Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 667/QĐ-TTg 2022 Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài 2021 2030

Số hiệu: 667/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Phạm Bình Minh
Ngày ban hành: 02/06/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 667/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 02 tháng 6 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC HỢP TÁC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030;

Căn cứ Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 13;

Căn cứ Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021 - 2030 với những nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM

1. Quán triệt các quan điểm chỉ đạo tại Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030.

2. Phù hợp với Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, Kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030.

3. Gắn liền thu hút đầu tư nước ngoài với xây dựng, phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ trên tinh thần hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất và hiệu quả.

4. Tập trung thu hút đầu tư nước ngoài có trọng tâm, trọng điểm; lựa chọn khu vực, thị trường, đối tác để thúc đẩy hợp tác phát triển phù hợp với bối cảnh thế giới và khu vực; tái định vị dòng vốn đầu tư, giảm sự phụ thuộc vào các thị trường nhiều rủi ro và tiềm ẩn xảy ra tranh chấp; ưu tiên việc kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu; thu hút đầu tư xanh, công nghệ cao, công nghệ phụ trợ, phương pháp quản lý, quản trị tiên tiến.

5. Phát huy và cải thiện lợi thế cạnh tranh, phù hợp xu hướng phát triển, tiếp cận chuẩn mực tiên tiến quốc tế và hài hòa với cam kết quốc tế, bảo đảm sự đồng bộ, nhất quán, công khai, minh bạch và tính cạnh tranh cao.

6. Thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài song hành với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và phát huy tối đa nội lực; gắn kết chặt chẽ và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh của từng ngành, từng doanh nghiệp; tăng cường sự liên kết giữa các vùng, miền và khu vực trong nước trên cơ sở lợi thế so sánh.

7. Xây dựng và hình thành nhận thức “Hợp tác cùng phát triển”, tăng cường kết nối sản xuất trong nước với chuỗi sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia để cải thiện vị thế của Việt Nam trong chuỗi sản xuất; nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, hàm lượng giá trị gia tăng của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước; đề cao trách nhiệm với xã hội và bảo vệ môi trường nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài.

8. Bảo đảm cân đối lợi ích của các bên đầu tư với lợi ích của nhà nước và nhân dân trong hoạt động hợp tác đầu tư nước ngoài trên tinh thần hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro; tuân thủ điều kiện về phát triển bền vững và an ninh - quốc phòng.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

a) Thu hút các dự án đầu tư nước ngoài (ĐTNN) sử dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa tích cực, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu;

b) Mở rộng thị trường, tranh thủ vốn, công nghệ, kiến thức quản lý, văn hóa doanh nghiệp của khu vực có vốn ĐTNN; nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp và sản phẩm nội địa; thúc đẩy các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ trong nước, xác lập và tăng cường vai trò của doanh nghiệp Việt Nam trong cộng đồng quốc tế;

c) Nâng cao hiệu quả, chất lượng toàn diện trong công tác thu hút, sử dụng vốn ĐTNN, tăng tỷ lệ đóng góp của khu vực ĐTNN trong phát triển kinh tế - xã hội, tương xứng với những ưu đãi, hỗ trợ được hưởng;

d) Xây dựng và phát triển các trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm tài chính đạt tầm cỡ khu vực và quốc tế tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho giai đoạn tới.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Hoàn thành các mục tiêu cụ thể nêu tại Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác ĐTNN đến năm 2030;

b) Nâng cao tỷ lệ vốn đầu tư đăng ký của các quốc gia và vùng lãnh thổ trong một số khu vực trong tổng số vốn ĐTNN cả nước lên hơn 70% trong giai đoạn 2021 - 2025 và 75% trong giai đoạn 2026 - 2030, bao gồm: (i) Châu Á: Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia, Phillipines; (ii) Châu Âu: Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Liên bang Nga, Anh; và (iii) Châu Mỹ: Hoa Kỳ;

c) Tăng 50% số lượng Tập đoàn đa quốc gia thuộc nhóm 500 Tập đoàn lớn nhất thế giới do Tạp chí Fortune (Hoa Kỳ) xếp hạng có hiện diện và hoạt động tại Việt Nam;

d) Đến năm 2030 nằm trong nhóm 3 quốc gia dẫn đầu ASEAN và nhóm 60 quốc gia đứng đầu thế giới theo xếp hạng môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới.

III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỢP TÁC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

1. Triển khai có hiệu quả các giải pháp đã ban hành

a) Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030;

b) Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22 tháng 3 năm 2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045;

c) Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;

d) Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030;

đ) Quyết định số 1851/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Thúc đẩy chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;

e) Quyết định số 67/QĐ-TTg ngày 02 tháng 10 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Ảnh hưởng của tranh chấp thương mại Mỹ - Trung đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam”.

2. Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế

Tập trung cải thiện các chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh của Việt Nam theo tiêu chí đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Tổ chức sở hữu trí tuệ và Diễn đàn kinh tế thế giới; tập trung vào các chỉ số còn thấp về thể chế, cơ sở hạ tầng và thị trường hàng hóa. Theo đó, cần triển khai đồng bộ các giải pháp cụ thể sau:

a) Về thể chế

- Tăng cường sự vào cuộc chủ động, mạnh mẽ, đồng đều và thực chất của các bộ, ngành, địa phương nhằm kiến tạo môi trường đầu tư kinh doanh công bằng, thông thoáng và minh bạch. Bảo đảm môi trường đầu tư, pháp luật ổn định, thống nhất, đồng bộ và ngày càng hoàn thiện thích ứng kịp thời với vấn đề mới, xử lý được các bất cập để nâng cao chất lượng, hiệu quả ĐTNN.

