BỘ
TÀI CHÍNH
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
96/2000/TT-BTC
|
Hà
Nội, ngày 28 tháng 9 năm 2000
|
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 96/2000/TT-BTC NGÀY 28 THÁNG 9 NĂM 2000
HƯỚNG DẪN VIỆC QUẢN LÝ, THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ VÀ VỐN SỰ NGHIỆP CÓ TÍNH CHẤT ĐÁU
TƯ VÀ XÂY DỰNG THUỘC NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước
ban hành ngày 20/3/1996 và Nghị định số 87/CP ngày 19/12/1996 của Chính phủ quy
định chi tiết việc phân cấp quản lý, lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà
nước;
Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ về việc ban
hành Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày
05/5/2000 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế Quản
lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày
8/7/1999 của Chính phủ;
Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp
có tính chất đầu tư và xây dựng thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước như sau:
Phần 1:
QUY ĐỊNH CHUNG
1. Vốn ngân sách nhà nước (bao gồm
vốn trong nước của các cấp ngân sách nhà nước, vốn vay nợ nước ngoài của Chính
phủ và vốn viện trợ của nước ngoài cho Chính phủ, các cấp chính quyền và các cơ
quan nhà nước) chỉ thanh toán cho các dự án đầu tư thuộc đối tưởng được sử dụng
vốn ngân sách nhà nước (NSNN) theo quy định của Luật NSNN và Quy chế Quản lý đầu
tư và xây dựng.
2. Các dự án đầu tư sử dụng vốn
NSNN phải có đủ thủ tục đầu tư và xây dựng, được bố trí vào kế hoạch đầu tư
hàng năm của Nhà nước và có đủ điều kiện được thanh toán vốn theo Quy chế Quản
lý đầu tư và xây dựng và quy định tại Thông tư này.
3. Cơ quan Tài chính các cấp thực
hiện công tác quản lý vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng
thuộc nguồn vốn NSNN và các dự án đầu tư sử dụng các nguồn vốn khác của Nhà nước.
Cơ quan Kho bạc nhà nước có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các khâu
trong quá trình thanh toán, đảm bảo thanh toán vốn kịp thời, đầy đủ, đúng chế độ
cho các dự án đã có đủ điều kiện thanh toán vốn; nếu phát hiện chủ đầu tư sử dụng
vốn sai mục đích, sai chế độ gây lãng phí thất thoát tiền vốn của Nhà nước phải
có biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời.
4. Thông tư này áp dụng cho các
dự án đầu tư từ nguồn vốn NSNN và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng
thuộc quản lý của các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, các Tổng Công ty
nhà nước (sau đây gọi chung là Bộ), các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
(sau đây gọi chung là tỉnh) và các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
(sau đây gọi chung là huyện).
Việc quản lý, kiểm soát, thanh
toán vốn đầu tư thuộc ngân sách xã; quản ]ý, kiểm soát, thanh toán vốn NSNN cho
các dự án quy hoạch, các dự án đầu tư của cơ quan đại diện Việt Nam tại nước
ngoài, dự án có yêu cầu cơ mật thuộc an ninh, quốc phòng, dự án mua sở hữu bản
quyền được quy định theo các văn bản riêng.
Phần 2:
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I. ĐỐI TƯỢNG
CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ SỬ DỤNG VỐN NSNN VÀ VỐN SỰ NGHIỆP CÓ TÍNH CHẤT ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG
1. Các dự án kết cấu hạ tầng
kinh tế-xã hội không có khả năng thu hồi vốn thuộc các lĩnh vực:
- Giao thông, thuỷ lợi, giáo dục
đào tạo, y tế,
- Trồng rừng đầu nguồn, rừng
phòng hộ, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên;
- Các trạm, trại thú y, động, thực
vật, nghiên cứu giống mới và cải tạo giống;
- Xây dựng công trình văn hoá,
xã hội, thể dục - thể thao, phúc lợi công cộng;
- Quản lý nhà nước, khoa học - kỹ
thuật;
- Bảo vệ môi trường sinh thái
khu vực, vùng lãnh thổ.
2. Các dự án quốc phòng, an ninh
không có khả năng thu hồi vốn.
3. Hỗ trợ các dự án của các
doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước theo
quy định của pháp luật.
4. Các dự án được bố trí bằng vốn
chi sự nghiệp trong dự toán NSNN để sửa chữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp các cơ
sở vật chất hiện có, có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên, nhằm phục hồi hoặc
tăng giá trị tài sản cố định (bao gồm cả việc xây dựng mới các hạng mục công
trình trong các cơ sở đã có của các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp).
Không được bố trí vốn sự nghiệp
cho các dự án đầu lư xây dựng mới, trừ các trường hợp có quyết định của Thủ tướng
Chính phủ.
5. Các dự án đầu tư khác theo
quyết định của Chính phủ.
II. LẬP VÀ
THÔNG BÁO KỀ HOẠCH VỐN ĐẦU TƯ, VỐN SỰ NGHIỆP CÓ TÍNH CHẤT ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG
1. Kế hoạch năm:
1.1- Trong thời gian lập dự toán
NSNN hàng năm, căn cứ vào tiến dộ thực hiện dự án và số kiểm tra được thông
báo, chủ đầu tư lập kế hoạch vốn đáu lư của dự án gửi cơ quan quản lý cấp trên
để tổng hợp vào dự toán NSNN theo quy định của Luật NSNN.
Căn cứ vào nhu cầu sửa chữa, cải
tạo, mở rộng, nâng cấp các cơ sở vật chất hiện có của cơ quan, đơn vị, chủ đầu
tư lập kế hoạch chi đáu tư bằng nguồn vốn sự nghiệp, tổng hợp trong dự toán
NSNN, gửi cơ quan cấp trên theo quy định của Luật NSNN.
1.2- Các Bộ và UBND các tỉnh tổng
hợp, lập kế hoạch vốn đầu tư gửi Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu lư.
1.3- Trên cơ sở kế hoạch phái
triển kinh tế-xã hội, các cân đối chủ yếu của nền kinh tế, Bộ Tài chính phối hợp
với Bộ Kế hoạch và Đầu tư phân bổ kế hoạch vốn đầu tư cho từng Bộ, UBND tỉnh và
các dự án quan trọng của Nhà nước.
