BỘ
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------
|
Số:
10/2009/TT-BKHCN
|
Hà
Nội, ngày 24 tháng 4 năm 2009
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THẨM TRA CÔNG NGHỆ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Căn cứ Nghị định số
28/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Luật Đầu tư năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
Căn cứ Nghị định số 133/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ;
Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn
thẩm tra công nghệ các dự án đầu tư ở giai đoạn xem xét cấp Giấy chứng nhận đầu
tư như sau:
I. QUY ĐỊNH
CHUNG
1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn việc thẩm
tra công nghệ các dự án đầu tư do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu
tư; các dự án do Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh, các Ban Quản lý khu công nghiệp, khu
chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế cấp Giấy chứng nhận đầu tư quy định
tại Điều 37, Điều 38, Điều 39 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP
ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật Đầu tư.
2. Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng của Thông tư
này bao gồm:
a) Các cơ quan tổ chức thẩm tra
công nghệ các dự án đầu tư theo quy định tại Phần IV Thông tư này.
b) Các tổ chức, cá nhân có liên
quan đến việc thẩm tra công nghệ dự án đầu tư.
II. NỘI DUNG
THẨM TRA CÔNG NGHỆ
Trong hồ sơ dự án đầu tư, cần thẩm
tra những nội dung sau:
1. Công nghệ của dự án
a) Xem xét công nghệ thuộc Danh
mục công nghệ khuyến khích chuyển giao, Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao
hoặc Danh mục công nghệ cấm chuyển giao ban hành kèm theo Nghị định số
133/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ.
b) Xem xét sự hoàn thiện của
công nghệ: Tùy loại sản phẩm và phương pháp sản xuất, sơ đồ công nghệ có thể
khác nhau, nhưng phải thể hiện đầy đủ các công đoạn trong dây chuyền sản xuất
nhằm tạo ra được các sản phẩm đã dự kiến cả về số lượng và chất lượng.
c) Xem xét mức độ tiên tiến của
dây chuyền công nghệ: Dây chuyền công nghệ đạt trình độ tiên tiến là dây chuyền
sản xuất chuyên môn hoá, được tổ chức theo phương pháp cơ khí - tự động hóa,
trong đó có ứng dụng kỹ thuật số và ít nhất phải có 1/3 (một phần ba) tính theo
giá trị các thiết bị tự động được điều khiển theo chương trình; trên dây chuyền
sản xuất không có các khâu lao động thủ công nặng nhọc; dây chuyền sản xuất được
bố trí trong không gian đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động
và vệ sinh môi trường.
d) Lựa chọn công nghệ: Qua các
phương án công nghệ nêu trong dự án đầu tư, cần phân tích, so sánh ưu nhược điểm
của từng phương án và trên cơ sở xem xét tính hoàn thiện của công nghệ, mức độ
tiên tiến của dây chuyền công nghệ, tính thích hợp của công nghệ để nhận xét về
phương án công nghệ được chọn.
đ) Đối với dự án đầu tư vào khu
công nghệ cao, ngoài các quy định nêu tại Thông tư này, cần phải đáp ứng các
tiêu chí nêu tại Quy định về tiêu chuẩn xác định dự án sản xuất sản phẩm công
nghệ cao ban hành kèm theo Quyết định số 27/2006/QĐ-BKHCN ngày 18 tháng 12 năm
2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
2. Các sản phẩm do công nghệ tạo
ra, thị trường sản phẩm
a) Dự báo nhu cầu thị trường
(trong và ngoài nước) có tính đến các sản phẩm cùng loại, độ tin cậy của dự
báo.
b) Dự báo thị phần của sản phẩm
do công nghệ tạo ra, tỷ lệ xuất khẩu.
c) Tính hợp lý về quy mô công
nghệ.
d) Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm
được áp dụng.
đ) Khả năng cạnh tranh (về chất
lượng, mẫu mã, giá thành) của sản phẩm do công nghệ tạo ra.
3. Thiết bị trong dây chuyền
công nghệ
a) Thiết bị trong dây chuyền
công nghệ được xem xét trên cơ sở thiết bị đó có tính năng, chất lượng phù hợp
với yêu cầu của công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng và số lượng như dự
kiến.
b) Tính đồng bộ của thiết bị
trong dây chuyền công nghệ (danh mục các thiết bị của dự án đầu tư phải thể hiện
khả năng thực hiện các công đoạn trong dây chuyền công nghệ, đáp ứng yêu cầu về
số lượng, chất lượng các sản phẩm). Đặc biệt đối với những dự án mà bên nước
ngoài tham gia góp vốn bằng thiết bị, cần lưu ý không để xảy ra trường hợp đưa
vào danh mục các thiết bị không cần thiết .
c) Trên cơ sở danh mục các thiết
bị của dự án đầu tư, cần xem xét cụ thể:
- Xuất xứ của thiết bị (nước sản
xuất, hãng sản xuất).
