Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: Khôngsố Loại văn bản: Điều ước quốc tế
Nơi ban hành: Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Người ký:
Ngày ban hành: 05/03/1991 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HIỆP ĐỊNH

VỀ THÚC ĐẨY VÀ BẢO HỘ ĐẦU TƯ LẪN NHAUGIỮACỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ ỐTXTRÂYLIA

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam và ôtxtrâylia ("Các Bên ký kết Hiệp định").

Nhận thấy tầm quan trọng của việc thúc đẩy đầu tư cho các hoạt động kinh tế và phát triển và nhận thức được vai trò của việc mở rộng các quan hệ kinh tế và hợp tác kỹ thuật giữa hai nước, đặc biệt đối với đầu tư của những đối tượng có quốc tịch của một Bên ký kết trên lãnh thổ của Bên ký kết kia;

Thấy rằng các quan hệ về đầu tư cần được thúc đẩy và việc hợp tác kinh tế cần được tăng cường phù hợp với các nguyên tắc được quốc tế công nhận và tôn trọng chủ quyền lẫn nhau, bình đẳng, các Bên cùng có lợi, không phân biệt đối xử và tin cậy lẫn nhau;

Nhận thức rằng đầu tư của những đối tượng có quốc tịch của một Bên ký kết trên lãnh thổ của Bên ký kết kia cần được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật của Bên ký kết kia; và

Nhận thấy rằng việc theo đuổi các mục đích trên sẽ được thuận lợi hơn bởi các nguyên tắc trình bày rõ ràng về việc bảo hộ đầu tư, kết hợp với các thủ tục nhằm tạo hiệu qủa hơn cho việc áp dụng các nguyên tắc đó trong phạm vi lãnh thổ của các Bên ký kết Hiệp định,

Đã thỏa thuận các điều khoản sau đây:

Điều 1 :Các định nghĩa

(1) Theo mục đích của Hiệp định này:

(a) "Đầu tư" được hiểu là các loại tài sản do đối tượng có quốc tịch của một Bên ký kết sở hữu hoặc kiểm soát và được Bên ký kết kia chấp thuận phù hợp với luật và chính sách đầu tư cảu nước mình trong từng thời gian và bao gồm:

(i) sở hữu về bất động sản và động sản, gồm cả các quyền như thế chấp, bảo lãnh và cầm cố,

(ii) cổ phiếu, tín phiếu và trái phiếu và các hình thức tham gia khác vào công ty,

(iii) khoản cho vay hoặc trái vụ hoặc quyền về việc thực hiện các dịch vụ có giá trị kinh tế,

(iv) các quyền về sở hữu trí tuệ và công nghiệp, gồm quyền tác giả, bằng phát minh sáng chế, nhãn hiệu thương mại, bí quyết thương mại, kiểu dáng công nghiệp, bí mật thương mại, bí quyết kỹ thuật và đặc quyền kế nghiệp.

(v) Tô nhượng kinh doanh và các quyền cần thiết khác để thực hiện các hoạt động kinh tế và các quyền có giá trị kinh tế theo luật hoặc theo hợp đồng, gồm các quyền tham gia vào nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và chăn nuôi, quyền tìm kiếm thăm dò hoặc khai thác tài nguyên thiên nhiên và quyền sản xuất, sử dụng và bán sản phẩm, và

(vi) các hoạt động liên quan đến đầu tư, như việc tổ chức và điều hành các cơ sở kinh doanh, việc mua, thực hiện và chuyển nhượng các quyền và tài sản gồm cả các quyền sở hữu trí tuệ, việc thành lập các quĩ và việc mua và bán ngoại tệ.

