Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 19/2007/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình Người ký: Phan Lâm Phương
Ngày ban hành: 23/08/2007 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 19/2007/QĐ-UBND

Đồng Hới, ngày 23 tháng 08 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ KINH DOANH TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2006-2010

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 29/11/2005;

Căn cứ Quyết định số 109/2007/QĐ-TTg ngày 17/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế xây dựng và thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư Quốc gia;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số: 677/KHĐT-XTĐT ngày 26/7/2007,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt và ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2006-2010.

Điều 2. Giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các sở, ban ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Chương trình. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, Ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Thường vụ Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Lưu VT, KTTH, CVNN.

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Phan Lâm Phương

 

CHƯƠNG TRÌNH

CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ, KINH DOANH TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2006-2010.
(Ban hành kèm theo Quyết định số19/2007/QĐ-UBND ngày 23 tháng 08 năm 2007 của UBND tỉnh Quảng Bình)

Môi trường đầu tư, kinh doanh (MTĐTKD) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương. MTĐTKD hấp dẫn sẽ thu hút làn sóng đầu tư từ bên ngoài, khai thác tối đa các nguồn lực của tỉnh, thúc đẩy sự phát triển các doanh nghiệp trên địa bàn, nâng cao trình độ công nghệ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

MTĐTKD được hiểu là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, pháp luật, điều kiện kinh doanh, điều kiện sống và cơ bản là các điều kiện hạ tầng cơ sở thiết yếu (bao gồm: vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, khí hậu thời tiết, hạ tầng kỹ thuật, nguồn nhân lực, an ninh, giá cả, khả năng tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục, thông tin, chính sách đầu tư, chính sách phát triển doanh nghiệp, thủ tục đầu tư, hiệu lực của nền hành chính công, sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước đến thực hiện thủ tục đầu tư, kinh doanh, tinh thần phục vụ, thái độ của công chức, viên chức trong thực hiện các công vụ...) mà nhà đầu tư trong và ngoài nước cần và tìm hiểu để quyết định có hay không đầu tư, kinh doanh vào địa phương.

Trong bối cảnh nước ta chính thức là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), cùng với một số hạn chế của tỉnh như: xa các trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội của cả nước, nguồn lực cho đầu tư phát triển còn khó khăn, cơ sở hạ tầng còn kém... thì việc cải thiện MTĐTKD được đặt ra cấp thiết và quyết liệt hơn bao giờ hết. Triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XIV, UBND tỉnh xây dựng Chương trình hành động Cải thiện MTĐTKD trên địa bàn như sau:

PHẦN THỨ NHẤT

ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ, KINH DOANH THỜI KỲ 2001-2006

I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Thời gian qua, UBND tỉnh đã tập trung thực hiện một số nội dung liên quan đến cải thiện MTĐTKD. Vì vậy, đã tạo điều kiện thu hút nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội. Thời kỳ 2001- 2006 kinh tế phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 2001-2005 đạt 8,8%; năm 2006 đạt 11,3%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cơ bản đã được xây dựng, phát triển; lĩnh vực văn hoá, xã hội có nhiều đổi mới, đời sống nhân dân được cải thiện... Cụ thể trên một số lĩnh vực sau:

1. Về công tác xúc tiến đầu tư

Đã tổ chức các cuộc hội thảo xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước. Công tác thông tin tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, tiềm năng và thế mạnh của Quảng Bình đã được chú trọng trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tạo nên những tác động tích cực trong nhận thức, thúc đẩy việc cải thiện MTĐTKD. Vì vậy, các dự án đầu tư vào Quảng Bình ngày càng tăng về số lượng và đa dạng hơn về lĩnh vực đầu tư. Từ số lượng rất ít, cho đến nay rất nhiều nhà đầu tư với gần 40 dự án đã và đang được đầu tư vào Quảng Bình trên nhiều lĩnh vực: khai thác khoáng sản (đá vôi, vàng, cát...), dịch vụ du lịch (khách sạn, các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, sân golf...), phát triển năng lượng (nhiệt điện, thuỷ điện...), xây dựng đô thị, công nghiệp đóng tàu, cảng biển, công nghiệp thực phẩm, chế biến nông-lâm-hải sản, sản xuất hàng dân dụng... Trong 5 năm (2001- 2006), toàn tỉnh đã thu hút 34 dự án. Trong đó 3 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký là 28,3 triệu USD; 31 dự án trong nước, trong đó 22 dự án đã đầu tư với tổng vốn đầu tư là 5.140 tỷ VNĐ; 9 dự án đang và sẽ đầu tư, tổng vốn đầu tư khoảng 1.600 tỷ VNĐ.

Nhìn chung các dự án đã thực hiện đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đóng góp cho ngân sách và tạo việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương; góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

2. Về cải cách thủ tục hành chính

Công tác cải cách hành chính đã được quan tâm chỉ đạo ở các cấp, các ngành như thực hiện cơ chế "một cửa" trên các lĩnh vực giới thiệu địa điểm, giao đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đánh giá tác động môi trường, cấp Chứng chỉ quy hoạch, Giấy phép xây dựng, thẩm định dự án đầu tư và đăng ký kinh doanh... Tỉnh đã cố gắng tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong hoạt động cũng như trong công tác chuẩn bị đầu tư, công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), thẩm định và phê duyệt dự án.

Đã thành lập Trung tâm Tư vấn, Xúc tiến đầu tư nhằm tập trung hoạt động đầu tư về một đầu mối, giảm phiền hà và thời gian đi lại cũng như xử lý nhanh yêu cầu cho nhà đầu tư, doanh nghiệp.

UBND tỉnh ban hành Quyết định về phân cấp quản lý đầu tư xây dựng, phân cấp về quản lý quy hoạch xây dựng, cấp Giấy phép xây dựng, phân cấp trong việc quản lý cán bộ và việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức, viên chức.

3. Về chính sách ưu đãi đầu tư

Trên cơ sở các chính sách của Trung ương, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 36/2003/QĐ-UB ngày 25/8/2003 về việc quy định khuyến khích và ưu đãi đầu tư áp dụng trên địa bàn tỉnh, ngoài việc thực hiện ưu đãi theo quy định chung của Chính phủ với những ưu đãi được áp dụng với mức cao nhất. Năm 2004 tỉnh đã ban hành Quyết định số 44/2004/QĐ-UB ngày 30/8/2004 (thay thế Quyết định số 36/2003/QĐ-UB ngày 25/8/2003) quy định khuyến khích và ưu đãi đầu tư nhằm hỗ trợ cho các nhà đầu tư khi đến đầu tư tại tỉnh. Cùng với các chính sách về khuyến khích phát triển sản xuất công nghiệp, TTCN và ngành nghề nông thôn, phát triển thuỷ sản, chăn nuôi, phát triển du lịch... đã góp phần tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, ngoài nước vào đầu tư tại tỉnh. Đến nay, đã cấp ưu đãi đầu tư cho 13 doanh nghiệp với số vốn cấp gần 10 tỷ đồng, việc thực hiện hỗ trợ cho các nhà đầu tư được công khai, minh bạch, thuận lợi.