Sở Tài chính-vật giá tham gia với
Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cho UBND tỉnh về chủ trương đầu tư phát triển
trong từng thời kỳ và trong từng năm kế hoạch, phân bổ vốn đầu tư cho từng dự
án do tỉnh quản lý.
Phòng Tài chính huyện tham gia với
các cơ quan chức năng của huyện tham mưu cho UBND huyện về chủ trương đầu tư
phát triển trong từng thời kỳ và trong từng năm kế hoạch, phân bổ vốn đầu tư
cho từng dự án do huyện quản lý.
1.4- Sau khi được Chính phủ giao
ngân sách, các Bộ và UBND các tỉnh phân bổ vốn đầu tư cho từng dự án thuộc phạm
vi quản lý, đảm bảo khớp đúng với chỉ tiêu được giao về tổng mức đầu tư; cơ cấu
vốn trong nước, vốn ngoài nước; cơ cấu ngành kinh tế; mức vốn các dự án quan trọng
của Nhà nước và đúng với chỉ đạo của Chính phủ về điều hành kế hoạch phát triển
kinh tế-xã hội và dự toán NSNN hàng năm.
1.5- Sau khi đã phân bổ vốn đầu
tư cho từng dự án, các Bộ và UBND các tỉnh gửi kế hoạch vốn đầu tư cho Bộ Tài
chính để kiểm tra về các mặt sau đây:
- Việc đảm bảo các điều kiện của
dự án được bố trí kế hoạch vốn đầu tư theo quy định tại điểm 1 khoản III phần
II Thông tư này.
- Sự khớp đúng với chỉ tiêu do
Chính phủ giao về tổng mức đầu tư, cơ cấu vốn trong nước, vốn ngoài nước, cơ cấu
ngành kinh tế, mức vốn các dự án quan trọng của Nhà nước.
- Sự tuân thủ các nguyên tắc bố
trí kế hoạch; các dự án đầu tư phải có quyết định đầu tư từ thời điểm tháng 10
về trước của năm trước năm kế hoạch; các dự án nhóm B, nhóm C phải bố trí đủ vốn
để thực hiện dự án theo quy định của Chính phủ.
Sau khi kiểm tra, nếu kế hoạch
đã triển khai chưa đảm bảo các yêu cầu trên đây thì Bộ Tài chính có văn bản đề
nghị điều chỉnh lại. Trường hợp các Bộ và UBND các tỉnh không điều chỉnh lại hoặc
đã điều chỉnh nhưng vẫn không đúng quy định, Bộ Tài chính có văn bản báo cáo Thủ
tướng Chính phủ quyết định, đồng thời cơ quan Tài chính chưa chuyển vốn sang
Kho bạc nhà nước để thanh toán.
Sở Tài chính-vật giá (hoặc Phòng
Tài chính huyện) rà soát danh mục dự án được bố trí trong kế hoạch đầu tư XDCB
của địa phương theo các điếm quy định trên đây. Riêng đối với các dự án được đầu
tư bằng các nguồn vốn được để lại theo Nghị quyết của Quốc hội và Quyết định của
Chính phủ còn phải tuân thủ các quy định về đối tượng đầu tư và việc sử dụng từng
nguồn vốn đầu tư. Trường hợp kế hoạch đã triển khai chưa đảm bảo các quy định,
Sở Tài chính-vật giá (hoặc Phòng Tài chính huyện) phải có văn bản báo cáo UBND
tỉnh (hoặc huyện) xem xét, điều chỉnh lại và chưa chuyển tiền sang Kho bạc nhà
nước để thanh toán.
1.6- Trên cơ sở kế hoạch đã phân
bổ hoặc sau khi điều chỉnh đã phù hợp với các quy định:
- Các Bộ và UBND các tỉnh, huyện
giao chỉ tiêu kế hoạch cho các chủ đầu tư để thực hiện, đồng gửi cơ quan Kho bạc
nhà nước đồng cấp để theo dõi, làm căn cứ kiểm soát, thanh toán vốn.
- Đối với các dự án do các Bộ quản
lý, Bộ Tài chính thông báo kế hoạch thanh toán vốn đầu tư cho Kho bạc nhà nước
để làm căn cứ thanh toán vốn cho các dự án.
- Đối với các dự án do tỉnh quản
lý, Sở Tài chính-vật giá thông báo kế hoạch thanh toán vốn đầu tư cho Kho bạc
nhà nước tỉnh để làm căn cứ thanh toán vốn cho các dự án.
- Đối với các dự án do huyện quản
lý, Phòng Tài chính huyện thông báo kế hoạch thanh toán vốn đầu tư cho Kho bạc
nhà nước huyện để làm căn cứ thanh toán vốn cho các dự án.
2. Kế hoạch quý:
Nội dung kế hoạch vốn đầu tư, vốn
sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng hàng quý phải phản ánh được giá trị
khối lượng đã thực hiện của quý trước và luỹ kế từ đầu năm đến cuối quý trước;
vốn đã được tạm ứng, thu hồi tạm ứng và thanh toán của quý trước và luỹ kế từ đầu
năm đến cuối quý trước; dự kiến giá trị khối lương thực hiện trong quý; nhu cầu
vốn tạm ứng và vốn thanh toán trong quý.
2.1- Căn cứ vào kế hoạch vốn đầu
tư được giao và tiến độ thực hiện dự án, chủ đầu tư lập kế hoạch vốn đầu tư
hàng quý theo các nội dung trên đây gửi Kho bạc nhà nước nơi chủ đầu lư trực tiếp
giao dịch, đồng gửi Bộ hoặc UBND tỉnh vào ngày 10 của tháng cuối quý trước
(riêng quý I, chủ đầu tư gửi 5 ngày sau khi nhận được kế hoạch vốn đầu tư năm
do Bộ hoặc UBND tỉnh giao).
2.2- Căn cứ vào kế hoạch vốn đầu
tư năm và khả năng ngân sách, cơ quan Tài chính có trách nhiệm bố trí mức chi
hàng quý và thông báo cho Kho bạc nhà nước; căn cứ vào nhu cầu vốn thanh toán,
chuyển vốn kịp thời cho Kho bạc nhà nước để thanh toán cho các dự án.
