THÔNG TƯ
SỬA
ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 10/2016/TT-NHNN NGÀY 29 THÁNG 6 NĂM
2016 CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HƯỚNG DẪN MỘT SỐ NỘI DUNG QUY ĐỊNH
TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 135/2015/NĐ-CP NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 2015 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH
VỀ ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP RA NƯỚC NGOÀI
Căn cứ Luật Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Các tổ
chức tín dụng ngày 18 tháng 01 năm 2024;
Căn cứ Luật Đầu tư
số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Pháp lệnh
Ngoại hối ngày 13 tháng 12 năm 2005; Pháp lệnh
sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối ngày 18 tháng 3 năm
2013;
Căn cứ Nghị định số 70/2014/NĐ-CP
ngày 17 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Pháp lệnh Ngoại hối và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh
Ngoại hối;
Căn cứ Nghị định số 135/2015/NĐ-CP
ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ quy định về đầu tư gián tiếp ra nước
ngoài;
Căn cứ Nghị định số 102/2022/NĐ-CP
ngày 12 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 10/2016/TT-NHNN ngày 29 tháng 6 năm 2016 hướng dẫn
một số nội dung quy định tại Nghị định số 135/2015/NĐ-CP
ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ quy định về đầu tư gián tiếp ra nước
ngoài.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số
điểm, khoản, điều của Thông tư số 10/2016/TT-NHNN
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 và khoản
3 Điều 3 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau:
“2. Tổ chức nước ngoài có chương trình thưởng cổ
phiếu phát hành ở nước ngoài là tổ chức được thành lập theo pháp luật nước
ngoài (sau đây gọi là tổ chức nước ngoài).”
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như sau:
“3. Tổ chức thực hiện chương trình thưởng cổ phiếu
phát hành ở nước ngoài (sau đây gọi là tổ chức thực hiện chương trình thưởng cổ
phiếu) là tổ chức được thành lập và hoạt động tại Việt Nam, bao gồm:
a) Hiện diện thương mại tại Việt Nam của tổ chức nước
ngoài dưới các hình thức sau: Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; Chi
nhánh; Văn phòng đại diện; Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong
hợp đồng hợp tác kinh doanh;
b) Tổ chức kinh tế có quan hệ với tổ chức nước
ngoài thông qua hình thức sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc các hình thức khác
theo quy định của pháp luật Việt Nam.”
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 8 như sau:
“Điều 8. Nguyên tắc thực hiện chương trình thưởng
cổ phiếu phát hành ở nước ngoài
Việc thực hiện chương trình thưởng cổ phiếu phát
hành ở nước ngoài phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
1. Chương trình thưởng cổ phiếu phát hành ở nước
ngoài có đối tượng tham gia là người lao động có quốc tịch Việt Nam chỉ được thực
hiện thông qua tổ chức thực hiện chương trình thưởng cổ phiếu.
2. Ngoại tệ thu được từ cổ tức và các thu nhập hợp
pháp khác liên quan đến chương trình thưởng cổ phiếu phát hành ở nước ngoài phải
chuyển cho người lao động có quốc tịch Việt Nam thông qua tài khoản thực hiện
chương trình quy định tại Điều 12 Thông tư này.
3. Tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối,
nghĩa vụ nộp thuế thu nhập và các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt
Nam.”
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 như sau:
“Điều 9. Hình thức thưởng
1. Thưởng trực tiếp bằng cổ phiếu.
2. Các hình thức thưởng cổ phiếu khác ở nước ngoài
không phát sinh dòng tiền ra nước ngoài.”
4. Sửa đổi, bổ sung Điều 10 như sau:
“Điều 10. Quyền của người lao động có quốc tịch
Việt Nam
1. Được tham gia chương trình thưởng cổ phiếu phát
hành ở nước ngoài theo điều khoản, điều kiện của tổ chức nước ngoài và không
trái với quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Được nhận ngoại tệ thu được từ cổ tức và các thu
nhập hợp pháp khác liên quan đến chương trình thưởng cổ phiếu phát hành ở nước
ngoài. Việc nhận ngoại tệ thu được từ cổ tức và các thu nhập hợp pháp khác liên
quan đến chương trình thưởng cổ phiếu phát hành ở nước ngoài phải được thực hiện
theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư này.”
