|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Resolution No. 09/2001/NQ-CP of August, 2001, on further attracting and raising the efficiency of foreign direct investment in the 2001-2005 period.
Số hiệu:
|
09/2001/NQ-CP
|
|
Loại văn bản:
|
Nghị quyết
|
Nơi ban hành:
|
Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Phan Văn Khải
|
Ngày ban hành:
|
28/08/2001
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Số công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
CHÍNH PHỦ
********
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số: 09/2001/NQ-CP
|
Hà Nội , ngày 28 tháng 8
năm 2001
|
NGHỊ QUYẾT
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 09/2001/NQ-CP NGÀY 28
THÁNG 8 NĂM 2001 VỀ TĂNG CƯỜNG THU HÚT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI THỜI KỲ 2001 - 2005
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định
kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, được khuyến khích
phát triển lâu dài, bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài là chủ trương quan trọng, góp phần khai thác các nguồn lực
trong nước, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, tạo nên sức mạnh tổng hợp phục vụ
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển đất nước.
Trong hơn mười năm qua kể từ khi ban hành Luật Đầu tư trực tiếp nước
ngoài tại Việt Nam năm 1987, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở nước ta đã
đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần tích cực vào việc thực hiện những
mục tiêu kinh tế - xã hội, vào thắng lợi của công cuộc đổi mới, đưa nước ta ra
khỏi khủng hoảng kinh tế, tăng cường thế và lực của Việt Nam trên trường quốc
tế. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trở thành một trong những nguồn vốn quan
trọng cho đầu tư phát triển; có tác dụng thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; mở ra nhiều ngành nghề, sản phẩm mới; nâng
cao năng lực quản lý và trình độ công nghệ, mở rộng thị trường xuất khẩu; tạo
thêm nhiều việc làm mới, góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội
nhập kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài những năm qua cũng đã
bộc lộ những mặt yếu kém, hạn chế. Nhận thức, quan điểm về đầu tư trực tiếp
nước ngoài chưa thực sự thống nhất và chưa được quán triệt đầy đủ ở các cấp,
các ngành; cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài có mặt còn bất hợp lý và hiệu quả
tổng thể về kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa
cao; môi trường đầu tư còn chưa hấp dẫn; môi trường kinh tế và pháp lý còn đang
trong quá trình hoàn thiện nên chưa đồng bộ; công tác quản lý Nhà nước về đầu
tư trực tiếp nước ngoài còn những mặt yếu kém; thủ tục hành chính còn phiền hà;
công tác cán bộ còn nhiều bất cập. Nhịp độ tăng trưởng đầu tư trực tiếp nước
ngoài từ năm 1997 liên tục giảm sút, tuy từ năm 2000 có dấu hiệu phục hồi nhưng
chưa vững chắc, nếu không kịp thời có biện pháp khắc phục sẽ ảnh hưởng đến
nguồn vốn đầu tư phát triển những năm tới. Trong khi đó, cạnh tranh thu hút vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới và khu vực diễn ra ngày càng gay gắt,
nhất là sau khủng hoảng kinh tế khu vực; nhịp tăng trưởng của kinh tế thế giới
đang chậm lại; các nền kinh tế khu vực, những đối tác chính đầu tư vào Việt
Nam, đang gặp khó khăn.
Nhằm tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, củng cố niềm tin của các nhà
đầu tư trực tiếp nước ngoài, tạo điều kiện để thành phần kinh tế có vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài phát triển thuận lợi, đóng góp nhiều hơn vào phát triển
kinh tế, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
trong thời gian tới, Chính phủ ban hành Nghị quyết về "Tăng cường thu hút
và nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài thời kỳ 2001 - 2005", với
những nội dung chính như sau:
I. MỤC
TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1. Mục tiêu:
Để thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 và
phương hướng nhiệm vụ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2005, khu vực
đầu tư trực tiếp nước ngoài phải phát triển ổn định hơn, đạt kết quả cao hơn,
đặc biệt là về chất lượng, so với thời kỳ trước, để đẩy nhanh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước. Cụ thể hơn, hoạt động đầu tư nước ngoài trong thời kỳ
2001 - 2005 phải đạt được các mục tiêu sau:
a) Vốn đăng ký của các dự án cấp giấy phép mới: khoảng 12 tỷ USD.
b) Vốn thực hiện: khoảng 11 tỷ USD.
c) Đến năm 2005 đóng góp khoảng 15% GDP, 25% tổng kim ngạch xuất khẩu
và khoảng 10% tổng thu ngân sách của cả nước (không kể dầu khí).