2.3- Đối với các dự án do huyện
quản lý, chủ đầu tư lập kế hoạch cấp vốn quý gửi Phòng Tài chính huyện. Căn cứ
kế hoạch vốn cả năm và khả nàng ngân sách, Phòng Tài chính huyện phân bổ mức
chi quý cho từng dự án, thông báo cho chủ đầu tư, đồng gửi Kho bạc nhà nước huyện;
căn cứ vào nhu cầu vốn thanh toán, chuyển vốn kịp thời cho Kho bạc nhà nước để
thanh toán cho các dự án.
2.4- Đối với vốn sự nghiệp có
tính chất đầu tư và xây dựng, căn cứ vào dự toán NSNN năm được thông báo, chủ đầu
tư lập kế hoạch chi hàng quý gửi Kho bạc nhà nước nơi chủ đầu tư trực tiếp giao
dịch để làm căn cứ kiểm soát, thanh toán.
III. ĐIỀU KIỆN
ĐỀ ĐƯỢC THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ, VỐN SỰ NGHIỆP CÓ TÍNH CHẤT ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG
Các dự án đầu tư được thanh toán
vốn NSNN khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Có đủ thủ tục về đầu tư và
xây dựng, cụ thể theo các giai đoạn như sau:
1.1- Chuẩn bi đầu tư:
- Văn bản của cấp có thẩm quyền
cho phép tiến hành chuẩn bị đầu tư .
- Dự toán chi phí cho công tác
chuẩn bị đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1.2- Chuẩn bi thực hiện dự án:
- Báo cáo nghiên cứu khả thi (hoặc
báo cáo đầu tư) và quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền.
- Dự toán chi phí cho công tác
chuẩn bị thực hiện dự án được cấp thẩm quyền phê duyệt.
1.3- Thực hiện đầu tư.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi (hoặc
báo cáo đầu tư) và quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền.
- Thiết kế kỹ thuật và tổng dự
toán, quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán. Những dự án nhóm
A, B nếu chưa có thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán được duyệt, thì trong quyết
định đầu tư phải quy định mức vốn của từng hạng mục công trình và phải có thiết
kế và dự toán hạng mục công trình thi công trong năm được cấp có thẩm quyền phê
duyệt.
2. Được bố trí kế hoạch vốn đầu
tư theo quy định tại điểm 1 khoản II phần II Thông tư này.
3. Quyết định giao nhiệm vụ chủ
đầu tư, thành lập Ban Quản lý dự án (trường hợp phải thành lập Ban QLDA), bổ
nhiệm Trưởng ban, Kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán.
4. Đã tổ chức đấu thầu hoặc chỉ
định thầu tuyển chọn tư vấn, mua sắm thiết bị, xây lắp theo quy định của Quy chế
Đấu thầu.
5. Đủ điều kiện được thanh toán
vốn tạm ứng và thanh toán khối lượng hoàn thành theo quy định tại khoản IV và V
phần II Thông tư này.
6. Đối với nguồn vốn sự nghiệp
có tính chất đầu tư và xây dựng:
- Có báo cáo nghiên cứu khả thi
(hoặc báo cáo đầu tư) và quyết định đầu tư.
- Có văn bản phê duyệt kết quả đấu
thầu (đối với gói thầu tổ chức đấu thầu) hoặc quyết định phê duyệt thiết kế dự
toán (đối với gói thầu chỉ định thầu).
- Có hợp đồng giao việc hoặc hợp
đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và người nhận thầu.
- Được bố trí trong dự toán NSNN
năm.
7. Chủ đầu tư mở tài khoản tại
Kho bạc nhà nước nơi thuận tiện cho việc kiểm soát thanh toán và thuận tiện cho
giao dịch của chủ đầu tư.
IV. TẠM ỨNG
VÀ THU HỒI VỐN TẠM ỨNG
1. Đối tượng được tạm ứng vốn:
- Dự án đầu tư tổ chức đấu thầu
theo hợp đồng chìa khoá trao tay.
- Các gói thầu xây lắp tổ chức đấu
thầu.
- Mua sắm thiết bị (kể cả thiết
bị nhập khẩu và thiết bị mua trong nước).
- Các hợp đồng tư vấn.
- Công việc đền bù giải phóng mặl
bằng.
- Một số công việc thuộc chi phí
khác của dự án, như chi phí bộ máy quản lý dự án, thuế đất hoặc thuế chuyển quyền
sử dụng đất.
Các dự án đầu tư hoặc khối lượng
công việc thuộc dự án đầu tư ngoài đối tượng nêu trên chỉ được thanh toán vốn tạm
ứng khi Thủ tướng Chính phủ cho phép.
2. Điều kiện được tạm ứng vốn:
2.1- Đối với các dự án đầu tư thực
hiện đấu thầu theo hợp đồng chìa khoá trao tay (đấu thầu toàn bộ các công việc
thiết kế, cung cấp thiết bị, xây lắp được thực hiện thông qua một nhà thầu) và
các gói thầu xây lắp thực hiện đấu thầu:
- Có văn bản phê duyệt kết quả đấu
thầu của cấp có thẩm quyền.
- Có hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu
tư và nhà thầu.
- Có giấy bảo lãnh thực hiện hợp
đồng của nhà thầu.
2.2- Đối với mua sắm thiết bị (kể
cả thiết bị nhập khẩu và thiết bị trong nước).
- Có văn bản phê duyệt kết quả đấu
thầu của cấp có thẩm quyền (đối với phần thiết bị tổ chức đấu thầu) hoặc văn bản
chỉ định thầu (đối với phần thiết bị không tổ chức đấu thầu).
- Có hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu
tư và nhà thầu cung ứng, gia công chế tạo thiết bị. Riêng đối với thiết bị nhập
khẩu phải có văn bản phê duyệt hợp đồng của cấp có thẩm quyền theo quy định hiện
hành.
- Có giấy bảo lãnh thực hiện hợp
đồng của nhà thầu (đối với phần thiết bị tổ chức đấu thầu).
2.3- Đối với các công việc phải
thuê tư vấn:
- Có văn bản phê duyệt kết quả đấu
thầu của cấp có thẩm quyền (đối với công việc tổ chức đấu thầu) hoặc văn bản chỉ
định thầu (đối với công việc không tổ chức đấu thầu).
