việc đặt Chi nhánh cho Sở Tư pháp, nơi đăng ký hoạt động của Trung tâm.

Điều 15. Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh

Trong trường hợp thay đổi trụ sở, Giám đốc Trung tâm, Trưởng Chi nhánh, tư vấn viên pháp luật, luật sư, thì Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh phải thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp, nơi đăng ký hoạt động.

Điều 16. Chấm dứt hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh

1. Trung tâm tư vấn pháp luật chấm dứt hoạt động trong những trường hợp sau đây:

a) Theo quyết định của tổ chức chủ quản;

b) Bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động.

2. Trong trường hợp chấm dứt hoạt động theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, thì chậm nhất là sáu mươi ngày, trước thời điểm dự kiến chấm dứt hoạt động, tổ chức chủ quản phải thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp, nơi đăng ký hoạt động.

Trước thời điểm chấm dứt hoạt động, Trung tâm tư vấn pháp luật phải làm thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với luật sư, cộng tác viên và nhân viên của Trung tâm; thực hiện xong các vụ việc mà Trung tâm đã nhận. Trong trường hợp không thể thực hiện xong vụ việc thì Trung tâm phải thỏa thuận với cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật về việc xử lý vụ việc đó.

3. Trong trường hợp chấm dứt hoạt động theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, thì trong hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày thu hồi Giấy đăng ký hoạt động, Sở Tư pháp có trách nhiệm thông báo với tổ chức chủ quản về việc thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật.

Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động, Trung tâm tư vấn pháp luật phải làm thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với luật sư, cộng tác viên và nhân viên của Trung tâm; thực hiện xong các vụ việc mà Trung tâm đã nhận. Trong trường hợp không thể thực hiện xong vụ việc thì Trung tâm phải thỏa thuận với cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật về việc xử lý vụ việc đó.

4. Chi nhánh chấm dứt hoạt động trong những trường hợp sau đây:

a) Theo quyết định của tổ chức chủ quản;

b) Trung tâm tư vấn pháp luật mà Chi nhánh phụ thuộc chấm dứt hoạt động;

c) Bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động.

Trung tâm tư vấn pháp luật phải chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ và giải quyết mọi vấn đề liên quan đến việc chấm dứt hoạt động của Chi nhánh.

Điều 17. Thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh

1. Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động trong trường hợp sau đây:

a) Không còn đủ điều kiện theo quy định tại Điều 5, khoản 4 Điều 14 của Nghị định này;

b) Có hành vi vi phạm đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà tái phạm hoặc vi phạm nghiêm trọng quy định sử dụng Giấy đăng ký hoạt động.

2. Sở Tư pháp, nơi cấp Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh thực hiện việc thu hồi Giấy đăng ký hoạt động.

Chương 3.

NGƯỜI THỰC HIỆN TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Điều 18. Người thực hiện tư vấn pháp luật

Người thực hiện tư vấn pháp luật bao gồm:

1. Tư vấn viên pháp luật;

2. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động cho Trung tâm tư vấn pháp luật;

3. Cộng tác viên tư vấn pháp luật.

Điều 19. Tư vấn viên pháp luật

1. Tư vấn viên pháp luật là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có đủ tiêu chuẩn sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích;

b) Có Bằng cử nhân luật;

c) Có thời gian công tác pháp luật từ ba năm trở lên.

2. Tư vấn viên pháp luật được cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật. Tư vấn viên pháp luật được hoạt động trong phạm vi toàn quốc.

Công chức đang làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân không được cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật.

Điều 20. Cấp, thu hồi Thẻ tư vấn viên pháp luật

1. Hồ sơ cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật gồm có:

a) Giấy đề nghị cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật;

b) Bản sao Bằng cử nhân luật;

c) Sơ yếu lý lịch;

d) Giấy xác nhận về thời gian công tác pháp luật của người được đề nghị.

Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp, nơi Trung tâm tư vấn pháp luật đăng ký hoạt động có trách nhiệm cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật cho người có đủ điều kiện; trong trường hợp từ chối, phải thông báo lý do bằng văn bản.

