Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Dùng tài khoản LawNet
Quên mật khẩu?   Đăng ký mới

Đang tải văn bản...

Nghị định 135/2015/NĐ-CP quy định đầu tư gián tiếp ra nước ngoài

Số hiệu: 135/2015/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 31/12/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Nghị định 135/2015/NĐ-CP về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài với các nội dung về hoạt động đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua quỹ đầu tư chứng khoán, các chế định tài chính trung gian khác ở nước ngoài.

 

Nghị định số 135 gồm 6 Chương, 39 Điều. Thứ tự các Chương như sau:

- Quy định chung

- Tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài

- Ủy thác đầu tư, nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài

- Tổng hạn mức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài hàng năm, hạn mức tự doanh, hạn mức nhận ủy thác

- Thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, trách nhiệm của Bộ ngành, nhà đầu tư và các đối tượng liên quan

- Điều khoản thi hành

Nghị định 135/2015 có những điểm đáng chú ý sau:

- Phương thức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài

Hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của tổ chức kinh tế theo các phương thức sau:

+ Tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.

+ Ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.

- Hình thức đầu tư gián tiếp ở nước ngoài theo Nghị định số 135/2015/NĐ-CP

Tổ chức tự doanh, tổ chức nhận ủy thác được đầu tư gián tiếp ở nước ngoài theo các hình thức sau:

+ Trực tiếp mua, bán chứng khoán, các giấy tờ có giá khác ở nước ngoài.

+ Đầu tư thông qua việc mua, bán chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán ở nước ngoài, ủy thác đầu tư cho các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài.

- Điều kiện để ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài

Theo Nghị định 135 năm 2015, để được ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, tổ chức kinh tế phải đáp ứng các điều kiện sau:

+ Có lãi trong 05 năm liên tục liền trước năm thực hiện ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài được thể hiện trên BCTC đã được kiểm toán độc lập và không có ý kiến ngoại trừ trọng yếu theo quy định của Bộ Tài chính (không áp dụng đối với quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán).

+ Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính, không có nợ thuế, theo Nghị định số 135/2015/NĐ-CP.

+ Có tài liệu chứng minh về nguồn ngoại tệ trên tài khoản để ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài là ngoại tệ tự có.

+ Có phương án đầu tư gián tiếp ra nước ngoài được cấp có thẩm quyền của tổ chức kinh tế (đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, hội đồng thành viên và tương đương) hoặc cấp có thẩm quyền khác thông qua.

+ Tuân thủ các quy định về quản lý và sử dụng vốn nhà nước (đối với trường hợp tổ chức ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài là tổ chức kinh tế có sở hữu vốn nhà nước).

 

Nghị định 135 có hiệu lực từ ngày 15/02/2016.

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 135/2015/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2015

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH VỀ ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP RA NƯỚC NGOÀI

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Chứng khoán ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán ngày 24 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Luật Kinh doanh bảo hiểm ngày 09 tháng 12 năm 2000 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm ngày 24 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Pháp lệnh Ngoại hối ngày 13 tháng 12 năm 2005 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối ngày 18 tháng 3 năm 2013;

Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết về hoạt động đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức mua, bán chứng khoán, các giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài (sau đây gọi là đầu tư gián tiếp ra nước ngoài).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Nhà đầu tư gồm các đối tượng sau:

a) Tổ chức kinh tế theo quy định tại Khoản 16 Điều 3 Luật Đầu tư;

b) Cá nhân có quốc tịch Việt Nam thuộc đối tượng được tham gia chương trình thưởng cổ phiếu phát hành ở nước ngoài.

2. Các cơ quan quản lý nhà nước tham gia quản lý hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài theo quy định tại Nghị định này.

3. Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.

4. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư) không được thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài theo quy định tại Nghị định này.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Đầu tư gián tiếp ra nước ngoài là hoạt động đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức mua, bán chứng khoán, các giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài.

2. Công cụ đầu tư là loại chứng khoán, giấy tờ có giá khác được phép đầu tư ở nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

3. Tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài là việc tổ chức được phép tự doanh thực hiện mua, bán chứng khoán và giấy tờ có giá khác ở nước ngoài hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài cho chính mình.

4. Ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài là việc tổ chức kinh tế (sau đây gọi là tổ chức ủy thác) giao vốn bằng ngoại tệ cho tổ chức được phép nhận ủy thác đầu tư ở trong nước (sau đây gọi là tổ chức nhận ủy thác) thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài thông qua hợp đồng ủy thác đầu tư.

5. Hợp đồng ủy thác đầu tư là thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức ủy thác và tổ chức nhận ủy thác về việc tổ chức ủy thác giao vốn bằng ngoại tệ cho tổ chức nhận ủy thác thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.

6. Tỷ lệ đầu tư an toàn là tỷ lệ tối đa được phép đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) của quy mô vốn, tài sản của tổ chức tự doanh.

7. Tổng hạn mức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài hàng năm là tổng số ngoại tệ tối đa của nền kinh tế được sử dụng để đầu tư gián tiếp ra nước ngoài theo quy định tại Nghị định này.

8. Hạn mức tự doanh là số tiền bằng ngoại tệ tối đa hàng năm mà tổ chức tự doanh được sử dụng để đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.

9. Hạn mức nhận ủy thác là số tiền bằng ngoại tệ tối đa hàng năm mà tổ chức nhận ủy thác được phép nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.

10. Đăng ký hạn mức tự doanh là việc tổ chức tự doanh thực hiện đăng ký hạn mức tự doanh với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

11. Xác nhận đăng ký hạn mức tự doanh là việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận bằng văn bản về việc tổ chức tự doanh đã thực hiện đăng ký hạn mức tự doanh.

12. Đăng ký hạn mức nhận ủy thác là việc tổ chức nhận ủy thác thực hiện đăng ký hạn mức nhận ủy thác với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

13. Xác nhận đăng ký hạn mức nhận ủy thác là việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận bằng văn bản về việc tổ chức nhận ủy thác đã thực hiện đăng ký hạn mức nhận ủy thác.

14. Chương trình thưởng cổ phiếu phát hành ở nước ngoài là chương trình của tổ chức nước ngoài thưởng cổ phiếu cho người lao động làm việc trong các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam.

15. Ngoại tệ tự có trên tài khoản là ngoại tệ tự có hợp pháp của nhà đầu tư, không phải ngoại tệ đi mua và vay từ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép cung ứng dịch vụ ngoại hối tại Việt Nam.

Điều 4. Áp dụng pháp luật liên quan, điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài, tập quán quốc tế

1. Hoạt động tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài thông qua tổ chức nhận ủy thác ở trong nước phải tuân thủ quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

Điều 5. Đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của cá nhân

1. Nhà đầu tư là cá nhân có quốc tịch Việt Nam chỉ được thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài dưới hình thức tham gia chương trình thưởng cổ phiếu phát hành ở nước ngoài.

2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định cụ thể về:

a) Quy trình, thủ tục, nội dung thực hiện chương trình thưởng cổ phiếu của tổ chức nước ngoài tại Việt Nam quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Phương thức thực hiện, các nội dung khác liên quan đến việc tham gia chương trình thưởng cổ phiếu của cá nhân người lao động Việt Nam làm việc trong các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 6. Phương thức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài

Hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của tổ chức kinh tế được thực hiện theo các phương thức sau:

1. Tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.

2. Ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.

Điều 7. Hình thức đầu tư gián tiếp ở nước ngoài

Tổ chức tự doanh, tổ chức nhận ủy thác được đầu tư gián tiếp ở nước ngoài theo các hình thức sau:

1. Trực tiếp mua, bán chứng khoán, các giấy tờ có giá khác ở nước ngoài.

2. Đầu tư thông qua việc mua, bán chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán ở nước ngoài, ủy thác đầu tư cho các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài.

Điều 8. Công cụ đầu tư

1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định cụ thể về loại, tiêu chí lựa chọn công cụ đầu tư ở nước ngoài trong từng thời kỳ.

2. Nhà đầu tư chỉ được đầu tư gián tiếp ra nước ngoài vào các công cụ đầu tư do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định.

3. Tổ chức tự doanh, tổ chức nhận ủy thác là ngân hàng thương mại, công ty tài chính tổng hợp chỉ được tự doanh đầu tư, nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài vào công cụ đầu tư trái phiếu, các công cụ trên thị trường tiền tệ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định.

