Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 790/KH-UBND 2018 chính sách trợ giúp pháp lý người khuyết tật Điện Biên

Số hiệu: 790/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Điện Biên Người ký: Lò Văn Tiến
Ngày ban hành: 04/04/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
ĐIỆN BIÊN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 790/KH-UBND

Điện Biên, ngày 04 tháng 04 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT KHÓ KHĂN VỀ TÀI CHÍNH NĂM 2018 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN

Thực hiện Quyết định số 81/QĐ-BTP ngày 10 tháng 01 năm 2018 của Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật khó khăn về tài chính năm 2018; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật khó khăn về tài chính năm 2018 trên địa bàn tỉnh Điện Biên với những nội dung sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Mục tiêu

Triển khai có hiệu quả chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017; đẩy mạnh hoạt động truyền thông về trợ giúp pháp lý góp phần nâng cao hơn nữa nhận thức của cộng đồng về các quyền của người khuyết tật có khó khăn về tài chính và điều kiện tiếp cận với dịch vụ này; tăng cường năng lực thực hiện trợ giúp pháp lý cho người thực hiện trợ giúp pháp lý; tập trung thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý, trong đó chú trọng thực hiện vụ việc tham gia tố tụng cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính.

2. Yêu cầu

a) Bám sát nội dung chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật theo Quyết định số 328/QĐ-BTP ngày 17/3/2017 của Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật năm 2017 và nhiệm vụ được giao theo Kế hoạch số 2266/KH-UBND ngày 26/8/2013 của UBND tỉnh về việc triển khai Đề án trợ giúp người khuyết tật tỉnh Điện Biên giai đoạn 2013-2020; bảo đảm sự tiếp nối trong các hoạt động đã thực hiện trong năm 2017 phù hợp với quy định của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017;

b) Các hoạt động cụ thể, khả thi, phù hợp với đặc thù của người khuyết tật; xác định rõ đơn vị có trách nhiệm thực hiện, đơn vị phối hợp và thời gian thực hiện;

c) Có sự tham gia, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức có liên quan, nhất là các cơ quan, tổ chức về người khuyết tật trong quá trình triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT CÓ KHÓ KHĂN VỀ TÀI CHÍNH

1 Thực hiện trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính

Hoạt động 1: Tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý với hình thức phù hợp tại nơi cư trú, sinh sống, làm việc của người khuyết tật có khó khăn về tài chính, đặc biệt thực hiện trợ giúp pháp lý trong các vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp, điển hình.

a) Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước).

b) Đơn vị phối hợp: Sở Lao động Thương binh và Xã hội; các cơ quan tiến hành tố tụng và Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi, người mù tỉnh Điện Biên; các tổ chức và cơ sở kinh doanh, cơ sở bảo trợ xã hội khác của người khuyết tật; UBND các huyện, thị xã, thành phố; UBND xã, phường, thị trấn.

c) Thời gian thực hiện: Từ Quý I đến Quý IV.

d) Kết quả đầu ra: Nhu cầu của người khuyết tật có khó khăn về tài chính được đáp ứng nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả.

Hoạt động 2: Tăng cường phối hợp với UBND xã, phường, thị trấn; Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi, người mù tỉnh Điện Biên; các tổ chức và cơ sở kinh doanh, cơ sở bảo trợ xã hội khác của người khuyết tật; cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để phát hiện nhu cầu trợ giúp pháp lý của người khuyết tật có khó khăn về tài chính và giới thiệu đối tượng này đến Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước khi họ có yêu cầu trợ giúp pháp lý.

a) Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước).

b) Đơn vị phối hợp: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, các cơ quan tiến hành tố tụng; Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi, người mù tỉnh Điện Biên; các tổ chức và cơ sở kinh doanh, cơ sở bảo trợ xã hội khác của người khuyết tật; các cơ quan tiến hành tố tụng,

c) Thời gian thực hiện: Từ Quý I đến Quý IV.

d) Kết quả đầu ra: Các vụ việc trợ giúp pháp lý được chuyển đến Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.