2. Người đã được cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật mà thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị thu hồi Thẻ tư vấn viên pháp luật:

a) Không còn đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Nghị định này;

b) Được tuyển dụng làm công chức trong cơ quan hành chính nhà nước, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân;

c) Có hành vi vi phạm thuộc trường hợp bị nghiêm cấm quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.

Sở Tư pháp, nơi có Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh mà người có Thẻ tư vấn viên pháp luật đang làm việc, thực hiện việc thu hồi Thẻ tư vấn viên pháp luật.

Điều 21. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc cho Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh

1. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc cho Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh theo hợp đồng lao động.

2. Luật sư làm việc cho Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh có quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng lao động ký kết giữa luật sư và Trung tâm tư vấn pháp luật, phù hợp với quy định của pháp luật về luật sư.

Điều 22. Cộng tác viên tư vấn pháp luật

1. Cộng tác viên tư vấn pháp luật phải có đủ điều kiện quy định tại các điểm a, b khoản 1 Điều 19 của Nghị định này. Người có bằng đại học khác làm việc trong các ngành, nghề có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân; người thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi có bằng trung cấp luật hoặc có thời gian làm công tác pháp luật từ ba năm trở lên hoặc có kiến thức pháp luật và có uy tín trong cộng đồng có thể làm cộng tác viên tư vấn pháp luật.

Cán bộ, công chức có thể làm cộng tác viên tư vấn pháp luật của Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh trong trường hợp việc làm cộng tác viên đó không trái với pháp luật về cán bộ, công chức.

2. Cộng tác viên tư vấn pháp luật thực hiện tư vấn pháp luật theo hợp đồng cộng tác viên được ký kết giữa Trung tâm tư vấn pháp luật và cộng tác viên tư vấn pháp luật.

Quyền, nghĩa vụ của cộng tác viên tư vấn pháp luật được quy định trong hợp đồng cộng tác viên.

3. Cộng tác viên tư vấn pháp luật chỉ được nhận vụ việc từ Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh.

Điều 23. Quyền và nghĩa vụ của người thực hiện tư vấn pháp luật

1. Thực hiện tư vấn pháp luật trong phạm vi hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh nơi mình làm việc.

2. Được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

3. Được hưởng thù lao từ việc thực hiện tư vấn pháp luật.

4. Chịu trách nhiệm về nội dung tư vấn do mình thực hiện.

5. Tuân thủ các quy định của tổ chức chủ quản, quy định của Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật về luật sư, trợ giúp pháp lý.

6. Bồi hoàn thiệt hại do lỗi của mình gây ra trong khi thực hiện tư vấn pháp luật.

Chương 4.

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Điều 24. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong quản lý hoạt động tư vấn pháp luật

Bộ Tư pháp có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về tư vấn pháp luật; tổ chức tổng kết, trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho người thực hiện tư vấn pháp luật và thực hiện các biện pháp hỗ trợ khác nhằm phát triển tổ chức, hoạt động tư vấn pháp luật quy định tại Nghị định này.

Điều 25. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong quản lý hoạt động tư vấn pháp luật

1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về tổ chức, hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật theo thẩm quyền; thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển tổ chức, hoạt động tư vấn pháp luật tại địa phương.

2. Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý hoạt động tư vấn pháp luật, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Cấp, thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh;

b) Cấp, thu hồi Thẻ tư vấn viên pháp luật;

c) Phối hợp với tổ chức chủ quản cùng cấp trong việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho người thực hiện tư vấn pháp luật;

d) Tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về các biện pháp hỗ trợ phát triển tổ chức, hoạt động tư vấn pháp luật tại địa phương;

đ) Thực hiện kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về tổ chức, hoạt động tư vấn pháp luật theo thẩm quyền hoặc theo ủy quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

e) Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Tư pháp định kỳ hàng năm về tổ chức và hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh tại địa phương hoặc theo yêu cầu trong trường hợp đột xuất.

Điều 26. Trách nhiệm của tổ chức chủ quản trong quản lý hoạt động tư vấn pháp luật

Tổ chức chủ quản có trách nhiệm quản lý về tổ chức, hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh do mình thành lập theo quy định tại Nghị định này và Điều lệ của tổ chức mình.