Điều 9. Các trường hợp đầu tư khác

1. Hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài theo phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt của tổ chức kinh tế do nhà nước sở hữu từ 65% vốn điều lệ trở lên, tổ chức kinh tế khác thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài với tổng mức đầu tư từ 800 tỷ đồng trở lên không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 8, Khoản 4, Khoản 5 Điều 10Điều 13 Nghị định này do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định các trường hợp đầu tư gián tiếp ra nước ngoài quy định tại Khoản 1 Điều này.

3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thủ tục đầu tư gián tiếp ra nước ngoài đối với các trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 10. Nguồn vốn để đầu tư gián tiếp ra nước ngoài

1. Tổ chức tự doanh (trừ ngân hàng thương mại và công ty tài chính tổng hợp) được sử dụng ngoại tệ tự có trên tài khoản và ngoại tệ mua từ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép cung ứng dịch vụ ngoại hối tại Việt Nam theo hạn mức tự doanh được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận đăng ký để thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.

2. Tổ chức ủy thác (trừ ngân hàng thương mại và công ty tài chính tổng hợp) chỉ được sử dụng ngoại tệ tự có trên tài khoản để thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài thông qua hình thức ủy thác cho tổ chức nhận ủy thác.

3. Ngân hàng thương mại, công ty tài chính tổng hợp tự cân đối nguồn ngoại tệ để thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài trên cơ sở đảm bảo tuân thủ quy định về trạng thái ngoại tệ, các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng.

4. Nhà đầu tư không được sử dụng nguồn vốn vay bằng đồng Việt Nam từ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để mua ngoại tệ đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.

5. Nhà đầu tư không được sử dụng nguồn vốn vay ngoại tệ trong nước và nước ngoài để đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.

Điều 11. Mở tài khoản để tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài và nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài

1. Mở tài khoản ngoại tệ để tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài:

a) Tổ chức tự doanh phải mở 01 (một) tài khoản vốn đầu tư gián tiếp ra nước ngoài bằng ngoại tệ tại 01 (một) ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép cung ứng dịch vụ ngoại hối tại Việt Nam để thực hiện các giao dịch thu, chi liên quan đến hoạt động tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài (không áp dụng đối với tổ chức tự doanh là công ty đầu tư chứng khoán và quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài thông qua công ty quản lý quỹ);

b) Trường hợp tổ chức tự doanh là quỹ đầu tư chứng khoán và công ty đầu tư chứng khoán thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài thông qua công ty quản lý quỹ thì công ty quản lý quỹ phải mở 01 (một) tài khoản vốn đầu tư gián tiếp ra nước ngoài bằng ngoại tệ tại 01 (một) ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép cung ứng dịch vụ ngoại hối tại Việt Nam tách biệt cho từng quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán để thực hiện các giao dịch thu, chi liên quan đến hoạt động tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán.

2. Mở tài khoản ngoại tệ để nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài:

a) Tổ chức nhận ủy thác phải mở 01 (một) tài khoản vốn nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài bằng ngoại tệ tại 01 (một) ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép cung ứng dịch vụ ngoại hối tại Việt Nam để thực hiện các giao dịch thu, chi liên quan đến hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;

b) Tổ chức nhận ủy thác phải quản lý tách biệt số tiền nhận ủy thác đầu tư của từng nhà đầu tư, quản lý tách biệt số tiền nhận ủy thác đầu tư của nhà đầu tư với số tiền tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.

3. Mở tài khoản ngoại tệ tại nước ngoài:

a) Tổ chức tự doanh, tổ chức nhận ủy thác được mở tài khoản ngoại tệ tại nước ngoài để thực hiện các giao dịch thu, chi liên quan đến hoạt động đầu tư gián tiếp ở nước ngoài theo quy định của nước sở tại;

b) Tổ chức tự doanh, tổ chức nhận ủy thác chỉ được mở tài khoản ngoại tệ tại nước ngoài theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này sau khi được cơ quan quản lý chuyên ngành cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, văn bản chấp thuận cho phép đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài và sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận đăng ký hạn mức tự doanh, hạn mức nhận ủy thác.

4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc mở và sử dụng tài khoản để thực hiện tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài và nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.

Điều 12. Chuyển vốn đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, chuyển vốn, lợi nhuận và nguồn thu hợp pháp từ hoạt động đầu tư gián tiếp ở nước ngoài về Việt Nam

1. Tổ chức tự doanh chỉ được chuyển vốn đầu tư gián tiếp ra nước ngoài sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận đăng ký hạn mức tự doanh.

2. Tổ chức nhận ủy thác chỉ được chuyển vốn nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận đăng ký hạn mức nhận ủy thác.

3. Việc chuyển vốn tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, chuyển vốn, lợi nhuận và nguồn thu hợp pháp từ hoạt động tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài về Việt Nam phải thực hiện thông qua tài khoản vốn đầu tư gián tiếp ra nước ngoài quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định này.

4. Việc chuyển vốn nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, chuyển vốn, lợi nhuận và nguồn thu hợp pháp về Việt Nam phải thực hiện thông qua tài khoản vốn nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định này.

Chương II

TỰ DOANH ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP RA NƯỚC NGOÀI

Điều 13. Đối tượng được phép tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài

Các tổ chức được phép tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài bao gồm:

1. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ.

2. Quỹ đầu tư chứng khoán thông qua công ty quản lý quỹ (sau đây gọi là quỹ đầu tư chứng khoán), công ty đầu tư chứng khoán.

3. Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm.

4. Ngân hàng thương mại.

5. Công ty tài chính tổng hợp.

6. Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước.

Điều 14. Điều kiện để chấp thuận cho phép tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài

1. Điều kiện để được tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài:

a) Để được tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, tổ chức tự doanh phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài (không áp dụng đối với Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán);

b) Để được tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, tổ chức tự doanh là quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán phải được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận cho phép đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.

2. Để được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Có lãi trong 05 năm liên tục liền trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài được thể hiện trên báo cáo tài chính đã được kiểm toán và không có ý kiến ngoại trừ trọng yếu theo quy định của Bộ Tài chính. Báo cáo tài chính phải được kiểm toán bởi các tổ chức kiểm toán độc lập được Bộ Tài chính chấp thuận và công bố theo quy định về kiểm toán độc lập đối với đơn vị có lợi ích công chúng;

b) Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, không có nợ thuế đối với ngân sách nhà nước;

c) Có quy trình nội bộ, cơ chế kiểm soát, kiểm toán nội bộ, nhận dạng và quản trị rủi ro liên quan đến hoạt động tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;

d) Tuân thủ quy định hiện hành của pháp luật chuyên ngành về vốn, các chỉ tiêu an toàn tài chính, giới hạn đầu tư của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm;

đ) Có cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự để đảm bảo thực hiện tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài theo quy định của pháp luật;

e) Tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn nhà nước (đối với tổ chức kinh tế có sở hữu vốn nhà nước).

3. Để được chấp thuận cho phép đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Điều lệ của quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán có quy định cho phép đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;

b) Công ty quản lý quỹ thực hiện việc quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán đầu tư gián tiếp ra nước ngoài có quy trình nội bộ, cơ chế kiểm soát, kiểm toán nội bộ, nhận dạng và quản trị rủi ro liên quan đến hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài; đáp ứng các chỉ tiêu an toàn tài chính theo quy định của Bộ Tài chính; có cơ sở vật chất, kỹ thuật, nhân sự đảm bảo thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài theo quy định của pháp luật.

Trường hợp công ty đầu tư chứng khoán tự quản lý vốn thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, thì phải đáp ứng quy định tại Điểm c, Điểm đ Khoản 2 Điều này.

c) Tài sản đầu tư ở nước ngoài của quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán phải được lưu ký tại một tổ chức được cấp phép hoạt động lưu ký theo quy định pháp luật nước ngoài và đã ký hợp đồng lưu ký với ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát tại Việt Nam của quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán.

