BỘ NGOẠI GIAO
|
|
Số 106/2004/LPQT
|
Hà Nội , ngày 4 tháng 10
năm 2004
|
Thỏa
thuận tài chính giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính
phủ nước Cộng hòa Pháp để thực hiện Dự án "Hỗ trợ nghiên cứu những thách
thức của sự chuyển giao kinh tế và xã hội ở Việt Nam" có hiệu lực từ ngày
07 tháng 10 năm 2004./.
|
TL. BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG
Nguyễn Hoàng Anh
|
QUỸ ĐOÀN KẾT
ƯU TIÊN
THỎA THUẬN
TÀI CHÍNH SỐ 2003 - 29 GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU NHỮNG
THÁCH THỨC CỦA SỰ CHUYỂN GIAO KINH TẾ VÀ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM.
Lời nói đầu
Thỏa thuận
tài chính này bao gồm Các điều khoản riêng và Các điều khoản chung, lập thành
văn bản tham chiếu của dự án. Thỏa thuận này được làm thành bốn bản, hai bản bằng
tiếng Pháp và hai bản bằng tiếng Việt, có giá trị pháp lý như nhau. Thỏa thuận
này gồm 10 trang, được đánh số từ số 2 đến số 11 .
CÁC ĐIỀU
KHOẢN RIÊNG
Một
bên là:
Chính
phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sau đây gọi tắt là phía Việt Nam
Và một
bên là:
Chính
phủ nước Cộng hòa Pháp, sau đây gọi tắt là phía Pháp.
Cùng
thỏa thuận như sau:
Phần 1:
MỤC
TIÊU CỦA THỎA THUẬN
Điều 1. Bản Thỏa thuận này nhằm mục đích
dành cho phía Việt Nam sự hỗ trợ tài chính của phía Pháp, dưới dạng viện trợ
không hoàn lại để thực hiện dự án được hai phía chấp thuận và xác định như tên
gọi tại Điều 2 dưới đây.
Trên cơ sở đánh giá nhu cầu do phía Việt Nam cung cấp, khoản
hỗ trợ tài chính của phía Pháp từ Ủy ban các dự án Quỹ Đoàn kết ưu tiên được
xác định là 1 700 000 euro.
Điều 2. Xác định dự án
Số dự án: 2003 - 29
Ngày Ủy ban các dự án của phía Pháp phê chuẩn: 23 tháng 6
năm 2003 Ngày phê chuẩn của Bộ trưởng phụ trách về Hợp tác và Pháp ngữ: 21
tháng 7 năm 2003
Ngày Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt
Nam phê chuẩn: 08 tháng 12 năm 2008
Tên gọi: Hỗ trợ nghiên cứu những thách thức của sự Chuyển
giao kinh tế và xã hội ở Việt Nam.
Trị giá: 1 700 000 Euro
Phần 2:
NHỮNG
ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT
Điều 3. Bối
cảnh của dự án Việt Nam bắt đầu thực hiện một quá trình mở cửa kinh tế và chính
trị nhanh chóng mang tên "đổi mới" vào năm 1986. Sự tái định hướng
mang tính tổng thể của một mô hình xã hội vốn được theo đuổi từ ba thập kỷ nay
đã tác động và dẫn đến những thay đổi lớn lao về kinh tế chính trị, xã hội và
văn hóa mà chính phủ Việt Nam mong muốn tìm hiểu rõ và thực hiện tốt hơn.
Trong bối cảnh đó, khoa học xã hội và nhân văn trong thời
gian gần đây ngày càng được ưu tiên hơn nhằm nâng cao vị trí của nó trong xã hội.
