BỘ VĂN HÓA, THỂ
THAO
VÀ DU LỊCH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 236/BC-BVHTTDL
|
Hà Nội, ngày 10
tháng 10 năm 2013
|
BÁO CÁO
TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT CỦA BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH NĂM
2013
Kính
gửi: Bộ Tư pháp
Thực hiện quy định tại khoản 6 Điều
16 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật, Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo tình hình thi hành pháp luật năm 2013 trong
lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục
thể thao và du lịch như sau:
Phần một.
TÌNH HÌNH THI
HÀNH PHÁP LUẬT TRONG CÁC LĨNH VỰC THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ VĂN
HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
I. TÌNH HÌNH TRIỂN
KHAI CÔNG TÁC THEO DÕI THI HÀNH PHÁP LUẬT
1. Các hình thức triển khai
hoạt động theo dõi thi hành pháp luật trong lĩnh vực
văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch:
Ngày 28 tháng 01 năm 2013, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch đã ra Quyết định số 460/QĐ-BVHTTDL ban
hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật, tiến hành trên tất cả
các lĩnh vực do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
quản lý.
Triển khai thực hiện kế hoạch, Bộ quyết
định thành lập các Đoàn kiểm tra, đánh giá, theo dõi tình hình thi hành pháp luật
tại 23 địa phương, ngoài ra tổ chức khảo sát (hình thức phiếu khảo sát) tại 63 tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương.
2. Hoạt động thu thập, xử
lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật:
- Trong việc tiếp
nhận xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật: Bộ đã chủ động tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn: qua báo cáo của các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, qua phản ánh của các cơ quan báo chí, truyền thông, qua phản hồi của các tổ
chức, cá nhân... kịp thời giải quyết những
khúc mắc trong công tác triển khai thi hành pháp luật.
- Tình hình xử lý thông tin: Sau khi
tiếp nhận thông tin, Bộ đã giao cho các Tổng cục, Cục, Vụ nghiên cứu, trả lời các ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân, cơ quan báo chí... kịp thời tiếp
thu ý kiến để kiến nghị sửa đổi, bổ
sung, xây dựng, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật,
đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý ngành.
II. TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT
1. Tình hình ban hành văn bản
quy phạm pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành; văn bản chỉ đạo,
đôn đốc tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật trong năm 2013
- Thực hiện quy định của Luật Ban
hành văn bản quy phạm pháp luật; Nghị định số 24/2009/NĐ-CP
ngày 05/3/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Ban
hành văn bản quy phạm pháp luật, từ tháng 10/2012, Bộ đã đề
nghị các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ gửi đề nghị Chương trình
xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2013 và ngay từ đầu
năm 2013, để triển khai thực hiện nhiệm vụ theo quy định của
pháp luật, Bộ đã ban hành Chương trình xây dựng Văn bản
quy phạm pháp luật của Bộ, trong đó dự kiến ban hành 25 văn bản theo thẩm quyền để quy định chi tiết, hướng dẫn thi
hành các văn bản quy phạm pháp luật. Để triển khai thực hiện
Chương trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ, Bộ
trưởng đã có quyết định đối với từng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ giao nhiệm vụ chủ trì soạn thảo văn bản có liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của cơ
quan mình được giao tham mưu quản lý.
Kết quả: Từ ngày 01/10/2012 đến ngày
01/10/2013, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành được 20 Thông tư và
Thông tư liên tịch (Trong đó từ ngày 01/10/2012 đến ngày
31/12/2012 ban hành 14 Thông tư; từ 01/01/2013 đến 01/10/2013 ban hành 6 Thông
tư).
Dự kiến đến hết ngày 31/12/2013, Bộ sẽ
ban hành 24 Thông tư. Hiện nay, các cơ quan chủ trì soạn thảo thuộc Bộ đang khẩn
trương hoàn chỉnh các dự thảo, thực hiện lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân, đăng dự thảo trên Website của Bộ để lấy ý kiến rộng
rãi.
- Đối với các văn bản quy phạm pháp luật trình Quốc hội, Chính phủ ban
hành theo thẩm quyền, trong năm 2013, Bộ đã trình Chính phủ
ban hành 02 Nghị định (Nghị định số 02/2013/NĐ-CP ngày 03/01/2013 quy định về công tác gia đình; Nghị định số
113/2013/NĐ-CP ngày 01/10/2013 về hoạt động mỹ thuật).
Ngoài ra, còn một số Nghị định đang trong quá trình xây dựng,
trình chính phủ ban hành, cụ thể:
06 Nghị định đang trình Chính phủ ban
hành, gồm có:
+ Nghị định sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 06 năm
2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch;
+ Nghị định quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quảng cáo;
+ Nghị định về Công nhận ngày truyền
thống, ngày kỷ niệm và ngày hưởng ứng của Việt Nam;
+ Nghị định quy định về tổ chức các ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận danh hiệu thi đua
và hình thức khen thưởng; nghi lễ đối ngoại và đón tiếp khách nước ngoài
+ Nghị định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo;
+ Nghị định xử phạt vi phạm hành
chính về quyền tác giả, quyền liên quan;
05 Nghị định đề nghị Chính phủ lùi thời
hạn trình Chính phủ, gồm có:
+ Nghị định quy định tiêu chuẩn, quy
trình, thủ tục, hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu "Nghệ
sĩ nhân dân", "Nghệ sĩ ưu tú";
+ Nghị định quy định tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục, hồ sơ đề nghị xét tặng "Giải thưởng Hồ Chí Minh" và "Giải thưởng Nhà nước"
về văn học nghệ thuật";
+ Nghị định quy
định tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục, hồ sơ đề nghị xét tặng
danh hiệu "Nghệ nhân nhân dân", "Nghệ nhân ưu tú";
+ Nghị định về cơ chế hoạt động và cơ
chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực
hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, số người làm việc và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực
văn hóa, thể thao và du lịch;
+ Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2002/NĐ-CP
ngày 11/6/2002 của Chính phủ về chế độ nhuận bút, chế độ
thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ
thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác.
Lý do lùi thời hạn trình Chính phủ: Đối với 03 Nghị định có liên quan đến
Luật Thi đua, khen thưởng (Nghị định quy định tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục, hồ sơ đề nghị xét tặng danh
hiệu "Nghệ sĩ nhân dân", "Nghệ sĩ ưu tú"; Nghị định quy định
tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục, hồ sơ đề nghị xét tặng
"Giải thưởng Hồ Chí Minh" và "Giải thưởng Nhà nước" về văn học nghệ thuật"; Nghị định quy định tiêu chuẩn,
quy trình, thủ tục, hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân nhân
dân", "Nghệ nhân ưu tú"), thực hiện chỉ đạo
của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 4721/VPCP-TCCV ngày 11/6/2013, yêu cầu các cơ quan lùi thời hạn trình các Nghị định sau
khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng được Quốc hội thông qua, Bộ đã có văn bản
đề nghị lùi thời hạn trình 03 Nghị định trên.
Đối với Nghị định về cơ chế hoạt động và cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ,
tổ chức bộ máy, số người làm việc và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp
công lập trong lĩnh vực văn hóa, thể thao
và du lịch, hiện nay lùi thời hạn do phải chờ Chính phủ ban hành Nghị định
khung về cơ chế hoạt động và cơ chế tự
chủ, tự chịu trách nhiệm việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ
máy, số người làm việc và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập do Bộ Tài
chính chủ trì xây dựng.
Đối với Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2002/NĐ-CP ngày 11/6/2002 của Chính phủ về
chế độ nhuận bút, chế độ thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh,
sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác, lùi
thời hạn do yêu cầu phát triển văn hóa đối ngoại thời gian tới có nhiều chuyển biến, nhất là
sau khi ta ký kết Hiệp định hợp tác kinh tế xuyên Thái
Bình Dương (TPP) đòi hỏi phải nghiên cứu, tổng kết thực tiễn 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII và sơ kết 5 năm triển khai thực hiện Chiến lược phát triển
văn hóa đến năm 2020, để chủ động hội
nhập quốc tế theo tinh thần Nghị quyết
số 22 của Bộ Chính trị trước khi trình Thủ tướng Chính phủ
xem xét, quyết định.