- Có hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu
tư và nhà thầu tư vấn.
2.4- Đối với một số công việc
thuộc chi phí khác của dự án:
- Công tác đền bù, giải phóng mặt
bằng phải có phương án đền bù và dự toán được duyệt.
- Các chi phí cấp đất, thuế đất
hoặc chuyển quyền sử dụng đất phải có thông báo của cơ quan chuyên môn yêu cầu
chủ đầu tư nộp tiền.
- Chi phí hoạt động của bộ máy
quản lý dự án phải có dự toán được duyệt.
3. Mức vốn tạm ứng:
3.1- Đối với các dự án đầu tư thực
hiện đấu thầu theo hợp đồng chìa khoá trao tay:
- Tạm ứng cho việc mua sắm thiết
bị căn cứ vào tiến độ thanh toán (như quy định tại tiết 3.3 dưới đây).
- Phần còn lại tạm ứng 15% giá
trị gói thầu, nhưng nhiều nhất không vượt kế hoạch vốn cả năm đã bố trí cho các
công việc này.
3.2- Đối với xây lắp:
- Các gói thầu có giá trị dưới
10 tỷ đồng, mức tạm ứng bằng 20% giá trị hợp đồng nhưng không vượt kế hoạch vốn
hàng năm của gói thầu.
- Các gói thầu có giá trị từ 10
tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng, mức tạm ứng bằng 15% giá trị hợp đồng nhưng không
vượt kế hoạch vốn hàng năm của gói thầu.
- Các gói thầu có giá trị từ 50
tỷ đồng trở lên, mức tạm ứng bằng 10% giá trị hợp đồng nhưng không vượt kế hoạch
vốn hàng năm của gói thầu.
Trường hợp kế hoạch vốn cả năm của
gói thầu bố trí thấp hơn mức vốn được tạm ứng theo quy định trên (gói thầu chưa
được thanh toán đủ mức vốn tạm ứng theo tỷ lệ quy định), Kho bạc nhà nước tiếp
tục thanh toán vốn tạm ứng trong kế hoạch năm sau cho đến khi đạt đến mức tỷ lệ
tạm ứng theo quy định.
3.3- Đối với mua sắm thiết bị:
- Mức vốn tạm ứng là số tiền mà
chủ đầu tư phải thanh toán theo hợp đồng nhưng nhiều nhất không vượt kế hoạch vốn
trong năm. Trường hợp kế hoạch vốn bố trí không đủ nhu cầu vốn để thanh toán
theo hợp đồng, chủ đầu tư có trách nhiệm tìm nguồn vốn bổ sung.
- Vốn tạm ứng được thanh toán
theo tiến độ thanh toán tiền của chủ đầu tư đối với nhà thầu cung ứng, gia công
chế tạo thiết bị được quy định trong hợp đồng kinh tế và được thực hiện cho đến
khi thiết bị đã nhập kho của chủ đầu tư (đối với thiết bị không cần lắp) hoặc
đã được lắp đặt xong và nghiệm thu (đối với thiết bị cần lắp).
3.4- Đối với các hợp đồng tư vấn,
mức vốn tạm ứng tối thiểu là 25% giá trị gói thầu, nhưng không vượt kế hoạch vốn
cả năm đã bố trí cho công việc phải thuê tư vấn.
3.5- Đối với công việc đền bù giải
phóng mặt bằng, mức vốn tạm ứng theo yêu cầu cần thiết cho công việc đền bù
nhưng không vượt kế hoạch vốn cả năm đã bố trí cho công việc đền bù giải phóng
mặt bằng.
3.6- Đối với một số công việc
thuộc chi phí khác của dự án được cấp vốn tạm ứng, mức vốn tạm ứng theo yêu cầu
cần thiết nhưng không vượt kế hoạch vốn cả năm đã bố trí cho các loại công việc
đó.
4. Thu hồi vốn tạm ứng:
4.1- Vốn tạm ứng các hợp đồng
xây lắp được thu hồi dần vào từng thời kỳ thanh toán khối lượng xây lắp hoàn
thành theo quy định sau đây:
- Thời điểm bắt đầu thu hồi:
+ Các gói thầu có giá trị dưới
10 tỷ đồng: khi thanh toán đạt 30% giá trị hợp đồng.
+ Các gói thầu có giá trị từ 10
tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng: khi thanh toán đạt 25% giá trị hợp đồng.
+ Các gói thầu có giá trị từ 50
tỷ đồng trở lên: khi thanh toán đạt 20% giá trị hợp đồng.
- Số vốn tạm ứng được thu hồi hết
khi gói thầu được thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành đạt 80% giá trị khối
lượng.
- Mức vốn tạm ứng thu hồi từng kỳ
được xác định như sau:
+ Khi thanh toán khối lượng đạt
đến 50% giá trị hợp đồng, mức vốn tạm ứng thu hồi đạt đến 40% tổng số vốn tạm ứng.
+ Khi thanh toán khối lượng đạt
đến 70% giá trị hợp đồng, mức vốn tạm ứng thu hồi đạt đến 80% tổng số vốn tạm ứng.
+ Khi thanh toán khối lượng đạt
đến 80% giá trị hợp đồng, mức vốn tạm ứng thu hồi đạt 100% tổng số vốn tạm ứng.
Trường hợp vốn tạm ứng chưa thu
hồi hết do gói thầu chưa được thanh toán đạt đến tỷ lệ quy định trên nhưng dự
án không được ghi tiếp kế hoạch hoặc bị đình thi công, chủ đầu tư phải giải
trình với Kho bạc nhà nước về tình hình sử dụng số vốn tạm ứng chưa được thu hồi,
đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý.
Trường hợp đã được thanh toán vốn
tạm ứng mà gói thầu không triển khai thi công theo đúng thời hạn quy định trong
hợp đồng, chủ đáu tư phải giải trình với Kho bạc nhà nước và có trách nhiệm
hoàn trả số vốn đã tạm ứng.
4.2- Vốn tạm ứng mua sắm thiết bị
được thu hồi vào từng lần thanh toán khối lượng thiết bị hoàn thành.