4. Công tác xây dựng, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch

Tỉnh đã tập trung đẩy mạnh công tác bổ sung, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội toàn tỉnh, quy hoạch tổng thể các huyện, quy hoạch ngành đến năm 2010, quy hoạch vùng, quy hoạch sử dụng đất, xây dựng quy hoạch chung của thành phố Đồng Hới và các thị trấn huyện lỵ. Đã phê duyệt quy hoạch khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới và khu công nghiệp Hòn La, quy hoạch các khu công nghiệp, quy hoạch các cụm điểm TTCN đến năm 2010, khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo, khu du lịch Bảo Ninh, Vũng Chùa - Đảo Yến. Đang kêu gọi các nhà đầu tư để xây dựng quy hoạch tổng thể Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

5. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội

Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội đặc biệt được chú trọng đầu tư, xây dựng và ngày càng được hoàn thiện. Mạng lưới điện, giao thông đã đến được hầu hết các xã trong tỉnh. Các tuyến đường giao thông quan trọng đã được đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới. Các công trình hạ tầng trọng điểm như sân bay Đồng Hới, cảng nước sâu Hòn La sắp hoàn thành đưa vào sử dụng. Hệ thống cấp nước tại Đồng Hới và một số huyện lỵ đã được đầu tư, nâng cấp. Bưu chính viễn thông phát triển mạnh, chất lượng thông tin liên lạc ngày càng đảm bảo, sóng điện thoại di động đã phủ hầu hết các vùng trọng điểm trên địa bàn các huyện, nhất là các khu du lịch trọng điểm. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật các KCN Tây Bắc Đồng Hới, Hòn La, các khu du lịch, khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo từng bước được hoàn chỉnh, kết cấu hạ tầng xã hội được cải thiện, bước đầu đã chiếm được lòng tin của nhà đầu tư.

6. Về phát triển nguồn nhân lực

Tỉnh đã chú trọng công tác đào tạo và bồi dưỡng cho đội ngũ công chức, viên chức nhằm chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, nâng cao trình độ, năng lực cán bộ trên các lĩnh vực chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ và tin học, ngày càng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong xu hướng hội nhập và đổi mới. Nguồn lao động dồi dào, khoảng 450.000 người, chiếm gần 54% dân số. Cơ cấu lao động đang có xu thế chuyển đổi theo hướng tích cực, tăng ở khu vực sản xuất công nghiệp - xây dựng, dịch vụ; lao động ngành nông - lâm - ngư nghiệp giảm. Lực lượng lao động đã qua đào tạo khoảng 35.000 người, trình độ cán bộ đã được đào tạo sau đại học khoảng 200 người, trong đó tiến sĩ 20 người.

Mạng lưới dạy nghề cũng được phát triển. Hiện tỉnh có 3 Trường đào tạo dạy nghề và 02 Trung tâm dạy nghề của hai huyện Lệ Thuỷ và Quảng Trạch cùng với các Trung tâm dạy nghề của các tổ chức đã phát huy tốt và đáp ứng nguồn công nhân lành nghề và công nhân kỹ thuật cho địa phương. Trung học chuyên nghiệp có Trường Trung học Kinh tế và Trường Trung cấp Y tế, đáp ứng lực lượng lao động cho địa phương cũng như nhu cầu của các doanh nghiệp. Cuối năm 2006, đã thành lập Trường Đại học Quảng Bình, đây là điều kiện để phát triển đội ngũ lao động có trình độ cao, đáp ứng với nền kinh tế hội nhập.

7. Về giới thiệu địa điểm đầu tư

Năm 2006 Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương đã thực hiện việc tiếp nhận, thẩm định hồ sơ giới thiệu địa điểm, giao đất, cho thuê đất cho 236 tổ chức sử dụng đất. Trong đó, đã có quyết định giới thiệu địa điểm xây dựng 90 đơn vị với diện tích là 86 1 ha; quyết định cho thuê đất 59 dự án với diện tích khoảng 147 ha. Đã tham mưu cho UBND tỉnh ra quyết định thu hết đất, giao đất, cho thuê đất 8 đơn vị, với tổng diện tích 3,08 ha; Tham gia Hội đồng thẩm định một số công trình dự án trước khi trình UBND tỉnh phê duyệt...

8. Việc thực hiện giải phóng mặt bằng

Công tác GPMB, xây dựng các khu tái định cư trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả nhất định, một số công trình đã GPMB nhanh, thi công đúng tiến độ, các quy định của nhà nước đã được tỉnh vận dụng phù hợp, đảm bảo đúng pháp luật.

II. MỘT SỐ TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN

1. Một số tồn tại và hạn chế

So với yêu cầu đổi mới thì môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh ta vẫn còn rất nhiều tồn tại và hạn chế.

Công tác cải cách hành chính chưa triệt để và hoàn thiện. Còn chậm trễ trong thực hiện các thủ tục đầu tư, một số cấp, ngành còn nhũng nhiễu, nguyên tắc cứng nhắc, máy móc, thiếu thông thoáng tạo nên những khó khăn không nhỏ cho các nhà đầu tư.

Các nhà đầu tư đến với Quảng Bình còn quá ít, số lượng đầu tư thực tế thấp. Một số nhà đầu tư đến với mục đích thăm dò, chưa có tâm huyết để thực hiện đầu tư. Có những dự án kéo dài, tiến độ đầu tư chậm tạo nên không khí đầu tư trầm lặng, một số nơi còn làm mất cả lòng tin trong nhân dân.

Nhìn chung hoạt động đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Bình chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh, chưa có dự án trọng điểm, môi trường đầu tư, kinh doanh chưa sôi động. Cơ chế, chính sách thu hút đầu tư chưa thông thoáng và hấp dẫn để phát huy các thành phần trong nước và đầu tư nước ngoài.

2. Nguyên nhân

Một là, Quảng Bình là tỉnh nằm cách xa các trung tâm kinh tế sôi động và phát triển của cả nước, xuất phát điểm của nền kinh tế thấp. Kết cấu hạ tầng tuy đã được quan tâm đầu tư nhưng tiến độ vẫn còn chậm và thiếu đồng bộ, nhất là cơ sở hạ tầng kinh tế chính, quan trọng như sân bay, cảng biển và một số các điều kiện thiết yếu khác nhằm hấp dẫn các nhà đầu tư.

Hai là, các thủ tục đầu tư tiến hành chậm trễ do thiếu sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, sở, các địa phương và đặc biệt là thiếu sự tham gia của nhân dân tại các vùng thực hiện dự án.

Ba là, công tác xây dựng quy hoạch còn chậm, chất lượng còn thấp nên phải điều chỉnh nhiều lần làm chậm tiến độ triển khai các dự án; một số khu vực trọng điểm như Phong Nha - Kẻ Bàng đến nay vẫn chưa có quy hoạch nên nhiều dự án đã đăng ký đầu tư chưa được triển khai.

Bốn là, việc nắm bắt thông tin của các nhà đầu tư yếu, thiếu thông tin về đầu tư, chưa nhanh nhạy trong việc tiếp cận với các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước. Các doanh nghiệp ở tỉnh còn thiếu hiểu biết về luật pháp và thông lệ quốc tế, chưa chú trọng nâng cao năng lực cạnh tranh, chậm đổi mới công nghệ và mức độ làm chủ công nghệ thấp.

Năm là, công tác GPMB còn nhiều tồn tại gây chậm trễ, ách tắc làm hưởng lớn đến tiến độ thực hiện dự án, nhất là các dự án trọng điểm. Việc xây dựng các khu tái định cư triển khai chậm, thiếu đồng bộ, không đảm bảo đúng tiến độ đề ra.

Sáu là, công tác xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá hình ảnh và môi trường đầu tư của tỉnh ở trong và ngoài nước chưa tích cực.

PHẦN THỨ HAI

MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ KINH DOANH ĐẾN NĂM 2010

I. MỘT SỐ THUẬN LỢI, CƠ HỘI VÀ KHÓ KHĂN, THÁCH THỨC TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ

1. Thuận lợi và cơ hội

- Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, khu vực diễn ra mạnh mẽ. Sau gia nhập WTO, Việt Nam có cơ hội để thu hút đầu tư từ Mỹ, Nhật Bản... các nhà đầu tư lớn, các nhà đầu tư có công nghệ cao trên thế giới.