- Ký mã hiệu, các đặc tính, tính
năng kỹ thuật của thiết bị.
- Công suất của thiết bị.
- Năm chế tạo của thiết bị.
- Tình trạng thiết bị (mới hay
cũ).
- Thời gian bảo hành.
d) Phương thức mua sắm thiết bị:
Có đấu thầu hay không ? Lý do?
đ) Trong các dự án đầu tư, khuyến
khích sử dụng thiết bị mới. Trường hợp nhập khẩu các thiết bị đã qua sử dụng
thì phải tuân thủ đúng các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.
4. Nguyên, nhiên, vật liệu, linh
kiện, phụ tùng cho sản xuất
a) Xem xét khả năng khai thác,
cung ứng, vận chuyển, lưu giữ nguyên vật liệu để cung cấp cho dự án.
b) Xem xét chủng loại, khối lượng,
giá trị các loại linh kiện, phụ tùng hoặc bán thành phẩm phải nhập ngoại để gia
công, lắp ráp, sản xuất ra sản phẩm.
c) Xem xét chủng loại, khối lượng,
giá trị nguyên, nhiên, vật liệu phải nhập ngoại, khả năng sử dụng nguyên,
nhiên, vật liệu tại địa phương và trong nước, khả năng sử dụng nguyên liệu ít
gây ô nhiễm môi trường.
5. Hiệu quả của dự án
Khi đánh giá hiệu quả của dự án,
trong đó có sự đóng góp của công nghệ, cần xem xét các khía cạnh sau:
a) Các lợi ích kinh tế - xã hội
do dự án mang lại (khả năng tạo năng lực sản xuất mới, ngành nghề mới, sản phẩm
mới, mở rộng thị trường, tạo việc làm cho người lao động, đóng góp cho ngân
sách nhà nước, lợi ích kinh tế của chủ dự án, v.v...).
b) Hiệu quả của công nghệ đối với
địa phương, ngành (nâng cao trình độ công nghệ sản xuất của ngành, góp phần đổi
mới công nghệ sản xuất của địa phương, góp phần làm gia tăng giá trị sản phẩm,
tạo ra sản phẩm chủ lực, sản phẩm có thế mạnh của địa phương).
6. Những vấn đề khác có liên
quan (nếu có)
III. TRÌNH TỰ,
THỦ TỤC VÀ KINH PHÍ HỖ TRỢ CÔNG TÁC THẨM TRA CÔNG NGHỆ
1. Hồ sơ đề nghị thẩm tra công
nghệ
Hồ sơ đề nghị thẩm tra công nghệ
bao gồm:
a) Công văn đề nghị thẩm tra
công nghệ dự án đầu tư do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư gửi.
b) Các tài liệu thuộc hồ sơ đề
nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
c) Giải trình kinh tế - kỹ thuật,
trong đó nêu rõ giải pháp về công nghệ bao gồm: quy trình công nghệ; phân tích
và lựa chọn phương án công nghệ; danh mục máy móc, trang thiết bị; dây chuyền
công nghệ; đánh giá tác động của công nghệ đến môi trường và hiệu quả kinh tế -
xã hội.
d) Dự thảo hợp đồng chuyển giao
công nghệ (nếu dự án đầu tư có nội dung góp vốn bằng công nghệ).
2. Trình tự thẩm tra công nghệ
a) Trong thời gian 15 ngày làm
việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị thẩm tra công nghệ, cơ quan tổ chức thẩm
tra công nghệ nghiên cứu và có ý kiến thẩm tra về công nghệ gửi cơ quan có thầm
quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
b) Đối với dự án có nội dung
công nghệ rõ ràng, thuộc chuyên môn mà cán bộ cơ quan tổ chức thẩm tra công nghệ
nắm vững, cơ quan tổ chức thẩm tra công nghệ trực tiếp xử lý và có ý kiến bằng
văn bản gửi cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư để tổng hợp trong
quá trình xem xét, cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Phiếu thẩm tra công nghệ dự án đầu
tư và nội dung của văn bản thẩm tra công nghệ dự án đầu tư theo mẫu quy định tại
Phụ lục I và II của Thông tư này.