(b) "Thu nhập" được hiểu là một khoản tiền thu được từ hoặc liên quan đến đầu tư, gồm lợi tức, lãi cổ phần, lãi tiền vay, tăng giá trị tài sản, tiền bản quyền; tiền trợ giúp quản lý hoặc kỹ thuật, thanh toán bằng hàng và các khoản thu nhập hợp pháp khác;

(c) "Đối tượng có quốc tịch" của một Bên ký kết được hiểu là:

(i) Công ty; hoặc

(ii) một thể nhân là công dân của một Bên ký kết hoặc người cư trú vo thời hạn ở một Bên ký kết theo Luật nước đó;

(d) "Công ty" được hiểu là bất kỳ công ty, liên hiệp, liên kết, Tơrớt nào hoặc các thực thể pháp lý khác được sát nhập, thành lập hoặc tổ chức một cách hợp pháp:

(i) Theo Luật của Bên ký kết, hoặc

(ii) Theo luật của một nước thứ ba và do một thực thể pháp lý nêu ở điểm (1) (d) (i) của Điều này hoặc do một thể nhân có quốc tịch của một Bên ký kết sở hữu hoặc kiểm soát được tổ chức hay không để thu tiền, thuộc sở hữu tư nhân hoặc các hình thức khác, hoặc được tổ chức dưới hình thức trách nhiệm có hạn hoặc không có hạn.

(e) "Ngoại tệ tự do chuyển đổi" được hiểu là ngoại tệ có khả năng chuyển đổi theo sự phân loại của Qũi tiền tệ quốc tế hoặc bất kỳ đồng tiền nào được mua bán một cách phổ biến tại các thị trường trao đổi tiền tệ quốc tế.

(f) "Lãnh thổ" liên quan đến một Bên ký kết bao gồm vùng lãnh hải, vùng biển hoặc thềm lục địa, mà tại đó Bên ký kết này thực hiện chủ quyền của họ, các quyền chủ quyền hoặc quyền tài phán theo luật quốc tế.

(2) Theo mục đích của điểm (1) (a) của Điều này, thu nhập dùng để đầu tư sẽ được đối xử như tiền đầu tư và bất kỳ sự thay đổi hình thức nào, mà theo đó các tài sản được đầu tư hoặc tái đầu tư sẽ không làm ảnh hưởng đến tính chất của chúng là đầu tư.

(3) Theo mục đích của Hiệp định này, một thể nhân hoặc công ty sẽ được coi là kiểm soát một công ty hoặc một đầu tư nếu như thể nhân hoặc công ty đó có lợi ích quan trọng tại công ty hoặc đầu tư nêu trên. Bất kỳ vấn đề nào phát sinh từ Hiệp định này có liên quan đến việc kiểm soát một công ty hoặc đầu tư sẽ được giải quyết một cách thỏa đáng giữa hai Bên ký kết.

Điều 2 :Đối tượng áp dụng

(1) Hiệp định này áp dụng đối với tất cả các đầu tư được thực hiện sau ngày 01 tháng 01 năm 1986.

(2) Nếu một công ty của một Bên ký kết do công dân hoặc công ty của một nước thứ ba sở hữu hoặc kiểm soát, thì các Bên ký kết có thể quyết định thông qua trao đổi ý kiến không mở rộng các quyền và lợi ích theo Hiệp định này cho công ty đó.

(3) Một công ty được tổ chức một cách hợp pháp theo luật của một Bên ký kết sẽ không được đối xử như một đối tượng có quốc tịch của Bên ký kết kia, nhưng bất kỳ đầu tư nào của những đối tượng có quốc tịch của Bên ký kết kia vào công ty đó sẽ được bảo hộ theo Hiệp định này.

(4) Hiệp định này không áp dụng đối với công ty được tổ chức theo luật của nước thứ ba theo nghĩa của điểm (1) (d) (ii) của điều 1, trong đó các điều khoản của Hiệp định bảo hộ đầu tư với nước thứ ba đó được viện dẫn một cách tương tự.

(5) Hiệp định này không áp dụng đối với thể nhân không phải là công dân của một Bên ký kết nhưng có cư trú vô thời hạn tại Bên ký kết đó nếu:

(a) Các điều khoản của Hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Bên ký kết kia và nước mà cá nhân đó là công dân được viện dẫn một cách tương tự; hoặc

(b) Cá nhân đó là công dân của Bên ký kết kia.

