Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 125/2024/NĐ-CP điều kiện đầu tư hoạt động trong lĩnh vực giáo dục

Số hiệu: 125/2024/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Lê Thành Long
Ngày ban hành: 05/10/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Điều kiện cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục

Ngày 05/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, trong đó có nội dung về điều kiện cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục.

Điều kiện cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục

Theo đó, điều kiện cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục như sau:

(1) Có đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đáp ứng các tiêu chuẩn về địa điểm, quy mô, diện tích và cơ sở vật chất tối thiểu đối với trường mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đối với khu vực nội thành của các đô thị loại đặc biệt, có thể thay thế diện tích khu đất xây dựng trường bằng diện tích sàn xây dựng và phải bảo đảm diện tích sàn xây dựng không thấp hơn diện tích đất bình quân tối thiểu cho một trẻ em theo quy định.

(2) Có chương trình giáo dục, tài liệu, học liệu đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

(3) Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và người lao động bảo đảm về số lượng, đạt tiêu chuẩn để tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

(4) Có đủ nguồn lực tài chính để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục:

- Đối với trường mầm non tư thục, mức đầu tư ít nhất là 30 triệu đồng/trẻ (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổng số vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ thời điểm có quy mô dự kiến cao nhất. Kế hoạch vốn đầu tư phải phù hợp với quy mô dự kiến của từng giai đoạn. (quy định mới)

Đối với trường hợp trường mầm non tư thục không xây dựng cơ sở vật chất mới mà chỉ thuê lại hoặc sử dụng cơ sở vật chất sẵn có để triển khai hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em thì mức đầu tư ít nhất phải đạt 70% mức đầu tư quy định tại điểm a khoản 4 Điều 5 Nghị định 125/2024/NĐ-CP ;

- Đối với trường mầm non công lập, dân lập, nguồn lực tài chính do cơ quan quản lý có thẩm quyền hoặc cộng đồng dân cư ở cơ sở chịu trách nhiệm bảo đảm nhằm đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non theo quy định.

(5) Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.

Nghị định 125/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 20/11/2024, thay thế Nghị định 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 và Nghị định 135/2018/NĐ-CP ngày 04/10/2018.

 

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 125/2024/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2024

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ VÀ HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học ngày 19 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, bao gồm:

a) Thành lập hoặc cho phép thành lập, cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục, sáp nhập, chia, tách, giải thể đối với: Cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường chuyên biệt;

b) Thành lập hoặc cho phép thành lập, đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể đối với: Cơ sở giáo dục thường xuyên, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập;

c) Thành lập hoặc cho phép thành lập trường cao đẳng sư phạm; cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng; đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng; sáp nhập, chia, tách, giải thể trường cao đẳng sư phạm; sáp nhập trường cao đẳng vào trường đại học;

d) Thành lập hoặc cho phép thành lập trường đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học; cho phép trường đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học hoạt động đào tạo; đình chỉ hoạt động đào tạo của cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học; sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học; giải thể cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học; công nhận đại học vùng, đại học quốc gia (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục đại học);

đ) Thành lập hoặc cho phép thành lập, cho phép hoạt động, đình chỉ hoạt động, giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục của Việt Nam; công nhận tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;

e) Đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học; đình chỉ kinh doanh dịch vụ tư vấn du học; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học.

2. Điều kiện đầu tư và hoạt động của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài, văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam, phân hiệu cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài, hoạt động liên kết giáo dục và đào tạo với nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Nghị định quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Nghị định này áp dụng đối với: Cơ sở giáo dục mầm non; nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập; cơ sở giáo dục phổ thông; cơ sở giáo dục thường xuyên; trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập; trường chuyên biệt; trường cao đẳng thực hiện hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng; cơ sở giáo dục đại học; tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học; tổ chức và cá nhân khác thực hiện hoạt động giáo dục.

2. Nghị định này không áp dụng đối với tổ chức hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp và kinh doanh dịch vụ tư vấn du học về giáo dục nghề nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Chương II

CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON

Mục 1. NHÀ TRẺ, TRƯỜNG MẪU GIÁO, TRƯỜNG MẦM NON

Điều 3. Điều kiện thành lập nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non công lập hoặc cho phép thành lập nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non dân lập, tư thục (sau đây gọi chung là trường mầm non)

1. Có đề án thành lập hoặc cho phép thành lập trường mầm non phù hợp với quy hoạch tỉnh và các quy hoạch có liên quan của địa phương nơi trường đặt trụ sở.

2. Đề án xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục mầm non; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy; nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển trường mầm non.

Điều 4. Thủ tục thành lập trường mầm non công lập hoặc cho phép thành lập trường mầm non dân lập, tư thục

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) quyết định thành lập trường mầm non công lập hoặc cho phép thành lập trường mầm non dân lập, tư thục.

2. Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường mầm non (theo Mẫu số 01 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);

b) Đề án thành lập hoặc cho phép thành lập trường mầm non (theo Mẫu số 02 Phụ lục I kèm theo Nghị định này).

3. Trình tự thực hiện:

a) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) (nếu đề nghị thành lập trường mầm non công lập); tổ chức, cá nhân (nếu đề nghị cho phép thành lập trường mầm non dân lập, tư thục) gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Ủy ban nhân dân cấp huyện;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ thì Ủy ban nhân dân cấp huyện thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường mầm non; nếu hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định các điều kiện thành lập hoặc cho phép thành lập trường mầm non;

c) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn có liên quan thẩm định các điều kiện thành lập hoặc cho phép thành lập trường mầm non tại hồ sơ; lập báo cáo thẩm định để đánh giá tình hình đáp ứng các quy định tại Điều 3 Nghị định này; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định;

d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của Phòng Giáo dục và Đào tạo, nếu đủ điều kiện thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc thành lập hoặc cho phép thành lập trường mầm non; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường mầm non và nêu rõ lý do.

Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường mầm non (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

4. Sau thời hạn 02 năm kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường mầm non có hiệu lực, nếu trường mầm non không được cho phép hoạt động giáo dục thì Phòng Giáo dục và Đào tạo báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thu hồi quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập trường.

5. Trường hợp trường mầm non chuyển địa điểm hoạt động giáo dục thì phải đáp ứng các điều kiện và thực hiện thủ tục thành lập hoặc cho phép thành lập trường mầm non, cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục quy định tại Nghị định này. Trong đề án (theo Mẫu số 02 Phụ lục I kèm theo Nghị định này), trường mầm non phải cam kết kế thừa các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của trường mầm non đề nghị chuyển địa điểm.

Điều 5. Điều kiện cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục

1. Có đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đáp ứng các tiêu chuẩn về địa điểm, quy mô, diện tích và cơ sở vật chất tối thiểu đối với trường mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đối với khu vực nội thành của các đô thị loại đặc biệt, có thể thay thế diện tích khu đất xây dựng trường bằng diện tích sàn xây dựng và phải bảo đảm diện tích sàn xây dựng không thấp hơn diện tích đất bình quân tối thiểu cho một trẻ em theo quy định.

2. Có chương trình giáo dục, tài liệu, học liệu đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và người lao động bảo đảm về số lượng, đạt tiêu chuẩn để tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Có đủ nguồn lực tài chính để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục:

a) Đối với trường mầm non tư thục, mức đầu tư ít nhất là 30 triệu đồng/trẻ (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổng số vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ thời điểm có quy mô dự kiến cao nhất. Kế hoạch vốn đầu tư phải phù hợp với quy mô dự kiến của từng giai đoạn.

Đối với trường hợp trường mầm non tư thục không xây dựng cơ sở vật chất mới mà chỉ thuê lại hoặc sử dụng cơ sở vật chất sẵn có để triển khai hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em thì mức đầu tư ít nhất phải đạt 70% mức đầu tư quy định tại điểm a khoản này;

b) Đối với trường mầm non công lập, dân lập, nguồn lực tài chính do cơ quan quản lý có thẩm quyền hoặc cộng đồng dân cư ở cơ sở chịu trách nhiệm bảo đảm nhằm đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non theo quy định.

5. Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.

Điều 6. Thủ tục cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục

1. Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép hoạt động giáo dục đối với trường mầm non.

2. Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình đề nghị cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục (theo Mẫu số 03 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);

b) Bản sao các văn bản pháp lý chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc hợp đồng thuê địa điểm trường mầm non với thời hạn tối thiểu 05 năm;

c) Đối với trường mầm non tư thục phải có văn bản pháp lý xác nhận về số tiền đầu tư do nhà trường đang quản lý, bảo đảm tính hợp pháp, phù hợp với quy mô dự kiến tại thời điểm đăng ký hoạt động giáo dục;

d) Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường gồm các nội dung chủ yếu sau đây: Vị trí pháp lý, nhiệm vụ, quyền hạn của nhà trường; tổ chức và quản lý nhà trường; tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; nhiệm vụ và quyền của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động và trẻ em; tài chính và tài sản của nhà trường; các vấn đề khác liên quan đến tổ chức và hoạt động của nhà trường.

3. Trình tự thực hiện:

a) Trường mầm non gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này qua công dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Phòng Giáo dục và Đào tạo;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Phòng Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho trường mầm non trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ; hoặc thông báo kế hoạch thẩm định thực tế tại trường mầm non trong trường hợp hồ sơ hợp lệ;

c) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn có liên quan tổ chức thẩm định thực tế các điều kiện để trường mầm non được hoạt động giáo dục theo quy định; lập báo cáo thẩm định để đánh giá tình hình đáp ứng các quy định tại Điều 5 Nghị định này;

d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có báo cáo thẩm định, nếu đủ điều kiện thì Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho trường mầm non và nêu rõ lý do.

Quyết định cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Điều 7. Đình chỉ hoạt động giáo dục trường mầm non

1. Trường mầm non bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có hành vi gian lận để được cho phép hoạt động giáo dục;

b) Người cho phép hoạt động giáo dục không đúng thẩm quyền;

c) Không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn 01 năm kể từ ngày được phép hoạt động giáo dục;

d) Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ hoạt động giáo dục;

đ) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

2. Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường mầm non.

3. Trình tự thực hiện:

a) Khi phát hiện trường mầm non vi phạm một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định tổ chức kiểm tra để đánh giá tình trạng thực tế, lập biên bản kiểm tra và thông báo cho trường mầm non về hành vi vi phạm;

b) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày thông báo cho trường mầm non về hành vi vi phạm, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo căn cứ vào mức độ vi phạm, quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường mầm non (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;

c) Trong thời hạn bị đình chỉ, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì trường mầm non thông báo bằng văn bản kèm theo minh chứng cho Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của trường mầm non, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục trở lại và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;

d) Trường hợp bị đình chỉ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định đình chỉ, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo rà soát điều kiện hoạt động giáo dục của trường mầm non, nếu đáp ứng quy định tại Điều 5 Nghị định này thì quyết định cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục trở lại và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Điều 8. Sáp nhập, chia, tách trường mầm non

1. Trường mầm non được sáp nhập, chia, tách khi bảo đảm các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật Giáo dục.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định sáp nhập, chia, tách trường mầm non.

3. Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình đề nghị sáp nhập, chia, tách trường mầm non (theo Mẫu số 04 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);

b) Đề án sáp nhập, chia, tách trường mầm non (theo Mẫu số 05 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);

c) Ý kiến đồng thuận của nhà đầu tư đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp đối với việc sáp nhập, chia, tách trường mầm non tư thục.

4. Trình tự thực hiện:

a) Ủy ban nhân dân cấp xã (nếu sáp nhập, chia, tách trường mầm non công lập); tổ chức, cá nhân (nếu sáp nhập, chia, tách trường mầm non dân lập, tư thục) gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Ủy ban nhân dân cấp huyện;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp huyện thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho trường mầm non trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ; hoặc chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định trong trường hợp hồ sơ hợp lệ.

c) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn có liên quan thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế các điều kiện sáp nhập, chia, tách trường mầm non; lập báo cáo thẩm định để đánh giá tình hình đáp ứng các quy định tại khoản 1 Điều này; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định;

d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của Phòng Giáo dục và Đào tạo, nếu đủ điều kiện thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc sáp nhập, chia, tách trường mầm non; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị sáp nhập, chia, tách trường và nêu rõ lý do.

Quyết định sáp nhập, chia, tách trường mầm non (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;

đ) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định sáp nhập, chia, tách trường mầm non, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường mầm non được thành lập sau khi sáp nhập, chia, tách hoạt động giáo dục.

Điều 9. Giải thể trường mầm non

1. Trường mầm non bị giải thể khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giải thể trường mầm non.

3. Hồ sơ:

a) Trường mầm non bị giải thể theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục, hồ sơ gồm:

Tờ trình đề nghị giải thể trường mầm non của Phòng Giáo dục và Đào tạo (theo Mẫu số 06 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);

Minh chứng về việc trường mầm non vi phạm quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục;

Phương án xử lý về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính, tài sản, đất đai và các vấn đề khác có liên quan.

b) Trường mầm non giải thể theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục, hồ sơ gồm:

Tờ trình đề nghị giải thể của tổ chức, cá nhân thành lập trường mầm non (theo Mẫu số 06 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);

Đề án giải thể trường mầm non (theo Mẫu số 07 Phụ lục I kèm theo Nghị định này).

4. Trình tự thực hiện:

a) Trường mầm non bị giải thể theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục:

Trong trường hợp phát hiện hoặc có báo cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân về việc trường mầm non có hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục, Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trong thời hạn 20 ngày, tiến hành kiểm tra xác minh, lập hồ sơ giải thể, thông báo cho trường mầm non và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc giải thể trường mầm non.

b) Trường mầm non giải thể theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục:

Tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại điểm b khoản 3 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp tới Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị giải thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc giải thể trường mầm non; nếu chưa quyết định giải thể thì thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân và nêu rõ lý do.

c) Quyết định giải thể trường mầm non (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Mục 2. NHÓM TRẺ ĐỘC LẬP, LỚP MẪU GIÁO ĐỘC LẬP, LỚP MẦM NON ĐỘC LẬP

Điều 10. Điều kiện thành lập nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập công lập hoặc cho phép thành lập nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập dân lập, tư thục (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục mầm non độc lập)

1. Có địa điểm, cơ sở vật chất tối thiểu, đồ dùng, đồ chơi và thiết bị dạy học đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Có kế hoạch giáo dục, tài liệu, học liệu đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và người lao động bảo đảm về số lượng, đạt tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo để tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non.

4. Quy mô của nhóm, lớp trong cơ sở giáo dục mầm non độc lập theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 11. Thủ tục thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập dân lập, tư thục

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập.

2. Hồ sơ:

a) Thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập, hồ sơ gồm:

Báo cáo gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập;

Văn bản đề nghị kiểm tra thực tế các điều kiện thành lập;

b) Cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập dân lập, tư thục, hồ sơ gồm:

Tờ trình đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập dân lập, tư thục (theo Mẫu số 08 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);

Bản sao các văn bản pháp lý chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc hợp đồng thuê địa điểm cơ sở giáo dục mầm non độc lập;

Văn bản pháp lý xác nhận về số tiền đầu tư thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập dân lập, tư thục bảo đảm tính hợp pháp, phù hợp với quy mô dự kiến tại thời điểm thành lập.

3. Trình tự thực hiện:

a) Thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập:

Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập;

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có ý kiến thống nhất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị Phòng Giáo dục và Đào tạo kiểm tra thực tế việc đáp ứng các điều kiện thành lập.

b) Thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập dân lập, tư thục:

Tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập dân lập, tư thục gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Ủy ban nhân dân cấp xã;

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ thì Ủy ban nhân cấp xã thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho tổ chức, cá nhân; nếu hồ sơ hợp lệ thì có văn bản đề nghị Phòng Giáo dục và Đào tạo kiểm tra thực tế các điều kiện thành lập;

c) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra trên thực tế và có ý kiến bằng văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã về việc cơ sở giáo dục mầm non độc lập đủ hay không đủ điều kiện thành lập;

d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định việc thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập.

Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Điều 12. Đình chỉ hoạt động cơ sở giáo dục mầm non độc lập

1. Cơ sở giáo dục mầm non độc lập bị đình chỉ hoạt động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Không bảo đảm một trong các điều kiện quy định tại Điều 10 Nghị định này;

b) Vi phạm các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục ở mức độ phải đình chỉ;

c) Người quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập không đúng thẩm quyền;

d) Không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn 01 năm kể từ ngày được cấp quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định đình chỉ hoạt động đối với cơ sở giáo dục mầm non độc lập.

3. Trình tự thực hiện:

a) Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra để đánh giá tình trạng thực tế của cơ sở giáo dục mầm non độc lập, lập biên bản kiểm tra và thông báo cho cơ sở giáo dục mầm non độc lập về hành vi vi phạm;

b) Căn cứ biên bản kiểm tra, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định đình chỉ hoạt động đối với cơ sở giáo dục mầm non độc lập (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;

c) Trong thời hạn bị đình chỉ, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì cơ sở giáo dục mầm non độc lập thông báo bằng văn bản kèm theo minh chứng cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của cơ sở giáo dục mầm non độc lập, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định cho phép cơ sở giáo dục mầm non độc lập hoạt động trở lại và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;

d) Trường hợp bị đình chỉ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định đình chỉ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã rà soát điều kiện thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập, nếu đáp ứng quy định tại Điều 10 Nghị định này thì quyết định cho phép cơ sở giáo dục mầm non độc lập hoạt động trở lại và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Điều 13. Sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục mầm non độc lập

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục mầm non độc lập.

2. Hồ sơ:

a) Sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập, hồ sơ gồm: Văn bản đề nghị kiểm tra thực tế các điều kiện sáp nhập, chia, tách;

b) Sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục mầm non độc lập dân lập, tư thục, hồ sơ gồm:

Tờ trình đề nghị sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục mầm non độc lập dân lập, tư thục (theo Mẫu số 04 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);

Phương án bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, giáo viên hoặc người chăm sóc trẻ em; phương án xử lý tài chính, tài sản, đất đai và các vấn đề khác có liên quan;

Ý kiến đồng thuận của nhà đầu tư đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp đối với việc sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục mầm non độc lập dân lập, tư thục.

3. Trình tự thực hiện:

a) Sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập: Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo đề nghị kiểm tra thực tế các điều kiện sáp nhập, chia, tách;

b) Sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục mầm non độc lập dân lập, tư thục: Tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại điểm b khoản 2 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Ủy ban nhân dân cấp xã.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ thì Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo bằng văn bản những nội dung chỉnh sửa, bổ sung cho tổ chức, cá nhân; nếu hồ sơ hợp lệ thì có văn bản gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo đề nghị kiểm tra thực tế các điều kiện sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục mầm non độc lập;

c) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Giáo dục và Đào tạo xem xét, kiểm tra trên thực tế và có ý kiến bằng văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã về việc đủ hay không đủ điều kiện sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục mầm non độc lập;

d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định việc sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục mầm non độc lập.

Quyết định sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục mầm non độc lập (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Điều 14. Giải thể cơ sở giáo dục mầm non độc lập

1. Cơ sở giáo dục mầm non độc lập bị giải thể khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định giải thể cơ sở giáo dục mầm non độc lập.

3. Hồ sơ:

a) Cơ sở giáo dục mầm non độc lập bị giải thể theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục, hồ sơ gồm:

Minh chứng về việc cơ sở giáo dục mầm non độc lập vi phạm quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục;

Phương án xử lý về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính, tài sản, đất đai và các vấn đề khác có liên quan.

b) Cơ sở giáo dục mầm non độc lập bị giải thể theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục, hồ sơ gồm:

Tờ trình đề nghị giải thể cơ sở giáo dục mầm non độc lập (theo Mẫu số 06 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);

Phương án xử lý về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính, tài sản, đất đai và các vấn đề khác có liên quan.

4. Trình tự thực hiện:

a) Cơ sở giáo dục mầm non độc lập bị giải thể theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục:

Khi phát hiện cơ sở giáo dục mầm non độc lập có hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục, Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra, lập biên bản và hồ sơ giải thể trong thời hạn 10 ngày.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày lập hồ sơ giải thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định việc giải thể cơ sở giáo dục mầm non độc lập.

b) Cơ sở giáo dục mầm non độc lập bị giải thể theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục:

Tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại điểm b khoản 3 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp tới Ủy ban nhân dân cấp xã.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị giải thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét quyết định việc giải thể cơ sở giáo dục mầm non độc lập.

c) Quyết định giải thể cơ sở giáo dục mầm non độc lập (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Chương III

CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

Mục 1. TRƯỜNG TIỂU HỌC

Điều 15. Điều kiện thành lập trường tiểu học công lập hoặc cho phép thành lập trường tiểu học tư thục

1. Có đề án thành lập hoặc cho phép thành lập trường tiểu học phù hợp với quy hoạch tỉnh và các quy hoạch có liên quan của địa phương nơi trường đặt trụ sở.

2. Đề án xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục tiểu học; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy; nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường.

Điều 16. Thủ tục thành lập trường tiểu học công lập hoặc cho phép thành lập trường tiểu học tư thục

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập trường tiểu học công lập hoặc cho phép thành lập trường tiểu học tư thục.

2. Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường tiểu học (theo Mẫu số 01 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);

b) Đề án thành lập hoặc cho phép thành lập trường tiểu học (theo Mẫu số 02 Phụ lục I kèm theo Nghị định này).

3. Trình tự thực hiện:

a) Ủy ban nhân dân cấp xã (nếu đề nghị thành lập trường tiểu học công lập); tổ chức, cá nhân (nếu đề nghị cho phép thành lập trường tiểu học tư thục) gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Ủy ban nhân dân cấp huyện;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ thì Ủy ban nhân dân cấp huyện thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho cơ quan, tổ chức, cá nhân; nếu hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định các điều kiện thành lập hoặc cho phép thành lập trường tiểu học;

c) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn có liên quan thẩm định các điều kiện thành lập hoặc cho phép thành lập trường tiểu học tại hồ sơ; lập báo cáo thẩm định để đánh giá tình hình đáp ứng các quy định tại Điều 15 Nghị định này; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định;

d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của Phòng Giáo dục và Đào tạo, nếu đủ điều kiện thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc thành lập hoặc cho phép thành lập trường tiểu học; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường tiểu học và nêu rõ lý do.

Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường tiểu học (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

4. Sau thời hạn 02 năm, kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường tiểu học có hiệu lực, nếu trường tiểu học không được cho phép hoạt động giáo dục thì Phòng Giáo dục và Đào tạo báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thu hồi quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường.

5. Trường hợp trường tiểu học chuyển địa điểm hoạt động giáo dục thì phải đáp ứng các điều kiện và thực hiện thủ tục thành lập hoặc cho phép thành lập trường tiểu học, cho phép trường tiểu học hoạt động giáo dục quy định tại Nghị định này. Trong đề án (theo Mẫu số 02 Phụ lục I kèm theo Nghị định này), trường tiểu học phải cam kết kế thừa các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của trường tiểu học đề nghị chuyển địa điểm.

Điều 17. Điều kiện cho phép trường tiểu học hoạt động giáo dục

1. Có đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng các tiêu chuẩn về địa điểm, quy mô, diện tích và cơ sở vật chất tối thiểu đối với trường tiểu học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đối với khu vực nội thành của các đô thị loại đặc biệt, có thể thay thế diện tích khu đất xây dựng trường bằng diện tích sàn xây dựng và bảo đảm diện tích sàn xây dựng không thấp hơn diện tích đất bình quân tối thiểu cho một học sinh theo quy định.

2. Có chương trình giáo dục, tài liệu giảng dạy và học tập đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và người lao động đủ về số lượng và đạt tiêu chuẩn để tổ chức hoạt động giáo dục đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Có đủ nguồn lực tài chính để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục:

a) Đối với trường tiểu học tư thục, mức đầu tư ít nhất là 50 triệu đồng/học sinh (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổng số vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ thời điểm có quy mô dự kiến cao nhất, nhưng không thấp hơn 50 tỷ đồng. Kế hoạch vốn đầu tư phải phù hợp với quy mô dự kiến của từng giai đoạn.

Đối với trường hợp trường tiểu học tư thục không xây dựng cơ sở vật chất mới mà chỉ thuê lại hoặc sử dụng cơ sở vật chất sẵn có để triển khai hoạt động giáo dục thì mức đầu tư ít nhất phải đạt 70% mức đầu tư quy định tại điểm a khoản này;

b) Đối với trường tiểu học công lập, nguồn lực tài chính do cơ quan quản lý có thẩm quyền chịu trách nhiệm bảo đảm nhằm đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục tiểu học.

5. Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.

Điều 18. Thủ tục cho phép trường tiểu học hoạt động giáo dục

1. Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép hoạt động giáo dục đối với trường tiểu học.

2. Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình đề nghị cho phép trường tiểu học hoạt động giáo dục (theo Mẫu số 03 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);

b) Bản sao các văn bản pháp lý chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc hợp đồng thuê địa điểm trường tiểu học với thời hạn tối thiểu 05 năm;

c) Đối với trường tiểu học tư thục phải có văn bản pháp lý xác nhận về số tiền đầu tư do nhà trường đang quản lý, bảo đảm tính hợp pháp, phù hợp với quy mô dự kiến tại thời điểm đăng ký hoạt động giáo dục;

d) Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường, gồm các nội dung chủ yếu sau đây: Vị trí pháp lý, nhiệm vụ, quyền hạn của nhà trường; tổ chức và quản lý nhà trường; tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường; nhiệm vụ và quyền của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động và học sinh; tài chính và tài sản của nhà trường; các vấn đề khác liên quan đến tổ chức và hoạt động của nhà trường.

3. Trình tự thực hiện:

a) Trường tiểu học gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Phòng Giáo dục và Đào tạo;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Phòng Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho trường tiểu học trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ; hoặc thông báo kế hoạch thẩm định thực tế tại trường trong trường hợp hồ sơ hợp lệ;

c) Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn có liên quan tổ chức thẩm định thực tế các điều kiện để trường tiểu học được hoạt động giáo dục; lập báo cáo thẩm định để đánh giá tình hình đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 17 Nghị định này;

d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có báo cáo thẩm định, nếu đủ điều kiện thì Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường tiểu học hoạt động giáo dục; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho trường tiểu học và nêu rõ lý do.

Quyết định cho phép trường tiểu học hoạt động giáo dục (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Điều 19. Đình chỉ hoạt động giáo dục trường tiểu học

1. Trường tiểu học bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có hành vi gian lận để được cho phép hoạt động giáo dục;

b) Người cho phép hoạt động giáo dục không đúng thẩm quyền;

c) Không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn 01 năm kể từ ngày được phép hoạt động giáo dục;

d) Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ hoạt động giáo dục;

đ) Các trường hợp vi phạm khác theo quy định của pháp luật.

2. Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường tiểu học.

3. Trình tự thực hiện:

a) Khi phát hiện trường tiểu học vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định tổ chức kiểm tra để đánh giá tình trạng thực tế của trường tiểu học, lập biên bản kiểm tra và thông báo cho trường tiểu học về hành vi vi phạm;

b) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày thông báo cho trường tiểu học về hành vi vi phạm, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo căn cứ vào mức độ vi phạm, quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường tiểu học (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;

c) Trong thời hạn bị đình chỉ, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì trường tiểu học thông báo bằng văn bản kèm theo minh chứng cho Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của trường tiểu học, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường tiểu học hoạt động giáo dục trở lại và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;

d) Trường hợp bị đình chỉ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định đình chỉ, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo rà soát điều kiện hoạt động giáo dục của trường tiểu học, nếu đáp ứng quy định tại Điều 17 Nghị định này thì quyết định cho phép trường tiểu học hoạt động giáo dục trở lại và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Điều 20. Sáp nhập, chia, tách trường tiểu học

1. Trường tiểu học được sáp nhập, chia, tách khi bảo đảm các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật Giáo dục.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định sáp nhập, chia, tách trường tiểu học.

3. Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình đề nghị sáp nhập, chia, tách trường tiểu học (theo Mẫu số 04 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);

b) Đề án sáp nhập, chia, tách, trường tiểu học (theo Mẫu số 05 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);

c) Ý kiến đồng thuận của nhà đầu tư đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp đối với việc sáp nhập, chia, tách trường tiểu học tư thục.

4. Trình tự thực hiện:

a) Ủy ban nhân dân cấp xã (nếu sáp nhập, chia, tách trường tiểu học công; lập); tổ chức, cá nhân (nếu sáp nhập, chia, tách trường tiểu học tư thục) gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Ủy ban nhân dân cấp huyện;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp huyện thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho cơ quan, tổ chức, cá nhân trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ; hoặc chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định các điều kiện sáp nhập, chia, tách trường tiểu học trong trường hợp hồ sơ hợp lệ;

c) Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn có liên quan thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế các điều kiện sáp nhập, chia, tách trường tiểu học; lập báo cáo thẩm định để đánh giá tình hình đáp ứng các quy định tại khoản 1 Điều này; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định;

d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của Phòng Giáo dục và Đào tạo, nếu đủ điều kiện thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc sáp nhập, chia, tách trường tiểu học; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân và nêu rõ lý do.

Quyết định sáp nhập, chia, tách trường tiểu học (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;

đ) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định sáp nhập, chia, tách trường tiểu học, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường tiểu học được thành lập sau khi sáp nhập, chia, tách hoạt động giáo dục.

Điều 21. Giải thể trường tiểu học

1. Trường tiểu học bị giải thể khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giải thể trường tiểu học.

3. Hồ sơ:

a) Trường tiểu học bị giải thể theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục, hồ sơ gồm:

Tờ trình đề nghị giải thể của Phòng Giáo dục và Đào tạo (theo Mẫu số 06 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);

Minh chứng về việc trường tiểu học vi phạm quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục;

Phương án xử lý về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính, tài sản, đất đai và các vấn đề khác có liên quan.

b) Trường tiểu học giải thể theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục, hồ sơ gồm:

Tờ trình đề nghị giải thể của cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập trường tiểu học (theo Mẫu số 06 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);

Đề án giải thể trường tiểu học (theo Mẫu số 07 Phụ lục I kèm theo Nghị định này).

4. Trình tự thực hiện:

a) Trường tiểu học bị giải thể theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục:

Trường hợp phát hiện hoặc có văn bản của Phòng Giáo dục và Đào tạo kiểm tra về việc trường tiểu học vi phạm quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục, Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn trong thời hạn 20 ngày, tiến hành kiểm tra xác minh, lập hồ sơ đề nghị giải thể trong đó nêu rõ lý do giải thể, thông báo cho trường tiểu học và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định;

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc giải thể trường tiểu học.

b) Trường tiểu học giải thể theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục:

Cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại điểm b khoản 3 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp tới Ủy ban nhân dân cấp huyện;

Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị giải thể trường tiểu học, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc giải thể trường tiểu học; nếu chưa quyết định giải thể thì thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân và nêu rõ lý do.

c) Quyết định giải thể trường tiểu học (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Mục 2. CƠ SỞ GIÁO DỤC KHÁC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG CẤP TIỂU HỌC

Điều 22. Điều kiện để cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học

1. Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đạt tiêu chuẩn bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.

2. Phòng học bảo đảm đúng quy cách, an toàn cho giáo viên và học sinh theo quy định về vệ sinh trường học; bảo đảm điều kiện cho học sinh khuyết tật tiếp cận sử dụng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Có các thiết bị, tài liệu giảng dạy và học tập phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.

Điều 23. Thủ tục để cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định cho phép cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.

2. Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình đề nghị cho phép thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học (theo Mẫu số 09 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);

b) Văn bản nhận bảo trợ của một trường tiểu học cùng địa bàn trong huyện.

3. Trình tự thực hiện:

a) Tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp tới Ủy ban nhân dân cấp xã;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ thì Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân;

c) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định việc cho phép cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.

Quyết định cho phép cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Điều 24. Đình chỉ, thu hồi quyết định cho phép cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học

1. Việc đình chỉ cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học được thực hiện như đối với trường tiểu học theo quy định tại Điều 19 Nghị định này.

2. Việc thu hồi quyết định cho phép cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học được thực hiện như sau:

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thu hồi quyết định cho phép cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học;

b) Cơ sở giáo dục khác bị thu hồi quyết định cho phép thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Cơ sở giáo dục bị giải thể theo quy định của pháp luật;

Vi phạm nghiêm trọng các quy định về tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục;

Hết thời hạn đình chỉ mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;

Mục tiêu và nội dung hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

Theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập cơ sở giáo dục;

Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật;

c) Việc thu hồi quyết định cho phép cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học phải xác định rõ lý do thu hồi, các biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên và được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Mục 3. TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ, TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG CÓ NHIỀU CẤP HỌC

Điều 25. Điều kiện thành lập trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học công lập hoặc cho phép thành lập trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học tư thục (sau đây gọi chung là trường trung học)

1. Có đề án thành lập hoặc cho phép thành lập trường trung học phù hợp với quy hoạch tỉnh và các quy hoạch có liên quan của địa phương nơi trường đặt trụ sở.

2. Đề án xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy; nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường.

Điều 26. Thủ tục thành lập trường trung học công lập hoặc cho phép thành lập trường trung học tư thục

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập trường trung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở (sau đây gọi chung là trường trung học cơ sở) công lập hoặc cho phép thành lập trường trung học cơ sở tư thục; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định thành lập trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông (sau đây gọi chung là trường trung học phổ thông) công lập hoặc cho phép thành lập trường trung học phổ thông tư thục.

2. Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường (theo Mẫu số 01 Phụ lục I kèm theo Nghị định);

b) Đề án thành lập hoặc cho phép thành lập trường (theo Mẫu số 02 Phụ lục I kèm theo Nghị định).

3. Trình tự thực hiện:

a) Ủy ban nhân dân cấp xã (nếu đề nghị thành lập trường trung học cơ sở công lập); Ủy ban nhân dân cấp huyện (nếu đề nghị thành lập trường trung học phổ thông công lập); tổ chức, cá nhân (nếu đề nghị cho phép thành lập trường trung học tư thục) gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với trường trung học cơ sở, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với trường trung học phổ thông;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ thì Ủy ban nhân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho cơ quan, tổ chức, cá nhân; nếu hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định các điều kiện thành lập hoặc cho phép thành lập trường trung học;

c) Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các đơn vị chuyên môn có liên quan thẩm định các điều kiện thành lập hoặc cho phép thành lập trường trung học tại hồ sơ; lập báo cáo thẩm định để đánh giá tình hình đáp ứng các quy định tại Điều 25 Nghị định này; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định;

d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo, nếu đủ điều kiện thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc thành lập hoặc cho phép thành lập trường trung học; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường và nêu rõ lý do.

Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường trung học (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

4. Sau thời hạn 02 năm, kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường trung học có hiệu lực, nếu trường trung học không được cho phép hoạt động giáo dục thì Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường.

5. Trường hợp trường trung học chuyển địa điểm hoạt động giáo dục thì phải đáp ứng các điều kiện và thực hiện thủ tục thành lập hoặc cho phép thành lập trường trung học, cho phép trường trung học hoạt động giáo dục quy định tại Nghị định này. Trong đề án (theo Mẫu số 02 Phụ lục I kèm theo Nghị định này), trường trung học phải cam kết kế thừa các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của trường trung học đề nghị chuyển địa điểm.

Điều 27. Điều kiện cho phép trường trung học hoạt động giáo dục

1. Có đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng các tiêu chuẩn về địa điểm, quy mô, diện tích và cơ sở vật chất tối thiểu đối với trường trung học cơ sở, trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đối với khu vực nội thành của các đô thị loại đặc biệt, có thể thay thế diện tích khu đất xây dựng trường bằng diện tích sàn xây dựng và bảo đảm diện tích sàn xây dựng không thấp hơn diện tích đất bình quân tối thiểu cho một học sinh theo quy định.

2. Có chương trình giáo dục, tài liệu giảng dạy và học tập đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và người lao động đủ về số lượng và đạt tiêu chuẩn để tổ chức hoạt động giáo dục đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Có đủ nguồn lực tài chính để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục:

a) Đối với trường trung học tư thục, mức đầu tư ít nhất là 50 triệu đồng/học sinh (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổng số vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ thời điểm có quy mô dự kiến cao nhất, nhưng không thấp hơn 50 tỷ đồng. Kế hoạch vốn đầu tư phải phù hợp với quy mô dự kiến của từng giai đoạn.

Đối với trường hợp trường trung học tư thục không xây dựng cơ sở vật chất mới mà chỉ thuê lại hoặc sử dụng cơ sở vật chất sẵn có để triển khai hoạt động giáo dục thì mức đầu tư ít nhất phải đạt 70% mức đầu tư quy định tại điểm a khoản này;

b) Đối với trường trung học công lập, nguồn lực tài chính do cơ quan quản lý có thẩm quyền chịu trách nhiệm bảo đảm nhằm đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông theo quy định.

5. Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.

Điều 28. Thủ tục cho phép trường trung học hoạt động giáo dục

1. Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép hoạt động giáo dục đối với trường trung học cơ sở; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép hoạt động giáo dục đối với trường trung học phổ thông.

2. Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động giáo dục (theo Mẫu số 03 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);

b) Bản sao các văn bản pháp lý chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc hợp đồng thuê địa điểm trường với thời hạn tối thiểu 05 năm;

c) Đối với trường trung học tư thục phải có văn bản pháp lý xác nhận về số tiền do nhà trường đang quản lý, bảo đảm tính hợp pháp và phù hợp với quy mô dự kiến tại thời điểm đăng ký hoạt động giáo dục;

d) Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường, gồm các nội dung chủ yếu sau đây: Vị trí pháp lý, nhiệm vụ, quyền hạn của nhà trường; tổ chức và quản lý nhà trường; tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường; nhiệm vụ và quyền của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động và học sinh; tài chính và tài sản của nhà trường; các vấn đề khác liên quan đến tổ chức và hoạt động của nhà trường.

3. Trình tự thực hiện:

a) Trường trung học gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Phòng Giáo dục và Đào tạo đối với trường trung học cơ sở hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo đối với trường trung học phổ thông;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho trường trung học trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ; hoặc thông báo kế hoạch thẩm định thực tế tại trường trong trường hợp hồ sơ hợp lệ;

c) Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các đơn vị chuyên môn có liên quan tổ chức thẩm định thực tế các điều kiện để trường trung học được hoạt động giáo dục; lập báo cáo thẩm định để đánh giá tình hình đáp ứng các quy định tại Điều 27 Nghị định này;

d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có báo cáo thẩm định, nếu đủ điều kiện thì Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường trung học hoạt động giáo dục; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho trường trung học và nêu rõ lý do.

Quyết định cho phép trường trung học hoạt động giáo dục (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Điều 29. Đình chỉ hoạt động giáo dục trường trung học

1. Trường trung học bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có hành vi gian lận để được cho phép hoạt động giáo dục;

b) Người cho phép hoạt động giáo dục không đúng thẩm quyền;

c) Không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày được phép hoạt động giáo dục;

d) Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ hoạt động giáo dục;

đ) Các trường hợp vi phạm khác theo quy định của pháp luật.

2. Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường trung học cơ sở; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường trung học phổ thông.

3. Trình tự thực hiện:

a) Khi phát hiện trường trung học vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra để đánh giá tình trạng thực tế của trường trung học, lập biên bản kiểm tra và thông báo cho nhà trường về hành vi vi phạm;

b) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông báo cho nhà trường về hành vi vi phạm, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo căn cứ mức độ vi phạm, quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục của trường và báo cáo người có thẩm quyền quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường.

Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường trung học (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;

c) Trong thời hạn bị đình chỉ, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì trường trung học thông báo bằng văn bản kèm theo minh chứng cho Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của trường trung học, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường trung học hoạt động giáo dục trở lại và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;

d) Trường hợp bị đình chỉ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định đình chỉ, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo rà soát điều kiện hoạt động giáo dục của trường trung học, nếu đáp ứng quy định tại Điều 27 Nghị định này thì quyết định cho phép trường trung học hoạt động giáo dục trở lại và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Điều 30. Sáp nhập, chia, tách trường trung học

1. Trường trung học được sáp nhập, chia, tách khi bảo đảm các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật Giáo dục.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định sáp nhập, chia, tách trường trung học cơ sở; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sáp nhập, chia, tách trường trung học phổ thông. Trường hợp sáp nhập giữa các trường không do cùng một cấp có thẩm quyền thành lập thì cấp có thẩm quyền cao hơn quyết định; trường hợp cấp có thẩm quyền thành lập ngang nhau thì cấp có thẩm quyền ngang nhau đó thỏa thuận quyết định.

3. Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình đề nghị sáp nhập, chia, tách trường trung học (theo Mẫu số 04 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);

b) Đề án sáp nhập, chia, tách trường trung học (theo Mẫu số 05 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);

c) Ý kiến đồng thuận của nhà đầu tư đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp đối với việc sáp nhập, chia, tách trường trung học tư thục.

4. Trình tự thực hiện:

a) Ủy ban nhân dân cấp xã (nếu sáp nhập, chia, tách trường trung học cơ sở công lập); Ủy ban nhân dân cấp huyện (nếu sáp nhập, chia, tách trường trung học phổ thông công lập); tổ chức, cá nhân (nếu sáp nhập, chia, tách trường trung học tư thục) gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với trường trung học cơ sở, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với trường trung học phổ thông;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ thì Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho cơ quan, tổ chức, cá nhân; nếu hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định các điều kiện sáp nhập, chia, tách trường;

c) Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các đơn vị chuyên môn thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế các điều kiện sáp nhập, chia, tách trường trung học; lập báo cáo thẩm định để đánh giá tình hình đáp ứng các quy định tại khoản 1 Điều này; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định;

d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo, nếu đủ điều kiện thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc sáp nhập, chia, tách trường trung học; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị sáp nhập, chia, tách trường và nêu rõ lý do.

Quyết định sáp nhập, chia, tách trường trung học (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;

đ) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sáp nhập, chia, tách trường trung học, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường trung học được thành lập sau khi sáp nhập, chia, tách hoạt động giáo dục.

Điều 31. Giải thể trường trung học

1. Trường trung học bị giải thể khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giải thể trường trung học cơ sở; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giải thể trường trung học phổ thông.

3. Hồ sơ:

a) Trường trung học bị giải thể theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục, hồ sơ gồm:

Tờ trình đề nghị giải thể của Phòng Giáo dục và Đào tạo đối với trường trung học cơ sở, Sở Giáo dục và Đào tạo đối với trường trung học phổ thông (theo Mẫu số 06 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);

Minh chứng về việc trường trung học vi phạm quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục;

Phương án xử lý về tổ chức bộ máy nhân sự, tài chính, tài sản, đất đai và các vấn đề khác có liên quan;

b) Trường trung học giải thể theo quy định tại các điểm đ khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục, hồ sơ gồm:

Tờ trình đề nghị giải thể của cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập trường (theo Mẫu số 06 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);

Đề án giải thể trường trung học (theo Mẫu số 07 Phụ lục I kèm theo Nghị định này).

4. Trình tự thực hiện:

a) Trường trung học bị giải thể theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục:

Trường hợp phát hiện hoặc có văn bản của Phòng Giáo dục và Đào tạo đối với trường trung học cơ sở, Sở Giáo dục và Đào tạo đối với trường trung học phổ thông kiểm tra về việc nhà trường vi phạm quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục, Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn trong thời hạn 20 ngày, tiến hành xác minh hành vi vi phạm của nhà trường, lập hồ sơ đề nghị giải thể trong đó nêu rõ lý do giải thể, thông báo cho nhà trường và báo cáo người có thẩm quyền quyết định;

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo của Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này quyết định việc giải thể trường trung học.

b) Trường trung học giải thể theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục:

Cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại điểm b khoản 3 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này;

Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị giải thể trường trung học, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này quyết định việc giải thể trường trung học; nếu chưa quyết định giải thể thì thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị giải thể và nêu rõ lý do.

c) Quyết định giải thể trường trung học (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Chương IV

CƠ SỞ GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN

Mục 1. TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN, TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN

Điều 32. Điều kiện thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên công lập hoặc cho phép thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên tư thục

1. Điều kiện thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên:

a) Có địa điểm, cơ sở vật chất, phòng học, phòng chức năng, thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu của các chương trình giáo dục thường xuyên thực hiện tại trung tâm;

b) Có chương trình, tài liệu giảng dạy và học tập đáp ứng yêu cầu của các chương trình giáo dục thường xuyên thực hiện tại trung tâm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

c) Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và người lao động đủ về số lượng và đạt tiêu chuẩn bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

d) Có dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm.

2. Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này thì phải đáp ứng các điều kiện tương ứng để tổ chức thực hiện chương trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp.

Điều 33. Thủ tục thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên công lập hoặc cho phép thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên tư thục

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên công lập; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên tư thục.

2. Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm (theo Mẫu số 01 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);

b) Đề án thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm (theo Mẫu số 02 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);

c) Bản sao văn bản pháp lý chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc hợp đồng thuê địa điểm của trung tâm;

d) Đối với trung tâm tư thục phải có văn bản pháp lý xác nhận về số tiền đầu tư thành lập trung tâm, bảo đảm tính hợp pháp, phù hợp với quy mô dự kiến tại thời điểm đề nghị cho phép thành lập trung tâm;

đ) Dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm, gồm các nội dung chủ yếu sau đây: Vị trí pháp lý, nhiệm vụ, quyền hạn của trung tâm; tổ chức, bộ máy của trung tâm; tổ chức hoạt động giáo dục trong trung tâm; nhiệm vụ và quyền của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động và người học; tài chính và tài sản của trung tâm; các vấn đề khác liên quan đến tổ chức và hoạt động của trung tâm.

3. Trình tự thực hiện:

a) Thành lập trung tâm công lập:

Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định;

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc thành lập trung tâm.

b) Cho phép thành lập trung tâm tư thục:

Tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Sở Giáo dục và Đào tạo;

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ thì Sở Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa cho tổ chức, cá nhân đề nghị cho phép thành lập trung tâm. Nếu hồ sơ hợp lệ, Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế các điều kiện cho phép thành lập trung tâm trong thời hạn 15 ngày; lập báo cáo thẩm định để đánh giá tình hình đáp ứng các quy định tại Điều 32 Nghị định này;

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có báo cáo thẩm định, nếu đủ điều kiện thì Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép thành lập trung tâm; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị cho phép thành lập trung tâm và nêu rõ lý do;

c) Trường hợp thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, Sở Giáo dục và Đào tạo lấy ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước khi trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định thành lập trung tâm công lập hoặc trước khi Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép thành lập trung tâm tư thục;

d) Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Điều 34. Đình chỉ hoạt động trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên

1. Trung tâm bị đình chỉ hoạt động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có hành vi gian lận để được thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm;

b) Không bảo đảm một trong các điều kiện quy định tại Điều 32 Nghị định này;

c) Không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn 01 năm kể từ ngày có quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm;

d) Vi phạm các quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ;

đ) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đình chỉ hoạt động đối với trung tâm công lập; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định đình chỉ hoạt động đối với trung tâm tư thục.

3. Trình tự thực hiện:

a) Khi phát hiện trung tâm vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này, Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra để đánh giá tình trạng thực tế của trung tâm, lập biên bản kiểm tra và thông báo cho trung tâm về hành vi vi phạm;

b) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông báo cho trung tâm về hành vi vi phạm, Sở Giáo dục và Đào tạo căn cứ mức độ vi phạm, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đình chỉ hoạt động đối với trung tâm công lập hoặc Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định đình chỉ hoạt động đối với trung tâm tư thục.

Trường hợp đình chỉ hoạt động trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, Sở Giáo dục và Đào tạo lấy ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước khi trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đình chỉ hoạt động trung tâm công lập hoặc trước khi Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định đình chỉ hoạt động trung tâm tư thục.

Quyết định đình chỉ hoạt động của trung tâm (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;

c) Trong thời hạn bị đình chỉ, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì trung tâm thông báo bằng văn bản kèm theo minh chứng cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của trung tâm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trung tâm hoạt động trở lại và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Điều 35. Sáp nhập, chia, tách trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên

1. Trung tâm được sáp nhập, chia, tách khi bảo đảm các yêu cầu sau đây:

a) Bảo đảm quyền, lợi ích của nhà giáo và người học;

b) Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục;

c) Trung tâm được hình thành sau khi sáp nhập, chia, tách phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 32 Nghị định này.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sáp nhập, chia, tách trung tâm công lập; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định sáp nhập, chia, tách trung tâm tư thục.

3. Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình đề nghị sáp nhập, chia, tách trung tâm (theo Mẫu số 04 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);

b) Đề án sáp nhập, chia, tách trung tâm (theo Mẫu số 05 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);

c) Ý kiến đồng thuận của nhà đầu tư đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp đối với việc sáp nhập, chia, tách trung tâm tư thục.

4. Trình tự thực hiện:

a) Sáp nhập, chia, tách trung tâm công lập:

Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng hồ sơ đề nghị sáp nhập, chia, tách trung tâm trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định;

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quyết định việc sáp nhập, chia, tách trung tâm.

b) Sáp nhập, chia, tách trung tâm tư thục:

Tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Sở Giáo dục và Đào tạo;

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ thì Sở Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa cho tổ chức, cá nhân đề nghị sáp nhập, chia, tách trung tâm. Nếu hồ sơ hợp lệ, Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế các điều kiện sáp nhập, chia, tách trung tâm tư thục, lập báo cáo thẩm định để đánh giá tình hình đáp ứng các quy định tại khoản 1 Điều này trong thời hạn 15 ngày;

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có báo cáo thẩm định, nếu đủ điều kiện thì Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định sáp nhập, chia, tách trung tâm; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị sáp nhập, chia, tách trung tâm và nêu rõ lý do;

c) Trường hợp sáp nhập, chia, tách trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, Sở Giáo dục và Đào tạo lấy ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước khi trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sáp nhập, chia, tách trung tâm công lập hoặc trước khi Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định sáp nhập, chia, tách trung tâm tư thục;

d) Quyết định sáp nhập, chia, tách trung tâm (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Điều 36. Giải thể trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên

1. Trung tâm bị giải thể khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Vi phạm nghiêm trọng quy định về quản lý, tổ chức và hoạt động của trung tâm;

b) Hết thời hạn đình chỉ hoạt động mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;

c) Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập trung tâm không còn phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội;

d) Không bảo đảm chất lượng giáo dục;

đ) Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trung tâm.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giải thể trung tâm công lập; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định giải thể trung tâm tư thục.

3. Hồ sơ:

a) Trung tâm bị giải thể theo quy định tại điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này, hồ sơ gồm:

Minh chứng về việc trung tâm vi phạm quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

Phương án xử lý về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính, tài sản, đất đai và các vấn đề khác có liên quan;

b) Trung tâm bị giải thể theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này, hồ sơ gồm:

Tờ trình đề nghị giải thể trung tâm (theo Mẫu số 06 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);

Đề án giải thể trung tâm (theo Mẫu số 07 Phụ lục I kèm theo Nghị định này).

4. Trình tự thực hiện:

a) Trung tâm bị giải thể theo quy định tại điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này:

Khi phát hiện trung tâm vi phạm các trường hợp quy định tại điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra, đánh giá tình trạng thực tế của trung tâm, lập biên bản kiểm tra và thông báo cho trung tâm biết;

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức kiểm tra, Sở Giáo dục và Đào tạo gửi hồ sơ quy định tại điểm a khoản 3 Điều này tới Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để xem xét, quyết định giải thể trung tâm công lập; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định giải thể trung tâm tư thục;

b) Trung tâm bị giải thể theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này:

Đối với trung tâm công lập: Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng hồ sơ theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều này trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Sở Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc giải thể trung tâm.

Đối với trung tâm tư thục: Tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại điểm b khoản 3 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Sở Giáo dục và Đào tạo.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ thì Sở Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa cho tổ chức, cá nhân đề nghị giải thể trung tâm. Nếu hồ sơ hợp lệ, Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thẩm định hồ sơ đề nghị giải thể trung tâm và lập báo cáo thẩm định trong thời hạn 15 ngày.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có báo cáo thẩm định, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định giải thể trung tâm; nếu chưa quyết định giải thể thì thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị giải thể và nêu rõ lý do;

c) Trường hợp giải thể trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, Sở Giáo dục và Đào tạo lấy ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước khi trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giải thể trung tâm công lập hoặc trước khi Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định giải thể trung tâm tư thục;

d) Quyết định giải thể trung tâm (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Mục 2. TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG

Điều 37. Điều kiện thành lập trung tâm học tập cộng đồng công lập hoặc cho phép thành lập trung tâm học tập cộng đồng tư thục

1. Có địa điểm, phòng học, phòng làm việc, thiết bị đáp ứng yêu cầu của các hoạt động giáo dục tại trung tâm.

2. Có chương trình giáo dục, kế hoạch học tập, tài liệu học tập phù hợp với các hoạt động giáo dục tại trung tâm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Có cán bộ quản lý, giáo viên đáp ứng yêu cầu của các hoạt động giáo dục tại trung tâm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 38. Thủ tục thành lập trung tâm học tập cộng đồng công lập hoặc cho phép thành lập trung tâm học tập cộng đồng tư thục

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập trung tâm học tập cộng đồng công lập; Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép thành lập trung tâm học tập cộng đồng tư thục.

2. Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm học tập cộng đồng (theo Mẫu số 01 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);

b) Bản sao văn bản pháp lý chứng minh về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc hợp đồng thuê địa điểm trung tâm;

c) Đối với trung tâm tư thục phải có văn bản pháp lý xác nhận về số tiền đầu tư thành lập trung tâm, bảo đảm tính hợp pháp, phù hợp với quy mô dự kiến tại thời điểm đề nghị thành lập trung tâm.

3. Trình tự thực hiện:

a) Ủy ban nhân dân cấp xã (nếu thành lập trung tâm công lập) gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Ủy ban nhân dân cấp huyện; tổ chức, cá nhân (nếu thành lập trung tâm tư thục) gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Phòng Giáo dục và Đào tạo;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ thì Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Phòng Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm; nếu hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế các điều kiện thành lập trung tâm, lập báo cáo thẩm định để đánh giá tình hình đáp ứng các quy định tại Điều 37 Nghị định này trong thời hạn 10 ngày;

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có báo cáo thẩm định, nếu đủ điều kiện thì Phòng Giáo dục và Đào tạo trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập trung tâm học tập cộng đồng công lập hoặc Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép thành lập trung tâm học tập cộng đồng tư thục; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trung tâm và nêu rõ lý do.

Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm học tập cộng đồng (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Điều 39. Đình chỉ hoạt động trung tâm học tập cộng đồng

1. Trung tâm học tập cộng đồng bị đình chỉ hoạt động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có hành vi gian lận để được thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm;

b) Không bảo đảm một trong các điều kiện quy định tại Điều 37 Nghị định này;

c) Không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn 01 năm kể từ ngày có quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm;

d) Vi phạm các quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ;

đ) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đình chỉ hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng công lập; Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định đình chỉ hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng tư thục.

3. Trình tự thực hiện:

a) Khi phát hiện trung tâm học tập cộng đồng vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra để đánh giá tình trạng thực tế của trung tâm, lập biên bản kiểm tra và thông báo cho trung tâm về hành vi vi phạm;

b) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày thông báo cho trung tâm về hành vi vi phạm, Phòng Giáo dục và Đào tạo căn cứ mức độ vi phạm, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đình chỉ hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng công lập hoặc Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định đình chỉ hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng tư thục.

Quyết định đình chỉ hoạt động trung tâm học tập cộng đồng (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;

c) Trong thời hạn bị đình chỉ, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì trung tâm thông báo bằng văn bản kèm theo minh chứng cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của trung tâm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trung tâm học tập cộng đồng hoạt động trở lại và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Điều 40. Sáp nhập, chia, tách trung tâm học tập cộng đồng

1. Trung tâm được sáp nhập, chia, tách khi bảo đảm các yêu cầu sau đây:

a) Bảo đảm quyền, lợi ích của nhà giáo và người học;

b) Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục;

c) Trung tâm mới được hình thành sau quá trình sáp nhập, chia, tách phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 37 Nghị định này.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định sáp nhập, chia, tách trung tâm học tập cộng đồng công lập; Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định sáp nhập, chia, tách trung tâm học tập cộng đồng tư thục.

3. Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình đề nghị sáp nhập, chia, tách trung tâm (theo Mẫu số 04 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);

b) Đề án sáp nhập, chia, tách trung tâm (theo Mẫu số 05 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);

c) Ý kiến đồng thuận của nhà đầu tư đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp đối với việc sáp nhập, chia, tách trung tâm tư thục.

4. Trình tự thực hiện:

a) Ủy ban nhân dân cấp xã (nếu sáp nhập, chia, tách trung tâm công lập) gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Ủy ban nhân dân cấp huyện; tổ chức, cá nhân (nếu sáp nhập, chia, tách trung tâm tư thục) gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Phòng Giáo dục và Đào tạo;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ thì Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Phòng Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị sáp nhập, chia, tách; nếu hồ sơ hợp lệ thì Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế các điều kiện sáp nhập, chia, tách trung tâm và lập báo cáo thẩm định để đánh giá tình hình đáp ứng các quy định tại khoản 1 Điều này trong thời hạn 10 ngày;

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có báo cáo thẩm định, nếu đủ điều kiện thì Phòng Giáo dục và Đào tạo trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định sáp nhập, chia, tách trung tâm học tập cộng đồng công lập hoặc Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định sáp nhập, chia, tách trung tâm học tập cộng đồng tư thục; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị sáp nhập, chia, tách và nêu rõ lý do.

Quyết định sáp nhập, chia, tách trung tâm học tập cộng đồng (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Điều 41. Giải thể trung tâm học tập cộng đồng

1. Trung tâm bị giải thể khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lý, tổ chức và hoạt động của trung tâm;

b) Hết thời hạn đình chỉ hoạt động mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;

c) Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập trung tâm không còn phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội;

d) Không bảo đảm chất lượng giáo dục;

đ) Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trung tâm.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giải thể trung tâm học tập cộng đồng công lập; Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định giải thể trung tâm học tập cộng đồng tư thục.

3. Hồ sơ:

a) Trung tâm giải thể theo quy định tại điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này, hồ sơ gồm:

Tờ trình đề nghị giải thể của Phòng Giáo dục và Đào tạo (theo Mẫu số 06 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);

Minh chứng về việc trung tâm vi phạm quy định tại điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

Phương án xử lý về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính, tài sản, đất đai và các vấn đề khác có liên quan;

b) Trung tâm giải thể theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này, hồ sơ gồm:

Tờ trình đề nghị giải thể của tổ chức, cá nhân (theo Mẫu số 06 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);

Đề án giải thể trung tâm (theo Mẫu số 07 Phụ lục I kèm theo Nghị định này).

4. Trình tự thực hiện:

a) Trung tâm bị giải thể theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này:

Khi phát hiện trung tâm vi phạm quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra để đánh giá tình hình hoạt động của trung tâm, lập biên bản kiểm tra và thông báo cho trung tâm biết;

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kiểm tra, Phòng Giáo dục và Đào tạo gửi hồ sơ quy định tại điểm a khoản 3 Điều này tới Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để xem xét, quyết định giải thể trung tâm công lập hoặc Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo để xem xét, quyết định giải thể trung tâm tư thục;

b) Trung tâm bị giải thể theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này:

Đối với trung tâm công lập: Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan xây dựng hồ sơ theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều này trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định việc giải thể trung tâm.

Đối với trung tâm tư thục: Tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại điểm b khoản 3 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Phòng Giáo dục và Đào tạo.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ thì Phòng Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho tổ chức, cá nhân; nếu hồ sơ hợp lệ thì Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định hồ sơ đề nghị giải thể trung tâm và lập báo cáo thẩm định trong thời hạn 15 ngày.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có báo cáo thẩm định, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định việc giải thể trung tâm học tập cộng đồng; nếu chưa quyết định giải thể thì thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị giải thể và nêu rõ lý do.

c) Quyết định giải thể trung tâm học tập cộng đồng (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Mục 3. TRUNG TÂM KHÁC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN

Điều 42. Trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên

1. Trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên là cơ sở giáo dục thường xuyên thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên theo quy định tại Điều 42 của Luật Giáo dục.

2. Trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên gồm: Trung tâm ngoại ngữ, tin học; trung tâm ngôn ngữ và văn hóa; trung tâm giáo dục kỹ năng sống; trung tâm bồi dưỡng kiến thức, văn hóa, nghệ thuật và các trung tâm khác thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực làm việc, cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng cần thiết trong cuộc sống đáp ứng nhu cầu người học.

Điều 43. Điều kiện thành lập trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên công lập hoặc cho phép thành lập trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên tư thục

1. Có địa điểm, cơ sở vật chất, phòng học, phòng chức năng, thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu của các chương trình giáo dục thường xuyên thực hiện tại trung tâm.

2. Có chương trình giáo dục, tài liệu giảng dạy và học tập đáp ứng yêu cầu của các chương trình giáo dục thường xuyên thực hiện tại trung tâm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và người lao động đủ về số lượng và đạt tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu của từng chương trình giáo dục thường xuyên thực hiện tại trung tâm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Có dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm.

Điều 44. Thủ tục thành lập trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên công lập hoặc cho phép thành lập trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên tư thục

1. Thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập:

a) Hội đồng đại học, học viện; hội đồng trường đại học, trường cao đẳng sư phạm quyết định thành lập trung tâm trong khuôn viên nhà trường;

b) Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập các trung tâm trực thuộc; cho phép thành lập các trung tâm trực thuộc đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng sư phạm nằm ngoài khuôn viên nhà trường; cho phép thành lập các trung tâm theo đề nghị của tổ chức, cá nhân.

2. Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm (theo Mẫu số 01 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);

b) Đề án thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm (theo Mẫu số 02 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);

c) Bản sao các văn bản pháp lý chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc hợp đồng thuê địa điểm trung tâm;

d) Đối với trung tâm trực thuộc đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng sư phạm nằm ngoài khuôn viên nhà trường và trung tâm do tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập phải có văn bản pháp lý xác nhận về số tiền đầu tư thành lập trung tâm, bảo đảm tính hợp pháp, phù hợp với quy mô dự kiến tại thời điểm đề nghị thành lập trung tâm;

đ) Dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm, gồm các nội dung chủ yếu sau đây: Vị trí pháp lý, nhiệm vụ, quyền hạn của trung tâm; tổ chức, bộ máy của trung tâm; tổ chức hoạt động giáo dục trong trung tâm; nhiệm vụ và quyền của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động và người học; tài chính và tài sản của trung tâm; các vấn đề khác liên quan đến tổ chức và hoạt động của trung tâm.

3. Trình tự thực hiện:

a) Nhà trường, tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Sở Giáo dục và Đào tạo;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ thì Sở Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa cho nhà trường, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trung tâm;

c) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế các điều kiện thành lập trung tâm; lập báo cáo thẩm định để đánh giá tình hình đáp ứng các quy định tại Điều 43 Nghị định này;

d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có báo cáo thẩm định, nếu đủ điều kiện thì Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho nhà trường, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trung tâm và nêu rõ lý do.

Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Điều 45. Đình chỉ hoạt động trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên

1. Trung tâm bị đình chỉ hoạt động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có hành vi gian lận để được thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm;

b) Trong quá trình hoạt động, không duy trì được một trong các điều kiện quy định tại Điều 43 Nghị định này;

c) Không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn 01 năm kể từ ngày có quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập;

d) Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ;

đ) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

2. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định đình chỉ hoạt động các trung tâm thuộc thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập quy định tại điểm b khoản 1 Điều 44 Nghị định này.

3. Trình tự thực hiện:

a) Khi phát hiện trung tâm vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra để đánh giá tình trạng thực tế của trung tâm, lập biên bản kiểm tra và thông báo cho trung tâm về hành vi vi phạm;

b) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông báo cho trung tâm về hành vi vi phạm, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định đình chỉ hoạt động của trung tâm.

Quyết định đình chỉ hoạt động trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;

c) Trong thời hạn bị đình chỉ, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì trung tâm thông báo bằng văn bản kèm theo minh chứng cho Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của trung tâm, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trung tâm hoạt động trở lại và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Điều 46. Sáp nhập, chia, tách trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên

1. Trung tâm được sáp nhập, chia, tách khi bảo đảm các yêu cầu sau đây:

a) Bảo đảm quyền, lợi ích của nhà giáo và người học;

b) Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục;

c) Trung tâm mới được hình thành sau quá trình sáp nhập, chia, tách phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 43 Nghị định này.

2. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định sáp nhập, chia, tách các trung tâm thuộc thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập quy định tại điểm b khoản 1 Điều 44 Nghị định này.

3. Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình đề nghị sáp nhập, chia, tách trung tâm (theo Mẫu số 04 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);

b) Đề án sáp nhập, chia, tách trung tâm (theo Mẫu số 05 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);

c) Ý kiến đồng thuận của nhà đầu tư đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp đối với việc sáp nhập, chia, tách trung tâm tư thục.

4. Trình tự thực hiện:

a) Nhà trường, tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Sở Giáo dục và Đào tạo;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ thì Sở Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa cho nhà trường, tổ chức, cá nhân đề nghị sáp nhập, chia, tách trung tâm. Nếu hồ sơ hợp lệ, Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế các điều kiện sáp nhập, chia, tách trung tâm, lập báo cáo thẩm định để đánh giá tình hình đáp ứng các quy định tại khoản 1 Điều này trong thời hạn 10 ngày;

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có báo cáo thẩm định, nếu đủ điều kiện thì Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định sáp nhập, chia, tách trung tâm; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho nhà trường, tổ chức, cá nhân đề nghị sáp nhập, chia, tách và nêu rõ lý do.

