Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 24/1999/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 16/04/1999 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 24/1999/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 16 tháng 4 năm 1999

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 24/1999/NĐ-CP NGÀY 16 THÁNG 4 NĂM 1999 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC HUY ĐỘNG, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CÁC KHOẢN ĐÓNG GÓP TỰ NGUYỆN CỦA NHÂN DÂN ĐỂ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG CỦA CÁC XÃ, THỊ TRẤN

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 20 tháng 3 năm 1996; Luật số 06/1998/QH10 ngày 20 tháng 5 năm 1998 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước;

Sau khi thống nhất với ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị định này Quy chế tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng của các xã, thị trấn.

Điều 2. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định này.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành và tổ chức thực hiện Nghị định này.

Phan Văn Khải

(Đã ký)

QUY CHẾ

VỀ TỔ CHỨC HUY ĐỘNG, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CÁC KHOẢN ĐÓNG GÓP TỰ NGUYỆN CỦA NHÂN DÂN ĐỂ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG CỦA CÁC XÃ, THỊ TRẤN
(Ban hành kèm theo Nghị định số 24/1999/NĐ-CP ngày 16 tháng 4 năm 1999 của Chính phủ).

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Việc huy động các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của các xã, thị trấn phải do nhân dân bàn bạc và quyết định trên cơ sở dân chủ, công khai, quyết định theo đa số. ủy ban nhân dân cấp xã, thị trấn (sau đây gọi chung là xã) có trách nhiệm tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân theo quy định của Quy chế này.

Điều 2. Sau khi được Hội đồng nhân dân xã và đa số nhân dân trên địa bàn quyết định, nhất trí về chủ trương đầu tư xây dựng công trình cơ sở hạ tầng của xã, Uỷ ban nhân dân xã có trách nhiệm tổ chức thực hiện chủ trương đầu tư đó. Chủ trương đầu tư phải phù hợp với quy hoạch về xây dựng, giao thông, thuỷ lợi và đáp ứng yêu cầu bảo vệ cảnh quan, môi trường của địa phương.

Điều 3. Các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng của xã phải được sử dụng đúng mục đích huy động, các khoản đóng góp cho công trình nào phải đầu tư cho công trình đó.

Điều 4. Mức huy động đóng góp của nhân dân, mức miễn, giảm cho các đối tượng chính sách xã hội (theo quy định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) do nhân dân bàn bạc và quyết định căn cứ vào thu nhập bình quân và khả năng đóng góp của nhân dân trên địa bàn. Mức đóng góp này phải nằm trong tổng mức đóng góp tối đa do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định.

Chương 2:

TỔ CHỨC THU, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CÁC KHOẢN ĐÓNG GÓP CỦA NHÂN DÂN

Điều 5. Nguồn huy động đóng góp tự nguyện của nhân dân được sử dụng để bổ sung vào vốn đầu tư cho các mục đích xây dựng mới, nâng cấp sửa chữa các công trình cơ sở hạ tầng của xã và công trình cơ sở hạ tầng liên thôn trong xã (gọi chung là công trình cơ sở hạ tầng của xã) gồm: công trình điện, giao thông, trường học, trạm xá xã, các công trình văn hoá, thể thao, hệ thống nước sạch, kênh, mương nội đồng và các công trình công ích khác.

Điều 6.

1. Khi có nhu cầu đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp sửa chữa các công trình cơ sở hạ tầng của xã, ủy ban nhân dân xã lập dự toán, thiết kế công trình và các hồ sơ có liên quan gửi ủy ban nhân dân cấp huyện để thẩm định. Hồ sơ dự án công trình gồm:

a) Tổng nhu cầu vốn để xây dựng và hoàn thành công trình, phân bổ chi tiết theo từng hạng mục công trình (nếu có);

b) Thiết kế và báo cáo dự kiến tiến độ thực hiện công trình;

c) Dự kiến và cân đối các nguồn vốn bố trí cho công trình, trong đó có phần huy động nhân dân đóng góp;

d) Mức đóng góp đối với từng hộ gia đình.

