BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
61/2000/TT/BNN-KH
|
Hà
Nội, ngày 06 tháng 6 năm 2000
|
THÔNG TƯ
CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN SỐ
61/2000/TT/BNN-KH NGÀY 6 THÁNG 6 NĂM 2000 HƯỚNG DẪN LẬP QUI HOẠCH PHÁT TRIỂN
KINH TẾ TRANG TRẠI
Để thực hiện Nghị quyết số 03
/2000/NQ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2000 của Chính phủ về Kinh tế trang trại, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn lập Qui hoạch phát triển trang trại
như sau:
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
- Đưa kinh tế trang trại phát
triển phù hợp với qui hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn của địa phương,
khắc phục tình trạng tự phát, hiệu quả thấp và kém bền vững.
- Khai thác có hiệu quả tài
nguyên đất đai, nước, sinh vật, lao động, vốn và các tiềm năng kinh tế khác để
sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hoá có chất lượng và giá trị cao, tạo việc làm
và nâng cao thu nhập của nông dân.
- Hình thành các vùng sản xuất tập
trung các loại cây trồng, vật nuôi là thế mạnh của mỗi vùng, gắn với chế biến
và tiêu thụ sản phẩm.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng và dịch
vụ phục vụ cho việc phát triển kinh tế trang trại theo hướng thâm canh, đạt hiệu
quả cao.
- Phát triển kinh tế trang trại
bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái và sản xuất bền vững.
II. NỘI DUNG
QUI HOẠCH PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI
1- Qui hoạch sử dụng đất đai
- Tiến hành kiểm tra, nắm vững
quĩ đất hiện đang sử dụng cho nông nghiệp, lâm nghiệp; Quĩ đất trống đồi núi trọc,
bãi bồi ven sông, ven biển, mặt nước có khả năng khai thác đưa vào sử dụng
trong nông - lâm - ngư nghiệp theo phương thức trang trại; Thể hiện rõ quĩ đất
trồng cây công nghiệp, đồng cỏ, đất phát triển các loại rừng, diện tích mặt nước
nuôi trồng thuỷ sản, đất giành cho phát triển công nghiệp và dịch vụ.
- Bố trí các vùng đất trống đồi
núi trọc, bãi bồi ven biển, đất hoang hoá để giao cho các tổ chức, cá nhân có
khả năng phát triển kinh tế trang trại dưới hình thức giao, cho thuê hoặc đấu
thầu sử dụng.
- Những nội dung trên phải thể
hiện trên bản đồ tỷ lệ lớn. Ở những nơi chưa có thì tạm thời dùng các sơ đồ để
thể hiện.
2- Qui hoạch sản xuất nông - lâm
nghiệp và chế biến - tiêu thụ nông sản
- Căn cứ vào điều kiện thị trường,
đất đai, nguồn nước, khí hậu, kinh nghiệm truyền thống... để bố trí các loại
cây trồng, vật nuôi chính trong vùng phát triển trang trại để làm cơ sở hướng dẫn
cho các chủ trang trại. Đối với vùng còn nhiều đất đai, phát triển sản xuất trồng
trọt kết hợp với chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản để làm ra nhiều sản phẩm hàng
hoá cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Đối với vùng đất ít, người
đông thì phát triển các ngành nghề sử dụng ít đất nhưng có hiệu quả cao như làm
giống, trồng hoa, cây cảnh, chăn nuôi gia súc và thuỷ đặc sản, kết hợp với các
hoạt động dịch vụ, ngành nghề để sử dụng được nhiều lao động và đạt hiệu quả
kinh tế cao.
- Xác định lâm phần ổn định của
các loại rừng trong vùng phát triển trang trại để làm cơ sở giao hoặc khoán bảo
vệ rừng cho chủ trang trại theo nghị định số 163/1999/NĐ.CP ngày 16/11/1999 của
Chính phủ về giao đất , cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và các
nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. Xác định cơ cấu cây rừng
chính để trồng rừng.
- Xác định hướng phát triển chế
biến; Lựa chọn công nghệ chế biến phù hợp với từng vùng để hướng dẫn cho trang
trại áp dụng, chú trọng qui mô vừa và nhỏ, áp dụng công nghệ, thiết bị hiện đại
kết hợp với phương pháp truyền thống được cải tiến.
