QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN TỔNG THỂ VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ
VÀ TÁI ĐỊNH CƯ DỰ ÁN THÀNH PHẦN 3 - XÂY DỰNG CẦU VÀM CỐNG VÀ ĐOẠN BỔ SUNG 1,5
KM THUỘC ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH THẠNH, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26
tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định
197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Căn cứ Nghị định 17/2006/NĐ-CP
ngày 27 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ về việc bổ sung một số điều của các Nghị
định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số
84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về việc quyết định bổ sung
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyết định sử dụng
đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
và giải quyết khiếu nại về đất đai;
Căn cứ Nghị định số
69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch
sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
Căn cứ Thông tư số
01/2005/TT-BTNMT ngày 13 tháng 4 năm 2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng
dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm
2004 của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số
14/2009/TT-BTNMT ngày 01 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về
quy định chi tiết bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và trình tự thủ tục thu hồi
đất, giao đất, cho thuê đất;
Căn cứ Quyết định số 3058/QĐ-BGTVT
ngày 25 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc phê duyệt
Dự án thành phần số 1 - cầu Vàm Cống, thuộc Dự án đầu tư xây dựng công trình cầu
Vàm Cống và các tuyến nối;
Căn cứ Quyết định số
2546/QĐ-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về
việc điều chỉnh tên các Dự án thành phần thuộc Dự án Kết nối khu vực trung tâm
đồng bằng MêKông;
Căn cứ Công văn số
2232/TTg-KTN ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
Khung chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Dự án Kết nối khu vực trung
tâm đồng bằng Mê Kông;
Công văn số 310/BTNMT-TCQLĐĐ
ngày 29 tháng 01 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc giải quyết
các vấn đề vướng mắc khi thực hiện Nghị định số 69/2009/NĐ-CP;
Căn cứ Quyết định số
55/2005/QĐ-UBND ngày 17 tháng 8 năm 2005 của UBND thành phố Cần Thơ về việc quy
định hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân và hạn mức công nhận đất ở
đối với thửa đất có vườn, ao trên địa bàn thành phố Cần Thơ;
Căn cứ Quyết định số
12/2010/QĐ-UBND ngày 04 ngày 02 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ
về việc ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất trên địa bàn thành phố Cần Thơ;
Căn cứ Quyết định số
15/2011/QĐ-UBND ngày 06 tháng 5 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ
về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 12/2010/QĐ-UBND ngày 04 tháng 02 năm
2010 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ;
Căn cứ Quyết định số
35/2011/QĐ-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ
về việc ban hành mức giá các loại đất năm 2012.
Căn cứ Quyết định số
749/QĐ-UBND ngày 29 tháng 3 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về
việc điều chỉnh Điều 1 Quyết định số 540/QĐ-UBND ngày 09 tháng 3 năm 2012 của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ;
Xét đề nghị của Hội đồng thẩm
định thành phố tại Tờ trình số 559/TTr.HĐTĐ ngày 02 tháng 11 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt phương án Tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Dự án thành phần 3 - xây dựng cầu Vàm Cống và đoạn bổ sung 1,5km thuộc địa
bàn huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ với các nội dung chính như sau:
I. Tên phương án, chủ đầu tư
và đơn vị thực hiện:
1. Tên phương án:
Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Dự
án thành phần 3 - xây dựng cầu Vàm Cống
và đoạn bổ sung 1,5km thuộc địa bàn huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ.
2. Chủ đầu tư: Bộ Giao
thông Vận tải.
3. Đơn vị thực hiện:
Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Dự án
thành phần 3 - xây dựng cầu Vàm Cống thuộc địa bàn huyện Vĩnh Thạnh, thành phố
Cần Thơ (gọi tắc là Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư dự án) và Trung tâm
Phát triển quỹ đất thành phố.
4. Nguồn kinh phí thực hiện
phương án:
Kinh phí thực
hiện Dự án được sử dụng vốn vay ưu đãi của Chính phủ Hàn Quốc cho phần cầu Vàm Cống, nguồn vốn vay ADB cho phần
đường dẫn và nguồn vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.
II. Mục đích yêu cầu:
1. Mục đích:
- Xây dựng cầu Vàm Cống sẽ tạo thành một mạng lưới
giao thông hoàn chỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời làm tăng
năng lực, hiệu quả khai thác tuyến đường liên vận quốc tế đó là đường Hành lang
ven biển phía Nam nối liền Campuchia và Thái Lan.
- Kết nối với các Dự án Lộ Tẻ - Rạch Sỏi, Cao
Lãnh, Đường hành lang ven biển phía Nam, tạo thành trục dọc thông suốt từ thành
phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ với các tỉnh miền Tây Nam Bộ,
xuyên suốt tới Cà Mau, góp phần chia sẻ lưu lượng cho Quốc lộ 1A.
- Đẩy mạnh sự phát triển kinh tế - xã hội, an
ninh quốc phòng của các tỉnh và vùng biển Tây Nam bộ.
- Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho cả
vùng Đồng bằng sông Cửu Long và kết nối giao thông khu vực trung tâm đồng bằng
Mê Kông.
2. Yêu cầu:
- Tuyên truyền, vận động nhân dân trong phạm vi ảnh
hưởng của Dự án hiểu rõ tầm quan trọng, lợi ích chung và nghĩa vụ, quyền lợi của
công dân để họ ý thức tự giác thực hiện tốt chính sách của Đảng và Nhà nước đề
ra.
- Trong quá trình thực hiện Dự án phải áp dụng đầy
đủ các chính sách hiện hành của Nhà nước và quy định của UBND thành phố Cần
Thơ, đảm bảo mọi quyền và lợi ích cá nhân, tạo mọi điều kiện để các tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân hoàn thành việc di dời và ổn định cuộc sống.
