|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Nghị quyết 120/2020/QH14 phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc
Số hiệu:
|
120/2020/QH14
|
|
Loại văn bản:
|
Nghị quyết
|
Nơi ban hành:
|
Quốc hội
|
|
Người ký:
|
Nguyễn Thị Kim Ngân
|
Ngày ban hành:
|
19/06/2020
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
QUỐC HỘI
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Nghị quyết số:
120/2020/QH14
|
Hà Nội, ngày 19 tháng 6
năm 2020
|
NGHỊ QUYẾT
PHÊ DUYỆT CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT
TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN
2021 – 2030
QUỐC HỘI
Căn cứ Hiến
pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Luật Tổ
chức Quốc hội số 57/2014/QH13;
Căn cứ Luật Đầu
tư công số 39/2019/QH14;
Căn cứ Luật
Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13;
Căn cứ Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18 tháng 11 năm 2019 của
Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng
bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030;
Sau khi xem xét Tờ trình số 247/TTr-CP
ngày 21 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ Đề xuất chủ trương đầu tư Chương
trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu
số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; Báo cáo thẩm tra số 1185/BC-HĐDT14
ngày 24 tháng 5 năm 2020 của Hội đồng Dân tộc; Báo cáo số 571/BC-UBTVQH14 ngày
18 tháng 6 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu, giải trình ý
kiến đại biểu Quốc hội về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia
phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021 - 2030 và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội;
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1.
Phê
duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã
hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030
(sau đây gọi là Chương trình), với những nội dung
sau:
1. Thời gian thực
hiện Chương trình: 10 năm, chia làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn I: Từ
năm 2021 đến năm 2025.
- Giai đoạn II: Từ
năm 2026 đến năm 2030.
2. Mục tiêu thực
hiện Chương trình: Thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập của vùng đồng
bào dân tộc thiểu số và miền núi so với bình quân chung của cả nước;
đến năm 2025 giảm 50% số xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; đến năm 2030 cơ bản
không còn xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.
3. Kinh phí thực
hiện Chương trình:
a) Tổng nguồn vốn
thực hiện giai đoạn 2021 - 2025, tối thiểu là 137.664 tỷ đồng, trong đó:
- Ngân sách trung
ương: 104.954 tỷ đồng;
- Ngân sách địa
phương: 10.016 tỷ đồng;
- Vốn tín dụng
chính sách: 19.727 tỷ đồng;
- Vốn huy động hợp
pháp khác: 2.967 tỷ đồng.
b) Nguồn vốn của Chương trình được bố trí trong kế hoạch đầu
tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.
c) Căn cứ kết quả
thực hiện của Chương trình giai đoạn 2021 - 2025, Chính phủ trình Quốc hội quyết
định nguồn lực thực hiện Chương trình giai đoạn 2026 - 2030.
4. Nguyên tắc, giải
pháp chủ yếu thực hiện Chương trình:
a) Đầu tư có trọng
tâm, trọng điểm và bền vững, tập trung cho các xã, thôn, bản khó khăn nhất; giải
quyết các vấn đề bức xúc, cấp bách nhất; ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo, các nhóm dân
tộc thiểu số khó khăn nhất.
b) Bảo đảm công
khai, dân chủ, phát huy quyền làm chủ và sự tham gia tích cực, chủ động của cộng
đồng và người dân; phát huy tinh thần nỗ lực vươn lên của đồng bào dân tộc thiểu
số.
c) Phân quyền,
phân cấp cho địa phương trong xây dựng, tổ chức thực hiện Chương trình phù hợp
với điều kiện, đặc điểm, tiềm năng, thế mạnh, bản sắc văn hóa, phong tục tập
quán tốt đẹp của các dân tộc, các vùng miền gắn với củng cố quốc phòng, an
ninh.
d) Đa dạng hóa
nguồn lực, trong đó ngân sách nhà nước là quan trọng và có ý nghĩa quyết định,
ưu tiên phân bổ vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong thực hiện Chương
trình; huy động, khuyến khích sự tham gia, đóng góp của doanh nghiệp, tổ chức,
cá nhân.
đ) Tăng cường
công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình ở các cấp,
các ngành. Phòng, chống các biểu hiện tiêu cực trong quá trình thực hiện Chương
trình.
Điều 2.
Giao
Chính phủ triển khai thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
1. Tổ chức tổng kết
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc
gia giảm nghèo bền vững và 21 Chương trình mục tiêu đang thực hiện, trên cơ sở
đó xác định nội dung, đối tượng, địa bàn cụ thể triển khai thực hiện Chương trình, tránh trùng lặp,
chồng chéo giữa các Chương trình. Nghiên cứu, vận dụng các cơ chế, chính
sách phù hợp với đặc điểm, điều kiện của vùng đồng
bào dân tộc thiểu số và miền núi của 02 Chương trình mục tiêu quốc gia và các
Chương trình mục tiêu đang thực hiện để đưa vào Chương trình này. Bảo đảm địa
bàn đặc biệt khó khăn được ưu tiên đầu tư ở mức cao nhất.