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 12 như sau:
“Điều 12. Mở và sử dụng tài khoản thực hiện chương
trình
1. Tổ chức thực hiện chương trình thưởng cổ phiếu
phải mở 01 (một) tài khoản thực hiện chương trình để thực hiện các giao dịch
thu, chi theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
2. Các giao dịch thu: Thu cổ tức và các thu nhập hợp
pháp khác liên quan đến chương trình thưởng cổ phiếu phát hành ở nước ngoài.
3. Các giao dịch chi:
a) Chi bán ngoại tệ cho tổ chức tín dụng được phép
để chuyển sang tài khoản bằng đồng Việt Nam của người lao động có quốc tịch Việt
Nam tham gia chương trình thưởng cổ phiếu phát hành ở nước ngoài;
b) Chi chuyển khoản sang tài khoản ngoại tệ của người
lao động có quốc tịch Việt Nam tham gia chương trình thưởng cổ phiếu phát hành ở
nước ngoài;
c) Các khoản chi hợp pháp khác liên quan đến chương
trình thưởng cổ phiếu phát hành ở nước ngoài.”
6. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 13 và điểm c khoản 1 Điều 15 như sau:
“c) Bản sao thông báo xác nhận việc thực hiện nghĩa
vụ thuế tại thời điểm gần nhất theo quy định hiện hành của pháp luật về thuế;”
7. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 22 như sau:
“b) Ngân hàng Nhà nước có văn bản xác nhận đăng ký
theo mẫu tại Phụ lục số 17 ban hành kèm theo Thông
tư này hoặc từ chối xác nhận đăng ký hạn mức tự doanh chậm nhất vào ngày 15
tháng 5 hàng năm. Trường hợp từ chối xác nhận đăng ký hạn mức tự doanh, Ngân
hàng Nhà nước có văn bản nêu rõ lý do.”
8. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 23 như sau:
“2. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ
ngày nhận được đơn đăng ký hạn mức tự doanh tạm thời, căn cứ tình hình thực hiện
đầu tư gián tiếp ra nước ngoài năm trước liền kề, tỷ lệ đầu tư an toàn của tổ
chức tự doanh, Ngân hàng Nhà nước có văn bản xác nhận theo mẫu tại Phụ lục số 18 ban hành kèm theo Thông tư này hoặc từ
chối xác nhận đăng ký hạn mức tự doanh tạm thời cho tổ chức tự doanh. Trường hợp
từ chối, Ngân hàng Nhà nước có văn bản nêu rõ lý do.”
9. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 24 như sau:
“b) Ngân hàng Nhà nước có văn bản xác nhận theo mẫu
tại Phụ lục số 19 ban hành kèm theo Thông tư này hoặc
từ chối xác nhận đăng ký chậm nhất vào ngày 15 tháng 5 hàng năm. Trường hợp từ
chối xác nhận đăng ký, Ngân hàng Nhà nước có văn bản nêu rõ lý do.”
10. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 25 như sau:
“2. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ
ngày nhận được đơn đăng ký hạn mức nhận ủy thác đầu tư tạm thời, căn cứ tình
hình thực hiện nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài năm trước liền kề của
tổ chức nhận ủy thác, Ngân hàng Nhà nước có văn bản xác nhận theo mẫu tại Phụ lục số 20 ban hành kèm theo Thông tư này hoặc từ
chối xác nhận đăng ký hạn mức nhận ủy thác tạm thời. Trường hợp từ chối, Ngân
hàng Nhà nước có văn bản nêu rõ lý do.”
11. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 26 như sau:
“2. Kiểm tra và lưu giữ các tài liệu, chứng từ liên
quan đến các giao dịch thu, chi được thực hiện trên tài khoản tự doanh, tài khoản
nhận ủy thác, tài khoản thực hiện chương trình do khách hàng xuất trình để đảm
bảo việc cung ứng các dịch vụ ngoại hối được thực hiện đúng mục đích và phù hợp
với quy định của pháp luật.
