HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH TÂY NINH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 04/2020/NQ-HĐND
|
Tây Ninh, ngày 31
tháng 7 năm 2020
|
NGHỊ QUYẾT
SỬA
ĐỔI, BỔ SUNG KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG TRUNG HẠN 05 NĂM GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 NGUỒN
VỐN NGÂN SÁCH TỈNH
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TÂY NINH
KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ 17
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm
2019;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm
2019;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6
năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 26/2016/QH14 ngày 10
tháng 11 năm 2016 của Quốc hội về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn
2016-2020;
Căn cứ Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06 tháng
4 năm 2020 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều của Luật đầu tư công;
Căn cứ Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng
6 năm 2018 của Chính phủ về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của
Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14
tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định
mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020;
Xét Tờ trình số 1552/TTr-UBND ngày 15 tháng 7
năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về sửa đổi, bổ sung Kế hoạch đầu tư công
trung hạn 05 năm giai đoạn 2016 - 2020 nguồn vốn ngân sách tỉnh; Báo cáo thẩm
tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của
đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Sửa đổi, bổ
sung kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm giai đoạn 2016 - 2020 nguồn vốn ngân
sách tỉnh như sau:
Điều
1. Mục tiêu, định hướng đầu tư công trung hạn 05 năm giai đoạn 2016 - 2020
1. Mục tiêu
Cơ cấu lại và
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, thu hút tối đa và sử dụng có hiệu
quả các nguồn vốn đầu tư phát triển, hoàn thiện cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội thiết yếu, phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu Kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 và cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn
2016-2020.
2. Định hướng
a) Tập trung bố
trí vốn để đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành các chương trình mục tiêu quốc gia,
dự án quan trọng của địa phương, các dự án trọng điểm, cần thiết, cấp bách làm
cơ sở đẩy mạnh sự phát triển kinh tế - xã hội của cả tỉnh, có tính kết nối và
lan tỏa vùng, miền; khai thác tối đa, sử dụng hiệu quả nguồn vốn của các thành
phần kinh tế khác. Không bố trí vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước
vào các lĩnh vực, dự án mà các thành phần kinh tế khác có thể đầu tư;
b) Ưu tiên vốn
đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước cho các vùng biên giới, vùng đồng bào dân
tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa và các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc
biệt khó khăn; hỗ trợ về nhà ở đối với hộ người có công với cách mạng; các
nhiệm vụ ứng phó biến đổi khí hậu;
c) Việc sử dụng
vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020 đầu tư cho các ngành, lĩnh vực, các
chương trình phải tuân thủ theo quy định tại Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày
14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành nguyên tắc, tiêu chí và
định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn
2016-2020 (Sau đây được viết tắt là Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg) và Nghị quyết
số 14/2016/NQ-HĐND ngày 02/7/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa IX, kỳ họp
thứ nhất về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ nguồn ngân sách nhà nước
giai đoạn 2016-2020.
Điều
2. Nguyên tắc phân bổ kế hoạch vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020
1. Việc phân bổ
vốn phải phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu, định hướng phát triển tại Kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 của tỉnh, quy hoạch phát
triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực, đã được cấp có thẩm quyền
phê duyệt.
2. Việc phân bổ
vốn phải bảo đảm tuân thủ các quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà
nước, Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng
Chính phủ, Nghị quyết số 14/2016/ NQ-HĐND ngày 02/7/2016 của Hội đồng nhân dân
tỉnh khóa IX và các văn bản liên quan.
3. Bố trí vốn
đầu tư tập trung để khắc phục tình trạng phân tán, dàn trải, dở dang, bảo đảm
hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước; bố trí đủ vốn đối ứng
các dự án ODA. Đồng thời, có các giải pháp huy động các nguồn vốn hợp pháp khác
để hoàn thành và đẩy nhanh tiến độ thực hiện 02 Chương trình mục tiêu quốc gia,
các dự án trọng điểm, cần thiết, cấp bách, các chương trình mục tiêu, làm cơ sở
thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, có tính kết nối và
lan tỏa vùng, miền.