02 Nghị định đang tổ chức soạn thảo, gồm có:
+ Nghị định của
Chính phủ quy định tổ chức lễ Quốc
tang trong trường hợp thiên tai, thảm họa đặc biệt nghiêm
trọng (hiện đang chờ ý kiến của Ủy ban thường vụ Quốc hội)
+ Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 105/2012/NĐ-CP ngày 17/12/2012 của Chính phủ
về tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức.
2. Tình hình đảm báo các điều
kiện thi hành pháp luật
a) Tình hình thực hiện công
tác phổ biến pháp luật
- Để công tác phổ
biến giáo dục pháp luật triển khai có
hiệu quả, ngày 22/01/2013, Bộ đã ban
hành Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật ngành văn hóa, thể
thao và du lịch năm 2013 (Quyết định số 336/QĐ-BVHTTDL), tổng kết Chương trình Phổ biến giáo dục pháp luật của Chính phủ giai đoạn 2007-2012 và đề ra các giải pháp tăng cường trong giai đoạn tiếp theo;
- Kết quả thực hiện: Trong thời gian
qua, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật của Bộ được
thực hiện dưới nhiều hình thức phong phú như: Công bố nội dung các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành
trên các phương tiện thông tin đại chúng, ban hành các văn
bản hướng dẫn chỉ đạo thực hiện.
Ban hành văn bản đôn đốc, trả lời vướng
mắc của doanh nghiệp, tổ chức, cá
nhân, tổ chức nhiều Hội nghị tập huấn tại địa phương hoặc
trực tuyến, phổ biến nội dung các văn bản (về du lịch, điện
ảnh, lễ hội, di sản văn hóa, thể thao, khoa học công nghệ,
văn hóa dân tộc, thư viện...) đến cấp tỉnh và huyện, in
sách tập hợp các văn bản quy phạm pháp luật (tập thứ 10); sách "Hỏi đáp về
di sản văn hóa" để cung cấp cho các Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch trong phạm vi toàn quốc; viết bài, thông tin về văn bản
quy phạm pháp luật mới trên Website của Bộ, Tổng cục Du lịch, Tổng cục Thể dục, Thể thao, Tạp chí Thể thao, Tạp
chí Du lịch, Báo Thể thao Việt Nam, Báo Du lịch; trả lời khán, thính giả VOV,
VTV4...
Hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ đã được tiến hành thường xuyên, liên tục, bám sát yêu cầu của Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật. Qua đó, ý thức chấp hành pháp luật trong lĩnh
vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch được
nâng lên; các cấp ủy Đảng, đoàn thể và toàn xã hội quan
tâm và hiểu rõ hơn về ý nghĩa và tầm quan trọng của công
tác văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch, từng bước đưa
pháp luật trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch đi vào
cuộc sống, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý nhà nước.
b) Thực trạng tổ chức, bộ
máy, nguồn nhân lực thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật
- Sau khi Nghị định số 59/2012/NĐ-CP
được ban hành, Bộ đã quan tâm triển khai thực hiện các quy
định của Nghị định. Để có cơ sở
tập trung nguồn lực thực hiện các quy định của Nghị định, hiện
nay, Bộ giao Vụ Pháp chế soạn thảo
Thông tư thay thế Thông tư số 14/2010/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về kiểm tra, xử lý
văn bản quy phạm pháp luật; theo dõi, đánh giá việc thi hành pháp luật; rà
soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực
văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao
và du lịch.
- Về nguồn nhân lực thực hiện: Các cơ
quan thuộc Bộ đều bố trí cán bộ kiêm nhiệm làm công tác theo dõi, tổng hợp tình hình thi hành pháp
luật trong lĩnh vực được giao tham mưu quản lý nhà nước. Ngay sau khi Thông tư số 14/2010/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2010 của Bộ được ban hành, Bộ đã giao Vụ Pháp chế chủ trì tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ
làm công tác kiểm tra, rà soát, theo
dõi thi hành pháp luật tại các cơ quan thuộc Bộ, đến nay,
công tác theo dõi thi hành pháp luật của Bộ đã đi
vào nề nếp.
- Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn gặp không ít những khó khăn:
+ Tổ chức bộ máy
và đội ngũ công chức làm công tác pháp chế trong ngành còn rất mỏng, mặc dù Nghị
định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế đã có hiệu lực thi hành nhưng đến nay, các
quy định của Nghị định còn chậm triển khai. Phần lớn Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch chưa thành lập được tổ chức
pháp chế dẫn đến việc triển khai thực thi văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương còn chưa chuẩn
xác, chưa thống nhất.
+ Cán bộ làm công tác tổng hợp, theo
dõi thi hành pháp luật tại các cơ quan thuộc Bộ đều kiêm nhiệm, không có phụ cấp,
chuyên môn chưa sâu và trình độ không đồng đều, vì vậy đôi khi kết quả theo dõi thi hành pháp luật của các cơ quan thuộc Bộ ở từng lĩnh vực
khác nhau còn chưa đồng đều, một số cơ quan chưa có trách nhiệm cao trong công
tác theo dõi thi hành pháp luật.
+ Một số địa phương còn gặp phải những
khó khăn: trình độ dân trí không đồng đều dẫn
đến trình độ nhận thức về các quy định của pháp luật còn hạn chế. Bên cạnh đó, ở các địa phương hiện nay còn thiếu
cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, thiếu
kinh phí thực hiện (ví dụ kinh phí công tác triển khai thực hiện Luật Phòng chống
bạo lực gia đình nhiều địa phương chưa bố trí được), các điều kiện về trang thiết
bị và cơ sở vật chất bảo đảm phục vụ
cho việc tổ chức triển khai thực hiện pháp luật đã được bố
trí nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu.
c) Thực trạng bảo đảm kinh phí, trang thiết bị
cho công tác theo dõi thi hành pháp luật
- Hiện nay, do
chưa có quy định cụ thể về kinh phí
dành cho công tác theo dõi thi hành pháp luật, chưa có nguồn kinh phí phục vụ
cho việc triển khai công tác này, vì vậy thời gian qua, còn gặp khó khăn trong việc bố trí kinh phí, trang thiết bị để phục vụ cho công tác này.
Để có thể hoạt động, Bộ đã tạo điều kiện vận dụng một số văn bản như: Thông
tư liên tịch số 192/2010/TTLT-BTC-BTP-VPCP
ngày 02 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp -
Văn phòng Chính phủ hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ
thống pháp luật; Thông tư số 58/2011/TT-BTC
ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản
lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra, thống kê; Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 6 tháng 7
năm 2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập...Tuy vậy vẫn chưa
đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ, chưa đảm bảo để việc theo dõi thi hành pháp luật được triển
khai thực hiện có hiệu quả.