Điều 3 :Thúc đẩy và bảo hộ đầu tư

(1) Mỗi Bên ký kết sẽ khuyến khích và thúc đẩy đầu tư của những đối tượng có quốc tịch của Bên ký kết kia trên lãnh thổ của mình và sẽ chấp thuận đầu tư đó phù hợp với luật và chính sách đầu tư của nước mình trong từng thời gian.

(2) Mỗi Bên ký kết sẽ đảm bảo đối xử công bằng và thỏa đáng đối với đầu tư trên lãnh thổ của nước mình.

(3) Mỗi Bên ký kết sẽ, theo luật của nước mình, bảo hộ và bảo đảm an toàn cho đầu tư trên lãnh thổ của mình và sẽ không làm ảnh hưởng đến việc quản lý, bảo dưỡng, sử dụng, quyền hưởng hoặc chuyển nhượng đầu tư.

(4) Hiệp định này không cấm những đối tượng có quốc tịch của một Bên ký kết được hưởng các ưu đãi từ các quy định của Luật hoặc chính sách của, hoặc hợp đồng với Bên ký kết kia, nếu các quy định đó thuận lợi hơn so với các quy định của Hiệp định này.

Điều 4 :Điều khoản đối với những nước được ưu đãi

Mỗi Bên ký kết sẽ đối xử trong mọi thời gian đối với những đầu tư trên lãnh thổ của mình trên cơ sở không kém thuận lợi hơn sự đối xử với những đầu tư của những đối tượng có quốc tịch của nước thứ ba, với điều kiện là mỗi Bên ký kết sẽ không phải mở rộng sự đối xử, ưu đãi và đặc quyền phát sinh từ:

(a) Việc tham gia của một Bên ký kết vào bất kỳ một liên minh hải quan, tổ chức kinh tế, khu vực tự do thương mại hoặc hiệp định hợp tác kinh tế khu vực nào; hoặc

(b) Các điều khoản của Hiệp định tránh đánh thếu hai lần với một nước thứ ba.

Điều 5 :Nhập cảnh và cư trú của các nhân viên

(1) Mỗi Bên ký kết, theo Luật của nước mình về nhập cảnh và cư trú cua ngoại kiều được áp dụng trong từng thời gian, sẽ cho phép các thể nhân là người có quốc tịch của Bên ký kết kia và những người làm việc trong các công ty của Bên ký kết kia, nhập cảnh và cư trú tại lãnh thổ nước mình với mục đích thực hiện các hoạt động có liên quan đến đầu tư.

(2) Mỗi Bên ký kết, theo Luật của nước mình áp dụng trong từng thời gian, sẽ cho phép những đối tượng có quốc tịch của Bên ký kết kia đang thực hiện việc đầu tư trên lãnh thổ của mình tuyển dụng các nhân viên chủ chốt về kỹ thuật và quản lý theo cách tuyển của họ, không phụ thuộc vào quốc tịch của người được tuyển dụng.

Điều 6 :Sự rõ ràng của các luật

Mỗi Bên ký kết, với mong muốn thúc đẩy việc hiểu về các Luật có liên quan đến hoặc có ảnh hưởng đến đầu tư của những đối tượng có quốc tịch của Bên ký kết kia trên lãnh thổ của mình, sẽ công bố rộng rãi các luật đó và làm cho các luật đó được tiếp cận dễ dàng.

Điều 7 :Trưng thu và quốc hữu hóa

(1) Không Bên ký kết nào quốc hữu hóa, trưng thu hoặc áp dụng các biện pháp có ảnh hưởng tương tự như quốc hữu hóa hoặc trưng thu (sau đây gọi là "trưng thu") các đầu tư cua những đối tượng có quốc tịch của Bên ký kết kia, trừ khi đáp ứng được các điều kiện sau đây:

(a) Việc trưng thu là vì mục đích công cộng có liên quan đến nhu cầu trong nước của Bên ký kết tiến hành trưng dụng và theo thủ tục pháp luật;

(b) Việc trưng thu là không phân biệt đối xử; và

(c ) Việc trưng thu được thanh toán bằng một khoản bồi thường nhanh chóng tương xứng và thỏa đáng.

