THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
789-TTg
|
Hà
Nội, ngày 24 tháng 9 năm 1997
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ XA LỘ BẮC NAM
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Thông báo số 99-TB ngày 21-12-1996 của Văn phòng Chính phủ về việc lập
dự án Quy hoạch xa lộ Bắc Nam;
Xét đề nghị của Bộ Giao thông vận tải (Tờ trình số 723-KHĐT ngày 17-3-1997),
ý kiến của Hội đồng Thẩm định Nhà nước về các dự án đầu tư (Công văn số
2967-HĐTĐ ngày 21-5-1997) và báo cáo kết luận của Ban Chỉ đạo Nhà nước về công
trình xa lộ Bắc Nam tại phiên họp thứ ba (Công văn số 1956-BCĐ ngày 7-7-1997),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt Quy hoạch tổng thể xa lộ Bắc Nam với các nội dung chủ yếu như sau:
1. Tên dự án:
Xa lộ Bắc Nam.
2. Hướng tuyến:
- Điểm đầu: Tại Hoà Lạc - Hà Tây
(điểm cuối của đường cao tốc Láng - Hoà Lạc).
- Điểm cuối: Ngã tư Bình Phước -
thành phố Hồ Chí Minh (điểm giao cắt quốc lộ 13 với xa lộ Đại Hàn).
- Tổng chiều dài của xa lộ Bắc
Nam dài xấp xỉ 1.800km, cơ bản bám theo hướng tuyến của quốc lộ 21A, 15A, 14B,
14 và 13, qua các điểm khống chế chủ yếu: Cầu Sỏi, Xóm Kho, Ngọc Lạc, Tân Kỳ,
Phố Châu, Tân ấp, Khe Rinh, Bùng, Cam Lộ, Phà Tuần, hầm Hải Vân, Hà Nha, Thạnh
Mỹ, đèo Lò Xo, Ngọc Hồi, Kom Tum, Buôn Ma Thuột, Đăk Nông, Chơn Thành.
- Cùng với việc xây dựng xa lộ Bắc
Nam, cần lập dự án và tiến hành đầu tư xây dựng đoạn tuyến phía Tây từ Troóc
(Quảng Bình) đến Thạnh Mỹ theo hướng tuyến Bộ Quốc phòng đề nghị.
- Bộ Giao thông vận tải phối hợp
với Bộ Quốc phòng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn... để chính xác hoá vị
trí tuyến đi qua các khu vực có yêu cầu đặc biệt về bảo vệ an ninh quốc phòng,
các công trình thuỷ lợi về các khu rừng quốc gia có liên quan.
3. Quy mô và
tiêu chuẩn kỹ thuật:
Mặt cắt ngang được quy hoạch
theo từng đoạn với quy mô từ 2 đến 8 làn xe và thực hiện theo từng giai đoạn.
Quy
hoạch mặt cắt ngang xa lộ Bắc Nam
Đoạn
|
Chiều
dài (km)
|
Mặt
cắt ngang quy hoạch
(làn xe)
|
Cấp
tốc độ thiết kế (km/h)
|
Hoà Lạc - Xóm Kho
|
90
|
2
|
60
- 100
|
Xóm Kho - Làng Tra
|
145
|
6
|
60
- 80
|
Làng Tra - Tân Kỳ
|
60
|
6
|
100
|
Tân Kỳ - Bùng
|
277
|
4
|
60
|
Bùng - Cam Lộ
|
133
|
4
|
100
|
Cam Lộ - Km 858, quốc lộ 1A
|
101
|
6
|
80
- 100
|
Km 858 - Hà Nha
|
109
|
4
|
80
|
Hà Nha - Thạnh Mỹ
|
29
|
4
|
60
|
Thạnh Mỹ - ĐakGlei
|
126
|
2
|
40
- 60
|
ĐakGlei - Ngọc Hồi
|
53
|
2
|
80
|
Ngọc Hồi - Buôn Ma Thuột
|
287
|
6
|
100
|
Buôn Ma Thuột - ĐakNông
|
126
|
6
|
60
- 80
|
ĐakNông - Bù Đăng
|
58
|
6
|
80
|
Bù Đăng - Chơn Thành
|
94
|
6
|
100
|
Chơn Thành - Bình Phước
|
79
|
8
|
100
|
Cấp tốc độ được chuẩn xác trong
giai đoạn nghiên cứu khả thi.
Đoạn Hoà Lạc - Xóm Kho, giai đoạn
1 có mặt cắt ngang 2 làn xe; về quy hoạch lâu dài cần nghiên cứu hướng tuyến
phù hợp đảm bảo xây dựng với quy mô 6 làn xe.
Giai đoạn 1 từ 1998-2002 toàn bộ
tuyến được xây dựng với quy mô 2 làn xe.
4. Về hệ thống
đường ngang:
Để nối 2 trục dọc Xuyên Việt (quốc
lộ 1A và xa lộ Bắc Nam); nối các cửa khẩu phía Tây với các hải cảng và đường
liên tiểu vùng cần thiết phải xác định hệ thống các đường ngang gồm 20 đường ngang
với tổng chiều dài 1700 km (trong đó có các tuyến đường đặc biệt quan trọng như
quốc lộ 6, 7, 8, 9, 19, 24, 25, 26, 27, 29, 40, 47, 48, 49.. .). Quy hoạch về
các hệ thống đường ngang này cần được lập và xem xét trong tổng thể hoàn chỉnh
của mạng lưới giao thông đường bộ Việt Nam ở các dự án riêng.
