ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 138/KH-UBND
|
Cà
Mau, ngày 27 tháng 12 năm 2017
|
KẾ HOẠCH
CÔNG TÁC PHÁP CHẾ NĂM 2018 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
Căn cứ Nghị định số 55/2011/NĐ-CP
ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức
bộ máy của tổ chức pháp chế;
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch
công tác pháp chế năm 2018 trên địa bàn tỉnh Cà Mau, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tiếp tục nâng cao năng lực, chất lượng, hiệu quả hoạt động pháp chế của các cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, các doanh nghiệp nhà nước do tỉnh quản
lý; góp phần thực hiện tốt vai trò quản lý nhà nước bằng pháp luật, tăng cường
pháp chế xã hội chủ nghĩa.
- Triển khai kịp thời, đồng bộ, hiệu
quả, đúng pháp luật công tác pháp chế năm 2018 trên địa bàn tỉnh; góp phần thực
hiện tốt nhiệm vụ cải cách hành chính, cải cách tư pháp, nâng cao hiệu lực, hiệu
quả quản lý điều hành của chính quyền, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo
đảm an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.
2. Yêu cầu
- Phát huy vai trò, trách nhiệm của
người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong việc kiện toàn, bố trí người làm công
tác pháp chế; quan tâm, tạo điều kiện để người làm công
tác pháp chế thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ
về công tác pháp chế.
- Xác định rõ nội dung công việc, tiến
độ thực hiện, thời gian hoàn thành, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên
quan để chủ động thực hiện nhiệm vụ công tác pháp chế theo quy định tại Nghị định
số 55/2011/NĐ-CP của Chính phủ.
II. NỘI DUNG THỰC
HIỆN
1. Công tác kiện
toàn tổ chức, đào tạo, tập huấn
- Đối với các cơ quan, đơn vị đã có tổ
chức pháp chế hoặc bố trí người làm công chức pháp chế (chuyên trách hoặc kiêm
nhiệm) thì tiếp tục duy trì, hoạt động ổn định. Đối với các cơ quan, đơn vị
chưa có tổ chức pháp chế hoặc bố trí người công chức phụ trách công tác pháp chế
thì chủ động sắp xếp, bố trí người làm công tác pháp chế (chuyên trách hoặc
kiêm nhiệm) trên cơ sở biên chế hiện có của cơ quan, đơn vị.
- Tạo điều kiện để người làm công tác
pháp chế tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ,
ngành, Sở Tư pháp tổ chức.
2. Các hoạt động
pháp chế của cơ quan chuyên môn
2.1. Về công tác xây dựng pháp luật
- Chủ trì lập Danh mục đề xuất xây dựng
văn bản quy phạm pháp luật năm 2018 của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh
liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý.
- Phối hợp với Sở Tư pháp và Văn
phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh lập Danh mục văn bản
quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh
quy định chi tiết luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy
ban Thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước theo quy định tại
khoản 3, Điều 28, Nghị định số 34/2016/NĐ-CP của Chính phủ.
- Giúp Thủ trưởng cơ quan, đơn vị lập
đề nghị xây dựng từng văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân tỉnh liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý.
- Tham gia ý kiến đối với dự thảo văn
bản quy phạm pháp luật do các cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương và địa phương
gửi lấy ý kiến.
- Thời gian thực hiện: Trong năm
2018.
2.2. Công tác kiểm tra, rà
soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật
- Triển khai thực hiện Kế hoạch công
tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật năm 2018 và định
kỳ 2013 - 2018 liên quan đến nhiệm vụ thuộc ngành, lĩnh vực quản lý.
- Phối hợp với Sở Tư pháp tự kiểm tra
văn bản theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và
Nghị định số 34/2016/NĐ-CP của Chính phủ.
- Chủ trì rà soát văn bản quy phạm
pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành liên quan đến
ngành, lĩnh vực quản lý; phối hợp với Sở Tư pháp tham mưu Hội đồng nhân dân, Ủy
ban nhân dân tỉnh xử lý kết quả rà soát theo quy định.
