Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 979/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum Người ký: Nguyễn Văn Hùng
Ngày ban hành: 22/11/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 979/QĐ-UBND

Kon Tum, ngày 22 tháng 11 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “ĐỊNH HƯỚNG VẬN ĐỘNG, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA VÀ CÁC KHOẢN VAY ƯU ĐÃI ĐẾN NĂM 2015, CÓ TÍNH ĐẾN NĂM 2020”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 về ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức;

Căn cứ Quyết định số 106/QĐ-TTg ngày 10/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và các khoản vốn vay ưu đãi khác của các nhà tài trợ thời kỳ 2011 - 2015

Căn cứ Quyết định số 36/2008/QĐ-UBND ngày 27/8/2008 của UBND tỉnh về ban hành Quy chế về vận động, quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ chính thức trên địa bàn tỉnh Kon Tum;

Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 1182/SKHĐT-ĐN ngày 15/7/2013 và số 2070/SKHĐT-ĐN ngày 15/11/2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án Định hướng vận động, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và các khoản vay ưu đãi đến năm 2015, có tính đến năm 2020 (Đề án và danh mục kèm theo).

Điều 2. Kinh phí tổ chức thực hiện Đề án được bố trí trong dự toán hàng năm của Sở Kế hoạch và Đầu tư theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Điều 3. Các Ông, (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Ngoại vụ; Chủ tịch UBND các huyện và thành phố; Thủ trưởng các sở, ban ngành, các tổ chức đoàn thể và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này;

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- TT Tỉnh ủy (b/c);
- TT HĐND tỉnh (b/c);
- Đoàn Đại biểu QH tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KTTH2.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Hùng

 

ĐỀ ÁN

“ĐỊNH HƯỚNG VẬN ĐỘNG, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA VÀ CÁC KHOẢN VAY ƯU ĐÃI ĐẾN NĂM 2015, CÓ TÍNH ĐẾN NĂM 2020”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 979/QĐ-UBND ngày 22/11/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum)

LỜI NÓI ĐẦU

Để hoàn thành mục tiêu “huy động tối đa mọi nguồn lực để tập trung phát triển, thu hẹp dần khoảng cách về thu nhập bình quân đầu người so với các tỉnh vùng Tây Nguyên và cả nước; từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại đáp ứng nhu cầu thời kỳ phát triển tiếp theo: không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân” (1), trước mắt là các mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra trong “Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh giai đoạn 2011 - 2015”(2); bên cạnh việc phát huy nội lực là chủ yếu, tỉnh Kon Tum chủ trương tiếp tục huy động tối đa nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và các khoản vay ưu đãi.

Đề án “Định hướng vận động, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và các khoản vay ưu đãi đến năm 2015, có tính đến năm 2020” (Đề án) được xây dựng nhằm thể hiện định hướng của tỉnh Kon Tum trong công tác vận động, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này.

Đề án này được xây dựng trên cơ sở tham chiếu các văn bản chủ yếu sau:

1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 20/4/2011 (Quy hoạch tổng thể);

2. Quyết định số 106/QĐ-TTg ngày 19/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và các khoản vay ưu đãi khác của các nhà tài trợ thời kỳ 2011 - 2015” (Đề án ODA 2011 -2015);

3. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh giai đoạn 2011 - 2015 được Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum phê duyệt tại Quyết định số 45/2010/QĐ-UBND ngày 24/12/2010 (Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015).

PHẦN THỨ NHẤT

SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI CỦA ĐỀ ÁN

Trong thời gian qua, nguồn vốn ODA đã có những hỗ trợ nhất định, góp phần đáng kể cùng nguồn lực công trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn. Tuy nhiên, công tác vận động và quản lý sử dụng nguồn vốn này chưa được quan tâm đúng mức, chưa được xem như là một nguồn lực quan trọng. Quá trình vận động chưa đi đôi với nhu cầu bức thiết cũng như yêu cầu phát triển bền vững, công tácquản lý và tổ chức thực hiện chưa được thực hiện chặt chẽ, làm giảm đi ý nghĩa và hiệu quả của nguồn vốn này

Đề án được xây dựng trên cơ sở rút ra các bài học kinh nghiệm từ thực tiễn thực hiện nguồn vốn này trên địa bàn trong giai đoạn 2006 - 2010 và xu hướng viện trợ giữa các nhà tài trợ với Việt Nam sau năm 2010. khi Việt Nam trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình (MIC). Qua đó, từng bước đưa công tác vận động đi vào chặt chẽ, khoa học, có hệ thống, theo định hướng; gắn kết, nâng cao hiệu quả quản lý với sử dụng trên nguyên tắc nâng cao vai trò và sự chủ động của địa phương.

II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ ÁN

1. Giới thiệu các đặc điểm, nguyên tắc cơ bản của nguồn vốn ODA và các khoản vay ưu đãi nhằm góp phần nâng cao về nhận thức, thống nhất về hành động trong quá trình tiếp nhận, quản lý, triển khai và sử dụng.

2. Đề ra các nguyên tắc, định hướng, giải pháp tổ chức thực hiện có hiệu quả từ vận động đến phân bổ, tiếp nhận, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA và các khoản vay ưu đãi. Góp phần thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 và đến năm 2020.

3. Làm định hướng để các cấp, các ngành và địa phương thực hiện công tác vận động.

4. Là cơ sở cho các nhà tài trợ tiếp cận nghiên cứu tài trợ vốn trên địa bàn.

III. PHẠM VI VÀ NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN

Đề án đề cập toàn bộ các hoạt động từ vận động đến phân bổ, tiếp nhận, quản lý và sử dụng các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn ODA và các khoản vay ưu đãi được triển khai trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2011 - 2015 có tính đến năm 2020.

Kết cấu của Đề án gồm:

- Lời nói đầu;

- Phần thứ nhất: Sự cần thiết, mục đích, phạm vi của Đề án;

- Phần thứ hai: Tổng quan về nguồn vốn ODA và tình hình vận động, thực hiện nguồn vốn ODA giai đoạn 2006 - 2010;

- Phần thứ ba: Định hướng vận động nguồn vốn ODA và các khoản vốn vay ưu đãi khác đến năm 2015, có tính đến năm 2020;

- Kế hoạch thực hiện Đề án;

- Danh mục các dự án vận động ODA và các khoản vay ưu đãi.

PHẦN THỨ HAI

TỔNG QUAN VỀ NGUỒN VỐN ODA VÀ TÌNH HÌNH VẬN ĐỘNG, THỰC HIỆN NGUỒN VỐN ODA GIAI ĐOẠN 2006-2010

I. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN NGUỒN VỐN ODA

1. Đặc điểm

Theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật(3), ODA được hiểu là hoạt động hợp tác phát triển giữa Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nhà tài trợ nước ngoài, trong đó Việt Nam được tiếp nhận ODA (bao gồm vốn, trang thiết bị, thành tựu khoa học kỹ thuật,...) của nhà tài trợ để triển khai một, một số chương trình, dự án hoặc các hoạt động nhằm đạt mục tiêu cụ thể.

2. Đối tượng cung cấp ODA

ODA được cung cấp từ các nhà tài trợ gồm: Chính phủ các nước; các tổ chức tài trợ song phương và các tổ chức liên quốc gia hoặc liên liên quốc gia hoặc liên chính phủ; các tổ chức tài chính quốc tế.

3. Các hình thức, phương thức hợp tác của ODA

3.1. Hình thức hợp tác ODA

Gồm 04 hình thức:

- ODA không hoàn lại: là hình thức cung cấp ODA mà Việt Nam không phải hoàn trả lại cho nhà tài trợ;

- ODA vay ưu đãi (tín dụng ưu đãi): là khoản vay với các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ, bảo đảm “yếu tố không hoàn lại” (còn gọi là “thành tố hỗ trợ”) đạt ít nhất 35% đối với các khoản vay có ràng buộc(4) và 25% đối với các khoản vay không ràng buộc;

- Vốn vay ưu đãi(5): Khoản vay có điều kiện ưu đãi cao hơn các khoản vay thương mại nhưng có yếu tố không hoàn lại thấp hơn chuẩn các khoản vay ODA. Các khoản vay này chủ yếu để thực hiện cho các dự án có khả năng hoàn vốn;

- ODA vay hỗn hợp: là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc các khoản vay ưu đãi được cung cấp đồng thời với các khoản tín dụng thương mại, nhưng tính chung lại có “yếu tố không hoàn lại” (còn gọi là thành tố hỗ trợ) đạt ít nhất 35% đối với các khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không ràng buộc.

3.2. Phương thức cung cấp ODA

Phương thức cung cấp cơ bản ODA của các nhà tài trợ dành cho Việt Nam: Hỗ trợ dự án; hỗ trợ chương trình, ngành (PBA); hỗ trợ ngân sách chung (GBS), hỗ trợ ngân sách có mục tiêu (TBS).

II. TÌNH HÌNH TIẾP NHẬN VÀ THỰC HIỆN NGUỒN VỐN ODA CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2010(6)

1. Vốn cam kết và ký kết

Tổng trị giá vốn ODA cam kết đạt khoảng 31,76 tỷ USD, cao hơn 15% so chỉ tiêu đề ra trong Đề án 2006 - 2010. Vốn ODA ký kết đạt 20,61 tỷ USD, cao hơn 12,7% chỉ tiêu đề ra trong Đề án 2006 - 2010.

2. Vốn giải ngân

Vốn ODA giải ngân đạt khoảng 13,86 tỷ USD, bằng 67,25% vốn ký kết và cao hơn 11% so chỉ tiêu đề ra trong Đề án 2006 - 2010. Trong Kế hoạch 5 năm 2006 - 2010, vốn ODA đã đóng góp khoảng từ 15 đến 17% trong tổng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.

Ngành, lĩnh vực

Dự kiến ký kết theo Đề án 2006 - 2010 (7)

ODA ký kết 2006 - 2010

Dự kiến cơ cấu ODA (%)

Tổng ODA (Tỷ USD)

Cơ cấu ODA (%)

Tổng ODA (Tỷ USD)

Tổng số

100

20,35-23,75

100

20,61

1. Nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp và thủy sản kết hợp phát triển nông nghiệp và nông thôn, xóa đói, giảm nghèo

21

4.27-4.98

16,21

3,34

2. Năng lượng và công nghiệp

15

3,05-3,56

18,97

3,91

3. Giao thông, bưu chính viễn thông, cấp thoát nước và đô thị

33

6,72-7,84

36,78

7,58

4. Y tế, giáo dục và đào tạo, môi trường, khoa học công nghệ và các ngành khác (bao gồm xây dựng thể chế, tăng cường năng lực,...)

31

6,31-7,37

28,04

5,78

III. TÌNH HÌNH VẬN ĐỘNG, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM(8)

1. Vốn ký kết theo dự án

Trong giai đoạn này, tỉnh Kon Tum tiếp nhận được 863.103 triệu đồng thông qua 28 dự án; trong đó, ODA vay 674.418 triệu đồng, chiếm 78,1% tổng vốn ký kết; ODA không hoàn lại 188.685 triệu đồng, chiếm 21,9%.

TT

Lĩnh vực

Dự án

Vốn ký kết

Số lượng

Tỷ trọng (%)

Tổng số

Trong đó

Giá trị (triệu đồng)

Tỷ trọng (%)

ODA vay

ODA KHL

Giá trị (triệu đồng)

Tỷ trọng (%)

Giá trị (triệu đồng)

Tỷ trọng (%)

 

Tổng số

28

100,0

863.103

100,0

674.418

78,1

188.685

21,9

1

Nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp xóa đói giảm nghèo

4

14,3

371.512

43,0

333.152

38,6

38.360

4,4

2

Năng lượng (cấp điện)

2

7,1

19.874

2,3

19.874

2,3

0

0,0

3

Hạ tầng kinh tế, xã hội (giao thông;cấp nước; thủy lợi,...)

11

39,3

221.679

25,7

211.581

24,5

10.098

1,2

4

Y tế

3

10,7

77.358

9,0

46.238

5,4

31.120

3,6

5

Giáo dục và đào tạo

7

25,0

80.180

9,3

63.573

7,4

16.607

1,9

6

Lĩnh vực khác

1

3,6

92.500

10,7

0

0,0

92.500

10,7

So giai đoạn 2001 - 2005, vốn ODA trong giai đoạn 2006 - 2010 có chiều hướng tăng cao cả số dự án lẫn vốn ODA. Số lượng dự án tăng gấp hai lần (28 so với 14 dự án) và vốn ODA tăng gấp 1,57 lần.