c) Đối với những dự án có nội dung
công nghệ phức tạp, có tính liên ngành hoặc có phạm vi ảnh hưởng rộng, đòi hỏi
phải có ý kiến của các chuyên gia và các cơ quan chuyên ngành, tuỳ theo mức độ
phức tạp về công nghệ của dự án đầu tư, thủ trưởng cơ quan tổ chức thẩm tra
công nghệ các dự án đầu tư quyết định việc lấy ý kiến chuyên gia, ý kiến phản
biện của cá nhân hoặc tổ chức chuyên ngành, tổ chức hội nghị tư vấn hoặc thành
lập hội đồng thẩm định để xem xét.
- Đối với những dự án cần phải lấy
ý kiến của chuyên gia, cơ quan tổ chức thẩm tra công nghệ gửi hồ sơ dự án đến
chuyên gia để lấy ý kiến góp ý. Chuyên gia được gửi lấy ý kiến phải là người có
trình độ chuyên môn phù hợp và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực
chuyên ngành cần thẩm tra. Phiếu đánh giá của chuyên gia đối với công nghệ của
dự án đầu tư theo mẫu quy định tại Phụ lục III của Thông tư này.
- Đối với những dự án cần phải tổ
chức hội nghị tư vấn, thành phần được mời phải là những chuyên gia chuyên
ngành, có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cần thẩm tra và đại diện
các cơ quan quản lý chuyờn ngành có liên quan. Biên bản hội nghị tư vấn phải thể
hiện đầy đủ các ý kiến thảo luận, kết luận của người chủ trì hội nghị và có
danh sách đại biểu tham dự kèm theo. Biên bản hội nghị tư vấn thẩm tra công nghệ
của dự án đầu tư theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Thông tư này.
- Đối với những dự án cần phải tổ
chức hội đồng thẩm định, cơ quan tổ chức thẩm tra công nghệ ra quyết định thành
lập hội đồng thẩm định công nghệ của dự án đầu tư. Hội đồng thẩm định phải có tối
thiểu 07 thành viên, trong đó 2/3 là các chuyên gia chuyên ngành, có ít nhất 05
năm kinh nghiệm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực cần thẩm tra, chủ tịch hội đồng
phải là chuyên gia đầu ngành, có uy tín trong lĩnh vực cần thẩm tra. Kết luận của
hội đồng là cơ sở để cơ quan tổ chức thẩm tra công nghệ có ý kiến về công nghệ
của dự án đầu tư.
Phiếu đánh giá của thành viên hội
đồng thẩm định công nghệ của dự án đầu tư và Biên bản hội đồng thẩm định công
nghệ của dự án đầu tư theo mẫu quy định tại Phụ lục V và VI của Thông tư này.
3. Kinh phí hỗ trợ công tác thẩm
tra công nghệ các dự án đầu tư
a) Nguồn kinh phí: Hằng năm, cơ
quan tổ chức thẩm tra công nghệ các dự án đầu tư lập dự toán kinh phí hỗ trợ
cho công tác thẩm tra công nghệ, bố trí trong dự toán chi thường xuyên được
giao của cơ quan, tổ chức thẩm tra công nghệ. Ngân sách trung ương thực hiện
chi cho nhiệm vụ thẩm tra công nghệ do Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện; ngân
sách địa phương chi cho các nhiệm vụ thẩm tra công nghệ các dự án đầu tư do địa
phương giao cho Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện.
b) Nội dung chi:
- Chi cho chuyên gia tư vấn,
đánh giá;
- Chi tổ chức hội nghị tư vấn;
- Chi tổ chức hội đồng thẩm định;
- Chi phí ăn, ở, đi lại cho các
chuyên gia, thành viên hội đồng ở xa;
- Chi phí in ấn tài liệu, nước uống
phục vụ hội nghị.
c) Mức chi:
Áp dụng mức chi nêu tại tiết a khoản 4 Phần II Thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN
ngày 07 tháng 5 năm 2007 của Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ và trên cơ
sở phù hợp với mức dự toán chi ngân sách nhà nước hằng năm được giao, cụ thể:
- Đối với hội nghị tư vấn:
+ Chủ trì hội nghị: 300.000 đồng.
+ Thư ký hội nghị: 200.000 đồng.
