Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: Khongso Loại văn bản: Điều ước quốc tế
Nơi ban hành: Chính phủ Cộng hoà Liên bang Đức, Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Người ký: ***
Ngày ban hành: 03/04/1993 Ngày hiệu lực:
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HIỆP ĐỊNH

VỀ KHUYẾN KHÍCH VÀ BẢO HỘ ĐẦU TƯ LẪN NHAU GIỮA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CỘNG HOÀ LIÊN BANG ĐỨC (1993).

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng Hòa Liên Bang Đức,

Với mong muốn tăng cường hợp tác kinh tế giữa hai nước,

Với mong muốn tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư của công dân hay công ty của nước này trên lãnh thổ của nước kia,

Nhận thức rằng việc khuyến khích và bảo hộ bằng Hiệp định các khoản đầu tư này là thích hợp để làm sống động các hoạt động kinh tế kể cả sáng kiến kinh tế tư nhân và tăng cường sự phồn thịnh của nhân dân hai nước,

Đã thỏa thuận như sau:

Điều 1. Theo mục đích của Hiệp định này

1. Thuật ngữ "đầu tư" bao gồm tất cả các giá trị tài sản, cụ thể là:

a) Sở hữu về động sản và bất động sản, cũng như các quyền sở hữu hiện vật khác như quyền cầm cố và thế chấp;

b) Cổ phần và các hình thức tham gia khác vào công ty;

c) Yêu sách về tiền được sử dụng để tạo ra giá trị kinh tế hoặc yêu sách về dịch vụ có giá trị kinh tế;

d) Các quyền sở hữu về trí tuệ, đặc biệt như quyền tác giả, patent, mẫu sử dụng, và mô hình vật dụng, nhãn hiệu, tên thương mại, bí quyết vận hành và kinh doanh, quy trình kỹ thuật, know-how và đặc quyền kế nghiệp;

e) Các địa nhượng theo công pháp, bao gồm cả địa nhượng về thăm dò và khai thác;

Sự thay đổi hình thức mà theo đó các giá trị tài sản được đầu tư, không làm ảnh hưởng đến tính chất của chúng là đầu tư.

2. Thuật ngữ "thu nhập" chỉ bất kỳ một khoản thu nào phát sinh từ việc đầu tư trong một khoảng thời gian nhất định như lợi nhuận, lãi cổ phần, lãi tiền vay, tiền bản quyền hay các khoản thanh toán khác.

3. Thuật ngữ "công dân" chỉ:

a) Về phía Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam: những thể nhân mang quốc tịch Việt Nam phù hợp với các quy định của luật pháp Việt Nam;

b) Về phía Cộng hòa Liên bang Đức: người Đức theo tinh thần của Hiến pháp Cộng hòa Liên bang Đức.

4. Thuật ngữ "công ty" chỉ:

a) Về phía Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam: bất kỳ một pháp nhân nào được thành lập theo luật pháp Việt Nam và có trụ sở đặt trên lãnh thổ Việt Nam.

b) Về phía Cộng hòa Liên bang Đức: bất kỳ cũng như bất kỳ một công ty nào hay các công ty hay hiệp hội nào có hoặc không có tư cách pháp nhân, có trụ sở đặt tại Cộng hòa Liên bang Đức, không phân biệt mục đích hoạt động của các công ty trên là tạo ra hoặc không tạo ra lợi nhuận.

Điều 2

(1) Mỗi bên ký kết sẽ khuyến khích theo khả năng của mình việc đầu tư của công dân hay công ty của Bên ký kết kia trên lãnh thổ của nước mình và sẽ cho phép việc đầu tư đó được thực hiện phù hợp với luật pháp của nước mình. Các đầu tư sẽ được hưởng sự đối xử công bằng và thỏa đáng trong mọi trường hợp.

(2) Đầu tư của các công dân hoặc công ty của một Bên ký kết đã được phép thực hiện trên lãnh thổ của Bên ký kết kia phù hợp với luật pháp ở đó sẽ được Hiệp định này bảo hộ đầy đủ.