Quyết định sáp nhập, chia, tách trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Điều 47. Giải thể trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên

1. Trung tâm bị giải thể khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Vi phạm nghiêm trọng quy định về quản lý, tổ chức và hoạt động của trung tâm;

b) Hết thời hạn đình chỉ hoạt động giáo dục mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;

c) Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm không còn phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội;

d) Không bảo đảm chất lượng giáo dục;

đ) Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trung tâm.

2. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định giải thể các trung tâm thuộc thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập quy định tại điểm b khoản 1 Điều 44 của Nghị định này.

3. Hồ sơ:

a) Trung tâm giải thể theo quy định tại điểm a, b, c, d khoản 1 Điều này, hồ sơ gồm:

Minh chứng về việc trung tâm vi phạm quy định tại điểm a, b, c, d khoản 1 Điều này;

Phương án xử lý về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính, tài sản, đất đai và các vấn đề khác có liên quan.

b) Trung tâm giải thể theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này, hồ sơ gồm:

Tờ trình đề nghị giải thể của nhà trường, tổ chức, cá nhân (theo Mẫu số 06 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);

Đề án giải thể trung tâm (theo Mẫu số 07 Phụ lục I kèm theo Nghị định này).

4. Trình tự thực hiện:

a) Trung tâm bị giải thể theo quy định tại điểm a, b, c, d khoản 1 Điều này:

Khi phát hiện trung tâm vi phạm quy định tại điểm a, b, c, d khoản 1 Điều này, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra đánh giá tình trạng thực tế của trung tâm, lập biên bản kiểm tra và thông báo cho trung tâm về hành vi vi phạm;

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tổ chức kiểm tra, căn cứ kết quả kiểm tra, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định giải thể trung tâm.

b) Trung tâm bị giải thể theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này:

Nhà trường, tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại điểm b khoản 3 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Sở Giáo dục và Đào tạo;

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ thì Sở Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa cho nhà trường, tổ chức, cá nhân đề nghị giải thể trung tâm. Nếu hồ sơ hợp lệ, Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thẩm định hồ sơ đề nghị giải thể trung tâm và lập báo cáo thẩm định trong thời hạn 10 ngày;

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có báo cáo thẩm định, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định giải thể trung tâm; nếu chưa quyết định giải thể thì thông báo bằng văn bản cho nhà trường, tổ chức, cá nhân đề nghị giải thể và nêu rõ lý do.

c) Quyết định giải thể trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Mục 4. TRUNG TÂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC HÒA NHẬP

Điều 48. Điều kiện thành lập trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập công lập hoặc cho phép thành lập trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tư thục

1. Việc thành lập trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập công lập hoặc cho phép thành lập trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tư thục phải phù hợp với quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Có cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị và dịch vụ hỗ trợ phù hợp với đặc điểm người khuyết tật, gồm:

a) Trụ sở, phòng làm việc của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên;

b) Phòng học, phòng chức năng tương ứng để thực hiện các hoạt động của trung tâm;

c) Khu nhà ở cho học sinh đối với trung tâm có người khuyết tật nội trú;

d) Phương tiện, thiết bị, công cụ sử dụng để đánh giá, can thiệp, dạy học, hướng nghiệp, dạy nghề;

đ) Tài liệu chuyên môn, tài liệu hỗ trợ bảo đảm thực hiện các hoạt động của trung tâm.

3. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có trình độ chuyên môn phù hợp với các phương thức giáo dục người khuyết tật.

4. Nội dung chương trình giáo dục và tài liệu bồi dưỡng, tư vấn phù hợp với các phương thức giáo dục người khuyết tật.

5. Có dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm.

6. Trường hợp trung tâm tổ chức dạy học cho học sinh khuyết tật:

a) Có chương trình giáo dục và tài liệu dạy học phù hợp đối với học sinh khuyết tật theo quy định;

b) Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đủ số lượng, có phẩm chất, năng lực và trình độ đào tạo đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ giảng dạy cho học sinh khuyết tật.

Điều 49. Thủ tục thành lập trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập công lập hoặc cho phép thành lập trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tư thục

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập công lập; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép thành lập trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tư thục.

2. Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập (theo Mẫu số 01 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);

b) Đề án thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập (theo Mẫu số 02 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);

c) Bản sao các văn bản pháp lý chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc hợp đồng thuê địa điểm trung tâm;

d) Đối với trung tâm tư thục phải có văn bản pháp lý xác nhận về số tiền đầu tư thành lập trung tâm, bảo đảm tính hợp pháp, phù hợp với quy mô dự kiến tại thời điểm đề nghị thành lập trung tâm;

đ) Dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm, gồm các nội dung chủ yếu sau đây: Vị trí pháp lý, nhiệm vụ, quyền hạn của trung tâm; tổ chức, bộ máy của trung tâm; tổ chức hoạt động giáo dục trong trung tâm; nhiệm vụ và quyền của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động và người học; tài chính và tài sản của trung tâm; các vấn đề khác liên quan đến tổ chức và hoạt động của trung tâm.

3. Trình tự thực hiện:

a) Thành lập trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập công lập:

Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Nội vụ và các cơ quan chuyên môn xây dựng hồ sơ đề nghị thành lập trung tâm trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định;

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập trung tâm;

b) Cho phép thành lập trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tư thục:

Tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Sở Giáo dục và Đào tạo;

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ thì Sở Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập; nếu hồ sơ hợp lệ thì Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định các điều kiện thành lập trung tâm;

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế các điều kiện thành lập trung tâm; lập báo cáo thẩm định để đánh giá tình hình đáp ứng các quy định tại Điều 48 Nghị định này;

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có báo cáo thẩm định, nếu đủ điều kiện thì Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép thành lập trung tâm; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trung tâm và nêu rõ lý do;

c) Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Điều 50. Đình chỉ hoạt động trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập

1. Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập bị đình chỉ hoạt động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có hành vi gian lận để được thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm;

b) Trong quá trình hoạt động không duy trì được một trong các điều kiện quy định tại Điều 48 Nghị định này;

c) Không triển khai hoạt động trong thời hạn 01 năm kể từ ngày có quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm;

d) Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ bị đình chỉ;

đ) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đình chỉ hoạt động trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập công lập; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định đình chỉ hoạt động trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tư thục.

3. Trình tự thực hiện:

a) Khi phát hiện trung tâm vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra để đánh giá tình trạng thực tế của trung tâm, lập biên bản kiểm tra và thông báo cho trung tâm về hành vi vi phạm;

b) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông báo cho trung tâm về hành vi vi phạm, Sở Giáo dục và Đào tạo căn cứ mức độ vi phạm, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đình chỉ hoạt động đối với trung tâm công lập hoặc Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định đình chỉ hoạt động đối với trung tâm tư thục.

Quyết định đình chỉ hoạt động trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;

c) Trong thời hạn bị đình chỉ, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì trung tâm thông báo bằng văn bản kèm theo minh chứng cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của trung tâm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trung tâm hoạt động trở lại và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Điều 51. Sáp nhập, chia, tách trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập

1. Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập được sáp nhập, chia, tách khi bảo đảm các yêu cầu sau đây:

a) Bảo đảm quyền, lợi ích của nhà giáo và người học;

b) Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục;

c) Trung tâm được hình thành sau khi sáp nhập, chia, tách phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 48 Nghị định này.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sáp nhập, chia, tách trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập công lập; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định sáp nhập, chia, tách trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tư thục.

3. Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình đề nghị sáp nhập, chia, tách trung tâm (theo Mẫu số 04 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);

b) Đề án sáp nhập, chia, tách trung tâm (theo Mẫu số 05 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);

c) Ý kiến đồng thuận của nhà đầu tư đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp đối với việc sáp nhập, chia, tách trung tâm tư thục.

4. Trình tự thực hiện:

a) Sáp nhập, chia, tách trung tâm công lập:

Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng hồ sơ đề nghị sáp nhập, chia, tách trung tâm trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định;

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc sáp nhập, chia, tách trung tâm;

b) Sáp nhập, chia, tách trung tâm tư thục:

Tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Sở Giáo dục và Đào tạo;

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ thì Sở Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa cho tổ chức, cá nhân đề nghị sáp nhập, chia, tách trung tâm. Nếu hồ sơ hợp lệ, Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế các điều kiện sáp nhập, chia, tách trung tâm tư thục, lập báo cáo thẩm định để đánh giá tình hình đáp ứng các quy định tại khoản 1 Điều này trong thời hạn 15 ngày;

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có báo cáo thẩm định, nếu đủ điều kiện thì Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định sáp nhập, chia, tách trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị sáp nhập, chia, tách và nêu rõ lý do.

Quyết định sáp nhập, chia, tách trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Điều 52. Giải thể trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập

1. Trung tâm bị giải thể khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Vi phạm nghiêm trọng quy định về quản lý, tổ chức và hoạt động của trung tâm;

b) Hết thời hạn đình chỉ hoạt động mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;

c) Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập trung tâm không còn phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội;

d) Không bảo đảm chất lượng giáo dục;

đ) Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trung tâm.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giải thể trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập công lập; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định giải thể trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tư thục.

3. Hồ sơ:

a) Trung tâm giải thể theo quy định tại điểm a, b, c, d khoản 1 Điều này, hồ sơ gồm:

Minh chứng về việc trung tâm vi phạm quy định tại điểm a, b, c, d khoản 1 Điều này;

Phương án xử lý về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính, tài sản, đất đai và các vấn đề khác có liên quan;

b) Trung tâm giải thể theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này, hồ sơ gồm:

Tờ trình đề nghị giải thể trung tâm (theo Mẫu số 06 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);

Đề án giải thể trung tâm (theo Mẫu số 07 Phụ lục I kèm theo Nghị định này).

4. Trình tự thực hiện:

a. Trung tâm bị giải thể theo quy định tại điểm a, b, c, d khoản 1 Điều này:

Khi phát hiện trung tâm vi phạm quy định tại điểm a, b, c, d khoản 1 Điều này, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra đánh giá tình trạng thực tế của trung tâm, lập biên bản kiểm tra và thông báo cho trung tâm biết về hành vi vi phạm;

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức kiểm tra, Sở Giáo dục và Đào tạo gửi hồ sơ quy định tại điểm a khoản 3 Điều này tới Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để xem xét, quyết định giải thể trung tâm công lập hoặc Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo để xem xét, quyết định giải thể trung tâm tư thục;

b) Trung tâm bị giải thể theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này:

Đối với trung tâm công lập: Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng hồ sơ theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều này trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Sở Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc giải thể trung tâm.

Đối với trung tâm tư thục: Tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại điểm b khoản 3 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Sở Giáo dục và Đào tạo.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ thì Sở Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa cho tổ chức, cá nhân đề nghị giải thể trung tâm. Nếu hồ sơ hợp lệ, Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thẩm định hồ sơ đề nghị giải thể trung tâm, lập báo cáo thẩm định trong thời hạn 15 ngày.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có báo cáo thẩm định, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định giải thể trung tâm; nếu chưa quyết định giải thể thì thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị giải thể và nêu rõ lý do;

c) Quyết định giải thể trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Chương V

TRƯỜNG CHUYÊN BIỆT

Mục 1. TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ

Điều 53. Điều kiện thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú

1. Có đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch tỉnh và các quy hoạch có liên quan của địa phương nơi trường đặt trụ sở.

2. Đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy; nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường.

Điều 54. Thủ tục thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú.

2. Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình đề nghị thành lập trường (theo Mẫu số 01 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);

b) Đề án thành lập trường (theo Mẫu số 02 Phụ lục I kèm theo Nghị định này).

3. Trình tự thực hiện:

a) Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng đề án thành lập trường; lập hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định;

b) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét các điều kiện thành lập trường tại hồ sơ; nếu đủ điều kiện thì quyết định thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho các cơ quan có liên quan và nêu rõ lý do.

Quyết định thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Điều 55. Điều kiện cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú hoạt động giáo dục

Trường phổ thông dân tộc nội trú được cho phép hoạt động giáo dục khi đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 27 Nghị định này và các điều kiện sau đây:

1. Có khu nội trú có diện tích sử dụng tối thiểu 06 m2/học sinh.

2. Có phòng ở nội trú, nhà bếp, nhà ăn cho học sinh và các trang thiết bị kèm theo; nhà công vụ cho giáo viên.

3. Có nhà sinh hoạt, giáo dục văn hóa dân tộc với các thiết bị kèm theo.

4. Có phòng học và thiết bị giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông, nghề truyền thống của các dân tộc phù hợp với địa phương.

Điều 56. Thủ tục cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú hoạt động giáo dục

1. Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở hoạt động giáo dục; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú có cấp học cao nhất là trung học phổ thông hoạt động giáo dục.

2. Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động giáo dục (theo Mẫu số 03 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);

b) Bản sao các văn bản pháp lý chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc hợp đồng thuê địa điểm trường với thời hạn tối thiểu 05 năm;

c) Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường, gồm các nội dung chủ yếu sau đây: Vị trí pháp lý, nhiệm vụ, quyền hạn của nhà trường; tổ chức và quản lý nhà trường; tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường; nhiệm vụ và quyền của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động và học sinh; tài chính và tài sản của nhà trường; các vấn đề khác liên quan đến tổ chức và hoạt động của nhà trường.

3. Trình tự thực hiện:

a) Nhà trường gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Phòng Giáo dục và Đào tạo (nếu là trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở) hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo (nếu là trường phổ thông dân tộc nội trú có cấp học cao nhất là trung học phổ thông);

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho nhà trường trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ; hoặc thông báo kế hoạch thẩm định thực tế tại trường trong trường hợp hồ sơ hợp lệ;

c) Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các đơn vị chuyên môn có liên quan tổ chức thẩm định thực tế điều kiện hoạt động giáo dục của trường phổ thông dân tộc nội trú; lập báo cáo thẩm định để đánh giá tình hình đáp ứng các quy định tại Điều 55 Nghị định này;

d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có báo cáo thẩm định, nếu đủ điều kiện thì Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú hoạt động giáo dục; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho trường và nêu rõ lý do.

Quyết định cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú hoạt động giáo dục (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Điều 57. Đình chỉ hoạt động giáo dục, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường phổ thông dân tộc nội trú

1. Đình chỉ hoạt động giáo dục trường phổ thông dân tộc nội trú:

a) Trường phổ thông dân tộc nội trú bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định này;

b) Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục trường phổ thông dân tộc nội trú có cấp học cao nhất là trung học phổ thông;

c) Trình tự thực hiện:

Khi phát hiện trường phổ thông dân tộc nội trú vi phạm quy định tại điểm a khoản này, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra để đánh giá tình trạng thực tế của trường, lập biên bản kiểm tra và thông báo cho nhà trường về hành vi vi phạm.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông báo cho nhà trường về hành vi vi phạm, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo căn cứ mức độ vi phạm, quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục của trường và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục trường phổ thông dân tộc nội trú (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Trong thời hạn bị đình chỉ, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì nhà trường thông báo bằng văn bản kèm theo minh chứng cho Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của nhà trường, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú hoạt động giáo dục trở lại và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Trường hợp bị đình chỉ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 29 Nghị định này, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định đình chỉ, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo rà soát điều kiện hoạt động giáo dục của trường phổ thông dân tộc nội trú, nếu đáp ứng quy định tại Điều 55 Nghị định này thì quyết định cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú hoạt động giáo dục trở lại và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

2. Sáp nhập, chia, tách trường phổ thông dân tộc nội trú:

a) Trường phổ thông dân tộc nội trú được sáp nhập, chia, tách khi bảo đảm các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật Giáo dục;

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sáp nhập, chia, tách trường phổ thông dân tộc nội trú;

c) Hồ sơ đề nghị sáp nhập, chia, tách trường phổ thông dân tộc nội trú thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 30 Nghị định này;

d) Trình tự thực hiện:

Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng đề án sáp nhập, chia, tách trường phổ thông dân tộc nội trú; lập hồ sơ theo quy định tại điểm c khoản này trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét các điều kiện sáp nhập, chia, tách trường; nếu đủ điều kiện thì quyết định sáp nhập, chia, tách trường phổ thông dân tộc nội trú; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho các cơ quan có liên quan và nêu rõ lý do.

Quyết định sáp nhập, chia, tách trường phổ thông dân tộc nội trú (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sáp nhập, chia, tách trường, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú được thành lập sau khi sáp nhập, chia, tách hoạt động giáo dục.

3. Giải thể trường phổ thông dân tộc nội trú:

a) Trường phổ thông dân tộc nội trú bị giải thể khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục;

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giải thể trường phổ thông dân tộc nội trú;

c) Hồ sơ:

Trường phổ thông dân tộc nội trú bị giải thể theo quy định tại điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục, hồ sơ gồm: Tờ trình đề nghị giải thể của Sở Giáo dục và Đào tạo (theo Mẫu số 06 Phụ lục I kèm theo Nghị định này); minh chứng về việc trường phổ thông dân tộc nội trú vi phạm quy định tại điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục; phương án xử lý về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính, tài sản, đất đai và các vấn đề khác có liên quan.

Trường phổ thông dân tộc nội trú bị giải thể theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục, hồ sơ gồm: Tờ trình đề nghị giải thể của Sở Giáo dục và Đào tạo (theo Mẫu số 06 Phụ lục I kèm theo Nghị định này); đề án giải thể trường phổ thông dân tộc nội trú (theo Mẫu số 07 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);

d) Trình tự thực hiện:

Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan lập hồ sơ theo quy định tại điểm c khoản này trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.

Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định giải thể trường phổ thông dân tộc nội trú.

Quyết định giải thể trường phổ thông dân tộc nội trú (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Mục 2. TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ

Điều 58. Điều kiện thành lập trường phổ thông dân tộc bán trú

1. Có đề án phù hợp với quy hoạch tỉnh và các quy hoạch có liên quan của địa phương nơi trường đặt trụ sở.

2. Đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng xây dựng và phát triển trường. Trong phương hướng xây dựng và phát triển trường cần bảo đảm ổn định tỷ lệ học sinh là người dân tộc thiểu số và tỷ lệ học sinh bán trú theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 59. Thủ tục thành lập trường phổ thông dân tộc bán trú

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập trường phổ thông dân tộc bán trú.

2. Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình đề nghị thành lập trường (theo Mẫu số 01 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);

b) Đề án thành lập trường (theo Mẫu số 02 Phụ lục I kèm theo Nghị định này).

3. Trình tự thực hiện:

a) Ủy ban nhân dân cấp xã (đối với trường phổ thông dân tộc bán trú thành lập mới); nhà trường (đối với trường phổ thông dân tộc bán trú được thành lập trên cơ sở trường phổ thông) gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Ủy ban nhân dân cấp huyện;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ thì Ủy ban nhân dân cấp huyện thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa cho cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập trường; nếu hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định các điều kiện thành lập trường phổ thông dân tộc bán trú;

c) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan ở cấp huyện tổ chức thẩm định hồ sơ; lập báo cáo thẩm định để đánh giá tình hình đáp ứng các quy định tại Điều 58 Nghị định này; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định;

d) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của Phòng Giáo dục và Đào tạo, nếu đủ điều kiện thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập trường; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho Phòng Giáo dục và Đào tạo, cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập trường và nêu rõ lý do.

Quyết định thành lập trường phổ thông dân tộc bán trú (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Điều 60. Điều kiện cho phép trường phổ thông dân tộc bán trú hoạt động giáo dục

Trường phổ thông dân tộc bán trú được cho phép hoạt động giáo dục khi đáp ứng các điều kiện tương ứng với từng cấp học theo quy định tại Điều 17, Điều 27 Nghị định này và các điều kiện sau đây:

1. Có các công trình phục vụ cho quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng học sinh bán trú: Phòng trực nội trú, nhà ở nội trú; nhà bếp, nhà ăn, nhà tắm; công trình vệ sinh, nước sạch và các trang thiết bị kèm theo công trình.

2. Có các dụng cụ, thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí cho học sinh bán trú.

Điều 61. Thủ tục cho phép trường phổ thông dân tộc bán trú hoạt động giáo dục

1. Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường phổ thông dân tộc bán trú hoạt động giáo dục.

2. Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động giáo dục (theo Mẫu số 03 Phụ lục 1 kèm theo Nghị định này);

b) Bản sao các văn bản pháp lý chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc hợp đồng thuê địa điểm trường với thời hạn tối thiểu 05 năm;

c) Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường, gồm các nội dung chủ yếu sau đây: Vị trí pháp lý, nhiệm vụ, quyền hạn của nhà trường; tổ chức và quản lý nhà trường; tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường; nhiệm vụ và quyền của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động và học sinh; tài chính và tài sản của nhà trường; các vấn đề khác liên quan đến tổ chức và hoạt động của nhà trường.

3. Trình tự thực hiện:

a) Nhà trường gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Phòng Giáo dục và Đào tạo;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Phòng Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho nhà trường trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ; hoặc thông báo kế hoạch thẩm định thực tế tại trường trong trường hợp hồ sơ hợp lệ;

c) Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các đơn vị chuyên môn có liên quan tổ chức thẩm định thực tế điều kiện hoạt động giáo dục của trường phổ thông dân tộc bán trú; lập báo cáo thẩm định để đánh giá tình hình đáp ứng các quy định tại Điều 60 Nghị định này;

d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có báo cáo thẩm định, nếu đủ điều kiện thì Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường phổ thông dân tộc bán trú hoạt động giáo dục; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho trường và nêu rõ lý do.

Quyết định cho phép trường phổ thông dân tộc bán trú hoạt động giáo dục (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Điều 62. Đình chỉ hoạt động giáo dục, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường phổ thông dân tộc bán trú

1. Đình chỉ hoạt động giáo dục trường phổ thông dân tộc bán trú:

a) Trường phổ thông dân tộc bán trú bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định này (đối với trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học) hoặc khoản 1 Điều 29 Nghị định này (đối với trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở, trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở);

b) Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục của trường phổ thông dân tộc bán trú;

c) Trình tự thực hiện:

Khi phát hiện trường phổ thông dân tộc bán trú vi phạm quy định tại điểm a khoản này, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra để đánh giá tình trạng thực tế của trường, lập biên bản kiểm tra và thông báo cho nhà trường về hành vi vi phạm.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông báo cho nhà trường về hành vi vi phạm, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo căn cứ mức độ vi phạm, quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục của trường và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục trường phổ thông dân tộc bán trú (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Trong thời hạn bị đình chỉ, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì nhà trường thông báo bằng văn bản kèm theo minh chứng cho Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của nhà trường, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường phổ thông dân tộc bán trú hoạt động giáo dục trở lại và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Trường hợp bị đình chỉ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 19 hoặc điểm b khoản 1 Điều 29 Nghị định này, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định đình chỉ, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo rà soát điều kiện hoạt động giáo dục của trường phổ thông dân tộc bán trú, nếu đáp ứng quy định tại Điều 60 Nghị định này thì quyết định cho phép trường phổ thông dân tộc bán trú hoạt động giáo dục trở lại và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

2. Sáp nhập, chia, tách trường phổ thông dân tộc bán trú:

a) Trường phổ thông dân tộc bán trú được sáp nhập, chia, tách khi bảo đảm các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật Giáo dục;

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định sáp nhập, chia, tách trường phổ thông dân tộc bán trú;

c) Hồ sơ gồm:

Tờ trình đề nghị sáp nhập, chia, tách trường phổ thông dân tộc bán trú (theo Mẫu số 04 Phụ lục I kèm theo Nghị định này).

Đề án sáp nhập, chia, tách trường phổ thông dân tộc bán trú (theo Mẫu số 05 Phụ lục I kèm theo Nghị định này).

d) Trình tự thực hiện:

Ủy ban nhân dân cấp xã gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại điểm c khoản này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ thì Ủy ban nhân dân cấp huyện thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa cho cơ quan đề nghị sáp nhập, chia, tách trường; nếu hồ sơ hợp lệ thì Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định các điều kiện sáp nhập, chia, tách.

Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan ở cấp huyện tổ chức thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế các điều kiện sáp nhập, chia, tách trường, lập báo cáo thẩm định để đánh giá tình hình đáp ứng các quy định tại điểm a khoản này, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của Phòng Giáo dục và Đào tạo; nếu đủ điều kiện thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định sáp nhập, chia, tách trường phổ thông dân tộc bán trú; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho các cơ quan có liên quan và nêu rõ lý do.

Quyết định sáp nhập, chia, tách trường phổ thông dân tộc bán trú (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định sáp nhập, chia, tách trường, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường phổ thông dân tộc bán trú được thành lập sau khi sáp nhập, chia, tách hoạt động giáo dục.

3. Giải thể trường phổ thông dân tộc bán trú:

a) Trường phổ thông dân tộc bán trú bị giải thể khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục;

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giải thể trường phổ thông dân tộc bán trú;

c) Hồ sơ:

Trường phổ thông dân tộc bán trú bị giải thể theo quy định tại điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục, hồ sơ gồm: Tờ trình đề nghị giải thể của Phòng Giáo dục và Đào tạo (theo Mẫu số 06 Phụ lục I kèm theo Nghị định này); minh chứng về việc trường phổ thông dân tộc bán trú vi phạm quy định tại điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục; phương án xử lý về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính, tài sản, đất đai và các vấn đề khác có liên quan.

Trường phổ thông dân tộc bán trú bị giải thể theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục, hồ sơ gồm: Tờ trình đề nghị giải thể của Ủy ban nhân cấp xã (theo Mẫu số 06 Phụ lục I kèm theo Nghị định này); đề án giải thể trường phổ thông dân tộc bán trú (theo Mẫu số 07 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);

d) Trình tự thực hiện:

Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại điểm c khoản này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định giải thể trường phổ thông dân tộc bán trú.

Quyết định giải thể trường phổ thông dân tộc bán trú (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Mục 3. TRƯỜNG DỰ BỊ ĐẠI HỌC

Điều 63. Điều kiện thành lập trường dự bị đại học

1. Có đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch tỉnh và các quy hoạch có liên quan của địa phương nơi trường đặt trụ sở.

2. Đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường.

Điều 64. Thủ tục thành lập trường dự bị đại học

1. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập trường dự bị đại học.

2. Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình đề nghị thành lập trường dự bị đại học của cơ quan quản lý có thẩm quyền (theo Mẫu số 01 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);

b) Đề án thành lập trường (theo Mẫu số 02 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);

c) Văn bản chấp thuận giao đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính (trong đó xác định rõ địa chỉ, diện tích, mốc giới của khu đất).

3. Trình tự thực hiện:

a) Cơ quan đề nghị thành lập trường gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Bộ Giáo dục và Đào tạo;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ thì Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho cơ quan đề nghị thành lập; nếu hồ sơ hợp lệ thì Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định điều kiện thành lập trường, lập báo cáo thẩm định để đánh giá tình hình đáp ứng các quy định tại Điều 63 Nghị định này;

c) Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày có báo cáo thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập trường dự bị đại học.

Quyết định thành lập trường dự bị đại học (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Điều 65. Điều kiện cho phép trường dự bị đại học hoạt động giáo dục

1. Cơ sở vật chất, thiết bị:

a) Đáp ứng điều kiện đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị như đối với trường trung học phổ thông theo quy định tại Điều 27 Nghị định này;

b) Có nhà sinh hoạt, giáo dục văn hóa dân tộc với các thiết bị kèm theo.

2. Có kế hoạch dạy học, tài liệu giảng dạy, học tập phù hợp với chương trình bồi dưỡng dự bị đại học theo quy định.

3. Có đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đủ về số lượng và đạt tiêu chuẩn theo quy định bảo đảm thực hiện chương trình bồi dưỡng dự bị đại học.

4. Có đủ nguồn lực tài chính do cơ quan quản lý có thẩm quyền chịu trách nhiệm bảo đảm nhằm duy trì hoạt động và đáp ứng các yêu cầu của chương trình bồi dưỡng dự bị đại học.

5. Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.

Điều 66. Thủ tục cho phép trường dự bị đại học hoạt động giáo dục

1. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường dự bị đại học hoạt động giáo dục.

2. Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động giáo dục (theo Mẫu số 03 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);

b) Bản sao các văn bản pháp lý chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc hợp đồng thuê địa điểm trường;

c) Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường, gồm các nội dung chủ yếu sau đây: Vị trí pháp lý, nhiệm vụ, quyền hạn của nhà trường; tổ chức và quản lý nhà trường; tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường; nhiệm vụ và quyền của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động và học sinh; tài chính và tài sản của nhà trường; các vấn đề khác liên quan đến tổ chức và hoạt động của nhà trường.

3. Trình tự thực hiện:

a) Trường dự bị đại học gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Bộ Giáo dục và Đào tạo;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ thì Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho trường; nếu hồ sơ hợp lệ thì tổ chức thẩm định thực tế điều kiện cho phép trường hoạt động giáo dục và lập báo cáo thẩm định để đánh giá tình hình đáp ứng các quy định tại Điều 65 Nghị định này trong thời hạn 15 ngày;

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có báo cáo thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường dự bị đại học hoạt động giáo dục.

Quyết định cho phép trường dự bị đại học hoạt động giáo dục (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Điều 67. Đình chỉ hoạt động giáo dục trường dự bị đại học

1. Trường dự bị đại học bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có hành vi gian lận để được cho phép hoạt động giáo dục;

b) Người cho phép hoạt động giáo dục không đúng thẩm quyền;

c) Không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày được cho phép hoạt động giáo dục;

d) Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ hoạt động giáo dục;

đ) Các trường hợp vi phạm khác theo quy định của pháp luật.

2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục trường dự bị đại học.

3. Trình tự thực hiện:

a) Khi phát hiện trường dự bị đại học vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra để đánh giá tình trạng thực tế của trường, lập biên bản kiểm tra, thông báo cho nhà trường và cơ quan quản lý có thẩm quyền của nhà trường về hành vi vi phạm;

b) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông báo cho nhà trường và cơ quan quản lý có thẩm quyền của nhà trường về hành vi vi phạm, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo căn cứ mức độ vi phạm quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục của trường dự bị đại học.

Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục trường dự bị đại học (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;

c) Trong thời hạn bị đình chỉ, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì nhà trường thông báo bằng văn bản kèm theo minh chứng cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của nhà trường, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định cho phép trường dự bị đại học hoạt động giáo dục trở lại và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;

d) Trường hợp bị đình chỉ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định đình chỉ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát điều kiện hoạt động giáo dục của trường dự bị đại học, nếu đáp ứng quy định tại Điều 65 Nghị định này thì quyết định cho phép trường dự bị đại học hoạt động giáo dục trở lại và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Điều 68. Sáp nhập, chia, tách trường dự bị đại học

1. Trường dự bị đại học được sáp nhập, chia, tách khi bảo đảm các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật Giáo dục.

2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định sáp nhập, chia, tách trường dự bị đại học.

3. Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình đề nghị sáp nhập, chia, tách trường dự bị đại học (theo Mẫu số 04 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);

b) Đề án sáp nhập, chia, tách trường dự bị đại học (theo Mẫu số 05 Phụ lục I kèm theo Nghị định này).

4. Trình tự thực hiện:

a) Cơ quan quản lý có thẩm quyền của trường dự bị đại học gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Bộ Giáo dục và Đào tạo;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ thì Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho cơ quan đề nghị, nếu hồ sơ hợp lệ thì tổ chức thẩm định các điều kiện sáp nhập, chia, tách trường;

c) Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế các điều kiện sáp nhập, chia, tách trường, lập báo cáo thẩm định để đánh giá tình hình đáp ứng các quy định tại khoản 1 Điều này;

d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có báo cáo thẩm định, nếu đủ điều kiện thì Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định việc sáp nhập, chia, tách trường dự bị đại học; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho cơ quan đề nghị sáp nhập, chia, tách và nêu rõ lý do.

Quyết định sáp nhập, chia, tách trường dự bị đại học (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;

đ) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày quyết định sáp nhập, chia, tách trường, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường dự bị đại học được thành lập sau khi sáp nhập, chia, tách hoạt động giáo dục.

Điều 69. Giải thể trường dự bị đại học

1. Trường dự bị đại học bị giải thể khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 51 Luật Giáo dục.

2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định giải thể trường dự bị đại học.

3. Hồ sơ:

a) Trường dự bị đại học bị giải thể theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục, hồ sơ gồm:

Minh chứng về việc trường dự bị đại học vi phạm quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục;

Phương án xử lý về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính, tài sản, đất đai và các vấn đề khác có liên quan;

b) Trường dự bị đại học giải thể theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục, hồ sơ gồm:

Tờ trình đề nghị giải thể của cơ quan quản lý có thẩm quyền của trường dự bị đại học (theo Mẫu số 06 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);

Đề án giải thể trường dự bị đại học (theo Mẫu số 07 Phụ lục I kèm theo Nghị định này).

4. Trình tự thực hiện:

a) Trường dự bị đại học bị giải thể theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục:

Trường hợp phát hiện nhà trường vi phạm quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục, trong thời hạn 20 ngày, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiến hành xác minh hành vi vi phạm của nhà trường, lập hồ sơ giải thể trong đó nêu rõ lý do giải thể, thông báo cho nhà trường và cơ quan quản lý có thẩm quyền của nhà trường.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có kết quả xác minh hành vi vi phạm của nhà trường, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định việc giải thể trường;

b) Trường dự bị đại học bị giải thể theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục:

Cơ quan quản lý có thẩm quyền của trường gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại điểm b khoản 3 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị giải thể trường dự bị đại học, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định việc giải thể trường; nếu chưa quyết định giải thể thì thông báo bằng văn bản cho cơ quan đề nghị giải thể trường và nêu rõ lý do;

c) Quyết định giải thể trường dự bị đại học (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Mục 4. TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN

Điều 70. Điều kiện thành lập trường trung học phổ thông chuyên công lập hoặc cho phép thành lập trường trung học phổ thông chuyên tư thục

1. Có đề án thành lập hoặc cho phép thành lập trường phù hợp với quy hoạch tỉnh và các quy hoạch có liên quan của địa phương nơi trường đặt trụ sở.

2. Đề án thành lập hoặc cho phép thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển trường nhằm đạt được mục tiêu, nhiệm vụ của trường chuyên.

Điều 71. Thủ tục thành lập trường trung học phổ thông chuyên công lập hoặc cho phép thành lập trường trung học phổ thông chuyên tư thục

1. Thẩm quyền thành lập:

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập trường trung học phổ thông chuyên công lập hoặc cho phép thành lập trường trung học phổ thông chuyên tư thục thuộc tỉnh theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo;

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở quyết định thành lập trường trung học phổ thông chuyên công lập hoặc cho phép thành lập trường trung học phổ thông chuyên tư thục thuộc cơ sở giáo dục đại học theo đề nghị của Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học.

2. Hồ sơ, trình tự thành lập hoặc cho phép thành lập trường trung học phổ thông chuyên được thực hiện như đối với trường trung học theo quy định tại Nghị định này.

Điều 72. Điều kiện cho phép trường trung học phổ thông chuyên hoạt động giáo dục

Trường trung học phổ thông chuyên được cho phép hoạt động giáo dục khi đáp ứng các điều kiện hoạt động như đối với trường trung học phổ thông quy định tại Điều 27 Nghị định này và các điều kiện sau đây:

1. Có chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định đối với trường chuyên.

2. Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đáp ứng các tiêu chuẩn, nhiệm vụ theo quy định đối với trường chuyên.

Điều 73. Thủ tục cho phép trường trung học phổ thông chuyên hoạt động giáo dục

1. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo nơi đặt trụ sở trường trung học phổ thông chuyên quyết định cho phép trường được hoạt động giáo dục.

2. Hồ sơ, trình tự cho phép trường trung học phổ thông chuyên hoạt động giáo dục thực hiện như đối với trường trung học phổ thông theo quy định tại Điều 28 Nghị định này.

Điều 74. Đình chỉ hoạt động giáo dục; sáp nhập, chia, tách, giải thể trường trung học phổ thông chuyên

1. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo nơi đặt trụ sở trường trung học phổ thông chuyên quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục của trường.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sáp nhập, chia, tách, giải thể trường trung học phổ thông chuyên.

3. Việc đình chỉ hoạt động giáo dục; sáp nhập, chia, tách, giải thể trường trung học phổ thông chuyên được thực hiện như đối với trường trung học phổ thông theo quy định tại các Điều 29, Điều 30 và Điều 31 Nghị định này.

Mục 5. TRƯỜNG NĂNG KHIẾU NGHỆ THUẬT, THỂ DỤC, THỂ THAO

Điều 75. Điều kiện thành lập trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao công lập hoặc cho phép thành lập trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao tư thục

1. Có đề án thành lập hoặc cho phép thành lập trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao phù hợp với quy hoạch tỉnh và các quy hoạch có liên quan của địa phương nơi trường đặt trụ sở.

2. Đề án thành lập hoặc cho phép thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển trường nhằm đạt được mục tiêu, nhiệm vụ của trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao.

Điều 76. Thủ tục thành lập trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao công lập hoặc cho phép thành lập trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao tư thục

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao đặt trên địa bàn tỉnh.

2. Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường (theo Mẫu số 01 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);

b) Đề án thành lập hoặc cho phép thành lập trường (theo Mẫu số 02 Phụ lục I kèm theo Nghị định này).

3. Trình tự thực hiện:

a) Sở Giáo dục và Đào tạo (nếu thành lập trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao công lập); bộ, ngành (nếu thành lập trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao thuộc bộ, ngành); tổ chức, cá nhân (nếu thành lập trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao tư thục) gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho cơ quan, tổ chức, cá nhân; nếu hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định các điều kiện thành lập trường;

c) Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định các điều kiện thành lập hoặc cho phép thành lập trường tại hồ sơ; lập báo cáo thẩm định để đánh giá tình hình đáp ứng các quy định tại Điều 75 Nghị định này;

d) Trong thời hạn 05 này làm việc, kể từ ngày có báo cáo thẩm định, nếu đủ điều kiện thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường và nêu rõ lý do.

Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Điều 77. Điều kiện cho phép trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao hoạt động giáo dục

Trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao được cho phép hoạt động giáo dục khi đáp ứng các điều kiện hoạt động giáo dục tương ứng với từng cấp học theo quy định tại Điều 17, Điều 27 Nghị định này và các điều kiện sau đây:

1. Có đội ngũ giáo viên, huấn luyện viên đủ trình độ để huấn luyện các môn nghệ thuật, thể dục, thể thao:

a) Huấn luyện viên của trường năng khiếu thể dục, thể thao phải có trình độ đại học chuyên ngành huấn luyện thể thao hoặc giáo dục thể chất trở lên, có chứng chỉ huấn luyện viên do cơ quan có thẩm quyền cấp, đủ điều kiện, tiêu chuẩn để giảng dạy, huấn luyện theo chuyên môn của từng môn thể thao;

b) Giáo viên huấn luyện môn nghệ thuật của trường năng khiếu nghệ thuật phải có trình độ đại học phù hợp với chuyên môn giảng dạy.

2. Có đội ngũ y bác sĩ hoặc cử nhân y sinh học thể dục, thể thao đủ trình độ để điều trị chấn thương, phục hồi sức khỏe cho học sinh.

3. Có đủ cơ sở vật chất, thiết bị phù hợp để tập luyện, thi đấu các môn năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao cho học sinh; có chỗ ở nội trú cho học sinh; có bếp ăn, nhà ăn; có phòng y tế đủ tiêu chuẩn cho việc điều trị, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh.

Điều 78. Thủ tục cho phép trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao hoạt động giáo dục

1. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao thuộc địa phương hoạt động giáo dục sau khi thống nhất bằng văn bản với Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (hoặc Sở Văn hóa và Thể thao). Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quyết định cho phép trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao thuộc bộ, ngành hoạt động giáo dục sau khi thống nhất bằng văn bản với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

2. Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động giáo dục (theo Mẫu số 03 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);

b) Bản sao các văn bản pháp lý chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc hợp đồng thuê địa điểm trường với thời hạn tối thiểu 05 năm;

c) Đối với trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao tư thục phải có văn bản pháp lý xác nhận về số tiền do nhà trường đang quản lý, bảo đảm tính hợp pháp và phù hợp với quy mô dự kiến tại thời điểm đăng ký hoạt động giáo dục.

3. Trình tự thực hiện:

a) Nhà trường gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc bộ, ngành theo quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc bộ, ngành thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho nhà trường trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ; hoặc thông báo kế hoạch thẩm định thực tế tại trường trong trường hợp hồ sơ hợp lệ;

c) Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc bộ, ngành tổ chức thẩm định hồ sơ, thẩm định thực tế điều kiện hoạt động giáo dục của nhà trường và lấy ý kiến thống nhất bằng văn bản của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (hoặc Sở Văn hóa và Thể thao) hoặc Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; lập báo cáo thẩm định để đánh giá tình hình đáp ứng các quy định tại Điều 77 Nghị định này;

d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có báo cáo thẩm định và văn bản thống nhất của cơ quan liên quan, nếu đủ điều kiện thì Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quyết định cho phép trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao hoạt động giáo dục; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho trường và nêu rõ lý do.

Quyết định cho phép trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao hoạt động giáo dục (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Điều 79. Đình chỉ hoạt động giáo dục; sáp nhập, chia, tách, giải thể trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao

1. Đình chỉ hoạt động giáo dục:

a) Trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định này;

b) Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao công lập và tư thục thuộc địa phương; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao thuộc bộ, ngành;

c) Trình tự thực hiện:

Khi phát hiện trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao vi phạm quy định tại điểm a khoản này, Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc bộ, ngành tổ chức kiểm tra để đánh giá tình trạng thực tế của trường, lập biên bản kiểm tra và thông báo cho nhà trường về hành vi vi phạm.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông báo cho nhà trường về hành vi vi phạm, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ căn cứ mức độ vi phạm, quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục của trường và thông báo cho người có thẩm quyền quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường.

Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Trong thời hạn bị đình chỉ, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao thông báo bằng văn bản kèm theo minh chứng cho Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của nhà trường, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quyết định cho phép trường hoạt động giáo dục trở lại và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Trường hợp bị đình chỉ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 29 Nghị định này, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định đình chỉ, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ rà soát điều kiện hoạt động giáo dục của trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao, nếu đáp ứng quy định tại Điều 77 Nghị định này thì quyết định cho phép trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao hoạt động giáo dục trở lại và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

2. Sáp nhập, chia, tách:

a) Trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao được sáp nhập, chia, tách khi bảo đảm các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật Giáo dục;

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sáp nhập, chia, tách trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao đặt trên địa bàn tỉnh;

c) Hồ sơ gồm:

Tờ trình đề nghị sáp nhập, chia, tách trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao (theo Mẫu số 04 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);

Đề án sáp nhập, chia, tách trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao (theo Mẫu số 05 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);

Ý kiến đồng thuận của nhà đầu tư đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp đối với việc sáp nhập, chia, tách trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao tư thục;

d) Trình tự thực hiện:

Sở Giáo dục và Đào tạo (trường hợp sáp nhập, chia, tách trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao công lập); bộ, ngành (trường hợp sáp nhập, chia, tách trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao thuộc bộ, ngành); tổ chức, cá nhân (trường hợp sáp nhập, chia, tách trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao tư thục) gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại điểm c khoản này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho cơ quan, tổ chức, cá nhân; nếu hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định các điều kiện sáp nhập, chia, tách trường.

Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế các điều kiện sáp nhập, chia, tách trường, lập báo cáo thẩm định để đánh giá tình hình đáp ứng các quy định tại điểm a khoản này.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có báo cáo thẩm định, nếu đủ điều kiện thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sáp nhập, chia, tách trường; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức cá nhân đề nghị sáp nhập, chia, tách trường và nêu rõ lý do.

Quyết định sáp nhập, chia, tách trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sáp nhập, chia, tách trường, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 78 Nghị định này quyết định cho phép trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao được thành lập sau khi sáp nhập, chia, tách hoạt động giáo dục.

3. Giải thể:

a) Trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao bị giải thể khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục;

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giải thể trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao đặt trên địa bàn tỉnh;

c) Hồ sơ:

Trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao bị giải thể theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục, hồ sơ gồm: Tờ trình đề nghị giải thể của Sở Giáo dục và Đào tạo (theo Mẫu số 06 Phụ lục I kèm theo Nghị định này); minh chứng về việc trường vi phạm quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục; phương án xử lý về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính, tài sản, đất đai và các vấn đề khác có liên quan.

Trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao bị giải thể theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục, hồ sơ gồm: Tờ trình đề nghị giải thể của cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập trường (theo Mẫu số 06 Phụ lục I kèm theo Nghị định này); đề án giải thể trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao (theo Mẫu số 07 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);

d) Trình tự thực hiện:

Trường hợp giải thể theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục:

Trường hợp phát hiện nhà trường vi phạm quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn trong thời hạn 20 ngày, tiến hành xác minh hành vi vi phạm của nhà trường, lập hồ sơ đề nghị giải thể trong đó nêu rõ lý do giải thể; thông báo cho nhà trường và cơ quan quản lý có thẩm quyền của nhà trường; báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc giải thể trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao.

Trường hợp giải thể theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục:

Cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại điểm c khoản này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị giải thể trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc giải thể trường; nếu chưa quyết định giải thể thì thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị giải thể và nêu rõ lý do;

đ) Quyết định giải thể trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Mục 6. TRƯỜNG, LỚP DÀNH CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

Điều 80. Điều kiện thành lập trường dành cho người khuyết tật công lập hoặc cho phép thành lập trường dành cho người khuyết tật tư thục

1. Trường dành cho người khuyết tật được thành lập ở cấp học mầm non và phổ thông khi có đề án thành lập hoặc cho phép thành lập trường phù hợp với quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập.

2. Đề án thành lập hoặc cho phép thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy; nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường.

Điều 81. Thủ tục thành lập trường dành cho người khuyết tật công lập hoặc cho phép thành lập trường dành cho người khuyết tật tư thục

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường dành cho người khuyết tật.

2. Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường (theo Mẫu số 01 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);

b) Đề án thành lập hoặc cho phép thành lập trường (theo Mẫu số 02 Phụ lục I kèm theo Nghị định này).

3. Trình tự thực hiện:

a) Ủy ban nhân dân cấp huyện (nếu đề nghị thành lập trường dành cho người khuyết tật công lập); tổ chức, cá nhân (nếu đề nghị cho phép thành lập trường dành cho người khuyết tật tư thục) gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho cơ quan, tổ chức, cá nhân; nếu hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định các điều kiện thành lập trường;

c) Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các đơn vị chuyên môn có liên quan thẩm định các điều kiện thành lập hoặc cho phép thành lập trường tại hồ sơ; lập báo cáo thẩm định để đánh giá tình hình đáp ứng các quy định tại Điều 80 Nghị định này; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định;

d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của Sở Giáo dục và Đào tạo, nếu đủ điều kiện thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường và nêu rõ lý do.

Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường dành cho người khuyết tật (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

4. Sau thời hạn 02 năm, kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường có hiệu lực, nếu trường không được cho phép hoạt động giáo dục thì Sở Giáo dục và Đào tạo báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường.

Điều 82. Điều kiện cho phép trường dành cho người khuyết tật hoạt động giáo dục

Trường dành cho người khuyết tật được cho phép hoạt động giáo dục khi đáp ứng các điều kiện hoạt động giáo dục tương ứng với từng cấp học theo quy định tại Điều 5, Điều 17, Điều 27 Nghị định này và các điều kiện sau đây:

1. Có chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định đối với trường dành cho người khuyết tật, phù hợp với phương thức giáo dục người khuyết tật.

2. Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đủ số lượng, có phẩm chất, năng lực và trình độ đào tạo đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của trường dành cho người khuyết tật, phù hợp với phương thức giáo dục học sinh khuyết tật.

3. Có cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị và dịch vụ hỗ trợ phù hợp với đặc điểm người khuyết tật, gồm:

a) Phòng học phù hợp với đặc điểm của người khuyết tật, phòng chức năng tương ứng để thực hiện các hoạt động của trường;

b) Khu nhà ở cho học sinh đối với trường có người khuyết tật nội trú;

c) Phương tiện, thiết bị, công cụ sử dụng để đánh giá, can thiệp, dạy học, hướng nghiệp, dạy nghề;

d) Tài liệu chuyên môn, tài liệu hỗ trợ bảo đảm thực hiện các hoạt động của trường.

Điều 83. Thủ tục cho phép trường dành cho người khuyết tật hoạt động giáo dục

1. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường dành cho người khuyết tật hoạt động giáo dục.

2. Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình đề nghị cho phép trường dành cho người khuyết tật hoạt động giáo dục (theo Mẫu số 03 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);

b) Bản sao các văn bản pháp lý chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc hợp đồng thuê địa điểm trường với thời hạn tối thiểu 05 năm;

c) Đối với trường dành cho người khuyết tật tư thục phải có văn bản pháp lý xác nhận về số tiền do nhà trường đang quản lý, bảo đảm tính hợp pháp và phù hợp với quy mô dự kiến tại thời điểm đăng ký hoạt động giáo dục;

d) Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường, gồm các nội dung chủ yếu sau đây: Vị trí pháp lý, nhiệm vụ, quyền hạn của nhà trường; tổ chức và quản lý nhà trường; tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường; nhiệm vụ và quyền của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động và học sinh; tài chính và tài sản của nhà trường; các vấn đề khác liên quan đến tổ chức và hoạt động của nhà trường.

3. Trình tự thực hiện:

a) Nhà trường gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Sở Giáo dục và Đào tạo;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho nhà trường trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ; hoặc thông báo kế hoạch thẩm định thực tế tại trường trong trường hợp hồ sơ hợp lệ;

c) Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các đơn vị chuyên môn có liên quan tổ chức thẩm định thực tế điều kiện hoạt động giáo dục của trường; lập báo cáo thẩm định để đánh giá tình hình đáp ứng các quy định tại Điều 82 Nghị định này;

d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có báo cáo thẩm định, nếu đủ điều kiện thì Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường dành cho người khuyết tật hoạt động giáo dục; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho trường và nêu rõ lý do.

Quyết định cho phép trường dành cho người khuyết tật hoạt động giáo dục (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Điều 84. Đình chỉ hoạt động giáo dục; sáp nhập, chia, tách, giải thể trường dành cho người khuyết tật

1. Đình chỉ hoạt động giáo dục:

a) Trường dành cho người khuyết tật bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định này;

b) Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục trường dành cho người khuyết tật;

c) Trình tự thực hiện:

Khi phát hiện trường dành cho người khuyết tật vi phạm quy định tại điểm a khoản này, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra để đánh giá tình trạng thực tế của trường, lập biên bản kiểm tra và thông báo cho nhà trường về hành vi vi phạm.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông báo cho nhà trường về hành vi vi phạm, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo căn cứ mức độ vi phạm, quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục của trường và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục trường dành cho người khuyết tật (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Trong thời hạn bị đình chỉ, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì trường thông báo bằng văn bản kèm theo minh chứng cho Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của nhà trường, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường hoạt động giáo dục trở lại và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Trường hợp bị đình chỉ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 29 Nghị định này, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định đình chỉ, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo rà soát điều kiện hoạt động giáo dục của trường dành cho người khuyết tật, nếu đáp ứng quy định tại Điều 82 Nghị định này thì quyết định cho phép trường dành cho người khuyết tật hoạt động giáo dục trở lại và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

2. Sáp nhập, chia, tách:

a) Trường dành cho người khuyết tật được sáp nhập, chia, tách khi bảo đảm các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật Giáo dục;

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sáp nhập, chia, tách trường dành cho người khuyết tật;

c) Hồ sơ gồm:

Tờ trình đề nghị sáp nhập, chia, tách trường (theo Mẫu số 04 Phụ lục I kèm theo Nghị định này).

Đề án sáp nhập, chia, tách trường (theo Mẫu số 05 Phụ lục I kèm theo Nghị định này).

Ý kiến đồng thuận của nhà đầu tư đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp đối với việc sáp nhập, chia, tách trường dành cho người khuyết tật tư thục;

d) Trình tự thực hiện:

Ủy ban nhân dân cấp xã (nếu đề nghị sáp nhập, chia, tách trường dành cho người khuyết tật công lập ở cấp học mầm non); Ủy ban nhân dân cấp huyện (nếu đề nghị sáp nhập, chia, tách trường dành cho người khuyết tật công lập ở cấp học phổ thông); tổ chức, cá nhân (nếu đề nghị sáp nhập, chia, tách trường dành cho người khuyết tật tư thục) gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại điểm c khoản này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho cơ quan, tổ chức, cá nhân; nếu hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định các điều kiện sáp nhập, chia, tách trường.

Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày có chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các đơn vị chuyên môn thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế các điều kiện sáp nhập, chia, tách trường dành cho người khuyết tật; lập báo cáo thẩm định để đánh giá tình hình đáp ứng các quy định tại điểm a khoản này; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của Sở Giáo dục và Đào tạo, nếu đủ điều kiện thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sáp nhập, chia, tách trường dành cho người khuyết tật; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị sáp nhập, chia, tách trường và nêu rõ lý do.

Quyết định sáp nhập, chia, tách trường dành cho người khuyết tật (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sáp nhập, chia, tách trường dành cho người khuyết tật, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường được thành lập sau khi sáp nhập, chia, tách hoạt động giáo dục.

3. Giải thể:

a) Trường dành cho người khuyết tật bị giải thể khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục;

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giải thể trường dành cho người khuyết tật;

c) Hồ sơ:

Trường dành cho người khuyết tật bị giải thể theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục, hồ sơ gồm: Tờ trình đề nghị giải thể của Sở Giáo dục và Đào tạo (theo Mẫu số 06 Phụ lục I kèm theo Nghị định này); minh chứng về việc trường vi phạm quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục; phương án xử lý về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính, tài sản, đất đai và các vấn đề khác có liên quan.

Trường dành cho người khuyết tật bị giải thể theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục, hồ sơ gồm: Tờ trình đề nghị giải thể của cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập trường (theo Mẫu số 06 Phụ lục I kèm theo Nghị định này); đề án giải thể trường (theo Mẫu số 07 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);

d) Trình tự thực hiện:

Trường bị giải thể theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục:

Trường hợp phát hiện hoặc có văn bản của Sở Giáo dục và Đào tạo kiểm tra về việc nhà trường vi phạm quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn trong thời hạn 20 ngày, tiến hành xác minh hành vi vi phạm của nhà trường, lập hồ sơ đề nghị giải thể trong đó nêu rõ lý do giải thể và thông báo cho nhà trường.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc giải thể trường trung học.

Trường bị giải thể theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục:

Cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại điểm c khoản này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc giải thể trường; nếu chưa quyết định giải thể thì thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị giải thể và nêu rõ lý do.

Quyết định giải thể trường dành cho người khuyết tật (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Điều 85. Lớp dành cho người khuyết tật

1. Điều kiện thành lập hoặc cho phép thành lập lớp dành cho người khuyết tật:

Lớp dành cho người khuyết tật được thành lập hoặc cho phép thành lập trong trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy, học tập phù hợp với phương thức giáo dục đối với người khuyết tật;

b) Có cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đủ số lượng, phẩm chất, năng lực và trình độ đào tạo đáp ứng hoạt động giáo dục học sinh khuyết tật;

c) Có cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị dạy học và hỗ trợ đáp ứng các quy định tại khoản 3 Điều 82 Nghị định này.

2. Thẩm quyền:

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập lớp dành cho người khuyết tật trong trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở và trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thực hiện các chương trình xóa mù chữ và chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập lớp dành cho người khuyết tật trong trường trung học phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông.

3. Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập lớp dành cho người khuyết tật (theo Mẫu số 01 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);

b) Tài liệu, minh chứng về việc đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.

4. Trình tự thực hiện:

a) Nhà trường, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này qua cổng dịch công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ thì Ủy ban nhân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho nhà trường, trung tâm; nếu hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định các điều kiện thành lập lớp dành cho người khuyết tật;

c) Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các đơn vị chuyên môn có liên quan thẩm định các điều kiện thành lập lớp dành cho người khuyết tật; lập báo cáo thẩm định để đánh giá tình hình đáp ứng các quy định tại khoản 1 Điều này; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định;

d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo, nếu đủ điều kiện thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập lớp dành cho người khuyết tật; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho nhà trường, trung tâm và nêu rõ lý do.

Quyết định thành lập lớp dành cho người khuyết tật (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Chương VI

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM; CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Mục 1. TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM

Điều 86. Điều kiện thành lập trường cao đẳng sư phạm công lập hoặc cho phép thành lập trường cao đẳng sư phạm tư thục

1. Có đề án thành lập hoặc cho phép thành lập trường phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

2. Diện tích đất xây dựng trường tại trụ sở chính tối thiểu 02 ha đối với khu vực đô thị hoặc 04 ha đối với khu vực ngoài đô thị. Địa điểm xây dựng trường phải bảo đảm về môi trường giáo dục, an toàn cho người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên trong nhà trường; không đặt gần cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ và không nằm trong vùng cảnh báo nguy hiểm.

3. Vốn đầu tư xây dựng trường là nguồn vốn hợp pháp, được xác định bằng tiền mặt và tài sản đã chuẩn bị để đầu tư, không bao gồm giá trị về đất đai và bảo đảm mức tối thiểu là 100 tỷ đồng. Vốn đầu tư xây dựng trường công lập phải được cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt, trong đó xác định rõ nguồn vốn để thực hiện theo kế hoạch, vốn đầu tư xây dựng trường tư thục phải được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận.

Điều 87. Thủ tục thành lập trường cao đẳng sư phạm công lập hoặc cho phép thành lập trường cao đẳng sư phạm tư thục

1. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập trường cao đẳng sư phạm công lập hoặc cho phép thành lập trường cao đẳng sư phạm tư thục.

2. Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình đề nghị thành lập trường cao đẳng sư phạm công lập của cơ quan quản lý có thẩm quyền hoặc đề nghị cho phép thành lập trường cao đẳng sư phạm tư thục của tổ chức, cá nhân (theo Mẫu số 01 Phụ lục II kèm theo Nghị định này);

b) Văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính (trừ trường hợp trường trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh);

c) Đề án thành lập hoặc cho phép thành lập trường cao đẳng sư phạm (theo Mẫu số 02 Phụ lục II kèm theo Nghị định này);

d) Dự thảo quy hoạch tổng thể mặt bằng và thiết kế sơ bộ các công trình kiến trúc xây dựng, bảo đảm phù hợp với ngành đào tạo, quy mô, trình độ đào tạo và tiêu chuẩn diện tích sử dụng, diện tích xây dựng cho học tập, giảng dạy;

đ) Bản sao văn bản pháp lý chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc văn bản chấp thuận giao đất, cho thuê đất để xây dựng trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kèm theo minh chứng đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy định.

Bản sao hợp đồng thuê cơ sở vật chất gắn liền với đất còn thời hạn ít nhất là 05 năm kể từ ngày gửi hồ sơ đối với trường hợp thuê cơ sở vật chất gắn liền với đất và bản sao văn bản pháp lý chứng minh quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu của bên cho thuê;

e) Bản sao văn bản phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư hoặc văn bản phê duyệt, giao kế hoạch đầu tư công hoặc văn bản phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành đầu tư xây dựng trường của cơ quan quản lý có thẩm quyền đối với hồ sơ đề nghị thành lập trường công lập; văn bản xác nhận của ngân hàng về số vốn góp trong tài khoản của nhà đầu tư, các minh chứng về quyền sở hữu tài sản kèm theo văn bản định giá tài sản góp vốn nếu góp vốn bằng tài sản hoặc quyền sở hữu tài sản đối với hồ sơ đề nghị cho phép thành lập trường tư thục;

g) Đối với trường tư thục, hồ sơ còn phải có biên bản về thành viên sáng lập và góp vốn thành lập trường (theo Mẫu số 03 Phụ lục II kèm theo Nghị định này).

3. Trình tự thực hiện:

a) Cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Bộ Giáo dục và Đào tạo;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ thì Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho cơ quan, tổ chức, cá nhân; nếu hồ sơ hợp lệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định các điều kiện thành lập trường;

c) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì tổ chức thẩm định các điều kiện thành lập trường; lập báo cáo thẩm định để đánh giá tình hình đáp ứng các quy định tại Điều 86 của Nghị định này;

d) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có báo cáo thẩm định, nếu đủ điều kiện thì Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập trường cao đẳng sư phạm công lập hoặc cho phép thành lập trường cao đẳng sư phạm tư thục; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường và nêu rõ lý do.

Quyết định thành lập trường cao đẳng sư phạm công lập hoặc cho phép thành lập trường cao đẳng sư phạm tư thục (theo Mẫu số 10 Phụ lục II kèm theo Nghị định này) gửi về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính và được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Điều 88. Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng

1. Có cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động đối với ngành, lĩnh vực dự kiến đào tạo, quy mô dự kiến tuyển sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Có chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu về khối lượng kiến thức tối thiểu và năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp; giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng.

3. Có đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên bảo đảm đạt tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu phù hợp với lộ trình đăng ký ngành đào tạo và tuyển sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Có đủ nguồn lực tài chính theo cam kết tại đề án thành lập trường để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục.

5. Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.

Điều 89. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng

1. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng.

2. Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng (theo Mẫu số 04 Phụ lục II kèm theo Nghị định này);

b) Báo cáo tình hình thực hiện cam kết theo đề án thành lập hoặc cho phép thành lập trường (theo Mẫu số 05 Phụ lục II kèm theo Nghị định này);

c) Thuyết minh các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo:

Danh sách trích ngang cán bộ giảng viên cơ hữu và cán bộ quản lý;

Đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động đào tạo theo cam kết; thống kê cơ sở vật chất phục vụ đào tạo chung toàn trường, số lượng và diện tích giảng đường, thư viện, phòng thí nghiệm, các loại máy móc thiết bị, giáo trình, tài liệu, sách phục vụ hoạt động giáo dục;

Nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục nghề nghiệp;

Dự kiến chỉ tiêu và kế hoạch tuyển sinh;

Chương trình đào tạo và giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định;

d) Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm gồm những nội dung chủ yếu theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đối với trường cao đẳng.

3. Trình tự thực hiện:

a) Nhà trường gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Bộ Giáo dục và Đào tạo;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ thì Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho nhà trường; nếu hồ sơ hợp lệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo kế hoạch thẩm định thực tế cho nhà trường;

c) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định thực tế điều kiện hoạt động giáo dục của nhà trường; lập báo cáo thẩm định để đánh giá tình hình đáp ứng các quy định tại Điều 88 Nghị định này;

d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có báo cáo thẩm định, nếu đủ điều kiện thì Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho nhà trường và nêu rõ lý do.

Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng (theo Mẫu số 11 Phụ lục II kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

4. Trường cao đẳng đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp có nhu cầu đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng thì lập hồ sơ gồm: Văn bản đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng (theo Mẫu số 04 Phụ lục II kèm theo Nghị định này); báo cáo tình hình đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 88 Nghị định này phù hợp với ngành đề nghị bổ sung kèm theo các giấy tờ chứng minh.

Trình tự đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng được thực hiện như quy định tại khoản 3 Điều này.

Điều 90. Đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng

1. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng.

2. Trường cao đẳng bị đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Vi phạm một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 20 của Luật Giáo dục nghề nghiệp;

b) Tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng được cấp không đúng thẩm quyền;

c) Không công khai các điều kiện bảo đảm tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng trên trang thông tin điện tử của cơ sở mình;

d) Không triển khai hoạt động đào tạo sau thời hạn 02 năm, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên;

đ) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

3. Trình tự thực hiện:

a) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập đoàn kiểm tra, tổ chức kiểm tra, lập biên bản kiểm tra đánh giá mức độ vi phạm của trường và thông báo cho trường về hành vi vi phạm;

b) Căn cứ kết quả kiểm tra, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định việc đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng của trường.

Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng (theo Mẫu số 10 Phụ lục II kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

c) Trong thời hạn bị đình chỉ, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì trường cao đẳng thông báo bằng văn bản kèm theo minh chứng cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của nhà trường, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường hoạt động giáo dục trở lại. Quyết định cho phép trường cao đẳng hoạt động giáo dục trở lại được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

d) Trường hợp bị đình chỉ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định đình chỉ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng của trường cao đẳng, nếu đáp ứng quy định tại Điều 88 Nghị định này thì quyết định cho phép trường cao đẳng hoạt động giáo dục trở lại và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Điều 91. Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng

1. Trường cao đẳng bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có hành vi gian lận để được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng;

b) Vi phạm nghiêm trọng quy định về tổ chức, hoạt động giáo dục nghề nghiệp;

c) Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải thu hồi;

d) Trường bị giải thể theo quy định của pháp luật;

đ) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng.

3. Trình tự thực hiện:

a) Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra, đánh giá mức độ vi phạm, xác định lý do thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng;

b) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được kết quả kiểm tra, đánh giá mức độ vi phạm, xác định lý do thu hồi, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định việc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng.

Quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng (theo Mẫu số 10 Phụ lục II kèm theo Nghị định này) được thông báo đến cơ quan liên quan biết để phối hợp thực hiện và công bố công khai trên trang thông tin điện tử của cơ quan thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng;

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng, trường có trách nhiệm nộp lại giấy chứng nhận cho cơ quan có thẩm quyền thu hồi, đồng thời chấm dứt mọi hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo giấy chứng nhận đã bị thu hồi kể từ ngày quyết định thu hồi có hiệu lực thi hành.

Điều 92. Sáp nhập, chia, tách trường cao đẳng sư phạm; sáp nhập trường cao đẳng vào trường đại học

1. Trường cao đẳng sư phạm được sáp nhập, chia, tách; trường cao đẳng được sáp nhập vào trường đại học khi bảo đảm các yêu cầu quy định tại khoản 4 Điều 18 của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

2. Thẩm quyền:

a) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định sáp nhập, chia, tách trường cao đẳng sư phạm;

b) Thủ tướng Chính phủ quyết định sáp nhập trường cao đẳng vào trường đại học.

3. Sáp nhập, chia, tách trường cao đẳng sư phạm:

a) Hồ sơ gồm:

Tờ trình đề nghị sáp nhập, chia, tách trường cao đẳng sư phạm (theo Mẫu số 06 Phụ lục II kèm theo Nghị định này) kèm theo ý kiến đồng thuận của cơ quan quản lý có thẩm quyền đối với trường công lập hoặc ý kiến đồng thuận của hội đồng quản trị đối với trường tư thục;

Văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường nhận sáp nhập đặt trụ sở chính;

Đề án sáp nhập, chia, tách trường cao đẳng sư phạm (theo Mẫu số 07 Phụ lục II kèm theo Nghị định này);

b) Trình tự thực hiện:

Trường cao đẳng sư phạm gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại điểm a khoản này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ thì Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho nhà trường; nếu hồ sơ hợp lệ thì Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế điều kiện sáp nhập, chia, tách nhà trường; lập báo cáo thẩm định để đánh giá tình hình đáp ứng các quy định tại khoản 1 Điều này.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có báo cáo thẩm định, nếu đủ điều kiện thì Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định sáp nhập, chia, tách trường cao đẳng sư phạm; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho nhà trường và nêu rõ lý do.

Quyết định sáp nhập, chia, tách trường cao đẳng sư phạm (theo Mẫu số 10 Phụ lục II kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định sáp nhập, chia, tách trường cao đẳng sư phạm, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng cho trường cao đẳng sư phạm được thành lập sau khi sáp nhập, chia, tách.

4. Sáp nhập trường cao đẳng vào trường đại học:

a) Hồ sơ gồm:

Tờ trình đề nghị sáp nhập của trường đại học (theo Mẫu số 06 Phụ lục II kèm theo Nghị định này) kèm theo ý kiến đồng thuận của cơ quan quản lý có thẩm quyền đối với trường đại học và trường cao đẳng công lập hoặc ý kiến đồng thuận của hội đồng trường đại học tư thục và hội đồng quản trị trường cao đẳng tư thục;

Văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đại học đặt trụ sở chính;

Đề án sáp nhập trường (theo Mẫu số 07 Phụ lục II kèm theo Nghị định này).

b) Trình tự thực hiện:

Trường đại học gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại điểm a khoản này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ thì Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho nhà trường; nếu hồ sơ hợp lệ thì Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành có liên quan tổ chức thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế điều kiện sáp nhập; lập báo cáo thẩm định để đánh giá tình hình đáp ứng các quy định tại khoản 1 Điều này.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có báo cáo thẩm định, nếu đủ điều kiện thì Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho nhà trường và nêu rõ lý do.

Quyết định sáp nhập trường cao đẳng vào trường đại học (theo Mẫu số 10 Phụ lục II kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Điều 93. Giải thể trường cao đẳng sư phạm

1. Trường cao đẳng sư phạm bị giải thể khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Vi phạm nghiêm trọng quy định về quản lý, tổ chức và hoạt động của nhà trường;

b) Hết thời hạn đình chỉ ghi trong quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ;

c) Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập nhà trường không còn phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội;

d) Không bảo đảm chất lượng giáo dục;

đ) Không được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập có hiệu lực;

e) Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường cao đẳng sư phạm.

2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định giải thể trường cao đẳng sư phạm.

3. Hồ sơ:

a) Trường cao đẳng sư phạm bị giải thể theo quy định tại điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều này, hồ sơ gồm:

Báo cáo kèm minh chứng về các vi phạm của nhà trường.

Phương án xử lý về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính, tài sản, đất đai và các vấn đề khác có liên quan.

b) Trường cao đẳng sư phạm bị giải thể theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều này, hồ sơ gồm:

Tờ trình đề nghị giải thể trường cao đẳng sư phạm (theo Mẫu số 08 Phụ lục II kèm theo Nghị định này).

Đề án giải thể trường cao đẳng sư phạm (theo Mẫu số 09 Phụ lục II kèm theo Nghị định này).

4. Trình tự thực hiện:

a) Trường cao đẳng sư phạm bị giải thể theo quy định tại điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều này:

Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra tình trạng thực tế của trường, lập biên bản và thông báo cho nhà trường về hành vi vi phạm.

Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày có kết quả kiểm tra, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định việc giải thể trường cao đẳng sư phạm.

b) Trường cao đẳng sư phạm bị giải thể theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều này:

Tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại điểm b khoản 3 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị giải thể, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định việc giải thể trường cao đẳng sư phạm.

c) Quyết định giải thể trường cao đẳng sư phạm (theo Mẫu số 10 Phụ lục II kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Mục 2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC; PHÂN HIỆU CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Điều 94. Điều kiện thành lập trường đại học công lập hoặc cho phép thành lập trường đại học tư thục

1. Có dự án thành lập trường đại học phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm đã được phê duyệt.

2. Có văn bản chấp thuận về việc thành lập trường trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính (trừ trường hợp trường trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) và xác nhận về quyền sử dụng đất.

3. Có diện tích đất xây dựng trường tại trụ sở chính tối thiểu là 05 ha. Địa điểm xây dựng trường đại học phải bảo đảm về môi trường giáo dục, an toàn cho người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên; không đặt gần cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ và không nằm trong vùng cảnh báo nguy hiểm.

4. Đối với trường công lập phải có dự án đầu tư xây dựng trường được cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt, xác định rõ nguồn vốn để thực hiện theo kế hoạch. Đối với trường tư thục phải có vốn đầu tư với mức tối thiểu là 1.000 tỷ đồng (không bao gồm giá trị đất xây dựng trường); vốn đầu tư được xác định bằng tiền mặt và tài sản đã chuẩn bị để đầu tư và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản; đến thời điểm thẩm định cho phép thành lập trường đại học tư thục, giá trị đầu tư phải thực hiện được trên 500 tỷ đồng.

Điều 95. Thủ tục thành lập trường đại học công lập, cho phép thành lập trường đại học tư thục

1. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập trường đại học công lập hoặc cho phép thành lập trường đại học tư thục.

2. Quy trình thành lập trường đại học gồm hai bước:

a) Phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập;

b) Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập.

3. Hồ sơ đề nghị phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập trường đại học gồm:

a) Tờ trình đề nghị phê duyệt chủ trương thành lập của cơ quan quản lý có thẩm quyền đối với trường đại học công lập hoặc đề nghị phê duyệt chủ trương cho phép thành lập của tổ chức, cá nhân đối với trường đại học tư thục (theo Mẫu số 01 Phụ lục III kèm theo Nghị định này);

b) Văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đại học đặt trụ sở chính về việc thành lập trường, trong đó cần nêu rõ: Sự cần thiết, sự phù hợp của việc thành lập trường với quy hoạch của địa phương; chủ trương giao đất hoặc cho thuê đất xây dựng trường và khả năng phối hợp, tạo điều kiện của địa phương đối với việc xây dựng và phát triển nhà trường; văn bản pháp lý về quyền sử dụng đất (nếu có);

c) Đề án thành lập hoặc cho phép thành lập trường đại học (theo Mẫu số 02 Phụ lục III kèm theo Nghị định này);

d) Đối với hồ sơ thành lập trường đại học tư thục, ngoài các văn bản nêu tại các điểm a, b và c của khoản này thì hồ sơ cần có thêm biên bản của các nhà đầu tư góp vốn thành lập trường đại học tư thục (theo Mẫu số 03 Phụ lục III kèm theo Nghị định này).

4. Trình tự đề nghị phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập trường đại học:

a) Tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập trường đại học gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Bộ Giáo dục và Đào tạo;

b) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết để sửa đổi, bổ sung;

c) Đối với hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định hồ sơ, lập báo cáo thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập trường và thông báo về kết quả xử lý hồ sơ cho các tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập trường;

d) Hết thời hạn 05 năm, kể từ ngày có văn bản của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập trường, nếu tổ chức, cá nhân chủ trì dự án không trình được hồ sơ đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường thì Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hủy bỏ văn bản phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập trường.

Trường hợp văn bản phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập trường hết hiệu lực hoặc bị hủy bỏ thì Nhà nước sẽ thu hồi đất theo quy định hiện hành của pháp luật về đất đai; đối với các tài sản trên đất sẽ giải quyết theo các quy định hiện hành.

5. Hồ sơ đề nghị Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường gồm:

a) Tờ trình đề nghị thành lập trường đại học của cơ quan quản lý có thẩm quyền (đối với trường đại học công lập) hoặc cho phép thành lập trường đại học của tổ chức, cá nhân (đối với trường đại học tư thục) (theo Mẫu số 04 Phụ lục III kèm theo Nghị định này);

b) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với việc thành lập trường đại học tư thục do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp;

c) Văn bản pháp lý chứng minh quyền sử dụng đất hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền giao đất hoặc cho thuê đất từ 50 năm trở lên để xây dựng trường, trong đó xác định rõ địa điểm, mốc giới, địa chỉ, diện tích của khu đất nơi trường đặt trụ sở chính;

d) Quy hoạch xây dựng trường và thiết kế tổng thể đã được cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt đối với trường đại học công lập hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt đối với trường đại học tư thục;

đ) Văn bản báo cáo chi tiết về tình hình triển khai dự án thành lập trường của cơ quan quản lý có thẩm quyền (đối với trường đại học công lập) hoặc của nhà đầu tư kèm theo ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính (đối với trường đại học tư thục);

e) Các văn bản pháp lý xác nhận về vốn của chủ đầu tư bao gồm:

Đối với trường đại học công lập: Các thuyết minh khả năng đầu tư tài chính, quyết định đầu tư tài chính và điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật của cơ quan quản lý có thẩm quyền;

Đối với trường đại học tư thục: Các văn bản pháp lý xác nhận về số tiền đầu tư, chứng minh nguồn vốn góp chủ sở hữu hoặc vốn vay có cam kết xác nhận cho vay; các văn bản pháp lý chứng minh về quyền sở hữu tài sản kèm theo văn bản định giá tài sản góp vốn nếu góp vốn bằng tài sản hoặc quyền sở hữu tài sản; các chứng từ liên quan đến số vốn đã được đầu tư xây dựng và mua sắm trang thiết bị cho trường (có xác nhận của cơ quan tài chính có thẩm quyền về số vốn đã đầu tư xây dựng trường và xác nhận của ngân hàng về số vốn góp trong tài khoản của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường).

6. Trình tự đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập trường đại học công lập hoặc cho phép thành lập trường đại học tư thục:

a) Tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 5 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Bộ Giáo dục và Đào tạo;

b) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết để sửa đổi, bổ sung;

c) Đối với hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm thành lập Hội đồng thẩm định gồm: Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính. Hội đồng thẩm định có trách nhiệm tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tính khả thi của dự án thành lập hoặc cho phép thành lập trường đại học để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định; Hội đồng thẩm định tự giải thể khi trường được thành lập.

Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày được thành lập, Hội đồng thẩm định có trách nhiệm tổ chức thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế để đánh giá chính xác về các điều kiện thành lập trường đại học công lập hoặc cho phép thành lập trường đại học tư thục. Trường hợp hồ sơ chưa bảo đảm điều kiện theo quy định, Hội đồng thẩm định tham mưu Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường đại học công lập hoặc cho phép thành lập trường đại học tư thục để sửa đổi, bổ sung;

d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đã hoàn thiện theo ý kiến của Hội đồng thẩm định, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ và các cơ quan, đơn vị có liên quan khác cho ý kiến bằng văn bản về việc thành lập trường đại học công lập hoặc cho phép thành lập trường đại học tư thục. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường đại học hoàn thiện hồ sơ theo ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan;

đ) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ ý kiến nhất trí bằng văn bản của các cơ quan, đơn vị có liên quan hoặc nhận được hồ sơ đã hoàn thiện theo đề nghị của các cơ quan, đơn vị có liên quan, Hội đồng thẩm định có trách nhiệm rà soát, tham mưu Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường đại học (theo Mẫu số 13 Phụ lục III kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;

e) Sau thời hạn 04 năm, kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường đại học có hiệu lực, nếu trường không đủ điều kiện để được phép hoạt động đào tạo thì Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định hủy bỏ quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường đại học, đồng thời Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính để xử lý thu hồi quyền sử dụng đất xây dựng trường đã giao theo thẩm quyền.

Trường hợp quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường đại học hết hiệu lực thì Nhà nước thu hồi đất theo quy định hiện hành của pháp luật về đất đai; đối với các tài sản trên đất sẽ giải quyết theo các quy định hiện hành.

Điều 96. Điều kiện cho phép trường đại học hoạt động đào tạo

1. Có quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường đại học của Thủ tướng Chính phủ.

2. Có cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động đối với ngành, lĩnh vực dự kiến đào tạo, quy mô dự kiến tuyển sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Có chương trình đào tạo và giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập đáp ứng yêu cầu hoạt động đối với các ngành, lĩnh vực dự kiến đào tạo, quy mô dự kiến tuyển sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Có đội ngũ giảng viên cơ hữu và cán bộ quản lý đủ về số lượng và đạt tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của ngành, lĩnh vực dự kiến đào tạo và quy mô dự kiến tuyển sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Có đủ nguồn lực tài chính để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động của trường đại học theo đúng cam kết trong đề án thành lập trường.

6. Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.

Điều 97. Thủ tục cho phép trường đại học hoạt động đào tạo

1. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường đại học hoạt động đào tạo.

2. Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình đề nghị cho phép trường đại học hoạt động đào tạo (theo Mẫu số 05 Phụ lục III kèm theo Nghị định này);

b) Báo cáo tình hình thực hiện cam kết theo đề án thành lập trường (theo Mẫu số 06 Phụ lục III kèm theo Nghị định này);

c) Báo cáo thuyết minh các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo (theo Mẫu số 07 Phụ lục III kèm theo Nghị định này);

d) Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường, gồm các nội dung chủ yếu sau đây: Vị trí pháp lý của nhà trường; tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của nhà trường; tổ chức bộ máy; hoạt động đào tạo; hoạt động khoa học và công nghệ; hoạt động hợp tác quốc tế; bảo đảm chất lượng giáo dục; nhiệm vụ và quyền của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên, người lao động; nhiệm vụ và quyền của người học; quản lý tài chính, tài sản; các vấn đề khác liên quan đến tổ chức và hoạt động của nhà trường.

3. Trình tự thực hiện:

a) Trường đại học gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Bộ Giáo dục và Đào tạo;

b) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho trường biết để sửa đổi, bổ sung;

c) Đối với hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thẩm định thực tế các điều kiện cho phép hoạt động đào tạo của trường đại học.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có báo cáo thẩm định, nếu đủ điều kiện thì Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định việc cho phép trường đại học hoạt động đào tạo; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho trường đại học và nêu rõ lý do.

Quyết định cho phép trường đại học hoạt động đào tạo (theo Mẫu số 13 Phụ lục III kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Điều 98. Điều kiện thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học công lập hoặc cho phép thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học tư thục

1. Việc thành lập hoặc cho phép thành lập mới phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng điều kiện sau đây:

a) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm đã được phê duyệt;

b) Có văn bản chấp thuận về việc thành lập phân hiệu của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cơ sở giáo dục đại học đặt phân hiệu;

c) Có diện tích đất xây dựng phân hiệu tối thiểu là 02 ha. Địa điểm xây dựng phân hiệu phải bảo đảm về môi trường giáo dục, an toàn cho người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên; không đặt gần cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ và không nằm trong vùng cảnh báo nguy hiểm;

d) Đối với phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học công lập phải có dự án đầu tư xây dựng phân hiệu được cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt, xác định rõ nguồn vốn để thực hiện theo kế hoạch. Đối với phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học tư thục phải có vốn đầu tư với mức tối thiểu là 250 tỷ đồng (không bao gồm giá trị đất xây dựng phân hiệu); vốn đầu tư được xác định bằng tiền mặt và tài sản đã chuẩn bị để đầu tư và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản; đến thời điểm thẩm định cho phép thành lập phân hiệu trường đại học tư thục, giá trị đầu tư phải thực hiện được trên 150 tỷ đồng.

2. Việc thành lập hoặc cho phép thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học trên cơ sở các cơ sở giáo dục, cơ sở đào tạo đang hoạt động hợp pháp phải đáp ứng điều kiện sau đây:

a) Trường hợp thành lập phân hiệu trên cơ sở các cơ sở giáo dục, cơ sở đào tạo thuộc cơ sở giáo dục đại học ngoài trụ sở chính của cơ sở giáo dục đại học thì được sử dụng xác nhận quyền sử dụng đất theo hiện trạng do cơ quan có thẩm quyền cấp trước đó;

b) Trường hợp thành lập phân hiệu trên cơ sở các cơ sở giáo dục, cơ sở đào tạo khác thì phải đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này, được sử dụng xác nhận quyền sử dụng đất theo hiện trạng do cơ quan có thẩm quyền cấp trước đó và các trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện có.

Điều 99. Thủ tục thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học công lập hoặc cho phép thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học tư thục

1. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học công lập hoặc cho phép thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học tư thục.

Trường hợp thành lập phân hiệu trên cơ sở các cơ sở giáo dục, cơ sở đào tạo đang hoạt động hợp pháp do Thủ tướng Chính phủ thành lập hoặc cho phép thành lập thì Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập phân hiệu.

2. Quy trình thành lập hoặc cho phép thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học gồm hai bước:

a) Phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập đối với các trường hợp:

Thành lập mới phân hiệu;

Thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học trên cơ sở các cơ sở giáo dục, cơ sở đào tạo đang hoạt động hợp pháp;

b) Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập.

3. Hồ sơ đề nghị phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập phân hiệu:

a) Thành lập mới phân hiệu, hồ sơ gồm:

Tờ trình đề nghị phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học (theo Mẫu số 01 Phụ lục III kèm theo Nghị định này);

Đề án thành lập hoặc cho phép thành lập phân hiệu (theo Mẫu số 02 Phụ lục III kèm theo Nghị định này);

Văn bản nhất trí chủ trương thành lập phân hiệu của cơ quan quản lý có thẩm quyền của cơ sở giáo dục đại học;

Văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học tại địa phương, trong đó cần nêu rõ: sự cần thiết, tính phù hợp của việc thành lập phân hiệu với quy hoạch của địa phương; chủ trương giao đất hoặc cho thuê đất xây dựng phân hiệu, địa điểm khu đất và khả năng phối hợp, tạo điều kiện của địa phương đối với việc xây dựng và phát triển phân hiệu; văn bản pháp lý về quyền sử dụng đất (nếu có);

Đối với hồ sơ đề nghị phê duyệt chủ trương cho phép thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học tư thục, ngoài các văn bản nêu trên thì hồ sơ cần có thêm cam kết đầu tư của hội đồng đại học hoặc hội đồng trường và các minh chứng kèm theo về khả năng tài chính của cơ sở giáo dục đại học được cơ quan có thẩm quyền xác nhận;

b) Thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học trên cơ sở các cơ sở giáo dục, cơ sở đào tạo đang hoạt động hợp pháp, hồ sơ gồm:

Tờ trình đề nghị phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học và cơ sở giáo dục, cơ sở đào tạo đang hoạt động hợp pháp (theo Mẫu số 01 Phụ lục III kèm theo Nghị định này);

Đề án thành lập hoặc cho phép thành lập phân hiệu (theo Mẫu số 02 Phụ lục III kèm theo Nghị định này);

Văn bản nhất trí thành lập phân hiệu của cơ quan quản lý có thẩm quyền của cơ sở giáo dục đại học và cơ sở giáo dục, cơ sở đào tạo đang hoạt động hợp pháp;

Văn bản chấp thuận về việc thành lập phân hiệu của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi phân hiệu đặt trụ sở, trong đó cần nêu rõ: Sự cần thiết, tính phù hợp của việc thành lập phân hiệu với quy hoạch của địa phương (trừ trường hợp thành lập phân hiệu theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 98 Nghị định này).

4. Trình tự đề nghị phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập phân hiệu:

a) Cơ sở giáo dục đại học gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Bộ Giáo dục và Đào tạo;

b) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ sở giáo dục đại học để sửa đổi, bổ sung;

c) Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định hồ sơ, lập báo cáo thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập phân hiệu theo thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này.

Trường hợp không phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập phân hiệu thì Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ sở giáo dục đại học và nêu rõ lý do;

d) Hết thời hạn 05 năm, kể từ ngày có văn bản phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập phân hiệu, nếu cơ sở giáo dục đại học không trình được hồ sơ đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập phân hiệu thì Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định hủy bỏ văn bản phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập phân hiệu.

Trường hợp văn bản phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập phân hiệu hết hiệu lực hoặc bị hủy bỏ thì Nhà nước thu hồi đất theo quy định hiện hành của pháp luật về đất đai; đối với các tài sản trên đất sẽ giải quyết theo các quy định hiện hành.

5. Hồ sơ đề nghị quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập phân hiệu gồm:

a) Thành lập mới phân hiệu:

Tờ trình đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập phân hiệu (theo Mẫu số 04 Phụ lục III kèm theo Nghị định này).

Văn bản phê duyệt chủ trương thành lập hoặc chủ trương cho phép thành lập phân hiệu.

Văn bản pháp lý chứng minh quyền sử dụng đất hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền giao đất hoặc cho thuê đất từ 50 năm trở lên để xây dựng phân hiệu, trong đó xác định rõ địa điểm, mốc giới, địa chỉ, diện tích của khu đất nơi đặt trụ sở phân hiệu.

Các văn bản pháp lý xác nhận về vốn của chủ đầu tư bao gồm:

Đối với cơ sở giáo dục đại học công lập: Các thuyết minh khả năng đầu tư tài chính, quyết định đầu tư tài chính và điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật của cơ quan quản lý có thẩm quyền;

Đối với cơ sở giáo dục đại học tư thục: Các văn bản pháp lý xác nhận về số tiền đầu tư, chứng minh nguồn gốc vốn góp chủ sở hữu hoặc vốn vay có cam kết xác nhận cho vay; các chứng từ liên quan đến số vốn đã được đầu tư xây dựng và mua sắm trang thiết bị cho phân hiệu (có xác nhận của cơ quan tài chính có thẩm quyền về số vốn đã đầu tư và xác nhận ngân hàng về số vốn trong tài khoản của cơ sở giáo dục đại học tư thục).

Quy hoạch xây dựng phân hiệu và thiết kế tổng thể đã được cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt đối với phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học công lập hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt đối với phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học tư thục.

Văn bản báo cáo chi tiết về tình hình triển khai đề án thành lập phân hiệu của cơ quan quản lý có thẩm quyền (đối với trường đại học công lập) hoặc của nhà đầu tư kèm theo ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt phân hiệu (đối với trường đại học tư thục);

b) Thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học trên cơ sở các cơ sở giáo dục, cơ sở đào tạo đang hoạt động hợp pháp:

Tờ trình đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học (theo Mẫu số 04 Phụ lục III kèm theo Nghị định này).

Văn bản phê duyệt chủ trương thành lập hoặc chủ trương cho phép thành lập phân hiệu.

Văn bản pháp lý xác nhận về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp cho cơ sở giáo dục, cơ sở đào tạo.

6. Trình tự thực hiện:

a) Cơ sở giáo dục đại học gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 5 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Bộ Giáo dục và Đào tạo;

b) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ sở giáo dục đại học biết để sửa đổi, bổ sung;

c) Đối với hồ sơ hợp lệ, trong vòng 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm thành lập Hội đồng thẩm định gồm: Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi phân hiệu cơ sở giáo dục đại học đặt trụ sở.

Hội đồng thẩm định có trách nhiệm tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tính khả thi của đề án thành lập phân hiệu để xem xét, quyết định thành lập; Hội đồng thẩm định tự giải thể khi phân hiệu được thành lập.

Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày được thành lập, Hội đồng thẩm định có trách nhiệm tổ chức thẩm định hồ sơ đề án, thẩm định thực tế để đánh giá chính xác về những điều kiện, nội dung đề án. Trường hợp đề án chưa đủ điều kiện theo quy định, Hội đồng thẩm định tham mưu Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản cho cơ sở giáo dục đại học đề nghị thành lập phân hiệu để sửa đổi, bổ sung;

d) Trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề án đã được hoàn thiện theo ý kiến của Hội đồng thẩm định, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ và các cơ quan, đơn vị có liên quan khác cho ý kiến bằng văn bản đối với đề án thành lập phân hiệu. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ sở giáo dục đại học đề nghị thành lập phân hiệu hoàn thiện hồ sơ theo ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan;

đ) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ ý kiến nhất trí bằng văn bản của các cơ quan, đơn vị liên quan hoặc nhận được hồ sơ đã hoàn thiện theo ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan, Hội đồng thẩm định có trách nhiệm rà soát, tham mưu Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đối với trường hợp thành lập hoặc cho phép thành lập phân hiệu trên cơ sở cơ sở giáo dục, cơ sở đào tạo do Thủ tướng Chính phủ thành lập hoặc cho phép thành lập hoặc tham mưu Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định việc thành lập hoặc cho phép thành lập phân hiệu.

Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập phân hiệu (theo Mẫu số 13 Phụ lục III kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;

e) Sau thời hạn 04 năm, kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập phân hiệu có hiệu lực, nếu phân hiệu không đủ điều kiện để được phép hoạt động đào tạo thì Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định hủy bỏ quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập phân hiệu, đồng thời thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi phân hiệu đặt trụ sở để xử lý thu hồi quyền sử dụng đất xây dựng phân hiệu đã giao theo thẩm quyền.

Trường hợp quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập phân hiệu hết hiệu lực thì Nhà nước thu hồi đất theo quy định hiện hành của pháp luật về đất đai; đối với các tài sản trên đất sẽ giải quyết theo các quy định hiện hành.

Điều 100. Điều kiện, thủ tục cho phép phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học hoạt động đào tạo

1. Điều kiện để phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học hoạt động đào tạo:

a) Có quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập phân hiệu của Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

b) Có cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động đối với ngành, lĩnh vực dự kiến đào tạo, quy mô dự kiến tuyển sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

c) Có chương trình đào tạo và giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập đáp ứng yêu cầu hoạt động đối với các ngành, lĩnh vực dự kiến đào tạo, quy mô dự kiến tuyển sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

d) Có đội ngũ giảng viên cơ hữu và cán bộ quản lý đủ về số lượng và đạt tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của ngành, lĩnh vực dự kiến đào tạo và quy mô dự kiến tuyển sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

đ) Có đủ nguồn lực tài chính để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động của phân hiệu theo đúng cam kết trong đề án thành lập phân hiệu;

e) Có quy chế tổ chức và hoạt động của phân hiệu, gồm các nội dung chủ yếu sau đây: Vị trí pháp lý; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phân hiệu; tổ chức bộ máy; hoạt động đào tạo; nhiệm vụ và quyền của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên, người lao động; nhiệm vụ và quyền của người học; các vấn đề khác liên quan đến tổ chức và hoạt động của phân hiệu.

2. Thủ tục để cho phép phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học hoạt động đào tạo thực hiện như thủ tục cho phép trường đại học hoạt động đào tạo quy định tại Điều 97 Nghị định này.

Điều 101. Đình chỉ hoạt động đào tạo của cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học

1. Cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học bị đình chỉ hoạt động đào tạo khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có hành vi gian lận để được thành lập hoặc cho phép thành lập, cho phép hoạt động đào tạo;

b) Không bảo đảm một trong các điều kiện để được cho phép hoạt động đào tạo theo quy định tại Nghị định này;

c) Người cho phép hoạt động đào tạo không đúng thẩm quyền;

d) Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ hoạt động;

đ) Không công khai hoặc không đáp ứng các điều kiện bảo đảm tổ chức hoạt động đào tạo đối với các ngành, lĩnh vực và quy mô đào tạo sau khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoạt động đào tạo;

e) Không triển khai hoạt động đào tạo sau thời hạn 02 năm, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền cho phép hoạt động đào tạo;

g) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định đình chỉ hoạt động đào tạo đối với cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học.

3. Trình tự thực hiện:

a) Khi phát hiện cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra để đánh giá tình trạng thực tế của cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học, lập biên bản kiểm tra, thông báo cho cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học và cơ quan quản lý có thẩm quyền của cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học (nếu có) về hành vi vi phạm;

b) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông báo cho cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học và cơ quan quản lý có thẩm quyền của cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học về hành vi vi phạm, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo căn cứ mức độ vi phạm quyết định đình chỉ hoạt động đào tạo của cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học;

Quyết định đình chỉ hoạt động đào tạo của cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học (theo Mẫu số 13 Phụ lục III kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;

c) Trong thời hạn bị đình chỉ, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học thông báo bằng văn bản kèm theo minh chứng cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của cơ sở giáo dục đại học hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép cơ sở giáo dục đại học hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học hoạt động đào tạo trở lại và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;

d) Trường hợp bị đình chỉ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định đình chỉ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát điều kiện cho phép trường đại học hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học hoạt động đào tạo, nếu đáp ứng quy định tại Điều 96 hoặc khoản 1 Điều 100 Nghị định này thì quyết định cho phép hoạt động đào tạo trở lại và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Điều 102. Sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học

1. Việc sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học phải bảo đảm các yêu cầu quy định tại Điều 24 của Luật Giáo dục đại học.

2. Thủ tướng Chính phủ quyết định sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học.

3. Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình đề nghị sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học của cơ quan quản lý có thẩm quyền (đối với cơ sở giáo dục đại học công lập) hoặc cơ sở giáo dục đại học tư thục (theo Mẫu số 08 Phụ lục III kèm theo Nghị định này) kèm theo ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của cơ sở giáo dục đại học sau khi sáp nhập, chia, tách;

b) Ý kiến đồng thuận của nhà đầu tư đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp đối với cơ sở giáo dục đại học tư thục về việc sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học;

c) Đề án sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học (theo Mẫu số 09 Phụ lục III kèm theo Nghị định này).

4. Trình tự thực hiện:

a) Cơ quan, tổ chức gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Bộ Giáo dục và Đào tạo;

b) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý có thẩm quyền (đối với cơ sở giáo dục đại học công lập) hoặc cơ sở giáo dục đại học tư thục để sửa đổi, bổ sung;

c) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cơ sở giáo dục đại học đặt trụ sở và các bộ, ngành có liên quan khác tổ chức thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế điều kiện sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học, lập báo cáo thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Quyết định sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học (theo Mẫu số 13 Phụ lục III kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;

d) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ quyết định sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép cơ sở giáo dục đại học được thành lập sau khi sáp nhập, chia, tách hoạt động đào tạo.

Điều 103. Giải thể cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học

1. Cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học bị giải thể khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về quản lý và tổ chức hoạt động của cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học;

b) Hết thời hạn đình chỉ ghi trong quyết định đình chỉ hoạt động đào tạo mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ;

c) Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của địa phương;

d) Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học;

đ) Sau thời hạn 05 năm, kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập có hiệu lực, cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học không thực hiện đúng cam kết thể hiện trong đề án được phê duyệt.

2. Thủ tướng Chính phủ quyết định giải thể cơ sở giáo dục đại học và phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học thuộc thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập quy định tại khoản 1 Điều 99 Nghị định này. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định giải thể phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học.

3. Hồ sơ giải thể cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học gồm:

a) Cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học bị giải thể theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều này:

Tờ trình đề nghị giải thể cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học của cơ quan quản lý có thẩm quyền (đối với cơ sở giáo dục đại học công lập) hoặc của tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học (đối với cơ sở giáo dục đại học tư thục) (theo Mẫu số 10 Phụ lục III kèm theo Nghị định này);

Đề án giải thể cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học (theo Mẫu số 11 Phụ lục III kèm theo Nghị định này);

b) Cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học bị giải thể theo quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều này:

Báo cáo kèm minh chứng về các vi phạm của trường;

Phương án xử lý về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính, tài sản, đất đai và các vấn đề khác có liên quan.

4. Trình tự thực hiện:

a) Cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học bị giải thể theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều này:

Cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại điểm a khoản 3 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị giải thể bổ sung và hoàn thiện hồ sơ;

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan thẩm định hồ sơ đề nghị giải thể, lập báo cáo thẩm định, tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định giải thể hoặc Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định giải thể theo thẩm quyền.

Việc thẩm định hồ sơ đề nghị giải thể cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học được thực hiện như đối với thành lập cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học theo quy định tại Nghị định này;

b) Cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học bị giải thể theo quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều này:

Trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về việc cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học vi phạm một trong các nội dung quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều này đến mức phải giải thể mà không có đề nghị của cơ quan quản lý có thẩm quyền hoặc của tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học thì Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm phối hợp với các bộ, ngành có liên quan thẩm định các điều kiện bị giải thể của cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học, lập hồ sơ giải thể trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định giải thể hoặc Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định giải thể theo thẩm quyền;

c) Quyết định giải thể cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học (theo Mẫu số 13 Phụ lục III kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.

5. Đối với những cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học bị giải thể thì Nhà nước sẽ thu hồi đất theo quy định hiện hành của pháp luật về đất đai; đối với các tài sản trên đất sẽ giải quyết theo các quy định hiện hành.

Mục 3. CÔNG NHẬN ĐẠI HỌC VÙNG, ĐẠI HỌC QUỐC GIA

Điều 104. Điều kiện công nhận đại học vùng, đại học quốc gia

1. Đại học và các trường đại học thành viên (nếu có) đạt tất cả các tiêu chuẩn, tiêu chí của Chuẩn cơ sở giáo dục đại học đối với cơ sở đào tạo tiến sĩ và được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Đang đào tạo tới trình độ tiến sĩ các ngành thuộc đủ các lĩnh vực: Khoa học tự nhiên, Toán và thống kê, Kỹ thuật, Máy tính và công nghệ thông tin, Khoa học xã hội và hành vi, Nhân văn, Kinh doanh và quản lý.

3. Có đề án phát triển thành đại học vùng, đại học quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và triển khai thực hiện phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm, quy hoạch vùng. Nội dung đề án cần nêu rõ: sự cần thiết phát triển thành đại học vùng, đại học quốc gia; mục tiêu phát triển thành đại học vùng, đại học quốc gia; các chỉ tiêu cần đạt để đại học có đủ năng lực thực hiện vai trò, sứ mệnh của đại học vùng, đại học quốc gia; các nhiệm vụ, giải pháp, nguồn lực và lộ trình thực hiện đề án để đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra.

Điều 105. Thẩm quyền và thủ tục công nhận đại học vùng, đại học quốc gia

1. Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận đại học vùng, đại học quốc gia.

2. Hồ sơ đề nghị công nhận đại học vùng, đại học quốc gia gồm:

a) Tờ trình đề nghị công nhận đại học vùng, đại học quốc gia (theo Mẫu số 12 Phụ lục III kèm theo Nghị định này);

b) Minh chứng về việc đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 104 Nghị định này;

c) Báo cáo kết quả triển khai đề án phát triển thành đại học vùng, đại học quốc gia kèm theo các minh chứng về việc đã đáp ứng các mục tiêu, chỉ tiêu theo lộ trình của đề án;

d) Dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của đại học vùng, đại học quốc gia; các quy định về tổ chức, tài chính, tài sản; các nội dung khác (nếu có).

3. Trình tự thực hiện:

a) Đại học gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Bộ Giáo dục và Đào tạo;

b) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho đại học biết để sửa đổi, bổ sung;

c) Đối với hồ sơ hợp lệ, trong vòng 90 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, tổ chức thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế để đánh giá chính xác về tình hình triển khai đề án của đại học, lập báo cáo thẩm định, hoàn thiện hồ sơ gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ và cơ quan, đơn vị liên quan cho ý kiến bằng văn bản; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho đại học và nêu rõ lý do.

Việc thẩm định thực tế do Hội đồng thẩm định thực hiện, thành phần Hội đồng thẩm định gồm: Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đại học đặt trụ sở chính thực hiện. Hội đồng thẩm định do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập và có nhiệm vụ tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tính khả thi và tính phù hợp với thực tế của hồ sơ đề nghị công nhận đại học vùng, đại học quốc gia để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;

d) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, đơn vị quy định tại điểm c khoản này, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổng hợp các ý kiến, hoàn thiện hồ sơ và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;

đ) Quyết định công nhận đại học vùng, đại học quốc gia (theo Mẫu số 13 Phụ lục III kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Chương VII

KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

Mục 1. TỔ CHỨC KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CỦA VIỆT NAM

Điều 106. Điều kiện thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục công lập hoặc cho phép thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục tư thục

1. Việc thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục công lập hoặc cho phép thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục tư thục phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có đề án thành lập hoặc cho phép thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục;

b) Có phương án cơ sở vật chất, tài chính, nhân sự cho hoạt động của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục;

c) Đối với tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục công lập phải tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư.

2. Việc thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục công lập hoặc cho phép thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục tư thục thực hiện kiểm định trong lĩnh vực giáo dục đại học phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Đáp ứng điều kiện thành lập hoặc cho phép thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Có phương án tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính bảo đảm tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục độc lập với cơ quan quản lý nhà nước và cơ sở giáo dục đại học như sau:

Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục có tư cách pháp nhân; tự chủ, tự quyết định về tổ chức bộ máy và nhân sự, hoạt động chuyên môn theo quy chế tổ chức và hoạt động; không có nhân sự kiêm nhiệm hoặc biệt phái từ cơ quan quản lý nhà nước hoặc cơ sở giáo dục đại học;

Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục tự bảo đảm kinh phí hoạt động và tự quyết định các khoản thu chi theo quy chế tài chính và quy định của pháp luật; không nhận kinh phí hỗ trợ từ cơ quan quản lý có thẩm quyền, cơ sở giáo dục đại học hoặc nhà đầu tư của cơ sở giáo dục đại học.

3. Việc thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ.

Điều 107. Thủ tục thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục công lập hoặc cho phép thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục tư thục

1. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục công lập hoặc cho phép thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục tư thục.

2. Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục (theo Mẫu số 01 Phụ lục IV kèm theo Nghị định này);

b) Đề án thành lập hoặc cho phép thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục (theo Mẫu số 02 Phụ lục IV kèm theo Nghị định này).

3. Trình tự thực hiện:

a) Tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Bộ Giáo dục và Đào tạo;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản để tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ;

c) Đối với hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định hồ sơ, kiểm tra tính xác thực của tài liệu trong hồ sơ; lập báo cáo thẩm định để đánh giá tình hình đáp ứng các quy định tại Điều 106 Nghị định này;

d) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có báo cáo thẩm định, nếu đủ điều kiện theo quy định, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục và nêu rõ lý do.

Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục (theo Mẫu số 08 Phụ lục IV kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Điều 108. Điều kiện cho phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục

1. Có trụ sở hoạt động ổn định, bảo đảm có diện tích làm việc tối thiểu là 08 m2/người; có đủ trang thiết bị phục vụ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục.

2. Có nguồn lực tài chính để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục trong thời gian ít nhất 02 năm kể từ ngày được cho phép hoạt động kiểm định.

3. Có ít nhất 10 kiểm định viên cơ hữu làm việc toàn thời gian theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc tối thiểu từ 12 tháng trở lên cho tổ chức kiểm định và có kinh nghiệm tham gia hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trong thời gian từ 05 năm trở lên.

Điều 109. Thủ tục cho phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục

1. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục.

2. Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục (theo Mẫu số 03 Phụ lục IV kèm theo Nghị định này);

b) Bản sao văn bản pháp lý chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc hợp đồng thuê địa điểm của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục trong thời hạn ít nhất 02 năm;

c) Bản kê diện tích phòng làm việc và trang thiết bị của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục;

d) Văn bản pháp lý xác nhận về số tiền mà tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đang quản lý; phương án đầu tư nguồn lực tài chính để duy trì hoạt động của tổ chức kiểm định, trong đó dự kiến chi phí xây dựng hoặc thuê trụ sở, cơ sở vật chất, chi phí mua sắm thiết bị, chi phí lương đội ngũ quản lý trung tâm, kiểm định viên, nhân viên và chi phí khác để duy trì hoạt động của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục trong thời gian ít nhất 02 năm kể từ ngày được cho phép hoạt động;

đ) Bản sao quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; danh sách kiểm định viên kèm theo lý lịch, minh chứng về kinh nghiệm tham gia hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trong thời gian 05 năm, bản sao thẻ kiểm định viên còn giá trị sử dụng và văn bằng của kiểm định viên; quyết định tuyển dụng, hợp đồng lao động toàn thời gian hoặc hợp đồng làm việc đã được ký kết giữa tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục với kiểm định viên.

3. Trình tự thực hiện:

a) Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Bộ Giáo dục và Đào tạo;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận đủ hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ thì thông báo bằng văn bản cho tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục về những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung;

c) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định hồ sơ, thẩm tra tính xác thực của tài liệu trong hồ sơ, trong trường hợp cần thiết Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra thực tế; lập báo cáo thẩm định để đánh giá tình hình đáp ứng các quy định tại Điều 108 Nghị định này;

d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có báo cáo thẩm định, nếu đủ điều kiện thì Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục (theo Mẫu số 08 Phụ lục IV kèm theo Nghị định này); nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục và nêu rõ lý do.

Quyết định cho phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục phải xác định rõ đối tượng, phạm vi được phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục; có giá trị sử dụng 05 năm kể từ ngày cấp và được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

4. Chậm nhất 30 ngày trước ngày quyết định cho phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục hết thời hạn sử dụng, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục có tờ trình đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo gia hạn quyết định cho phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục (theo Mẫu số 04 Phụ lục IV kèm theo Nghị định này); kèm theo báo cáo quá trình hoạt động, kết quả đánh giá tổ chức kiểm định của Bộ Giáo dục và Đào tạo ở mức Đạt và các tài liệu minh chứng về việc tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đáp ứng các điều kiện để được cho phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định hồ sơ, trong trường hợp cần thiết Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra thực tế. Nếu đủ điều kiện, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định gia hạn hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục (theo Mẫu số 08 Phụ lục IV kèm theo Nghị định này) và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thời gian gia hạn hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục mỗi lần không quá 05 năm. Nếu không đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục và nêu rõ lý do.

5. Trong quá trình hoạt động, nếu tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục có nhu cầu điều chỉnh, bổ sung đối tượng, phạm vi hoạt động thì tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục làm thủ tục đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định điều chỉnh, bổ sung quyết định cho phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục. Hồ sơ, trình tự đề nghị điều chỉnh, bổ sung quyết định cho phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Điều 110. Đình chỉ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục

1. Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục bị đình chỉ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có hành vi gian lận để được cho phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục;

b) Trong quá trình hoạt động, không duy trì được một trong các điều kiện quy định tại Điều 106, Điều 108 Nghị định này;

c) Thực hiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trái nguyên tắc theo quy định dẫn đến việc công nhận kết quả kiểm định chất lượng giáo dục không đúng với thực tế;

d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định đình chỉ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục.

3. Trình tự thực hiện:

a) Khi phát hiện tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục vi phạm một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập đoàn kiểm tra, tổ chức kiểm tra đánh giá mức độ vi phạm và lập biên bản kiểm tra, thông báo cho tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục về hành vi vi phạm;

b) Căn cứ vào mức độ vi phạm, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định việc đình chỉ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục.

Quyết định đình chỉ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục (theo Mẫu số 08 Phụ lục IV kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;

c) Trong thời hạn bị đình chỉ, nếu các nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục thông báo bằng văn bản kèm theo minh chứng cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định cho phép tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hoạt động trở lại và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Điều 111. Giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục

1. Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục bị giải thể khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lý, tổ chức và hoạt động của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục theo kết luận của cơ quan có thẩm quyền;

b) Sau 06 tháng kể từ ngày có quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục không thực hiện thủ tục đề nghị cho phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục hoặc không đủ điều kiện để được cho phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục;

c) Hết thời hạn đình chỉ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục mà không khắc phục được các nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;

d) Hết thời hạn được phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nhưng không đề nghị gia hạn hoặc không được gia hạn;

đ) Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.

2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.

3. Hồ sơ:

a) Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục bị giải thể theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này, hồ sơ gồm:

Tờ trình đề nghị giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục (theo Mẫu số 05 Phụ lục IV kèm theo Nghị định này);

Phương án xử lý về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính, tài sản, đất đai và các vấn đề khác có liên quan.

b) Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục bị giải thể theo quy định tại điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này, hồ sơ gồm:

Tờ trình đề nghị giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục (theo Mẫu số 05 Phụ lục IV kèm theo Nghị định này) kèm theo các minh chứng về việc tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục vi phạm quy định dẫn đến bị giải thể;

Phương án xử lý về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính, tài sản, đất đai và các vấn đề khác có liên quan.

4. Trình tự thực hiện:

a) Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục bị giải thể theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này:

Tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại điểm a khoản 3 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức xác minh, đánh giá và quyết định việc giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục;

b) Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục bị giải thể theo quy định tại điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này:

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo lập hồ sơ giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều này, trong đó nêu rõ lý do giải thể và thông báo cho tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục biết;

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo về việc lập hồ sơ giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức xác minh, đánh giá và quyết định việc giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.

5. Quyết định giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục (theo Mẫu số 08 Phụ lục IV kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Mục 2. CÔNG NHẬN TỔ CHỨC KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC NƯỚC NGOÀI HOẠT ĐỘNG TẠI VIỆT NAM

Điều 112. Điều kiện để tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài được công nhận hoạt động tại Việt Nam

1. Được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của nước sở tại.

2. Được cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại hoặc một hiệp hội quốc tế hợp pháp trong lĩnh vực kiểm định chất lượng giáo dục công nhận hoặc cấp phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục hợp pháp.

3. Có bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục được cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại hoặc một hiệp hội quốc tế hợp pháp trong lĩnh vực kiểm định chất lượng giáo dục công nhận.

4. Có thời gian hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục ít nhất 05 năm ở nước sở tại; đã thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục đối với chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học hoặc đối với cơ sở giáo dục đại học.

5. Có điều lệ, mục đích, phạm vi hoạt động rõ ràng.

6. Số lượng kiểm định viên làm việc cho tổ chức ít nhất 10 kiểm định viên, trong đó có ít nhất 05 kiểm định viên là thành viên của hiệp hội quốc tế hợp pháp trong lĩnh vực kiểm định chất lượng giáo dục.

Điều 113. Thủ tục để tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài được công nhận hoạt động tại Việt Nam

1. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định công nhận tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

2. Hồ sơ gồm:

a) Văn bản đề nghị được hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục tại Việt Nam của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài (theo Mẫu số 06 Phụ lục IV kèm theo Nghị định này);

b) Văn bản chứng minh tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài được thành lập và hoạt động hợp pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại hoặc một tổ chức quốc tế hợp pháp cấp;

c) Văn bản tóm tắt sự hình thành và phát triển của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài, trong đó liệt kê các hoạt động đánh giá và công nhận của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài trong 05 năm gần nhất và địa chỉ đường dẫn của các trang thông tin điện tử có liên quan;

d) Bản sao Điều lệ hoạt động của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài;

đ) Lý lịch cá nhân và thẻ kiểm định viên hoặc giấy tờ chứng minh tư cách hành nghề kiểm định viên, văn bằng của kiểm định viên thực hiện hoạt động kiểm định tại Việt Nam.

3. Văn bản do cơ quan nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự tại Bộ Ngoại giao Việt Nam hoặc cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

4. Trình tự thực hiện:

a) Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản để tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ;

b) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định hồ sơ, thẩm tra tính xác thực của tài liệu trong hồ sơ; lập báo cáo thẩm định để đánh giá tình hình đáp ứng các quy định tại Điều 112 Nghị định này;

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có báo cáo thẩm định, nếu đủ điều kiện thì Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định công nhận tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài được hoạt động tại Việt Nam; nêu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục và nêu rõ lý do.

Quyết định công nhận tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài được hoạt động tại Việt Nam (theo Mẫu số 08 Phụ lục IV kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

5. Trong quá trình hoạt động, nếu tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài có nhu cầu điều chỉnh, bổ sung đối tượng, phạm vi hoạt động thì đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định công nhận điều chỉnh, bổ sung. Hồ sơ, trình tự đề nghị quyết định công nhận điều chỉnh, bổ sung thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.

Điều 114. Thu hồi quyết định công nhận tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài hoạt động tại Việt Nam

1. Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài bị thu hồi quyết định công nhận hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục tại Việt Nam khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có hành vi gian lận để được công nhận hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục tại Việt Nam;

b) Cố ý thực hiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trái nguyên tắc theo quy định dẫn đến việc công nhận kết quả kiểm định chất lượng giáo dục không đúng với thực tế;

c) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thu hồi quyết định công nhận tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

3. Trình tự thực hiện:

a) Khi phát hiện tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài vi phạm một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập đoàn kiểm tra, tổ chức kiểm tra đánh giá mức độ vi phạm và lập biên bản kiểm tra, thông báo cho tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục về hành vi vi phạm;

b) Căn cứ vào mức độ vi phạm, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét thu hồi quyết định công nhận tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Quyết định thu hồi quyết định công nhận tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài hoạt động tại Việt Nam (theo Mẫu số 08 Phụ lục IV kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Chương VIII

KINH DOANH DỊCH VỤ TƯ VẤN DU HỌC

Điều 115. Tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học

1. Tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học gồm:

a) Doanh nghiệp, chi nhánh của doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp;

b) Các đơn vị sự nghiệp có chức năng kinh doanh dịch vụ tư vấn du học;

c) Tổ chức giáo dục nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

2. Kinh doanh dịch vụ tư vấn du học bao gồm:

a) Giới thiệu, tư vấn thông tin về chính sách giáo dục của các quốc gia và vùng lãnh thổ; tư vấn lựa chọn trường học, khóa học, ngành nghề và trình độ phù hợp với khả năng và nguyện vọng của người học;

b) Tổ chức quảng cáo, hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển lãm về du học theo quy định của pháp luật;

c) Tổ chức chiêu sinh, tuyển sinh du học;

d) Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng cần thiết cho công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập;

đ) Tổ chức đưa công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập, đưa cha mẹ hoặc người giám hộ tham quan nơi đào tạo ở nước ngoài theo quy định của pháp luật;

e) Các hoạt động khác liên quan đến kinh doanh dịch vụ tư vấn du học.

Điều 116. Điều kiện kinh doanh dịch vụ tư vấn du học

1. Có trụ sở hoạt động ổn định, cơ sở vật chất, trang thiết bị để tổ chức hoạt động tư vấn du học; tài liệu giới thiệu, tư vấn thông tin về chính sách giáo dục của các quốc gia và vùng lãnh thổ; tài liệu tư vấn thông tin về trường học, khóa học, ngành nghề và trình độ đào tạo.

2. Có đội ngũ nhân viên trực tiếp tư vấn du học đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Có trình độ đại học trở lên; có năng lực sử dụng ít nhất một ngoại ngữ từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và tương đương;

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học theo quy định.

Điều 117. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học

1. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học.

2. Hồ sơ gồm:

a) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học (theo Mẫu số 07 Phụ lục IV kèm theo Nghị định này);

b) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

c) Bản sao văn bản pháp lý chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc hợp đồng thuê địa điểm của tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học.

3. Trình tự thực hiện:

a) Tổ chức quy định tại khoản 1 Điều 115 Nghị định này gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Sở Giáo dục và Đào tạo nơi triển khai hoạt động kinh doanh dịch vụ tư vấn du học;

b) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định, lập báo cáo thẩm định để đánh giá tình hình đáp ứng các quy định tại Điều 116 Nghị định này;

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có báo cáo thẩm định, nếu đủ điều kiện thì Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học và nêu rõ lý do.

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học (theo Mẫu số 09 Phụ lục IV kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học có thời hạn không quá 05 năm, có thể được gia hạn và mỗi lần gia hạn không quá 05 năm. Việc gia hạn giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học phải thực hiện trong thời hạn 06 tháng trước ngày hết hiệu lực.

4. Trong quá trình hoạt động, tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh, bổ sung, gia hạn giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học. Hồ sơ, trình tự điều chỉnh, bổ sung, gia hạn giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học thực hiện như quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Điều 118. Đình chỉ kinh doanh dịch vụ tư vấn du học

1. Tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ tư vấn du học khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Gian lận để được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học;

b) Trong quá trình hoạt động không bảo đảm điều kiện quy định tại Điều 116 Nghị định này;

c) Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ;

d) Cho thuê hoặc cho mượn giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học;

đ) Không thực hiện trách nhiệm của tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học theo quy định;

e) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

2. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định đình chỉ kinh doanh dịch vụ tư vấn du học.

3. Trình tự thực hiện:

a) Khi phát hiện tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập đoàn kiểm tra; tổ chức kiểm tra đánh giá mức độ vi phạm và lập biên bản kiểm tra; thông báo cho tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học về hành vi vi phạm;

b) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày thông báo cho tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học về hành vi vi phạm, căn cứ vào mức độ vi phạm, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định đình chỉ kinh doanh dịch vụ tư vấn du học.

Quyết định đình chỉ kinh doanh dịch vụ tư vấn du học (theo Mẫu số 08 Phụ lục IV kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;

c) Trong thời hạn bị đình chỉ, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học thông báo bằng văn bản kèm theo minh chứng cho Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học được hoạt động trở lại và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Điều 119. Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học

1. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học.

2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học bị chấm dứt hoạt động theo quy định pháp luật;

b) Trong thời gian bị đình chỉ hoạt động, tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học vẫn tiếp tục hoạt động kinh doanh dịch vụ tư vấn du học;

c) Hết thời hạn đình chỉ mà tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ;

d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

3. Trình tự thực hiện:

a) Khi phát hiện tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học vi phạm một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập đoàn kiểm tra; tổ chức kiểm tra đánh giá mức độ vi phạm và lập biên bản kiểm tra; thông báo cho tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học về hành vi vi phạm;

b) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày thông báo cho tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học về hành vi vi phạm, căn cứ vào mức độ vi phạm, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo xem xét thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học.

Quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học (theo Mẫu số 08 Phụ lục IV kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Chương IX

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 120. Điều khoản chuyển tiếp

1. Các cơ sở giáo dục, tổ chức, cá nhân đã được cho phép hoạt động; các cơ sở giáo dục đã được thành lập và cho phép hoạt động giáo dục trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì không phải đề nghị cho phép hoạt động lại.

2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã gửi hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền đề nghị được đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục theo quy định tại Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 135/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ) trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì không phải bổ sung hồ sơ theo quy định tại Nghị định này.

3. Các tổ chức đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học trước ngày Nghị định này có hiệu lực mà không quy định thời hạn, Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện rà soát hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học theo quy định tại Nghị định này.

4. Các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục của Việt Nam đã được thành lập và cho phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì không phải đề nghị cho phép hoạt động lại, nhưng phải rà soát, điều chỉnh để đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 106 và Điều 108 Nghị định này, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo trong thời hạn 01 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.

5. Các trường hợp đã được phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập trường đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học trước ngày Nghị định này có hiệu lực mà chưa hết thời hạn 03 năm theo quy định tại Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 135/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ) thì được áp dụng thời hạn 05 năm theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 95 và điểm d khoản 4 Điều 99 Nghị định này. Thời gian áp dụng được tính từ ngày văn bản phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập trường đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học được ký ban hành.

Điều 121. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 11 năm 2024.

2. Nghị định này thay thế Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và Nghị định số 135/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

Điều 122. Trách nhiệm thi hành

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KGVX (2b).

TM. CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Lê Thành Long

PHỤ LỤC I

MẪU VĂN BẢN ĐỐI VỚI CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON, CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG, TRƯỜNG CHUYÊN BIỆT, CƠ SỞ GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
(Kèm theo Nghị định số 125/2024/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2024 của Chính phủ)

I. Mẫu văn bản đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập, cho phép hoạt động giáo dục, sáp nhập, chia, tách, giải thể cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường chuyên biệt, cơ sở giáo dục thường xuyên

Mẫu số 01

Tờ trình đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục

Mẫu số 02

Đề án thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục

Mẫu số 03

Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động giáo dục

Mẫu số 04

Tờ trình đề nghị sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục

Mẫu số 05

Đề án sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục

Mẫu số 06

Tờ trình đề nghị giải thể cơ sở giáo dục

Mẫu số 07

Đề án giải thể cơ sở giáo dục

Mẫu số 08

Tờ trình đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập dân lập, tư thục

Mẫu số 09

Tờ trình đề nghị cho phép thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học

II. Mẫu quyết định của cơ quan có thẩm quyền

Mẫu số 10

Quyết định của cơ quan có thẩm quyền (về việc thành lập hoặc cho phép thành lập, cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục, sáp nhập, chia, tách, giải thể cơ sở giáo dục; thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập; cho phép cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học)

Mẫu số 01. Tờ trình đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục

….(1)….
….(2)….
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …../….-…..
V/v đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập ….(3)….

……., ngày … tháng … năm ……

Kính gửi: ...........(4)...........

1. Thông tin về cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục: .......................................................

2. Lý do đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục:

..............................................................................................................................

3. Thông tin về cơ sở giáo dục đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập:

- Tên cơ sở giáo dục: ...............................................................................................

- Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (nếu có): ...................................................

- Địa chỉ trụ sở: ................................(5)...............................

- Số điện thoại:....................................................... Fax:.............................................

- Website (nếu có):......................................................... Email:....................................

4. Chức năng, nhiệm vụ của ................................(3)...............................

5. Dự kiến quy mô tuyển sinh: .......................................................

(Kèm theo Đề án thành lập hoặc cho phép thành lập ...........(3)...........)

Đề nghị ...........(4)........... xem xét, quyết định.


Nơi nh
ận:
- ……..;
- ……..

QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (6)
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) của cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục.

(2) Tên cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục. Trường hợp là cá nhân không ghi nội dung ở mục này.

(3) Tên cơ sở giáo dục.

(4) Người có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục.

(5) Địa điểm dự kiến đặt cơ sở giáo dục (số nhà, đường/phố, xã/phường/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố).

(6) Quyền hạn, chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục. Trường hợp là cá nhân không phải đóng dấu.

Mẫu số 02. Đề án thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

……., ngày … tháng … năm ……

ĐỀ ÁN
THÀNH LẬP HOẶC CHO PHÉP THÀNH LẬP ...(1)...

I. SỰ CẦN THIẾT THÀNH LẬP HOẶC CHO PHÉP THÀNH LẬP (1)

1. Căn cứ pháp lý xây dựng đề án.

2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội và sự phù hợp với quy hoạch của địa phương hoặc lĩnh vực.

3. Nhu cầu giáo dục .......(2)……. tại địa phương, khu vực.

II. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐỀ NGHỊ THÀNH LẬP HOẶC CHO PHÉP THÀNH LẬP

1. Tên của cơ sở giáo dục: .......................................................

2. Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (nếu có):..........................................................

3. Địa chỉ trụ sở: ................................(3)...............................

- Số điện thoại:........................................................ Fax: ……………………………………

- Website (nếu có):........................................................... Email:.................................

4. Họ và tên người dự kiến làm hiệu trưởng hoặc giám đốc trung tâm:..................................... (kèm theo: sơ yếu lý lịch)

III. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ GIÁO DỤC

1. Mục tiêu của cơ sở giáo dục:......................................................... (4)......................

2. Chức năng, nhiệm vụ của cơ sở giáo dục:...................................... (5)......................

IV. CHƯƠNG TRÌNH, NỘI DUNG GIÁO DỤC

1. Chương trình, nội dung giáo dục: ................................(6)...............................

2. Các nội dung tích hợp (nếu có): ................................(7)..................................

3. Kế hoạch, lộ trình triển khai thực hiện chương trình:...................................................

4. Tài liệu giảng dạy và học tập: .......................................................

V. ĐẤT ĐAI, CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ

1. Thông tin về khu đất dự kiến xây dựng cơ sở giáo dục (nếu có):................................

2. Cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị giảng dạy và học tập:.......................................

3. Phương tiện, học liệu tham khảo và các điều kiện khác:.............................................

4. Các điều kiện đảm bảo quy định về phòng cháy chữa cháy: ...........(8).............

5. Hệ thống hồ sơ, sổ sách: ................................(9)..............................................

VI. TỔ CHỨC BỘ MÁY

1. Thông tin về đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo và người lao động của cơ sở giáo dục (Kèm theo: danh sách trích ngang và sơ yếu lý lịch của đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo và người lao động).

2. Dự kiến đối tượng, quy mô tuyển sinh theo từng năm học/chương trình đào tạo, bồi dưỡng.

VII. NGUỒN LỰC VÀ TÀI CHÍNH

1. Vốn đầu tư: Kế hoạch vốn đầu tư phải phù hợp với quy mô dự kiến của từng giai đoạn. Đối với cơ sở giáo dục tư thục phải có phương án huy động vốn và cân đối vốn theo từng giai đoạn để duy trì hoạt động của nhà trường.

2. Cơ chế quản lý thu, chi học phí: Dự kiến các khoản thu, chi trong từng năm học/chương trình đào tạo, bồi dưỡng.

VIII. PHƯƠNG HƯỚNG CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ GIÁO DỤC

1. Kế hoạch và tiến độ xây dựng cơ sở vật chất.

2. Kế hoạch và tiến độ mua sắm thiết bị, phương tiện tổ chức thực hiện chương trình giáo dục.

3. Kế hoạch và tiến độ tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý.

4. Kế hoạch và tiến độ phát triển chương trình, nội dung giảng dạy.

5. Kế hoạch và tiến độ sử dụng nguồn vốn thực hiện đề án.

IX. CAM KẾT KẾ THỪA CÁC QUYỀN, NGHĨA VỤ VÀ TRÁCH NHIỆM

(Chỉ áp dụng trong trường hợp trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học chuyển địa điểm hoạt động giáo dục)

1. Nghĩa vụ, trách nhiệm bảo đảm quyền lợi của nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên và người lao động.

2. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm về tài chính, tài sản, cơ sở vật chất, thiết bị, đất đai.

3. Nghĩa vụ, trách nhiệm bảo đảm quyền lợi của người học.

4. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm khác (nếu có).

(11)
(Ký tên, đóng d
ấu, ghi rõ họ tên)

(10)
(Ký tên, đóng d
ấu, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Tên cơ sở giáo dục.

(2) Ghi rõ cấp học.

(3) Địa điểm dự kiến đặt cơ sở giáo dục (số nhà, đường/phố, xã/phường/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố).

(4) Mô tả cụ thể mục tiêu của cơ sở giáo dục.

(5) Mô tả cụ thể chức năng, nhiệm vụ của cơ sở giáo dục theo các quy định hiện hành.

(6) Mô tả nội dung phát triển chương trình giáo dục theo quy định hiện hành.

(7) Mô tả cụ thể nội dung chương trình tích hợp (nếu có).

(8) Thiết kế cơ sở vật chất, trang thiết bị tối thiểu, phương án phòng cháy chữa cháy.

(9) Các hồ sơ sổ sách theo quy định đối với nhà trường, tổ chuyên môn, tổ văn phòng, giáo viên.

(10) Quyền hạn, chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập/cho phép thành lập cơ sở giáo dục. Trường hợp là cá nhân không phải đóng dấu.

(11) Phê duyệt của người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp (nếu có) của cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập/cho phép thành lập cơ sở giáo dục.

Mẫu số 03. Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động giáo dục

….(1)….
….(2)….
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …../TTr-…..
V/v đề nghị ………………..

……., ngày … tháng … năm ……

Kính gửi: ..................(3)......................

1. Tên cơ sở giáo dục:............................................................................ (2)................

Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (nếu có):.............................................................

2. Địa chỉ trụ sở chính:............................................................................ (4)................

- Số điện thoại: ....................................., Fax: ……………………………………

- Website: …………………………………………., Email: …………………………………

3. Quyết định thành lập, cho phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: [Tên loại văn bản, số hiệu, ngày, tháng, năm ban hành, cơ quan ban hành, trích yếu của văn bản].

4. Nội dung đăng ký hoạt động giáo dục:......................................................................

5. Tình hình đáp ứng các điều kiện cho phép hoạt động giáo dục:

- Danh mục cơ sở vật chất đáp ứng các điều kiện theo quy định.

- Chương trình giáo dục, kế hoạch giáo dục, tài liệu giảng dạy và học tập đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục theo quy định.

- Danh sách cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên/huấn luyện viên và người lao động, trong đó ghi rõ trình độ chuyên môn được đào tạo (Kèm theo hợp đồng làm việc đã được ký giữa nhà trường với từng cán bộ quản lý, giáo viên/huấn luyện viên, người lao động).