+ Ý kiến chuyên gia: Tối đa
không quá 300.000 đồng/chuyên gia.
+ Đại biểu tham dự: 70.000 đồng/đại
biểu.
- Đối với hội đồng thẩm định
công nghệ:
+ Chủ tịch hội đồng: 300.000 đồng.
+ Thành viên, thư ký khoa học:
200.000 đồng/thành viên.
+ Phản biện: Tuỳ theo nội dung
công nghệ và mức độ phức tạp của dự án, mức chi tối đa không quá 450.000 đồng/uỷ
viên phản biện.
+ Thư ký hành chính: 150.000 đồng/đại
biểu.
+ Đại biểu tham dự: 70.000 đồng/đại
biểu.
- Về chi phí đi lại, ăn, ở cho
chuyên gia, thành viên hội đồng, chi phí in ấn tài liệu, nước uống phục vụ hội
nghị, hội đồng thẩm định thực hiện theo các quy định về chi công tác phí, hội
nghị phí.
Đối với cán bộ tham gia thẩm định
dự án theo chức năng nhiệm vụ được giao, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước
không được hưởng các khoản chi về thẩm định.
d) Chấp hành và quyết toán kinh
phí :
- Hằng năm, căn cứ vào dự toán
được giao, cơ quan thực hiện thẩm tra công nghệ dự án đầu tư thực hiện chi theo
đúng các quy định tại Thông tư này và các quy định về quản lý ngân sách nhà nước
khác.
- Việc thanh, quyết toán kinh
phí thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Bộ Khoa học và Công nghệ tổ
chức thẩm tra công nghệ các dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều
76 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ. Vụ Đánh
giá, Thẩm định và Giám định Công nghệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ là đơn vị
tổ chức thẩm tra.
2. Sở Khoa học và Công nghệ của
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thẩm tra công nghệ các dự án
đầu tư thuộc thẩm quyền của Uỷ ban Nhân dân tỉnh được phân cấp quy định tại Điều 80 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của
Chính phủ.
3. Đối với dự án đầu tư xây dựng
công trình, nếu cơ quan thẩm định dự án có văn bản đề nghị cơ quan quản lý nhà
nước về khoa học và công nghệ có ý kiến về công nghệ, phương án công nghệ, dây
chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ, thì việc thẩm định
công nghệ các dự án đầu tư xây dựng công trình có thể áp dụng các nội dung nêu
tại Thông tư này.
V. ĐIỀU KHOẢN
THI HÀNH
1. Thông tư này có hiệu lực sau
45 ngày, kể từ ngày ký.
2. Thông tư này thay thế Thông
tư số 55/2002/TT-BKHCNMT ngày 23 tháng 7 năm 2002 của Bộ Khoa học, Công nghệ và
Môi trường hướng dẫn thẩm định công nghệ và môi trường các dự án đầu tư.
3. Trong quá trình thực hiện Thông
tư này, nếu có vấn đề vướng mắc, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan,
tổ chức, cá nhân có liên quan kịp thời phản ánh cho Bộ Khoa học và Công nghệ để
nghiên cứu sửa đổi, bổ sung./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở KH&CN các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Các đơn vị thuộc Bộ KH&CN;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Lưu : VT, Vụ ĐTG.
|
KT.BỘ
TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Quân
|
PHỤ LỤC I
PHIẾU THẨM TRA CÔNG NGHỆ
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 10/2009/TT-BKHCN ngày 24 tháng 4 năm 2009)
PHIẾU THẨM TRA CÔNG NGHỆ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ
(trong
giai đoạn thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư)
Văn bản yêu cầu thẩm tra số:
……….ngày .…..tháng …...năm 200....... của ....................
I. NHỮNG THÔNG TIN CHUNG :
1. Tên Dự án đầu tư (DAĐT):
- Tiếng Việt :
- Tiếng nước ngoài :
2. Hình thức đầu tư:
3. Chủ đầu tư:
II. NỘI DUNG THẨM TRA CÔNG NGHỆ:
TT
|
NỘI
DUNG THẨM TRA
|
TÓM
TẮT THEO HỒ SƠ DAĐT
|
Ý
KIẾN CỦA NGƯỜI THẨM TRA
|
1
|
Hồ sơ dự án: kiểm tra sự đầy đủ
của hồ sơ theo quy định.
|
|
|
2
|
Các Bên thực hiện dự án:
- Tên, địa chỉ của chủ đầu tư
hoặc người đại diện có thẩm quyền.
