Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 988-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Võ Văn Kiệt
Ngày ban hành: 30/12/1996 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 988-TTg

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 1996

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NINH THỜI KỲ 1996-2010

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Xét đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh tại Tờ trình số 468-TT/UB ngày 5 tháng 3 năm 1996, của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số 5712-BKH/VPTĐ ngày 2 tháng 11 năm 1996,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 1996-2010 với nội dung chủ yếu như sau:

I. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

Khai thác mọi tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý và các nguồn tài nguyên để xây dựng tỉnh Quảng Ninh, phát triển nhanh, ổn định, bền vững về kinh tế, văn hoá, xã hội và an ninh, quốc phòng, đạt các mục tiêu chủ yếu về tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và bảo đảm môi trường sinh thái; Đưa tỉnh trở thành một Trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch và là một trong những "cửa mở" lớn của phía Bắc để cùng với một số tỉnh, thành phố khác hợp thành khu kinh tế trọng điểm thúc đẩy sự phát triển của vùng và phát triển chung của cả nước.

II. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG VÀ NHIỆM VỤ CHỦ YẾU VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Những định hướng phát triển chủ yếu:

Thực hiện phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, kết nối sự phát triển của tỉnh với sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và toàn vùng Bắc Bộ, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước.

Xây dựng và phát triển cơ cấu kinh tế hợp lý và hướng về xuất khẩu, coi trọng chất lượng và hiệu quả; Đẩy mạnh xây dựng và phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch; xây dựng, mở rộng và hiện đại các cảng biển hiện có và xây dựng một số cảng mới để bảo đảm giao lưu của toàn vùng và giao lưu với quốc tế. Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản theo hướng thâm canh và sản xuất hàng hoá.

Phát triển kinh tế phải kết hợp với phát triển văn hoá, xã hội, củng cố an ninh, quốc phòng trên đất liền, trên biển và hải đảo. Nâng cao mức sống và trình độ dân trí, bảo đảm nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá; xây dựng các khu vực nông thôn mới và các hải đảo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng vừng, từng đảo. Bảo vệ, cải thiện môi trường sinh thái, đặc biệt là cảnh quan khu vực Vịnh Hạ Long.

2. Những nhiệm vụ phát triển chủ yếu:

Về phát triển công nghiệp:

Phát triển công nghiệp với tốc độ cao để đảm bảo phát triển các ngành kinh tế khác của tỉnh. Phát huy truyền thống và năng lực sẵn có để phát triển mạnh các ngành công nghiệp mũi nhọn: than, cơ khí, vật liệu xây dựng (đặc biệt là xi măng). Cải tạo và mở rộng các Khu công nghiệp hiện có: Hòn Gai, Bãi Cháy, Cẩm Phả, Uông Bí... đồng thời đẩy mạnh tốc độ xây dựng một số khu công nghiệp mới như: Cái Lân, Hoành Bồ, Uông Bí, Mạo Khê, Chập Khê và cụm công nghiệp Đông Triều. Phát triển tuyến kinh tế ven biển Hạ Long - Móng Cái gắn kết chặt chẽ với vùng núi phía trong để làm động lực phát triển cho cả vùng. Huy động các thành phần kinh tế để mở rộng sản xuất và nâng cao chất lượng các mặt hàng tiêu dùng, công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản để đáp ứng nhu cầu nội địa và xuất khẩu.

Về phát triển nông, lâm nghiệp, thuỷ sản:

Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá cung ứng cho tiêu dùng và xuất khẩu; khai thác có hiệu quả tiềm năng về đất nông nghiệp gần khu công nghiệp, gần khu du lịch ven biển và hải đảo để bố trí mùa vụ, cây trồng, vật nuôi thích hợp và thâm canh nhằm tăng năng suất, sản lượng và chất lượng, nông sản, mở rộng thị trường tiêu thụ. Phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp để tăng nhanh tỷ trọng của ngành này trong giá trị sản lượng nông nghiệp.

Phát triển ngành lâm nghiệp theo hướng trọng tâm là lâm nghiệp xã hội, cố gắng phấn đấu đến năm 2010 có tỷ lệ che phủ rừng đạt từ 55%-60%.