2. Uỷ ban nhân dân xã tổ chức để nhân dân bàn, quyết định về dự toán công trình và mức huy động đóng góp của nhân dân. Cách thức tổ chức để nhân dân bàn thực hiện theo quy định tại Điều 7 của Quy chế này.

Điều 7. Việc huy động đóng góp tự nguyện của nhân dân, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp đó để xây dựng cơ sở hạ tầng của xã được thực hiện theo phương thức nhân dân bàn và quyết định trực tiếp.

1. Uỷ ban nhân dân xã chủ trì phối hợp với ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân và các tổ chức đoàn thể quần chúng khác tổ chức để nhân dân bàn, quyết định bằng một trong các hình thức:

a) Họp nhân dân ở từng thôn, làng, ấp, bản thảo luận và biểu quyết công khai hoặc phiếu kín, lập biên bản gửi ủy ban nhân dân xã.

b) Họp chủ hộ bàn, biểu quyết công khai hoặc phiếu kín, lập biên bản gửi ủy ban nhân dân xã.

Các cuộc họp nói trên được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba số người (hoặc hộ) trong diện họp tham dự.

c) Nếu không tổ chức họp được thì phát phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình.

2. Nếu đa số nhân dân hoặc chủ hộ đồng ý thì ủy ban nhân dân xã tổ chức huy động nhân dân đóng góp, nhân dân có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh các quyết định được đa số đồng ý.

3. Trong trường hợp có chủ hộ chưa nhất trí, ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm chủ trì cùng với ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân và các tổ chức đoàn thể quần chúng khác vận động, giải thích để các hộ này tự nguyện đóng góp theo sự nhất trí của đa số chủ hộ nêu tại khoản 2 Điều này. Nếu xét thấy quyết định của đa số không phù hợp với luật pháp và các quy định của chính quyền địa phương thì ủy ban nhân dân xã đề nghị ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định.

Điều 8.

1. Mức đóng góp đối với từng đối tượng huy động do ủy ban nhân dân xã tính toán căn cứ vào:

a) Tổng mức đóng góp tối đa do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định.

b) Mức thu nhập bình quân và khả năng đóng góp của nhân dân trên địa bàn.

c) Nhu cầu vốn cần huy động đóng góp cho công trình. Nhu cầu vốn cần huy động được tính trên cơ sở tổng dự toán công trình được duyệt sau khi trừ đi các nguồn vốn:

Ngân sách nhà nước;

Tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước;

Viện trợ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài.

d) Tiến độ huy động gắn với tiến độ thực hiện công trình.

2. Các mức huy động đóng góp đối với từng đối tượng kể cả những trường hợp được miễn, giảm chỉ được thực hiện sau khi đã có sự nhất trí của đa số chủ hộ. ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm công bố công khai các mức huy động đóng góp, các trường hợp miễn, giảm và mức giảm trước khi tổ chức huy động.

Điều 9.

1. Khi dự án đầu tư được phê duyệt, ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm thành lập Ban quản lý công trình của xã. Ban quản lý công trình gồm có một Trưởng ban, các ủy viên là một số ủy viên ủy ban nhân dân xã và các ủy viên khác có liên quan. Trưởng ban quản lý công trình do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã chỉ định sau khi có sự bàn bạc, nhất trí của Thường trực Hội đồng nhân dân xã, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể quần chúng cùng cấp khác. Ban quản lý công trình thực hiện các nhiệm vụ:

a) Tổ chức, theo dõi thi công công trình đảm bảo đúng dự toán, đúng thiết kế và tiến độ được duyệt;

b) Quản lý vật tư, tài sản, tiền vốn đầu tư cho công trình;

c) Quyết toán công trình đảm bảo thời gian, đúng quy định.