Đối với thiết bị không cần lắp,
khi thiết bị đã được nghiệm thu và nhập kho chủ đầu tư, chủ đầu tư có trách niệm
gửi ngay chứng từ đến Kho bạc nhà nước để làm thủ tục thanh toán khối lượng thiết
bị hoàn thành và thu hồi số vốn đã tạm ứng.
Đối với thiết bị cần lắp, khi
thiết bị đã về đến kho chủ đầu tư, chủ đầu tư báo cáo với kho bạc nhà nước để
theo dõi; khi thiết bị đã lắp đặt xong, chủ đầu tư gửi ngay chứng từ đến Kho bạc
nhà nước để làm thủ tục thanh toán khối lượng thiết bị hoàn thành và thu hồi số
vốn đã tạm ứng. Kho bạc nhà nước thu hồi hết số vốn tạm ứng thiết bị khi thanh
toán cho khối lượng lắp đặt hoàn thành.
Trường hợp đã thanh toán vốn tạm
ứng mà hết thời hạn quy định trong hợp đồng vẫn không nhận được thiết bị, chủ đầu
tư phải giải trình với Kho bạc nhà nước và có trách nhiệm hoàn trả số vốn đã tạm
ứng.
4.3- Vốn tạm ứng cho các hợp đồng
tư vấn được thu hồi vào từng lần thanh toán cho khối lượng công việc tư vấn
hoàn thành theo nguyên tắc:
- Thời điểm thu hồi khi bắt đầu
thanh toán khối lượng hoàn thành.
- Số vốn thu hồi bằng số vốn
thanh toán nhân với (x) tỷ lệ cấp vốn tạm ứng.
4.4- Vốn tạm ứng cho công việc đền
bù giải phóng mặt bằng và các công việc thuộc chi phí khác của dự án được thu hồi
một lần vào kỳ thanh toán khối lượng hoàn thành của công việc đó.
4.5- Mức thu hồi vốn tạm ứng của
các loại hợp đồng có thể cao hơn mức quy định trên đây nếu chủ đầu tư và nhà thầu
thống nhất đề nghị.
4.6- Trường hợp đến hết niên độ
kế hoạch mà vốn tạm ứng chưa thu hồi hết do gói thầu chưa được thanh toán đạt đến
tỷ lệ quy định thì tiếp tục thu hồi trong kế hoạch năm sau và không trừ vào kế
hoạch vốn của năm sau.
5. Đối với một số vật tư là cấu
kiện, bán thành phẩm trong xây dựng có giá trị lớn cần phải sản xuất trước để đảm
bảo tiến độ xây dựng công trình và một số loại vật tư đặc chủng, vật tư cần phải
dự trữ theo mùa vụ, nếu cần thiết phải tạm ứng nhiều hơn mức vốn tạm ứng theo
quy định trên đây, chủ đầu tư báo cáo Bộ Tài chính (đối với dự án do các Bộ quản
lý), Sở Tài chính-vật giá (đối với dự án do tỉnh quản lý), Phòng Tài chính (đối
với dự án do huyện quản lý) quyết định. Vốn tạm ứng này được thu hồi khi thanh
toán cho khối lượng XDCB hoàn thành có cấu thành các loại vật tư được tạm ứng
nêu trên.
6. Đối với vốn sự nghiệp có tính
chất đầu tư và xây dựng:
- Các dự án có quy mô vốn từ 1 tỉ
đồng trở lên, việc tạm ứng và thu hồi vốn tạm ứng được thực hiện như đối với vốn
đầu tư XDCB.
Các dự án có quy mô vốn dưới 1 tỉ
đồng được tạm ứng 50% kế hoạch năm của dự án. Vốn tạm ứng được thu hồi dần vào
từng kỳ thanh toán khối lượng hoàn thành và thu hồi hết trong năm kế hoạch. Số
vốn tạm ứng thu hồi từng kỳ bằng số vốn thanh toán nhân với (x) tỷ lệ tạm ứng.
7. Những dự án đầu tư có vốn nước
ngoài hoặc những gói thầu tổ chức đấu thầu quốc tế mà trong Hiệp định tín dụng
ký giữa Chính phủ Việt Nam và nhà tài trợ có quy định về việc tạm ứng vốn (đối
tượng được tạm ứng, điều kiện và mức tạm ứng, thu hồi vốn tạm ứng) khác với các
quy định nêu trên thì được thực hiện theo quy định trong Hiệp định tín dụng đã
ký.
V. THANH TOÁN
KHỐI LƯỢNG HOÀN THÀNH
1. Thanh toán khối lượng xây lắp
hoàn thành:
1.1- Khối lượng xây lắp hoàn
thành theo hình thức chỉ định thầu được thanh toán là khối lượng thực hiện đã
được nghiệm thu hàng tháng, theo hợp đồng, có trong kế hoạch đầu tư được giao,
có thiết kế và dự toán chi tiết được duyệt theo đúng định mức, đơn giá của Nhà
nước.
1 2- Khối lượng xây lắp hoàn
thành theo hình thức đấu thầu được thanh toán là khối lượng thực hiện đã được
nghiệm thu theo hợp đồng, có trong kế hoạch đầu tư được giao.
1.3- Để được thanh toán khối lượng
xây lắp hoàn thành, chủ đầu tư gửi đến Kho bạc nhà nước các tài liệu sau đây:
1.3.1- Trường hợp chỉ định thầu:
- Văn bản phê duyệt thiết kế và
dự toán chi tiết hạng mục công trình.
- Quyết định chỉ định thầu.
- Hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu
tư và nhà thầu.
- Biên bản nghiệm thu khối lượng
xây lắp hoàn thành kèm theo bản tính giá trị khối lượng được nghiệm thu.
- Phiếu giá và chứng từ thanh
toán.
1.3.2- Trường hợp đấu thầu:
- Văn bản phê duyệt kết quả đấu
thầu.
- Hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu
tư và nhà thầu.
- Biên bản nghiệm thu khối lượng
xây lắp hoàn thành kèm theo bản tính giá trị khối lượng được nghiệm thu.
- Phiếu giá và chứng từ thanh
toán.
Những khối lượng phát sinh ngoài
gói thầu phải có văn bản phê duyệt kết quả đấu thầu bổ sung (nếu khối lượng
phát sinh được đấu thầu) hoặc dự toán bổ sung được duyệt (nếu khối lượng phát
sinh được chỉ định thầu).
