Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị quyết 33/NQ-HĐND 2022 huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng cấp thiết Ninh Thuận

Số hiệu: 33/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận Người ký: Phạm Văn Hậu
Ngày ban hành: 22/07/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 33/NQ-HĐND

Ninh Thuận, ngày 22 tháng 7 năm 2022

 

NGHỊ QUYẾT

HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC, ƯU TIÊN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG CẤP THIẾT GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
KHÓA XI KỲ HỌP THỨ 7

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự ngày 11 tháng 01 năm 2022;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025;

Thực hiện Kết luận số 16-KL/TU ngày 25 tháng 01 năm 2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV về tình hình, kết quả thực hiện Nghị quyết 10- NQ/TU ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về huy động nguồn lực, ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cấp thiết giao thông, thủy lợi, đô thị, giáo dục, y tế giai đoạn 2016 - 2020, phương hướng nhiệm vụ giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Nghị quyết số 74/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận 05 năm 2021 - 2025;

Xét Tờ trình số 52/TTr-UBND ngày 21 tháng 3 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua Nghị quyết Huy động nguồn lực, ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cấp thiết giai đoạn 2021 - 2025; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách và ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Huy động nguồn lực, ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cấp thiết giai đoạn 2021 - 2025, với những nội dung chính như sau:

1. Một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2025

- Tốc độ tăng tổng sản phẩm nội tỉnh (GRDP) đạt 10 - 11%/năm.

- GRDP bình quân đầu người đạt 113 - 115 triệu đồng/người.

- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2021 - 2025 đạt 100.000 - 105.000 tỷ đồng, trong đó tổng vốn đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu khoảng 40.000 tỷ đồng.

- Đến năm 2025: Nâng mật độ đường giao thông đến năm 2025 đạt 0,495 km/km2; năng lực tưới đạt 62% diện tích đất nông nghiệp vào năm 2025; toàn Tỉnh có 8 đô thị, trong đó 01 đô thị loại II, 02 đô thị loại IV và 05 đô thị loại V.

- Có 65% số trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia, 100% số học sinh tiểu học học 2 buổi/ngày; 30% số trường mầm non đạt chuẩn quốc gia; có 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế.

2. Một số nhiệm vụ chủ yếu trên các lĩnh vực

2.1. Hạ tầng kinh tế, kỹ thuật

a) Hạ tầng giao thông, cảng biển

Xây dựng hệ thống giao thông đồng bộ, theo hướng hiện đại, tạo thành mạng lưới giao thông hợp lý, tính kết nối cao, tạo động lực lan tỏa để thúc đẩy các ngành, lĩnh vực, vùng động lực phát triển; ưu tiên đầu tư hạ tầng giao thông quan trọng, có tính đột phá (tuyến kết nối cao tốc Bắc - Nam, các tuyến quốc lộ đến khu công nghiệp, cảng biển, đường vành đai kết nối các vùng trong tỉnh, đường liên vùng kết nối Nam Tây Nguyên đến Cảng Cà Ná, các trục chính trong khu đô thị và các trục nối vùng kinh tế trọng điểm, hệ thống giao thông nông thôn, miền núi; liên kết giao thông đường sắt với giao thông đường biển, trong đó kết nối Ga đường sắt Cà Ná với Cảng Cà Ná theo Quyết định số 1769/QĐ-TTg ngày 19 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050...); đồng thời đầu tư sân bay Thành Sơn thành sân bay lưỡng dụng; kiến nghị đầu tư khôi phục tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm - Đà Lạt theo hình thức PPP.

Đầu tư hoàn thành giai đoạn 2 cảng biển nước sâu Cà Ná có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải đến 300.000 DWT hướng đến hình thành Cảng trung chuyển quốc tế của các tỉnh trong khu vực; kêu gọi đầu tư Cảng Ninh Chữ, các cảng chuyên dùng phục vụ du lịch Bình Tiên - Vĩnh Hy, Bình Sơn - Ninh Chữ; nâng cấp và mở rộng các cảng cá kết hợp làm nơi tránh trú bão cho tàu thuyền; kêu gọi, thu hút đầu tư các công trình phụ trợ khác, như Trung tâm logistics gắn với Cảng tổng hợp Cà Ná, trạm dừng nghỉ, bến xe, bãi đỗ xe để phát huy hiệu quả các công trình giao thông.