(3) Mỗi Bên ký kết hoàn toàn không tiến hành các biện pháp tùy tiện hay phân biệt đối xử làm ảnh hưởng đến việc quản lý, chi dùng, sử dụng hoặc tận dụng khoản vốn đầu tư của công dân hay công ty của Bên ký kết kia trên lãnh thổ nước mình.

Điều 3

(1) Mỗi Bên ký kết đối xử với đầu tư thuộc sở hữu hay thuộc sự chi phối của công dân hay công ty của Bên ký kết kia trên lãnh thổ nước mình không kém thuận lợi hơn so với đầu tư của công dân và công ty nước mình hay so với đầu tư của công dân và công ty nước thứ ba.

(2) Đối với các hoạt động liên quan tới đầu tư trên lãnh thổ của mình, mỗi Bên ký kết đối xử với công dân hay công ty của Bên ký kết kia không kém thuận lợi hơn so với công dân và công ty của mình hay so với công dân và công ty nước thứ ba.

(3) Chỉ có các trường hợp nêu tại Nghị định thư kèm theo Hiệp định này mới được có ngoại lệ đối với các nguyên tắc của các khoản 1 và 2.

(4) Sự đối xử trên không bao hàm các đặc quyền mà mỗi Bên ký kết dành cho công dân hay công ty của nước thứ ba do việc nước này là thành viên hoặc liên kết với một liên minh thuế quan hay kinh tế, một thị trường chung hay một khu vực tự do thương mại.

(5) Sự đối xử nêu ở Điều này không bao hàm những ưu đãi mà một Bên ký kết dành cho công dân hay công ty của nước thứ ba trên cơ sở của Hiệp định không đánh thuế trùng hoặc các thỏa thuận khác về các vấn đề thuế.

Điều 4

(1) Trên lãnh thổ của Bên ký kết kia, đầu tư của công dân hay công ty của một Bên ký kết được hưởng sự bảo hộ và an toàn đầy đủ.

(2) Đầu tư của công dân hay công ty của một Bên ký kết trên lãnh thổ của Bên ký kết kia chỉ bị trưng dụng, quốc hữu hóa hay chịu các biện pháp khác có tác động tự như trưng dụng hoặc quốc hữu hóa trong trường hợp phục vụ công ích và được bồi thường. Các khoản bồi thường phải tương ứng với giá trị của phần đầu tư bị trưng dụng vào thời điểm ngay trước khi thực sự hoặc bị đe doạ trưng dụng, quốc hữu hóa hoặc các biện pháp tương tự khác được công bố chính thức. Các khoản bồi thường phải được trả ngay và chịu lãi cho đến thời điểm thanh toán theo lãi suất thông thường của Ngân hàng; các khoản bồi thường phải thực sự có giá trị sử dụng và được tự do chuyển đổi. Chậm nhất là vào thời điểm tiến hành trưng dụng, quốc hữu hóa hay các biện pháp tương tự khác phải dự tính một cách thích hợp về việc xác định và thực hiện các khoản bồi thường. Tính hợp pháp của việc trưng dụng, quốc hữu hóa hay của các biện pháp tương tự khác và mức bồi thường phải có thể được kiểm tra lại theo một trình tự tố tụng.

(3) Công dân hay công ty của một Bên ký kết bị thiệt hại về đầu tư do chiến tranh hay các cuộc xung đột vũ trang, các cuộc cách mạng, tình trạng khẩn cấp hay tình trạng nổi loạn khác trên lãnh thổ của Bên ký kết kia, sẽ được Bên ký kết nơi đó đối xử không kém thuận lợi hơn so với công dân hay công ty của mình trong việc hoàn trả, đền bù, bồi thường hay thực hiện các biện pháp bù đắp tương tự khác. Các khoản nói trên phải được tự do chuyển đổi.

(4) Đối với các trường hợp quy định ở điều này, công dân hay công ty của một Bên ký kết được hưởng các điều kiện ưu đãi nhất trên lãnh thổ của Bên ký kết kia.