- Cải thiện khả năng dự báo và tính minh bạch trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; xây dựng quy trình theo dõi, đánh giá sự phù hợp, tác động, chất lượng của chính sách và tính hiệu lực, hiệu quả của khâu thực thi chính sách.

- Nghiên cứu xây dựng cơ chế áp dụng các thủ tục đầu tư kinh doanh một cách linh hoạt theo nguyên tắc hậu kiểm đối với những ngành, nghề kinh doanh phù hợp để tạo sự cạnh tranh trong quá trình thu hút và sử dụng vốn ĐTNN.

- Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành các điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Nghiên cứu tiếp tục cắt giảm ngành, nghề và điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết, bất hợp lý, đảm bảo thực hiện đầy đủ, nhất quán quyền tự do kinh doanh của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật.

- Hoàn thiện quy định của pháp luật về phòng ngừa tranh chấp đầu tư; đề xuất giải pháp nhằm giải quyết vướng mắc, tranh chấp của nhà đầu tư, cảnh báo sớm về nguy cơ phát sinh tranh chấp giữa Nhà nước và nhà ĐTNN.

- Ban hành chính sách tạo hành lang pháp lý cho phát triển và quản lý các hình thức và phương thức đầu tư mới phù hợp với thông lệ quốc tế.

- Kiểm soát chặt chẽ hành vi thâu tóm của nhà ĐTNN và doanh nghiệp có vốn ĐTNN đối với doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực chiến lược; kiểm soát chặt chẽ đối với dự án đầu tư có nguy cơ gây ảnh hưởng tiêu cực tới an ninh quốc gia, trật tự công cộng.

- Đẩy nhanh việc xây dựng, hoàn thiện thể chế tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, toàn diện cho việc triển khai, xây dựng phát triển Chính phủ điện tử, hướng đến Chính phủ số và nền kinh tế số ở Việt Nam.

- Rà soát, đánh giá những giải pháp thể chế ưu việt đã thí điểm hoặc áp dụng có kết quả tốt, triển khai thể chế hóa áp dụng trong cả nước; đánh giá những ưu đãi tạo bất bình đẳng về thể chế giữa các khu vực nhằm thu hẹp và tiến tới loại trừ những điều kiện bất bình đẳng và thiếu thống nhất về thể chế.

b) Về cơ sở hạ tầng

- Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng theo hướng đồng bộ hiện đại, với tư duy chiến lược, tầm nhìn dài hạn, gắn với liên kết vùng nhằm tạo động lực lan tỏa phát triển.

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế, trong đó có khu vực ĐTNN, đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng bằng nhiều hình thức, chú trọng theo mô hình hợp tác công tư (PPP), nghiên cứu xây dựng cơ chế chia sẻ rủi ro phù hợp với thông lệ quốc tế.

- Ban hành danh mục dự án ưu tiên thu hút đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nhằm phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng chất lượng cao, như hạ tầng giao thông, hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin, điện, nước, logistics... để giảm chi phí vận tải, chi phí đầu vào của doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.

c) Về thị trường hàng hóa

- Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tận dụng lợi thế đem lại từ các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết, nhất là các hiệp định thế hệ mới như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).

- Rà soát các chính sách, biện pháp hàng rào thuế quan và phi thuế quan, đảm bảo cam kết hội nhập cũng như quyền lợi của doanh nghiệp trong nước, nâng cao hiệu quả hợp tác với khu vực ĐTNN.

- Hình thành đầy đủ và đảm bảo vận hành hiệu quả các loại thị trường phục vụ cho sản xuất hàng hóa, đặc biệt là các thị trường liên quan trực tiếp đến ĐTNN như tài chính, đất đai, lao động, công nghệ...

- Tăng cường tự do hóa thị trường các nhân tố sản xuất hàng hóa; bảo đảm nguyên tắc thị trường trong tiếp cận đất đai, vốn và cơ hội gia nhập thị trường.

3. Phát triển hệ sinh thái về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

- Thúc đẩy và nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền về tầm quan trọng của đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo. Xây dựng và phát triển Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia, kết nối với trung tâm đổi mới sáng tạo cấp vùng, của địa phương và doanh nghiệp nhằm phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với hoạt động đổi mới công nghệ, khởi nghiệp sáng tạo.

- Triển khai quyết liệt và hiệu quả Nghị quyết số 50/NQ-CP của Chính phủ ngày 17 tháng 4 năm 2020 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

- Xây dựng và phát triển hệ sinh thái khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo với cơ chế quản lý linh hoạt, phù hợp với môi trường kinh doanh số để tạo không gian thuận lợi cho đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo, tạo nền tảng thu hút, phát triển các ngành công nghệ cao.

- Có chính sách khuyến khích hợp tác, chuyển giao công nghệ và quản trị dựa trên cơ sở thỏa thuận, tự nguyện cho doanh nghiệp Việt Nam. Nâng cao các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về sản phẩm, bảo vệ môi trường, tài nguyên và tiết kiệm năng lượng hài hòa với tiêu chuẩn của khu vực và thế giới.

- Hoàn thiện khung pháp lý về xác lập, bảo vệ và thương mại hóa quyền sở hữu trí tuệ nhằm bảo đảm quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động khoa học công nghệ, hoạt động sáng tạo.

