Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 2382/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Phú Yên Người ký: Đào Tấn Lộc
Ngày ban hành: 21/10/2005 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2382/QĐ-UBND

Tuy Hòa, ngày 21 tháng 10 năm 2005

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI CÁC ĐIỂM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND đã được Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;

- Căn cứ các Nghị định: số 52/1999/NÐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999, số 12/2000/NÐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2000, số 07/2003/NÐ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ “V/v ban hành Quy chế Quản lý Ðầu tư và Xây dựng”; Nghị định số: 16/2005/NÐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ “Về quản lý dự án đầu tư và xây dựng công trình”;

- Căn cứ Quyết định số: 2160/QĐ-UB ngày 07 tháng 8 năm 2002 của UBND tỉnh Phú Yên “V/v Phê duyệt Đề cương và dự toán kinh phí Quy hoạch chi tiết các điểm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Yên giai đoạn 2002-2010 và định hướng đến năm 2020”;

- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công nghiệp (tại Tờ trình số: 52/TTr-SCN ngày 19/9/2005) kèm theo Báo cáo thẩm định Quy hoạch chi tiết các điểm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Yên đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 của Sở Kế hoạch và Đầu tư (tại Văn bản số: 207/BC-KHĐT-TH ngày 23/02/2005 sau khi đã lấy ý kiến của các huyện, thành phố và các ngành có liên quan),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các điểm công nghiệp, với các nội dung chính như sau:

1. TÊN DỰ ÁN: Quy hoạch mạng lưới các điểm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Yên đến năm 2010 và định hướng đến 2020.

2. PHẠM VI DỰ ÁN: Quy hoạch định hướng phát triển các cụm điểm công nghiệp-TTCN trên địa bàn tỉnh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

3. NỘI DUNG QUY HOẠCH:

3.1. Mục tiêu quy hoạch:

- Làm cơ sở cho việc lập kế hoạch sử dụng đất phục vụ cho phát triển công nghiệp-TTCN, đáp ứng việc thực hiện chiến lược phát triển công nghiệp ở địa bàn nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn.

- Tạo nên cơ sở hạ tầng mới đáp ứng nhu cầu sản xuất, tập hợp các cơ sở sản xuất về một khu vực để thuận lợi trong quá trình cung cấp dịch vụ sản xuất và giải quyết các vấn đề về môi trường.

- Tạo sự phát triển hài hoà, phù hợp tiềm năng thế mạnh của từng vùng; làm cơ sở cho việc lựa chọn ưu tiên thực hiện đầu tư và phục vụ sự chỉ đạo điều hành của Tỉnh.

- Phấn đấu đến năm 2010 mỗi huyện, thành phố đều hình thành được 01 đến 02 cụm, điểm công nghiệp có quy mô từ 03 ha ¸ 05 ha/cụm, điểm. Đến năm 2020, hoàn thành mạng lưới cụm, điểm công nghiệp trên địa bàn Tỉnh theo quy hoạch được duyệt.

3.2. Nguyên tắc quy hoạch:

- Bảo đảm mối quan hệ hợp lý giữa các khu, cụm, điểm công nghiệp và các khu chức năng khác trong cơ cấu quy hoạch chung thống nhất của Tỉnh.

- Vị trí của điểm công nghiệp được lựa chọn phải dựa trên cơ sở dự báo các nguồn lực phát triển của từng địa bàn hoặc toàn vùng như: Nguồn nhân lực, nguồn nguyên nhiên vật liệu, điều kiện cơ sở hạ tầng, các dự án phát triển kinh tế-xã hội có liên quan để xem xét, lựa chọn nhằm khi thực hiện không làm tăng các chi phí thông thường như bồi thường-GPMB, di dời vật kiến trúc... mà phải tận dụng đất đai hợp lý, sử dụng tiết kiệm quỹ đất hiện có và phải dự kiến quỹ đất dự trữ để đầu tư mở rộng trong tương lai.