4. Các huyện,
thành phố được bố trí vốn ngân sách tỉnh giai đoạn 2016-2020 phải cam kết bố
trí phần vốn còn thiếu từ nguồn ngân sách huyện, thành phố và các nguồn vốn hợp
pháp khác để hoàn thành dự án đúng tiến độ. Trong trường hợp điều chỉnh tăng
tổng mức đầu tư của dự án so với tổng mức đầu tư đã được cấp có thẩm quyền giao
kế hoạch đầu tư trung hạn, huyện, thành phố phải tự cân đối vốn bổ sung từ các
nguồn vốn hợp pháp khác để hoàn thành dự án đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng.
Điều
3. Thứ tự ưu tiên trong phân bổ vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020
Đối với nguồn
vốn ngân sách tỉnh, việc bố trí vốn thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau:
1. Bố trí đủ
vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản; thu hồi các khoản ứng trước.
2. Bố trí vốn
đối ứng cho dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước
ngoài.
3. Bố trí vốn
cho các dự án chuyển tiếp hoàn thành trong giai đoạn 2016-2020.
4. Sau khi bố
trí đủ vốn theo thứ tự ưu tiên nêu trên, trường hợp còn vốn sẽ xem xét bố trí
cho các dự án khởi công mới.
Điều
4. Phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn 05 năm giai đoạn 2016 - 2020
nguồn vốn ngân sách tỉnh
Tổng kế hoạch đầu tư công trung hạn
05 năm
giai đoạn 2016 – 2020 nguồn vốn ngân sách tỉnh là 11.438,923 tỷ đồng, trong
đó:
(1) ngân sách tập trung: 2.851,526 tỷ đồng (bao gồm nguồn thu tiền sử dụng đất
và nguồn thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng đối với phương tiện ra vào
cửa khẩu), (2) xổ số kiến
thiết: 7.279,597 tỷ đồng (bao gồm nguồn tăng thu ngân sách tỉnh năm 2017 và
2018: 144,597 tỷ đồng), (3) nguồn thu hồi từ Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một
thành viên Xổ số kiến thiết Tây Ninh (nguồn giảm vốn điều lệ, giảm trích quỹ dự
phòng): 155,9 tỷ đồng, (4) nguồn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung
ương năm 2017 cho ngân sách địa phương: 150 tỷ đồng, (5) nguồn dự phòng ngân
sách trung ương bổ sung cho ngân sách tỉnh năm 2018 và năm 2019: 180 tỷ đồng,
(6) nguồn thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp năm 2018: 307 tỷ đồng, (7) nguồn tăng thu
ngân sách tỉnh năm 2019 - XSKT: 138,6 tỷ đồng, (8) nguồn cân đối nguồn chi ngân
sách cấp tỉnh cuối năm 2019: 230 tỷ đồng, (9) nguồn bội chi ngân
sách địa phương: 146,3 tỷ đồng, được phân bổ như sau:
1. Tỉnh quản lý
Kế hoạch đầu tư công
trung hạn 05 năm
giai đoạn
2016 – 2020 nguồn vốn ngân sách tỉnh - tỉnh quản lý là 6.858,343 tỷ đồng (ngân
sách tập trung: 1.547,019 tỷ đồng, xổ số
kiến thiết: 4.279,824 tỷ đồng, nguồn thu hồi
từ Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Xổ số kiến thiết Tây Ninh (nguồn
giảm vốn điều lệ, giảm trích quỹ dự phòng): 155,9 tỷ đồng, nguồn bổ
sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương năm 2017 cho ngân sách địa phương: 150
tỷ đồng, nguồn
dự phòng ngân sách trung ương bổ sung cho ngân sách tỉnh năm 2018 và năm 2019: 150 tỷ đồng,
nguồn thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp năm 2018: 207 tỷ đồng, nguồn tăng thu
ngân sách tỉnh năm 2019 - Xổ số kiến thiết: 138,6 tỷ đồng, nguồn cân đối nguồn
chi ngân sách cấp tỉnh cuối năm 2019: 230 tỷ đồng), gồm:
- Chuẩn bị đầu
tư: 168 tỷ đồng;
- Thực hiện đầu
tư: 6.501,523 tỷ đồng;
- Thanh toán
khối lượng: 188,82 tỷ đồng.