4. Đổi mới và nâng cao cạnh tranh trong thu hút ĐTNN

- Xây dựng chính sách thu hút ĐTNN cân đối, hợp lý giữa các vùng, miền; bảo đảm việc thu hút, hợp tác ĐTNN theo đúng định hướng, quy hoạch, yêu cầu phát triển và mục tiêu cải thiện vị thế Việt Nam trong chuỗi sản xuất toàn cầu.

- Chính sách ưu đãi đầu tư cần được xem xét, căn cứ vào kết quả đầu ra như giá trị gia tăng, hợp phần sử dụng công nghệ cao, nghiên cứu và phát triển, chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp Việt Nam, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia các cấp độ trong chuỗi cung ứng.

- Từng bước chuyển từ thu hút ĐTNN phù hợp với nhóm sản phẩm hiện có trong nước sang đón đầu và xây dựng cơ chế, chính sách để nâng cao khả năng thu hút đầu tư sản xuất sản phẩm ưu tiên phát triển trong từng giai đoạn.

- Xây dựng thể chế, chính sách cho khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và các mô hình tương tự khác theo hướng xác định rõ trọng tâm phát triển và cơ chế, chính sách vượt trội phù hợp với đặc thù của từng mô hình, bảo đảm tính liên kết, đồng bộ với các khu vực khác.

5. Phát triển công nghiệp hỗ trợ, thúc đẩy liên kết, lan tỏa

- Đánh giá hiện trạng, xu hướng công nghệ và thị trường, xây dựng chiến lược ưu tiên phát triển một số lĩnh vực cụ thể thuộc công nghiệp hỗ trợ (CNHT) theo từng thời kỳ để ưu tiên phát triển, tránh đầu tư dàn trải, không hiệu quả.

- Xây dựng cơ chế khuyến khích, ưu đãi thỏa đáng để tăng liên kết giữa ĐTNN và đầu tư trong nước, lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư; nâng cao năng lực hấp thụ, dần tiến tới tự chủ công nghệ; phát triển cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị, góp phần nâng cao giá trị gia tăng nội địa, sức cạnh tranh của sản phẩm và vị trí quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu.

- Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý chuyển giao công nghệ trên cơ sở xây dựng hệ thống văn bản đồng bộ trong thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ; thúc đẩy sự hình thành và phát triển của các tổ chức trung gian, tạo điều kiện để phát triển thị trường khoa học và công nghệ, khuyến khích doanh nghiệp chuyển giao, ứng dụng, đổi mới công nghệ, thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu và phát triển công nghệ; hình thành liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp ĐTNN với các viện nghiên cứu, trường đại học trong nước.

6. Phát huy năng lực nội tại và tận dụng lợi thế cạnh tranh nhằm cải thiện hiệu quả hợp tác ĐTNN

a) Đẩy mạnh việc thực thi các nhóm chính sách thúc đẩy tăng năng suất lao động, năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) để phát triển năng lực nội tại và sức cạnh tranh của nền kinh tế, cụ thể:

- Nghiên cứu thành lập Ủy ban năng suất quốc gia và xây dựng Chiến lược nâng cao năng suất quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

- Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo. Nhấn mạnh vai trò và tầm quan trọng của đổi mới sáng tạo là khâu đột phá của chiến lược nâng cao sức cạnh tranh của quốc gia.

- Hiện đại hóa và thị trường hóa giáo dục - đào tạo, gồm cả đào tạo nghề, chú trọng nâng cao trình độ, kỹ năng tay nghề, kỹ năng công nghệ số phù hợp với nhu cầu thực tế và đáp ứng yêu cầu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

- Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo đội ngũ chuyên gia, nâng cao năng suất để hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số.

b) Thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh: xác định rõ ngành, lĩnh vực, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh chủ đạo để có những chính sách hỗ trợ phát triển phù hợp; tập trung nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, trình độ công nghệ, đổi mới sáng tạo.

c) Nghiên cứu xây dựng trung tâm tài chính quy mô khu vực

- Nghiên cứu mô hình trung tâm tài chính quốc tế trong khu vực để áp dụng linh hoạt nhằm kết nối, thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo lợi ích an ninh quốc gia.

- Nghiên cứu, xây dựng thể chế, pháp luật, chính sách có tính cạnh tranh, vượt trội cho trung tâm tài chính theo hướng tập trung các yếu tố: (i) bảo đảm môi trường đầu tư, kinh doanh tốt; (ii) thu hút và phát triển được nguồn nhân lực ngành tài chính chất lượng cao; (iii) xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng và logsitics đẳng cấp quốc tế; (iv) phát triển khu vực tài chính của quốc gia minh bạch và lành mạnh, vững chắc; và (v) xây dựng được thương hiệu và danh tiếng tầm cỡ quốc tế.

d) Nâng cao năng lực của doanh nghiệp trong nước

- Phát triển khu vực doanh nghiệp trong nước lớn mạnh, đủ thực lực hội nhập quốc tế; hỗ trợ tối đa doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa để liên doanh, liên kết với khu vực ĐTNN, tập trung vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, công nghệ chủ chốt của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, dịch vụ hiện đại, công nghiệp chế tạo, công nghệ thông tin và dịch vụ tài chính.

- Thúc đẩy, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước liên doanh, liên kết thông qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp ĐTNN trong những ngành, lĩnh vực sử dụng công nghệ cao, công nghệ mới, tiên tiến, tiến tới sở hữu và làm chủ công nghệ.