- Xa khu dân cư vừa phải, thuận lợi trong việc đi lại, dễ thu hút lực lượng lao động, gần hoặc thuận tiện cho việc cung ứng nguyên liệu sản xuất. Khi điểm công nghiệp hình thành và phát huy tác dụng không gây xáo trộn lớn về các mặt: Đất đai, phân bố dân cư, môi trường và hệ sinh thái của khu vực.

3.3. Nội dung quy hoạch phát triển mạng lưới các điểm công nghiệp:

Trên cơ sở tiềm năng, thế mạnh của các địa phương và dự báo khả năng phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa; kết hợp với kết quả điều tra, khảo sát thực tế, quy hoạch đã xác định cụ thể được vị trí, địa điểm và qui mô diện tích của từng điểm công nghiệp. Dự kiến đến năm 2020 toàn tỉnh có 24 điểm công nghiệp với tổng diện tích là 154 ha và được phân bố trên cả 8 huyện, thành phố, cụ thể như sau:

Qui mô và thời gian thực hiện quy hoạch từng điểm công nghiệp theo địa bàn huyện, thành phố trên toàn Tỉnh

TT

Điểm công nghiệp phân theo huyện, thành phố

Diện tích

(ha)

Qui mô đầu tư theo giai đoạn (ha)

Đến năm 2010

Đến năm 2020

I

Huyện Tây Hòa

17

8,5

8,5

01

Hòa Mỹ Đông

5

5

 

02

Hòa Bình I

7

3,5

3,5

03

Tây huyện Tây Hòa

5

 

5

II

Huyện Đông Hòa

14

7

7

01

Bàn Nham

7

7

 

02

Nam Bình

7

 

7

III

Huyện Sông Hinh

35

10

28,5

01

Thị trấn Hai Riêng

20

7,5

13,5

02

Đức Bình Đông

5

 

5

03

Eabar

10

 

10

IV

Huyện Sơn Hòa

13

8

5

01

Ba Bản

8

8

 

02

Kiến Thiết

5

 

5

V

Huyện Đồng Xuân

14

7

7

01

Thị trấn La Hai

5

5

 

02

Xuân Phước

4

2

2

03

Xuân Quang II

5

 

5

VI

Huyện Sông Cầu

13

5

8

01

Thị trấn Sông Cầu

5

5

 

02

Xuân Lộc

8

 

8

VII

Huyện Tuy An

20

15,5

4,5

01

Tam Giang

10

8

2

02

Hòa Đa

5

2,5

2,5

03

Sửa chữa tàu thuyền

5

5

 

VIII

Huyện Phú Hòa

25

12,5

12,5

01

Hòa An

5

5

 

02

Hòa Thắng

5

5

 

03

Hòa Quang

5

 

5

04

Hòa Trị

5

 

5

05

Thị trấn

5

2,5

2,5

IX

Thành phố Tuy Hòa

8

8

 

01

Thành phố Tuy Hòa

8

8

 

 

Cộng toàn Tỉnh

154

81,5

72,5

Bên cạnh việc hình thành các điểm công nghiệp đã được quy hoạch xác định, tùy theo từng điều kiện riêng từng vùng và nhu cầu phát triển sản xuất sẽ hình thành thêm một số cụm, điểm công nghiệp khác như: Cụm công nghiệp gắn với nhà máy chế biến hoa quả xuất khẩu; điểm chế biến quặng, khoáng sản,…

3.4. Danh mục các điểm công nghiệp ưu tiên đầu tư:

- Điểm công nghiệp thành phố Tuy Hoà.

- Điểm công nghiệp Hoà An, huyện Phú Hoà.

- Điểm công nghiệp Tam Giang, huyện Tuy An.

- Điểm công nghiệp Ba Bản, huyện Sơn Hoà.

- Điểm công nghiệp thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh.

- Điểm công nghiệp Hoà Mỹ Đông, huyện Tây Hoà.

- Điểm công nghiệp thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân.

- Điểm công nghiệp thị trấn Sông Cầu, huyện Sông Cầu.

- Điểm công nghiệp sửa chữa, đóng mới tàu thuyền, huyện Tuy An.