3. Tình hình tuân thủ pháp luật
a) Thực trạng
Nhìn chung việc thi hành pháp luật về
văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch của các cơ quan, tổ chức, cá
nhân trong năm 2013 cơ bản thực hiện theo quy định, không
có vấn đề nghiêm trọng, nổi cộm, song vẫn còn nhiều tồn tại,
vi phạm (chủ yếu là vi phạm hành chính) và nhiều khó khăn,
vướng mắc trong quá trình thực thi
pháp luật trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục thể
thao và du lịch.
b) Nguyên nhân
- Một số văn bản quy phạm pháp luật
còn chưa rõ ràng, chung chung, khó áp dụng hoặc chưa hợp
lý như:
+ Luật Du lịch: Các quy định về tiêu
chí công nhận khu, điểm, đô thị du lịch chưa phù hợp, khó
thực hiện, đặc biệt là quy định về tiêu chí không
gian của Khu du lịch quốc gia;
Về kinh doanh du
lịch: Các quy định về hoạt động kinh doanh du lịch còn nhiều
bất cập, một số loại hình dịch vụ cấu thành sản phẩm du lịch
trong các khu, điểm du lịch như: nhà hàng, khu vui chơi giải
trí, dịch vụ vệ sinh chưa được đề cập và quy định cụ thể
trong Luật. Quy định của Luật còn có sự phân biệt tiêu chuẩn hướng
dẫn viên quốc tế và hướng dẫn viên nội địa, dẫn đến
bất bình đẳng giữa hướng dẫn viên du lịch nội
địa và quốc tế, điều kiện cấp thẻ
hướng dẫn viên du lịch quốc tế còn cao hơn
so với thực tiễn, gây khó khăn, thiếu hướng dẫn viên du lịch quốc tế.
Về xúc tiến du lịch và hợp tác quốc tế: Luật không quy định cụ thể về cơ
quan đầu mối, cơ chế hoạt động, tiêu chí đánh giá hiệu quả của hoạt động xúc tiến
du lịch dẫn dến việc khó thống nhất một chương trình xúc tiến du lịch chung cho
cả nước và từng địa phương, không có người
chịu trách nhiệm về hiệu quả của hoạt động này.
+ Về di sản văn hóa chịu sự điều chỉnh của 2 luật: Luật Xây dựng có quy định chất
lượng công trình xây dựng nhưng Luật Di sản văn hóa và Thông tư hướng dẫn chưa đi sâu vào chất lượng tu bổ di tích, danh lam, thắng cảnh, vì vậy khó thực hiện khi tu bổ các công
trình mang tính đặc thù. Mặt khác, chi phí xây dựng cơ bản trong Luật Di sản văn hóa chưa hợp lý, chưa có hướng dẫn về mô hình
quản lý di sản văn hóa khi nào thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh, khi nào thuộc thẩm quyền quản
lý của Ủy ban nhân dân quận, huyện, Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch.
+ Quy định về việc kiểm kê, xác định niên đại cổ vật: Luật Di sản văn
hóa đã quy định nhưng việc thực hiện rất khó khăn vì một
di tích có rất nhiều cổ vật, nhiều niên đại khác nhau,
không có chuyên gia, không có ngân sách để thực hiện do vậy
cần có căn cứ pháp lý để quy định cụ thể vấn đề này.
+ Về quy định cơ
cấu tổ chức Trung tâm văn hóa xã hiện nay ngang cấp với phòng văn hóa huyện, trong khi đó, phòng văn hóa và thông tin huyện thuộc quản
lý chuyên môn của 2 sở: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Sở Thông tin và Truyền thông nên
rất khó trong điều hành.
- Một số hoạt động diễn ra trên thực
tế nhưng chưa có văn bản điều chỉnh hoặc có văn bản nhưng quy định còn thiếu như:
+ Mảng phát hành phim, chiếu bóng,
triển lãm... đang khó khăn về cơ cấu tổ chức, các địa phương khó thực hiện;
+ Hiện nay chưa có chế độ đối với nghệ nhân;
+ Hoạt động khiêu vũ trong quán bar,
phòng karaoke nhưng chưa có văn bản quy định;
+ Trong việc thỏa thuận thiết kế tu bổ di tích: Theo quy định tại Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, việc thẩm định thiết kế tu bổ di tích phải có ý kiến thỏa
thuận của Cục Di sản văn hóa, Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch nhưng không quy định phải có ý kiến của chính quyền địa phương
nơi có di tích nhưng trên thực tế, rất cần ý kiến của chính quyền địa phương để
nâng cao hiệu quả trong việc quản lý, sử dụng, trùng tu di tích
vì liên quan đến đất đai, môi trường,
tôn giáo, văn hóa, mục đích cộng đồng.
+ Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam
chưa có mã ngành "kinh doanh lữ hành nội địa, quốc tế"
trong khi Luật Du lịch quy định ngành nghề kinh doanh lữ
hành trong đó có kinh doanh lữ hành quốc tế, kinh doanh lữ
hành nội địa. Như vậy, ngành nghề kinh doanh lữ hành hiện tại
không khớp với mã ngành kinh tế Việt
Nam. Nhiều doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong việc ghi đúng mã ngành cần đăng ký khi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy
chứng nhận đầu tư doanh nghiệp. Do đó, khi đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ
hành quốc tế, nhiều trường hợp hồ sơ được coi là không hợp lệ khi giấy chứng nhận đầu tư doanh nghiệp không ghi cụ thể ngành nghề kinh
doanh lữ hành quốc tế.
- Một số quy định đã lỗi thời, không còn phù hợp với thực tiễn:
+ Nghị định số 61/2002/NĐ-CP ngày
11/6/2002 của Chính phủ về chế độ nhuận bút, chế độ thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu
diễn khác, mức nhuận bút đã lỗi thời so với tình hình hiện
nay;
+ Chế độ cho người làm công tác khoa
học di sản được quy định trong Thông tư liên bộ số
104/2007/TTLT/BTC-BVHTTDL ngày 30 tháng 8 năm 2007 hướng dẫn một số nội dung
chi, mức chi cho công tác thăm dò, khai quật khảo cổ từ
nguồn ngân sách Nhà nước, trong đó mức chi cho công tác lập hồ sơ khoa học đã
lỗi thời. Hàng năm, những người làm công tác lập hồ sơ di sản tiến hành lập rất nhiều hồ sơ, nội dung
khối lượng công việc đòi hỏi mất rất nhiều
công sức nhưng lại không có chế độ đãi ngộ, không có quy định
về khen thưởng...
+ Nghị định số 88/NĐ-CP
ngày 14/12/1995 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các
hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa và phòng, chống một số
tệ nạn xã hội đã lỗi thời nhưng do chưa phối hợp tốt giữa
Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
với Bộ Công an trong việc công bố Nghị định hết hiệu lực
nên đến nay, phần liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính trong các hoạt động
phòng, chống một số tệ nạn xã hội tại nghị định vẫn còn hiệu lực một phần (mặc
dù đã lỗi thời, không áp dụng được). Ngày 20/8/2013, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có công văn số 3038/BVHTTDL-PC
đề nghị Bộ Công an phối hợp rà soát để đề xuất bãi bỏ phần còn lại của Nghị định
88/NĐ-CP nhưng đến nay chưa có trả lời của Bộ Công an.
- Quy định mới của pháp luật theo
tinh thần cải cách hành chính nhưng mặt trái lại gây nhiều khó khăn cho công
tác quản lý: Do quy định bãi bỏ giấy phép thực hiện quảng cáo theo Luật Quảng
cáo năm 2012 nên tại một số địa phương xuất hiện việc doanh nghiệp lợi dụng thực
hiện biển quảng cáo tấm nhỏ không có giấy phép. Bên cạnh
đó, tình trạng biển hiệu có diện tích lớn và có nội dung
không đúng quy định của Luật; xây dựng biển quảng cáo tấm lớn khi chưa xin phép Sở Xây dựng; treo băng-rôn trên gốc cây, cột điện; biển quảng
cáo tấm lớn không có tiếng Việt vẫn
còn tồn tại. Có địa phương chưa thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ thông báo nội
dung quảng cáo theo quy định của Luật Quảng cáo và đề nghị tiếp tục cấp phép
trong thời gian chưa ban hành Nghị định hướng dẫn; có địa
phương không tiếp nhận hồ sơ thông báo nội dung quảng cáo đối với bảng, biển dưới 20m2; việc quảng cáo trên phương tiện
giao thông còn bị các cơ quan có liên quan (giao thông
công chính, công an) phạt với nội dung quảng cáo không giấy phép mặc dù giấy
phép quảng cáo trên phương tiện giao thông đã được bãi bỏ theo quy định của Luật. Bên cạnh đó,
công tác, thanh tra xử lý vi phạm trong lĩnh vực quảng cáo đôi khi chưa đạt hiệu
quả cao, do lực lượng mỏng, địa bàn rộng, chế tài xử lý chưa đủ mạnh, khó triệu tập được đầy đủ đại diện các ban, ngành liên quan của địa
phương trong việc tiến hành cưỡng chế sai phạm.