- Định hướng, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước đánh giá, lựa chọn và tiếp nhận công nghệ được chuyển giao từ doanh nghiệp ĐTNN, đảm bảo tính tương thích, đồng bộ và phù hợp với mục tiêu phát triển công nghệ quốc gia trong từng giai đoạn.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp trong nước có đủ khả năng cung cấp nguyên vật liệu, linh kiện, phụ kiện trong ngành CNHT để thông tin rộng rãi cho nhà ĐTNN tiếp cận và kết nối.

đ) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Hoàn thiện thể chế về lao động phù hợp với thông lệ quốc tế, đảm bảo thực hiện cam kết trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để thu hút ĐTNN chất lượng cao.

- Tăng cường đào tạo chuyên môn, kỹ năng, kỷ luật, văn hóa và nâng cao nhận thức cho lực lượng lao động, đặc biệt trong những ngành ưu tiên thu hút ĐTNN, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và yêu cầu thu hút và sử dụng ĐTNN. Nghiên cứu xây dựng cơ chế phối hợp với các tập đoàn, nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước để đào tạo theo “đơn đặt hàng”.

- Khuyến khích hình thức đào tạo trực tuyến; công nhận giá trị của chứng chỉ học trực tuyến để phát triển thị trường lao động.

- Khuyến khích doanh nghiệp ĐTNN đào tạo, nâng cao kỹ năng, trình độ cho lao động Việt Nam tiến tới lao động Việt Nam có thể đảm nhiệm vị trí quan trọng trong doanh nghiệp ĐTNN.

- Khuyến khích sử dụng người lao động Việt Nam đã làm việc, tu nghiệp ở nước ngoài, đặc biệt là các nước phát triển trở về làm việc tại Việt Nam. Tiếp tục mở rộng mạng lưới liên kết và nghiên cứu ban hành chính sách khuyến khích doanh nghiệp sử dụng nhân tài người Việt Nam tại nước ngoài.

- Khuyến khích tổ chức giáo dục nghề nghiệp toàn cầu đầu tư vào Việt Nam; đẩy mạnh phân luồng đào tạo đại học, cao đẳng và dạy nghề; cải cách chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của hệ thống quản lý giáo dục, dạy nghề cho phù hợp và đáp ứng yêu cầu phát triển của thị trường lao động; đẩy mạnh mô hình "trường học trong doanh nghiệp".

- Đầu tư, phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động hiện đại, hỗ trợ tối đa các doanh nghiệp trong việc thu hút, đào tạo và tuyển dụng lao động.

7. Nâng cao hiệu quả của hội nhập kinh tế quốc tế và vị thế Việt Nam trên trường quốc tế

- Chủ động hội nhập quốc tế toàn diện theo hướng hiệu lực và hiệu quả hơn, nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, để hội nhập quốc tế đóng góp thiết thực, có sức lan tỏa, thực sự trở thành phương tiện phục vụ phát triển đất nước bền vững trên cơ sở bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia.

- Triển khai biện pháp đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình hội nhập và thực hiện cam kết về hội nhập kinh tế quốc tế, kịp thời lắng nghe ý kiến và phản hồi của các doanh nghiệp về các vấn đề chính sách, vướng mắc trong hội nhập kinh tế quốc tế và trong quá trình đàm phán, thực thi các Hiệp định thương mại tự do.

- Bảo vệ lợi ích chính đáng của Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam trong các tranh chấp kinh tế, thương mại và đầu tư quốc tế.

- Xây dựng và thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp trong nước; nghiên cứu và tận dụng lợi thế từ các quy định quốc tế về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, trong đó có chỉ dẫn địa lý, tên gọi xuất xứ, nhãn hiệu, quyền tác giả, quyền liên quan... để bảo vệ tài sản trí tuệ của cá nhân, tổ chức Việt Nam tại nước ngoài.

8. Hiện đại hóa và đa dạng hóa công tác xúc tiến đầu tư

- Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện, nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư. Tăng cường sự phối hợp, liên kết giữa trung ương với địa phương, giữa các vùng, giữa cơ quan quản lý nhà nước với hiệp hội nghề nghiệp trong công tác xúc tiến đầu tư.

- Đổi mới công tác xúc tiến đầu tư thực chất, hiệu quả, có mục tiêu, trọng tâm, trọng điểm. Khi triển khai hoạt động xúc tiến đầu tư cần gắn với tiêu chí hợp tác đầu tư mới; tiếp tục duy trì thị trường và đối tác truyền thống, đồng thời mở rộng thị trường, đối tác mới.

- Chủ động tiếp cận, vận động linh hoạt qua các kênh khác nhau như: các cá nhân có ảnh hưởng lớn, nhà đầu tư, hiệp hội doanh nghiệp, tổ chức quốc tế, công ty tư vấn hàng đầu, quỹ đầu tư và cá nhân có tầm ảnh hưởng để thu hút các tập đoàn lớn mang các dự án có chất lượng vào Việt Nam.

- Đầu tư thỏa đáng nhằm đa dạng hóa và hiện đại hóa các hoạt động và phương thức xúc tiến đầu tư.

- Tăng cường cơ chế đối thoại, đổi mới, mở rộng phương thức tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của nhà đầu tư; xử lý dứt điểm, kịp thời các khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án đang thực hiện.