Điều 5

Mỗi Bên ký kết đảm bảo cho công dân hay công ty của Bên ký kết kia được tự do chuyển các khoản thanh toán có liên quan tới đầu tư, đặc biệt là:

a) Vốn và các khoản đóng góp thêm để duy trì hay mở rộng việc đầu tư;

b) Thu nhập;

c) Các khoản để trả tiền vay;

d) Các khoản thu từ việc thanh lý hay bán toàn bộ hay từng phần của đầu tư;

e) Các khoản bồi thường đã được dự liệu ở Điều 4.

Điều 6

Trong trường hợp Bên ký kết này thanh toán cho công dân hay công ty của mình trên cơ sở một bảo lãnh về đầu tư trên lãnh thổ của Bên ký kết kia, thì Bên ký kết kia công nhận việc chuyển giao tất cả các quyền hay yêu sách của công dân hay công ty đó theo luật pháp hay trên cơ sở các thỏa thuận mang tính pháp lý sang cho Bên ký kết này, mà không ảnh hưởng đến quyền của Bên ký kết này theo Điều 10. Ngoài ra, Bên ký kết kia công nhận việc thay thế của Bên ký kết này đối với tất cả các quyền hay yêu sách (yêu sách chuyển giao), trong phạm vi mà đối tượng được thay thế có quyền thực hiện. Việc chuyển giao các khoản thanh toán trên cơ sở các yêu sách chuyển giao áp dụng theo các khoản 2 và 3 của Điều 4 và theo Điều 5.

Điều 7

(1) Việc chuyển ra nước ngoài theo quy định của Điều 4 khoản 2 hoặc khoản 3, Điều 5 hoặc Điều 6 được thực hiện không chậm chễ theo các tỷ giá chính thức tương ứng.

(2) Tỷ giá này, phải phù hợp với tỷ giá chéo "cross rate" được hình thành từ các tỷ giá chuyển đổi tương ứng do Qũy tiền tệ Quốc tế đưa ra vào thời điểm thanh toán chuyển, trên cơ sở chuyển đổi các đồng tiền liên quan trong "quyền rút vốn đặc biệt".

Điều 8

(1) Trong trường hợp các quy định chung hay đặc biệt theo luật pháp của một Bên ký kết hoặc theo các nghĩa vụ của luật pháp quốc tế, tồn tại bên cạnh Hiệp định giữa các Bên ký kết hoặc sẽ được hình thành trong tương lai, mà theo đó đầu tư của công dân hay công ty của Bên ký kết kia được hưởng một sự đối xử thuận lợi hơn so với Hiệp định này, thì quy định đó sẽ được áp dụng, trong chừng mực có thuận lợi hơn.

(2) Mỗi Bên ký kết sẽ thực hiện mọi nghĩa vụ khác mà họ đã cam kết với đầu tư của công dân hay công ty của Bên ký kết kia trên lãnh thổ của mình.

Điều 9

Hiệp định này áp dụng cả đối với các đầu tư do công dân hay công ty của một Bên ký kết đã tiến hành trước khi Hiệp định này có hiệu lực trên lãnh thổ của Bên ký kết kia phù hợp với luật pháp của Bên đó.

Điều 10

(1) Trong chừng mực có thể, những tranh chấp giữa các Bên ký kết về giải thích hay áp dụng Hiệp định này cần được giải quyết thông qua Chính phủ của hai Bên ký kết.

(2) Nếu như việc tranh chấp không giải quyết được thông qua cách trên, thì theo yêu cầu của một trong hai Bên ký kết việc tranh chấp sẽ được đưa ra Tòa án trọng tài.

(3) Tuỳ theo từng trường hợp Tòa án trọng tài được thành lập bằng cách mỗi Bên ký kết cử một trọng tài viên và 2 trọng tài viên đó sẽ thỏa thuận chọn một công dân của một nước thứ ba là Chủ tịch Tòa án trọng tài và phải được Chính phủ hai Bên ký kết chấp thuận. Việc cử trọng tài viên được tiến hành trong thời hạn 02 tháng, đối với Chủ tịch trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày một trong các Bên ký kết thông báo cho Bên ký kết kia ý định đưa vụ tranh chấp ra Tòa án trọng tài.