Kế hoạch vốn
thực hiện đầu tư được phân bổ cho các lĩnh vực:
a) Lĩnh vực Giao thông
Kế hoạch vốn là 3.446,712
tỷ đồng (xổ số kiến thiết: 2.661,61 tỷ đồng, nguồn thu hồi từ Công
ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Xổ số kiến thiết Tây Ninh (nguồn giảm vốn
điều lệ, giảm trích quỹ dự phòng): 155,9 tỷ đồng, nguồn bổ sung có mục tiêu từ
ngân sách trung ương năm 2017 cho ngân sách địa phương: 77,202 tỷ đồng, nguồn dự phòng ngân
sách trung ương bổ sung cho ngân sách tỉnh năm 2018 và năm 2019: 150 tỷ đồng,
nguồn thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp năm 2018: 207 tỷ đồng, nguồn tăng thu
ngân sách tỉnh năm 2019 - Xổ số kiến thiết: 35 tỷ đồng, nguồn cân đối nguồn chi
ngân sách cấp tỉnh cuối năm 2019: 160 tỷ đồng), đầu tư 38 dự án, bao
gồm:
- Dự án chuyển tiếp từ
năm 2015 sang giai đoạn 2016-2020: 06 dự án với tổng vốn đầu tư là 545,416 tỷ đồng.
- Dự án đầu tư mới giai
đoạn 2016-2020: 32 dự án với tổng vốn đầu tư dự kiến là 2.971,296 tỷ đồng,
trong đó:
+ Dự kiến hoàn thành và
bàn giao đưa vào sử dụng giai đoạn 2016-2020 là 16 dự án với tổng vốn đầu tư dự
kiến 1.847,238 tỷ đồng.
+ Dự kiến hoàn thành
sau năm 2020: 15 dự án với tổng vốn đầu tư dự kiến 1.054,058 tỷ đồng.
b) Lĩnh vực Nông nghiệp
và phát triển nông thôn
Kế hoạch vốn là 606,640
tỷ đồng (ngân sách tập trung: 202,242 tỷ đồng, xổ số kiến thiết: 240 tỷ đồng,
nguồn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương năm 2017 cho ngân sách địa
phương: 72,798 tỷ đồng, nguồn tăng thu ngân sách tỉnh năm 2019 - Xổ số kiến thiết:
91,6 tỷ đồng), đầu tư 45 dự
án/đề án, bao gồm:
- Dự án chuyển tiếp từ
năm 2015 sang giai đoạn 2016-2020: 03 dự án với tổng vốn đầu tư dự kiến là 40,624
tỷ đồng.
- Dự án đầu tư mới giai
đoạn 2016-2020: 42 dự án với tổng vốn đầu tư dự kiến là 566,016 tỷ đồng.
+ Dự kiến hoàn thành và
bàn giao đưa vào sử dụng giai đoạn 2016-2020 là 39 dự án với tổng vốn đầu tư dự
kiến 281,916 tỷ đồng.
+ Dự kiến hoàn thành
sau năm 2020: 03 dự án với tổng vốn đầu tư dự kiến 284,10 tỷ đồng.
c) Lĩnh vực Y tế
Kế hoạch vốn là 668,48
tỷ đồng (ngân sách tập trung: 105,726 tỷ đồng, xổ số kiến thiết: 562,754 tỷ đồng),
đầu tư 26 dự án, bao gồm:
- Dự án chuyển tiếp từ
năm 2015 sang giai đoạn 2016-2020: 07 dự án với tổng vốn đầu tư dự kiến là 166,148
tỷ đồng.
- Dự án đầu tư mới giai
đoạn 2016-2020: 19 dự án với tổng vốn đầu tư dự kiến là 502,332 tỷ đồng, trong
đó:
+ Dự kiến hoàn thành và
bàn giao đưa vào sử dụng giai đoạn 2016-2020: 16 dự án với tổng vốn đầu tư dự
kiến 351,931 tỷ đồng.