Phát triển ngành thuỷ sản (bao gồm cả khai thác, nuôi trồng, chế biến và hậu cần dịch vụ): Đầu tư kỹ thuật và phương tiện để nâng cao sản lượng đánh bắt hải sản ngoài khơi. Mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản; xây dựng các cơ sở chế biến, dịch vụ nghề cá ở ven biển và trên các đảo; xây dựng đảo Cô Tô trở thành một trong những trung tâm dịch vụ nghề cá của Vịnh Bắc Bộ. Phát triển thuỷ sản phải kết hợp với việc bảo vệ và phát triển các nguồn lợi.

Về phát triển các ngành thương mại, dịch vụ, du lịch:

Cần có kế hoạch khai thác những lợi thế, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi để huy động được các nguồn lực, đặc biệt coi trọng việc phát triển hoạt động kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá các mối quan hệ, hướng mạnh vào xuất khẩu, du lịch, hợp tác đầu tư nhằm thu hút vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngoài.

Phát huy ưu thế và cơ hội để phát triển mạnh các ngành dịch vụ, nhất là dịch vụ hàng hải và du lịch. Trên cơ sở hình thành cảng Cái Lân, phát triển mạnh đội tàu biển của tỉnh.

Sớm hình thành hai trung tâm thương mại lớn ở Hạ Long và Móng Cái. Trong tương lai gần, khu vực Móng Cái phải được phát triển thành khu kinh tế cửa khẩu quan trọng. Mở rộng màng lưới thương nghiệp, dịch vụ, đảm bảo cung ứng hàng hoá, dịch vụ và tiêu thụ sản phẩm cho nhân dân, đáp ứng phần nào nhu cầu cho khu du lịch lớn của tỉnh và một số tỉnh bạn.

Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động du lịch, đặc biệt ưu tiên phát triển du lịch quốc tế. Cần xây dựng một số khách sạn lớn có quy mô 200-300 phòng để có thể thu hút khách du lịch quốc tế đạt từ 1,2 đến 1,3 triệu người vào năm 2010. Ngoài khu du lịch Hạ Long cần khai thác triệt để tiềm năng du lịch của vùng ven biển và hải đảo.

Cần hiện đại hoá các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm theo chủ trương, chính sách của Nhà nước, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế, du lịch của tỉnh, của cả vùng và của khách du lịch cũng như của các nhà đầu tư nước ngoài. Bảo đảm tỷ trọng thu ngân sách, tỷ trọng đầu tư so với GDP ngày càng tăng.

Về phát triển cơ sở hạ tầng:

Phát triển cơ sở hạ tầng được coi là giải pháp có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của tỉnh Quảng Ninh. Khẩn trương xây dựng cảng Cái Lân theo hướng đồng bộ và hiện đại để tiếp nhận tàu có trọng tải lớn ra vào Cảng; đầu tư xây dựng, cải tạo các Cảng Mũi Chùa, Vạn Gia, Mũi Ngọc. Nghiên cứu xây dựng cảng Cô Tô có năng lực bốc xếp hàng hoá từ 30 đến 50 vạn tấn/năm.

Để phát huy hết tiềm năng, thuận lợi về giao thông đường biển và hệ thống cảng biển, cần phải có kế hoạch đầu tư trang bị các phương tiện và tăng năng lực cũng như đổi mới công nghệ bốc xếp, tiếp nhận hàng hoá và các loại dịch vụ phục vụ cho các cảng như: kho tàng, bến bãi, phương tiện chuyển tải v.v...

Phát triển mạng lưới giao thông đường bộ nhằm phục vụ cho phát triển kinh tế, dân sinh và bảo đảm an ninh, quốc phòng.

Chú ý đến hệ thống đường giao thông ở các xã miền núi biên giới và hải đảo. Cần nâng cấp quốc lộ 18A, đường 10, xây dựng trục Hải Phòng - Quảng Ninh, Hà Nội - Bãi Cháy kéo dài đến Móng Cái. Cải tạo, nâng cấp các tuyến đường 18B, 4B; xây dựng cầu Cửa Lục, cải tạo tuyến đường sắt Phả Lại - Cái Lân và nối với tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai.

Nghiên cứu xây dựng một sân bay tại khu vực Hạ Long - Bãi Cháy.

Xây dựng hoàn chỉnh mạng lưới cấp nước, thoát nước, cấp điện, giao thông đô thị và các khu công nghiệp; xây dựng hồ Cao Vân, khai thác đập Đồng Ho, xây dựng đập Đồng Giang. Xây dựng hệ thống đường dây tải điện phục vụ cho phát triển kinh tế và dân sinh. Triển khai xây dựng nhà máy điện Hoành Bồ. Trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội phải đặc biệt quan tâm đến việc bảo vệ, giữ gìn và cải thiện môi trường, cảnh quan các khu vực đô thị, nhất là giữ gìn, bảo vệ môi trường, cảnh quan khu vực Hạ Long - Bãi Cháy.