(4) Nếu thời hạn ghi ở khoản 3 trên không được thi hành, trong trường hợp không có một thỏa thuận nào khác, mỗi Bên ký kết có thể yêu cầu Chủ tịch Tòa án Quốc tế thực hiện việc chỉ định cần thiết. Nếu Chủ tịch Tòa án Quốc tế là công dân của một trong hai Bên ký kết hay bị cản trở vì một lý do khác, thì Phó Chủ tịch thực hiện việc chỉ định. Nếu Phó Chủ tịch cũng là công dân của một trong hai Bên ký kết hay cũng bị cản trở, thì một thành viên của Tòa án này sẽ thứ tự cấp bậc kế tiếp, mà không phải là công dân của một trong hai Bên ký kết, sẽ thực hiện việc chỉ định.

(5) Tòa án trọng tài quyết định theo đa số phiếu. Quyết định của Tòa án trọng tài là ràng buộc. Mỗi Bên ký kết chịu chi phí cho thành viên của mình cũng như cho đại diện của mình trong qúa trình tố tụng; chi phí cho Chủ tịch cũng như các chi phí khác do hai Bên cùng chịu bằng nhau. Tòa án trọng tài có thể có quy định khác về án phí. Ngoài ra, Tòa án trọng tài tự quy định thủ tục tố tụng của mình.

(6) Nếu cả hai Bên ký kết đều tham gia Công ước ngày 18 tháng 3 năm 1965 về giải quyết tranh chấp về đầu tư giữa Nhà nước và công dân của nước khác, thì theo quy định tai Điều 27 khoản 1 của Công ước, việc đệ trình vụ tranh chấp lên Tòa án trọng tài nêu trên không được đề cập đến trong trường hợp đã đạt được thỏa thuận giữa công dân hay công ty của một Bên ký kết với Bên ký kết kia, theo Điều 25 của Công ước. Quy định trên không làm ảnh hưởng tới khả năng đệ trình vụ tranh chấp lên Tòa án trọng tài nêu trên trong trường hợp không tôn trọng quyết định của Tòa án trọng tài theo quy định của Công ước (Điều 27) hay trong trường hợp có sự thế quyền theo luật định hay theo thỏa thuận pháp lý theo Điều 6 của Hiệp định này.

Điều 11

(1) Trong chừng mực có thể được, tranh chấp liên quan đến đầu tư giữa một Bên ký kết với công dân hay công ty của Bên ký kết, cần được giải quyết ổn thỏa giữa hai Bên tranh chấp.

(2) Nếu vụ tranh chấp không được giải quyết trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày vụ tranh chấp được đưa ra bởi một trong hai Bên tranh chấp, thì theo yêu cầu của công dân hay công ty của Bên ký kết kia, vụ tranh chấp đó sẽ được đưa ra giải quyết theo thủ tục trọng tài . Nếu như không có thỏa thuận nào khác giữa các Bên, thì các quy định của Điều 10 từ khoản 3 đến khoản 5 được áp dụng tương ứng theo cách sau: mỗi Bên tranh chấp cử thành viên vào Tòa án trọng tài theo Điều 10, khoản 3 và nếu như thời hạn quy định ở Điều 10, khoản 3 không được thi hành, trong trường hợp không có thỏa thuận nào khác thì mỗi Bên tranh chấp có quyền yêu cầu Chủ tịch Tòa án trọng tài của Phòng Thương mại Quốc tế ở Paris thực hiện việc chỉ định trên. Phán quyết của Trọng tài sẽ được thi hành theo luật quốc gia.

(3) Bên ký kết Hiệp định có tham gia tranh chấp không được viện cớ phản đối trong qúa trình tố tụng hay trong qúa trình thi hành phán quyết do việc công dân hay công ty của Bên ký kết kia đã nhận bồi thường từ công ty bảo hiểm cho một phần hay toàn bộ các thiệt hại.