Từ giữa những năm 90, các môn học mới như: xã hội học, tâm lý học v.v...đã bắt
đầu được giảng dạy trong các trường đại học. Do đó sự thúc đẩy các nghiên cứu về
Châu á và khoa học chính trị là nhằm đáp ứng tính chất phức tạp ngày càng cao của
các môi quan hệ phụ thuộc lẫn nhau do sự hội nhập của Việt Nam vào các nước khu
vực và thế giới. Từ đây, các nhà lãnh đạo Việt Nam chính thức công nhận khoa học
xã hội phải chiếm vị trí hết sức quan trọng trong công cuộc phát triển đất nước
và luôn song hành với những chuyển biến đang diễn ra trong xã hội.
Bước tiến này phù hợp với bản đánh giá quan hệ hợp tác tại
Việt Nam trong giai đoạn 1989 - 1999, khuyến khích thực hiện các hoạt động
trong lĩnh vực khoa học xã hội do tác động của nó tới sự phát triển của đất nước.
Vì vậy, dự án này là kết quả của sự hội tụ những lợi ích bổ
trợ cho nhau: trước hết là lợi ích của các cơ quan chức năng Việt Nam mong muốn
có một cái nhìn linh hoạt và xác thực hơn với thực tế của những chuyển biến
kinh tế, xã hội và chính trị diễn ra trong quá trình "đổi mới"; tiếp
đó là lợi ích của giới nghiên cứu Việt Nam trong lĩnh vực khoa học xã hội với
mong muốn mở rộng phạm vi kiến thức và phương pháp luận trên cơ sở thiết lập bền
vững các mạng lưới trao đổi khoa học với một số nước phương Tây nói chung và với
Pháp nói riêng; cuối cùng là lợi ích của các trung tâm nghiên cứu của Pháp
chuyên về Châu á, trong đó một số trung tâm đã phát triển các chương trình
nghiên cứu ngắn hạn với một cơ quan đối tác Việt Nam nhưng còn gặp nhiều khó
khăn để tiến tới quan hệ hợp tác khoa học thực sự mang tính lâu dài. Chính phủ
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam giao cho Viện Khoa học Xã hội Việt Nam
thực hiện dự án này.
Điều 4. Miêu
tả dự án
Dự án này bao gồm ba thành phần cơ bản:
• Hỗ trợ nghiên cứu và đào tạo nghiên cứu trong lĩnh vực
khoa học xã hội
• Phổ biến các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển mạng
lưới khoa học
• Đánh giá và điều hành dự án
Thành phần 1: Hỗ trợ nghiên cứu và đào tạo nghiên cứu thống
lĩnh vực khoa học xã hội
Dự án sẽ hỗ trợ mời chương trình nghiên cứu hỗn hợp trong bốn
năm với những đề tài mới và đa dạng. Cơ chế gọi thầu, công tác đánh giá do các
chuyên gia độc lập thực hiện và sự chọn lựa của hội đồng khoa học Pháp -
Việt đảm bảo sự phù hợp của những đề tài này.
Thành phần này cũng dự trù kinh phí dành cho một chương
trình đào tạo các sinh viên Việt Nam với các khóa thực tập tại Pháp để tăng cường
mối quan hệ giữa nhóm nghiên cứu Pháp và Việt Nam.
Thành phần 2: Phổ biến các thành tựu khoa học và phát triển
mạng lưới khoa học
Thành phần này bao gồm phần truyền thông thông qua các ấn
phẩm khoa học và một cuộc hội thẩm thường niên để phổ biến các kết quả nghiên cứu
khoa học; Đồng thời, các kết quả nghiên cứu khoa học sẽ có thể được nâng cao
giá trị do việc xuất bản những ấn phẩm phổ biến các thành tựu khoa học và việc
cấp công tác phí cho các nhà nghiên cứu Pháp tới Việt Nam;
Phát triển mạng lưới nghiên cứu khoa học sẽ nằm trong
thành phần hai này và dựa trên cơ sở việc cấp công tác phí cho các nhà nghiên cứu
Việt Nam khi sang Pháp và cho các chuyên gia Pháp.
Thành phần 3: Đánh giá và điều hành dự án.