(2) Khoản bồi thường quy định ở điểm 1 của điều này sẽ được xác định trên cơ sở giá trị thị trường của đầu tư vào thời điểm ngay trước khi việc trưng thu hoặc yêu cầu về trưng thu được thông báo chính thức. Trong trường hợp giá trị trên khó xác định được thì khoản bồi thường sẽ được tính toán theo các nguyên tắc chung được công nhận về việc đánh giá và các nguyên tắc hợp lý có tính đến vốn đầu tư, khấu hao, phần vốn đã được chuyển về nước, giá trị thay thế, sự biến động của tỷ giá hối đoái và các yếu tố tương tự khác.

(3) Khoản bồi thường sẽ được trả không chậm trễ và gồm cả lãi xuất thương mại hợp lý kể từ thời gian tiến hành các biện pháp trưng dụng cho đến thời điểm trả và được tự do chuyển giữa lãnh thổ củ các Bên ký kết. Khoản bồi thường sẽ được trả hoặc bằng đồng tiền đã đưa vào đầu tư lúc đầu hoặc bằng bất kỳ ngoại tệ tự do chuyển đổi nào theo yêu cầu của đối tượng bị trưng dụng.

Điều 8 :Bồi thường thiệt hại

Trong trường hợp một Bên ký kết thực hiện bất kỳ một biện pháp nào dẫn đến thiệt hại về đầu tư của công dân hoặc công ty của bất kỳ nước nào trên lãnh thổ của mình, do nguyên nhân chiến tranh hoặc các xung đột vũ trang khác, cách mạng, tình trạng khẩn cấp, mất ổn định về mặt dân sự hoặc các trường hợp tương tự, thì sự đối xử mà nước đó dành cho công dân của Bên ký kết kia đối với việc phục hồi, bồi thường hoặc các giải pháp khác không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà Bên ký kết nói trên dành cho công dân hoặc công ty của bất kỳ nước thứ ba nào.

Điều 9 :Việc chuyển nhượng

(1) Mỗi Bên ký kết, khi có yêu cầu của một đối tượng có quốc tịch của Bên ký kết kia và tùy theo quyền của nước đó đối với các trường hợp ngoại lệ về tài chính hoặc kinh tế khi thực hiện hợp lý và thiện ý các quyền được quy định theo luật nưóc đó, sẽ cho phép chuyển tự do và không chậm trễ một cách không hợp lý các khoản có liên quan đến đầu tư của công dân đó trên lãnh thổ nước mình và các khoản thu nhập và các tài sản khác của nhân viên nước ngoài có liên quan đến đầu tư. Các khoản nêu trên gồm, những không phải chỉ giới hạn các khoản sau đây:

(a) Vốn đầu tư ban đầu cộng với phần vốn bổ sung để duy trì hoặc phát triển đầu tư;

(b) Thu nhập;

(c) Các phí, gồm các khoản thanh toán có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ và công nghiệp;

(d) Phần thu từ việc bán toàn bộ hoặc bán từng phần, sự từ bỏ hoặc thanh lý đầu tư; (e) Các khoản thanh toán theo các Hiệp định vay; và (f ) Các khoản thanh toán cho các thiệt hại quy định tại Điều 8. (2) Việc chuyển ra nước ngoài các khoản nêu trên sẽ được cho phép thực hiện bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi và theo tỷ giá hối đoái áp dụng vào thời điểm chuyển phù hợp với luật của Bên ký kết chấp thuận đầu tư.

(3) Mỗi Bên ký kết bảo hộ quyền của người cho vay tín dụng hoặc đảm bảo việc thi hành các phán quyết của Tòa án thông qua việc áp dụng hợp lý, không phân biệt đối xử và có thiện chí luật nước đó.

Điều 10 :Việc hiệp thương giữa các Bên ký kết

Các Bên ký kết sẽ hiệp thương theo yêu cầu của một trong các Bên về các vấn đề có liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng Hiệp định này.