2. Định hướng:
a) Khuyến khích mạnh mẽ việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
các ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp chế biến; công
nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn; các dự án ứng dụng
công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, dầu khí, điện tử, vật liệu mới, viễn
thông, sản xuất phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và các ngành mà
Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh gắn với công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều
việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
b) Tiếp tục thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào những địa bàn có
nhiều lợi thế để phát huy vai trò của các vùng động lực, tạo điều kiện liên kết
phát triển các vùng khác trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh. Khuyến khích và
dành các ưu đãi tối đa cho đầu tư trực tiếp nước ngoài vào những vùng và địa
bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đẩy mạnh đầu tư xây dựng các công
trình kết cấu hạ tầng ở các địa bàn này bằng các nguồn vốn khác để tạo điều
kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tập trung thu hút đầu
tư trực tiếp nước ngoài vào các Khu công nghiệp tập trung đã hình thành theo
quy hoạch được phê duyệt.
c) Khuyến khích các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài từ tất cả các nước
và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm
năng lớn về tài chính và nắm công nghệ nguồn từ các nước công nghiệp phát
triển; tiếp tục thu hút các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài ở khu vực. Có kế
hoạch vận động các tập đoàn, công ty lớn đầu tư vào Việt Nam, đồng thời chú ý
đến các công ty có quy mô vừa và nhỏ, nhưng công nghệ hiện đại; khuyến khích,
tạo thuận lợi cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước.
1. Xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài
a) Xây dựng Danh mục dự án quốc gia kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài
thời kỳ 2001 - 2005 và công bố trong năm 2001, làm cơ sở cho việc vận động xúc
tiến đầu tư. Các dự án khi được lựa chọn đưa vào danh mục này phải có sự thống
nhất trước về chủ trương và quy hoạch và được bố trí vốn làm dự án tiền khả
thi. Các Bộ, ngành, địa phương chủ động xây dựng và công bố danh mục dự án kêu
gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài của ngành, địa phương mình sau khi thống nhất
với Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
b) Các Bộ, ngành xây dựng và điều chỉnh quy hoạch ngành và các sản phẩm
chủ yếu phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 và Kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2005; xác định rõ nhu cầu về từng loại
nguồn vốn, trong đó có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để đạt được các mục
tiêu, sản phẩm đặt ra trong kế hoạch.
2. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách về đầu tư
trực tiếp nước ngoài
a) Tiếp tục nghiên cứu xây dựng, điều chỉnh, hoàn thiện hệ thống pháp
luật liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho
hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài phát triển theo đúng định hướng của Chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội và phù hợp với yêu cầu chủ động hội nhập kinh
tế quốc tế.
b) Nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật về
đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng:
- Thiết lập một mặt bằng pháp lý chung áp dụng cho cả đầu tư trong nước
và đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm tạo lập môi trường ổn định, bình đẳng cho
sản xuất và kinh doanh; đồng thời áp dụng một số quy định về điều kiện đầu tư
và ưu đãi phù hợp với từng đối tượng, lĩnh vực trong từng thời kỳ.
- Đa dạng hoá các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài để
khai thác thêm các kênh thu hút đầu tư mới; nghiên cứu và thực hiện thí điểm
các hình thức đầu tư như công ty hợp danh, công ty quản lý vốn; sửa đổi, bổ
sung Nghị định số 103/1999/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ về
giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước, theo hướng cho phép nhà đầu
tư trực tiếp nước ngoài mua, nhận khoán kinh doanh, quản lý, thuê các doanh
nghiệp trong nước; nghiên cứu mô hình khu kinh tế mở.
- Mở rộng lĩnh vực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài phù
hợp với cam kết trong quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Từng bước mở
thị trường bất động sản cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài và các nhà đầu
tư trực tiếp nước ngoài tham gia đầu tư tại Việt Nam; xây dựng cơ chế để doanh
nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài được xây dựng, kinh doanh nhà ở và xây dựng,
kinh doanh phát triển khu đô thị mới; khuyến khích đầu tư trong các lĩnh vực
dịch vụ khoa học, công nghệ dịch vụ thông tin, chuyển giao công nghệ, phát
triển nguồn nhân lực; từng bước mở rộng khả năng hợp tác đầu tư trong lĩnh vực
thương mại, dịch vụ, du lịch.