+ Dự kiến hoàn thành
sau năm 2020: 03 dự án với tổng vốn đầu tư dự kiến 150,401 tỷ đồng.
d) Lĩnh vực Giáo dục,
đào tạo và dạy nghề
Kế hoạch lĩnh vực Giáo
dục, đào tạo, dạy nghề: 302,158 tỷ đồng (ngân sách tập trung: 218,54 tỷ đồng, xổ
số kiến thiết: 83,618 tỷ đồng) đầu tư 28 dự án, bao gồm:
- Dự án chuyển tiếp từ
năm 2015 sang giai đoạn 2016-2020: 04 dự án với tổng vốn đầu tư dự kiến là
28,46 tỷ đồng.
- Dự án đầu tư mới giai
đoạn 2016-2020: 24 dự án với tổng vốn đầu tư dự kiến là 273,698 tỷ đồng, trong
đó:
+ Dự kiến hoàn thành và
bàn giao đưa vào sử dụng giai đoạn 2016-2020: 20 dự án với tổng vốn đầu tư dự
kiến 238,048 tỷ đồng.
+ Dự kiến hoàn thành
sau năm 2020: 04 dự án với tổng vốn đầu tư dự kiến 35,65 tỷ đồng.
e) Lĩnh vực Khoa học
và Công nghệ
Kế hoạch vốn là 147,70
tỷ đồng (ngân sách tập trung: 106,66 tỷ đồng, xổ số kiến thiết: 41,04 tỷ đồng) đầu tư 17 dự
án, bao gồm:
- Dự án chuyển tiếp từ
năm 2015 sang giai đoạn 2016-2020: 02 dự án với tổng vốn đầu tư dự kiến là 13,7
tỷ đồng.
- Dự án đầu tư mới giai
đoạn 2016-2020 - dự kiến hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng giai đoạn
2016-2020: 15 dự án với tổng vốn đầu tư dự kiến là 134 tỷ đồng.
f) Lĩnh vực Khu dân cư,
cụm dân cư biên giới
Kế hoạch vốn là 69,552
tỷ đồng (ngân sách tập trung: 11 tỷ đồng, xổ số kiến thiết: 58,552 tỷ đồng) đầu tư 02 dự
án, bao gồm:
- Dự án chuyển tiếp từ
năm 2015 sang giai đoạn 2016-2020: 01 dự án với tổng vốn đầu tư dự kiến là 49,552
tỷ đồng.
- Dự án đầu tư mới giai
đoạn 2016-2020 - dự kiến hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng giai đoạn
2016-2020: 02 dự án với tổng vốn đầu tư dự kiến là 20 tỷ đồng.
g) Lĩnh vực Văn hóa, thể
thao, xã hội
Kế hoạch vốn là 275,144
tỷ đồng (ngân sách tập trung: 36,944 tỷ đồng, xổ số kiến thiết: 238,2 tỷ đồng),
đầu tư 34 dự án, bao gồm:
- Dự án chuyển tiếp từ
năm 2015 sang giai đoạn 2016-2020: 02 dự án với tổng vốn đầu tư dự kiến là
82,93 tỷ đồng.
- Dự án đầu tư mới giai
đoạn 2016-2020: 32 dự án với tổng vốn đầu tư dự kiến là 192,214 tỷ đồng, trong
đó:
+ Dự kiến hoàn thành và
bàn giao đưa vào sử dụng giai đoạn 2016-2020: 22 dự án với tổng vốn đầu tư dự
kiến 119,364 tỷ đồng.
+ Dự kiến hoàn thành
sau năm 2020: 10 dự án với tổng vốn đầu tư dự kiến 72,85 tỷ đồng.
h) Lĩnh vực An ninh quốc
phòng
Kế hoạch vốn là 590,525
tỷ đồng (ngân sách tập trung: 442,305 tỷ đồng, xổ số kiến thiết: 78,22 tỷ đồng, nguồn cân đối
nguồn chi ngân sách cấp tỉnh cuối năm 2019: 70 tỷ đồng), đầu tư 34 dự án, bao
gồm:
- Dự án chuyển tiếp từ
năm 2015 sang giai đoạn 2016-2020: 04 dự án với tổng vốn đầu tư dự kiến là 85,17
tỷ đồng.