Điều 11 :Giải quyết tranh chấp giữa các Bên ký kết

(1) Các Bên ký kết sẽ cố gắng giải quyết các tranh chấp giữa các Bên có liên quan đến Hiệp định này thông qua việc hiệp thương và đàm phán nhanh chóng và thân thiện.

(2) Nếu vụ tranh chấp không được giải quyết theo cách trên trong vòng 06 tháng kể từ khi một Bên ký kết đưa ra mong muốn bằng văn bản về việc hiệp thương hoặc đàm phán, thì vụ tranh chấp đó theo yêu cầu của một trong các Bên ký kết sẽ được đưa ra Tòa án Trọng tài được thành lập theo các điều khoản của phần phụ lục A của Hiệp định này hoặc, theo thỏa thuận, được đưa ra bất kỳ một Tòa án Quốc tế nào khác.

Điều 12 :Giải quyết các tranh chấp giữa một Bên ký kết và một đối tượng có quốc tịch của Bên ký kết kia

(1) Trong trường hợp có tranh chấp giữa một Bên ký kết và một đối tượng có quốc tịch của Bên ký kết kia có liên quan đến đầu tư, các Bên tranh chấp trước hết cố gắng giải quyết tranh chấp thông qua hiệp thương và đàm phán.

(2) Nếu vụ tranh chấp không được giải quyết thông qua hiệp thương và đàm phán, mỗi Bên tranh chấp có thể:

(a) Theo Luật của Bên ký kết chấp thuận đầu tư, bắt đầu việc tố tụng trước những cơ quan luật pháp hoặc hành chính có thẩm quyền của Bên ký kết đó;

(b) Nếu cả hai Bên ký kết vào thời điểm đó là thành viên của Công ước 1965 về giải quyết tranh chấp đầu tư giữa các Nhà nước và công dân của nước khác ("Công ước"), đưa vụ tranh chấp ra Trung tâm quốc tế về giải quyết các tranh chấp đầu tư ("Trung tâm") để hòa giải hoặc trọng tài theo Điều 28 hoặc 30 của Công ước;

(c ) Nếu cả hai Bên ký kết vào thời điểm đó không là thành viên của Công ước, hoặc nếu một Bên tranh chấp không đồng ý việc đệ trình vụ tranh chấp lên Trung tâm, đệ trình vụ tranh chấp ra Tòa án Trọng tài được thành lập theo phần phụ lục B của Hiệp định này, hoặc theo thỏa thuận, đệ trình lên bất kỳ một Trọng tài có thẩm quyền nào khác.

(3) Một khi hành động tại Điểm (2) của Điều này được tiến hành thì không Bên ký kết nào được đưa tranh chấp qua con đường ngoại giao, trừ khi:

(a) Tổ chức luật pháp hoặc hành chính có liên quan, Tổng Thư ký của trung tâm, Trọng tài thẩm quyền hoặc Tòa án hoặc Uỷ ban hòa giải, quyết định rằng các tranh chấp này không thuộc thẩm quyền xét xử của họ, hoặc (b) Bên ký kết kia không tôn trọng hoặc không tuân theo các phán quyết, quyết định, hoặc các hình thức quyết định khác của các hội đồng có thẩm quyền.

(4) Trong qúa trình tố tụng xét xử tranh chấp có liên quan đến đầu tư, mỗi Bên ký kết với tư cách là một bên bào chữa, phản tố, khởi tố hoặc tương tự, sẽ không được khẳng định rằng việc đối tượng có quốc tịch có liên quan đến tranh chấp đã nhận hoặc sẽ nhận, theo hợp đồng bảo hiểm hoặc hợp đồng bảo đảm, một khoản đền bù hoặc bồi thường cho toàn bộ hoặc một phần của các thiệt hại.

