BỘ
TÀI CHÍNH
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
48-TC/ĐTPT
|
Hà
Nội ngày 30 tháng 6 năm 1995
|
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ: 48 TC/ĐTPT NGÀY 30 THÁNG 06 NĂM 1995 ƯỚNG
DẪN QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CHI PHÍ THẨM TRA VÀ PHÊ DUYỆT QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ CỦA
DỰ ÁN ĐẦU TƯ HOÀN THÀNH
Căn cứ Nghị định 177/CP ngày
20/10/1994 của Chính phủ ban hành Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng;
Căn cứ Nghị định 178 CP ngày 28/10/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và
tổ chức bộ máy Bộ Tài chính;
Sau khi trao đổi với các ngành liên quan, Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý
và sử dụng chi phí thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư của dự án đầu tư
hoàn thành như sau:
Chương 1:
QUY ĐỊNH CHUNG
1. Tất cả các dự án đầu tư sử dụng
vốn Nhà nước, đều phải thực hiện quyết toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành. Chủ đầu
tư phải hoàn thành báo cáo quyết toán vốn đầu tư, gửi cơ quan có thẩm tra và
phê duyệt quyết toán theo thời hạn qui định tại thông tư số 108 TC/ĐT ngày
8/12/1994 của Bộ Tài chính.
2. Bộ trưởng Bộ Tài chính giao
cho Tổng cục ĐTPT chủ trì tổ chức (hoặc ký hợp đồng với cơ quan Kiểm toán) thẩm
tra quyết toán vốn đầu tư của dự án thuộc nhóm A và trình Bộ trưởng Bộ Tài
chính phê duyệt quyết toán.
Các dự án nhóm B và C, do các Bộ,
Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thẩm tra và phê duyệt quyết
toán.
Giao cho Cục ĐTPT là cơ quan tài
chính ở địa phương chịu trách nhiệm tham gia hoặc chủ trì (nếu được Chủ tịch
UBND tỉnh, thành phố quyết định) các dự án nhóm B và C do Chủ tịch UBND tỉnh,
thành phố tổ chức thẩm tra và phê duyệt quyết toán.
3. Chi phí thẩm tra và phê duyệt
quyết toán vốn đầu tư dự án đầu tư hoàn thành được tính bằng tỷ lệ phần trăm
(%) trên tổng dự toán của dự án hoàn thành (hoặc dự toán của hạng mục công
trình hoàn thành) và qui định mức chi phí tối đa và tối thiểu cho từng loại dự
án đầu tư.
4. Kinh phí thẩm tra và phê duyệt
quyết toán vốn đầu tư dự án đầu tư hoàn thành được xác định cho toàn bộ dự án đầu
tư hàon thành hoặc hạng mục công trình hoàn thành đưa vào sử dụng và được tính
vào chi phí đầu tư của dự án. Dự án đầu tư thuộc nguồn vốn nào thì kinh phí cho
việc thẩm tra, phê duyệt quyết toán tính trong nguồn vốn đó.
5. Việc quản lý và sử dụng kinh
phí thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành thực hiện theo
chế độ quản lý tài chính hiện hành và qui định tại Thông tư này.
Chương 2:
QUI ĐỊNH CỤ THỂ
1. Kinh phí thẩm tra và phê duyệt
quyết toán vốn đầu tư của dự án đầu tư hoàn thành được sử dụng như sau:
- Chi phụ cấp cho các thành viên
Hội đồng thẩm tra và phê duyệt quyết toán.
- Chi trả các tổ chức, cá nhân
(trong và ngoài nước) không thuộc Hội đồng thẩm tra và xét duyệt quyết toán,
tham gia, kiểm toán việc quyết toán vốn đầu tư của dự án đầu tư hoàn thành,
theo hợp đồng kinh tế đã ký.
- Chi công tác phí, văn phòng phẩm,
dịch thuật, in ấn... phục vụ công tác thẩm tra và phê duyệt.