- Tư cách pháp nhân, năng lực chuyên
môn và tài chính của chủ đầu tư trong lĩnh vực đầu tư của dự án.
|
|
|
3
|
Mục tiêu, lĩnh vực hoạt động của
dự án:
- Sự cần thiết phải đầu tư.
- Sự phù hợp của mục tiêu dự
án với chủ trương, chính sách, quy hoạch của Nhà nước.
|
|
|
4
|
Vốn đầu tư:
- Tổng vốn đầu tư, vốn pháp định.
- Phân kỳ đầu tư.
- Xuất xứ nguồn vốn.
|
|
|
5
|
Công nghệ:
- Quy trình công nghệ và đặc
điểm nổi bật của công nghệ (ưu điểm).
- Sự hoàn thiện của công nghệ.
- Mức độ tiên tiến của dây
chuyền
công nghệ.
- Tính mới của công nghệ.
- Tính thích hợp của công nghệ.
- Phương án lựa chọn công nghệ.
- Dự thảo Hợp đồng CGCN (nếu dự
án đầu tư có góp vốn bằng công nghệ)
|
|
|
6
|
Thiết bị trong dây chuyền công
nghệ:
- Ký mã hiệu, các đặc tính, tính
năng kỹ thuật.
- Xuất xứ của thiết bị.
- Công suất của thiết bị.
- Năm chế tạo thiết bị.
- Tình trạng của thiết bị (mới,
cũ).
- Thời gian bảo hành.
- Phương thức mua sắm thiết bị
(có đấu thầu hay không ? Lý do?).
|
|
|
7
|
Các sản phẩm của dự án, thị
trường sản phẩm:
- Dự báo nhu cầu thị trường
(trong nước, khu vực và thế giới); Dự báo thị phần của sản phẩm do công nghệ
tạo ra, tỷ lệ xuất khẩu.
- Tính hợp lý về quy mô công
nghệ.
- Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.
- Khả năng cạnh tranh của sản
phẩm (về chất lượng, mẫu mã, giá thành).
|
|
|
8
|
Nguyên, nhiên, vật liệu, linh
kiện, phụ tùng cho sản xuất :
- Khả năng khai thác, vận chuyển,
lưu giữ nguyên vật liệu để cung cấp cho dự án.
- Chủng loại, khối lượng, giá
trị các loại linh kiện, phụ tùng hoặc bán thành phẩm nhập ngoại để gia công,
lắp ráp, sản xuất ra sản phẩm.
- Chủng loại, khối lượng, giá
trị nguyên, nhiên, vật liệu phải nhập ngoại hoặc sử dụng nguyên liệu tại địa
phương hoặc nguyên vật liệu trong nước phục vụ sản xuất. Khả năng sử dụng
nguyên liệu ít gây ô nhiễm môi trường.
|
|
|
9
|
Địa điểm thực hiện dự án:
- Diện tích đất.
- Địa điểm lựa chọn có nằm
trong Quy hoạch hay không ?
- Lý do lựa chọn địa điểm (do yêu
cầu của công nghệ, yêu cầu về nguồn nguyên liệu và lợi thế cạnh tranh về nguồn
nhân lực, giao thông, ....).
|
|
|
10
|
Thời hạn hoạt động của dự án
|
|
|
11
|
Hiệu quả của dự án:
- Các lợi ích kinh tế-xã hội do
dự án mang lại (khả năng tạo năng lực sản xuất mới, ngành nghề mới, sản phẩm
mới, mở rộng thị trường, tạo việc làm cho người lao động, đóng góp cho ngân
sách nhà nước, lợi ích kinh tế của chủ đầu tư, v.v…)
- Hiệu quả của công nghệ đối với
sự phát triển của địa phương, ngành (góp phần đổi mới công nghệ sản xuất của
địa phương, gia tăng giá trị sản phẩm, tạo sản phẩm chủ lực của địa phương.
nâng cao trình độ công nghệ sản xuất của ngành).
|
|
|
12
|
Những vấn đề khác có liên
quan:
- Các yếu tố ảnh hưởng của
công nghệ đối với môi trường và các giải pháp công nghệ xử lý môi trường, các
khả năng xảy ra sự cố môi trường và cách phòng ngừa.
- Lao động và đào tạo.
- An toàn vệ sinh lao động,
phòng chống cháy nổ v.v...
|
|
|
13
|
Kết luận :
|
|
|
|
………..,
ngày……. tháng……. năm……….