Tiếp tục hiện đại hoá hệ thống thông tin liên lạc, phát triển điện thoại số đến 100% số xã trong tỉnh (cả trong đất liền và hải đảo).

Về phát triển giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội:

Nâng cao chất lượng và hiệu quả của hệ thống giáo dục, đào tạo để đáp ứng yêu cầu về nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá; phát triển mạng lưới chăm sóc sức khoẻ, bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh cho nhân dân, nhất là dân ở các vùng miền núi và hải đảo; thực hiện chương trình dân số - kế hoạch hoá gia đình.

Mở rộng và nâng cao chất lượng của hệ thống phát thanh, truyền hình, các hoạt động văn hoá tiên tiến, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc; nâng cao cơ sở vật chật cho ngành thể dục thể thao. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào xoá đói giảm nghèo, quan tâm đúng mức đến các đối tượng và gia đình chính sách. Cùng với việc phát triển kinh tế nhiều thành phần, nhiều ngành, nghề, phải tăng tỷ lệ lao động được đào tạo có việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở các đô thị. Vận động nhân dân tham gia tích cực vào việc xây dựng nếp sống văn minh, bài trừ các tệ nạn xã hội.

III. NHỮNG BIỆN PHÁP CHỦ YẾU

Để đảm bảo việc thực hiện Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh thời kỳ 1996-2010, tỉnh phải triển khai một hệ thống các biện pháp đồng bộ, kể cả đổi mới cơ chế chính sách kết hợp với cải cách hành chính, tăng cường năng lực quản lý, cải tiến kế hoạch hoá, tăng cường nghiên cứu vĩ mô, dài hạn, xây dựng các dự án và chương trình phát triển... nhằm phát huy các nguồn lực trong nước, ngoài nước phục vụ cho công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội.

Phải thể hiện phương hướng và những nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu của Quy hoạch này trong các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, các chương trình và dự án có tính khả thi.

Uỷ ban nhân dân tỉnh thực thi nghiên cứu, và đề xuất với Chính phủ (những vấn đề vượt thẩm quyền) các chính sách có hiệu quả về huy động vốn trong nước, thu hút các nguồn lực từ bên ngoài, mở rộng thị trường, phát triển nguồn nhân lực, phát triển khoa học và công nghệ, xây dựng các đô thị và đầu tư xây dựng các khu công nghiệp... Quý IV năm 1998, tỉnh phải tiến hành tổng kết việc áp dụng thí điểm các chính sách tại khu vực cửa khẩu Móng Cái theo nội dung Quyết định 675/TTg ngày 18 tháng 9 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ và kiến nghị Thủ tướng điều chỉnh, bổ sung những quy định cần thiết.

Điều 2. Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh là cơ quan chủ quản thực hiện Quy hoạch, phải có kế hoạch và biện pháp triển khai ngay việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện một cách chặt chẽ và khẩn trương, nhằm hoàn thành và hoàn thành vượt mức các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã được đề ra trong Quy hoạch. Cần thường xuyên theo dõi, kịp thời điều chỉnh Quy hoạch phù hợp với sự phát triển chung của vùng và của cả nước.

Các Bộ, ngành ở Trung ương, theo chức năng, nhiệm vụ của mình, có trách nhiệm phối hợp và giúp đỡ tỉnh Quảng Ninh trong quá trình thực hiện Quy hoạch, trong đó đặc biệt chú ý bảo đảm sự thống nhất giữa Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh với Quy hoạch của từng ngành, từng lĩnh vực và quy hoạch tổng thể của vùng, đồng thời phải phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn của cả nước và bảo đảm an ninh, quốc phòng.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Võ Văn Kiệt

(Đã ký)

 

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT

-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------

No. 988-TTg

Hanoi , December 30  1996

 

DECISION

APPROVING THE MASTER PLAN FOR SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT OF QUANG NINH PROVINCE IN THE 1996-2010 PERIOD

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
At the proposals of the President of the People
s Committee of Quang Ninh province embodied in Note No.468-TT/UB of March 5, 1996, and of the Minister of Planning and Investment embodied in Note No 5712-BKH/VPTD of November 2, 1996,