Điều 27. Xử lý vi phạm đối với người thực hiện tư vấn pháp luật, Trung tâm tư vấn pháp luật và Chi nhánh

1. Người thực hiện tư vấn pháp luật có hành vi vi phạm các quy định của Nghị định này thì tùy theo tính chất, mức độ mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh có hành vi vi phạm các quy định của Nghị định này thì bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

3. Hình thức, thẩm quyền, thủ tục xử lý vi phạm hành chính về tư vấn pháp luật được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp.

Chương 5.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 28. Quy định chuyển tiếp

Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật, Giấy chứng nhận tư vấn viên pháp luật được cấp theo quy định của Nghị định số 65/2003/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động tư vấn pháp luật tiếp tục có hiệu lực theo quy định của Nghị định này.

Điều 29. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Nghị định số 65/2003/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động tư vấn pháp luật hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- BQL KKTCKQT Bờ Y;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN; các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu Văn thư, PL (5b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

THE GOVERNMENT
-----

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 77/2008/ND-CP

Hanoi, July 16, 2008

 

DECREE

ON LEGAL CONSULTANCY

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25. 2001 Law on Organization of the Government:
At the proposal of the Justice Minister,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Scope of regulation and subjects of application

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Legal consultancy activities provided for in this Decree are of social nature and for non-profit purposes.

Article 2.- Responsibilities of state agencies and managing organizations in legal consultancy activities

1. State agencies shall, within the scope of their tasks and powers, encourage and support the development of legal consultancy organization and activities; coordinate with managing organizations in managing the organization and activities of legal consultancy under this Decree.

2. Managing organizations are responsible for the organization and operation of legal consultancy organizations they establish.

Article 3.- Forms of legal consultancy organization

Managing organizations that fully satisfy the conditions specified in Article 5 of this Decree may establish legal consultancy centers to provide legal consultancy to their members and other individuals and organizations.

Article 4.- Prohibited acts

1. Legal consultancy organizations and legal consultants are strictly prohibited from committing the following acts:

a/ Instigating individuals or organizations that request legal consultancy to supply untruthful information and documents, lodge complaints or denunciations or initiate lawsuits in contravention of law;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Taking advantage of legal consultancy activities to cause public- disorder or social insecurity, badly affect national ethics, fine traditions and customs, and infringing upon interests of the State, rights and legitimate interests of individuals and organizations;

d/ Providing legal consultancy to parties with interests contrary to each other in the same case, disclose information on cases, individuals and organizations that request legal consultancy, unless these individuals and organizations so consent or otherwise provided for by law.

2: Individuals and organizations that request legal consultancy and agencies, organizations and individuals involved in legal consultancy activities are strictly prohibited from committing the following acts:

a/ Hurting the honor and dignity of persons providing legal consultancy;

b/ Intentionally supplying information and documents untrue about their cases;

c/ Impeding legal consultancy activities.

Chapter II

LEGAL CONSULTANCY CENTERS

Article 5.- Conditions on establishing a legal consultancy center

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Having.a.working office.

Article 6.- Legal status and organizational structure of legal consultancy centers

1. Legal consultancy centers have the legal entity status, bank accounts and their own seals.

"The carving and use of seals of legal consultancy centers must comply with the legal provisions on management and use of seals.

2. Organizational structures and operation regulations of legal consultancy centers shall be decided by their managing organizations.

3. Directors of legal consultancy centers must be legal consultants or independent law practitioners working under labor contracts.

Article 7.- Scope of operation of legal consultancy centers

1. Legal consultancy centers may provide consultations on legal matters; designate lawyers working under contracts for them to participate in legal proceedings to defend, represent, protect rights and legitimate interests of individuals and organizations that have requested legal consultancy in cases in which they undertake to provide legal consultancy: provide legal aid under the law on legal aid.

2. Legal consultancy centers may accept and handle cases in all legal domains.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Legal consultancy centers have the following rights:

a/ To handle cases within the scope specified in Article 7 of this Decree;

b/ To request agencies and organizations to supply information on matters related to rights and legitimate interests of individuals and organizations that have requested legal consultancy;

c/ To propose to state agencies matters related to rights and legitimate interests of individuals and organizations that have requested legal consultancy.