Trong năm 2001 cần thực hiện một số công việc cấp bách sau:
- Xây dựng Đề án mở rộng lĩnh vực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
trên cơ sở tổng kết, đánh giá những lĩnh vực đã cho phép đầu tư trực tiếp nước
ngoài làm thí điểm, những lĩnh vực mà trong thời gian qua có chủ trương không cấp
phép hoặc hạn chế cấp phép đầu tư; điều chỉnh danh mục các sản phẩm phải đảm
bảo tỷ lệ xuất khẩu ít nhất 80%.
Căn cứ Đề án trên và các quy định hiện hành, nhà đầu tư được chủ động
lựa chọn dự án đầu tư theo đúng quy định tại Điều 3 Nghị định số 24/2000/NĐ-CP
ngày 31 tháng 7 năm 2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam. Các cơ quan quản lý Nhà nước không được tự ý đặt ra
bất cứ hạn chế nào khác đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Xây dựng Quy chế thực hiện thí điểm việc chuyển đổi doanh nghiệp có
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần
và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này được đăng ký tại thị trường chứng
khoán. Nghiên cứu sửa đổi các quy định cụ thể về thời hạn đàm phán dự án BOT và
quy tắc, thẩm quyền chỉ định nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài làm dự án BOT
trong một số trường hợp cần thiết.
- Nghiên cứu bổ sung, sửa đổi Nghị định số 60/CP của Chính phủ ngày 05
tháng 7 năm 1994 về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị và
Nghị định số 61/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ về mua bán và kinh
doanh nhà ở phù hợp với quy định của Bộ Luật Dân sự và Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Đất đai; ban hành Nghị định của Chính phủ quy định cụ thể
người Việt Nam định cư ở nước ngoài có dự án đầu tư và thường trú tại Việt Nam
được mua nhà ở.
- Ban hành ngay các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách, quy định về
hợp tác đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa
học theo Nghị định số 06/2000/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2000 của Chính phủ để
tăng cường thu hút được những dự án đầu tư có chất lượng và quản lý được hoạt
động của các dự án đầu tư trong lĩnh vực này.
c) Tiếp tục thực hiện lộ trình giảm chi phí đầu tư và tiến tới chế độ
một giá áp dụng thống nhất cho đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài
theo Quyết định số 53/1999/QĐ-TTg ngày 26 tháng 3 năm 1999 của Thủ tướng Chính
phủ.
Trong năm 2001, thống nhất áp dụng phí đăng kiểm phương tiện cơ giới,
phí cảng biển, phí quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, phí thăm
quan các di tích văn hoá, lịch sử, cách mạng.
Hoàn thành trước tháng 6 năm 2002 việc hoàn trả các doanh nghiệp đầu tư
trực tiếp nước ngoài số vốn hợp thức, thực tế mà các doanh nghiệp này đã bỏ ra
để xây dựng các công trình điện ngoài hàng rào.
d) Đổi mới và hoàn thiện chính sách tiền tệ liên quan đến hoạt
động đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng tiếp tục giảm dần, tiến
tới xóa bỏ việc bắt buộc kết hối ngoại tệ khi có đủ điều kiện. Sử dụng linh
hoạt, có hiệu quả các công cụ, chính sách tiền tệ như tỷ giá, lãi suất theo các
nguyên tắc của thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước.
đ) Tiếp tục cải cách hệ thống thuế phù hợp tình hình phát triển kinh tế
- xã hội của đất nước và cam kết quốc tế theo hướng đơn giản hoá các sắc thuế,
từng bước áp dụng hệ thống thuế chung cho cả đầu tư trong nước và đầu tư trực
tiếp nước ngoài. Xây dựng chính sách thuế khuyến khích đầu tư trực tiếp nước
ngoài sản xuất phụ tùng, linh kiện, nâng cao tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm; cho
phép các dự án sản xuất nguyên liệu phụ trợ phục vụ hàng xuất khẩu được hưởng
ưu đãi tương tự như các dự án đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu. Bảo hộ có thời
hạn hợp lý và hiệu quả đối với một số sản phẩm quan trọng.