3.5. Tổng vốn đầu tư:

Tổng nhu cầu vốn đầu tư xây dựng hạ tầng bên trong các điểm công nghiệp ước khoảng : 153.119 triệu đồng.

Trong đó :

- Giai đoạn từ nay đến năm 2010 là : 82.961 triệu đồng.

- Giai đoạn 2010 đến 2020 là : 70.158 triệu đồng.

4. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH:

4.1. Giải pháp về vốn:

Căn cứ vào tình hình thực tế của Tỉnh trong từng thời kỳ, cho phép áp dụng các giải pháp huy động vốn sau đây:

- Vốn Ngân sách để chuẩn bị đầu tư và vốn đầu tư một số công trình thiết yếu khi chưa huy động được các nguồn vốn khác.

- Vốn vay Nhà nước với lãi suất ưu đãi cho xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

- Vốn do các doanh nghiệp góp vốn liên doanh ứng vốn thi công xây lắp kết cấu hạ tầng sẽ được Ngân sách thanh toán lại.

- Vốn do các đối tác đầu tư thuê đất ứng trước.

- Vốn do nhà đầu tư ứng trước để đầu tư hạ tầng, Nhà nước giao lại một quỹ đất nhất định cho nhà đầu tư để kinh doanh (theo hình thức BT).

- Các nguồn vốn khác: Chủ đầu tư tự ứng vốn xây lắp và địa phương hỗ trợ bằng hình thức ghi nợ thanh toán chậm.

4.2. Giải pháp về cơ chế chính sách:

Thực hiện theo Quyết định số: 1228/2003/QĐ-UB ngày 26/5/2003 của UBND tỉnh Phú Yên về Quy định cơ chế hoạt động và biện pháp khuyến khích đầu tư tại các cụm - điểm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

4.3. Giải pháp giảm thiểu tác động của chất thải đến môi trường:

Để chất thải khi thải ra bên ngoài đạt tiêu chuẩn thì các điểm công nghiệp phải có 02 cấp xử lý chất thải.

a) Xử lý cục bộ tại các cơ sở sản xuất, xí nghiệp:

- Việc xử lý cục bộ tại các cơ sở sản xuất, xí nghiệp có nhiệm vụ làm sạch không khí trong nhà máy như giảm khí độc, hút bụi và xử lý chất thải khí trước khi thải ra môi trường khí.

- Nước thải công nghiệp của từng cơ sở sản xuất phải được xử lý cục bộ như: Khử các chất độc hại đặc trưng hoặc các chất thải đặc trưng, các loại dầu mỡ, các chất khoáng (muối khoáng, kim loại nặng...) và các chất hữu cơ trước khi thải vào mạng nước thải chung của điểm công nghiệp.

- Thu gom phân loại chất thải rắn công nghiệp để đưa đến điểm quy định.

b) Xử lý chất thải của toàn điểm công nghiệp:

Đây là khu vực xử lý chất thải lỏng của điểm công nghiệp trước khi đưa ra bên ngoài và cũng là nơi tập trung rác thải công nghiệp trước khi đưa đến nơi quy định để xử lý. Đối với chất thải lỏng sau khi được các cơ sở xử lý cục bộ được đưa về khu vực này để tiếp tục xử lý đạt chất lượng xử lý cấp A hoặc B theo tiêu chuẩn môi trường cho phép và thải ra ngoài.

c) Một số biện pháp khác nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường:

-Phân loại mức độ ảnh hưởng đến môi trường của các cơ sở sản xuất để cho phép đầu tư vào các điểm công nghiệp có điều kiện phù hợp với mức độ ảnh hưởng đến môi trường của cơ sở đó.

- Phân khu chức năng sản xuất trong điểm công nghiệp theo sự phân cấp vệ sinh của các doanh nghiệp trong điểm công nghiệp.

- Quy hoạch và trồng các vành đai cây xanh trong và ngoài điểm công nghiệp.

- Nghiên cứu hướng gió chủ đạo để bố trí các nguồn phát sinh bụi bẩn, độc hại sao cho mức độ ảnh hưởng của chúng đến các công trình khác và đến các điểm dân cư là ít nhất.