- Còn có quy định qua thực tiễn thực
hiện mới phát sinh bất hợp lý:
Ví dụ: Thông tư số 03/2013/TT-BVHTTDL
ngày 28/01/2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày
05/10/2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời
trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca
múa nhạc, sân khấu đã quy định mẫu nhãn kiểm soát dán trên băng
đĩa. Qua quá trình thực hiện, nhiều địa phương phản ánh mẫu nhãn kiểm soát do Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch cấp chứa đựng quá nhiều thông
tin trên một nhãn kiểm soát nên rất khó thể hiện các thông tin, ngoài ra cũng cần có mẫu chung, tránh tình trạng mỗi tỉnh một mẫu nhãn.
- Sự thiếu đồng bộ trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; các chế tài chưa đủ mạnh, chưa đủ sức răn đe
đặc biệt là Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo chậm ban
hành dẫn đến việc xử lý của Thanh tra trong giai đoạn này
hết sức khó khăn trong khi vi phạm vẫn
diễn ra hàng ngày, hàng giờ, rất phức tạp.
- Mặc dù Chính phủ đã có Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với lĩnh vực văn hóa, nhưng
theo quy định tại Nghị định số
52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước có quy định các
đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, được giao đất có thu tiền sử dụng đất (mà tiền sử dụng đất đã nộp lại không có nguồn gốc từ NSNN) nên không thể thực hiện
góp vốn, huy động vốn để liên doanh liên kết thực hiện xã
hội hóa đầu tư các công trình văn hóa nói
riêng, xã hội hóa các hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ
thuật nói chung.
- Vì mục đích lợi nhuận nên mặc dù đã nhận thức được hành vi của mình là vi phạm quy định của pháp luật
nhưng nhiều tổ chức, cá nhân vẫn cố tìm cách "lách luật", trốn tránh
thực hiện hoặc cố ý vi phạm.
Ví dụ, trong lĩnh vực du lịch: Hiện
tượng chèo kéo khách, bán hàng rong, đổi tiền, đeo bám, ép giá du khách vẫn còn diễn ra. Trong hoạt động kinh doanh lữ hành
vẫn còn tình trạng doanh nghiệp quảng cáo tổ chức các
chương trình du lịch quốc tế trên trang
web, ấn phẩm quảng bá của công ty mà không có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc
tế; quảng cáo tổ chức các chương trình
du lịch quốc tế, nội địa của công ty
khác trên trang web, ấn phẩm quảng bá
của công ty mà không ghi rõ là đại lý lữ hành trong khi
doanh nghiệp chỉ có chức năng kinh doanh đại lý lữ hành; kinh doanh lữ hành quốc tế mà không có giấy
phép kinh doanh lữ hành quốc tế; kinh doanh lữ hành nội địa
mà không có chức năng kinh doanh lữ hành nội địa; không thông báo thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh cho cơ quan nhà nước về
du lịch trên địa bàn; không báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp cho cơ quan nhà nước về du lịch; không ký hợp đồng với khách
du lịch, với hướng dẫn viên du lịch; không lập hồ sơ đoàn khách; tổ chức, cá
nhân kinh doanh lữ hành có biểu hiện núp bóng, trốn thuế, chụp giật.
- Ý thức pháp luật của nhiều tổ chức,
cá nhân chưa cao, tình trạng vi phạm
pháp luật vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi như một số vụ việc
vi phạm trong tổ chức lễ hội, lĩnh vực bảo vệ và khai thác giá trị di tích, tổ
chức biểu diễn nghệ thuật (quảng cáo sai sự thật, diễn viên ăn mặc phản cảm trong
các chương trình biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; dùng giọng hát
thu trong băng, đĩa để thay cho giọng hát thật của người
biểu diễn...)
- Tình hình xử lý đối với từng loại
vi phạm pháp luật:
Từ 01/01/2013 đến 01/10/2013, Thanh
tra Bộ đã phối hợp với các cơ quan chức năng thuộc Bộ thành lập 130 đoàn thanh tra, kiểm tra hành chính và chuyên ngành (trong đó: thanh tra hành chính và phòng chống tham nhũng: 08
đoàn; lĩnh vực văn hóa: 86 đoàn; lĩnh vực thể thao: 16 đoàn; lĩnh vực du lịch: 20 đoàn).
+ Qua thanh tra,
đã ban hành 136 quyết định xử phạt với số tiền xử phạt là 2.399.000.000đ (trong đó: lĩnh vực
văn hóa: 1.601.500.000đ; lĩnh vực thể thao: 54.000.000đ; lĩnh vực du lịch: 743.500.000đ) và cảnh cáo 09 cơ sở vi phạm.
+ Các vi phạm chủ yếu là:
Văn hóa: Vấn đề
sao chép chương trình phần mềm máy tính; đăng tải lên
website, phát sóng các chương trình, video clip âm nhạc,
điện ảnh mà không được phép của chủ sở hữu; sao chép tác
phẩm mỹ thuật, mặc trang phục phản cảm không phù hợp với thuần phong mỹ tục,..
Thể thao: vấn đề
không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, không có hợp đồng lao động với
nhân viên,..
Du lịch: Vấn đề kinh doanh lữ hành quốc
tế mà không có giấy phép, không có đủ 3 hướng dẫn viên, không có thẻ hướng dẫn
viên, không thực hiện chế độ báo cáo, lập, lưu trữ hồ sơ,
không đăng ký, không treo quyết định công nhận lại hạng cơ sở lưu trú...
+ Thanh tra hành chính và chống tham
nhũng: 03 đơn vị có sai phạm, kiến
nghị thu hồi 831.133.939 đồng số tiền sai phạm.
+ Đơn thu khiếu nại, tố cáo: Tiếp nhận
208 đơn trong đó có: 36 khiếu nại, 86 tố cáo, 86 kiến nghị,
phản ánh, đề nghị.
Xử lý: Chuyển 28 đơn đến cấp có thẩm
quyền xem xét, giải quyết; ban hành văn bản đôn đốc giải quyết: 33 đơn; Trả lại và hướng dẫn gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết: 12
đơn; thành lập 05 đoàn kiểm tra, xác minh nội dung đơn; Đơn
trùng lặp nội dung, không rõ địa chỉ,
đơn nặc danh, đơn không rõ nội dung: 113 đơn.
+ Tại các địa phương: Đã thanh tra, xử
phạt số tiền là 18.421.175.000 đ và cảnh cáo 65 cơ sở vi phạm. Trong đó:
Hoạt động quảng cáo: xử phạt
1.030.650.000đ, tang vật tịch thu: 13.261 băng rôn, phướn, tờ rơi, tờ gấp,...; buộc tháo dỡ:
1.166 bảng, biển, pano, băng rôn quảng
cáo
Hoạt động biểu diễn nghệ thuật: xử phạt
hơn 1 tỷ đồng.
- Ngoài ra, các Vụ, Cục, Tổng cục (Vụ
Pháp chế; Cục Di sản văn hóa; Cục Văn hóa cơ sở; Cục Mỹ
thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm; Vụ Gia đình, Vụ Thư viện; Vụ
Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Tổng cục Du lịch; Tổng cục Thể dục, Thể thao...) đã chủ động cử nhiều đoàn công tác đi kiểm tra tình
hình tại các địa phương (23 tỉnh, thành phố). Đặc biệt, Cục Di sản văn hóa đã tham gia Đoàn giám sát của Ủy ban Văn
hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên
và Nhi đồng của Quốc hội về thực hiện chính sách đối với
di sản văn hóa tại các địa phương: Thừa Thiên - Huế, Bắc Ninh, Hà Nội, Quảng Nam, Phú Yên, Sóc Trăng.