CHUYÊN VIÊN THẨM TRA
(Ký và ghi rõ họ tên)
|
PHỤ LỤC II
NỘI DUNG CỦA VĂN BẢN THẨM TRA CÔNG NGHỆ
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 10/2009/TT-BKHCN ngày 24 tháng 4 năm 2009)
NỘI DUNG CỦA VĂN BẢN THẨM TRA CÔNG NGHỆ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Tóm tắt dự án
Cần nêu một số nội dung cơ bản
nhất sau đây trong phần đầu của Văn bản thẩm định:
1.1. Mục tiêu dự án.
1.2. Tổng vốn đầu tư, vốn pháp định,
các giai đoạn đầu tư, xuất xứ nguồn vốn (vốn ngân sách nhà nước, vốn tự có của
doanh nghiệp, vốn tư nhân ...).
1.3. Hình thức đầu tư (100% vốn
nước ngoài, liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, ...), chủ đầu tư, người đại
diện có thẩm quyền.
1.4. Địa điểm thực hiện dự án (vị
trí, diện tích...).
1.5. Thời gian hoạt động của dự
án.
2. Nhận xét về dự án
2.1. Về mục tiêu dự án:
Với mục tiêu nêu ở phần trên, cần
đối chiếu với chủ trương, chính sách, quy hoạch của nhà nước xem có cần thiết, có
phù hợp không và xem xét ý nghĩa kinh tế - xã hội của dự án để đưa ra chính kiến
của người thẩm tra là ủng hộ hay phản đối mục tiêu của dự án. Có nhiều mức độ
khác nhau để thể hiện chính kiến:
- Nếu dự án thuộc loại đặc biệt
khuyến khích đầu tư thì trong bản nhận xét cần thể hiện cơ quan tổ chức thẩm
tra công nghệ hoàn toàn nhất trí với mục tiêu của dự án và đề nghị dự án sớm được
thực hiện.
- Nếu dự án thuộc loại khuyến
khích đầu tư thì trong bản nhận xét cần thể hiện sự ủng hộ của cơ quan tổ chức
thẩm tra công nghệ qua việc nhận xét dự án nên được khuyến khích đầu tư.
- Nếu dự án thuộc các loại trên
nhưng có những điểm cần lưu ý thì trong Văn bản thể hiện sự đồng ý với mục tiêu
của dự án và lưu ý các vấn đề cần bổ sung, làm rõ.
- Nếu dự án thuộc loại đầu tư có
điều kiện thì cần thận trọng khi góp ý kiến và phải xem xét kỹ dự án có thỏa
mãn các điều kiện theo quy định hay không để có ý kiến trong từng trường hợp cụ
thể.
- Nếu dự án không phù hợp với
các chủ trương, chính sách, quy hoạch của Nhà nước thì cần tỏ rõ chính kiến
không đồng ý với mục tiêu của dự án.
2.2. Về công nghệ và thiết bị:
2.2.1. Về công nghệ:
- Nêu rõ công nghệ thuộc Danh mục
công nghệ khuyến khích chuyển giao hoặc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao
hoặc Danh mục công nghệ cấm chuyển giao (theo Phụ lục I, II và III ban hành kèm
theo Nghị định số 133/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008).
- Nêu tóm tắt công nghệ của dự
án: Quy trình công nghệ, đặc điểm nổi bật của công nghệ v.v...
- Nhận xét trực tiếp về công nghệ:
Sự hoàn thiện của công nghệ, mức độ tiên tiến của dây chuyền công nghệ, tính mới
của công nghệ, tính thích hợp của công nghệ, phương án lựa chọn công nghệ.
- Nhận xét những yếu tố gián tiếp
của công nghệ: Về nguyên nhiên vật liệu, linh kiện, phụ tùng cho sản xuất; sự
phù hợp của địa điểm thực hiện dự án đối với dây chuyền công nghệ, v.v...
- Nếu có nội dung chuyển giao
công nghệ thì lưu ý chủ đầu tư cần thực hiện theo các quy định hiện hành của
pháp luật về chuyển giao công nghệ.
2.2.2. Về thiết bị:
Nêu nhận xét về thiết bị sử dụng
trong dự án: Dây chuyền thiết bị có phù hợp với mục tiêu của dự án không ? có đồng
bộ không ? Thiết bị của dự án là mới hay cũ. Nếu sử dụng thiết bị cũ thì có
tuân thủ đúng các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.