b) Hạ tầng thủy lợi

Đầu tư hạ tầng thủy lợi theo hướng liên thông và đa mục tiêu vừa bảo đảm nước tưới cho sản xuất nông nghiệp để chuyển dịch cơ cấu cây trồng, sử dụng hiệu quả giá trị đất nông nghiệp, giá trị sản xuất đạt 150 triệu đồng/ha, cung cấp nước sinh hoạt cho người và gia súc, vừa có nhiệm vụ điều tiết nước và cắt lũ cho vùng đồng bằng, vừa bảo đảm nguồn nước cho các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, du 3 lịch. Tập trung đầu tư các công trình thủy lợi đảm bảo đồng bộ từ các công trình đầu mối đến hệ thống kênh chuyển nước; thực hiện đấu nối liên thông các hồ chứa, huy động nguồn lực xã hội hóa đầu tư hệ thống kênh cấp 2, 3 nội đồng để nâng cao hiệu quả khai thác các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh, phấn đấu tăng năng lực tưới đạt 62% vào năm 2025.

c) Hạ tầng đô thị

Đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng các khu đô thị mới theo hướng hiện đại, xanh, thân thiện với môi trường. Phát triển đô thị theo hướng hình thành hệ thống đô thị trung tâm nhiều cấp, tận dụng lợi thế về địa kinh tế của tỉnh và phát huy thế mạnh của từng vùng để hình thành các khu đô thị tập trung, các trung tâm kinh tế có quy mô hợp lý gắn với quá trình đô thị hóa nông thôn, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp và dịch vụ.

Tập trung đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị trọng điểm theo hướng văn minh, hiện đại, bao gồm: Giao thông, cải tạo hệ thống cấp nước, thoát nước, cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường đô thị. Thực hiện tốt chính sách nhà ở, quan tâm giải quyết nhà ở xã hội cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ; thiết lập trật tự xây dựng đi vào nền nếp; quản lý hiệu quả thị trường bất động sản.

d) Hạ tầng du lịch

Phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch, tăng cường liên kết vùng, kết nối giữa các địa phương để phát triển du lịch; mở rộng hệ thống giao thông kết nối đến vùng du lịch trọng điểm của tỉnh; phát triển hạ tầng đô thị thành phố Phan Rang-Tháp Chàm hướng đến trở thành đô thị du lịch, tập trung phát triển hạ tầng Khu du lịch Quốc gia Ninh Chữ và các khu vực du lịch thuộc dải ven biển từ Bình Tiên - Vĩnh Hy đến Cà Ná - Mũi Dinh. Tiếp tục đầu tư hạ tầng du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Núi Chúa và Phước Bình để phát huy các tiềm năng du lịch.

đ) Hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp

Tiếp tục triển khai đầu tư kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp Thành Hải, Du Long, Phước Nam (giai đoạn II), Cà Ná tạo điều kiện thu hút các dự án thứ cấp, phấn đấu đến năm 2025 tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp hiện có đạt từ 50% - 60%. Ưu tiên thu hút các dự án công nghiệp quy mô lớn, có công nghệ tiên tiến, công nghiệp sạch, để tạo đột phá phát triển các ngành công nghiệp biển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế; thu hút kêu gọi đầu tư hạ tầng dịch vụ trung tâm logistics tại Cảng biển Cà Ná; thu hút đầu tư kết cấu hạ tầng các cụm công nghiệp Hiếu Thiện, cụm công nghiệp Tri Hải và cụm công n ghiệp chế biến thủy sản tập trung.

e) Hạ tầng truyền tải điện

Tập trung đầu tư phát triển các công trình trạm biến áp và đường dây 500kV, 220kV; phát triển công trình trạm biến áp và đường dây 110kV (theo danh mục Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh giai đoạn 2016 - 2025, có xét đến 2035) để đáp ứng nhu cầu truyền tải, giải tỏa công suất cho các dự án năng lượng tái tạo, nhằm thực hiện mục 4 tiêu đưa Ninh Thuận trở thành một trong những Trung tâm năng lượng tái tạo, năng lượng sạch của cả nước.