Nhìn chung, qua các đợt thanh tra, kiểm tra, nhận thức của cán bộ và các tầng lớp nhân
dân được nâng cao, nhiều sai phạm trong lĩnh vực di sản
văn hóa đã kịp thời được phản ánh, giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước có biện pháp
ngăn chặn và xử lý dứt điểm các sai phạm.
Phần hai.
KẾT QUẢ THEO DÕI
THI HÀNH PHÁP LUẬT THEO CHUYÊN ĐỀ
I. KẾT QUẢ THEO
DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT, TRÌNH DIỄN THỜI TRANG
1. Hình thức, nội dung theo
dõi
Năm 2013, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Vụ Pháp chế chủ trì các Đoàn kiểm tra tại 13 tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương và tổ chức phát 600 Phiếu điều tra tới 63 tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương. Việc điều tra, khảo sát tiến hành trên các loại đối tượng: Cán bộ, công chức
thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trực tiếp thực hiện công tác quản lý
trong trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn; đại diện các đoàn nghệ thuật; đại diện Trung tâm văn hóa; đại diện một số Công ty tổ chức biểu diễn nghệ thuật và một số nghệ sỹ, diễn
viên. Nội dung kiểm tra và phiếu điều tra tập trung vào tình hình triển khai
thi hành Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05/10/2012 của Chính phủ về việc quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi
người đẹp và người mẫu; lưu hành,
kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu; Thông tư số
03/2013/TT-BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết thi hành Nghị định số 79/2012/NĐ-CP.
2. Kết quả theo dõi
a) Mặt làm được:
Qua phản ánh của các địa phương
được theo dõi, đánh giá và qua kết quả tổng hợp Phiếu điều tra cho thấy: Kể từ
khi Nghị định số 79/2012/NĐ-CP có hiệu lực (01/01/2013), các địa phương đã tích
cực, chủ động triển khai thực hiện. Các quy định của Nghị
định số 79/2012/NĐ-CP và Thông tư số 03/2013/TT-BVHTTDL đã tạo hành lang pháp lý cho các địa phương quản lý tốt hơn lĩnh vực nghệ
thuật biểu diễn, hạn chế nhiều sai phạm tại địa phương.
b) Những hạn chế: Qua phản ánh của các địa phương, các quy định của pháp luật trong lĩnh vực Nghệ thuật biểu diễn còn một số hạn chế, cụ thể như sau:
- Công tác thể chế hóa chủ trương thúc đẩy phát triển văn học, nghệ
thuật, nhằm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày
16/6/2008 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục xây dựng và
phát triển văn học, nghệ thuật trong
thời kỳ mới gặp nhiều khó khăn. Nhiều chính sách đã ban hành nhưng chưa đi vào
cuộc sống, chế độ chính sách đãi ngộ, động viên, khuyến khích đầu tư còn hạn chế,
mức đầu tư từ ngân sách, công tác xã hội hóa các hoạt động
văn học nghệ thuật còn thấp chưa đáp ứng
nhu cầu phát triển; công tác đào tạo, bồi dưỡng văn nghệ sỹ chưa đạt hiệu quả cao. Một số ngành
đào tạo nghệ thuật, đặc biệt là các môn nghệ thuật truyền thống gặp khó khăn
trong công tác tuyển sinh.
- Chế độ bồi
dưỡng luyện tập, biểu diễn được quy định tại
Quyết định số 180/2006/QĐ-TTg ngày 09/08/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề
và bồi dưỡng đối với lao động biểu diễn nghệ
thuật ngành văn hóa - thông tin và các văn bản hướng dẫn
thực hiện không còn phù hợp với tình
hình thực tế, đời sống hiện tại của
nghệ sỹ, diễn viên, vấn đề ưu đãi nghề rất hạn chế, cần có quy định thêm về đãi ngộ nghề
cho những người trực tiếp chỉ đạo nghệ
thuật.
- Việc trả lương
diễn viên công lập hiện nay vẫn theo kiểu "công chức
hóa diễn viên" là không phù hợp. Việc cấp mã ngạch diễn viên hiện nay có 3 ngạch, ở địa phương đang thực hiện nhưng
gặp nhiều vướng mắc, đề nghị xếp thành 4 hạng vì hiện nay
từ hạng 2 lên hạng 3 rất khó khăn.
- Chính sách đầu tư cho các tổ chức,
cá nhân hoạt động nghệ thuật biểu diễn chưa phù hợp, hiện
mới chỉ tập trung cho các đơn vị công
lập mà chưa chú trọng đến các đơn vị ngoài công lập đặc biệt
là các loại hình nghệ thuật truyền thống.
- Chính sách đầu tư cho việc sáng
tác, xuất bản các tác phẩm nghệ thuật biểu diễn dành cho trẻ em; tiếng dân tộc;
cho người khiếm thị chưa được chú trọng.
- Chính sách đầu
tư cho các hoạt động phát hành các sản phẩm băng, đĩa có nội dung nghệ thuật biểu diễn truyền thống; đầu tư sản xuất để
lưu trữ làm tư liệu chưa được quan tâm đúng
mức. Nhiều loại hình nghệ thuật biểu diễn hiện nay đang có
nguy cơ thất truyền, mà chưa được đầu tư, khôi phục và lưu giữ.
- Chưa có quy định về chế độ thu chi
tài chính đối với các hội diễn, hội thi văn nghệ quần
chúng nên các địa phương rất khó khăn trong tổ chức triển
khai hoạt động.
- Một số vướng mắc qua quá trình triển
khai thực hiện Nghị định số 79/2012/NĐ-CP và Thông tư số
03/2013/TT-BVHTTDL qua phản ánh của địa phương:
+ Lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật và
trình diễn thời trang là hai lĩnh vực khác nhau vì vậy đề nghị trong phần thủ tục cấp phép cần tách ra và hướng dẫn cụ thể, hiện nay Nghị định
số 79/2012/NĐ-CP quy định chung 2 loại này là chưa thực sự
phù hợp;
+ Cần có quy định về cấm cho mượn,
cho thuê Giấy phép biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời
trang và có chế tài cụ thể hành vi này để có cơ sở xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm;
+ Tại khoản 2, Điều 10 Nghị định số
79/2012/NĐ-CP "hiệu lực cấp phép", cần quy định
trước khi cấp phép có sự thống nhất về thời gian, địa điểm biểu diễn và
đề nghị có mẫu văn bản giữa đơn vị tổ
chức biểu diễn và đơn vị có địa điểm tổ chức biểu diễn để
cơ quan có thẩm quyền đủ căn cứ cấp phép;
+ Về thời hạn tổ
chức thẩm định cấp giấy phép (Điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định số 79/2012/NĐ-CP quy định 05
ngày làm việc) và thời hạn trả lời văn bản thông báo (Khoản 2 Điều 2 Thông tư số
03/2013/TT-BVHTTDL quy định 04 ngày làm việc) là quá ngắn, có một số bất cập như: Về phía
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi
tiếp nhận và tổ chức biểu diễn không biết được nội dung, chất lượng của chương trình. Vì vậy dễ xảy ra tình trạng biểu diễn không đúng nội dung
thông báo. Mặt khác, hiện nay hầu hết các Sở đều áp dụng thủ tục "một cửa" vì vậy quá trình xử lý văn bản khó
giải quyết đúng thời hạn. Về phía đơn
vị tổ chức biểu diễn, thời hạn thông báo quá ngắn rất khó
cho các đơn vị nghệ thuật có nhu cầu quảng cáo vì khoản 1,
điều 30 Luật Quảng cáo quy định phải gửi hồ sơ đến cơ quan
có thẩm quyền về quảng cáo địa phương
trước khi thực hiện quảng cáo 15 ngày;
+ Nghị định số 79/2012/NĐ-CP quy định
trước khi chương trình được công diễn phải được Hội đồng
nghệ thuật duyệt chương trình nhưng hiện nay chưa có Quy
chế hoạt động của Hội đồng nghệ thuật, vì vậy hoạt động này chưa đem lại hiệu quả cao. Cần có quy định
Quy chế mẫu về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội đồng
nghệ thuật duyệt chương trình nhằm đảm bảo tính thống nhất
cao trong phạm vi cả nước;
+ Cần quy định cụ thể hơn đối với những
trường hợp tổ chức biểu diễn không bán vé, tránh hình thức
biểu diễn trá hình tại các phòng trà, quán bar, không bán
vé xem biểu diễn nhưng thu tiền qua dịch vụ,
đồ uống...