- Ở trong tỉnh, kinh tế tiếp tục ổn định và có mức tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát huy được thế mạnh của các ngành và lĩnh vực. MTĐTKD đang được tiến hành cải thiện một cách mạnh mẽ, tạo điều kiện để khai thác tốt hơn tiềm năng, lợi thế nâng cao năng lực thu hút đầu tư trong nước và ngoài nước.

- Gia nhập WTO, thị trường hàng hóa dịch vụ mở, nhất là thị trường xuất khẩu rộng lớn với những điều kiện thực hiện dễ dàng hơn, tạo nên năng lực cạnh tranh khi xâm nhập vào thị trường thế giới. Điều này mở ra những lợi thế so sánh đối với những mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Quảng Bình như: sản phẩm thủy, hải sản, cao su và gỗ các loại...

- Hoàn thiện cơ chế thị trường cải thiện MTĐTKD. Phát triển doanh nghiệp trong tỉnh, tạo việc làm, tăng thu nhập và ứng dụng ngày một cao khoa học công nghệ trong sản xuất và đời sống.

- Thu hút đầu tư nước ngoài, kết hợp hiệu quả hơn các nguồn lực trong và ngoài nước. Chuyển đổi một cách sâu sắc nền kinh tế của tỉnh theo hướng hiện đại hóa và công nghiệp hóa.

- Khai thác và phân bố nguồn lực sản xuất của tỉnh theo hướng hiệu quả và bền vững.

2. Khó khăn và thách thức

- Quy mô nền kinh tế của tỉnh ta còn nhỏ bé, thu nhập thấp, cơ cấu sản xuất trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng vùng chưa chuyển dịch theo kịp sự biến động nhanh của nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế. Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội còn yếu kém chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển, trình độ công nghệ còn lạc hậu, năng lực tiếp nhận công nghệ còn hạn chế.

- Công tác cải cách hành chính hiệu quả chưa cao, thủ tục tuy đã có tiến bộ những vẫn còn rườm rà, lề lối làm việc chưa thật sự năng động, còn sợ trách nhiệm, đùn đẩy công việc, tư duy tiếp cận sự đổi mới trong đầu tư, kinh doanh còn nhiều yếu kém.

- Phải chấp nhận những sức ép của sự canh tranh: cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, giữa các địa phương trong nước về chính sách thu hút đầu tư, thu hút cán bộ có trình độ giỏi, công nhân với chất lượng lao động cao...

- Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng với nhu cầu thị trường lao động; điều kiện chăm sóc sức khoẻ chưa tốt, so với yêu cầu hội nhập và phát triển còn xa; dịch vụ chưa phát triển mạnh.

II. ĐỊNH HƯỚNG CHUNG VÀ MỤC TIÊU CỤ THỂ

1. Định hướng chung

- Tập trung tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về MTĐTKD của tỉnh. Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, phát triển đa dạng các loại hình doanh nghiệp, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi tối đa để các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh trong thời gian tới nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh khoá XIV đã đề ra phấn đấu đến năm 2010 đưa Quảng Bình thoát khỏi tình trạng một tỉnh nghèo.

2. Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu cụ thể của Chương trình đến năm 2010 như sau:

2.1 Tạo môi trường hấp dẫn, thuận tiện, thông thoáng, minh bạch và thân thiện cho nhà đầu tư. Nâng cao chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh trong năm 2007 và những năm tiếp theo, đạt loại khá trong bảng phân loại của toàn quốc.

2.2 Thu hút mọi nguồn lực đầu tư để phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Phấn đấu đến năm 2010 số lượng doanh nghiệp trên địa bàn đạt khoảng trên 2.000 doanh nghiệp, thu hút 5-10 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tổng vốn đầu tư các dự án trong và ngoài nước đăng ký thời kỳ 2006-2010 đạt tối thiểu là 10-15 ngàn tỷ đồng.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

Chương trình hành động của UBND tỉnh đã chọn năm 2007 là "Năm tập trung cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh" đây là hoạt động trọng tâm cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội năm 2007, tạo đà để thực hiện thắng lợi chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 2006-2010. Nhiệm vụ trước mắt và cả thời kỳ cần thực hiện đồng bộ 10 giải pháp cơ bản theo thứ tự ưu tiên sau đây:

1. Tập trung đầu tư xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm phục vụ thu hút đầu tư

- Đặc biệt coi trọng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội có thể tận dụng được lợi thế so sánh và phát huy được hiệu quả tổng hợp trên từng địa bàn. Đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành các công trình quan trọng như Quốc lộ 12A, tỉnh lộ 10, 11, cầu Quảng Hải, tuyến đường 60m của khu du lịch Bảo Ninh, các tuyến đường vào khu du lịch Quang Phú, Vũng Chùa - Đảo Yến, khu nước khoáng Bang. Tập trung đầu tư đồng bộ cảng Hòn La giai đoạn I để cuối năm 2007 đi vào hoạt động và tiếp tục giai đoạn II cho tàu 3-5 vạn tấn ra vào cảng dễ dàng; hoàn thành việc xây dựng sân bay Đồng Hới để cuối năm 2007 đi vào hoạt động. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình cấp nước như: Kiến Giang, Ba Đồn, Việt Trung, kêu gọi đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước Hoàn Lão, các thị tứ. Sớm khởi công xây dựng hồ Sông Thai để cấp nước cho Khu Công nghiệp Hòn La và khu du lịch Vũng Chùa - Đảo Yến. Phát triển nhanh mạng bưu chính viễn thông công cộng cũng như chuyên dùng theo hướng đi thẳng vào kỹ thuật hiện đại với dung lượng lớn, tốc độ và chất lượng cao. Tiến tới thực hiện mạng số hoá đa dịch vụ, mạng thông tin cá nhân. Nâng dung lượng các tổng đài hiện có để đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng tăng trên địa bàn. Mở rộng diện phủ sóng điện thoại di động đến các vùng núi, vùng kinh tế trọng điểm nhất là vùng Phong Nha - Kẻ Bàng, cảng Hòn La, Cảng Gianh. Nâng cao năng lực hoạt động của tổ chức tài chính và ngân hàng.

- Xây dựng một số khách sạn, khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi, giải trí chất lượng cao tạo không gian sinh hoạt, giao lưu và nơi ở cho các nhà đầu tư. Tập trung cải tạo, mở rộng, nâng cấp và từng bước hiện đại hoá trang thiết bị khám và chữa bệnh cho bệnh viện Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới, các bệnh viện đa khoa tuyến huyện.

- Tập trung chỉ đạo mạnh mẽ, quyết liệt và đồng bộ công tác GPMB, xây dựng các khu tái định cư sau khi công bố quy hoạch được phê duyệt đối với các dự án có hộ dân phải di dời. Cần phải mạnh mẽ hơn, dứt điểm hơn trong công tác GPMB, tạo mặt bằng sạch cho nhà đầu tư và coi đó là những tiêu chí để đánh giá năng lực lãnh đạo của các cấp, các ngành trong cải thiện MTĐTKD. Nâng cao quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền cấp huyện, thành phố, cấp cơ sở trong công tác GPMB. Tỉnh uỷ, UBND tỉnh phải thường xuyên kiểm tra phát hiện và kịp thời kiểm điểm các cấp uỷ, chính quyền làm chưa tốt.

2. Tiếp tục cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính và xây dựng đội ngũ cán bộ công chức

- Đây là nội dung rất quan trọng, đặc biệt trong điều kiện phân cấp mạnh mẽ của Chính phủ cho tỉnh và các địa phương về quản lý đầu tư và kinh doanh của các doanh nghiệp. Tập trung cải cách một cách quyết liệt hành chính công và coi đây là giải pháp có tính đột phá trong việc cải thiện Chỉ số PCI, nhất quán trong việc thực hiện một đầu mối về thủ tục đầu tư. Soát xét, hoàn thiện tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ, lựa chọn và bố trí cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực thực hiện nhiệm vụ và thực hiện phân cấp cụ thể giữa tỉnh, các Sở, ban ngành và các huyện, thành phố. Xây dựng quy trình tác nghiệp đảm bảo nhanh chóng, chống phiền hà, tiêu cực. Yêu cầu chính là thủ tục hành chính phải đơn giản, nhanh chóng để tiết kiệm thời gian của nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân.

- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt Đề án liên thông trong cấp Giấy chứng nhận ĐKKD, khắc dấu và đăng ký mã số thuế để Nhà đầu tư, doanh nghiệp chỉ giao dịch và tiếp nhận hồ sơ của mình tại một cửa khi hoàn thành thủ tục. Phấn đấu rút ngắn thời gian thực hiện xuống dưới 12 ngày làm việc (theo quy định tối đa là 15 ngày).

- Sắp xếp lại các phòng giao dịch "một cửa" tại các sở, ngành và các huyện, thành phố để hoạt động thực sự có hiệu quả. Sớm ban hành Quy chế đầu tư trên địa bàn tỉnh, phân công trách nhiệm cho cơ quan đầu mối và các cơ quan có liên quan, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư khi đến đầu tư tại tỉnh.

- Công khai hoá các quy trình, thủ tục hành chính, thực hiện nghiêm chỉnh Quy chế đầu tư trên địa bàn tỉnh. Quy trách nhiệm cho người đứng đầu đơn vị về những hành vi nhũng nhiễu, chậm tiến độ mà cán bộ dưới quyền của mình thực hiện ở mỗi công đoạn trong chuẩn bị đầu tư, đăng ký thành lập doanh nghiệp để có biện pháp xử lý thích đáng đồng thời khi xử lý cán bộ vi phạm cần phải công khai trên các phương tiện thông tin. Cán bộ, công chức trực tiếp xử lý công vụ phải đeo thẻ công chức, ghi rõ họ tên, chức danh để người dân tiện giao dịch và khi phát hiện sai trái, nhũng nhiễu thì có cơ sở báo với cơ quan chức năng xử lý.

- Ứng dựng công nghệ thông tin trong việc giải quyết các thủ tục hành chính như giao dịch thông qua mạng điện tử, qua trang Web của địa phương, nhằm giảm bớt chi phí thời gian, chi phí đi lại, giảm bớt tiếp xúc với cán bộ trực tiếp thực hiện, tăng thêm độ tin cậy cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp đối với chính quyền địa phương.

- Đa dạng hoá hình thức và rút ngắn thời gian thẩm tra và cấp giấy chứng nhận đầu tư xuống dưới 15 ngày (theo quy định tối đa là 15 ngày).

- Kiện toàn ban chỉ đạo cải cách hành chính, tăng cường hoạt động của ban chỉ đạo cải cách hành chính các cấp. Xây dựng chương trình và nội dung kiểm tra công tác cải cách hành chính trong từng năm ở các địa phương đơn vị để công tác cải cách hành chính được hoạt động thường xuyên, có hiệu quả.

- Hàng năm tổ chức ít nhất 2 cuộc đối thoại trực tiếp giữa Chủ tịch UBND tỉnh với các nhà đầu tư nhằm rà soát, đánh giá, tạo điều kiện thuận lợi và giải quyết kịp thời các vướng mắc, khó khăn theo thẩm quyền của tỉnh, thúc đẩy nhanh tiến độ đầu tư cho các nhà đầu tư.

3. Tập trung đẩy mạnh việc lập và bổ sung điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch xây dựng

- Đẩy mạnh công tác quy hoạch, rà soát, bổ sung, điều chỉnh, xây dựng mới các quy hoạch tổng thể KTXH, nhất là: quy hoạch phát triển KTXH toàn tỉnh, các huyện thị thành phố đến năm 2020; quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch các ngành, các vùng và khu kinh tế trọng điểm...

- Xúc tiến công tác xây dựng quy hoạch tổng thể Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng để tạo điều kiện kêu gọi đầu tư. Soát xét lại tiềm năng về khoáng sản điều chỉnh quy hoạch sử dụng khoáng sản của tỉnh để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong quá trình khảo sát và đầu tư. Tăng cường công tác quản lý, thực hiện quy hoạch. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát của cộng đồng, tổ chức lấy ý kiến dân chủ của nhân dân trong việc xây dựng quy hoạch.

- Công khai quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất đã được cấp thẩm quyền phê duyệt tại nơi được quy hoạch, tại trụ sở UBND xã, để các nhà đầu tư, doanh nghiệp, nhân dân biết để thực hiện, qua đó cùng kiểm tra, giám sát thực hiện và chủ động lựa chọn các dự án đầu tư.

4. Phát triển nguồn nhân lực

Đây là nội dung hết sức quan trọng và là yếu tố dài hạn. Để nguồn nhân lực có trình độ cao, đáp ứng với việc thu hút đầu tư trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới, cần phải có các giải pháp cụ thể sau:

- Mở rộng quy mô dạy nghề, giáo dục đại học và trung học chuyên nghiệp với nhiều hình thức học tập, đào tạo linh hoạt để tạo điều kiện cho mọi người học tập tốt nhằm phát triển mạnh nguồn nhân lực, phấn đấu đến năm 2010 có khoảng 40% lao động qua đào tạo, trong đó có 21 - 22% được đào tạo nghề. Phát triển đa dạng các hình thức đào tạo, dạy nghề, mở rộng hình thức dạy nghề trực tiếp trong các doanh nghiệp. Chú trọng đào tạo công nhân kỹ thuật, thợ lành nghề cho các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất gắn với nhu cầu của nhà đầu tư.

- Xây dựng các cơ chế, chính sách phù hợp tạo điều kiện để các thành phần kinh tế đầu tư vào việc đào tạo đội ngũ công nhân có trình độ tay nghề cao phù hợp với yêu cầu phát triển trên địa bàn tỉnh. Huy động các nguồn lực tập trung đầu tư nhằm từng bước nâng cấp và hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy cho Trường Đại học Quảng Bình, thu hút thêm nguồn vốn và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư mở thêm các trường Đại học, Cao đẳng tư thục, theo hướng đào tạo đa ngành, đa nghề đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời gian tới. Đầu tư chiều sâu, tăng cường cơ sở vật chất của các trường trung học chuyên nghiệp, trường công nhân kỹ thuật và dạy nghề hiện có, ưu tiên huy động nguồn vốn ODA để hiện đại hoá một số trường và ngành nghề đào tạo trọng điểm.

- Phải tập trung đào tạo ra nguồn nhân lực đủ khả năng tiếp cận khoa học tiên tiến, kỹ thuật công nghệ cao, vừa đảm bảo chất lượng đại trà vừa chú ý các mũi nhọn, trọng điểm, tích cực phát hiện, bồi dưỡng và sử dụng người tài. Có chính sách thu hút người tài, giỏi, cán bộ khoa học về công tác tại tỉnh.

- Xây dựng chương trình chuẩn hoá đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý công chức, viên chức nhà nước nhằm đáp ứng với hội nhập kinh tế thế giới. Xúc tiến thành lập Trung tâm dự báo và cung cấp nhân lực của tỉnh. Phấn đấu đến năm 2010 trở đi có trên 80% cán bộ cấp xã và huyện được bồi dưỡng kiến thức quản lý, pháp luật, kinh tế; 100% cán bộ công chức, viên chức được đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

- Cần tổ chức các câu lạc bộ, diễn đàn trên các phương tiện Báo, Đài phát thanh truyền hình Quảng Bình và trang Web của tỉnh www.quangbinh.gov.vn để những người làm công tác khoa học trong và ngoài tỉnh, con em từ mọi miền có cơ hội gặp gỡ, giao lưu, trao đổi, có tâm huyết đóng góp trí tuệ, xây dựng quê hương.