Tổ chức tín dụng được phép chỉ được thực hiện các
giao dịch thu, chi qua tài khoản thực hiện chương trình trên cơ sở:
a) Kiểm tra, đối chiếu các thông tin, tài liệu liên
quan đến chương trình thưởng cổ phiếu và việc tham gia chương trình thưởng cổ
phiếu của người lao động có quốc tịch Việt Nam do tổ chức thực hiện chương
trình thưởng cổ phiếu cung cấp theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 28 Thông
tư này;
b) Yêu cầu tổ chức thực hiện chương trình
thưởng cổ phiếu cung cấp tài liệu chứng minh tổ chức thực hiện chương trình thưởng
cổ phiếu chấp hành việc báo cáo theo phương thức điện tử cho Ngân hàng Nhà nước
theo quy định tại Thông tư này (bản chụp màn hình báo cáo gửi về hộp thư điện tử
của Ngân hàng Nhà nước đối với kỳ báo cáo gần nhất) trước khi cung ứng dịch vụ
ngoại hối cho tổ chức thực hiện chương trình thưởng cổ phiếu (trừ trường hợp
chương trình thưởng cổ phiếu lần đầu được thực hiện tại Việt Nam).”
12. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2
và bổ sung khoản 4 Điều 28 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 như sau:
“b) Xuất trình, bổ sung các hồ sơ, tài liệu, chứng
từ theo yêu cầu của tổ chức tín dụng được phép nơi tổ chức thực hiện chương
trình thưởng cổ phiếu mở tài khoản thực hiện chương trình liên quan đến việc
tham gia chương trình thưởng cổ phiếu của người lao động có quốc tịch Việt Nam
bao gồm: tài liệu thể hiện mối quan hệ giữa tổ chức nước ngoài và tổ chức thực
hiện chương trình thưởng cổ phiếu; tài liệu mô tả chương trình thưởng cổ phiếu
trong đó thể hiện các nội dung chính về hình thức thưởng, thời gian thưởng;
danh sách người lao động có quốc tịch Việt Nam được tham gia chương trình thưởng
cổ phiếu và các tài liệu liên quan khác (nếu có).”
b) Bổ sung khoản 4 như sau:
“4. Trường hợp tổ chức thực hiện chương trình thưởng
cổ phiếu chấm dứt hoạt động hoặc giải thể, trước khi chấm dứt hoạt động hoặc giải
thể và trước khi đóng tài khoản thực hiện chương trình đã mở theo quy định tại Điều 12 Thông tư này, tổ chức thực hiện chương trình thưởng cổ
phiếu phải xử lý các quyền lợi liên quan đến chương trình thưởng cổ phiếu phát
hành ở nước ngoài cho người lao động có quốc tịch Việt Nam và chuyển toàn bộ số
tiền thu được cho người lao động có quốc tịch Việt Nam tham gia chương trình
thưởng cổ phiếu phát hành ở nước ngoài thông qua tài khoản thực hiện chương
trình.”
13. Bổ sung khoản 5 Điều 29 như sau:
“5. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan của
Ngân hàng Nhà nước xử lý những vấn đề liên quan đến việc đầu tư gián tiếp ra nước
ngoài trong phạm vi Thông tư này.”
14. Sửa đổi, bổ sung Điều 35 như sau:
“Điều 35. Chế độ báo cáo đối với tổ chức thực hiện
chương trình thưởng cổ phiếu
Định kỳ hàng tháng, chậm nhất ngày 12 của tháng tiếp
theo ngay sau tháng báo cáo, tổ chức thực hiện chương trình thưởng cổ phiếu báo
cáo Ngân hàng Nhà nước về tình hình thực hiện chương trình thưởng cổ phiếu phát
hành ở nước ngoài dành cho người lao động có quốc tịch Việt Nam theo mẫu tại Phụ lục số 16 ban hành kèm theo Thông tư này. Thời
gian chốt số liệu báo cáo được tính từ ngày 01 đến ngày cuối cùng của tháng báo
cáo. Báo cáo được gửi theo phương thức điện tử về địa chỉ hộp thư điện tử
baocaocophieu@sbv.gov.vn của Ngân hàng Nhà nước và gửi bằng văn bản đến Ngân
hàng Nhà nước.”