- Công tác bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt
bằng phải đảm bảo công bằng, công khai, dân chủ, đúng pháp luật.
- Công tác tổ chức thực hiện phải được chuẩn bị
chu đáo và đầy đủ, đảm bảo hoàn thành công tác bồi thường thiệt hại, giải phóng
mặt bằng đúng trình tự thủ tục và kế hoạch đề ra.
- Chủ đầu tư cần phải ưu tiên giải quyết hỗ trợ,
tạo việc làm cho người dân trong vùng Dự án (tiêu chuẩn tuyển chọn tùy theo yêu
cầu của đơn vị).
III. Diện tích đất, số lượng
nhà, giá trị ước tính của tài sản dự kiến thu hồi và dự toán tổng kinh phí thực
hiện dự án:
1. Tổng diện tích đất dự
kiến thu hồi trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ xây dựng cầu Vàm
Cống, theo số liệu do Trung tâm kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường cung cấp là
97 308,5 m2, trong đó bao gồm:
STT
|
Hạng mục
|
Đơn vị
|
Diện tích đất
thu hồi
|
Ghi chú
|
I
|
Đất
|
m2
|
97.308,5
|
|
1
|
Đất thổ cư
|
m2
|
4.600
|
|
2
|
Đất nông nghiệp
|
m2
|
83.508,5
|
|
3
|
Đất thủy lợi
|
m2
|
9.200
|
|
II
|
Nhà ở
|
Cái
|
23
|
|
2. Tổng số nhà bị ảnh hưởng
bởi Dự án ước khoảng: 23 căn, trong đó:
- Nhà lầu: 02 căn.
- Nhà trệt kiên cố: 16 căn.
- Nhà tạm: 05 căn.
3. Giá trị ước tính của
tài sản hiện có trên đất:
- Giá trị bồi thường về đất: 38.923.400.000 đồng.
- Giá trị bồi thường về nhà và vật kiến trúc:
8.681.808.000 đồng.
- Giá trị bồi thường hoa màu: 447.308.000 đồng.
- Chi phí khác (hỗ trợ TĐC, dự phòng, …): 12.508.510.058
đồng.
4. Dự toán tổng kinh phí
thực hiện dự án: 60.561.026.058 đồng.
IV. Tổng số hộ dân, số nhân
khẩu, số hộ tái định cư ước tính tại khu vực dự án:
- Tổng số hộ dân: 73 hộ.
- Tổng số nhân khẩu: 511 người.
- Tổng số lao động trong độ tuổi: 400 người.
- Tổng số hộ phải tái định cư: 25 hộ.
- Tổng số hộ hưởng trợ cấp xã hội: 05 hộ.
V. Đặc điểm tình hình, tiến độ
thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:
1. Đặc điểm tình hình:
Tại khu vực Dự án một số hộ dân cất nhà sinh sống
tập trung tại vị trí tiếp giáp rạch và các tuyến đường giao thông nông thôn. Phần
lớn đất bị ảnh hưởng được hộ dân sử dụng để trồng cây, canh tác lúa, hoa màu và
nuôi trồng thủy sản, nhằm phát triển kinh tế gia đình.
2. Tiến độ thực hiện công
tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại dự án:
Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Dự án
và Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Cần Thơ dự kiến sẽ hoàn thành công
tác kiểm kê, kiểm định, áp giá bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho các hộ dân
trong vòng 06 tháng (sáu tháng) kể từ ngày có đầy đủ các tài liệu có liên quan
theo quy định như:
- Hồ sơ kỹ thuật về đất đối với từng thửa đất của
các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đất bị ảnh hưởng bởi dự án.
- Biên bản xác định ranh giới, mốc giới đối với
từng thửa đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đất bị ảnh hưởng bởi Dự
án với chữ ký của các thành phần có liên quan.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tại khu vực dự
án.
- Kinh phí hoạt động, chi trả bồi thường, hỗ trợ
cho các hộ dân và các tài liệu có liên quan tại dự án.
- Sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị có liên
quan trong quá trình thực hiện Dự án (nhất là khâu ban hành, điều chỉnh Quyết định
thu hồi đất, phê duyệt phương án và Điều chỉnh hồ sơ kỹ thuật đất).
VI. Chính sách bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư dự án:
A. Bồi thường, hỗ trợ về đất:
1. Xác định diện tích đất ở
đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao để phục vụ cho việc bồi thường, hỗ trợ:
Căn cứ Khoản 1 Điều 13; Khoản 4, 5, 6 Điều 14
Quyết định số 12/2010/QĐ-UBND ngày 04 tháng 02 năm 2010 và Quyết định số
55/2005/QĐ-UB ngày 17 tháng 8 năm 2005 của UBND thành phố Cần Thơ, cụ thể như
sau:
1.1 Đất vườn, ao được xác định là đất ở
phải trong cùng thửa đất có nhà ở trong khu dân cư.
1.2 Đối với trường hợp thửa đất ở có vườn,
ao được hình thành trước ngày 18 tháng 12 năm 1980 và người đang sử dụng có một
trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các Khoản 1, 2, 5 Điều
50 của Luật Đất đai thì diện tích đất vườn, ao đó được xác định là đất ở.
1.3 Đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao
được hình thành từ ngày 18 tháng 12 năm 1980 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004
(ngày Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành) và người đang sử dụng có một
trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều
50 của Luật Đất đai mà trong giấy tờ đó ghi rõ diện tích đất ở thì diện tích đất
có vườn, ao được xác định theo giấy tờ đó.