DECIDES:

Article 1.- To approve the Master Plan for Socio-Economic Development of Quang Ninh province in the 1996-2010 period with the following contents:

I. DEVELOPMENT GOALS:

To tap all potentials, geographic advantages and resources to build Quang Ninh into a province of high, steady and sustainable development in economy, culture, society and national defense and security, achieving the main targets in economic growth and social progress and preserving the ecological environment; to turn the province into an industrial, trade, service and tourist center and a major "open gateway" in the North so as together with a number of other provinces and cities to become a key economic zone to accelerate the development of the region and the country as a whole.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The main development orientations:

To develop the market economy along the socialist orientation, to link the development of the province with the development of the key economic region of the North and the North as a whole, in line with the strategy for socio-economic development of the whole country.

To build and develop an appropriate export-oriented economic structure, attaching importance to quality and efficiency; to speed up construction and develop industry, trade, service and tourism; to build, enlarge and modernize the existing sea ports and build a number of new sea ports to ensure communication for the entire region and international exchanges. To develop agricultural, forest and aquatic production along the line of intensification and commodity production.

To combine economic development with cultural and social development and strengthening of national defense and security on land, sea and the islands. To raise the living and cultural standard of the people, ensure the provision of human resources for industrialization and modernization; to build new-type rural areas and islands in accordance with the socio-economic conditions of each region and island. To preserve and improve the ecological environment, especially the landscape of the Ha Long Bay.

2. The main tasks:

On industrial development:

To develop industry at a high pace to ensure the development of the different economic branches of the province. To promote the local traditions and existing potentials to strongly develop the key industries: coal, mechanical engineering and construction materials (especially cement). To transform and enlarge the existing industrial zones: Hon Gai, Bai Chay, Cam Pha, Uong Bi, etc., as well as to accelerate the pace of construction at a number of new industrial areas such as Cai Lan, Hoanh Bo, Uong Bi, Mao Khe, Chap Khe and the Dong Trieu industrial complex. To develop the coastal economic stretch from Ha Long to Mong Cai, in close combination with promoting the economic potentials of its adjacent jungle area so as to create the development motive force for the whole region. To engage all economic sectors in the expansion of production and the improvement of the quality of consumer goods, processed foods, forest and aquatic products to meet the need of domestic consumption and export.

On agriculture, forestry and aquatic production:

To develop agriculture along the line of commodity production for home consumption and export; to effectively tap the potentials of agricultural land in areas adjacent to industrial and coastal tourist areas and islands to design appropriate crops and plant and livestock structures and practice intensive farming to increase productivity, production and quality of farm produce, and expand the market sale. To develop livestock breeding along the line of industrialization so as to increase the proportion of this branch in the total output value of agriculture.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



To develop fisheries (including netting, rearing, processing and service): To invest in technologies and means to raise the productivity of offshore fishing. To expand the area of aquatic rearing; build processing establishments and services for fishery in coastal areas and on islands; and build the Co To Island into one of the service centers for fishery in the Tonkin Gulf. To combine the development of fisheries with the preservation and development of other resources.

On trade, service and tourism:

To work out policies to make use of the advantages and create favorable environment for investment and business so as to mobilize all resources, attach special importance to developing foreign economic activities along the line of multilateralization and diversification of relations, strongly orienting at export, tourism and investment cooperation with a view to attracting capital, technology and advanced management experience from foreign countries.

To promote advantages and opportunities to strongly develop service industries, especially maritime and tourist services. With the Cai Lan Port in place, to build a strong fleet of sea-going ships for the province.

Soon to form two major trading centers in Ha Long and Mong Cai. In the near future, Mong Cai is to become an important border-gate economic area. To expand the trading and service network with a view to ensuring the supply of goods and services for, and the consumption of produce from, the local population and meeting part of the demand of tourism in the province and a number of neighboring provinces.

Strongly to develop and raise the quality and efficiency of tourism, giving special priority to the development of international tourism. To build a number of large hotels, each with 200-300 rooms so as to attract more foreign tourists, increasing their arrivals to 1.2 - 1.3 million by 2010. Apart from the Ha Long tourist area, efforts should be made to fully tap the tourist potentials of other coastal and island areas.