- Trường hợp điểm công nghiệp không có điều kiện để bố trí khu tập kết, xử lý chất thải chung ở bên trong điểm công nghiệp thì có thể nghiên cứu đưa khu tập kết, xử lý chất thải chung ra bên ngoài điểm công nghiệp nhằm đảm bảo môi trường và cảnh quan cho điểm công nghiệp.

4.4. Giải pháp về quy hoạch tổng thể mặt bằng:

Mục tiêu của điểm công nghiệp là cung cấp mặt bằng cho các cơ sở sản xuất nhỏ và vừa nên có yêu cầu về sử dụng mặt bằng không lớn; mặt khác, diện tích đất cho các điểm công nghiệp chủ yếu từ 03 ha ¸ 05 ha/điểm. Do vậy dự kiến quy hoạch tổng thể mặt bằng cho từng điểm công nghiệp như sau:

- Diện tích lô đất dự kiến cho thuê từ: 800m2 ¸1.000m2 tuỳ theo nhu cầu sử dụng đất của các doanh nghiệp. Khi nhà đầu tư có nhu cầu thuê với diện tích đất lớn hơn sẽ ghép các lô đất liền kề lại với nhau để đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư.

- Hệ thống giao thông: Bố trí đảm bảo sự giao thông thông suốt và thuận lợi. Tùy theo qui mô đầu tư và địa hình cụ thể của từng điểm công nghiệp, hệ thống giao thông có thể được bố trí có đường bao theo chu vi điểm công nghiệp hay không có. Kết cấu mặt đường trục chính thảm bê tông nhựa nóng và trục phụ là nhựa thâm nhập hoặc cấp phối đá dăm; toàn bộ vỉa hè lát tấm đan bê tông xi măng.

- Hệ thống cấp, thoát nước: Bố trí hệ thống cấp, thoát nước dọc theo các tuyến giao thông, đảm bảo cấp, thoát nước thuận lợi trong toàn cụm, điểm công nghiệp.

-Hệ thống điện: Gồm 2 hệ thống 15/22 kV và 0,4 kV đi chung bố trí dọc các trục giao thông. Tùy theo hệ thống điện có sẵn các trạm biến áp có thể gồm các cấp 15/22/0,4kV hoặc 22/0,4kV và lắp đặt công suất TBA phù hợp với nhu cầu sử dụng của các cơ sở sản xuất trong điểm công nghiệp.

- Hệ thống xử lý nước thải: Dự kiến mỗi cụm, điểm công nghiệp cần xây dựng 01 hệ thống xử lý nước thải công suất khoảng 200m3/ngày đêm và bố trí ở vị trí thuận lợi không ảnh hưởng đến môi trường.

- Nhà điều hành chung: Khi định hình mỗi huyện, thành phố cần có 1 nhà làm việc, nhà quản lý, bảo vệ cho Ban quản lý cụm-điểm công nghiệp.

Điều 2: Tổ chức thực hiện:

- Cấp huyện, thành phố (cấp huyện): Thành lập Ban quản lý cụm - điểm công nghiệp cấp huyện nhằm chịu trách nhiệm trực tiếp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao tại các cụm, điểm công nghiệp trên địa bàn. Ban quản lý là đơn vị sự nghiệp và là cơ quan đầu mối duy nhất để giải quyết những vấn đề liên quan đến nhà đầu tư. Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định thành lập Ban quản lý cụm - điểm công nghiệp trên địa bàn.

- Giao Sở Công nghiệp là cơ quan đầu mối tham mưu cho UBND Tỉnh và giúp UBND cấp huyện triển khai thực hiện tốt quy hoạch.

- Các sở, ngành liên quan: Theo chức năng phối hợp thực hiện.

Điều 3: Các ông: Chánh văn phòng UBND Tỉnh; Giám đốc các sở, ban ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành./.

 

 

TM. UBND TỈNH PHÚ YÊN
CHỦ TỊCH




Đào Tấn Lộc

 

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2382/QĐ-UBND ngày 21/10/2005 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các điểm công nghiệp tỉnh Phú Yên đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.996

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.121.160
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!