2.3. Về những vấn đề khác có
liên quan (nếu có):
- Năng lực chuyên môn, năng lực
tài chính (khả năng huy động vốn, hoàn vốn, trả nợ...), tư cách pháp nhân của
chủ đầu tư .
- Hiệu quả của dự án (các lợi
ích kinh tế do dự án mang lại, hiệu quả của công nghệ đối với sự phát triển của
địa phương và của ngành).
- Các yếu tố ảnh hưởng của công
nghệ đối với môi trường và các giải pháp công nghệ xử lý môi trường, các nguy
cơ tiềm ẩn sự cố môi trường và cách phòng ngừa.
- Đánh giá những thuận lợi và cản
trở về mặt bảo vệ môi trường đối với địa điểm thực hiện dự án.
- Lao động và đào tạo.
- An toàn và vệ sinh lao động,
phòng chống cháy nổ.
- v.v...
PHỤ LỤC III
PHIẾU ĐÁNH GIÁ CỦA CHUYÊN GIA
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 10/2009/TT-BKHCN ngày 24 tháng 4 năm 2009)
PHIẾU ĐÁNH GIÁ CỦA CHUYÊN GIA
Về
công nghệ dự án ………………………………………………………………………….
1. Về mục tiêu của Dự án:
- Đặc biệt khuyến khích
- Khuyến khích
- Cần xem xét thêm
2. Về công nghệ và thiết bị :
- Về công nghệ :
+ Quy trình công nghệ (nêu rõ
ưu, nhược điểm).
+ Sự hoàn thiện của công nghệ.
+ Công nghệ thuộc loại tiên tiến/hiện
đại hoặc lạc hậu.
+ Tính mới của công nghệ.
+ Tính thích hợp của công nghệ.
+ Hiệu quả của công nghệ đối với
sự phát triển của địa phương, ngành sản xuất.
+ ……
- Về thiết bị:
+ Đánh giá sự phù hợp và tính đồng
bộ của thiết bị đối với dây chuyền công nghệ.
+ Tình trạng thiết bị có phù hợp
với yêu cầu của sản xuất, với mục tiêu của dự án không ?
3. Về bảo vệ môi trường:
+ Nhận xét các yếu tố ảnh hưởng
của công nghệ đối với môi trường (đặc biệt là nguy cơ tiềm ẩn sự cố môi trường).
+ Các giải pháp công nghệ xử lý
môi trường.
+ Những thuận lợi và khó khăn
trong việc bảo vệ môi trường đối với địa điểm thực hiện dự án.
4. Về các vấn đề khác có liên
quan:
+ Về nguồn cung cấp nguyên liệu.
+ Địa điểm đầu tư.
+ Vốn.
+ Năng lực của chủ đầu tư.
+ Tư cách pháp nhân.
+ ……
5. Kết luận:
+ Ủng hộ
+ Không ủng hộ
+ Kiến nghị (nếu có) :
|
……,
ngày ….. tháng …. năm.…
CHUYÊN GIA
(Ký và ghi rõ họ và tên)
|
PHỤ LỤC IV
BIÊN BẢN HỘI NGHỊ TƯ VẤN
(Ban hành kèm theo Thông tư số
10/2009/TT-BKHCN ngày 24 tháng 4 năm 2009)
CƠ
QUAN TỔ CHỨC THẨM TRA
CÔNG NGHỆ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
-------
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
BIÊN BẢN
HỘI
NGHỊ TƯ VẤN THẨM TRA CÔNG NGHỆ
DỰ
ÁN …………………………………………………….
1. Ngày tổ chức hội nghị:
- Thời gian:
- Địa điểm:
2. Thành phần hội nghị gồm có:
- Chủ trì:
- Đại biểu:
+ Đại biểu các Sở, Ban, Ngành
+ Chuyên gia
+ …….
3. Thư ký hội nghị giới thiệu đại
biểu và nội dung chương trình làm việc.
4. Chuyên viên thẩm định báo cáo
tóm tắt hồ sơ dự án.
5. Ý kiến nhận xét của các phản
biện (nếu có).