Điều 2. Bổ sung, thay thế, bãi
bỏ một số điều và Phụ lục của Thông tư số 10/2016/TT-NHNN
1. Bãi bỏ Điều 11.
2. Bãi bỏ, thay thế, bổ sung một số phụ lục như
sau:
a) Bãi bỏ Phụ
lục số 02;
b) Thay thế Phụ
lục số 16 bằng Phụ lục số 16 ban hành kèm
theo Thông tư này;
c) Bổ sung Phụ lục số 17,
Phụ lục số 18, Phụ lục
số 19 và Phụ lục số 20 ban hành kèm theo Thông
tư này.
Điều 3. Trách nhiệm tổ chức thực
hiện
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối, Thủ
trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm tổ
chức thực hiện Thông tư này.
Điều 4. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 12 tháng 8 năm
2024.
2. Sau thời hạn 01 năm kể từ ngày Thông tư này có
hiệu lực thi hành, các chương trình thưởng cổ phiếu có hình thức thưởng quyền
mua cổ phiếu với các điều kiện ưu đãi đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác
nhận đăng ký trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành chỉ được thực hiện dưới
các hình thức thưởng cổ phiếu khác ở nước ngoài không phát sinh dòng tiền ra nước
ngoài.
Nơi nhận:
- Ban lãnh đạo NHNN;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
- Thủ trưởng các đơn vị thuộc NHNN;
- TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Công báo;
- Lưu: VP, Vụ PC, Vụ QLNH.
|
KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC
Phạm Quang Dũng
|
PHỤ
LỤC SỐ 16
(kèm theo Thông
tư số 23/2024/TT-NHNN ngày 28 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam)
TÊN TỔ CHỨC THỰC
HIỆN CHƯƠNG TRÌNH THƯỞNG CỔ PHIẾU
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: ……………
|
…, ngày … tháng …
năm
|
Kính gửi:
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối)
BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH THƯỞNG
CỔ PHIẾU PHÁT HÀNH Ở NƯỚC NGOÀI CÓ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA
LÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ QUỐC TỊCH VIỆT NAM
(Tháng ... Năm …)
I. Thông tin chung:
- Tên tổ chức nước ngoài: … tại quốc gia: …
- Hình thức thưởng: …
- Tài khoản thực hiện chương trình thưởng cổ phiếu
số … mở tại …. (Tên tổ chức tín dụng được phép), điện thoại liên hệ: …
II. Số liệu báo cáo về ngoại tệ thu được từ cổ tức
và các thu nhập hợp pháp khác liên quan đến chương trình thưởng cổ phiếu phát
hành ở nước ngoài
Chỉ tiêu
|
Tổng số
|
Ngoại tệ
|
Quy USD
|
Số tiền chuyển về Việt Nam (*)
|
|
|
Ghi chú:
- Tỷ giá được quy đổi theo tỷ giá công bố của tổ
chức tín dụng được phép (nơi Tổ chức thực hiện chương trình thưởng cổ phiếu mở
tài khoản thực hiện chương trình) tại thời điểm báo cáo.
- (*) Số tiền chuyển về Việt Nam được … (Tên tổ
chức tín dụng được phép) xác nhận tại văn bản … ngày … (gửi kèm theo báo cáo này)
hoặc xác nhận theo phương thức điện tử (gửi bản chụp màn hình kèm theo báo cáo này)
Người lập biểu
(Ký, họ tên, số điện thoại liên hệ)
|
Đại diện có thẩm
quyền của tổ chức thực hiện chương trình thưởng cổ phiếu
(Ký, họ tên, đóng dấu)
|
PHỤ
LỤC SỐ 17
(kèm theo Thông
tư số 23/2024/TT-NHNN ngày 28 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam)
Kính gửi:
…………………………………………….
