BỘ CÔNG NGHIỆP-BỘ
TÀI CHÍNH
********
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
06/2001/TTLT/BCN-BTC
|
Hà Nội , ngày 23
tháng 8 năm 2001
|
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
CỦA BỘ CÔNG NGHIỆP - BỘ TÀI CHÍNH SỐ 06/2001/TTLT/BCN-BTC
NGÀY 23 THÁNG 8 NĂM 2001 HƯỚNG DẪN GIAO NHẬN VÀ HOÀN TRẢ VỐN LƯỚI ĐIỆN TRUNG ÁP
NÔNG THÔN
Thực hiện Quyết định số
22/1999/QĐ-TTg ngày 13 tháng 2 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
đề án điện nông thôn và Văn bản số 2995/VPCP-KTTH ngày 4 tháng 7 năm 2001 của
Văn phòng Chính phủ về việc xử lý vốn đầu tư xây dựng mạng điện trung áp nông
thôn. Bộ Công nghiệp - Bộ Tài chính hướng dẫn việc giao nhận, xác định giá trị
tài sản và hoàn trả vốn lưới điện trung áp nông thôn và miền núi (sau đây viết
tắt là lưới điện trung áp nông thôn-LĐTANT), như sau:
I. PHẠM VI
TRÁCH NHIỆM GIAO NHẬN TÀI SẢN LƯỚI ĐIỆN TRUNG ÁP NÔNG THÔN
1. Phạm vi giao nhận
a) Lưới điện trung áp nông thôn
bao gồm các đường dây trung áp có điện áp 6 - 35KV và các trạm biến áp 6 -
35/0,4KV cấp điện cho các thôn xã, thuộc tài sản của địa phương do các tổ chức
quản lý điện nông thôn đang quản lý, được chuyển giao cho Tổng Công ty điện lực
Việt Nam (sau đây viết tắt là TCTĐLVN) quản lý, trên cơ sở thỏa thuận giữa
TCTĐLVN với các địa phương.
b) Lưới điện hạ áp 0,4KV từ xuất
tuyến trạm biến áp đến hộ sử dụng điện không thuộc phạm vi bàn giao theo hướng
dẫn của Thông tư này.
2. Trách nhiệm bên giao và bên
nhận
a) Bên giao: là đại diện chủ sở
hữu tài sản lưới điện trung áp nông thôn (Uỷ ban nhân dân xã, Hợp tác xã, Công
ty, Xí nghiệp Điện nước
). Trường hợp không xác định được chủ sở hữu lưới điện
trung áp nông thôn, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương (sau đây viết tắt UBND tỉnh) chỉ định tổ chức phù hợp làm đại diện Bên
giao.
Bên giao có trách nhiệm chuẩn bị
đầy đủ hồ sơ chứng từ theo quy định tại khoản 1 mục 2 Thông tư này; chủ trì thực
hiện kiểm kê, đánh giá giá trị tài sản còn lại của lưới điện trung áp nông
thôn; xác định danh mục và cơ cấu các nguồn vốn đầu tư lưới điện trung áp nông
thôn; bàn giao và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp nhận của Bên nhận;
Thông báo công khai cho dân biết các phần vốn vay và vốn huy động của dân, vốn
đầu tư của Hợp tác xã (HTX) đã được chấp nhận hoàn trả và thực hiện nhanh chóng
việc trả tiền theo quy định của UBND tỉnh.
b) Bên nhận: là Công ty Điện lực
trực thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam hoặc Điện lực tỉnh được Công ty Điện
lực ủy quyền.
Bên nhận có trách nhiệm tiếp nhận
đầy đủ hồ sơ của tài sản lưới điện trung áp theo quy định: Tham gia với Bên
giao thực hiện kiểm kê và xác định giá trị còn lại và cơ cấu nguồn vốn đầu tư;
hạch toán tăng và quản lý tài sản theo đúng quy định của Bộ Tài chính: tổ chức
quản lý vận hành, cải tạo lưới điện trung áp, lập kế hoạch thực hiện việc hoàn
trả vốn theo quy định tại mục III của Thông tư này.