5. Thực hiện chính sách, cơ chế thích hợp để huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực

- Vận dụng và có cơ chế thích hợp để thu hút các nguồn lực của các địa phương trên cơ sở phát huy lợi thế của từng vùng; Điều chỉnh giá thuê đất một cách linh hoạt cho từng thời kỳ để vừa tăng thêm nguồn thu, vừa thu hút các nhà đầu tư. Có chính sách phù hợp để khơi dậy tối đa nội lực từng vùng.

- Tiếp tục sắp xếp đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp đã cổ phần hoá để các doanh nghiệp yên tâm bỏ vốn đầu tư phát triển. Cần tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tiếp cận dễ dàng với các chính sách khuyến khích, chương trình hỗ trợ của Nhà nước về đầu tư và tín dụng, thông tin thị trường, tư vấn kỹ thuật, đào tạo phát triển nguồn nhân lực và các dịch vụ phát triển kinh doanh.

- Tiếp tục thực hiện Nghị định số 106/2004/NĐ-CP của Chính phủ về tăng cường hình thức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, thu hẹp hợp lý các đối tượng vay theo các dự án cụ thể, đơn giản hoá các thủ tục hành chính trong quá trình cho vay và giải ngân.

- Sửa đổi bổ sung Quyết định số 44/2004/QĐ-UB ngày 30/8/2004 về ban hành Quy định khuyến khích và ưu đãi đầu tư áp dụng tại tỉnh cho phù hợp các quy định mới của Chính phủ nhằm hỗ trợ tích cực cho các nhà đầu tư.

- Các ngành, các cấp cần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các dự án đầu tư nước ngoài hoạt động có hiệu quả, khuyến khích mở rộng quy mô đầu tư, đổi mới công nghệ, đa dạng hoá các mục tiêu đầu tư phù hợp với quy định của Luật Đầu tư.

- Có chính sách để khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài đưa vốn, trí tuệ về nước tham gia đầu tư phát triển.

6. Đổi mới tư duy, nhận thức về môi trường đầu tư, kinh doanh

- Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh trước hết cần phải thay đổi tư duy, nhận thức của mỗi cán bộ đảng viên ở các cấp, các ngành, của mỗi cán bộ, công chức, viên chức trong tình hình hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là nền tảng, là cơ sở cho mọi hoạt động, nhất là việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

- Hoạt động XTĐT không chỉ là công việc của ngành Kế hoạch và Đầu tư, của Trung tâm Tư vấn, XTĐT mà còn là trách nhiệm mỗi cơ quan, ban, ngành, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh, nhất là đối với những người trực tiếp tiếp nhận và xử lý các dịch vụ công.

- Để thực hiện một cách có hiệu quả nội dung này, các tổ chức chính trị xã hội, các sở, ban, ngành cần phối hợp với các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình của TW và địa phương đưa ra nhiều nội dung, nhiều chủ đề và nhiều diễn đàn nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức và đổi mới tư duy trong lề lối làm việc, phong cách phục vụ của mỗi cán bộ, công chức đối với việc cải thiện MTĐTKD, chống tình trạng nhũng nhiễu, cửa quyền trong đội ngũ cán bộ công chức và các cơ quan quản lý nhà nước.

7. Kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến đầu tư

- Củng cố và kiện toàn lại Trung tâm Tư vấn, Xúc tiến đầu tư. Đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp làm công tác xúc tiến đầu tư cần phải chuyên nghiệp cao, có tâm huyết, có năng lực chuyên môn, có khả năng về ngoại ngữ, năng lực giao tiếp, năng lực ứng xử đáp ứng với điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Tổ chức tham quan học tập các mô hình bộ máy xúc tiến đần tư ở một số tỉnh, thành để vận dụng ở tỉnh ta cho phù hợp, có hiệu quả.

- Xã hội hoá công tác XTĐT, đổi mới nội dung và phương thức vận động, xúc tiến đầu tư theo hình thức xúc tiến đầu tư trực tiếp với các đối tác. Chú trọng xúc tiến đầu tư theo lĩnh vực, địa bàn và đối tác cụ thể, cần xây dựng chương trình kế hoạch làm việc với các tập đoàn trong nước và nước ngoài, các Văn phòng Xúc tiến đầu tư - Thương mại nước ngoài tại Việt Nam và Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài. Hàng năm cần rà soát để bổ sung và điều chỉnh danh mục các dự án kêu gọi đầu tư, mở rộng và tăng cường quảng bá tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông tin đối ngoại. Thông qua các Bộ, ngành Trung ương, các tổ chức xúc tiến đầu tư, thương mại, Đại Sứ quán để đặt mối quan hệ kết nghĩa giữa tỉnh ta với các tỉnh, thành phố trên thế giới, tập trung vào các đối tác đang có xu hướng đầu tư mạnh vào Việt Nam như Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ... nhằm tạo mối quan hệ cho các hoạt động đầu tư, thương mại, du lịch.

Phát huy mối quan hệ tốt đẹp của các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của tỉnh, bao gồm Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh và của các ngành, các cấp để gặp gỡ, mời các doanh nghiệp, các nhà đầu tư đến đầu tư tại tỉnh nhà. Đồng thời tổ chức một số đoàn công tác, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tiến hành các chương trình xúc tiến ở nước ngoài, đặc biệt là các nước có xu thế và tiềm lực để đầu tư vào Việt Nam. Đây là một hình thức xúc tiến đầu tư rất quan trọng.

- Lồng ghép, thống nhất chương trình XTĐT của tỉnh với chương trình XTĐT của Quốc gia, thực hiện đúng quy chế xây dựng và thực hiện chương trình XTĐT Quốc gia theo Quyết định số 109/2007/QĐ-TTg, ngày 17/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

- Bố trí kinh phí hàng năm đảm bảo cho hoạt động xúc tiến đầu tư (theo Chỉ thị số 19/2001/CT-TTg ngày 28/8/2001 của Thủ tướng Chính phủ). Xây dựng Quỹ xúc tiến đầu tư trên cơ sở ngân sách Nhà nước kết hợp với huy động đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp.

8. Tăng cường tuyên truyền, quảng bá môi trường đầu tư, kinh doanh, tiềm năng và thế mạnh của tỉnh

- Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng ở TƯ, địa phương, trên trang Web của tỉnh, trên Internet, trên các tạp chí của TƯ và thông qua các diễn đàn, các hội thảo để nhằm giới thiệu tình hình kinh tế xã hội của tỉnh, thông tin về quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong những năm tới. Giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh và chính sách thu hút đầu tư của tỉnh cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước biết để có kế hoạch và hướng đầu tư vào tỉnh. Nhất quán trong cơ chế chính sách thu hút đầu tư để tạo niềm tin và sự an tâm cho nhà đầu tư, nhà doanh nghiệp trong việc bỏ vốn để phát triển sản xuất kinh doanh.

9. Tăng cường công tác giám sát, đánh giá trong cải thiện MTĐTKD

- Tăng cường các biện pháp phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, kiên quyết loại bỏ chi phí sai quy định trong quản lý và thực hiện các thủ tục đầu tư, thông qua công tác giám sát của địa phương, của HĐND các cấp. Thành lập "đường dây nóng" của lãnh đạo tỉnh để theo dõi thực hiện các thủ tục đầu tư, kinh doanh trên địa bàn. Điều này sẽ tăng cường sự trực tiếp chỉ đạo lãnh đạo của UBND tỉnh trong việc thực hiện một cách quyết liệt về giải quyết các thủ tục đầu tư, nâng cao hơn nữa hiệu lực trong điều hành.