1.4 Đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao
được hình thành từ ngày 18 tháng 12 năm 1980 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004
(ngày Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành) và người đang sử dụng có một
trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều
50 của Luật Đất đai mà trong giấy tờ đó không ghi rõ diện tích đất ở thì diện
tích đất có vườn, ao được xác định như sau:
- Trường hợp diện tích thửa đất lớn hơn hạn mức
công nhận đất ở theo quy định của UBND thành phố thì diện tích đất ở được xác định
bằng hạn mức công nhận đất ở của UBND thành phố được quy định tại Quyết định số
55/2005/QĐ-UB ngày 17 tháng 8 năm 2005 của UBND thành phố Cần Thơ.
- Trường hợp diện tích thửa đất nhỏ hơn hạn mức
công nhận đất ở theo quy định của UBND thành phố thì diện tích đất ở được xác định
là toàn bộ diện tích thửa đất.
1.5 Đối với trường hợp không có giấy tờ về
quyền sử dụng đất quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai thì diện
tích đất ở có vườn, ao được xác định theo Khoản 4, 5 Điều 14 Quyết định số
12/2010/QĐ-UBND ngày 04 tháng 02 năm 2010 của UBND thành phố Cần Thơ.
1.6 Đối với trường hợp đất được giao
không đúng thẩm quyền trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 nhưng đã nộp tiền để được
sử dụng đất mà chưa được cấp Giấy chứng nhận thì được giải quyết theo Khoản 6
Điều 14 Quyết định số 12/2010/QĐ-UBND ngày 04 tháng 02 năm 2010 của UBND thành
phố Cần Thơ.
1.7 Đối với trường hợp đặc biệt, Hội đồng
bồi thường, hỗ trợ & tái định cư Dự án sẽ xin ý kiến từ cấp thẩm quyền để
giải quyết theo quy định.
2. Điều kiện - Tiêu chuẩn
được xét bồi thường, hỗ trợ về đất:
Áp dụng Công văn số 2232/TTg-KTN ngày 05 tháng
12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Khung chính sách bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư Dự án Kết nối khu vực trung tâm đồng bằng Mê Kông;
Áp dụng Chương II Quyết định số 12/2010/QĐ-UBND
ngày 04 tháng 02 năm 2010 và Điều 1, Quyết định số 15/2011/QĐ-UBND ngày 06
tháng 5 năm 2011 của UBND thành phố Cần Thơ, cụ thể:
- Người sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ
có liên quan về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Trường hợp thu hồi đất mà diện tích đo đạc thực
tế khác với diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì được bồi thường
theo quy định sau:
+ Nếu diện tích đo đạc thực tế nhỏ hơn diện tích
ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì bồi thường theo diện tích đo đạc thực
tế.
+ Nếu diện tích đo đạc thực tế nhiều hơn diện
tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất do việc đo đạc trước đây thiếu chính
xác hoặc do khi kê khai đăng ký trước đây người sử dụng đất không kê khai hết
diện tích nhưng toàn bộ ranh giới thửa đất đã được xác định, không có tranh chấp
với những người sử dụng đất liền kề, không do lấn, chiếm thì bồi thường theo diện
tích đo đạc thực tế.
+ Nếu diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện
tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất, được UBND phường, xã, thị trấn nơi
có đất xác nhận diện tích nhiều hơn là do khai hoang hoặc nhận chuyển quyền của
người sử dụng đất trước đó, đất đã sử dụng ổn định và không có tranh chấp thì
được bồi thường theo diện tích đo đạc thực tế.
+ Không bồi thường về đất đối với phần diện tích
đất nhiều hơn diện tích đất ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất mà diện tích
đất nhiều hơn là do hành vi lấn, chiếm mà có.
3. Giá đất tại khu vực Dự
án theo Quyết định số 35/2011/QĐ-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2011 của UBND thành
phố Cần Thơ, cụ thể như sau:
- Đất ở: 300.000 đồng/m2.
- Đất sản xuất kinh doanh phi nông
nghiệp: 210.000 đồng/m2.
- Đất trồng cây lâu năm: 100.000 đồng/m2
- Đất trồng cây hàng năm và đất nuôi trồng thủy
sản: 70.000 đồng/m2
4. Giá bồi thường về đất tại
khu vực Dự án (giá thay thế): Tại xã Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh Thạnh, thành
phố Cần Thơ.
a) Hạn mức giao đất ở:
Xã Vĩnh Trinh: 300 m2/hộ.
b) Giá đất để tính bồi thường tại xã Vĩnh
Trinh:
- Đất ở theo
qui định 300.000 đ/m2 thấp hơn giá đất ở chuyển nhượng tại nông thôn
666.000 đ/m2 (giá thay thế). Đề nghị áp dụng giá đất: 666.000 đ/m2.
- Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp theo
qui định 210.000 đ/m2 thấp hơn giá đất sản xuất kinh doanh phi nông
nghiệp chuyển nhượng tại nông thôn 466.000 đ/m2 (giá thay thế). Đề
nghị áp dụng giá đất: 466.000 đ/m2.
- Đất trồng cây lâu năm 100.000 đ/m2.
(Ngoài đơn giá bồi thường trên còn được hỗ trợ thêm chuyển đổi nghề nghiệp và tạo
việc làm).
- Đất trồng
cây hàng năm và đất nuôi trồng thủy sản 70.000 đ/m2. (Ngoài đơn giá
bồi thường trên còn được hỗ trợ thêm chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm).
Đính kèm: Phụ lục 1: Bảng tổng hợp giá các loại
đất.