2.2. Hạ tầng xã hội

a) Hạ tầng Giáo dục

Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất giáo dục đào tạo, cơ sở trường lớp theo hướng kiên cố hóa, đạt chuẩn quốc gia, bảo đảm đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao toàn diện chất lượng giáo dục, nhất là ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Đến năm 2025, có 65% trường phổ thông và 30% trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, đồng thời nâng chất lượng các trường đã đạt chuẩn; đầu tư hoàn thành Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Trường THPT Nguyễn Trãi; phát triển phân hiệu Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh tại tỉnh thành phân hiệu mạnh hướng đến hình thành trường đại học đa ngành khi đủ điều kiện. Đẩy mạnh phát triển loại hình trường tư thục chất lượng cao ở các cấp học, các hạ tầng Giáo dục và Đào tạo đảm bảo đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

b) Hạ tầng Y tế

Tăng cường năng lực phòng, chống dịch bệnh gắn với đổi mới, nâng chất lượng hoạt động y tế cơ sở. Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động y tế, tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ y tế theo hướng đa dạng hoá, nhất là các cơ sở khám, chữa bệnh chất lượng cao. Khuyến khích đầu tư thành lập bệnh viện tư nhân và các loại hình y tế ngoài công lập. Tập trung đầu tư thiết bị Bệnh viện tỉnh, nâng cao năng lực phòng thí nghiệm thuộc trung tâm kiểm soát dược phẩm, thực phẩm và thiết bị y tế; đầu tư hoàn thành Bệnh viện y dược cổ truyền quy mô 100 giường; đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế cho các tuyến, trong đó ưu tiên tuyến xã và các đơn vị mới thành lập.

c) Hạ tầng Văn hóa

Đầu tư tôn tạo, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa, các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các dân tộc trong tỉnh; xây dựng, nâng cấp các thiết chế văn hóa, các điểm sinh hoạt cộng đồng thôn, xã; tập trung ưu tiên đầu tư các công trình văn hóa, thể thao quan trọng.

d) Hạ tầng thông tin số

Đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin một cách đồng bộ, liên thông giữa các ngành, các cấp, theo hướng hiện đại đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới, trong đó tập trung đầu tư xây dựng Ninh Thuận trở thành trung tâm phát triển doanh nghiệp công nghệ số, chuyển đổi số toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội; xây dựng chính quyền điện tử, nâng cao năng lực quản lý, điều hành của chính quyền các cấp, đảm bảo người dân được hưởng các dịch vụ công một cách nhanh chóng, thuận tiện trên cơ sở hạ tầng thông tin số rộng khắp, phấn đấu đến năm 2025 tỷ trọng kinh tế số chiếm khoảng 20% GRDP của tỉnh.

2.3 Dự kiến tổng nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng cấp thiết giai đoạn 2021 - 2025: 40.000 tỷ đồng, trong đó:

- Vốn ngân sách Nhà nước: 18.659 tỷ đồng, gồm:

+ Ngân sách Trung ương: 10.872 tỷ đồng

+ Ngân sách địa phương: 1.689 tỷ đồng

+ Vốn các Bộ ngành Trung ương đầu tư trên địa bàn, vốn nước ngoài: 6.098 tỷ đồng.

- Vốn thành phần kinh tế và xã hội hoá: 21.341 tỷ đồng.

3. Các nhóm giải pháp chủ yếu

3.1. Công tác tuyên truyền vận động phát triển kết cấu hạ tầng

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến sâu rộng bằng nhiều hình thức phù hợp để nâng cao nhận thức của cán bộ, Nhân dân trong tỉnh về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, là sự nghiệp chung, vừa là lợi ích, vừa là nghĩa vụ của toàn xã hội, để mọi người dân ủng hộ tham gia đóng góp và chia sẻ trách nhiệm với Nhà nước trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trước hết là trong thực hiện chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng; đồng thời qua công tác tuyên truyền vận động để tạo sự đồng thuận thống nhất cao của các cấp, các ngành và Nhân dân về chủ trương đầu tư kết cấu hạ tầng theo hình thức xã hội hóa và đối tác công tư.

3.2. Nâng cao chất lượng quy hoạch, quản lý Nhà nước về đầu tư, xây dựng cơ bản để sử dụng có hiệu quả nguồn lực đầu tư

- Tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch. Khẩn trương hoàn thành Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 bảo đảm tích hợp đầy đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu vào Quy hoạch tỉnh để có cơ sở triển khai; đồng thời rà soát, điều chỉnh, bổ sung các loại quy hoạch đảm bảo đồng bộ, thống nhất với Quy hoạch chung của cả nước.

