ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 5629/KH-UBND
|
Quảng
Ngãi, ngày 06 tháng 10 năm 2016
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 32/2016/QĐ-TTG NGÀY 08/8/2016 CỦA THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ BAN HÀNH CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO NGƯỜI NGHÈO, ĐỒNG BÀO
DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CÁC HUYỆN NGHÈO, XÃ NGHÈO, THÔN, BẢN ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN
GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 VÀ HỖ TRỢ VỤ VIỆC THAM GIA TỐ TỤNG CÓ TÍNH CHẤT PHỨC TẠP
HOẶC ĐIỂN HÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
Thực hiện Quyết
định số 32/2016/QĐ-TTg ngày 08/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào
dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn
giai đoạn 2016 - 2020 và hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp
hoặc điển hình (sau đây gọi tắt là Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg), Chủ tịch UBND
tỉnh Quảng Ngãi ban hành Kế hoạch triển khai
thực hiện với nội dung như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Giúp người nghèo, đồng bào dân tộc
thiểu số tại các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn trên địa
bàn tỉnh tiếp cận và thụ hưởng Chính sách trợ giúp pháp lý (sau đây gọi tắt là
TGPL) miễn phí của Nhà nước, kịp thời bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật;
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt
động TGPL của đội ngũ người thực hiện TGPL, nhất là hoạt động tham gia tố tụng;
đảm bảo 100% người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo, xã
nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh được TGPL khi có yêu cầu;
- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước
về TGPL, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu tư cho công tác TGPL tại
các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu
- Các hoạt động trong Kế hoạch bám sát nội dung Quyết định số
32/2016/QĐ-TTg ; đảm bảo đúng đối tượng, địa bàn, tiến độ và chế độ chi tiêu tài
chính được thực hiện đúng mức, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật;
- Việc triển khai thực hiện các hoạt
động trong Kế hoạch phải đồng bộ,
thiết thực, chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với tình hình phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương và khả năng của tổ chức thực hiện TGPL; tránh
trùng lặp với các chương trình, đề án về giảm nghèo trên địa bàn tỉnh;
- Tăng cường công tác phối hợp giữa
các sở, ban, ngành trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch; xác định rõ đơn vị
có trách nhiệm thực hiện, đơn vị phối hợp và lộ trình thời gian thực hiện.
II. NỘI DUNG HOẠT
ĐỘNG
1.
Hỗ trợ thực hiện vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình
- Nội dung thực hiện: Sở Tư pháp chỉ
đạo Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh (gọi tắt là Trung tâm) căn cứ vào
tiêu chí vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình của Bộ
Tư pháp tiến hành thẩm định hồ sơ vụ việc tham gia tố tụng đối với người được
TGPL cư trú ngoài địa bàn huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn.
- Chỉ đạo thực hiện: Giám đốc Sở Tư
pháp
- Đơn vị thực hiện: Trung tâm Trợ
giúp pháp lý nhà nước tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
2. Hỗ trợ học phí cho viên chức của
Trung tâm tham gia khóa đào tạo luật sư; tăng cường năng lực cho người thực hiện
trợ giúp pháp lý
a) Hoạt động 1: Hỗ trợ học phí cho
viên chức của Trung tâm tại các địa phương có huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản
đặc biệt khó khăn đủ điều kiện tham gia khóa
đào tạo nghề luật sư và cam kết làm việc trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý tại địa
phương ít nhất 02 năm kể từ khi đi đào tạo về.
- Chỉ đạo thực hiện: Giám đốc Sở Tư
pháp
- Đơn vị thực hiện: Trung tâm Trợ
giúp pháp lý nhà nước tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm
b) Hoạt động 2: Tổ chức tập huấn, bồi
dưỡng về kỹ năng, nghiệp vụ TGPL cho đội ngũ người thực hiện TGPL (Trợ giúp
viên pháp lý và Cộng tác viên).