- Rà soát, cơ cấu lại hệ thống các cơ quan xúc tiến đầu tư hiện có theo hướng chuyên nghiệp, độc lập, không chồng chéo, không trùng lặp với các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về ĐTNN; xem xét tăng khả năng gắn kết với xúc tiến thương mại và du lịch một cách linh hoạt, phù hợp với yêu cầu và đặc thù của từng địa phương. Đối với các thị trường tiềm năng, nghiên cứu cơ chế hợp tác trao đổi theo hướng tư nhân hóa các hoạt động xúc tiến đầu tư.

- Xây dựng bộ thương hiệu và hình ảnh cấp quốc gia, trung ương và địa phương phù hợp với quy hoạch phát triển và chiến lược thu hút đầu tư.

- Hợp tác với các tập đoàn lớn đầu tư tại Việt Nam để xây dựng “Đại sứ” hình ảnh về đầu tư cho Việt Nam nhằm tận dụng sức ảnh hưởng và thương hiệu của nhà đầu tư uy tín.

- Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả các hoạt động xúc tiến đầu tư tại cấp trung ương và cấp tỉnh.

9. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về ĐTNN

- Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, giám sát việc cấp, điều chỉnh, thu hồi dự án ĐTNN, ban hành quy định ưu đãi, hỗ trợ đầu tư..., kịp thời phát hiện các trường hợp vi phạm, có dấu hiệu trái pháp luật; rà soát việc thực hiện chính sách chưa đồng bộ, thiếu thống nhất giữa các địa phương.

- Công tác quản lý ĐTNN của các địa phương phải bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường, phù hợp quy hoạch, theo đúng tiêu chí lựa chọn, sàng lọc dự án...; quy trình, thủ tục cấp, điều chỉnh, thu hồi, chấm dứt hoạt động của dự án ĐTNN theo đúng quy định pháp luật. Hoàn thiện quy trình, thủ tục đầu tư thông thoáng nhưng kiểm soát được thông qua các công cụ pháp luật.

- Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về ĐTNN theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, thống nhất một đầu mối tại các bộ, ngành, địa phương, đáp ứng yêu cầu quản lý của địa phương, liên ngành, liên vùng và trong phạm vi cả nước. Nâng cao nhận thức, thống nhất trong các cấp chính quyền, nhất là người đứng đầu.

- Đẩy mạnh phân công, phân cấp, ủy quyền, phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát. Đơn giản hóa và thống nhất bộ mẫu báo cáo định kỳ của doanh nghiệp lên các cấp có thẩm quyền.

- Xử lý dứt điểm các dự án gây ô nhiễm môi trường, sử dụng đất không hiệu quả, kinh doanh thua lỗ nhiều năm, dự án không triển khai hoặc không thực hiện đúng cam kết. Phòng ngừa, giải quyết sớm, có hiệu quả các tranh chấp liên quan đến ĐTNN.

- Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin quốc gia về đầu tư theo hướng đồng bộ, liên thông với các lĩnh vực lao động, đất đai, xây dựng, thuế, hải quan, ngân hàng, ngoại hối, chứng khoán... và các địa phương. Nâng cao chất lượng công tác thống kê, bảo đảm kịp thời, đầy đủ, chính xác và phù hợp với thông lệ quốc tế; gắn liền trách nhiệm báo cáo định kỳ doanh nghiệp với chế độ ưu đãi hậu kiểm.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược hợp tác ĐTNN giai đoạn 2021 - 2030;

b) Tổng hợp tình hình thực hiện Chiến lược, định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ; tổ chức sơ kết việc thực hiện Chiến lược đến năm 2025 và xác định các nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn tiếp theo.

2. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

a) Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ được giao tại: (i) Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị; (ii) Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22 tháng 3 năm 2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045; (iii) Quyết định số 67/QĐ-TTg ngày 02 tháng 10 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Ảnh hưởng của tranh chấp thương mại Mỹ - Trung đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam”; và theo quy định pháp luật hiện hành;

b) Lồng ghép quan điểm, mục tiêu của Chiến lược vào các quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của bộ, ngành, địa phương mình:

c) Triển khai sơ kết, tổng kết việc thực hiện Chiến lược trong lĩnh vực, phạm vi quản lý theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; gửi báo cáo về Bộ Kế hoạch và Đầu tư, định kỳ hàng năm để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, QHQT (2).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG





Phạm Bình Minh

 

PRIME MINISTER OF VIETNAM
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
----------------

No. 667/QD-TTg

Hanoi, June 02, 2022

 

DECISION

APPROVING THE STRATEGY FOR FOREIGN INVESTMENT COOPERATION FOR THE PERIOD OF 2021 - 2030

PRIME MINISTER

Pursuant to Law on Governmental Organization dated June 19, 2015; Law on amendments to Law on Government Organization and Law on Local Governmental Organization dated November 22, 2019;

Pursuant to Resolution No. 50-NQ/TW dated August 20, 2019 of the Politburo guiding development of regulations, policies, quality, and effectiveness of foreign investment cooperation until 2030;

Pursuant to the 10-year Socio-Economic Development Strategy of 2021 - 2030 approved at the 13th National Communist Party Congress;

Pursuant to Resolution No. 58/NQ-CP dated April 27, 2019 of the Government promulgating the Government’s Action program implementing Resolution No. 50-NQ/TW dated August 20, 2019;

At request of Minister of Planning and Investment.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 1. Approving the Strategy for foreign investment cooperation in 2021 - 2030 as follows:

I. PRINCIPLES

1. Thoroughly publicize policies under Resolution No. 50-NQ/TW dated August 20, 2019 of the Politburo guiding development of regulations, policies, quality, and effectiveness of foreign investment cooperation until 2030.