2. Ban Tài chính xã có trách nhiệm tham mưu cho xã về dự toán công trình, hình thức và mức huy động các khoản đóng góp của nhân dân, chịu trách nhiệm về mặt nghiệp vụ trong việc quản lý, sử dụng các khoản huy động đóng góp của nhân dân theo đúng chế độ hiện hành của Nhà nước.

3. Đối với các xã đặc biệt khó khăn được Nhà nước hỗ trợ đầu tư vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng theo Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ, nếu xã không có đủ điều kiện lập Ban quản lý công trình thì được lập Ban quản lý công trình cấp huyện để tổ chức quản lý công trình đối với từng xã được đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước và nguồn vốn đóng góp của nhân dân. Trưởng Ban và các thành viên Ban quản lý công trình cấp huyện do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện quyết định sau khi có sự bàn bạc nhất trí của Thường trực Hội đồng nhân dân huyện, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc huyện và các tổ chức đoàn thể quần chúng cùng cấp.

Điều 10. Các xã thành lập Ban giám sát công trình để giám sát quá trình huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân.

1. Các thành viên của Ban giám sát công trình do nhân dân bàn và quyết định cử ra trong số đại diện hộ gia đình trong xã và có thể bầu chọn thành viên Ban giám sát công trình trong số đại diện Ban thanh tra nhân dân xã, đại diện Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân và các tổ chức đoàn thể quần chúng khác của xã.

2. Ban giám sát công trình có trách nhiệm giám sát toàn diện tất cả các mặt, các khâu của việc huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân để đầu tư xây dựng các công trình; giám sát việc nghiệm thu, bàn giao và quyết toán công trình theo đúng quy định, đúng mục đích và đảm bảo hiệu quả.

3. Ban giám sát công trình có trách nhiệm phát hiện và thông báo kịp thời cho cấp có thẩm quyền để xử lý đối với những hành vi vi phạm quy định trong quá trình tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của xã.

Điều 11.

1. Căn cứ chủ trương và mức huy động đã được phê duyệt, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã chỉ đạo Trưởng thôn, Trưởng bản phối hợp với Ban công tác mặt trận tại các thôn, bản để tổ chức vận động nhân dân đóng góp xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng ở xã.

2. Ban Tài chính xã có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý các khoản đóng góp của nhân dân. Trong trường hợp có sự ủy quyền của ủy ban nhân dân xã, các Trưởng thôn, Trưởng bản thu các khoản đóng góp của nhân dân trên địa bàn và phải nộp đầy đủ, kịp thời cho Ban Tài chính xã.

Điều 12.

1. Hình thức huy động đóng góp của nhân dân có thể bằng tiền, hiện vật hoặc ngày công lao động. Đối với các khoản đóng góp bằng ngày công hoặc hiện vật phải được quy đổi thành tiền tại thời điểm đóng góp để hạch toán và phải được quản lý, theo dõi riêng.

2. Uỷ ban nhân dân xã quy định việc quy đổi ngày công và hiện vật do nhân dân đóng góp thành tiền để hạch toán trên cơ sở dự kiến quy đổi đã được nhân dân bàn bạc, nhất trí theo quy định tại Điều 7 của Quy chế này, đồng thời đảm bảo phù hợp giá cả thị trường tại địa phương.

3. Trường hợp giá cả hiện vật, ngày công lao động tại thời điểm đóng góp có chênh lệch cao hơn hoặc thấp hơn 20% so với giá dự kiến thì các xã phải tổ chức nhân dân bàn bạc, thống nhất về giá cả để quy đổi hiện vật và ngày công lao động do nhân dân đóng góp. Việc tổ chức cho nhân dân họp bàn thực hiện theo quy định tại Điều 7 của Quy chế này.

4. Khi thu các khoản đóng góp của nhân dân phải thực hiện đúng các quy định về chứng từ kế toán ngân sách xã hiện hành. Ban Tài chính xã có trách nhiệm quản lý và nộp đầy đủ, kịp thời vào tài khoản của xã mở tại Kho bạc nhà nước huyện theo quy định.