II. HỒ SƠ
GIAO NHẬN VÀ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TÀI SẢN LƯỚI ĐIỆN TRUNG ÁP NÔNG THÔN TRONG GIAO
NHẬN
1. Hồ sơ giao nhận
Hồ sơ giao nhận LĐTANT gồm có hồ
sơ gốc theo quy định hoặc hồ sơ thay cho hồ sơ gốc và hồ sơ được lập tại thời
điểm giao nhận, cụ thể như sau:
a) Hồ sơ gốc theo quy định, bao
gồm:
- Quyết định đầu tư, thiết kế kỹ
thuật và dự toán được duyệt, biên bản nghiệm thu công trình;
- Văn bản thỏa thuận tuyến, văn
bản cấp đất;
- Các chứng từ sổ sách tài chính
kế toán liên quan việc xác định nguyên giá và giá trị còn lại của tài sản lưới
điện trung áp, cơ cấu nguồn vốn đầu tư, báo cáo quyết toán được duyệt.
- Khế ước vay (hợp đồng vay)
Ngân hàng, các tổ chức kinh tế khác (kể cả vay của các đơn vị thi công) và biên
bản đối chiếu công nợ có xác nhận nợ của Ngân hàng hoặc bên cho vay về hồ sơ
thanh quyết toán có xác nhận số đã trả và còn dư nợ đến thời điểm bàn giao công
trình;
- Giấy nợ đã vay của dân trên cơ
sở các văn bản cam kết vay phải trả của Bên giao tại thời điểm xây dựng công
trình: Nghị quyết của Hội đồng nhân xã hoặc UBND xã hoặc Nghị quyết của Đại hội
xã viên HTX; các chứng từ sổ sách phản ánh số nợ đã trả và số nợ chưa trả đến
thời điểm bàn giao công trình và các tài liệu liên quan khác (nếu có);
- Các chứng từ thể hiện vốn huy
động của dân, vốn của HTX tại thời điểm xây dựng công trình như phiếu thu, danh
sách hoặc sổ ghi chép.
b) Hồ sơ thay hồ sơ gốc trong
trường hợp không đủ hồ sơ theo quy định
Bên giao phải phối hợp với Bên
nhận để thực hiện những công việc sau:
- Lập biên bản đánh giá thực trạng
về chất lượng, xác định giá trị còn lại của tài sản LĐTANT theo quy định tại
khoản II mục 2 Thông tư này.
- Lập hồ sơ hành lang tuyến đường
dây và mặt bằng trạm biến áp, có xác nhận của UBND tỉnh về cấp đất.
Đối với các công trình LĐTANT
chưa được cấp có thẩm quyền cấp đất xây dựng, UBND tỉnh chỉ đạo các Ban, Ngành
chức năng có liên quan của địa phương lập, trình và duyệt hồ sơ cấp đất theo
đúng chế độ hiện hành để giao cho Bên nhận. Trường hợp đến thời điểm bàn giao
còn chưa có đầy đủ các hồ sơ cấp đất, hai bên giao - nhận phải lập hiện trạng
hành lang tuyến đường dây và mặt bằng trạm biến áp theo quy định tại Nghị định
số 54/1999/NĐ-CP ngày 8 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ về bảo vệ an toàn lưới
điện cao áp. Hồ sơ này được trình UBND tỉnh xác nhận, làm cơ sở pháp lý để cấp
đất sau này. Bên giao bàn giao cho Bên nhận và Bên giao có trách nhiệm giải quyết
những phát sinh cho đến thời điểm có quyết định về hồ sơ cấp đất được phê duyệt
giao cho Bên nhận.
Đối với các địa phương từ trước
đến nay không làm thủ tục cấp đất cho LĐTANT như quy định nêu trên, Bên giao phải
lập thủ tục xin phép hành lang tuyến đường dây và trạm biến áp, trình UBND tỉnh
phê duyệt thay cho thủ tục cấp đất.
- Lập hồ sơ xác định cơ cấu các
nguồn vốn đã đầu tư LĐTANT theo quy định tại khoản 3 mục II Thông tư này.
c) Hồ sơ được lập tại thời điểm
giao nhận
- Sơ đồ mặt bằng thực trạng lưới
điện trung áp.
- Sơ đồ đấu nối (một sợi) thực
trạng lưới điện trung áp
- Bảng kiểm kê số lượng, chủng
loại, chất lượng của thiết bị, vật tư đường dây trung áp và trạm biến áp.