2. Legal consultancy centers have the following obligations:

a/ To comply with the provisions of this Decree and relevant legal documents on lawyers and legal aid;

b/ To take responsibility for employing their legal consultants, lawyers, legal consultancy collaborators;

c/ To send to Justice Services of provinces or centrally run cities (below referred to as provincial-level Justice Services) where they are headquartered and to their managing organizations annual reports or extraordinary reports on their organization and operation when requested by these services or organizations;

d/ To pay compensations for damage caused by faults of their legal consultants, lawyers or legal consultancy collaborators while providing legal consultancy.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Legal consultancy centers shall operate under the self-financing mechanism. Operating fund sources of legal consultancy centers include:

1. Fund for conducting legal consultancy activities incorporated in regular operating funds of socio political organizations and allocated by these organizations to legal consultancy centers they have established;

2. Fund allocated for providing legal aid by legal consultancy centers that have registered for participation in legal aid under the law on legal-aid:

3. Charges collected for providing legal consultancy to individuals and organizations defined in Article 11 of this Decree;

4. Supports provided by socio-politico-professional organizations, socio-professional organizations, training establishments and research institutes specialized in law and set aside from their non-business revenues; and financial supports of individuals and organizations at home or abroad for legal consultancy activities under law.

Article 10.- Free-of-charge legal consultancy

Legal consultancy centers shall provide free-of-charge legal consultancy to their managing organizations' members.

The State encourages legal consultancy centers to provide free-of-charge legal consultancy to the poor and beneficiaries of preferential policies provided for by law.

Article 11.- Charged legal consultancy

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The collection of charges by legal consultancy centers shall be decided by their managing organizations. If legal consultancy centers are allowed to collect charges, their managing organizations shall prescribe charge rates.

3. Legal consultancy centers shall publicly post up applicable charge rates at their head offices and comply with legal provisions on finance.

Article 12.-Establishment of legal consultancy centers

1. Managing organizations shall issue decisions on establishment of legal consultancy centers. A decision on establishment of a legal consultancy center must be signed by the head of the managing organization and contain the following details:

a/ Name of the legal consultancy center:

b/ Objectives and tasks of the legal consultancy center;

c/ Domain(s) of operation of the legal consultancy center.

2. Socio-political organizations, socio-politico- professional organizations and socio-professional organizations at the central or branch level may establish legal consultancy centers throughout the country.

Socio-political organizations, socio-politico-professional organizations and socio-professional organizations at the provincial or district level may establish legal consultancy centers in their respective localities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Names of legal consultancy centers must consist of the phrase "Trung lain m van pluip luat" (legal consultancy center) and the names of their managing organizations. In case a managing organization establishes two or more legal consultancy centers, these centers' names must be distinct from one another.

Article 13.- Registration of operation of legal consultancy centers

1. Legal consultancy centers shall register their operation with provincial-level Justice Services of localities where they are headquartered.

An operation registration dossier comprises:

a/ An application for operation registration;

b/ The managing organization's decisions on establishment and appointment of its director;

c/ The draft organization and operation regulation of the legal consultancy center promulgated by the managing organization:

d/ A list of persons proposed for grant of legal consultant cards and lawyers working under labor contracts for the center, enclosed with their dossiers;

e/ Written certification of the legal consultancy center's working office.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. When granting operation registration certificates to legal consultancy centers, provincial-level Justice Services shall concurrently grant legal consultant cards to persons who fully satisfy the conditions specified in Clause 1, Article 19 of this Decree.

The Justice Ministry shall set the forms of operation registration certificate and legal consultant card.

4. Legal consultancy centers may commence operation on the date they are granted operation registration certificates.

Article 14.- Branches of legal consultancy centers

1. Legal consultancy centers of socio-political organizations, socio-politico-professional organizations and socio-professional organizations at the central or branch level, training establishments and research institutes specialized in the legal domain may set up their branches throughout the country.

Legal consultancy centers of socio-political organizations, socio-politico-professional organizations and socio-professional organizations at the provincial level may set up their branches within the provinces or centrally run cities where their managing organizations are headquartered.

2. Branches of legal consultancy centers (below referred to as branches) are dependent units of these centers. Branches may provide legal consultancy within the operation scope of their centers. Legal consultancy centers shall take responsibility for their branches' operations.