- Dự án đầu tư mới giai
đoạn 2016-2020: 30 dự án với tổng vốn đầu tư dự kiến là 433,355 tỷ đồng, trong
đó:
+ Dự kiến hoàn thành và
bàn giao đưa vào sử dụng giai đoạn 2016-2020: 25 dự án với tổng vốn đầu tư dự
kiến 250,99 tỷ đồng.
+ Dự kiến hoàn thành
sau năm 2020: 06 dự án với tổng vốn đầu tư dự kiến 254,365 tỷ đồng.
i) Lĩnh vực Trụ sở cơ
quan, khác
Kế hoạch vốn là 394,612 tỷ đồng (ngân
sách tập trung: 254,782 tỷ đồng, xổ số
kiến thiết: 127,83 tỷ đồng, nguồn tăng thu ngân sách tỉnh năm 2019 - Xổ số
kiến thiết: 12 tỷ đồng), đầu tư 63 dự án, bao gồm:
- Dự án chuyển tiếp từ
năm 2015 sang giai đoạn 2016-2020: 05 dự án với tổng vốn đầu tư dự kiến là 135,455
tỷ đồng.
- Dự án đầu tư mới giai
đoạn 2016-2020: 59 dự án với tổng vốn đầu tư dự kiến là 259,157 tỷ đồng.
+ Dự kiến hoàn thành và
bàn giao đưa vào sử dụng giai đoạn 2016-2020: 57 dự án với tổng vốn đầu tư dự
kiến 224,157 tỷ đồng.
+ Dự kiến hoàn thành
sau năm 2020: 02 dự án với tổng vốn đầu tư dự kiến 35 tỷ đồng.
(Phụ lục I kèm
theo)
2. Hỗ trợ mục
tiêu huyện, thị xã, thành phố
Kế hoạch đầu tư đầu tư công
trung hạn 05 năm giai đoạn 2016 - 2020 nguồn vốn ngân sách tỉnh là 4.434,28
tỷ đồng (ngân sách tập trung: 1.304,507 tỷ đồng, xổ số kiến thiết: 2.999,773
tỷ đồng,
nguồn dự phòng ngân sách trung ương bổ sung cho ngân sách tỉnh năm 2018 và năm
2019: 30 tỷ đồng,
nguồn thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp năm 2018: 100 tỷ đồng) hỗ trợ mục
tiêu huyện, thành phố đầu tư:
a) Nông thôn mới: 1.997,685
tỷ đồng.
b) Phát triển
thành phố, thị xã: 974,596 tỷ đồng.
c) Xây dựng
trường đạt chuẩn quốc gia: 115,721 tỷ đồng.
d) Xây mới
trường học thuộc
Đề án Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non tại vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh
Tây Ninh, giai đoạn 2017-2020: 98,238 tỷ đồng.
e) Hỗ trợ khác:
1.248,04 tỷ đồng.
(Phụ lục II kèm
theo)
3. Về nguồn bội
chi ngân sách địa phương
Kế hoạch đầu tư
công trung hạn 05 năm giai đoạn 2016-2020 nguồn bội chi ngân sách địa phương là
146,3 tỷ đồng phân bổ cho các dự án sử dụng vốn ODA có nhu cầu vay lại trên địa
bàn tỉnh.
(Phụ lục III
kèm theo)
Điều
5. Các giải pháp triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn
2016-2020
1. Đẩy nhanh
việc thực hiện cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước theo hướng sử dụng tiết kiệm,
hiệu quả, giảm các khoản chi thường xuyên để tăng tỷ trọng chi đầu tư phát
triển. Các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố thực hiện tiết kiệm trong
từng dự án theo quy định của Chính phủ.
2. Hạn chế tối
đa việc ứng trước vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn. Trường hợp cần thiết ứng
trước, phải kiểm soát chặt chẽ, bảo đảm việc ứng trước kế hoạch phù hợp với quy
định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước. Mức vốn ứng trước của từng
dự án không vượt quá mức vốn bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và
phải bảo đảm có nguồn thanh toán các khoản vốn ứng trước.
