Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 19/NQ-CP Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 18/03/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh

Nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 19/NQ-CP, trong đó đưa ra một số giải pháp cụ thể như sau:

- Cải tiến thủ tục để rút ngắn thời gian thành lập doanh nghiệp xuống tối đa còn 6 ngày;

- Giảm thời gian thực hiện thủ tục nộp thuế, đơn giản hóa hồ sơ, quy trình xuất, nhập khẩu; 

- Rút thời gian tiếp cận điện năng đối với DN, dự án đầu tư xuống tối đa còn 70 ngày;

- Rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục phá sản doanh nghiệp xuống còn tối đa 30 tháng;

- Công khai, minh bạch hóa tình hình hoạt động, tài chính của doanh nghiệp…

Trong giai đoạn 2014-2015, các cơ quan nhà nước sẽ phải tập trung đẩy mạnh cải cách TTHC, rút ngắn quy trình xử lý, giảm thời gian, chi phí thực hiện thủ tục.

Dự kiến đến hết năm 2015, các chỉ tiêu nêu trên sẽ phải đạt mức trung bình của nhóm nước ASEAN-6.

Nghị quyết được thi hành từ ngày 18/3/2014.

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 19/NQ-CP

Hà Nội, ngày 18 tháng 03 năm 2014

NGHỊ QUYẾT

VỀ NHỮNG NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị quyết s 10/2011/QH13 ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015;

Căn cứ Nghị quyết s10/NQ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 và Phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011 - 2015;

Trên cơ sở thảo luận của các Thành viên Chính phủ và Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 02 năm 2014,

QUYẾT NGHỊ:

Thời gian qua, nước ta đã có những cải cách quan trọng nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và đã đạt được nhiều thành tựu, kinh tế tăng trưởng khá. Tuy nhiên, nền kinh tế đang bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém và đứng trước nhiều khó khăn, thách thức; năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp. Năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá và xếp hạng ở mức thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực, ở mức trung bình thấp so với các nước ASEAN, chậm được cải thiện, nhất là về thể chế, cơ sở hạ tầng và môi trường kinh doanh, trong đó đáng lưu ý là các vướng mắc liên quan tới thành lập doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư, quyền sở hữu tài sản, quyền sở hữu trí tuệ, hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước, nộp thuế, tiếp cận điện năng và xử lý doanh nghiệp mất khả năng thanh toán...

Những hạn chế, yếu kém nêu trên do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trong các nguyên nhân chủ quan có nguyên nhân nhiều Bộ, cơ quan, địa phương, doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, ý nghĩa của việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng và cạnh tranh ngày càng gay gắt. Thiếu chiến lược, chương trình quốc gia và cách tiếp cận hệ thống để nâng cao năng lực cạnh tranh. Việc phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội ngành nghề, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia chưa đáp ứng yêu cầu.

Để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp đã nêu trong các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, trong đó tập trung vào các nội dung chủ yếu sau đây:

I. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH

Tập trung thực hiện có hiệu quả 3 đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

Tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật, các cơ chế chính sách tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và bình đẳng cho mọi tổ chức, doanh nghiệp, người dân phát triển sản xuất kinh doanh. Chú trọng các cơ chế, chính sách về quyền sở hữu tài sản, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ nhà đầu tư, bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số, các quy định về phá sản, giải thể, cạnh tranh... Xây dựng cơ chế vận hành đồng bộ, thông suốt các thị trường hàng hóa, lao động, chứng khoán, bất động sản, khoa học công nghệ và các loại thị trường khác, bảo đảm phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển.

Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Có cơ chế, chính sách ưu đãi hơn để huy động các nguồn lực ngoài nhà nước đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các ngành, lĩnh vực như là một phương thức phát triển mới, đổi mới quy trình quản lý, sản xuất và dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, nhất là đào tạo đại học và dạy nghề. Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; kỹ năng quản lý đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; tập trung đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa, hội nhập quốc tế với lộ trình phù hợp; tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, tài chính, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và dạy nghề đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thị trường lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực. Tăng cường quản lý bảo hộ sở hữu trí tuệ. Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học công nghệ.

Trong giai đoạn 2014 - 2015 tập trung cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn quy trình xử lý, giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính, giảm chi phí hành chính, bảo đảm công khai, minh bạch và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước. Phấn đấu đến hết năm 2015 đạt mức trung bình của nhóm nước ASEAN-6, trong đó một số tiêu chí cụ thể là:

- Đơn giản thủ tục và rút ngắn thời gian thành lập doanh nghiệp xuống còn tối đa là 6 ngày; cải thiện các khâu liên quan khác nhằm rút ngắn thời gian từ đăng ký đến bắt đầu kinh doanh của doanh nghiệp;

- Cải cách quy trình, hồ sơ và thủ tục nộp thuế và rút ngắn thời gian các doanh nghiệp phải tiêu tốn để hoàn thành thủ tục nộp thuế đạt mức trung bình của nhóm nước ASEAN-6[1] (mức trung bình của nhóm nước ASEAN-6 là 171 giờ/năm);

- Rút thời gian tiếp cận điện năng đối với các doanh nghiệp, dự án đầu tư xuống còn tối đa là 70 ngày (mức trung bình của nhóm nước ASEAN-6 là 50,3 ngày);

- Hoàn thiện quy định về quyền sở hữu và bảo vệ nhà đầu tư vào Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp theo hướng tăng cường bảo vệ quyền sở hữu, nhà đầu tư, cổ đông thiu số theo chun mực quốc tế;

- Tạo thuận lợi, bảo đảm bình đẳng, công khai, minh bạch trong tiếp cận tín dụng theo cơ chế thị trường giữa các doanh nghiệp, tchức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế;

- Đơn giản hóa quy trình, hồ sơ và thủ tục xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan và giảm thời gian thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cho doanh nghiệp, phấn đấu thời gian xuất khẩu và thời gian nhập khẩu bằng mức trung bình của các nước ASEAN-6[2] (mức trung bình thời gian xuất khẩu của nhóm nước ASEAN-6 là 14 ngày và thời gian nhập khẩu là 13 ngày);

- Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục phá sản doanh nghiệp xuống còn tối đa 30 tháng;

- Công khai hóa, minh bạch hóa tình hình hoạt động, tài chính doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tế.

II. GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH

1. Các Bộ, cơ quan, địa phương triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các kế hoạch của Chính phủ về triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 và thực hiện Nghị quyết số 67/2013/QH13 của Quốc hội về việc tăng cường công tác thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.

2. Các Bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao:

- Rà soát thủ tục hành chính, đặc biệt là thủ tục hành chính có liên quan đến các chỉ số xếp hạng năng lực cạnh tranh để sửa đổi hoặc kiến nghị sửa đổi gửi Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ tổng hợp, theo dõi và báo cáo Chính phủ.

- Công khai minh bạch trên Internet về thủ tục hành chính và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan, đơn vị nơi trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính. Chủ động, bố trí, sắp xếp cán bộ có năng lực, có trách nhiệm trong hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ, tiếp nhận, xử lý các thủ tục hành chính bảo đảm đúng tiến độ theo quy định. Tăng cường công tác phối hợp, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện thủ tục hành chính trong triển khai dự án đầu tư tại các cấp chính quyền địa phương; phát hiện và xử lý nghiêm những cán bộ, công chức có hành vi nhũng nhiễu, gây cản trở cho tổ chức, cá nhân khi thi hành công vụ.

- Đẩy mạnh đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, khai thác, vận hành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội theo từng ngành và trong toàn bộ nền kinh tế. Ưu tiên hàng đầu nhiệm vụ thúc đẩy phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong lộ trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong từng ngành, lĩnh vực, tạo nền tảng cho phát triển nhanh và bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Phát triển mạnh công nghiệp công nghệ thông tin, thúc đẩy ngành công nghiệp phần mềm. Nâng cao năng lực làm chủ công nghệ và hiệu lực, hiệu quả quản lý hệ thống hạ tầng thông tin, nội dung thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; đáp ứng yêu cầu cung cấp, trao đổi thông tin của xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, chủ quyền quốc gia về không gian mạng.

- Có cơ chế, chính sách khuyến khích và chỉ đạo các cơ quan, doanh nghiệp trong lĩnh vực thuộc mọi thành phần kinh tế đẩy mạnh đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng, đăng ký thương hiệu sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh.

- Đẩy mạnh tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hóa theo đề án đã được phê duyệt.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:

- Rà soát, hoàn thiện các quy định pháp luật để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Tập trung hoàn thiện Luật đầu tư (sửa đổi), trong đó có các quy định cải tiến, đơn giản hóa quy trình thủ tục liên quan đến thẩm định cấp giấy phép; Luật doanh nghiệp (sửa đổi) theo hướng tăng cường bảo vệ quyền sở hữu, nhà đầu tư, cổ đông thiểu số theo chuẩn mực quốc tế. Hoàn thiện các quy định chi tiết, thực hiện có hiệu quả Luật phá sản để giảm tối đa thời gian xử lý doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Rà soát các quy định liên quan đến hoạt động đầu tư có gắn với sử dụng đất và xây dựng, tổng hợp những bất cập, vướng mắc để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư.

- Thực hiện các giải pháp cần thiết tăng cường hiệu lực bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư, của cổ đông công ty cổ phần, đặc biệt là cổ đông thiểu số, của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn.

- Tiếp tục đơn giản hóa thủ tục khởi sự kinh doanh; đơn giản hóa và giảm chi phí thực hiện các thủ tục đăng ký thay đổi, bổ sung đăng ký kinh doanh. Xây dựng quy trình thống nhất về thủ tục đầu tư để áp dụng chung trong cả nước. Triển khai cơ chế một cửa liên thông, minh bạch thông tin để các nhà đầu tư trong và ngoài nước dễ tiếp cận. Rút ngắn thời gian thành lập doanh nghiệp xuống còn tối đa là 6 ngày.

- Rà soát, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin trong các dự án đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

4. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:

- Rà soát, đánh giá việc công khai, minh bạch quy trình cấp phát vốn ngân sách nhà nước để hoàn thiện tốt hơn; đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên cho các hoạt động sự nghiệp.

- Rà soát, đánh giá lại quy trình, hồ sơ và thủ tục xuất nhập khẩu, giảm thời gian thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cho doanh nghiệp, phấn đấu giảm thời gian xuất, nhập khẩu bằng mức trung bình của nhóm nước ASEAN-6 (mức trung bình thời gian xuất khẩu của nhóm nước ASEAN-6 là 14 ngày và thời gian nhập khẩu là 13 ngày).

- Rà soát, đánh giá lại và cải tiến quy trình, hồ sơ và thủ tục nộp thuế, rút ngắn thời gian mà các doanh nghiệp phải tiêu tốn để hoàn thành thủ tục nộp thuế đạt mức trung bình của nhóm nước ASEAN-6 (mức trung bình của nhóm nước ASEAN-6 là 171 giờ/năm).

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế, hải quan, kho bạc một cách toàn diện, hiện đại; triển khai có hiệu quả mô hình một cửa liên thông, tăng cường trách nhiệm phối hợp của các cơ quan liên quan trong thực hiện thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực này để tạo chuyển biến mạnh mẽ ngay từ năm 2014. Công khai, minh bạch về thủ tục hành chính thuế, hải quan để doanh nghiệp và người dân dễ tiếp cận và giám sát việc thực hiện; tăng cường đối thoại giữa doanh nghiệp với các cơ quan thuế, hải quan về những khó khăn, vướng mắc để xử lý kịp thời.

- Rà soát, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách về thuế, chi ngân sách nhà nước để khuyến khích các hoạt động đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ thông tin và các công nghệ khác trong các dự án đầu tư, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:

- Rà soát, hoàn thiện các thủ tục, điều kiện thành lập, hoạt động đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các trường đại học hàng đầu quốc tế mở cơ sở đào tạo ở Việt Nam, đặc biệt là các cơ sở hoạt động không vì mục đích lợi nhuận; bãi bỏ theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền bãi bỏ các thủ tục, điều kiện bất hợp lý, không còn cần thiết; bổ sung, sửa đổi và đơn giản hóa, giảm chi phí tuân thủ đối với các thủ tục, điều kiện còn lại theo hướng khuyến khích và tạo thuận lợi hơn cho tư nhân trong nước, nước ngoài và các tổ chức xã hội tham gia cung ứng dịch vụ giáo dục, đào tạo.