Trong năm 2001, ban hành chính sách khuyến khích hoạt động của các quỹ
đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; sớm áp dụng quy định về việc kê khai
nộp thuế, kết thúc năm tài chính căn cứ vào kết quả kiểm toán độc lập để quyết
toán thuế; cơ quan thuế chỉ kiểm tra lại trong một số trường hợp cần thiết.
e) Giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc về đất đai, giải phóng
mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án. Thí điểm việc cho phép tư nhân
trong nước đã được cấp quyền sử dụng lâu dài được cho nhà đầu tư trực tiếp nước
ngoài thuê lại đất trong thời hạn được cấp quyền sử dụng đất.
Nghiên cứu cách giải quyết yêu cầu của doanh nghiệp nước ngoài đầu tư
thực hiện dự án lớn ở Việt Nam cần thế chấp giá trị quyền sử dụng đất đã được
giao hoặc cho thuê dài hạn để vay vốn của các tổ chức tín dụng hoạt động ở nước
ngoài trong trường hợp các tổ chức tín dụng ở Việt Nam không có khả năng đáp
ứng nhu cầu vốn.
Trong năm 2001, cần thực hiện các vấn đề cấp bách sau:
- Đẩy nhanh tiến độ đền bù, giải phóng mặt bằng, tạo thuận lợi cho việc
triển khai các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Uỷ ban nhân dân địa phương
kiên quyết tổ chức cưỡng chế thực hiện giải phóng mặt bằng các trường hợp đã
được đối xử theo đúng chính sách và quy định của Nhà nước nhưng vẫn không chấp
hành.
- Ban hành văn bản hướng dẫn về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất cho các doanh nghiệp hoạt động trong Khu công nghiệp, Khu chế xuất.
- Ban hành văn bản hướng dẫn việc xử lý trách nhiệm và nghĩa vụ của các
bên đối với đất góp vốn vào liên doanh trong trường hợp doanh nghiệp chuyển đổi
hình thức đầu tư, bị phá sản hoặc giải thể trước thời hạn.
3. Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước
a) Các cơ quan cấp Giấy phép đầu tư phải thường xuyên rà soát, phân
loại các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được cấp Giấy phép đầu tư để có
những biện pháp thích hợp, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp đầu
tư trực tiếp nước ngoài.
Đối với các doanh nghiệp đã đi vào sản xuất, kinh doanh, các Bộ, ngành
và ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong phạm vi thẩm quyền của mình, cần động viên
khen thưởng kịp thời để khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động tốt tiếp tục
phát triển, đồng thời cần có biện pháp thích hợp để tháo gỡ khó khăn cho các doanh
nghiệp, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến thị trường tiêu thụ sản phẩm, các
nghĩa vụ thuế.
Đối với các dự án đang triển khai thực hiện, các Bộ, ngành và ủy ban
nhân dân cấp tỉnh tích cực hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, nhất là trong
khâu đền bù, giải phóng mặt bằng để nhanh chóng hoàn thành xây dựng cơ bản, đưa
doanh nghiệp vào sản xuất, kinh doanh.
Đối với các dự án chưa triển khai, song xét thấy vẫn có khả năng thực
hiện, cần thúc đẩy việc triển khai trong một khoảng thời gian nhất định và giải
quyết các vướng mắc, kể cả việc điều chỉnh mục tiêu và quy mô hoạt động của dự
án.
Đối với các dự án chưa triển khai và không có triển vọng thực hiện,
kiên quyết thu hồi giấy phép đầu tư, dành địa điểm cho các nhà đầu tư khác.
Trong quý III năm 2001, Thủ tướng Chính phủ sẽ xem xét kết quả bước đầu
việc rà soát, xử lý các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã cấp phép đầu tư.
b) Kiểm soát chặt chẽ việc thành lập mới các khu công nghiệp (KCN) và
đánh giá tình hình triển khai các KCN đã có quyết định thành lập; Bộ Kế hoạch
và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 10 năm 2001 phương án dừng hoặc
giãn tiến độ xây dựng đối với các KCN không đủ yếu tố khả thi.