2. Conform to the 5-year socio-economic development plan of 2021-2025, Economy restructuring plan of 2021-2025, and 10-year Strategy for socio-economic development of 2021-2030.

3. Integrate foreign investment attraction with development of independent and autonomous economy on the basis of practical and effective international integration.

4. Concentrate on attracting foreign investment with proper goals; select regions, markets, and partners to promote cooperation in development depending on international and regional scene; reposition investment capital, reduce dependence on risky markets; prioritize connecting to global manufacturing and supply chains; attract green investment, high technology, auxiliary technology, and advanced management, administration methods.

5. Utilize and improve competitive edge, conform to development trend, approach international advance standards and adhere to international commitment, ensure consistency, publicity, openness, and competitiveness.

6. Promote foreign investment cooperation together with socio-economic development, renovate growth model, restructure the economy, and utilize internal resources; closely connect and improve national competitiveness, competitiveness of each sector and enterprise; improve connection between regions and areas.

7. Develop “Cooperation in development” mindset, enhance connection for domestic production of production chains of multinational corporations in order to improve Vietnam’s position in production chains; improve the percentage of import substitution and added value of domestic enterprises, organizations, and individual; highlight responsibilities to society and environmental protection in order to improve foreign investment cooperation effectiveness.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



II. OBJECTIVES

1. General objectives

a) Attract foreign investment projects that utilize advanced technology, new technology, high technology of the fourth Industrial Revolution, modern administration, yield high added value, and connect global production and supply, demand chains;

b) Expand market, utilize capital, technology, and knowledge regarding management and culture of enterprises in areas with foreign investment capital; improve competitiveness of the economy, enterprises, and domestic products; promote industries, agriculture and service sectors in Vietnam, establish and enhance the role of Vietnamese enterprises in international communities;

c) Improve comprehensive effectiveness in attracting and using foreign investment capital, increasing capital contribution percentage of foreign investment in socio-economic development to match benefits and support provided;

d) Build and develop innovation centers, financial centers of regional and international scale to create socio-economic development drive.

2. Specific objectives

a) Complete specific objectives under Resolution No. 50-NQ/TW dated August 20, 2019 of the Politburo;

b) Increase the percentage of investment capital registered by countries and territories in total foreign investment capital of the whole country to more than 70% in 2021-2025 and 75% in 2026-2030, including: (i) Asia: Korea, Japan, Singapore, China, Taiwan (China), Malaysia, Thailand, India, Indonesia, Philippines; (ii) Europe: France, Germany, Italia, Spain, Russian Federation, UK; and (iii) America: United States of America;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) By 2030, Vietnam is listed among the top 3 ASEAN leading countries and top 60 worldwide leading countries in business environment category by World Bank.

III. SOLUTIONS FOR IMPROVING EFFECTIVENESS OF FOREIGN INVESTMENT COOPERATION

1. Effectively implement promulgated solutions

a) Resolution No. 50-NQ/TW dated August 20, 2019 of the Politburo;

b) Resolution No. 23-NQ/TW dated March 22, 2018 of the Politburo;

c) Resolution No. 10-NQ/TW dated June 3, 2017 of the 12th Central Executive Committee;

d) Resolution No. 58/NQ-CP dated April 27, 2019 of the Government;

dd) Decision No. 1851/QD-TTg dated December 27, 2018 of the Prime Minister;

e) Decision No. 67/QD-TTg dated October 2, 2019 of the Prime Minister.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Focus on improving competitiveness index of Vietnam based on assessment criteria of World Bank, World Intellectual Property Organization, and World Economic Forum; focus on low indices in terms of institutions, infrastructure, and commodity market. Subsequently, synchronously implement the following solutions:

a) Regarding institution

- Enhance the active, exhaustive, extensive, and practical participation of ministries, departments, and local governments in order to create fair, coherent, and transparent business investment environment. Ensure stable, consistent, synchronous, and developing investment environment and regulations in order to promptly adapt to new issues and deal with difficulties.

- Improve outlook capacity and transparency in developing legislative documents; develop procedures for monitoring, assessing conformity, impact, and quality of policies, effectiveness of policy implementation.

- Research and develop policies on flexibly adopting business investment procedures for appropriate business lines in order to create competitiveness in attracting and using foreign investment capital.

- Closely monitor the promulgation of business conditions for conditional lines of business. Conduct research to reduce unnecessary, unreasonable lines of business and business conditions in a manner that guarantees adequacy and consistency in business freedom of investors as per the law.

- Develop regulations on prevention of investment disputes; propose solutions for resolving difficulties and disputes of investors, issue early warnings regarding potential disputes between the Government and foreign investors.

- Issue policies to create legal corridors for development and management of new investment methods formats and methods conforming to international practice.

- Closely monitor acquisition activities of foreign investors and foreign-invested enterprises in domestic enterprises, especially major enterprises, enterprises operating in key sectors; closely monitor investment projects that can potentially impact national security or public order.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Review and assess advanced institution solutions that have entered into pilot implementation or application and yielded positive results, implement institutions for application on a nationwide scale; assess preferential treatments that create inequality in terms of institutions among areas in order to narrow and soon eliminate institution inequality and inconsistency.

b) Regarding infrastructure

- Produce planning for infrastructure development following modernization direction with strategic mindset, long-term aim, together with region connection in order to create development drive.

