Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: Khongso Loại văn bản: Điều ước quốc tế
Nơi ban hành: Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Cộng hoà Phần Lan Người ký: ***
Ngày ban hành: 13/09/1993 Ngày hiệu lực:
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HIỆP ĐỊNH

VỀ KHUYẾN KHÍCH VÀ BẢO HỘ ĐẦU TƯ LẪN NHAU GIỮA CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ PHẦN LAN (1993).

Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ cộng hòa Phần Lan mong muốn tăng cường hợp tác kinh tế vì lợi ích của cả hai nước, và duy trì những điều kiện công bằng và thỏa đáng đối với những đầu tư của các nhà đầu tư Bên ký kết này trên lãnh thổ của Bên ký kết kia,nhận thấy rằng việc xúc tiến và bảo hộ lẫn nhau cho những đầu tư như vậy sẽ hỗ trợ cho sự mở rộng các quan hệ kinh tế giữa hai Bên ký kết và khuyến khích các hoạt động đầu tư, đã đồng ý như sau:

Điều 1. Định nghĩa

Theo tinh thần của Hiệp định này, các thuật ngữ được hiểu như sau, trừ khi ngữ cảnh có đòi hỏi khác:

(1) Thuật ngữ "đầu tư" có nghĩa là bất cứ loại tài sản nào được đầu tư bởi nhà đầu tư của Bên ký kết này trên lãnh thổ của Bên ký kết kia, với điều kiện là sự đầu tư đó được thực hiện với Luật pháp và qui định của Bên ký kết kia, bao gồm đặc biệt, nhưng không chỉ giới hạn là:

a) quyền sở hữu động sản và bất động sản cũng như bất cứ quyền sở hữu tài sản nào khác, như thế chấp, thế nợ, cầm cố, quyền hoa lợi và những quyền tương tự bao gồm cả quyền sở hữu tài sản theo hợp đồng thuê;

b) cổ phần và những khoản lãi khác của Công ty;

c) chứng từ sở hữu về tiền hoặc bất kỳ trái vụ nào có giá trị kinh tế;

d) quyền sở hữu trí tuệ, qui trình công nghệ, tên thương mại, bí quyết, đặc quyền kế nghiệp và những quyền tương tự khác;

e) những tô nhượng kinh doanh theo luật, những quyết định hành chính hoặc các quyền theo hợp đồng, bao gồm cả các tô nhượng về tìm kiếm, phát triển, tinh chế, hoặc khai thác các tài nguyên thiên nhiên.

(2) Thuật ngữ "thu nhập" có nghĩa là số lượng tiền thu được từ đầu tư, bao gồm đặc biệt, mặc dù không phải tất cả những khoản sinh lời từ vốn, lợi nhuận, lãi do cho vay, lãi cổ phần, thu nhập từ lixăng, tiền bản quyền và các loại phí hoặc các khoản thu nhập hiện tại khác.

(3) Thuật ngữ "nhà đầu tư" có nghĩa là:

a) bất kỳ thể nhân nào là công dân của một Bên ký kết phù hợp với luật pháp nước đó; và

b) bất kỳ pháp nhân nào có trụ sở tại lãnh thổ mỗi Bên ký kết.

(4) Thuật ngữ "lãnh thổ" có nghĩa là lãnh thổ quốc gia của mỗi Bên ký kết, bao gồm cả đáy biển và lòng đất, mà ở đó phù hợp với Luật pháp quốc tế Bên ký kết thực hiện quyền chủ quyền hoặc quyền tài phán.

Điều 2. Khuyến khích và bảo hộ đầu tư

1) Mỗi Bên ký kết sẽ, trên cơ sở chính sách chung trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài, khuyến khích những đầu tư của nhà đầu tư Bên ký kết kia trên lãnh thổ của mình và sẽ tiếp nhận những đầu tư đó phù hợp với Luật pháp của mình.

2) Mỗi Bên ký kết sẽ luôn luôn đảm bảo đối xử công bằng và thỏa đáng đối với những đầu tư của các nhà đầu tư của Bên ký kết kia và sẽ không làm ảnh hưởng tới việc quản lý, duy trì. sử dụng, hưởng hoặc định đoạt những đầu tư đó, cũng như tới việc có những hàng hóa hoặc dịch vụ và bán sản phẩm của họ, bằng những biện pháp bất hợp lý hoặc phân biệt đối xử.

3) Nhằm tạo điều kiện thuận lợi để xác định khả năng tài chính và kết qủa của các hoạt động liên quan tới đầu tư trên lãnh thổ của một trong các Bên ký kết, Bên ký kết này, mặc dù có những yêu cầu của nước mình về kế toán và kiểm toán, vẫn cho phép sự đầu tư được áp dụng chế độ kế toán và kiểm toán phù hợp với tiêu chuẩn mà quốc gia của nhà đầu tư yêu cầu và theo tiêu chuẩn đã được quốc tế công nhận như Tiêu chuẩn kế toán quốc tê (IAS) do Uỷ ban tiêu chuẩn kế toán quốc tế đưa ra. Kết qủa của việc kế toán kiểm toán như vậy sẽ được áp dụng tự do đối với nhà đầu tư.