Điều 13.

1. Việc quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân để chi cho các công trình đầu tư phải theo đúng chế độ của Nhà nước quy định, đúng với dự toán được duyệt.

2. Ban Tài chính xã phải mở sổ kế toán để phản ánh và hạch toán quá trình thu và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân cho công trình.

Điều 14.

1.Trường hợp xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng có phát sinh việc đền bù giải phóng mặt bằng thì ủy ban nhân dân xã giải quyết theo các phương thức sau:

a) Trường hợp thiệt hại ít thì tuyên truyền, vận động nhân dân coi như khoản đóng góp tự nguyện cho công trình.

b) Nếu mức đền bù lớn, phải xác định cụ thể đưa vào dự toán công trình để tính mức huy động hoặc xây dựng phương án thu lại của những người được hưởng lợi từ công trình để bù đắp.

2. Các khoản chi phí liên quan đến việc mời thầu, mời thiết kế, tổ chức thẩm định, nghiệm thu công trình (nếu có) được tính vào giá trị công trình, phải đảm bảo triệt để tiết kiệm và công khai tài chính.

Điều 15.

1. Việc thi công công trình phải ưu tiên sử dụng lao động và lực lượng thi công tại xã, chỉ mời thầu và tổ chức đấu thầu với các lực lượng thi công ngoài địa bàn xã trong trường hợp công trình đòi hỏi kỹ thuật cao, tính chất thi công phức tạp mà lực lượng thi công tại xã không đảm nhận được. Việc tổ chức đấu thầu phải thực hiện theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước.

2. Đối với công trình do xã tự tổ chức thi công, Ban quản lý công trình phải mở sổ theo dõi chi tiết các khoản chi phí về vật liệu, ngày công lao động, giờ máy thi công và các chi phí khác cho công trình.

Điều 16.

1. Kết thúc thi công, trước khi bàn giao công trình đưa vào sử dụng, các xã phải tổ chức nghiệm thu công trình theo đúng thiết kế và dự toán được duyệt.

2. Việc nghiệm thu công trình phải có sự tham gia của Ban giám sát công trình, đại diện của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên.

3. Sau khi nghiệm thu công trình, Uỷ ban nhân dân xã phải tổ chức bàn giao công trình cho người quản lý và sử dụng. Việc sử dụng công trình phải đúng mục đích, hàng năm phải có kế hoạch và bố trí kinh phí để duy tu, bảo dưỡng, bảo vệ công trình.

Điều 17. Sau khi công trình được nghiệm thu, Ban quản lý công trình phải tiến hành quyết toán công trình kịp thời, đúng quy định. Giá trị quyết toán của công trình phải phù hợp với dự toán được duyệt, tuyệt đối không được chấp nhận thanh, quyết toán phần giá trị thực tế vượt dự toán nếu không được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Ban Tài chính xã có trách nhiệm quyết toán số thu và sử dụng các khoản huy động đóng góp của nhân dân, tính toán xác định số chênh lệch giữa số thực thu với số thực chi cho công trình. Việc xử lý số chênh lệch thu - chi (nếu có) phải được nhân dân bàn và quyết định theo quy định tại Điều 7 của Quy chế này.

Điều 18. Sau khi quyết toán công trình, ủy ban nhân dân xã lập báo cáo tình hình thu, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân để công khai cho nhân dân biết, đồng thời gửi cho ủy ban nhân dân huyện. Các báo cáo gồm:

1. Báo cáo tài chính về tình hình huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp cho công trình. Báo cáo phải phản ánh đầy đủ các khoản thu, chi và trình bày đối xứng nhau, đảm bảo đúng chế độ quy định, chính xác và dễ hiểu;

2. Báo cáo tình hình chấp hành dự toán thiết kế và dự toán thi công của công trình;

3. Biên bản nghiệm thu và báo cáo đánh giá chất lượng của công trình;

4. Báo cáo đánh giá kết quả sử dụng vốn huy động của công trình.

Điều 19. Uỷ ban nhân dân xã phải thực hiện công khai tài chính đối với việc huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân cho từng công trình hoặc hạng mục công trình bằng các hình thức niêm yết tại trụ sở ủy ban nhân dân xã và công bố công khai trong các cuộc họp trực tiếp với nhân dân.