- Mở rộng quyền tự chủ tuyển sinh, tự chủ tài chính, tự chủ về chương trình, nội dung đào tạo và khảo thí cho các cơ sở giáo dục, đào tạo; tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung ứng dịch vụ giáo dục, đào tạo theo cơ chế thị trường gắn với việc kiểm soát chặt chẽ chất lượng và đầu ra.

6. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:

- Rà soát, đánh giá và thực hiện các biện pháp cần thiết tạo thuận lợi hơn cho việc tuyển dụng lao động và sử dụng lao động, bảo đảm tính thống nhất và linh hoạt của thị trường lao động.

- Rà soát, hoàn thiện các thủ tục và điều kiện thành lập, hoạt động đối với các tổ chức đào tạo nghề ngoài công lập; bãi bỏ theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền bãi bỏ các thủ tục, điều kiện bất hợp lý, không còn cần thiết; bổ sung, sửa đổi và đơn giản hóa, giảm chi phí tuân thủ đối với các thủ tục, điều kiện còn lại theo hướng khuyến khích và tạo thuận lợi hơn cho khu vực tư nhân trong nước, nước ngoài và các tổ chức xã hội tham gia đào tạo nghề.

- Kiểm soát chặt chẽ việc phát triển theo quy hoạch, có cơ chế, chính sách phù hợp để khuyến khích nâng cao chất lượng đào tạo, dạy nghề.

- Mở rộng quyền tự chủ tuyển sinh, đổi mới cơ chế tài chính và nâng cao tự chủ tài chính, tự chủ về chương trình, nội dung và sản phẩm dịch vụ cho các tổ chức đào tạo nghề ngoài công lập, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung ứng dịch vụ giáo dục, đào tạo theo cơ chế thị trường.

7. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:

- Rà soát, hệ thống hóa các quy định pháp luật nói chung, các quy định liên quan đến cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia nói riêng phù hợp với nội dung, tinh thần Hiến pháp năm 2013. Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc và tổng hợp kết quả thực hiện Hiến pháp năm 2013 của các bộ ngành, địa phương.

- Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền Bộ luật Dân sự (sửa đổi), Bộ luật Hình sự (sửa đổi) theo hướng bảo vệ và thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó có hoàn thiện các quy định về quyền sở hữu tài sản, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; nghiên cứu xây dựng Luật tiếp cận thông tin, Luật ban hành quyết định hành chính nhằm thực hiện cam kết quốc tế của Việt Nam về minh bạch hóa hoạt động của các cơ quan nhà nước và công khai, minh bạch, tăng cường tiếp cận thông tin đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

- Xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị quyết về một số nhiệm vụ trọng tâm cải cách thủ tục hành chính trong thực hiện dự án đầu tư để cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư; đề án liên thông thủ tục công chứng, đăng ký quyền sử dụng đất, tài sản gắn với đất và thuế. Theo dõi, đôn đốc các Bộ, cơ quan, địa phương trong việc tuân thủ các quy định về kiểm soát thủ tục hành chính; đánh giá tác động của thủ tục hành chính ngay trong quá trình soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và trong quá trình thực thi; luật hóa các quy định này khi thực hiện sửa đổi, bổ sung Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

- Rà soát, đánh giá và có ý kiến góp ý về quy trình giải quyết tranh chấp hợp đồng nói riêng và tranh chấp dân sự nói chung theo hướng giảm thủ tục, giảm thời gian, giảm chi phí giải quyết tranh chấp hợp đồng đối với những vụ việc đơn giản.

8. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương thực hiện có hiệu quả Chương trình tổng thể cải cách hành chính đến năm 2020; rà soát, hoàn thiện quy định và tổ chức thực hiện nghiêm Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính nhà nước để các địa phương áp dụng thống nhất cơ chế một cửa liên thông trong thực hiện thủ tục hành chính lĩnh vực đầu tư, đất đai, xây dựng.

9. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:

- Hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Luật đất đai (sửa đổi).

- Rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật về quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên, đất đai; có cơ chế, chính sách phù hợp tạo quỹ đất sạch tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh và phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội.

- Rà soát, hoàn thiện các quy định về bảo vệ môi trường, bảo đảm phát triển bền vững. Có cơ chế phù hợp khuyến khích các doanh nghiệp bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên và năng lượng.

10. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:

- Xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn; sửa đổi cơ chế, chính sách; kiện toàn bộ máy phù hợp.

- Thực hiện có hiệu quả tái cơ cấu nông nghiệp gắn với phát triển nông thôn mới theo đề án đã được phê duyệt. Đánh giá mô hình sản xuất lớn trong nông nghiệp theo chuỗi giá trị sản phẩm, nhân rộng mô hình cho các vùng,

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp về quy hoạch, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, nhất là về giống cây trồng, vật nuôi và kỹ thuật canh tác; tập trung, điều chỉnh quy mô sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong thu mua nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp cho nông dân, giảm bớt các chi phí trung gian, tăng thu nhập cho nông dân.

- Tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông sản, ứng dụng công nghệ, giảm tổn thất sau thu hoạch.

11. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:

- Triển khai thực hiện và chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam khẩn trương thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm giảm các thủ tục, thời gian và chi phí tiếp cận để được cấp điện đối với các dự án doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bảo đảm rút thời gian tiếp cận xuống còn tối đa 70 ngày (mức trung bình của nhóm nước ASEAN-6 là 50,3 ngày).

- Phát triển công nghiệp hỗ trợ, tập trung cho cơ khí chế tạo máy nông nghiệp và ngành dệt may.

- Tăng cường kiểm tra, xử lý đúng pháp luật các hoạt động kinh doanh trái phép, chống buôn lậu và gian lận thương mại, lũng đoạn thị trường, cạnh tranh không lành mạnh đi đôi với tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong sản xuất kinh doanh.

- Thúc đẩy thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các cam kết thương mại quốc tế, trước mắt là hướng tới việc hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015 và các Hiệp định thương mại tự do với các đối tác kinh tế lớn.

12. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương khẩn trương thực hiện các giải pháp cải thiện chất lượng hạ tầng và dịch vụ cảng biển, giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt, đường biển và đường hàng không, cải thiện hệ thống dịch vụ logistic, giảm chi phí các dịch vụ vận tải xuống bằng với mức trung bình của nhóm nước ASEAN-6.

13. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:

- Có cơ chế, chính sách phù hợp đẩy mạnh và khuyến khích hoạt động đổi mới sáng tạo, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong suốt quá trình hình thành sản phẩm, hỗ trợ hình thành hệ thống doanh nghiệp khoa học - công nghệ và thị trường công nghệ để mua bán, chuyển giao công nghệ, kể cả bằng sáng chế và quyền sở hữu trí tuệ.

- Nghiên cứu, triển khai thực hiện theo thẩm quyền hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền thực hiện các biện pháp cần thiết nâng cao hiệu lực bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và mức độ sẵn sàng về làm chủ và đổi mới công nghệ, triển khai mạnh mẽ các chương trình quốc gia về khoa học và công nghệ.

- Xây dựng các nội dung liên quan đến hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ, nguồn nhân lực; phối hợp với Bộ Ngoại giao đưa các nội dung này vào chương trình nghị sự của diễn đàn khu vực và quốc tế, đối thoại song phương và đa phương.

14. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:

- Tiếp tục nghiên cứu hướng dẫn công khai, minh bạch các thủ tục cấp giấy phép xây dựng, bảo đảm cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân dễ tiếp cận; tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trong công tác cấp giấy phép xây dựng theo quy định của Nghị định 64/2012/NĐ-CP ; đồng thời đề xuất bổ sung quy định về phí theo hướng giảm chi phí cho việc thực hiện cấp phép xây dựng.

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường để hoàn thiện, sớm ban hành thông tư liên tịch về quy trình liên thông, hợp lý giải quyết các thủ tục hành chính về đầu tư, đất đai và xây dựng.

15. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:

- Rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách quản lý nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển, khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước, cũng như trong toàn bộ nền kinh tế.

- Nâng cao năng lực làm chủ công nghệ và hiệu lực, hiệu quả quản lý hệ thống hạ tầng thông tin, nội dung thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Đảng, Nhà nước; đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin của xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo đảm an toàn thông tin, chủ quyền quốc gia về không gian mạng.

- Phát triển mạnh công nghiệp công nghệ thông tin, ưu tiên ngành công nghiệp phần mềm và nội dung số.

- Xây dựng các nội dung liên quan đến hợp tác quốc tế về phát triển công nghệ thông tin; phối hợp với Bộ Ngoại giao đưa các nội dung này vào chương trình nghị sự của diễn đàn khu vực và quốc tế, đối thoại song phương và đa phương.

16. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành công cụ chính sách tiền tệ hợp lý, phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô để ổn định hoạt động của thị trường tiền tệ; thực hiện các giải pháp để cải thiện và minh bạch hóa thông tin tín dụng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế được bình đẳng và thuận lợi hơn trong việc tiếp cận vốn tín dụng theo cơ chế thị trường.

17. Các Bộ, cơ quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao tập hợp, rà soát và đánh giá tình hình thực hiện các dịch vụ công, có giải pháp đổi mới tổ chức cung ứng các dịch vụ công theo hướng đa dạng hóa, xóa bỏ tình trạng độc quyền của một hoặc một số đơn vị trực thuộc hoặc nhà cung ứng được chỉ định trước; nghiên cứu đề xuất những dịch vụ có thể mở cho tư nhân cung cấp với mức độ mở phù hợp trước khi ban hành các quy định mở cửa thị trường, bảo đảm tiếp cận công bằng và bình đẳng đối với với cơ hội kinh doanh các loại dịch vụ này và quyền tự do lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ theo cơ chế thị trường.

18. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát các quy định do địa phương mình ban hành và tình hình thực hiện các quy định đó, đặt mục tiêu và lộ trình từ nay đến năm 2015 phấn đấu đạt mức của tỉnh, thành phố có chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) trong năm 2013 đã được xếp hạng ở mức cao.

19. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các hiệp hội doanh nghiệp, các hiệp hội ngành nghề:

- Tiến hành những khảo sát, nghiên cứu độc lập đánh giá định kỳ về chất lượng thực hiện thủ tục hành chính, đưa ra các khuyến nghị với Chính phủ. Phối hợp với các Bộ: Nội vụ, Tư pháp xây dựng tiêu chí, đánh giá cải cách thủ tục hành chính của các Bộ, cơ quan, địa phương, định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ và công bố công khai cho cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân biết. Nghiên cứu xếp hạng tín nhiệm của cộng đồng doanh nghiệp đối với các bộ, ngành và các địa phương.

- Tích cực tham gia, phối hợp chặt chẽ với cộng đồng các nhà đầu tư nắm bắt những vướng mắc, khó khăn, bất cập trong thực hiện thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đầu tư, đất đai, xây dựng, phản ánh với cơ quan có thẩm quyền xem xét, tháo gỡ kịp thời.

- Phối hợp với các bộ, ngành, các hiệp hội doanh nghiệp lập các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng chiến lược cạnh tranh hiệu quả, áp dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội nhằm từng bước cải thiện trình độ kinh doanh và năng lực cạnh tranh của cộng đồng doanh nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

- Tổ chức thu thập ý kiến của các doanh nghiệp về phản biện chính sách của các bộ, ngành và địa phương, báo cáo về Hội đồng quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh (qua Văn phòng Phát triển bền vững - Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và Văn phòng Chính phủ để tổng hợp, báo cáo Chính phủ và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các Bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao:

- Khẩn trương xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện Kế hoạch hành động cụ thể về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của từng Bộ, cơ quan, địa phương. Đến hết 30 tháng 4 năm 2014 báo cáo Hội đồng quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; trên cơ sở đó đưa vào Chương trình công tác của Chính phủ, Bộ, cơ quan, địa phương để triển khai thực hiện. Kế hoạch hành động phải xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, tiến độ thực hiện, đơn vị chủ trì và dự kiến các bước thực hiện đcải thiện các lĩnh vực theo chức năng, nhiệm vụ được giao, có kế hoạch chi tiết ban hành, sửa đổi các văn bản pháp luật hiện hành, các kết quả dự kiến đạt được theo các mốc thời gian và phân tích rõ các hệ quả phát sinh.