Trả lời đề nghị của …………….. (tên tổ chức tự doanh)
tại Đơn đăng ký hạn mức tự doanh số ... ngày ... kèm theo hồ sơ liên quan, Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) có ý kiến như sau:
1. Căn cứ Nghị định 135/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ
quy định về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, Thông tư số 10/2016/TT-NHNN ngày 29/6/2016 của NHNN hướng
dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định 135/2015/NĐ-CP
(đã được sửa đổi, bổ sung) và Quyết định phê duyệt Tổng hạn mức đầu tư gián tiếp
ra nước ngoài năm …. của Thủ tướng Chính phủ, NHNN xác nhận (tên tổ chức tự
doanh) đã đăng ký hạn mức tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài năm ….
2. Nội dung đăng ký hạn mức tự doanh đầu tư
gián tiếp ra nước ngoài năm … của (tên tổ chức tự doanh) với NHNN:
- Tên của tổ chức tự doanh:
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước
ngoài số:
- Quy mô vốn/Quy mô tài sản tại thời điểm đăng ký:
- Tài khoản tự doanh số: ... tại tổ chức tín dụng:
...
- Hạn mức tự doanh năm …: …, trong đó bao gồm phần
hạn mức tự doanh năm liền trước và hạn mức tự doanh tạm thời năm ... (năm đăng
ký) đang thực hiện đầu tư tại nước ngoài.
- Thời hạn thực hiện hạn mức tự doanh:
3. Khi thực hiện tự doanh đầu tư gián tiếp
ra nước ngoài, (tên tổ chức tự doanh) có trách nhiệm:
a) Thực hiện tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước
ngoài vào công cụ được phép đầu tư theo quy định tại Nghị định 135/2015/NĐ-CP, Thông tư 10/2016/TT-NHNN và các văn bản sửa đổi, bổ sung
(nếu có) trong phạm vi hạn mức tự doanh được NHNN xác nhận đăng ký.
b) Tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành về
tỷ lệ đầu tư an toàn; trạng thái ngoại tệ và các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an
toàn trong hoạt động thuộc lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm (nếu có);
đảm bảo đáp ứng và duy trì các điều kiện để thực hiện tự doanh đầu tư gián tiếp
ra nước ngoài.
c) Chấp hành đúng các quy định của pháp luật về đầu
tư gián tiếp ra nước ngoài, các quy định về quản lý ngoại hối, phòng chống rửa
tiền và các quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan.
d) Tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp
pháp và hiệu quả của số ngoại tệ chuyển ra nước ngoài để thực hiện tự doanh đầu
tư gián tiếp ở nước ngoài. NHNN không chịu bất cứ trách nhiệm pháp lý và tài
chính nào ngoài việc xác nhận hạn mức tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài
cho (tên tổ chức tự doanh) theo các nội dung tại công văn này.
đ) Đối với trường hợp tổ chức tự doanh là doanh
nghiệp có vốn nhà nước: (tên tổ chức tự doanh) và người đại diện chủ sở hữu phần
vốn nhà nước có trách nhiệm thực hiện các biện pháp kiểm soát, quản lý nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, đảm bảo tuyệt đối
an toàn đối với số vốn đầu tư gián tiếp chuyển ra nước ngoài.
Đối với trường hợp tổ chức tự doanh không phải là
doanh nghiệp có vốn nhà nước: Vốn đầu tư ra nước ngoài thuộc vốn chủ sở hữu của
(tên tổ chức tự doanh), do đó, phải đảm bảo an toàn, hiệu quả, hạn chế rủi ro đối
với số vốn đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.
e) Tuân thủ chế độ báo cáo theo quy định tại Thông
tư số 10/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ
sung).
Công văn số ... ngày ... của NHNN xác nhận đăng ký
hạn mức tự doanh tạm thời cho (tên tổ chức tự doanh) hết hiệu lực kể từ ngày ký
công văn này.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông báo để (tên tổ chức
tự doanh) biết và thực hiện./.
Nơi nhận:
- …
|
TL. THỐNG ĐỐC
VỤ TRƯỞNG VỤ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI
|
PHỤ
LỤC SỐ 18
(kèm theo Thông
tư số 23/2024/TT-NHNN ngày 28 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam)
Kính gửi:
…………………………………….