Điều 13 :Giải quyết tranh chấp giữa các đối tượng có quốc tịch của các Bên ký kết

Mỗi Bên ký kết theo luật của nước mình sẽ:

(a) Cho phép các đối tượng có quốc tịch của Bên ký kết kia, người đã thực hiện đầu tư trên lãnh thổ của mình và các nhân viên do họ tuyển dụng vào hoạt động đầu tư được tiếp xúc đầy đủ với các tổ chức luật pháp hoặc hành chính có thẩm quyền của mình với mục đích tìm ra các quyền có liên quan đến tranh chấp với các đối tượng có quốc tịch của nước mình.

(b) Cho phép các đối tượng có quốc tịch của mình chọn các giải pháp theo sự lựa chọn của họ để giải quyết các tranh chấp có liên quan đến đầu tư với các đối tượng có quốc tịch của Bên ký kết kia, gồm cả xét xử trọng tài ở nước thứ ba; và

(c ) Quy định việc công nhận và thi hành mọi phán quyết hoặc quyết định.

Điều 14 :Thế quyền

(1) Trong trường hợp một Bên ký kết hoặc một cơ quan của Bên ký kết trả tiền cho đối tượng có quốc tịch của Bên đó theo một bảo đảm, một hợp đồng bảo hiểm hoặc các hình thức bồi thường được quy định đối với đầu tư, thì các Bên ký kết kia sẽ công nhận việc chuyển mọi quyền hoặc yêu cầu đối với đầu tư đó. Các quyền hoặc yêu cầu thay thế sẽ không được rộng hơn các quyền hoặc yêu cầu được thay thế của đối tượng đó.

(2) Trong trường hợp một Bên ký kết trả tiền cho đối tượng có quốc tịch nước đó và đảm nhận các quyền hoặc yêu cầu của đối tượng, thì đối tượng đó sẽ không thực hiện các quyền và yêu cầu đó đối với Bên ký kết kia, trừ khi có thẩm quyền hành động thay mặt cho Bên ký kết tiến hành việc trả tiền.

Điều 15 :Hiệu lực và thời hạn kết thúc

(1) Hiệp định này sẽ có hiệu lực sau 30 ngày kể từ ngày Chính phủ hai Bên ký kết thông báo cho nhau bằng văn bản đã hoàn thành các thủ tục luật pháp cần thiết theo Hiến pháp của hai nước để Hiệp định có hiệu lực. Hiệp định này sẽ có hiệu lực trong thời hạn 15 năm và sau thời hạn đó sẽ tiếp tục có hiệu lực vô thời hạn, trừ khi được kết thúc theo điểm 2 của Điều này.

(2) Mỗi Bên ký kết có thể kết thúc Hiệp định này vào bất kỳ thời gian nào sau thời hạn 15 năm có hiệu lực bằng cách gửi một thông báo bằng văn bản cho Bên ký kết kia trước một năm.

(3) Mặc dù Hiệp định kết thúc theo điểm (2) của Điều này, Hiệp định này vẫn tiếp tục được áp dụng cho một thời hạn là 15 năm nữa kể từ ngày kết thúc Hiệp định đối với các đầu tư thực hiện hoặc chuyển nhượng trước ngày kết thúc Hiệp định.

Đại diện có thẩm quyền của hai Chính phủ chứng thực việc ký kết Hiệp định này.

Làm thành hai bản tại Can-bê-ra vào ngày 05 tháng 3 năm 1991 bằng tiếng Anh và tiếng Việt Nam, hai bản có giá trị như nhau.

Phụ lục A :

(1) Tòa án Trọng tài quy định tại Điều 11 sẽ gồm ba thành viên được chỉ định như sau:

(a) Mỗi Bên ký kết sẽ chỉ định một Trọng tài viên;

(b) Hai Trọng tài viên do hai Bên ký kết chỉ định, trong vòng 30 ngày kể từ ngày chỉ định trọng tài viên thứ hai trong hai trọng tài viên đó, sẽ thỏa thuận chọn một trọng tài viên thứ ba là công dân của nước thứ ba có quan hệ ngoại giao với hai Bên ký kết;

(c) Các Bên ký kết trong vòng 30 ngày kể từ ngày chọn trọng tài viên thứ ba, sẽ chuẩn y việc chọn trọng tài viên đó sẽ là Chủ tịch của Tòa án.