4.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan và đất
xây dựng công trình sự nghiệp:
Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất
tôn giáo, tín ngưỡng (bao gồm đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng, đất có công
trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà
thờ họ); đất phi nông nghiệp khác (bao gồm đất xây dựng nhà bảo tàng,
nhà bảo tồn, nhà trưng bày tác phẩm nghệ thuật, cơ sở sáng tác văn hóa nghệ thuật),
được xác định theo giá đất ở (giá thay thế) liền kề hoặc giá đất ở (giá thay thế)
tại vùng lân cận gần nhất.
4.2 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa: được
xác định theo giá đất liền kề có giá trị thấp nhất.
4.3 Đất sông, ngòi, kênh, rạch,
suối và mặt nước chuyên dùng: sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản thì
áp dụng khung giá đất nuôi trồng thủy sản; sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp
hoặc sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp kết hợp với nuôi trồng khai thác thủy
sản được xác định theo giá đất phi nông nghiệp liền kề hoặc giá đất phi nông
nghiệp tại vùng lân cận gần nhất.
5. Hỗ trợ chuyển đổi
nghề nghiệp và tạo việc làm:
Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất trên đất
nông nghiệp ngoài việc được bồi thường về đất nông nghiệp như trên, còn được hỗ
trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm, đề nghị mức hỗ trợ bằng 03 (ba) lần
giá đất tính bồi thường, tại xã Vĩnh Trinh, cụ thể như sau:
- Đất trồng cây lâu năm:
100.000 đ/m2 x 3 = 300.000 đ/m2.
- Đất trồng cây hàng năm và đất nuôi trồng thủy
sản:
70.000 đ/m2 x 3 = 210.000 đ/m2.
Diện tích đất
nông nghiệp được tính hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm
không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương.
B. Bồi thường, hỗ trợ về nhà, công trình, vật kiến trúc, cây trồng, vật
nuôi; xử lý tiền bồi thường đối với tài sản thuộc sở hữu nhà nước và bồi
thường cho người lao động bị ngừng việc:
- Áp dụng Công văn số 2232/TTg-KTN ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Khung chính sách bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư Dự án Kết nối khu vực trung tâm đồng bằng Mê Kông như
sau:
+ Ngày triển khai
quy hoạch được xác định là thời điểm hoàn thành công tác Đo đạc chi tiết (ngày
kiểm kê, kiểm định tài sản).
+ Áp dụng mức bồi
thường 100% cho tất cả những tài sản bị thiệt hại cho các hộ bị ảnh hưởng Dự án
không phân biệt các hộ bị ảnh hưởng này thuộc diện hợp pháp hay không hợp pháp
có trước ngày kiểm kê, kiểm định.
- Áp dụng Chương
III Quyết định số 12/2010/QĐ-UBND ngày 04 tháng 02 năm 2010 của UBND thành phố
Cần Thơ, cụ thể như sau:
1. Bồi thường, hỗ trợ về
nhà, công trình, vật kiến trúc: Áp dụng Điều 18; 19; 21; 22; 23 Chương III
Quyết định số 12/2010/QĐ-UBND ngày 04 tháng 02 năm 2010 và Điều 1, Quyết định số
15/2011/QĐ-UBND ngày 06 tháng 5 năm 2011 của UBND thành phố Cần Thơ.
Nhà, xưởng, công
trình, hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất có thể tháo dời và di chuyển được
thì chỉ được bồi thường các chi phí tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt và thiệt hại
khi tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt;
Hộ gia đình, cá
nhân có công trình là nhà ở bị ảnh hưởng từ 30% diện tích xây dựng trở lên khi
nhà nước thu hồi đất, trong thời gian để sửa chữa khắc phục phần diện tích còn
lại thì được hỗ trợ tiền thuê nhà tối đa 03 tháng với mức hỗ trợ theo quy định.
Trường hợp nhà,
công trình xây dựng khác bị phá dỡ một phần, nhưng vẫn tồn tại và sử dụng được
phần còn lại thì ngoài việc bồi thường phần giá trị công trình bị phá dỡ còn được
hỗ trợ thêm 5% giá trị phần xây dựng được bồi thường, hỗ trợ để sửa chữa, hoàn
thiện phần còn lại nhưng tối thiểu không thấp hơn 5.000.000 đồng/hộ.
Theo kết quả khảo
sát giá về nhà ở, vật kiến trúc tại khu vực Dự án trong điều kiện bình thường
so với bảng giá theo quy định, do Công ty Cổ phần Thông tin và Thẩm định giá
Tây Nam Bộ - Chi nhánh Vĩnh Long cung cấp tại chứng thư thẩm định giá số: Vc
12/10/27/TS-VL ngày 08 tháng 10 năm 2012. Đơn vị đã dựa trên 02 cơ sở để đánh
giá:
- Qua khảo sát thực
tế giá thành xây dựng tại TP. Cần Thơ và các tỉnh lân cận, SIAC - Chi nhánh
Vĩnh Long nhận thấy đơn giá xây dựng theo Quyết định số 15/2011/QĐ-UBND của
UBND TP. Cần Thơ là khá cao so với mặt bằng giá chung và khá hợp lý do thành phố
Cần Thơ là thành phố trung tâm của Đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, khi khảo
sát thực tế khu vực Dự án có thể nhận thấy các loại nhà ở, công trình và vật kiến
trúc đa phần ở nông thôn, có kết cấu đơn giản nên giá thành xây dựng
không cao.