Biểu so sánh vốn ODA ký kết giai đoạn 2006 - 2010 với các giai đoạn

Chỉ tiêu

Giai đoạn

Giai đoạn 2006 - 2010 so với (%)

2006 - 2010

1996 - 2000

2001 - 2005

1996 - 2000

2001 - 2005

ODA ký kết (tr.đ)

863.103

547.866

487.606

157,5

177,0

- ODA vay (tr.đ)

674.418

489.577

375.978

137,8

179.4

So tổng số (%)

78,1

89,4

77,1

 

 

- ODA KHL (tr.đ)

188.685

58.290

111.268

323,7

169,0

So tổng số (%)

21,9

10,6

22,9

 

 

2. Vốn giải ngân

Tổng vốn ODA giải ngân 320.356 triệu đồng, chiếm 37,1% tổng vốn ký kết, trong đó, vốn ODA vay 197.179 triệu đồng, chiếm 29,2%; vốn ODA không hoàn lại 123.177 triệu đồng, chiếm 65,3%.

Giá trị giải ngân và tỷ lệ giải ngân so với vốn ký kết của giai đoạn này ở mức thấp do có khoảng 20 dự án có tổng giá trị ODA 529.487 triệu đồng (ODA vay 464.115 triệu đồng, không hoàn lại 65.372 triệu đồng)(9) chuyển tiếp sang thực hiện ở giai đoạn 2011 - 2015.

 

Biểu tình hình giải ngân vốn ODA

TT

Lĩnh vực

Vốn giải ngân (tr.đ)

Vốn giải ngân so với vốn ký kết (%)

Tổng số

ODA vay

ODA KHL

Tổng số

ODA vay

ODA KHL

 

Tổng cộng

320.356

197.179

123.177

37,1

29,2

65,3

1

Nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp xóa đói giảm nghèo

33.610

28.610

5.000

9,0

8,6

13,0

2

Năng lượng (lưới điện)

8.058

8.058

0

40,5

40,5

0,0

3

Hạ tầng kinh tế - xã hội (giao thông; cấp nước, thủy lợi,…)

118.575

112.856

5.719

53,5

53,3

56,6

4

Y tế

44.922

19.869

25.053

58,1

43,0

80,5

5

Giáo dục và đào tạo

38.278

27.786

10.492

47,7

43,7

63,2

6

Lĩnh vực khác

76.913

0

76.913

83,1

0,0

83,1

Biểu so sánh giải ngân vốn ODA giai đoạn 2006 - 2010 với các giai đoạn

Chỉ tiêu

Giai đoạn 2006-2010

Giai đoan 1996-2000

Giai đoạn 2001-2015

Giải ngân (tr.đ)

So ký kết (%)

Giải ngân (tr.đ)

So ký kết (%)

Giải ngân (tr.đ)

So ký kết (%)

Tổng vốn ODA

320.356

37,1

469.507

85,6

410.442

84,2

- ODA vay

197.179

29,2

435.632

89,0

364.071

96,8

- ODA KHL

123.177

65,3

33.875

58,1

46.371

41,5

3. Về địa bàn sử dụng vốn ODA

Các dự án sử dụng vốn ODA được triển khai rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh, trong đó các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn nhận được nhiều dự án ODA hơn, đặc biệt các địa bàn có tài nguyên về đất, rừng và động thực vật cần được bảo tồn, phát triển (Đăk Tô, KonPlông, Ngọc Hồi).

4. Về nhà tài trợ cung cấp ODA

Trong giai đoạn này, có 11 nhà tài trợ, trong đó, Nhật Bản và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã, đang và tiếp tục là nhà tài trợ ODA nhiều nhất, cả về số lượng dự án lẫn vốn ODA.

Trên cơ sở tính chất tài trợ cho từng dự án(10) và phạm vi quốc gia(11) dự án hoặc tính chất dự án, dưới đây là biểu tổng hợp về hỗ trợ vốn ODA của 7 nhà/nhóm tài trợ ODA:

TT

Nhà tài trợ

Dự án

Vốn ký kết

Số lượng

So tổng số (%)

Giá trị (tr.đ)

So tổng số (%)

 

Tổng số

28

100,0

863.103

100,0

1

Nhật Bản

16

57,1

263.080

30,5

2

Tổ chức GTZ, Đức

1

3,6

15.000

1,7

3

Các tổ chức phát triển của Liên Hiệp quốc (UNICEF, UNDP, UNFPA)

1

3,6

92.500

10,7

4

Cộng đồng chung Châu Âu (EC)

1

3,6

46.238

5,4

5

ADB & AFD

7

25,0

385.725

44,7

6

WB

1

3,6

28.760

3,3

7

Kuwait

1

3,6

31.800

3,7

5. Những tác động tích cực chủ yếu của nguồn vốn ODA

5.1. Hỗ trợ nguồn lực trong phát triển kinh tế xã hội

Trong điều kiện nguồn lực công còn nhiều hạn chế và ngày càng thắt chặt, khả năng thu hút các nguồn lực xã hội vào đầu tư kết cấu hạ tầng và phát triển sản xuất nhằm cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh suy thoái kinh tế diễn ra từ cuối năm 2007, đầu năm 2008 đến nay; thì nguồn vốn ODA, vẫn được các nhà tài trợ duy trì hỗ trợ hàng năm theo các văn bản được ký kết, qua đó đã góp phần đáng kể trong việc hỗ trợ giải quyết những vấn đề bức thiết về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo trên địa bàn.

Trong Kế hoạch 5 năm 2006 - 2010(12), vốn ODA ký kết đã bổ sung khoảng 2,9% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và khoảng 5,9% trong tổng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước; đạt bình quân 2,05 triệu đồng/người. Vốn ODA giải ngân đã bổ sung khoảng 1,1% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và khoảng 2,2% trong tổng vốn đầu tư ngân sách nhà nước; đạt 0,761 triệu đồng/người

TT

Chỉ tiêu

Giai đoạn 2006 - 2010

Giai đoạn 2001 -2005(13)

Giai đoạn 2001 - 2010

1

Vốn ký kết

 

 

 

-

Tỷ trọng so tổng vốn đầu tư toàn xã hội (%)

2,9

4,2

3,3

-

Tỷ trọng so vốn đầu tư ngân sách nhà nước (%)

5,9

7,0

6.3

2

Vốn giải ngân

 

 

 

-

Tỷ trọng so tổng vốn đầu tư toàn xã hội (%)

1,1

3,5

1,8

-

Tỷ trọng so vốn đầu tư ngân sách nhà nước (%)

2,2

5,9

3,4

3

Thu nhập bình quân đầu người

 

 

 

-

Theo vốn ký kết (triệu đồng/người/năm)

2,050

1,356

 

-

Theo vốn giải ngân (triệu đồng/người/năm)

0,761

1,142

 

So với các địa bàn khác trong cả nước, nhìn chung vốn ODA ký kết đạt ở mức cao (tương đương 102,5 USD) thông qua Biểu tổng hợp về ODA ký kết bình quân đầu người của các vùng trong giai đoạn 2006 - 2010(14):

Vùng

ODA bình quân đầu người (USD/người/năm)

1. Đồng bằng sông Hồng (gồm Hà Nội)

130,5

2. Trung du miền núi phía Bắc

56,6

3. Tây Nguyên

21,85

4. Đông Nam Bộ (gồm tp Hồ Chí Minh)

112,7

5. Đồng bằng sông Cửu Long

58,58

5.2. Gánh nặng trả nợ từ ngân sách địa phương

Các dự án sử dụng ODA trên địa bàn tỉnh được hỗ trợ thông qua 03 hình thức (i) vay ưu đãi; (ii) viện trợ không hoàn lại; và (iii) hỗn hợp.

Mặc dù các dự án sử dụng vốn ODA trên địa bàn tỉnh có tỷ trọng vốn vay trong tổng vốn ODA ở mức cao (78,1%). Tuy nhiên, phần vay và trả nợ vốn ODA của các dự án này đều do Chính phủ đảm nhận(15), tỉnh được hưởng cơ chế tài chính trong nước theo hình thức cấp phát toàn bộ vốn vay.

5.3. Tác động của các dự án ODA

Nhìn chung, các dự án ODA trên địa bàn tỉnh cơ bản đã được quản lý và sử dụng có hiệu quả, tuân thủ quy định của các nhà tài trợ vốn và quy định của pháp luật về ODA của nước ta. Trên các lĩnh vực cụ thể, ODA đã góp phần:

5.3.1. Lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp xóa đói giảm nghèo

Gồm 4 dự án(16) với tổng vốn ODA ký kết 371.512 triệu đồng, chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị vốn ODA ký kết với 43%. Vốn ODA giải ngân đến năm 2010 đạt 33.610 triệu đồng, bằng 9% vốn ký kết(17)

04 dự án này được triển khai nhằm góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông thôn (hệ thống thủy lợi, giao thông nông thôn, cấp nước sinh hoạt quy mô nhỏ) đáp ứng nhu cầu bức thiết trên địa bàn; bảo tồn, phát triển rừng và tài nguyên rừng; chuyển giao kỹ thuật, mô hình và cung cấp các nguồn giống có chất lượng cao trong sản xuất nông nghiệp, góp phần giải quyết việc làm, tạo thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho người dân trong vùng dự án.

5.3.2. Lĩnh vực năng lượng (cấp điện)

Gồm 02 dự án(18) với tổng vốn ODA ký kết 19.874 triệu đồng, chiếm 2,3% tổng vốn ODA ký kết. Vốn ODA giải ngân đến năm 2010 đạt 8.058 triệu đồng, bằng 41% vốn ký kết(19).

02 dự án này ngoài việc phát triển và mở rộng mạng lưới phân phối điện, đồng thời còn góp phần hoàn thiện các yêu cầu thiết yếu về cơ sở hạ tầng để thành lập trung tâm huyện lỵ mới (Tu Mơ Rông và Kon Rẫy).

5.3.3. Lĩnh vực hạ tầng kinh tế - xã hội (giao thông; cấp nước, thủy lợi)

Gồm 11 dự án(20) với tổng vốn ODA ký kết 221.679 triệu đồng, chiếm 25,7% tổng vốn ODA ký kết. Vốn ODA giải ngân đến năm 2010 đạt 118.575 triệu đồng, bằng 32% vốn ký kết(21).

Các dự án này đã từng bước góp phần hình thành, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Hệ thống đường giao thông liên xã, thủy lợi đã có những bước phát triển rõ rệt tạo điều kiện thuận lợi trong; sản xuất, sinh hoạt. Mạng lưới cấp nước ngày càng hoàn chỉnh, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng nước sạch nhân dân.

5.3.4. Lĩnh vực y tế

Gồm 3 dự án(22) với tổng vốn ODA ký kết 77.358 triệu đồng, chiếm 9% tổng vốn ODA ký kết. vốn ODA giải ngân đến năm 2010 đạt 44.922 triệu đồng, bằng 58% vốn ký kết(23).

Các dự án này đã góp phần tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, kỹ thuật, thuốc cho bệnh viện tuyển huyện: hỗ trợ đào tạo nhân lực ngành nhằm nâng cao năng lực khám và chữa bệnh, giảm tải cho các tuyến trên.

5.3.5. Lĩnh vực giáo dục và đào tạo

Gồm 07 dự án(24) với tổng vốn ODA ký kết 80.180 triệu đồng, chiếm 9,3% tổng vốn ODA ký kết. Vốn ODA giải ngân đến năm 2010 đạt 38.278 triệu đồng, bằng 48% vốn ký kết (25).

ODA được sử dụng để tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật cho công tác dạy và học ở cả ba cấp(26); đào tạo nâng cao năng lực giáo viên và đội ngũ cán bộ quản lý.

5.3.6. Lĩnh vực khác

Với 01 dự án(27) có tổng vốn ODA ký kết 92.500 triệu đồng, chiếm 10,7% tổng vốn ODA ký kết. Vốn ODA giải ngân đến năm 2010 đạt 79.913 triệu đồng, bằng 83% vốn ký kết(28).

Dự án này là dự án đa mục tiêu, từ tăng cường năng lực con người trên nhiều lĩnh vực (kế hoạch, giáo dục, y tế,...) đến đầu tư cơ sở hạ tầng (y tế, cấp nước sạch....) có quy mô nhỏ (dưới 1.000 triệu đồng).

Dự án này đã góp phần chuyển giao tiến bộ khoa học và kinh nghiệm quản lý. Một lực lượng nguồn nhân lực được đào tạo các kỹ năng. phương pháp làm việc tiên tiến; tích lũy các kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực đã góp phần đáng kể tăng cường năng lực cán bộ cho các cấp.

6. Những hạn chế trong công tác vận động, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA

Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, trong quá trình triển khai các dự án ODA còn gặp nhiều khó khăn và vướng mắc, thể hiện trên các vấn đề:

6.1. Về nhận thức ODA

Vị trí, vai trò của ODA chưa được quán triệt sâu rộng và thường xuyên đến các cấp, các ngành nên nhận thức về ODA chưa thống nhất. Hệ thống văn hản quy định, hướng dẫn triển khai về ODA ít được các đơn vị triển khai biết đến, quá trình tổ chức thực hiện gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Định hướng trong công tác vận động, thu hút ODA và cơ chế phối hợp liên ngành của tỉnh chậm được xác lập và phát huy hiệu quả. Các mục tiêu, yêu cầu đặt ra đối với ODA trong xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn chưa được thể chế hóa cụ thể tại các quy hoạch, Kế hoạch phát triển.