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư, tập trung chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ đầu tư các công trình xây dựng kết cấu hạ tầng, sớm đưa vào khai thác sử dụng và quản lý có hiệu quả. Nâng cao hiệu quả công tác giám sát chất lượng công trình và khai thác sử dụng sau đầu tư; thực hiện tốt việc duy tu, bảo dưỡng, bảo trì công trình xây dựng để phát huy tính năng sử dụng, duy trì độ bền vững và bảo đảm cảnh quan môi trường.

- Nâng cao vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu các cấp ủy, chính quyền, các đơn vị chủ đầu tư trong quá trình triển khai thực hiện các dự án đầu tư công. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển. Tăng cường công tác giám sát đầu tư, kiểm tra, thanh tra, phòng, chống tham nhũng; nâng cao hiệu quả đầu tư từ ngân sách và xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức thiếu trách nhiệm, định kỳ tổ chức sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm.

3.3. Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư, nguồn lực đầu tư

- Nắm bắt và vận dụng hiệu quả các cơ chế, chính sách, các chương trình hỗ trợ đầu tư của Trung ương để chủ động xây dựng các chương trình, dự án nhằm tranh thủ cao nhất nguồn hỗ trợ đầu tư từ ngân sách Trung ương. Đi đôi với đẩy mạnh công tác thu, nuôi dưỡng và tạo nguồn thu mới để tăng thu ngân sách địa phương hằng năm và khai thác có hiệu quả các nguồn thu sử dụng đất, để tạo nguồn vốn đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng.

- Khuyến khích và huy động cao nhất nguồn lực đầu tư từ các doanh nghiệp tham gia đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo cơ chế xã hội hóa và đối tác công tư, với phương châm kết cấu hạ tầng nào mà nguồn vốn tư nhân làm được thì Nhà nước không làm. Đồng thời khuyến khích Nhân dân tham gia đóng góp theo cơ chế dân chủ ở cơ sở, bảo đảm huy động tối đa nguồn lực từ các đối tượng hưởng lợi tham gia đầu tư kết cấu hạ tầng.

- Tăng cường cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, bảo đảm thông thoáng, thuận lợi, tạo sự đột phá trong thu hút nguồn vốn từ khu vực tư nhân cho phát triển kết cấu hạ tầng. Ứng dụng công nghệ thông tin và phương pháp quản lý hiện đại trong việc tổ chức xây dựng, khai thác và quản lý các công trình kết cấu hạ tầng.

(Đính kèm Dự kiến Danh mục huy động dự án ưu tiên xây dựng kết cấu hạ tầng cấp thiết giai đoạn 2021 - 2025).

3.4. Giải pháp về cơ chế chính sách

- Rà soát, cụ thể hóa, bổ sung kịp thời các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Trung ương phù hợp với tình hình của tỉnh, trọng tâm là cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ tỉnh theo Nghị quyết số 115/NQ-CP của Chính phủ. Tranh thủ tối đa sự hỗ trợ của Trung ương để huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng từ các chương trình, chính sách.

- Nghiên cứu, ban hành các cơ chế, chính sách trên các lĩnh vực để thu hút thêm các nguồn lực, nhất là cơ chế chính sách hỗ trợ, khuyến khích thu hút nguồn vốn tư nhân hóa đầu tư kết cấu hạ tầng.

- Đẩy mạnh phân cấp trong đầu tư, tăng cường tính tự chủ gắn với trách nhiệm, quyền hạn của từng cấp trong việc thực hiện quản lý đầu tư vốn ngân sách Nhà nước, tạo tính chủ động cân đối nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Triển khai cơ chế để lại cho huyện, thành phố số thu từ các dự án kêu gọi đầu tư các dự án khu đô thị để đầu tư hạ tầng cấp thiết tại địa phương.

- Xây dựng cơ chế, chính sách huy động tốt nhất nguồn thu từ đấu giá đất công và tài sản trên đất công để tạo nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng của tỉnh và các huyện, thành phố.