Công tác đánh giá khoa học dự kiến sẽ được tiến hành và do
Hội đồng khoa học Pháp - Việt thực hiện để báo cáo kết quả các chương trình
nghiên cứu và sự phù hợp của các chương trình này so với Chương trình ban đầu,
chất lượng các kết quả nghiên cứu khoa học và các phương thức phổ biến
các kết quả này;
Thành phần này cũng sẽ bao gồm việc đánh giá, quản lý và chỉ
đạo dự án. Nhóm điều hành dự án sẽ được cấp ngân sách hoạt động và ngân sách
dành cho trang thiết bị.
Dự án sẽ tuyển dụng và trả lương một trợ lý kỹ thuật
Pháp.
Phần 3:
CÁC ĐẶC
ĐIỂM VỀ TÀI CHÍNH
Điều 5. Trị giá của dự án
5.1. Đóng góp từ phía Pháp
Viện trợ trị giá 1.700.000 euro do phía Pháp cấp theo quyết
định nêu tài Điều 2 và dùng để thanh toán cho các chi phí sau (tính bằng nghìn
euro):
Loại chi phí
|
TP1
|
TP2
|
TP3
|
Tổng số
|
1. Đầu tư bất động sản
|
P
|
|
|
|
|
S
|
E
|
2.1. Lắp đặt kỹ thuật
|
P
|
|
|
|
|
S
|
E
|
2.2. Đầu tư khác bao gồm phương tiện vận chuyển
|
P
|
|
|
|
|
S
|
E
|
3. Chuyển giao tài chính
|
P
|
500
|
60
|
560
|
|
S
|
E
|
4. Văn phòng phẩm đồ tiêu dùng
|
P
|
|
|
|
|
S
|
E
|
5.1. Nghiên cứu
|
P
|
|
|
40
|
40
|
S
|
E
|
5.2. Hỗ trợ kỹ thuật
|
P
|
|
|
400
|
400
|
S
|
E
|
5.3. Đào tạo
|
P
|
284
|
50
|
|
334
|
S
|
E
|
5.4. Các dịch vụ khác bên ngoài
|
P
|
|
192
|
|
192
|
S
|
E
|
5.5. Công tác ngắn ngày
|
P
|
|
84
|
80
|
164
|
S
|
E
|
6. Nhân lực trong nước
|
P
|
|
|
|
|
S
|
E
|
7. Các khoản khác
|
P
|
|
|
|
|
S
|
E
|
8. Chi phí phát sinh
|
P
|
|
|
10
|
10
|
S
|
E
|
Tổng số
để thực hiện
|
P
|
784
|
326
|
550
40
|
1 660
40
|
S
|
E
|
Tổng số theo từng hợp phần
|
|
784
|
326
|
590
|
1 700
|
P: Nguồn vốn do Đại sứ quán Pháp tại CHXHCN Việt Nam triển
khai.
S: Nguồn vốn do các cơ quan thuộc Bộ Ngoại giao Pháp triển
khai.
E: Nguồn vốn do Chính phủ Việt Nam triển khai.
(Có thể theo phần giải trình cụ thể cho các mục trong Bảng
trên đây)
5.2. Đóng góp từ phía Việt Nam
Phía Việt Nam cam kết bàn giao mặt bằng cần thiết
(các văn phòng với tổng diện tích là 50m²) cho nhóm điều hành dự án. Các văn
phòng sẽ được lắp đặt tất cả các trang thiết bị liên lạc (điện thoại, internet,
fax) . Phía Việt Nam sẽ cung cấp các trang thiết bị văn phòng ( bàn làm việc,
ghế, tủ).
Phía Việt Nam sẽ chỉ định một người phụ trách và một
trợ lý của nhóm điều hành dự án. Hai người này sẽ cùng làm việc với Trợ lý kỹ
thuật Pháp để thực hiện dự án.