4. Để được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, tổ chức tự doanh là ngân hàng thương mại, công ty tài chính tổng hợp phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Được phép hoạt động ngoại hối trên thị trường quốc tế;

b) Có lãi trong 05 năm liên tục liền trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài được thể hiện trên báo cáo tài chính đã được kiểm toán và không có ý kiến ngoại trừ trọng yếu theo quy định của Bộ Tài chính. Báo cáo tài chính phải được kiểm toán bởi các tổ chức kiểm toán độc lập không nằm trong danh sách các tổ chức kiểm toán không được kiểm toán đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố;

c) Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, không có nợ thuế với ngân sách nhà nước;

d) Có quy trình nội bộ, cơ chế kiểm soát, kiểm toán nội bộ, nhận dạng và quản trị rủi ro liên quan đến hoạt động tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;

đ) Có cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự để đảm bảo thực hiện tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài theo quy định của pháp luật;

e) Tuân thủ quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng;

g) Tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn nhà nước (đối với ngân hàng thương mại, công ty tài chính tổng hợp có sở hữu vốn nhà nước).

5. Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài theo quy định của Chính phủ.

Điều 15. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, văn bản chấp thuận cho phép đầu tư gián tiếp ra nước ngoài

1. Bộ Tài chính thực hiện:

a) Quy định chi tiết về quy trình, thủ tục cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài cho tổ chức tự doanh là công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm;

b) Xem xét cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài cho công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm được thực hiện hoạt động tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;

c) Quy định chi tiết về hình thức, quy trình, thủ tục cấp, thu hồi văn bản chấp thuận cho phép đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của tổ chức tự doanh là quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán.

2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện:

a) Quy định chi tiết về quy trình, thủ tục cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài cho tổ chức tự doanh là ngân hàng thương mại, công ty tài chính tổng hợp;

b) Xem xét cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài cho ngân hàng thương mại, công ty tài chính tổng hợp.

Điều 16. Tỷ lệ đầu tư an toàn

1. Hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của công ty chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư chứng khoán, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước phải đảm bảo tuân thủ tỷ lệ đầu tư an toàn theo quy định của Bộ Tài chính và pháp luật chuyên ngành.

2. Hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của ngân hàng thương mại, công ty tài chính tổng hợp phải đảm bảo tuân thủ tỷ lệ đầu tư an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và pháp luật chuyên ngành.

Điều 17. Đăng ký hạn mức tự doanh

1. Tổ chức tự doanh phải đăng ký hạn mức tự doanh với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

2. Tổ chức tự doanh chỉ được đầu tư gián tiếp ra nước ngoài sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận đăng ký hạn mức tự doanh bằng văn bản và chỉ được đầu tư gián tiếp ra nước ngoài trong hạn mức tự doanh do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận đăng ký.

Chương III

ỦY THÁC ĐẦU TƯ, NHẬN ỦY THÁC ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP RA NƯỚC NGOÀI

Mục 1. ỦY THÁC ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP RA NƯỚC NGOÀI

Điều 18. Đối tượng được phép ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài

Tổ chức kinh tế chỉ được đầu tư gián tiếp ra nước ngoài thông qua hình thức ủy thác đầu tư cho các tổ chức được phép nhận ủy thác đầu tư quy định tại Điều 21 Nghị định này, trừ các đối tượng quy định tại Khoản 4 Điều 19 Nghị định này.

Điều 19. Nguyên tắc ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài

1. Tổ chức ủy thác chỉ được ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài vào các công cụ đầu tư quy định tại Điều 8 Nghị định này.

2. Việc ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài phải được lập thành hợp đồng ủy thác đầu tư, trong đó phải quy định rõ số tiền ủy thác, thời hạn ủy thác, công cụ đầu tư, quyền và nghĩa vụ của các bên phù hợp với quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật liên quan.

3. Đồng tiền sử dụng để ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài phải là ngoại tệ.

4. Trường hợp tổ chức tự doanh đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài và giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài này còn hiệu lực, tổ chức tự doanh không được thực hiện ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài thông qua tổ chức nhận ủy thác.

Điều 20. Điều kiện để ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài

Để được ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, tổ chức kinh tế phải đáp ứng các điều kiện sau:

1. Có lãi trong 05 năm liên tục liền trước năm thực hiện ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài được thể hiện trên báo cáo tài chính đã được kiểm toán độc lập bởi các tổ chức kiểm toán độc lập và không có ý kiến ngoại trừ trọng yếu theo quy định của Bộ Tài chính (không áp dụng đối với quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán).

2. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, không có nợ thuế đối với ngân sách nhà nước.

3. Có tài liệu chứng minh về nguồn ngoại tệ trên tài khoản để ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài là ngoại tệ tự có.

4. Có phương án đầu tư gián tiếp ra nước ngoài được cấp có thẩm quyền của tổ chức kinh tế (đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, hội đồng thành viên và tương đương) hoặc cấp có thẩm quyền khác thông qua theo quy định của pháp luật.

5. Tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn nhà nước (đối với trường hợp tổ chức ủy thác là tổ chức kinh tế có sở hữu vốn nhà nước).

Mục 2. NHẬN ỦY THÁC ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP RA NƯỚC NGOÀI

Điều 21. Đối tượng được phép nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài

Các đối tượng sau được phép nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài:

1. Công ty quản lý quỹ.

2. Ngân hàng thương mại.

Điều 22. Nguyên tắc nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài

1. Hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài phải được lập thành hợp đồng bằng văn bản theo quy định tại Khoản 2 Điều 19 Nghị định này.

2. Tổ chức nhận ủy thác không được sử dụng vốn nhận ủy thác trái với mục đích, nội dung ủy thác được quy định tại hợp đồng ủy thác đầu tư và quy định tại Nghị định này.

3. Tổ chức nhận ủy thác không được ủy thác lại cho bên thứ ba ở trong nước.

4. Tổ chức nhận ủy thác được hưởng phí ủy thác trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên, phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan.

5. Tổ chức nhận ủy thác có trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn tổ chức ủy thác thực hiện ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài theo đúng quy định tại Nghị định này.

Điều 23. Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài

1. Để được thực hiện hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, tổ chức nhận ủy thác phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.

2. Để được xem xét, cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, tổ chức nhận ủy thác phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Có lãi trong 05 năm liên tục liền trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài được thể hiện trên báo cáo tài chính đã được kiểm toán và không có ý kiến ngoại trừ trọng yếu theo quy định của Bộ Tài chính. Báo cáo tài chính phải được kiểm toán bởi các tổ chức kiểm toán độc lập do Bộ Tài chính chấp thuận và công bố theo quy định về kiểm toán độc lập đối với đơn vị có lợi ích công chúng (áp dụng với tổ chức nhận ủy thác là công ty quản lý quỹ);

b) Có lãi trong 05 năm liên tục liền trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài được thể hiện trên báo cáo tài chính đã được kiểm toán và không có ý kiến ngoại trừ trọng yếu theo quy định của Bộ Tài chính. Báo cáo tài chính phải được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập không nằm trong danh sách các tổ chức kiểm toán không được kiểm toán đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố (áp dụng với tổ chức nhận ủy thác là ngân hàng thương mại);

c) Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, không có nợ thuế với ngân sách nhà nước;

d) Có quy định nội bộ về quản lý hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, trong đó có nội dung về nhận dạng và quản trị rủi ro liên quan đến hoạt động nhận ủy thác để đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;

đ) Có cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự để đảm bảo thực hiện hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài theo quy định của pháp luật;

e) Tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật chuyên ngành về các chỉ tiêu an toàn tài chính, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức nhận ủy thác.

Điều 24. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài

1. Bộ Tài chính thực hiện:

a) Quy định chi tiết về quy trình, thủ tục cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài cho tổ chức nhận ủy thác là công ty quản lý quỹ;

b) Xem xét cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài cho công ty quản lý quỹ được thực hiện hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.

2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện:

a) Quy định chi tiết về quy trình, thủ tục cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài cho tổ chức nhận ủy thác là ngân hàng thương mại;

b) Xem xét cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài cho ngân hàng thương mại được thực hiện hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.

Điều 25. Đăng ký hạn mức nhận ủy thác

1. Tổ chức nhận ủy thác phải đăng ký hạn mức nhận ủy thác với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

2. Tổ chức nhận ủy thác chỉ được nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận đăng ký hạn mức nhận ủy thác bằng văn bản và chỉ được nhận ủy thác đầu tư trong hạn mức nhận ủy thác do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận đăng ký.