6.2. Khả năng tiếp cận thông tin và sự chủ động trong công tác vận động

Tính đặc thù của ODA là liên quan đến chiến lược vay và trả nợ nước ngoài của Nhà nước và Chính phủ. Việc vận động, thu hút các khoản ODA vay luôn gắn với các định hướng và chiến lược trả nợ của Chính phủ: tôn chỉ, mục đích, chính sách ưu tiên và thế mạnh của nhà tài trợ. Trong khi đó, thông tin đa chiều của tỉnh về những vấn đề này còn nhiều hạn chế (Thông tin về các diễn đàn, hội nghị các nhà tài trợ,... chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố kịp thời); cơ quan đầu mối ODA và các đơn vị, địa phương chưa chủ động tìm kiếm cơ hội huy động vốn ODA. Đa phần các chương trình, dự án được tài trợ trên địa bàn trong thời gian qua chủ yếu dựa vào kết quả hợp tác phát triển giữa Việt Nam với các nhà tài trợ.

6.3. Quá trình đề xuất ý tưởng và công tác chuẩn bị dự án

Một số ý tưởng đề xuất của một số dự án chưa bám sát với điều kiện thực tiễn, chưa được cân nhắc và đánh giá kỹ tương quan giữa mục tiêu trước mắt với mục tiêu lâu dài, bền vững; giữa quy mô, nội dung và các hoạt động của dự án với khả năng nguồn lực(29); sự ảnh hưởng và phụ thuộc của dự án đặt trong tổng thể chung, đặc biệt là các dự án đầu tư trong, các quy hoạch đô thị(30).

Thời gian vận động có kết quả các dự án tương đối dài (trung bình từ 02 - 03 năm, một số dự án là 5 năm) nhưng hạn mức vốn thường cố định, trong khi chỉ số giá các loại chi phí luôn biến động theo xu hướng, tăng, khi triển khai thực hiện gặp rất nhiều khó khăn, hoặc phải bố trí bổ sung vốn đối ứng từ ngân sách địa phương hoặc phải điều chỉnh giảm quy mô dự án(31).

Nhiều dự án ODA trên địa bàn tỉnh do các Bộ quản lý và làm cơ quan chủ quản(32). Quá trình lựa chọn nội dung, quy mô đầu tư, xác định nguồn lực nhiều lúc chưa đáp ứng với nhu cầu và phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh, vốn ODA phân bố còn dàn trải, có lúc chậm so với kế hoạch và tiến độ dự án. Đa số các dự án tỉnh phải đảm nhận phần vốn đối ứng đã tạo gánh nặng cho ngân sách, bị động trong bố trí vốn theo kế hoạch.

6.4. Thủ tục nhà tài trợ

Một số quy định về quản lý, thực hiện dự án của tổ chức tài trợ vốn (đấu thầu, thủ tục tài chính,...) chưa hài hòa với quy định của Việt Nam(33), gây khó khăn và chậm trễ trong quá trình thực hiện, quản lý, làm tăng chi phí giao dịch và giảm hiệu quả đầu tư.

6.5. Tổ chức bộ máy

Cơ cấu tổ chức bộ máy trong công tác quản lý, sử dụng ODA chưa đáp ứng yêu cầu của quá trình đổi mới quản lý nguồn lực công, chưa tích cực chủ động trong quá trình tổ chức thực hiện. Năng lực tổ chức và cán bộ trong vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA ở các cấp chưa đáp ứng yêu cầu và thiếu chuyên nghiệp. Đội ngũ cán bộ trực tiếp tham gia quản lý và thực hiện còn thiếu và yếu, cả về chuyên môn nghiệp vụ lẫn kỹ năng hợp tác quốc tế và ngoại ngữ.

6.6. Chế độ thông tin báo cáo

Công tác báo cáo, thanh quyết toán tài chính: theo dõi và đánh giá các dự án chưa được quan tâm đúng mức và thực hiện nghiêm túc gây khó khăn trong công tác báo cáo, phân tích phục vụ công tác lãnh đạo và điều hành(34).

Những tồn tại nêu trên đã làm cho công tác giải quyết và tháo gỡ những vướng mắc nảy sinh trong quá trình triển khai các dự án gặp nhiều khó khăn, chưa kịp thời. Thời gian triển khai nhiều dự án bị kéo dài, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng, tăng chi phí, gây lãng phí do không tranh thủ tối đa nguồn ODA đã ký kết. Qua đó, phần nào đã làm giảm đi ý nghĩa và vai trò của nguồn vốn ODA trong phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo.

7. Những kinh nghiệm chủ yếu

Thực tế thu hút và sử dụng ODA trong giai đoạn 2006 - 2010 và các giai đoạn trước, có thể đúc rút các kinh nghiệm chủ yếu:

Một là, cần thể chế hóa các yêu cầu, mục tiêu của nguồn vốn ODA tham gia hỗ trợ cùng nguồn lực công trong các mục tiêu về xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế, xã hội tại các quy hoạch, kế hoạch, đề án phát triển của tỉnh nhằm tạo hành lang pháp lý, bố trí nguồn lực; đề cao vai trò và trách nhiệm của từng đơn vị, địa phương trong công tác vận động, phân bổ, tiếp nhận, quản lý và sử dụng để ODA trở thành nguồn lực bổ sung quan trọng cho ngân sách tỉnh.

Hai là, để nâng cao sự chủ động trong vận động, quản lý và sử dụng ODA có hiệu quả, quá trình vận động cần phải căn cứ trên các quy hoạch, kế hoạch và định hướng phát triển kinh tế - xã hội đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Ba là, kiện toàn tổ chức bộ máy ở các cấp, đặc biệt là cơ quan đầu mối cấp tỉnh đi đôi với nâng cao năng lực cho cán bộ các cấp, nhất là cấp chủ dự án và ban quản lý. Xây dựng kế hoạch và chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện tối thiểu về nguồn lực (vốn đối ứng, con người) và các điều kiện khác có liên quan để tiếp nhận, sử dụng.

Bốn là, tăng cường cơ chế trao đổi, chia sẻ thông tin về tình hình thực hiện giữa các cơ quan thực hiện với cơ quan đầu mối, quản lý; thiết lập và vận hành chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất trên địa bàn. Định kỳ tổ chức hội nghị, hội thảo (theo chuyên đề ODA riêng hoặc lồng ghép với các hội nghị khác) nhằm kịp thời phát hiện các khó khăn, vướng mắc để đề ra các biện pháp can thiệp phù hợp.

Năm là, đẩy mạnh triển khai các giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao tỷ lệ giải ngân và hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA. Xác lập các chế tài xử lý các trường hợp triển khai chậm trễ, tỷ lệ giải ngân thấp và các trường hợp khác.

PHẦN BA

ĐỊNH HƯỚNG VẬN ĐỘNG, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA VÀ CÁC KHOẢN VAY ƯU ĐÃI ĐẾN NĂM 2015, CÓ TÍNH ĐẾN NĂM 2020

I. KHẢ NĂNG, ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT NGUỒN VỐN ODA VÀ CÁC KHOẢN VAY ƯU ĐÃI CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

1. Bối cảnh

Trong giai đoạn 2011 - 2015, công tác thu hút, quản lý và sử dụng các nguồn vốn ODA và các khoản vay ưu đãi khác diễn ra trong bối cảnh có nhiều thuận lợi, đồng thời cũng gặp những khó khăn, thách thức.

Ở trong nước, với những thành tựu phát triển kinh tế và tiến bộ đạt được trong thời gian qua, Việt Nam đã trở thành nước MIC, tạo tiền đề quan trọng trong phát triển ở các kỳ tiếp theo. Tuy nhiên, trong bối cảnh cả nước còn nhiều địa phương chưa đạt mức MIC với những khó khăn mang tính cơ bản của nền kinh tế: (i) cơ sở hạ tầng có phát triển nhưng chưa đáp ứng yêu cầu (ii) năng lực cạnh tranh cấp quốc gia thấp (iii) xóa đói giảm nghèo chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo cao

Ở nước ngoài, kinh tế quốc tế phục hồi chậm sau khủng hoảng và vẫn tiềm ẩn nhiều bất ổn. Một số đối tác phát triển cung cấp nguồn phát triển cho Việt Nam gặp nhiều khó khăn về tài chính hoặc phải khắc phục hậu quả nặng nề từ thảm họa thiên tai.

Chính sách phát triển dành cho Việt Nam khi trở thành MIC của các đối tác phát triển cung cấp ODA cho Việt Nam sẽ thay đổi theo hướng:

(i) Một số nhà tài trợ chuyển đổi từ quan hệ hợp tác phát triển sang quan hệ hợp tác với đặc điểm là hỗ trợ trực tiếp quan hệ hợp tác giữa các đối tác của hai bên hoặc chấm dứt chương trình cung cấp viện trợ phát triển.

(ii) Một số nhà tài trợ khác điều chỉnh cơ cấu nguồn ODA theo hướng giảm nguồn vốn viện trợ hoàn trợ không hoàn lại và các khoản ODA vay có điều kiện tài chính trở nên ngày càng kém ưu đãi hơn(35); mở các kênh tín dụng mới với các điều kiện cho vay kém ưu đãi hơn so với vay ODA.

(iii) Một số cách tiếp cận và mô hình tài trợ phát triển sẽ được áp dụng như tiếp cận theo chương trình, ngành (PBA), hỗ trợ ngân sách chung (GBS) và hỗ trợ ngân sách có mục tiêu (TBS); khuyến khích sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ; hỗ trợ khu vực tư nhân tham gia đầu tư phát triển các lĩnh vực công, nhất là đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng(36)

Như vậy, nguồn vốn tài trợ phát triển chính thức (ODF)(37) của các nhà tài trợ dành cho Việt Nam trong, giai đoạn 2011 - 2015 sẽ bao gồm các nguồn vốn ODA theo định nghĩa hiện nay (viện trợ không hoàn lại và vốn vay ưu đãi) và nguồn vốn vay ưu đãi khác.

2. Dự báo nguồn vốn ODA(38)

Đa phần các nhà tài trợ đều tiếp tục duy trì chương trình hợp tác phát triển cho Việt Nam. Dự kiến trong giai đoạn này, nguồn vốn ODA và các vốn vay kém ưu đãi khác được các nhà tài trợ đã cam kết khoảng từ 32 - 34 tỷ USD, bình quân hàng năm khoảng từ 6,4 - 6,8 tỷ USD, tương đương mức bình quân trong giai đoạn 2006 - 2010 (6,35 tỷ USD/năm).

Dự kiến vốn giải ngân đạt khoảng từ 14 - 16 tỷ USD, trong đó bao gồm khoảng 50% vốn giải ngân từ các chương trình, dự án trong giai đoạn 2006 - 2010 chuyển sang.

3. Định hướng thu hút và sử dụng ODA theo lĩnh vực

Vốn ODA và vốn vay ưu đãi nhằm: (i) Hỗ trợ xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, quy mô lớn và hiện đại; (ii) Hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng xã hội; (iii) Phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức; (iv) Phát triển nông nghiệp và nông, thôn; (v) Hỗ trợ xây dựng hệ thống pháp luật và thể chế đồng bộ của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; (vi) Hỗ trợ bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh; (vii) Hỗ trợ thúc đẩy đầu tư, thương mại và một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh.

4. Định hướng thu hút và sử dụng ODA theo địa bàn

Vốn ODA và vốn vay ưu đãi được sử dụng để hỗ trợ việc hiện thực hóa các định hướng phát triển các vùng lãnh thổ theo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015, trong đó tập trung ưu tiên cho các tỉnh nghèo có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa vùng đồng bào các dân tộc thiểu số tại các vùng: Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long.

II. ĐỊNH HƯỚNG VẬN ĐỘNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA VÀ CÁC KHOẢN VAY ƯU ĐÃI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM ĐẾN NĂM 2015, CÓ TÍNH ĐẾN NĂM 2020

1. Dự báo nhu cầu vốn đầu tư phát triển thời kỳ 2011 - 2020

Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum đến năm 2020(39), cần huy động vốn cho thời kỳ 2011 - 2020 khoảng 103 - 105 nghìn tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 32 - 33 nghìn tỷ đồng(40) và 70 - 71 nghìn tỷ đồng cho giai đoạn 20146 - 2020.