- Cần phải đánh giá, cho điểm chất lượng phục vụ về thủ tục như đất đai, giới thiệu địa điểm, thủ tục chuẩn bị đầu tư, thủ tục đăng ký kinh doanh... bằng cách phát phiếu điều tra cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp và tổng hợp, xếp hạng theo điểm. Hoạt động này ngoài mục đích giám sát của dân, của nhà đầu tư, của doanh nghiệp, còn tạo tính cạnh tranh giữa các cơ quan thực hiện dịch vụ công. Điều đó buộc các đơn vị xử lý dịch vụ công phải nỗ lực hơn trong phục vụ và minh bạch hơn trong giao dịch. Cần thành lập Hội Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa nhằm tạo môi trường hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn.

10. Bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội

Đây là một trong những giải pháp quan trọng, động thời là tiêu chí nhằm tạo môi trường đầu tư, kinh doanh lành mạnh trong đầu tư và thu hút đầu tư. UBND các cấp nơi có dự án đầu tư xây dựng cần có trách nhiệm đảm bảo an ninh, trật tự và an toàn xã hội cho các nhà đầu tư khi thực hiện dự án, nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản trong quá trình đầu tư, dự án đi vào hoạt động.

PHẦN THỨ BA

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Để triển khai các giải pháp nêu trên, các Sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị xã hội, đơn vị và địa phương trong toàn tỉnh cần phối hợp và thực hiện nhiệm vụ cụ thể như sau:

1. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan tiếp tục nghiên cứu các phương án thu hút đầu tư, đa dạng hoá hình thức đầu tư. Tham mưu cho UBND tỉnh trong việc thực hiện cải thiện MTĐTKD, chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư, phát triển các loại hình doanh nghiệp, thực hiện cơ chế một đầu mối trong đăng ký kinh doanh, cấp mã số thuế và khắc dấu. Tổ chức thẩm tra xử lý các thủ tục để tham mưu cho UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư, áp dụng các quy định về ưu đãi đầu tư nhanh, đúng quy định của pháp luật. Phối hợp với Sở Tài chính thành lập Quỹ Xúc tiến đầu tư để thường xuyên chủ động trong việc vận động thu hút các loại hình đầu tư vào tỉnh. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong đầu tư, nhằm phát hiện kịp thời và có chế tài nghiêm khắc xử lý những vi phạm của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và cơ quan nhà nước trong hoạt động đầu tư trên địa bàn tỉnh.

2. Trung tâm Xúc tiến đầu tư - Thương mại và Du lịch

- Xây dựng và triển khai thực hiện Quy chế một đầu mối thực hiện thủ tục đầu tư tại tỉnh, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, các địa phương, đơn vị thực hiện các thủ tục liên quan đến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp. Tổ chức hội thảo xúc tiến, kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước để thu hút đầu tư vào địa bàn tỉnh; tổ chức giao ban, hội nghị đối thoại với các nhà đầu tư nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của các dự án trong quá trình đầu tư trên địa bàn. Tăng cường chế độ báo cáo, cập nhật tình hình thực hiện đầu tư, thống kê theo ngành, lĩnh vực các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với các Sở, ngành, khu công nghiệp, khu kinh tế tiến hành xây dựng chương trình, báo cáo tình hình thực hiện, điều chỉnh nội dung chương trình XTĐT hàng năm theo kế hoạch.

3. Sở Tài chính

Nghiên cứu để thành lập Quỹ xúc tiến đầu tư của tỉnh xây dựng cơ chế tài chính áp dụng cho đơn vị đầu mối về Xúc tiến đầu tư nhằm thu hút cán bộ có năng lực, ổn định, lâu dài. Bố trí đủ kinh phí chi thường xuyên, kinh phí hỗ trợ xúc tiến đầu tư, kinh phí mua sắm trang thiết bị, kinh phí đào tạo cho hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm đáp ứng cho mọi hoạt động xúc tiến đầu tư của tỉnh. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư theo dõi rà soát, để tham mưu UBND tỉnh sửa đổi các quy định về ưu đãi đầu tư và kinh phí hỗ trợ giải phóng mặt bằng tham mưu UBND tỉnh về chính sách bồi thường GPMB đảm bảo nhanh nhất, thuận lợi nhất cho nhân dân.

4. Sở Tài nguyên- Môi trường

Chủ trì phối hợp với các ngành trong việc tiếp nhận, xử lý, hướng dẫn các thủ tục, giải quyết các khó khăn vướng mắc liên quan đến đất đai, tài nguyên khoáng sản, nhanh chóng giao mặt bằng đất cho nhà đầu tư. Nâng cao năng lực và cải cách bộ máy tiếp nhận và xử lý các thủ tục liên quan đến đất dai trong lĩnh vực đầu tư. Tăng cường giám sát, kiên quyết xử lý các hành vi nhũng nhiễu, làm chậm tiến độ trong thủ tục đầu tư. Phối hợp với Sở KHĐT xem xét các quy định ưu đãi đầu tư về lĩnh vực đất đai cho phù hợp với quy định của pháp luật, thẩm định giao đất và thuê đất cho các dự án đầu tư và đánh giá tác động môi trường các dự án.

5. Sở Xây dựng

Tham mưu đề xuất với UBND tỉnh các giải pháp về quy hoạch, nâng cao chất lượng, hiệu quả các quy hoạch xây dựng và phương án giải quyết hiệu quả các thủ tục liên quan đến quy hoạch, xây dựng dự án đầu tư. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực quy hoạch, xây dựng. Tổ chức công khai các quy hoạch đã được phê duyệt hướng dẫn và thực hiện giải quyết các thủ tục liên quan đến quy hoạch, xây dựng của các dự án đầu tư.

6. Sở Nội vụ

Sở Nội vụ cùng với Ban Chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh, lên kế hoạch hành động, thời gian và địa bàn cụ thể nhằm triển khai một cách đồng bộ, có hiệu quả công tác cải cách hành chính công trong lĩnh vực đầu tư. Nghiên cứu để đề xuất Đề án xã hội hoá một số lĩnh vực tư vấn kỹ thuật trên địa bàn đáp ứng nhu cầu đầu tư trong thời gian tới. Xây dựng Đề án kiện toàn lại bộ máy tổ chức của hoạt động XTĐT, xúc tiến thương mại và du lịch theo hướng một đầu mối trình UBND tỉnh phê duyệt. Xem xét lựa chọn cán bộ đủ đức, tài, tầm, có khả năng ngoại ngữ, có năng lực về chuyên môn đề xuất bổ nhiệm quản lý Trung tâm. Có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ, công chức làm công tác liên quan đến xúc tiến đầu tư trên địa bàn.

7. Sở Lao động Thương binh và Xã hội

Chủ trì phối hợp với các ngành có liên quan rà soát hệ thống các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh, đề xuất các nội dung và hình thức đào tạo nghề mới phù hợp với nhu cầu thị trường lao động; kiểm tra, hướng dẫn để tăng cường chất lượng các cơ sở dịch vụ, tư vấn việc làm trên địa bàn. Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đề xuất chính sách hỗ trợ người lao động, tạo việc làm mới cho người trong diện thu hồi đất ở và đất sản xuất nông nghiệp, đảm bảo cuộc sống ổn định lâu dài.

8. Sở Thương mại và Du lịch

Chủ trì, phối hợp với Sở KHĐT xây dựng cơ chế, chính sách về xúc tiến thương mại và du lịch trên địa bàn, có biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. Đề xuất các giải pháp nhằm hỗ trợ một cách tích cực, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc nhập khẩu các trang thiết bị, tài sản vật tư phục vụ dự án.

9. Cục Thuế

Hướng dẫn cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong việc thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư, các thủ tục miễn, giảm thuế và giải quyết khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực thuế cho các nhà đầu tư. Chủ trì cùng các ngành có liên quan trong việc xét miễn, giảm thuế đối với các lĩnh vực và địa bàn được ưu đãi đầu tư.