To modernize operations in finance, banking and insurance in line with State undertakings and policies with a view to creating favorable conditions for economic and tourist activities of the province and the whole region, and of tourists as well as foreign investors. To ensure that the proportions of budget revenue and investment in the GDP increase constantly.

On infrastructure development:

Infrastructure development is considered a measure of decisive significance to the development of Quang Ninh province. To quickly build the Cai Lan Port in a systematic way so as to modernize it and enable it to receive ships on large tonnage; to invest in construction and transformation of the Mui Chua, Van Gia and Mui Ngoc ports. To do research into the possibility of building a port at the Co To Island with an annual loading/unloading capacity of 300,000-500,000 tons.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



To develop the overland traffic network to serve economic development, peoples daily life and work and national defense and security.

To pay attention to the building of the road network to mountainous and border villages and on islands. To upgrade Highway 18A, Route 10 and the Haiphong-Quang Ninh road, extend the Hanoi-Bai Chay road up to Mong Cai, and upgrade Routes 18B and 4 B; to build the Cua Luc Bridge, overhaul the Pha Lai-Cai Lan railway to connect with the Hanoi-Lao Cai railway.

To do research into the possibilities to build an airport in the Ha Long-Bai Chay area.

To build complete systems for water supply and drainage, power supply, urban transport and communication and industrial zones; to build the Cao Van reservoir; and tap the use of the Dong Ho dam and build the Dong Giang dam. To build an electric power grid in service of economic development and peoples life and work. To start building the Hoanh Bo power plant. In the course of socio-economic development, to pay special attention to the protection, preservation and improvement of urban environment and landscapes, especially the preservation and protection of the environment and landscapes of the Ha Long Bay-Bai Chay area.

To continue modernizing the communication system and to bring digital telephones to 100 per cent of the provinces villages (both in land and on islands)

On education, health, culture and social development:

To raise the quality and efficiency of the educational and training system to meet the need of human resources for industrialization and modernization; to develop the network of health care, health insurance and medical treatment for the population, especially those living in mountainous and island areas; and to implement the program of population control and family planning.

To expand and raise the quality of the radio and television network and ensure that the cultural activities are advanced, sophisticated and imbued with national identity; to improve the material bases for sports and physical training. To continue promoting the movement for hunger eradication and poverty alleviation, pay proper attention to the people and families of policy entitlements. Along with the development of a multi-sector and multi-trade economy, to increase the employment rate among the contingent of trained labor and reduce the unemployment rate in urban areas. To encourage people to take an active part in the building of a civilized lifestyle and the eradication of social vices.

III. MAJOR MEASURES

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



To elaborate the major orientations and tasks for socio-economic development of this Master Plan into short- and medium-term plans and feasible programs and projects.

The Provincial Peoples Committee shall conduct research for, and recommend to the Government (where the matters are beyond its capacity), effective policies for mobilizing capital from domestic sources and attracting outside resources, expanding market, developing human resources, developing science and technology, building urban areas and investing in building industrial zones, etc. In the Fourth Quarter of 1998, the province shall review the trial implementation of the policies for the Mong Cai Border Gate area stipulated in Decision No.675-TTg of September 18, 1996, of the Prime Minister, and propose to the Prime Minister the necessary modifications and supplements.

Article 2.- The Peoples Committee of Quang Ninh province is the mandated body to implement the Master Plan. It has to work out plans and measures to begin immediately directing and organizing the implementation in a strict and prompt manner with a view to fulfilling and over-fulfilling the targets and tasks for socio-economic development set in the Master Plan. To constantly monitor the implementation of, and make timely adjustments to, the Master Plan to make it suitable to the overall development of the region and the country as a whole.

The Ministries and branches at the Center, in line with their functions and tasks, have the responsibility to discuss with and assist Quang Ninh province in the course of its implementation of this Master Plan, in which they shall have to pay special attention to ensuring its compatibility with the overall planning of each branch and domain and the Master Plan of the region, as well with the strategy and plan for long-term socio-economic development of the country as a whole and the requirement of national defense and security.

Article 3.- This Decision takes effect from the date of its signing.

The Ministers, the Heads of the ministerial-level Agencies, the Heads of the Agencies attached to the Government, and the Presidents of the Peoples Committees of Quang Ninh province and the other concerned provinces and cities directly under the Central Government, are responsible for the implementation of this Decision.

 

 

THE PRIME MINISTER




Vo Van Kiet

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 988-TTg ngày 30/12/1996 phê duyệt Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 1996 -2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.922

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.126.80
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!