Chương IV

TỔNG HẠN MỨC ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP RA NƯỚC NGOÀI HÀNG NĂM, HẠN MỨC TỰ DOANH, HẠN MỨC NHẬN ỦY THÁC

Điều 26. Tổng hạn mức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài hàng năm

1. Tổng hạn mức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài hàng năm được xây dựng trên các cơ sở sau:

a) Tình hình thực hiện cán cân thanh toán của năm liền trước và dự báo cán cân thanh toán của năm xây dựng tổng hạn mức;

b) Quy mô dự trữ ngoại hối Nhà nước;

c) Tình hình hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài;

d) Tình hình kinh tế vĩ mô và mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ trong năm xây dựng tổng hạn mức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.

2. Quy trình xây dựng tổng hạn mức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài:

a) Chậm nhất ngày 15 tháng 3 hàng năm, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng tổng hạn mức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

b) Chậm nhất ngày 31 tháng 3 hàng năm, Thủ tướng Chính phủ thực hiện phê duyệt tổng hạn mức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.

c) Trường hợp trong khoảng thời gian Thủ tướng Chính phủ chưa phê duyệt tổng hạn mức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài trong năm, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được phép xem xét, xác nhận đăng ký hạn mức tự doanh, hạn mức nhận ủy thác tạm thời cho tổ chức tự doanh đầu tư, tổ chức nhận ủy thác đầu tư tối đa không quá 50% hạn mức tự doanh, hạn mức nhận ủy thác đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận đăng ký của năm liền trước.

Điều 27. Hạn mức tự doanh

1. Hàng năm, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện xác nhận đăng ký hạn mức tự doanh cho tổ chức tự doanh dựa trên các cơ sở sau:

a) Tổng hạn mức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài hàng năm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

b) Quy mô vốn của tổ chức tự doanh là công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, ngân hàng thương mại, công ty tài chính tổng hợp, tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước; quy mô tài sản của tổ chức tự doanh là quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán;

c) Tỷ lệ đầu tư an toàn của tổ chức tự doanh do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định (không áp dụng đối với Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước);

d) Tình hình hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của tổ chức tự doanh của các năm trước;

đ) Tình hình kinh tế vĩ mô và mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.

2. Chậm nhất ngày 15 tháng 4 hàng năm, tổ chức tự doanh có nhu cầu đầu tư gián tiếp ra nước ngoài phải gửi hồ sơ đăng ký hạn mức tự doanh trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

3. Chậm nhất ngày 15 tháng 5 hàng năm, căn cứ cơ sở xác nhận đăng ký hạn mức tự doanh tại Khoản 1 Điều này và hồ sơ hợp lệ của tổ chức tự doanh, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện xác nhận đăng ký hạn mức tự doanh cho các tổ chức tự doanh. Trường hợp không xác nhận đăng ký, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản nêu rõ lý do.

4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc xác định hạn mức tự doanh, trình tự, thủ tục, đăng ký, xác nhận đăng ký hạn mức tự doanh.

Điều 28. Hạn mức nhận ủy thác

1. Hàng năm, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện xác nhận đăng ký hạn mức nhận ủy thác cho tổ chức nhận ủy thác dựa trên các cơ sở sau:

a) Tổng hạn mức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài hàng năm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

b) Quy mô vốn của tổ chức nhận ủy thác là ngân hàng thương mại, quy mô tài sản ủy thác của tổ chức nhận ủy thác là công ty quản lý quỹ;

c) Hạn mức tự doanh đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận đăng ký (nếu có);

d) Tình hình hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của tổ chức nhận ủy thác của các năm trước;

đ) Tình hình kinh tế vĩ mô và mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.

2. Chậm nhất ngày 15 tháng 4 hàng năm, tổ chức nhận ủy thác có nhu cầu nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài phải nộp hồ sơ đăng ký hạn mức nhận ủy thác trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

3. Chậm nhất ngày 15 tháng 5 hàng năm, căn cứ cơ sở xác nhận đăng ký hạn mức nhận ủy thác tại Khoản 1 Điều này và hồ sơ hợp lệ của tổ chức nhận ủy thác, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện xác nhận đăng ký hạn mức nhận ủy thác cho các tổ chức nhận ủy thác. Trường hợp không xác nhận đăng ký, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản nêu rõ do.

4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc xác định hạn mức nhận ủy thác, trình tự, thủ tục, đăng ký, xác nhận đăng ký hạn mức nhận ủy thác.

Chương V

THẨM QUYỀN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ, TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BỘ NGÀNH, NHÀ ĐẦU TƯ VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG LIÊN QUAN

Điều 29. Thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ

1. Phê duyệt tổng hạn mức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài hàng năm.

2. Quyết định cho phép các trường hợp đầu tư gián tiếp ra nước ngoài theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.

Điều 30. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

1. Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền đối với hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài quy định tại Nghị định này.

2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng tổng hạn mức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài hàng năm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định tại Điều 26 Nghị định này.

3. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đối với các trường hợp đầu tư gián tiếp ra nước ngoài quy định tại Điều 9 Nghị định này.

4. Quy định về:

a) Công cụ được phép đầu tư ở nước ngoài trong từng thời kỳ;

b) Quy trình, thủ tục cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài đối với tổ chức tự doanh là ngân hàng thương mại, công ty tài chính tổng hợp;

c) Quy trình, thủ tục cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài đối với tổ chức nhận ủy thác là ngân hàng thương mại;

d) Tỷ lệ đầu tư an toàn cho tổ chức tự doanh là ngân hàng thương mại, công ty tài chính tổng hợp;

đ) Quy trình, thủ tục đăng ký, xác nhận đăng ký hạn mức tự doanh, hạn mức nhận ủy thác;

e) Quy trình, thủ tục, nội dung thực hiện chương trình thưởng cổ phiếu của tổ chức nước ngoài tại Việt Nam và phương thức, nội dung tham gia chương trình thưởng cổ phiếu của cá nhân người lao động Việt Nam làm việc trong các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam quy định tại Điều 5 Nghị định này;

g) Thủ tục chuyển vốn ra nước ngoài, chuyển vốn và nguồn thu hợp pháp về Việt Nam đối với các trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư gián tiếp ra nước ngoài quy định tại Điều 9 Nghị định này;

h) Việc mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, tài khoản vốn nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài quy định tại Điều 11 Nghị định này;

i) Chế độ báo cáo đối với nhà đầu tư về tình hình tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, tình hình nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, hạn mức tự doanh, hạn mức nhận ủy thác quy định tại Điều 35 Nghị định này.

5. Thực hiện quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.

6. Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của nhà đầu tư.

7. Chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính tổng hợp số liệu, đánh giá tình hình đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của nhà đầu tư, báo cáo Thủ tướng Chính phủ hàng năm về việc thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của nhà đầu tư theo quy định tại Nghị định này.

Điều 31. Trách nhiệm của Bộ Tài chính

1. Quy định về quy trình, thủ tục cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài đối với tổ chức tự doanh là công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm; quy định về hình thức, quy trình, thủ tục cấp, thu hồi văn bản chấp thuận cho phép đầu tư gián tiếp ra nước ngoài đối với tổ chức tự doanh là quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán.

2. Quy định về quy trình, thủ tục cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài đối với tổ chức nhận ủy thác là công ty quản lý quỹ.

3. Quy định về tỷ lệ đầu tư an toàn cho tổ chức tự doanh là công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước.

4. Kiểm tra, thanh tra, giám sát theo thẩm quyền việc tuân thủ các quy định liên quan đến hoạt động tự doanh đầu tư, nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước.

5. Quy định chế độ báo cáo về tình hình tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài đối với tổ chức tự doanh là công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước; tình hình nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài đối với tổ chức nhận ủy thác là công ty quản lý quỹ quy định tại Điều 35 Nghị định này.

6. Phối hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:

a) Xây dựng tổng hạn mức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài hàng năm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định tại Điều 26 Nghị định này;

b) Thực hiện tổng hợp, cung cấp số liệu, đánh giá tình hình đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của nhà đầu tư, xây dựng báo cáo Chính phủ hàng năm về việc thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của nhà đầu tư.

Điều 32. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

1. Phối hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng tổng hạn mức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài hàng năm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định tại Điều 26 Nghị định này.