Điều 20. Quá trình tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của xã chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng nhà nước và sự giám sát của Mặt trận Tổ quốc.

Điều 21. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã có trách nhiệm giải trình, trả lời các thắc mắc, khiếu nại của nhân dân và kiến nghị của ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, các tổ chức đoàn thể quần chúng khác, Ban thanh tra nhân dân xã và Ban giám sát công trình về việc tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp đầu tư cho các công trình cơ sở hạ tầng của xã. Việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo của nhân dân phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật hiện hành và phải được thụ lý để giải quyết chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ khiếu nại, tố cáo.

Điều 22. Đối với việc nhân dân trong phạm vi một thôn, xóm, ấp, bản hoặc một cộng đồng dân cư (theo tôn giáo, dòng họ) của xã tự nguyện đứng ra tổ chức huy động, tự quản lý việc đầu tư xây dựng công trình cơ sở hạ tầng phục vụ trực tiếp cho lợi ích của cộng đồng dân cư trong thôn, xóm, ấp, bản đó thì không phải thực hiện những quy định trên đây nhưng ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm:

1. Hướng dẫn và giúp nhân dân thực hiện chủ trương đầu tư đảm bảo quy hoạch chung, không phô trương hình thức; huy động phù hợp với thu nhập bình quân và khả năng đóng góp của nhân dân trên địa bàn.

2. Hướng dẫn và giúp nhân dân thực hiện các biện pháp kỹ thuật, quy trình xây dựng để đảm bảo chất lượng, mỹ quan của công trình.

3. Hướng dẫn việc thanh, quyết toán công trình, thực hiện công khai về tài chính; lập báo cáo lên cấp trên để ghi nhận và tổng hợp việc nhân dân đã đóng góp để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn.

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness

----------

No: 24/1999/ND-CP

Hanoi, April 16, 1999

 

DECREE

PROMULGATING THE REGULATION ON ORGANIZING THE MOBILIZATION, MANAGEMENT AND USE OF PEOPLE’S VOLUNTARY CONTRIBUTIONS FOR THE CONSTRUCTION OF INFRASTRUCTURE OF COMMUNES AND DISTRICT TOWNSHIPS

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the State Budget Law of March 20, 1996; and Law No.06/1998/QH10 of May 20, 1998 Amending and Supplementing a Number of Articles of the State Budget Law;
After consulting the Vietnam Fatherland Front’s Central Committee;
At the proposal of the Minister of Finance,

DECREES:

Article 1.- To issue together with this Decree the Regulation on organizing the mobilization, management and use of people’s voluntary contributions for the construction of infrastructure of communes and district townships.

Article 2.- This Decree takes effect 15 days after its signing.

Article 3.- The Minister of Finance shall guide the implementation of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

THE GOVERNMENT




Phan Van Khai

 

REGULATION

ON ORGANIZING THE MOBILIZATION, MANAGEMENT AND USE OF PEOPLE’S VOLUNTARY CONTRIBUTIONS FOR THE CONSTRUCTION OF INFRASTRUCTURE OF COMMUNES AND DISTRICT TOWNSHIPS

(Issued together with Decree No.24/1999/ND-CP of April 16, 1999 of the Government)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2.- After the commune People’s Council and the majority of people in the locality have decided and agreed on the plan for investment in the construction of infrastructure of the commune, the commune People’s Committee shall have to organize the implementation of such investment plan. The investment plan must conform to the construction, communications and irrigation planning, and meet the requirements of protecting the local landscapes and environment.