10. Cục Hải quan

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan đề xuất với UBND tỉnh các giải pháp giải quyết các khó khăn, vướng mắc, các thủ tục liên quan trong lĩnh vực xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị, hàng hóa đối với dự án đầu tư.

11. Ban quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế

Ban quản lý các KCN, khu kinh tế phối hợp với các ngành có liên quan rà soát, kiểm tra, đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng các KCN, khu kinh tế đã được phê duyệt, kêu gọi đầu tư vào các KCN đã được quy hoạch. Phối hợp với Trung tâm Xúc tiến đầu tư - Thương mại và Du lịch trong việc kêu gọi, xúc tiến các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp. Giải quyết các thủ tục đầu tư, đất đai, nhanh chóng cho nhà đầu tư.

12. Các sở, ban, ngành có liên quan

Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, chủ động cải tiến lề lối làm việc, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan nhằm thực hiện tốt theo từng nội dung của chương trình đã đề ra.

13. UBND các huyện, thành phố

Chủ trì cùng các ngành liên quan tổ chức thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn, quản lý công tác quy hoạch xây dựng, tiếp tục cải cách hành chính trong các lĩnh vực dịch vụ công để đáp ứng yêu cầu cho các nhà đầu tư. Chủ động kêu gọi đầu tư trên địa bàn theo phân cấp. Cùng với các ngành tổ chức thực hiện tốt các nội dung chương trình trên địa bàn nhằm đạt hiệu quả cao. Định kỳ hàng năm sơ kết báo cáo kết quả thực hiện cho UBND tỉnh (qua Sở Kế hoạch và Đầu tư).

 

KẾT LUẬN

Môi trường đầu tư, kinh doanh là yếu tố có tính tiên quyết trong chiến lược tăng trưởng toàn diện và thoát nghèo tỉnh Quảng Bình. Cải thiện mạnh mẽ MTĐTKD đồng thời phải thực hiện một loạt các giải pháp đồng bộ; dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, với sự tham gia của các ngành, sở, địa phương đặc biệt là phải gắn chặt quyền lợi và trách nhiệm của người dân trong vùng dự án và tất yếu phải tranh thủ mức cao hơn nữa sự hỗ trợ của các cơ quan Trung ương và Nhà nước. Cải thiện MTĐTKD không chỉ ngày một, ngày hai mà là một quá trình và qua nhiều giai đoạn. Nó đòi hỏi sự phù hợp với tính chất và yêu cầu phát triển kinh tế cũng như qui mô đầu tư của từng giai đoạn. Với mục tiêu cải thiện mạnh mẽ và thoát nghèo từ nay đến năm 2010, thu hút đầu tư thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, chương trình cải thiện MTĐTKD của toàn tỉnh cần tập trung vào 3 giải pháp có tính bức bách bao gồm: thực hiện cải cách hành chính tạo môi trường đầu tư hết sức thông thoáng và thân thiện; đầu tư xây dựng hoàn thiện và nâng cao năng lực phục vụ của hệ thống cơ sở hạ tầng; điều chỉnh và hoàn thiện công tác quy hoạch các ngành và toàn tỉnh; Hơn lúc nào hết chương trình cải thiện MTĐTKD của tỉnh ta được đặt ra như là một giải pháp cấp thiết nhằm đáp ứng với tình hình hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển kinh tế - xã hội toàn diện, thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X và Nghị quyết tỉnh Đảng bộ lần thứ XIV.

 

PHỤ LỤC 1

DANH MỤC CÁC ĐỀ ÁN, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

TT

Tên đề án, nhiệm vụ

Cơ quan chủ trì thực hiện

Thời gian hoàn thành

Ghi chú

1

Đề án một cửa liên thông trong thành lập doanh nghiệp

Sở Kế hoạch & Đầu tư

2007

 

2

Quy chế một đầu mối thực hiện thủ tục đầu tư tại tỉnh

TT XTĐT thương mại, du lịch

2007

 

3

Thành lập trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch trực thuộc UBND tỉnh

Sở Nội vụ

2007

 

4

Đề án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Sở Lao động Thương binh và Xã hội

2007

 

5

Cơ chế tài chính áp dụng cho các đơn vị đầu mối xúc tiến đầu tư

Sở Tài chính

2007

 

6

Quy hoạch tổng thể Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

BQL Vườn QG Phong Nha - Kẻ Bàng

2008

 

7

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020

Sở Kế hoạch & Đầu tư

2007

 

8

Quy hoạch tổng thể du lịch toàn tỉnh

Sở Thương mại Du lịch

2007

 

9

Cơ chế thu hút đầu tư vào các khu Công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới, Hòn la

Ban quản lý KCN

2007

 

10

Cơ chế thu hút đầu tư vào khu kinh tế cửa khẩu Chalo

BQL KKT cửa khẩu Chalo

2007

 

11

Quy hoạch tổng thể khu kinh tế Hòn La

BQL các khu CN

2008

 

12

Quy hoạch tổng thể bưu chính viễn thông và đề án ứng dụng công nghệ thông tin đối với các sở liên quan đến thủ tục đầu tư

Sở Bưu chính Viễn thông

2008

 

 

PHỤ LỤC 2

BẢNG BIỂU CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH

Tên dự án

Chủ đầu tư

TMĐT

(tỷ VNĐ)

Ghi chú

A. CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)

 

 

 

1. Nhà máy lắp ráp xe máy VinaSiam

Công ty công nghiệp TM Quảng Bình

180

 

2. Dự án chế biến kaolanh tinh

Công ty TNHH Kaolanh Quang Binh Bohemia

240

 

3. Dự án thăm dò vàng Xà Khía

Công ty VRC của Australia

32

 

 

Tổng cộng:

452

Tương đương 28,3 triệu USD

B. CÁC DỰ ÁN ĐÃ ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG

 

 

 

I. Du lịch

 

 

 

1. Khu du lịch Sun Spa Resort Bảo Ninh

Công ty XDTH Trường Thịnh

300

 

2. DA Công ty Cổ phần Du lịch Sài Gòn - Quảng Bình

Công ty CP Du lịch Sài Gòn - Quảng Bình

150

 

II. Sản xuất công, nông, lâm nghiệp

 

 

 

1. Nhà máy ván ép tre

Công ty XNK Quảng Bình

14.35

 

2. Nhà máy thanh nhôm định hình

Công ty Công nghiệp TM Quảng Bình

30

 

3. Nhà máy chế biến Kaolin Cosevco

Tổng công ty xây dựng miền Trung

18

 

4. Xí nghiệp May XK Hà Quảng

Công ty May 10

34

 

5. Nhà máy gốm sứ Cosevco

Tổng công ty xây dựng miền Trung

8

 

6. Nhà máy chế biến Gỗ và Mộc mỹ nghệ xuất khẩu

Công ty công nghiệp TM Quảng Bình

68

 

7. Nhà máy sản xuất nội thất kim loại và sửa chữa tàu thủy

Công ty cổ phần CN tàu thủy Shinec

500

 

8. Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu Phú Quý

Công ty cao su Việt Trung

23

 

9. Nhà máy chế biến gỗ Ba Đồn

Công ty LCN Bắc Quảng Bình

25

 

10. Nhà máy chế biến gỗ Phương Anh

Công ty XDTH Trường Thịnh

13

 

11. DA sản xuất Bia Hà Nội - Quảng Bình

Công ty cổ phần Bia Hà Nội - Quảng Bình

120

 

12. Nhà máy xi măng sông Gianh

Tổng công ty xây dựng miền Trung

3600

 

13. DA chăn nuôi chế biến thịt lợn xuất khẩu

Công ty cao su Lệ Ninh

20

 