- SIAC - Chi
nhánh Vĩnh Long nhận thấy Quyết định số 15/2011/QĐ-UBND ngày 06/5/2011 của Ủy
ban nhân dân TP. Cần Thơ “Về việc Quy định đơn giá bồi thường nhà, công trình
xây dựng và vật kiến trúc trên địa bàn thành phố Cần Thơ” đến nay vẫn còn phù hợp.
Vì vậy, SIAC - Chi nhánh Vĩnh Long đề nghị giá bồi thường đối với nhà, công
trình xây dựng và vật kiến trúc bằng với giá của Quyết định số 15/2011/QĐ-UBND
là phù hợp.
Qua thực tế so
sánh đơn giá theo quy định vẫn còn phù hợp so đơn giá do Công ty Cổ phần Thông
tin và Thẩm định giá Tây Nam Bộ xây dựng làm giá thay thế.
Các hạng mục nhà,
vật kiến trúc chưa có trong Quyết định 15/2011/QĐ-UBND đã được Công ty Cổ phần
Thông tin và Thẩm định giá Tây Nam Bộ khảo sát và đề xuất.
Áp dụng đơn giá bồi
thường nhà, công trình, vật kiến trúc được quy định theo Quyết định số
15/2011/QĐ-UBND ngày 06 tháng 5 năm 2011 của UBND thành phố Cần Thơ và các hạng
mục nhà, vật kiến trúc chưa có trong Quyết định 15/2011/QĐ-UBND do Công ty Cổ
phần Thông tin và Thẩm định giá Tây Nam Bộ đề xuất.
(Đính kèm Phụ lục 2:- Bảng đơn giá nhà ở và vật
kiến trúc).
2. Bồi thường, hỗ trợ thiệt
hại về cây trồng, vật nuôi:
- Áp dụng Điều 24 Chương III Quyết định số
12/2010/QĐ-UBND ngày 04 tháng 02 năm 2010 của UBND
thành phố Cần Thơ.
Theo kết quả khảo
sát giá bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng và vật nuôi
tại khu vực dự án, do Công ty Cổ phần Thông tin và Thẩm định giá Tây Nam Bộ -
Chi nhánh Vĩnh Long cung cấp tại chứng thư thẩm định giá số: Vc 12/09/23/TS-VL
ngày 10 tháng 9 năm 2012. Đơn vị đã khảo sát đơn giá quy định bồi thường cây trồng,
vật nuôi trên địa bàn thành phố Cần Thơ, đến nay vẫn còn phù hợp. Đơn vị khảo
sát đề xuất đơn giá bằng với đơn giá theo quy định và một số đơn giá di dời cây
kiểng.
Áp dụng đơn giá bồi
thường, hỗ trợ cây trồng và vật nuôi cụ thể như sau:
- Đơn giá bồi thường,
hỗ trợ cây trồng và vật nuôi theo đơn giá được UBND thành phố qui định tại Quyết
định số 12/2010/QĐ-UBND ngày 04 tháng 02 năm 2010.
(Đính kèm Phụ lục 3: đơn giá bồi thường cây
trồng - vật nuôi)
- Đơn giá di dời cây kiểng:
+ Đối với cây
kiểng trồng trong chậu: đề nghị mức giá hỗ trợ di dời đối với chậu có đường
kính < 50cm là 30.000đồng/chậu; Đối với chậu có đường kính > 50cm là
50.000đồng/chậu
+ Đối với cây kiểng được trồng ngoài đất: Đề nghị
mức giá hỗ trợ di dời theo ngày công lao động phổ thông thực tế là: 120.000 đồng/người/8giờ
(bao gồm công đào, bứng và di chuyển ra ngoài khu vực dự án), cụ thể:
. Loại cây có đường kính dưới 5cm: 20
cây/ngày công (6.000 đồng/cây)
. Loại cây có đường kính từ 5cm - < 10cm: 10
cây/ngày công (12.000 đồng/cây)
. Loại cây có đường kính từ 10cm trở lên:
04 cây/ngày công (30.000 đồng/cây)
3. Xử lý tiền bồi thường đối
với tài sản thuộc sở hữu Nhà nước: Áp dụng Điều 25 Chương III Quyết định số
12/2010/QĐ-UBND ngày 04 tháng 02 năm 2010 của UBND thành phố Cần Thơ.
4/. Bồi thường cho người
lao động do ngừng việc:
- Công văn số
2232/TTg-KTN ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Khung chính sách bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư Dự án Kết nối khu vực trung tâm đồng bằng Mê Kông;
- Áp dụng Điều 26 Chương III Quyết định số
12/2010/QĐ-UBND ngày 04 tháng 02 năm 2010 của UBND thành phố Cần Thơ.
C. Chính sách hỗ trợ:
1. Áp dụng Công văn số 2232/TTg-KTN ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Khung chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Dự án Kết nối khu vực trung tâm đồng bằng Mê Kông, cụ thể:
Thực hiện theo Khung chính sách giải phóng mặt bằng
và tái định cư Dự án thành phần 3 - xây dựng cầu Vàm Cống được Thủ tướng chấp
thuận theo Công văn nêu trên. Qua kiểm tra,
đối chiếu giữa các điều khoản áp dụng cho công tác bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư đã được UBND thành phố Cần Thơ ban hành, so với Khung chính sách của
Dự án thì còn một số khoản hỗ trợ khác chưa có mức hỗ trợ cụ thể để áp dụng cho
công tác bồi thường, hỗ trợ cho dự án.
