HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN
TỈNH
NINH BÌNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 116/NQ-HĐND
|
Ninh Bình,
ngày 10 tháng 12 năm 2021
|
NGHỊ
QUYẾT
VỀ
KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG TRUNG HẠN GIAI ĐOẠN 2021-2025 VỐN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NINH
BÌNH
KHÓA XV, KỲ
HỌP THỨ 4
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25
tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng
6 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày
06 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Đầu tư công;
Căn cứ Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 08
tháng 7 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và
định mức phân bổ
vốn
đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định số 26/2020/QĐ-TTg
ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định về hướng dẫn Nghị quyết
973/2020/UBTVQH14 ngày 08 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định
về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức
phân bổ
vốn
đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025;
Xét Tờ trình số 167/TTr-UBND ngày 03
tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc Kế hoạch đầu tư
công trung hạn giai đoạn 2021- 2025 vốn ngân sách cấp tỉnh; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách;
ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại
kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Mục tiêu, định
hướng đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025
1. Mục tiêu
a) Tiếp tục thực hiện hiệu quả cơ cấu
lại đầu tư công theo hướng giảm tỷ trọng vốn đầu tư công trong cơ cấu vốn đầu
tư toàn xã hội. Kiên trì thực hiện phương châm “lấy đầu tư công dẫn dắt đầu
tư tư”; bố trí nguồn
lực theo đúng quan điểm và định hướng, sớm hoàn thành các công trình, dự án lớn,
quan trọng có tính kết nối vùng, liên vùng, có sức lan toả, tạo động lực mới,
thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội trong thời gian tới.
b) Phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư
công bình quân giai đoạn 2021-2025 đạt trên 90%; số dự án hoàn thành trong giai
đoạn chiếm trên 85% tổng số dự án được bố trí vốn.
2. Định hướng
a) Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vào
các ngành, lĩnh vực then chốt; các dự án lớn, quan trọng có tính kết nối vùng,
liên vùng, có sức lan tỏa, mở rộng không
gian, tạo dư địa và động lực thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững; tạo đột phá thu hút nguồn lực khu
vực tư nhân trong và ngoài nước; xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ,
hoàn thiện hệ thống hạ tầng khung đô thị và nông thôn, tạo điểm nhấn kiến trúc cảnh
quan đô thị đồng bộ, hiện đại;
tu bổ, tôn tạo,
phát huy giá trị lịch sử Khu di tích đặc biệt cố đô Hoa Lư, xây dựng thiết chế
văn hóa, phục vụ nhu cầu của nhân dân và phát triển du lịch, dịch vụ. Đồng thời,
quan tâm chú trọng các dự án phòng chống thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, đảm
bảo an ninh, quốc
phòng, an sinh xã hội.
b) Bảo đảm cơ cấu đầu tư hài hòa, hợp
lý, hiệu quả; thu hẹp khoảng cách giữa
các vùng miền, ưu tiên cho các địa phương đang thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông
thôn mới.
c) Xác định rõ thứ tự ưu tiên bố trí vốn
trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Cân đối tập trung, có
trọng tâm, đảm
bảo
khả năng trả hết nợ vốn
vay, nợ đọng xây dựng cơ bản, thu hồi vốn đã ứng trước vốn ngân sách cấp tỉnh
và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.
3. Tổng nguồn vốn Kế
hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 vốn ngân sách cấp tỉnh
Nguồn vốn ngân sách địa phương trong
giai đoạn 2021-2025 theo ý kiến chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy là 22.942,271
tỷ đồng; trong đó, nguồn đấu giá quyền sử dụng đất theo cơ chế đặc thù khoảng
11.000 tỷ đồng, gồm:
a) Kế hoạch đầu tư công năm 2021 đã
giao là 1.442,271 tỷ đồng.
b) Kế hoạch đầu tư công giai đoạn
2022-2025 còn lại là 21.500 tỷ đồng.
- Thực hiện để lại dự phòng
chung của kế hoạch đầu tư công trung hạn: 2.150 tỷ đồng, chiếm 10% tổng nguồn.
- Số vốn còn lại sẽ triển khai phân bổ
và triển khai thực hiện trong giai đoạn 2022-2025 là 19.350 tỷ đồng, chiếm 90%
tổng nguồn.