3. Branches of legal consultancy centers have their own seals for use in transactions.

The carving and use of seals of branches must comply with legal provisions on management and use of seals.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Branches shall register their operation with provincial-level Justice Services of localities where they are located.

Within seven working days after being granted branch operation registration certificates, legal consultancy centers shall notify in writing the location of their branches to provincial-level Justice Centers of localities where they have registered their operation.

Article 15.- Changes in registered operation contents of legal consultancy centers and branches

Relocation of working offices and change of directors of centers, heads of branches, legal consultants and lawyers must be reported in writing by legal consultancy centers and branches to provincial-level Justice Services of localities where they have registered their operation.

Article 16.-Termination of operation of legal consultancy centers and branches

1. Legal consultancy centers shall terminate their operation in the following cases:

a/ Under decisions of their managing organizations;

b/ Their operation registration certificates are withdrawn.

2. In case of operation termination of a legal consultancy center under Point a, Clause 1 of this Article, at least sixty days before the planned date of operation termination, the managing organization of this center shall notify such in writing to the provincial-level Justice Service with which the operation registration has been made.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. In case of operation termination of a legal consultancy center under Point b, Clause 1 of this Article, the provincial-level Justice Service shall, within seven working days after withdrawing the center's operation registration certificate, notify the managing organization of the withdrawal of the center's operation registration certificate.

Within sixty days after having its operation registration certificate withdrawn, a legal consultancy center shall cany out procedures for terminating labor contracts already signed with its lawyers, collaborators and employees; and completely handle cases it has accepted. In case the center cannot completely handle a case, it shall reach agreement with the individual or organization that has requested the legal consultancy on further handling of that case.

4. A branch shall terminate its operation in the following cases:

a/ Under a decision of its managing organization;

b/ The legal consultancy center, of which it is a dependent unit, terminates operation;

c/ It has its operation registration certificate withdrawn.

Legal consultancy centers shall fulfill obligations and solve all problems related to the termination of operation of their branches.

Article 17.- Withdrawal of operation registration certificates of legal consultancy centers and branches

1. A legal consultancy center or branch may have its operation registration certificate withdrawn in the following cases:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ It has committed an act of violation and subsequently been sanctioned for that act but relapses into the violation, or seriously violates regulations on use of operation registration certificates.

2. Provincial-level Justice Services that have granted operation registration certificates to legal consultancy centers and branches shall effect the withdrawal of these certificates.

Chapter III

PERSONS PROVIDING LEGAL CONSULTANCY

Article 18.- Persons providing legal consultancy

Persons providing legal consultancy include:

1. Legal consultants:

2. Lawyers working as law practitioners under labor contracts for legal consultancy centers:

3. Legal consultancy collaborators.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Legal consultants must be Vietnamese citizens who permanently reside in Vietnam and fully satisfy the following conditions:

a/ Having the full civil act capacity and good ethical quality, being other than those who are currently examined for penal liability or have been convicted but not yet had their criminal records wiped out:

b/ Possessing a bachelor of law degree;

c/ Having worked in the legal domain for three years or more.

2. Legal consultants are granted legal consultant cards and may practice their profession throughout the country.

Public employees currently working in state administrative agencies, people's courts or people's procuracies will not be granted legal consultant cards.

Article 20.- Grant, withdrawal of legal consultant cards

1. A dossier for grant of a legal consultant card comprises:

a/ An application for a legal consultant card;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ A curriculum vitae of the applicant;

d/ Written certification of the applicant's period of working in the legal domain.

Within seven working days after receiving a complete and valid dossier, the provincial-level Justice Service with which the legal consultancy center has registered its operation shall grant a legal consultancy card to the qualified person. In case of refusal, it shall notify in writing the reason.

2. The holder of a legal consultant card who falls into one of the following cases will have his/ her legal consultant card withdrawn:

a/ He/she no longer satisfies the conditions specified in Clause 1, Article 19 of this Decree:

b/ He/she is recruited to work as a public employee in a state administrative agency, people's court or people's procuracy;

c/ He/she commits an act of violation in one of the cases specified at Point a, b or c, Clause 1, Article 4 of this Decree.

Provincial-level Justice Services of localities where exist legal consultancy centers or their branches in which legal consultant card holders work shall withdraw these persons' cards.