Từ cơ sở trên, Hội đồng bồi thường Dự án thống
nhất trình Hội đồng Thẩm định thành phố xem xét, trình UBND thành phố chấp thuận
cho áp dụng các khoản hỗ trợ khác theo khung chính sách của dự án, như sau:
- Áp dụng mức hỗ trợ cho các hộ bị ảnh hưởng nhà
sẽ nhận một khoản hỗ trợ ổn định sản xuất và đời sống để trang trải các chi phí
sinh hoạt trong giai đoạn bị giảm thu nhập do phải xây dựng lại nhà và công
trình. Hỗ trợ cho toàn bộ số nhân khẩu trong hộ, mức hỗ trợ gồm:
+ Đối với hộ bị ảnh hưởng nhà một phần, có thể
xây dựng lại trên phần đất lùi về phía sau thì giá trị hỗ trợ tương đương 30kg
gạo/tháng/người trong hộ, thời gian hỗ trợ là 03 tháng, cụ thể: 30 kg x 11.000
đ/kg x 03 tháng = 990.000 đồng.
+ Đối với hộ bị ảnh hưởng nhà toàn bộ diện tích,
phải di dời đến nơi ở mới (tự di dời hoặc di dời đến khu tái định cư) thì giá
trị hỗ trợ tương đương 30kg gạo/tháng/người trong hộ, thời gian hỗ trợ là 06
tháng, cụ thể: 30 kg x 11.000 đ/kg x 06 tháng = 1.980.000 đồng.
- Áp dụng mức hỗ trợ phục hồi kinh tế cho những
hộ bị ảnh hưởng, bị thiệt hại từ 10% diện tích đất sản xuất hoặc tài sản trở
lên. Hỗ trợ cho toàn bộ số nhân khẩu trong hộ, mức hỗ trợ cho một nhân khẩu được
tính bằng tiền tương đương 30kg gạo trong một tháng với giá 11.000 đồng/kg, mức
hỗ trợ cụ thể:
+ Thu hồi từ 10% đến dưới 30% diện tích đất nông
nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ ổn định cuộc sống trong thời gian là 03
tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong 06 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở.
+ Thu hồi từ 30% đến 70% diện tích đất nông nghiệp
đang sử dụng thì được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian là 06 tháng nếu
không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 12 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở;
trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó
khăn hoặc có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ
tối đa là 24 tháng (theo quy định, tại Khoản 3, Điều 29, Quyết định số
12/2010/QĐ-UBND ngày 04 tháng 02 năm 2010 của UBND TPCT).
+ Thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp
đang sử dụng thì được hỗ trợ ổn định đời
sống trong thời gian 12 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian
24 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có
điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt
khó khăn thì thời gian hỗ trợ tối đa là 36 tháng (theo quy định, tại Khoản 3,
Điều 29, Quyết định số 12/2010/QĐ-UBND ngày 04 tháng 02 năm 2010 của UBND
TPCT).
- Áp dụng mức hỗ trợ cho các hộ gia đình, cá
nhân buôn bán nhỏ lẻ không có đăng ký kinh doanh, có trước thời điểm kiểm kê,
phải di chuyển chỗ ở được hỗ trợ 800.000 đồng/hộ.
- Áp dụng hỗ trợ đối với gia đình dân tộc thiểu
số phải di chuyển chỗ ở được hỗ trợ 2.000.000 đồng/hộ.
- Áp dụng hỗ trợ đối với hộ gia đình cá nhân thuộc
diện nghèo theo quy định, phải di chuyển chỗ ở, được hỗ trợ thời gian 03 năm, mỗi
năm 2.400.000 đồng/hộ.
- Áp dụng hỗ trợ đối với hộ mà chủ hộ là phụ nữ
đang có người phụ thuộc, phải di chuyển chỗ ở được hỗ trợ 2.000.000 đồng/hộ.
- Áp dụng hỗ trợ cho các hộ sử dụng đất nông
nghiệp nhưng không đủ điều kiện được bồi thường, thay vì bồi thường bằng đất, họ
sẽ được hỗ trợ một khoản bằng tiền mặt tương ứng với chi phí đầu tư vào đất còn
lại. Trường hợp không xác định được chi phí đầu tư vào đất, sẽ hỗ trợ với mức bằng
60% giá chuyển quyền sử dụng đất thực tế ở địa phương do Ủy ban nhân dân thành
phố ban hành theo quy định của Chính phủ cho diện tích bị thu hồi.
- Áp dụng mức
hỗ trợ cho hộ gia đình có người khuyết tật, phải di chuyển chỗ ở, được hỗ
trợ 2.000.000 đồng/người.
- Áp dụng mức hỗ trợ cho hộ gia đình không có đất
ở, không có đất sản xuất (cất nhà trên đất người khác hoặc trên đất không đủ điều
kiện được bồi thường), đề nghị mức hỗ trợ bằng với hộ nghèo, được hỗ trợ thời
gian 03 năm, mỗi năm 2.400.000 đồng/hộ.
2. Áp dụng Điều 28; 29; 31; 32; 33 Chương IV Quyết định số 12/2010/QĐ-UBND
ngày 04 tháng 02 năm 2010 và Điều 1, Quyết định số 15/2011/QĐ-UBND ngày 06
tháng 5 năm 2011 của UBND thành phố Cần Thơ.
- Hỗ trợ di chuyển:
+ Hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất
mà phải di chuyển chỗ ở thì được hỗ trợ kinh phí để di chuyển, cụ thể như sau:
. Nhà lầu (không phân biệt sàn bê tông
hay sàn ván): 7.000.000 đồng/hộ;
. Nhà trệt (Vách tường): 5.000.000 đồng/hộ;
. Nhà còn lại: 3.000.000 đồng/hộ.
+ Tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất
hoặc đang sử dụng đất hợp pháp khi Nhà nước thu hồi mà phải di chuyển cơ sở sản
xuất, kinh doanh thì được hỗ trợ kinh phí để tháo dỡ, di chuyển và lắp đặt.
Chi phí hỗ trợ theo khối lượng và chi phí thực tế
di chuyển, do Hội đồng bồi thường Dự án xem xét, xác định mức hỗ trợ cụ thể cho
từng trường hợp. Trường hợp có khó khăn thì được phép thuê đơn vị tư vấn có chức
năng để xác định chi phí này, nhưng Hội đồng Bồi thường Dự án phải tổ chức nghiệm
thu để xác định chi phí hỗ trợ cụ thể báo cáo Sở quản lý chuyên ngành xem xét.
Sau khi có ý kiến của Sở quản lý chuyên ngành, nếu đúng quy định thì Hội đồng bồi
thường Dự án gởi Hội đồng thẩm định xem xét trình UBND cấp có thẩm quyền phê
duyệt. Chi phí thuê tư vấn được tính vào kinh phí phục vụ công tác bồi thường của
dự án.
+ Người bị thu hồi đất ở mà không còn chỗ ở khác
thì trong thời gian chờ tạo lập chỗ ở mới (bố trí vào khu tái định cư) được bố
trí vào nhà ở tạm hoặc hỗ trợ tiền thuê nhà ở, mức hỗ trợ cụ thể:
. Hộ có nhân khẩu từ 4 người trở xuống:
1.000.000 đồng/hộ/tháng;
. Hộ có nhân khẩu từ 5 - 8 người: 1.500.000 đồng/hộ/tháng;
. Hộ có nhân khẩu từ 9 người trở lên: 2.000.000
đồng/hộ/tháng.
Thời gian hỗ trợ tiền thuê nhà được tính từ lúc
bàn giao mặt bằng đến khi được giao nền tại khu tái định cư và được hỗ trợ thêm
tối đa không quá 3 tháng để xây dựng nhà.
- Hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất
Áp dụng theo quy định tại Điều 20 Nghị định
69/2009/NĐ-CP và Điều 14 Thông tư 14/2009/TT-BTNMT, Khoản 3 Điều 4 Nghị định
17/2006/NĐ-CP, cụ thể như sau:
+ Đối tượng được hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định
sản xuất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp và được xác định
theo Khoản 1 Điều 14 Thông tư 14/2009/TT-BTNMT.
+ Diện tích đất nông nghiệp mà hộ gia đình, cá
nhân đang sử dụng quy định tại Khoản 1 Điều 20 của Nghị định 69/2009/NĐ-CP gồm
diện tích đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất được giao để trồng
rừng sản xuất, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác và
được xác định như sau:
. Đối với đất nông nghiệp đã có giấy tờ về quyền
sử dụng đất (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy tờ quy định tại các Khoản
1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai) thì xác định diện tích đất ghi trên giấy tờ
đó;
. Đối với đất nông nghiệp không có giấy tờ về
quyền sử dụng đất nhưng được thể hiện trong phương án giao đất nông nghiệp khi
thực hiện quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này thì diện tích đất nông nghiệp được
xác định theo phương án đó;
. Đối với đất nông nghiệp không có giấy tờ,
phương án giao đất quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này thì xác định theo hiện
trạng thực tế đang sử dụng.
+ Khi Nhà nước thu hồi đất của các tổ chức kinh
tế, hộ sản xuất kinh doanh có đăng ký kinh doanh mà bị ngừng sản xuất kinh
doanh, thì được hỗ trợ tối đa bằng 30% một năm thu nhập sau thuế, theo mức thu
nhập bình quân của ba năm trước đó. Thu nhập sau thuế được xác định căn cứ vào
báo cáo tài chính được cơ quan thuế chấp thuận; trường hợp chưa được cơ quan
thuế chấp thuận thì việc xác định thu nhập sau thuế được căn cứ vào thu nhập
sau thuế do đơn vị kê khai tại báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh cuối mỗi năm đã gửi cơ quan thuế.
+ Hộ gia đình, cá nhân kinh doanh buôn bán nhỏ,
có nộp thuế môn bài bị ảnh hưởng mặt bằng kinh doanh phải sửa chữa hay xây dựng
lại được hỗ trợ 2.000.000 đồng/hộ.
+ Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất do nhận
giao khoán đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản
(không bao gồm đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ) của các nông, lâm trường quốc
doanh khi Nhà nước thu hồi mà thuộc đối tượng là cán bộ, công nhân viên của nông,
lâm trường quốc doanh đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động,
thôi việc được hưởng trợ cấp đang trực tiếp sản xuất nông, lâm nghiệp; hộ gia
đình, cá nhân nhận khoán đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp và có nguồn sống
chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp thì được hỗ trợ bằng tiền. Mức hỗ trợ cao nhất
bằng giá đất bồi thường tính theo diện tích đất thực tế thu hồi, nhưng không vượt
hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương.
+ Hộ gia đình, cá nhân được bồi thường bằng đất
nông nghiệp thì được hỗ trợ ổn định sản xuất, bao gồm: Hỗ trợ giống cây trồng,
giống vật nuôi cho sản xuất nông nghiệp, các dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm, dịch
vụ bảo vệ thực vật, thú y, kỹ thuật trồng trọt chăn nuôi và kỹ thuật nghiệp vụ
đối với sản xuất, kinh doanh dịch vụ công thương nghiệp. Mức hỗ trợ 10.000.000
đồng/hộ.