- Rà soát, kiến nghị điều chỉnh các cơ chế, chính sách liên quan đến bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, rút ngắn thời gian quy trình giải tỏa đền bù; chú trọng chính sách có liên quan đến dạy nghề, tạo việc làm ổn định cho người dân sau khi bị thu hồi đất.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ nhiệm vụ, quyền hạn triển khai thực hiện Nghị quyết theo quy định pháp luật; rà soát các cơ chế chính sách hiện hành liên quan bảo đảm hiệu quả khả thi phù hợp với tình hình thực tế; định kỳ 3 năm, 5 năm báo cáo đánh giá kết quả thực hiện.

2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận khóa XI Kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 20 tháng 7 năm 2022./.

 

 

CHỦ TỊCH




Phạm Văn Hậu

 

DANH MỤC

HUY ĐỘNG DỰ ÁN ƯU TIÊN XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG CẤP GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Nghị quyết số 33/NQ-HĐND ngày 22 tháng 7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận)

ĐVT: triệu đồng

STT

Danh mục

TMĐT

Tổng vốn đã huy động 2021-2025

Ghi chú

Tổng số

Vốn NSNN

Vốn TPKT và XHH

Tổng số

Trong đó

NSĐP

NSTW

ODA

Kiến nghị Bộ đầu tư'

 

TỔNG SỐ

67.114.607

40.000.000

18.659.000

1.689.000

8.061.000

2.811.000

6.098.000

21.341.000

 

A

HẠ TẦNG KINH TẾ, KỸ THUẬT

64.222.196

37.682.000

16.354.000

521.000

7.960.000

2.417.000

5.456.000

21.328.000

 

I

Ngành Giao thông, cảng biển

23.284.757

19.559.000

11.201.000

335.000

6.010.000

0

4.856.000

8.358.000

 

1

Đường nối từ thị trấn Tân Son, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận đi ngã tư Tà Năng, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng

1.490.000

1.400.000

1.400.000

100.000

1.300.000

 

 

 

Đã bố trí KH trung hạn 2021 -2025

2

Đường giao thông kết nối Đập hạ lưu sông Dinh đến đường Hải Thượng Lãn Ông

94.029

90.000

90.000

90.000

 

 

 

 

Đã bố trí KH trung hạn 2021 -2025

3

Đường vành đai phía Bắc (đoạn từ đèo Khánh Nhơn đi Quốc lộ 27)

1.248.000

1.290.000

1.290.000

 

1.290.000

 

 

 

Đã bố trí KH trung hạn 2021 -2025

4

Đường Văn Lâm - Sơn Hải

372.515

370.000

370.000

 

370.000

 

 

 

Đã bố trí KH trung hạn 2021 -2025

5

Đường nối từ cao tốc Bắc Nam với Quốc lộ 1 và cảng biển tổng hợp Cà Ná

903.000

903.000

145.000

145.000

 

 

 

758.000

Đã bố trí KH trung hạn 2021 -2025 và huy động vốn

6

Đường liên vùng QL1A - Phước Hà - Ma Nới kết nối Đức Trọng - Lâm Đồng lên Nam Tây Nguyên

 

1.000.000

1.000.000

 

1.000.000

 

 

 

Kiến nghị TW đầu tư

7

Dự án cải tạo, nâng cấp QL27 các đoạn còn lại trên địa bàn tỉnh

216.563

216.000

216.000

 

 

 

216.000

 

Kiến nghị TW đầu tư

8

Đường cao tốc Bắc Nam (Đoạn qua tỉnh Ninh Thuận)

8.925.000

6.600.000

4.000.000

 

 

 

4.000.000

2.600.000

Bộ GTVT đầu tư

9

Xây dựng đường gom dọc theo tuyến đường sắt Bắc Nam và các công trình phụ trợ đế xóa lối đi tự mở

100.700

100.000

100.000

 

100.000

 

 

 

Kiến nghị TW hỗ trợ theo Quyết định số 358/QĐ-TTg ngày 10/3/2020

10

Xây dựng cầu Phước Dàn vượt đường sắt Bắc Nam tại thị trấn Phước Dân

140.790

140.000

140.000

 

 

 

140.000

 

Kiến nghị TW đầu tư theo Quyết định số 358/QĐ-TTg ngày 10/3/2020

11

Xây cầu Tháp Chàm vượt đường sắt Bắc Nam tại phường Đô Vinh, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm

249.160

200.000

200.000

 

 

 

200.000

 