2. Chỉ đạo xây dựng
báo cáo nghiên cứu khả thi theo quan điểm, mục tiêu, phạm vi, đối tượng, nội
dung, nhiệm vụ, giải pháp và cơ chế quản lý, điều hành quy định tại Nghị quyết
số 88/2019/QH14 ngày 18 tháng 11 năm
2019 của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn
2021 - 2030. Tập trung nguồn lực đầu tư để giải quyết các vấn đề bức thiết của
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, theo thứ tự ưu tiên: Đến năm 2025, giải quyết cơ bản tình trạng thiếu nhà ở, đất ở,
đất sản xuất, nước sinh hoạt; sắp xếp, bố trí ổn định dân cư ở địa bàn đặc biệt
khó khăn, nhất là vùng nguy cơ cao về thiên tai; phát triển sản xuất nông, lâm
nghiệp, đảm bảo cho người dân có thu nhập ổn định từ bảo vệ và phát triển rừng,
bảo đảm sinh kế bền vững; đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu; chú trọng phát triển
giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; chăm sóc sức khỏe Nhân
dân, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em; bảo đảm quốc phòng, an ninh, chủ quyền
biên giới quốc gia; quan tâm công tác truyền thông, tuyên truyền và biểu dương,
tôn vinh điển hình tiên tiến; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc.
3. Quyết định đầu
tư Chương trình theo đúng quy định của Luật Đầu
tư công; quy định cơ chế đặc thù trong tổ chức quản lý, thực hiện
Chương trình phù hợp với vùng đồng bào dân tộc thiểu
số và miền núi. Ban hành tiêu chí xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn,
có khó khăn đặc thù.
4. Trong quá
trình điều hành, Chính phủ tiếp tục rà soát, cân đối, bố trí ngân sách trung
ương bổ sung cho Chương trình theo hướng tăng chi đầu tư phát triển, hỗ
trợ để tăng vốn tín dụng chính sách và có giải
pháp huy động hợp lý các nguồn vốn ODA, vốn đầu tư của các thành phần kinh tế,
vốn xã hội hóa cho Chương trình.
5. Hằng năm, Chính phủ báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện
Chương trình tại kỳ họp cuối năm. Năm 2025 tổng kết việc thực hiện Chương trình
giai đoạn I, trình Quốc hội xem xét, quyết định việc thực hiện Chương trình
giai đoạn II từ năm 2026 đến năm 2030.
Điều 3.
Giao Hội
đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh triển
khai thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
1. Xây dựng kế hoạch,
bố trí ngân sách địa phương phù hợp, cùng
với ngân sách trung ương và huy động thêm
các nguồn lực khác để thực hiện Chương trình.
2. Hằng năm, Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp tại kỳ họp cuối năm và
Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện Chương trình.
Điều 4.
Ủy
ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và các đại biểu
Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc thực hiện
Chương trình.
Nghị quyết
này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2020.
|
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
Nguyễn Thị Kim Ngân
|
Nghị quyết 120/2020/QH14 về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 do Quốc hội ban hành
THE NATIONAL ASSEMBLY
--------
|
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------
|
Resolution No. 120/2020/QH14
|
Hanoi, June 19, 2020
|
RESOLUTION APPROVING INVESTMENT GUIDELINES OF NATIONAL TARGET PROGRAM FOR
SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT OF ETHNIC MINORITY AND MOUNTAINOUS AREAS IN 2021 -
2030 PERIOD THE NATIONAL ASSEMBLY Pursuant to the
Constitution of the Socialist Republic of Vietnam; Pursuant to the Law on
Organization of the National Assembly No. 57/2014/QH13; Pursuant to the Law on
Public Investment No. 39/2019/QH14; Pursuant to the Law on
State Budget No. 83/2015/QH13; Pursuant to the
National Assembly’s Resolution No. 88/2019/QH14 dated November 18, 2019 on
approval of master plan for socio-economic development of ethnic minority and
mountainous areas in 2021 - 2030 period; ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 HEREBY RESOLVES: Article
1. Investment
guidelines of National target program for socio-economic development of ethnic
minority and mountainous areas in 2021 - 2030 period (hereinafter referred to
as “the Program) are approved. To be specific: 1. Duration of the Program:
10 years divided into 2 phases: - Phase I: From 2021
to 2025. - Phase II: From
2026 to 2030. 2. Objectives of the
Program: Gradually narrow the gap between the ethnic minority and mountainous
areas’ living standards and income and the national average income; reduce the
number of extremely disadvantaged communes, villages and hamlets by 50% by 2025
and 100% by 2030. 3. Funding for executing
the Program: a) Total capital for the
2021 - 2025 period: at least 137,664 billion dong, including: ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 - Local government
budget: 10,016 billion dong; - Policy-based loan
capital: 19,727 billion dong; - Other legal
capital raised: 2,967 billion dong. b) The Program’s capital
included in the medium-term investment plan in 2021 - 2025 period. c) According to result of
execution of the Program in 2021 - 2025 period, the Government shall request
the National Assembly to decide the resources for execution of the Program in
2026 - 2030 period. 4. Rules and main
solutions for executing the Program: a) Make investment in a