Article 21.- Lawyers working as law-practitioners for legal consultancy centers or their branches

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Lawyers who work for legal consultancy centers or their branches have rights and obligations under labor contracts signed between them and the centers in compliance with the law on lawyers.

Article 22.- Legal consultancy collaborators

1. Legal consultancy collaborators must fully satisfy the conditions specified at Points a and b, Clause 1, Article 19 of this Decree. Persons possessing university degrees other than law degrees and working in branches or sectors relating to civic rights and obligations: persons permanently residing in areas with exceptionally difficult socio-economic conditions, areas inhabited by ethnic minority people and mountainous areas and possessing secondary law degrees, or having worked in the legal domain for three years or more, or being knowledgeable about law and having prestige in the community, may act as legal consultancy collaborators.

Cadres and public employees may act as legal consultancy collaborators of legal consultancy centers or their branches in case the collaboration is not contrary to the law on cadres and public employees.

2. Legal consultancy collaborators shall provide legal consultancy under collaboration contracts signed between them and legal consultancy centers.

Rights and obligations of legal consultancy collaborators shall be stated in collaboration contracts.

3. Legal consultancy collaborators may only receive cases from legal consultancy centers or their branches.

Article 23.- Rights and obligations of persons providing legal consultancy

1. To provide legal consultancy within the operation scope of legal consultancy centers or branches where they work.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. To enjoy remunerations for providing legal consultancy.

4. To be held responsible for legal consultations they provide.

5. To comply with regulations of managing organizations, the provisions of this Decree and other relevant provisions of laws on lawyers and legal aid.

6. To pay compensations for damage caused by their faults while providing legal consultancy.

Chapter IV

MANAGEMENT OF LEGAL CONSULTANCY ACTIVITIES

Article 24.- Responsibilities of the Justice Ministry for managing legal consultancy activities

The Justice Ministry shall guide and inspect the implementation of legal documents on legal consultancy; organize reviews and exchanges of experience, support the professional training and retraining of persons providing legal consultancy, and apply other measures to support the development of legal consultancy organization and activities specified in this Decree.

Article 25.- Responsibilities of provincial-level People's Committees for managing legal consultancy activities

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Provincial-level Justice Services shall assist provincial-level People's Committees in performing the management of legal consultancy activities, having the following tasks and powers:

a/ To grant and withdraw operation registration certificates of legal consultancy centers or their branches:

b/ To grant and withdraw legal consultant cards;

c/ To coordinate with managing organizations at the same level in professionally training or retraining persons providing legal consultancy;

d/ To propose to or advise provincial-level People's Committees on measures to support the development of legal consultancy organization and activities in their localities;

e/ To examine, inspect, handle violations and settle complaints and denunciations about legal consultancy organization and activities according to their competence or under authorization by presidents of provincial-level People's Committees;

f/ To send to provincial-level People's Committees and the Justice Ministry annual or extraordinary reports, when so requested, on organization and operation of legal consultancy centers or their branches in their localities.

Article 26.- Responsibilities of managing organizations for managing legal consultancy activities

Managing organizations shall manage the organization and operation of legal consultancy centers and branches they have established under this Decree and their charters.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Persons providing legal consultancy who commit acts of violation of this Decree shall, depending on the nature and severity of their violations, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability. If causing damage, they shall pay compensations under law.

2. Legal consultancy centers or their branches that commit acts of violation of the provisions of this Decree shall be administratively sanctioned. If causing damage, they shall pay compensations under law.

3. Forms of, competence and procedures for, handling administrative violations in legal consultancy must comply with the law on handling of administrative violations in the justice domain.

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 28.- Transitional provisions

Operation registration certificates of legal consultancy centers, legal consultant certificates granted under the Government's Decree No. 65/ 2003/ND-CP of June 11, 2003, on legal consultancy organization and activities, will continue to be valid under this Decree.

Article 29.- Implementation effect

1. This Decree takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and presidents of provincial/municipal People's Committees shall implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 77/2008/NĐ-CP ngày 16/07/2008 về việc tư vấn pháp luật

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


52.918

DMCA.com Protection Status
IP: 3.138.124.28
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!