1 4- Căn cứ đề nghị của chủ đầu
tư và hồ sơ thanh toán do chủ đầu tư gửi đến, trong vòng 7 ngày làm việc kể từ
khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Kho bạc nhà nước kiểm tra, thanh toán cho chủ đầu tư
và các nhà thầu và thu hồi vốn tạm ứng theo đúng quy định.
2. Thanh toán khối lượng thiết bị
hoàn thành:
2.1- Khối lượng thiết bị hoàn
thành được thanh toán là khối lượng thiết bị đã nhập kho chủ đầu tư (đối với
thiết bị không cần lắp), hoặc đã lắp đặt xong và được nghiệm thu (đối với thiết
bị cần lắp) và có đủ các điều kiện sau:
- Danh mục thiết bị phải phù hợp
với quyết định đầu tư và có trong kế hoạch đầu tư được giao.
- Có trong hợp đồng kinh tế giữa
chủ đầu tư và nhà thầu.
- Đã được chủ đầu tư nhập kho (đối
với thiết bị không cần lắp) hoặc đã lắp đặt xong và nghiệm thu (đối với thiết bị
cần lắp đặt).
2.2- Để được thanh toán khối lượng
thiết bị hoàn thành, chủ đầu tư gửi đến Kho bạc nhà nước các tài liệu sau đây:
- Hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu
tư và nhà thầu.
- Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho (đối
với thiết bị mua trong nước) hoặc bộ chứng từ nhập khẩu (đối với thiết bị nhập
khẩu).
- Phiếu nhập kho (đối với thiết
bị không cần lắp) hoặc phiếu giá thanh toán khối lượng lắp đặt thiết bị (đối với
thiết bị cần lắp).
- Các chứng từ vận chuyển, bảo
hiểm, thuế, phí lưu kho.
- Phiếu giá và chứng từ thanh
toán.
2.3- Căn cứ đề nghị của chủ đầu
tư và hồ sơ thanh toán do chủ đầu tư gửi đến, trong vòng 7 ngày làm việc kể từ
khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Kho bạc nhà nước kiểm tra, thanh toán cho chủ đầu tư
và các nhà thầu và thu hồi vốn tạm ứng theo đúng quy định.
3. Thanh toán khối lượng công
tác tư vấn hoàn thành:
3.1- Khối lượng công tác tư vấn
hoàn thành được thanh toán là khối lượng thực hiện được nghiệm thu phù hợp với
hợp đồng kinh tế và có trong kế hoạch đầu tư được giao.
3.2- Để được thanh toán, chủ đầu
tư gửi đến Kho bạc nhà nước các tài liệu sau:
- Quyết định trúng thầu hoặc chỉ
định thầu.
- Hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu
tư và nhà thầu.
- Biên bản nghiệm thu khối lượng
công việc tư vấn hoàn thành.
- Chứng từ thanh toán.
3.3- Căn cứ đề nghị của chủ đầu
tư và hồ sơ thanh toán do chủ đầu tư gửi đến, trong vòng 7 ngày làm việc kể từ
khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Kho bạc nhà nước kiểm tra, thanh toán cho các nhà thầu
và thu hồi vốn tạm ứng theo đúng quy định.
4. Thanh toán khối lượng chi phí
khác:
4.1- Ngoài các công việc đã thuê
tư vấn, các loại công việc khác thuộc chi phí khác của dự án được thanh toán
khi đã có đủ các căn cứ chứng minh công việc đã được thực hiện như sau:
- Đối với lệ phí cấp đất xây dựng,
thuế đất hoặc thuế chuyển quyền sử dụng đất phải có hoá đơn, chứng từ hợp lệ của
cơ quan thu tiền.
- Đối với chi phí đền bù, giải
phóng mặt bằng phải có phương án và dự toán đền bù được duyệt, bản xác nhận khối
lượng đền bù đã thực hiện.
- Đối với chi phí phá dỡ vật kiến
trúc và thu dọn mặt bằng xây dựng phải có dự toán được duyệt, hợp đồng, biên bản
nghiệm thu.
- Đối với chi phí bộ máy quản lý
dự án phải có dự toán được duyệt, kế hoạch tiền mặt, bảng kê các chi phí, các
chứng từ liên quan.
- Đối với chi phí lập và thẩm định
thiết kế, dự toán phải có hợp đồng, biên bản nghiệm thu.
- Các chi phí khởi công, nghiệm
thu, chạy thử, khánh thành cần phải có dự toán được duyệt và bảng kê chi phí.
- Các chi phí chuyên gia, đào tạo
công nhân kỹ thuật và cán bộ quản lý sản xuất cần phải có hợp đồng kinh tế, dự
toán chi phí được duyệt.
- Đối với chi phí bảo hiểm công
trình phải có hợp đồng bảo hiểm.
- Đối với các chi phí trong công
tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện dự án phải có dự toán được duyệt, hợp đồng
kinh tế, bản nghiệm thu khối lượng công việc hoặc báo cáo kết quả công việc
hoàn thành.
4.2- Căn cứ đề nghị của chủ đầu
tư và hồ sơ thanh toán do chủ đầu tư gửi đến, trong vòng 7 ngày làm việc kể từ
khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Kho bạc nhà nước kiểm tra, thanh toán cho các nhà thầu
và thu hồi vốn tạm ứng theo đúng quy định.
5. Số vốn thanh toán cho từng hạng
mục công trình không được vượt dự toán hoặc giá trúng thầu; tổng số vốn thanh
toán cho dự án không được vượt tổng dự toán và tổng mức đầu tư đã được phê duyệt.
Số vốn thanh toán cho dự án
trong năm (bao gồm cả tạm ứng và thanh toán khối lượng hoàn thành) nhiều nhất
không vượt kế hoạch vốn cả năm đã bố trí cho dự án.
6. Trong các tài liệu do chủ đầu
tư gửi cho cơ quan Kho bạc nhà nước, có loại tài liệu chỉ gửi một lần cho toàn
bộ dự án và loại tài liệu gửi từng lần khi đề nghị thanh toán. Các tài liệu gửi
một lần bao gồm: báo cáo nghiên cứu khả thi (hoặc báo cáo đầu tư), quyết định đầu
tư, quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán, các tài liệu về dự
toán, vân bản phê duyệt kết quả đấu thầu, hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và
nhà thầu.