- Đất đai: .......................................................................................................

- Tài chính:...................................................................................................................

(Kèm theo các minh chứng:...........................................................................)

.........(2) ......... cam kết thực hiện đúng quy định của pháp luật về giáo dục và quy định của pháp luật có liên quan.


Nơi nh
ận:
- ……..;
- ……..

(5)
(Ký tên, đóng d
ấu, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp (nếu có).

(2) Tên cơ sở giáo dục đăng ký hoạt động giáo dục.

(3) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục.

(4) Ghi địa chỉ số nhà, đường/phố, xã/phường/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố.

(5) Chức danh người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Mẫu số 04. Tờ trình đề nghị sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục

….(1)….
….(2)….
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …../….-…..
V/v ….(3)….

……., ngày … tháng … năm ……

Kính gửi: ………………….(4)…………………..

1. Thông tin về cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục: .........

2. Lý do, mục đích sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục................................................

Trường hợp sáp nhập cơ sở giáo dục, báo cáo các thông tin sau:

3. Thông tin về cơ sở giáo dục sáp nhập:

a) Thông tin về cơ sở giáo dục thứ nhất trước khi sáp nhập:

- Tên cơ sở giáo dục:...................................................................................................

- Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (nếu có):...........................................................

- Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………………(5).......................................

- Số điện thoại: ..................................... Fax:..........................................

- Website (nếu có): ............................... Email: …………………………………..

[...]) Thông tin về cơ sở giáo dục thứ... trước khi sáp nhập: Báo cáo các thông tin như mục a nêu trên.

[...]) Thông tin về cơ sở giáo dục sau khi sáp nhập:

- Tên cơ sở giáo dục:...................................................................................................

- Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (nếu có):...........................................................

- Địa chỉ trụ sở chính: ........................................... (5).......................................................

- Số điện thoại:......................................................... Fax:............................................

- Website (nếu có):......................................................... Email:....................................

- Chức năng, nhiệm vụ: ....................................................................................

Trường hợp chia, tách cơ sở giáo dục, báo cáo các thông tin sau:

3. Thông tin về cơ sở giáo dục chia, tách:

a) Tên cơ sở giáo dục trước khi chia, tách:...................................................................

- Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (nếu có): ....................................................

- Địa chỉ trụ sở chính:................................................................... (5)............................

- Số điện thoại: ..................................... Fax:......................................

- Website (nếu có): ......................... Email: …………………………………..

b) Thông tin về cơ sở giáo dục thứ nhất sau khi chia, tách: ………………………………….

- Tên cơ sở giáo dục:...................................................................................................

- Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (nếu có):...........................................................

- Địa chỉ trụ sở chính:.................................................................. (5).............................

- Số điện thoại:............................................................... Fax:......................................

- Website (nếu có):........................................................... Email:..................................

- Chức năng, nhiệm vụ:........................................................ .......................................

c) Thông tin về cơ sở giáo dục thứ... sau khi chia, tách: Báo cáo các thông tin như mục b nêu trên.

(Kèm theo Đề án sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục)

Đề nghị................................ (4)................ xem xét, quyết định.


Nơi nh
ận:
- ……..;
- ……..

QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (6)
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) của cơ quan, tổ chức đề nghị chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục.

(2) Tên cơ quan, tổ chức đề nghị chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục. Trường hợp là cá nhân sở hữu cơ sở giáo dục không ghi nội dung ở mục này.

(3) Ghi rõ đề nghị chia hoặc tách hoặc sáp nhập.

(4) Người có thẩm quyền chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục.

(5) Ghi địa chỉ số nhà, đường/phố, xã/phường/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố.

(6) Quyền hạn, chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục. Trường hợp là cá nhân sở hữu cơ sở giáo dục không phải đóng dấu.

Mẫu số 05. Đề án sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

.........., ngày..... tháng..... năm ....

ĐỀ ÁN ………….....(1).................

Phần thứ nhất

THỰC TRẠNG CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC TRƯỚC KHI SÁP NHẬP, CHIA, TÁCH

Trường hợp sáp nhập cơ sở giáo dục, báo cáo các thông tin sau:

I. CƠ SỞ GIÁO DỤC TRƯỚC KHI SÁP NHẬP

A. CƠ SỞ GIÁO DỤC THỨ NHẤT

1. Thông tin chung

- Tên cơ sở giáo dục:......................................................................................................

- Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (nếu có):................................................................

- Thuộc:................................................................................................................................

- Địa chỉ trụ sở chính:................................................................................ (2).....................

- Số điện thoại:..................................................... Fax:..................................................

- Website (nếu có):...................................................... Email:.............................................

- Quyết định thành lập, cho phép thành lập: [Quyết định số ............./QĐ-.............. ngày, tháng, năm ban hành, cơ quan ban hành, trích yếu của quyết định].

- Quyết định đổi tên, cho phép đổi tên (nếu có): [Quyết định số..../QĐ-.... ngày, tháng, năm ban hành, cơ quan ban hành, trích yếu của từng quyết định].

- Quyết định cho phép hoạt động giáo dục (nếu có): [số hiệu, ngày, tháng, năm cấp; cơ quan cấp].

- Chức năng, nhiệm vụ:....................................................................................................

2. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của cơ sở giáo dục

3. Tổ chức bộ máy (số lượng và trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo và người lao động)

4. Kết quả hoạt động của cơ sở giáo dục (từ khi được phép hoạt động đến trước khi sáp nhập)

5. Số lượng người học tại cơ sở giáo dục (báo cáo theo từng cấp học/chương trình giáo dục)

6. Đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, tài chính, tài sản

[...]. CƠ SỞ GIÁO DỤC THỨ... (Báo cáo thông tin của từng cơ sở trước khi sáp nhập như tại Phần A nêu trên)

Trường hợp chia, tách cơ sở giáo dục, báo cáo các thông tin sau:

I. CƠ SỞ GIÁO DỤC TRƯỚC KHI CHIA, TÁCH

1. Thông tin chung

- Tên cơ sở giáo dục:..........................................................................................................

- Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (nếu có):...............................................................

- Thuộc: ....................................

- Địa chỉ trụ sở chính:................................................................................ (2)....................

- Số điện thoại:............................................................ Fax:.................................................

- Website (nếu có):............................................................. Email:......................................

- Quyết định thành lập, cho phép thành lập: [Quyết định số ............./QĐ-............... ngày, tháng, năm ban hành, cơ quan ban hành, trích yếu của quyết định].

- Quyết định đổi tên, cho phép đổi tên (nếu có): [Quyết định số..../QĐ-.... ngày, tháng, năm ban hành, cơ quan ban hành, trích yếu của từng quyết định].

- Quyết định cho phép hoạt động giáo dục (nếu có): [số hiệu, ngày, tháng, năm cấp, cơ quan cấp].

- Chức năng, nhiệm vụ:..........................................................................................................

2. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của cơ sở giáo dục

3. Tổ chức bộ máy (số lượng và trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo và người lao động)

4. Kết quả hoạt động của cơ sở giáo dục (từ khi được phép hoạt động đến trước khi chia, tách)

5. Số lượng người học tại cơ sở giáo dục (báo cáo theo từng cấp học/chương trình giáo dục)

6. Đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, tài chính, tài sản

II. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Ưu điểm, thuận lợi

2. Hạn chế, khó khăn, vướng mắc

Phần thứ hai

PHƯƠNG ÁN SÁP NHẬP, CHIA, TÁCH

I. SỰ CẦN THIẾT, CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ NGUYÊN TẮC SÁP NHẬP, CHIA, TÁCH,

1. Sự cần thiết

2. Cơ sở pháp lý

3. Nguyên tắc sáp nhập, chia, tách

II. PHƯƠNG ÁN SÁP NHẬP, CHIA, TÁCH,

1. Phạm vi, đối tượng sáp nhập, chia, tách

2. Phương án sáp nhập, chia, tách

a) Phương án bảo đảm quyền lợi của nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên và người lao động trong từng cơ sở giáo dục:

b) Phương án xử lý về tài chính, tài sản, cơ sở vật chất, thiết bị, đất đai:

c) Phương án bảo đảm quyền lợi của người học:

d) Phương án đối với các nội dung không thuộc phạm vi, đối tượng sáp nhập, chia, tách

3. Kế hoạch, thời gian dự kiến, lộ trình thực hiện việc sáp nhập, chia, tách, cơ sở giáo dục

4. Thủ tục và thời gian chuyển đổi tài sản, chuyển đổi vốn góp

Phần thứ ba

THÔNG TIN VỀ CƠ SỞ GIÁO DỤC SAU KHI SÁP NHẬP, CHIA, TÁCH
(Báo cáo về từng cơ sở giáo dục sau khi sáp nhập, chia, tách)

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên cơ sở giáo dục: ................................................................................

Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (nếu có):.................................................................

2. Thuộc: ....................................................................................................

3. Địa chỉ trụ sở chính: .....................................(2).....................................

4. Số điện thoại:.......................................................... Fax:................................................

Website (nếu có): ................................................ Email:...............................................

5. Chức năng, nhiệm vụ:.....................................................................................................

6. Họ và tên người dự kiến làm hiệu trưởng trường/giám đốc trung tâm:

II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ GIÁO DỤC

1. Mục tiêu của cơ sở giáo dục:........................................................................................

2. Chức năng, nhiệm vụ của cơ sở giáo dục:.....................................................................

III. CHƯƠNG TRÌNH, NỘI DUNG GIÁO DỤC

1. Chương trình, nội dung giáo dục:...................................................................................

2. Các nội dung tích hợp (nếu có):.....................................................................................

3. Kế hoạch/lộ trình triển khai thực hiện chương trình:.......................................................

4. Tài liệu giảng dạy và học tập:..........................................................................................

IV. ĐẤT ĐAI, CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ

1. Đất đai: …………………………………………………………………………………………..

2. Cơ sở vật chất, thiết bị để tổ chức thực hiện chương trình giáo dục:

……………………………………………………………………………………………………….

3. Phương tiện, học liệu tham khảo và các điều kiện khác: ...............................................

4. Các điều kiện đảm bảo quy định về phòng cháy chữa cháy: .............................

5. Hệ thống hồ sơ, sổ sách: .....................................................................................

V. TỔ CHỨC BỘ MÁY

1. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý để tổ chức thực hiện chương trình giáo dục: .........

(Kèm theo: danh sách trích ngang và sơ yếu lý lịch của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý)

2. Dự kiến đối tượng, quy mô tuyển sinh theo từng năm học: .........................

VI. NGUỒN LỰC VÀ TÀI CHÍNH

1. Vốn đầu tư: Kế hoạch vốn đầu tư phải phù hợp với quy mô dự kiến của từng giai đoạn. Đối với cơ sở giáo dục tư thục phải có phương án huy động vốn và cân đối vốn theo từng giai đoạn để duy trì hoạt động của nhà trường.

2. Cơ chế quản lý thu, chi học phí: Dự kiến các khoản thu, chi trong từng năm học.

Phần thứ tư
TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN (3)

………………………………………………………………………………………………………

II. TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN ĐỀ ÁN CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ CÓ LIÊN QUAN (4)

……………………………………………………………………………………………………………

Phần thứ năm

HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI

1. Về kinh tế.

2. Về xã hội, môi trường.

3. Tính bền vững của đề án.

(6)
(Ký tên, đóng d
ấu, ghi rõ họ tên)

(5)
(Ký tên, đóng d
ấu, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Ghi [sáp nhập, chia, tách] + [tên cơ sở giáo dục đề nghị sáp nhập, chia, tách].

(2) Ghi địa chỉ số nhà, đường/phố, xã/phường/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố.

(3) Nêu rõ tiến độ, thời gian tổ chức thực hiện đề án sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục.

(4) Quy định rõ trách nhiệm tổ chức thực hiện đề án sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục của các cơ quan, đơn vị có liên quan.

(5) Quyền hạn, chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục. Trường hợp là cá nhân sở hữu cơ sở giáo dục không phải đóng dấu.

(6) Chức danh người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp (nếu có).

Mẫu số 06. Tờ trình đề nghị giải thể cơ sở giáo dục

….(1)….
….(2)….
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …../….-…..
V/v đề nghị ….(3)….

……., ngày … tháng … năm ……

Kính gửi:...............(4).....................

1. Thông tin về cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị giải thể cơ sở giáo dục: ...

2. Đề nghị giải thể:............................................. (3).............................................................

3. Thông tin về cơ sở giáo dục đề nghị giải thể:

a) Tên cơ sở giáo dục:.........................................................................................................

Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (nếu có):..................................................................

b) Thuộc: ..............................

c) Địa chỉ trụ sở chính:.........................................................................................................

d) Số điện thoại:..................................................... ,.. Fax:..................................................

Website:........................................................ Email:............................................................

đ) Quyết định thành lập, cho phép thành lập: [Quyết định số ................/QĐ-.......... ngày, tháng, năm ban hành, cơ quan ban hành, trích yếu của quyết định].

e) Quyết định đổi tên, cho phép đổi tên (nếu có): [Quyết định số..../QĐ-.... ngày, tháng, năm ban hành, cơ quan ban hành, trích yếu của từng quyết định].

g) Quyết định cho phép hoạt động giáo dục (nếu có): [số hiệu, ngày, tháng, năm cấp, cơ quan cấp].

4. Lý do giải thể cơ sở giáo dục: ....................................................................

5. Phương án giải thể cơ sở giáo dục:

a) Phương án giải quyết tài sản.

b) Phương án bảo đảm quyền lợi của người học.

c) Phương án bảo đảm quyền lợi của nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên và người lao động.

d) Phương án thực hiện nghĩa vụ về tài chính.

đ) Phương án xử lý các vấn đề khác (nếu có).

Đề nghị …………(4)............. xem xét, quyết định.


Nơi nh
ận:
- ……..

(5)
(Ký tên, đóng d
ấu, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) của cơ quan, tổ chức đề nghị giải thể cơ sở giáo dục.

(2) Tên cơ quan, tổ chức đề nghị giải thể cơ sở giáo dục. Trường hợp là cá nhân sở hữu cơ sở giáo dục không ghi nội dung ở mục này.

(3) Ghi rõ đề nghị giải thể [tên cơ sở giáo dục].

(4) Người có thẩm quyền giải thể cơ sở giáo dục.

(5) Quyền hạn, chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị giải thể cơ sở giáo dục. Trường hợp là cá nhân sở hữu cơ sở giáo dục không phải đóng dấu.

Mẫu số 07. Đề án giải thể cơ sở giáo dục

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

........., ngày..... tháng.... năm....

ĐỀ ÁN

GIẢI THỂ................... (1)

Phần thứ nhất

THỰC TRẠNG CƠ SỞ GIÁO DỤC

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên cơ sở giáo dục:.................. ......................................................................................

Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (nếu có):..................................................................

2. Thuộc: …………………………………………………………………………………………

3. Địa chỉ trụ sở chính:......................................................................... (2)..........................

4. Số điện thoại: ………………………………, Fax: .................................................

Website:....................................................... , Email:...........................................................

5. Quyết định thành lập, cho phép thành lập: [Quyết định số .........../QĐ-................ ngày, tháng, năm ban hành, cơ quan ban hành, trích yếu của quyết định].

6. Quyết định đổi tên, cho phép đổi tên (nếu có): [Quyết định số .........../QĐ-.......... ngày, tháng, năm ban hành, cơ quan ban hành, trích yếu của từng quyết định].

7. Quyết định cho phép hoạt động giáo dục (nếu có): [số hiệu, ngày, tháng, năm cấp, cơ quan cấp].

8. Chức năng, nhiệm vụ:.......................................................................................................

II. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

1. Cơ cấu tổ chức

2. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý

3. Kết quả hoạt động của cơ sở giáo dục (từ khi được phép hoạt động đến trước khi giải thể)

4. Số lượng người học tại cơ sở giáo dục tại thời điểm đề nghị giải thể (báo cáo theo từng cấp học/chương trình giáo dục)

5. Đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, tài chính, tài sản

………………………………………………………………………………………………………

III. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Ưu điểm, thuận lợi

2. Hạn chế, khó khăn, vướng mắc

Phần thứ hai

PHƯƠNG ÁN GIẢI THỂ + [TÊN CƠ SỞ GIÁO DỤC]

I. LÝ DO GIẢI THỂ CƠ SỞ GIÁO DỤC

II. PHƯƠNG ÁN GIẢI THỂ CƠ SỞ GIÁO DỤC

1. Phương án giải quyết tài sản.

2. Phương án bảo đảm quyền lợi của người học.

3. Phương án bảo đảm quyền lợi của nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên và người lao động.

4. Phương án thực hiện nghĩa vụ về tài chính.

5. Phương án xử lý các vấn đề khác (nếu có).

Phần thứ ba

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN (3)

II. TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN ĐỀ ÁN GIẢI THỂ CƠ SỞ GIÁO DỤC CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ CÓ LIÊN QUAN (4)

(6)
(Ký tên, đóng d
ấu, ghi rõ họ tên)

(5)
(Ký tên, đóng d
ấu, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Ghi rõ loại hình và tên cơ sở giáo dục.

(2) Ghi địa chỉ số nhà, đường/phố, xã/phường/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố.

(3) Nêu rõ tiến độ, thời gian thực hiện đề án giải thể cơ sở giáo dục.

(4) Quy định rõ trách nhiệm tổ chức thực hiện đề án giải thể cơ sở giáo dục của các cơ quan, đơn vị có liên quan.

(5) Quyền hạn, chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị giải thể cơ sở giáo dục. Trường hợp là cá nhân sở hữu cơ sở giáo dục không phải đóng dấu.

(6) Chức danh người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp (nếu có).

Mẫu số 08. Tờ trình đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập dân lập, tư thục

….….
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …../….
V/v đề nghị …….

……., ngày … tháng … năm ……

Kính gửi: ................(1).................

1. Thông tin về tổ chức, cá nhân đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập dân lập, tư thục: .............................................

2. Thông tin về cơ sở giáo dục mầm non độc lập dân lập, tư thục đề nghị cho phép thành lập:

- Tên cơ sở giáo dục mầm non độc lập:..............................................................................

- Địa chỉ: ………………………………………(2).......................................

- Điện thoại:...........................................................................................................................

3. Chức năng, nhiệm vụ: ………………………………………(3).......................................

4. Quy mô của cơ sở giáo dục mầm non độc lập:.......................................... (4)..................

5. Cơ sở vật chất, thiết bị:...................................................... (5)...........................................

6. Cơ cấu tổ chức:............................................................... (6).............................................

7. Tài chính: ………………………………………(7).......................................

8. Chương trình giáo dục mầm non: Có kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ em và thực đơn cho trẻ nếu có tổ chức ăn bán trú kèm theo.

Kính đề nghị ............................... xem xét và phê duyệt.


Nơi nh
ận:
- ……..;
- ……..

QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (8)
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Người có thẩm quyền cho phép thành lập và cho phép hoạt động giáo dục cơ sở giáo dục mầm non độc lập.

(2) Ghi địa chỉ số nhà, đường/phố, xã/phường/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố.

(3) Ghi rõ chức năng, nhiệm vụ của cơ sở giáo dục mầm non độc lập.

(4) Ghi rõ tổng số và loại nhóm/lớp, tổng số trẻ phân theo lứa tuổi.

(5) Ghi rõ khối công trình (nhà riêng ghi rõ mấy tầng sử dụng, chung cư ghi rõ tầng sử dụng); số phòng chăm sóc trẻ, diện tích mỗi phòng, diện tích bình quân/trẻ; diện tích nhà vệ sinh, bếp (nếu tổ chức ăn bán trú); diện tích chỗ chơi cho trẻ; hệ thống phòng cháy chữa cháy; trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi, học liệu, tài liệu theo quy định.

(6) Ghi rõ số lượng, trình độ của đội ngũ quản lý chuyên môn, giáo viên và nhân viên (kèm theo Hợp đồng làm việc đã được ký giữa tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập với đội ngũ quản lý chuyên môn, giáo viên, nhân viên của cơ sở giáo dục mầm non độc lập).

(7) Ghi rõ từng nguồn vốn bảo đảm hoạt động của cơ sở giáo dục mầm non độc lập và số vốn tương ứng với từng nguồn; kế hoạch sử dụng vốn.

(8) Quyền hạn, chức vụ của người đứng đầu tổ chức, cá nhân đề nghị cho phép thành lập và cho phép hoạt động giáo dục cơ sở giáo dục mầm non độc lập. Trường hợp là cá nhân không phải đóng dấu.

Mẫu số 09. Tờ trình đề nghị cho phép thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học

….(1)….
….(2)….
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …../TTr-…..
V/v đề nghị ……….

……., ngày … tháng … năm ……

Kính gửi: .............................(3) ......................

1. Tên cơ sở giáo dục: ...................... ...................... (2) ...................... ......................

Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (nếu có) ...................... .........................................

2. Địa chỉ trụ sở chính: ...................... ...................... ...................... (4) ............................

- Số điện thoại: …………………………………., Fax: ………………………………………

- Website: ……………………………………….., Email: ……………………………………

3. Quyết định thành lập, cho phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: [Tên loại văn bản, số hiệu, ngày, tháng, năm ban hành, cơ quan ban hành, trích yếu của văn bản].

4. Quyết định cho phép hoạt động giáo dục: [Tên loại văn bản, số hiệu, ngày, tháng, năm ban hành, cơ quan ban hành, trích yếu của văn bản].

5. Các điều kiện bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học: …………………………………(5).......................................

6........................ (2).............. cam kết thực hiện đúng quy định của pháp luật về giáo dục và quy định của pháp luật có liên quan.


Nơi nh
ận:
- ……..
- ……..

(6)
(Ký tên, đóng d
ấu, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp (nếu có).

(2) Tên cơ sở giáo dục đề nghị thực hiện chương trình.

(3) Cơ quan có thẩm quyền cho phép thực hiện chương trình giáo dục cấp tiểu học.

(4) Ghi địa chỉ số nhà, đường/phố, xã/phường/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố.

(5) Ghi rõ số lượng, trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên (kèm theo bản sao văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách cơ sở giáo dục); danh mục phòng học, thiết bị, tài liệu giảng dạy và học tập.

(6) Chức danh người đứng đầu cơ sở giáo dục đề nghị thực hiện chương trình.

Mẫu số 10. Quyết định của cơ quan có thẩm quyền (thành lập hoặc cho phép thành lập/cho phép hoạt động giáo dục/đình chỉ hoạt động giáo dục/sáp nhập, chia, tách, giải thể cơ sở giáo dục; thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập; cho phép cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học)

….(1)….
….(2)….
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

Số: …../QĐ-…..

……., ngày … tháng … năm ……

QUYẾT ĐỊNH

Về việc (3) 1

THẨM QUYỀN BAN HÀNH .............(4)………….

Căn cứ........................................................ (5)................................................................. ;

Căn cứ............................................................................................................................... ;

Theo đề nghị của................................................................................................................

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. …………………………………………….…(6)....................................................

Điều ……………………………………………………………………………………………

Điều ……………………………………………………………………………………………


Nơi nh
ận:
- Như Điều …..;
- ……..;
- Lưu: VT, (7) A.xx (8)

QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có).

(2) Tên cơ quan ban hành quyết định.

(3) Trích yếu nội dung quyết định.

(4) Chức vụ của người đứng đầu cơ quan ban hành quyết định.

(5) Các căn cứ pháp lý để ban hành quyết định (văn bản thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan ban hành quyết định; các văn bản pháp lý liên quan trực tiếp đến vấn đề giải quyết trong nội dung quyết định..)

(6) Nội dung quyết định (trường hợp đình chỉ hoạt động giáo dục phải nêu rõ lý do đình chỉ, thời hạn đình chỉ, biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên trong cơ sở giáo dục; trường hợp sáp nhập, chia, tách phải nêu rõ lý do, phương án giải quyết các vấn đề tài chính, tài sản và biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên trong cơ sở giáo dục; trường hợp giải thể phải nêu rõ lý do giải thể, phương án giải quyết các vấn đề về tài chính, tài sản và biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên trong cơ sở giáo dục).

(7) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo và số lượng bản lưu (nếu cần).

(8) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).

__________________________

1 Đối với cơ sở giáo dục mầm non độc lập, cơ sở giáo dục thường xuyên và trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập thì quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập đồng thời là quyết định cho phép hoạt động giáo dục.

PHỤ LỤC II

MẪU VĂN BẢN VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM
(Kèm theo Nghị định số 125/2024/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2024 của Chính phủ)

I. MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ THÀNH LẬP HOẶC CHO PHÉP THÀNH LẬP, CHO PHÉP HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC, SÁP NHẬP, CHIA, TÁCH, GIẢI THỂ TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM

Mẫu số 01

Tờ trình đề nghị thành lập trường cao đẳng sư phạm công lập hoặc cho phép thành lập trường cao đẳng sư phạm tư thục

Mẫu số 02

Đề án thành lập trường cao đẳng sư phạm công lập hoặc cho phép thành lập trường cao đẳng sư phạm tư thục

Mẫu số 03

Biên bản về thành viên sáng lập và góp vốn thành lập trường cao đẳng sư phạm tư thục

Mẫu số 04

Tờ trình đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng

Mẫu số 05

Báo cáo tình hình thực hiện cam kết theo đề án thành lập hoặc cho phép thành lập trường

Mẫu số 06

Tờ trình đề nghị sáp nhập, chia, tách trường cao đẳng sư phạm; sáp nhập trường cao đẳng vào trường đại học

Mẫu số 07

Đề án sáp nhập, chia, tách trường cao đẳng sư phạm; sáp nhập trường cao đẳng vào trường đại học

Mẫu số 08

Tờ trình đề nghị giải thể trường cao đẳng sư phạm

Mẫu số 09

Đề án giải thể trường cao đẳng sư phạm

II. MẪU VĂN BẢN CỦA CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN

Mẫu số 10

Quyết định của cơ quan có thẩm quyền

Mẫu số 11

Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng

Mẫu số 01. Tờ trình đề nghị thành lập trường cao đẳng sư phạm công lập hoặc cho phép thành lập trường cao đẳng sư phạm tư thục

….(1)….
….(2)….
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …../….-…..
V/v đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập ….(3)….

……., ngày … tháng … năm ……

Kính gửi: (4)

1. Thông tin về cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường cao đẳng sư phạm công lập hoặc cho phép thành lập trường cao đẳng sư phạm tư thục:

……………………………………………………………………………………………………………

2. Lý do đề nghị thành lập trường cao đẳng sư phạm công lập hoặc cho phép thành lập trường cao đẳng sư phạm tư thục: .........................................................

3. Thông tin về trường cao đẳng sư phạm đề nghị thành lập, cho phép thành lập:

- Tên trường:........................................................................................................................

- Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (nếu có):................................................................

- Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………………(5).......................................

- Địa chỉ địa điểm đào tạo (nếu có): ……………………………(6)..............................

- Số điện thoại:........................................................ Fax:................................................

- Website (nếu có):.......................................................... Email:..........................................

4. Chức năng, nhiệm vụ của .............................(3) ............................................................

5. Dự kiến ngành đào tạo, đối tượng tuyển sinh, quy mô đào tạo:......................................

(Kèm theo Đề án thành lập, cho phép thành lập............(3)...................................... .)

Đề nghị............................................. (4)................................. xem xét, quyết định.


Nơi nh
ận:
- ……..;
- ……..

QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (7)
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) của cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập, cho phép thành lập trường cao đẳng sư phạm.

(2) Tên cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập, cho phép thành lập trường cao đẳng sư phạm. Trường hợp là cá nhân không ghi nội dung ở mục này.

(3) Tên trường cao đẳng sư phạm.

(4) Người có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập trường cao đẳng sư phạm.

(5) Địa điểm dự kiến đặt trụ sở chính của trường cao đẳng sư phạm (số nhà, đường/phố, xã/phường/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố).

(6) Địa điểm dự kiến đặt địa điểm đào tạo (nếu có) của trường cao đẳng sư phạm đề nghị thành lập, cho phép thành lập (số nhà, đường/phố, xã/phường/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố).

(7) Quyền hạn, chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập, cho phép thành lập trường cao đẳng sư phạm. Trường hợp là cá nhân không phải đóng dấu.

Mẫu số 02. Đề án thành lập trường cao đẳng sư phạm công lập hoặc cho phép thành lập trường cao đẳng sư phạm tư thục

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

.........., ngày..... tháng..... năm ....

ĐỀ ÁN
THÀNH LẬP TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM CÔNG LẬP HOẶC
CHO PHÉP THÀNH LẬP TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TƯ THỤC ....(1).....

Phần thứ nhất

SỰ CẦN THIẾT THÀNH LẬP HOẶC CHO PHÉP THÀNH LẬP ………(1)…….

1. Căn cứ pháp lý xây dựng đề án.

2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội hoặc quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm trên địa bàn.

3. Thực trạng nguồn nhân lực và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn hoặc lĩnh vực.

4. Thực trạng công tác giáo dục trên địa bàn hoặc lĩnh vực.

5. Nhu cầu đào tạo....................................... (2)................................. trên địa bàn và các tỉnh lân cận hoặc lĩnh vực.

Phần thứ hai

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO, CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG CỦA ................(1)…………….

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ .......(1)…... ĐỀ NGHỊ THÀNH LẬP HOẶC CHO PHÉP THÀNH LẬP

1. Tên trường cao đẳng sư phạm:......................................................................................

Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (nếu có):..................................................................

2. Địa chỉ trụ sở chính:......................................................................................... (3)..........

3. Cơ quan chủ quản/cơ quan quản lý trực tiếp (nếu có):...................................................

4. Số điện thoại:.................................................. Fax:..........................................................

5. Website:...................................................... Email:..........................................................

6. Họ và tên người dự kiến làm hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm:...........................

(Có sơ yếu lý lịch kèm theo)

7. Chức năng, nhiệm vụ của trường cao đẳng sư phạm:....................................................

II. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

III. DỰ KIẾN QUY MÔ

1. Dự kiến quy mô tuyển sinh

TT

Tên ngành

Thời gian đào tạo

Dự kiến quy mô tuyển sinh

20..

20..

20..

20..

20..

1

TỔNG CỘNG

2. Dự kiến quy mô đào tạo

TT

Tên ngành

Thời gian đào tạo

Dự kiến quy mô đào tạo

20..

20..

20..

20..

20..

1

TỔNG CỘNG

IV. CƠ CẤU TỔ CHỨC

1. Cơ cấu tổ chức của trường cao đẳng sư phạm..................................................................

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm: .........

3. Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị, tổ chức thuộc trường: ................

V. ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM CHO HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM

1. Cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo

- Diện tích đất sử dụng:

+ Đất xây dựng:...............................................................................................................

+ Đất lưu không:.........................................................................................................

- Diện tích xây dựng:

+ Khu hiệu bộ, khu học lý thuyết, khu học thực hành..........................................................

+ Khu phục vụ: Thư viện, thể thao, ký túc xá, nhà ăn, y tế...................................................

+ Các hạng mục khác...

- Danh mục thiết bị, dụng cụ, phương tiện đào tạo (tên, số lượng, năm sản xuất...).

2. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý

a) Số lượng, cơ cấu, trình độ đào tạo, nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ giảng viên theo từng ngành.

b) Số lượng, cơ cấu, trình độ đào tạo của đội ngũ cán bộ quản lý.

3. Chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy cho từng ngành

4. Nguồn vốn và kế hoạch sử dụng vốn để thực hiện đề án

a) Nguồn vốn: Ghi rõ từng nguồn vốn thành lập trường và số vốn tương ứng với từng nguồn.

b) Kế hoạch sử dụng vốn.............................................................................................

[...]) ……………………………………………………………………………………………

Phần thứ ba

KẾ HOẠCH, TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Kế hoạch và tiến độ xây dựng cơ sở vật chất.

2. Kế hoạch và tiến độ mua sắm thiết bị.

3. Kế hoạch và tiến độ tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý.

4. Kế hoạch và tiến độ phát triển chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy.

5. Kế hoạch và tiến độ sử dụng nguồn vốn thực hiện đề án.

Phần thứ tư

HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI

1. Về kinh tế.

2. Về xã hội, môi trường.

3. Tính bền vững của đề án.

(5)
(Ký tên, đóng d
ấu, ghi rõ họ tên)

(4)
(Ký tên, đóng d
ấu, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Tên trường cao đẳng sư phạm.

(2) Ghi rõ “ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng”.

(3) Địa điểm dự kiến đặt trụ sở chính của trường (số nhà, đường/phố, xã/phường/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố).

(4) Quyền hạn, chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường. Trường hợp là cá nhân không phải đóng dấu.

(5) Phê duyệt của người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp của cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường (nếu có).

Mẫu số 03. Biên bản về thành viên sáng lập và góp vốn thành lập trường cao đẳng sư phạm tư thục

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BIÊN BẢN

Về thành viên sáng lập và góp vốn thành lập …..(1)…..

I. THÔNG TIN CƠ BẢN CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TƯ THỤC GÓP VỐN THÀNH LẬP

1. Tên trường cao đẳng sư phạm:............................................... (1) .................................

Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (nếu có): ……………………………………………

2. Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………………………………

3. Số điện thoại:........................................................ Fax: ………………………………………

Website:....................................................... Email:..............................................................

II. DANH SÁCH THÀNH VIÊN SÁNG LẬP VÀ GÓP VỐN THÀNH LẬP TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TƯ THỤC

TT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

CMND/CCCD

Số vốn góp (2)

Ghi chú (3)

1

2

….

Tổng cộng:

Các tài liệu minh chứng kèm theo bao gồm:....................................................... (4)...........

III. DỰ KIẾN CHỦ TỊCH VÀ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CỦA TRƯỜNG

1. Dự kiến Chủ tịch Hội đồng quản trị:..............................................................................

2. Dự kiến thành viên Hội đồng quản trị:.............................................................................

Các thành viên có vốn góp thống nhất cử ………………………….. đại diện đứng tên thành lập trường ………………………………………(1).......................................

Các nội dung trên đã được các thành viên đọc và nhất trí thông qua.

Biên bản được lập thành............................... (5)...............

........, ngày........tháng........năm......
(T
ất cả các thành viên ký ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Tên trường cao đẳng sư phạm tư thục dự kiến thành lập.

(2) Số vốn góp được quy đổi ra Việt Nam đồng.

(3) Ghi rõ số vốn, hình thức đã góp; số vốn, hình thức cam kết sẽ góp.

(4) Các tài liệu minh chứng về việc góp vốn.

(5) Mỗi người góp vốn giữ 01 bản.

Mẫu số 04. Tờ trình đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng/Văn bản đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng

….(1)….
….(2)….
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …../….
V/v …….

……., ngày … tháng … năm ……

Kính gửi: (3)

1. Tên trường cao đẳng sư phạm đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp/Tên trường cao đẳng đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng: ...................................................

Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (nếu có):.................................................................

2. Địa chỉ trụ sở chính:...................................................................... (4)............................

- Số điện thoại:....................................................... , Fax: ...................................................

- Website:........................................................ , Email:.......................................................

- Địa điểm đào tạo khác (nếu có):............................ (4).....................................................

3. Quyết định thành lập, cho phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: [Tên loại văn bản, số hiệu, ngày, tháng, năm ban hành, cơ quan ban hành, trích yếu của văn bản].

4. Nội dung đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp:

a) Tại trụ sở chính:

TT

Tên ngành đào tạo

Mã ngành

Quy mô tuyển sinh/năm

Ghi chú

b) Tại địa điểm đào tạo (nếu có):....................................................... (4)...............................

(Báo cáo theo từng địa điểm đào tạo)

TT

Tên ngành đào tạo

Mã ngành

Quy mô tuyển sinh/năm

Ghi chú

….

5. .............(2)....................... cam kết thực hiện đúng quy định của pháp luật về giáo dục và quy định của pháp luật có liên quan.


Nơi nh
ận:
- ……..;
- ……..

(5)
(Ký tên, đóng d
ấu, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp (nếu có).

(2) Tên cơ sở đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng.

(3) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp ngành giáo dục mầm non trình độ cao đẳng.

(4) Ghi địa chỉ số nhà, đường/phố, xã/phường/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố.

(5) Chức danh người đứng đầu cơ sở đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng.

Mẫu số 05. Báo cáo tình hình thực hiện cam kết theo Đề án thành lập trường cao đẳng sư phạm

….(1)….
….(2)….
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …../BC-….(3)….

……., ngày … tháng … năm ……

BÁO CÁO

Tình hình thực hiện cam kết theo Đề án thành lập trường cao đẳng sư phạm ...

I. THÔNG TIN VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM

1. Tên trường cao đẳng sư phạm:......................................................................................

Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (nếu có):.................................................................

2. Địa chỉ trụ sở chính:........................................................................................................

Địa điểm đào tạo (nếu có):................................................................................................

Số điện thoại: ………………………..……………………….. Fax: .....................................

Website:......................................................................... Email:..........................................

3. Quyết định thành lập, cho phép thành lập số:................................................................

Ngày, tháng, năm cấp:........................................................................................................

4. Cơ quan chủ quản/cơ quan quản lý trực tiếp (nếu có):...................................................

5. Chức năng, nhiệm vụ:......................................................................................................

6. Tổ chức bộ máy:...........................................................................................................

II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CAM KẾT KHI THÀNH LẬP TRƯỜNG

1. Đất đai, cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo:.......................................................................

2. Chương trình đào tạo; giáo trình và tài liệu giảng dạy:....................................................

3. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý:................................................................................

4. Tài chính và tài sản:.........................................................................................................

III. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ

IV. KIẾN NGHỊ


Nơi nh
ận:
- Như trên;
- …………....;
- Lưu: VT, ….

….(3)….
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ và tên)

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan chủ quản (nếu có).

(2) Ghi đúng tên trường cao đẳng sư phạm theo tên trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập.

(3) Quyền hạn, chức vụ của người ký.

Mẫu số 06. Tờ trình đề nghị sáp nhập, chia, tách trường cao đẳng sư phạm; sáp nhập trường cao đẳng vào trường đại học

….(1)….
….(2)….
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …../….-…..
V/v đề nghị ….(3)….

……., ngày … tháng … năm ……

Kính gửi: ……………..(4).....................

1. Thông tin về cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị sáp nhập, chia, tách:...........................

2. Lý do, mục đích sáp nhập, chia, tách..............................................................................

Trường hợp sáp nhập, báo cáo các thông tin sau:

3. Thông tin về cơ sở giáo dục sáp nhập

a) Thông tin về cơ sở giáo dục thứ nhất trước khi sáp nhập

- Tên cơ sở giáo dục:...................................................................................................

- Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (nếu có): ..........................................

- Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………………(5).......................................

- Số điện thoại:.......................................................... Fax: .......................................

- Website (nếu có):..................................................... Email: …………………………………

[...]) Thông tin về cơ sở giáo dục thứ... trước khi sáp nhập: Báo cáo các thông tin như mục a nêu trên.

[...]) Thông tin về cơ sở giáo dục sau khi sáp nhập

- Tên cơ sở giáo dục: .......................................................................................

- Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (nếu có):.................................................................

- Địa chỉ trụ sở chính:................................................................. (5).....................................

- Số điện thoại:.......................................................... Fax:...................................................

- Website (nếu có):..................................................... Email:...............................................

- Chức năng, nhiệm vụ:........................................................................................................

Trường hợp chia, tách, báo cáo các thông tin sau:

3. Thông tin về cơ sở giáo dục chia, tách

a) Tên cơ sở giáo dục trước khi chia, tách:.........................................................................

- Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (nếu có): .............................................

- Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………………(5)..........................................

- Số điện thoại:……………………………………Fax:…………………..

- Website (nếu có)………………………………..Email:…………………

b) Thông tin về cơ sở giáo dục thứ nhất sau khi chia, tách

- Tên cơ sở giáo dục:……………………………………………………….

- Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (nếu có):………………………….

- Địa chỉ trụ sở chính:………………..……….(5)………………………….

- Số điện thoại:……………………………………Fax:……………………..

- Website (nếu có):…………………………….….Email:……………………

- Chức năng, nhiệm vụ:………………………………………………………..

c) Thông tin về cơ sở giáo dục thứ... sau khi chia, tách: Báo cáo các thông tin như mục b nêu trên.

(Kèm theo Đề án sáp nhập, chia, tách trường cao đẳng sư phạm)

Đề nghị…………..(4)…………xem xét, quyết định.


Nơi nh
ận:

- ….
- ……

QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (6)
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) của cơ quan, tổ chức đề nghị chia, tách, sáp nhập.

(2) Tên cơ quan, tổ chức đề nghị chia, tách, sáp nhập. Trường hợp là cá nhân sở hữu cơ sở giáo dục không ghi nội dung ở mục này.

(3) Ghi rõ đề nghị chia hoặc tách hoặc sáp nhập.

(4) Người có thẩm quyền chia, tách, sáp nhập.

(5) Ghi địa chỉ số nhà, đường/phố, xã/phường/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố.

(6) Quyền hạn, chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị chia, tách, sáp nhập. Trường hợp là cá nhân sở hữu trường không phải đóng dấu.

Mẫu số 07. Đề án sáp nhập, chia, tách trường cao đẳng sư phạm; sáp nhập trường cao đẳng vào trường đại học

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

……, ngày…… tháng… năm ….

ĐỀ ÁN
……(1)…..

Phần thứ nhất
THỰC TRẠNG CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC TRƯỚC KHI SÁP NHẬP, CHIA, TÁCH

Trường hợp sáp nhập, báo cáo các thông tin sau:

I. CƠ SỞ GIÁO DỤC TRƯỚC KHI SÁP NHẬP

A. CƠ SỞ GIÁO DỤC THỨ NHẤT

1. Thông tin chung

- Tên cơ sở giáo dục:………………………………………………………..

- Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (nếu có):…………………………..

- Thuộc:……………………………………………………………………..

- Địa chỉ trụ sở chính:…………………………………(2)…………………

- Số điện thoại:……………………………...Fax:………………………….

- Website (nếu có):…………………………….Email:…………………….

- Quyết định thành lập, cho phép thành lập: [Quyết định số…../QĐ-……ngày, tháng, năm ban hành, cơ quan ban hành, trích yếu của quyết định].

- Quyết định đổi tên, cho phép đổi tên (nếu có): [Quyết định số..../QĐ-.... ngày, tháng, năm ban hành, cơ quan ban hành, trích yếu của từng quyết định].

- Quyết định cho phép hoạt động giáo dục (nếu có): [số hiệu, ngày, tháng, năm cấp, cơ quan cấp].

- Chức năng, nhiệm vụ:………………………………………………….

2. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của cơ sở giáo dục

3. Tổ chức bộ máy (số lượng và trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo và người lao động)

4. Kết quả hoạt động của cơ sở giáo dục (từ khi được phép hoạt động đến trước khi sáp nhập)

5. Số lượng người học tại cơ sở giáo dục (báo cáo theo từng ngành, nghề và trình độ đào tạo)

6. Đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, tài chính, tài sản

[...]. CƠ SỞ GIÁO DỤC THỨ... (Báo cáo thông tin của từng cơ sở trước khi sáp nhập như tại Phần A nêu trên)

Trường hợp chia, tách, báo cáo các thông tin sau:

I. CƠ SỞ GIÁO DỤC TRƯỚC KHI CHIA, TÁCH

1. Thông tin chung

- Tên cơ sở giáo dục:…………………………………………………….

- Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (nếu có):……………………….

- Thuộc:………………………………………………………………….

- Địa chỉ trụ sở chính:…………………………(2)……………………..

- Số điện thoại:………………………..Fax:…………………………….

- Website (nếu có): …………………….Email:…………………………

- Quyết định thành lập, cho phép thành lập: [Quyết định số……./QĐ-………ngày, tháng, năm ban hành, cơ quan ban hành, trích yếu của quyết định].

- Quyết định đổi tên, cho phép đổi tên (nếu có): [Quyết định số..../QĐ-.... ngày, tháng, năm ban hành, cơ quan ban hành, trích yếu của từng quyết định].

- Quyết định cho phép hoạt động giáo dục (nếu có): [số hiệu, ngày, tháng, năm cấp, cơ quan cấp].

- Chức năng, nhiệm vụ:……………………………………………………

2. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của cơ sở giáo dục

3. Tổ chức bộ máy (số lượng và trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo và người lao động)

4. Kết quả hoạt động của cơ sở giáo dục (từ khi được phép hoạt động đến trước khi chia, tách)

5. Số lượng người học tại cơ sở giáo dục (báo cáo theo từng ngành, nghề và chương trình đào tạo)

6. Đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, tài chính, tài sản

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Ưu điểm, thuận lợi

2. Hạn chế, khó khăn, vướng mắc

Phần thứ hai

PHƯƠNG ÁN SÁP NHẬP, CHIA, TÁCH

I. SỰ CẦN THIẾT, CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ NGUYÊN TẮC SÁP NHẬP, CHIA, TÁCH,

1. Sự cần thiết

2. Cơ sở pháp lý

3. Nguyên tắc sáp nhập, chia, tách

II. PHƯƠNG ÁN SÁP NHẬP, CHIA, TÁCH

1. Phạm vi, đối tượng sáp nhập, chia, tách

2. Phương án sáp nhập, chia, tách

a) Phương án bảo đảm quyền lợi của nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên và người lao động trong từng cơ sở giáo dục.

b) Phương án xử lý về tài chính, tài sản, cơ sở vật chất, thiết bị, đất đai.

c) Phương án bảo đảm quyền lợi của người học.

d) Phương án đối với các nội dung không thuộc phạm vi, đối tượng sáp nhập, chia, tách.

3. Kế hoạch, thời gian dự kiến, lộ trình thực hiện việc sáp nhập, chia, tách.

4. Thủ tục và thời gian chuyển đổi tài sản, chuyển đổi vốn góp.

Phần thứ ba

THÔNG TIN VỀ CƠ SỞ GIÁO DỤC SAU KHI SÁP NHẬP, CHIA, TÁCH
(Báo cáo về từng cơ sở giáo dục sau khi sáp nhập, chia, tách)

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên cơ sở giáo dục:………………………………………………………

Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (nếu có):……………………………

2. Thuộc:……………………………………………………………………

3. Địa chỉ trụ sở chính:……………………………….(2)………………….

4. Số điện thoại:……………………………Fax:…………………………..

Website (nếu có):……………………………..Email:……………………..

5. Chức năng, nhiệm vụ:……………………………………………………

6. Thông tin về người dự kiến làm hiệu trưởng cơ sở giáo dục:……………

II. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

III. DỰ KIẾN QUY MÔ

1. Dự kiến quy mô tuyển sinh

TT

Tên ngành

Thời gian đào tạo

Dự kiến quy mô tuyển sinh

20..

20..

20..

20..

20..

1

….

TỔNG CỘNG

2. Dự kiến quy mô đào tạo

TT

Tên ngành

Thời gian đào tạo

Dự kiến quy mô đào tạo

20..

20..

20..

20..

20..

1

….

TỔNG CỘNG

IV. CƠ CẤU TỔ CHỨC

1. Cơ cấu tổ chức của cơ sở giáo dục sau khi sáp nhập, chia, tách.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng của cơ sở giáo dục.

3. Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị, tổ chức thuộc cơ sở giáo dục.

V. ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM CHO HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC

1. Cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo

2. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý

3. Chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy cho từng ngành

4. Nguồn vốn và kế hoạch sử dụng vốn để thực hiện đề án

[...])………………………………………………………………………

Phần thứ tư

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN (3)

II. TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN ĐỀ ÁN CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ CÓ LIÊN QUAN (4)

Phần thứ năm

HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI

1. Về kinh tế.

2. Về xã hội, môi trường.

3. Tính bền vững của đề án.

(6)
(Ký tên, đóng d
ấu, ghi rõ họ tên)

(5)
(Ký tên, đóng d
ấu, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Ghi [sáp nhập, chia, tách] + [tên cơ sở giáo dục đề nghị sáp nhập, chia, tách].

(2) Ghi địa chỉ số nhà, đường/phố, xã/phường/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố.

(3) Nêu rõ tiến độ, thời gian tổ chức thực hiện đề án sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục

(4) Quy định rõ trách nhiệm tổ chức thực hiện đề án sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục của các cơ quan, đơn vị có liên quan.

(5) Quyền hạn, chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục. Trường hợp là cá nhân sở hữu cơ sở giáo dục thì không phải đóng dấu.

(6) Chức danh người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp (nếu có).

Mẫu số 08. Tờ trình đề nghị giải thể trường cao đẳng sư phạm

…..(1)……
….(2)…..
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: ……/…..-……
V/v đề nghị …..(3)……..

……, ngày… tháng… năm …..

Kính gửi:…….….(4)…………

Thông tin về cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị giải thể trường cao đẳng sư phạm: ………………………………………………………..

Đề nghị giải thể………[tên trường cao đẳng sư phạm] như sau:

1. Thông tin về trường cao đẳng sư phạm đề nghị giải thể:

a) Tên trường:…………………………………………………………….

Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (nếu có):…………………………..

b) Thuộc:…………………………………………………………………..

c) Địa chỉ trụ sở chính:…………………………………………………….

d) Địa điểm đào tạo (nếu có):………………………………………………..

đ) Số điện thoại:………………………….Fax:……………………………

Website:…………………………………Email:…………………………..

e) Quyết định thành lập, cho phép thành lập: [Quyết định số…../QĐ-….. ngày, tháng, năm ban hành, cơ quan ban hành, trích yếu của quyết định].

g) Quyết định đổi tên, cho phép đổi tên (nếu có): [Quyết định số.../QĐ-... ngày, tháng, năm ban hành, cơ quan ban hành, trích yếu của từng quyết định].

2. Lý do giải thể trường cao đẳng sư phạm:……………………………..

3. Phương án giải thể trường cao đẳng sư phạm:

a) Phương án giải quyết tài sản.

b) Phương án bảo đảm quyền lợi của người học.

c) Phương án bảo đảm quyền lợi của nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên và người lao động.

d) Thực hiện nghĩa vụ về tài chính.

[…])………………………………………………………………………..

Đề nghị…..…….…(4)……….….xem xét, quyết định.


Nơi nh
ận:

- ….
- …….

(5)
(Ký tên, đóng d
ấu, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) của cơ quan, tổ chức đề nghị giải thể trường cao đẳng sư phạm.

(2) Tên cơ quan, tổ chức đề nghị giải thể trường cao đẳng sư phạm. Trường hợp là cá nhân sở hữu trường không ghi nội dung ở mục này.

(3) Ghi rõ đề nghị giải thể [tên trường cao đẳng sư phạm].

(4) Người có thẩm quyền giải thể trường cao đẳng sư phạm.

(5) Quyền hạn, chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị giải thể trường cao đẳng sư phạm. Trường hợp là cá nhân sở hữu trường không phải đóng dấu.

Mẫu số 09. Đề án giải thể trường cao đẳng sư phạm

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

……, ngày..... tháng..... năm ....

ĐỀ ÁN

GIẢI THỂ…………

Phần thứ nhất

THỰC TRẠNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên trường:……………………………………………………………

Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (nếu có):…………………………

2. Thuộc:…………………………………………………………………

3. Địa chỉ trụ sở chính:…………………………….…(1)………………..

4. Địa điểm đào tạo (nếu có):………………….(1)………………………

5. Số điện thoại:………………………., Fax:……………………………

6. Website:……………………………...Email:………………………….

7. Quyết định thành lập, cho phép thành lập: [Quyết định số.../QĐ-... ngày, tháng, năm ban hành, cơ quan ban hành, trích yếu của quyết định].

8. Quyết định đổi tên, cho phép đổi tên (nếu có): [Quyết định số.../QĐ-... ngày, tháng, năm ban hành, cơ quan ban hành, trích yếu của từng quyết định].

9. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp: [số hiệu, ngày, tháng, năm cấp, cơ quan cấp].

10. Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp (nếu có): [số hiệu, ngày, tháng, năm cấp, cơ quan cấp].

11. Chức năng, nhiệm vụ:…………………………………………………

II. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

1. Cơ cấu tổ chức.

2. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý:

a) Số lượng, chất lượng (trình độ đào tạo, nghiệp vụ sư phạm) của đội ngũ nhà giáo.

b) Số lượng, chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý.

3. Kết quả đào tạo trong 03 năm gần nhất (báo cáo theo từng ngành đào tạo).

4. Ngành, số lượng sinh viên đang đào tạo (báo cáo theo từng ngành đào tạo).

5. Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo, tài chính, tài sản

6. ……………………………………………………………………………….

III. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Ưu điểm, thuận lợi

2. Hạn chế, khó khăn, vướng mắc

Phần thứ hai

PHƯƠNG ÁN GIẢI THỂ………………

I. LÝ DO GIẢI THỂ

II. PHƯƠNG ÁN GIẢI THỂ

1. Phương án giải quyết tài sản.

2. Phương án bảo đảm quyền lợi của người học.

3. Phương án bảo đảm quyền lợi của nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên và người lao động.

4. Thực hiện nghĩa vụ về tài chính.

[…]………………………………………………………………………..

Phần thứ ba

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN (2)

II. TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN ĐỀ ÁN GIẢI THỂ CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ CÓ LIÊN QUAN (3)

(5)
(Ký tên, đóng d
ấu, ghi rõ họ tên)

(4)
(Ký tên, đóng d
ấu, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Ghi địa chỉ số nhà, đường/phố, xã/phường/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố.

(2) Nêu rõ tiến độ, thời gian thực hiện đề án giải thể.

(3) Quy định rõ trách nhiệm tổ chức thực hiện đề án giải thể của các cơ quan, đơn vị có liên quan.

(4) Quyền hạn, chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị giải thể. Trường hợp là cá nhân sở hữu trường không phải đóng dấu.

(5) Chức danh người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp.

Mẫu số 10. Quyết định của cơ quan có thẩm quyền1

…..(1)…..
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …../QĐ-…..

…., ngày… tháng… năm…..

QUYẾT ĐỊNH

Về việc………………..

THẨM QUYỀN BAN HÀNH……(2)……

Căn cứ………………………………….(3)..................................................;

Căn cứ......................................................................................................;

Theo đề nghị của………………………………………………………………

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. ………………………………..(5)…………………………….

Điều…………………………………………………………………

Điều... Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày…………………………

Điều………………………………………………………………….


Nơi nh
ận:

- Như Điều …;
- ………;
- Lưu: VT, (5)A.xx(6).

QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan có thẩm quyền ra quyết định.

(2) Chức vụ của người đứng đầu cơ quan ban hành quyết định.

(3) Nêu các căn cứ để ban hành quyết định (văn bản thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức ban hành quyết định; các văn bản pháp lý liên quan trực tiếp đến vấn đề giải quyết trong nội dung quyết định).

(4) Nội dung quyết định (trường hợp đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng phải nêu rõ lý do đình chỉ, thời hạn đình chỉ, biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên trong trường; trường hợp sáp nhập, chia, tách phải nêu rõ phương án giải quyết các vấn đề tài chính, tài sản và biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên trong trường; trường hợp giải thể phải nêu rõ lý do giải thể, phương án giải quyết các vấn đề về tài chính, tài sản và biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên trong trường).

(5) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo và số lượng bản lưu (nếu cần).

(6) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).

______________________________________

1 Quyết định thành lập/cho phép thành lập trường cao đẳng sư phạm; đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng; sáp nhập, chia, tách trường cao đẳng sư phạm; sáp nhập trường cao đẳng vào trường đại học; giải thể trường cao đẳng sư phạm.

Mẫu số 11. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng

….(1)…
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: …..(2)../GCN-..(3)..

……..., ngày … tháng… năm…….

GIẤY CHỨNG NHẬN
………(4)………

.….(5)…..CHỨNG NHẬN:

1. Tên cơ sở (ghi bằng chữ in hoa):………………………………………..

Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (nếu có):…………………………..

Thuộc:……………………………………………………………………..

Địa chỉ trụ sở chính:…………………………………..(6)………………..

Điện thoại:……………………………….Fax:…………………………….

Website:………………………………..…Email:…………………………

Địa chỉ phân hiệu, địa điểm đào tạo khác (nếu có):…………………………

Quyết định thành lập, cho phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: [Tên loại văn bản, số hiệu, ngày, tháng, năm ban hành, cơ quan ban hành, trích yếu của văn bản].

Quyết định đổi tên, cho phép đổi tên (nếu có): [Số hiệu, ngày, tháng, năm ban hành, cơ quan ban hành, trích yếu của từng quyết định].

2. Đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp

a) Tại trụ sở chính:

TT

Tên ngành đào tạo

Mã ngành

Quy mô tuyển sinh/năm

Ghi chú

b) Tại địa điểm đào tạo (nếu có):

(Chi tiết theo từng địa điểm đào tạo)

TT

Tên ngành đào tạo

Mã ngành

Quy mô tuyển sinh/năm

Ghi chú

3. Giấy chứng nhận này có hiệu lực kể từ ngày ký.

QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Bộ Giáo dục và Đào tạo.

(2) Số giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp được lập liên tục theo thứ tự số tự nhiên từ nhỏ đến lớn theo từng năm từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12.

(3) Tên viết tắt của cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

(4) Ghi rõ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng hoặc Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng.

(5) Người có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp viết bằng chữ in hoa, kiểu chữ đậm.

(6) Ghi địa chỉ số nhà, đường/phố, xã/phường/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố.

PHỤ LỤC III

MẪU VĂN BẢN VỀ CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC, PHÂN HIỆU CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
(Kèm theo Nghị định số 125/2024/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2024 của Chính phủ)

I. MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ THÀNH LẬP/CHO PHÉP THÀNH LẬP, CHO PHÉP HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC, SÁP NHẬP, CHIA, TÁCH, GIẢI THỂ

Mẫu số 01

Tờ trình đề nghị phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập trường đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học

Mẫu số 02

Đề án thành lập hoặc cho phép thành lập trường đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học

Mẫu số 03

Biên bản của các nhà đầu tư góp vốn thành lập trường đại học tư thục

Mẫu số 04

Tờ trình đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học

Mẫu số 05

Tờ trình đề nghị cho phép trường đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học hoạt động đào tạo

Mẫu số 06

Báo cáo tình hình thực hiện cam kết theo đề án thành lập trường đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học

Mẫu số 07

Báo cáo thuyết minh các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo

Mẫu số 08

Tờ trình đề nghị sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học

Mẫu số 09

Đề án sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học

Mẫu số 10

Tờ trình đề nghị giải thể cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học

Mẫu số 11

Đề án giải thể cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học

Mẫu số 12

Tờ trình đề nghị công nhận đại học vùng, đại học quốc gia

II. MẪU QUYẾT ĐỊNH CỦA CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN

Mẫu số 13

Quyết định của cơ quan có thẩm quyền

Mẫu số 01. Tờ trình đề nghị phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập trường đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học

…..(1)….
…..(2)…..
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: …../…..-…..
V/v đề nghị …….(3)…….

…., ngày… tháng… năm…..

Kính gửi:………………(4)……………

1. Thông tin về cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập, cho phép thành lập trường đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học:………………

2. Lý do đề nghị thành lập, cho phép thành lập: ..………….(3)…………..

3. Thông tin về ………….(3)………đề nghị thành lập, cho phép thành lập:

Trường hợp thành lập trường đại học, báo cáo các thông tin sau:

- Tên trường đại học:…………………………………………………………

- Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (nếu có):……………………………

- Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………….(5)…………………

- Tên phân hiệu (nếu có):……………………………………………………..

- Địa chỉ phân hiệu, địa điểm đào tạo (nếu có):…………………(6)………….

- Số điện thoại:…………………………………Fax:.......................................

- Website (nếu có):..............................................Email:………………………

- Mục tiêu:…………………………………………..(7)………………………

- Chức năng, nhiệm vụ của trường đại học:……………………………………

- Dự kiến ngành, lĩnh vực đào tạo:…………………………………………….

- Dự kiến đối tượng tuyển sinh và quy mô đào tạo:……………………………

Trường hợp thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học, báo cáo các thông tin sau:

- Tên cơ sở giáo dục đại học: ………………………(3)……………………

- Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (nếu có):…………………………..

- Địa chỉ trụ sở chính:………………………………………. (8)……………

- Tên phân hiệu:……………………………………………………………..

- Địa chỉ phân hiệu:…………………………………………..(9)…………..

- Số điện thoại của phân hiệu:………………………………Fax:………….

- Website của phân hiệu (nếu có):…………………………..Email:………..

- Chức năng, nhiệm vụ:………………………………………………………

- Dự kiến ngành, lĩnh vực đào tạo:……………………………………………

- Dự kiến đối tượng tuyển sinh và quy mô đào tạo:…………………………..

(Trong trường hợp thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học trên cơ sở các cơ sở giáo dục, cơ sở đào tạo đang hoạt động hợp pháp thì nêu rõ thông tin của cơ sở giáo dục, cơ sở đào tạo đó).

(Kèm theo Đề án thành lập hoặc cho phép thành lập……………………..)

4. Các tài liệu, minh chứng kèm theo:…………………………………….

Đề nghị…………………(4)…………………xem xét, quyết định.


Nơi nh
ận:

- ….
- …….

QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (10)
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Đối với đề nghị phê duyệt chủ trương thành lập, cho phép thành lập trường đại học: Tên cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) của cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập, cho phép thành lập trường đại học.

Đối với đề nghị phê duyệt chủ trương thành lập, cho phép thành lập phân hiệu: Tên cơ quan chủ quản đối với cơ sở giáo dục đại học.

(2) Đối với đề nghị phê duyệt chủ trương thành lập, cho phép thành lập đại học: Tên cơ quan, tổ chức đề nghị phê duyệt chủ trương thành lập, cho phép thành lập trường đại học. Trường hợp là cá nhân không ghi nội dung ở mục này.

Đối với đề nghị phê duyệt chủ trương thành lập, cho phép thành lập phân hiệu: Tên cơ sở giáo dục đại học.

(3) Tên trường đại học; tên phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học.

(4) Người có thẩm quyền phê duyệt chủ trương thành lập, cho phép thành lập trường đại học; phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học.

(5) Địa điểm dự kiến đặt trụ sở chính của trường đại học (số nhà, đường/phố, xã/phường/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố).

(6) Địa điểm dự kiến đặt phân hiệu hoặc địa điểm đào tạo (nếu có) của trường đại học đề nghị thành lập, cho phép thành lập (số nhà, đường/phố, xã/phường/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố).

(7) Cần ghi rõ nếu thành lập trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.

(8) Địa điểm trụ sở chính của trường đại học (số nhà, đường/phố, xã/phường/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố).

(9) Địa điểm dự kiến đặt phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học (số nhà, đường/phố, xã/phường/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố).

(10) Đối với đề nghị phê duyệt chủ trương thành lập, cho phép thành lập trường đại học: Quyền hạn, chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt chủ trương thành lập, cho phép thành lập trường đại học. Trường hợp là cá nhân không phải đóng dấu.

Đối với đề nghị phê duyệt chủ trương thành lập, cho phép thành lập phân hiệu: Chức vụ, chức danh người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học.

Mẫu số 02. Đề án thành lập hoặc cho phép thành lập trường đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

..........., ngày….. tháng..... năm....

ĐỀ ÁN

THÀNH LẬP HOẶC CHO PHÉP THÀNH LẬP……(1)……

Phần thứ nhất

SỰ CẦN THIẾT THÀNH LẬP HOẶC CHO PHÉP THÀNH LẬP…….(1)…..

1. Căn cứ pháp lý xây dựng đề án.

2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội hoặc quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm trên địa bàn.

3. Thực trạng nguồn nhân lực và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn hoặc lĩnh vực.

4. Thực trạng công tác giáo dục đại học trên địa bàn hoặc lĩnh vực.

5. Nhu cầu đào tạo…………………..(2)………………….trên địa bàn hoặc lĩnh vực và các tỉnh lân cận.

6. Quá trình hình thành và phát triển (đối với trường hợp thành lập trên cơ sở giáo dục hiện có):

a) Sơ lược quá trình hình thành và phát triển.

b) Về cơ sở vật chất.

c) Về thiết bị đào tạo.

d) Về đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý.

đ) Về chương trình, giáo trình đào tạo.

e) Về kinh phí hoạt động.

7. Thông tin chung của cơ sở giáo dục đại học đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập phân hiệu (đối với trường hợp đề nghị thành lập phân hiệu)

- Tên cơ sở giáo dục đại học:……………………………………………..

Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (nếu có):…………………………..

- Thuộc:…………………………………………………………………….

- Địa chỉ trụ sở chính:………………………………………………………

- Địa chỉ phân hiệu, địa điểm đào tạo (nếu có):……………………………

- Số điện thoại:……………………………Fax:…………………………..

Website:………………………………….Email:........................................

- Quyết định cho phép cơ sở giáo dục đại học hoạt động đào tạo: [số hiệu, ngày, tháng, năm cấp, cơ quan cấp].

- Kết quả tuyển sinh, đào tạo trong 05 năm gần nhất:………………………….

(Trong trường hợp thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học trên cơ sở các cơ sở giáo dục, cơ sở đào tạo đang hoạt động hợp pháp thì nêu rõ thông tin của cơ sở giáo dục, cơ sở đào tạo đó).

Phần thứ hai

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO, CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG CỦA ……….(1)…………

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ………..(1)……… ĐỀ NGHỊ THÀNH LẬP HOẶC CHO PHÉP THÀNH LẬP

1. Tên trường đại học/phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học:………………

Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (nếu có):……………………………

2. Thuộc:……………………………………………………………………

3. Địa chỉ trụ sở chính:………………………….….… (3)………………….