4. Công trình, dự án
trọng tâm cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, ưu tiên bố trí nguồn lực trong Kế hoạch
đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025
Trên cơ sở các nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương được xác định trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
tỉnh lần thứ XXII (nhiệm kỳ 2020-2025) và Chương trình hành động của Ban Chấp
hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5
năm 2021-2025, lựa chọn một số công trình, dự án trọng tâm cần tập trung lãnh đạo,
chỉ đạo, ưu tiên bố trí nguồn lực
đầu tư công đẩy nhanh tiến độ
thực hiện, hoàn thành trong giai đoạn 2021-2025 và tháo gỡ khó khăn, vướng
mắc để sớm hoàn
thành như sau:
4.1. Các dự án dự kiến
cân đối đủ vốn để hoàn thành trong Kế hoạch đầu tư
công trung hạn giai đoạn 2021-2025
4.1.1. Dự án chuyển tiếp sang
giai đoạn 2021-2025
a) Xây dựng đường Vạn Hạnh giai đoạn
1.
b) Xây dựng đường Đinh Tiên Hoàng giai
đoạn 2.
c) Xây dựng tuyến đường bộ ven biển,
đoạn qua tỉnh Ninh Bình
giai đoạn 1.
d) Xây dựng Quảng trường và tượng đài
Đinh Tiên Hoàng Đế.
đ) Xây dựng Trường Đại học Hoa Lư.
4.1.2. Dự án khởi công mới trong giai
đoạn 2021-2025
a) Trụ sở hành chính tập trung tỉnh
Ninh Bình;
b) Xây dựng tuyến đường Đông Tây, tỉnh
Ninh Bình (giai đoạn I).
c) Xây dựng tuyến đường bộ ven biển,
đoạn qua tỉnh Ninh Bình (giai đoạn 2): Đã cân đối đủ 100% vốn bằng nguồn
ngân sách trung ương trung hạn 2021- 2025.
d) Bảo tồn, tôn tạo khai quật
khảo cổ và phát huy
giá trị Khu di tích quốc gia đặc biệt Cố
đô Hoa Lư.
đ) Xây dựng tổ hợp Bảo tàng - Thư viện
tỉnh Ninh Bình.
e) Nâng cấp cụm công trình thủy lợi
Nam sông Vân, tỉnh Ninh Bình.
4.2. Các dự án cần phải
tháo gỡ khó khăn,
vướng mắc để sớm hoàn thành
a) Xây dựng cơ sở hạ tầng Khu du lịch
sinh thái Tràng An.
b) Xây dựng Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh.
5. Nguyên tắc, tiêu
chí thứ tự ưu tiên phân bổ Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025
5.1. Nguyên tắc
chung
a) Tuân thủ các quy định của Luật Đầu
tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan.
b) Bảo đảm quản lý tập trung, thống nhất
về mục tiêu, cơ chế, chính sách; thực hiện phân cấp trong quản lý đầu tư theo
quy định của pháp luật, tạo quyền chủ động cho các cấp chính quyền địa
phương.
c) Phục vụ cho việc thực hiện các mục
tiêu, định hướng, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn
2021-2025 của địa phương, các quy hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch được cấp
có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt, bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững,
hài hòa giữa kinh tế và xã hội.
d) Phù hợp với khả năng cân đối vốn đầu
tư từ nguồn địa phương trong Kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn 2021-2025. Đẩy
mạnh cơ cấu lại đầu tư công; tăng cường huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách
nhà nước, đẩy mạnh việc thu hút các nguồn vốn xã hội để thực hiện
các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng của ngành, lĩnh vực, địa phương.
đ) Xác định rõ thứ tự ưu tiên bố trí vốn
trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; cân đối đảm bảo tập
trung, có trọng điểm, đảm bảo khả năng trả hết nợ vốn vay, nợ đọng xây dựng cơ
bản, thu hồi vốn đã ứng trước vốn ngân sách cấp tỉnh và đáp ứng yêu cầu phát
triển kinh tế, đảm
bảo
an sinh xã hội, nhất là các dự án
phục vụ xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, kết nối vùng, liên vùng, mở rộng
không gian phát triển, tạo dư địa và động lực phát triển kinh tế - xã hội
nhanh, bền vững; bảo tồn,
phát huy giá trị lịch sử - văn hóa; đảm bảo công tác phòng, chống thiên tai và
an ninh, quốc phòng. Bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
e) Cân đối cho các dự án đã được cấp có
thẩm quyền quyết định chủ trương đầu
tư, các dự án mới phải bảo đảm thời gian bố trí vốn thực hiện dự án nhóm A
không quá 06 năm, nhóm B không quá 04 năm, nhóm C không quá 03 năm. Trường hợp
không đáp ứng thời hạn trên, Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định thời gian bố trí vốn thực hiện dự
án đối với dự án sử dụng vốn ngân sách địa phương theo quy định.
g) Chỉ giao kế hoạch vốn đối với các dự
án đã đủ thủ tục đầu tư được cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của Luật
Đầu tư công và pháp luật có liên quan.
h) Đảm bảo công khai, minh bạch trong
việc phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính và
tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng
phí.