7. Những dự án đầu tư có vốn nước
ngoài hoặc những gói thầu tổ chức đấu thầu quốc tế mà trong Hiệp định tín dụng
ký giữa Chính phủ Việt Nam với nhà tài trợ có quy định về việc thanh toán khác
với các quy định nêu trên thì được thực hiện theo quy định trong Hiệp định tín
dụng đã ký.
8. Chủ đầu tư phải bố trí đủ vốn
trong kế hoạch hàng năm để mua bảo hiểm công trình xây đựng. Nhà nước không
thanh toán cho chủ đầu tư để bù đắp các chi phí thiệt hại, rủi ro thuộc phạm vi
bảo hiểm nếu chủ đầu tư không mua bảo hiểm công trình xây dựng theo quy định hiện
hành.
9. Đối với vốn sự nghiệp có tính
chất đầu tư và xây dựng:
- Các dự án có quy mô vốn từ 1 tỉ
đồng trở lên, việc thanh toán khối lượng hoàn thành thực hiện theo chế độ quản
lý vốn đầu tư hiện hành.
- Các dự án có quy mô vốn dưới 1
tỉ đồng, khi có khối lượng hoàn thành được nghiệm thu, chủ đầu tư lập hồ sơ đề
nghị thanh toán gửi Kho bạc nhà nước, bao gồm:
+ Biên bản nghiệm thu khối lượng
hoàn thành.
+ Bảng tính chi tiết giá trị khối
lượng thanh toán.
+ Phiếu giá hoặc bảng kê (đối với
các khoản chi phí khác không dùng phiếu giá) và chứng từ thanh toán.
Căn cứ vào hạn mức kinh phí do
cơ quan Tài chính cấp, Kho bạc nhà nước kiểm soát, thanh toán cho đơn vị thụ hưởng
và thu hồi số vốn đã tạm ứng (nếu có).
10. Đối với một số dự án đặc biệt
quan trọng cần phải có cơ chế tạm ứng, thanh toán vốn khác với các quy định
trên đây, sau khi có ý kiến của cấp có thẩm quyền, Bộ Tài chính sẽ có văn bản
hướng dẫn riêng.
VI. CHẾ ĐỘ
BÁO CÁO, QUYẾT TOÁN, KIỂM TRA
1. Định kỳ ngày 20 hàng tháng và
ngày 10 của tháng đầu quý sau, chủ đầu tư có trách nhiệm báo cáo tình hình thực
hiện đầu tư, tình hình nhận vốn, sử dụng vốn trong tháng hoặc quý trước gửi cơ
quan Kho bạc nhà nước, đồng gửi cấp quyết định đầu tư. Riêng đối với các dự án
nhóm A, chủ đầu tư gửi báo cáo cho cơ quan Kho bạc nhà nước, Bộ hoặc UBND tỉnh,
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Tổng cục Thống kê để tổng hợp
báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Kết thúc năm kế hoạch, chủ đầu
tư có trách nhiệm báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch, báo cáo kế toán đơn vị
chủ đầu tư theo quy định hiện hành; khi dự án đầu tư hoàn thành, chủ đầu tư có
trách nhiệm lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư theo quy định về chế độ quyết
toán vốn đầu tư.
Trường hợp quyết toán của dự án
đầu tư hoàn thành được duyệt mà số vốn được quyết toán thấp hơn số vốn đã thanh
toán cho dự án, chủ đầu tư có trách nhiệm thu hồi lại của nhà thầu để hoàn trả
cho Nhà nước số vốn thanh toán thừa.
2. Hàng quý và kết thúc năm kế
hoạch, các Bộ và UBND các tỉnh có trách nhiệm tổng hợp tình hình thực hiện kế
hoạch đầu tư, tình hình thanh toán vốn của các dự án thuộc phạm vi quản lý gửi
Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Tổng cục Thống kê theo quy định.
3. Cơ quan Kho bạc nhà nước, cơ
quan Tài chính trung ương và địa phương thực hiện chế độ thông tin báo cáo tình
hình thanh toán vốn, tình hình quyết toán dự án hoàn thành và các thông tin cần
thiết khác theo quy định của Bộ Tài chính về chế độ thông tin báo cáo trong
lĩnh vực đầu tư XDCB. Kết thúc niên độ kế hoạch, Kho bạc nhà nước quyết toán với
cơ quan Tài chính về vốn ngân sách đã nhận, đã thanh toán cho các dự án theo
quy định về quyết toán NSNN.
4. Các Bộ, UBND các tỉnh, cơ
quan Tài chính và cơ quan Kho bạc nhà nước có chế độ kiểm tra định kỳ và đột xuất
các chủ đầu tư về tình hình sử dụng vốn tạm ứng, vốn thanh toán khối lượng hoàn
thành và chấp hành chính sách, chế độ tài chính đầu tư phát triển của Nhà nước.
VII. TRÁCH
NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÁC CƠ QUAN CÓ LIÊN QUAN
1. Đối với chủ đầu tư:
- Thực hiện chức năng, nhiệm vụ
được giao theo Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng. Tiếp nhận và sử dụng vốn
đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm và có hiệu quả. Chấp hành đúng quy định
của pháp luật về chế độ quản lý tài chính đầu tư và xây dựng.
- Chịu trách nhiệm về sự đúng đắn,
hợp pháp của khối lượng dự án khi thanh toán (khối lượng phải theo thiết kế bản
vẽ thi công hoặc thiết kế kĩ thuật thi công, chất lượng đảm bảo theo yêu cầu
thiết kế); đảm bảo tính chính xác hợp pháp, hợp lệ của các số liệu, tài liệu
cung cấp cho Kho bạc nhà nước và các cơ quan chức năng của Nhà nước.