- Về mục tiêu của dự án:
- Về công nghệ:
- Về thiết bị:
- Về các vấn đề có liên quan
khác:
6. Ý kiến góp ý của các đại biểu
dự họp:
7. Chủ tịch hội nghị kết luận:
- Về chủ trương đầu tư :
- Về công nghệ và thiết bị :
- Về các vấn đề khác có liên
quan :
CHỦ TRÌ HỘI NGHỊ
|
……..,
ngày…. tháng….. năm 200…
THƯ KÝ HỘI NGHỊ
|
PHỤ LỤC V
PHIẾU ĐÁNH GIÁ CỦA THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH CÔNG
NGHỆ
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 10/2009/TT-BKHCN ngày 24 tháng 4 năm 2009)
CƠ
QUAN TỔ CHỨC THẨM TRA CÔNG NGHỆ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH
CÔNG NGHỆ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
-------
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------
|
|
………,
ngày ….. tháng…. năm 200…
|
PHIẾU ĐÁNH GIÁ
CỦA
THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH CÔNG NGHỆ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Họ và tên chuyên gia (học
hàm, học vị):
Ủy viên phản biện: □
Ủy viên Hội đồng: □
2. Quyết định thành lập hội đồng:
3. Tên dự án:
4. Các tiêu chí đánh giá:
4.1.Về mục tiêu của dự án:
4.1. Về công nghệ của dự án:
4.3. Về thiết bị của dự án:
4.4. Về các vấn đề khác có liên
quan:
5. Nhận xét và đánh giá tổng hợp
về công nghệ của dự án:
6. Khuyến nghị của thành viên hội
đồng về những điểm cần bổ sung, giải trình làm rõ:
* Kiến nghị nhất trí với công
nghệ của dự án
|
|
* Kiến nghị không nhất trí với
công nghệ của dự án
|
|
|
THÀNH
VIÊN HỘI ĐỒNG
(Họ, tên và chữ ký)
|
PHỤ LỤC VI
BIÊN BẢN HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH CÔNG NGHỆ
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 10/2009/TT-BKHCN ngày 24 tháng 4 năm 2009)
CƠ
QUAN TỔ CHỨC THẨM TRA
CÔNG NGHỆ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH
CÔNG NGHỆ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
--------
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------
|
BIÊN BẢN HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH
CÔNG NGHỆ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
A. NHỮNG THÔNG TIN CHUNG
1. Tên dự án đầu tư:
2. Quyết định thành lập hội đồng:
3. Phiên họp hội đồng:
3.1. Địa điểm họp:
3.2. Thời gian họp:
3.3.Thành viên hội đồng:
TT
|
Họ
và tên
|
Học
hàm, học vị,
Cơ
quan công tác
|
Chức
danh trong hội đồng
|
1
|
|
|
|
2
|
|
|
|
3
|
|
|
|
4
|
|
|
|
5
|
|
|
|
6
|
|
|
|
- Số thành viên hội đồng có mặt trên
tổng số thành viên hội đồng: …../…..
- Số thành viên vắng mặt : ……..
người, gồm các thành viên:
4. Đại biểu tham dự cuộc họp:
TT
|
Họ
và tên
|
Đơn
vị công tác
|
1
|
|
|
2
|
|
|
3
|
|
|
B. NỘI DUNG LÀM VIỆC CỦA HỘI ĐỒNG
1. Hội đồng thống nhất phương thức
làm việc và cử Thư ký khoa học của hội đồng
2. Chủ đầu tư báo cáo tóm tắt dự
án (nếu có)
3. Ý kiến nhận xét của các phản
biện:
- Về mục tiêu của dự án:
- Về công nghệ của dự án:
- Về thiết bị của dự án:
- Về các vấn đề có liên quan
khác:
4. Ý kiến của các thành viên hội
đồng :
5. Giải trình của chủ đầu tư (nếu
có):
6. Kết luận và kiến nghị của hội
đồng:
6.1. Kết quả đánh giá:
- Về mục tiêu của dự án:
- Về công nghệ và thiết bị:
- Về các vấn đề khác có liên
quan:
6.2. Kiến nghị của Hội đồng:
- Về mục tiêu:
- Về công nghệ và thiết bị:
- Về các vấn đề liên quan khác:
7. Kết quả bỏ phiếu:
Số phiếu kiến nghị nhất trí với
công nghệ của dự án
|
|
Số phiếu kiến nghị không nhất
trí với công nghệ của dự án
|
|
8. Kết luận của hội đồng :
THƯ KÝ KHOA HỌC
(Họ, tên và chữ ký)
|
……..,
ngày…. tháng…. năm 200….
TM.HỘI ĐỒNG
CHỦ TỊCH
(Họ, tên và chữ ký)
|