Điều 6. Quy định về thuế và hải quan
Theo những quy định hiện hành tại Việt Nam áp dụng cho các
dự án viện trợ không hoàn lại, hàng hóa và thiết bị nhập khẩu hoặc mua
trong nước để thực thi dự án sẽ được miễn tất cả các loại thuế.
Điều 7. Cách
thức thực hiện
7.1. Cách thức triển khai các hoạt động
Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam là cơ quan do phía Pháp chỉ định
để triển khai các hoạt động của dự án. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam là cơ quan
do phía Việt Nam chỉ định để triển khai các hoạt động của dự án. Đại sứ quán
Pháp tại Việt Nạm cùng với Viện Khoa học Xã hội Việt Nam đảm bảo thực hiện các
hoạt động của dự án nêu tại Điều 2 trên đây, tuân theo Bản Thỏa thuận tài chính
(gồm Các điều khoản riêng và Các điều khoản chung) và phù hợp với văn kiện dự
án đã được các cấp có thẩm quyền của hai phía phê duyệt.
7.2. Cách thức triển khai về tài chính
Bộ Ngcại giao Pháp sẽ chịu trách nhiệm triển khai khoản
tài trợ của Pháp theo quyết định nêu tại Điều 2 theo phương thức dưới
đây:
• Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam (Bộ phận Hợp tác và Hoạt động
Văn hóa) phụ trách triển khai khoản tiền 1 660 000 euro tương ứng với các mục
3, 5.2,5.3, 5.4, 5.5, 5 8.0 của bản dự thảo ngân sách đã nêu trong Điều 5.1
trên đây.
• Các Ban của Bộ Ngoại giao Pháp phụ trách triển khai khoản
tiền 40 000 euro tương ứng với các mục 5.1 của bản dự thảo ngân sách đã nêu
trong điều 5.1 trên đây.
Viện Khoa học và xã hội Việt Nam do Chính phủ Việt Nam chỉ
định sẽ chịu trách nhiệm triển khai phần tài chính của phía Việt Nam cho dự án
như đã nêu trong Điều 5.2 trên đây.
Thực trạng triển khai những cam kết của mỗi bên sẽ được báo
cáo tổng hợp tại kỳ họp Ban Chỉ đạo Dự án. Ngoài ra, theo yêu cầu của một trong
hai phía, thực trạng triển khai tại từng thờì điểm cũng sẽ được thông báo cụ thể.
7.3. Theo dõi và đánh giá dự án
Ban Chỉ đạo dự án (hay còn gọi là Ủy ban hợp tác khoa học
trong lĩnh vực khoa học xã hội trong bản báo cáo giới thiệu của dự án FSP) sẽ
được thành lập trước khi bắt đầu dự án Ban chỉ đạo dự án sẽ ngang số đại biểu
và gồm 2 thành viên, 1 người Pháp và 1 người Việt Nam. Ngôn ngữ sử dụng là tiếng
Việt và tiếng Pháp. Thành phần Ban Chỉ đạo Dự án này bao gồm:
- Phía Việt Nam:
Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt nam hoặc người đại diện
- Phía Pháp:
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Pháp tại Việt Nam hoặc người đại
diện
Ban Chỉ đạo này sẽ họp ít nhất mỗi năm một lần, thông
báo những hoạt động của dự án cũng như quyết định những biện pháp giải quyết
khi gặp khó khăn. Ban Chỉ đạo dự án có thể mời, trong trường hợp cần thiết các
chuyên gia có liên quan đến các vấn đề thảo luận để tham khảo ý kiến. Ban Chỉ đạo
sẽ dựa vào các ý kiến đóng góp của Hội đồng khoa học gồm ba đại diện phía Việt
Nam và ba đại diện phía Pháp. Hội đồng khoa học sẽ chịu trách nhiệm theo dõi
các định hướng khoa học của công tác nghiên cứu được thực hiện và sẽ lập một bản
đánh giá khoa học của các công tác nghiên cứu do dự án cấp kinh phí.