3. Xử lý kết quả theo dõi
Hiện nay, để giải
quyết phần nào các vướng mắc của các địa phương như đã nêu
ở phần trên. Bộ đã triển khai tích cực
công tác đề xuất việc bổ sung, sửa đổi một số văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể:
- Khẩn trương
hoàn thiện dự thảo 02 Nghị định xử phạt vi phạm hành chính (Nghị định xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; Nghị
định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền
liên quan) theo ý kiến của thành viên Chính phủ để trình Chính phủ ban hành
trong tháng 10/2013;
- Đăng ký kế hoạch
sửa đổi, bổ sung Quyết định số 180/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề và bồi dưỡng
đối với lao động biểu diễn nghệ thuật ngành Văn hóa -
Thông tin và năm 2014.
- Phối hợp với các Bộ có liên quan (Bộ
Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) xây dựng chế
độ tiền lương cho văn nghệ sỹ phù hợp với đặc thù nghề nghiệp.
- Xây dựng Thông tư liên tịch với Bộ
Tài chính về chế độ chi tiêu tài chính đối với hội thi, hội
diễn nghệ thuật quần chúng.
- Xây dựng Thông tư về quy chế về tổ chức
và hoạt động của Hội đồng nghệ thuật.
- Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn
thực hiện Nghị định số 79/2012/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn để đảm bảo tính chính xác, thống nhất trong việc áp dụng.
II. KẾT QUẢ THEO DÕI TÌNH HÌNH
THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI HUẤN LUYỆN VIÊN, VẬN ĐỘNG VIÊN THỂ DỤC THỂ
THAO
1. Hình thức, nội dung theo
dõi
Năm 2013, Bộ đã kiểm tra tại 13 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tổ chức phát 600
Phiếu điều tra tới 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Việc điều tra, khảo
sát tiến hành trên các loại đối tượng: Cán bộ, công chức thuộc Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch trực tiếp thực hiện công tác quản lý trong lĩnh
vực thể dục, thể thao; Đại diện Trung tâm Thể dục thể thao; Đại diện một số Huấn luyện viên, vận động viên đội tuyển
tỉnh. Nội dung kiểm tra và phiếu điều tra tập trung vào
tình hình thi hành pháp luật về chế độ, chính sách đối với huấn luyện viên, vận động viên (theo Quyết định số 67/2008/QĐ-TTg
ngày 25/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ dinh dưỡng
đặc thù đối với vận động viên, huấn luyện viên thể thao thành tích cao; Quyết định số 32/2011/QĐ-TTg
ngày 6/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ về một số chế độ đối với huấn luyện viên,
vận động viên thể thao; các Thông tư liên tịch hướng dẫn
thi hành).
2. Kết quả theo dõi
a) Mặt làm được:
Qua phản ánh của các địa phương được
theo dõi, đánh giá và qua kết quả tổng hợp Phiếu điều tra cho thấy: Kể từ khi Quyết định số 67/2008/QĐ-TTg ngày
25/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ dinh dưỡng đặc
thù đối với vận động viên, huấn luyện viên thể thao thành tích cao; Quyết
định số 32/2011/QĐ-TTg ngày 6/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ về một
số chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao; các Thông tư liên tịch (số
149/2011/TTLT-BTC-BVHTTDL ngày 07/11/2011 hướng dẫn chế độ dinh dưỡng đặc thù đối
với vận động viên, huấn luyện viên thể thao; số
200/2011/TTLT-BTC-BVHTTDL ngày 30/12/2011 quy định chế độ
chi tiêu tài chính đối với các giải thể thao) được ban hành đã tạo hành lang
pháp lý cho các địa phương có cơ sở phê duyệt tăng định mức tiền công, tiền dinh dưỡng cũng
như đã giúp cho việc chi kinh phí cho các giải thể thao được thống nhất trên toàn quốc.
Qua kiểm tra cho thấy, sau khi các
văn bản của Thủ tướng, của liên Bộ được ban hành, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
nhiều tỉnh đã chủ động xây dựng, trình Hội đồng nhân dân
và Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành chế độ tiền công, tiền
dinh dưỡng đối với vận động viên, huấn luyện viên, nâng
cao đời sống cho đội ngũ này, bên cạnh đó, thực hiện các chính sách đào tạo, hỗ
trợ cho vận động viên của tỉnh khi tham gia Đội tuyển
quốc gia, thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội đối với vận động
viên hợp đồng tập luyện, thi đấu...
góp phần bồi dưỡng nhân tài, phát triển mạnh thể thao thành tích cao của tỉnh cũng như đóng góp tích cực cho
thành tích thể thao nước nhà.
Có được những kết quả trên là do sự tích cực, chủ động tham mưu của Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch một số tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương kịp thời xây dựng văn bản, tranh thủ sự ủng hộ
của Hội dồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Nghị
quyết và Quyết định, thực hiện đúng
và hỗ trợ thêm chế độ với vận động
viên, huấn luyện viên.
b) Những hạn chế:
Bên cạnh những thành tích đã đạt được,
qua kiểm tra, theo dõi, đánh giá tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho thấy còn hạn chế:
- Về ban hành điều lệ giải thi đấu,
có giải ban hành điều lệ, có giải không, có môn có liên đoàn,
có môn không thành lập liên đoàn vì vậy
thực tiễn cho thấy cần quy định cụ thể vấn đề này.
- Trang bị tập luyện thường xuyên: Hiện
nay, Thông tư số 04/2011/TT-BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có quy định về trang bị tập luyện thường xuyên nhưng mới
quy định ở trung ương còn địa phương thì chưa, thiếu căn cứ để địa phương thực hiện do vậy cần sớm có văn bản quy định cụ thể.
- Việc xây dựng hệ thống văn bản quy
định về chế độ, chính sách tiền công, tiền dinh dưỡng, tiền thưởng, chế độ bảo hiểm cho vận động viên, huấn luyện viên
tại nhiều tỉnh vẫn chưa thực hiện được do nhiều nguyên nhân,
trong đó có Sở còn chưa chủ động tham mưu cho Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định chế
độ tiền công cho vận động viên, huấn luyện viên, hiện nay vẫn áp dụng mức chi cũ, ảnh hưởng đến quyền lợi của
vận động viên, huấn luyện viên. Có tỉnh đã trình dự thảo văn bản quy định về chế độ cho vận động viên, huấn luyện viên theo mức mới do
Thủ tướng Chính phủ và liên Bộ quy định nhưng chưa được Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua với lý
do tỉnh nghèo, chưa bố trí được ngân sách. Một số tỉnh đã quy định chế độ chính sách tiền công, tiền dinh dưỡng, tiền thưởng cho vận động viên, huấn luyện viên nhưng mức chi thấp hơn so với mức của Thủ tướng Chính phủ và liên Bộ quy định, gây ảnh hưởng trực tiếp đến công tác tập luyện, thi đấu của vận động viên. Bên cạnh đó, chế
độ bảo hiểm xã hội đối với vận động viên, huấn luyện viên ở
nhiều tỉnh chưa thực hiện được, chính sách cho vận động viên khi
bị tai nạn trong quá trình tập luyện, thi đấu, chính sách
hỗ trợ việc làm cho vận động viên khi thôi tập luyện, thi đấu còn chưa được
quan tâm đúng mức.