- Tập trung chỉ đạo, điều hành quyết liệt, linh hoạt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong Nghị quyết này và chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Nghị quyết này trong lĩnh vực được giao.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ và kết quả thực hiện Chương trình hành động, chương trình công tác của Chính phủ, của các bộ, cơ quan, địa phương về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh đã đề ra; có giải pháp xử lý phù hợp, kịp thời, linh hoạt; kiến nghị, đề xuất những giải pháp chỉ đạo, điều hành hiệu quả.

- Định kỳ 6 tháng và 01 năm, tổng hp, đánh giá, báo cáo tình hình triển khai và kết quả thực hiện Chương trình hành động, Chương trình công tác của Chính phủ, của Bộ, cơ quan, địa phương về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, gửi Hội đồng quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh (qua Văn phòng Phát triển bền vững - Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và Văn phòng Chính phủ để tổng hp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

- Trước 31 tháng 12 hàng năm, báo cáo và đánh giá về năng lực cạnh tranh của Bộ, cơ quan, địa phương, gửi Hội đồng quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh (qua Văn phòng Phát triển bền vững - Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và Văn phòng Chính phủ để tổng hp, xây dựng báo cáo đánh giá về năng lực cạnh tranh của Việt Nam, báo cáo Chính phủ.

2. Bộ Thông tin và Truyền thông, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam chủ động phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương và Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức quán triệt, phổ biến Nghị quyết và thực trạng xếp hạng năng lực cạnh tranh của các tổ chức quốc tế sâu rộng trong các ngành, các cấp.

Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo các phương tiện thông tin đại chúng tăng cường thông tin, tuyên truyền, vận động đcộng đồng doanh nghiệp và nhân dân hiểu, tích cực hưởng ứng và trin khai thực hiện. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về cải cách thủ tục hành chính, tạo đồng thuận trong xã hội và thúc đẩy mạnh mẽ công tác cải cách thủ tục hành chính tại các bộ, ngành, địa phương.

Cổng Thông tin điện tử Chính phủ mở diễn đàn tiếp nhận các ý kiến phản biện chính sách của doanh nghiệp và người dân.

3. Văn phòng Chính phủ phối hp với các Bộ, cơ quan, địa phương thực hiện việc kiểm tra, giám sát, tổng hp tình hình thực hiện Nghị quyết báo cáo Chủ tịch Hội đồng quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh đbáo cáo Chính phủ tại các phiên họp thường kỳ tháng cuối quý. Kết quả thực hiện Nghị quyết được đưa vào đánh giá chất lượng hoạt động của từng Bộ, cơ quan, địa phương tại phiên họp thường kỳ tháng 12 hàng năm của Chính phủ./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- UB Giám sát tài chính quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc;
- Lưu: Văn thư, KGVX (3b), HĐC.

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng



[1] Thời gian nộp thuế trung bình ca các nước ASEAN-6 là 171 giờ/năm, trong đó Indonesia là 259 giờ, Thái Lan là 264 giờ, Philippines là 193 giờ, Malaysia là 133 giờ, Brunei là 96 giờ, Singapore là 82 giờ, còn Việt Nam thời gian nộp thuế năm 2013 là 876 giờ

[2] Thời gian xuất khẩu trung bình của các nước ASEAN-6 là 14 ngày và thời gian nhập khẩu là 13 ngày, trong đó, Indonesia là 17 và 23 ngày, Thái Lan là 14 và 13 ngày, Philippines là 15 và 14 ngày, Malaysia là 11 và 8 ngày, Brunei là 19 và 15 ngày, Singapore là 5 và 4 ngày, còn Việt Nam thời gian xuất khẩu năm 2013 là 21 ngày và nhập khẩu cũng 21 ngày.

GOVERNMENT
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 19/NQ-CP

Ha Noi, March 18, 2014

 

RESOLUTION

ON MAJOR TASKS AND SOLUTIONS FOR IMPROVING THE BUSINESS ENVIRONMENT AND NATIONAL COMPETITIVENESS

GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated December 25, 2001;

Pursuant to the Resolution 10/2011/QH13 dated November 08, 2011 of the National Assembly on the five-year socio-economic development plan for the 2011-2015 period;

Pursuant to the Resolution 10/NQ-CP dated April 10, 2012 issuing the Government’s Action Plan to realize the socio-economic development strategy for the 2011-2020 period and the five-year orientations and tasks of the national development in the 2011-2015 period;

Based on discussions among the Cabinet members and the conclusion of the Prime Minister at the Government’s regular meeting in February 2014,

RESOLVES:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The aforesaid shortcomings and weaknesses can be attributed to many objective and subjective reasons. The subjective reasons include the lack of comprehensive awareness among ministries, agencies, localities and businesses on the role and importance of improving competitiveness in the context of deeper international integration and increasingly fierce competition; the absence of national strategies/ programs and systematic approaches to improving competitiveness; and inadequate engagement of socio-political organizations, professional associations, businesses and the public in improving the national competitiveness.

To better the business environment and national competitiveness, the Government tasked ministries, agencies and localities to focus on synchronously implementing the solutions figured out in the Resolutions adopted by the Party, National Assembly, and Government, giving priority to the following issues:

I. TARGETS AND TASKS OF IMPROVING THE BUSINESS ENVIRONMENT AND COMPETITIVENESS

Focus on effectively realizing the three strategic breakthroughs combined with economic restructuring and transformation of the growth model.

Continue improving institutions of the socialist-oriented market economy where the central task is to develop, amend and supplement legal regulations, policies, mechanisms to create a favorable and fair business environment for all organizations, businesses and citizens to do their business. To focus on formulating mechanisms and policies on property rights, intellectual property right protection, protection of investors and minority shareholders, and rules of bankruptcy, dissolution, competition etc. To develop a mechanism to consistently and smoothly operate various markets of commodity, labor, securities, real property, science and technology and others and to ensure the efficient allocation and use of resources for development purpose.