Theo sự thỏa thuận của hai phía, các phương tiện truyền
thông sẽ được sử dụng để phát huy kết quả của dự án.
Điều 8. Các điều kiện
8.1. Điều kiện tiên quyết để ký Thỏa thuận tài chính
Dự án được cấp có thẩm quyền
của hai phía phê duyệt, phù hợp với luật pháp của hai phía.
8.2. Điều kiện liên quan đến giải ngân vốn
Các điều kiện tiên quyết liên quan đến giải ngân vốn sẽ bao
gồm việc bàn giao các văn phòng làm việc cho nhóm điều hành dự án và việc phía
Việt Nam sẽ chỉ định một người phụ trách và một trợ lý của nhóm điều hành dự án.
Hai người này sẽ cùng làm việc với Trợ lý kỹ thuật người Pháp để thực hiện dự
án.
8.3. Điều kiện đình chỉ giữa chừng trong quá trình thực hiện
dự án
Điều kiện đình chỉ sau sẽ được áp dụng khi dự án bắt đầu
triển khai:
• Ban Chỉ đạo dự án (Ủy ban hợp tác khoa học trong lĩnh vực
khoa học xã hội) không thực hiện phiên họp thường niên.
Điều 9. Thực hiện chi trả
Việc thanh toán các khoản chi từ quyết định tại Điều
2 sẽ do Bộ phận Ngân quỹ Chung cho nước ngoài của Bộ Ngoại giao Pháp thực hiện
theo chỉ thị của các cơ quan được chỉ định tại Điều 7.2.
Phần 4:
NHỮNG
ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
Điều 10 (điều cuối): Thời hạn hiệu lực và
thời hạn kết thúc Thỏa thuận
Thỏa thuận này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Thời hạn dự kiến thực hiện dự án được ấn định là 55 tháng,
kể từ ngày ký kết Bản Thỏa thuận tài chính này.
Sẽ không có bất cứ cam kết dù dưới hình thức nào được thực
hiện sau thời hạn trên, cũng là thời hạn cuối cùng của việc đưa ra các lệnh
chi.
Quá thời hạn trên, Thỏa thuận sẽ được coi như kết thúc, trừ
trường hợp hai phía gia hạn Bản Thỏa thuận này thông qua trao đổi thư giữa Đại
sứ quán Pháp và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Thỏa thuận cũng có thể được kết thúc nếu hai bên đều nhận
thấy không thể thực hiện dự án như đã mô tả tại Điều 4 của Các điều khoản riêng
trong Thỏa thuận này, thể hiện bằng trao đổi thư giữa Đại sứ quán Pháp và Bộ Kế
hoạch và Đầu tư.
Khi kết thúc Thỏa thuận, một bản báo cáo về việc thực thi kỹ
thuật và tài chính của dự án sẽ được soạn thảo với sự thống nhất của cả hai
phía.
Những khoản kinh phí do phía Pháp tài trợ không được sử dụng
hết sẽ được chuyển vào ngân sách của Bộ Ngoại giao Pháp.
Thỏa thuận này được làm tại Hà Nội ngày 07 tháng 10 năm
2004 thành 2 bản, mỗi bản đều được viết bằng tiếng Việt và tiếng Pháp, cả hai bản
có giá trị như nhau.
THAY MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA PHÁP
TỔNG VỤ TRƯỞNG TỔNG VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ VÀ PHÁT TRIỂN TẠI BỘ NGOẠI GIAO
Ông Claude Blanchemaison
|
THAY MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CHỦ TỊCH VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
Giáo Sư Đỗ Hoài Nam
|
CÁC ĐIỀU
KHOẢN CHUNG
Phần 1:
CÁC
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Những quy định trong Các điều khoản chung này nhằm mục
đích xác định các thể thức thực hiện dự án nêu trong bản Thỏa thuận Tài chính
và các thể thức triển khai. Các quy định này được bổ sung bởi Các điều khoản
riêng của Thỏa thuận Tài chính.