- Việc áp dụng
chế độ dinh dưỡng, chế độ tiền công: Một số tỉnh áp dụng chưa linh hoạt, ví dụ: theo quy định
tại khoản 3 Điều 1 Thông tư liên tịch số 149/2011/TTLT-BTC-BVHTTDL, thời gian
áp dụng chế độ dinh dưỡng đặc thù là số ngày vận động viên, huấn luyện viên có mặt thực tế tập trung tập luyện và tập trung thi đấu theo quyết định của cấp có thẩm
quyền, nhưng địa phương chỉ áp dụng 5 ngày/1 tuần (trừ ngày
nghỉ thứ 7, chủ nhật) trong khi việc tập luyện diễn ra
liên tục, không kể ngày nghỉ.
- Qua phản ánh của địa phương trong quá trình thực hiện văn bản quy định về chế độ đối với
vận động viên, huấn luyện viên đã bộc lộ một số hạn chế:
+ Chế độ dinh dưỡng hiện nay quy định
"tùy tình hình địa phương" là không phù hợp, nên quy định mức sàn, tối thiểu để các tỉnh thực hiện thống nhất, tránh quy định
hiện nay dẫn đến tình trạng có tỉnh bố trí đủ tiền dinh dưỡng, có tỉnh không thực hiện dẫn đến bất bình đẳng. Cũng cần có chế độ riêng
đối với vận động viên, huấn luyện viên tham gia từ cấp độ
SEAGames trở lên, tránh tình trạng các huấn luyện viên giỏi không được đãi ngộ
hợp lý trong khi đó nếu thuê chuyên gia nước ngoài thì mức kinh phí sẽ gấp nhiều
lần.
Mặt khác, chế độ dinh dưỡng hiện nay còn thấp. Thuốc bổ và thực phẩm chức
năng áp dụng chưa hợp lý cần căn cứ vào từng môn để
bổ sung chế độ dinh dưỡng, ví dụ: Vận động viên Cử tạ, Thể
hình... cần dinh dưỡng cao hơn vận động viên môn Cờ.
+ Chế độ phong đẳng
cấp vận động viên, hiện nay có phong đẳng cấp nhưng không
phân biệt về chế độ vật chất được hưởng tương xứng với đẳng cấp.
+ Về hợp đồng
lao động trong ngành Thể dục thể thao: Cần có văn bản quy định trường hợp đặc thù ngoài quy định của Bộ luật
Lao động, ví dụ: Hợp đồng với vận động
viên, huấn luyện viên trong khi doanh nghiệp có thể ký với
vận động viên theo Bộ luật Dân sự, Bộ luật Lao động, còn
Nhà nước ký với vận động viên và huấn luyện viên như thế nào? cơ chế và nguồn
kinh phí chi trả? Bộ luật lao động chỉ quy định chung nhưng trường hợp với thể
thao mang tính đặc thù, hiện nay chưa rõ: Lao động nào do ngành lao động quản
lý? Vận động viên vừa là nghề, vừa phải đào tạo và liên quan đến cả việc công
nhận vận động viên chuyên nghiệp. Tình trạng trên khiến
nhiều tỉnh quản lý vận động viên, huấn luyện viên gặp khó khăn.
+ Hiện nay không có văn bản quy định
lấy vận động viên Đội tuyển quốc gia rồi được sử dụng bao lâu? (hiện nay, có
trường hợp lấy 2 vận động viên vào tuyển quốc gia rồi
Trung ương lại sử dụng 2 VĐV này thi đấu cho tỉnh khác).
+ Về chế độ với
vận động viên khi kết thúc thi đấu: Thời gian làm vận động viên rất ngắn, khi
nghỉ chế độ hưởng trợ cấp một lần như hiện nay là quá thấp,
hiện nay rất cần quy định về các chế độ đãi ngộ đảm bảo ổn định cuộc sống vận động
viên, huấn luyện viên.
+ Thể dục thể
thao là một trong những hoạt động đặc thù. Hiện nay, chế độ phụ cấp độc hại có địa phương áp dụng, có địa phương không áp dụng, mặt khác,
chế độ phụ cấp độc hại quá thấp, vì vậy cần ban hành quy định cho địa phương thực hiện. Đối với vận động viên,
huấn luyện viên tham gia tập luyện, thi đấu bị tai nạn, cần
có chế độ trợ cấp thường xuyên, hiện nay áp dụng chế độ trợ cấp 1 lần dẫn đến những vận động
viên bị tai nạn nặng gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống.
+ Thực tế quyền lợi, chế độ, chính sách
cho vận động viên, huấn luyện viên chưa được quan tâm đúng
mức. Khi vận động viên kết thúc sự nghiệp đỉnh cao, họ
không biết làm gì để mưu sinh, cần có chế độ đào tạo, tuyển
dụng, chế độ đãi ngộ nhà ở hoặc có các
chế độ đãi ngộ khác cho các vận động viên, huấn luyện viên đạt thành tích xuất sắc nhằm động viên, khuyến khích các vận động
viên, huấn luyện viên tích cực và yên tâm khi tham gia sự nghiệp.
+ Chế độ bảo hiểm
xã hội cho vận động viên chưa được thực hiện ở hầu hết các địa phương, ảnh hưởng
đến quyền lợi của họ. Việc này hết sức quan trọng cần có kế
hoạch rà soát và ban hành cơ chế hợp lý hơn.
3. Xử lý kết quả theo dõi
Qua kết quả theo
dõi, đánh giá, Bộ dự kiến:
- Nghiên cứu xây
dựng Đề án về chế độ bảo hiểm xã hội cho vận động viên thể
thao.
- Tổng hợp tình hình thực tiễn để kiến nghị các nội dung liên
quan đến chính sách đãi ngộ đối với vận động viên, huấn
luyện viên...
- Ban hành về Thông tư về trang thiết bị, dụng cụ tập luyện cho vận động viên các cấp.
- Chỉ đạo các
đơn vị, địa phương bảo đảm chế độ tiền công, tiền dinh dưỡng cho vận động viên, huấn luyện viên theo quy định
hiện hành.
- Tăng cường thanh tra, xử lý vi phạm
liên quan đến chế độ chính sách đối với vận động viên, huấn luyện viên.
Phần ba.
KẾT LUẬN, KIẾN
NGHỊ
Năm 2013, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch đã tích cực triển khai công tác theo dõi, đánh giá
tình hình thi hành pháp luật trên tất cả các lĩnh vực thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ, đặc biệt tập trung đi sâu đánh giá 02 lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật và việc thực hiện chế độ đối với
vận động viên, huấn luyện viên. Qua triển khai thực hiện công tác này, đã nắm
bắt kịp thời tình hình triển khai thực hiện các quy định mới của
pháp luật, cũng như phát hiện được nhiều quy định của pháp luật còn thiếu, chưa
phù hợp hoặc đã lỗi thời so với thực tế đời sống để đề xuất
bổ sung, sửa đổi. Qua công tác theo dõi, đánh giá tình
hình thi hành pháp luật đã giúp Bộ thực hiện tốt hơn công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật để ngày càng hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch.
- Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện
theo dõi đánh giá thi hành pháp luật còn gặp phải nhiều những
khó khăn như sau:
+ Đội ngũ cán bộ làm công tác pháp chế của toàn ngành hiện nay đang thiếu, rất ít Sở thành lập
được phòng Pháp chế, vì vậy việc triển khai thực hiện Nghị
định số 59/2012/NĐ-CP gặp rất nhiều khó khăn.