- Biên bản giao nhận LĐTANT theo
mẫu quy định tại Thông tư này (phụ lục 1a).
- Biên bản xác định giá trị còn
lại của tài sản LĐTANT bàn giao được Hội đồng định giá tài sản lưới điện trung
áp nông thôn (sau đây viết tắt là Hội đồng ĐGTS) thẩm tra theo mẫu quy định tại
Thông tư này (phụ lục 1b và phụ lục 2).
2. Phương pháp xác định giá trị
còn lại của tài sản bàn giao
Căn cứ vào tình hình thực tế về
quản lý tài sản cố định (TSCĐ) của Bên giao, giá trị còn lại của tài sản lưới
điện trung áp bàn giao được xác định theo một trong hai phương pháp sau:
a) Phương pháp đánh giá theo sổ
kế toán: áp dụng đối với những tài sản đang được quản lý theo chế độ quản lý sử
dụng và trích khấu hao TSCĐ quy định tại Quyết định số 1062 TC/QĐ/TSCĐ ngày 14
tháng 11 năm 1996 (nay là Quyết định 166/1999/QĐ-BTC ngày 30 tháng 12 năm 1999)
của Bộ trưởng Bộ Tài chính và hạch toán theo chế độ kế toán áp dụng cho doanh
nghiệp ban hành theo Quyết định số 1141 TC/CĐKT ngày 1 tháng 11 năm 1995 của Bộ
Tài chính, hoặc chế độ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ban hành
tại Quyết định số 1177 TC/QĐ/CĐKT ngày 23 tháng 12 năm 1996.
Giá
trị còn lại của TSCĐ
|
=
|
Nguyên
giá TSCĐ trên sổ kế toán
|
-
|
Giá
trị hao mòn TSCĐ trên sổ kế toán
|
b) Phương pháp đánh giá theo giá
trị thực tế: áp dụng đối với những tài sản không được quản lý theo chế độ quản
lý TSCĐ của Bộ Tài chính. Giá trị còn lại của tài sản bàn giao được xác định
như sau:
Giá
trị còn lại của TSCĐ
|
=
|
Số
lượng thực tế của TSCĐ
|
x
|
Đơn
giá của từng TSCĐ
|
x
|
Chất
lượng còn lại của từng TSCĐ (%)
|
Trong đó:
- Số lượng thực tế của TSCĐ được
xác định trên cơ sở số liệu kiểm kê thực tế của LĐTANT bàn giao;
- Đơn giá của từng TSCĐ làm cơ sở
xác định giá trị còn lại của tài sản LĐTANT được tính theo quy định tại Quyết định
số 84/1999/QĐ-BCN ngày 16/11/1999 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp;
- Chất lượng còn lại của từng
TSCĐ (%) được tính bằng nguyên giá TSCĐ (100%) trừ đi hao mòn của TSCĐ (%). Hao
mòn TSCĐ (%) được tính bằng số năm đã sử dụng nhân với tỷ lệ hao mòn là
10%/năm.
Trường hợp tài sản LĐTANT đã hết
thời gian khấu hao mà vẫn còn đang sử dụng, hai bên giao - nhận căn cứ hiện trạng
số lượng, chất lượng của từng hạng mục, tính đồng bộ, mức độ lạc hậu kỹ thuật
để cùng tiến hành đánh giá tỷ lệ giá trị còn lại (%) của toàn bộ công trình,
làm căn cứ thanh toán.
3. Xác định cơ cấu các nguồn vốn
xây dựng công trình
a) Căn cứ vào sổ kế toán, chứng
từ gốc có liên quan của công trình để xác định tổng vốn đầu tư và phân theo từng
nguồn vốn làm cơ sở xử lý vốn quy định tại mục III Thông tư này, như sau:
- Vốn ngân sách (Trung ương, địa
phương), vốn ngành Điện, vốn phụ thu tiền điện, vốn từ nguồn thuế nông nghiệp
được miễn để đầu tư xây dựng công trình điện và phần vốn không xác minh được
nguồn;
- Vốn của HTX, vốn huy động của
dân;
- Số dư còn nợ Ngân hàng và các
đơn vị khác (kể cả vay còn nợ của các đơn vị thi công), trên cơ sở khế ước vay
(hợp đồng vay) tại thời điểm xây dựng công trình và có xác nhận của Ngân hàng
hoặc bên cho vay, vốn vay của dân trên cơ sở văn bản cam kết (Nghị quyết) vay
phải trả của HĐND xã hoặc UBND xã hoặc Hợp tác xã
, biên bản đối chiếu công nợ
đến thời điểm bàn giao.