Article 3.- People’s voluntary contributions for investment in the construction of communes’ infrastructure projects must be used for the right mobilization purposes, ensuring that contributions for which project shall be invested in such project only.

Article 4.- The people’s contribution levels as well as the contribution reduction and exemption for social policy beneficiaries (according to the stipulations of the People’s Council of the province or centrally-run city) shall be discussed by the local people and decided on the basis of their average incomes and contribution capability. These contribution levels must be within the total maximum contribution levels set by the People’s Council of the province or centrally-run city.

Chapter II

ORGANIZING THE COLLECTION, MANAGEMENT AND USE OF PEOPLE’S CONTRIBUTIONS

Article 5.- Sources of mobilization of people’s voluntary contributions shall be used to supplement investment capital for new constructions, upgrading and repair of communal and inter-hamlet infrastructure projects (referred collectively to as communal infrastructure projects), including: projects on power supply, traffic, schools and health stations; cultural and sport projects; system of clean water supply, inter-field canal system and other public-facilities.

Article 6.-

1. When there appears any demand for investment in building, upgrading and/or repairing a communal infrastructure project, the commune People’s Committee shall make the project’s cost estimate and design as well as the related dossiers, then submit them to the district People’s Committee for appraisal. A project dossier shall include:

a/ The total capital demand for project construction and completion, the detailed capital allocation to each project item (if any);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ The plan on and balance of capital sources arranged for the project, including people’s contributions;

d/ The contribution level set for each family household.

2. The commune People’s Committee shall rally people to discuss and decide the project’s cost estimate as well as levels of people’s contributions. The way of organizing people’s discussions shall comply with the provisions of Article 7 of this Regulation.

Article 7.- The mobilization, management and use of people’s voluntary contributions for the construction of communal infrastructures shall be effected by mode of direct discussion and decision by people.

1. The commune People’s Committee shall assume the prime responsibility and coordinate with the Fatherland Front’s Committee, the War Veterans’ Association, the Peasants’ Association and other mass organizations in rally people for discussions and decision in one of the following forms:

a/ People’s meetings in each village or hamlet to discuss and vote publicly or by ballots, then a record thereof is made and sent to the commune People’s Committee.

b/ Meetings of the heads of family households to discuss and vote publicly or by ballots, then a record is made and sent to the commune People’s Committee.

The above-said meetings shall be held when at least two-thirds of the eligible people (or family households) attend.

c/ If such a meeting cannot be held, inquiry cards shall be distributed to family households to collect their opinions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Where some family heads do not agree yet, the commune People’s Committee shall have to assume the prime responsibility and coordinate with the local Fatherland Front’s Committee, War Veterans’ Association, Peasants’ Association and other mass organizations in persuading and explaining the matter to such households so that the latter may voluntarily make contributions according to the agreement reached by the majority of the family heads mentioned in Clause 2 of this Article. If deeming that the majority’s decision fails to conform to laws and the local administration’s regulations, the commune People’s Committee shall propose the district People’s Committee to consider and decide.

Article 8.-

1. The contribution level set for each subject of mobilization shall be calculated by the commune People’s Committee on the basis of:

a/ The total maximum contribution amount set by the People’s Council of the province or centrally-run city.

b/ The average income and contribution capability of the people in the locality.

c/ The demand for capital to be mobilized for the project. The demand for mobilized capital shall be determined on the basis of the ratified total cost estimate of the project after subtracting the amounts of capital from the following sources:

- The State budget;

- Financial assistance from domestic organizations and individuals;

- Aids from foreign organizations and individuals.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The contribution levels set for respective subjects of mobilization, including those eligible for reduction or exemption, shall apply only after the majority of family heads reach the unanimity. The commune People’s Committee shall have to publicize the contribution levels, eligible cases of exemption or reduction as well as the reduction levels before organizing the mobilization.