Develop synchronous infrastructure with modern facilities, centering on the transport system and major urban areas to meet the requirements of industrialization, modernization, and international integration. To issue more preferential mechanisms and policies to mobilize non-State resources for infrastructure development. To speed up the application of information technology (IT) in sectors and fields as a new tool of development, to innovate management, production and service delivery processes and to enhance national competitiveness.

Comprehensively realize solutions in order to improve education and training quality, particularly tertiary education and vocational training. To pursue rapid development of human resources, especially high-quality workforce, to improve management skills to meet the requirements of international integration; to focus on radical and comprehensive renovation of education and training in the direction of enhancing the public involvement and international integration with a proper roadmap; to continue renewing the management and finance mechanisms and to improve the quality of education and training and vocational training to meet the requirements of socio- economic development, labor market and sharpen national competitiveness.

Keep on improving mechanisms and policies to encourage enterprises’ investments in scientific research, technological innovation and human resources training. To enhance intellectual property right protection and advocate the development of science and technology businesses.

In the 2014-2014 period, to focus on improving the business environment and beefing up administrative procedure reform through curtailing the time for processing and completing administrative procedures, reducing administrative costs, and strengthening transparency and openness of State administrative agencies. To strive to reach the average of the ASEAN-6 countries with the following concrete targets:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Further reform dossier processing steps and tax payment procedures and reduce the time for businesses to complete tax payment procedures to the average level of the ASEAN-6 countries (the average time to pay tax in ASEAN-6 countries is 171 hours per year);

- Shorten the time for businesses and investment projects to get access to electricity to no more than 70 days (the average time to access to electricity in the ASEAN-6 countries is 50.3 days);

- Improve the regulations on property rights and protection of investors in the Investment Law and the Law on Enterprises towards enhancing the protection of property rights, investors and minority shareholders in accordance with international standards;

- Facilitate and guarantee equality, openness and transparency in market- based access to credits among enterprises, organizations and individuals of all economic sectors;

- Simplify processes, dossiers and procedures related to export, import and customs and reduce the time for import and export clearance to the average of the ASEAN-6 countries (the average time for export clearance in the ASEAN-6 countries is 14 days and import clearance is 13 days);

- Cut short the time for handling business insolvency to no more than 30 months;

- Publicize the information about business performance and corporate finance in accordance with legal regulations international best practices.

II. SOLUTIONS TO IMPROVE THE BUSINESS ENVIRONMENT AND COMPETITIVENESS

1. Ministries, agencies and localities carry out, in a consistent and fruitful manner, all the plans adopted by the Government to realize the 2013 Constitution and the Resolution 67/2013/QH13 of the National Assembly on enhancing the enforcement of laws, ordinances and resolutions of the National Assembly and National Assembly Standing Committee and promulgation of documents on detailed implementation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Renew administrative procedures, especially the procedures relevant to competitiveness rating indicators in order to amend or propose revisions thereof to the Ministry of Justice and the Office of Government to summarize, monitor and report to the Government.

- Publish administrative procedures on the Internet and display them at head offices of the agencies where administrative procedures are directly processed. Actively assign and arrange competent and responsible officers to provide guidelines on preparation of documents, document reception and processing administrative procedures in accordance with the prescribed timelines. Enhance coordination, inspection and examination of completion of administrative procedures during the implementation of investment projects at the local level; detect and strictly punish cadres and public employees whose acts hinder or trouble organizations and individuals while performing public duties.

- Speed up technology innovation and information technology (IT) application in the management, exploitation and operation of the socio- economic infrastructure systems in each sector and the economy as a whole. The top priority is to promote IT development and applications in the industrialization and modernization roadmap of each sector and field in order to create a foundation for fast and sustainable development and improve national competitiveness. Foster the development of IT industry and software industry. Enhance the capacity of technology mastering and effectively and efficiently manage the information infrastructure system and information content to serve the leadership, direction and execution; meet the society’s demand for being supplied with information and information exchange, promote socio-economic development, ensure security and national defense, and protect information safety and security, and national sovereignty in cyber- environment.

- Design mechanisms and policies and instruct agencies and businesses in all fields and all economic sectors to beef up technology innovation and IT application in production and business activities, development and registration of their product branding and improving their competitiveness.

- Accelerate restructuring of public investment, credit organizations and State- owned enterprises (SOEs) and approved equitization schemes.

3. The Ministry of Planning and Investment takes prime responsibility and collaborates with other ministries, agencies and localities to:

- Review and improve legal regulations in order to perfect the business environment and enhance national competitiveness, focusing on amending and supplementing the Investment Law, including streamlining procedures relevant to verification and licensing, the Law on Enterprises for better protection of property rights, investors and minority shareholders in accordance with international standards. Finalize detailed provisions to fruitfully implement the Law on Bankruptcy and minimize the prescribed time to deal with insolvent businesses. Review relevant regulations on investment activities that involve land use and construction in order to detect shortcomings and problems for appropriate amendments, supplement and improvements of legal framework on investment.

- Deploy necessary measures to better protect rights and interests of investors, shareholders especially minority shareholders of joint stock companies, and members of limited liability companies.

- Continue to streamline procedures to start a business; simplify procedures for registration of changes or supplements to business registration as well as reduce costs thereof; set up uniform investment procedures for general application across the country; deploy the one-stop shop mechanism and make information easily accessible by both domestic and foreign investors; curtail the prescribed time to start a business to no more than six days.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. The Ministry of Finance takes prime responsibility and collaborates with other ministries, agencies and localities to:

- Review and assess the level of openness and transparency in the State budget allocation process for improvements; streamline administrative procedures relevant to expenditures for development investment and regular spending on non-profit activities.

- Review and re-evaluate the applicable process, dossiers, and procedures for imports and exports; reduce the time to clear imports and exports for business targeting at the average of the ASEAN - 6 group (it takes an average of 14 days to export and 13 days to import in the ASEAN - 6 countries).

- Review, re-evaluate and improve the current process, dossiers and procedures for tax payments; reduce the time for business to complete tax payment procedures targeting at the average of the ASEAN-6 group (the average of 171 hours per year in the ASEAN-6 countries).