2. Đẩy mạnh truyền thông về trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính

Hoạt động 1: Đẩy mạnh các hình thức truyền thông phù hợp cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý. Đưa công tác trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật nói chung và người khuyết tật khó khăn về tài chính nói riêng vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, lồng ghép việc truyền thông cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính trong các Chương trình, Đề án khác của địa phương và trong dịp kỷ niệm ngày Người khuyết tật Việt Nam (18/4) và ngày Người khuyết tật thế giới (3/12). Lưu ý: ưu tiên, chú trọng hình thức truyền thông bằng tiếng dân tộc.

a) Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước).

b) Đơn vị phối hợp: Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh; Đài Truyền thanh - Truyền hình các huyện, thị xã, thành phố và Báo Điện Biên Phủ; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi, người mù tỉnh Điện Biên; các tổ chức và cơ sở kinh doanh, cơ sở bảo trợ xã hội khác của người khuyết tật; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.

c) Thời gian thực hiện: Từ Quý I đến Quý IV.

d) Kết quả đầu ra: Các sản phẩm truyền thông được thực hiện, nhận thức về quyền được trợ giúp pháp lý của người khuyết tật có khó khăn về tài chính được nâng cao.

Hoạt động 2: Xây dựng và lắp đặt Bảng thông tin, Tờ thông tin về trợ giúp pháp lý, Hộp tin trợ giúp pháp lý trong đó có nội dung về quyền được trợ giúp pháp lý của người khuyết tật có khó khăn về tài chính tại trụ sở Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi, người mù tỉnh Điện Biên; các tổ chức và cơ sở bảo trợ xã hội khác của người khuyết tật; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn.

a) Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước).

b) Đơn vị phối hợp: Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi, người mù tỉnh Điện Biên; các tổ chức và cơ sở bảo trợ xã hội khác của người khuyết tật; Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố.

c) Thời gian thực hiện: Từ Quý I đến Quý IV.

d) Kết quả đầu ra: Bảng thông tin, Tờ thông tin về trợ giúp pháp lý, Hộp tin trợ giúp pháp lý được đặt tại trụ sở Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi, người mù tỉnh Điện Biên; các tổ chức và cơ sở bảo trợ xã hội khác của người khuyết tật; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn.

3. Nâng cao năng lực cho người thực hiện trợ giúp pháp lý

Hoạt động: Tổ chức tập huấn cho người thực hiện trợ giúp pháp lý về các kỹ năng trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính, đặc biệt là kỹ năng tham gia tố tụng.

- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước).

- Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.

- Thời gian thực hiện: Từ Quý I đến Quý IV.

- Kết quả đầu ra: Các lớp tập huấn được tổ chức.

4. Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính

Hoạt động: Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

a) Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước).

b) Đơn vị phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi, người mù tỉnh Điện Biên; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.

c) Thời gian thực hiện: Từ Quý I đến Quý IV.

d) Kết quả đầu ra: Pháp luật được hướng dẫn, thực hiện.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Kinh phí thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính được bố trí trong ngân sách hàng năm của địa phương; các Chương trình mục tiêu quốc gia, các Chương trình, Đề án liên quan khác theo phân cấp của Luật ngân sách nhà nước; đóng góp, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (nếu có).

2. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước lập dự toán kinh phí ngân sách đối với các hoạt động trong Kế hoạch này. Việc lập, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách thực hiện trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính theo Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Lao động Thương binh - Xã hội và các Sở, ban, ngành có liên quan tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao theo Kế hoạch, báo cáo Bộ Tư pháp về kết quả thực hiện.

2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp với Sở Tư pháp (Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước) cung cấp thông tin về tình hình người khuyết tật trên địa bàn tỉnh để sở Tư pháp lập kế hoạch trợ giúp pháp lý phù hợp cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính.

4. UBND các huyện, thị xã, thành phố bám sát nội dung Kế hoạch này để xây dựng, ban hành Kế hoạch thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật khó khăn về tài chính năm 2018 phù hợp với đặc thù của địa phương mình; chỉ đạo phòng Lao động Thương binh - Xã hội, Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn, các tổ chức và cơ sở kinh doanh, cơ sở bảo trợ xã hội khác của người khuyết tật đóng chân trên địa bàn huyện rà soát và phối hợp với Trung tâm trợ giúp pháp lý hoặc các Chi nhánh trợ giúp pháp lý để cung cấp dịch vụ pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính.

5. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có trách nhiệm giúp Giám đốc sở Tư pháp theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá và báo cáo việc tổ chức thực hiện Kế hoạch này và một số nhiệm vụ khác có liên quan trong phạm vi toàn tỉnh.

 


Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp (để b/c);
- Các Sở: Tư pháp; Tài chính; Lao động-Thương binh và XH;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi;
- Hội người mù tỉnh Điện Biên;
- UBND các xã, phường, thị trấn;
- Lưu: VT, NC

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lò Văn Tiến

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 790/KH-UBND thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật khó khăn về tài chính ngày 04/04/2018 trên địa bàn tỉnh Điện Biên

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.043

DMCA.com Protection Status
IP: 3.138.69.39
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!