- Khi có khối lượng XDCB đã đủ
điều kiện theo hợp đồng, tiến hành nghiệm thu kịp thời, lập đầy đủ hồ sơ thanh
toán và đề nghị thanh toán cho nhà thầu
- Báo cáo kịp thời, đầy đủ theo
quy định cho cơ quan quyết định đầu tư và các cơ quan nhà nước có liên quan;
cung cấp đủ hồ sơ, tài liệu, tình hình theo quy định cho Kho bạc nhà nước và cơ
quan Tài chính để phục vụ cho công tác quản lý và thanh toán vốn; chịu sự kiểm
tra của Kho bạc nhà nước, cơ quan Tài chính và cơ quan quyết định đầu tư về
tình hình sử dụng vốn đầu tư và chấp hành chính sách, chế độ tài chính đầu tư
phát triển của Nhà nước.
- Thực hiện kế toán nhận và sử dụng
vốn đầu tư theo quy định hiện hành về kế toán đơn vị chủ đầu tư; quyết toán vốn
đầu tư hoàn thành theo quy định.
- Được yêu cầu thanh toán vốn
khi đã có đủ điều kiện và yêu cầu cơ quan Kho bạc nhà nước trả lời và giải
thích những điểm thấy chưa thoả đáng trong việc thanh toán vốn.
2. Đối với các Bộ và UBND các tỉnh,
huyện :
- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc
các chủ đầu tư thuộc phạm vi quản lý thực hiện kế hoạch đầu tư, tiếp nhận và sử
dụng vốn đầu tư đúng mục đích, đúng chế độ Nhà nước.
- Báo cáo tình hình thực hiện kế
hoạch đầu tư theo quy định.
- Trong phạm vi thẩm quyền được
giao, chịu trách nhiệm trước Chính phủ và pháp luật nhà nước về những quyết định
của mình.
3. Đối với cơ quan Kho bạc nhà
nước:
- Kho bạc nhà nước trung ương
quy định quy trình, thủ tục, hồ sơ chứng từ gửi một lần và gửi từng lần trong
quá trình tạm ứng, thanh toán vốn.
- Hướng dẫn chủ đầu tư mở tài
khoản để tạm ứng và thanh toán vốn.
- Thanh toán vốn kịp thời, đầy đủ
cho dự án khi đã có đủ điều kiện.
- Có ý kiến rõ ràng bằng văn bản
cho chủ đầu tư đối với những khoản giảm thanh toán hoặc từ chối thanh toán, trả
lời các thắc mắc của chủ đầu tư trong việc thanh toán vốn.
- Trường hợp phát hiện quyết định
của các cấp có thẩm quyền trái với quy định hiện hành, phải có văn bản đề nghị
xem xét lại và nêu rõ ý kiến đề xuất Nếu quá thời gian quy định mà không được
trả lời thì được quyền giải quyết theo đề xuất của mình; nếu được trả lời mà
xét thấy không thoả đáng thì vẫn giải quyết theo ý kiến của cấp có thẩm quyền,
đồng thời phải báo cáo lên cơ quan có thẩm quyền cao hơn để xem xét.
- Thực hiện chế độ thông tin báo
cáo và quyết toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng
thuộc nguồn vốn NSNN theo quy định của Luật NSNN và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
- Được quyền yêu cầu chủ đầu tư
cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin theo chế độ quy định để phục vụ cho công
tác kiểm soát thanh toán vốn.
- Được phép tạm ngừng thanh toán
vốn hoặc thu hồi số vốn mà chủ đầu tư sử dụng sai mục đích, không đúng đối tượng
hoặc trái với chế độ quản lý tài chính của Nhà nước, đồng thời báo cáo Bộ Tài
chính để xử lý; được quyền từ chối thanh toán vốn cho các dự án mà chủ đầu tư
không thực hiện nghiêm túc chế độ lập kế hoạch vốn đầu tư hàng quý, chế độ báo
cáo theo quy định của Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng và Thông tư này.
- Không tham gia vào các Hội đồng
nghiệm thu khối lượng XDCB hoàn thành.
- Tổ chức công tác kiểm soát,
thanh toán vốn theo quy trình nghiệp vụ thống nhất, đảm bảo quản lý vốn chặt chẽ,
thanh toán kịp thời, đầy đủ, thuận tiện cho chủ đầu tư.
Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng
Bộ Tài chính và pháp luật của Nhà nước về việc nhận, sử dụng vốn NSNN và thanh
toán trong đầu tư xây dựng.
4. Đối với cơ quan Tài chính các
cấp:
- Đảm bảo đủ nguồn vốn và chuyển
vốn kịp thời cho cơ quan Kho bạc nhà nước để Kho bạc nhà nước thanh toán cho
các dự án.
- Báo cáo và quyết toán vốn đầu
tư phát triển theo quy định của Luật NSNN.
- Phối hợp với các Bộ, các tỉnh
hướng dẫn và kiểm tra các chủ đầu tư về chấp hành chế độ, chính sách tài chính
đầu tư phát triển, tình hình quản lý, sử dụng vốn đầu tư.
- Được quyền yêu cầu chủ đầu tư
cung cấp các tài liệu, thông tin cần thiết để phục vụ cho công tác quản lý nhà
nước về tài chính đầu tư phát triển, bao gồm các tài liệu phục vụ cho thẩm định
dự án đầu tư và bố trí kế hoạch hàng năm, các tài liệu báo cáo định kỳ theo quy
định về chế độ thông tin báo cáo, các tài liệu phục vụ thẩm tra quyết toán vốn
đầu tư.
Phần 3:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
1. Thông tư này có hiệu lực thi
hành sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Thông tư số 135/1999/TT-BTC ngày
19/11/1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn
sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng từ nguồn NSNN và Thông tư số
76TC/ĐTPT ngày 1/11/1997 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, cấp phát vốn
đầu tư XDCB thuộc ngân sách huyện, xã.
2. Đối với các khoản chi đầu tư
phát triển khác từ NSNN (chi dự trữ nhà nước, chi hỗ trợ vốn lưu động cho doanh
nghiệp, chi góp vốn cổ phần liên doanh, chi cho nước ngoài vay và viện trợ nước
ngoài, chi cho các quỹ hỗ trợ phát triển) thực hiện theo các văn bản hướng dẫn
riêng của từng loại chi nói trên.
3. Đối với các dự án đầu tư từ
các nguồn vốn khác của Nhà nước cũng vận dụng những nguyên tắc thanh toán theo
quy định tại Thông tư này.