- Develop policies on facilitating types of ownership, including foreign investment, invest in development and trade of infrastructures via multiple forms, prioritizing PPP model and research shared risk mechanism conforming to international practice.

- Promulgate the list of priority projects for investment in infrastructure development in order to develop high quality infrastructure system for traffic, telecommunication, information technology, electricity, water, logistics, etc. in order to reduce transport cost and input costs of enterprises and improve competitiveness of the economy.

c) Regarding the commodity market

- Diversify export market, utilize advantages brought by signed FTA, especially agreements such as the CPTPP, EVFTA, and RCEP.

- Review policies, tariff barrier and non-tariff barrier solutions, ensure integration commitment and benefits of domestic enterprises, and improve cooperative effectiveness with foreign investment sector.

- Form and ensure effective operation of markets serving commodity production, especially markets related to foreign investment such as finance, land, employment, technology, Etc.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Develop science technology and innovation ecosystem

- Promote and improve awareness of governments regarding importance of innovation and business startup. Build and develop National innovation centers, connect to innovation centers of regions, provinces, and enterprises in order to develop innovation and startup ecosystem, assist enterprises in accessing technology innovation and startup.

- Extensively and effectively implement Resolution No. 50/NQ-CP dated April 17, 2020.

- Build and develop science technology and innovation ecosystems with flexible management regulations suitable for digital business environment in order to facilitate innovation and business startup, create platforms for attracting and developing advanced technology.

- Develop policies incentivizing cooperation, technology transfer, and administration on the basis of agreement and volunteer for Vietnamese enterprises. Improve standards and technical regulations on products, environmental protection, resources, and energy efficiency conforming to regional and international standards.

- Develop legal frameworks regarding establishing, protecting, and commercializing intellectual property in order to ensure rights and benefits of organizations, individuals engaging in science technology and startup activities.

4. Innovate and improve competitiveness in attracting foreign investment

- Develop reasonable policies for attracting foreign investment between regions and areas; ensure that the attraction and cooperation of foreign investment adheres to orientation, planning, development requirements, and objectives of improving Vietnam’s position in the global production chain.

- Investment incentive policies should be reviewed and based on output results such as added value, research, development, and transfer of technology for Vietnamese enterprises, assist Vietnamese enterprises in participating in supply chains.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Develop policies for economic zones, industrial parks, hi-tech zones, concentrated information technology zones, agricultural areas applying hi-tech and other similar models by clearly identifying development focus and advanced policies depending on characteristics of each model, ensure connection and consistency with other areas.

5. Develop technology assisting and promoting connection

- Assess current conditions, technology and market trend, develop strategy prioritizing development of specific fields in auxiliary technology from time to time in order to prioritize development and avoid spreading investment too thin.

- Develop policies incentivizing and awarding bonuses to increase connection between foreign investment and domestic investment, sectors prioritized for investment attraction; improve technology absorption capacity and move towards mastering technology; develop industrial clusters, value chains, improve domestic added value, competitiveness of products, and national standing in global supply chains.

- Develop legal environment for transferring technology on the basis of developing system of legal documents synchronously in implementation of policies assisting enterprises in investing in technology innovation; promote the formation and development of intermediary organizations, facilitate the development of science and technology market, encourage enterprises to transfer, apply, and innovate technology, promote commercialization of technology research and development results; form joint venture and connection between foreign investment enterprises and domestic research institutes and universities.

6. Utilize internal capacity and competitiveness in order to improve foreign investment effectiveness

a) Promote implementation of policies incentivizing labor productivity, and total factor productivity (TFP) in order to develop internal capacity and competitiveness of the economy, to be specific:

- Research and establish National Committee for productivity and develop Strategy for increasing national productivity until 2030 and vision to 2045.

- Promote research, application of science, technology, and startup. Emphasize the role and importance of startup as the groundbreaking stage of the strategy for improving national competitiveness.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Enhance international cooperation in training experts, improving capacity in order to assist enterprises in fulfilling digital transformation requirements.

b) Promote development of manufacturing business: identify sectors and products that give the competitive edge in order to develop appropriate policies; focus on improving labor productivity, competitiveness, technology level, and startup.

c) Research and build financial centers of regional scale

- Research international financial center models in the region in order to apply with flexibility and connect, promote economy development and ensure national security.

- Research and develop competitive, advanced institutions, regulations, and policies for financial centers by focusing on: (i) proper investment and business environment; (ii) attraction and development of high quality finance human resources; (iii) development of infrastructure and logistic system of international level; (iv) development of national financial regions in a transparent, healthy, and proper manner; (v) development of brand and reputation of international level.

d) Improve capacity of domestic enterprises

- Develop domestic enterprises into proper strength and capacity for international integration; assist startup businesses, small and medium enterprises in establishing joint venture, connecting with foreign investment, focus on hi-tech, new technology, advanced technology, key technology of the fourth industrial revolution, modern services, manufacturing technology, information technology, and financial services.

- Promote and assist domestic enterprises in establishing joint venture and connections via capital contribution, share purchase, contributed capital purchase of foreign-invested enterprises in sectors that utilize hi-tech, new technology, advanced technology and move towards owning and mastering technology.

- Direct and assist domestic enterprises in assessing, selecting, and accessing technology transferred from foreign-invested enterprises, ensure consistency, compatibility, and conformity to national technology development goals from time to time.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) Improve human resource quality

- Develop employment institutions conforming to international practice and guarantee implementation of commitments under new-generation FTAs. Improve human resource quality in order to attract high quality foreign investment.