b) Đối với công trình đầu tư
chung, bao gồm: đường dây trung áp, trạm biến áp, đường dây hạ áp, trạm bơm
,
trong đó LĐTANT chỉ là một hạng mục của công trình, thì việc xác định cơ cấu
nguồn vốn đầu tư LĐTANT được tính tương ứng theo tỷ trọng cơ cấu nguồn vốn đầu
tư chung của cả công trình.
c) Sau khi xác định giá trị của
công trình và xác định các nguồn vốn đầu tư của công trình phải liệt kê vào bảng
tổng hợp theo mẫu quy định phụ lục 1b và phụ lục 2 kèm theo Thông tư này.
4. Hội đồng định giá tài sản lưới
điện trung áp nông thôn.
a) Hội đồng định giá tài sản lưới
điện trung áp nông thôn tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thành lập, trong
đó: lãnh đạo Sở Tài chính - Vật giá làm Chủ tịch; lãnh đạo Công ty Điện lực hoặc
Điện lực tỉnh được Công ty uỷ quyền là uỷ viên thường trực; Đại diện Sở Công
nghiệp, cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp địa phương, Sở Kế hoạch và Đầu
tư, Sở Xây dựng, Sở Địa chính và Đại diện chủ tài sản bàn giao là uỷ viên.
Ngoài các uỷ viên chính thức, căn cứ vào tình hình cụ thể của từng địa phương,
Chủ tịch Hội đồng được mời thêm các tổ chức, chuyên gia kỹ thuật, kinh tế, tài
chính kế toán cần thiết cho việc đánh giá chất lượng và xác định giá trị còn lại
của LĐTANT.
b) Hội đồng định giá tài sản lưới
điện trung áp nông thôn có nhiệm vụ:
- Tổ chức thẩm định giá trị còn
lại của lưới điện trung áp. Kết quả thẩm định phải được lập biên bản có đầy đủ
chữ ký của các ủy viên chính thức. Hội đồng ĐGTS chịu trách nhiệm về tính pháp
lý của hồ sơ giao nhận tài sản giữa hai bên giao và nhận, xác định cơ cấu các
nguồn vốn đầu tư quy định tại khoản 3 mục II trình UBND tỉnh phê duyệt để làm
căn cứ hoàn trả và Bộ Tài chính ra quyết định tăng vốn cho Tổng Công ty Điện lực
Việt Nam.
- Tổng hợp, báo cáo hàng tháng về
tình hình thực hiện giao nhận và hoàn trả vốn lưới điện trung áp nông thôn ở địa
phương với UBND tỉnh và Tổng Công ty Điện lực Việt Nam.
5. Chi phí cho hoạt động giao nhận
tài sản lưới điện trung áp nông thôn
Chi phí dùng để phục vụ hoạt động
của Hội đồng ĐGTS lưới điện trung áp nông thôn liên quan đến công tác bàn giao do
cơ qua Tài chính địa phương trình UBND tỉnh duyệt mức chi. Trên cơ sở mức chi
phí được UBND tỉnh duyệt, các cơ quan phải chịu chi phí cho người của cơ quan,
đơn vị mình cử đi tham gia công tác này. Các chi phí in ấn tài liệu, hội họp do
bên nhận công trình LĐTANT chịu.
III. HOÀN TRẢ
VỐN VÀ NGUỒN VỐN HOÀN TRẢ TRONG GIAO NHẬN LƯỚI ĐIỆN TRUNG ÁP NÔNG THÔN
1. Nguyên tắc xử lý và hoàn trả
vốn
Phần giá trị của công trình lưới
điện trung áp nông thôn bàn giao đã được Hội đồng ĐGTS thẩm định và xác nhận từng
nguồn vốn hoàn trả, được thực hiện như sau:
a) Đối với các nguồn vốn: Ngân
sách Trung ương và vốn TCTĐLVN, ngân sách địa phương, vốn từ nguồn phụ thu tiền
điện, vốn từ nguồn thuế nông nghiệp được miễn để đầu tư xây dựng công trình điện
và phần vốn không xác minh được nguồn thì thực hiện tăng vốn Ngân sách cho
TCTĐLVN theo giá trị còn lại của tài sản.