Trong năm 2001, bổ sung, sửa đổi Quy chế Khu công nghiệp, Khu chế xuất,
Khu công nghệ cao ban hành kèm theo Nghị định số 36/CP ngày 24 tháng 4 năm 1997
của Chính phủ theo hướng: thu hẹp khoảng cách và tiến tới thống nhất cơ chế,
chính sách đối với đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài trong khu
công nghiệp; bổ sung các mô hình về khu công nghiệp nhỏ phục vụ cho việc phát
triển ngành nghề ở nông thôn và chỉnh trang đô thị; điều chỉnh cơ chế chính
sách đầu tư phát triển hạ tầng trong và ngoài hàng rào; tách việc cho thuê đất
nguyên thổ và kinh doanh hạ tầng.
c) Tiếp tục thực hiện chủ trương phân cấp quản lý Nhà nước về
đầu tư trực tiếp nước ngoài cho ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên cơ sở đảm bảo
nguyên tắc tập trung, thống nhất quản lý về quy hoạch, cơ cấu, chính sách và cơ
chế; trong đó chú trọng phân cấp quản lý Nhà nước đối với hoạt động sau giấy
phép của các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; tăng cường sự hướng dẫn,
kiểm tra của các Bộ, ngành Trung ương. Có cơ chế xử lý nghiêm khắc các trường
hợp vi phạm luật pháp, chính sách, quy hoạch trong việc thực hiện chủ trương
phân cấp quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài; kể cả việc chấm dứt
hiệu lực của các Giấy phép đầu tư cấp sai quy định.
4. Cải tiến các thủ tục hành chính
Đẩy mạnh cải cách hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp
nước ngoài. Nghiên cứu xây dựng cơ chế quản lý và tổ chức quản lý theo hướng
một cửa, một đầu mối ở Trung ương và ở địa phương để tạo thuận lợi cho hoạt
động đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Để tạo bước chuyển căn bản về thủ tục hành chính, trong năm 2001 cần
thực hiện các giải pháp sau:
- Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý Nhà nước ở
Trung ương và địa phương trong quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài;
phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng cơ quan trong việc giải quyết các
vấn đề phát sinh; thực hiện chế độ giao ban định kỳ giữa các Bộ, ngành Trung
ương với các địa phương có nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài; duy trì
thường xuyên việc tiếp xúc trực tiếp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước với nhà
đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Các Bộ, ngành, địa phương quy định rõ ràng, công khai các thủ tục
hành chính, đơn giản hoá và giảm bớt các thủ tục không cần thiết; kiên quyết xử
lý nghiêm khắc các trường hợp sách nhiễu, cửa quyền, tiêu cực và vô trách nhiệm
của cán bộ công quyền.
5. Đẩy mạnh vận động, xúc tiến đầu tư
a) Đổi mới về nội dung và phương thức vận động, xúc tiến đầu tư. Triển
khai các chương trình xúc tiến đầu tư theo ngành, lĩnh vực, địa bàn với các dự
án và đối tác cụ thể, hướng vào các đối tác nước ngoài có tiềm lực về tài chính
và công nghệ nguồn. Căn cứ vào Danh mục dự án quốc gia kêu gọi đầu tư trực tiếp
nước nước ngoài, chuẩn bị kỹ một số dự án đầu tư quan trọng, lựa chọn, mời trực
tiếp một vài tập đoàn lớn trong ngành, lĩnh vực đó vào để đàm phán, tham gia
đầu tư vào các dự án.
b) Chú trọng cả xúc tiến đầu tư để thu hút các dự án đầu tư trực tiếp
nước ngoài mới và các hoạt động hỗ trợ các nhà đầu tư để triển khai hiệu quả
các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đang hoạt động. Giải quyết kịp thời các
khó khăn, vướng mắc để các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài hoạt động
thuận lợi. Biểu dương, khen thưởng kịp thời các doanh nghiệp, nhà đầu tư trực
tiếp nước ngoài có thành tích xuất sắc trong kinh doanh, có đóng góp thiết thực
vào xây dựng đất nước. Đồng thời phê phán, xử lý nghiêm những trường hợp vi
phạm pháp luật Việt Nam.
- Đa dạng hoá các hoạt động xúc tiến đầu tư thông qua các hoạt động đối
ngoại của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các diễn đàn quốc tế, các hoạt động hợp
tác xúc tiến đầu tư trong khuôn khổ hợp tác AIA, ASEAN, APEC, ASEM, các cuộc
hội thảo về đầu tư ở trong và ngoài nước; sử dụng tổng hợp các phương tiện xúc
tiến đầu tư qua truyền thông đại chúng, mạng Internet, tiếp xúc trực tiếp ...