2. Phối hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính trong việc kiểm tra, thanh tra, giám sát theo thẩm quyền việc tuân thủ các quy định của pháp luật đối với hoạt động tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của nhà đầu tư.

Điều 33. Trách nhiệm của nhà đầu tư

1. Tuân thủ quy định tại Nghị định này, các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối, phòng chống rửa tiền và các quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan khi thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.

2. Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của nguồn ngoại tệ sử dụng để đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.

3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về năng lực pháp lý, năng lực tài chính, hiệu quả kinh tế và rủi ro đối với số vốn sử dụng để tự doanh đầu tư, ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.

4. Tuân thủ chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 35 Nghị định này.

5. Thực hiện yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình thanh tra, kiểm tra, giám sát về hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài theo quy định của pháp luật.

Điều 34. Trách nhiệm của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép cung ứng dịch vụ ngoại hối

Khi thực hiện các giao dịch thu, chi liên quan đến hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài cho nhà đầu tư, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép cung ứng dịch vụ ngoại hối tại Việt Nam có trách nhiệm xem xét, kiểm tra, lưu giữ các giấy tờ và các chứng từ phù hợp với các giao dịch thực tế để đảm bảo việc cung ứng các dịch vụ ngoại hối được thực hiện đúng mục đích và phù hợp với quy định của pháp luật.

Điều 35. Chế độ báo cáo

1. Tổ chức tự doanh, tổ chức nhận ủy thác đầu tư thực hiện báo cáo về tình hình thực hiện hạn mức tự doanh, hạn mức nhận ủy thác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

2. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép cung ứng dịch vụ ngoại hối (nơi nhà đầu tư mở tài khoản vốn đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, tài khoản vốn nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài) báo cáo tình hình mở và sử dụng tài khoản theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

3. Tổ chức tự doanh, tổ chức nhận ủy thác thực hiện báo cáo về tình hình tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, tình hình nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tài chính.

Điều 36. Thanh tra, kiểm tra, giám sát

1. Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài theo quy định tại Nghị định này thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra, giám sát.

2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của ngân hàng thương mại, công ty tài chính tổng hợp; tình hình nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của ngân hàng thương mại.

3. Bộ Tài chính thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của công ty chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư chứng khoán, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước; tình hình nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của công ty quản lý quỹ.

Điều 37. Xử lý vi phạm

Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại Nghị định này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 38. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2016.

Điều 39. Trách nhiệm thi hành

1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KTTH (3b).KN

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

GOVERNMENT
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
---------------

No. 135/2015/ND-CP

Hanoi, 31 December 2015

 

DECREE

REGULATION ON OUTWARD PORTFOLIO INVESTMENTS

Pursuant to the Law on Government Organization dated 25 December 2001;

Pursuant to the Law on Investment dated 26 November 2014;

Pursuant to the Law on Vietnam State Bank dated 16 June 2010;

Pursuant to the Law on Credit institutions dated 16 June 2010;

Pursuant to the Law on Securities dated 29 June 2006 and the Law on amendments to the Law on Securities dated 24 November 2010;

Pursuant to the Law on Insurance Business dated 09 December 2000 and the Law on amendments to the Law on Insurance Business dated 24 November 2010;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



At the request of the Governor of Vietnam State Bank,

The government issues the Decree regulating outward portfolio investments.

Chapter I

GENERAL

Article 1. Scope of regulation

This decree regulates in details the outward investment activities in the forms of purchasing and selling securities, valuable papers or investing through securities investment funds or other financial intermediaries in foreign nations (referred to as outward portfolio investments).

Article 2. Regulated entities

1. Investors include:

a) Economic organizations as defined in Section 16, Article 3, Law on Investment;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



2. Governmental management bodies that participate in the management of the activities of outward portfolio investments according to this Decree.

3. Other organizations and individuals involved in the activities of outward portfolio investments.

4. Economic organizations possessing foreign investments (as defined in Section 1, Article 23, Law on Investment) are not allowed to conduct outward portfolio investments according to this Decree.

Article 3. Definitions

1. Outward portfolio investment refers to an activity of making an overseas investment in the forms of purchasing and selling securities, valuable papers or investing through securities investment funds or financial intermediaries in foreign nations.

2. Investment instrument refers to types of securities and valuable papers eligible to be invested in abroad according to the regulations of Vietnam State Bank.

3. Proprietary trading of outward portfolio investments refers to an organization permitted for proprietary trading and for its own account purchasing and selling securities and valuable papers in foreign nations or making investments through securities investment funds and financial intermediaries in foreign nations.

4. Outward portfolio investment trust refers that an economic organization (referred to as a delegating organization) entrusts capital in foreign currency to a domestic organization permitted to be delegated for investments (referred to as a delegated organization) and the latter conduct outward portfolio investments through investment trust contracts.

5. Investment trust contract is a written agreement between a delegating organization and a delegated organization on the delegating organization's entrustment of capital in foreign currency for the delegated organization to make outward portfolio investments.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



7. Total limit of annual outward portfolio investments refers to the total highest amount of foreign currency of the economy spent on outward portfolio investments according to this Decree.

8. Proprietary trading limit refers to the highest annual amount of foreign currency that a proprietary trader can spend on outward portfolio investments.

9. Trust limit refers to the highest annual amount of foreign currency that a delegated organization is allowed to be entrusted with for outward portfolio investments.

10. Registration of proprietary trading limit refers to a proprietary trader’s registration of its proprietary trading limit with Vietnam State Bank.

11. Confirmation of proprietary trading limit registration refers to Vietnam State Bank’s confirmation in writing of a proprietary trader’s registration of proprietary trading limit.

12. Registration of trust limit refers to a delegated organization’s registration of its trust limit with Vietnam State Bank.

13. Confirmation of trust limit registration refers to Vietnam State Bank’s confirmation in writing of the delegated organization’s registration of trust limit.

14. A program awarding shares issued in foreign nations refers to a foreign organization's program that awards shares to employees working in foreign organizations in Vietnam.

15. Self-gained foreign currency in accounts refers an investor's foreign currency legally self-gained and not purchased or borrowed from credit institutions or foreign banks' branches permitted to provide foreign exchange services in Vietnam.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



1. Proprietary trading of outward portfolio investments and outward portfolio investment trust through domestic trust organizations must abide by this Decree and other relevant laws.

2. If there is discrepancy between this Decree and an international treaty that the Socialist Republic of Vietnam participates, the international treaty prevails.

Article 5. Individual's outward portfolio investments

1. An investor who is an individual of Vietnamese nationality is only allowed to make outward portfolio investments by participating a program that awards shares issued in foreign nations.

2. Vietnam State Bank regulates the details on:

a) Procedures, formalities and contents of a foreign organization’s share awarding program in Vietnam as defined in Section 1 of this Article;

b) Methods and other contents regarding the participation in a program that awards shares to Vietnamese employees working in foreign organizations in Vietnam.

Article 6. Methods of outward portfolio investments

Other organizations and individuals involved in the activities of outward portfolio investments.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



2. Outward portfolio investment trust

Article 7. Forms of outward portfolio investments

Proprietary traders and trust organizations are allowed to make outward portfolio investments in the following forms:

1. Direct purchase and sale of securities and valuable papers in foreign nations.

2. Making investments by purchasing and selling securities investment fund certificates in foreign nations or delegating financial intermediaries in foreign nations to make investments.

Article 8. Investment instruments

1. Vietnam State Bank regulates the details of types and criteria for the selection of outward investment instruments from time to time.

2. An investor is only allowed to make outward portfolio investments through the investment instruments regulated by Vietnam State Bank.

3. Proprietary traders and trust organizations that are commercial banks and general financial companies are only allowed to proprietarily trade in or be entrusted for outward portfolio investments in the investment instruments including bonds and monetary market instruments as regulated by Vietnam State Bank.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



1. Prime Minister shall make decisions on the activities of outward portfolio investments in a project approved by an authorized body and conducted by an economic organization, 65% of whose charter capital is state owned, or an economic organization's outward portfolio investment from 800 billion Vietnam dongs and not defined in Article 6, Article 7, Article 8, Section 4 and Section 5 of Article 10 and Article 13 of this Decree.

2. Vietnam State Bank leads and coordinates with relevant bodies to present the cases of outward portfolio investment as stated in Section 1 of this Article to the Prime Minister for ratification and decision.