Phần 2:
CÁC
PHƯƠNG THỨC KỸ THUẬT, HÀNH CHÍNH VÀ TÀI CHÍNH
Điều 2. Các quy định về kỹ thuật, tài chính của dự án được xác định
trong Các điều khoản riêng chỉ có thể được sửa đổi với sự thỏa thuận của hai
phía. Tùy theo mức độ sửa đổi, thỏa thuận sửa đổi này sẽ được thể hiện bằng văn
bản sửa đổi bổ sung hoặc trao đổi thư.
Điều 3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, do chính phủ
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ủy quyền, tuyên bố đã biết đầy đủ về các
chi phí phụ trong hoặc sau khi đã hoàn thành dự án nêu trong phần đầu tiên của
Các điều khoản riêng của Thỏa thuận này và cam kết sẽ áp dụng những biện pháp cần
thiết để bảo đảm việc thanh toán các chi phí này trên cơ sở nguồn lực của mình.
Điều 4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, do Chính phủ nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam ủy quyền, sẽ chịu trách nhiệm giải quyết những vướng mắc nảy
sinh từ phía Việt Nam, dù dưới hình thức nào trong quá trình thực hiện Dự
án.
Đặc biệt là, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, do Chính phủ nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ủy quyền, sẽ chịu trách nhiệm về tất cả các loại
tổn thất có thể xảy ra trong quá trình thi công xây dựng và sẽ chịu mọi chi phí
về bồi thường giải phóng mặt bằng có thể có theo các quy định hiện hành của
Chính phủ Việt Nam.
Điều 5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, do Chính phủ nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam ủy quyền, sẽ xác định, trước khi triển khai Thỏa thuận, các
cơ quan chức năng (các Bộ và viên chức nhà nước) được chỉ định theo dõi hoặc
tham gia thực hiện dự án với Đại sứ quán Pháp, được chỉ định thay mặt Chính phủ
Pháp.
Điều 6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, do Chính phủ nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam ủy quyền, cho phép các chuyên viên hỗ trợ kỹ thuật công tác
tại các vị trí có thể được dự kiến trong phần hai của Các điều khoản riêng, được
tham gia vào việc thực hiện dự án dưới sự đồng chỉ đạo của cơ quan do Chính phủ
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ định làm đại diện và Đại sứ quán
Pháp. Việc chỉ định những chuyên viên hỗ trợ kỹ thuật này phải được sự nhất trí
trước của các cơ quan đại diện hai Chính phủ.
Trong khuôn khổ việc triển
khai dự án, trách nhiệm quản lý nguồn ngân sách nhà nước Pháp có thể sẽ được
giao cho một số chuyên viên hỗ trợ kỹ thuật do Đại sứ quán Pháp chỉ định. Trong
trường hợp này, với sự đồng ý của cơ quan đại diện cho Chính phủ nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa nghĩa Việt Nam, những chuyên viên, cho việc quản lý nêu trên,
sẽ được đặt dưới sự chỉ đạo của Đại sứ quán Pháp.
Điều 7. Các trang thiết bị và vật tư cần thiết cho việc thực hiện
dự án cũng như các giấy phép, văn bằng được sử dụng phải cấp bởi nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc một nước thuộc Liên minh Châu Âu, trừ trừơng hợp
ngoại lệ được các cơ quan đại diện do hai Chính phủ chỉ định chấp thuận trước.
Điều 8. Không một công ty Pháp nào sẽ bị tước quyền được tham gia
các đấu giá, đấu thầu hoặc tư vấn khi chưa có sự chấp thuận của các cơ quan đại
diện do hai Chính phủ chỉ định.
Việc tham gia vào cuộc cạnh tranh sẽ công khai và
bình đẳng về mọi điều kiện./