TT

Chỉ tiêu

2011 - 2015

2016 - 2020

Giá trị (tỷ đồng)

Tỷ trọng (%)

Giá trị (tỷ đồng)

Tỷ trọng (%)

 

Tổng vốn đầu tư

32.568

100

70.434

100

1

Vốn nhà nước

24.980

76,7

45.500

64,6

-

Vốn ngân sách nhà nước

12.571

38,6

21.482

30,5

+

Trung ương

4.625

14,2

11.410

16,2

+

Địa phương

7.947

24,4

10.072

14,3

-

Vốn tín dụng

10.129

31,1

17.397

24,7

-

Vốn tự có của doanh nghiệp nhà nước

2.312

7,1

6.621

9,4

2

Vốn ngoài quốc doanh

5.015

15,4

12.819

18,2

-

Vốn của DN ngoài quốc doanh

2.768

8,5

7.536

10,7

-

Vốn của dân và tư nhân

2.247

6,9

5.283

7,5

3

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.466

4,5

5.776

8,2

4

Vốn khác

1.107

3,4

6.339

9,0

2. Nhu cầu và khả năng vận động, sử dụng nguồn vốn ODA và nguồn vốn ưu đãi hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội

Trên cơ sở: (i) chính sách phát triển của các đối tác phát triển trong việc cung cấp ODA và các khoản vay ưu đãi dành cho Việt Nam khi Việt Nam khi trở thành MIC; (ii) định hướng thu hút, phân bổ nguồn vốn này của Việt Nam; và (iii) nhu cầu nguồn vốn ODA trong phát triển kinh tế, xã hội; (iv) nỗ lực của các cấp, các ngành, đơn vị và địa phương; tỉnh Kon Tum đặt mục tiêu huy động nguồn vốn ODA và các khoản vay ưu đãi:

2.1. Giai đoạn 2011 -2015

Vận động ODA mới khoảng 2.850.000 triệu đồng (các dự án(41) đã vận động có kết quả hoặc đã được đưa vào Danh mục yêu cầu tài trợ 1.459.000 triệu đồng), đạt 8,6% tổng vốn huy động đầu tư phát triển giai đoạn 2011 - 2015; trong đó, vốn vay 2.585.000 triệu đồng, chiếm 90,7%; vốn không hoàn lại 260.000 triệu đồng, chiếm 9,3%.

Với giá trị chuyển tiếp từ giai đoạn 2006 - 2010 khoảng 525.000 triệu đồng (tròn số), trong giai đoạn 2011 - 2015, tổng vốn ODA thực hiện khoảng 3.375.000 triệu đồng.

Phấn đấu vốn ODA giải ngân trong giai đoạn này đạt từ 85 - 90% tổng vốn ODA ký kết.

2.2. Giai đoạn 2016 - 2020

Vận động mới vốn ODA và các khoản vay ưu đãi khác khoảng 5.050.000 triệu đồng, đạt 7,1% tổng vốn huy động cho đầu tư phát triển giai đoạn 2016 - 2020; trong đó:

- Khoảng trên 1.050.000 triệu đồng từ nguồn vốn ưu đãi cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thực hiện các dự án có khả năng thu hồi vốn.

- Khoảng 4.000.000 triệu đồng từ nguồn vốn ODA. Trong đó, nguồn vốn vay đạt khoảng từ 75% - 80% tổng vốn ODA; nguồn vốn không hoàn lại đạt từ 20% - 25% tổng vốn ODA.

Phấn đấu vốn ODA giải ngân trong giai đoạn này đạt từ 90% - 95% tổng vốn ODA ký kết.

3. Các nguyên tắc trong định hướng vận động và sử dụng

3.1. Công tác vận động và sử dụng ODA được thực hiện nhằm tiếp tục hỗ trợ thực hiện các mục tiêu phát triển Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 và đến năm 2020 của tỉnh trên nguyên tắc phù hợp với Quy hoạch tổng thể; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015; các quy hoạch ngành, lĩnh vực được cấp thẩm quyền phê duyệt.

3.2. Vốn ODA được ưu tiên sử dụng cho các dự án đầu tư công quan trọng, khó có khả năng thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân (trong và ngoài nước) hoặc sử dụng các nguồn vốn vay thương mại; đồng thời có tác dụng đi trước một bước trong việc tạo lập cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu, làm chất xúc tác để thu hút đầu tư.

3.3. Trong quá trình huy động vốn, một dự án có thể đăng ký sử dụng đồng thời từ hai nguồn vốn(42) trở lên để tăng nhanh khả năng tiếp cận vốn, sớm triển khai đầu tư, khi nguồn vốn nào có trước thì thực hiện nguồn vốn đó.

3.4. Mỗi dự án ODA bao gồm phần vốn ODA và phần vốn đối ứng trong nước. Khi tiến hành vận động cần xây dựng kế hoạch nhằm đảm bảo chuẩn bị đầy đủ về vốn, nguồn nhân lực; sự tham gia rộng rãi của các tổ chức, cá nhân có liên quan để góp phần triển khai dự án ODA hiệu quả.

3.5. Kết hợp hài hoà, có lựa chọn giữa vốn ODA với các nguồn vốn đầu tư khác (vốn từ ngân sách nhà nước, vốn viện trợ phi chính phủ nước ngoài, vốn của các nhà đầu lư trong và ngoài nước, các nguồn vốn hợp pháp khác) trên cơ sở phân tích đánh giá về nội dung đầu tư thời gian đầu tư. Việc sử dụng vốn ODA phải căn cứ vào các yếu tố kinh tế, xã hội và đánh giá các lợi ích mang lại từ việc chuyển giao nguồn vốn, kiến thức, công nghệ, kỹ năng và kinh nghiệm quản lý tiên tiến.

3.6. Việc quyết định sử dụng vốn ODA phải dựa trên sự đánh giá tương quan giữa chi phí và lợi ích đối với các chương trình, dự án để đảm bảo các chương trình, dự án này thật sự cần thiết và có hiệu quả cao; đồng thời tạo ra tác động lan tỏa tối đa, đóng góp ngày càng cao hơn vào việc thực hiện những ưu tiên phát triển đã được đề ra trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 và trong các kế hoạch 05 năm tiếp theo sau giai đoạn này.

3.7. Chủ động tiếp cận và tham gia triển khai có hiệu quả các mô hình phát triển về PBA. GBS và TBS; các chương trình toàn cầu (biến đổi khí hậu, nước biển dâng,...); các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ ASEAN, hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS). Nghiên cứu có giải pháp phù hợp nhằm khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân trong việc sử dụng vốn ODA và các khoản vay ưu đãi để phát triển cơ sở hạ tầng bằng các hình thức phù hợp (hợp tác công tư - PPP; hạn mức tín dụng,...).

4. Định hướng ưu tiên thu hút và sử dụng theo ngành và lĩnh vực

Ngành, lĩnh vực

2001 - 2005 (%)

2006- 2010 (%)

2011-2015

2016-2020

Vốn dự kiến (tr.đ)

Tỷ trọng (%)

Vốn dự kiến (tr.đ)

Tỷ trọng (%)

Tổng cộng

100,0

100,0

2.850.000

100,0

5.050.000

100,0

1. Nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp xóa đói giảm nghèo

50,4

43,0

450.000

15,8

1.000.000

17,5

2. Năng lượng (cấp điện)

1,4

2,3

30.000

1,1

50.000

2,5

3. Hạ tầng kinh tế - xã hội

28,4

25,7

1.245.000

43,7

2.500.000

60,3

4. Y tế

13,6

9,0

50.000

1,8

100.000

3,2

5. Giáo dục và đào tạo

6,2

9,3

50.000

1,8

100.000

4,8

6. Bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu(43)

 

 

860.000

30,2

1.000.000

2,2

7. Ứng dụng khoa học công nghệ và lĩnh vực khác (nâng cao năng lực,..)

0,0

10,7

165.000

5,8

300.000

9,5

Trên các ngành, lĩnh vực, ưu tiên định hướng:

3.1.1. Nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp xóa đói giảm nghèo

Tích cực tham gia các chương trình, dự án ODA ô (thành phần) do các Bộ ngành trung ương làm cơ quan chủ quản hoặc chủ động vận động các dự án nhằm hỗ trợ khai thác tối đa tiềm năng về tài nguyên đất đai, khí hậu để phát triển toàn diện nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với công nghiệp chế biến; hỗ trợ, đa dạng hóa nguồn lực nhằm sớm thực hiện hoàn thành chương trình nông thôn mới. Tiếp tục đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn quy mô nhỏ (thủy lợi, đường giao thông, chợ), tiếp nhận chuyển giao vật nuôi cây trồng, các mô hình sản xuất canh tác mới: các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất trên cùng đơn vị diện tích. Bảo tồn, phát triển tài nguyên rừng và các động, thực vật rừng đi đôi với công tác đẩy mạnh trồng rừng, tăng diện tích, nâng cao chất lượng kinh tế rừng và độ che phủ rừng gắn kết với chăm lo, nâng cao đời sống nhân dân.

3.1.2. Năng lượng (cấp điện)

Tiếp tục ưu tiên cho các công trình phát triển lưới điện và trạm phân phối trung, hạ thế theo Quy hoạch (Khu Trung tâm, Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y; các Khu, Cụm công nghiệp: Sao Mai, Hòa Bình, Đăk La, Đăk Tô;...); trong đó, ưu tiên cho các huyện lỵ đang và chuẩn bị hình thành (dự kiến thành lập huyện mới Chư Mom Ray,...), các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

3.1.3. Hạ tầng kinh tế - xã hội

Ưu tiên sử dụng ODA để đầu tư hoặc nâng cấp các công trình đường giao thông tỉnh lộ, huyện lộ (đạt tiêu chuẩn tối thiểu cấp IV, V miền núi, cầu cống vĩnh cửu), đường vào các xã đạt tiêu chuẩn đường GTNT loại A, hệ thống đường liên xã, đường gom nhằm đảm bảo giao thông thuận tiện trong cả 02 mùa trong năm; đặc biệt chú trọng một số tuyến đường giữ vai trò kết nối giữa các địa phương, khai thác quỹ đất, tài nguyên nhằm tạo ra các tác động lan tỏa, thúc đẩy tăng trưởng.

Từng bước hoàn thiện hệ thống thủy lợi và kè ở lưu vực sông nhằm cung cấp đủ, ổn định cho sản xuất nông nghiệp, góp phần an toàn trong sản xuất, sinh hoạt khi xảy ra mưa lũ (kè sông ĐăkBla, thành phố Kon Tum ).

Thu hút và sử dụng ODA hỗ trợ xây dựng đồng bộ và từng bước hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, hoàn thiện hệ thống cấp nước sinh hoạt, cung cấp đủ nước sạch cho các đô thị (các huyện Ngọc Hồi, Kon Rẫy, Sa Thầy....) và các khu cụm công nghiệp: tiếp tục thực hiện cải tạo và xây dựng mới hệ thống cấp nước sạch ở đô thị và nông thôn. Giải quyết cơ bản vấn đề thoát nước, xử lý nước thải (thành phố Kon Tum); chất thải rắn, rác thải y tế (thành phố Kon Tum, các huyện Đăk Hà, Đăk Tô, Sa Thầy), các khu, cụm công nghiệp và một số khu đô thị và khu dân cư tập trung.

3.1.4. Y tế

Sử dụng vốn ODA nhằm hỗ trợ hoàn thành các mục tiêu về phát triển y tế, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân theo Quy hoạch và các Đề án được duyệt(44). Hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại cho các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh (Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện đa khoa khu vực, các trạm y tế xã, Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y. Ngọc Hồi); hỗ trợ hoàn thành mục tiêu đến năm 2020, mỗi huyện hoặc liên huyện có một bệnh viện đa khoa huyện hoặc bệnh viện đa khoa khu vực đạt tiêu chuẩn. Tích cực thực hiện có hiệu quả các chương trình phòng, chống và thanh toán các bệnh theo các Chương trình mục tiêu quốc gia. Tập huấn, đào tạo trong và ngoài nước nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ y, bác sỹ, cán bộ bộ quản lý. Hỗ trợ thực hiện MDGs như giảm tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử vong và suy dinh dưỡng ở trẻ em, cải thiện sức khoẻ sinh sản của các bà mẹ, phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và các dịch bệnh khác.

3.1.5. Giáo dục và đào tạo

Đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị cho mạng lưới trường học ở tất cả các cấp, đặc biệt mạng lưới trường tiểu học và trung học cơ sở ở các huyện, hệ thống các trường cao đẳng tại thành phố, các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp và đào tạo nghề. Ưu tiên thu hút và sử dụng ODA để hỗ trợ thực hiện MDGs, cải thiện chất lượng và phổ cập giáo dục; hỗ trợ phát triển Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum mọi mặt nhằm đảm bảo năng lực đào tạo nhằm cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng trên địa bàn và các tỉnh khác của ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia.

3.1.6. Bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu

Tích cực tham gia các dự ODA ô có mục tiêu bảo vệ tài nguyên môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, ứng phó với biến đổi khí hậu; các nghiên cứu đánh giá về môi trường, dự báo và biện pháp phòng chống thiên tai. Chủ động vận động các nhà tài trợ cung cấp nguồn lực (vốn, chuyên gia, trang thiết bị) hỗ trợ tỉnh thực hiện các mục tiêu đề ra tại Dự án Quy hoạch bảo vệ môi trường đến năm 2020, định hướng đến năm 2025(45) và Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu(46).