Kiến nghị TW đầu tư theo Quyết định số 358/QĐ-TTg ngày 10/3/2020

12

Đường nối Trung tâm hành chính huyện Thuận Nam với đường Văn Lâm - Sơn Hải (Cơ sở hạ tầng Khu trung tâm hành chính huyện (Giai đoạn 4))

150.000

150.000

150.000

 

150.000

 

 

 

Tiếp tục cân đối bổ sung KH trung hạn 21-25

13

Đường vành đai phía Đông Nam

1.293.000

1.200.000

1.200.000

 

1.200.000

 

 

 

Kiến nghị theo NQ 115

14

Đường 704, xã Thành Hải, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm

302.000

300.000

 

 

 

 

 

300.000

Tiếp tục vận động

15

Nâng cấp mở rộng đường 21/8.

600.000

600.000

600.000

 

600.000

 

 

 

Tiếp tục kiến nghị TW

16

Đường sắt nối Cảng tổng hợp Cà Ná với đường sắt Thống Nhất tại Ga Cà Ná

700.000

300.000

300.000

 

 

 

300.000

 

theo Quyết định số 1769/QĐ-TTg ngày 19/10/2021

17

Cảng biển tổng hợp Cà Ná

5.000.000

3.000.000

 

 

 

 

 

3.000.000

Tiếp tục vận động đầu tư giai đoạn 2

18

Cảng Ninh Chữ

1.500.000

1.500.000

 

 

 

 

 

1.500.000

Tiếp tục vận động

19

Sân bay Thành Sơn thành sân bay dùng chung

 

200.000

 

 

 

 

 

200.000

 

II

Ngành thủy lợi

3.946.524

3.857.000

3.857.000

100.000

1.540.000

1.617.000

600.000

0

 

20

Xây dựng Kênh chuyển nước Tân Giang - Sông Biêu

517.446

510.000

510.000

 

510.000

 

 

 

Đã bố trí KH trung hạn 2021 -2025

21

Hệ thống kênh tưới của Hồ chứa nước sông Than

395.847

390.000

390.000

 

390.000

 

 

 

Đã bố trí KH trung hạn 2021 -2025

22

Kênh đường ống cấp II và kênh cấp III thuộc Hệ thống thủy lợi Sông Cái - Tân Mỹ

394.140

390.000

390.000

 

390.000

 

 

 

Đã bố trí KH trung hạn 2021-2025

23

Dự án “Tăng cường khả năng chống chịu của nông nghiệp quy mô nhỏ trong bối cảnh thiếu an ninh nguồn nước do biến đổi khí hậu tại khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ”

148.098

147.000

147.000

20.000

 

127.000

 

 

Đã bố trí KH trung hạn 2021 -2025

24

Dự án "Nước sạch và vệ sinh nông thôn bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu” vay vốn WB

342.150

340.000

340.000

 

50.000

290.000

 

 

Đang vận động nhà tài trợ

25

Hệ thống tiêu Khu công nghiệp Phước Nam và Trung tâm huyện Thuận Nam

66.000

66.000

66.000

66.000

 

 

 

 

Đã phê duyệt chủ trương đầu tư

26

Khu neo đậu tránh Trú bão kết hợp Cảng cá Cà Ná

214.000

214.000

214.000

14.000

 

 

200.000

 

Bộ Nông nghiệp đầu tư

27

Dự án Hệ thống chuyển nước Tân Mỹ - hồ Bà Râu - hồ Sông Trâu

400.000

400.000

400.000

 

 

 

400.000

 

Đang kiến nghị TW đầu tư

28

Chống hạn, xói lở, ngập lụt thích ứng với biến đổi khí hậu cho 4 tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên - Tiểu dự án Ninh Thuận (AFD)

1.468.843

1.400.000

1.400.000

 

200.000

1.200.000

 

 

Đang kiến nghị TW đầu tư

III

Hạ tầng đô thị

12.376.118

9.456.000

1.086.000

86.000

200.000

800.000

-

8.370.000

 

29

Cải thiện môi trường đô thị các thành phố loại 2 - Hợp phần tỉnh Ninh Thuận (ADB)

1.112.591

1.000.000

1.000.000

 

200.000

800.000

 

 

Đang kêu gọi đầu tư

30

Hệ thống thoát nước đô thị Phước Nam

86.000

86.000

86.000

86.000

 

 

 

 

Tiếp tục cân đối bổ sung KH trung hạn 21-25

31

Khu đô thị Đông Bắc

600.000

600.000

 