3. Vietnam State Bank provides guidelines on the formalities for outward portfolio investments to the cases approved by Prime Minister according to Section 1 of this Article.

Article 10. Capital for outward portfolio investments

1. Proprietary traders (excluding commercial banks and general financial companies) are allowed to spend self-gained foreign currency in accounts and foreign currency purchased from credit institutions and foreign banks’ branches permitted to provide foreign exchange services in Vietnam on outward portfolio investments by the proprietary trading limit registered with and confirmed by Vietnam State Bank.

2. Delegating organizations (excluding commercial banks and general financial companies) are only allowed to spend self-gained foreign currency in accounts on outward portfolio investments by delegating trust organizations.

3. Commercial banks and general financial companies balance their sources of foreign currency on their own to make outward portfolio investments in conformity with the regulations on foreign currency position, limits, safety guaranteeing ratio for the sector of banking.

4. Investors are not allowed to use loans in Vietnam Dong from credit institutions and foreign banks' branches to purchase foreign currency for outward portfolio investments.

5. Investors are not allowed to use local and overseas loans in foreign currency for outward portfolio investments.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



1. Opening the foreign currency account for proprietary trading of outward portfolio investments:

a) A proprietary trader must open 01 (one) account that holds capital for outward portfolio investment at 01 (one) commercial bank or foreign bank’s branch permitted to provide foreign exchange services in Vietnam to collect and make payments related to its proprietary trading of outward portfolio investments (not applicable to proprietary traders that are securities investment companies and securities investment funds making outward portfolio investments through fund management companies);

b) If a proprietary trader, as a securities investment fund or securities investment company, makes outward portfolio investments through a fund management company, the fund management company must open 01 (one) foreign currency account that holds capital for outward portfolio investments at 01 (one) commercial bank or foreign bank’s branch permitted to provide foreign exchange services in Vietnam. An account is opened separately for each securities investment fund or securities investment company to collect and make payments related to the securities investment fund’s or securities investment company’s proprietary trading of outward portfolio investments.

2. Opening the foreign currency account for outward portfolio investment trust:

a) A delegated organization must open 01 (one) foreign currency account that holds trust capital for outward portfolio investments at 01 (one) commercial bank or foreign bank’s branch permitted to provide foreign exchange services in Vietnam to collect and make payments related to the activities of outward portfolio investment trust;

b) The delegated organization must manage separately the sum of investment money entrusted by each investor and manage separately the investment money entrusted by investors and the money for proprietary trading of outward portfolio investments.

3. Opening the foreign currency account abroad:

a) Proprietary traders and trust organizations are allowed to open foreign currency accounts in foreign nations to collect and make payments related to the activities of outward portfolio investment according to the regulations of such nations;

b) Proprietary traders and trust organizations are only allowed to open foreign currency accounts in foreign nations according to Point a, Section 3 of this Article upon the specialized management bodies’ issuance of the certificate of outward portfolio investment registration, the written approval of outward portfolio investment, the certificate of outward portfolio investment trust registration and upon Vietnam State Bank's confirmation of the registrations of proprietary trading limit and trust limit.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Article 12. Transfer of capital for outward portfolio investment to foreign nations and transfer of capital, profits and legitimate incomes from outward portfolio investment activities to Vietnam.

1. Proprietary traders are only allowed to transfer capital for outward portfolio investments upon Vietnam State Bank’s confirmation of proprietary trading limit registration.

2. Trust organizations are only allowed to transfer trust capital for outward portfolio investments upon Vietnam State Bank's confirmation of trust limit registration.

3. The transfer of capital for proprietary trading of outward portfolio investments to foreign nations and the transfer of capital, profits and legitimate incomes from outward portfolio investments to Vietnam must be done through the outward portfolio investment capital account as defined in Section 1, Article 11 of this Decree.

4. The transfer of trust capital for outward portfolio investments to foreign nations and the transfer of capital, profits and legitimate incomes to Vietnam must be done through the outward portfolio investment trust capital account as defined in Section 2, Article 11 of this Decree.

Chapter II

PROPRIETARY TRADING OF OUTWARD PORTFOLIO INVESTMENTS

Article 13. Entities eligible for proprietary trading of outward portfolio investments

The organizations permitted for proprietary trading of outward portfolio investments include:

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



2. Securities investment funds through fund management companies (referred to as securities investment funds), securities investment companies.

3. Insurance companies.

4. Commercial banks.

5. General financial companies.

6. State capital investment corporation.

Article 14. Requirements for the approval of proprietary trading of outward portfolio investments and written certification of outward portfolio investment registration

1. Requirements for proprietary trading of outward portfolio investments:

a) A proprietary trader to be eligible for proprietary trading of outward portfolio investments must receive the certificate of outward portfolio investment registration from an authorized body (not applicable to State Capital Investment Corporation, securities investment funds, securities investment companies);

b) A securities investment fund or securities investment company to be eligible for proprietary trading of outward portfolio investments must approved by an authorized body of outward portfolio investments.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



a) Gain profit in 05 consecutive years preceding the year when the application for the certificate of outward portfolio investment registration is submitted. Such profit shall be shown in audited financial statements that bear only essential remarks according to the regulations of Ministry of Finance. Financial statements must be audited by independent auditing organizations approved and announced by Ministry of Finance according to the regulations on independent auditing of units holding public benefits;

b) Fulfill all financial duties for the Government and incur no tax debts against the government's treasury;

c) Have internal procedures and systems for internal control, audit, risk identification and management related to the activities of outward portfolio investment;

d) Abide by the effective regulations of specific laws on capital, financial safety norms, investment limits for securities companies, fund management companies and insurance companies;

dd) Have facilities, techniques and human resources to guarantee the proprietary trading of outward portfolio investments according to the laws;

e) Abide by the laws on the management and use of state capitals (for economic organizations with state-owned capital).

3. Securities investment funds and securities investment companies to be eligible for outward portfolio investments must fulfill these requirements:

a) The regulations of securities investment funds and securities investment companies have rules permitting outward portfolio investments.

b) Fund management companies managing securities investment funds and securities investment companies making outward portfolio investments have internal procedures, systems for internal control, audit, risk identification and management related to the activities of outward portfolio investment. Such companies shall fulfill the financial safety norms according to the regulations of Ministry of Finance, and have facilities, techniques, human resources to guarantee the making of outward portfolio investments according to the laws.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



c) Overseas investment assets of securities investment funds and securities investment companies must be deposited in an organization licensed for depository activities according to foreign laws and entering a depository contract with a depository bank or supervising bank in Vietnam of such securities investment funds and securities investment companies.

4. Proprietary traders, as commercial banks and general financial companies to be eligible for the certificates of outward portfolio investment registration, must fulfill these requirements:

a) Have permission to conduct foreign exchange activities in international markets;

b) Gain profit in 05 consecutive years preceding the year when the application for the certificate of outward portfolio investment registration is submitted. Such profit shall be shown in audited financial statements that bear only essential remarks according to the regulations of Ministry of Finance.

Financial statements must be audited by independent auditing organizations not defined in Vietnam State Bank’s list of auditing organizations ineligible for auditing credit institutions and foreign banks' branches;

c) Fulfill all financial duties for the Government and incur no tax debts against the government's treasury;

d) Have internal procedures and systems for internal control, audit, risk identification and management related to the proprietary trading of outward portfolio investment;

dd) Have facilities, techniques and human resources to guarantee the proprietary trading of outward portfolio investments according to the laws;

e) Conform to the effective regulations of Vietnam State Bank on limits and safety guaranteeing ratios in the sector of banking;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



5. State Capital Investment Corporation conducts the outward portfolio investments according to the Government’s regulations.

Article 15. Authority, procedures and formalities for the issuance and revocation of the certificate of outward portfolio investment registration and written approval of outward portfolio investment

1. The tasks of Ministry of Finance:

a) Regulate the details of the procedures and formalities for the issuance and revocation of the certificate of outward portfolio investment registration for proprietary traders that are securities companies, fund management companies and insurance companies;

b) Consider and issue or revoke the certificate of outward portfolio investment registration for securities companies, fund management companies and insurance companies permitted to carry out the proprietary trading of outward portfolio investments;

c) Regulate the details of the forms, procedures and formalities for the issuance and revocation of the written approval of outward portfolio investments for proprietary traders that are securities investment funds and securities investment companies.