3.1.7. Ứng dụng khoa học công nghệ và lĩnh vực khác

Thu hút ODA (bao gồm vốn, thành tựu khoa học khoa học kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại. chuyên gia) để tiến hành nghiên cứu, chuyển giao và đưa vào sử dụng có hiệu quả các loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, phương thức sản xuất, canh tác mới. Hỗ trợ thực hiện có hiệu quả Đề án xây dựng, phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực của tỉnh đến năm 2020 (47).

Vận động ODA phục vụ cho công tác duy tu, bảo tồn các công trình di tích lịch sử, thiết chế văn hóa; tài nguyên du lịch.

Tiếp nhận hỗ trợ vốn, chuyên gia triển khai các quy hoạch ngành, lĩnh vực; các đề án về phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong công tác thăm dò, khảo sát tiềm năng tài nguyên khoáng sản trên địa bàn phục vụ cho công, tác thu hút đầu tư.

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức trên mọi lĩnh vực trong công tác quản lý, thực thi nhiệm vụ (quản lý, kế hoạch, tài chính, ngoại ngữ, công tác đối ngoại...); kiến thức về thị trường dành cho các cơ quan quản lý nhà nước, hệ thống doanh nghiệp trên địa bàn khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế quốc tế.

4. Định hướng ưu tiên thu hút và sử dụng theo địa bàn

ODA được vận động thu hút và sử dụng trên phạm vi toàn địa bàn tỉnh nhằm hỗ trợ hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra tại Quy hoạch tổng thể mà trước mắt là Kế hoạch phát triển kinh tế - hội 5 năm 2011 -2015; trong đó tập trung ưu tiên cho ba vùng kinh tế động lực của tỉnh(48) và các huyện có tỷ lệ hộ nghèo trên 50% (Tu Mơ Rông, KonPlông và ĐăkGlei)(49).

4.1. Ba vùng kinh tế động lực

Chú trọng thu hút các nguồn ODA có quy mô lớn nhằm hoàn thiện cơ bản kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật theo hướng đồng bộ, hiện đại để thực hiện đa mục tiêu: (i) góp phần đưa thành phố Kon Tum sớm trở thành đô thị loại II trước năm 2020; thị trấn Pleikần, huyện Ngọc Hồi đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV và trở thành thị xã; thị trấn, huyện lỵ KonPlông đạt đô thị loại V trước năm 2020; (ii) tạo tiền đề thu hút đầu tư trong và ngoài nước góp phần xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, là cực tăng trưởng tạo tác động lan tỏa đến các địa phương khác của tỉnh.

Tại ba vùng kinh tế động lực, nguồn vốn ODA được ưu tiên sử dụng để đầu tư hoàn thiện hệ thống cấp nước sinh hoạt (Nâng cấp hệ thống cấp nước sạch từ 12.000m3/ngày, đêm lên 17.000m3/ngày, đêm tại thành phố Kon Tum, hệ thống cung cấp nước sạch thị trấn Pleikần. Ngọc Hồi); hệ thống thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn (thành phố Kon Tum); hệ thống, giao thông nội thị trấn và liên xã (huyện KonPlông và Ngọc Hồi); hệ thống kết cấu hạ tầng tại các Khu công nghiệp và Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y; hệ thống kè trên lưu vực sông nhằm bảo vệ tính mạng, tài sản, công trình và mỹ quan đô thị (kè sông ĐăkBla, thành phố Kon Tum); sân bay tại huyện KonPlông.

4.2. Các huyện còn lại

Hoàn thiện hệ thống cấp nước sinh hoạt (khu trung tâm hành chính mới huyện Kon Rẫy tại xã Đăk Ruồng và Tân Lập; Thị trấn Sa Thầy và xã Sa Sơn, huyện Sa Thầy; huyện dự kiến thành lập mới Mo Ray); hệ thống đường giao thông liên xã, lưới điện và công trình thủy lợi. Chủ động vận động hoặc tích cực tham gia các dự án ODA ô nhằm phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp xóa đói giảm nghèo; các chương trình, dự án ODA có mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng, tài nguyên rừng và động, thực vật.

5. Định hướng thu hút và sử dụng theo các nhà tài trợ

5.1. Đối với các tổ chức phát triển (50)

Thu hút và sử dụng ODA của các tổ chức này cho các công trình cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội có quy mô lớn; cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn ở các xã, hạ tầng đô thị đối với thành phố, các khu đô thị làm tác dụng xúc tác cho phát triển kinh tế, xã hội nhanh và bền vững, xoá đói, giảm nghèo; các dự án phát triển nông nghiệp nông thôn gắn với xóa đói giảm nghèo.

5.2. Đối với các nhà tài trợ song phương và các tổ chức đa phương

Thu hút và sử dụng ODA của các nhà tài trợ này cho các chương trình, dự án thuộc các lĩnh vực sau:

- Hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội quy mô vừa và nhỏ tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc gắn với xóa đói giảm nghèo;

- Tăng cường vận động đồng tài trợ để có thể tăng quy mô đầu tư đồng thời giảm tình trạng kém hiệu quả và trùng lắp khi các nhà tài trợ hỗ trợ riêng lẻ;

- Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật góp phần nâng cao chất lượng chuẩn bị các dự án đầu tư, đơn giản hoá quy trình và thủ tục ODA để thúc đẩy giải ngân, giảm bớt gánh nặng trả nợ cho phía Việt Nam từ vốn vay ODA.

6. Định hướng sử dụng các phương thức và mô hình

Các phương thức và mô hình viện trợ rất đa dạng, do đó cần lựa chọn phù hợp căn cứ vào quy mô, tính chất và điều kiện áp dụng cho từng trường hợp cụ thể để đảm bảo sử dụng ODA đạt hiệu quả cao.

6.1. Các phương thức viện trợ

Ưu tiên sử dụng ODA không hoàn lại cho các chương trình và dự án không có khả năng hoàn vốn, đặc biệt hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo, những địa phương có nhiều khó khăn; hướng các chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật vào các lĩnh vực nghiên cứu phát triển, nâng cao năng lực, hỗ trợ chuẩn bị các dự án ODA vốn vay.

Vốn ODA hoàn lại và các khoản vay có mức ưu đãi cao (lãi suất thấp, thời gian trả nợ dài và có ân hạn) ưu tiên sử dụng để phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Các khoản vay ODA có điều kiện ưu đãi kém hơn (lãi suất cao, thời gian trả nợ và ân hạn ngắn) được sử dụng cho các chương trình, dự án có tính khả thi cao về mặt kinh tế và có khả năng trả nợ.

Cân nhắc và xem xét vay bảo lãnh cho các địa phương có nguồn thu ngân sách lớn (bao gồm đấu giá quyền sử dụng đất), các doanh nghiệp có tiềm lực hoặc các ngành nghề then chốt của tỉnh cần được hỗ trợ phát triển, hoặc các công trình trọng điểm có tác động lớn đến thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội; trong đó cần xác định cụ thể trách nhiệm và nghĩa vụ trả nợ.

6.2. Áp dụng các mô hình viện trợ mới

Chủ động tiếp cận, tham gia và thực hiện các mô hình viện trợ mới như tiếp cận theo chương trình, ngành, hỗ trợ ngân sách chung và hỗ trợ ngân sách để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia nhằm giảm chi phí giao dịch, tăng cường hài hòa thủ tục và tuân thủ hệ thống của Việt Nam, đẩy nhanh tiến độ giải ngân.

7. Định hướng sử dụng đối với cơ chế tài chính trong nước

Tiếp tục kiến nghị với cấp có thẩm quyền xem xét hỗ trợ vốn đối ứng cho các dự án ODA do tỉnh trực tiếp quản lý trong kế hoạch hàng năm; đồng thời được hưởng cơ chế chính sách tài chính trong nước theo phương thức “cấp phát’’ đối với các khoản ODA vay để giảm áp lực trong việc phải trả nợ và lãi vay khi đến hạn.

III. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật

1.1. Trên cơ sở Chính phủ ban hành Nghị định mới thay thế cho Nghị định số 131/2006/NĐ-CP; các Bộ ban hành các Quyết định và Thông tư mới thay thế cho các quy định(51) về hướng dẫn thực hiện Quy chế ODA hiện hành; Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành Quy chế mới thay cho Quy chế về vận động, quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức trên địa bàn tỉnh Kon Tum được ban hành kem theo Quyết định số 36/2008/QĐ-UBND ngày 27/8/2008.

1.2. Thể chế hóa các yêu cầu, mục tiêu của nguồn vốn ODA tham gia hỗ trợ cùng nguồn lực công trong các mục tiêu về xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế, xã hội tại các quy hoạch, kế hoạch, đề án phát triển của tỉnh nhằm đề cao vai trò và trách nhiệm của từng đơn vị, địa phương trong công tác vận động, phân bổ, tiếp nhận, quản lý và sử dụng ODA.

2. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy

Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý cấp tỉnh theo hướng tăng cường chức năng đầu mối, điều phối; nâng cao tính chủ động, vai trò kiểm tra, giám sát, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy này nhằm đảm bảo công tác vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và các khoản vay ưu đãi được tổ chức thực hiện chuyên nghiệp, bền vững; đảm bảo sự thống nhất, toàn diện, theo định hướng, có hiệu quả.

3. Tăng cường quan hệ đối tác

3.1. Tăng cường quan hệ với các cơ quan đầu mối ODA ở trung ương nhằm tạo sự ủng hộ và đồng thuận mạnh mẽ trong việc ưu tiên cho tỉnh các dự án sử dụng vốn ODA, bao gồm cả cơ chế tài chính sử dụng vốn ODA trong nước và vốn đối ứng, phù hợp.

3.2. Củng cố quan hệ với các nhà tài trợ truyền thống; xúc tiến, mở rộng quan hệ với các nhà tài trợ mới. Tăng cường tìm hiểu các nhà tài trợ có thế mạnh cung cấp vốn ODA và các khoản vay ưu đãi; tiếp xúc, vận động các nhà tài trợ này tài trợ vốn ODA và các khoản vay ưu đãi cho tỉnh, đặc biệt các chương trình, dự án nằm ngoài các chương trình hợp tác giữa Việt Nam với các nhà tài trợ.

4. Nâng cao năng lực quản lý, thực hiện các dự án ODA và vốn vay ưu đãi

Tích cực, chủ động tham gia các khóa đào tạo về nâng cao năng lực thực hiện và quản lý dự án ở các cấp. Chú trọng đào tạo các kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ lẫn kỹ năng hợp tác quốc tế và ngoại ngữ, đặc biệt năng lực chuẩn bị chương trình, dự án.

5. Công tác xây dựng danh mục dự án và lựa chọn dự án vận động ODA

5.1. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, điều chỉnh, bổ sung và phê duyệt các quy hoạch. Trên cơ sở Danh mục các dự án vận động (Phụ lục số 2), định kỳ và đột xuất rà soát, điều chỉnh và xây dựng hoàn chỉnh danh mục và các đề cương dự án làm cơ sở vận động trên cơ sở hài hòa giữa nhu cầu phát triển của tỉnh và chính sách tài trợ của các nhà tài trợ qua từng năm và từng thời kỳ.

5.2. Rà soát, đánh giá về hiệu lực và sự cần thiết đối với các dự án đã đăng ký vận động ODA với các cơ quan đầu mối về ODA ở trung ương và các nhà tài trợ nhằm tiếp tục vận động ODA cho các dự án thật sự cần thiết.

5.3. Đề cao vai trò và nhiệm vụ cơ quan đầu mối trong quá trình phối hợp với các đơn vị, địa phương có liên quan tiến hành thẩm tra, đề xuất lựa chọn dự án vận động ODA theo hướng tập trung duy nhất một đau mối.

6. Thúc đẩy tiến độ triển khai thực hiện dự án

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và quản lý toàn diện các hoạt động các chương trình, dự án trên địa bàn từ khâu chuẩn bị đến thực hiện dự án nhằm kịp thời phát hiện các khó khăn, vướng mắc để đề ra các giải pháp phù hợp nhằm đảm bảo các dự án thực hiện đúng tiến độ, có hiệu quả, nâng cao tỷ lệ giải ngân.

7. Tăng cường theo dõi và đánh giá các dự án

Cập nhật, hoàn thiện dữ liệu chính thức về các chương trình, dự án trên địa bàn phục vụ công tác theo dõi, phân tích và đánh giá. Thể chế hoá công tác theo dõi, đánh giá và báo cáo các chương trình, dự án đi đôi với các chế tài xử lý. Tăng cường công tác thông tin, liên lạc giữa các chủ dự án, các ban quản lý dự án với cơ quan đầu mối ODA của tỉnh.

8. Thông tin, tuyên truyền

8.1. Các cơ quan quản lý nhà nước và đơn vị thụ hưởng ODA có trách nhiệm theo thẩm quyền cung cấp đầy đủ và xác thực thông tin về việc tiếp cận và sử dụng vốn ODA cho các cơ quan có thẩm quyền, các phương tiện thông tin đại chúng khi có yêu cầu, góp phần giải trình và định hướng công luận về nguồn lực này.