- Đẩy mạnh việc tuyên truyền giới thiệu về hoạt động đầu tư trực tiếp
nước ngoài để tạo dựng hình ảnh mới về Việt Nam; tạo sự đánh giá thống nhất về
đầu tư trực tiếp nước ngoài trong dư luận xã hội.
- Các cơ quan đại diện ngoại giao - thương mại Việt Nam có trách nhiệm
làm tốt việc vận động xúc tiến đầu tư vào Việt Nam, bố trí cán bộ làm công tác
xúc tiến đầu tư ở một số địa bàn trọng điểm. Tăng cường cán bộ làm công tác xúc
tiến đầu tư ở các Bộ, ngành, địa phương.
- Bố trí nguồn tài chính cho hoạt động xúc tiến đầu tư trong kinh phí
ngân sách chi thường xuyên hàng năm của các Bộ, ngành, địa phương.
- Tăng cường công tác nghiên cứu tình hình kinh tế, thị trường đầu tư,
chính sách đầu tư ra nước ngoài của các nước, các tập đoàn và công ty lớn để có
chính sách thu hút đầu tư phù hợp; nghiên cứu luật pháp, chính sách, biện pháp
thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước trong khu vực để kịp thời có
đối sách thích hợp.
- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống thông tin về đầu tư trực tiếp nước
ngoài làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách, quản lý hoạt động đầu tư trực
tiếp nước ngoài, mở rộng tuyên truyền đối ngoại trên cơ sở sử dụng thông tin
hiện đại. Xây dựng và đưa vào hoạt động trang web về đầu tư trực tiếp nước
ngoài để phục vụ việc cung cấp thông tin cập nhật về chủ trương, chính sách
pháp luật về đầu tư, giới thiệu các dự án kêu gọi đầu tư, biểu dương những dự
án thành công,...
6. Công tác cán bộ và đào tạo
Chú trọng tăng cường công tác cán bộ và đào tạo cán bộ, công nhân kỹ
thuật làm việc trong khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong
năm 2001 phải hoàn thành các Đề án sau:
- Xây dựng Quy chế cán bộ Việt Nam tham gia Hội đồng quản trị và quản
lý doanh nghiệp liên doanh, quy định rõ tiêu chuẩn tuyển chọn về chính trị,
chuyên môn và nghiệp vụ; trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của cán bộ làm việc
tại các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Xây dựng Đề án tổ chức đào tạo theo nhiều hình thức đối với cán bộ
làm công tác đầu tư trực tiếp nước ngoài, cán bộ quản lý các doanh nghiệp có
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; tổ chức thường xuyên việc tập huấn về chuyên
môn, nghiệp vụ, luật pháp cho cán bộ Việt Nam hiện nay đang làm việc tại các
doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Xây dựng Đề án tổ chức đào tạo công nhân lành nghề làm việc cho các
doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài, trước hết là phục vụ cho các khu công
nghiệp lớn.
III. TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ làm
đầu mối theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ
theo định kỳ về tình hình thực hiện Nghị quyết này theo sự phân công của Thủ
tướng Chính phủ.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phải kịp thời xin ý kiến
chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc
Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.
Resolution No. 09/2001/NQ-CP of August, 2001, on further attracting and raising the efficiency of foreign direct investment in the 2001-2005 period.