2. The tasks of Vietnam State Bank:

a) Regulate the details of the procedures and formalities for the issuance and revocation of the certificate of outward portfolio investment registration for proprietary traders that are commercial banks and general financial companies;

b) Consider and issue or revoke the certificate of outward portfolio investment registration for commercial banks and general financial companies.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



1. The activities of outward portfolio investments by securities companies, securities investment companies, fund management companies, securities investment funds, insurance companies and State Capital Investment Corporation must conform to the safe investment ratio as regulated by the Ministry of Finance and specialized laws.

2. The activities of outward portfolio investments by commercial banks and general financial companies must conform to the safe investment ratio as regulated by Vietnam State Bank and specialized laws.

Article 17. Registration of proprietary trading limit

1. Proprietary traders must register their proprietary trading limits with Vietnam State Bank.

2. Proprietary traders are only allowed to make outward portfolio investments upon Vietnam State Bank’s confirmation in writing of the registration of proprietary trading limits. Proprietary traders are only permitted to make outward portfolio investments within the proprietary trading limits registered with and confirmed by Vietnam State Bank.

Chapter III

OUTWARD PORTFOLIO INVESTMENT TRUST

Section 1. DELEGATION OF OUTWARD PORTFOLIO INVESTMENT

Article 18. Entities eligible for delegating outward portfolio investments

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Article 19. Principles for outward portfolio investment trust

1. Delegating organizations are only allowed to delegate outward portfolio investments into the instruments of investment as defined in Article 8 of this Decree.

2. The delegation of outward portfolio investments must be executed into investment trust contracts that ought to specify the amount of trust money, term of delegation, investment instruments, rights and duties of the parties according to this Decree and relevant laws.

3. The currency for outward portfolio investment trust must be foreign.

4. If proprietary traders receive a certificate of outward portfolio investment registration from authorized bodies and the effect of such certificate remains valid, proprietary traders are not allowed to delegate outward portfolio investments to trust organizations.

Article 20. Requirements for the delegation of outward portfolio investment

Economic organizations to be eligible for delegating outward portfolio investments must fulfill these requirements:

1. Gain profit in 05 consecutive years preceding the year when outward portfolio investments are delegated. Such profit shall be shown in financial statements audited by independent auditing organizations and bearing only essential remarks according to the regulations of Ministry of Finance (not applicable to securities investment funds and securities investment companies).

2. Fulfill all financial duties for the Government and incur no tax debts against the government's treasury;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



4. Have outward portfolio investment plans ratified by authorized bodies of economic organizations (general shareholders’ meeting, board of directors, member council and equivalents) or other authorized bodies according to the laws.

5. Abide by the laws on the management and use of state capitals (for delegating organizations that are economic organizations with state-owned capital).

Section 2. HOLDING OF TRUSTEESHIP FOR OUTWARD PORTFOLIO INVESTMENT

Article 21. Entities eligible for holding trusteeship for outward portfolio investment

The following entities are allowed to hold trusteeship for outward portfolio investments:

1. Fund management companies.

2. Commercial banks.

Article 22. Principles for holding of trusteeship for outward portfolio investments

1. The holding of trusteeship for outward portfolio investments must be executed in written contracts according to Section 2, Article 19 of this Decree.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



3. Trust organizations are not allowed to re-delegate a local third party.

4. Trust organizations are allowed to receive the trust fee on the basis of the parties’ negotiations in conformity with the regulations of relevant laws.

5. Trust organizations are responsible for inspecting and guiding the delegating organizations to process the delegation of outward portfolio investments according to this Decree.

Article 23. Requirements for written certification of registration of trusteeship for outward portfolio investment

1. Trust organizations to be eligible for holding trusteeship for outward portfolio investments must receive the certificate of the registration of trusteeship for outward portfolio investment from authorized bodies.

2. Trust organizations must fulfill the following requirements for the consideration and issuance of the certificate of the registration of trusteeship for outward portfolio investment:

a) Gain profit in 05 consecutive years preceding the year when the application for the certificate of trusteeship for outward portfolio investment is submitted. Such profit shall be shown in audited financial statements that bear only essential remarks according to the regulations of Ministry of Finance. Financial statements must be audited by independent auditing organizations approved and announced by Ministry of Finance according to the regulations on independent auditing of units holding public benefits (applicable to trust organizations that are fund management companies);

b) Gain profit in 05 consecutive years preceding the year when the application for the certificate of trusteeship for outward portfolio investment is submitted. Such profit shall be shown in audited financial statements that bear only essential remarks according to the regulations of Ministry of Finance. Financial statements must be audited by independent auditing organizations not defined in Vietnam State Bank’s list of auditing organizations ineligible for auditing credit institutions and foreign banks' branches (applicable to trust organizations that are commercial banks);

c) Fulfill all financial duties for the Government and incur no tax debts against the government's treasury;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



dd) Have facilities, techniques and human resources to guarantee the holding of trusteeship for outward portfolio investments according to the laws;

e) Conform to the effective regulations of specialized laws on financial safety norms and safety guaranteeing ratio for the activities of trust organizations.

Article 24. Authority, procedures and formalities for the issuance and revocation of the certificate of the registration of trusteeship for outward portfolio investment

1. The tasks of Ministry of Finance:

a) Regulate the details of the procedures and formalities for the issuance and revocation of the certificate of the registration of trusteeship for outward portfolio investment for trust organizations that are fund management companies;

b) Consider and issue or revoke the certificate of the registration of trusteeship for outward portfolio investment for fund management companies permitted to hold trusteeship for outward portfolio investment.

2. The tasks of Vietnam State Bank:

a) Regulate the details of the procedures and formalities for the issuance and revocation of the certificate of the registration of trusteeship for outward portfolio investment for trust organizations that are commercial banks;

b) Consider and issue or revoke the certificate of the registration of trusteeship for outward portfolio investment for commercial banks permitted to hold trusteeship for outward portfolio investment.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



1. Trust organizations must register the trust limits with Vietnam State Bank.

2. Trust organizations are only allowed to hold trusteeship for outward portfolio investments upon Vietnam State Bank’s confirmation in writing of the registration of trust limit. Trust organizations are only allowed to hold trusteeship for investments within the limits of trust registered with and confirmed by Vietnam State Bank.

Chapter IV

TOTAL LIMIT OF ANNUAL OUTWARD PORTFOLIO INVESTMENTS, PROPRIETARY TRADING LIMIT, TRUST LIMIT

Article 26. Total limit of annual outward portfolio investments

1. Total limit of annual outward portfolio investments are established on the basis of:

a) The performance of the balance of payments in the immediately preceding year and the forecast of the balance of payments for the year when the total limit is established;

b) The size of the Government’s foreign exchange reserve;

c) The conjuncture of foreign investment activities in Vietnam and Vietnam’s outward investments;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



2. Procedures for the establishment of the total limit of outward portfolio investments:

a) No later than the 15th of March annually, Vietnam State Bank leads and coordinates with Ministry of Finance and Ministry of Planning and Investment to establish the total limit of outward portfolio investments for Prime Minister's ratification;

a) No later than the 31st of March annually, Prime Minister ratifies the total limit of outward portfolio investments.

c) Prior to the Prime Minister's approval of the total limit of annual outward portfolio investments, Vietnam State Bank is allowed to consider and endorse the temporary registration of proprietary trading limit and trust limit for proprietary traders and trust organizations to make investments equivalent to at most 50% of the proprietary trading limit or trust limit confirmed by Vietnam State Bank in the immediately preceding year.

Article 27. Proprietary trading limit

1. Each year, Vietnam State Bank confirms proprietary traders’ registrations of proprietary trading limits on the basis of:

a) Total limit of annual outward portfolio investments approved by the Prime Minister;

b) The capital size of proprietary traders that are securities companies, fund management companies, insurance companies, commercial banks, general financial companies, State Capital Investment Corporation; or the asset size of proprietary traders that are securities investment funds and securities investment companies;

c) The safe investment ratio for proprietary traders as regulated by authorized governmental management bodies (not applicable to State Capital Investment Corporation);

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



dd) The conjuncture of the micro economy and monetary policies and targets from time to time.

2. No later than the 15th of April annually, proprietary traders in need of outward portfolio investments must submit the documents for the registration of proprietary trading limit by hand or by post to Vietnam State Bank.