8.2. Duy trì làm phong phú và sinh động hơn các thông tin có liên quan trên các trang thông tin tạp chí, hội nghị, diễn đàn, trang thông tin điện tử,... nhằm giới thiệu thông tin, hình ảnh Kon Tum ngày càng sâu rộng với các nhà tài trợ góp phần phục vụ đắc lực cho việc thu hút và sử dụng nguồn vốn này.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Quán triệt và lồng ghép nội dung của Đề án vào các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

1.1 Sở Kế hoạch và Đầu tư triển khai các hoạt động tuyên truyền nội dung Đề án đến các đơn vị, địa phương, các cấp, các ngành thuộc tỉnh, các tổ chức khác có liên quan bằng các hình thức thích hợp và hướng dẫn tổ chức thực hiện.

1.2. Các cơ quan chức năng quản lý nhà nước và các đơn vị thụ hưởng quán triệt tinh thần, các nguyên tắc, định hướng vận động và sử dụng nguồn vốn ODA và các khoản vay ưu đãi của Đề án để xây dựng các chương trình, dự án vận động cho từng giai đoạn; lồng ghép với thực hiện các nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành và địa phương, đồng thời căn cứ vào Đề án này tiến hành công tác vận động.

2. Phối hợp với các nhà tài trợ

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Ngoại vụ, các cơ quan và địa phương trong phạm vi chức năng của mình giới thiệu với các nhà tài trợ và các cơ quan, tổ chức có liên quan về nội dung, của Đề án; nâng cao sự chủ động, tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan và hợp tác với các nhà tài trợ trong quá trình vận động, chuẩn bị và thực hiện các dự án cụ thể theo những định hướng của Đề án này.

3. Theo dõi, báo cáo và cập nhật Đề án

Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các đơn vị, địa phương có liên quan theo dõi tình hình thực hiện thông qua Kế hoạch hành động thực hiện Đề án, định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh 6 tháng và hàng năm; chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan cập nhật Đề án phù hợp với tình hình thực tế./.

 

PHỤ LỤC SỐ 01

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “ĐỊNH HƯỚNG VẬN ĐỘNG, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA VÀ CÁC KHOẢN VAY ƯU ĐÃI ĐẾN NĂM 2015, CÓ TÍNH ĐẾN NĂM 2020”
(Ban hành kèm theo Đề án “Định hướng vận động, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và các khoản vay ưu đãi đến năm 2015, có tính đến năm 2020” tại Quyết định số 979/QĐ-UBND ngày 22/11/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum)

TT

Giải pháp/hoạt động

Thực hiện

Thời gian

Ghi chú

Chủ trì

Phối hợp

1

Hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật:

 

 

 

 

1.1

Xây dựng dự thảo Quyết định trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành thay thế Quyết định số 36/2008/QĐ-UBND ngày 27/8/2008

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Sở Tài chính, Sở Ngoại vụ, Sở Tư pháp, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh

 

Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định mới; các Bộ ban hành các Quyết định, Thông tư

1.2

Thể chế hóa các mục tiêu và yêu cầu đặt ra đối với nguồn vốn ODA và các khoản vay ưu đãi trong các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội tại các Nghị quyết, Quyết định của cấp có thẩm quyền

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Sở Tài chính

Thường xuyên

Tùy theo tính chất, nội dung của Nghị quyết, Quyết định

2

Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy: Đề xuất hoàn thiện cơ cấu tổ chức cơ quan đầu mối cấp tỉnh về ODA và các khoản vay ưu đãi

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tài chính, các đơn vị có liên quan

Quý IV/2013

 

3

Tăng cường quan hệ đối tác: Tìm hiểu đặc điểm và chiến lược hỗ trợ vốn ODA của các nhà tài trợ; đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh vận động các dư án cụ thể

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Sở Ngoại vụ, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh

Thường xuyên

 

4

Nâng cao năng lực quản lý, thực hiện các dự án ODA và vốn vay ưu đãi thông qua các hoạt động hội thảo, tập huấn do dự án hoặc các Bộ, ngành trung ương thực hiện

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Các chủ dự án, các ban quản lý dự án ODA

Thường xuyên

 

5

Xây dựng danh mục dự án và lựa chọn dự án vận động ODA

 

 

 

 

5.1

Rà soát, đánh giá về hiệu lực và sự cần thiết đối với các dự án đã đăng ký vận động ODA

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Các đơn vị, địa phương

Quý IV năm 2013

 

5.2

Rà soát, điều chỉnh Danh mục dự án vận động

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Các đơn vị, địa phương

Tháng 12 hàng năm

Định kỳ một năm, một lần; lồng ghép vào kế hoạch hàng năm các đơn vị, địa phương, bắt đầu thực hiện cho kế hoạch năm 2014

6

Thúc đẩy tiến độ thực hiện dự án

 

 

 

 

6.1

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Sở Tài chính, các chủ dự án, các ban quản lý dự án ODA

Thường xuyên

Theo dự án

6.2

Đề xuất tổ chức Hội nghị chuyên đề ODA hoặc lồng ghép với các Hội nghị khác

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Các chủ dự án, ban quản lý dự án ODA

Thường xuyên

 

7

Theo dõi và đánh giá các dự án

 

 

 

 

7.1

Thiết lập, vận hành chế độ báo cáo bằng thư điện tử;

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Các chủ dự án, ban quản lý dự án

Quý IV/2013

 

7.2

Đôn đốc chấp hành chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất;

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Các chủ dự án, ban quản lý dự án

Thường xuyên

 

7.3

Tăng cường công tác theo dõi và đánh giá dự án

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Các chủ dự án, ban quản lý dự án

Thường xuyên

 

8

Thông tin, tuyên truyền: Cập nhật thông tin về tình hình kinh tế xã hội, tình hình triển khai các dự án ODA, các định hướng vận động nguồn vốn này của tỉnh

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Các chủ dự án, ban quản lý dự án

Thường xuyên

Tài liệu, trang thông tin điện tử

9

Đăng cai tổ chức Hội nghị các nhà tài trợ

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Sở Ngoại vụ

 

Khi đảm bảo điều kiện cần thiết

 

PHỤ LỤC SỐ 02

DANH MỤC DỰ ÁN VẬN ĐỘNG NGUỒN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA)
(Ban hành kèm theo Đề án “Định hướng vận động, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và các khoản vay ưu đãi đến năm 2015, có tính đến năm 2020” tại Quyết định số 979/QĐ-UBND ngày 22/11/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum)

TT

Lĩnh vực - dự án

Địa điểm

Mục tiêu, nội dung dự án

Tổng mức đầu tư dự kiến (Trđ)

Trong đó

Ghi chú

ODA

Đối tượng

I

Nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp xóa đói giảm nghèo

 

 

 

 

 

 

1

Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên

Toàn tỉnh

Nâng cao mức sống thông qua cải thiện cơ hội sinh kế ở các xã nghèo trong vùng dự án

631.366

568.229

63.137

Quyết định số 551/QĐ-UBND ngày 31/10/2013 của UBND tỉnh

II

Năng lượng (Cấp điện)

 

 

 

 

 

 

1

Lưới điện và hệ thống điện công lộ từ trung tâm huyện KonPlông vào thác Pau Sũ và khu kinh tế mới

Thác Pau Sũ, Măng Đen, huyện KonPlông

Đường dây 22KV dài 9km; đường dây 0,4KV dài 6km; 04 trạm biến áp 3 pha,...

20.307

17.100

3.207

 

2

Cải tạo, nâng cấp lưới diện tỉnh Kon Tum

Toàn tỉnh

Nâng cấp lưới điện 1 pha thành 3 pha; cải tạo, nâng cấp 150km đường dây 22 KV, 228km đường dây 0,4KV và 150 trạm biến áp 22/0,4KV

129.323

109.596

19.728

 

III

Hạ tầng kinh tế, xã hội

 

 

 

 

 

 

a

Giao thông

 

 

 

 

 

 

1

Các dự án nâng cấp tỉnh lộ và nâng cấp huyện lộ; đường đến trung tâm các xã chưa có đường ô tô

Toàn tỉnh

Nâng mật độ đường giao thông, phát triển mạng lưới đường bộ phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội

27.255.000

23.166.750

4.088.250

Quyết định số 834/QĐ-UBND ngày 24/10/2013 của UBND tỉnh

2

Đường trục chính phía Tây thành phố Kon Tum;

Thành phố Kon Tum

Mở rộng không gian đô thị của TP từ 4.500 ha lên 10.000 ha theo hướng Tây và hướng Bắc-Nam của thành phố

4.000.000

3.400.000

600.000

Quyết định số 139/QĐ-UBND ngày 06/03/2013 của UBND tỉnh

 

Đường giao thông liên xã Sa Nghĩa đi Hơ Moong

Xã Sa Nghĩa và Hơ Moong. huyện Sa Thầy

Hoàn thiện mạng lưới đường giao thông

35.667

30.000

5.667

Quyết định số 891/QĐ-UBND ngày 31/10/2013 của UBND tỉnh

4

Đường Nghĩa Long đi Hà Mòn

Sa Thầy

5,57km

38.051

27.119

10.932

 

5

Nâng cấp đường Nam Quảng Nam (đoạn qua tỉnh Kon Tum)

Kon Tum

Giai đoạn 2 và đoạn tránh đèo Măng Rơi

800.000

680.000

120.000

Quyết định 581/QĐ-TTg ngày 20/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ

b

Hạ tầng đô thị

 

 

 

 

 

 

1

Nâng cấp kết cấu hạ tầng TP Kon Tum; các thị trấn (Plei Kần, Đăk Tô, Đăk Hà);

Thành phố Kon Tum. các huyện: Ngọc Hồi, Đăk Tô, Đăk Hà

Đường giao thông; hệ thống điện; thông tin, truyền thông

2.000.000

1.700.000

300.000

Quyết định 581/QĐ-TTg ngày 20/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ

2

Kết cấu hạ tầng thị trấn các huyện Tu Mơ Rông, Kon Rẫy, Nam Sa Thầy;

Các huyện: Tu Mơ Rông, Kon Rẫy, Nam Sa Thầy (dự kiến thành lập huyện mới)

Đường giao thông; hệ thống điện; thông tin, truyền thông

2.000.000

1.700.000

300.000

Quyết định 581/QĐ-TTg ngày 20/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ

3

Xây dựng sân bay taxi tại Măng Đen

KonPlông

100 ha

1.000.000

850.000

150.000

Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 20/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ; Danh mục thu hút đầu tư tại Quyết định số 1055/QĐ-UBND ngày 06/10/2011 và Văn bản số 560/UBND-TH ngày 27/3/2013

4

Đầu tư cơ sở hạ tầng các làng dân tộc nội thành phố Kon Tum

Thành phố Kon Tum

Đường giao thông; thủy lợi; cấp nước sinh hoạt; điện thắp sáng, thiết chế văn hóa

500.000

425.000

75.000

 

c

Cấp nước, thủy lợi

 

 

 

 

 

 

1

Mở rộng, nâng cấp hệ thống cấp nước TP Kon Tum

Thành phố Kon Tum

Đảm bảo cung cấp nước sạch cho người dân

800.000

680.000

120.000

Quyết định số 139/QĐ-UBND ngày 06/03/2013 của UBND tỉnh

2

Thủy lợi Đăk Giao

Thị trấn ĐăkRve, huyện Kon Rẫy

Cung cấp nước tưới cho 30 ha lúa 2 vụ và 37 ha cây công nghiệp

16.000

12.329

3.671

 

3

Cấp nước thị trấn huyện lỵ Kon Rẫy

Thị trấn huyện lỵ Kon Rẫy

4.000 dân số (2010)

30.540

24.337

6.203

JICA đã tài trợ

4

Cấp nước sinh hoạt thị trấn Đăk Hà

Thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà

18.000 dân số (2010)

37.200

31.000

6.200

JICA đã tài trợ

5

Cấp nước sinh hoạt xã Sa Sơn, thị trấn Sa Thầy và Sa Nghĩa

Sa Thầy

2.000 hộ dân thụ hưởng

47.859

37.757

10.102

 

6

Hệ thống cấp nước sinh hoạt trung tâm huyện TuMơRông

Xã Đăk Hà, huyện Tu Mơ Rông

12.860 người

66.000

59.400

6.600

 

7

Thủy lợi Đăk Trốt

Xã Đăk Pét, huyện ĐăkGlei

Cung cấp nước tưới cho 60 ha lúa 2 vụ và 50 ha cây công nghiệp

19.444

14.667

4.777

 

8

Cấp nước sạch nội thị trấn Đăk Glei

Thị trấn ĐăkGlei, huyện ĐăkGlei

100 lít/người/ngày

34.994

27.996

6.998

 

9

Cấp nước thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi

Thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi

5.000m3/ngày-đêm

83.128

68.997

14.131

 

10

Cấp nước trung tâm huyện lỵ huyện mới Nam Sa Thầy

Nam Sa Thầy

1.000 m3/ngày-đêm

30.000

25.500

4.500

Quyết định 891/QĐ-UBND ngày 31/10/2013 của UBND tỉnh

IV

Y tế

 

 

 

 

 

 

1

Củng cố và phát triển mạng lưới trợ giúp người tàn tật phục hồi chức năng giai đoạn 2008 - 2010 và định hướng đến năm 2015

Toàn tỉnh

Củng cố, phát triển mạng lưới y tế trợ giúp người tàn tật trên địa bàn phục hồi chức năng

17.046

15.000

2.046

Đề án ban hành kèm theo Quyết định số 1034/QĐ-UBND ngày 03/10/2008 của UBND tỉnh

2

Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị trạm y tế xã giai đoạn đến năm 2015

37 trạm y tế trên toàn tỉnh

Xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp, đầu tư trang thiết bị cho trạm y tế xã

77.000

70.000

7.000

 

3

Đầu tư xây dựng Trường Cao đẳng Y tế

Thành phố Kon Tum

Đầu tư xây dựng khoảng 11.000m2 bao gồm: Khu nhà phục vụ cho công tác học tập và giảng dạy; khu ký túc xá cho sinh viên.