b) Đối với nguồn vốn vay của
dân, vay của ngân hàng hoặc vay của tổ chức kinh tế khác (kể cả vay của đơn vị
thi công) có cam kết trả, để làm căn cứ hoàn trả vốn vay, bên giao tập hợp hồ
sơ vay, chứng từ vay theo đúng hướng dẫn tại điểm a khoản 1 mục II, thông qua Hội
đồng ĐGTS thẩm tra để trình UBND tỉnh phê duyệt.
Để chấp hành nghiêm túc Pháp lệnh
Kế toán - Thống kê của Nhà nước, hồ sơ để hoàn trả vốn vay tuyệt đối không được
lập lại, sửa chữa, tẩy xoá các chứng từ hồ sơ vay nợ.
Bên nhận thực hiện việc tăng giá
trị tài sản (theo giá trị còn lại) và hoàn trả toàn bộ số vay còn nợ cho các chủ
nợ (không bao gồm số nợ mà địa phương đã trả).
c) Đối với vốn của HTX, vốn huy
động của dân được hoàn trả theo giá trị còn lại của phần vốn này trong tổng giá
trị còn lại của công trình và được xác định như sau:
- Trường hợp còn đầy đủ hồ sơ chứng
từ gốc
Căn cứ vào giá trị và cơ cấu nguồn
vốn đầu tư ban đầu để xác định tỷ lệ tương ứng vốn của HTX, vốn huy động của
dân trong tổng giá trị còn lại của công trình.
- Trường hợp không còn hoặc
không đủ hồ sơ chứng từ gốc
Chủ sở hữu công trình LĐTANT lập
bảng kê khai các nguồn vốn đã đầu tư công trình tại thời điểm xây dựng. Đối với
các nguồn vốn của HTX, vốn huy động của dân (số hộ hoặc số dân huy động và mức
huy động của mỗi hộ hoặc người dân tham gia) phải được Hội đồng nhân dân xã xác
nhận. Bảng kê khai làm cơ sở để xác định tỷ lệ vốn đầu tư của HTX, vốn huy động
của dân được trình Hội đồng ĐGTS tỉnh thẩm định. Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt
và chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự chính xác của bản kê khai. Cách xác định
phần vốn của HTX, vốn huy động của dân được hoàn trả như trường hợp còn đủ hồ
sơ chứng từ gốc nêu trên.
- Đối với các công trình đã bàn
giao và hoàn tất thủ tục giao nhận (theo Thông tư 04/1999/TTLT/BCN-BTC ngày 27
tháng 8 năm 1999 của Liên Bộ Công nghiệp - Tài chính) trước ngày ban hành Thông
tư này, không phải lập lại hồ sơ mà hai bên giao - nhận căn cứ vào giá trị còn
lại của LĐTANT đã được Hội đồng ĐGTS tỉnh thẩm định và UBND tỉnh phê duyệt, tiến
hành xác định cơ cấu nguồn vốn đầu tư công trình, giá trị hoàn trả vốn của HTX
và vốn huy động của dân, trình Hội đồng ĐGTS tỉnh thẩm định và UBND tỉnh phê
duyệt.
- Đối với công trình đang và sẽ
triển khai giao nhận, trong quá trình lập hồ sơ và xác định giá trị còn lại của
tài sản LĐTANT, hai bên giao - nhận đồng thời làm rõ giá trị còn lại của phần vốn
của HTX và vốn huy động của dân trình Hội đồng ĐGTS tỉnh thẩm định và UBND tỉnh
phê duyệt để làm căn cứ hoàn trả.
d) Thời điểm để xác định các
công trình nhận bàn giao và hoàn trả được thực hiện trên cơ sở thời điểm có hiệu
lực thi hành của Quyết định số 22/1999/QĐ-TTg ngày 13 tháng 02 năm 1999 của Thủ
tướng Chính phủ "phê duyệt đề án điện nông thôn". Cụ thể là các công
trình đã được đầu tư kể từ ngày 28 tháng 02 năm 1999 trở về trước. Trường hợp
các công trình đầu tư đến ngày 28 tháng 2 năm 1999 còn dở dang thì bên giao tiếp
tục hoàn thiện để bàn giao cho bên nhận.