4. Cơ quan chủ quản/cơ quan quản lý trực tiếp (nếu có):…………………….

5. Số điện thoại:……………………………..Fax:……………………………

Website:………………………………….Email:…………………………….

6. Họ và tên người dự kiến làm hiệu trưởng trường đại học/người đứng đầu phân hiệu:………………………………. (Có sơ yếu lý lịch kèm theo)

7. Chức năng, nhiệm vụ của trường đại học/phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học:…………………………………………………………

II. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

…………………………………………………………………………

III. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ

…………………………………………………………………………

IV. NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

…………………………………………………………………………

V. NGÀNH, NGHỀ, QUY MÔ ĐÀO TẠO

1. Ngành, nghề đào tạo:…………………………………………………

2. Dự kiến quy mô tuyển sinh

TT

Tên ngành

Thời gian đào tạo

Dự kiến quy mô tuyển sinh

20..

20..

20..

20..

20..

1

TỔNG CỘNG

3. Dự kiến quy mô đào tạo

TT

Tên ngành

Thời gian đào tạo

Dự kiến quy mô đào tạo

20..

20..

20..

20..

20..

1

TỔNG CỘNG

VI. CƠ CẤU TỔ CHỨC

1. Cơ cấu tổ chức của trường đại học/phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học và các đơn vị, tổ chức trực thuộc.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường/người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu phân hiệu.

3. Nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị, tổ chức thuộc trường/phân hiệu.

VII. ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM CHO HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG/ PHÂN HIỆU

1. Cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo

- Diện tích đất xây dựng trường/phân hiệu:

- Diện tích xây dựng:

+ Khu hiệu bộ, khu học lý thuyết, khu học thực hành……………………..

+ Khu phục vụ: Thư viện, thể thao, ký túc xá, nhà ăn, y tế………………..

+ Các hạng mục khác:………………………………………………………

- Danh mục thiết bị, dụng cụ, phương tiện đào tạo theo từng ngành, nghề (tên, số lượng, năm sản xuất...).

2. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý

a) Số lượng, cơ cấu, trình độ đào tạo, nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ giảng viên theo từng ngành, nghề.

b) Số lượng, cơ cấu, trình độ đào tạo của đội ngũ cán bộ quản lý.

3. Chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy cho từng ngành, nghề

4. Nguồn vốn và kế hoạch sử dụng vốn để thực hiện đề án

a) Nguồn vốn: Ghi rõ từng nguồn vốn thành lập trường/phân hiệu và số vốn tương ứng với từng nguồn.

b) Cam kết sử dụng nguồn vốn để đầu tư xây dựng và chi cho các hoạt động của trường đại học/phân hiệu sau khi được thành lập, cho phép thành lập

[...])…………………………………………………………………………...

Phần thứ ba

KẾ HOẠCH, TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Kế hoạch và tiến độ thực hiện đề án thành lập trường/phân hiệu (xây dựng cơ sở vật chất; mua sắm trang thiết bị đào tạo; tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý; phát triển nội dung, chương trình đào tạo và giáo trình, tài liệu giảng dạy; sử dụng nguồn vốn thực hiện đề án).

2. Kế hoạch xây dựng và phát triển trường/phân hiệu qua từng giai đoạn.

Phần thứ tư

HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI

1. Về kinh tế.

2. Về xã hội, môi trường.

3. Tính bền vững của đề án.

(5)
(Ký tên, đóng d
ấu, ghi rõ họ tên)

(4)
(Ký tên, đóng d
ấu, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Tên trường đại học/phân hiệu.

(2) Ghi rõ ngành, nghề dự định đào tạo.

(3) Địa điểm dự kiến đặt trụ sở chính của trường/phân hiệu (số nhà, đường/phố, xã/phường/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố).

(4) Quyền hạn, chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường/phân hiệu. Trường hợp là cá nhân không phải đóng dấu.

(5) Phê duyệt của người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp (nếu có) của cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường/phân hiệu.

Mẫu số 03. Biên bản của các nhà đầu tư góp vốn thành lập trường đại học tư thục

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BIÊN BẢN

Về thành viên sáng lập và góp vốn thành lập ....(1)…….

I. THÔNG TIN CƠ BẢN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC

1. Tên trường:……………………………………………………………..

Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (nếu có):…………………………..

2. Địa chỉ trụ sở chính:…………………………………………………….

3. Số điện thoại: ……………………..…….Fax:…………………………

Website:…………………………………….Email:………………………

II. THÔNG TIN VỀ NHÀ ĐẦU TƯ

TT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

CMND/ CCCD

Số vốn góp (2)

Ghi chú (3)

1

Tổng cộng:

Các tài liệu minh chứng kèm theo bao gồm:…………….(4)………………..

III. DỰ KIẾN THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG TRƯỜNG VÀ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỜNG

1. Dự kiến Chủ tịch………………………………………………….

2. Dự kiến thành viên Hội đồng trường………………………………

3. Các nhà đầu tư thống nhất cử ……..……..(5) ……………..đại diện đứng tên thành lập trường……………………………………..

Các nội dung trên đã được các thành viên đọc và nhất trí, biên bản được lập thành……………(6)………………………….

…, ngày ….. tháng …. năm …
(T
ất cả các thành viên ký ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Tên trường đại học dự định góp vốn thành lập.

(2) Số vốn góp được quy đổi ra Việt Nam đồng.

(3) Ghi rõ số vốn, hình thức đã góp; số vốn, hình thức cam kết sẽ góp.

(4) Các tài liệu minh chứng về việc góp vốn.

(5) Ghi rõ họ tên, chức vụ dự kiến của người được cử làm đại diện đứng tên thành lập trường.

(6) Mỗi người góp vốn giữ 01 bản.

Mẫu số 04. Tờ trình đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học

…(1)….
…(2)….
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: :…../…..-…..
V/v đề nghị ……..(3)……..

…….., ngày … tháng… năm …..

Kính gửi:……….(4)………..

1. Thông tin về cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học:………………..

2. Thông tin về ………….(3)………đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập:

Trường hợp thành lập trường đại học, báo cáo các thông tin sau:

- Tên trường đại học:………………………………………………..

- Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (nếu có):………………………

- Địa chỉ trụ sở chính:………………………………..(5)………………

- Tên phân hiệu (nếu có):………………………………………………..

- Địa chỉ phân hiệu, địa điểm đào tạo (nếu có):……………..(6)………..

- Số điện thoại:..................................................................... Fax:……………..

- Website (nếu có):…………………………………..Email:…………..

- Mục tiêu:………………………………(7)…………………………….

- Chức năng, nhiệm vụ của trường đại học:………………………………

- Dự kiến ngành, lĩnh vực đào tạo:………………………………………..

- Dự kiến đối tượng tuyển sinh và quy mô đào tạo:………………………

Trường hợp thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học, báo cáo các thông tin sau:

- Tên cơ sở giáo dục đại học:…………………………..(3)………………

- Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (nếu có):…………………………

- Địa chỉ trụ sở chính:…………………………………(8)………….…..

- Tên phân hiệu đề nghị thành lập:……………………………………….

- Địa chỉ phân hiệu:……………………………………(9)………………

- Số điện thoại của phân hiệu:……………………Fax:…………….…….

- Website của phân hiệu (nếu có):……………….Email:…………………

- Mục tiêu:…………………………………………………………………

- Chức năng, nhiệm vụ:……………………………………………………

- Dự kiến ngành, lĩnh vực đào tạo:…………………………………………

- Dự kiến đối tượng tuyển sinh và quy mô đào tạo:………………………..

3. Văn bản phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập trường đại học/phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học:………………………………..

4. Các tài liệu, minh chứng kèm theo:……………………………

Đề nghị………………….(4)………………xem xét, quyết định.


Nơi nh
ận:

- ….
- ……

QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (10)
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Đối với đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường đại học: Tên cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) của cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường đại học.

Đối với đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập phân hiệu: Tên cơ quan chủ quản của cơ sở: giáo dục đại học.

(2) Đối với đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường đợi học: Tên cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường đại học. Trường hợp là cá nhân không ghi nội dung ở mục này.

Đối với đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập phân hiệu: Tên cơ sở giáo dục đại học.

(3) Tên trường đại học; tên phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học.

(4) Người có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập trường đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học.

(5) Địa điểm dự kiến đặt trụ sở chính của trường đại học (số nhà, đường/phố, xã/phường/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố).

(6) Địa điểm dự kiến đặt phân hiệu hoặc địa điểm đào tạo (nếu có) của cơ sở giáo dục đại học đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập (số nhà, đường/phố, xã/phường/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố).

(7) Cần ghi rõ nêu thành lập trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.

(8) Địa điểm trụ sở chính của trường đại học (số nhà, đường/phố, xã/phường/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố).

(9) Địa điểm dự kiến đặt phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học (số nhà, đường/phố, xã/phường/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố).

(10) Đối với đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường đại học: Quyền hạn, chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường đại học. Trường hợp là cá nhân không phải đóng dấu.

Đối với đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập phân hiệu: Chức vụ, chức danh người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học.

Mẫu số 05. Tờ trình đề nghị cho phép trường đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học hoạt động đào tạo

(1)
....(2)....
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:...../.............. - ...
V/v đề nghị

..............., ngày... tháng... năm

Kính gửi:………………..(3)………………

1. Tên trường/phân hiệu đăng ký hoạt động đào tạo:………….(2)………..

Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (nếu có):…………………………….

2. Địa chỉ trụ sở chính:……………………………(4)……………………..

- Số điện thoại:……………………………., Fax:…………………………..

- Website:…………….…………………., Email:…………………………..

- Địa chỉ phân hiệu, địa điểm đào tạo khác (nếu có):…………(4)…………..

3. Quyết định thành lập, cho phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: [Tên loại văn bản, số hiệu, ngày, tháng, năm ban hành, cơ quan ban hành, trích yếu của văn bản].

4. Nội dung đăng ký hoạt động đào tạo

a) Tại trụ sở chính

TT

Tên ngành, nghề đào tạo

Mã ngành, ngh

Quy mô tuyển sinh/năm

Ghi chú

b) Tại phân hiệu, địa điểm đào tạo (nếu có):………………(4)…………

(Báo cáo theo từng phân hiệu, địa điểm đào tạo)

TT

Tên ngành, nghề đào tạo

Mã ngành, ngh

Quy mô tuyển sinh/năm

Ghi chú

...

5. ………...(2)……….cam kết thực hiện đúng quy định của pháp luật về giáo dục đại học và quy định của pháp luật có liên quan.


Nơi nh
ận:

- ….
- ……

(5)
(Ký tên, đóng d
ấu, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp (nếu có).

(2) Tên trường/phân hiệu đăng ký hoạt động đào tạo.

(3) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đào tạo.

(4) Ghi địa chỉ số nhà, đường/phố, xã/phường/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố.

(5) Chức danh người đứng đầu trường/phân hiệu đăng ký hoạt động đào tạo.

Mẫu số 06. Báo cáo tình hình thực hiện cam kết theo đề án thành lập trường đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học

…(1)…
…(2)…
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:…../BC-….(3)….

…., ngày ….tháng…. năm….

BÁO CÁO

Tình hình thực hiện cam kết theo Đề án………..

I. THÔNG TIN VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC/PHÂN HIỆU CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

1. Tên trường/phân hiệu:…………………………………………………

Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (nếu có):………………………….

2. Địa chỉ trụ sở chính:……………………………………………………

Phân hiệu/địa điểm đào tạo (nếu có):……………………………………..

Số điện thoại:…………………………………….., Fax:…………………

Website:………………………………………….., Email:……………….

3. Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập:…………………………

4. Cơ quan quản lý có thẩm quyền (nếu có):………………………………

5. Chức năng, nhiệm vụ:…………………………………………………..

6. Tổ chức bộ máy:…………………………………………………………

II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CAM KẾT KHI THÀNH LẬP TRƯỜNG/PHÂN HIỆU

1. Đất đai, cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo:………………………………

2. Chương trình đào tạo; giáo trình và tài liệu giảng dạy:…………………

3. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý:……………………………………

4. Tài chính và tài sản:……………………………………………………..

[...]…………………………………………………………………………..

III. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ

IV. KIẾN NGHỊ


Nơi nh
ận:

- Như trên;
- ………..;
- Lưu: VT,…..

…(3)…
(Ký tên, đóng d
ấu, ghi rõ họ và tên)

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan quản lý có thẩm quyền (nếu có).

(2) Ghi đúng tên trường đại học hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học theo tên trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập.

(3) Quyền hạn, chức vụ của người ký.

Mẫu số 07. Báo cáo thuyết minh các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo

…(1)…
…(2)…
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--------------

Số:…../BC-….(3)….

…., ngày …. tháng …. năm ….

BÁO CÁO

Thuyết minh các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo

Trường/phân hiệu………báo cáo về các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo, cụ thể như sau:

1. Chương trình đào tạo (Thuyết minh các chương trình đào tạo đã xây dựng và ban hành, dự kiến mở ngành ngay sau khi có quyết định cho phép hoạt động đào tạo)

- Thuyết minh về sự cần thiết về ngành đào tạo dự kiến mở.

- Thuyết minh về cách tiếp cận xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo.

- Thuyết minh về chuẩn chương trình đào tạo của trường.

2. Cơ sở vật chất, thiết bị (Thống kê cơ sở vật chất phục vụ đào tạo chung toàn trường, số lượng và diện tích giảng đường, thư viện, phòng thí nghiệm, các loại máy móc thiết bị, giáo trình, tài liệu, sách phục vụ hoạt động giáo dục đối với các chương trình đào tạo dự kiến tuyển sinh)

a) Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo chung toàn trường (Phòng học, Giảng đường, Ký túc xá, Sân vận động, Nhà thể thao đa năng, Thư viện,...)

Số TT

Phòng học, giảng đường, ký túc xá, sân vận động, nhà thể thao đa năng, thư viện

Số lượng

Diện tích (m2)

Thiết bị chính

Ghi chú

Tên thiết bị

Số lượng

1

….

b) Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo cho từng ngành đào tạo dự kiến mở:

- Ngành:……

+ Phòng thí nghiệm, máy móc, thiết bị

Số TT

Tên phòng thí nghiệm, xưởng, trạm trại, cơ sở thực hành

Diện tích (m2)

Danh mục trang thiết bị chính hỗ trợ thí nghiệm, thực hành

Ghi chú

Tên thiết bị

Số lượng

Phục vụ môn học/ học phần

1

+ Giáo trình

Số TT

Tên giáo trình

Tên tác gi

Nhà xuất bản

Năm xuất bản

Số bản

Sử dụng cho môn học/ học phần

Ghi chú

1

….

Tài liệu, sách chuyên khảo, tạp chí

Số TT

Tên sách chuyên khảo/ tạp chí

Tên tác giả/ Đơn vị xuất bản

Nhà xuất bản, số, tập, năm xuất bản

Số bản

Sử dụng cho môn học/ học phần

Ghi chú

1

- Ngành ... (thống kê tương tự như trên)

3. Danh sách trích ngang cán bộ quản lý, giảng viên cơ hữu

a) Danh sách trích ngang cán bộ quản lý

TT

Họ và tên

Ngày sinh

Chức vụ

Chức danh khoa học/ Trình độ

Chuyên ngành được đào tạo

Ngày hợp đồng tuyển dụng

Loại hợp đồng

1

b) Danh sách trích ngang giảng viên cơ hữu

Số TT

Họ và tên

Ngày sinh

Chức danh khoa học/ trình độ

Chuyên ngành được đào tạo

Năm, nơi tham gia giảng dạy

Ngày hợp đồng tuyển dụng

Loại hợp đồng

l. Ngành...

1

...

2. Ngành ...

1

4. Dự kiến chỉ tiêu và kế hoạch tuyển sinh

Thuyết minh về dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh trong vòng 5 năm đối với các chương trình đào tạo dự kiến mở.


Nơi nh
ận:

- Như trên;
- ……;
- Lưu: VT,…..

…(1)…
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ và tên)

Ghi chú: (1) Quyền hạn, chức vụ của người ký.

Mẫu số 08. Tờ trình đề nghị sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học

….(1)….
….(2)….
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …../…….-……..
V/v đề nghị ……(3)…….

……, ngày…tháng…năm……

Kính gửi:…………(4)……………

1. Thông tin về cơ quan, tổ chức đề nghị sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học:…………………………………………….

2. Lý do, mục đích sáp nhập, chia, tách……………………………………….

Trường hợp sáp nhập, báo cáo các thông tin sau:

3. Thông tin về cơ sở giáo dục đại học sáp nhập

a) Thông tin về cơ sở giáo dục đại học thứ nhất trước khi sáp nhập

- Tên cơ sở giáo dục đại học:……………………………………………

- Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (nếu có):………………………

- Địa chỉ trụ sở chính:……………………..(5)…………………………

- Số điện thoại:…………………….Fax:……………………………….

- Website (nếu có):……………………Email:.........................................

[...]) Thông tin về cơ sở giáo dục đại học thứ... trước khi sáp nhập: Báo cáo các thông tin như mục a nêu trên.

[...]) Thông tin về cơ sở giáo dục đại học sau khi sáp nhập

- Tên cơ sở giáo dục đại học:……………………………………………

- Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (nếu có):………………………

- Địa chỉ trụ sở chính:……………………………….(5)………………...

- Số điện thoại:………………………………….Fax:……………………

- Website (nếu có):………………………………..Email:………………

- Chức năng, nhiệm vụ:…………………………………………………..

Trường hợp chia, tách, báo cáo các thông tin sau:

3. Thông tin về cơ sở giáo dục đại học chia, tách

a) Tên cơ sở giáo dục đại học trước khi chia, tách:……………………….

- Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (nếu có):…………………………

- Địa chỉ trụ sở chính:………………………………(5)…………………..

- Số điện thoại:…………………………..Fax:…………………………….

- Website (nếu có)……………………….Email:…………………………..

b) Thông tin về cơ sở giáo dục đại học thứ nhất sau khi chia, tách

- Tên cơ sở giáo dục đại học:………………………………………………..

- Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (nếu có):…………………………..

- Địa chỉ trụ sở chính:……………………………..(5)……………………..

- Số điện thoại:……………………………Fax:…………………………….

- Website (nếu có):………………………….Email:………………………..

- Chức năng, nhiệm vụ:……………………………………………………...

c) Thông tin về cơ sở giáo dục đại học thứ... sau khi chia, tách: Báo cáo các thông tin như mục b nêu trên.

(Kèm theo Đề án sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học)

Đề nghị……..……(4)…………xem xét, quyết định.


Nơi nh
ận:

- ….
- ……

QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (6)
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) của cơ quan, tổ chức đề nghị chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục đại học.

(2) Tên cơ quan, tổ chức đề nghị chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục đại học.

(3) Ghi rõ đề nghị sáp nhập hoặc chia hoặc tách.

(4) Người có thẩm quyền chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục đại học.

(5) Ghi địa chỉ số nhà, đường/phố, xã/phường/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố.

(6) Quyền hạn, chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức đề nghị chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục đại học.

Mẫu số 09. Đề án sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

…., ngày …. tháng ... năm ...

ĐỀ ÁN………(1)……….

Phần thứ nhất

THỰC TRẠNG CỦA………
TRƯỚC KHI SÁP NHẬP, CHIA, TÁCH

Trường hợp sáp nhập, báo cáo các thông tin sau:

I. CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRƯỚC KHI SÁP NHẬP

A. CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THỨ NHẤT

1. Thông tin chung

- Tên cơ sở giáo dục đại học:…………………………………………….

- Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (nếu có): ………………………

- Thuộc: …………………………………………………………………

- Địa chỉ trụ sở chính: ……………………… (2) ………………………

- Số điện thoại: ………………………Fax: ………………………

- Website (nếu có): ………………………Email: ………………………

- Quyết định thành lập, cho phép thành lập: [Quyết định số…./QĐ-….ngày, tháng, năm ban hành, cơ quan ban hành, trích yếu của quyết định].

- Quyết định đổi tên, cho phép đổi tên (nếu có): [Quyết định số..../QĐ-.... ngày, tháng, năm ban hành, cơ quan ban hành, trích yếu của từng quyết định].

- Quyết định cho phép hoạt động đào tạo (nếu có): [số hiệu, ngày, tháng, năm cấp, cơ quan cấp].

- Chức năng, nhiệm vụ: ………………………………………………

2. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của cơ sở giáo dục đại học.

3. Tổ chức bộ máy (số lượng và trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo và người lao động).

4. Kết quả hoạt động đào tạo (từ khi được phép hoạt động đào tạo đến trước khi sáp nhập).

5. Số lượng người học tại trường cơ sở giáo dục đại học (báo cáo theo từng ngành, nghề và trình độ đào tạo).

6. Đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, tài chính, tài sản.

[...]. CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THỨ... (Báo cáo thông tin của từng trường trước khi sáp nhập như tại Phần A nêu trên)

Trường hợp chia, tách, báo cáo các thông tin sau:

I. CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRƯỚC KHI CHIA, TÁCH

1. Thông tin chung

- Tên cơ sở giáo dục đại học: ………………………………………………

- Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (nếu có): ………………………

- Thuộc: ………………………………………………………………………

- Địa chỉ trụ sở chính: ……………………… (2) ………………………

- Số điện thoại: ………………………Fax: …………………………….

- Website (nếu có): ………………………Email: ………………………

- Quyết định thành lập, cho phép thành lập: [Quyết định số…../QĐ-……ngày, tháng, năm ban hành, cơ quan ban hành, trích yếu của quyết định].

- Quyết định đổi tên, cho phép đổi tên (nếu có): [Quyết định số..../QĐ-.... ngày, tháng, năm ban hành, cơ quan ban hành, trích yếu của từng quyết định].

- Quyết định cho phép hoạt động đào tạo (nếu có): [số hiệu, ngày, tháng, năm cấp, cơ quan cấp].

- Chức năng, nhiệm vụ: ………………………………………………

2. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của cơ sở giáo dục đại học.

3. Tổ chức bộ máy (số lượng và trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo và người lao động).

4. Kết quả hoạt động đào tạo (từ khi được phép hoạt động đào tạo đến trước khi chia, tách).

5. Số lượng người học tại cơ sở giáo dục đại học (báo cáo theo từng ngành, nghề và chương trình đào tạo).

6. Đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, tài chính, tài sản.

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Ưu điểm, thuận lợi

2. Hạn chế, khó khăn, vướng mắc

Phần thứ hai

PHƯƠNG ÁN SÁP NHẬP, CHIA, TÁCH

I. SỰ CẦN THIẾT, CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ NGUYÊN TẮC SÁP NHẬP, CHIA, TÁCH

1. Sự cần thiết

2. Cơ sở pháp lý

3. Nguyên tắc sáp nhập, chia, tách

II. PHƯƠNG ÁN SÁP NHẬP, CHIA, TÁCH

1. Phạm vi, đối tượng sáp nhập, chia, tách

2. Phương án sáp nhập, chia, tách

a) Phương án bảo đảm quyền lợi của nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên và người lao động trong từng cơ sở giáo dục đại học:………………………

b) Phương án xử lý về tài chính, tài sản, cơ sở vật chất, thiết bị, đất đai: ……………

c) Phương án bảo đảm quyền lợi của người học: ………………………

d) Phương án đối với các nội dung không thuộc phạm vi, đối tượng sáp nhập, chia, tách

3. Kế hoạch, thời gian dự kiến, lộ trình thực hiện việc sáp nhập, chia, tách

4. Thủ tục và thời gian chuyển đổi tài sản, chuyển đổi vốn góp

Phần thứ ba

THÔNG TIN VỀ CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC SAU KHI SÁP NHẬP, CHIA, TÁCH

(Báo cáo về từng cơ sở giáo dục đại học sau khi sáp nhập, chia, tách)

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên cơ sở giáo dục đại học: ………………………………………………

Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (nếu có): ………………………

2. Thuộc: ………………………………………………………………………

3. Địa chỉ trụ sở chính: ……………………… (2) ………………………

4. Số điện thoại: ………………………Fax: ………………………………

Website (nếu có): ………………………Email: ………………………

5. Chức năng, nhiệm vụ: ………………………………………………

6. Thông tin về người dự kiến làm hiệu trưởng:

II. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

III. DỰ KIẾN QUY MÔ

1. Dự kiến quy mô tuyển sinh

TT

Tên ngành, nghề đào tạo

Thời gian đào tạo

Dự kiến quy mô tuyển sinh

20..

20..

20..

20..

20..

1

TỔNG CỘNG

2. Dự kiến quy mô đào tạo

TT

Tên ngành

Thời gian đào tạo

Dự kiến quy mô đào tạo

20..

20..

20..

20..

20..

1

TỔNG CỘNG

IV. CƠ CẤU TỔ CHỨC

1. Cơ cấu tổ chức của cơ sở giáo dục đại học và các đơn vị, tổ chức trực thuộc cơ sở giáo dục đại học.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng.

3. Nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị, tổ chức thuộc cơ sở giáo dục đại học.

V. ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM CHO HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

1. Đất đai, cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo

2. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý

3. Chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy cho từng ngành, nghề

4. Nguồn vốn và kế hoạch sử dụng vốn để thực hiện đề án

[...]………………………………………………………………………

Phần thứ tư

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN (3)

II. TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN ĐỀ ÁN CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ CÓ LIÊN QUAN (4)

Phần thứ năm

HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI

1. Về kinh tế.

2. Về xã hội, môi trường.

3. Tính bền vững của đề án.

(6)
(Ký tên, đóng d
ấu, ghi rõ họ tên)

(5)
(Ký tên, đóng d
ấu, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Ghi [sáp nhập, chia, tách] + [tên cơ sở giáo dục đại học đề nghị sáp nhập, chia, tách].

(2) Ghi địa chỉ số nhà, đường/phố, xã/phường/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố.

(3) Nêu rõ tiến độ, thời gian tổ chức thực hiện đề án sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học.

(4) Quy định rõ trách nhiệm tổ chức thực hiện đề án sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học của các cơ quan, đơn vị có liên quan.

(5) Quyền hạn, chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học.

(6) Chức danh người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp (nếu có).

Mẫu số 10. Tờ trình đề nghị giải thể cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học

….(1)……
….(2)……
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

Số:……./…….-…..
V/v đề nghị…(3)…

…., ngày …. tháng ... năm ...

Kính gửi:…..(4)……

Thông tin về cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị giải thể cơ sở giáo dục đại học/phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học:……………………………..

Đề nghị giải thể…..[tên cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học] như sau:

1. Thông tin về cơ sở giáo dục đại học/phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học đề nghị giải thể:

a) Tên cơ sở giáo dục đại học/phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học:……..

Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (nếu có): …………………………..

b) Thuộc: …………………………..…………………………..………

c) Địa chỉ trụ sở chính: …………………………..…………………………..

d) Tên phân hiệu (nếu có): …………………………..…………………………..

đ) Địa chỉ phân hiệu, địa điểm đào tạo (nếu có): …………………………..

e) Số điện thoại: …………………………..Fax: …………………………..

Website:…………………………………..Email:…………………………...

g) Quyết định thành lập, cho phép thành lập: [Quyết định số…../QĐ-…..ngày, tháng, năm ban hành, cơ quan ban hành, trích yếu của quyết định].

h) Quyết định đổi tên, cho phép đổi tên (nếu có): [Quyết định số…./QĐ-…. ngày, tháng, năm ban hành, cơ quan ban hành, trích yếu của từng quyết định].

i) Quyết định cho phép hoạt động đào tạo (nếu có): [Quyết định số…../QĐ-…. ngày, tháng, năm ban hành, cơ quan ban hành, trích yếu của từng quyết định].

2. Lý do giải thể cơ sở giáo dục đại học/phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học: ……………

3. Phương án giải thể cơ sở giáo dục đại học/phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học:

a) Phương án giải quyết tài sản

b) Phương án bảo đảm quyền lợi của người học

c) Phương án bảo đảm quyền lợi của nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên và người lao động

d) Thực hiện nghĩa vụ về tài chính

[...].…..…………………………..…..…………………………..

Đề nghị…..…………….. (4) …..…………………xem xét, quyết định.


Nơi nh
ận:
- ….
- …..

(5)
(Ký tên, đóng d
ấu, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) của cơ quan, tổ chức đề nghị giải thể cơ sở giáo dục đại học/phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học.

(2) Tên cơ quan, tổ chức đề nghị giải thể cơ sở giáo dục đại học/phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học. Trường hợp là cá nhân không ghi nội dung ở mục này.

(3) Ghi rõ đề nghị giải thể [tên cơ sở giáo dục đại học/phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học].

(4) Người có thẩm quyền giải thể cơ sở giáo dục đại học/phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học.

(5) Quyền hạn, chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị giải thể cơ sở giáo dục đại học/phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học. Trường hợp là cá nhân không phải đóng dấu.

Mẫu số 11. Đề án giải thể cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

…., ngày …. tháng ... năm ...

ĐỀ ÁN

GIẢI THỂ ...(1)...

Phần thứ nhất

THỰC TRẠNG CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC/
PHÂN HIỆU CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên cơ sở giáo dục đại học/phân hiệu:………………(1)………………

Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (nếu có): …………………………

2. Thuộc: ………………………………………………………………

3. Địa chỉ trụ sở chính: ……………… ……………… (2)...………………

4. Tên phân hiệu (nếu có): ………………………………………………

5. Địa chỉ phân hiệu, địa điểm đào tạo (nếu có): ……………… (2) ………………

6. Số điện thoại: ………………Fax: ………………………………

Website: ………………Email: ………………………………

7. Quyết định thành lập, cho phép thành lập: [Quyết định số……/QĐ-…..ngày, tháng, năm ban hành, cơ quan ban hành, trích yếu của quyết định].

8. Quyết định đổi tên, cho phép đổi tên (nếu có): [Quyết định số…./QĐ-…..ngày, tháng, năm ban hành, cơ quan ban hành, trích yếu của từng quyết định].

9. Quyết định cho phép hoạt động đào tạo: [số hiệu, ngày, tháng, năm cấp, cơ quan cấp].

10. Chức năng, nhiệm vụ: ………………………………………………

II. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

1. Cơ cấu tổ chức

2. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý

a) Số lượng, chất lượng (trình độ đào tạo, nghiệp vụ sư phạm) của đội ngũ nhà giáo.

b) Số lượng, chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý.

3. Kết quả đào tạo trong 05 năm gần nhất (báo cáo theo từng ngành, nghề đào tạo)

4. Ngành, nghề và số lượng sinh viên đang đào tạo (báo cáo theo từng ngành, nghề đào tạo)

5. Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo, tài chính, tài sản

[...]………………………………………………………………

III. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Ưu điểm, thuận lợi

2. Hạn chế, khó khăn, vướng mắc

Phần thứ hai

PHƯƠNG ÁN GIẢI THỂ………………

I. LÝ DO GIẢI THỂ

II. PHƯƠNG ÁN GIẢI THỂ

1. Phương án giải quyết tài sản.

2. Phương án bảo đảm quyền lợi của người học.

3. Phương án bảo đảm quyền lợi của nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên và người lao động.

4. Thực hiện nghĩa vụ về tài chính.

[…..]………………………………………………………………

Phần thứ ba

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

…………………………………… (3) ………………………………………………

II. TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN ĐỀ ÁN GIẢI THỂ CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ CÓ LIÊN QUAN

……………….……………… (4) ………………………………………………

(6)
(Ký tên, đóng d
ấu, ghi rõ họ tên)

(5)
(Ký tên, đóng d
ấu, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Tên cơ sở giáo dục đại học/phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học.

(2) Ghi địa chỉ số nhà, đường/phố, xã/phường/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố.

(3) Nêu rõ tiến độ, thời gian thực hiện đề án giải thể.

(4) Quy định rõ trách nhiệm tổ chức thực hiện đề án giải thể của các cơ quan, đơn vị có liên quan.

(5) Quyền hạn, chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị giải thể. Trường hợp là cá nhân sở hữu trường không phải đóng dấu.

(6) Chức danh người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp.

Mẫu số 12. Tờ trình đề nghị công nhận đại học vùng, đại học quốc gia

….(1)……
….(2)……
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:……./…….-…..
V/v .…..(3)….....

…., ngày …. tháng ... năm ...

Kính gửi:……………..(4)……………………….

I. THÔNG TIN VỀ CƠ QUAN, TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN ĐẠI HỌC VÙNG, ĐẠI HỌC QUỐC GIA

II. THÔNG TIN VỀ ĐẠI HỌC ĐƯỢC ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN LÀ ĐẠI HỌC VÙNG, ĐẠI HỌC QUỐC GIA

1. Thông tin chung:

- Tên: …………………….…………………….…………………….

- Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (nếu có): …………………….

- Địa chỉ trụ sở chính: …………………….…………………………..

- Số điện thoại: ……………………. Fax: ………………………….

- Website (nếu có): …………………….Email: ………………………….

2. Cơ cấu tổ chức: …………………….…………………….………………

3. Chức năng, nhiệm vụ: …………………….…………………….

4. Hoạt động đào tạo: …………………….…………………….

5. Hoạt động khoa học và công nghệ: ……………………………

6. Hoạt động hợp tác quốc tế: …………………….…………………….

7. Bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đại học:………..

8. Tài chính, tài sản: …………………….…………………….……………

III. SỰ CẦN THIẾT, CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN ĐẠI HỌC VÙNG, ĐẠI HỌC QUỐC GIA

IV. ĐÁNH GIÁ VỀ SỰ PHÙ HỢP VỚI QUY HOẠCH VÙNG, QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ SƯ PHẠM ĐÃ ĐƯỢC CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN PHÊ DUYỆT

V. THÔNG TIN VỀ ĐẠI HỌC VÙNG HOẶC ĐẠI HỌC QUỐC GIA

1. Thông tin chung:

- Tên: …………………….…………………….…………………….

- Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (nếu có): …………………….

- Địa chỉ trụ sở chính: …………………….…………………………..

- Số điện thoại: ……………………. Fax: ………………………….

- Website (nếu có): …………………….Email: ………………………….

2. Cơ cấu tổ chức: …………………….…………………….………………

3. Chức năng, nhiệm vụ: …………………….…………………….

4. Hoạt động đào tạo: …………………….…………………….

5. Hoạt động khoa học và công nghệ: ……………………………

6. Hoạt động hợp tác quốc tế: …………………….…………………….

7. Bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đại học:………..

8. Tài chính, tài sản: …………………….…………………….……………

(Các tài liệu, minh chứng kèm theo: ……………….……………)

Đề nghị……………….…………… (4) ……………….……………xem xét, quyết định.


Nơi nh
ận:
- ….
- …..

QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) của cơ quan, tổ chức đề nghị công nhận đại học vùng, đại học quốc gia.

(2) Tên cơ quan, tổ chức đề nghị công nhận đại học vùng, đại học quốc gia.

(3) Ghi rõ nội dung đề nghị.

(4) Người có thẩm quyền quyết định công nhận đại học vùng, đại học quốc gia.

Mẫu số 13. Quyết định của cơ quan có thẩm quyền1

….(1)……
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

Số:……./QĐ-…….

…., ngày …. tháng ... năm ...

QUYẾT ĐỊNH

Về việc…….(2)……..

THẨM QUYỀN BAN HÀNH…..(3)…….

Căn cứ……………………………..(4) …………………………

Theo đề nghị của……………………………………………………

QUYẾT ĐỊNH:

Điều………………………… (5) ……………………………………………………

Điều………………………… (5) ……………………………………………………

Điều………………………… (6) ……………………………………………………

Điều………………………… (7) ……………………………………………………


Nơi nh
ận:
- Như Điều...;
- ….
- Lưu: VT

QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan có thẩm quyền ra quyết định.

(2) Ghi rõ trích yếu của quyết định.

(3) Chức vụ của người đứng đầu cơ quan ban hành quyết định.

(4) Nêu các căn cứ để ban hành quyết định (văn bản thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức ban hành quyết định; các văn bản pháp lý liên quan trực tiếp đến vấn đề giải quyết trong nội dung quyết định).

(5) Ghi rõ nội dung quyết định.

- Trường hợp đình chỉ hoạt động đào tạo phải nêu rõ lý do đình chỉ, thời hạn đình chỉ, biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên trong cơ sở giáo dục đại học;

- Trường hợp sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học phải nêu rõ phương án giải quyết các vấn đề tài chính, tài sản và biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên trong cơ sở giáo dục đại học;

- Trường hợp giải thể cơ sở giáo dục đại học phải nêu rõ lý do giải thể, phương án giải quyết các vấn đề về tài chính, tài sản và biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên trong cơ sở giáo dục đại học;

- Trường hợp công nhận đại học vùng, đại học quốc gia phải ghi rõ công nhận + [tên đại học] thành đại học vùng hoặc đại học quốc gia + [tên đại học vùng/đại học quốc gia]; ghi rõ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của đại học vùng hoặc đại học quốc gia và nhiệm vụ, quyền hạn của giám đốc, phó giám đốc đại học vùng hoặc đại học quốc gia.

(6) Hiệu lực thi hành của quyết định.

(7) Trách nhiệm tổ chức thực hiện quyết định.

(8) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo và số lượng bản lưu (nếu cần).

(9) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).

_______________________________________

1 Mẫu Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học; cho phép trường đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học hoạt động đào tạo; đình chỉ hoạt động đào tạo; sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học; giải thể cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học; công nhận đại học vùng, đại học quốc gia

PHỤ LỤC IV

MẪU VĂN BẢN VỀ TỔ CHỨC KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC, KINH DOANH DỊCH VỤ TƯ VẤN DU HỌC
(Kèm theo Nghị định số 125/2024/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2024 của Chính phủ)

I. MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ THÀNH LẬP HOẶC CHO PHÉP THÀNH LẬP TỔ CHỨC KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC; CHO PHÉP HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC; GIẢI THỂ TỔ CHỨC KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

Mẫu số 01

Tờ trình đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục

Mẫu số 02

Đề án thành lập hoặc cho phép thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục

Mẫu số 03

Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục

Mẫu số 04

Tờ trình đề nghị gia hạn hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục

Mẫu số 05

Tờ trình đề nghị giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục

Mẫu số 06

Văn bản đề nghị được hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục tại Việt Nam

II. MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP KINH DOANH DỊCH VỤ TƯ VẤN DU HỌC

Mẫu số 07

Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học

III. MẪU VĂN BẢN CỦA CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN

Mẫu số 08

Quyết định của cơ quan có thẩm quyền

Mẫu số 09

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học

Mẫu 01. Tờ trình đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục

….(1)……
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:……./….-…….

…., ngày …. tháng ... năm ...

Kính gửi :…………….(2)…………………..

1. Thông tin của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục:………..(3)………………

2. Lý do đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập: ………………

3. Thông tin về tổ chức kiểm định chất lượng đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập:

- Tên: ……………………………………………………………

Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (nếu có): ………………….

- Địa chỉ trụ sở: ……………………………………………………..

Số điện thoại: ………………………………Fax: ………………

Website (nếu có): ………………Email: …………………………

- Chức năng, nhiệm vụ: …………………………………………

- Thông tin về người dự kiến là giám đốc trung tâm: ……………

Kính đề nghị……………… (2) ………………xem xét, quyết định.

(Xin gửi kèm theo: ……………… (4) ………………)


Nơi nh
ận:
- Như trên;
- ….
- Lưu:

QUYỀN HẠN/ CHỨC VỤ NGƯỜI KÝ
(Chữ ký, dấu)

Ghi chú:

(1) Tên tổ chức đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục. Nếu là cá nhân thì không cần ghi mục này.

(2) Cơ quan có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.

(3) Ghi rõ thông tin về tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.

(4) Các tài liệu gửi kèm theo Tờ trình.

Mẫu số 02. Đề án thành lập hoặc cho phép thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

…., ngày …. tháng ... năm ...

ĐỀ ÁN

…………..................

I. THÔNG TIN VỀ TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ THÀNH LẬP HOẶC CHO PHÉP THÀNH LẬP

Trường hợp là tổ chức đề nghị, báo cáo những nội dung sau:

1. Tên tổ chức:………………………………………………………….

Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (nếu có): ……………………….

2. Địa chỉ trụ sở chính: ……………………….……………………….

3. Quyết định thành lập hoặc cho phép hoạt động: [Tên loại văn bản, số hiệu, ngày, tháng, năm ban hành, cơ quan ban hành, trích yếu của văn bản].

4. Ngành, lĩnh vực hoạt động: ……………………….……………………….

5. Chức năng, nhiệm vụ: ……………………….……………………….…

6. Thông tin về người đứng đầu: ……………………….…………………

Trường hợp là cá nhân đề nghị, báo cáo những nội dung sau:

1. Họ và tên: ……………………….……………………………

2. CCCD/CMTND: ……………………….……………………….

3. Trình độ/Văn bằng, chứng chỉ: ……………………….………………

II. SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ THÀNH LẬP TỔ CHỨC KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

III. THÔNG TIN VỀ TỔ CHỨC KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC DỰ KIẾN THÀNH LẬP

1. Tên gọi của tổ chức kiểm định:………………………………………………………….

Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (nếu có): ……………………….

2. Địa chỉ trụ sở: ……………………….……………………….

3. Mục tiêu, phạm vi hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục: …………………

4. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn: ……………………….

5. Phương án tổ chức bộ máy, nhân sự của tổ chức kiểm định: …………………

6. Dự kiến hội đồng quản lý (đối với tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục công lập): ……………………….……………………….

7. Phương án bảo đảm hoạt động:

- Cơ sở vật chất, thiết bị: ……………………….……………………….

- Nguồn lực tài chính: ……………………….……………………….

8. Phương án phòng ngừa rủi ro: ……………………….……………………….

(Trường hợp tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đại học: dự kiến phương án tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính bảo đảm tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục độc lập với cơ quan quản lý nhà nước và cơ sở giáo dục đại học)

IV. KẾ HOẠCH, LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

1. Kế hoạch phát triển: ……………………….……………………….

2. Lộ trình phát triển theo từng giai đoạn: ……………………….

3. Giải pháp thực hiện: ……………………….……………………….

(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Mẫu 03. Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục

….(1)……
….(2)……
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:.../….-…
V/v đề nghị….

…., ngày …. tháng ... năm ...

Kính gửi:…………..(3)…………….

1. Tên tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục: ….……………………….

Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (nếu có): ….……………………….

2. Địa chỉ trụ sở chính: ….……………………….….……………………….

- Số điện thoại: ….………………………., Fax: ….……………………….

- Website: ….………………………., Email: ….…………………………...

3. Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập: [Tên loại văn bản, số hiệu, ngày, tháng, năm ban hành, cơ quan ban hành, trích yếu của văn bản].

4. Nội dung đăng ký hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục:

- Mục tiêu: ….……………………….….……………………….….…………

- Chức năng, nhiệm vụ: ….……………………….….……………………….

- Đối tượng và phạm vi hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục: ….…………

….……………. (2) ….…………………cam kết thực hiện đúng quy định của pháp luật về kiểm định chất lượng giáo dục và quy định của pháp luật có liên quan.

(Xin gửi kèm theo: ………..(4)…………)


Nơi nh
ận:
- ……..
- ….

(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp (nếu có).

(2) Tên tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.

(3) Cơ quan có thẩm quyền cho phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục.

(4) Tài liệu gửi kèm theo tờ trình.

Mẫu số 04. Tờ trình đề nghị gia hạn quyết định cho phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục

….(1)……
….(2)……
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:.../….-…
V/v đề nghị….

…., ngày …. tháng ... năm ...

Kính gửi:…………..(3)……………….

1. Tên tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục: …………….…………….

Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (nếu có): …………….…………….

2. Địa chỉ trụ sở chính: …………….…………….…………….

- Số điện thoại: …………….……………., Fax: …………….…………….

- Website: …………….……………., Email: …………….…………….

3. Quyết định thành lập, cho phép thành lập: [Tên loại văn bản, số hiệu, ngày, tháng, năm ban hành, cơ quan ban hành, trích yếu của văn bản].

4. Quyết định cho phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục: [Tên loại văn bản, số hiệu, ngày, tháng, năm ban hành, cơ quan ban hành, trích yếu của văn bản].

5. Kết quả thực hiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục: …………….

6. Nội dung đề nghị gia hạn:

- Mục tiêu: …………….…………….…………….…………….

- Chức năng, nhiệm vụ: …………….…………….…………….

- Đối tượng và phạm vi hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục: …………….

- Thời gian gia hạn: …………….…………….…………….…………

……………. (2)…………….cam kết thực hiện đúng quy định của pháp luật về kiểm định chất lượng giáo dục và quy định của pháp luật có liên quan.

(Xin gửi kèm theo: ……………. (4) …………….)


Nơi nh
ận:
- ……..
- ….

(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp (nếu có).

(2) Tên tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.

(3) Cơ quan có thẩm quyền gia hạn hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục.

(4) Tài liệu gửi kèm theo tờ trình.

Mẫu số 05. Tờ trình đề nghị giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục

….(1)……
….(2)……
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:.../….-…
V/v đề nghị….

…., ngày …. tháng ... năm ...

Kính gửi:………(3)………….

Thông tin về cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục: ………….………….

Đề nghị giải thể…………. [tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục] như sau:

1. Thông tin về tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đề nghị giải thể:

a) Tên: ………….………….………….………….………….………….

Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (nếu có): ………….………….

b) Địa chỉ trụ sở chính: ………….………….………….………….……

c) Số điện thoại: ………….…………., Fax: ………….………….

Website: ………….…………., Email: ………….………….

d) Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập: [Quyết định số……/QĐ-…. ngày, tháng, năm ban hành, cơ quan ban hành, trích yếu của quyết định].

đ) Quyết định cho phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục: [Quyết định số……./QĐ-….. ngày, tháng, năm ban hành, cơ quan ban hành, trích yếu của từng quyết định].

2. Lý do giải thể: ……….………….………….…………….………….………

3. Phương án giải thể: ……….………….………….…………………..

a) Phương án giải quyết tài sản.

b) Phương án bảo đảm quyền lợi của cán bộ, nhân viên, người lao động.

c) Thực hiện nghĩa vụ về tài chính.

Đề nghị………………. (3) ……………….xem xét, quyết định.

(Xin gửi kèm theo: ………………. (4) ……………….)


Nơi nh
ận:
- ……..
- ….

(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) của cơ quan, tổ chức đề nghị giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.

(2) Tên cơ quan, tổ chức đề nghị giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục. Trường hợp là cá nhân không ghi nội dung ở mục này.

(3) Người có thẩm quyền giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.

(4) Tài liệu gửi kèm theo tờ trình.

Mẫu số 06. Văn bản đề nghị được hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục tại Việt Nam

TÊN TỔ CHỨC KĐCLGD
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

…., ngày …. tháng ... năm ...

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục tại Việt Nam

Kính gửi:……….(1)………….

Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài: …………. (2) ………….

Được thành lập theo: …………. …………. (3) ………….………….

Có trụ sở chính tại: ………….………….………….………….………….

Điện thoại: ………….………….Fax: ………….………….………….

Website: ………….………….Email: ………….………….………….

Đối tượng, phạm vi hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục: ………….

Người đại diện tại Việt Nam (nếu có): ………….………….………….

Đề nghị được công nhận hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục tại Việt Nam như sau:

1. Quy trình kiểm định chất lượng giáo dục: ………….………….………….

2. Đối tượng, phạm vi hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục: ………….

3. Thời hạn hoạt động: ………….………….………….………….………….

4. Các tài liệu kèm theo: …………. …………. (4) ………….………….

Cam kết: ………….………….………….………….………….

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC KĐCLGD
(Ký tên và đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Người có thẩm quyền công nhận tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

(2) Tên tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài.

(3) Ghi rõ giấy tờ pháp lý xác định tư cách pháp nhân của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài, thời điểm và cơ quan ban hành.

(4) Ghi rõ các tài liệu kèm theo phù hợp với quy định tại Nghị định.

Mẫu số 07. Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học

...(1)...
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

…., ngày …. tháng ... năm ...

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học

Kính gửi: Sở Giáo dục và Đào tạo ....................

Thông tin về tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học:

Tên giao dịch bằng tiếng Việt:……………………………………………

Tên giao dịch bằng tiếng Anh (nếu có): ………………………………

Giấy phép đăng ký kinh doanh/Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: [Số…./……-……ngày, tháng, năm ban hành, cơ quan ban hành, trích yếu].

Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………………………

Điện thoại: …………………………; Fax: …………………………

Email: ……………………………; Website: ………………………

Đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học như sau:

1. Tên tổ chức: ………………………………………………………

- Tên giao dịch bằng tiếng Anh (nếu có): …………………………..

- Địa chỉ đăng ký hoạt động: ………………………………………

- Điện thoại: …………………………Fax: ………………………………

- Email: …………………………Website: ………………………………

2. Người đứng đầu tổ chức:

Số CCCD: ……………………………Nơi cấp……………………………

3. Mục tiêu hoạt động: ……………………………………………………

4. Nội dung hoạt động: ……………………………………………………

5. Khả năng khai thác và phát triển dịch vụ du học ở nước ngoài: ………………

6. Kế hoạch và các biện pháp tổ chức thực hiện: ……………………………

7. Phương án giải quyết khi gặp vấn đề rủi ro đối với người được tư vấn du học: ………………

8. Tình hình đáp ứng các điều kiện theo quy định:

- Danh mục cơ sở vật chất, thiết bị, tài liệu phục vụ cho hoạt động tư vấn du học: …………………………………………………

- Danh sách đội ngũ nhân viên trực tiếp tư vấn du học kèm theo các thông tin về trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, vị trí công việc sẽ đảm nhiệm tại tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học (kèm theo bản sao văn bằng tốt nghiệp đại học, chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học).

Cam kết: ……………………………………………………………………

(Các tài liệu kèm theo: ……………………………………………………)


Nơi nh
ận:
- ……..
- ….

(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Ghi chú: (1) Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học.

Mẫu số 08. Quyết định của cơ quan có thẩm quyền1

….(1)……
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:.../QĐ-…

…., ngày …. tháng ... năm ...

QUYẾT ĐỊNH

Về việc…......…(2)…...........

THẨM QUYỀN BAN HÀNH………..(3)……..

Căn cứ…………………………….…(4)……………………….……;

Căn cứ…………………………….……………………………….……;

Theo đề nghị của………………………….……………………………….……

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1………………………….……………(5)………………….……………….

Điều ……………………….……………(5)………………….……………….

Điều... Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày…………….……………….

Điều...


Nơi nh
ận:

- Như Điều...;
- Lưu: VT, (6)A.xx (7).

QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan có thẩm quyền ra quyết định.

(2) Ghi rõ trích yếu của quyết định.

(3) Chức vụ của người đứng đầu cơ quan ban hành quyết định.

(4) Nêu các căn cứ để ban hành quyết định (văn bản thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức ban hành quyết định; các văn bản pháp lý liên quan trực tiếp đến vấn đề giải quyết trong nội dung quyết định).

(5) Ghi rõ nội dung quyết định.

- Trường hợp đình chỉ phải nêu rõ lý do đình chỉ, thời hạn đình chỉ, biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, nhân viên, người lao động và tổ chức, cá nhân có liên quan;

- Trường hợp giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục/thu hồi quyết định công nhận tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài hoạt động tại Việt Nam/thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học phải nêu rõ lý do giải thể/thu hồi, phương án giải quyết các vấn đề về tài chính, tài sản và biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, nhân viên, người lao động và tổ chức, cá nhân có liên quan.

(6) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo và số lượng bản lưu (nếu cần).

(7) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).

_______________________________________

1 Mẫu Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; cho phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục; gia hạn hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục; đình chỉ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục; giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; công nhận tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; thu hồi quyết định công nhận tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; đình chỉ kinh doanh dịch vụ tư vấn du học; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học.

Mẫu số 09. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học

….(1)……
……(2)…….
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:…(3)…/GCN-…(4)…

…., ngày …. tháng ... năm ...

GIẤY CHỨNG NHẬN

ĐĂNG KÝ KINH DOANH DỊCH VỤ TƯ VẤN DU HỌC

…………(5)……….. CHỨNG NHẬN:

1. Tên tổ chức: ………………………………(6)………………………

Tên giao dịch bằng tiếng Anh (nếu có): …………………………..

Thuộc (nếu có): …………………………..…………………………..

Địa chỉ trụ sở chính: ……………………(7)………..…………………

Điện thoại: …………………………; Fax: ………………………………

Email: …………………………; Website: ………………………………

Quyết định thành lập, cho phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: [Tên loại văn bản, số hiệu, ngày, tháng, năm ban hành, cơ quan ban hành, trích yếu].

2. ………………(6)…………. được phép triển khai hoạt động kinh doanh dịch vụ tư vấn du học tại địa chỉ:………………………….

3. Thông tin người đại diện/phụ trách tại địa chỉ đăng ký:

Họ và tên: …………………………..…………………………..

CMND/CCCD số: ………………..do……………..cấp ngày…………………..

Chỗ ở hiện tại: …………………………..…………………………..

Điện thoại liên hệ: …………………………..Email: ………………………

4. ………………(6)……………có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định hiện hành của Nhà nước về kinh doanh dịch vụ tư vấn du học.

5. Giấy chứng nhận này có hiệu lực kể từ ngày ký và có giá trị trong thời hạn …(8)… năm kể từ ngày ký.

QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có).

(2) Tên cơ quan ban hành quyết định.

(3) Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học được lập liên tục theo thứ tự số tự nhiên từ nhỏ đến lớn theo từng năm từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12.

(4) Tên viết tắt của cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học.

(5) Người có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học.

(6) Tên tổ chức đề nghị giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học.

(7) Ghi địa chỉ số nhà, đường/phố, xã/phường/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố.

(8) Ghi cụ thể thời hạn của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học.

THE GOVERNMENT OF VIETNAM
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 125/2024/ND-CP

Hanoi, October 05, 2024

DECREE

REGULATORY REQUIREMENTS FOR EDUCATIONAL INVESTMENT AND OPERATION

Pursuant to the Law on Government Organization of Vietnam dated June 19, 2015; Law on amendments to some Articles of the Law on Government Organization of Vietnam and Law on Local Government Organization of Vietnam dated November 22, 2019;

Pursuant to the Law on Education dated June 14, 2019;

Pursuant to the Law on Higher Education dated June 18, 2012; the Law on amendments to some articles of the Law on Higher Education dated November 19, 2018;

Pursuant to the Law on Vocational Education dated November 27, 2014;

Pursuant to the Law on Investment dated June 17, 2020;

At the request of the Minister of Education and Training;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

1. This Decree provides for regulatory requirements for educational investment and operation, including:

a) Regulatory requirements for establishment or permission for establishment, permission for educational operations, or suspension of educational operations, merger, division, dissolution of early childhood education schools, general education schools and special schools;

b) Regulatory requirements for establishment or permission for establishment, suspension of educational operations, merger, division, dissolution of continuing education institutions and inclusive education support and development centers;

c) Regulatory requirements for establishment or permission for establishment of college-level pedagogy schools; issuance of certificates of registration of college-level teacher training; suspension of college-level teacher training; revocation of certificates of registration of college-level teacher training; merger, division, dissolution of college-level pedagogy schools; acquisition of colleges by universities;

d) Regulatory requirements for establishment or permission for establishment of universities, branches/campuses of higher education institutions; permission for universities, branches/campuses of higher education institutions to provide training; suspension of training activities carried out by higher education institutions and branches/campuses of higher education institutions; merger, division, dissolution of higher education institutions and/or branches/campuses of higher education institutions; recognition of national and regional parent universities (hereinafter referred to as “higher education institutions”);

dd) Regulatory requirements for establishment or permission for establishment, permission for operation, suspension of operation, dissolution of education quality accreditation organizations of Vietnam; recognition of operation of foreign education quality accreditation organizations in Vietnam;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



2. Regulatory requirements for investment and operation by foreign-invested educational institutions, representative offices of foreign educational institutions located within the territory of Vietnam, branches/campuses of foreign-invested educational institutions and association in education and training with foreign parties, shall comply with regulations laid down in the Decree prescribing foreign cooperation and investment in the education sector.

Article 2. Regulated entities

1. This Decree applies to early childhood education schools; independent nursery groups, independent senior kindergarten classes, independent preschool classes; general education schools; continuing education institutions; inclusive education support and development centers; special schools; colleges providing college-level teacher training; higher education institutions; education quality accreditation organizations; overseas education counseling service providers; and other organizations or individuals carrying out educational activities.

2. This Decree does not apply to vocational education quality accreditation organizations and overseas education counseling service providers in the vocational education sector under the state management of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

Chapter II

EARLY CHILDHOOD EDUCATION SCHOOLS

Sector 1. PRESCHOOLS

Article 3. Regulatory requirements for establishment of public preschools or permission for establishment of non-public or private preschools

1. A proposal for establishment or permission for establishment of a preschool shall be formulated. Such proposal shall be consistent with a provincial planning and relevant plannings made by a local authority in a province/city where the preschool is based.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Article 4. Procedures for establishment of public preschools or permission for establishment of non-public or private preschools

1. The President of the People’s Committee of an urban/rural district, city or township of a province (hereinafter referred to as “the district-level People’s Committee”) shall issue a decision on establishment of a public preschool or permission for establishment of a non-public or private preschool.

2. An application includes:

a) A written request for establishment or permission for establishment of the preschool (according to Form No. 01 Appendix I enclosed with this Decree);

b) A proposal for establishment or permission for establishment of the preschool (according to Form No. 02 Appendix I enclosed with this Decree).

3. Procedures:

a) The People’s Committee of a commune, ward or town (hereinafter referred to as “the commune-level People’s Committee”; in case of application for establishment of a public preschool); an organization or individual (in case of application for permission for establishment of a non-public or private preschool) shall submit an application specified in clause 2 of this Article in person, via online public service portal or by post, to the district-level People’s Committee.

b) Within 05 working days from the date on which the sufficient application is received, if the application is unsatisfactory, the district-level People’s Committee shall give a written notification of contents to be amended to the applicant; if the application is satisfactory, the district-level People’s Committee shall give guidelines to the Subdepartment of Education and Training for organization of the assessment of realistic conditions concerning establishment or permission for establishment of a preschool;

c) Within 15 days from the date of receipt of the guidelines from the district-level People’s Committee, the Subdepartment of Education and Training shall preside over and cooperate with other relevant specialized divisions in assessing realistic conditions concerning establishment or permission for establishment of a preschool in the application; preparing an assessment report to assess fulfillment of requirements mentioned in Article 3 of this Decree; and submitting the report to the President of the district-level People’s Committee for consideration and decision;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



The decision on establishment or permission for establishment of the preschool (according to Form No. 10 Appendix I enclosed with this Decree) shall be publicly announced on mass media.

4. 02 years after the effective date of the decision on establishment or permission for establishment of the preschool, if the preschool fails to obtain permission to conduct its educational activities, the Subdepartment of Education and Training shall send a report to the President of the district-level People’s Committee to revoke the decision on establishment or permission for establishment.

5. If the preschool is relocated, it shall fulfill requirements and follow procedures for establishment or permission for establishment of a preschool, and permission for the preschool to conduct its educational activities according to regulations in this Decree. Its proposal (Form No. 02 Appendix I enclosed with this Decree) shall include its commitment to inherit rights, obligations and responsibilities which it has before relocation.

Article 5. Requirements to be satisfied by preschools for conducting their educational activities

1. Own land, facilities, equipment, tools and toys, thereby meeting standards in terms of location, scale, area and basic facilities applied to preschools according to regulations issued by the Ministry of Education and Training.

Regarding inner cities of special class urban areas, it shall be possible that the area of land used for construction of a preschool is replaced by the floor area of land and the floor area of land shall not be smaller than the minimum average land area per child according to regulations.

2. Have education curriculum, syllabuses and learning materials that meet requirements for the early childhood education curriculum according to regulations promulgated by the Ministry of Education and Training.

3. Employ adequate administrative officers, teachers, staff and employees that meet standards in order to organize child care, parenting and education activities, thereby meeting requirements for the early childhood education curriculum according to regulations promulgated by the Ministry of Education and Training.

4. Have a sufficient amount of financial resources in order to maintain and develop educational activities:

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Regarding a private preschool of which the facilities are not newly built but are leased or the existing facilities are used to conduct child care, parenting and education activities, the capital shall be at least 70% of the capital specified in point a of this clause;

b) Regarding a public or non-public preschool, its financial resources shall be maintained by a competent management authority or local community so as to meet requirements for the early childhood education curriculum according to regulations.

5. Have the statutes of organization and operation of the preschool.

Article 6. Procedures for permission for preschools to conduct their educational activities

1. The Head of the Subdepartment of Education and Training shall issue a decision on permission for a preschool to conduct its educational activities.

2. An application includes:

a) A written request for permission for the preschool to conduct its educational activities (according to Form No. 03 Appendix I enclosed with this Decree);

b) Copies of legal documents proving land use rights and house ownership or agreement on rental of location for a preschool of which the minimum term is 05 years;

c) In case of a private preschool, a legal confirmation document on the amount of investment currently managed by the preschool, ensuring legitimacy and conformity with the estimated scale at the time of application for educational activities;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



3. Procedures:

a) The preschool shall submit an application specified in clause 2 of this Article in person, via online public service portal or by post, to the Subdepartment of Education and Training;

b) Within 05 working days from the date on which the sufficient application is received, if the application is unsatisfactory, the Subdepartment of Education and Training shall give a written notification of contents to be amended to the applicant; or if the application is satisfactory, it shall notify a plan to carry out the realistic assessment at the preschool;

c) Within 15 days from the date of receipt of the sufficient and satisfactory application, the Subdepartment of Education and Training shall preside over and cooperate with other relevant specialized divisions in organizing the assessment of realistic conditions concerning permission for the preschool to conduct its educational activities according to regulations; preparing an assessment report to assess the fulfillment of requirements mentioned in Article 5 of this Decree;

d) Within 05 working days from the date of receipt of the assessment report, if the requirements are fulfilled, the Head of the Subdepartment of Education and Training shall issue a decision on permission for the preschool to conduct its educational activities; if the requirements are not fulfilled, he/she shall send a written notification in which reasons should be clearly specified to the applicant.

The decision on permission for the preschool to conduct its educational activities (according to Form No. 10 Appendix I enclosed with this Decree) shall be publicly announced on mass media.

Article 7. Suspension of educational activities conducted by preschools

1. A preschool shall have its educational activities suspended in one of the following cases:

a) It commits any fraudulent act in order to obtain a license for educational activities;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



c) Its educational activities have not been conducted within the duration of 01 year from the licensing date;

d) It has committed any violation against regulations on imposition of penalties for administrative violations arising from educational activities to the extent that the decision on suspension thereof is issued;

dd) Other cases prescribed by law.

2. The Head of the Subdepartment of Education and Training shall issue a decision to suspend educational activities conducted by the preschool.

3. Procedures:

a) When detecting that the preschool has committed one of the violations prescribed by clause 1 of this Article, the Head of the Subdepartment of Education and Training shall decide to organize inspection to assess the current status, make an inspection record and notify the preschool of any violation;

b) Depending on the seriousness of the violation, within 10 days from the date on which the preschool is notified of the violation, the Head of the Subdepartment of Education and Training shall issue a decision on suspension of educational activities and send a report to the district-level People’s Committee.

The decision on suspension of educational activities conducted by the preschool (according to Form No. 10 Appendix I enclosed with this Decree) shall be publicly announced on mass media;

c) During the period of suspension, if the violation resulting in the suspension is eliminated, the preschool shall send a written notification enclosed with proof to the Head of the Subdepartment of Education and Training. Within 07 working days from the date of receipt of the written notification from the preschool, the Head of the Subdepartment of Education and Training shall issue a decision on permission for resumption of educational activities which must be publicly announced on mass media;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Article 8. Merger or division of preschools

1. A preschool is merged or divided when the requirements specified in clause 1 Article 51 of the Law on Education are met.

2. The President of the district-level People’s Committee shall issue a decision on merger or division of the preschool.

3. An application includes:

a) A written request for merger or division of the preschool (according to Form No. 04 Appendix I enclosed with this Decree);

b) A proposal for merger or division of the preschool (according to Form No. 05 Appendix I enclosed with this Decree);

c) Written approval from the investor owning at least 75% of total contributed capital for merger or division of the private preschool.

4. Procedures:

a) The commune-level People’s Committee (in case of merger or division of a public preschool); an organization or individual (in case of merger or division of a non-public or private preschool) shall submit an application specified in clause 3 of this Article in person, via online public service portal or by post, to the district-level People’s Committee;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



c) Within 10 days from the date of receipt of the guidelines from the district-level People’s Committee, the Subdepartment of Education and Training shall preside over and cooperate with other relevant specialized divisions in assessing the application and realistic conditions concerning merger or division of the preschool; preparing an assessment report to assess fulfillment of requirements mentioned in clause 1 of this Article; and submitting the report to the President of the district-level People’s Committee for consideration and decision;

d) Within 05 working days from the date of receipt of the assessment report from the Subdepartment of Education and Training, if the requirements are fulfilled, the President of the district-level People’s Committee shall issue a decision on merger or division of the preschool; if the requirements are not fulfilled, he/she shall send a written notification in which reasons should be clearly specified to the applicant.

The decision on merger or division of the preschool (according to Form No. 10 Appendix I enclosed with this Decree) shall be publicly announced on mass media;

dd) Within 05 working days from the date on which the President of the district-level People’s Committee issues the decision on merger or division of the preschool, the Head of the Subdepartment of Education and Training shall issue a decision on permission for establishment of a new preschool after merger or division.

Article 9. Dissolution of preschools

1. A preschool shall be dissolved when it falls into one of the cases specified in clause 2 Article 51 of the Law on Education.