- Continue to comprehensively reform administrative procedures for tax, customs and treasury activities; fruitfully deploy the one-stop shop model, enhance the coordination of relevant agencies in processing administrative procedures in these sectors so as to create significant changes from early 2014. Make public administrative procedures in tax and customs sectors so that businesses and public can easily access to and monitor the implementation; enhance dialogues between tax/customs authorities and businesses to promptly deal with the latter’s problems.

- Review, supplement and improve mechanisms and policies on tax and State budget spending to encourage reform initiatives, application of IT and other technologies in investment projects, production and business activities of enterprises in all economic sectors.

5. The Ministry of Education and Training takes prime responsibility and collaborates with other ministries, agencies and localities to:

- Review and improve procedures and conditions to start and operate education and training facilities; encourage and facilitate top international universities to open their training facilities particularly non-profit facilities in Viet Nam; abolish under its authority, or recommend the abolition of, the procedures and conditions that are unreasonable or no longer necessary; as a result of such review, supplement, amend and streamline the remaining procedures and conditions and reduce the cost of compliance thereof towards further encouraging and facilitating domestic and foreign individuals and social organizations to engage in providing education and training services.

- Expand the discretion of education and training institutions to make their own decisions on entrance examinations, financial issues, training programs and examinations; facilitate education and training service supplies under the market-based mechanism with strict control of quality and outcomes.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Review, evaluate and take necessary measures to facilitate employment and recruitment practices, ensuring the consistency and flexibility of the labor market.

- Review and improve procedures and conditions to set up and operate non- public vocational training establishments; abolish, under its authority, or recommend abolitions of, the procedures and conditions that are unreasonable or no longer necessary; as a result of such review, supplement, amend and streamline the remaining procedures and conditions and also reduce the cost of compliance thereof towards encouraging and facilitating domestic and foreign individuals and social organizations to engage in vocational training activities.

- Strictly monitor planning-based development activities; and issue appropriate mechanisms and policies to encourage and improve the quality of training and vocational training activities.

- Enhance the discretion of non-public vocational training facilities to decide enrolment, financial issues, training programs, their contents and service products, facilitate supplies of education and training facilities under the market-based mechanism.

7. The Ministry of Justice takes prime responsibility and collaborates with other ministries, agencies and localities to:

- Review and systematize the general legal framework and specific regulations relevant to improving business environment and national competitiveness in light of the 2013 Constitution. Provide guidelines for, monitor, accelerate and summarize results of the realization of the 2013

Constitution by other ministries, sectors and localities.

- Develop and submit to the competent level, the revised Civil Code and revised Penal Code in the direction of protecting and enhancing the development of the socialist-oriented market economy, including improving regulations on property right and intellectual property right protection; mull over the Law on Access to Information and the Law on Promulgating Administrative Decision as a step to realize Viet Nam’s international commitments on transparency of State agencies’ operations and to enhance domestic and foreign investors’ access to open and transparent information.

- Devise and submit to the Government for promulgation of a Resolution on key tasks to reform administrative procedures in implementation of investment projects in order to improve the business environment and lure investment; develop a project for integrated procedures for notorization, registration of land use rights, and assets attached to land and tax. Supervise and speed up other ministries, agencies and localities to comply with the regulations on administrative procedure control; evaluate the impacts of administrative procedures right at the stage of drafting and promulgation of legal normative documents and in enforcement phase; this should be incorporated in the Law on Promulgation of Legal Documents when this Law is amended and supplemented.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

8. The Ministry of Home Affairs takes prime responsibility and coordinates with other ministries, sectors and localities in effectively realizing the Master Plan for Public Administration Reform through 2020; reviews, improves and organize the serious implementation of the Regulations on one-stop shop mechanism and integrated one-stop shop at the State administrative agencies so that local authorities can consistently apply this mechanism while processing administrative procedures in the fields of investment, land and construction.

9. The Ministry of Natural Resources and Environment is responsible for coordinating with other ministries, agencies and localities to:

- Provide guidelines for, and organize fruitful realization of the Land Law (revised).

- Review and improve mechanisms and policies as well as legal framework for efficient management, exploitation and use of land and natural resources; adopt appropriate mechanisms and policies to create clean land fund to facilitate production and business activities and socio-economic infrastructure development.

- Review and improve the legal regulations on environmental protection and sustainable development; adopt appropriate mechanisms to encourage businesses to protect the environment and effectively use natural resources and energy.

10. The Ministry of Agriculture and Rural Development is responsible for coordinating with other ministries, agencies and localities to:

- Devise standards and regulations; revise mechanisms and policies; and make appropriate arrangements to strengthen its apparatus.

- Fruitfully restructure agriculture coupling with the development of new rural countryside in accordance with the approved plan; assess large-scale production models in the agricultural sector following the product value chain for expansion to other localities.

- Implement consistent solutions for planning and IT application in the agricultural sector, particularly in the development of plant varieties, breeds of livestock and farming techniques; focus on adjusting production scale, create favorable conditions for businesses to purchase farm produce and provide agricultural supplies to farmers whereby reducing the costs of brokerage and increasing incomes of farmers.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

11. The Ministry of Industry and Trade is responsible for coordinating with other ministries, agencies and localities to:

- Implement and instruct the Electricity of Viet Nam to promptly take necessary measures to streamline procedures for businesses of all economic sectors to get access to electricity for their projects and reduce the time and costs thereof targeting at no more than 70 days (the average of ASEAN-6 countries is 50,3 days).

- Develop supporting industries, focusing on agro-mechanical engineering and textile and garment industry.

- Enhance examination and deal with illegal business activities; fight against smuggling, trade frauds, market manipulation and unhealthy competition while facilitating business and production activities of organizations and individuals.

- Beef up consistent and effective implementation of international trade commitments, firstly towards the establishment of the ASEAN Economic Community by 2015 and entry into free trade agreements with key trade partners.

12. The Ministry of Transport takes prime responsibility and coordinates with other ministries, agencies and localities in taking prompt measures to improve the quality of infrastructure and seaport services, road transport, inland waterway, railway, seaway, and aviation; enhance logistic service system and reduce costs of transportation services to the average of the ASEAN-6 group.

13. The Ministry of Science and Technology takes prime responsibility and coordinates with other ministries, agencies and localities to:

- Adopt appropriate mechanisms and policies to speed up and encourage renovation and creativity initiatives, application of scientific and technological advances in business and production activities, improve business competitiveness during the product development process, support for establishment of a network of science and technology enterprises and a technology market to enable purchases, sales and transfers of technologies, including patents and intellectual property rights.