Sau ngày 28 tháng 2 năm 1999, địa
phương nào có khả năng ứng vốn trước để đầu tư LĐTANT theo mục tiêu của địa
phương, cần thoả thuận bằng văn bản với TCTĐLVN trước khi có quyết định đầu tư,
nhằm thực hiện tốt việc bàn giao tiếp nhận quản lý vận hành và hoàn trả vốn sau
này.
2. Nguồn vốn hoàn trả.
a) Nguồn vốn để hoàn trả phần vốn
vay (quy định tại điểm b khoản 1 mục III Thông tư này) được lấy từ nguồn:
- Khấu hao cơ bản (KHCB) trích
hàng năm của toàn bộ tài sản nhận bàn giao lưới điện trung áp nông thôn.
- Trường hợp nguồn trích KHCB
hàng năm nói trên không đủ để hoàn trả phần vốn vay của lưới điện trung áp nông
thôn, thì cho phép TCTĐLVN trích tăng tỷ lệ khấu hao so với chế độ của tài sản
này, đủ để trả nợ trong 2 năm. Hàng năm TCTĐLVN đăng ký phần trích khấu hao
tăng với Bộ Tài chính để thực hiện.
b) Nguồn vốn để hoàn trả phần vốn
của HTX, vốn huy động của dân (quy định tại điểm c khoản 1 mục I Thông tư này)
được cân đối từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước và nguồn vốn khấu hao cơ bản hàng
năm của TCTĐLVN như quy định tại điểm a của khoản này.
3. Phương thức hoàn trả và cơ chế
sử dụng nguồn vốn hoàn trả
a) Phương thức hoàn trả
Căn cứ vào quyết định đã được
UBND tỉnh duyệt, phương thức hoàn trả của từng nguồn vốn thực hiện như sau:
- Để hoàn trả cho các đối tượng
thuộc nguồn vốn vay (điểm b khoản 1 mục III), TCTĐLVN ủy quyền cho các Công ty
Điện lực trả trực tiếp cho UBND tỉnh qua Sở Tài chính - Vật giá để trả cho các
đối tượng vay. Trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định
của UBND tỉnh, Bên nhận phải chuyển tiền hoàn trả vốn vay còn nợ cho Sở Tài
chính - Vật giá địa phương để trả Bên giao.
- Để hoàn trả cho các đối tượng
thuộc nguồn vốn HTX, vốn huy động của dân (điểm c khoản 1 mục III), Bộ Tài
chính chuyển phần nguồn vốn ngân sách Nhà nước cho TCTĐLVN và cùng với nguồn vốn
của Tổng Công ty để hoàn trả theo giá trị đã được UBND các tỉnh phê duyệt.
Tổng Công ty Điện lực Việt Nam ủy
quyền cho các Công ty Điện lực trả trực tiếp cho UBND tỉnh qua Sở Tài chính - Vật
giá để trả đến HTX, UBND xã và hộ dân. Hàng năm TCTĐLVN quyết toán các nguồn vốn
hoàn trả với Bộ Tài chính.
b) Cơ chế sử dụng nguồn vốn hoàn
trả:
- Phần vốn đầu tư của HTX được
trả cho HTX hoặc UBND xã (nếu HTX đã giải thể) để sử dụng vào đầu tư các công
trình cơ sở hạ tầng của HTX hoặc xã, trong đó ưu tiên trước hết cho việc đầu tư
mở rộng, cải tạo nâng cấp lưới điện hạ áp để đảm bảo chất lượng và an toàn điện,
thực hiện giảm tổn thất điện năng và giảm giá bán điện đến hộ dân.
Phương án sử dụng cụ thể phải được
bàn bạc dân chủ công khai với dân và do hội nghị xã viên hoặc Hội đồng nhân dân
xã quyết định. Không được sử dụng nguồn vốn này cho mục đính khác. Việc đầu tư
thực hiện theo trình tự, thủ tục quản lý đầu tư và xây dựng của Nhà nước.
- Phần vốn huy động của dân,
UBND xã có trách nhiệm hoàn trả trực tiếp đến hộ dân, theo danh sách huy động cụ
thể của từng hộ dân.