- Định kỳ báo cáo kết quả kiểm tra,
rà soát văn bản và đề xuất phương án xử lý những văn bản quy phạm pháp luật mâu
thuẫn, chồng chéo, trái pháp luật hoặc không còn phù hợp, kiến nghị cấp có thẩm
quyền xem xét sửa đổi, bổ sung, ban hành mới cho phù hợp.
- Thời gian thực hiện: Trong năm 2018
và theo yêu cầu từng Kế hoạch.
2.3. Công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật
- Triển khai thực hiện các Kế hoạch
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh giai đoạn và năm 2018.
- Tổ chức phổ biến, quán triệt thường
xuyên, kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật mới và các văn bản quy phạm pháp
luật liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ của ngành, lĩnh vực quản lý.
- Hướng dẫn, kiểm tra công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật của các đơn vị, địa phương thuộc cơ quan, đơn vị quản lý.
- Tổ chức xây dựng, quản lý, khai
thác và thường xuyên bổ sung đầu sách cho tủ sách pháp luật tại cơ quan, đơn vị.
- Tham mưu Thủ trưởng cơ quan, đơn vị
duy trì thực hiện “Ngày Pháp luật” hàng tháng và tập trung cao điểm trước và
sau tuần lễ “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 09/11”.
- Tổ chức tổng kết tình hình thực công
tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại cơ quan, đơn vị trong năm.
- Thời gian thực hiện: Trong năm
2018.
2.4. Công tác theo dõi tình
hình thi hành pháp luật và kiểm tra việc thực hiện pháp luật
- Triển khai thực hiện Kế hoạch công
tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2018 của tỉnh và phối hợp với Sở
Tư pháp trong việc theo dõi tình hình thi hành pháp luật ở những lĩnh vực trọng
tâm liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý (nếu có).
- Giúp Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thực
hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực
quản lý, kịp thời phát hiện, kiến nghị xử lý các văn bản có nội dung trái pháp
luật.
- Lồng ghép trong các cuộc thanh tra
hành chính, thanh tra chuyên ngành và kiểm tra để theo dõi, nắm bắt tình hình
thi hành pháp luật của các cơ quan, đơn vị thuộc ngành, lĩnh vực quản lý.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên
trong năm 2018.
2.5. Công tác bồi thường của
Nhà nước
- Triển khai thực hiện Kế hoạch công
tác bồi thường Nhà nước năm 2018 của tỉnh.
- Tiếp tục triển khai Luật Trách nhiệm
bồi thường của nhà nước năm 2009 và chuẩn bị điều kiện về nguồn lực để tổ chức
triển khai thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi) và các
văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành bảo đảm đúng Kế hoạch và hiệu quả.
- Phối hợp với Sở Tư pháp trong công
tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra hoạt động giải quyết bồi thường, chi trả tiền bồi
thường và xem xét, thực hiện trách nhiệm hoàn trả; nâng cao hơn nữa hoạt động hỗ
trợ thực hiện quyền yêu cầu bồi thường cho người bị thiệt hại; tăng cường công
tác thống kê, báo cáo về công tác bồi thường cho các cơ quan có thẩm quyền.
- Rà soát, giải quyết dứt điểm các vụ
việc yêu cầu bồi thường trong lĩnh vực quản lý hành chính còn tồn đọng và các vụ
việc mới phát sinh trong năm 2018.
- Thời gian thực hiện: Trong năm
2018.
2.6. Công tác hỗ trợ pháp lý
cho doanh nghiệp
- Triển khai Kế hoạch hỗ trợ pháp lý
cho doanh nghiệp năm 2018 của tỉnh.
- Huy động mọi nguồn lực, tăng cường
công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các
doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp khởi nghiệp trên địa
bàn tỉnh sớm tiếp cận các tài liệu pháp lý, thủ tục hành chính, các chính sách,
chương trình hỗ trợ của Nhà nước và các vấn đề pháp lý có liên quan trong hoạt
động, sản Xuất kinh doanh; giúp các doanh nghiệp chủ động phòng, chống rủi ro
pháp lý, nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Thời gian thực hiện: Trong năm
2018.