(2) Việc tố tụng trọng tài sẽ được bắt đầu kể từ ngày Bên ký kết tham gia tranh chấp thông báo cho Bên ký kết kia bằng văn bản qua con đường ngoại giao về việc khởi xướng tố tụng. Thông báo đó sẽ bao gồm một phần trình bày các cơ sở của yêu cầu, nội dung của yêu cầu và tên của trọng tài viên đó Bên ký kết khởi xướng tố tụng chỉ định. Trong vòng 60 ngày kể từ ngày gửi thông báo đó, Bên ký kết kia sẽ thông báo cho Bên ký kết khởi xướng tố tụng tên của trọng tài viên do Bên đó chỉ định.

(3) Nếu trong thời hạn quy định tại điểm (1) (c ) và điểm (2) của phần Phụ lục này mà các việc chỉ định cần thiết không được thực hiện hoặc các sự chuẩn y cần thiết không được đưa ra thì mỗi Bên ký kết có thể yêu cầu Chủ tịch Tòa án quốc tế tiến hành việc chỉ định cần thiết. Nếu ông Chủ tịch là công dân của một trong hai Bên ký kết hoặc vì lý do gì đó không thực hiện được chức năng đó, thì ông Phó Chủ tịch sẽ được yêu cầu tiến hành việc chỉ định. Nếu ông Phó Chủ tịch là công dân của một trọng hai Bên ký kết hoặc vì lý do gì đó không thực hiện được chức năng đó, thì một thành viên của Tòa án quốc tế có thâm niên cao nhất, mà không phải là công dân của một trong hai Bên ký kết sẽ được mời để tiến hành việc chỉ định.

(4) Trong trường hợp bất kỳ trọng tài viên nào được chỉ định theo quy định của Phần Phụ lục này, từ chối việc chỉ định hoặc bị cản trở không thực hiện được chức năng đó, một trọng tài viên thay thế sẽ được chỉ định theo cách đã được quy định cho việc chỉ định trọng tài viên được thay thế và trong tài viên thay thế đó sẽ có đầy đủ các quyền hạn và nghĩa vụ của trọng tài viên được thay thế.

(5) Tòa án trọng tài sẽ triệu tập vào thời gian và tại nơi do Chủ tịch Tòa án quyết định. Sau đó, Tòa án Trọng tài sẽ xác định nơi xét xử và thời điểm xét xử.

(6) Tòa án trọng tài sẽ quyết định mọi vấn đề có liên quan đến thẩm quyền của họ và, tuỳ theo thỏa thuận giữa các Bên ký kết, sẽ xác định thủ tục của họ.

(7) Trước khi Tòa án Trọng tài ra phán quyết, trong bất kỳ giai đoạn nào của qúa trình tố tụng, Tòa án trọng tài có thể kiến nghị các Bên ký kết rằng vụ tranh chấp được giải quyết bằng thông qua hòa giải. Tòa án Trọng tài sẽ ra phán quyết trên cơ sở đa số phiếu có lưu ý đến các điều khoản của Hiệp định này; các Hiệp định quốc tế mà cả hai Bên ký kết đều tham gia, và các nguyên tắc chung được công nhận của Luật quốc tế.

(8) Mỗi Bên ký kết sẽ chịu chi phí cho trọng tài viên do mình chỉ định. Chi phí cho Chủ tịch Tòa án và các chi phí khác có liên quan đến việc xét xử sẽ do hai Bên ký kết cùng chịu bằng nhau. Tuy nhiên, Hội đồng Tòa án có thể quyết định là một trong hai Bên ký kết sẽ phải chịu chi phí cao hơn.

(9) Tòa án trọng tài sẽ dành cho các Bên ký kết một sự điều trần công bằng. Việc đó có thể dẫn đến một phán quyết về lỗi của một Bên ký kết. Các phán quyết sẽ được công bố dưới hình thức văn bản viết và được trình bày dưới hình thức pháp lý. Mỗi Bên ký kết sẽ nhận được một bản sao phán quyết đã được ký.