- Chỉ đạo thực hiện: Giám đốc Sở Tư pháp
- Đơn vị thực hiện: Trung tâm Trợ
giúp pháp lý nhà nước tỉnh
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
3. Truyền thông về Trợ giúp pháp
lý tại các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn
a) Hoạt động 1: Thiết lập và duy trì
đường dây nóng về TGPL để kịp thời TGPL cho đối tượng.
- Đơn vị thực hiện: Trung tâm Trợ giúp
pháp lý nhà nước tỉnh.
- Đơn vị phối hợp: Viễn thông Quảng
Ngãi
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
b) Hoạt động 2: Xây dựng, phát chuyên
trang, chuyên mục về TGPL bằng tiếng Việt, tiếng dân tộc trên Đài truyền thanh
xã.
- Đơn vị thực hiện: Trung tâm trợ giúp
pháp lý nhà nước tỉnh.
- Đơn vị phối hợp: Ban Dân tộc tỉnh,
Đài truyền thanh xã;
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
c) Hoạt động 3: Biên soạn nội dung và
tổ chức truyền thông về chính sách TGPL ở cơ sở.
- Đơn vị thực hiện: Trung tâm Trợ
giúp pháp lý nhà nước tỉnh.
- Đơn vị phối hợp: UBND các huyện
nghèo, các huyện có xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn;
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
III. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
1. Nguồn kinh phí
Kinh phí thực hiện chính sách trợ
giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo, xã
nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn từ nguồn hỗ trợ có mục tiêu của ngân sách
Trung ương.
2. Lập, sử dụng và quyết toán kinh
phí
Việc lập, sử dụng và quyết toán kinh
phí theo Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật hiện hành.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Tư pháp
- Giám đốc Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp
với các sở, ban, ngành có liên quan giúp Ủy ban
nhân dân tỉnh trong việc triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người
nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc
biệt khó khăn.
- Hàng năm, xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện Kế hoạch này, báo cáo kết quả thực hiện và những vướng mắc (nếu
có) gửi UBND tỉnh và các cơ quan có liên quan.
- Chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh, các đơn vị
có liên quan và các tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này.
2. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp hướng
dẫn việc lập, quản lý, sử dụng, quyết toán nguồn kinh phí.
Tham mưu UBND tỉnh đề nghị Trung ương
bố trí kinh phí, đảm bảo công tác trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào
dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn của
tỉnh.
3. Ban Dân tộc tỉnh
Phối hợp với Sở Tư pháp trong việc
xây dựng chuyên trang, chuyên mục trợ giúp pháp lý bằng tiếng dân tộc phát trên
Đài truyền thanh xã.
4. Ủy
ban nhân dân các huyện nghèo, các huyện có xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp
với Sở Tư pháp triển khai thực hiện tốt Kế hoạch
này và tạo mọi điều kiện thuận lợi để Trung tâm TGPL thực hiện tốt nhiệm vụ trợ
giúp pháp lý. Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn trong huyện có trách nhiệm phối hợp
triển khai thực hiện tốt các hoạt động TGPL tại địa phương.
5. Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà
nước tỉnh
Tham mưu Sở Tư pháp xây dựng kế hoạch
cụ thể của từng năm để triển khai thực hiện Kế
hoạch này.
Hàng năm, báo cáo kết quả thực hiện
và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Trực tiếp lập dự toán
kinh phí trình cấp có thẩm quyền xét duyệt.
Đảm bảo công tác trợ giúp pháp lý cho
người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản
đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả và chất lượng.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện chính
sách Trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện
nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016 - 2020 và hỗ trợ vụ
việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình trên địa bàn tỉnh. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó
khăn, vướng mắc kịp thời báo cáo Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh (qua Sở Tư pháp) để
chỉ đạo giải quyết./.
Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Các sở: Tư pháp, Tài chính;
- Ban Dân tộc tỉnh;
- UBND các huyện nghèo, các huyện có xã nghèo;
- Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước;
- VPUB; CVP, PCVP(NC), KT, TH, KGVX, CBTH;
- Lưu: VT, NC bdv295.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đặng Văn Minh
|