2.7. Về công tác tham mưu các vấn đề pháp
lý và tham gia tố tụng
- Tham gia ý kiến đối với việc xử lý
các vấn đề trong phạm vi ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước ở địa
phương và khi tham gia tố tụng để bảo vệ lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức,
cá nhân, người lao động thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật;
tham gia xử lý, đề xuất, kiến nghị các biện pháp phòng ngừa, khắc phục hậu quả
các vi phạm pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên
trong năm 2018.
2.8. Công tác cải cách hành
chính, cải cách thủ tục hành chính và kiểm soát thủ tục hành chính
- Triển khai thực hiện có hiệu quả Kế
hoạch cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính và kiểm soát thủ tục
hành chính năm 2018 của tỉnh tại cơ quan, đơn vị.
- Giúp Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phối
hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện việc kiểm soát, công bố công
khai thủ tục hành chính thuộc ngành, lĩnh vực quản lý.
- Giúp Thủ trưởng cơ quan, đơn vị duy
trì tổ chức đối thoại với công dân, doanh nghiệp; kịp thời xử lý các phản ánh,
kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc ngành, lĩnh vực quản
lý.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên
trong năm 2018.
3. Về các hoạt động
pháp chế của doanh nghiệp nhà nước
- Công tác pháp chế của các doanh nghiệp
nhà nước do Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý thực hiện theo nội dung quy định tại
Điều 7, Nghị định số 55/2011/NĐ-CP của Chính phủ.
- Kết quả công tác pháp chế năm 2018
của các doanh nghiệp nhà nước gửi về Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Ủy ban
nhân dân tỉnh, Bộ Tư pháp.
- Thời gian thực hiện: Trong năm
2018.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Tư pháp
- Tiếp tục tham mưu cho Ủy ban nhân
dân tỉnh tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày
04/7/2011 của Chính phủ, Thông tư số 01/2015/TT-BTP ngày 15/01/2015 của Bộ trưởng
Bộ Tư pháp và Kế hoạch này trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức hoặc phối hợp tổ chức các lớp
tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ những
người làm công tác pháp chế các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh,
các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh.
- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc
thực hiện công tác pháp chế tại các cơ quan, đơn vị; tổng hợp kết quả công tác
pháp chế, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tư pháp theo đúng thời gian quy định.
2. Thủ trưởng các cơ quan chuyên
môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có
liên quan trong việc thực hiện các nội dung của Kế hoạch này.
- Có giải pháp cụ thể để triển khai thực
hiện công tác pháp chế tại cơ quan, đơn vị đúng tiến độ, đạt hiệu quả.
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác
pháp chế năm 2018 và bố trí người làm công tác pháp chế theo
quy định tại Nghị định số 55/2011/NĐ-CP của Chính phủ.
- Định kỳ báo cáo tình hình triển
khai thực hiện công tác pháp chế ở cơ quan, đơn vị hoặc báo cáo đột xuất theo
yêu cầu của Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân tỉnh (gửi về Sở Tư pháp). Báo cáo 06
tháng (gửi trước ngày 10/6), báo cáo năm (gửi trước ngày 15/11).
3. Kinh phí thực hiện
Kinh phí thực hiện Kế hoạch này được
đảm bảo từ nguồn kinh phí của các cơ quan, đơn vị được Ủy ban nhân dân tỉnh phê
duyệt năm 2018.
Trong quá trình triển khai thực hiện
Kế hoạch này, nếu có khó khăn, vướng mắc để các cơ quan, đơn vị, tổ chức kịp thời phản ánh về Sở Tư pháp để hướng dẫn hoặc tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo./.
Nơi nhận:
- Như Mục III;
- Bộ Tư pháp (b/c);
- Cục Công tác phía Nam - Bộ Tư pháp (b/c);
- Sở, ban, ngành tỉnh;
- UBND các huyện, TP Cà Mau;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- NC (Đ289);
- Lưu VT, Tu111.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Hồng Quân
|