 

 

 

 

600.000

Đang kêu gọi đầu tư

32

Khu đô thị mới Đầm Cà Ná (Phía Nam đường Ven Biển)

3.532.000

1.500.000

 

 

 

 

 

1.500.000

Đang kêu gọi đầu tư

33

Dự án Khu đô thị mới Phủ Hà

268.000

260.000

 

 

 

 

 

260.000

Đang kêu gọi đầu tư

34

Khu đô thị Mỹ Phước

700.000

700.000

 

 

 

 

 

700.000

Đang kêu gọi đầu tư

35

Khu đô thị Bờ Sông Dinh

1.713.000

1.700.000

 

 

 

 

 

1.700.000

Đang kêu gọi đầu tư

36

Khu đô thị Khánh Hải

3.178.610

2.500.000

 

 

 

 

 

2.500.000

Đang kêu gọi đầu tư

37

Khu đô thị Sân vận động Khánh Hải

191.000

150.000

 

 

 

 

 

150.000

Đang kêu gọi đầu tư

38

Khu đô thị Bắc Sông ông

160.917

160.000

 

 

 

 

 

160.000

Đang kêu gọi đầu tư

39

Khu phố Đông Hải

834.000

800.000

 

 

 

 

 

800.000

Đang kêu gọi đầu tư

IV

Hạ tầng Du lịch

16.114.797

1.610.000

210.000

-

210.000

-

-

1.400.000

 

40

Khôi phục tuyến đường sắt răng cưa Phan Rang - Đà Lạt

15.000.000

500.000

 

 

 

 

 

500.000

 

41

Đường nối từ cao tốc Bắc Nam vào thành phố PRTC

600.000

600.000

 

 

 

 

 

600.000

 

42

Đường ống cấp nước từ Hồ Sông Trâu đến khu du lịch phía Bắc

300.000

300.000

 

 

 

 

 

300.000

 

43

Vườn Quốc gia Phước Bình

82.000

80.000

80.000

 

80.000

 

 

 

Đã bố trí KH trung hạn 2021-2025, thực hiện năm 2021

44

Vườn Quốc gia Núi chúa

132.797

130.000

130.000

 

130.000

 

 

 

Đã bố trí KH trung hạn 2021-2025, thực hiện năm 2021

IV

Hạ tầng Khu, cụm công nghiệp

8.500.000

3.200.000

 

 

 

 

 

3.200.000

 

45

Dự án đầu tư KCN Phước Nam

900.000

500.000

 

 

 

 

 

500.000

 

46

Khu công nghiệp Cà Ná

5.400.000

2.000.000

 

 

 

 

 

2.000.000

Đang kiến nghị TTg phê duyệt chủ trương đầu tư, gđ 2021 - 2025 thực hiện 50%

47

Khu công nghiệp Du long

2.000.000

500.000

 

 

 

 

 

500.000

 

48

Cụm công nghiệp Hiếu Thiện

200.000

200.000

 

 

 

 

 

200.000

Đang vận động

V

Hạ tầng truyền tải điện

 

 

 

 

 

 

 

 

Kiến nghị EVN đầu tư

 

Trạm 500kV

 

 

 

 

 

 

 

 

 

49

Nâng công suất trạm biển áp 500kV Trung Nam Từ 2x900MVA lên 3x900MVA

 

 

 

 

 

 

 

 

 

50

Xây dựng mới Trạm 500kV Ninh Sơn công suất 2X900MVA

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuyến đường dây 500Kv

 

 

 

 

 

 

 

 

 

51

Tuyến đường dây 500kV mạch kép Ninh Sơn rẽ Thuận Nam - Chơn Thành

 

 

 

 

 

 

 

 

 

52

Tuyến đường dây 500kV mạch kép Ninh Sơn rẽ Vân Phong - Thuận Nam

 

 

 

 

 

 

 

 

 

53

Đường dây 500kV mạch kép Thuận Nam - Chơn Thành

 

 

 

 

 

 

 

 

 

54

Đường dây 500kV Vân phong - NĐ Vĩnh Tân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuyến đường dây 220kv

 

 

 

 

 

 

 

 

 

55

Đường dây 220kV mạch kép Ninh Phước -500kV Thuận Nam

 

 

 

 

 

 

 

 

 