Trả lời đề nghị của ………….. (tên tổ chức tự doanh) tại
Đơn đăng ký hạn mức tự doanh tạm thời số ... ngày ... kèm theo hồ sơ liên quan,
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) có ý kiến như sau:
1. Căn cứ Nghị định 135/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ
quy định về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài và Thông tư số 10/2016/TT-NHNN ngày 29/6/2016 của NHNN hướng
dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định 135/2015/NĐ-CP
(đã được sửa đổi, bổ sung), NHNN xác nhận (tên tổ chức tự doanh) đã đăng ký hạn
mức tự doanh tạm thời đầu tư gián tiếp ra nước ngoài năm ….
2. Nội dung đăng ký hạn mức tự doanh tạm thời
đầu tư gián tiếp ra nước ngoài năm … của (tên tổ chức tự doanh) với NHNN:
- Tên của tổ chức tự doanh:
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước
ngoài số:
- Quy mô vốn/Quy mô tài sản tại thời điểm đăng ký:
- Tài khoản tự doanh số: … tại tổ chức tín dụng:…
- Hạn mức tự doanh tạm thời năm …: …, trong đó bao
gồm phần hạn mức tự doanh năm liền trước đang thực hiện đầu tư tại nước ngoài.
- Thời hạn thực hiện hạn mức tự doanh tạm thời:
3. Khi thực hiện tự doanh đầu tư gián tiếp
ra nước ngoài, (tên tổ chức tự doanh) có trách nhiệm:
a) Thực hiện tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước
ngoài vào công cụ được phép đầu tư theo quy định tại Nghị định 135/2015/NĐ-CP, Thông tư 10/2016/TT-NHNN và các văn bản sửa đổi, bổ
sung (nếu có) trong phạm vi hạn mức tự doanh tạm thời được NHNN xác nhận đăng
ký.
b) Tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành về
tỷ lệ đầu tư an toàn; trạng thái ngoại tệ và các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an
toàn trong hoạt động thuộc lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm (nếu có);
đảm bảo đáp ứng và duy trì các điều kiện để thực hiện tự doanh đầu tư gián tiếp
ra nước ngoài.
c) Chấp hành đúng các quy định của pháp luật về đầu
tư gián tiếp ra nước ngoài, các quy định về quản lý ngoại hối, phòng chống rửa
tiền và các quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan.
d) Tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp
pháp và hiệu quả của số ngoại tệ chuyển ra nước ngoài để thực hiện tự doanh đầu
tư gián tiếp ở nước ngoài. NHNN không chịu bất cứ trách nhiệm pháp lý và tài
chính nào ngoài việc xác nhận hạn mức tự doanh tạm thời đầu tư gián tiếp ra nước
ngoài cho (tên tổ chức tự doanh) theo các nội dung tại công văn này.
đ) Đối với trường hợp tổ chức tự doanh là doanh
nghiệp có vốn nhà nước: (tên tổ chức tự doanh) và người đại diện chủ sở hữu phần
vốn nhà nước có trách nhiệm thực hiện các biện pháp kiểm soát, quản lý nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, đảm bảo tuyệt đối
an toàn đối với số vốn đầu tư gián tiếp chuyển ra nước ngoài.
Đối với trường hợp tổ chức tự doanh không phải là
doanh nghiệp có vốn nhà nước: Vốn đầu tư ra nước ngoài thuộc vốn chủ sở hữu của
(tên tổ chức tự doanh), do đó, phải đảm bảo an toàn, hiệu quả, hạn chế rủi ro đối
với số vốn đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.
e) Tuân thủ chế độ báo cáo theo quy định tại Thông
tư số 10/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung).
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông báo để (tên tổ chức
tự doanh) biết và thực hiện./.
Nơi nhận:
- …………..
|
TL. THỐNG ĐỐC
VỤ TRƯỞNG VỤ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI
|
PHỤ
LỤC SỐ 19
(kèm theo Thông
tư số 23/2024/TT-NHNN ngày 28 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam)
Kính gửi:
…………………………………………….