(4) Trong trường hợp hai Bên ký kết tham gia công ước ngày 18 tháng 03 năm 1965 về giải quyết tranh chấp về đầu tư giữa Nhà nước và công dân nước kia, thì các tranh chấp theo Điều này phải được giải quyết theo thủ tục trọng tài trong khuôn khổ của Công ước nêu trên, trừ khi các Bên tranh chấp có một thỏa thuận khác; mỗi Bên ký kết tuyên bố tán thành một thủ tục như vậy.

Điều 12

Hiệp định này vẫn có hiệu lực không phụ thuộc vào việc giữa hai Bên ký kết có quan hệ ngoại giao hoặc quan hệ lãnh sự hay không.

Điều 13

(1) Hiệp định này phải được phê duyệt; văn bản phê duyệt sẽ được trao đổi thật sớm tại Bonn.

(2) Hiệp định này có hiệu lực sau 01 tháng kể từ ngày trao đổi các văn bản phê duyệt. Hiệp định có hiệu lực trong 10 năm; sau thời hạn đó, Hiệp định mặc nhiên được gia hạn tiếp không hạn định, nếu một trong hai Bên ký kết không tuyên bố bằng văn bản hủy Hiệp định này trong thời gian 12 tháng trước khi thời hạn của Hiệp định kết thúc. Sau 10 năm. mỗi Bên ký kết có thể tuyên bố hủy Hiệp định vào bất kỳ lúc nào trong một thời hạn là 12 tháng.

(3) Các điều khoản từ Điều 1 đến Điều 12 của Hiệp định này vẫn có hiệu lực đối với các đầu tư được thực hiện trước khi Hiệp định này hết thời hạn trong một thời gian là 20 năm nữa kể từ ngày Hiệp định hết hiệu lực.

Làm tại Hà Nội, ngày 03 tháng 04 năm 1993 bằng hai bản gốc, bằng tiếng Việt và tiếng Đức, hai bản có giá trị như nhau.

 

THAY MẶT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

THAY MẶT
CỘNG HOÀ LIÊN BANG ĐỨC

 

NGHỊ ĐỊNH THƯ

Khi ký kết Hiệp định giữa Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức về việc khuyến khích và bảo hộ đầu tư lẫn nhau, những người được ủy quyền ký kết còn thỏa thuận các điều khoản sau đây có giá trị như là một phần cấu thành của Hiệp định này.

(1) Về Điều 1

a) Về thu nhập từ đầu tư và trong trường hợp tái đầu tư, thì kể cả thu nhập từ việc tái đầu tư, được hưởng sự bảo hộ giống như đối với đầu tư.

b) Không ảnh hưởng đến các thủ tục xác định quốc tịch , đặc biệt được coi là công dân của mỗi Bên ký kết bất kỳ cá nhân nào có hộ chiếu quốc gia do cơ quan có thẩm quyền của Bên ký kết đó cấp.

(2) Về Điều 2

Hiệp định này cũng được áp dụng trong các khu vực của vùng đặc khu kinh tế và thềm lục địa, nếu như tại các khu vực này Luật pháp quốc tế cho phép các Bên ký kết thực hiện các quyền tự chủ hay quyền tài phán.

(3) Về Điều 3

a) Đặc biệt "Hoạt động" theo tinh thần của Điều 3, khoản 2 được thừa nhận là, nhưng không chỉ là việc quản lý và sử dụng đầu tư. Khi cho phép đầu tư đối với một công dân hoặc công ty của Bên ký kết kia, mỗi Bên ký kết có thể quy định những điều kiện khác với những điều kiện áp dụng cho công dân hoặc công ty trong nước. Các điều kiện này, đặc biệt là những hạn chế về mua sắm các loại, cản trở việc tiêu thụ hoặc là các biện pháp tương tự, sau khi đã ban hành, không được thay đổi dẫn đến bất lợi cho công dân hoặc công ty của Bên ký kết kia. Các biện pháp được thi hành trên cơ sở trật tự và an toàn công cộng, bảo vệ sức khoẻ nhân dân hay phong tục tập quán không được coi là một sự đối xử "kém thuận lợi hơn" theo tinh thần của Điều

b) Các quy định của Điều 3 liên quan đến các ưu đãi về thuế, miễn và giảm thuế không áp dụng cho các cá nhân và công ty có trụ sở trên lãnh thổ của Bên ký kết kia mà theo Luật thuế của nước đó chỉ áp dụng cho những cá nhân và công ty có trụ sở trên lãnh thổ của nước đó.