+ Công tác theo dõi, đánh giá thi
hành pháp luật đòi hỏi chuyên môn sâu, nhận định sắc bén, nhất là với các vấn đề phức tạp mới phát sinh nhưng cán bộ làm công tác theo dõi đánh
giá thi hành pháp luật tại các đơn vị hoàn toàn kiêm nhiệm, chưa được tập huấn
về công tác này, vì vậy hiện nay công tác theo dõi đánh
giá chưa có tính hệ thống, bài bản, hoàn toàn làm theo kinh nghiệm dẫn đến việc
theo dõi đánh giá có lúc, có nơi còn tiến hành hời hợt, hình
thức.
+ Để tiến hành theo dõi, đánh giá
toàn diện việc thi hành pháp luật cần rất nhiều thời gian,
kinh phí (tổ chức các hội nghị, hội thảo, tổ chức điều tra, khảo sát, tập hợp,
xử lý số liệu, tổ chức các đoàn kiểm
tra .v.v...) trong khi chưa có quy định
về chi kinh phí cho công tác này, do vậy quá trình thực hiện gặp rất nhiều khó khăn.
1. Kiến nghị
a) Với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
- Sớm xem xét, ban hành các Nghị định
xử phạt vi phạm hành chính, tạo điều kiện cho công tác quản lý nhà nước có hiệu
quả;
- Sớm xem xét,
ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Quảng cáo để địa phương triển khai thực hiện.
- Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành cơ chế, chính sách thúc đẩy
phát triển văn hóa, thể thao và du lịch,
cụ thể:
+ Ban hành Nghị định về chế độ nhuận bút trong lĩnh vực sân khấu và các loại
hình nghệ thuật biểu diễn, điện ảnh, mỹ thuật tạo hình, mỹ thuật ứng dụng và
nhiếp ảnh.
+ Sửa đổi, bổ sung Nghị định
52/2009/NĐ-CP ngày 3/6/2009 của Chính phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn một
số điều của luật quản lý sử dụng
tài sản Nhà nước, Nghị định số 43/2006/NĐ-CP
ngày 25 tháng 04 năm 2006 về việc Quy định quyền tự chủ, tự
chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy,
biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Nghị định số
31/2005/NĐ-CP ngày 11/3/2005 của Chính phủ về sản xuất và
cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, Quyết định số
256/2006/QĐ-TTg ngày 09/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế
đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch thực hiện
sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, Quyết định số 39/2008/QĐ-TTg
ngày 14/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế
đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước
+ Sớm quy định công nhận đầy đủ ngành
du lịch trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
b) Với Bộ Tư pháp
+ Sớm ban hành Thông tư quy định chi
tiết thực hiện Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo
dõi tình hình thi hành pháp luật, tạo điều kiện cho các Bộ,
ngành và địa phương thực hiện thống nhất công tác này;
+ Phối hợp với Bộ
Tài chính xây dựng, ban hành Thông tư hướng dẫn về định mức kinh phí cho cho công tác theo dõi, thi hành pháp luật;
+ Phối hợp với Bộ Nội vụ trong việc xây dựng chế độ phụ cấp cho cán bộ làm công tác pháp chế, tạo động lực để cán bộ pháp chế gắn bó với nghề, hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao;
+ Thường xuyên mở các lớp tập huấn, các lớp bồi dưỡng chuyên sâu, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, công chức
làm công tác tổng hợp, theo dõi thi hành pháp luật;
+ Tích cực chỉ đạo triển khai Nghị định
số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế, thúc đẩy việc
thành lập phòng Pháp chế tại các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương, giúp cho công tác pháp chế của ngành Văn hóa,
Thể thao và Du lịch được thuận lợi hơn, nhất là trong công
tác theo dõi thi hành pháp luật, cần có cán bộ chuyên trách tại các đơn vị, địa phương để thực hiện công tác theo dõi
tình hình thi hành pháp luật và phổ biến giáo dục pháp luật.
+ Cần tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, các cấp để thực thi pháp luật đảm bảo tính nghiêm minh, công bằng.
+ Tổ chức tốt việc đưa pháp luật vào
đời sống thông qua giáo dục pháp luật bằng nhiều hình thức
phong phú.
c) Với Bộ Nội vụ; Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội; Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ
Tài chính:
- Cần quan tâm, xây dựng chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ đối với văn nghệ sỹ:
+ Xây dựng, ban hành Thông tư hướng dẫn
quy trình xét nâng, chuyển ngạch bậc lương, chế độ phụ cấp nghề, chế độ bồi dưỡng
luyện tập biểu diễn, chế độ nghỉ hưu sớm, chế độ bảo hiểm xã hội cho văn nghệ sĩ, diễn viên;
+ Xây dựng chế độ đặc thù khuyến
khích học sinh, sinh viên, diễn viên theo học các bộ môn nghệ thuật truyền thống;
+ Xây dựng Quy chế đặc thù hướng dẫn khung giá đặt hàng sáng tác, dàn dựng, sản xuất
và công bố các tác phẩm văn học, nghệ
thuật trong khuôn khổ thực hiện Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 01/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Khuyến khích sáng tác và công bố các tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị cao về tư tưởng và
nghệ thuật, phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ cứu nước
giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước giai đoạn
1930-1975).
- Cần nghiên cứu,
có quy định chế độ trợ cấp thường xuyên đối với vận động
viên bị tai nạn trong khi tập luyện, thi đấu.
2. Đề nghị
a) Hội đồng nhân dân, Ủy
ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương:
- Đối với các tỉnh chưa phê duyệt
kinh phí tiền công, tiền dinh dưỡng đối với vận động viên, huấn luyện viên thể dục thể thao
theo quy định của Thủ tướng Chính phủ: cần xem xét, bố trí
kinh phí theo đúng quy định nhằm đảm bảo chất lượng công tác huấn luyện, thi đấu và bồi dưỡng nhân tài; tạo điều kiện để thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, chế độ đối với
vận động viên bị tai nạn trong quá trình tập luyện, thi đấu,
chế độ đối với vận động viên khi kết thúc thi đấu nhằm đảm
bảo đời sống của huấn luyện viên, vận động viên, đẩy mạnh
phong trào thể dục thể thao trên địa bàn tỉnh;
- Căn cứ vào ngân sách của địa
phương, xem xét cơ chế đặc thù đối với đội tuyên truyền lưu động, bồi dưỡng nghệ sỹ khi tập luyện, biểu diễn, đảm bảo đời sống cho đội ngũ diễn viên.
b) Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
- Cần chủ động,
tích cực nâng cao vai trò tham mưu quản lý nhà nước, đề xuất
với Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân
dân tỉnh phê duyệt kinh phí tiền công, tiền dinh dưỡng đối với
vận động viên, huấn luyện viên thể dục
thể thao theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch; thực hiện chế độ bồi dưỡng diễn viên khi tập luyện,
biểu diễn, hỗ trợ một phần đời sống của các đối tượng này nhằm thúc đẩy
phong trào tại địa phương;
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm
tra và xử lý vi phạm, nhằm đảm bảo thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật;
- Tăng cường sự
phối hợp với các cơ quan thuộc bộ, kịp thời trao đổi, phản
ánh những vướng mắc trong quá trình thực hiện áp dụng pháp luật, góp phần hoàn
thiện hệ thống pháp luật;
- Nâng cao trách nhiệm, đóng góp nhiều
ý kiến trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ;
- Bố trí cán bộ
làm công tác pháp chế phù hợp với điều kiện của Sở nhằm đảm bảo hoạt động quản lý nhà nước bằng pháp luật tại
cơ sở.
Trên đây là Báo cáo công tác thi hành
pháp luật của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, kính gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp./.
Nơi nhận:
- Như
trên;
- Bộ trưởng;
- Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Sở VHTTDL các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Lưu: VT, PC, NO(250).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Huỳnh Vĩnh Ái
|