5. Phân kỳ đầu
tư:
Việc xây dựng xa lộ Bắc Nam được
chia thành ba giai đoạn:
Giai đoạn 1 (1998-2002):
- Mở rộng, nâng cấp kết hợp với
xây dựng mới đường hai làn xe trên cơ sở các quốc lộ 21A, 15, 14B, 14, 13.
- Những đoạn tuyến có địa hình
thuận lợi thì thiết kế ngay theo các tiêu chuẩn bình diện, trắc dọc đã được xác
định trong quy hoạch. Xác định chỉ giới quy hoạch và giao cho các địa phương quản
lý.
- Trong ba năm đầu (1998-2000) tập
trung đầu tư vào đoạn Xóm Kho - Ngọc Hồi (bao gồm việc nâng cấp cải tạo đoạn đường
ngang từ Xóm Kho ra quốc lộ 1A để phát huy sự hỗ trợ của xa lộ Bắc Nam cho quốc
lộ 1A trong mùa mưa lũ); Nâng cấp mặt đường hiện tại đoạn Ngọc Hồi - Buôn Ma
Thuột.
- Một số việc cũng sẽ hoàn thành
vào giai đoạn 1 gồm: nâng cấp cải tạo đoạn Hoà Lạc - Xóm Kho và đoạn tuyến
tránh Hải Vân qua đèo Mũi Trâu.
Giai đoạn 2 (2002-2010):
Tuỳ thuộc điều kiện kinh tế của
đất nước, tiếp tục hoàn thành việc xây dựng xa lộ Bắc Nam với mặt cắt ngang và
quy mô được nêu trong quy hoạch. Ưu tiên đầu tư xây dựng các đoạn có nhu cầu vận
tải lớn, phát huy được hiệu quả đầu tư và có tác dụng lớn tới sự phát triển
kinh tế - xã hội của vùng.
Giai đoạn 3 (sau năm 2010);
Tiếp tục kéo dài xa lộ Bắc Nam: ở
phía Bắc lên Cao Bằng (biên giới Việt Trung); ở phía Nam xuống Cà Mau, Năm Căn
để tạo thành một trục Xuyên Việt hoàn chỉnh thứ hai.
6. Tổng mức đầu
tư và phương thức huy động vốn xây dựng giai đoạn 1:
Tổng mức đầu tư ước tính cho
giai đoạn 1 là 10.220 tỷ đồng (không kể kinh phí xây dựng hầm Hải Vân, vốn vay
OECF). Tổng mức đầu tư được chuẩn xác trong giai đoạn lập dự án nghiên cứu khả
thi.
Dùng nhiều biện pháp để huy động
vốn xây dựng xa lộ Bắc Nam từ các nguồn:
- Vốn trong nước: Kết hợp việc
cân đối bố trí ngân sách với các biện pháp tuyên truyền động viên tinh thần yêu
nước trong nhân dân, đóng góp sức người sức của tham gia xây dựng tuyến đường bằng
các hình thức khác nhau.
- Vốn nước ngoài: Khuyến khích
và kêu gọi đầu tư nước ngoài dưới các hình thức: viện trợ không hoàn lại, cho
vay, BOT... đối với một số công trình riêng biệt có tổng mức đầu tư lớn (hầm Hải
Vân, các cầu lớn v.v...) và các đoạn tuyến có hiệu quả đầu tư cao.
7. Tổ chức và
huy động lực lượng tham gia xây dựng:
Các lực lượng tham gia xây dựng
xa lộ Bắc Nam gồm:
- Các lực lượng chuyên nghiệp.
- Các lực lượng quốc phòng.
- Các lực lượng thanh niên xung
phong.
- Các lực lượng địa phương, nông
nhàn.
Các Tổng công ty xây dựng của
ngành Giao thông vận tải và các Bộ, ngành (bao gồm cả các đơn vị của Bộ Quốc
phòng, Trung ương Đoàn) là lực lượng chủ công, kết hợp với các lực lượng lao động
địa phương và nông nhàn.
Điều 2.
Phân giao nhiệm vụ:
- Các Bộ, ngành có liên quan
cùng với Bộ Giao thông vận tải tiến hành các thủ tục xây dựng cơ bản, trong đó
bao gồm việc lập dự án nghiên cứu khả thi giai đoạn 1 xa lộ Bắc Nam để công
trình khởi công vào đầu năm 1998.
- Ban Chỉ đạo Nhà nước về công
trình xa lộ Bắc Nam phối hợp với các Bộ, ngành chức năng nghiên cứu, trình Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt những vấn đề có liên quan đến cơ chế, chính sách đặc
biệt áp dụng cho dự án.
Điều 3.-
Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhà nước về công trình xa lộ Bắc Nam, Bộ trưởng các Bộ,
Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Thẩm định Nhà nước
về các dự án đầu tư chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.