Article 9.-

1. When the investment project is ratified, the commune People’s Committee shall have to set up the commune’s project management board. The project management board is composed of a head and members being members of the commune People’s Committee as well as other members concerned. The head of the project management board shall be appointed by the president of the commune People’s Committee after consulting and reaching agreement with the standing body of the commune People’s Council, the communal Fatherland Front’s Committee and other mass organizations of the same level. The project management board shall perform the following tasks:

a/ To organize and supervise the construction of the project in strict compliance with the ratified cost estimate, design and implementation tempo;

b/ To manage the project’s supplies, properties and investment capital;

c/ To make final account settlement of the project in time and in strict compliance with the regulations.

2. The communal Finance Board shall have to advise the commune on the project’s cost estimate, forms and levels of mobilization of people’s contributions, and take professional responsibility for the management and use of people’s contributions in strict compliance with the current stipulations of the State.

3. For communes facing with particular difficulties, the State shall partly provide investment capital for the construction of their infrastructure according to the Prime Minister’s Decision No.135/1998/QD-TTg of July 31, 1998. Where such a commune fails to meet conditions for the establishment of the project management board, a district-level project management board shall be set up to organize the management of each commune’s project(s) funded by the State support capital and people’s contributions. The head and members of the district-level project management board shall be decided by the president of the district People’s Committee after consulting and reaching agreement with the standing body of the district People’s Council, the district Fatherland Front’s Committee and other mass organizations of the same level.

Article 10.- The communes shall set up project supervision boards in order to supervise the process of mobilizing, managing and using people’s contributions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The project supervision board shall have to comprehensively supervise all aspects and steps of the mobilization, management and use of people’s contributions for investment in the construction of projects; and supervise the after-test acceptance, hand-over as well as final account settlement of the projects in strict compliance with the regulations, for the right purposes and ensuring efficiency.

3. The project supervision board shall have to detect and promptly notify to the competent level for handling acts of violating the regulations in the process of organizing the mobilization, management and use of people’s contributions for investment in the construction of communal infrastructures.

Article 11.-

1. Basing him/herself on the ratified mobilization plan and levels, the president of the commune People’s Committee shall direct the village or hamlet heads to coordinate with the fatherland front’s working committees in villages or hamlets in mobilizing the people to contribute to the construction of the communal infrastructure projects.

2. The communal Finance Board shall have to receive and manage people’s contributions. If authorized by the commune People’s Committee, the village or hamlet heads shall collect people’s contributions in their respective locality and have to fully and promptly remit them to the communal Finance Board.

Article 12.-

1. People’s contributions may be mobilized in cash, kind or workdays. For contributions in workdays or kind, they must be converted into money at the time the contributions are made for the purpose of cost accounting, and must be managed and monitored separately.

2. The commune People’s Committee shall stipulate the conversion of people’s contributions in workdays and kind into money for cost accounting on the basis of the conversion plan which has been discussed and agreed upon by the people according to Article 7 of this Regulation, at the same time ensuring the compatibility with the local market prices.

3. In cases where the prices of kinds and/or workdays at the time of making contributions are higher or lower by 20% as compared with the projected prices, the involved communes shall have to rally people for discussion and agreement on the prices applicable to the conversion of such kinds and/or workdays which have been contributed by people. The organization of people’s discussions shall comply with the provisions of Article 7 of this Regulation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 13.-

1. The management and use of people’s contributions for investment projects must comply with the State’s regulations and the ratified cost estimates.

2. The communal Finance Board shall have to open accountancy books to reflect and make cost- accounting of the process of collecting and using people’s contributions for the projects.

Article 14.-

1. Where the construction of infrastructure projects leads to the ground clearance and compensation therefor, the commune People’s Committee shall handle the cases according the following mode:

a/ If losses are little, it will persuade people to consider such losses their voluntary contributions to the projects.

b/ If the compensation amount is large, it must be concretely determined for inclusion into the project’s cost estimate, so as to calculate the mobilization levels or work out the plan on collections from the project-beneficiaries to offset the losses.