120.000

119.360

640

Quyết định số 1250/QĐ-UBND ngày 08/11/2010 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án thành lập Trường cao đẳng Y tế Kon Tum trên cơ sở nâng cấp Trường Trung học Y tế tỉnh Kon Tum

4

Nâng cao năng lực phòng, chống HIV/AIDS tại Lào và Việt Nam

Toàn tỉnh

Tăng cường năng lực hệ thống quản lý chương trình phòng,chống HIV/AIDS; đầu tư phát triển và mở rộng hệ thống cung ứng các dịch vụ có chất lượng; tăng cường năng lực hệ thống y tế tuyến xã, phường; tăng cường phối hợp khu vực giữa các nước có chung đường biên giới trong phòng lây nhiễm HIV.

19.300

 

 

Quyết định số 4587/QĐ-BYT ngày 21/11/2012 của Bộ Y Tế, Văn bản số 2505/UBND-VX ngày 04/11/2013 của UBND tỉnh

5

Sửa chữa, mở rộng Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng

Thành phố Kon Tum

Sửa chữa, mở rộng Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng đảm bảo tiêu chuẩn bệnh viện chuyên khoa hạng III, 50 giường bệnh (công trình y tế cấp III với 5 hạng mục chính, 09 hạng mục phụ trợ)

45.000

45.000

 

Quyết định số 1163/QĐ-UBND ngày 25/10/2010 của UBND tỉnh

6

Đầu tư xây dựng Bệnh viện Sản - Nhi

Thành phố Kon Tum

Xây dựng Bệnh viện Sản - Nhi quy mô 100 giường bệnh

75.000

75.000

 

Quy hoạch phát triển sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2025

7

Đầu tư xây dựng Bệnh viện Lao và Bệnh phổi

Thành phố Kon Tum

Xây dựng Bệnh viện Lao và Bệnh phổi quy mô từ 50-100 giường bệnh

75.000

75.000

 

Quy hoạch phát triển sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2025

8

Đầu tư xây dựng Bệnh viện Đa khoa thành phố

Thành phố Kon Tum

Xây dựng Đa khoa thành phố quy mô 50-100 giường bệnh

75.000

75.000

 

Quy hoạch phát triển sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2025

9

Kế hoạch thực hiện "Đề án tổng thể xử lý chất thải y tế giai đoạn đến 2015 và định hướng đến năm 2020

Toàn tỉnh

Xử lý các yếu tố nguy hại đến sức khỏe con người và môi trường của chất thải phát sinh từ các cơ sở y tế để bảo vệ sức khỏe cán bộ, nhân viên y tế người bệnh và cộng đồng

276.500

221.200

55.300

Đang dự thảo lấy ý kiến các ngành

10

Các dự án nâng cấp bệnh viện Đa khoa Tỉnh; đa khoa khu vực Ngọc Hồi; bệnh viện Sa Thầy; đầu tư xây dựng Bệnh viện huyện Tu Mơ Rông

Thành phố Kon Tum, các huyện: Ngọc Hồi, Sa Thầy, Tu Mơ Rông

Hoàn chỉnh hệ thống y tế, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân

700.000

595.000

105.000

Quyết định 581/QĐ-TTg ngày 20/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ

V

Giáo dục và đào tạo

 

 

 

 

 

 

1

Dự án phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum;

TP Kon Tum

Xây dựng và hiện đại hóa hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật của phân hiệu, đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập cho vùng Tây Nguyên và Khu vực Tam giác phát triển CLV

32.000

27.200

4.800

Quyết định 581/QĐ-TTg ngày 20/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ

2

Dự án xây dựng Trung tâm đào tạo vận động viên quốc gia tại Măng Đen;

Huyện Kon Plông

Xây dựng trung tâm đào tạo vận động viên thể thao, bao gồm các hạng mục: phòng học, nhà quản lý, nhà tập luyện đa năng, ký túc xá cán bộ, học viên...

450.000

300.000

150.000

Quyết định số 22/2013/QĐ-UBND ngày 10/4/2013 của UBND tỉnh

3

Trường dạy nghề tỉnh Kon Tum (giai đoạn 2)

TP Kon Tum

Trạm xá, nhà ở giáo viên, hội trường đa năng, sân tập trung, khuôn viên cây xanh, thảm cỏ...

20.000

17.000

3.000

Đầu tư các hạng mục thuộc giai đoạn 2 theo dự án đã duyệt tại Quyết định số 959/QĐ-UBND ngày 24/8/2009 của UBND tỉnh

4

Trường THCS

Xã Ya Xia, huyện Sa Thầy

18 phòng học, 04 phòng học nhạc, tin học, ngoại ngữ phục vụ 18 lớp với 730 học sinh bậc THCS

15.632

13.105

2.527

 

VI

Bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu

 

 

 

 

 

 

a

Thoát nước và xử lý nước thải

 

 

 

 

 

 

1

Xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải

Thành phố Kon Tum

4.000m3/ngày

1.100.000

1.000.000

100.000

Quyết định số 139/QĐ-UBND ngày 06/03/2013 của UBND tỉnh

2

Xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung thị trấn Đăk Hà

Thị trấn Đăk Hà

Loại bỏ các tạp chất nhiễm bẩn, làm sạch nước để có thể đưa nước vào nguồn tiếp nhận hoặc đưa vào tái sử dụng.

100.000

80.000

20.000

 

3

Xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung thị trấn Đăk Tô

Thị trấn Đăk Tô

Loại bỏ các tạp chất nhiễm bẩn, làm sạch nước để có thể đưa nước vào nguồn tiếp nhận hoặc đưa vào tái sử dụng.

90.000

72.000

18.000

 

4

Xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung trung tâm huyện Kon Rẫy

Huyện Kon Rẫy

Loại bỏ các tạp chất nhiễm bẩn, làm sạch nước để có thể đưa nước vào nguồn tiếp nhận hoặc đưa vào tái sử dụng.

50.000

42.500

7.500

 

5

Hệ thống xử lý nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, bệnh viện, khu vực chăn nuôi công nghiệp

Huyện ĐăkGlei

Loại bỏ các tạp chất nhiễm bẩn, làm sạch nước để có thể đưa nước vào nguồn tiếp nhận hoặc đưa vào tái sử dụng.

50.000

42.500

7.500

 

b

Các khu xử lý chất thải rắn

 

 

 

 

 

 

b1

Khu liên hợp xử lý

 

 

 

 

 

 

1

Khu xử lý chất thải rắn liên hợp Vinh Quang

Thành phố Kon Tum

Xử lý chất thải rắn cho thành phố Kon Tum, các thị trấn Sa Thầy, Đăk Hà, thị trấn mới khu vực xã Đăk Hring - huyện Đăk Hà, thị trấn mới khu vực xã Đăk Ruồng-Tân Lập, thị trấn Đăk Rơ Ve, huyện Kon Rẫy

50.000

42.500

7.500

 

2

Khu xử lý chất thải rắn liên hợp Đăk Kan

Huyện Ngọc Hồi

Xử lý chất thải rắn cho các thị trấn: Plei Kần, Đăk Tô, Khu Kinh tế Bờ Y; thị trấn mới khu vực xã Đăk Môn - huyện Đăk Glei và khu vực xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi

100.000

85.000

15.000

 

3

Các dự án đầu tư mới/nâng cấp hệ thống xử lý chất thải y tế

Toàn tỉnh

Xử lý các yếu tố nguy hại đến sức khỏe con người và môi trường của chất thải phát sinh từ các cơ sở y tế để bảo vệ sức khỏe cán bộ, nhân viên y tế, người bệnh và cộng đồng

100.000

85.000

15.000

Quyết định 2038/QĐ-TTg ngày 15/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ

b2

Khu xử lý chất thải rắn liên đô thị

 

 

 

 

 

 

1

Khu chôn lấp hợp vệ sinh Cà Nhảy, xã Đăk Môn

Huyện Đăk Glei

Chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp thị trấn mới khu vực xã Đăk Môn; khu vực xã Đăk Dục

20.000

17.000

3.000

 

2

Khu chôn lấp hợp vệ sinh Hà Mòn

Huyện Đăk Hà

Chôn lấp chất thải rắn thị trấn Đăk Hà, thị trấn huyện lỵ mới (khu vực xã Đăk Hring)

20.000

17.000

3.000

 

3

Khu chôn lấp hợp vệ sinh Măng Cành

Huyện Kon Plông

Chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp, đốt chất thải rắn y tế nguy hại thị trấn huyện lỵ mới KonPlông - Măng Đen, Khu du lịch Măng Đen; thị trấn mới (khu vực xã Hiếu, xã Đăk Tăng) và khu vực lân cận.

50.000

42.500

7.500

 

4

Khu xử lý Văn Xăng

Huyện Tu Mơ Rông

Chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp, đốt chất thải rắn thị trấn mới khu vực xã Văn Xuôi; thị trấn huyện lỵ mới Tu Mơ Rông

30.000

25.500

4.500

 

5

Khu chôn lấp hợp vệ sinh Tân Lập

Huyện Kon Rẫy

Chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp thị trấn huyện lỵ mới Kon Rẫy (khu vực xã Đăk Ruồng, Tân Lập). Đăk Rve

30.000

25.500

4.500

 

b3

Khu xử tý chất thải rắn cho từng đô thị

 

 

 

 

 

 

1

Xử lý chất thải rắn thị trấn Sa Thầy

Xã Sa Sơn và thị trấn, huyện Sa Thay

Xử lý các yếu tố nguy hại đến sức khỏe con người và môi trường của chất thải phát sinh từ các cơ sở y tế để bảo vệ sức khỏe cán bộ, nhân viên y tế người bệnh và cộng đồng

50.000

42.500

7.500

Quyết định 891/QĐ-UBND ngày 31/10/2013 của UBND tỉnh

2

Khu chôn lấp hợp vệ sinh Tân Cảnh

Huyện Đăk Tô

Chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp không nguy hại thị trấn Đăk Tô và dân cư xung quanh

50.000

42.500

7.500

 

3

Khu xử lý Đăk Tăng

Huyện KonPlông

Chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt thị trấn mới (xã Đăk Tăng) và dân cư xung quanh

30.000

25.500

4.500

 

4

Khu xử lý Mo Ray

Huyện Mo Ray

Chôn lấp chất thải rắn vô cơ thị trấn huyện lỵ mới Mo Ray và khu vực xung quanh

30.000

25.500

4.500

Quyết định 891/QĐ-UBND ngày 31/10/2013 của UBND tỉnh

5

Khu xử lý Đăk Man

Huyện ĐăkGlei

Chôn lấp chất thải rắn vô cơ không nguy hại thị trấn và khu vực xung quanh

50.000

42.500

7.500

 

c

Kè, chỉnh trị

 

 

 

 

 

 

1

Dự án dâng nước sông Đăk Bla (đoạn qua thành phố Kon Tum)

Thành phố Kon Tum

Dâng cao mực nước sông ĐăkBla vào mùa kiệt, tạo nguồn nước và cảnh quan cho thành phố Kon Tum (trong đó, tại khu vực nhà ngục Kon Tum, cao trình đập dâng là +516m; tại hạ lưu cầu Kon Klor, cao trình đập dâng là +518 m)

95.000

80.750

14.250

Quyết định 581/QĐ-TTg ngày 20/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ

2

Kè chống lũ lụt, sạt lở các làng đồng bào dân tộc thiểu số dọc sông Đăkbla

Thành phố Kon Tum

Công trình kè cấp IV, chiều dài tuyến kè L=8.902m (trong đó tuyến bờ Nam L = 5.159 m, bờ Bắc L = 3.743 m )

895.000

861.000

34.000

đã được đưa vào danh mục các dự án Chương trình Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu Chương trình SP-RCC

3

Các kè chống sạt lở sông Đắk La (thành phố Kon Tum), sông Pô Kô (Đăk Glei), sông ĐăkPNe (Kon Rẫy), Đăk Sịa (Sa Thầy), sông Pô Kô, đoạn qua cầu 42 (Đăk Tô)

TP Kon Tum và các huyện Đăk Glei, Kon Rẫy, Sa Thầy, Đăk Tô

Ứng phó với biến đổi khí hậu, chống lũ lụt, ngăn chặn sạt lở, giữ ổn định bờ sông, bảo vệ dân cư, giữ được quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế, xã hội

1.000.000

850.000

150.000

Quyết định 581/QĐ-TTg ngày 20/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ

 



(1) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Kon Tum đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 20/4/2011.