IV. TỔ CHỨC
GIAO NHẬN QUẢN LÝ VÀ HOÀN TRẢ VỐN LƯỚI ĐIỆN TRUNG ÁP NÔNG THÔN
1. Việc giao nhận lưới điện
trung áp nông thôn, bao gồm hai giai đoạn giao - nhận quản lý vận hành và hoàn
trả vốn.
- Giai đoạn giao - nhận quản lý
vận hành: Bên nhận tiếp nhận quản lý vận hành, khi có quyết định bàn giao của
UBND tỉnh hoàn thành việc giao nhận và thực hiện tăng giảm tài sản giữa hai
bên.
- Giai đoạn hoàn trả vốn: Việc
hoàn trả vốn theo quy định tại khoản 3 mục III nêu trên và tổ chức trả xong cho
dân, HTX, UBND xã và bên cho vay hoàn thành đến hết năm 2002.
2. Trình tự tiến hành giao nhận
và hoàn trả vốn.
a) Các Công ty Điện lực lập kế
hoạch tiếp nhận LĐTANT trình TCTĐLVN phê duyệt, sau khi được sự thoả thuận của
UBND tỉnh.
b) Bên giao tập hợp các hồ sơ
quy định tại khoản 1 mục II Thông tư này.
c) Hai bên giao và nhận cùng tiến
hành kiểm kê số lượng, đánh giá chất lượng còn lại của từng tài sản công trình
điện, xem xét hồ sơ gốc, lập biên bản bàn giao tài sản công trình điện trình Hội
đồng ĐGTS tỉnh.
d) Trên cơ sở biên bản bàn giao
và đánh giá tài sản, Hội đồng ĐGTS tỉnh thẩm tra và xác định chính thức giá trị
tài sản còn lại được bàn giao, xác định cơ cấu các nguồn vốn đầu tư và giá trị
số vốn vay còn nợ, vốn của HTX và vốn huy đồng của dân được hoàn trả và trình
UBND tỉnh phê duyệt.
đ) Căn cứ vào quyết định của
UBND tỉnh phê duyệt, hàng tháng Hội đồng ĐGTS tính tổng hợp từng nguồn vốn hoàn
trả báo cáo UBND tỉnh và TCTĐLVN. Đồng thời bên giao - bên nhận hạch toán tăng
giảm vốn tương ứng. Định kỳ hàng tháng TCTĐLVN báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Công
nghiệp về việc bàn giao tài sản và tăng giảm vốn trong tháng theo quy định.
3. Những vấn đề không thống nhất
giữa bên giao và bên nhận do Hội đồng ĐGTS tỉnh xem xét giải quyết. Trường hợp
còn vướng mắc và không thống nhất thì UBND tỉnh và TCTĐLVN sẽ xem xét quyết định,
nếu vẫn còn vướng mắc thì UBND tỉnh và TCTĐLVN báo cáo Liên Bộ Công nghiệp - Bộ
Tài chính xem xét và quyết định cuối cùng.
V. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương phân công một đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức
năng của tỉnh, thành phố và Hội đồng ĐGTS tỉnh thực hiện việc giao nhận lưới điện
trung áp nông thôn.
2. Tổng Công ty Điện lực Việt
Nam chỉ đạo các Công ty Điện lực và Điện lực các tỉnh tạo điều kiện thuận lợi
cho Hội đồng ĐGTS tỉnh thực hiện nhiệm vụ, tổ chức tiếp nhận và quản lý lưới điện
trung áp nông thôn.
3. Thông tư này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày ký và thay thế các văn bản: Thông tư 04/1999/TTLT/BCN-BTC ngày
27/8/1999 của Liên Bộ Công nghiệp - Tài chính, văn bản số 2299/TC-TCDN ngày 7
tháng 6 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và văn bản 1465/CV-TCKT ngày 18
tháng 4 năm 2001 của Bộ Công nghiệp. Trong quá trình thực hiện những vướng mắc
nảy sinh cần được báo cáo về Bộ Công nghiệp, Bộ Tài chính để kịp thời giải quyết.
Đặng
Vũ Chư
(Đã
ký)
|
Nguyễn
Sinh Hùng
(Đã
ký)
|