(10) Phán quyết của Tòa án trọng tài là cuối cùng và có hiệu lực thi hành bắt buộc đối với các Bên ký kết.

Phụ lục B :

(1) Tòa án Trọng tài quy định tại điểm (2) (c ) của Điều 12 sẽ bao gồm 3 thành viên được chỉ định như sau:

(a) Mỗi Bên tranh chấp sẽ chỉ định một trong tài viên;

(b) Các trọng tài viên do các Bên tranh chấp chỉ định, trong vòng 30 ngày kể từ ngày chỉ định trọng tài viên sau cùng sẽ thỏa thuận chọn một trọng tài viên là công dân của một nước thứ ba có quan hệ ngoại giao với hai Bên ký kết làm Chủ tịch của Tòa án.

(2) Qúa trình tố tụng trọng tài sẽ được bắt đầu bởi một thông báo viết trình bày về các cơ sở của yêu cầu, nội dung của yêu cầu và tên của trọng tài viên do Bên khởi xướng việc tố tụng chỉ định.

(3) Nếu một Bên tranh chấp nhận thông báo bằng văn bản từ Bên tranh chấp kia về việc khởi xướng việc tố tụng trọng tài và về việc chỉ định trọng tài viên, thì trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận thông báo đó Bên tranh chấp này sẽ chỉ định trọng tài viên của mình, hoặc nếu, trong vòng 60 ngày kể từ ngày một Bên tranh chấp đưa ra thông báo bằng văn bản khởi xướng việc tố tụng trọng tài không đạt được một thỏa thuận về việc chọn Chủ tịch của Tòa án, mỗi Bên tranh chấp có thể yêu cầu Tổng Thư ký của Trung tâm Quốc tế về giải quyết tranh chấp đầu tư tiến hành việc chỉ định cần thiết.

(4) Trong trường hợp bất kỳ trọng tài viên nào được chỉ định theo quy định của Phụ lục này, từ chối việc chỉ định hoặc không có khả năng thực hiện chức năng, một trọng tài viên thay thế sẽ được chọn theo cách thức được xác định cho việc chỉ định trọng tài viên ban đầu và trọng tài viên thay thế sẽ có đầy đủ các quyền hạn và nghĩa vụ của trọng tài viên được thay thế.

(5) Tòa án trọng tài, phù hợp với các điều khoản của các thỏa thuận giữa các Bên tranh chấp, sẽ xác định thủ tục của mình theo những quy định của thủ tục của Công ước 1965 về giải quyết các tranh chấp đầu tư giữa Nhà nước và công dân của nước khác.

(6) Tòa án Trọng tài sẽ quyết định tất cả các vấn đề có liên quan đến thẩm quyền của họ.

(7) Trước khi Tòa án trọng tài ra phán quyết, trong bất kỳ giai đoạn nào của qúa trình tố tụng, Tòa án có thể kiến nghị các Bên tranh chấp rằng vụ tranh chấp sẽ được giải quyết bằng hòa giải. Tòa án trong tài phán quyết theo đa số phiếu có lưu ý đến các điều khoản của Hiệp định này, các thỏa thuận giữa các Bên tranh chấp và các luật quốc gia có liên quan của Bên ký kết chấp thuận đầu tư.

(8) Phán quyết của Tòa án là cuối cùng và sẽ được thi hành trên lãnh thổ của mỗi Bên ký kết phù hợp với luật nước đó.

(9) Mỗi Bên tranh chấp sẽ chịu chi phí cho Trọng tài viên do mình chỉ định, Chi phí cho Chủ tịch Tòa án và các chi phí khác có liên quan đến việc xét xử do các Bên cùng chịu bằng nhau. Tuy nhiên, Tòa án trọng tài có thể quyết định là một trong các Bên sẽ chịu chi phí cao hơn.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Hiệp định về thúc đẩy và bảo hộ đầu tư giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Austraylia

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.568

DMCA.com Protection Status
IP: 18.188.183.21
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!