2. Expenses for bid invitation designing, appraisal organization and after-test acceptance (if any) of projects shall be accounted into the project’s value; thriftiness and financial publicity must be ensured.

Article 15.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. For a project built by the commune itself, the project management board shall have to open a book for monitoring the details of all expenses for construction materials, workdays and number of operation hours of machines as well as other costs of the project.

Article 16.-

1. Upon the completion of the project and before its hand-over and commissioning, the commune shall have to organize the after-test acceptance of the project in accordance with the ratified design and cost estimate.

2. The after-test acceptance of the project must be supervised by the project supervision board and representative(s) of the Fatherland Front as well as its member organizations.

3. After accepting the project, the commune People’s Committee shall have to hand-over the project to its manager and user. The project must be used for the right purposes and there must be the annual plan and fund for the maintenance and protection thereof.

Article 17.- After the project has been accepted, the project management board shall have to make the project’s final account settlement in time as prescribed. The value of the final account settlement of the project must conform to the ratified cost estimate. The account settlement and final account settlement to the actual value exceeding the value of the cost estimate is strictly prohibited unless it is ratified by the competent agency.

The communal Finance Board shall have to make final account settlement of the collection and use of people’s contributions, calculating and determining the difference between the actual revenue and the actual expenditure for the project. The handling of the difference (if any) between the actual revenue and actual expenditure must be discussed and decided by the people according to Article 7 of this Regulation.

Article 18.- After making final account settlement of the project, the commune People’s Committee shall make reports on the collection, management and use of people’s contributions in order to publicize them to the people and at the same time send them to the district People’s Committee. Such reports shall include:

1. The financial report on the mobilization, use and management of contributions to the project. The report must fully reflect revenues and expenditures symmetrically, ensuring the strict compliance with the prescribed regime, accuracy and understandability;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The report on the after-test acceptance of the project and the report on the evaluation of the project’s quality;

4. The report on the evaluation of the results of the use of capital mobilized for the project.

Article 19.- The commune People’s Committee shall have to make the financial publicity regarding the mobilization, management and use of people’s contributions for each project or project’s item by posting up at the commune People’s Committee’s headquarters and announcing at the direct meetings with the people.

Article 20.- The process of mobilization, management and use of people’s contributions for investment in the construction of communal infrastructures shall be subject to inspection and examination by the State functional agencies and supervision by the Fatherland Front Organization.

Article 21.- The president of the commune People’s Committee shall have to explain and reply the people’s questions and complaints as well as suggestions of the Fatherland Front’s Committee, the War Veterans’ Association, the Peasants’ Association, other mass organizations, the commune people’s inspection board and the project supervision board regarding the organization of the mobilization, management and use of the investment contributions for the commune’s infrastructure projects. The settlement of people’s complaints and/or denunciations must comply with the provisions of the current law and be effected within 10 days after receiving a complete dossier of complaint and/or denunciation.

Article 22.- Where people of the same village, hamlet, quarters or population community (of the same religion or bloodline) of the commune voluntarily organize the mobilization and management of investment in the construction of infrastructure projects in direct service of the village or hamlet population community’s interests, they shall not have to comply with the above-said regulations, but the commune People’s Committee shall have:

1. To guide and assist people in executing the investment plan, ensuring the general planning and avoiding show-offs; and, the mobilization must suit the local people’s average incomes and contribution capability.

2. To guide and assist people in undertaking technical measures as well as construction processes and procedures so as to ensure the project’s quality and beautiful look.

3. To guide the account settlement and final account settlement of the project and conduct the financial publicity; to draw up reports and send them to the higher superior authorities for acknowledgement and summing up of the people’s contributions for investment in the construction of the local infrastructure projects.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

THE GOVERNMENT




Phan Van Khai

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 24/1999/NĐ-CP ngày 16/04/1999 về Quy chế tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng của các xã, thị trấn

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


25.861

DMCA.com Protection Status
IP: 3.21.105.222
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!