3. No later than the 15th of May annually, Vietnam State Bank bases on the elements for the confirmation of the registration of proprietary trading limit according to Section 1 of this Article and the proprietary traders’ valid documents to confirm the proprietary traders’ registration of proprietary trading limits. If the registration is rejected, Vietnam State Bank shall issue a written notice of reasons.

4. Vietnam State Bank regulates the establishment of proprietary trading limit, procedures and formalities for the registration and confirmation of the registration of proprietary trading limit.

Article 28. Trust limit

1. Each year, Vietnam State Bank confirms trust organizations' registration of trust limit on the basis of:

a) Total limit of annual outward portfolio investments approved by the Prime Minister;

b) The capital size of trust organizations that are commercial banks, or the size of trust assets of trust organizations that are fund management companies;

c) The proprietary trading limit registered with and confirmed by Vietnam State Bank (if any);

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



dd) The conjuncture of the micro economy and monetary policies and targets from time to time.

2. No later than the 15th of April annually, trust organizations in need of holding trusteeship for outward portfolio investments must submit documents for the registration of trust limit by hand or by post to Vietnam State Bank.

3. No later than the 15th of May annually, Vietnam State Bank bases on the elements for the confirmation of the registration of trust limit according to Section 1 of this Article and the trust organizations’ valid documents to confirm the trust organizations’ registration of trust limits. If the registration is rejected, Vietnam State Bank shall issue a written notice of reasons.

4. Vietnam State Bank regulates the establishment of trust limit, procedures and formalities for the registration and confirmation of the registration of trust limit.

Chapter V

AUTHORITY OF PRIME MINISTER AND RESPONSIBILITIES OF MINISTRIES, SECTORS, INVESTORS AND CONCERNED PARTIES

Article 29. Authority of Prime Minister

1. Ratify the total limit of annual outward portfolio investments.

2. Grant permission to the cases of outward portfolio investment as defined in Article 9 of this Decree.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



1. Carry out the responsibilities of governmental management according to its functions, missions and authority on the activities of outward portfolio investments according to this Decree.

2. Lead and coordinate with the Ministry of Finance and Ministry of Planning and Investment to establish the total limit of annual outward portfolio investments for the Prime Minister's ratification according to Article 26 of this Decree.

3. Lead and coordinate with relevant bodies to present the cases of outward portfolio investments as defined in Article 9 of this Decree for the Prime Minister’s ratification.

4. Regulate:

a) Outward portfolio investment instruments from time to time;

b) Procedures and formalities for the issuance and revocation of the certificate of the registration of outward portfolio investment for proprietary traders that are commercial banks and general financial companies;

c) Procedures and formalities for the issuance and revocation of the certificate of the registration of trusteeship for outward portfolio investment for trust organizations that are commercial banks;

d) Safe investment ratio for proprietary traders that are commercial banks and general financial companies;

dd) Procedures and formalities for the registration and confirmation of the registration of proprietary trading limit and trust limit;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



g) Procedures for transfer of capital to foreign nations and transfer of capital and legitimate incomes to Vietnam for the cases approved by Prime Minister for outward portfolio investments according to Article 9 of this Decree;

h) Opening and use of outward portfolio investment accounts and outward portfolio investment trust capital accounts are stipulated in Article 11 of this Decree;

i) The reporting regulations for investors on the proprietary trading of outward portfolio investments and holding of trusteeship for outward portfolio investments, proprietary trading limit and trust limit are stipulated in Article 35 of this Decree.

5. Manage foreign exchange of outward portfolio investment activities.

6. Inspect and supervise the investors’ performances of outward portfolio investment activities.

7. Lead and coordinate with Ministry of Finance to compile data and assess the conjuncture of investors’ outward portfolio investments and make annual reports to the Prime Minister on the investors’ performances of outward portfolio investments according to this Decree.

Article 31. Responsibilities of Ministry of Finance

1. Regulate procedures and formalities for the issuance and revocation of the certificate of the registration of outward portfolio investments for proprietary traders that are securities companies, fund management companies and insurance companies; and regulate the forms, procedures and formalities for the issuance and revocation of written approvals of outward portfolio investments for proprietary traders that are securities investment funds and securities investment companies.

2. Regulate procedures and formalities for the issuance and revocation of the certificate of the registration of trusteeship for outward portfolio investments for trust organizations that are fund management companies.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



4. Verify, inspect and supervise, under its jurisdiction, the compliance with regulations on proprietary trading of investments and holding trusteeship for outward portfolio investments in securities companies, fund management companies, securities investment funds, securities investment companies, insurance companies and State Capital Investment Corporation.

5. Regulate the reporting of the proprietary trading of outward portfolio investments by proprietary traders that are securities companies, fund management companies, securities investment funds, securities investment companies, insurance companies and State Capital Investment Corporation; and of the holding of trusteeship for outward portfolio investments by trust organizations that are fund management companies according to Article 35 of this Decree.

6. Coordinate with Vietnam State Bank:

a) Establish the total limit of annual outward portfolio investments for the Prime Minister's ratification according to Article 26 of this Decree;

b) Compile and provide data, assess investors’ conjuncture of outward portfolio investments and make annual reports to the Government on the investors' performances of outward portfolio investments.

Article 32. Responsibilities of Ministry of Planning and Investment

1. Coordinate with Vietnam State Bank to establish the total limit of annual portfolio investments for the Prime Minister's ratification according to Article 26 of this Decree.

2. Coordinate with Vietnam State Bank and Ministry of Finance to verify, inspect and supervise, under its jurisdiction, the compliance with the laws on investors’ proprietary trading of outward portfolio investment, delegation of outward portfolio investment and trusteeship for outward portfolio investment.

Article 33. Responsibilities of investors

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



2. Be held liable for the legitimacy of foreign currency spent on outward portfolio investments.

3. Be held liable for the legal capacity, financial capacity, economic efficiency and risks on capitals for proprietary trading of investments and trusteeship for outward portfolio investments.

4. Abide by the reporting regulations as stated in Article 35 of this Decree.

5. Execute the requests of authorized bodies during the inspection, verification and supervision of the activities of outward portfolio investments according to the laws.

Article 34. Responsibilities of commercial banks and foreign banks’ branches permitted to provide foreign exchange services

When collecting and making payments related to the investors’ activities of outward portfolio investments, Commercial banks and foreign banks’ branches permitted to provide foreign exchange services in Vietnam are responsible for considering, checking and archiving documents and papers corresponding with actual transactions to maintain the compliance of their provision of foreign exchange services with suitable purposes and the laws.

Article 35. Reporting regulations

1. Proprietary traders and trust organizations make reports on the conjuncture of proprietary trading limit and trust limit according to the regulations of Vietnam State Bank.

2. Commercial banks and foreign banks’ branches permitted to provide foreign exchange services (where investors' outward portfolio investment capital accounts and outward portfolio investment trust capital accounts are opened) make reports on the opening and use of accounts according to the regulations of Vietnam State Bank.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Article 36. Inspection, verification, supervision

1. The inspection, verification and supervision of outward portfolio investment activities according to this Decree are governed by the laws on inspection, verification and supervision.

2. Vietnam State Bank inspects, verifies and supervises the performances of proprietary trading of outward portfolio investments by commercial banks, general financial companies; and the conjuncture of holding of trusteeship for outward portfolio investments by commercial banks.

3. Ministry of Finance inspects, verifies and supervises the performances of proprietary trading of outward portfolio investments by securities companies, securities investment companies, fund management companies, securities investment funds, insurance companies and State Capital Investment Corporation; and the conjuncture of holding of trusteeship for outward portfolio investments by fund management companies.

Article 37. Settlement of violations

Organizations and individuals violating the regulations of this Decree subject to the nature and level of their violations shall be penalized against administrative violations or prosecuted for criminal offences according to the laws.

Chapter VI

ENFORCEMENT CLAUSE

Article 38. Term of effect

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Article 39. Responsibility for enforcement

1. Vietnam State Bank and Ministry of Finance are responsible for guiding and organizing the enforcement of this Decree.

2. Ministers, Heads of bodies at ministerial level, Heads of Government’s bodies, Chairs of People’s Committees of provinces and municipalities and relevant organizations and individuals are responsible for enforcing of this Decree./.

 

  

 

FOR THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 135/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 Quy định về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


68.751

DMCA.com Protection Status
IP: 87.250.224.37
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!