THE
GOVERNMENT
----
|
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
-----------
|
No:
09/2001/NQ-CP
|
Hanoi,
August 28, 2001
|
RESOLUTION ON FURTHER ATTRACTING AND RAISING THE EFFICIENCY OF FOREIGN
DIRECT INVESTMENT IN THE 2001-2005 PERIOD The Resolution of the IXth National Party
Congress affirmed that the foreign-invested economic sector constitutes an
important part of the socialist-oriented market economy in our country, which is
encouraged for long-term development on an equal footing with other economic
sectors. Attracting foreign direct investment (FDI) is a significant policy
contributing to tapping domestic resources, expanding international economic
cooperation and thereby creating a combined strength in service of the cause of
national industrialization, modernization and development. Over the past 10 years after the promulgation of
the Law on Foreign Investment in Vietnam in 1987, the FDI activities in our
country have witnessed important achievements, actively contributing to the
attainment of the socio-economic targets and to the success of the renewal
cause, taking the country out of the economic crisis, increasing its strength
and raising its posture on the international arena. FDI has become one of the
important capital sources for development investment, contributing to promoting
the economic restructure along the direction of industrialization and
modernization, opening up many new production and business lines with new
products, raising the managerial capability and technological levels, expanding
the export market, creating more jobs and contributing to the expansion of
external relations and active integration into the world economy. However, the FDI activities over the recent
years have revealed weaknesses and shortcomings. The perception and viewpoints
on FDI were neither unanimous nor fully comprehended by administrations of all
levels and branches; the FDI structure still saw irrationalities and the
overall socio-economic efficiency of the FDI activities was not high yet; the
investment environment remained unattractive; the economic and legal
environments remained incomplete as they are being in the process of
betterment. The State management over FDI was struck with many weaknesses; the
administrative procedures remained troublesome, and the personnel work saw many
shortcomings. The FDI growth rate has fallen continuously since 1997 though
having shown signs of recuperation in 2000, which is not really stable and may
affect the development investment capital sources in the years to come if no
remedial measures are taken in time. Meanwhile, the competition to attract FDI
in the world and the region is getting fiercer and fiercer, particularly after
the regional economic crisis; the world’s economic growth rate is slowing down;
the regional economies and leading foreign investors in Vietnam are facing
difficulties. With a view to further improving the investment
environment, consolidating the foreign direct investors’ confidence, creating
favorable conditions for foreign-invested economic sector to develop, thereby
making more contributions to economic development, as well as to the successful
attainment of the socio-economic development targets in the time to come, the
Government hereby promulgates the Resolution on "further attracting and
raising the efficiency of FDI in the 2001-2005 period", with the following
major contents: I. OBJECTIVES AND
ORIENTATIONS FOR THE FDI ATTRACTION 1. Objectives: To implement the 2001-2010 socio-economic
development strategy as well as the orientations and tasks of the 2001-2005
socio-economic development plan, the FDI sector must develop in a more stable
and efficient manner, especially in terms of quality, than the previous period
so as to step up the national industrialization and modernization. More
concretely, the FDI activities in the 2001-2005 period must achieve the
following targets: .................................................. .................................................. .................................................. Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.
Resolution No. 09/2001/NQ-CP of August, 2001, on further attracting and raising the efficiency of foreign direct investment in the 2001-2005 period.
894
|
CÁC NỘI DUNG SỬA ĐỔI,
HƯỚNG DẪN
NỘI DUNG
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung thay
thế tương ứng;
<Nội dung> =
Không có nội dung thay thế tương ứng;
<Nội dung> = Không có
nội dung bị thay thế tương ứng;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
- TẢI ỨNG DỤNG TRÊN ĐIỆN THOẠI
-

-

|
|
TP. HCM, ngày 31/03 /2020
Thưa Quý khách,
Covid 19 làm nhiều vấn đề pháp lý phát sinh, nhiều rủi ro pháp lý xuất hiện. Do vậy, thời gian này và sắp tới Quý khách cần dùng THƯ VIỆN PHÁP LUẬT nhiều hơn.
Là sản phẩm online, nên 220 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc tại nhà ngay từ đầu tháng 3.
Chúng tôi tin chắc dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
Với sứ mệnh giúp quý khách loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT cam kết với 2,2 triệu khách hàng của mình:
1. Cung cấp dịch vụ tốt, cập nhật văn bản luật nhanh;
2. Hỗ trợ pháp lý ngay, và là những trợ lý pháp lý mẫn cán;
3. Chăm sóc và giải quyết vấn đề của khách hàng tận tâm;
4. Thanh toán trực tuyến bằng nhiều công cụ thanh toán;
5. Hợp đồng, phiếu chuyển giao, hóa đơn,…đều có thể thực hiện online;
6. Trường hợp khách không thực hiện online, thì tại Hà Nội, TP. HCM chúng tôi có nhân viên giao nhận an toàn, và tại các tỉnh thì có nhân viên bưu điện thực hiện giao nhận;
THƯ VIỆN PHÁP
LUẬT luôn là:
Chỗ dựa pháp lý;
Dịch vụ loại rủi ro pháp lý;
Công cụ nắm cơ hội làm giàu;
Chúc Quý khách mạnh khỏe, vui vẻ và “…loại
rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…” !

Xin chân thành cảm ơn Thành viên đã sử dụng www.ThuVienPhapLuat.vn
|
|