3. Quản lý chặt
chẽ việc sử dụng nguồn vốn dự phòng trong kế hoạch đầu tư công trung hạn. Khoản
vốn dự phòng chung chưa phân bố chỉ được sử dụng trong trường hợp nguồn thu
ngân sách nhà nước được đảm bảo theo kế hoạch và được sử dụng cho các mục tiêu
thật sự cần thiết, bất khả kháng, cấp bách theo quy định của Luật Ngân sách nhà
nước, Luật Đầu tư công và phải báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét,
quyết định trước khi thực hiện.
4. Bố trí phần
vốn ngân sách nhà nước và tăng cường huy động các nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ
tầng theo hình thức đối tác công tư (PPP). Đẩy mạnh thực hiện chủ trương xã hội
hóa đối với các dịch vụ công trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân,
giáo dục đào tạo, văn hóa, thể thao, các công trình, dự án cơ sở hạ tầng phục
vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân ở nông thôn.
5. Người đứng
đầu các sở, ban, ngành tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm
trước pháp luật trong việc tham mưu hoặc quyết định chủ trương đầu tư, bảo đảm
chất lượng lập báo cáo đề xuất, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết
định đầu tư dự án; chỉ quyết định chủ trương đầu tư những dự án thật sự cần
thiết khi đã thẩm định, làm rõ hiệu quả của dự án, nguồn vốn, khả năng cân đối,
bố trí vốn cho từng dự án, bảo đảm dự án được phê duyệt có đủ nguồn lực tài
chính để thực hiện.
6. Tăng cường
công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong
quản lý đầu tư công; kiểm soát chặt chẽ mục tiêu, hiệu quả sử dụng các nguồn
vốn đầu tư; bảo đảm công khai, minh bạch trong việc huy động, quản lý, sử dụng
vốn vay; xử lý nghiêm cá nhân, tập thể vi phạm pháp luật về đầu tư công đã được
các cấp có thẩm quyền quyết định.
Điều
6. Tổ chức thực hiện
1. Giao Ủy ban
nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này theo đúng quy định.
2. Giao
Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại
biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Điều
7. Điều khoản thi hành
1. Nghị quyết
này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh Khóa IX, Kỳ họp thứ 17 thông qua
ngày 31 tháng 7 năm 2020 và có hiệu lực từ ngày 10 tháng 8 năm 2020.
2. Nghị quyết
này thay thế các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh: số 08/2019/NQ-HĐND ngày
11 tháng 7 năm 2019 về Sửa đổi, bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm giai
đoạn 2016 - 2020 nguồn vốn ngân sách tỉnh; số 13/2019/NQ-HĐND ngày 06 tháng 12
năm 2019 về Sửa đổi, bổ sung một số nội dung Điều 4 Nghị quyết số
08/2019/NQ-HĐND ngày 11 tháng 7 năm 2019 và số 02/2020/NQ-HĐND ngày 29 tháng 5
năm 2020 về Sửa đổi, bổ sung một số nội dung Điều 4 Nghị quyết số
08/2019/NQ-HĐND ngày 11 tháng 7 năm 2019, Điều 1 Nghị quyết số 13/2019/NQ-HĐND
ngày 06 tháng 12 năm 2019./.
Nơi nhận:
-
Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Văn
phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính
phủ;
- Vụ Pháp chế Bộ KHĐT;
- Vụ Pháp chế Bộ Tài chính;
- Cục Kiểm tra
văn bản QPPL-Bộ Tư pháp;
- Thường trực
Tỉnh ủy;
- UBND
tỉnh;
- UBMTTQVN
tỉnh;
- Đoàn đại biểu
Quốc hội tỉnh;
- Đại biểu HĐND
tỉnh;
- Các sở, ban,
ngành
tỉnh;
-
HĐND, UBND huyện, thị xã, thành phố;
- Báo Tây Ninh;
-
Trung tâm Công báo- Tin học tỉnh;
-
Lưu: VT.VP Đoàn
ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh.
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Thành Tâm
|