2. The President of the district-level People’s Committee shall issue a decision on dissolution of the preschool.

3. Application:

a) If a preschool is dissolved according to regulations in points a,b,c and d clause 2 Article 51 of the Law on Education, the application includes:

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Any proof that the preschool commits any violation specified in points a,b,c and d clause 2 Article 51 of the Law on Education;

Methods of settling organization and personnel structure, staff, finances, assets, land and other relevant issues.

b) If a preschool is dissolved according to regulations in point dd clause 2 Article 51 of the Law on Education, the application includes:

A written request for dissolution of the preschool made by an organization/individual establishing the preschool (according to Form No. 06 Appendix I enclosed with this Decree);

A proposal for dissolution of the preschool (according to Form No. 07 Appendix I enclosed with this Decree);

4. Procedures:

a) Regarding the preschool that is dissolved according to regulations in points a,b,c and d clause 2 Article 51 of the Law on Education:

When detecting, or receiving any report from an agency, organization or individual on, the preschool’s commission of any violation against regulations laid down in points a,b,c and d clause 2 Article 51 of the Law on Education, the district-level People’s Committee shall direct the Subdepartment of Education and Training to preside over and cooperate with relevant agencies in conducting inspection and verification, making a dissolution application, notifying the preschool and sending a report to the President of the district-level People’s Committee for decision within 20 days.

Within 10 days from the date of receipt of the report from the Subdepartment of Education and Training, the President of the district-level People’s Committee shall issue a decision on dissolution of the preschool.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



The organization/individual shall submit an application specified in point b clause 3 of this Article in person, via online public service portal or by post, to the district-level People’s Committee.

Within 10 days from the date of receipt of the application for dissolution, the President of the district-level People’s Committee shall issue a decision on dissolution of the preschool; if the dissolution decision has not yet been issued, he/she shall send a written notification in which reasons should be clearly specified to the applicant.

c) The decision on dissolution of the preschool (according to Form No. 10 Appendix I enclosed with this Decree) shall be publicly announced on mass media.

Section 2. INDEPENDENT NURSERY GROUPS, SENIOR KINDERGARTEN CLASSES AND PRESCHOOL CLASSES

Article 10. Regulatory requirements for establishment of public independent nursery groups, senior kindergarten classes and preschool classes or permission for establishment of non-public or private independent nursery groups, senior kindergarten classes and preschool classes (hereinafter referred to as “independent early childhood education schools”)

1. Have a site, basic facilities, supplies, toys and educational equipment meeting requirements for the early childhood education curriculum according to regulations issued by the Ministry of Education and Training.

2. Develop education plans, syllabuses and learning materials that meet requirements for the early childhood education curriculum according to regulations promulgated by the Ministry of Education and Training.

3. Employ adequate administrative officers, teachers, staff and employees that meet standards according to regulations promulgated by the Ministry of Education and Training in order to organize child care, parenting and education activities, thereby meeting requirements for early childhood education curriculum.

4. Meet requirements for scale of groups and classes in independent early childhood education schools according to regulations promulgated by the Ministry of Education and Training.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



1. The President of the commune-level People’s Committee shall issue a decision on establishment or permission for establishment of an independent early childhood education school.

2. Application:

a) In case of establishment of a public independent early childhood education school, the application includes:

A report on establishment of a public independent early childhood education school sent to the President of the district-level People’s Committee;

A written request for on-site inspection of fulfillment of requirements for establishment;

b) In case of permission for establishment of a non-public or private independent early childhood education school, the application includes:

A written request for permission for establishment of the non-public or private independent early childhood education school (according to Form No. 08 Appendix I enclosed with this Decree);

Copies of legal documents proving land use rights and house ownership or agreement on rental of location for the independent early childhood education school;

A legal confirmation document on the amount of investment in establishment of the non-public or private independent early childhood education school, ensuring legitimacy and conformity with the estimated scale at the time of establishment.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



a) Establishment of a public independent early childhood education school:

The commune-level People’s Committee shall send a report on establishment of the public independent early childhood education school to the President of the district-level People’s Committee;

Within 05 working days from the date of receipt of approval from the President of the district-level People’s Committee, the commune-level People’s Committee shall send a written request for on-site inspection of fulfillment of requirements for establishment to the Subdepartment of Education and Training.

b) Establishment of a non-public or private independent early childhood education school:

An organization/individual applying for establishment of the non-public or private independent early childhood education school shall submit an application specified in clause 2 of this Article in person, via online public service portal or by post, to the commune-level People’s Committee;

Within 05 working days from the date on which the sufficient application is received, if the application is unsatisfactory, the commune-level People’s Committee shall give a written notification of contents to be amended to the applicant; or if the application is satisfactory, it shall send the written request for on-site inspection of fulfillment of the requirements for establishment to the Subdepartment of Education and Training;

c) Within 10 days from the date of receipt of the written request from the commune-level People’s Committee, the Subdepartment of Education and Training shall conduct the on-site inspection and submit its written opinions to the commune-level People’s Committee to define whether or not the independent early childhood education school satisfies regulatory requirements for establishment;

d) Within 05 working days from the date of receipt of the written response from the Subdepartment of Education and Training, the President of the commune-level People’s Committee shall issue a decision on establishment or permission for establishment for the independent early childhood education school.

The decision on establishment or permission for establishment of the independent early childhood education school (according to Form No. 10 Appendix I enclosed with this Decree) shall be publicly announced on mass media.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



1. An independent early childhood education school shall have its educational activities suspended in one of the following cases:

a) It fails to meet one of the requirements specified in Article 10 of this Decree;

b) It has committed any violation against regulations on imposition of penalties for administrative violations arising from educational activities to the extent that the decision on suspension thereof is issued;

c) The decision on establishment or permission for establishment of the independent early childhood education school has been issued ultra vires;

d) Its educational activities have not been conducted within the duration of 01 year from the date on which the decision on establishment or permission for establishment of the independent early childhood education school is issued;

2. The President of the commune-level People’s Committee shall issue a decision on suspension of educational activities conducted by the independent early childhood education school.

3. Procedures:

a) The commune-level People’s Committee shall cooperate with the Subdepartment of Education and Training in assessing the current status of the independent early childhood education school, making an inspection record and notifying the independent early childhood education school of any violation;

b) According to the inspection record, the President of the commune-level People’s Committee shall issue a decision on suspension of educational activities conducted by the independent early childhood education school (according to Form No. 10 Appendix I enclosed with this Decree) which must be publicly announced on mass media;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



d) In case of suspension according to regulations in point c clause 1 of this Article, within 05 working days from the date on which the decision on suspension is issued, the President of the commune-level People’s Committee shall review fulfillment of the requirements for establishment of the independent early childhood education school and issue a decision on permission for resumption of educational activities which must be publicly announced on mass media if the requirements mentioned in Article 10 of this Decree are fulfilled.

Article 13. Merger or division of independent early childhood education schools

1. The President of the commune-level People’s Committee shall issue a decision on merger or division of an independent early childhood education school.

2. Application:

a) In case of merger or division of a public independent early childhood education school, the application includes a written request for on-site inspection of fulfillment of requirements for merger or division;

b) In case of merger or division of a non-public or private independent early childhood education school, the application includes:

A written request for merger or division of the non-public or private independent early childhood education school (according to Form No. 04 Appendix I enclosed with this Decree);

Methods of protecting legal rights and benefits of children, teachers or carers; and settling finances, assets, land and other relevant issues.

Written approval from the investor owning at least 75% of total contributed capital for merger or division of the non-public or private independent early childhood education school.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



a) In case of merger or division of a public independent early childhood education school, the commune-level People’s Committee shall send the written request for on-site inspection of fulfillment of requirements for merger or division to the Subdepartment of Education and Training;

b) In case of merger or division of a non-public or private independent early childhood education school, the organization/individual shall submit an application specified in point b clause 2 of this Article in person, via online public service portal or by post, to the commune-level People’s Committee;

Within 05 working days from the date on which the sufficient application is received, if the application is unsatisfactory, the commune-level People’s Committee shall give a written notification of contents to be amended to the applicant; or if the application is satisfactory, it shall send the written request for on-site inspection of fulfillment of the requirements for merger or division to the Subdepartment of Education and Training;

c) Within 10 days from the date of receipt of the written request from the commune-level People’s Committee, the Subdepartment of Education and Training shall consider conducting the on-site inspection and submit its written opinions to the commune-level People’s Committee to define whether or not the independent early childhood education school satisfies regulatory requirements for merger or division;

d) Within 05 working days from the date of receipt of the written response from the Subdepartment of Education and Training, the President of the commune-level People’s Committee shall issue a decision on merger or division of the independent early childhood education school.

The decision on merger or division of the independent early childhood education school (according to Form No. 10 Appendix I enclosed with this Decree) shall be publicly announced on mass media;

Article 14. Dissolution of independent early childhood education schools

1. An independent early childhood education school shall be dissolved when it falls into one of the cases specified in clause 2 Article 51 of the Law on Education.

2. The President of the commune-level People’s Committee shall issue a decision on dissolution of an independent early childhood education school.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



a) If the independent early childhood education school is dissolved according to regulations in points a,b,c and d clause 2 Article 51 of the Law on Education, the application includes:

Any proof that the independent early childhood education school commits any violation specified in points a,b,c and d clause 2 Article 51 of the Law on Education;

Methods of settling organization and personnel structure, staff, finances, assets, land and other relevant issues.

b) If the independent early childhood education school is dissolved according to regulations in point dd clause 2 Article 51 of the Law on Education, the application includes:

A written request for dissolution of the independent early childhood education school (according to Form No. 06 Appendix I enclosed with this Decree);

Methods of settling organization and personnel structure, staff, finances, assets, land and other relevant issues.

4. Procedures:

a) Regarding the independent early childhood education school that is dissolved according to regulations in points a,b,c and d clause 2 Article 51 of the Law on Education:

When detecting the school’s commission of any violation against regulations laid down in points a,b,c and d clause 2 Article 51 of the Law on Education, the commune-level People’s Committee shall cooperate with the Subdepartment of Education and Training in conducting inspection, and making record and application for dissolution within 10 days.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



b) Regarding the independent early childhood education school that is dissolved according to regulations in point dd clause 2 Article 51 of the Law on Education:

The organization/individual shall submit an application specified in point b clause 3 of this Article in person, via online public service portal or by post, to the commune-level People’s Committee.

Within 10 days from the date on which the sufficient application for dissolution is received, the President of the commune-level People’s Committee shall consider issuing a decision on dissolution of the independent early childhood education school.

c) The decision on dissolution of the independent early childhood education school (according to Form No. 10 Appendix I enclosed with this Decree) shall be publicly announced on mass media.

Chapter III

GENERAL EDUCATION SCHOOLS

Section 1. PRIMARY SCHOOLS

Article 15. Regulatory requirements for establishment of public primary schools or permission for establishment of private primary schools

1. A proposal for establishment or permission for establishment of a primary school shall be formulated. Such proposal shall be consistent with a provincial planning and relevant plannings made by a local authority in a province/city where the primary school is based.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Article 16. Procedures for establishment of public primary schools or permission for establishment of private primary schools

1. The President of the district-level People’s Committee shall issue a decision on establishment of a public primary school or permission for establishment of a private primary school.

2. An application includes:

a) A written request for establishment or permission for establishment of the primary school (according to Form No. 01 Appendix I enclosed with this Decree);

b) A proposal for establishment or permission for establishment of the primary school (according to Form No. 02 Appendix I enclosed with this Decree).

3. Procedures:

a) The commune-level People’s Committee (in case of application for establishment of a public primary school); an organization or individual (in case of application for permission for establishment of a private primary school) shall submit an application specified in clause 2 of this Article in person, via online public service portal or by post, to the district-level People’s Committee;

b) Within 05 working days from the date on which the sufficient application is received, if the application is unsatisfactory, the district-level People’s Committee shall give a written notification of contents to be amended to the applicant; if the application is satisfactory, the district-level People’s Committee shall direct the Subdepartment of Education and Training to organize the assessment of realistic conditions concerning establishment or permission for establishment of a primary school;

c) Within 15 days from the date of receipt of the sufficient and satisfactory application, the Subdepartment of Education and Training shall preside over and cooperate with other relevant specialized divisions in assessing realistic conditions concerning establishment or permission for establishment of the primary school in the application; preparing an assessment report to assess fulfillment of requirements mentioned in Article 15 of this Decree; and submitting the report to the President of the district-level People’s Committee for consideration and decision;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



The decision on establishment or permission for establishment of the primary school (according to Form No. 10 Appendix I enclosed with this Decree) shall be publicly announced on mass media.

4. 02 years after the effective date of the decision on establishment or permission for establishment of the primary school, if the primary school fails to obtain permission to conduct its educational activities, the Subdepartment of Education and Training shall report to the President of the district-level People’s Committee on revocation of the decision on establishment or permission for establishment.

5. If the primary school is relocated, it shall fulfill requirements and follow procedures for establishment or permission for establishment of a primary school, and permission for the primary school to conduct its educational activities according to regulations in this Decree. Its proposal (Form No. 02 Appendix I enclosed with this Decree) shall include its commitment to inherit rights, obligations and responsibilities which it has before relocation.

Article 17. Requirements to be satisfied by primary schools for conducting their educational activities

1. Own land, facilities and equipment meeting standards in terms of location, scale, area and basic facilities applied to primary schools according to regulations issued by the Ministry of Education and Training.

Regarding inner cities of special class urban areas, it shall be possible that the area of land used for construction of a primary school is replaced by the floor area of land and the floor area of land shall not be smaller than the minimum average land area per student according to regulations.

2. Have education curriculum, syllabuses and learning materials that meet requirements for the primary education curriculum according to regulations promulgated by the Ministry of Education and Training.

3. Employ adequate administrative officers, teachers, staff and employees that meet standards in order to organize educational activities, thereby meeting requirements for the primary education curriculum according to regulations promulgated by the Ministry of Education and Training.

4. Have a sufficient amount of financial resources in order to maintain and develop educational activities:

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Regarding a private primary school of which the facilities are not newly built but are leased or the existing facilities are used to conduct educational activities, the capital shall be at least 70% of the capital specified in point a of this clause;

b) Regarding a public primary school, its financial resources shall be maintained by a competent management authority so as to meet requirements for primary education curriculum.

5. Have the statutes of organization and operation of the primary school.

Article 18. Procedures for permission for primary schools to conduct their educational activities

1. The Head of the Subdepartment of Education and Training shall issue a decision on permission for a primary school to conduct its educational activities.

2. An application includes:

a) A written request for permission for the primary school to conduct its educational activities (according to Form No. 03 Appendix I enclosed with this Decree);

b) Copies of legal documents proving land use rights and house ownership or agreement on rental of location for a primary school of which the minimum term is 05 years;

c) In case of a private primary school, a legal confirmation document on the amount of investment currently managed by the primary school, ensuring legitimacy and conformity with the estimated scale at the time of application for educational activities;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



3. Procedures:

a) The primary school shall submit an application specified in clause 2 of this Article in person, via online public service portal or by post, to the Subdepartment of Education and Training;

b) Within 05 working days from the date on which the sufficient application is received, if the application is unsatisfactory, the Subdepartment of Education and Training shall give a written notification of contents to be amended to the applicant; or if the application is satisfactory, it shall notify a plan to carry out the realistic assessment at the primary school;

c) Within 20 days from the date of receipt of the sufficient and satisfactory application, the Subdepartment of Education and Training shall preside over and cooperate with other relevant specialized divisions in organizing the assessment of realistic conditions concerning permission for the primary school to conduct its educational activities; preparing an assessment report to assess the fulfillment of requirements mentioned in Article 17 of this Decree;

d) Within 05 working days from the date of receipt of the assessment report, if the requirements are fulfilled, the Head of the Subdepartment of Education and Training shall issue a decision on permission for the primary school to conduct its educational activities; if the requirements are not fulfilled, he/she shall send a written notification in which reasons should be clearly specified to the applicant.

The decision on permission for the primary school to conduct its educational activities (according to Form No. 10 Appendix I enclosed with this Decree) shall be publicly announced on mass media.

Article 19. Suspension of educational activities conducted by primary schools

1. A primary school shall have its educational activities suspended in one of the following cases:

a) It commits any fraudulent act in order to obtain a license for educational activities;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



c) Its educational activities have not been conducted within the duration of 01 year from the licensing date;

d) It has committed any violation against regulations on imposition of penalties for administrative violations arising from educational activities to the extent that the decision on suspension thereof is granted;

dd) Other cases prescribed by law.

2. The Head of the Subdepartment of Education and Training shall issue a decision on suspension of educational activities conducted by the primary school.

3. Procedures:

a) When detecting that the primary school has committed one of the violations prescribed by clause 1 of this Article, the Head of the Subdepartment of Education and Training shall decide to organize inspection to assess the current status of the primary school, make an inspection record and notify the primary school of any violation;

b) Depending on the seriousness of the violation, within 10 days from the date on which the primary school is notified of the violation, the Head of the Subdepartment of Education and Training shall issue a decision on suspension of educational activities and send a report to the district-level People’s Committee.

The decision on suspension of educational activities (according to Form No. 10 Appendix I enclosed with this Decree) shall be publicly announced on mass media.

c) During the period of suspension, if the violation resulting in the suspension is eliminated, the primary school shall send a written notification enclosed with proof to the Head of the Subdepartment of Education and Training. Within 07 working days from the date of receipt of the written notification from the primary school, the Head of the Subdepartment of Education and Training shall issue a decision on permission for resumption of educational activities which must be publicly announced on mass media;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Article 20. Merger or division of primary schools

1. A primary school is merged or divided when the requirements specified in clause 1 Article 51 of the Law on Education are met.

2. The President of the district-level People’s Committee shall issue a decision on merger or division of the primary school.

3. An application includes:

a) A written request for merger or division of the primary school (according to Form No. 04 Appendix I enclosed with this Decree);

b) A proposal for merger or division of the primary school (according to Form No. 05 Appendix I enclosed with this Decree);

c) Written approval from the investor owning at least 75% of total contributed capital for merger or division of the private primary school.

4. Procedures:

a) The commune-level People’s Committee (in case of merger or division of a public primary school); an organization or individual (in case of merger or division of a private primary school) shall submit an application specified in clause 3 of this Article in person, via online public service portal or by post, to the district-level People’s Committee;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



c) Within 20 days from the date of receipt of the guidelines from the district-level People’s Committee, the Subdepartment of Education and Training shall preside over and cooperate with other relevant specialized divisions in assessing the application and realistic conditions concerning merger or division of the primary school; preparing an assessment report to assess fulfillment of requirements mentioned in clause 1 of this Article; and submitting the report to the President of the district-level People’s Committee for consideration and decision;

d) Within 05 working days from the date of receipt of the assessment report from the Subdepartment of Education and Training, if the requirements are fulfilled, the President of the district-level People’s Committee shall issue a decision on merger or division of the primary school; if the requirements are not fulfilled, he/she shall send a written notification in which reasons should be clearly specified to the applicant.

The decision on merger or division of the primary school (according to Form No. 10 Appendix I enclosed with this Decree) shall be publicly announced on mass media;

dd) Within 05 working days from the date on which the President of the district-level People’s Committee issues the decision on merger or division of the primary school, the Head of the Subdepartment of Education and Training shall issue a decision on permission for establishment of a new primary school after merger or division.

Article 21. Dissolution of primary schools

1. A primary school shall be dissolved when it falls into one of the cases specified in clause 2 Article 51 of the Law on Education.

2. The President of the district-level People’s Committee shall issue a decision on dissolution of the primary school.

3. Application:

a) If a primary school is dissolved according to regulations in points a,b,c and d clause 2 Article 51 of the Law on Education, the application includes:

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Any proof that the primary school commits any violation specified in points a,b,c and d clause 2 Article 51 of the Law on Education;

Methods of settling organization and personnel structure, staff, finances, assets, land and other relevant issues.

b) If a primary school is dissolved according to regulations in point dd clause 2 Article 51 of the Law on Education, the application includes:

A written request for dissolution made by an agency/organization/individual establishing the primary school (according to Form No. 06 Appendix I enclosed with this Decree);

A proposal for dissolution of the primary school (according to Form No. 07 Appendix I enclosed with this Decree);

4. Procedures:

a) Regarding the primary school that is dissolved according to regulations in points a,b,c and d clause 2 Article 51 of the Law on Education:

When detecting, or receiving any report from the Subdepartment of Education and Training on, the primary school’s commission of any violation against regulations laid down in points a,b,c and d clause 2 Article 51 of the Law on Education, the district-level People’s Committee shall direct the Subdepartment of Education and Training to preside over and cooperate with specialized divisions in conducting inspection and verification, making an application for dissolution in which reasons for the dissolution should be clearly specified, notifying the primary school and sending a report to the President of the district-level People’s Committee for decision within 20 days;

Within 10 days from the date of receipt of the report from the Subdepartment of Education and Training, the President of the district-level People’s Committee shall issue a decision on dissolution of the primary school.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



The agency/organization/individual shall submit an application specified in point b clause 3 of this Article in person, via online public service portal or by post, to the district-level People’s Committee;

Within 20 days from the date of receipt of the application for dissolution, the President of the district-level People’s Committee shall issue a decision on dissolution of the primary school; if the dissolution decision has not yet been issued, he/she shall send a written notification in which reasons should be clearly specified to the applicant.

c) The decision on dissolution of the primary school (according to Form No. 10 Appendix I enclosed with this Decree) shall be publicly announced on mass media.

Section 2. OTHER EDUCATIONAL INSTITUTIONS PROVIDING PRIMARY EDUCATION CURRICULUM

Article 22. Eligibility requirements for provision of primary education curriculums by other educational institutions

1. Employ administrative officers and teachers meeting requirements for provision of the primary education curriculum.

2. Ensure that a classroom is designed in conformity with the predetermined specifications, is safe for teachers and students in accordance with applicable school sanitation and hygiene norms, and provides amenities for disabled students for access and use according to regulations issued by the Ministry of Education and Training.

3. Have equipment, syllabuses and learning materials in conformity with primary education curriculum.

Article 23. Procedures for provision of primary education curriculums by other educational institutions

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



2. An application includes:

a) A written request for permission for provision of the primary education curriculum (according to Form No. 09 Appendix I enclosed with this Decree);

b) Written document proving receipt of sponsorship from the primary school located within the same district.

3. Procedures:

a) The organization/individual shall submit an application specified in clause 2 of this Article in person, via online public service portal or by post, to the commune-level People’s Committee;

b) Within 05 working days from the date on which the sufficient application is received, if the application is unsatisfactory, the commune-level People’s Committee shall give a written notification to the applicant;

c) Within 10 days from the date of receipt of the sufficient and satisfactory application, the President of the commune-level People’s Committee shall consider issuing a decision on permission for the educational institution to provide its primary education curriculum.

The decision on permission for the educational institution to provide its primary education curriculum (according to Form No. 10 Appendix I enclosed with this Decree) shall be publicly announced on mass media.

Article 24. Suspension and revocation of decisions on permission for provision of primary education curriculums by other educational institutions

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



2. A decision on permission for provision of a primary education curriculum by an educational institution shall be revoked as follows:

a) The President of the commune-level People’s Committee shall issue a decision to revoke the decision on permission for an educational institution to provide its primary education curriculum;

b) The educational institution shall have its decision on permission for provision of its primary education curriculum revoked in one of the following cases;

The educational institution is dissolved in accordance with regulations of law;

The educational institution has committed serious violations against applicable regulations on organization or operation of an educational institution;

The educational institution fails to rectify the violation that leads to its suspension by the deadline;

The educational institution’s educational objectives and contents are no longer suitable to the requirements for local socio-economic development;

The decision is revoked at the request of the organization/individual applying for establishment of the educational institution;

Other cases prescribed by law;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Section 3. LOWER SECONDARY SCHOOLS, UPPER SECONDARY SCHOOLS AND MULTI-LEVEL SCHOOLS

Article 25. Regulatory requirements for establishment of public lower secondary schools, upper secondary schools and multi-level schools or permission for establishment of private lower secondary schools, upper secondary schools and multi-level schools (hereinafter referred to as “secondary schools”)

1. A proposal for establishment or permission for establishment of a secondary school shall be formulated. Such proposal shall be consistent with a provincial planning and relevant plannings made by a local authority in a province/city where the secondary school is based.

2. The proposal shall clearly define education objectives, missions, curriculums and outline; land, facilities, equipment and provisional location for construction of the secondary school; organization and personnel structure, financial resource and others; guidelines and strategies for construction and development of the secondary school.

Article 26. Procedures for establishment of public secondary schools or permission for establishment of private secondary schools

1. The President of the district-level People’s Committee shall issue a decision on establishment of a public lower secondary school and a multi-level school whose highest level is lower secondary (hereinafter referred to as “lower secondary school”) or permission for establishment of a private lower secondary school; the People’s Committee of a province or a central- affiliated city (hereinafter referred to as “the provincial People’s Committee”) shall issue a decision on establishment of a public upper secondary school and a multi-level school whose highest level is upper secondary (hereinafter referred to as “upper secondary school”) or permission for establishment of a private upper secondary school.

2. An application includes:

a) A written request for establishment or permission for establishment of the school (according to Form No. 01 Appendix I enclosed with this Decree);

b) A proposal for establishment or permission for establishment of the school (according to Form No. 02 Appendix I enclosed with this Decree).

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



a) The commune-level People’s Committee (in case of application for establishment of a public lower secondary school); the district-level People’s Committee (in case of application for establishment of a public upper secondary school); an organization or individual (in case of application for permission for establishment of a private secondary school) shall submit an application specified in clause 2 of this Article in person, via online public service portal or by post, to the district-level People’s Committee (regarding the lower secondary school) or the provincial People’s Committee (regarding the upper secondary school);

b) Within 05 working days from the date on which the sufficient application is received, if the application is unsatisfactory, the district-level People’s Committee or the provincial People’s Committee shall give a written notification of contents to be amended to the applicant; if the application is satisfactory, the district-level People’s Committee shall direct the Subdepartment of Education and Training or the provincial People’s Committee shall direct the Department of Education and Training to organize the assessment of realistic conditions concerning establishment or permission for establishment of a secondary school;

c) Within 20 days from the date of receipt of the sufficient and satisfactory application, the Subdepartment of Education and Training or the Department of Education and Training shall preside over and cooperate with other relevant specialized units in assessing realistic conditions concerning establishment or permission for establishment of the secondary school in the application; preparing an assessment report to assess fulfillment of requirements mentioned in Article 25 of this Decree; and submitting the report to the President of the district-level People’s Committee or the President of the provincial People’s Committee for consideration and decision;

d) Within 05 working days from the date of receipt of the assessment report from the Subdepartment of Education and Training or the Department of Education and Training, if the requirements are fulfilled, the President of the district-level People’s Committee or the provincial People’s Committee shall issue a decision on establishment or permission for establishment of the secondary school; if the requirements are not fulfilled, he/she shall send a written notification in which reasons should be clearly specified to the applicant.

The decision on establishment or permission for establishment of the secondary school (according to Form No. 10 Appendix I enclosed with this Decree) shall be publicly announced on mass media.

4. 02 years after the effective date of the decision on establishment or permission for establishment of the secondary school, if the secondary school fails to obtain permission to conduct its educational activities, the Subdepartment of Education and Training or the Department of Education and Training shall report to the President of the district-level People’s Committee or the provincial People’s Committee on revocation of the decision on establishment or permission for establishment.

5. If the secondary school is relocated, it shall fulfill requirements and follow procedures for establishment or permission for establishment of a secondary school, and permission for the secondary school to conduct its educational activities according to regulations in this Decree. Its proposal (Form No. 02 Appendix I enclosed with this Decree) shall include its commitment to inherit rights, obligations and responsibilities which it has before relocation.

Article 27. Requirements to be satisfied by secondary schools for conducting their educational activities

1. Own land, facilities and equipment meeting standards in terms of location, scale, area and basic facilities applied to lower and upper secondary schools according to regulations issued by the Ministry of Education and Training.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



2. Have education curriculum, syllabuses and learning materials that meet requirements for the general education curriculum according to regulations promulgated by the Ministry of Education and Training.

3. Employ adequate administrative officers, teachers, staff and employees that meet standards in order to organize educational activities, thereby meeting requirements for the general education curriculum according to regulations promulgated by the Ministry of Education and Training.

4. Have a sufficient amount of financial resources in order to maintain and develop educational activities:

a) Regarding a private secondary school, the investment capital shall be at least 50 million VND/student (excluding expenses incurred from land tenancy). The total minimum capital shall be calculated when the estimated education scale is greatest but not be smaller than 50 billion VND. The capital plan shall conform to the estimated scale of each stage.

Regarding a private secondary school of which the facilities are not newly built but are leased or the existing facilities are used to conduct educational activities, the capital shall be at least 70% of the capital specified in point a of this clause;

b) Regarding a public secondary school, its financial resources shall be maintained by a competent management authority so as to meet requirements for the general education curriculum according to regulations.

5. Have the statutes of organization and operation of the school.

Article 28. Procedures for permission for secondary schools to conduct their educational activities

1. The Head of the Subdepartment of Education and Training shall issue a decision on permission for a lower secondary school to conduct its educational activities; the Director of the Department of Education and Training shall issue a decision on permission for an upper secondary school to conduct its educational activities.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



a) A written request for permission for educational activities (according to Form No. 03 Appendix I enclosed with this Decree);

b) Copies of legal documents proving land use rights and house ownership or agreement on rental of location for a secondary school of which the minimum term is 05 years;

c) In case of a private secondary school, a legal confirmation document on the amount of investment currently managed by the secondary school, ensuring legitimacy and conformity with estimated scale at the time of application for educational activities;

d) Statutes of organization and operation of the secondary school, specifying legal status, missions and powers of the secondary school; organization and management structure; organization of educational activities; tasks and rights of administrative officers, teachers, staff, employees and students; finances and assets of the secondary school; other issues related to organization and operation of the secondary school.

3. Procedures:

a) The secondary school shall submit an application specified in clause 2 of this Article in person, via online public service portal or by post, to the Subdepartment of Education and Training (regarding the lower secondary school) or the Department of Education and Training (regarding the upper secondary school);

b) Within 05 working days from the date on which the sufficient application is received, if the application is unsatisfactory, the Subdepartment of Education and Training or the Department of Education and Training shall give a written notification of contents to be amended to the applicant; or if the application is satisfactory, it shall notify a plan to carry out the realistic assessment at the secondary school;

c) Within 20 days from the date of receipt of the sufficient and satisfactory application, the Subdepartment of Education and Training or the Department of Education and Training shall preside over and cooperate with other relevant specialized units in organizing the assessment of realistic conditions concerning permission for the secondary school to conduct its educational activities; preparing an assessment report to assess the fulfillment of requirements mentioned in Article 27 of this Decree;

d) Within 05 working days from the date of receipt of the assessment report, if the requirements are fulfilled, the Head of the Subdepartment of Education and Training or the Director of the Department of Education and Training shall issue a decision on permission for the secondary school to conduct its educational activities; if the requirements are not fulfilled, he/she shall send a written notification in which reasons should be clearly specified to the applicant.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Article 29. Suspension of educational activities conducted by secondary schools

1. A secondary school shall have its educational activities suspended in one of the following cases:

a) It commits any fraudulent act in order to obtain a license for educational activities;

b) The license for its educational activities has been granted ultra vires;

c) Its educational activities have not been conducted within the duration of 01 year from the licensing date;

d) It has committed any violation against regulations on imposition of penalties for administrative violations arising from educational activities to the extent that the decision on suspension thereof is granted;

dd) Other cases prescribed by law.

2. The Head of the Subdepartment of Education and Training shall issue a decision on suspension of educational activities conducted by the lower secondary school; the Director of the Department of Education and Training shall issue a decision on suspension of educational activities conducted by the upper secondary school.

3. Procedures:

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



b) Depending on the seriousness of the violation, within 15 days from the date on which the secondary school is notified of the violation, the Head of the Subdepartment of Education and Training or the Director of the Department of Education and Training shall issue a decision on suspension of educational activities and send a report to a person having power to decide to establish or give permission for establishment of the school.

The decision on suspension of educational activities conducted by the secondary school (according to Form No. 10 Appendix I enclosed with this Decree) shall be publicly announced on mass media.

c) During the period of suspension, if the violation resulting in the suspension is eliminated, the secondary school shall send a written notification enclosed with proof to the Head of the Subdepartment of Education and Training or the Director of the Department of Education and Training. Within 07 working days from the date of receipt of the written notification from the secondary school, the Head of the Subdepartment of Education and Training or the Director of the Department of Education and Training shall issue a decision on permission for resumption of educational activities which must be publicly announced on mass media;

d) In case of suspension according to regulations in point b clause 1 of this Article, within 05 working days from the date on which the decision on suspension is issued, the Head of the Subdepartment of Education and Training or the Director of the Department of Education and Training shall review realistic conditions for educational activities and issue a decision on permission for resumption of educational activities which must be publicly announced on mass media if the requirements mentioned in Article 27 of this Decree are fulfilled.

Article 30. Merger or division of secondary schools

1. A secondary school is merged or divided when the requirements specified in clause 1 Article 51 of the Law on Education are met.

2. The President of the district-level People’s Committee shall issue a decision on merger or division of a lower secondary school; the President of the provincial People’s Committee shall issue a decision on merger or division of an upper secondary school. In case the secondary schools are merged under decisions made by competent authorities at different levels, the decision of the higher-level competent authority shall prevail; in case of competent authorities at the same levels having appropriate powers to make the decision on establishment, these same-level authorities shall seek to reach an agreement on issuance of such decision.

3. An application includes:

a) A written request for merger or division of the secondary school (according to Form No. 04 Appendix I enclosed with this Decree);

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



c) Written approval from the investor owning at least 75% of total contributed capital for merger or division of the private secondary school.

4. Procedures:

a) The commune-level People’s Committee (in case of merger or division of a public lower secondary school); the district-level People’s Committee (in case of merger or division of a public upper secondary school); an organization or individual (in case of merger or division of a private secondary school) shall submit an application specified in clause 3 of this Article in person, via online public service portal or by post, to the district-level People’s Committee (regarding the lower secondary school) or the provincial People’s Committee (regarding the upper secondary school);

b) Within 05 working days from the date on which the sufficient application is received, if the application is unsatisfactory, the district-level People’s Committee or the provincial People’s Committee shall give a written notification of contents to be amended to the applicant; if the application is satisfactory, the district-level People’s Committee shall give guidelines to the Subdepartment of Education and Training or the provincial People’s Committee shall give guidelines to the Department of Education and Training for organization of the assessment of realistic conditions concerning merger or division of a secondary school;

c) Within 20 days from the date of receipt of the guidelines from the district-level People’s Committee or the provincial People’s Committee, the Subdepartment of Education and Training or the Department of Education and Training shall preside over and cooperate with other relevant specialized units in assessing the application and realistic conditions concerning merger or division of the secondary school; preparing an assessment report to assess fulfillment of requirements mentioned in clause 1 of this Article; and submitting the report to the President of the district-level People’s Committee or the provincial People’s Committee for consideration and decision;

d) Within 05 working days from the date of receipt of the assessment report from the Subdepartment of Education and Training or the Department of Education and Training, if the requirements are fulfilled, the President of the district-level People’s Committee or the provincial People’s Committee shall issue a decision on merger or division of the secondary school; if the requirements are not fulfilled, he/she shall send a written notification in which reasons should be clearly specified to the applicant.

The decision on merger or division of the secondary school (according to Form No. 10 Appendix I enclosed with this Decree) shall be publicly announced on mass media;

dd) Within 05 working days from the date on which the President of the district-level People’s Committee or the provincial People’s Committee issues the decision on merger or division of the secondary school, the Head of the Subdepartment of Education and Training or the Director of the Department of Education and Training shall issue a decision on permission for establishment of a new secondary school after merger or division.

Article 31. Dissolution of secondary schools

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



2. The President of the district-level People’s Committee shall issue a decision on dissolution of a lower secondary school; the President of the provincial People’s Committee shall issue a decision on dissolution of an upper secondary school.

3. Application:

a) If a secondary school is dissolved according to regulations in points a,b,c and d clause 2 Article 51 of the Law on Education, the application includes:

A written request for dissolution of the lower secondary school made by the Subdepartment of Education and Training or the upper secondary school made by the Department of Education and Training (according to Form No. 06 Appendix I enclosed with this Decree);

Any proof that the secondary school commits any violation specified in points a,b,c and d clause 2 Article 51 of the Law on Education;

Methods of settling organization and personnel structure, staff, finances, assets, land and other relevant issues;

b) If a secondary school is dissolved according to regulations in point dd clause 2 Article 51 of the Law on Education, the application includes:

A written request for dissolution made by an agency/organization/individual establishing the secondary school (according to Form No. 06 Appendix I enclosed with this Decree);

A proposal for dissolution of the secondary school (according to Form No. 07 Appendix I enclosed with this Decree);

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



a) Regarding the secondary school that is dissolved according to regulations in points a,b,c and d clause 2 Article 51 of the Law on Education:

When detecting, or receiving any report from the Subdepartment of Education and Training (regarding the lower secondary school) or the Department of Education and Training (regarding the upper secondary school) on, the school’s commission of any violation against regulations laid down in points a,b,c and d clause 2 Article 51 of the Law on Education, the district-level People’s Committee or the provincial People’s Committee shall direct the Subdepartment of Education and Training or the Department of Education and Training to preside over and cooperate with specialized agencies in conducting inspection and verification of the violation committed by the secondary school, making an application for dissolution in which reasons for the dissolution should be clearly specified, notifying the secondary school and sending a report to a competent person for decision within 20 days;

Within 10 days from the date of receipt of the report from the Subdepartment of Education and Training or the Department of Education and Training, the competent person specified in clause 2 of this Article shall issue a decision on dissolution of the secondary school.

b) Regarding the secondary school that is dissolved according to regulations in point dd clause 2 Article 51 of the Law on Education:

The agency/organization/individual shall submit an application specified in point b clause 3 of this Article in person, via online public service portal or by post, to the competent person specified in clause 2 of this Article;

Within 20 days from the date of receipt of the application for dissolution, the competent person specified in clause 2 of this Article shall issue a decision on dissolution of the secondary school; if the dissolution decision has not yet been issued, he/she shall send a written notification in which reasons should be clearly specified to the applicant.

c) The decision on dissolution of the secondary school (according to Form No. 10 Appendix I enclosed with this Decree) shall be publicly announced on mass media.

Chapter IV

CONTINUING EDUCATION INSTITUTIONS

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Article 32. Regulatory requirements for establishment of public continuing education centers, vocational – continuing education centers or permission for establishment of private continuing education centers, vocational – continuing education centers

1. Regulatory requirements for establishment or permission for establishment of a continuing education center or a vocational – continuing education center:

a) Have a site, facilities, classrooms, functional rooms and teaching and learning equipment meeting requirements for provision of continuing education curriculums at the center;

b) Have education curriculums, syllabuses and learning materials that meet requirements for continuing education curriculums provided at the center according to regulations promulgated by the Ministry of Education and Training.

c) Employ adequate administrative officers, teachers, staff and employees that meet standards in order to provide continuing education curriculums according to regulations promulgated by the Ministry of Education and Training;

d) Have the draft statutes of organization and operation of the center.

2. In addition to the fulfillment of the requirements specified in clause 1 of this Article, the vocational – continuing education center shall fulfill corresponding requirements to provide elementary-level vocational training curriculums according to regulations of law on vocational education.

Article 33. Procedures for establishment of public continuing education centers, vocational – continuing education centers or permission for establishment of private continuing education centers, vocational – continuing education centers

1. The President of the provincial People’s Committee shall issue a decision on establishment of a public continuing education center or vocational – continuing education center; the Director of the Department of Education and Training shall issue a decision on permission for establishment of a private continuing education center or vocational – continuing education center.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



a) A written request for establishment or permission for establishment of the center (according to Form No. 01 Appendix I enclosed with this Decree);

b) A proposal for establishment or permission for establishment of the center (according to Form No. 02 Appendix I enclosed with this Decree);

c) Copies of legal documents proving land use rights and house ownership or agreement on rental of location for the center;

d) A legal confirmation document on the amount of investment in establishment of the private center, ensuring legitimacy and conformity with the estimated scale at the time of application for establishment;

dd) Draft statutes of organization and operation of the center, specifying legal status, missions and powers of the center; organization and management structure; organization of educational activities; tasks and rights of administrative officers, teachers, staff, employees and learners; finances and assets of the center; other issues related to organization and operation of the center.

3. Procedures:

a) Establishment of the public center:

The Department of Education and Training shall preside over and cooperate with the Department of Home Affairs in formulating the application specified in clause 2 of this Article and submitting it to the President of the provincial People’s Committee for consideration and decision;

Within 15 days from the date on which the sufficient and satisfactory application is received, the President of the provincial People’s Committee shall issue a decision on establishment of the center.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



An organization/individual shall submit an application specified in clause 2 of this Article in person, via online public service portal or by post, to the Department of Education and Training;

Within 05 working days from the date of receipt of the sufficient application, if the application is unsatisfactory, the Department of Education and Training shall give a written notification of contents to be amended to the applicant. If the application is satisfactory, the Department of Education and Training shall preside over and cooperate with other relevant specialized agencies in assessing the application and realistic conditions concerning permission for establishment of the center within 15 days; and preparing an assessment report to assess the fulfillment of requirements mentioned in Article 32 of this Decree;

Within 05 working days from the date of receipt of the assessment report, if the requirements are fulfilled, the Director of the Department of Education and Training shall issue a decision on permission for establishment of the center; if the requirements are not fulfilled, he/she shall send a written notification in which reasons should be clearly specified to the applicant;

c) In case of establishment of the vocational – continuing education center, the Department of Education and Training shall seek the written consent from the Department of Labour - Invalids and Social Affairs before requesting the President of the provincial People’s Committee to consider issuing a decision on establishment of the public center or the Director of the Department of Education and Training to consider issuing a decision on establishment of the private center;

d) The decision on establishment or permission for establishment of the center (according to Form No. 10 Appendix I enclosed with this Decree) shall be publicly announced on mass media.

Article 34. Suspension of educational activities conducted by continuing education centers or vocational – continuing education centers

1. A center shall have its educational activities suspended in one of the following cases:

a) It commits any fraudulent act in order to obtain a license for establishment or permission for establishment;

b) It fails to meet one of the requirements specified in Article 32 of this Decree;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



d) It has committed any violation against regulations on imposition of penalties for administrative violations arising from educational activities to the extent that the decision on suspension thereof is issued;

dd) Other cases prescribed by law.

2. The President of the provincial People’s Committee shall issue a decision on suspension of educational activities conducted by the public center; the Director of the Department of Education and Training shall issue a decision on suspension of educational activities conducted by the private center.

3. Procedures:

a) When detecting that the center has committed one of the violations prescribed by clause 1 of this Article, the Department of Education and Training shall preside over and cooperate with relevant agencies in carrying out inspection to assess the current status, making an inspection record and notifying the center of any violation;

b) Within 15 days from the date on which the center is notified of the violation, depending on the seriousness of the violation, the Department of Education and Training shall request the President of the provincial People’s Committee to issue a decision on suspension of educational activities conducted by the public center; the Director of the Department of Education and Training to issue a decision on suspension of educational activities conducted by the private center.

In case of suspension of educational activities conducted by the vocational – continuing education center, the Department of Education and Training shall seek the written consent from the Department of Labour - Invalids and Social Affairs before requesting the President of the provincial People’s Committee to issue a decision on suspension of educational activities conducted by the public center or the Director of the Department of Education and Training to issue a decision on suspension of educational activities conducted by of the private center.

The decision on suspension of educational activities conducted by the center (according to Form No. 10 Appendix I enclosed with this Decree) shall be publicly announced on mass media.

c) During the period of suspension, if the violation resulting in the suspension is eliminated, the center shall send a written notification enclosed with proof to the President of the provincial People’s Committee or the Director of the Department of Education and Training. Within 07 working days from the date of receipt of the written notification from the center, the President of the provincial People’s Committee or the Director of the Department of Education and Training shall issue a decision on permission for resumption of educational activities which must be publicly announced on mass media.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



1. A center is merged or divided when the following requirements are met.

a) Protect rights and interests of teachers and learners;

b) Contribute to improvement of quality and effectiveness of education;

c) A new center established after merger or division shall meet the requirements specified in Article 32 of this Decree.

2. The President of the provincial People’s Committee shall issue a decision on merger or division of the public center; the Director of the Department of Education and Training shall issue a decision on merger or division of the private center.

3. An application includes:

a) A written request for merger or division of the center (according to Form No. 04 Appendix I enclosed with this Decree);

b) A proposal for merger or division of the center (according to Form No. 05 Appendix I enclosed with this Decree);

c) Written approval from the investor owning at least 75% of total contributed capital for merger or division of the private center.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



a) Merger or division of the public center:

The Department of Education and Training shall preside over and cooperate with the Department of Home Affairs in formulating an application for merger or division and submitting it to the President of the provincial People’s Committee for consideration and decision;

Within 15 days from the date on which the sufficient and satisfactory application is received, the President of the provincial People’s Committee shall issue a decision on merger or division of the center.

b) Merger or division of the private center:

An organization/individual shall submit an application specified in clause 3 of this Article in person, via online public service portal or by post, to the Department of Education and Training;

Within 05 working days from the date of receipt of the sufficient application, if the application is unsatisfactory, the Department of Education and Training shall give a written notification of contents to be amended to the applicant. If the application is satisfactory, the Department of Education and Training shall preside over and cooperate with other relevant specialized agencies in assessing the application and realistic conditions concerning merger or division of the private center; and preparing an assessment report to assess the fulfillment of requirements mentioned in clause 1 of this Article within 15 days;

Within 05 working days from the date of receipt of the assessment report, if the requirements are fulfilled, the Director of the Department of Education and Training shall issue a decision on merger or division of the center; if the requirements are not fulfilled, he/she shall send a written notification in which reasons should be clearly specified to the applicant;

c) In case of merger or division of the vocational – continuing education center, the Department of Education and Training shall seek the written consent from the Department of Labour - Invalids and Social Affairs before requesting the President of the provincial People’s Committee to issue a decision on merger or division of the public center or the Director of the Department of Education and Training to issue a decision on merger or division of the private center;

d) The decision on merger or division of the center (according to Form No. 10 Appendix I enclosed with this Decree) shall be publicly announced on mass media;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



1. A center shall be dissolved in one of the following cases:

a) The center has committed serious violations against regulations on organization and operation of a center;

b) The center fails to rectify the violation that leads to its suspension by the deadline;

c) The center’s educational objectives and contents indicated in the establishment decision are no longer suitable to the requirements for socio-economic development;

d) The center fails to maintain quality of education;

dd) The center is dissolved at the request of the organization/individual establishing the center;

2. The President of the provincial People’s Committee shall issue a decision on dissolution of the public center; the Director of the Department of Education and Training shall issue a decision on dissolution of the private center.

3. Application:

a) If a center is dissolved according to regulations in points a,b,c and d clause 1 of this Article, the application includes:

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Methods of settling organization and personnel structure, staff, finances, assets, land and other relevant issues;

b) If a center is dissolved according to regulations in point dd clause 1 of this Article, the application includes:

A written request for dissolution of the center (according to Form No. 06 Appendix I enclosed with this Decree);

A proposal for dissolution of the center (according to Form No. 07 Appendix I enclosed with this Decree);

4. Procedures:

a) Regarding the center that is dissolved according to regulations in points a,b,c and d clause 1 of this Article:

When detecting that the center has committed one of the violations prescribed by points a,b,c and d clause 1 of this Article, the Department of Education and Training shall carry out inspection, assess the current status, make an inspection record and notify the center;

Within 05 working days from the date on which the inspection is carried out, the Department of Education and Training shall submit the application specified in point a clause 3 of this Article to the President of the provincial People’s Committee that will consider issuing a decision on dissolution of the public center; the Director of the Department of Education and Training that will consider issuing a decision on dissolution of the private center;

b) Regarding the center that is dissolved according to regulations in point dd clause 1 of this Article:

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Within 05 working days from the date of receipt of the application from the Department of Education and Training, the President of the provincial People’s Committee shall consider issuing a decision on dissolution of the center.

In case of the private center, an organization/individual shall submit the application specified in point b clause 3 of this Article in person, via online public service portal or by post, to the Department of Education and Training.

Within 05 working days from the date of receipt of the sufficient application, if the application is unsatisfactory, the Department of Education and Training shall give a written notification of contents to be amended to the applicant. If the application is satisfactory, the Department of Education and Training shall preside over and cooperate with other relevant agencies in organizing the assessment of the application for dissolution and preparing an assessment report within 15 days.

Within 05 working days from the date of receipt of the assessment report, the Director of the Department of Education and Training shall consider issuing a decision on dissolution of the center; if the dissolution decision has not yet been issued, he/she shall send a written notification in which reasons should be clearly specified to the applicant;

c) In case of dissolution of a vocational – continuing education center, the Department of Education and Training shall seek the written consent from the Department of Labour - Invalids and Social Affairs before requesting the President of the provincial People’s Committee to issue a decision on dissolution of the public center or the Director of the Department of Education and Training to issue a decision on dissolution of the private center;

d) The decision on dissolution of the center (according to Form No. 10 Appendix I enclosed with this Decree) shall be publicly announced on mass media.

Section 2. COMMUNITY LEARNING CENTERS

Article 37. Regulatory requirements for establishment of public community learning centers or permission for establishment of private community learning centers

1. Have a site, classrooms, working offices and educational equipment meeting requirements for educational activities at a community learning center.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



3. Employ adequate administrative officers and teachers that meet standards in order to conduct educational activities at the center according to regulations promulgated by the Ministry of Education and Training.

Article 38. Procedures for establishment of public community learning centers or permission for establishment of private community learning centers

1. The President of the district-level People’s Committee shall issue a decision on establishment of a public community learning center; the Head of Subdepartment of Education and Training shall issue a decision on permission for establishment of a private community learning center.

2. An application includes:

a) A written request for establishment or permission for establishment of the community learning center (according to Form No. 01 Appendix I enclosed with this Decree);

b) Copies of legal documents proving land use rights and house ownership or agreement on rental of location for the center;

c) A legal confirmation document on the amount of investment in establishment of the private center, ensuring legitimacy and conformity with the estimated scale at the time of application for establishment.

3. Procedures:

a) The commune-level People’s Committee (in case of establishment of a public center) shall submit an application specified in clause 2 of this Article in person, via online public service portal or by post, to the district-level People’s Committee; an organization or individual (in case of establishment of a private center) shall submit an application specified in clause 2 of this Article in person, via online public service portal or by post, to the Subdepartment of Education and Training;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



c) Within 05 working days from the date of receipt of the assessment report, if the requirements are fulfilled, the Subdepartment of Education and Training shall request the President of the district-level People’s Committee to issue a decision on establishment of the public community learning center or the Head of Subdepartment of Education and Training to issue a decision on permission for establishment of the private community learning center; if the requirements are not fulfilled, a written notification in which reasons should be clearly specified shall be sent to the applicant.

The decision on establishment or permission for establishment of the community learning center (according to Form No. 10 Appendix I enclosed with this Decree) shall be publicly announced on mass media.

Article 39. Suspension of educational activities conducted by community learning centers

1. A community learning center shall have its educational activities suspended in one of the following cases:

a) It commits any fraudulent act in order to obtain a license for establishment or permission for establishment;

b) It fails to meet one of the requirements specified in Article 37 of this Decree;

c) Its educational activities have not been conducted within the duration of 01 year from the date on which the decision on establishment or permission for establishment of the center is issued;

d) It has committed any violation against regulations on imposition of penalties for administrative violations arising from educational activities to the extent that the decision on suspension thereof is issued;

dd) Other cases prescribed by law.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



3. Procedures:

a) When detecting that the community learning center has committed one of the violations prescribed by clause 1 of this Article, the Subdepartment of Education and Training shall carry out inspection to assess the current status, make an inspection record and notify the center of any violation;

b) Within 10 days from the date on which the center is notified of the violation, depending on the seriousness of the violation, the Subdepartment of Education and Training shall request the President of the district-level People’s Committee to issue a decision on suspension of educational activities conducted by the public community learning center or the Head of the Subdepartment of Education and Training to issue a decision on suspension of educational activities conducted by the private public community learning center.

The decision on suspension of educational activities conducted by the community learning center (according to Form No. 10 Appendix I enclosed with this Decree) shall be publicly announced on mass media.

c) During the period of suspension, if the violation resulting in the suspension is eliminated, the center shall send a written notification enclosed with proof to the President of the district-level People’s Committee or the Head of the Subdepartment of Education and Training. Within 07 working days from the date of receipt of the written notification from the center, the President of the district-level People’s Committee or the Head of the Subdepartment of Education and Training shall issue a decision on permission for resumption of educational activities which must be publicly announced on mass media.

Article 40. Merger or division of community learning centers

1. A center is merged or divided when the following requirements are met:

a) Protect rights and interests of teachers and learners;

b) Contribute to improvement of quality and effectiveness of education;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



2. The President of the district-level People’s Committee shall issue a decision on merger or division of a public community learning center; the Head of Subdepartment of Education and Training shall issue a decision on merger or division of a private community learning center.

3. An application includes:

a) A written request for merger or division of the center (according to Form No. 04 Appendix I enclosed with this Decree);

b) A proposal for merger or division of the center (according to Form No. 05 Appendix I enclosed with this Decree);

c) Written approval from the investor owning at least 75% of total contributed capital for merger or division of the private center.

4. Procedures:

a) The commune-level People’s Committee (in case of merger or division of a public center) shall submit an application specified in clause 2 of this Article in person, via online public service portal or by post, to the district-level People’s Committee; an organization or individual (in case of merger or division of a private center) shall submit an application specified in clause 2 of this Article in person, via online public service portal or by post, to the Subdepartment of Education and Training;

b) Within 05 working days from the date on which the sufficient application is received, if the application is unsatisfactory, the district-level People’s Committee or the Subdepartment of Education and Training shall give a written notification of contents to be amended to the applicant; if the application is satisfactory, the district-level People’s Committee or the Subdepartment of Education and Training shall assess the application and realistic conditions concerning merger or division of the center, and prepare an assessment report to assess the fulfillment of requirements mentioned in clause 1 of this Article within 10 days;

c) Within 05 working days from the date of receipt of the assessment report, if the requirements are fulfilled, the Subdepartment of Education and Training shall request the President of the district-level People’s Committee to issue a decision on merger or division of the public community learning center or the Head of the Subdepartment of Education and Training to issue a decision on merger or division of the private community learning center; if the requirements are not fulfilled, a written notification in which reasons should be clearly specified shall be sent to the applicant;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Article 41. Dissolution of community learning centers

1. A center shall be dissolved in one of the following cases:

a) The center has committed serious violations against regulations on management, organization and operation of a center;

b) The center fails to rectify the violation that leads to its suspension by the deadline;

c) The center’s educational objectives and contents indicated in the establishment decision are no longer suitable to the requirements for socio-economic development;

d) The center fails to maintain quality of education;

dd) The center is dissolved at the request of the organization/individual establishing the center.

2. The President of the district-level People’s Committee shall issue a decision on dissolution of the public community learning center; the Head of the Subdepartment of Education and Training shall issue a decision on dissolution of the private community learning center.

3. Application:

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



A written request for dissolution of the center, made by the Subdepartment of Education and Training (according to Form No. 06 Appendix I enclosed with this Decree);

Any proof that the center commits any violation specified in points a,b,c and d clause 1 of this Article;

Methods of settling organization and personnel structure, staff, finances, assets, land and other relevant issues;

b) If a center is dissolved according to regulations in point dd clause 1 of this Article, the application includes:

A written request for dissolution of the center, made by an organization/individual (according to Form No. 06 Appendix I enclosed with this Decree);

A proposal for dissolution of the center (according to Form No. 07 Appendix I enclosed with this Decree).

4. Procedures:

a) Regarding the center that is dissolved according to regulations in points a,b,c and d clause 1 of this Article:

When detecting that the center has committed one of the violations prescribed by points a,b,c and d clause 1 of this Article, the Subdepartment of Education and Training shall carry out inspection to assess the operation of the center, make an inspection record and notify the center;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



b) Regarding the center that is dissolved according to regulations in point dd clause 1 of this Article:

In case of the public center, the Subdepartment of Education and Training shall preside over and cooperate with relevant agencies in formulating the application specified in point b clause 3 of this Article and submitting it to the President of the district-level People’s Committee for consideration and decision.

Within 05 working days from the date of receipt of the application from the Subdepartment of Education and Training, the President of the district-level People’s Committee shall consider issuing a decision on dissolution of the center.

In case of the private center, an organization/individual shall submit the application specified in point b clause 3 of this Article in person, via online public service portal or by post, to the Subdepartment of Education and Training.

Within 05 working days from the date of receipt of the sufficient application, if the application is unsatisfactory, the Subdepartment of Education and Training shall give a written notification of contents to be amended to the applicant. If the application is satisfactory, the Subdepartment of Education and Training shall organize the assessment of the application for dissolution and prepare an assessment report within 15 days.

Within 05 working days from the date of receipt of the assessment report, the Head of the Subdepartment of Education and Training shall consider issuing a decision on dissolution of the community learning center; if the dissolution decision has not yet been issued, he/she shall send a written notification in which reasons should be clearly specified to the applicant.

c) The decision on dissolution of the community learning center (according to Form No. 10 Appendix I enclosed with this Decree) shall be publicly announced on mass media.

Section 3. OTHER CENTERS THAT CONDUCT CONTINUING EDUCATION

Article 42. Other centers that conduct continuing education

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



2. Other centers that conduct continuing education include foreign language and computer training centers; culture and language centers; life skills training centers; art, culture and knowledge training centers and other centers providing refresher training and training curriculums to improve working capacity, update and acquire necessary knowledge and life skills, thereby meeting learners' demands.

Article 43. Regulatory requirements for establishment of public centers that conduct continuing education or permission for establishment of private centers that conduct continuing education

1. Have a site, facilities, classrooms, functional rooms and teaching and learning equipment meeting requirements for provision of continuing education curriculums at the center.

2. Have education curriculums, syllabuses and learning materials that meet requirements for continuing education curriculums provided at the center according to regulations promulgated by the Ministry of Education and Training.

3. Employ adequate administrative officers, teachers, staff and employees that meet standards in order to satisfy requirements for each continuing education curriculum provided at the center according to regulations promulgated by the Ministry of Education and Training.

4. Have the draft statutes of organization and operation of the center.

Article 44. Procedures for establishment of other public centers that conduct continuing education or permission for establishment of other private centers that conduct continuing education

1. Power to establish or give permission for establishment of a center that conducts continuing education:

a) A council of a university, academy; or council of a higher education institution or a pedagogy college has power to issue a decision on establishment of the center located within its precincts;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



2. An application includes:

a) A written request for establishment or permission for establishment of the center (according to Form No. 01 Appendix I enclosed with this Decree);

b) A proposal for establishment or permission for establishment of the center (according to Form No. 02 Appendix I enclosed with this Decree);

c) Copies of legal documents proving land use rights and house ownership or agreement on rental of location for the center;

d) A legal confirmation document on the amount of investment in establishment of the center affiliated to an university, academy, higher education institution or pedagogy college and located outside its precincts or the center proposed to be established by an organization/individual, ensuring legitimacy and conformity with the estimated scale at the time of application for establishment;

dd) Draft statutes of organization and operation of the center, specifying legal status, missions and powers of the center; organization and management structure; organization of educational activities; tasks and rights of administrative officers, teachers, staff, employees and learners; finances and assets of the center; other issues related to organization and operation of the center.

3. Procedures:

a) The university, academy, higher education institution or pedagogy college (hereinafter referred to as “school"), organization or individual shall submit the application specified in clause 2 of this Article in person, via online public service portal or by post, to the Department of Education and Training;

b) Within 05 working days from the date of receipt of the sufficient application, if the application is unsatisfactory, the Department of Education and Training shall give a written notification of contents to be amended to the applicant;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



d) Within 05 working days from the date of receipt of the assessment report, if the requirements are fulfilled, the Director of the Department of Education and Training shall issue a decision on establishment or permission for establishment of the center that conducts continuing education; if the requirements are not fulfilled, a written notification in which reasons should be clearly specified shall be sent to the applicant.

The decision on establishment or permission for establishment of the center that conducts continuing education (according to Form No. 10 Appendix I enclosed with this Decree) shall be publicly announced on mass media.

Article 45. Suspension of educational activities conducted by other centers that conduct continuing education

1. A center shall have its educational activities suspended in one of the following cases:

a) It commits any fraudulent act in order to obtain a license for establishment or permission for establishment;

b) During operation, it fails to meet one of the requirements specified in Article 43 of this Decree;

c) Its educational activities have not been conducted within the duration of 01 year from the date on which the decision on establishment or permission for establishment of the center is issued;

d) It has committed any violation against regulations on imposition of penalties for administrative violations arising from educational activities to the extent that the decision on suspension thereof is issued;

dd) Other cases as prescribed by law.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



3. Procedures:

a) When detecting that the center has committed one of the violations prescribed by clause 1 of this Article, the Department of Education and Training shall carry out inspection to assess the current status, make an inspection record and notify the center of any violation;

b) Within 15 days from the date on which the center is notified of the violation, the Director of the Department of Education and Training shall issue a decision on suspension of educational activities conducted by the center.

The decision on suspension of educational activities conducted by the center that conducts continuing education (according to Form No. 10 Appendix I enclosed with this Decree) shall be publicly announced on mass media.

c) During the period of suspension, if the violation resulting in the suspension is eliminated, the center shall send a written notification enclosed with proof to the Director of the Department of Education and Training. Within 07 working days from the date of receipt of the written notification from the center, the Director of the Department of Education and Training shall issue a decision on permission for resumption of educational activities which must be publicly announced on mass media.

Article 46. Merger or division of other centers that conduct continuing education

1. A center is merged or divided when the following requirements are met:

a) Protect rights and interests of teachers and learners;

b) Contribute to improvement of quality and effectiveness of education;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



2. The Director of the Department of Education and Training shall issue a decision on merger or division of any center within his/her jurisdiction according to regulations in point b clause 1 Article 44 of this Decree.

3. An application includes:

a) A written request for merger or division of the center (according to Form No. 04 Appendix I enclosed with this Decree);

b) A proposal for merger or division of the center (according to Form No. 05 Appendix I enclosed with this Decree);

c) Written approval from the investor owning at least 75% of total contributed capital for merger or division of the private center.

4. Procedures:

a) The school, organization or individual shall submit an application specified in clause 3 of this Article in person, via online public service portal or by post, to the Department of Education and Training;

b) Within 05 working days from the date of receipt of the sufficient application, if the application is unsatisfactory, the Department of Education and Training shall give a written notification of contents to be amended to the applicant. If the application is satisfactory, the Department of Education and Training shall preside over and cooperate with other relevant agencies in assessing the application and realistic conditions concerning merger or division of the center; and preparing an assessment report to assess the fulfillment of requirements mentioned in clause 1 of this Article within 10 days;

c) Within 05 working days from the date of receipt of the assessment report, if the requirements are fulfilled, the Director of the Department of Education and Training shall issue a decision on merger or division of the center; if the requirements are not fulfilled, he/she shall send a written notification in which reasons should be clearly specified to the applicant;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Article 47. Dissolution of other centers that conduct continuing education

1. A center shall be dissolved in one of the following cases:

a) The center has committed serious violations against regulations on organization and operation of a center;

b) The center fails to rectify the violation that leads to its suspension by the deadline;

c) The center’s educational objectives and contents indicated in the decision on establishment or permission for establishment are no longer suitable with the requirements for socio-economic development;

d) The center fails to maintain quality of education;

dd) The center is dissolved at the request of the organization/individual establishing the center;

2. The Director of the Department of Education and Training shall issue a decision on dissolution of any center within his/her jurisdiction according to regulations in point b clause 1 Article 44 of this Decree.

3. Application:

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Any proof that the center commits any violation specified in points a,b,c and d clause 1 of this Article;

Methods of settling organization and personnel structure, staff, finances, assets, land and other relevant issues.

b) If a center is dissolved according to regulations in point dd clause 1 of this Article, the application includes:

A written request for dissolution made by the school, organization or individual (according to Form No. 06 Appendix I enclosed with this Decree);

A proposal for dissolution of the center (according to Form No. 07 Appendix I enclosed with this Decree).

4. Procedures:

a) Regarding the center that is dissolved according to regulations in points a,b,c and d clause 1 of this Article:

When detecting that the center has committed one of the violations prescribed by points a, b, c and d clause 1 of this Article, the Department of Education and Training shall carry out inspection to assess the current status, make an inspection record and notify the center of any violation;

Within 10 days from the date on which the inspection is carried out, according to the inspection results, the Director of the Department of Education and Training shall issue a decision on dissolution of the center.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



The school, organization or individual shall submit an application specified in point b clause 3 of this Article in person, via online public service portal or by post, to the Department of Education and Training;

Within 05 working days from the date of receipt of the sufficient application, if the application is unsatisfactory, the Department of Education and Training shall give a written notification of contents to be amended to the applicant. If the application is satisfactory, the Department of Education and Training shall preside over and cooperate with other relevant agencies in organizing the assessment of the application for dissolution and preparing an assessment report within 10 days;

Within 05 working days from the date of receipt of the assessment report, the Director of the Department of Education and Training shall consider issuing a decision on dissolution of the center; if the dissolution decision has not yet been issued, he/she shall send a written notification in which reasons should be clearly specified to the applicant;

c) The decision on dissolution of the center that conducts continuing education (according to Form No. 10 Appendix I enclosed with this Decree) shall be publicly announced on mass media.