Trả lời đề nghị của …………….. (tên tổ chức nhận ủy
thác) tại Đơn đăng ký hạn mức nhận ủy thác số ... ngày ... kèm theo hồ sơ liên
quan, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) có ý kiến như sau:
1. Căn cứ Nghị định 135/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ
quy định về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, Thông tư số 10/2016/TT-NHNN ngày 29/6/2016 của NHNN hướng
dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định 135/2015/NĐ-CP
(đã được sửa đổi, bổ sung) và Quyết định phê duyệt Tổng hạn mức đầu tư gián tiếp
ra nước ngoài năm …. của Thủ tướng Chính phủ, NHNN xác nhận (tên tổ chức nhận ủy
thác) đã đăng ký hạn mức nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài năm …
2. Nội dung đăng ký hạn mức nhận ủy thác đầu
tư gián tiếp ra nước ngoài năm … của (tên tổ chức nhận ủy thác) với NHNN:
- Tên của tên tổ chức nhận ủy thác:
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu
tư gián tiếp ra nước ngoài số:
- Quy mô vốn/Quy mô tài sản ủy thác:
- Tài khoản nhận ủy thác số: … tại tổ chức tín dụng:
…
- Hạn mức nhận ủy thác năm …: …, trong đó bao gồm
phần hạn mức nhận ủy thác năm liền trước và hạn mức nhận ủy thác tạm thời năm
... (năm đăng ký) đang thực hiện đầu tư tại nước ngoài.
- Thời hạn thực hiện hạn mức nhận ủy thác:
3. Khi thực hiện nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra
nước ngoài, (tên tổ chức nhận ủy thác) có trách nhiệm:
a) Thực hiện nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước
ngoài vào công cụ được phép đầu tư theo quy định tại Nghị định 135/2015/NĐ-CP, Thông tư 10/2016/TT-NHNN và các văn bản sửa đổi, bổ
sung (nếu có) trong phạm vi hạn mức nhận ủy thác được NHNN xác nhận đăng ký.
b) Tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành về
tỷ lệ đầu tư an toàn; trạng thái ngoại tệ và các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an
toàn trong hoạt động thuộc lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm (nếu có);
đảm bảo đáp ứng và duy trì các điều kiện để thực hiện nhận ủy thác đầu tư gián
tiếp ra nước ngoài.
c) Chấp hành đúng các quy định của pháp luật về đầu
tư gián tiếp ra nước ngoài, các quy định về quản lý ngoại hối, phòng chống rửa
tiền và các quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan.
d) Tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp
pháp và hiệu quả của số ngoại tệ chuyển ra nước ngoài để thực hiện nhận ủy thác
đầu tư gián tiếp ở nước ngoài. NHNN không chịu bất cứ trách nhiệm pháp lý và
tài chính nào ngoài việc xác nhận hạn mức nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước
ngoài cho (tên tổ chức nhận ủy thác) theo các nội dung tại công văn này.
đ) Đối với trường hợp tổ chức nhận ủy thác là doanh
nghiệp có vốn nhà nước: (tên tổ chức nhận ủy thác) và người đại diện chủ sở hữu
phần vốn nhà nước có trách nhiệm thực hiện các biện pháp kiểm soát, quản lý nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, đảm bảo
tuyệt đối an toàn đối với số vốn đầu tư gián tiếp chuyển ra nước ngoài.
Đối với trường hợp tổ chức nhận ủy thác không phải
là doanh nghiệp có vốn nhà nước: phải đảm bảo an toàn, hiệu quả, hạn chế rủi ro
đối với số vốn đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.
e) Tuân thủ chế độ báo cáo theo quy định tại Thông
tư số 10/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ
sung).
Công văn số ... ngày ... của NHNN xác nhận đăng ký
hạn mức nhận ủy thác tạm thời cho (tên tổ chức nhận ủy thác) hết hiệu lực kể từ
ngày ký công văn này.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông báo để (tên tổ chức
nhận ủy thác) biết và thực hiện./.