14. Nhà máy vỏ bao xi măng

Tổng công ty xây dựng miền Trung

 

 

15. Nhà máy tinh bột sắn XK Sông Dinh

Cty cổ phần xây dựng và tư vấn Bình Lợi

24

 

16. Nhà máy sản xuất chế biến mủ cao su

Công ty TNHH TM và XD Lân Thành

3

 

17. Khu trung tâm thương mại đường Hữu Nghị

Cty cổ phần xây dựng 525

140

 

III. Thủy sản

 

 

 

1. DA nuôi tôm công ty Đức Thắng

Cty TNHH Đức Thắng

19

 

2. DA nuôi tôm trên cát của công ty Hưng Biển

Cty TNHH Hưng Biển

10

 

3. Khu liên hợp chế biến thực phẩm thủy sản và dịch vụ thương mại

Cty TNHH Đại Thủy

21

 

 

Tổng cộng:

5140.35

 

C. CÁC DỰ ÁN ĐANG TRIỂN KHAI

 

 

 

I. Du lịch

 

 

 

1. Khu du lịch sinh thái Vũng Chùa - Đảo Yến

2. Khu du lịch sinh thái Phong Nha - Kẻ Bàng

Công ty TNHH Đông Sơn

Cty phát triển Văn minh đô thị

50

500

 

3. Khu du lịch sinh thái Phong Nha – Resort

Cty TNHH Minh Tân (Đồng Nai)

150

 

4. Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Hồ Thiệu Trị

Cty TNHH kiến trúc sư Hồ Thiệu Trị và cộng sự

147

 

5. Khu du lịch sinh thái Đá Giếng

Cty TNHH dịch vụ du lịch Hoàng Yến

100

 

6. Khu du lịch sinh thái biển Bảo Ninh

Cty cổ phần thương mại và du lịch Vĩnh Hà

50

 

II. Sản xuất công, nông, lâm nghiệp

 

 

 

1. Nhà máy nguyên liệu bột giấy

Doanh nghiệp Hoàng Linh

24

 

2. Nhà máy xi măng Áng Sơn (1000 tấn clinker/ngày)

Cty cổ phần Cosevco 6

400

 

3. Dự án khai thác và chế biến cát trắng Ba Đồn

 

180

 

 

Tổng cộng:

1601

 

D. CÁC DỰ ÁN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2007

 

 

 

I. Các dự án đã được chấp thuận đầu tư

 

 

 

1. Dự án xây dựng nhà máy xi măng Clinker Thanh Hà công suất 2-2,5 triệu tấn

Cty cổ phần đầu tư thương mại Chí Thành

 

 

2. Dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Hòn La

CTCP hạ tầng và KD đô thị - EDF Việt Nam

 

 

3. Dự án trồng rừng nguyên liệu (dự kiến >2 vạn ha)

Công ty TNHH InnovGreen

 

 

4. Dự án chế biến cát Ba Đồn (1 triệu tấn cát/năm)

Công ty Sibelco Asia

 

 

5. Dự án chế biến cát và sản xuất thủy tinh (100.000 tấn cát, 14 triệu m2 kính)

Công ty TNHH và SX Hùng Đại Dương

 

 

Các dự án của công ty TNHH Đông Dương, gồm:

6. Khu nghỉ dưỡng và phục hồi sinh thái Bang

7. Khu di lịch sinh thái Thung E-Phong Nha-Kẻ Bàng

8. XD sân Golf-Resort-vườn Phong Lan-Casino khoảng 250 ha

9. Xây dựng khu công viên và đô thị biển Hải Ninh khoảng 150 ha

 

 

 

 

Công ty TNHH Đông Dương

 

 

10. Dự án xây dựng khu đô thị mới Ba Đồn

Công ty Cổ phần Hoàng Cung

 

 

11. Dự án sàn xuất gạch Bloc, ươm cây xanh 2 ha tại phường Nam Lý

Công ty TNHH Trường Xanh

 

 

12. Dự án xây dựng khu du lịch sinh thái Bảo Ninh 60 ha

Công ty TNHH Đức Thắng

 

 

13. Dự án xây dựng cư xá sinh viên trường Đại học QB

Công ty TNHH xây dựng TH Đại Phong

 

 

14. Dự án khai thác vàng Khe Nang - Tuyên Hóa

Tổng công ty phát triển KT Đại Thông

 

 

15. Dự án nuôi tôm thẻ chân trắng

Công ty TNHH chăn nuôi Việt Nam

 

 

16. Dự án xây dựng phong điện 1000 MW tại 3 khu vực Quảng Phú, Trung Trạch và Hưng Thủy, tổng DT: 11.000 ha

Công ty Cổ phần đầu tư hạ tầng KD đô thị

 

 

17. Dự án sân Golf Đông Bắc Đồng Hới

Cty cổ phần Điện Đông Dương

 

 

II. Các dự án đang xin chủ trương đầu tư

 

 

 

1. Dự án khai thác Kaolanh (85 ngàn tấn/năm)

Cty TNHH và SX Hùng Đại Dương

 

 

2. Chế biến cát Ba Đồn (500 ngàn tấn cát/năm)

TCT Viaglacera

 

 

3. Khai thác vàng Kim Hóa - Tuyên Hóa

Tập đoàn Union met Singapore

 

 

4. XD Trại sản xuất tôm giống Tân Hải - Ngư Thủy Bắc – LT

Công ty TNHH chăn nuôi Việt Nam

 

 

5. Nhà máy xi măng Thanh Hà

Công ty liên doanh XD Hà Nội - Bắc Kinh

 

 

6. Nhà máy nhiệt điện Hòn La

Công ty liên doanh XD Hà Nội - Bắc Kinh

 

 

7. Bệnh viện chất lượng cao

Công ty liên doanh XD Hà Nội - Bắc Kinh

 

 

Tập đoàn Vinashin xin đầu tư các dự án:

8. Mở rộng nhà máy đóng tàu Nhật Lệ

9. Tiếp nhận công ty TNHH một TV cảng Quảng Bình

10. Đóng mới và sửa chữa tàu tại thôn Vĩnh Sơn

11. Đầu tư xây dựng cảng Hòn La giai đoạn II

 

 

 

 

Tập đoàn Vinashin

 

 

Các dự án của Công ty Cổ phần SXVL & XD Cosevco I

12. Dự án thủy điện Long Đại - Quảng Ninh

13. Dự án thủy điện Khe Nét

14. Dự án thủy điện trên sông Long Đại

15. Dự án thủy điện Rào Trổ - Ngư Hóa huyện Tuyên Hóa

16. XD khu đô thị Nam Trần Hưng Đạo

 

 

 

 

 

Tổng công ty xây dựng miền Trung

 

 

17. Dự án khu đô thị mới Nam đường Trần Hưng Đạo

Công ty cổ phần SXVL&XD Cosevco I

 

 

18. Dự án TT thương mại và DV Bảo Ninh - 100 ha

Công ty XDTH Trường Thịnh

 

 

19. XD Nhà máy đúc cát kim loại màu

Cty CPXNK DV và đầu tư Việt Nam

 

 

20. XD khu Resort ven biển và đảo

Đoàn doanh nghiệp Thái Lan

 

 

21. XD khu Resort diện tích 200 ha

Cty Capital Privit Lt Singapore

 

 

22. XD khu du lịch sinh thái tại vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Tập đoàn Linh Thành

 

 

23. Dự án xây dựng hệ thống cáp treo Phong Nha - Kẻ Bàng

Cty cổ phần ĐTPT CN sóng Tiên Tiến

 

 

24. Dự án đầu tư nhà máy thủy điện trên sông Kiến Giang

Cty XDTH Sơn Hải

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 19/2007/QĐ-UBND ngày 23/08/2007 phê duyệt Chương trình Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2006-2010

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.686

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.63.136
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!