Section 4. INCLUSIVE EDUCATION SUPPORT AND DEVELOPMENT CENTERS

Article 48. Regulatory requirements for establishment of public inclusive education support and development centers or permission for establishment of private inclusive education support and development centers

1. The establishment of a public inclusive education support and development center or permission for establishment of a private inclusive education support and development center shall be consistent with a planning for development of special educational institutions for disabled persons, and inclusive education support and development centers, approved by a regulatory body.

2. The center has owned its facilities, equipment, accessories and amenities which are custom-made to meet the needs of the disabled, including:

a) Offices of administrative officers, teachers and employees of the center;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



c) Accommodations that meet the boarding demands of disabled students;

d) Equipment, devices or instruments used for assessment, intervention, teaching, career counseling and vocational education purposes;

dd) Specialized or auxiliary materials that help the center operate in a normal manner.

3. The center’s staff of administrative officers, teachers and employees shall obtain qualifications relevant to the approaches to education of disabled students.

4. Contents of education curriculums, teaching and advisory materials shall fit into the approaches to education of disabled students.

5. The center shall have the draft statutes of organization and operation of the center.

6. In case disabled students are taught at the center:

a) Education curriculums and learning and teaching materials shall be appropriate to disabled students according to regulations;

b) Adequate administrative officers, teachers, staff and employees that meet conduct and qualification standards and obtain qualifications in order to teach disabled students shall be employed.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



1. The President of the provincial People’s Committee shall issue a decision on establishment of a public inclusive education support and development center; the Director of Department of Education and Training shall issue a decision on permission for establishment of a private inclusive education support and development center.

2. An application includes:

a) A written request for establishment or permission for establishment of the inclusive education support and development center (according to Form No. 01 Appendix I enclosed with this Decree);

b) A proposal for establishment or permission for establishment of the inclusive education support and development center (according to Form No. 02 Appendix I enclosed with this Decree);

c) Copies of legal documents proving land use rights and house ownership or agreement on rental of location for the center;

d) A legal confirmation document on the amount of investment in establishment of the private center, ensuring legitimacy and conformity with the estimated scale at the time of application for establishment;

dd) Draft statutes of organization and operation of the center, specifying legal status, missions and powers of the center; organization and management structure; organization of educational activities; tasks and rights of administrative officers, teachers, staff, employees and learners; finances and assets of the center; other issues related to organization and operation of the center.

3. Procedures:

a) Establishment of the public inclusive education support and development center:

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Within 15 days from the date of receipt of the sufficient and satisfactory application, the President of the Provincial People's Committee shall issue a decision on establishment of the center;

b) Permission for establishment of the private inclusive education support and development center:

An organization/individual shall submit an application specified in clause 2 of this Article in person, via online public service portal or by post, to the Department of Education and Training;

Within 05 working days from the date of receipt of the sufficient application, if the application is unsatisfactory, the Department of Education and Training shall give a written notification of contents to be amended to the applicant. If the application is satisfactory, the Department of Education and Training shall organize the assessment of realistic conditions concerning establishment of the center;

Within 10 days from the date of receipt of the sufficient and satisfactory application, the Department of Education and Training shall preside over and cooperate with relevant agencies in organizing the assessment of the application and realistic conditions concerning establishment of the center, and preparing an assessment report to assess the fulfillment of requirements mentioned in Article 48 of this Decree;

Within 05 working days from the date of receipt of the assessment report, if the requirements are fulfilled, the Director of the Department of Education and Training shall issue a decision on permission for establishment of the center; if the requirements are not fulfilled, a written notification in which reasons should be clearly specified shall be sent to the applicant.

c) The decision on establishment or permission for establishment of the inclusive education support and development center (according to Form No. 10 Appendix I enclosed with this Decree) shall be publicly announced on mass media.

Article 50. Suspension of activities conducted by inclusive education support and development centers

1. An inclusive education support and development center shall have its activities suspended in one of the following cases:

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



b) During operation, it fails to meet one of the requirements specified in Article 48 of this Decree;

c) Its activities have not been conducted within the duration of 01 year from the date on which the decision on establishment or permission for establishment of the center is issued;

d) It has committed any violation against regulations on imposition of penalties for administrative violations arising from activities to the extent that the decision on suspension thereof is issued;

dd) Other cases as prescribed by law.

2. The President of the Provincial People's Committee shall issue a decision on suspension of activities conducted by the public inclusive education support and development center; the Director of the Department of Education and Training shall issue a decision on suspension of activities conducted by the private inclusive education support and development center.

3. Procedures:

a) When detecting that the center has committed one of the violations prescribed by clause 1 of this Article, the Department of Education and Training shall carry out inspection to assess the current status of the center, make an inspection record and notify the center of any violation;

b) Depending on the seriousness of the violation, within 15 days from the date on which the center is notified of the violation, the Department of Education and Training shall request the President of the Provincial People's Committee to issue a decision on suspension of activities conducted by the public center or the Director of the Department of Education and Training to issue a decision on suspension of activities conducted by the private center.

The decision on suspension of activities conducted by the inclusive education support and development center (according to Form No. 10 Appendix I enclosed with this Decree) shall be publicly announced on mass media.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Article 51. Merger or division of inclusive education support and development centers

1. An inclusive education support and development center is merged or divided when the following requirements are met:

a) Protect rights and interests of teachers and learners;

b) Contribute to improvement of quality and effectiveness of education;

c) A new center established after merger or division shall meet the requirements specified in Article 48 of this Decree.

2. The President of the provincial People’s Committee shall issue a decision on merger or division of a public inclusive education support and development center; the Director of Department of Education and Training shall issue a decision on merger or division of a private inclusive education support and development center.

3. An application includes:

a) A written request for merger or division of the center (according to Form No. 04 Appendix I enclosed with this Decree);

b) A proposal for merger or division of the center (according to Form No. 05 Appendix I enclosed with this Decree);

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



4. Procedures:

a) Merger or division of the public center:

The Department of Education and Training shall preside over and cooperate with the Department of Home Affairs in formulating an application for merger or division and submitting it to the President of the provincial People’s Committee for consideration and decision;

Within 15 days from the date on which the sufficient and satisfactory application is received, the President of the provincial People’s Committee shall issue a decision on merger or division of the center.

b) Merger or division of the private center:

An organization/individual shall submit an application specified in clause 3 of this Article in person, via online public service portal or by post, to the Department of Education and Training;

Within 05 working days from the date of receipt of the sufficient application, if the application is unsatisfactory, the Department of Education and Training shall give a written notification of contents to be amended to the applicant. If the application is satisfactory, the Department of Education and Training shall preside over and cooperate with other relevant agencies in assessing the application and realistic conditions concerning merger or division of the private center; and preparing an assessment report to assess the fulfillment of requirements mentioned in clause 1 of this Article within 15 days;

Within 05 working days from the date of receipt of the assessment report, if the requirements are fulfilled, the Director of the Department of Education and Training shall issue a decision on merger or division of the inclusive education support and development center; if the requirements are not fulfilled, he/she shall send a written notification in which reasons should be clearly specified to the applicant;

The decision on merger or division of the inclusive education support and development center (according to Form No. 10 Appendix I enclosed with this Decree) shall be publicly announced on mass media.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



1. A center shall be dissolved in one of the following cases:

a) The center has committed serious violations against regulations on organization and operation of a center;

b) The center fails to rectify the violation that leads to its suspension by the deadline;

c) The center’s educational objectives and contents indicated in the establishment decision are no longer suitable with the requirements for socio-economic development;

d) The center fails to maintain quality of education;

dd) The center is dissolved at the request of the organization/individual establishing the center;

2. The President of the provincial People’s Committee shall issue a decision on dissolution of a public inclusive education support and development center; the Director of Department of Education and Training shall issue a decision on dissolution of a private inclusive education support and development center.

3. Application:

a) If a center is dissolved according to regulations in points a,b,c and d clause 1 of this Article, the application includes:

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Methods of settling organization and personnel structure, staff, finances, assets, land and other relevant issues;

b) If a center is dissolved according to regulations in point dd clause 1 of this Article, the application includes:

A written request for dissolution of the center (according to Form No. 06 Appendix I enclosed with this Decree);

A proposal for dissolution of the center (according to Form No. 07 Appendix I enclosed with this Decree).

4. Procedures:

a. Regarding the center that is dissolved according to regulations in points a,b,c and d clause 1 of this Article:

When detecting that the center has committed one of the violations prescribed by points a, b, c and d clause 1 of this Article, the Department of Education and Training shall organize inspection to assess the current status, make an inspection record and notify the center of any violation;

Within 05 working days from the date on which the inspection is carried out, the Department of Education and Training shall submit the application specified in point a clause 3 of this Article to the President of the provincial People’s Committee that will consider issuing a decision on dissolution of the public center or the Director of the Department of Education and Training that will consider issuing a decision on dissolution of the private center;

b) Regarding the center that is dissolved according to regulations in point dd clause 1 of this Article:

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Within 05 working days from the date of receipt of the application from the Department of Education and Training, the President of the provincial People’s Committee shall consider issuing a decision on dissolution of the center.

In case of the private center, an organization/individual shall submit the application specified in point b clause 3 of this Article in person, via online public service portal or by post, to the Department of Education and Training.

Within 05 working days from the date of receipt of the sufficient application, if the application is unsatisfactory, the Department of Education and Training shall give a written notification of contents to be amended to the applicant. If the application is satisfactory, the Department of Education and Training shall preside over and cooperate with other relevant agencies in organizing the assessment of the application for dissolution and preparing an assessment report within 15 days.

Within 05 working days from the date of receipt of the assessment report, the Director of the Department of Education and Training shall consider issuing a decision on dissolution of the center; if the dissolution decision has not yet been issued, he/she shall send a written notification in which reasons should be clearly specified to the applicant;

c) The decision on dissolution of the inclusive education support and development center (according to Form No. 10 Appendix I enclosed with this Decree) shall be publicly announced on mass media.

Chapter V

SPECIAL SCHOOLS

Section 1. BOARDING GENERAL EDUCATION SCHOOLS FOR ETHNIC MINORITIES

Article 53. Regulatory requirements for establishment of boarding general education schools for ethnic minorities

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



2. The proposal for establishment shall clearly define education objectives, missions, curriculums and outline; land, facilities, equipment and provisional location for construction of the school; organization and personnel structure, financial resource and others; guidelines and strategies for construction and development of the school.

Article 54. Procedures for establishment of boarding general education schools for ethnic minorities

1. The President of the provincial People’s Committee shall issue a decision on establishment of a boarding general education school for ethnic minorities.

2. An application includes:

a) A written request for establishment of the school (according to Form No. 01 Appendix I enclosed with this Decree);

b) A proposal for establishment of the school (according to Form No. 02 Appendix I enclosed with this Decree);

3. Procedures:

a) The Department of Education and Training shall preside over and cooperate with relevant agencies in formulating a proposal for establishment of the school and an application specified in clause 2 of this Article and submitting them to the President of the provincial People’s Committee for consideration and decision;

b) Within 15 days from the date of receipt of the sufficient and satisfactory application, the President of the provincial People’s Committee shall consider the fulfillment of requirements for establishment of the school mentioned in the application; if the requirements are fulfilled, the President of the provincial People’s Committee shall issue a decision on establishment of the boarding general education school for ethnic minorities; if the requirements are not fulfilled, he/she shall send a written notification in which reasons should be clearly specified to each relevant agency.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Article 55. Requirements to be satisfied by boarding general education schools for ethnic minorities for conducting their educational activities

A boarding general education school for ethnic minorities is permitted to conduct its educational activities when meeting the requirements specified in the Article 27 of this Decree and the following requirements:

1. Have a boarding building with a usable area of at least 06m2/student.

2. Have boarding rooms, canteens and other associated equipment; official residences for teachers.

3. Have minority culture and education halls associated with other equipment.

4. Have classrooms and equipment used for career education, education about general and traditional trades of minorities in conformity with particular characteristics of each area.

Article 56. Procedures for permission for boarding general education schools for ethnic minorities to conduct their educational activities

1. The Head of the Subdepartment of Education and Training shall issue a decision on permission for a boarding lower secondary school for ethnic minorities to conduct its educational activities; the Director of the Department of Education and Training shall issue a decision on permission for a boarding general education school for ethnic minorities whose highest level is upper secondary to conduct its educational activities.

2. An application includes:

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



b) Copies of legal documents proving land use rights and house ownership or agreement on rental of location for the school of which the minimum term is 05 years;

c) Statutes of organization and operation of the school, specifying legal status, missions and powers of the school; organization and management structure; organization of educational activities; tasks and rights of administrative officers, teachers, staff, employees and students; finances and assets of the school; other issues related to organization and operation of the school.

3. Procedures:

a) The school shall submit an application specified in clause 2 of this Article in person, via online public service portal or by post, to the Subdepartment of Education and Training (regarding the boarding lower secondary school for ethnic minorities) or the Department of Education and Training (regarding the boarding general education school for ethnic minorities whose highest level is upper secondary);

b) Within 05 working days from the date on which the sufficient application is received, if the application is unsatisfactory, the Subdepartment of Education and Training or the Department of Education and Training shall give a written notification of contents to be amended to the school; or if the application is satisfactory, it shall notify a plan to carry out the realistic assessment at the school;

c) Within 20 days from the date of receipt of the sufficient and satisfactory application, the Subdepartment of Education and Training or the Department of Education and Training shall preside over and cooperate with other relevant specialized units in organizing the assessment of realistic conditions concerning permission for the school to conduct its educational activities; preparing an assessment report to assess the fulfillment of requirements mentioned in Article 55 of this Decree;

d) Within 05 working days from the date of receipt of the assessment report, if the requirements are fulfilled, the Head of the Subdepartment of Education and Training or the Director of the Department of Education and Training shall issue a decision on permission for the boarding general education school for ethnic minorities to conduct its educational activities; if the requirements are not fulfilled, he/she shall send a written notification in which reasons should be clearly specified to the school.

The decision on permission for the boarding general education school for ethnic minorities to conduct its educational activities (according to Form No. 10 Appendix I enclosed with this Decree) shall be publicly announced on mass media.

Article 57. Suspension of educational activities conducted by, merger, division or dissolution of boarding general education schools for ethnic minorities

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



a) The boarding general education school for ethnic minorities shall have its educational activities suspended when it falls within one of the cases specified in clause 1 Article 29 of this Decree;

b) The Head of the Subdepartment of Education and Training shall issue a decision on suspension of educational activities conducted by the boarding lower secondary school for ethnic minorities; the Director of the Department of Education and Training shall issue a decision on suspension of educational activities conducted by the boarding general education school for ethnic minorities whose highest level is upper secondary;

c) Procedures:

When detecting that the boarding general education school for ethnic minorities has committed one of the violations prescribed by point a of this clause, the Head of the Subdepartment of Education and Training or the Director of the Department of Education and Training shall organize inspection to assess the current status of the school, make an inspection record and notify the school of any violation.

Depending on the seriousness of the violation, within 15 days from the date on which the school is notified of the violation, the Head of the Subdepartment of Education and Training or the Director of the Department of Education and Training shall issue a decision on suspension of educational activities and send a report to the President of the provincial People’s Committee.

The decision on suspension of educational activities conducted by the boarding general education school for ethnic minorities (according to Form No. 10 Appendix I enclosed with this Decree) shall be publicly announced on mass media.

During the period of suspension, if the violation resulting in the suspension is eliminated, the school shall send a written notification enclosed with proof to the Head of the Subdepartment of Education and Training or the Director of the Department of Education and Training. Within 07 working days from the date of receipt of the written notification from the school, the Head of the Subdepartment of Education and Training or the Director of the Department of Education and Training shall issue a decision on permission for resumption of educational activities which must be publicly announced on mass media.

In case of suspension according to regulations in point b clause 1, Article 29 of this Decree, within 05 working days from the date on which the decision on suspension is issued, the Head of the Subdepartment of Education and Training or the Director of the Department of Education and Training shall review realistic conditions for educational activities and issue a decision on permission for resumption of educational activities which must be publicly announced on mass media if the requirements mentioned in Article 55 of this Decree are fulfilled.

2. Merger or division of a boarding general education school for ethnic minorities:

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



b) The President of the provincial People’s Committee shall issue a decision on merger or division of the boarding general education school for ethnic minorities;

c) An application for merger or division of the boarding general education school for ethnic minorities shall be made according to regulations in clause 3 Article 30 of this Decree;

d) Procedures:

The Department of Education and Training shall preside over and cooperate with relevant agencies in formulating a proposal for merger or division of the boarding general education school for ethnic minorities and an application specified in point c of this clause and submitting them to the President of the provincial People’s Committee for consideration and decision.

Within 15 days from the date of receipt of the sufficient and satisfactory application, the President of the provincial People’s Committee shall consider the fulfillment of requirements for merger or division of the school; if the requirements are fulfilled, the President of the provincial People’s Committee shall issue a decision on merger or division of the boarding general education school for ethnic minorities; if the requirements are not fulfilled, he/she shall send a written notification in which reasons should be clearly specified to each relevant agency.

The decision on merger or division of the boarding general education school for ethnic minorities (according to Form No. 10 Appendix I enclosed with this Decree) shall be publicly announced on mass media.

Within 05 working days from the date on which the President of the provincial People’s Committee issues the decision on merger or division of the school, the Director of the Department of Education and Training shall issue a decision on permission for establishment of a new boarding general education school for ethnic minorities after merger or division.

3. Dissolution of a boarding general education school for ethnic minorities:

a) The boarding general education school for ethnic minorities shall be dissolved when it falls into one of the cases specified in clause 2 Article 51 of the Law on Education;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



c) Application:

If the boarding general education school for ethnic minorities is dissolved according to regulations in points a,b,c and d clause 2 Article 51 of the Law on Education, the application shall include a written request for dissolution made by the Department of Education and Training (according to Form No. 06 Appendix I enclosed with this Decree); any proof that the school commits any violation specified in points a,b,c and d clause 2 Article 51 of the Law on Education; and methods of settling organization and personnel structure, staff, finances, assets, land and other relevant issues.

If the boarding general education school for ethnic minorities is dissolved according to regulations in point dd clause 2 Article 51 of the Law on Education, the application shall include a written request for dissolution made by the Department of Education and Training (according to Form No. 06 Appendix I enclosed with this Decree); and a proposal for dissolution (according to Form No. 07 Appendix I enclosed with this Decree);

d) Procedures:

The Department of Education and Training shall preside over and cooperate with relevant agencies in formulating an application according to point c of this clause and submitting it to the President of the provincial People’s Committee for consideration and decision.

Within 20 days from the date on which the sufficient and satisfactory application is received, the President of the provincial People’s Committee shall consider issuing a decision on dissolution of the school.

The decision on dissolution of the boarding general education school for ethnic minorities (according to Form No. 10 Appendix I enclosed with this Decree) shall be publicly announced on mass media.

Section 2. SEMI-BOARDING GENERAL EDUCATION SCHOOLS FOR ETHNIC MINORITIES

Article 58. Regulatory requirements for establishment of semi-boarding general education schools for ethnic minorities

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



2. The proposal for establishment shall clearly define education objectives, missions, curriculums and outline; land, facilities, equipment and provisional location for construction of the school; organization and personnel structure, financial resource and others; guidelines for construction and development of the school. In its guidelines for construction and development, it is required to ensure stable percentage of ethnic minority students and semi-boarders under the guidance of the Ministry of Education and Training.

Article 59. Procedures for establishment of semi-boarding general education schools for ethnic minorities

1. The President of the district-level People’s Committee shall issue a decision on establishment of a semi-boarding general education school for ethnic minorities.

2. An application includes:

a) A written request for establishment of the school (according to Form No. 01 Appendix I enclosed with this Decree);

b) A proposal for establishment of the school (according to Form No. 02 Appendix I enclosed with this Decree);

3. Procedures:

a) The commune-level People’s Committee (regarding a newly established semi-boarding general education school for ethnic minorities); the school (regarding a semi-boarding general education school for ethnic minorities that is established from another general education school) shall submit an application specified in clause 2 of this Article in person, via online public service portal or by post, to the district-level People’s Committee;

b) Within 05 working days from the date on which the sufficient application is received, if the application is unsatisfactory, the district-level People’s Committee shall give a written notification of contents to be amended to the applicant; if the application is satisfactory, the district-level People’s Committee shall direct the Subdepartment of Education and Training to organize the assessment of realistic conditions concerning establishment of the semi-boarding general education school for ethnic minorities;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



d) Within 10 working days from the date of receipt of the assessment report from the Subdepartment of Education and Training, if the requirements are fulfilled, the President of the district-level People’s Committee shall issue a decision on establishment of the school; if the requirements are not fulfilled, he/she shall send a written notification in which reasons should be clearly specified to the Subdepartment of Education and Training, the applicant.

The decision on establishment of the semi-boarding general education school for ethnic minorities (according to Form No. 10 Appendix I enclosed with this Decree) shall be publicly announced on mass media.

Article 60. Requirements to be satisfied by semi-boarding general education schools for ethnic minorities for conducting their educational activities

A semi-boarding general education school for ethnic minorities is permitted to conduct its educational activities when meeting the requirements applied to each respective educational level in accordance with Article 17, Article 27 of this Decree and the following requirements:

1. Offer facilities used for management, care and nurture of semi-boarders, including offices for students' contact during their stay at the school, boarding accommodations, kitchens, canteens, bathrooms, facilities for sanitation, clean water supply and other associated equipment.

2. Provide instruments and devices used for minority cultural education, sports, physical training, entertainment and recreational activities of students.

Article 61. Procedures for permission for semi-boarding general education schools for ethnic minorities to conduct their educational activities

1. The Head of the Subdepartment of Education and Training shall issue a decision on permission for a semi-boarding general education school for ethnic minorities to conduct its educational activities.

2. An application includes:

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



b) Copies of legal documents proving land use rights and house ownership or agreement on rental of location for the school of which the minimum term is 05 years;

c) Statutes of organization and operation of the school, specifying legal status, missions and powers of the school; organization and management structure; organization of educational activities; tasks and rights of administrative officers, teachers, staff, employees and students; finances and assets of the school; other issues related to organization and operation of the school.

3. Procedures:

a) The school shall submit an application specified in clause 2 of this Article in person, via online public service portal or by post, to the Subdepartment of Education and Training;

b) Within 05 working days from the date on which the sufficient application is received, if the application is unsatisfactory, the Subdepartment of Education and Training shall give a written notification of contents to be amended to the school; or if the application is satisfactory, it shall notify a plan to carry out the realistic assessment at the school;

c) Within 20 days from the date of receipt of the sufficient and satisfactory application, the Subdepartment of Education and Training shall preside over and cooperate with other relevant specialized units in organizing the assessment of realistic conditions concerning permission for the school to conduct its educational activities; preparing an assessment report to assess the fulfillment of requirements mentioned in Article 60 of this Decree;

d) Within 05 working days from the date of receipt of the assessment report, if the requirements are fulfilled, the Head of the Subdepartment of Education and Training shall issue a decision on permission for the semi-boarding general education school for ethnic minorities to conduct its educational activities; if the requirements are not fulfilled, he/she shall send a written notification in which reasons should be clearly specified to the school.

The decision on permission for the semi-boarding general education school for ethnic minorities to conduct its educational activities (according to Form No. 10 Appendix I enclosed with this Decree) shall be publicly announced on mass media.

Article 62. Suspension of educational activities conducted by, merger, division or dissolution of semi-boarding general education schools for ethnic minorities

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



a) The semi-boarding general education school for ethnic minorities shall have its educational activities suspended when it falls within one of the cases specified in clause 1 Article 19 of this Decree (regarding a semi-boarding primary school for ethnic minorities) or clause 1 Article 29 of this Decree (regarding a semi-boarding lower secondary school for ethnic minorities or a semi-boarding primary-lower secondary school for ethnic minorities);

b) The Head of the Subdepartment of Education and Training shall issue a decision on suspension of educational activities conducted by the semi-boarding general education school for ethnic minorities;

c) Procedures:

When detecting that the semi-boarding general education school for ethnic minorities has committed one of the violations prescribed by point a of this clause, the Subdepartment of Education and Training shall organize inspection to assess the current status of the school, make an inspection record and notify the school of any violation.

Depending on the seriousness of the violation, within 15 days from the date on which the school is notified of the violation, the Head of the Subdepartment of Education and Training shall issue a decision on suspension of educational activities and send a report to the President of the district-level People’s Committee.

The decision on suspension of educational activities conducted by the semi-boarding general education school for ethnic minorities (according to Form No. 10 Appendix I enclosed with this Decree) shall be publicly announced on mass media.

During the period of suspension, if the violation resulting in the suspension is eliminated, the school shall send a written notification enclosed with proof to the Head of the Subdepartment of Education and Training. Within 07 working days from the date of receipt of the written notification from the school, the Head of the Subdepartment of Education and Training shall issue a decision on permission for resumption of educational activities which must be publicly announced on mass media.

In case of suspension according to regulations in point b clause 1, Article 19 or point b clause 1 Article 29 of this Decree, within 05 working days from the date on which the decision on suspension is issued, the Head of the Subdepartment of Education and Training shall review realistic conditions for educational activities and issue a decision on permission for resumption of educational activities which must be publicly announced on mass media if the requirements mentioned in Article 60 of this Decree are fulfilled.

2. Merger or division of a semi-boarding general education school for ethnic minorities:

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



b) The President of the district-level People’s Committee shall issue a decision on merger or division of the semi-boarding general education school for ethnic minorities;

c) An application includes:

A written request for merger or division of the semi-boarding general education school for ethnic minorities (according to Form No. 04 Appendix I enclosed with this Decree).

A proposal for merger or division of the semi-boarding general education school for ethnic minorities (according to Form No. 05 Appendix I enclosed with this Decree).

d) Procedures:

The commune-level People’s Committee shall submit an application specified in point c of this clause in person, via online public service portal or by post, to the district-level People’s Committee;

Within 05 working days from the date on which the sufficient application is received, if the application is unsatisfactory, the district-level People’s Committee shall give a written notification of contents to be amended to the applicant for merger or division of the semi-boarding general education school for ethnic minorities; if the application is satisfactory, the district-level People’s Committee shall direct the Subdepartment of Education and Training to organize the assessment of realistic conditions concerning merger or division.

Within 20 days from the date of receipt of the sufficient and satisfactory application, the Subdepartment of Education and Training shall preside over and cooperate with other relevant district-level agencies in organizing assessment of the application and realistic conditions concerning merger or division; preparing an assessment report to assess fulfillment of the requirements mentioned in point a of this clause ; and submitting the report to the President of the district-level People’s Committee for consideration and decision;

Within 05 working days from the date of receipt of the assessment report from the Subdepartment of Education and Training, if the requirements are fulfilled, the President of the district-level People’s Committee shall issue a decision on merger or division of the semi-boarding general education school for ethnic minorities; if the requirements are not fulfilled, he/she shall send a written notification in which reasons should be clearly specified to each relevant agency.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Within 05 working days from the date on which the President of the district-level People’s Committee issues the decision on merger or division of the school, the Head of the Subdepartment of Education and Training shall issue a decision on permission of establishment of a new school after merger or division.

3. Dissolution of a semi-boarding general education school for ethnic minorities:

a) The semi-boarding general education school for ethnic minorities shall be dissolved when it falls into one of the cases specified in clause 2 Article 51 of the Law on Education;

b) The President of the district-level People’s Committee shall issue a decision on dissolution of the semi-boarding general education school for ethnic minorities;

c) Application:

If the semi-boarding general education school for ethnic minorities is dissolved according to regulations in points a,b,c and d clause 2 Article 51 of the Law on Education, the application shall include a written request for dissolution made by the Subdepartment of Education and Training (according to Form No. 06 Appendix I enclosed with this Decree); any proof that the school commits any violation specified in points a,b,c and d clause 2 Article 51 of the Law on Education; and methods of settling organization and personnel structure, staff, finances, assets, land and other relevant issues.

If the semi-boarding general education school for ethnic minorities is dissolved according to regulations in point dd clause 2 Article 51 of the Law on Education, the application shall include a written request for dissolution made by the commune-level People’s Committee (according to Form No. 06 Appendix I enclosed with this Decree); and a proposal for dissolution (according to Form No. 07 Appendix I enclosed with this Decree);

d) Procedures:

The Subdepartment of Education and Training or the commune-level People’s Committee shall submit an application specified in point c of this clause in person, via online public service portal or by post, to the district-level People’s Committee.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



The decision on dissolution of the semi-boarding general education school for ethnic minorities (according to Form No. 10 Appendix I enclosed with this Decree) shall be publicly announced on mass media.

Section 3. PRE-UNIVERSITY SCHOOLS

Article 63. Regulatory requirements for establishment of pre-university schools

1. A proposal for establishment of a pre-university school shall be formulated. Such proposal shall be consistent with a provincial planning and relevant plannings made by a local authority in a province/city where the school is based.

2. The proposal for establishment shall clearly define education objectives, missions, curriculums and outline; land, facilities, equipment and provisional location for construction of the school; organization and personnel structure, financial resource and others; guidelines and strategies for construction and development of the school.

Article 64. Procedures for establishment of pre-university schools

1. The Minister of Education and Training shall issue a decision on establishment of a pre-university school.

2. An application includes:

a) A written request for establishment of the pre-university school made by a competent management authority (according to Form No. 01 Appendix I enclosed with this Decree);

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



c) A written consent to allocation of land granted by the People’s Committee of province where the school is headquartered (including definite information about the address, land acreage and boundary lines of the school construction site).

3. Procedures:

a) The agency applying for establishment of the school (the applicant) shall submit an application specified in clause 2 of this Article in person, via online public service portal or by post, to the Ministry of Education and Training;

b) Within 05 working days from the date of receipt of the sufficient application, if the application is unsatisfactory, the Ministry of Education and Training shall give a written notification of contents to be amended to the applicant. If the application is satisfactory, the Ministry of Education and Training shall organize the assessment of realistic conditions concerning establishment of the school, and prepare an assessment report to assess the fulfillment of requirements mentioned in Article 63 of this Decree;

c) Within 20 days from the date of receipt of the assessment report, the Minister of Education and Training shall issue a decision on establishment of a pre-university school.

The decision on establishment of the pre-university school (according to Form No. 10 Appendix I enclosed with this Decree) shall be publicly announced on mass media.

Article 65. Requirements to be satisfied by pre-university schools for conducting their educational activities

1. Facilities and equipment:

a) Meet requirements for land, facilities and equipment that are the same as those satisfied by an upper secondary school according to Article 27 of this Decree;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



2. Have education plans, syllabuses and learning materials in conformity with a pre-university training program according to regulations.

3. Employ adequate administrative officers and teachers that meet standards in order to provide the pre-university training program according to regulations.

4. Have a sufficient amount of financial resources secured by the competent management authority in order to maintain educational activities and meet requirements of the pre-university training program.

5. Have the statutes of organization and operation of the school.

Article 66. Procedures for permission for pre-university schools to conduct their educational activities

1. The Minister of Education and Training shall issue a decision on permission for a pre-university school to conduct its educational activities.

2. An application includes:

a) A written request for permission for educational activities (according to Form No. 03 Appendix I enclosed with this Decree);

b) Copies of legal documents proving land use rights and house ownership or agreement on rental of location for a school;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



3. Procedures:

a) The pre-university school shall submit an application specified in clause 2 of this Article in person, via online public service portal or by post, to the Ministry of Education and Training;

b) Within 05 working days from the date of receipt of the sufficient application, if the application is unsatisfactory, the Ministry of Education and Training shall give a written notification of contents to be amended to the school. If the application is satisfactory, the Ministry of Education and Training shall organize the assessment of realistic conditions concerning permission for the school to conduct its educational activities, and prepare an assessment report to assess the fulfillment of requirements mentioned in Article 65 of this Decree within 15 days;

c) Within 05 working days from the date of receipt of the assessment report, the Minister of Education and Training shall issue a decision on permission for the pre-university school to conduct its educational activities.

The decision on permission for the pre-university school to conduct its educational activities (according to Form No. 10 Appendix I enclosed with this Decree) shall be publicly announced on mass media.

Article 67. Suspension of educational activities conducted by pre-university schools

1. A pre-university school shall have its educational activities suspended in one of the following cases:

a) It commits any fraudulent act in order to obtain a license for educational activities;

b) The license for its educational activities has been granted ultra vires;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



d) It has committed any violation against regulations on imposition of penalties for administrative violations arising from educational activities to the extent that the decision on suspension thereof is granted;

dd) Other cases prescribed by law.

2. The Minister of Education and Training shall issue a decision on suspension of educational activities conducted by the pre-university school.

3. Procedures:

a) When detecting that the pre-university school has committed one of the violations prescribed by clause 1 of this Article, the Ministry of Education and Training shall organize inspection to assess the current status of the pre-university school, make an inspection record and notify the pre-university school and the competent authority managing the school of any violation;

b) Depending on the seriousness of the violation, within 15 days from the date on which the pre-university school and the competent authority managing the school are notified of the violation, the Minister of Education and Training shall issue a decision on suspension of its educational activities.

The decision on suspension of educational activities conducted by the pre-university school (according to Form No. 10 Appendix I enclosed with this Decree) shall be publicly announced on mass media.

c) During the period of suspension, if the violation resulting in the suspension is eliminated, the pre-university school shall send a written notification enclosed with proof to the Minister of Education and Training. Within 07 working days from the date of receipt of the written notification from the pre-university school, the Minister of Education and Training shall issue a decision on permission for resumption of educational activities which must be publicly announced on mass media;

d) In case of suspension according to regulations in point b clause 1 of this Article, within 05 working days from the date on which the decision on suspension is issued, the Minister of Education and Training shall review realistic conditions for educational activities and issue a decision on permission for resumption of educational activities which must be publicly announced on mass media if the requirements mentioned in Article 65 of this Decree are fulfilled.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



1. A pre-university school is merged or divided when the requirements specified in clause 1 Article 51 of the Law on Education are met.

2. The Minister of Education and Training shall issue a decision on merger or division of a pre-university school.

3. An application includes:

a) A written request for merger or division of the pre-university school (according to Form No. 04 Appendix I enclosed with this Decree);

b) A proposal for merger or division of the pre-university preschool (according to Form No. 05 Appendix I enclosed with this Decree);

4. Procedures:

a) The competent authority managing the pre-university school shall submit an application specified in clause 3 of this Article in person, via online public service portal or by post, to the Ministry of Education and Training;

b) Within 05 working days from the date on which the sufficient application is received, if the application is unsatisfactory, the Ministry of Education and Training shall give a written notification of contents to be amended to the applicant; if the application is satisfactory, the Ministry of Education and Training shall organize assessment of realistic conditions concerning merger or division of the pre-university school;

c) Within 20 days from the date of receipt of the sufficient and satisfactory application, the Ministry of Education and Training shall organize the assessment of the application and realistic conditions concerning merger or division of the pre-university school; and prepare an assessment report to assess the fulfillment of requirements mentioned in clause 1 of this Article;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



The decision on merger or division of the pre-university school (according to Form No. 10 Appendix I enclosed with this Decree) shall be publicly announced on mass media;

dd) Within 05 working days from the date on which the decision on merger or division is issued, the Minister of Education and Training shall issue a decision on permission for establishment of a new pre-university school after merger or division.

Article 69. Dissolution of pre-university schools

1. A pre-university school shall be dissolved when it falls into one of the cases specified in clause 2 Article 51 of the Law on Education.

2. The Minister of Education and Training shall issue a decision on dissolution of a pre-university school.

3. Application:

a) If a pre-university school is dissolved according to regulations in points a,b,c and d clause 2 Article 51 of the Law on Education, the application includes:

Any proof that the pre-university school commits any violation specified in points a,b,c and d clause 2 Article 51 of the Law on Education;

Methods of settling organization and personnel structure, staff, finances, assets, land and other relevant issues;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



A written request for dissolution of the pre-university school made by the competent authority managing the school (according to Form No. 06 Appendix I enclosed with this Decree);

A proposal for dissolution of the pre-university school (according to Form No. 07 Appendix I enclosed with this Decree).

4. Procedures:

a) Regarding the pre-university school that is dissolved according to regulations in points a,b,c and d clause 2 Article 51 of the Law on Education:

When detecting that the school has committed any violation specified in points a,b,c and d clause 2 Article 51 of the Law on Education, within 20 days, the Ministry of Education and Training shall verify the violation committed by the school, make an application for dissolution in which reasons for the dissolution should be clearly specified, notify the pre-university school and the competent authority managing the school.

Within 10 days from the date of receipt of verification results, the Minister of Education and Training shall issue a decision on dissolution of the pre-university school;

b) Regarding the pre-university school that is dissolved according to regulations in point dd clause 2 Article 51 of the Law on Education:

The competent authority managing the pre-university school shall submit an application specified in point b clause 3 of this Article in person, via online public service portal or by post, to the Ministry of Education and Training.

Within 20 days from the date of receipt of the application for dissolution, the Minister of Education and Training shall issue a decision on dissolution of the pre-university school; if the dissolution decision has not yet been issued, he/she shall send a written notification in which reasons should be clearly specified to the applicant;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Section 4. UPPER SECONDARY SCHOOLS FOR THE GIFTED

Article 70. Regulatory requirements for establishment of public upper secondary schools for the gifted or permission for establishment of private upper secondary schools for the gifted

1. A proposal for establishment or permission for establishment of an upper secondary school for the gifted shall be formulated. Such proposal shall be consistent with a provincial planning and relevant plannings made by a local authority in a province/city where the school is based.

2. The proposal for establishment or permission for establishment shall clearly define education objectives, missions, curriculums and outline; land, facilities, equipment and provisional location for construction of the school; organization and personnel structure, financial resource and others; guidelines and strategies for construction and development of the school for fulfillment of objectives and tasks of the upper secondary school for the gifted.

Article 71. Procedures for establishment of public upper secondary schools for the gifted or permission for establishment of private upper secondary schools for the gifted

1. Power to establish an upper secondary school for the gifted:

a) The President of the provincial People’s Committee shall issue a decision on establishment of a public upper secondary school for the gifted or permission for establishment of a private upper secondary school for the gifted at the request of the Director of the Department of Education and Training.

b) The President of the People’s Committee of province where the school is based shall issue a decision on establishment of a public upper secondary school for the gifted or permission for establishment of a private upper secondary school for the gifted affiliated to a higher education institution at the request of the Head of the higher education institution.

2. Application and procedures for establishment or permission for establishment of an upper secondary school for the gifted shall be the same as those applied to a secondary school according to regulations in this Decree.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



An upper secondary school for the gifted is permitted to conduct its educational activities when meeting the requirements to be satisfied by a secondary school specified in the Article 27 of this Decree and the following requirements:

1. Develop education curriculums and learning and teaching materials according to regulations applied to an upper secondary school for the gifted.

2. Employ adequate administrative officers, teachers and employees that meet standards and are capable of performing tasks according to regulations applied to an upper secondary school for the gifted.

Article 73. Procedures for permission for upper secondary schools for the gifted to conduct their educational activities

1. The Director of the Department of Education and Training of province where an upper secondary school for the gifted is based shall issue a decision on permission for the upper secondary school for the gifted to conduct its educational activities;

2. Application and procedures for permission for the upper secondary school for the gifted to conduct its educational activities shall be the same as those applied to a secondary school according to regulations in Article 28 of this Decree.

Article 74. Suspension of educational activities conducted by; merger, division or dissolution of upper secondary schools for the gifted

1. The Director of the Department of Education and Training of province where an upper secondary school for the gifted is based shall issue a decision on suspension of its educational activities;

2. The President of the provincial People’s Committee shall issue a decision on merger, division or dissolution of the upper secondary school for the gifted.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Section 5. SCHOOLS FOR GIFTED STUDENTS IN ARTS, SPORTS AND ATHLETICS

Article 75. Regulatory requirements for establishment of public schools for gifted students in arts, sports and athletics or permission for establishment of private schools for gifted students in arts, sports and athletics

1. A proposal for establishment or permission for establishment of a school for gifted students in arts, sports and athletics shall be formulated. Such proposal shall be consistent with a provincial planning and relevant plannings made by a local authority in a province/city where the school is based.

2. The proposal for establishment or permission for establishment shall clearly define education objectives, missions, curriculums and outline; land, facilities, equipment and provisional location for construction of the school; organization and personnel structure, financial resource and others; guidelines and strategies for construction and development of the school for fulfillment of objectives and tasks of the school for gifted students in arts, sports and athletics.

Article 76. Procedures for establishment of public schools for gifted students in arts, sports and athletics or permission for establishment of private schools for gifted students in arts, sports and athletics

1. The President of the provincial People’s Committee shall issue a decision on establishment or permission for establishment of a school for gifted students in arts, sports and athletics within its province.

2. An application includes:

a) A written request for establishment or permission for establishment of the school (according to Form No. 01 Appendix I enclosed with this Decree);

b) A proposal for establishment or permission for establishment of the school (according to Form No. 02 Appendix I enclosed with this Decree).

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



a) The Department of Education and Training (in case of establishment of a public school for gifted students in arts, sports and athletics); a Ministry or ministerial agency (in case of establishment of a school for gifted students in arts, sports and athletics affiliated to the Ministry or central authority); an organization/individual (in case of establishment of a private school for gifted students in arts, sports and athletics) shall submit an application specified in clause 2 of this Article in person, via online public service portal or by post, to the People’s Committee of province where the school is based;

b) Within 05 working days from the date on which the sufficient application is received, if the application is unsatisfactory, the provincial People’s Committee shall give a written notification of contents to be amended to the applicant; if the application is satisfactory, the provincial People’s Committee shall organize the assessment of realistic conditions concerning establishment;

c) Within 20 days from the date of receipt of the sufficient and satisfactory application, the provincial People’s Committee shall assess realistic conditions concerning establishment or permission for establishment of the school in the application; prepare an assessment report to assess fulfillment of the requirements mentioned in Article 75 of this Decree;

d) Within 05 working days from the date of receipt of the assessment report, if the requirements are fulfilled, the President of the provincial People’s Committee shall issue a decision on establishment or permission for establishment of the school; if the requirements are not fulfilled, he/she shall send a written notification in which reasons should be clearly specified to the applicant.

The decision on establishment or permission for establishment of the school for gifted students in arts, sports and athletics (according to Form No. 10 Appendix I enclosed with this Decree) shall be publicly announced on mass media.

Article 77. Requirements to be satisfied by schools for gifted students in arts, sports and athletics to conduct their educational activities

A school for gifted students in arts, sports and athletics is permitted to conduct its educational activities when meeting the requirements applied to each respective educational level in accordance with Article 17, Article 27 of this Decree and the following requirements:

1. Employ teachers and coaches qualified to provide art, sport and physical education programs. To be specific:

a) Each coach of the school for gifted students in sports and athletics shall obtain at least a bachelor's degree in sport training or physical education, a trainer certificate issued by a competent authority, and be qualified for provision of training in specific sports;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



2. Employ physicians or holders of bachelor's degrees in sport medicine that are qualified for treatment of injuries and recovery of students' health.

3. Provide adequate facilities and equipment serving training and competition with regard to art, sports and athletics subjects; boarding accommodations; kitchens, canteens; medical rooms qualified for treatment and primary health care for students.

Article 78. Procedures for permission for schools for gifted students in arts, sports and athletics to conduct their educational activities

1. The Director of the Department of Education and Training shall issue a decision on permission for a school for gifted students in arts, sports and athletics located within its province to conduct its educational activities after reaching a written agreement with the Director of the Department of Culture, Sports and Tourism (or the Department of Culture and Sports). The Minister or Head of ministerial agency shall issue a decision on permission for a school for gifted students in arts, sports and athletics affiliated to the education-related Ministry or the agency to conduct its educational activities after reaching a written agreement with the Ministry of Education and Training and the Ministry of Culture, Sports and Tourism.

2. An application includes:

a) A written request for permission for educational activities (according to Form No. 03 Appendix I enclosed with this Decree);

b) Copies of legal documents proving land use rights and house ownership or agreement on rental of location for the school of which the minimum term is 05 years;

c) In case of a private school for gifted students in arts, sports and athletics, a legal confirmation document on the amount of money currently managed by the school, ensuring legitimacy and conformity with estimated scale at the time of application for educational activities;

3. Procedures:

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



b) Within 05 working days from the date on which the sufficient application is received, if the application is unsatisfactory, the Department of Education and Training or the Ministry/agency shall give a written notification of contents to be amended to the school; or if the application is satisfactory, it shall notify a plan to carry out the realistic assessment at the school;

c) Within 20 days from the date of receipt of the sufficient and satisfactory application, the Department of Education and Training or the Ministry/agency shall organize the assessment of the application and realistic conditions concerning education activities and seek a written consent from the Director of the Department of Culture, Sports and Tourism (or the Department of Culture and Sports); and prepare an assessment report to assess the fulfillment of requirements mentioned in clause 77 of this Article;

d) Within 05 working days from the date of receipt of the assessment report and the written consent, if the requirements are fulfilled, the Director of the Department of Education and Training or the Minister, the Head of ministerial agency shall issue a decision on permission for the school for gifted students in arts, sports and athletics to conduct its educational activities; if the requirements are not fulfilled, he/she shall send a written notification in which reasons should be clearly specified to the school.

The decision on permission for the school for gifted students in arts, sports and athletics to conduct its educational activities (according to Form No. 10 Appendix I enclosed with this Decree) shall be publicly announced on mass media.

Article 79. Suspension of educational activities conducted by; merger, division or dissolution of schools for gifted students in arts, sports and athletics

1. Suspension of educational activities:

a) A school for gifted students in arts, sports and athletics shall have its educational activities suspended when it falls within one of the cases specified in clause 1 Article 29 of this Decree;

b) The Director of the Department of Education and Training shall issue a decision on suspension of educational activities conducted by a public or private school for gifted students in arts, sports and athletics located within its province; the Minister or the Head of ministerial agency shall issue a decision on suspension of educational activities conducted by a school for gifted students in arts, sports and athletics affiliated to the Ministry/agency;

c) Procedures:

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Depending on the seriousness of the violation, within 15 days from the date on which the school is notified of the violation, the Director of the Department of Education and Training or the Minister or the Head of ministerial agency shall issue a decision on suspension of educational activities and send a report to a person having power to decide to establish or give permission for establishment of the school.

The decision on suspension of educational activities conducted by the school for gifted students in arts, sports and athletics (according to Form No. 10 Appendix I enclosed with this Decree) shall be publicly announced on mass media.

During the period of suspension, if the violation resulting in the suspension is eliminated, the school for gifted students in arts, sports and athletics shall send a written notification enclosed with proof to the Director of the Department of Education and Training or the Minister or the Head of ministerial agency. Within 07 working days from the date of receipt of the written notification from the school, the Director of the Department of Education and Training or the Minister or the Head of ministerial agency shall issue a decision on permission for resumption of educational activities which must be publicly announced on mass media;

In case of suspension according to regulations in point b clause 1 Article 29 of this Decree, within 05 working days from the date on which the decision on suspension is issued, the Director of the Department of Education and Training or the Minister or the Head of ministerial agency shall review realistic conditions for its educational activities and issue a decision on permission for resumption of educational activities which must be publicly announced on mass media if the requirements mentioned in Article 77 of this Decree are fulfilled.

2. Merger or division:

a) A school for gifted students in arts, sports and athletics is merged or divided when the requirements specified in clause 1 Article 51 of the Law on Education are met;

b) The President of the provincial People’s Committee shall issue a decision on merger or division of a school for gifted students in arts, sports and athletics located within its province;

c) An application includes:

A written request for merger or division of the school for gifted students in arts, sports and athletics (according to Form No. 04 Appendix I enclosed with this Decree);

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Written approval from the investor owning at least 75% of total contributed capital for merger or division of the private school for gifted students in arts, sports and athletics;

d) Procedures:

The Department of Education and Training (in case of merger or division of a public school for gifted students in arts, sports and athletics); a Ministry or central authority (in case of merger or division of a school for gifted students in arts, sports and athletics affiliated to the Ministry or central authority); an organization/individual (in case of merger or division of a private school for gifted students in arts, sports and athletics) shall submit an application specified in point c of this clause in person, via online public service portal or by post, to the People’s Committee of province where the school is based;

Within 05 working days from the date on which the sufficient application is received, if the application is unsatisfactory, the provincial People’s Committee shall give a written notification of contents to be amended to the applicant; if the application is satisfactory, the provincial People’s Committee shall organize the assessment of realistic conditions concerning merger or division;

Within 20 days from the date of receipt of the sufficient and satisfactory application, the provincial People’s Committee shall organize the assessment of the application and realistic conditions concerning merger or division of the school; and prepare an assessment report to assess the fulfillment of requirements mentioned in point a of this clause.

Within 05 working days from the date of receipt of the assessment report, if the requirements are fulfilled, the President of the provincial People’s Committee shall issue a decision on merger or division of the school; if the requirements are not fulfilled, he/she shall send a written notification in which reasons should be clearly specified to the applicant.

The decision on merger or division of the school for gifted students in arts, sports and athletics (according to Form No. 10 Appendix I enclosed with this Decree) shall be publicly announced on mass media.

Within 05 working days from the date on which the President of the provincial People’s Committee issues the decision on merger or division of the school, the competent person specified in clause 1 Article 78 of this Decree shall issue a decision on permission for establishment of a new school for gifted students in arts, sports and athletics after merger or division.

3. Dissolution:

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



b) The President of the provincial People’s Committee shall issue a decision on dissolution of a school for gifted students in arts, sports and athletics located within its province;

c) Application:

If the school for gifted students in arts, sports and athletics is dissolved according to regulations in points a,b,c and d clause 2 Article 51 of the Law on Education, the application shall include a written request for dissolution made by the Department of Education and Training (according to Form No. 06 Appendix I enclosed with this Decree); any proof that the school commits any violation specified in points a,b,c and d clause 2 Article 51 of the Law on Education; and methods of settling organization and personnel structure, staff, finances, assets, land and other relevant issues.

If the school for gifted students in arts, sports and athletics is dissolved according to regulations in point dd clause 2 Article 51 of the Law on Education, the application shall include a written request for dissolution made by the agency/organization/individual establishing the school (according to Form No. 06 Appendix I enclosed with this Decree); and a proposal for dissolution (according to Form No. 07 Appendix I enclosed with this Decree);

d) Procedures:

Regarding the school that is dissolved according to regulations in points a,b,c and d clause 2 Article 51 of the Law on Education:

When detecting that the school has committed any violation specified in points a,b,c and d clause 2 Article 51 of the Law on Education, within 20 days, the provincial People’s Committee shall direct the Department of Education and Training to preside over and cooperate with professional agencies in verifying the violation committed by the school, making an application for dissolution in which reasons for the dissolution should be clearly specified, notifying the school and the competent authority managing the school; sending a report to the President of the provincial People’s Committee for consideration and decision.

Within 10 days from the date of receipt of the report from the Department of Education and Training, the President of the provincial People’s Committee shall issue a decision on dissolution of the school for gifted students in arts, sports and athletics.

Regarding the school that is dissolved according to regulations in point dd clause 2 Article 51 of the Law on Education:

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Within 20 days from the date of receipt of the application for dissolution, the President of the provincial People’s Committee shall issue a decision on dissolution of the school; if the dissolution decision has not yet been issued, he/she shall send a written notification in which reasons should be clearly specified to the applicant;

dd) The decision on dissolution of the school for gifted students in arts, sports and athletics (according to Form No. 10 Appendix I enclosed with this Decree) shall be publicly announced on mass media.

Section 6. SCHOOLS AND CLASSES FOR DISABLED PERSONS

Article 80. Regulatory requirements for establishment of public schools for disabled persons or permission for establishment of private schools for disabled persons

1. Regarding a preschool or general education school for disabled persons, a proposal for establishment or permission for establishment of the school shall be formulated. Such proposal shall be consistent with a planning for development of special educational institutions for disabled persons, and inclusive education support and development centers.

2. The proposal for establishment or permission for establishment shall clearly define education objectives, missions, curriculums and outline; land, facilities, equipment and provisional location for construction of the school; organization and personnel structure, financial resource and others; guidelines and strategies for construction and development of the school.

Article 81. Procedures for establishment of public schools for disabled persons or permission for establishment of private schools for disabled persons

1. The President of the provincial People’s Committee shall issue a decision on establishment or permission for establishment of a school for disabled persons.

2. An application includes:

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



b) A proposal for establishment or permission for establishment of the school (according to Form No. 02 Appendix I enclosed with this Decree).

3. Procedures:

a) The district-level People’s Committee (in case of application for establishment of a public school for disabled persons); an organization or individual (in case of application for permission for establishment of a private school for disabled persons) shall submit an application specified in clause 2 of this Article in person, via online public service portal or by post, to the provincial People’s Committee;

b) Within 05 working days from the date on which the sufficient application is received, if the application is unsatisfactory, the provincial People’s Committee shall give a written notification of contents to be amended to the applicant; if the application is satisfactory, the provincial People’s Committee shall direct the Department of Education and Training to organize the assessment of realistic conditions concerning establishment;

c) Within 20 days from the date of receipt of the sufficient and satisfactory application, the Department of Education and Training shall preside over and cooperate with other relevant specialized divisions in assessing realistic conditions concerning establishment or permission for establishment of the school in the application; preparing an assessment report to assess fulfillment of requirements mentioned in Article 80 of this Decree; and submitting the report to the President of the provincial People’s Committee for consideration and decision;

d) Within 05 working days from the date of receipt of the assessment report from the Department of Education and Training, if the requirements are fulfilled, the President of the provincial People’s Committee shall issue a decision on establishment or permission for establishment of the school; if the requirements are not fulfilled, he/she shall send a written notification in which reasons should be clearly specified to the applicant.

The decision on establishment or permission for establishment of the school for disabled persons (according to Form No. 10 Appendix I enclosed with this Decree) shall be publicly announced on mass media.

4. 02 years after the effective date of the decision on establishment or permission for establishment of the school, if the school fails to obtain permission to conduct its educational activities, the Department of Education and Training shall report to the President of the provincial People’s Committee on revocation of the decision on establishment or permission for establishment.

Article 82. Requirements to be satisfied by schools for disabled persons for conducting their educational activities

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



1. Develop education curriculums and learning and teaching materials that comply with regulations applied to a school for disabled persons and are consistent with methods of educating disabled persons;

2. Employ adequate administrative officers, teachers, staff and employees that meet conduct and qualification standards and obtain qualifications for performance of tasks to satisfy demands of disabled persons and implementation of methods of educating disabled students.

3. Have facilities, equipment, accessories and amenities which are custom-made to meet the needs of the disable persons, including:

a) Classrooms that are suitable for characteristics of the disabled persons and functional rooms which are suitably designed to meet the demands for the school’s operations;

b) Accommodations that meet the boarding demands of the disabled students;

c) Equipment, devices or instruments used for assessment, intervention, teaching, career counseling and vocational education purposes;

d) Specialized or auxiliary materials that help the school operate in a normal manner.

Article 83. Procedures for permission for schools for disabled persons to conduct their educational activities

1. The Director of the Department of Education and Training shall issue a decision on permission for a school for disabled persons to conduct its educational activities.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



a) A written request for permission for the school for disabled persons to conduct its educational activities (according to Form No. 03 Appendix I enclosed with this Decree);

b) Copies of legal documents proving land use rights and house ownership or agreement on rental of location for the school of which the minimum term is 05 years;

c) In case of a private school for disabled persons, a legal confirmation document on the amount of money currently managed by the school, ensuring legitimacy and conformity with estimated scale at the time of application for educational activities;

d) Statutes of organization and operation of the school, specifying legal status, missions and powers of the school; organization and management structure; organization of educational activities; duties and rights of administrative officers, teachers, staff, employees and students; finances and assets of the school; other issues related to organization and operation of the school.

3. Procedures:

a) The school shall submit an application specified in clause 2 of this Article in person, via online public service portal or by post, to the Department of Education and Training;

b) Within 05 working days from the date on which the sufficient application is received, if the application is unsatisfactory, the Department of Education and Training shall give a written notification of contents to be amended to the school; or if the application is satisfactory, it shall notify a plan to carry out the realistic assessment at the school;

c) Within 20 days from the date of receipt of the sufficient and satisfactory application, the Department of Education and Training shall preside over and cooperate with other relevant specialized units in organizing the assessment of realistic conditions concerning permission for the school to conduct its educational activities; preparing an assessment report to assess the fulfillment of requirements mentioned in Article 82 of this Decree;

d) Within 05 working days from the date of receipt of the assessment report, if the requirements are fulfilled, the Director of the Department of Education and Training shall issue a decision on permission for the school for disabled persons to conduct its educational activities; if the requirements are not fulfilled, he/she shall send a written notification in which reasons should be clearly specified to the school.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Article 84. Suspension of educational activities conducted by; merger, division or dissolution of schools for disabled persons

1. Suspension of educational activities:

a) A school for disabled persons shall have its educational activities suspended when it falls within one of the cases specified in clause 1 Article 29 of this Decree;

b) The Director of the Department of Education and Training shall issue a decision on suspension of educational activities conducted by the school for disabled persons;

c) Procedures:

When detecting that the school for disabled persons has committed one of the violations prescribed by point a of this clause, the Director of the Department of Education and Training shall organize inspection to assess the current status of the school, make an inspection record and notify the school of any violation.

Depending on the seriousness of the violation, within 15 days from the date on which the school is notified of the violation, the Director of the Department of Education and Training shall issue a decision on suspension of educational activities and send a report to the President of the provincial People’s Committee.

The decision on suspension of educational activities conducted by the school for disabled persons (according to Form No. 10 Appendix I enclosed with this Decree) shall be publicly announced on mass media.

During the period of suspension, if the violation resulting in the suspension is eliminated, the school shall send a written notification enclosed with proof to the Director of the Department of Education and Training. Within 07 working days from the date of receipt of the written notification from the school, the Director of the Department of Education and Training shall issue a decision on permission for resumption of educational activities which must be publicly announced on mass media.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



2. Merger or division:

a) A school for disabled persons is merged or divided when the requirements specified in clause 1 Article 51 of the Law on Education are met.

b) The President of the provincial People’s Committee shall issue a decision on merger or division of the school for disabled persons;

c) An application includes:

A written request for merger or division of the school (according to Form No. 04 Appendix I enclosed with this Decree).

A proposal for merger or division of the school (according to Form No. 05 Appendix I enclosed with this Decree).

Written approval from the investor owning at least 75% of total contributed capital for merger or division of the private school for disabled persons.

d) Procedures:

The commune-level People’s Committee (in case of application for merger or division of a public preschool for disabled persons); the district-level People’s Committee (in case of application for merger or division of a public general education school for disabled persons); an organization or individual (in case of application for permission for merger or division of a private school for disabled persons) shall submit an application specified in point c of this clause in person, via online public service portal or by post, to the provincial People’s Committee.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Within 20 days from the date of receipt of the guidelines from the provincial People’s Committee, the Department of Education and Training shall preside over and cooperate with other relevant specialized divisions in assessing the application and realistic conditions concerning merger or division of the school for disabled persons; preparing an assessment report to assess fulfillment of the requirements mentioned in point a of this clause; and submitting the report to the President of the provincial People’s Committee for consideration and decision.

Within 05 working days from the date of receipt of the assessment report from the Department of Education and Training, if the requirements are fulfilled, the President of the provincial People’s Committee shall issue a decision on merger or division of the school for disabled persons; if the requirements are not fulfilled, he/she shall send a written notification in which reasons should be clearly specified to the applicant.

The decision on merger or division of the school for disabled persons (according to Form No. 10 Appendix I enclosed with this Decree) shall be publicly announced on mass media.

Within 05 working days from the date on which the President of the provincial People’s Committee issues the decision on merger or division of the school, the Director of the Department of Education and Training shall issue a decision on permission for establishment of a new school for disabled persons after merger or division.

3. Dissolution:

a) A school for disabled persons shall be dissolved when it falls into one of the cases specified in clause 2 Article 51 of the Law on Education;

b) The President of the provincial People’s Committee shall issue a decision on dissolution of the school for disabled persons;

c) Application:

If the school for disabled persons is dissolved according to regulations in points a,b,c and d clause 2 Article 51 of the Law on Education, the application shall include a written request for dissolution made by the Department of Education and Training (according to Form No. 06 Appendix I enclosed with this Decree); any proof that the school commits any violation specified in points a,b,c and d clause 2 Article 51 of the Law on Education; and methods of settling organization and personnel structure, staff, finances, assets, land and other relevant issues.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



d) Procedures:

Regarding the school that is dissolved according to regulations in points a,b,c and d clause 2 Article 51 of the Law on Education:

When detecting, or receiving any report from the Department of Education and Training on, the school’s commission of any violation against regulations laid down in points a,b,c and d clause 2 Article 51 of the Law on Education, the provincial People’s Committee shall direct the Department of Education and Training to preside over and cooperate with specialized agencies in conducting inspection and verification of the violation committed by the school, making an application for dissolution in which reasons for the dissolution should be clearly specified, and notifying the school within 20 days.

Within 10 days from the date of receipt of the report from the Department of Education and Training, the President of the provincial People’s Committee shall issue a decision on dissolution of the school.

Regarding the school that is dissolved according to regulations in point dd clause 2 Article 51 of the Law on Education:

The agency/organization/individual shall submit an application specified in point c of this clause in person, via online public service portal or by post, to the provincial People’s Committee.

Within 20 days from the date of receipt of the sufficient and satisfactory application for dissolution, the President of the provincial People’s Committee shall consider issuing a decision on dissolution of the school; if the dissolution decision has not yet been issued, he/she shall send a written notification in which reasons should be clearly specified to the applicant.

The decision on dissolution of the school for disabled persons (according to Form No. 10 Appendix I enclosed with this Decree) shall be publicly announced on mass media.

Article 85. CLASSES FOR DISABLED PERSONS

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



The class for disabled persons is established or permitted to be established in a preschool, a primary school, a lower/upper secondary school, a continuing education center or a vocational – continuing education center and meets the following requirements:

a) Develop education curriculums and learning and teaching materials that are consistent with methods of educating disabled persons;

b) Employ adequate administrative officers, teachers, staff and employees that meet conduct and qualification standards and obtain qualifications in order to teach disabled students;

c) Have facilities, means, teaching and auxiliary equipment that meeting the requirements specified in clause 3 Article 82 of this Decree.

2. Power:

The President of the district-level People’s Committee shall issue a decision on establishment or permission for establishment of the class for disabled persons in the preschool, primary school, lower secondary school, continuing education center or vocational – continuing education center providing illiteracy eradication programs and continuing education curriculums at lower secondary level; the President of the provincial People’s Committee shall issue a decision on establishment or permission for establishment of the class for disabled persons in the upper secondary school, continuing education center or vocational – continuing education center providing continuing education curriculums at upper secondary level.

3. Application:

a) A written request for establishment or permission for establishment of the class for disabled persons (according to Form No. 01 Appendix I enclosed with this Decree);

b) Documents and proof of fulfillment of the requirements specified in clause 1 of this Article.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



a) The school, the continuing education center or the vocational – continuing education center shall submit an application specified in clause 3 of this Article in person, via online public service portal or by post, to the district-level People’s Committee or the provincial People’s Committee;

b) Within 05 working days from the date on which the sufficient application is received, if the application is unsatisfactory, the district-level People’s Committee or the provincial People’s Committee shall give a written notification of contents to be amended to the applicant; if the application is satisfactory, the district-level People’s Committee shall direct the Subdepartment of Education and Training or the provincial People’s Committee shall direct the Department of Education and Training to organize the assessment of realistic conditions concerning establishment of the class for disabled persons;

c) Within 20 days from the date of receipt of the sufficient and satisfactory application, the Subdepartment of Education and Training or the Department of Education and Training shall preside over and cooperate with other relevant specialized units in assessing realistic conditions concerning establishment of the class for disabled persons; preparing an assessment report to assess fulfillment of the requirements mentioned in clause 1 of this Article; and submitting the report to the President of the district-level People’s Committee or the President of the provincial People’s Committee for consideration and decision;

d) Within 05 working days from the date of receipt of the assessment report from the Subdepartment of Education and Training or the Department of Education and Training, if the requirements are fulfilled, the President of the district-level People’s Committee or the provincial People’s Committee shall issue a decision on establishment of the class for disabled persons; if the requirements are not fulfilled, he/she shall send a written notification in which reasons should be clearly specified to the applicant.

The decision on establishment of the class for disabled persons (according to Form No. 10 Appendix I enclosed with this Decree) shall be publicly announced on mass media.

Chapter VI

COLLEGE-LEVEL PEDAGOGY SCHOOLS; HIGHER EDUCATION INSTITUTIONS

Section 1. COLLEGE-LEVEL PEDAGOGY SCHOOLS

Article 86. Regulatory requirements for establishment of public college-level pedagogy schools or permission for establishment of private college-level pedagogy schools

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



2. The college-level pedagogy school shall reserve at least 02 hectares of land (regarding an urban area) or 04 hectares of land (regarding a suburban area) used for construction of its head office. The college-level pedagogy school shall be located within a safe and convenient environment for the school’s students, teachers, administrative officers and staff; the school shall be located at a safe distance from service providers, production establishments or warehouses storing goods that cause environmental pollution, toxic chemicals or inflammable substances and not be located in a hazard zone.

3. Investment capital for construction of the school shall be raised by legal capital source, include cash and assets intended for investment and exclude land value. It must be at least VND 100 billion. A competent authority managing the public school (hereinafter referred to as "school-managing authority”) shall grant a written approval for investment capital for construction of the school, clearly identifying capital source for construction according to a plan. Investment capital for construction of the private school shall be certified by a competent agency/organization.

Article 87. Procedures for establishment of public college-level pedagogy schools or permission for establishment of private college-level pedagogy schools

1. The Minister of Education and Training shall issue a decision on establishment of a public college-level pedagogy school or permission for establishment of a private college-level pedagogy school.