56

Đường dây 220Kv Nha Trang - Tháp Chàm (mạch 1)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

57

Đường dây 220Kv Nha Trang - Tháp Chàm (mạch 2)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trạm 220kV

 

 

 

 

 

 

 

 

 

58

Trạm cắt 220kV Đa Nhim

 

 

 

 

 

 

 

 

 

59

Trạm biến áp 220kV Cà Ná (1x250MVA)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

60

Nâng công suất trạm biến áp 220kV Đa Nhim lên thành 188MVA

 

 

 

 

 

 

 

 

 

61

Nâng công suất trạm biến áp 220kV Phước Thái lên thành 625MVA

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B

HẠ TẦNG XÃ HỘI

2.892.411

2.318.000

2.305.000

1.168.000

101.000

394.000

642.000

13.000

 

I

Hạ tầng giáo dục

1.846.614

1.288.000

1.288.000

646.000

0

0

642.000

0

 

62

Trường cao đẳng nghề chất lượng cao

79.400

79.000

79.000

12.000

 

 

67.000

 

Đã bố trí KH trung hạn 2021 -2025

63

Dự án Xây mới trường THPT Nguyễn Trãi, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm

97.214

89.000

89.000

89.000

 

 

 

 

Đã bố trí KH trung hạn 2021-2025, thực hiện năm 2021

64

Đổi mới Chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông

545.000

545.000

545.000

545.000

 

 

 

 

Đã bố trí KH trung hạn 2021 -2025

65

Phân hiệu Trường Đại học Nông Lâm TPHCM

1.125.000

575.000

575.000

 

 

 

575.000

 

Đang kiến nghị Bộ GĐĐT bố trí vốn theo NQ 115/NQ-CP

II

Y tế

724.597

714.000

714.000

219.000

101.000

394.000

0

0

 

66

Nâng cấp mở rộng Trường Trung cấp y tế

55.251

55.000

55.000

55.000

 

 

 

 

Đã bố trí KH trung hạn 2021 -2025

67

Đầu tư nâng cấp trang thiết bị y tế tại Trung tâm Y tế huyện Ninh Phước và Trung tâm Y tế huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận

121.453

121.400

121.400

 

15.400

106.000

 

 

Đang vận động

68

Đầu tư mua sắm trang, thiết bị y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận

317.014

317.000

317.000

 

29.000

288.000

 

 

Đang vận động

69

Nâng cao năng lực phòng thí nghiệm theo TCVNISO/IEC 17025 và GLP của Trung tâm Kiểm soát dược phẩm và thiết bị y tế giai đoạn 2021 - 2023

31.000

31.000

31.000

31.000

 

 

 

 

Đã bố trí KH trung hạn 2021 -2025

70

Xây mới trung tâm kỹ thuật cao và khoa truyền nhiễm Bệnh viện đa khoa tỉnh

90.000

90.000

90.000

90.000

 

 

 

 

Tiếp tục cân đối bổ sung KH trung hạn 21 -25

71

Bệnh viện Y dược cổ truyền

109.879

99.600

99.600

43.000

56.600

 

 

 

Đã bố trí KH trung hạn 2021-2025, thực hiện năm 2021

III

Hạ tầng Văn hóa - Du lịch

135.000

130.000

130.000

130.000

-

-

-

-

 

72

Trung tâm biểu diễn văn hóa nghệ thuật

115.000

110.000

110.000

110.000

 

 

 

 

Tiếp tục càn đối bổ sung KH trung hạn 21-25

73

Nội thất nhà trưng bày tại Di tích tháp Pôrômê

10.000

10.000

10.000

10.000

 

 

 

 

Tiếp tục cân đối bổ sung KH trung hạn 21-25

74

Hạ tầng tháp Poklong Garai

10.000

10.000

10.000

10.000

 

 

 

 

Tiếp tục cân đối bổ sung KH trung hạn 21-25

IV

Hạ tầng thông tin số

186.200

186.000

173.000

173.000

-

-

-

13.000

 

75

Dự án chuyển đổi số

186.200

186.000

173.000

73.000

 

 

 

13.000

NSĐP đã bố trí KH trung hạn 21 -25

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 33/NQ-HĐND ngày 22/07/2022 về huy động nguồn lực, ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cấp thiết giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Ninh Thuận ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.669

DMCA.com Protection Status
IP: 3.129.42.198
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!