c) Mỗi Bên ký kết sẽ xét duyệt một cách thiện chí trong khuôn khổ pháp luật của nước đó các đơn xin nhập cảnh và đơn xin cư trú của công dân của một trong các Bên ký kết, có liên quan đến đầu tư trên lãnh thổ của Bên ký kết kia; điều này cũng được áp dụng đối với những người làm công của một Bên ký kết muốn nhập cảnh và cư trú tại Bên ký kết kia để làm việc như người làm công. Các đơn xin cấp giấy phép làm việc cũng sẽ được xét duyệt một cách thiện chí.

(4) Về Điều 4

Quyền được bồi thường phát sinh cả trong trường hợp, nếu dùng các biện pháp của Nhà nước can thiệp và công ty là đối tượng của đầu tư và qua đó giá trị kinh tế của nó bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

(5) Về Điều 5

Trong trường hợp có những khó khăn đặc biệt trong cán cân thanh toán, Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, trong một khoảng thời gian không vượt qúa 3 năm có thể giới hạn việc tự do chuyển thu nhập từ việc bán hoặc thanh lý khoản đầu tư hợp lý theo Điều 5d; trong trường hợp này, sẽ bảo đảm việc bán hàng năm cho chuyển 33 1/3% tổng số giá trị phải chuyển.

Theo yêu cầu của nhà đầu tư, khoản tiền không được chuyển sẽ được ghi vào một tài khoản ngoại tệ và được tính lãi suất theo lãi suất phổ biến của ngân hàng.

(6) Về Điều 7

"Không chậm trễ" theo quy định ở Điều 7, khoản 1 được hiểu là việc chuyển được thực hiện trong một khoảng thời hạn thông thường là cần thiết để làm thủ tục chuyển đổi; thời hạn đó được tính từ thời điểm nộp đơn xin chuyển và trong mọi trường hợp không được kéo dài qúa 2 tháng.

(7) Đối với việc vận chuyển hàng hóa và người trong đầu tư, mỗi Bên ký kết sẽ không đình chỉ hay cản trở các công ty vận tải của Bên ký kết kia, và nếu cần thiết, sẽ cấp giấy phép vận chuyển:

a) Hàng hóa được trực tiếp xác định cho đầu tư theo tinh thần của Hiệp định này, hay hàng hóa do một công ty hay theo yêu cầu của một công ty mua trên lãnh thổ của mỗi Bên ký kết hay một nước thứ ba, mà trong đó có chứa đựng các giá trị tài sản theo tinh thần của Hiệp định này;

b) Các cá nhân đi lại trong mỗi quan hệ đối với việc đầu tư.

Làm tại Hà Nội, ngày 03 tháng 04 năm 1993 bằng hai bản gốc bằng tiếng Việt và tiếng Đức, hai bản có giá trị như nhau.

 

THAY MẶT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

THAY MẶT
CỘNG HOÀ LIÊN BANG ĐỨC

 

BỘ NGOẠI GIAO
-------

SAO Y BẢN CHÍNH

"Để báo cáo, Để thực hiện".

Số: 37/LPQT

Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 1993

 

 

Nơi gửi: 
- VP Chính phủ,
- UBNN HT-ĐT,
- Bộ Tài chính,
- Bộ Thương mại,
- Bộ Tư Pháp
- Ngân hàng Nhà nước,
- Ngân hàng Ngoại thương,
- Tổng cục Hải quan,
- ĐSQ VN tại Đức,
- Vụ TBAU,
- LPQT,
- LT (12)

TL. BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ LP VÀ ĐU QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Lê Văn Thịnh

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư lẫn nhau giữa Việt Nam và Đức (1993).

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.856

DMCA.com Protection Status
IP: 52.14.209.100
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!