Nơi nhận:
- …
|
TL. THỐNG ĐỐC
VỤ TRƯỞNG VỤ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI
|
PHỤ
LỤC SỐ 20
(kèm theo Thông
tư số 23/2024/TT-NHNN ngày 28 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam)
Kính gửi:
…………………………………….
Trả lời đề nghị của …… (tên tổ chức nhận ủy thác) tại
Đơn đăng ký hạn mức nhận ủy thác tạm thời số ... ngày ... kèm theo hồ sơ liên
quan, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) có ý kiến như sau:
1. Căn cứ Nghị định 135/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ
quy định về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài và Thông tư số 10/2016/TT-NHNN ngày 29/6/2016 của NHNN hướng
dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định 135/2015/NĐ-CP
(đã được sửa đổi, bổ sung), NHNN xác nhận (tên tổ chức nhận ủy thác) đã đăng ký
hạn mức nhận ủy thác tạm thời đầu tư gián tiếp ra nước ngoài năm …
2. Nội dung đăng ký hạn mức nhận ủy thác tạm
thời đầu tư gián tiếp ra nước ngoài năm … của (tên tổ chức nhận ủy thác) với
NHNN:
- Tên của tổ chức nhận ủy thác:
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu
tư gián tiếp ra nước ngoài số:
- Quy mô vốn/Quy mô tài sản ủy thác:
- Tài khoản nhận ủy thác số: … tại tổ chức tín dụng:…
- Hạn mức nhận ủy thác tạm thời năm …: …, trong đó
bao gồm phần hạn mức nhận ủy thác năm liền trước đang thực hiện đầu tư tại nước
ngoài.
- Thời hạn thực hiện hạn mức nhận ủy thác tạm thời:
3. Khi thực hiện nhận ủy thác đầu tư gián tiếp
ra nước ngoài, (tên tổ chức nhận ủy thác) có trách nhiệm:
a) Thực hiện nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước
ngoài vào công cụ được phép đầu tư theo quy định tại Nghị định 135/2015/NĐ-CP và Thông tư 10/2016/TT-NHNN trong phạm vi hạn mức nhận ủy
thác tạm thời được NHNN xác nhận đăng ký.
b) Tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành về
tỷ lệ đầu tư an toàn; trạng thái ngoại tệ và các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an
toàn trong hoạt động thuộc lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm (nếu có);
đảm bảo đáp ứng và duy trì các điều kiện để thực hiện nhận ủy thác đầu tư gián
tiếp ra nước ngoài.
c) Chấp hành đúng các quy định của pháp luật về đầu
tư gián tiếp ra nước ngoài, các quy định về quản lý ngoại hối, phòng chống rửa
tiền và các quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan.
d) Tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp
pháp và hiệu quả của số ngoại tệ chuyển ra nước ngoài để thực hiện nhận ủy thác
đầu tư gián tiếp ở nước ngoài. NHNN không chịu bất cứ trách nhiệm pháp lý và
tài chính nào ngoài việc xác nhận hạn mức nhận ủy thác tạm thời đầu tư gián tiếp
ra nước ngoài cho (tên tổ chức nhận ủy thác) theo các nội dung tại công văn này.
đ) Đối với trường hợp tổ chức nhận ủy thác là doanh
nghiệp có vốn nhà nước: (tên tổ chức nhận ủy thác) và người đại diện chủ sở hữu
phần vốn nhà nước có trách nhiệm thực hiện các biện pháp kiểm soát, quản lý nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, đảm bảo
tuyệt đối an toàn đối với số vốn đầu tư gián tiếp chuyển ra nước ngoài.
Đối với trường hợp tổ chức nhận ủy thác không phải
là doanh nghiệp có vốn nhà nước: phải đảm bảo an toàn, hiệu quả, hạn chế rủi ro
đối với số vốn đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.
e) Tuân thủ chế độ báo cáo theo quy định tại Thông
tư số 10/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ
sung).
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông báo để (tên tổ chức
nhận ủy thác) biết và thực hiện./.
Nơi nhận:
- …………..
|
TL. THỐNG ĐỐC
VỤ TRƯỞNG VỤ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI
|