- Bố trí các công trình thuỷ lợi,
giao thông, điện, điện thoại... phục cho phát triển trang trại ở các vùng tập
trung, nhất là các vùng đất mới. Xác định rõ nguồn vốn đầu tư. Nhà nước hộ trợ
đầu tư các công trình có liên quan chung đến toàn vùng. Phần đầu tư trong nội bộ
trang trại do chủ trang trại tự đảm nhận phù hợp với qui hoạch phát triển
chung.
- Hình thành mạng lưới các cơ sở
sản xuất và cung ứng giống cây con tốt, bảo vệ thực vật, thú y, khuyến nông....
trên địa bàn, kết hợp giữa các cơ sở của nhà nước với các thành phần kinh tế
khác. Hộ trợ các trang trại có khả năng làm dịch vụ kỹ thuật cho các trang trại
và hộ nông dân khác trong vùng.
- Khuyến khích việc liên doanh,
liên kết giữa trang trại với các doanh nghiệp nhà nước và thành phần kinh tế
khác trên địa bàn để sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm làm ra.
4- Qui hoạch phát triển nguồn
nhân lực
- Xác định nhu cầu và hướng hộ
trợ các chủ trang trại đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật,
quản lý, nhất là kiến thức tiếp thị, hạch toán kinh tế thông qua các lớp ngắn hạn
và các khoá đào tạo dài hạn.
- Tăng cường trao đổi kinh nghiệm
quản lý và ứng dụng khoa học công nghệ giữa các trang trại.
5- Bảo vệ môi trường
Nêu rõ yêu cầu đối với các trang
trại về việc bảo vệ rừng, bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước, chống ô nhiễm do chất
thải, nhất là đối với các trang trại canh tác trên các vùng đất dốc và các
trang trại chăn nuôi qui mô lớn, hướng dẫn các biện pháp xử lý chất thải và bảo
vệ môi trường phù hợp
III. PHƯƠNG
PHÁP TIẾN HÀNH
1- Điều tra nắm tình hình kinh tế
trang trại đã có trên địa bàn về số lượng, qui mô, kết quả sản xuất và thu nhập
của trang trại. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn của phát triển kinh tế trang
trại ở địa phương.
2- Kế thừa, tham khảo các tài liệu
qui hoạch hiện có của địa phương về phát triển nông nghiệp, nông thôn và qui hoạch
sử dụng đất, kết hợp khảo sát bổ sung để đánh giá những lợi thế và hạn chế của
từng vùng.
3- Nắm bắt các thông tin và dự
báo về thị trường, về tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ làm cơ sở qui hoạch
sản xuất của trang trại.
4- Trong qúa trình xây dựng và
thực hiện qui hoạch phải tổ chức bàn bạc với nông dân về phương hướng sản xuất,
chế biến và tiêu thụ sản phẩm của trang trại, phối hợp các dự án xây dựng cơ sở
hạ tầng và phát triển dịch vụ, đáp ứng sát nhu cầu phát triển của trang trại và
hộ nông dân trên địa bàn.
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1- Giao Vụ Kế hoạch và Qui hoạch
chủ trì phối hợp với Viện Qui hoạch và Thiết kế nông nghiệp, Viện Điều tra qui
hoạch rừng, Viện qui hoạch thuỷ lợi chỉ đạo về nội dung, phương pháp, giúp các
địa phương triển khai việc lập qui hoạch phát triển trang trại phù hợp với điều
kiện cụ thể ở mỗi địa phương.
2- Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh,
thành phố trực thuộc TW chủ trì phối hợp với các ngành liên quan tổ chức và chỉ
đạo việc lập qui hoạch phát triển trang trại của địa phương trình UBND cấp có
thẩm quyền phê duyệt trong năm 2000-2001 làm căn cứ triển khai thực hiện cho những
năm tới.
3- Kinh phí lập qui hoạch trang
trại do ngân sách tỉnh đầu tư. Ngân sách TW đầu tư cho việc làm điểm ở một số
vùng để rút kinh nghiệm.