5.2. Nguyên tắc, tiêu
chí thứ tự ưu tiên,
phân bổ cụ thể
a) Bố trí đủ vốn để trả 100% nợ gốc
vay, vốn đã ứng quỹ phát triển đất đến hạn phải trả.
b) Bố trí đủ vốn để thu hồi 100% vốn
đã ứng trước ngân sách cấp tỉnh.
c) Bố trí đủ vốn để thanh toán nợ đọng
xây dựng cơ bản cho các công
trình, dự án đáp ứng đủ điều kiện theo quy định pháp luật.
d) Bố trí đủ vốn cho các dự án đã quyết
toán, dự án đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng còn thiếu vốn thanh toán.
đ) Bố trí đủ vốn cho các dự án chuyển
tiếp đến nay đã quá thời gian bố trí vốn theo quy định; các dự án thực hiện cắt
giảm quy mô, tổng mức đầu tư
phù hợp với khả năng cân đối nguồn lực ở từng cấp
ngân sách theo phương án được cấp có thẩm quyền quyết định; các dự án khởi công
mới đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (chuyển tiếp thực hiện theo tiến độ được phê
duyệt).
e) Bố trí đủ vốn cho nhiệm vụ quy hoạch theo tiến
độ được phê duyệt.
g) Bố trí đủ vốn đầu tư để thực hiện
Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững,
phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền
núi.
h) Bố trí đủ 100% nhu cầu vốn đầu tư
ngân sách cấp tỉnh để thực hiện Đề
án xây dựng trụ sở công an xã chính quy.
i) Bố trí đủ 100% nhu cầu vốn đầu tư để
triển khai Kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch
xây dựng, cải tạo, nâng cấp và bảo dưỡng mở rộng, sửa chữa cơ sở hạ tầng các cơ sở y
tế công lập giai đoạn 2021 - 2025; vốn đầu tư phục vụ triển khai các Nghị
quyết, kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
k) Sau khi bố trí đủ vốn
cho các nhiệm vụ nêu trên, thực hiện sắp xếp thứ tự ưu tiên và bố trí vốn cho
các dự án khởi công mới trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn
2021-2025; trong đó, ưu tiên vốn cho các dự án trọng tâm cần tập trung lãnh đạo
chỉ đạo trong giai đoạn, các dự án phục vụ kết cấu hạ tầng đồng bộ, kết nối
vùng, liên vùng tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo phòng chống
thiên tai, an ninh, quốc phòng... Bố trí vốn cho nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư để lập, thẩm định,
quyết định chủ trương đầu tư và lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình,
dự án.
6. Phương án phân bổ
kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2022- 2025 vốn ngân sách cấp tỉnh
Tổng kế hoạch vốn đầu tư công trong giai đoạn
2022-2025 là 21.500 tỷ đồng, phân bổ cụ thể như sau:
6.1. Bố trí đủ để trả 100% nợ gốc vay
với tổng số vốn là 97,912 tỷ đồng.
6.2. Bố trí thanh toán nợ đọng
xây dựng cơ bản cho các dự án đáp ứng đủ điều kiện thanh toán theo quy định với tổng
số vốn là 1.443,210 tỷ đồng.
6.3. Bố trí đủ 100% nhu cầu vốn đối ứng
ngân sách tỉnh cho 05 dự án
sử dụng vốn ODA với số vốn là 151,226 tỷ đồng.
6.4. Bố trí cho các dự án chuyển tiếp
sang giai đoạn 2021 -2025 với tổng số vốn là 6.155,254 tỷ đồng; trong đó, đảm bảo
cân đối đủ vốn để thu hồi 100%
vốn đã ứng trước nguồn ngân sách cấp tỉnh là 233,754 tỷ đồng và đủ vốn để hoàn trả 100% vốn đã ứng
quỹ phát triển đất là 177,054 tỷ đồng.
6.5. Bố trí cho các dự án khởi công mới
đã được phê duyệt trong năm 2021 với số vốn là 4.994,1 tỷ đồng.