2. Mức chi phí thẩm tra và phê
duyệt quyết toán được qui định như sau:
|
Tổng
dự toán được duyệt (tỷ đồng)
|
|
<=10
|
>10-100
|
>100-500
|
>500-1000
|
>1000
|
Tỷ
lệ %
|
|
0,05
|
0,04
|
0,03
|
|
Mức
trích
tuyệt đối
|
5
triệu đồng
|
|
|
|
300
triệu đồng
|
Các dự án đầu tư, có giá trị tổng
dự toán dưới 1 tỷ đồng không phải trích và chuyển chi phí thẩm tra và phê duyệt
quyết toán cho cơ quan chủ trì thẩm tra và phê duyệt quyết toán, cơ quan chủ
trì thẩm tra và phê duyệt quyết toán sử dụng kinh phí thu từ các dự án có tổng
dự toán => 1 tỷ đồng, để thực hiện nhiệm vụ thẩm tra và phê duyệt quyết toán
cho các dự án có tổng dự toán dưới 1 tỷ đồng Việt Nam.
Đối với các dự án đầu tư có giá
trị từ 5000 tỷ đồng (hoặc tương đương 500 triệu USD) trở lên phải lập dự án
kinh phí thẩm tra và phê duyệt quyết toán riêng trình cơ quan cấp trên của chủ
đầu tư xét duyệt.
3. Hàng năm, căn cứ vào danh mục
dự án đầu tư hoàn thành bàn giao (có phân loại dự án theo nhóm A - B - C). Chủ
đầu tư lập kế hoạch kinh phí thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư hoàn
thành, gửi cơ quan cấp trên của chủ đầu tư. Cơ quan cấp trên của chủ đầu tư xét
duyệt kế hoạch kinh phí thẩm tra và phê duyệt quyết toán tổng hợp vào kế hoạch
vốn đầu tư XDCB hàng năm, gửi Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và Bộ Tài chính.
4. Căn cứ vào kế hoạch kinh phí
thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành được duyệt, chủ đầu
tư đề nghị cơ quan cấp phát và cho vay vốn đầu tư, chuyển kinh phí kiểm ta và
phê duyệt quyết toán đầu tư dự án đầu tư hoàn thành (trong tổng số vốn cấp phát
và cho vay của các công trình) cho các chủ đầu tư thẳng vào tài khoản của cơ
quan chủ trì thẩm tra và phê duyệt quyết toán.
Trường hợp, cơ quan chủ trì thẩm
tra và phê duyệt đề nghị kiểm toán công tác quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn
thành, chủ đầu tư đề nghị cơ quan cấp phát cho vay thanh toán cho cơ quan kiểm
toán theo hợp đồng kinh tế đã ký.
5. Cơ quan chủ trì thẩm tra và
phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án đầu tư hoàn thành thực hiện việc quản lý
và sử dụng kinh phí thẩm tra và phê duyệt quyết toán theo dự toán đã được Chủ tịch
Hội đồng thẩm tra quyết toán phê duyệt. Đồng thời chịu sự kiểm tra và báo cáo
quyết toán kinh phí nói trên với cơ quan quản lý tài chính trực tiếp, theo chế
độ quản lý tài chính hiện hành.
6. Kinh phí thẩm tra và phê duyệt
quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành được lập, quản lý và sử dụng theo chế độ
quản lý kinh phí hành chính sự nghiệp với tiêu chuẩn, qui phạm, biểu giá (nếu
có) về chi tiêu hiện hành. Các chứng từ thanh toán phải đúng theo quy định của
cơ quan Tài chính.
7. Kinh phí thẩm tra và phê duyệt
quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành, được coi như kinh phí Nhà nước cấp phát
cho cơ quan chủ trì thẩm tra và phê duyệt quyết toán. Cuối năm, nếu không sử dụng
hết chi phí thẩm tra và phê duyệt quyết toán, cơ quan chủ trì thẩm tra và phê
duyệt quyết toán phải nộp đầy đủ, kịp thời vào ngân sách Nhà nước.
8. Toàn bộ chi phí cho công tác
thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án đầu tư hoàn thành của chủ đầu
tư đã trích, chuyển cho cơ quan chủ trì thẩm tra và phê duyệt quyết toán (kể cả
chi phí thanh toán cho cơ quan kiểm toán nếu có) chủ đầu tư được quyết toán vào
giá trị dự án đầu tư, thuộc khoản mục chi phí khác.
Chương 3:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Thông tư này có hiệu lực từ ngày
ban hành. Trong quá trình thực hiện đề nghị với các Bộ, ngành, địa phương và chủ
đầu tư phản ánh kịp thời những vướng mắc về Bộ Tài chính nghiên cứu, sửa đổi
cho phù hợp.