2. An application includes:

a) A written request for establishment of the public college-level pedagogy school made by the school-managing authority or permission of establishment of the private college-level pedagogy school made by an organization/individual (according to Form No. 01 Appendix II enclosed with this Decree);

b) A written consent granted by the People's Committee of province where the school is based (unless the school is affiliated to the provincial People's Committee);

c) A proposal for establishment or permission for establishment of the college-level pedagogy school (according to Form No. 02 Appendix II enclosed with this Decree);

d) A draft general floor plan and preliminary design of architectural facilities which must ensure consistency with training disciplines, educational scale and qualifications as well as standards of usable area and construction area for teaching and learning purposes;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



In case of lease of property attached to land, a copy of a contract for lease of property attached to land with a remaining term of at least 05 years from the date of submission of the application and copy of a legal document proving the lessor’s ownership or the use right;

e) A copy of written approval for investment policy or investment decision or written approval or assignment of public investment plan or written approval for school construction cost report granted by the school-managing authority with regard to an application for establishment of a public school; a written confirmation provided by the bank of total balance of contributed capital in the investor’s account, evidences of the ownership of assets and a written document on valuation of assets provided as capital contribution, if such capital contribution is made by offering assets or the ownership of assets with respect to an application for establishment of a private school;

g) With respect to a private school, a record of members establishing and contributing capital to establishment of the school (according to Form No. 03 Appendix II enclosed with this Decree).

3. Procedures:

a) An agency/organization/individual shall submit an application specified in clause 2 of this Article in person, via online public service portal or by post, to the Ministry of Education and Training;

b) Within 05 working days from the date of receipt of the sufficient application, if the application is unsatisfactory, the Ministry of Education and Training shall give a written notification of contents to be amended to the applicant. If the application is satisfactory, the Ministry of Education and Training shall organize the assessment of realistic conditions concerning establishment of the school;

c) Within 10 days from the date of receipt of the sufficient and satisfactory application, the Minister of Education and Training shall preside over organizing the assessment of realistic conditions concerning establishment of the school, and preparing an assessment report to assess the fulfillment of requirements mentioned in Article 86 of this Decree;

d) Within 10 working days from the date of receipt of the assessment report, if the requirements are fulfilled, the Minister of Education and Training shall issue a decision on establishment of the public college-level pedagogy school or permission for establishment of the private college-level pedagogy school; if the requirements are not fulfilled, a written notification in which reasons should be clearly specified shall be sent to the applicant.

The decision on establishment of the public college-level pedagogy school or permission for establishment of the private college-level pedagogy school (according to Form No. 10 Appendix II enclosed with this Decree) shall be sent to the People's Committee of province where the school is based and publicly announced on mass media.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



1. Own facilities and equipment that meet regulatory requirements concerning educational activities with regard to proposed fields and disciplines of training, and admission capacity according to regulations issued by the Ministry of Education and Training.

2. Develop training curriculums that meet requirements for minimum amount of knowledge and required capacity of graduates; syllabus, teaching and learning materials which satisfy college-level teacher training curriculums’ requirements.

3. Employ adequate administrative officers and teachers that meet professional standards and are structured in a synchronous manner in conformity with a roadmap for registration of fields and disciplines of training and admission according to regulations promulgated by the Ministry of Education and Training.

4. Ensure financial resources as committed in the proposal for establishment of the school in order to maintain and develop educational activities.

5. Have statutes of organization and operation of the school.

Article 89. Procedures for issuance of certificates of registration of college-level teacher training

1. The Minister of Education and Training shall issue a certificate of registration of college-level teacher training.

2. An application includes:

a) A written request for registration of college-level teacher training (according to Form No. 04 Appendix II enclosed with this Decree);

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



c) Written explanations for conditions for maintenance of training quality;

List of tenured teachers and administrative officers;

Land, facilities and equipment meeting training requirements as committed; inventory of all facilities used for training in the school, quantity and area of lecture halls, libraries, laboratory rooms, devices, teaching and reference materials, books used for educational activities;

Financial resources required by applicable regulations for maintenance and development of educational activities;

Proposed admission target and plan;

Curriculums, syllabus, teaching and learning materials according to regulations;

d) Statutes of organization and operation of the college-level pedagogy school, including main contents in accordance with regulations applied to colleges and issued by the Ministry of Labour – Invalids and Social Affairs.

3. Procedures:

a) The school shall submit an application specified in clause 2 of this Article in person, via online public service portal or by post, to the Ministry of Education and Training;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



c) Within 10 days from the date of receipt of the sufficient and satisfactory application, the Ministry of Education and Training shall organize the assessment of realistic conditions concerning educational activities, and prepare an assessment report to assess the fulfillment of requirements mentioned in Article 88 of this Decree;

d) Within 05 working days from the date of receipt of the assessment report, if the requirements are fulfilled, the Minister of Education and Training shall issue the certificate of registration of college-level teacher training; if the requirements are not fulfilled, he/she shall send a written notification in which reasons should be clearly specified to the school.

The certificate of registration of college-level teacher training (according to Form No. 11 Appendix II enclosed with this Decree) shall be publicly announced on mass media.

4. If the college-level pedagogy school that has been issued with the certificate of registration of college-level teacher training wishes to apply for additional registration of college-level teacher training, it shall formulate an application, including a written request for additional registration of college-level teacher training (according to Form No. 04 Appendix II enclosed with this Decree); a report on fulfillment of the requirements specified in Article 88 of this Decree in conformity with additional registration of college-level teacher training, enclosed with proving documents.

Procedures for additional registration of college-level teacher training shall comply with regulations in clause 3 of this Article.

Article 90. Suspension of college-level teacher training

1. The Minister of Education and Training shall issue a decision on suspension of college-level teacher training.

2. The college-level pedagogy school shall have its college-level teacher training suspended in one of the following cases:

a) It has committed one of the violations specified in points a,b,c and d clause 1 Article 20 of the Law on Vocational Education;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



c) It fails to publicly announce realistic conditions for organization of college-level teacher training after it is issued with the certificate of registration or additional registration of college-level teacher training by a competent agency on its website.

d) 02 years after the date on which the school is issued with the certificate of registration of college-level teacher training, it fails to provide college-level teacher training;

dd) Other cases as prescribed by law.

3. Procedures:

a) The Minister of Education and Training shall establish an inspectorate, conduct inspection, make a written record of inspection and assessment of seriousness of the violation committed by the school and notify the school of the violation;

b) According to inspection results, the Minister of Education and Training shall issue a decision on suspension of college-level teacher training.

The decision on suspension of college-level teacher training (according to Form No. 10 Appendix II enclosed with this Decree) shall be publicly announced on mass media.

c) During the period of suspension, if the violation resulting in the suspension is eliminated, the school shall send a written notification enclosed with proof to the Minister of Education and Training. Within 07 working days from the date of receipt of the written notification from the school, the Minister of Education and Training shall issue a decision on permission for resumption of training. The decision on permission for resumption of training shall be publicly announced on mass media.

d) In case of suspension according to regulations in point b clause 2 of this Article, within 05 working days from the date on which the decision on suspension is issued, the Minister of Education and Training shall review fulfillment of regulatory requirements for issuance of the certificate of registration of college-level teacher training and issue a decision on permission for resumption of training which must be publicly announced on mass media if the requirements mentioned in Article 88 of this Decree are fulfilled.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



1. The college-level pedagogy school shall have its certificate of registration of college-level teacher training revoked in one of the following cases:

a) It commits any fraudulent act in order to obtain the certificate;

b) It has committed serious violations against regulations on organization and provision of training;

c) It has committed any violation against regulations on imposition of penalties for administrative violations arising from training to the extent that the revocation decision is issued;

d) It is dissolved according to regulations of law;

dd) Other cases as prescribed by law.

2. The Minister of Education and Training shall issue a decision on revocation of a certificate of registration of college-level teacher training.

3. Procedures:

a) The Minister of Education and Training shall conduct inspection, assess seriousness of each violation, and identify reasons for revocation of the certificate of registration of college-level teacher training;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Relevant agency shall be notified of the decision on revocation of the certificate of registration of college-level teacher training (according to Form No. 10 Appendix II enclosed with this Decree) for cooperation in execution of the decision. The decision shall be publicly announced on the website of the certificate-revoking agency;

c) Within 05 working days from the date of receipt of the decision on revocation of the certificate of registration of college-level teacher training, the school shall be responsible for returning the certificate to the certificate-revoking agency, and at the same time, terminate training specified in the revoked certificate from the effective date of the revocation decision.

Article 92. Merger or division of college-level pedagogy schools; acquisition of colleges by universities

1. A college-level pedagogy school is merged or divided; a college may be acquired by a university when meeting the requirements specified in clause 4 Article 18 of the Law on Vocational Education.

2. Power:

a) The Minister of Education and Training shall issue a decision on merger or division of a college-level pedagogy school;

b) The Prime Minister shall issue a decision on acquisition of a college by university.

3. Merger or division of a college-level pedagogy school;

a) An application includes:

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



A written consent granted by the People's Committee of province where the acquirer is based;

A proposal for merger or division of the college-level pedagogy school (according to Form No. 07 Appendix II enclosed with this Decree);

b) Procedures:

The college-level pedagogy school shall submit an application specified in point a of this clause in person, via online public service portal or by post, to the Ministry of Education and Training.

Within 05 working days from the date of receipt of the sufficient application, if the application is unsatisfactory, the Ministry of Education and Training shall give a written notification of contents to be amended to the school. If the application is satisfactory, the Ministry of Education and Training shall organize the assessment.

Within 10 days from the date of receipt of the sufficient and satisfactory application, the Ministry of Education and Training shall organize the assessment of the application and realistic conditions concerning merger or division of the school, and prepare an assessment report to assess fulfillment of the requirements mentioned in clause 1 of this Article.

Within 05 working days from the date of receipt of the assessment report, if the requirements are fulfilled, the Minister of Education and Training shall issue a decision on merger or division of the college-level pedagogy school; if the requirements are not fulfilled, a written notification in which reasons should be clearly specified shall be sent to the school.

The decision on merger or division of the college-level pedagogy school (according to Form No. 10 Appendix II enclosed with this Decree) shall be publicly announced on mass media.

Within 05 working days from the date on which the decision on merger or division of the college-level pedagogy school is issued, the Minister of Education and Training shall issue a certificate of registration of college-level teacher training to a new college-level pedagogy school established after merger or division.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



a) An application includes:

A written request for acquisition of a college by university (according to Form No. 06 Appendix II enclosed with this Decree) enclosed with a written consent granted by the school-managing authority (regarding the public university and college-level pedagogy school) or by the council and the Management Board (regarding the private university and college-level pedagogy school, respectively);

A written consent granted by the People's Committee of province where the university is based;

A proposal for acquisition of a college by university (according to Form No. 07 Appendix II enclosed with this Decree).

b) Procedures:

The university shall submit an application specified in point a of this clause in person, via online public service portal or by post, to the Ministry of Education and Training.

Within 05 working days from the date of receipt of the sufficient application, if the application is unsatisfactory, the Ministry of Education and Training shall give a written notification of contents to be amended to the university. If the application is satisfactory, the Ministry of Education and Training shall organize the assessment.

Within 30 days from the date of receipt of the sufficient and satisfactory application, the Ministry of Education and Training shall preside over and cooperate with the Ministry of Labour – Invalids and Social Affairs, relevant ministries and central authorities in organizing the assessment of the application and realistic conditions concerning acquisition, and preparing an assessment report to assess fulfillment of the requirements mentioned in clause 1 of this Article.

Within 10 days from the date of receipt of the assessment report, if the requirements are fulfilled, the Minister of Education and Training shall request the Prime Minister to make consideration and decision; if the requirements are not fulfilled, a written notification in which reasons should be clearly specified shall be sent to the university.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Article 93. Dissolution of college-level pedagogy schools

1. A college-level pedagogy school shall be dissolved in one of the following cases:

a) The school has committed serious violations against regulations on organization and operation of a college-level pedagogy school;

b) The school fails to rectify the violation that leads to its suspension by the deadline indicated in the decision on suspension of college-level teacher training;

c) The school’s educational objectives and contents indicated in the decision on establishment or permission for establishment are no longer suitable with the requirements for socio-economic development;

d) The school fails to maintain quality of education;

dd) The school is not issued with a certificate of registration of college-level teacher training after 03 years from the effective date of the decision on establishment or permission for establishment;

e) The school is dissolved at the request of the organization/individual applying for establishment or permission for establishment of the college-level pedagogy school.

2. The Minister of Education and Training shall issue a decision on dissolution of a college-level pedagogy school.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



a) If a college-level pedagogy school is dissolved according to regulations in points a,b,c, d and dd clause 1 of this Article, the application includes:

A report enclosed with a proof of violations committed by the school.

Methods of settling organization and personnel structure, staff, finances, assets, land and other relevant issues.

b) If a college-level pedagogy school is dissolved according to regulations in point e, clause 1 of this Article, the application includes:

A written request for dissolution of the school (according to Form No. 08 Appendix II enclosed with this Decree).

A proposal for dissolution of the school (according to Form No. 09 Appendix II enclosed with this Decree).

4. Procedures:

a) Regarding the college-level pedagogy school that is dissolved according to regulations in points a,b,c,d and dd clause 1 of this Article:

The Ministry of Education and Training shall organize inspection the current status of the school, make an inspection record and notify the school of any violation;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



b) Regarding the college-level pedagogy school that is dissolved according to regulations in point e, clause 1 of this Article:

The organization or individual shall submit an application specified in point b clause 3 of this Article in person, via online public service portal or by post, to the Ministry of Education and Training;

Within 20 days from the date on which the dissolution application is received, the Minister of Education and Training shall issue a decision on dissolution of the college-level pedagogy school.

c) The decision on dissolution of the college-level pedagogy school (according to Form No. 10 Appendix II enclosed with this Decree) shall be publicly announced on mass media.

Section 2. UNIVERSITIES; BRANCHES/CAMPUSES OF HIGHER EDUCATION INSTITUTIONS

Article 94. Regulatory requirements for establishment of public universities or permission for establishment of private universities

1. A project on establishment of a university shall be set up. Such project shall be consistent with an approved planning for network of higher education and pedagogy institutions.

2. It is required to obtain a written consent for establishment of the university to be located within a central-affiliated city or province from the People’s Committee of the province where the university is based (except when the university is affiliated to the provincial People's Committee) and a written certification of land use rights.

3. The university shall reserve at least 05 hectares of land used for construction of its head office. The university shall be located within a safe and convenient environment for the university’s students, teachers, administrative officers and staff; the university shall be located at a safe distance from service providers, production establishments or warehouses storing goods that cause environmental pollution, toxic chemicals or inflammable substances and not be located in a hazard zone.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Article 95. Procedures for establishment of public universities or permission for establishment of private universities

1. The Prime Minister shall issue a decision on establishment of a public university, or permission for establishment of a private university.

2. A university shall be established by taking the two following steps:

a) Approving a policy on establishment or permission for establishment;

b) Issuing a decision on establishment or permission for establishment.

3. An application for approval of the policy on establishment or permission for establishment of a university includes the following documents:

a) A written request for approval of the policy on establishment of a public university made by a competent management authority or establishment of a private university made by an organization/individual (according to Form No. 01 Appendix III enclosed with this Decree);

b) A written consent for establishment granted by the People’s Committee of province where the university is based. Such written consent shall clearly specify necessity and conformity of establishment of the university with a local plan; a policy on allocation or lease of land for construction of the university, and the local authority’s ability to cooperate and facilitate construction and development of the university, and legal documents on land use rights (if any);

c) A proposal for establishment or permission for establishment of the university (according to Form No. 02 Appendix III enclosed with this Decree);

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



4. Procedures for applying for approval of the policy on establishment or permission for establishment of the university:

a) An organization/individual applying for approval of the policy on establishment or permission for establishment of the university shall submit an application specified in clause 3 of this Article in person, via online public service portal or by post, to the Ministry of Education and Training;

b) Within 15 days from the date of receipt of the sufficient application, if the application is unsatisfactory, the Ministry of Education and Training shall give a written notification to the applicant for amendments/additions to the application;

c) If the application is satisfactory, within 45 days from the date of receipt of the sufficient application, the Minister of Education and Training shall organize the assessment of the application, make an assessment report, request the Prime Minister to consider approving the policy on establishment or permission for establishment of the university and notify application processing results to the applicant;

d) 05 years from the date on which the Prime Minister grants a written approval for the policy on establishment or permission for establishment of the university, if the organization/individual in charge of the project fails to submit the application to the Prime Minister for his decision on establishment or permission for establishment of the university, the Minister of Education and Training shall send a report to the Prime Minister to consider deciding annulment of the written approval for the policy on establishment or permission for establishment of the university.

In case the written approval for the policy on establishment or permission for establishment of the university ceases to have effect or is annulled, the State will expropriate land according to applicable regulations of the land law; the property attached to land shall be handled in accordance with applicable regulations.

5. An application for the Prime Minister’s decision on establishment or permission for establishment of the university includes:

a) A written request for establishment made by a competent management authority (regarding a public university) or permission for establishment made by an organization/individual (regarding a private university) (according to Form No. 04 Appendix III enclosed with this Decree);

b) A copy of investment registration certificate in case of establishment of a private university, issued by the provincial People’s Committee;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



d) A university construction planning and general design approved by the competent management authority in case of establishment of a public university, or by the provincial People's Committee in case of establishment of a private university;

dd) A detailed report on implementation of the project on establishment of the university, prepared by the competent management authority (in case of establishment of a public university) or by the investor together with the opinion received from the People’s Committee of the province where the university is based (in case of establishment of a private university);

e) Legal documents certifying the investor’s capital, including:

Regarding the public university: written explanations about capacity for financial investment, financial investment decision and material-technical conditions provided by the competent management authority.

Regarding the private university: Legal confirmation document on the amount of investment, document proving capital contributed by the owner or loan granted under a loan agreement; legal document proving the ownership of asset together with a document on valuation of the contributed asset provided as capital contribution or the ownership of asset; documents related to the capital invested in construction of the university and purchase of equipment thereof (enclosed with written confirmations provided by a competent finance agency of the capital invested in construction of the university and provided by a bank of total balance of contributed capital in the account of the applicant for establishment of the university).

6. Procedures for applying for the Prime Minister’s decision on establishment of the public university or permission for establishment of the private university:

a) An organization/individual shall submit an application specified in clause 5 of this Article in person, via online public service portal or by post, to the Ministry of Education and Training;

b) Within 15 days from the date of receipt of the sufficient application, if the application is unsatisfactory, the Ministry of Education and Training shall give a written notification to the applicant for amendments/additions to the application;

c) In case the application is satisfactory, within 15 days from the date of receipt of the sufficient application, the Minister of Education and Training shall establishment an assessment council, composed of the representatives of the Ministry of Education and Training, the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Home Affairs, the Ministry of Finance and the People's Committee of province where the university is based. The assessment council shall advise the Minister of Education and Training on the feasibility of the project on establishment or permission for establishment of the university before submitting the project to the Prime Minister for his consideration and decision; the assessment council shall dissolve itself after the university is established.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



d) Within 05 working days from the date on which the complete application is received according to the opinion given by the assessment council, the Ministry of Education and Training shall request the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Home Affairs, the Ministry of Finance and relevant agencies and units to give written opinions on establishment of the public university or permission for establishment of the private university. The Ministry of Education and Training shall give a written notification to the applicant for establishment or permission for establishment of the university to complete the application in conformity with the opinions given by relevant agencies and units;

dd) Within 30 days from the date of receipt of sufficient and uniform written opinions from relevant agencies and units or the complete application as requested by such agencies and units, the assessment council shall carry out review and advise the Minister of Education and Training to request the Prime Minister to make consideration and decision.

The decision on establishment or permission for establishment of the university (according to Form No. 13 Appendix III enclosed with this Decree) shall be publicly announced on mass media;

e) 04 years from the effective date of the decision on establishment or permission for establishment of the university, if the university fails to obtain permission to provide training, the Minister of Education and Training shall request the Prime Minister to issue a decision on annulment of the decision on establishment or permission for establishment of the university, and at the same time, give a written notification to the People's Committee of province where the university is based to revoke the issued certificate of rights to use land for construction of the university within its jurisdiction.

In case the decision on establishment or permission for establishment of the university ceases to have effect, the State will expropriate land according to applicable regulations of the land law; the property attached to land shall be handled in accordance with applicable regulations.

Article 96. Requirements to be satisfied by universities for provision of training

1. Be issued with a decision on establishment or permission for establishment of the university by the Prime Minister.

2. Own facilities and equipment meeting standards of training with regard to proposed fields and disciplines of training, and admission capacity according to regulations issued by the Ministry of Education and Training.

3. Develop training programs, syllabus, teaching and learning materials meeting standards of training with regard to proposed fields and disciplines of training, and admission capacity according to regulations issued by the Ministry of Education and Training.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



5. Have a sufficient amount of financial resources in order to maintain and develop training as committed in the establishment proposal.

6. Have the statutes of organization and operation of the university.

Article 97. Procedures for permission for universities to provide training

1. The Minister of Education and Training shall issue a decision on permission for a university to provide training.

2. An application:

a) A written request for permission for the university to provide training (according to Form No. 05 Appendix III enclosed with this Decree);

b) A report on fulfillment of commitment according to the establishment proposal (according to Form No. 06 Appendix III enclosed with this Decree);

c) A explanation report on training quality conditions (according to Form No. 07 Appendix III enclosed with this Decree);

d) Statutes of organization and operation of the university, specifying legal status; vision, mission and core values; functions, tasks and powers of the university; organizational structure; provision of training; organization of scientific and technological activities; international cooperation; education quality maintenance; tasks and rights of administrative officers, teachers, staff and employees; tasks and rights of learners; management of finances and assets of the university; other issues related to organization and operation of the university.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



a) The university shall submit an application specified in clause 2 of this Article in person, via online public service portal or by post, to the Ministry of Education and Training;

b) Within 10 days from the date of receipt of the sufficient application, if the application is unsatisfactory, the Ministry of Education and Training shall give a written notification to the university for amendments/additions to the application;

c) Within 60 days from the date of receipt of the sufficient application, if the application is satisfactory, the Ministry of Education and Training shall preside over and cooperate with other relevant agencies in organizing the assessment of realistic conditions concerning permission for the university to provide training.

Within 10 days from the date of receipt of the assessment report, if the university is eligible for provision of training, the Minister of Education and Training shall issue a decision on permission for the university to provide training; if the university is not eligible for provision of training, he/she shall send a written notification in which reasons should be clearly specified to the university.

The decision on permission for the university to provide training (according to Form No. 13 Appendix III enclosed with this Decree) shall be publicly announced on mass media.

Article 98. Regulatory requirements for establishment of branches/campuses of public higher education institutions or permission for establishment of branches/campuses of private higher education institutions

1. Establishment or permission for establishment of a branch/campus of a higher education institution shall meet the following requirements:

a) Be consistent with an approved planning for network of higher education and pedagogy institutions.

b) Obtain a written consent for establishment of the branch/campus from the People's Committee of province where the higher education institution’s branch/campus is located;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



d) Regarding a branch/campus of a public higher education institution, a construction investment project, clearly identifying capital source for construction under a plan shall be set up and approved by a competent management authority. Regarding a branch/campus of a private higher education institution, the investment capital shall be at least VND 250 billion (excluding the value of land used for construction of the branch/campus); the investment capital shall include cash and assets intended for investment, and be certified in writing by a competent agency; until the time of assessment for permission for establishment of the branch/campus of the private university, the actualized investment must be more than VND 150 billion.

2. Establishment or permission for establishment of branches/campuses of higher education institutions on the basis of education/training institutions that are legally operating shall meet the following requirements:

a) In case of establishment of branches/campuses on the basis of education/training institutions affiliated to higher education institutions outside of their headquarters, certificates of land use rights previously issued by competent authorities may continue to be used.

b) In case of establishment of branches/campuses on the basis of other education/training institutions, the requirements specified in points a and b clause 1 of this Article shall be fulfilled, and certificates of land use rights previously issued by competent authorities and existing facilities may continue to be used.

Article 99. Procedures for establishment of branches/campuses of public higher education institutions or permission for establishment of branches/campuses of private higher education institutions

1. The Minister of Education and Training shall issue a decision on establishment of a branch/campus of a public higher education institution or permission for establishment of a branch/campus of a private higher education institution.

In case of establishment of the branch/campus on the basis of an education/training institution that is legally operating and established or permitted to be established by the Prime Minister, the Prime Minister shall issue a decision on establishment or permission for establishment of the branch/campus.

2. The branch/campus of the higher education institution shall be established or permitted to be established by taking two following steps:

a) Approving a policy on establishment or permission for establishment in case of:

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Establishment of the branch/campus of the higher education institution on the basis of the education/training institution that is legally operating;

b) Issuing a decision on establishment or permission for establishment.

3. Application for approval of the policy on establishment or permission for establishment of the branch/campus:

a) In case of establishment of a new branch/campus, the application includes:

A written request for approval for the policy on establishment or permission for establishment of the branch/campus of the higher education institution (according to Form No. 01 Appendix III enclosed with this Decree);

A proposal for establishment or permission for establishment of the branch/campus (according to Form No. 02 Appendix III enclosed with this Decree);

A written approval of the policy on establishment of the branch/campus, granted by a competent authority managing the higher education institution;

A written consent granted by the provincial People’s Committee for establishment of the branch/campus of the higher education institution within its province. Such written consent shall clearly specify necessity and conformity of establishment of the branch/campus with a local planning; a policy on allocation or lease of land for construction of the branch/campus, land plot location and the local authority’s ability to cooperate and facilitate construction and development of the branch/campus, and legal documents on land use rights (if any);

Regarding the application for approval of the policy on permission for establishment of the branch/campus of the private higher education institution, in addition to the above-mentioned documents, the application shall also include an investment commitment, made by a university council or a council and attached evidences of financial capability of the higher education institution, verified by a competent authority;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



A written request for approval for the policy on establishment or permission for establishment of the branch/campus of the higher education institution and the education/training institution that is legally operating (according to Form No. 01 Appendix III enclosed with this Decree);

A proposal for establishment or permission for establishment of the branch/campus (according to Form No. 02 Appendix III enclosed with this Decree);

A written approval of establishment of the branch/campus, granted by the competent authority managing the higher education institution and the education/training institution that is legally operating;

A written consent for establishment of the branch/campus, granted by the People’s Committee of province where the branch/campus is located. Such written consent shall clearly specify necessity and conformity of establishment of the branch/campus with a local planning (except for establishment of the branch/campus according to regulations in point a clause 2 Article 98 of this Decree).

4. Procedures for applying for approval of the policy on establishment or permission for establishment of the branch/campus:

a) The higher education institution shall submit an application specified in clause 3 of this Article in person, via online public service portal or by post, to the Ministry of Education and Training;

b) Within 10 days from the date of receipt of the sufficient application, if the application is unsatisfactory, the Ministry of Education and Training shall give a written notification to the higher education institution for amendments/additions to the application;

c) Within 45 days from the date of receipt of the sufficient and satisfactory application, the Minister of Education and Training shall organize the assessment of the application, make an assessment report, request the Prime Minister to approve or approve the policy on establishment or permission for establishment of the branch/campus within its jurisdiction according to regulations in clause 1 of this Article.

In case of refusal to approve the policy on establishment or permission for establishment of the branch/campus, the Ministry of Education and Training shall give a written notification in which reasons should be clearly specified to the higher education institution;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



In case the written approval for the policy on establishment or permission for establishment of the branch/campus ceases to have effect or is annulled, the State will expropriate land according to applicable regulations of the land law; the property attached to land shall be handled in accordance with applicable regulations.

5. An application for decision on establishment or permission for establishment of the branch/campus:

a) Establishment of a new branch/campus;

A written request for establishment or permission for establishment of the branch/campus (according to Form No. 04 Appendix III enclosed with this Decree);

A written approval for the policy on establishment or permission for establishment of the branch/campus.

A legal document proving land use rights or a document issued by an agency having power to allocate or lease land for a period of 50 years or more for the purpose of construction of the branch/campus, clearly stating location, boundary line, address and area of the land plot where the branch/campus is located;

Legal documents certifying the investor’s capital, including:

Regarding the public higher education institution: written explanations about capacity for financial investment, financial investment decision and material-technical conditions provided by the competent management authority;

Regarding the private higher education institution: Legal confirmation document on the amount of investment, document proving source of capital contributed by the owner or loan granted under a loan agreement; documents related to the capital invested in construction of the branch/campus and purchase of equipment thereof (enclosed with written confirmations provided by a competent finance agency of the capital invested in construction of the branch/campus and provided by a bank of total balance of contributed capital in the account of the private higher education institution).

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



A detailed report on implementation of the proposal for establishment of the branch/campus, prepared by the competent management authority (regarding the public university) or by the investor together with the opinion received from the People’s Committee of the province where the branch/campus is located (regarding the private university);

b) Establishment of a branch/campus of a higher education institution on the basis of an education/training institution that is legally operating;

A written request for establishment or permission for establishment of the branch/campus of the higher education institution (according to Form No. 04 Appendix III enclosed with this Decree);

A written approval for the policy on establishment or permission for establishment of the branch/campus.

A legal confirmation document on land use rights, issued by a competent authority to the education/training institution.

6. Procedures:

a) The higher education institution shall submit an application specified in clause 5 of this Article in person, via online public service portal or by post, to the Ministry of Education and Training;

b) Within 10 days from the date of receipt of the sufficient application, if the application is unsatisfactory, the Ministry of Education and Training shall give a written notification to the higher education institution for amendments/additions to the application;

c) In case the application is satisfactory, within 15 days from the date of receipt of the sufficient application, the Minister of Education and Training shall establishment an assessment council, composed of the representatives of the Ministry of Education and Training, the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Home Affairs, the Ministry of Finance and the People's Committee of province where the branch/campus of the higher education institution is located.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Within 45 days from the date on which the assessment council is established, it shall be responsible for organizing the assessment of the application and the proposal and the realistic assessment in order to correctly assess conditions and contents of the proposal. In case the proposal is unsatisfactory according to regulations, the assessment council shall advise the Minister of Education and Training to give a written notification to the higher education institution applying for establishment of its branch/campus for amendments/additions to the proposal;

d) Within 05 working days from the date on which the complete proposal is received according to the opinion given by the assessment council, the Ministry of Education and Training shall request the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Home Affairs, the Ministry of Finance and relevant agencies and units to give written opinions on the proposal for establishment of the branch/campus. The Ministry of Education and Training shall give a written notification to the higher education institution applying for establishment of its branch/campus to complete the application in conformity with the opinions given by relevant agencies and units;

dd) Within 30 days from the date of receipt of sufficient and uniform written opinions from relevant agencies and units or the complete application as requested by such agencies and units, the assessment council shall carry out review and advise the Minister of Education and Training to request the Prime Minister to consider deciding the establishment or permission for establishment of the branch/campus on the basis of the education/training institution established or permitted to be established by the Prime Minister, or advise the Minister of Education and Training to consider deciding the establishment or permission for establishment of the branch/campus.

The decision on establishment or permission for establishment of the branch/campus (according to Form No. 13 Appendix III enclosed with this Decree) shall be publicly announced on mass media.

e) 04 years from the effective date of the decision on establishment or permission for establishment of the branch/campus, if the branch/campus fails to obtain permission to provide training, the Prime Minister or the Minister of Education and Training shall issue a decision on annulment of the decision on establishment or permission for establishment of the branch/campus, and at the same time, and give a written notification to the People's Committee of province where the branch/campus is headquartered to revoke the issued certificate of rights to use land for construction of the branch/campus within its jurisdiction.

In case the decision on establishment or permission for establishment of the branch/campus ceases to have effect, the State will expropriate land according to applicable regulations of the land law; the property attached to land shall be handled in accordance with applicable regulations.

Article 100. Requirements and procedures for permission for branches/campuses of higher education institutions to provide training

1. Requirements to be satisfied by a branch/campus of a higher education institution for provision of training:

a) Be issued with a decision on establishment or permission for establishment of the branch/campus by the Prime Minister or the Minister of Education and Training;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



c) Develop training programs, syllabus, teaching and learning materials meeting standards of training with regard to proposed fields and disciplines of training, and admission capacity according to regulations issued by the Ministry of Education and Training;

d) Employ sufficient tenured lecturers and administrative officers that meet professional standards and requirements for proposed fields and disciplines of training, and admission capacity according to regulations issued by the Ministry of Education and Training;

dd) Have a sufficient amount of financial resources in order to maintain and develop training as committed in the establishment proposal.

e) Statutes of organization and operation of the branch/campus, specifying legal status; functions, tasks and powers of the branch/campus; organizational structure; provision of training; tasks and rights of administrative officers, teachers, staff and employees; tasks and rights of learners; other issues related to organization and operation of the branch/campus.

2. Procedures for permission for the branch/campus of the higher education institution to provide training shall be the same as those applied to a university according to regulations in Article 97 of this Decree.

Article 101. Suspension of training activities carried out by higher education institutions and branches/campuses of higher education institutions

1. A higher education institution or a branch/campus of a higher education institution shall have training activities suspended in one of the following cases:

a) It commits any fraudulent act in order to obtain a license for establishment, permission for establishment or training activities;

b) It fails to meet one of the requirements for training activities specified in this Decree;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



d) It has committed any violation against regulations on imposition of penalties for administrative violations arising from educational activities to the extent that the decision on suspension thereof is granted;

dd) It fails to publicly announce or meet requirements for organization of training activities with regard to fields and disciplines of training, and admission capacity after permitted by a competent authority to carry out training activities;

c) Its training activities have not been carried out within the duration of 02 years from the date on which the competent authority gives permission for training activities;

g) Other cases prescribed by law.

2. The Minister of Education and Training shall issue a decision on suspension of training activities carried out by the higher education institution or the branch/campus of the higher education institution.

3. Procedures:

a) When detecting that the higher education institution or the branch/campus of the higher education institution has committed one of the violations prescribed by clause 1 of this Article, the Ministry of Education and Training shall organize inspection to assess the current status of the higher education institution or the branch/campus of the higher education institution, make an inspection record and notify the higher education institution or the branch/campus of the higher education institution and the competent management authority (if any) of any violation;

b) Depending on the seriousness of the violation, within 15 days from the date on which the higher education institution or the branch/campus of the higher education institution and the competent management authority are notified of the violation, the Minister of Education and Training shall issue a decision on suspension of training activities carried out by the higher education institution or the branch/campus of the higher education institution;

The decision on suspension of training activities carried out by the higher education institution or the branch/campus of the higher education institution (according to Form No. 13 Appendix III enclosed with this Decree) shall be publicly announced on mass media;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



d) In case of suspension according to regulations in point c clause 1 of this Article, within 05 working days from the date on which the decision on suspension is issued, the Minister of Education and Training shall review realistic conditions for training activities and issue a decision on permission for resumption of training activities which must be publicly announced on mass media if the requirements mentioned in Article 96 or clause 1 Article 100 of this Decree are fulfilled.

Article 102. Merger or division of higher education institutions

1. A higher education institution is merged or divided when the requirements specified in Article 24 of the Law on Higher Education are met.

2. The Prime Minister shall issue a decision on merger or division of a higher education institution.

3. Application:

a) A written request for merger or division of the higher education institution, made by the competent management authority (regarding a public higher education institution) or the private education institution (according to Form No. 08 Appendix III enclosed with this Decree) enclosed with written opinions given by the People's Committee of province where the higher education institution is based after merger or division;

b) Written approval from the investor owning at least 75% of total contributed capital for merger or division of the private higher education institution;

c) A proposal for merger or division of the higher education institution (according to Form No. 09 Appendix III enclosed with this Decree).

4. Procedures:

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



b) Within 15 days from the date of receipt of the sufficient application, if the application is unsatisfactory, the Ministry of Education and Training shall give a written notification to the competent management authority (in case of the public higher education institution) or the private higher education institution for amendments/additions to the application;

c) Within 30 days from the date of receipt of the sufficient and satisfactory application, the Ministry of Education and Training shall preside over and cooperate with the Ministry of Home Affairs, the Ministry of Finance, the Ministry of Planning and Investment, the People's Committee of province where the higher education institution is based and relevant ministries and central authorities in organizing assessment of the application and realistic conditions concerning merger or division of the higher education institution; preparing an assessment report; and submitting the report to the Prime Minister for consideration and decision.

The decision on merger or division of the higher education institution (according to Form No. 13 Appendix III enclosed with this Decree) shall be publicly announced on mass media;

d) Within 10 days from the date on which the Prime Minister issues the decision on merger or division of the higher education institution, the Minister of Education and Training shall issue a decision on permission for establishment of a new higher education institution after merger or division.

Article 103. Dissolution of higher education institutions and branches/campuses of higher education institutions

1. A higher education institution or a branch/campus of a higher education institution shall be dissolved in one of the following cases:

a) It has committed serious violations against regulations of law on management, organization or operation of a higher education institution or a branch/campus of a higher education institution;

b) It fails to rectify the violation that leads to its suspension by the deadline indicated in the decision on suspension of training activities;

c) Training objectives and contents indicated in the decision on establishment or permission for establishment of the higher education institution or the branch/campus of the higher education institution are no longer suitable with the requirements for national and local socio-economic development;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



dd) 05 years from the effective date of the decision on establishment or permission for establishment, the higher education institution or the branch/campus of the higher education institution fails to fulfill the commitment indicated in the approved proposal.

2. The Prime Minister shall issue a decision on dissolution of the higher education institution or the branch/campus of the higher education institution within his/her jurisdiction according to regulations in clause 1 Article 99 of this Decree. The Minister of Education and Training shall issue a decision on dissolution of the branch/campus of the higher education institution.

3. An application for dissolution of the higher education institution or the branch/campus of the higher education institution:

a) If the higher education institution or the branch/campus of the higher education institution is dissolved according to point d clause 1 of this Article, the application shall include:

A written request for dissolution of the higher education institution or the branch/campus of the higher education institution, made by the competent management authority (regarding a public higher education institution) or by an organization/individual establishing the higher education institution or the branch/campus of the higher education institution (regarding a private higher education institution) (according to Form No. 10 Appendix III enclosed with this Decree);

A proposal for dissolution of the higher education institution or the branch/campus of the higher education institution (according to Form No. 11 Appendix III enclosed with this Decree);

b) If the higher education institution or the branch/campus of the higher education institution is dissolved according to points a,b,c and dd clause 1 of this Article, the application shall include:

A report enclosed with a proof of violations committed by the higher education institution or the branch/campus of the higher education institution;

Methods of settling organization and personnel structure, staff, finances, assets, land and other relevant issues.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



a) Regarding the higher education institution or the branch/campus of the higher education institution that is dissolved according to point d clause 1 of this Article:

An agency/organization/individual shall submit an application specified in point a clause 3 of this Article in person, via online public service portal or by post, to the Ministry of Education and Training;

Within 15 days from the date of receipt of the sufficient application, if the application is unsatisfactory, the Ministry of Education and Training shall give a written notification to the applicant to complete the application.

Within 30 days from the date of receipt of the sufficient and satisfactory application, the Ministry of Education and Training shall preside over and cooperate with relevant ministries and central authorities in assessing the application for dissolution, preparing a consolidated assessment report and submitting the report to the Prime Minister for consideration and decision or the Minister of Education and Training for decision on dissolution within its jurisdiction.

The assessment of the application for dissolution of the higher education institution or the branch/campus of the higher education institution shall be made according to the procedures similar to those applied to establishment of the higher education institution or the branch/campus of the higher education institution according to regulations in this Decree;

b) Regarding the higher education institution or the branch/campus of the higher education institution that is dissolved according to points a,b,c and dd clause 1 of this Article:

Within 06 months from the date on which the competent authority concludes that the higher education institution or the branch/campus of the higher education institution commits one of the violations specified in points a,b,c and dd clause 1 of this Article to the extent that it must be dissolved without any request from the competent management authority or the organization/individual establishing the higher education institution or the branch/campus of the higher education institution, the Ministry of Education and Training shall cooperate with relevant ministries and central authorities in assessing realistic conditions concerning dissolution of the higher education institution or the branch/campus of the higher education institution, making an application for dissolution, and submitting the application to the Prime Minister for consideration and decision on dissolution or the Minister of Education and Training for decision on dissolution within its jurisdiction;

c) The decision on dissolution of the higher education institution or the branch/campus of the higher education institution (according to Form No. 13 Appendix III enclosed with this Decree) shall be publicly announced on mass media.

5. Regarding higher education institutions or branches/campuses of higher education institutions that are dissolved, the State will expropriate land according to applicable regulations of the land law; the property attached to land shall be handled in accordance with applicable regulations.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Article 104. Regulatory requirements for recognition of regional or national parent universities

1. A parent university or affiliate university (if any) shall meet all standards and criteria included in the Higher Education Institution Standard applied to institutions providing doctoral education and must be granted accreditation status according to regulations issued by the Ministry of Education and Training.

2. It is required to offer training programs up to doctoral level in majors and fields, including natural science, mathematical statistics, engineering, computer and information technology, behavioral and social sciences, humanities, business and management.

3. A proposal for development into a regional or national parent university shall be formulated and approved by the Prime Minister. Such proposal shall be consistent with a planning for development of network of pedagogy and higher education institutions and regional planning. It shall clearly specify necessity for development into the regional or national parent university; objectives of developing into the regional or national parent university; targets to be reached, making sure that the parent university is capable of fulfilling and conducting roles and missions of the regional or national parent university; tasks, solutions, resources and roadmap for fulfillment of objectives and targets set out.

Article 105. Power to recognize and procedures for recognition of regional and national parent universities

1. The Prime Minister has power to issue a decision on recognition of a regional or national parent university.

2. An application for recognition of a regional or national parent university includes:

a) A written request for recognition of the regional or national parent university (according to Form No. 12 Appendix III enclosed with this Decree);

b) A proof of fulfillment of the requirements specified in clause 1, clause 2 Article 104 of this Decree;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



d) Draft statutes of organization and operation of the regional or national parent university; regulations on organizational structure, finances and assets; other contents (if any).

3. Procedures:

a) The parent university shall submit an application specified in clause 2 of this Article in person, via online public service portal or by post, to the Ministry of Education and Training;

b) Within 15 days from the date of receipt of the sufficient application, if the application is unsatisfactory, the Ministry of Education and Training shall give a written notification to the parent university for amendments/additions to the application;

c) Within 90 days from the date of receipt of the sufficient application, if the application is satisfactory, the Ministry of Education and Training shall preside over and cooperate with relevant agencies in organizing the assessment of the application and the realistic assessment to correctly assess the implementation of the proposal, preparing an assessment report, completing and submitting the application to the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, the Ministry of Home Affairs and relevant agencies and units to seek their written opinions; if the parent university is not eligible, it shall be notified in witting and provided with clear reasons.

The realistic assessment shall be made by an assessment council, composed of the representatives of the Ministry of Education and Training, the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, the Ministry of Home Affairs, and the People's Committee of the province where the parent university is based. The assessment council shall be established under a decision issued by the Minister of Education and Training and it shall advise the Minister of Education and Training on the feasibility and reality of the application for recognition of the regional or national parent university in order to submit it to the Prime Minister for consideration and decision;

d) Within 30 days from the date of receipt of sufficient written opinions from relevant agencies and units specified in point c of this clause, the Ministry of Education and Training shall consolidate such written opinions, complete the application and submit them to the Prime Minister for consideration and decision;

d) The decision on recognition of the regional or national parent university (according to Form No. 13 Appendix III enclosed with this Decree) shall be publicly announced on mass media.

Chapter VII

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Section 1. EDUCATION QUALITY ACCREDITATION ORGANIZATIONS IN VIETNAM

Article 106. Regulatory requirements for establishment of public education quality accreditation organizations or permission for establishment of private education quality accreditation organizations

1. The establishment of a public education quality accreditation organization or permission for establishment of a private education quality accreditation organization shall meet the following regulatory requirements:

a) Make a proposal for establishment or permission for establishment of the education quality accreditation organization;

b) Formulate a plan for facilities, finances and staff to serve operations conducted by the education quality accreditation organization;

c) The public education quality accreditation organization shall self-cover its recurrent and investment expenditures.

2. The establishment of a public education quality accreditation organization or permission for establishment of a private education quality accreditation organization for accreditation of quality of higher education shall meet the following regulatory requirements:

a) Meet regulatory requirements for establishment or permission for establishment of an education quality accreditation organization specified in clause 1 of this Article;

b) Formulate a plan for organizational apparatus, staff and finances in order to ensure that the education quality accreditation organization is independent from a regulatory body or another higher education institution. To be specific:

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



The education quality accreditation organization shall cover funding for its operations and make self-decision on expenditures and revenues according to financial rules and regulations of law; it does not receive funding from a regulatory body, another higher education institution or an investor in higher education institution.

3. The establishment of an education quality accreditation organization affiliated to the Ministry of Public Security or the Ministry of National Defense shall comply with specific regulations issued by the Government.

Article 107. Procedures for establishment of public education quality accreditation organizations or permission for establishment of private education quality accreditation organizations

1. The Minister of Education and Training shall issue a decision on establishment of a public education quality accreditation organization or permission for establishment of a private education quality accreditation organization.

2. Application:

a) A written request for establishment or permission for establishment of the education quality accreditation organization (according to Form No. 01 Appendix IV enclosed with this Decree);

b) A proposal for establishment or permission for establishment of the education quality accreditation organization (according to Form No. 02 Appendix IV enclosed with this Decree).

3. Procedures:

a) An organization/individual shall submit an application specified in clause 2 of this Article in person, via online public service portal or by post, to the Ministry of Education and Training;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



c) If the application is satisfactory, within 15 days from the date of receipt of the sufficient and satisfactory application, the Ministry of Education and Training shall assess the application and inspect the authenticity of documents included in the application; and prepare an assessment report to assess the fulfillment of requirements mentioned in Article 106 of this Decree;

d) Within 10 days from the date of receipt of the assessment report, if the requirements are fulfilled, the Minister of Education and Training shall issue a decision on establishment or permission for establishment of the education quality accreditation organization; if the requirements are not fulfilled, he/she shall send a written notification in which reasons should be clearly specified to the applicant.

The decision on establishment or permission for establishment of the education quality accreditation organization (according to Form No. 08 Appendix IV enclosed with this Decree) shall be publicly announced on mass media.

Article 108. Requirements to be satisfied by education quality accreditation organizations for conducting education quality accreditation

1. Have a head office that stably operates and a minimum working area of 08 m2/person; provide sufficient equipment serving education quality accreditation.

2. Ensure financial resources to maintain and develop operations of the education quality accreditation organization for at least 02 years from the date on which it is licensed to provide education quality accreditation services.

3. Employ at least 10 full-time accreditors working under labor contracts or employment contracts with the duration of at least 12 months with the accreditation organization and gaining experience of at least 05 years in participation in education quality accreditation.

Article 109. Procedures for issuing licenses for education quality accreditation

1. The Minister of Education and Training shall decide to issue a license for education quality accreditation.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



a) A written request for license for provision of education quality accreditation services (according to Form No. 03 Appendix IV enclosed with this Decree);

b) Copies of legal documents proving land use rights and house ownership or agreement on rental of location for the education quality accreditation organization of which the minimum term is 02 years;

c) A declaration of the area of working office and equipment of the education quality accreditation organization;

d) A legal confirmation document on the amount currently managed by the education quality accreditation organization; a plan for investment in financial resources for maintenance of its operations, including an estimate of costs for construction or rental of location for its head office, facilities, purchase of equipment, salaries payable to administrative officers, accreditors, staff and other costs for maintenance of operations for at least 02 years from the date on which the education quality accreditation organization is issued with the license for education quality accreditation;

dd) A copy of decision on establishment or permission for establishment of the education quality accreditation organization; list of accreditors enclosed with their curricula vitae and proofs of experience in participation in provision of education quality accreditation services within 05 years, copies of accreditor cards that are still valid and accreditors' degrees and qualifications; recruitment decision, full-time labor contract or employment contract signed by the education quality accreditation organization and each accreditor.

3. Procedures:

a) The education quality accreditation organization shall submit an application specified in clause 2 of this Article in person, via online public service portal or by post, to the Ministry of Education and Training;

b) Within 05 working days from the date on which the Ministry of Education and Training receives the sufficient application, if the application is unsatisfactory, it shall give a written notification of contents to be amended to the education quality accreditation organization;

c) Within 30 days from the date of receipt of the sufficient and satisfactory application, the Ministry of Education and Training shall organize the assessment of the application and inspect the authenticity of documents included in the application; when necessary, the Ministry of Education and Training shall conduct a physical inspection and prepare an assessment report to assess the fulfillment of requirements mentioned in Article 108 of this Decree;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



The decision to issue the license for provision of education quality accreditation services shall clearly determine subjects and scope of education quality accreditation; be valid within 5 years from the issuance date and be publicly announced on mass media.

4. At least 30 days before the expiration date of the decision to issue the license for education quality accreditation, the education quality accreditation organization shall submit a written request to the Ministry of Education and Training to renew the decision (according to Form No.04 Appendix IV enclosed with this Decree) enclosed with a report on the operation process and results of assessment carried out by Ministry of Education and Training showing that the education quality accreditation organization has "Passed" and documents proving that the education quality accreditation organization meets all requirements to be issued with the license for education quality accreditation.

Within 15 days from the date of receipt of the sufficient and satisfactory application, the Ministry of Education and Training shall organize the assessment of the application and when necessary, it shall conduct a physical inspection. If the requirements are fulfilled, the Minister of Education and Training shall issue a decision to extend the period of education quality accreditation (according to Form No. 08 Appendix IV enclosed with this Decree) and it must be publicly announced on mass media. The period of education quality accreditation shall be extended by up to 05 years upon each extension If the requirements are not fulfilled, a written notification in which reasons should be clearly specified shall be sent to the education quality accreditation organization.

5. During the process of its operations, if the education quality accreditation organization wishes to modify or revise subjects or scope of education quality accreditation, it shall follow procedures for requesting the Ministry of Education and Training to decide revision or modification of the decision to issue the license for education quality accreditation. Application and procedures for applying for revision or modification of the decision to issue the license for provision of education quality accreditation services shall comply with regulations in clause 2 and clause 3 of this Article.

Article 110. Suspension of provision of education quality accreditation services

1. An education quality accreditation organization shall have its provision of education quality accreditation services suspended in one of the following cases:

a) It commits any fraudulent act in order to obtain a license for education quality accreditation;

b) During the operation process, it fails to meet one of the requirements specified in Article 106, Article 108 of this Decree;

c) It provides education quality accreditation services in a manner that is contrary to regulations, resulting in false results of education quality accreditation;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



2. The Minister of Education and Training shall issue a decision on suspension of provision of education quality accreditation services.

3. Procedures:

a) When detecting that the education quality accreditation organization has committed one of the violations prescribed by clause 1 of this Article, the Ministry of Education and Training shall issue a decision on establishment of an inspectorate, conduct an inspection to assess the seriousness of the violation, make an inspection record, and notify the education quality accreditation organization of the violation;

b) Depending on the seriousness of the violation, the Minister of Education and Training shall consider issuing a decision on suspension of education quality accreditation.

The decision on suspension of provision of education quality accreditation services (according to Form No. 08 Appendix IV enclosed with this Decree) shall be publicly announced on mass media;

c) During the period of suspension, if the violation resulting in the suspension is eliminated, the education quality accreditation organization shall send a written notification enclosed with proof to the Minister of Education and Training. Within 07 working days from the date of receipt of the written notification from the education quality accreditation organization, the Minister of Education and Training shall issue a decision on permission for resumption of provision of education quality accreditation services which must be publicly announced on mass media.

Article 111. Dissolution of education quality accreditation organizations

1. An education quality accreditation organization shall be dissolved in one of the following cases:

a) The organization has committed serious violations against regulations on management, organization or operation of an education quality accreditation organization as concluded by a competent authority;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



c) The organization fails to rectify the violation that leads to its suspension by the deadline;

d) The license for provision of education quality accreditation services is expired but the organization fails to apply for renewal of the license or the renewal is rejected;

dd) The education quality accreditation organization shall be dissolved at the request of the organization/individual establishing the education quality accreditation organization.

2. The Minister of Education and Training shall issue a decision on dissolution of the education quality accreditation organization.

3. Application:

a) If the education quality accreditation organization is dissolved according to regulations in point dd clause 1 of this Article, the application includes:

A written request for dissolution of the education quality accreditation organization (according to Form No. 05 Appendix IV enclosed with this Decree);

Methods of settling organization and personnel structure, staff, finances, assets, land and other relevant issues.

b) If the education quality accreditation organization is dissolved according to regulations in points a,b,c and d clause 1 of this Article, the application includes:

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Methods of settling organization and personnel structure, staff, finances, assets, land and other relevant issues.

4. Procedures:

a) Regarding the education quality accreditation organization that is dissolved according to regulations in point dd clause 1 of this Article:

The organization or individual shall submit an application specified in point a clause 3 of this Article in person, via online public service portal or by post, to the Ministry of Education and Training;

Within 30 days from the date on which the dissolution application is received, the Minister of Education and Training shall organize verification and assessment, and issue a decision on dissolution of the education quality accreditation organization;

b) Regarding the education quality accreditation organization that is dissolved according to regulations in points a,b,c and d clause 1 of this Article:

The Minister of Education and Training shall direct formulation of the application for dissolution of the education quality accreditation organization according to point b clause 3 of this Article, clearly specifying reasons for dissolution and notify the education quality accreditation organization;

Within 30 days from the date of notification of the formulation of the dissolution application, the Minister of Education and Training shall organize verification and assessment, and issue a decision on dissolution of the education quality accreditation organization.

5. The decision on dissolution of the education quality accreditation organization (according to Form No. 08 Appendix IV enclosed with this Decree) shall be publicly announced on mass media.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Article 112. Requirements to be satisfied by foreign education quality accreditation organizations to be recognized in Vietnam

1. The organization shall be established and legally operate according to regulations of the host country.

2. The organization shall be recognized or licensed to provide legal education quality accreditation services by a competent authority of the host country or a legal international association operating in the field of education quality accreditation.

3. The organization shall promulgate standards of education quality accreditation recognized by the competent authority of the host country or the legal international association operating in the field of education quality accreditation.

4. The organization has provided education quality accreditation services for at least 05 years at the host country; has provided education quality accreditation services for higher education training programs at all levels or higher education institutions.

5. The organization shall make specific rules and have clear purposes and scope of operation.

6. The organization shall employ at least 10 accreditors, including at least 05 accreditors who are members of legal international associations operating in the field of education quality accreditation.

Article 113. Procedures for foreign education quality accreditation organizations to be recognized in Vietnam

1. The Minister of Education and Training shall issue a decision to recognize operation of a foreign education quality accreditation organization in Vietnam.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



a) A written request for a license for provision of its education quality accreditation services in Vietnam (according to Form No. 06 Appendix IV enclosed with this Decree);

b) A document proving that the foreign education quality accreditation organization is established and legally operates, issued by a competent authority of the host country or a legal international association;

c) A summary of establishment and development of the foreign education quality accreditation organization, specifying assessment and recognition by the foreign education quality accreditation organization in the latest 05 years and links with relevant websites;

d) A copy of Charter for operations of the foreign education quality accreditation organization;

dd) Curricula vitae and accreditor cards or documents proving the practicing status of accreditors, degrees and qualifications of accreditors providing education quality accreditation services in Vietnam.

3. Documents issued by a foreign authority shall be consularly legalized by the Ministry of Foreign Affairs of Vietnam or a diplomatic mission/consular mission or an authority authorized to perform consular functions of Vietnam in a foreign country, unless otherwise stipulated in international agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.

4. Procedures:

a) The foreign education quality accreditation organization shall submit an application specified in clause 2 of this Article in person, via online public service portal or by post, to the Ministry of Education and Training.

Within 05 working days from the date of receipt of the sufficient application, if the application is unsatisfactory, the Ministry of Education and Training shall give a written notification to the foreign education quality accreditation organization for amendments/additions to the application;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



c) Within 05 working days from the date of receipt of the assessment report, if the requirements are fulfilled, the Minister of Education and Training shall issue a decision to recognize operation of the foreign education quality accreditation organization in Vietnam; if the requirements are not fulfilled, he/she shall send a written notification in which reasons should be clearly specified to the education quality accreditation organization.

The decision to recognize operation of the foreign education quality accreditation organization in Vietnam (according to Form No. 08 Appendix IV enclosed with this Decree) shall be publicly announced on mass media.

5. During the process of its operations, if the education quality accreditation organization wishes to modify or revise subjects or scope of operations, it shall request the Ministry of Education and Training to issue a decision on recognition of such revision or modification. Application for and procedures for applying for the decision on recognition of the revision or modification shall comply with clause 2, 3 and 4 of this Article.

Article 114. Revocation of decisions to recognize operation of foreign education quality accreditation organizations in Vietnam

1. A foreign education quality accreditation organization shall have its decision to recognize provision of its education quality accreditation services in Vietnam revoked in one of the following cases:

a) It has committed any fraudulent act in order to obtain a license to provide its education quality accreditation services within Vietnam;

b) It intentionally provides education quality accreditation services in a manner that is contrary to regulations, resulting in false results of education quality accreditation.

c) Other cases as prescribed by law.

2. The Minister of Education and Training shall issue a decision on revocation of the decision to recognize operation of the foreign education quality accreditation organization in Vietnam.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



a) When detecting that the foreign education quality accreditation organization has committed one of the violations prescribed by clause 1 of this Article, the Ministry of Education and Training shall decide to establish an inspectorate, organize inspection and assessment of the seriousness of the violation, make an inspection record and notify the foreign education quality accreditation organization of any violation;

b) Depending on the seriousness of the violation, the Minister of Education and Training shall consider revoking the decision to recognize operation of the foreign education quality accreditation organization in Vietnam. The decision on revocation of the decision to recognize operation of the foreign education quality accreditation organization in Vietnam (according to Form No. 08 Appendix IV enclosed with this Decree) shall be publicly announced on mass media.

Chapter VIII

OVERSEAS EDUCATION CONSULTING SERVICE PROVISION

Article 115. Overseas education consulting service providers

1. Overseas education consulting service providers include:

a) Enterprises and branches of enterprises that are established and operate according to regulations of the Law on Enterprises;

b) Public service providers that perform their functions of provision of overseas education consulting services;

c) Foreign education organizations that legally operate within Vietnam.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



a) Providing information and advice on education policies adopted by countries and territories; giving advice on selection of schools, courses, disciplines and qualifications relevant to students’ abilities and expectations.

b) Organizing overseas education advertisement, promotion, conferences, seminars, exhibition and fair events according to regulations of law;

c) Organizing enrolment, placement or admission of target overseas students.

d) Organizing necessary skill development classes or sessions intended for Vietnamese citizens wishing to study abroad;

dd) Assisting Vietnamese citizens in going to foreign countries to study and their parents or guardians to visit them in the foreign countries according to regulations of law.

e) Carrying out other activities related to provision of overseas education consulting services.

Article 116. Requirements for provision of overseas education consulting services

1. An overseas education consulting service provider shall own its head office that operates stably, facilities and equipment necessary for provision of overseas education consulting services; develop documents to provide information and advice on education policies adopted by countries and territories, and schools, courses, disciplines and qualifications.

2. It shall employ front desk counselors. Each counselor shall meet the following requirements:

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



b) Obtain a certificate of completion of overseas education counseling training course according to regulations.

Article 117. Procedures for issuance of certificates of provision of overseas education consulting services

1. The Director of the Department of Education and Training shall issue a decision on issuance of a certificate of provision of overseas education consulting services.

2. An application includes:

a) An application form for issuance of the certificate of provision of overseas education consulting services (according to Form No. 07 Appendix IV enclosed with this Decree);

b) A copy of enterprise registration certificate, establishment decision or investment registration certificate;

c) Copies of legal documents proving land use rights and house ownership or agreement on rental of location for the overseas education consulting service provider.

3. Procedures:

a) An organization specified in clause 1 Article 115 of this Decree shall submit an application specified in clause 2 of this Article in person, via online public service portal or by post, to the Department of Education and Training of province where overseas education consulting services are provided.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



c) Within 05 working days from the date of receipt of the assessment report, if the requirements are fulfilled, the Director of the Department of Education and Training shall issue a certificate of provision of overseas education consulting services; if the requirements are not fulfilled, a written notification in which reasons should be clearly specified shall be sent to the applicant.

The certificate of provision of overseas education consulting services (according to Form No. 09 Appendix IV enclosed with this Decree) shall be publicly announced on mass media.

The certificate of provision of overseas education consulting services shall be valid for up to 05 years and extended by up to 05 years upon each extension. The certificate of provision of overseas education consulting services shall be extended within 06 months before its expiration date.

4. During the operation process, the overseas education consulting service provider may request the Department of Education and Training to revise, amend or extend the validity period of the certificate of provision of overseas education consulting services. Application and procedures for revising, amending or extending the validity period of the certificate of provision of overseas education consulting services shall comply with regulations in clause 2 and clause 3 of this Article.

Article 118. Suspension of provision of overseas education consulting services

1. An overseas education consulting service provider shall have its provision of overseas education consulting services suspended in one of the following cases:

a) It has committed any fraudulent act in order to obtain the certificate of provision of overseas education consulting services;

b) During operation, it fails to meet one of the requirements specified in Article 116 of this Decree;

c) It has committed any violation against regulations on imposition of penalties for administrative violations arising from educational activities to the extent that the decision on suspension thereof is issued;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



dd) It fails to fulfill its responsibility according to regulations;

e) Other cases as prescribed by law.

2. The Director of the Department of Education and Training shall issue a decision on suspension of provision of overseas education consulting services.

3. Procedures:

a) When detecting that the overseas education consulting service provider has committed one of the violations prescribed by clause 1 of this Article, the Director of the Department of Education and Training shall decide to establish an inspectorate, organize inspection and assessment of the seriousness of the violation, make an inspection record and notify the overseas education consulting service provider of any violation;

b) Within 10 days from the date on which the overseas education consulting service provider is notified of the violation, depending on the seriousness of the violation, the Director of the Department of Education and Training shall issue a decision on suspension of provision of overseas education consulting services.

The decision on suspension of provision of overseas education consulting services (according to Form No. 08 Appendix IV enclosed with this Decree) shall be publicly announced on mass media.

c) During the period of suspension, if the violation resulting in the suspension is eliminated, the overseas education consulting service provider shall send a written notification enclosed with proof to the Director of the Department of Education and Training. Within 07 working days from the date of receipt of the written notification from the overseas education consulting service provider, the Director of the Department of Education and Training shall issue a decision on permission for resumption of provision of overseas education consulting services which must be publicly announced on mass media.

Article 119. Revocation of certificates of provision of overseas education consulting services

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



2. The certificate of provision of overseas education consulting services shall be revoked in one of the following cases:

a) The overseas education consulting service provider has its operations terminated according to regulations of law;

b) During suspension, the overseas education consulting service provider still continues to provide overseas education consulting services;

c) The overseas education consulting service provider fails to rectify the violation that leads to its suspension by the deadline;

d) Other cases as prescribed by law.

3. Procedures:

a) When detecting that the overseas education consulting service provider has committed one of the violations prescribed by clause 2 of this Article, the Director of the Department of Education and Training shall decide to establish an inspectorate, organize inspection and assessment of the seriousness of the violation, make an inspection record and notify the overseas education consulting service provider of any violation;

b) Within 10 days from the date on which the overseas education consulting service provider is notified of the violation, depending on the seriousness of the violation, the Director of the Department of Education and Training shall consider revoking the certificate of provision of overseas education consulting services.

The Decision on revocation of the certificate of provision of overseas education consulting services (according to Form No. 08 Appendix IV enclosed with this Decree) shall be publicly announced on mass media.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



IMPLEMENTATION CLAUSE

Article 120. Transitional clauses

1. Education institutions and organizations or individuals that have been licensed to conduct their operations; education institutions that have been established and permitted to conduct their educational activities before the effective date of this Decree are not required to apply for resumption of their operations/educational activities.

2. Agencies/organizations/individuals that have submitted their applications to competent authorities for educational investment and operation according to regulations in the Government’s Decree No. 46/2017/ND-CP dated April 21, 2017 (amended by the Government’s Decree No. 135/2018/ND-CP dated October 04, 2018) before the effective date of this Decree are not required to revise or modify their applications according to regulations of this Decree.

3. Regarding providers issued with certificates of provision of overseas education consulting services without expiration dates before the effective date of this Decree, the Department of Education and Training shall review their applications and issue certificates of provision of overseas education consulting services according to regulations in this Decree.

4. Vietnamese education quality accreditation organizations established and permitted to provide education quality accreditation services before the effective date of this Decree are not required to apply for permission for resumption of provision of education quality accreditation services, but the review and modification shall be conducted to make sure that the requirements specified in Article 106 and Article 108 of this Decree are fulfilled and reports shall be sent to the Ministry of Education and Training within 01 year from the effective date of this Decree.

5. If any policy on establishment or permission for establishment of a university or a branch/campus of a higher education institution has been approved before the effective date of this Decree but the 3-year period has not expired according to the Government’s Decree No. 46/2017/ND-CP dated April 21, 2017 (amended by the Government’s Decree No. 135/2018/ND-CP dated October 04, 2018), the 5-year period shall be applied according to regulations in point d clause 4 Article 95 and point d clause 4 Article 99 of this Decree. The 5-year period begins when the written approval for the policy on establishment or permission for establishment of the university or the branch/campus of the higher education institution is signed.

Article 121. Effect

1. This Decree comes into effect from November 20, 2024.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Article 122. Implementation responsibilities

The Minister of Education and Training, Ministers, Heads of ministerial agencies, Heads of Governmental agencies, Presidents of People's Committees of provinces and central-affiliated cities and relevant organizations and individuals shall be responsible for implementing this Decree.

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PP. PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Le Thanh Long

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 125/2024/NĐ-CP ngày 05/10/2024 quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


34.021

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.103.119
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!