6.6. Bố trí đủ vốn để thực hiện Chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển
kinh tế - xã hội vùng đồng
bào dân tộc thiểu số và miền
núi: 581,0 tỷ đồng.
6.7. Bố trí đủ 100% nhu cầu vốn đầu tư
ngân sách cấp tỉnh để thực hiện
Đề án xây dựng trụ sở công an xã chính quy: Theo đề xuất của công an tỉnh Ngân sách tỉnh
hỗ trợ 50% tổng vốn đầu tư thực hiện là 281,0 tỷ đồng.
6.8. Bố trí đủ 100% nhu cầu vốn đầu tư
để triển khai Kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2021-2025 là
317,9 tỷ đồng còn lại; Kế hoạch xây dựng, cải tạo, nâng cấp và bảo dưỡng mở rộng,
sửa chữa cơ sở hạ tầng các
cơ sở y tế công lập
giai đoạn 2021-2025 còn lại là 546,5 tỷ đồng; hỗ trợ cho huyện Nho Quan và huyện
Kim Sơn theo kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy: 230,0 tỷ đồng.
6.9. Bố trí vốn cho các dự án dự kiến
khởi công mới trong giai đoạn 2022- 2025 cho 86 dự án với tổng số vốn là
4.539,898 tỷ đồng, gồm:
a) Khởi công mới 04 dự án trong năm
2022 với tổng số vốn bố
trí là 490,0 tỷ
đồng.
b) Khởi công mới 18 dự án cần thiết đã
được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư trong năm 2021 với tổng số vốn là
664,1 tỷ đồng.
c) Khởi công mới bổ sung 64 dự án khởi
công mới trong các năm tiếp theo với tổng số vốn là 3.385,798 tỷ đồng.
6.10. Bố trí vốn chuẩn bị đầu tư 24 dự
án với tổng số vốn là 12,0 tỷ đồng.
6.11. Dự phòng kế hoạch đầu tư công
trung hạn: 2.150 tỷ đồng.
(Chi tiết
theo các biểu gửi kèm)
Điều 2. Tổ chức
thực hiện
1. Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện giao
kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 vốn ngân sách cấp tỉnh cho
các dự án đã đáp ứng đủ điều kiện
theo quy định của Luật Đầu tư công năm 2019 để triển khai thực hiện.
2. Đối với những dự án dự kiến đầu tư
trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 vốn ngân sách cấp tỉnh
nhưng chưa đáp ứng đủ thủ đầu tư theo
quy định, các khoản vốn chưa phân bổ, giao Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các cơ
quan liên quan khẩn trương hoàn
thiện hồ sơ, thủ tục theo quy định của pháp luật, báo cáo Hội đồng nhân dân
tỉnh trước khi giao kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.
3. Các dự án khởi công mới bổ sung: Kiểm
soát chặt chẽ trên cơ sở
tình hình, khả năng nguồn vốn đầu tư công trong năm 2022 và các năm tiếp theo.
Chi triển khai thủ tục khi xác định, cân đối được nguồn lực theo phương án tạo
nguồn lực đầu tư giai đoạn 2021-2025 được cấp có thẩm quyền thống nhất (đặc biệt
là khả năng huy động vốn từ nguồn đấu giá giá trị quyền sử dụng đất các khu đất
đặc thù cho ngân sách tỉnh), đảm bảo nguồn vốn để thực hiện các nhiệm vụ, dự án
theo thứ tự ưu tiên trong nguyên tắc, phương án phân bổ vốn đầu tư công trung hạn
giai đoạn 2021-2025.
4. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh,
các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát
việc thực hiện Nghị quyết này.
Điều 3. Hiệu
lực thi hành
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân
dân tỉnh Ninh Bình khoá XV, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 10 tháng 12 năm 2021 và
có hiệu lực thi hành kể từ ngày được
thông qua./.
Nơi nhận:
-
Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ;
- Văn phòng: Quốc hội, Chính phủ;
- Các Bộ: Tài
chính, Kế hoạch và Đầu tư;
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- TT HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh;
- Các Ban của HĐND tỉnh;
- Các đại biểu HĐND tỉnh khóa XV;
- Văn phòng: Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, UBND tỉnh;
-
Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính;
- Công báo tỉnh, Đài PT-TH tỉnh, Báo Ninh Bình;
- Lưu: VT,
phòng CTHĐND.
|
CHỦ TỊCH
Trần Hồng Quảng
|