- Study and implement, within its assigned authority, or recommend competent agencies to take, necessary measures to enhance the efficiency of intellectual property right protection and readiness for mastering and renovating technologies; foster the implementation of the national science and technology programs.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

14. The Ministry of Construction takes prime responsibility and coordinates with other ministries, agencies and localities to:

- Continue to study and provide public and transparent guidelines for construction licensing procedures to ensure the accessibility by businesses, organizations and individuals; enhance examination and deal with violations in the construction licensing sector in line with Decree 64/2012/NQ-CP; at the same time, recommend additional provisions on fees in the direction of reducing the cost of construction licensing.

- Work with the Ministry of Planning and Investment and Ministry of Natural Resources and Environment to finalize and promulgate a joint Circular on a reasonable and integrated process for processing administrative procedures in the fields of investment, land and construction.

15. The Ministry of Information and Communications takes prime responsibility and coordinates with other ministries, agencies and localities to:

- Review and improve mechanisms and State management policies to create favorable conditions to promote IT development and application in the State management and the economy as well.

- Improve the capacity of mastering IT skills and the effectiveness of managing the information infrastructure and information content to serve the Party and State leadership, instruction and execution; meet the social needs of information exchange, promote socio-economic development, ensure national defense and security, information safety and security, and national sovereignty in cyber-environment.

- Bolster the development of the IT industry, especially the software industry and digital content.

- Develop international cooperation programs in IT development sector; work with the Ministry of Foreign Affairs to incorporate this issue in regional and international agendas and bilateral and multilateral dialogues.

16. The State Bank of Viet Nam pursues monetary policy tools in a reasonable manner appropriate to the macro-economic developments to ensure the monetary market stability; adopts measures to improve and maintain transparency of credit information, ensure smoother access to credit by businesses, organizations and individuals of all economic sectors under the market-based mechanism.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

18. The People’s Committees of provinces and centrally-governed cities review their own regulations and implementation thereof, and set a target and a roadmap from now to 2015 to achieve the level of high-ranking provinces and cities under the 2013 Provincial Competiveness Index (PCI).

19. The Viet Nam Chamber of Commerce and Industry, business associations and professional associations:

- Conduct surveys, independent researches and regular assessment of the implementation of administrative procedures, propose recommendations to the Government. Coordinate with the Ministry of Home Affairs and the Ministry of Justice, to design criteria to assess reforms of administrative procedures by ministries, agencies and localities, provide regular reports thereon to the Prime Minister and make them public to the business community and people. Study credibility ratings of ministries, agencies and localities by the business community.

- Proactively and closely coordinate with investors’ community to understand their problems as well as difficulties and shortcomings during the implementation of the administrative procedures in the fields of investment, land and construction and report them to the competent agency for prompt interference.

- Coordinate with ministries, agencies and business associations in conducting programs to assist businesses in effectively developing their competitiveness strategies, applying scientific and technological advances, promoting brand development and performing social obligations in order to gradually improve their business-doing capacity and competitiveness, contributing to the improvement of the national competitiveness.

- Collect comments from businesses on the policies promulgated by ministries, agencies and localities and report them to the National Council for Sustainable Development and Competitiveness Improvement (via the Office for Sustainable Development under Ministry of Planning and Investment) and the Office of Government for final report to the Government and publication on the mass media.

III. ORGANIZING OF IMPLEMENTATION

1. Ministries, agencies and localities, within their assigned functions and duties:

Promptly develop, promulgate and implement their own specific action plans for improving business environment and competitiveness. These plans should be reported, by April 30, 2014, to the National Council for Sustainable Development and Competitiveness Improvement for a submission to the Prime Minister to issue the Government’s Action Plan for improving the business environment and competitiveness, which will be incorporated in the Work Plan of the Government, agencies and localities for implementation. Each of the action plans must include the plan’s objectives, duties, implementation schedule, unit in charge, proposed steps, and a detailed plan for issuing or revising legal documents, expected outcomes and clear-cut analysis of its implications.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Frequently examine and supervise the progress and results of implementation of the Action Plan and the Government Work Plan by ministries, agencies and localities; take prompt measures to effectively handle problems; put forth effective instruction and execution solutions.

- Once every six months and annually, make an assessment report on the progress and outcome of the implementation of the Action Plan and the Government Work Plan for improving business environment and competitiveness by each of the ministries, agencies and localities and submit it to the National Council for Sustainable Development and Competitiveness Improvement (via the Office for Sustainable Development under the Ministry of Planning and Investment) and the Office of Government for a final report to the Prime Minister.

By December 31 annually, prepare a report on assessment of the competitiveness of each ministry, agency and locality and send it to the National Council for Sustainable Development and Competitiveness Improvement (via the Office for Sustainable Development under the Ministry of Planning and Investment) and the Office of Government for development of a final report on Viet Nam’s competitiveness before submitting to the Government.

2. Ministry of Information and Communications, Viet Nam News Agency, the Voice of Viet Nam, and Viet Nam Television proactively collaborate with ministries, agencies and localities and the Party Central Committee’s Commission for Propagation and Education in extensively disseminating the Resolution and status of competiveness ratings of international organizations to various sectors and levels.

The Ministry of Information and Communications coordinates with the Party Central Committee’s Commission for Propagation and Education in giving instructions to the mass media to enhance dissemination and encouragement activities to improve businesses’ and people’s understanding of and implement this Resolution. Speed up dissemination of administrative reform, create social consensus and accelerate the reform of administrative procedures at ministries, sectors and localities.

The Viet Nam Government Portal opens up a forum to receive the comments on policies by businesses and the public.

3. The Office of Government coordinates with ministries, agencies and localities in examining, supervising and summarizing the results of implementing this Resolution and report it to the Chairman of the National Council for Sustainable Development and Competitiveness Improvement for submission to the Government in its regular meetings held in the last month of each quarter. The results of implementation of the Resolution will be the basis for evaluating the performance of each ministry, agency and locality at the Government’s regular meeting held in December each year./.

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 19/NQ-CP ngày 18/03/2014 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia do Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


31.115

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.239.174
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!