(2) Ủy ban nhân dân tỉnh Kon tum phê duyệt tại Quyết định số 45/2010/QĐ-UBND ngày 24/12/2010

(3) Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA; Quyết định số 36/2008/QĐ-UBND ngày 27/8/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum về ban hành ban hành Quy chế về vận động, quản lý và nguồn vốn ODA

(4) Một số ràng buộc của nhà tài trợ thường áp dụng: (i) Lựa chọn hàng hóa, thiết bị và công nghệ từ quốc gia của nhà tài trợ; (ii) Tổ chức đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo quy định của nhà tài trợ,….

(5) “Vay ưu đãi” là thuật ngữ được sử dụng lần đầu tại Đề án ODA 2011 - 2015. Theo Luật quản lý nợ công, thuật ngữ được hiểu là các khoản vay có tính ưu đãi hơn so vay thương mại nhưng yếu tố không hoàn lại chưa đạt tiêu chuẩn vốn vay ODA, tương đương thuật ngữ “vốn vay kém ưu đãi” thường dùng của các nhà tài trợ.

(6) Theo Đề án ODA 2011 - 2015

(7) Đề án “Định hướng thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức thời kỳ 2006 - 2010” được ban hành tại Quyết định số 290/2006/QĐ-TTg ngày 29/1/2006 của Thủ tướng Chính phủ.

(8) Nguồn số liệu tổng hợp của Sở Kế hoạch và Đầu tư

(9) Giải ngân ODA năm 2011 đạt 171.578 triệu đồng bằng 75,1% kế hoạch năm (228.320 triệu đồng); năm 2012 đạt 123.654 triệu đồng bằng 64,6% kế hoạch năm (191.411 triệu đồng)

(10) một số dự án nhận được từ hai nhà tài trợ trở lên đồng thời tài trợ dự án Tăng cường năng lực trong công tác lập, thực hiện kế hoạch phát triển KTXH và cung cấp dịch vụ cơ bản tỉnh Kon Tum do ba tổ chức phát triển của Liên hợp quốc đồng tài trợ (UNDP, UNICEF và UNPFA)

(11) Nhật Bản bao gồm Chính phủ viện trợ không hoàn lại thông qua Quỹ Hội nhập ASEAN (Quỹ JAIF) và Chương trình tín dụng chuyên ngành JICA cùng tham gia hỗ trợ các dự án khác nhau

(12) Tổng vốn đầu tư toàn xã hội và nhà nước trong giai đoạn 2006 - 2010 lần lượt là 29.398.806 triệu đồng và 14.609.072 triệu đồng

(13) Tổng vốn đầu tư toàn xã hội và nhà nước trong giai đoạn 2001 - 2005 lần lượt là 11.693.273 triệu đồng và 6.984.262 triệu đồng

(14) Theo Đề án 2011 - 2015

(15) Từ năm 1996 đến nay, tỉnh chi trực tiếp vay và chịu trách nhiệm trả nợ duy nhất cho khoản vay 20 triệu France (tương đương 44 tỷ đồng) để thực hiện dự án nâng cấp và mở rộng hệ thống cấp nước thành phố Kon Tum theo Nghị định thư 1997 (nâng cấp công suất từ 4.000 - 12.000 m3/ngày-đêm; thực hiện từ 1997 - 2005)

(16) Gồm (i) Dự án Hỗ trợ quản lý rừng bền vững, thương mại và tiếp thị lâm sản chính tại Việt Nam, (ii) Phát triển lâm nghiệp cải thiện đời sống đồng bào vùng Tây Nguyên, (iii) Dự án phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung và (iv) Giảm nghèo cho đồng bào DTTS huyện ĐăkGlei, bao gồm nâng cao năng lực, phát triển kinh tế nông thôn và phát triển CSHT, Cả 04 dự án này đều có thời gian thực hiện kéo dài sau năm 2010

(17) Vốn ODA chuyển tiếp thực hiện sau 2010 khoảng 337.902 triệu đồng

(18) Gồm (i) dự án Lưới điện xã Đăk Hà, huyện Tu Mơ Rông (GĐ I) và (ii) Nâng cấp, mở rộng mạng lưới điện trung, hạ thế trung tâm xã Đăk Ruồng - Tân Lập, huyện Kon Rẫy, Cả 02 dự án này đều có thời gian thực hiện kéo dài sau năm 2010.

(19) Vốn ODA chuyển tiếp thực hiện sau 2010 khoảng 11.816 triệu đồng.

(20) Gồm 04 dự án đường giao thông, 03 dự án thủy lợi, 04 dự án cấp nước. Đến năm 2010, có 03 dự án hoàn thành 08 dự án tiếp tục triển khai đầu tư sau năm 2010

(21) Vốn ODA chuyển tiếp thực hiện sau 2010 khoảng 95.759 triệu đồng

(22) Cả 03 dự án đều tiếp tục triển khai đầu tư sau năm 2010

(23) Vốn ODA chuyển tiếp thực hiện sau 2010 khoảng 32.436 triệu đồng

(24) 04 dự án hoàn thành, 03 dự án tiếp tục triển khai đầu tư sau năm 2010

(25) Vốn ODA chuyển tiếp tục thực hiện sau 2010 khoảng 35.987 triệu đồng

(26) Tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông

(27) Dự án Tăng cường năng lực trong công tác lập, thực hiện kế hoạch phát triển KTXH và cung cấp dịch vụ cơ bản tỉnh Kon Tum, thực hiện từ 2007 - 2011

(28) Vốn ODA chuyển tiếp thực hiện sau 2010 khoảng 15.587 triệu đồng

(29) Dự án cấp nước sinh hoạt thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà sử dụng vốn ODA (25.000 triệu đồng) của Chương trình JICA SPL V chưa thể đầu tư hoàn chỉnh, đưa công trình vào khai thác sử dụng do thiếu nguồn lực đầu tư mạng lưới đường cấp III (tổng vốn đầu tư 41.000 triệu đồng)

(30) Dự án lưới điện xã Đăk Hà, huyện Tu Mơ Rông sử dụng vốn ODA (6.868 triệu đồng) của Chương trình JICA SPL V thực hiện từ năm 2007 (thời điểm vốn có hiệu lực) nhưng đến nay chưa thể hoàn thành do phụ thuộc quy hoạch.

(31) Chương trình tín dụng chuyên ngành JICA SPL V đăng ký dự án vào năm 2002 đến năm 2007 mới có kết quả

(32) Trong 28 dự án, các Bộ (Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giáo dục và Đào tạo và Y tế) làm cơ quan chủ quản 10 dự án với tổng vốn ODA ký kết là 475.723 triệu đồng, chiếm 55,1% tổng vốn ODA trên địa bàn tỉnh.

(33) Dự án giảm nghèo miền Trung tỉnh Kon Tum: quy định tổ chức đầu thầu của từng gói thầu có quy mô thấp hơn của Việt Nam

(34) Chế độ báo cáo quy định các chủ dự án và ban quản lý định kỳ báo cáo hàng quý, nhưng hầu hết các đơn vị không tổ chức thực hiện

(35) Thời gian vay, thời gian ân hạn, lãi suất vay

(36) Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 về ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức với nhiều điểm mới, trong đó dự kiến đưa khu vực tư nhân được tiếp cận nguồn vốn ODA

(37) Sẽ trở thành khái niệm mới;

(38) Nguồn Đề án 2011 - 2015.

(39) Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm thời kỳ 2011 - 2020 đạt 14,7%, trong đó giai đoạn 2011 - 2015 đạt 15.0% và giai đoạn 2016 - 2020 đạt 14,5%. GDP bình quân đầu người năm 2015 đạt 27.9 triệu đồng/người (gấp 2 lần so với năm 2010) và năm 2020 đạt 53,2 triệu đồng/người (gấp 1,9 lần so với năm 2015);

(40) Kế hoạch 05 năm 2011 - 2015 xác định mức cao hơn với 52.021,5 tỷ đồng; trong đó vốn nhà nước 34.921,5 tỷ đồng.

(41) Đến thời điểm xây dựng Đồ án:

- 04 dự án đã hoàn thành công tác vận động có tổng vốn ODA 147,998 tỷ đồng: (i) dự án Cấp nước Khu Trung tâm Khu KTCK Bờ Y 4,8 tỷ đồng (bổ sung vốn); (ii) dự án đường liên xã Kon Đào - Ngọc Tụ - Đăk Rờ Nga 7.163 tỷ đồng (bổ sung vốn); (iii) dự án Bạn hữu trẻ em - tỉnh Kon Tum 112 tỷ đồng; (iv) dự án cấp nước sinh hoạt thị trấn Kon Rầy, huyện Kon Rầy 24 tỷ đồng.

- Các dự án trọng tâm đang vận động: (i) dự án Giảm nghèo Tây Nguyên 450 tỷ đồng (đang xây dựng Văn kiện, dự kiến khởi động dự án đầu năm 2013); (ii) dự án "kè chống lũ lụt, sạt lở các làng đồng bào dân tộc thiểu số dọc sông Đăkbla 861 tỷ đồng (đã được đưa vào danh mục các dự án ưu tiên thuộc Chương trình Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu Chương trình SP-RCC)

- Dự kiến sẽ khởi động Chương trình tín dụng chuyên ngành JICA SPL VII trong năm 2013

(42) ODA và ngân sách nhà nước

(43) Một số dự án (thu gom và và xử lý rác thải tại thành phố Kon Tum và các huyện: Đăk Tô, Sa Thầy, Đăk Hà; thoát nước và xử lý nước thải thành phố thuộc lĩnh vực này nhưng được đưa vào lĩnh vực hạ tầng kinh tế - xã hội

(44) Quy hoạch phát triển sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân tỉnh Kon tum giai đoạn 2011 - 2020, định hướng đến năm 2025 (Quyết định số 02/2012/QĐ-UBND ngày 09/01/2012); các Đề án thành lập Trường Cao đẳng Y tế (Quyết định số 1250/QĐ-UBND ngày 08/11/2010); Củng cố và phát triển mạng lưới trợ giúp người tàn tật (Quyết định số 1034/QĐ-UBND ngày 03/10/2008)….

(45) Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 288/QĐ-UBND ngày 30/3/2011

(46) Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 314/QĐ-UBND ngày 09/4/2012

(47) Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 28/2011/QĐ-UBND ngày 26/9/2011

(48) đầu tư xây dựng và phát triển các vùng kinh tế động lực (gồm: (i) thành phố Kon Tum gắn với các Khu công nghiệp Hòa Bình, Sao Mai và các khu đô thị mới (ii) Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Bờ Y gắn với thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi (iii) Trung tâm huyện lỵ Kon Plông gắn với Khu du lịch sinh thái Quốc gia Măng Đen) tỉnh Kon Tum giai đoạn 2007-2010, có tính đến năm 2020 theo Nghị quyết số 04/2007/NQ-HĐND ngày 27/3/2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh và Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 20/4/2007 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIII

(49) tỷ lệ hộ nghèo đến hết 31/12/2011 lần lượt 03 huyện: 64,92%; 57,8% và 53,56%

(50) Các tổ chức: JICA, WB, ADB, AFD,...

(51) Các Thông tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: số 03/2007/TT-BKH ngày 12/3/2007 về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của ban Quản lý chương trình, dự án ODA: số 04/2007/TT-BKH ngày 30/7/2007 hướng dẫn thực hiện Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức; Quyết định số 803/2007/QĐ-BKH ngày 30/7/2007 của Bộ kế hoạch và Đầu tư ban hành Chế độ báo cáo tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA. Thông tư số 01/2008/TT-BNG ngày 04/02/2008 của Bộ Ngoại giao hướng dẫn trình tự, thủ tục ký kết và thực hiện điều ước quốc tế về nguồn hỗ trợ phát triển chính thức. Thông tư số 108/2007/TT-BTC ngày 07/9/2007 của Bộ Tài chính về hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án ODA,...

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 979/QĐ-UBND ngày 22/11/2013 phê duyệt Đề án “Định hướng vận động, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và các khoản vay ưu đãi đến năm 2015, có tính đến năm 2020” do tỉnh Kon Tum ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.405

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.109.144
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!