focused, targeted and sustainable manner, give focus to the most disadvantaged
communes, villages and hamlets; solve the most pressing and urgent problems;
give preferential support to poor households and the most disadvantaged ethnic
groups. b) Ensure publicness and
democracy, promote the right to mastery of and active participation by the
community and people; promote perseverance of ethnic minorities. c) Give local governments
authority to design and organize execution of the Program in a manner that
suits the conditions, characteristics, potential, strengths, cultural identity
and good customs of ethnic groups and regions in association with national
defense and security strengthening. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 dd) Strengthen the
inspection, supervision and assessment of execution of the Program at all
levels. Prevent acts of misconduct during execution of the Program. Article
2. The
Government is assigned to undertake the following tasks: 1. Carry out review of
the National target program for new rural construction, National target program
for sustainable poverty reduction and 21 target programs which are being
executed, thereby determining contents and regulated entities of the Program
and area where the Program is executed in such a manner the programs do not
overlap with each other. Study and apply policies suitable for characteristics
and infrastructure of ethnic minority and mountainous areas of 02 national
target programs and target programs that are being executed to be included in
this Program. Make sure that top investment priority is given to the most
disadvantaged localities. 2. Provide directions on
preparation of a feasibility study report according to viewpoints, objectives,
scope, entities, contents, tasks, solutions and management mechanism specified
in the Resolution No. 88/2019/QH14 dated November 18, 2019 of the National
Assembly on approval of master plan for socio-economic development of ethnic
minority and mountainous areas in 2021 - 2030 period. Focus on providing
investment resources to solve urgent issues of ethnic minority and mountainous
areas in the order of priority: by 2025, basically tackle the shortage of
houses, residential land, production land and domestic water; stably establish
settlements in extremely disadvantaged areas, especially areas at high risk of
natural disasters; develop agricultural and forestry production, make sure that
people have stable income from forest protection and development, protect sustainable
livelihoods; make investment in essential infrastructure; focus on developing
education and training and improving the quality of human resources; take good
care of people's health and prevent child malnutrition; maintain national
defense, security, and national border sovereignty; pay attention to the
communication, praise and honor good characters; consolidate and strengthen the
great bloc of national unity. 3. Decide to invest in
the Program in accordance with regulations of the Law on Public Investment;
prescribe special mechanisms for organizing management and execution of the
Program which are appropriate to ethnic minority and mountainous areas.
Promulgate criteria for determining ethnic groups still encountering many
difficulties or special difficulties. 4. During its direction,
the Government shall continue to review and balance central government budget
and provide budget transfers to the Program in a manner that increases
investment development expenditures, provides assistance in increasing policy-based
loan capital and produces appropriate solutions for seeking ODA and investment
from economic sectors and private capital for the Program. 5. The Government shall
submit an annual report on execution of the Program to the National Assembly at
the year-end meeting. By 2025, review the Program in phase I and request the
National Assembly to consider and decide the execution of the Program in Phase
II from 2026 to 2030. Article
3. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 1. Make a budget estimate
and allocate their local government budget in an appropriate manner as well as
central government budget and mobilize other resources for execution of the
Program. 2. The provincial People’s
Committee shall submit an annual report on execution of the Program to the
provincial People’s Council and the Prime Minister. Article
4. The
National Assembly's Standing Committee, Ethnic Minorities Council, Committees
of the National Assembly, National Assembly’s deputy delegations and deputies,
member organizations of the Vietnamese Fatherland Front shall, within their
jurisdiction, supervise the execution of the Program. This Resolution was
ratified by 14th National Assembly of the Socialist Republic of
Vietnam in its 9th session on June 19, 2020. CHAIRWOMAN OF THE NATIONAL ASSEMBLY
Nguyen Thi Kim Ngan ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Nghị quyết 120/2020/QH14 ngày 19/06/2020 về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 do Quốc hội ban hành
20.088
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|