ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
15/2013/CT-UBND
|
Thừa
Thiên Huế, ngày 25 tháng 04 năm 2013
|
CHỈ THỊ
VỀ
VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Thời gian qua, công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh đã phát huy hiệu quả trong việc nâng cao
nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân, góp phần tích
cực vào việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và quản lý nhà
nước bằng pháp luật. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phổ biến, giáo
dục pháp luật còn những hạn chế, như: Chưa có hình thức, biện pháp phổ biến,
giáo dục pháp luật phù hợp, hiệu quả đối với một số nhóm đối tượng; công tác
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có lúc, có nơi thiếu tính thường
xuyên, liên tục; việc chấp hành pháp luật trong một bộ phận cán bộ, nhân dân
chưa nghiêm.
Nhằm khắc phục những hạn chế nêu
trên, tạo bước tiến mới trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, Ủy ban
nhân dân tỉnh yêu cầu:
1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành,
đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế:
a) Tổ chức quán triệt nội dung Luật
Phổ biến, giáo dục pháp luật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2012; Kết luận số
04-KT/TW ngày 19 tháng 4 năm 2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về
kết quả thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09 tháng 12 năm 2003 của Ban Bí thư
Trung ương Đảng (khóa IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân
dân.
Triển khai thực hiện nghiêm túc các
nhiệm vụ được quy định tại Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật. Quan tâm bảo đảm
về tổ chức, cán bộ, cơ sở vật chất và phương tiện cho công tác phổ biến, giáo
dục pháp luật của cơ quan, đơn vị, địa phương.
b) Chú trọng công tác tập huấn, bồi
dưỡng và tạo điều kiện để đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hoạt
động hiệu quả; thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đối với đội ngũ này theo
quy định.
c) Tổ chức thực hiện "Ngày
pháp luật" hiệu quả nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức
thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội.
d) Áp dụng hình thức, nội dung
tuyên truyền phù hợp với từng nhóm đối tượng, lĩnh vực và địa bàn. Bảo đảm
triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đồng bộ, thường xuyên, liên
tục, theo phương châm "hướng mạnh về cơ sở", không ngừng nâng
cao trình độ hiểu biết pháp luật cho cán bộ, nhân dân, góp phần thực hiện hiệu
quả các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
đ) Thường xuyên kiểm tra và tự kiểm
tra việc thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đối với các đơn vị
trực thuộc và của cơ quan, địa phương mình.
2. Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân dân tỉnh củng cố, kiện toàn đội ngũ làm công tác pháp chế theo Nghị
định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ; tăng cường vai
trò của cán bộ pháp chế trong thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật.
3. Thủ trưởng các cơ quan chủ trì
các Đề án phổ biến, giáo dục pháp luật theo Kế hoạch số 82/KH-UBND ngày 31
tháng 10 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Chương trình hành động
thực hiện Kết luận số 04-KL/TW ngày 19 tháng 4 năm 2011 của Ban Bí thư Trung
ương Đảng (khóa XI), tổ chức thực hiện nghiêm túc, bảo đảm tiến độ, mục tiêu và
yêu cầu của Đề án; việc triển khai có trọng tâm, trọng điểm, xác định rõ đối
tượng và phạm vi thực hiện để tránh chồng chéo, góp phần đẩy mạnh công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật một cách toàn diện trên các mặt và các nhóm đối tượng.
4. Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo
dục pháp luật các cấp thường xuyên rà soát, bổ sung, kiện toàn và xây dựng Quy
chế hoạt động của Hội đồng cấp mình theo quy định của Luật Phổ biến, giáo dục
pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành. Phát huy vai trò, hiệu quả công
tác phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể các cấp; tăng cường vai trò
và sự tham gia của hệ thống chính trị trong công tác phổ biến, giáo dục pháp
luật.
5. Sở Tư pháp - cơ quan thường trực
Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh có trách nhiệm:
a) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh
xây dựng cơ chế thu hút sự tham gia tích cực, mạnh mẽ của luật sư, luật gia và
các tổ chức, cá nhân khác vào công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; từng bước
xã hội hóa công tác này theo quy định của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và
các văn bản hướng dẫn thi hành.
b) Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ phổ
biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ Báo cáo viên pháp luật, Tuyên truyền viên
pháp luật, Hòa giải viên; nâng cao năng lực, kỹ năng cho đội ngũ làm công tác
phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
c) Chủ trì, phối hợp với Sở Thông
tin và Truyền thông mở rộng và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; huy động các nguồn lực để đầu tư xây
dựng cơ sở dữ liệu, cung cấp dịch vụ trực tuyến trong phổ biến, giáo dục pháp
luật.
d) Hàng năm, tham mưu Ủy ban nhân
dân tỉnh tổ chức kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm phát hiện
và tháo gỡ những bất cập, khó khăn cũng như biểu dương, khen thưởng đối với tập
thể, cá nhân thực hiện tốt, nhân rộng mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật có
hiệu quả.
đ) Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào
tạo triển khai thực hiện có hiệu quả Thông tư liên tịch số
30/2010/TTLT-BGDĐT-BTP ngày 16/11/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tư pháp
hướng dẫn việc phối hợp thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong
nhà trường; phối hợp với Hội Cựu chiến binh cùng cấp triển khai các hoạt động
phổ biến, giáo dục pháp luật đối với cựu chiến binh theo Thông tư liên tịch số
02/2008/TTLT-BTP-TWHCCBVN ngày 09/6/2008 hướng dẫn phối hợp xây dựng văn bản
quy phạm pháp luật, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp
lý đối với cựu chiến binh.
6. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Sở Thông tin và Truyền thông; Báo Thừa Thiên Huế; Đài Phát thanh và Truyền hình
tỉnh; Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Huế có kế hoạch tuyên truyền một số
nội dung quan trọng của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật; đồng thời, phối hợp với
các cơ quan chức năng xây dựng các chuyên trang, chuyên mục và tăng thời lượng
phát sóng các chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật.
7. Cơ quan Tài chính chịu trách
nhiệm tham mưu Ủy ban nhân dân cùng cấp bảo đảm kinh phí để thực hiện công tác
phổ biến, giáo dục pháp luật từ nguồn ngân sách hàng năm theo phân cấp ngân
sách nhà nước hiện hành. Kinh phí phải được quản lý và sử dụng có hiệu quả,
đúng pháp luật.
8. Tổ chức thực hiện
Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn
thể cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế thực
hiện nghiêm túc Chỉ thị này.
Trong quá trình thực hiện nếu có
khó khăn, vướng mắc, các sở, ban, ngành, địa phương phản ánh kịp thời về Sở Tư
pháp để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định. Sở Tư pháp chịu
trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này.
Chỉ thị này có hiệu lực thi hành
sau 10 ngày, kể từ ngày ký ban hành.
Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- TT. HĐND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- Các thành viên Hội đồng PHCTPBGDPL tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, Tp. Huế;
- Báo TT Huế, Đài PT&TH tỉnh, Đài THVN tại Huế;
- Cổng TTĐT UBND tỉnh;
- CVP và các CV;
- Lưu: VT, NV.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Ngô Hòa
|