- Enhance training of specialty, skills, discipline, culture, and awareness for workforce, especially sectors prioritized for attracting foreign investment; conform to international standards and requirements for attracting and using foreign investment. Research and develop policies on cooperating with major corporations and investors in Vietnam and other countries in providing training “via order placement”.

- Encourage online training; recognize value of certificate of online training completion in order to develop the labor market.

- Encourage foreign-invested enterprises to train, improve skills, and level of Vietnamese employees so that Vietnamese employees can handle important positions in foreign-invested enterprises.

- Encourage hiring Vietnamese workers who have worked and/or resided overseas, especially in developed countries. Continue to expand the network of connection and research for promulgation of policies incentivizing enterprises to utilize overseas Vietnamese.

- Encourage global vocation education and training organizations to invest in Vietnam; promote classification of university education, college education, and vocational education and training; renovate functions, tasks, and organization of education and vocational administration system to satisfy development requirements of the labor market; promote the model “trường học trong doanh nghiệp” (education institution in enterprise).

- Invest and develop modern information system for labor market assisting enterprises in attracting, training, and employing workers.

7. Improve effectiveness of international economic integration and Vietnam’s standing in international field

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Implement solutions for accompanying and assisting enterprises in integration and implementation of international economy integration commitment, promptly receive feedback of enterprises regarding policies and difficulties in integration with international economy and negotiation, implementation of FTAs.

- Protect benefits of Vietnam’s Government, enterprises and consumers in economic, commercial, and international investment disputes.

- Develop and implement safeguards in order to protect legal rights and benefits of domestic enterprises; research and utilize advantages of international regulations on intellectual property, including geographical indication, name of origin, label, author's rights, related rights, etc. in order to protect intellectual property of Vietnamese individuals and organizations overseas.

8. Modernize and diversify investment promotion operation

- Renovate, develop, and improve effectiveness of investment promotion operation. Enhance cooperation and connection between central governments, local governments, provinces, state authorities, industrial associations in investment promotion operation.

- Renovate investment promotion operation. Upon implementing investment promotion, integrate new investment cooperation criteria; continue to maintain traditional market and partners while expanding new markets and partners.

- Access and mobilize via different channels such as: influential individuals, investors, industrial associations, international organizations, top consulting companies, private investment funds to attract large corporations to bring quality projects to Vietnam.

- Invest in order to diversify and modernize investment promotion activities and methods.

- Negotiate, renovate, and expand methods of receiving feedback of investors; promptly and exhaustively resolve difficulties relating to projects in implementation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Develop national, central, and local brand identities and images conforming to development planning and investment promotion strategies.

- Cooperate with major corporations in investing in developing investment “Ambassador” for Vietnam in order to take advantage of influence and popularity of reputable investors.

- Develop assessment criteria for investment promotion activities in central and local levels.

9. Improve state management effectiveness of foreign investment

- Promote examination, inspection, and supervision of issuance, revision, and revocation of foreign investment projects, promulgate regulations incentivizing investment, etc., promptly discover violations, signs of violations; review inconsistent implementation of policies among local governments.

- Foreign investment management of local governments must ensure socio-economic-environmental effectiveness, conform to planning, adhere to criteria for selecting, sorting projects, etc.; procedures for issuance, revision, revocation, and termination of foreign investment projects as per the law. Finalize investment procedures that are coherent but under control via legal instruments.

- Improve state management authorities regarding foreign investment in a concise, effective, form contact points in ministries, local governments, satisfy management requirements of local governments, disciplines, regions, and nation. Improve awareness and consistency among government levels, especially heads of these levels.

- Promote decentralization, authorization, assignment, and cooperation between ministries and local governments while enhancing inspection and supervision. Simplify and unify periodic reports of enterprises submitted to competent authorities.

- Thoroughly deal with projects causing environmental pollution, using land ineffectively, facing deficits for multiple years, failing to execute projects as per commitment. Prematurely and effectively prevent, resolve disputes relating to foreign investment.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 2. Organizing implementation

1. Ministry of Planning and Investment:

a) Take charge and cooperate with relevant entities in developing Decision of the Prime Minister on action plan for implementing the Strategy for foreign investment cooperation of 2021-2030;

b) Consolidate the implementation of the Strategy, submit annual report to the Prime Minister; organize preliminary conclusion of implementation of the Strategy until 2025 and identify tasks, solutions for subsequent stages.

2. Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies, the People’s Committees of provinces and central-affiliated cities:

a) Continue to implement: (i) Resolution No. 58/NQ-CP dated April 27, 2020 of the Government; (ii) Resolution No. 23-NQ/TW dated March 22, 2018 of the Politburo; (iii) Decision No. 67/QD-TTg dated October 2, 2019 of the Prime Minister; and adhere to applicable laws;

b) Integrate principles and objectives of the Strategy in planning, plans, and strategies for socio-economic development of ministries, departments, and local governments;

c) Implement preliminary and final conclusion of implementation of the Strategy within their fields in accordance with instructions of Ministry of Investment and Planning; submit reports to the Ministry of Investment and Planning on an annual basis for reporting to the Prime Minister.

Article 3. This Decision comes into effect from the day of signing.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

PP. PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Pham Binh Minh

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 667/QĐ-TTg ngày 02/06/2022 phê duyệt Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


8.104

DMCA.com Protection Status
IP: 3.21.104.109
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!