- Hỗ trợ người đang thuê nhà không thuộc sở hữu
nhà nước thực hiện theo quy định tại Điều 30 Nghị định 197/2004/NĐ-CP, Điều 17
Thông tư 14/2009/TT-BTNMT cụ thể như sau:
Hộ gia đình, cá nhân đang hợp đồng thuê nhà ở
không thuộc sở hữu Nhà nước, khi bị Nhà nước thu hồi đất phải phá dỡ nhà ở, phải
di chuyển chỗ ở thì được hỗ trợ chi phí di chuyển bằng mức quy định tại Khoản 1
Điều 28 Quy định này, người được hỗ trợ phải có hợp đồng thuê nhà.
- Hỗ trợ khi thu hồi đất công ích của xã, phường,
thị trấn thực hiện theo quy định tại Điều 31 Nghị định 197/2004/NĐ-CP, cụ thể
như sau:
+ Trường hợp đất bị thu hồi thuộc quỹ đất công
ích của xã, phường, thị trấn thì được hỗ trợ với mức hỗ trợ bằng mức giá cao nhất
của đất nông nghiệp tại khu vực quy hoạch.
+ Tiền hỗ trợ được nộp vào ngân sách Nhà nước và
được đưa vào dự toán ngân sách hàng năm của xã, phường, thị trấn; tiền hỗ trợ
chỉ được sử dụng để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng, sử dụng vào mục đích
công ích xã hội của xã, phường, thị trấn.
- Hỗ trợ khác thực hiện theo quy định tại Điều
23 Nghị định 69/2009/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Đối với gia đình chính sách khi phải di chuyển
chỗ ở (có giấy chứng nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền), hỗ trợ thêm cho
mỗi hộ gia đình như sau:
+ Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ
trang nhân dân, Anh hùng Lao động: 5.000.000 đồng/hộ.
+ Thương binh,
gia đình Liệt sĩ (cha, mẹ, vợ, chồng, con là Liệt sĩ): 3.000.000 đồng/hộ.
+ Gia đình có
công với Cách mạng, gia đình Cách mạng lão thành: 2.000.000 đồng/hộ.
+ Gia đình cán bộ hưu trí và các đối tượng đang
hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên khác: 1.000.000 đồng/hộ.
Trường hợp trong một hộ gia đình có nhiều đối tượng
chính sách được hưởng như nêu trên thì chỉ tính một mức hỗ trợ của đối tượng có
mức hỗ trợ cao nhất.
- Thưởng: Đối với các chủ sử dụng đất bị thu hồi
chấp hành tốt chủ trương, chính sách, kế hoạch bồi thường, di chuyển và giao mặt
bằng đúng thời hạn sẽ được hưởng chế độ ưu đãi trong chính sách tái định cư của
Dự án và được khen thưởng 5% trên tổng giá trị tài sản, bao gồm: nhà, công
trình, hoa màu nhưng không vượt quá định mức 5.000.000 đồng/hộ.
- Đối với đất nông nghiệp đã san lấp mặt bằng
nhưng không được bồi thường theo giá đất ở thì ngoài phần bồi thường đất nông
nghiệp bị thu hồi còn được hỗ trợ phần cát san lấp theo khối lượng san lấp thực tế với giá 40.000 đồng/m3 (có sự
xác nhận của chính quyền địa phương).
D. Chính sách tái định cư:
Áp dụng Khoản
2 Điều 35; Điều 37 Chương V Quyết định số 12/2010/QĐ-UBND ngày 04 tháng
02 năm 2010 và Điều 1, Quyết định số 15/2011/QĐ-UBND ngày 06 tháng 5 năm 2011 của
UBND thành phố Cần Thơ, đặc biệt:
- Hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất ở
phải di chuyển chỗ ở mà tự lo chỗ ở thì được hỗ trợ một khoản tiền bằng suất đầu
tư hạ tầng (với số tiền 900.000 đồng/m2) đối với
phần diện tích được bố trí tái định cư nhưng tối đa không vượt quá 150m2
tính cho một hộ gia đình tại khu tái định cư tập trung trừ trường hợp đã được
nhận khoản tiền hỗ trợ tái định cư nêu trên.
- Hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng được xem
xét cho mua nền tại khu tái định cư nhưng có nhu cầu được hỗ trợ để tự lo chỗ ở
thì được hỗ trợ một khoản tiền bằng 50% suất đầu tư cơ sở hạ tầng (với số tiền
450.000đ/m2), diện tích tính hỗ trợ là diện tích được xét duyệt.
- Địa điểm bố trí tái định cư dự kiến vào 02
khu: Khu tái định cư Thới Thuận (giai đoạn 2) thuộc phường Thới Thuận, quận Thốt
Nốt và Khu dân cư - Tái định cư Trung tâm hành chính huyện Vĩnh Thạnh, do Công
ty Cổ phần đầu tư và xây lắp thành phố Cần Thơ làm chủ đầu tư.
VIII. Trình tự, thủ tục thu hồi
đất và thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án:
Áp dụng Chương VI Quyết định số 12/2010/QĐ-UBND
ngày 04 tháng 02 năm 2010 của UBND thành phố Cần Thơ.
Điều 2. Ủy ban nhân
dân huyện Vĩnh Thạnh có trách nhiệm phê duyệt kinh phí bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng Dự án theo đúng
trình tự thủ tục quy định.
Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vướng mắc,
khó khăn, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Dự án báo cáo cấp có thẩm
quyền xem xét giải quyết.
Điều 3. Chánh Văn
phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc
Sở Giao thông Vận tải, Giám đốc Kho bạc Nhà nước Cần Thơ, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân huyện Vĩnh Thạnh, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố, Chủ đầu
tư dự án, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này./.