Điều 3

1) Mỗi Bên ký kết sẽ áp dụng cho những đầu tư của nhà đầu tư Bên ký kết kia trên lãnh thổ của mình sự đối xử không kém thuận lợi hơn so với sự đối xử dành cho những đầu tư của các nhà đầu tư thuộc các nước thứ ba .

2) Mặc dù có những quy định tại khoản 1 của Điều này, một Bên ký kết mà đã ký kết một Hiệp định về việc thành lập liên minh thuế quan hoặc khu thương mại tự do thì sẽ được phép tuỳ ý đối xử thuận lợi hơn cho những đầu tư của các nhà đầu tư thuộc nước hoặc các nước là thành viên ký kết các Hiệp định đã nêu trên hoặc những đầu tư của các nhà đầu tư thuộc một số nước đó.

3) Những qui định tại khoản 1 của Điều này sẽ không bao hàm nghĩa vụ của một Bên ký kết danh cho những nhà đầu tư của Bên ký kết kia của bất kỳ sự đối xử thuận lợi, ưu đãi, hay đặc quyền nào do bất cứ một hiệp định hay thỏa thuận quốc tế nào liên quan đến toàn bộ hoặc chủ yếu việc đánh thuế, đem lại.

Điều 4. Sự tước đoạt quyền sở hữu

1) Không Bên ký kết nào được thực hiện bất kỳ biện pháp nào tước đoạt trực tiếp hoặc gián tiếp đầu tư của nhà đầu tư thuộc Bên ký kết kia, trừ khi tuân theo các điều kiện sau đây:

a) những biện pháp đó được thực hiện vì lợi ích công cộng và theo đúng thủ tục luật pháp;

b) những biện pháp đó mà không có tính chất phân biệt đối xử; và

c) những biện pháp đó được kèm theo những qui định về đền bù nhanh chóng, tương đương và có hiệu qủa.

2) Sự đền bù đối với những trường hợp nêu tại khoản 1 của Điều này sẽ được tính theo giá trị trường thỏa đáng của đầu tư bị tước đoạt quyền sở hữu tại thời điểm ngay trước khi tiến hành việc tước đọat quyền sở hữu hoặc quyết định tước đoạt quyền sở hữu được công bố. Việc đền bù sẽ bao gồm cả lãi tính theo lãi suất Liên Ngân hàng quốc tế Luân Đôn (LIBOR) đối với tiền gửi 3 tháng, bằng đồng tiền tương ứng tính từ ngày tước đoạt quyền sở hữu hoặc tổn thất cho đến ngày thanh toán.

Điều 5. Đền bù đối với những tổn thất

1) Những nhà đầu tư của mỗi Bên ký kết có đầu tư trên lãnh thổ của Bên ký kết kia bị tổn thất do xung đột vũ trang, bao gồm chiến tranh, tình trạng khẩn cấp toàn quốc, hoặc các rối loạn dân sự hoặc các sự kiện tương tự khác trên lãnh thổ của Bên ký kết kia thì sẽ được Bên ký kết kia dành cho sự đối xử như là hoàn trả, bồi thường, đền bù hoặc cách giải quyết khác, không kém thuận lợi so với đối xử mà Bên ký kết dành cho các nhà đầu tư của bất kỳ nước thứ ba nào.

2) Không phương hại tới những qui định tại khoản 1 của Điều này những nhà đầu tư của mỗi Bên ký kết chịu những tổn thất tại lãnh thổ của Bên ký kết kia trong bất cứ tình huống nào nêu trong khoản trên do việc tài sản bị trưng dụng, hoặc bị phá hủy bởi những lực lượng cơ quan có thẩm quyền của Bên ký kết kia tiến hành thì sẽ được đền bù hoặc bồi thường nhanh chóng tương đương và có hiệu qủa.

Điều 6. Chuyển ra nước ngoài những khoản thanh toán

1) Về các đầu tư của nhà đầu tư thuộc Bên ký kết kia trên lãnh thổ của mình, mỗi Bên ký kết sẽ cho phép chuyển vào hoặc chuyển ra khỏi lãnh thổ những khoản liên quan tới hoạt động đầu tư, Sự tự do chuyển khoản đó sẽ bao gồm, đặc biệt, nhưng không chỉ giới hạn:

a) vốn ban đầu cộng với bất cứ khoản vốn bổ sung nào để duy trì và phát triển sự đầu tư;

b) thu nhập;

c) những chi phí phát sinh do việc giải quyết tranh chấp;

d) các khoản thanh toán theo hợp đồng, cũng như tiền khấu hao của khoản thanh toán cả gốc lẫn lãi gộp theo một hợp đồng vay;

e) đền bù phù hợp với các Điều 4 và 5;

f) tiền lời từ việc bán hoặc thanh ý toàn bộ hay một phần sự đầu tư;

g) các thu nhập không sử dụng đên các khoản trả tiền thù lao cho nhân viên ở nước ngoài có liên quan tới đầu tư đó.

2) Các khoản chuyển nêu tại khoản 1 của Điều này sẽ đượcthực hiện không chậm trễ bằng đồng tiền tự do chuyển đổi.

3) Các khoản chuyển sẽ được thực hiện theo tỷ giá hối đoái thị trường công bố vào ngày chuyển.

Điều 7. Thế quyền

Nếu một Bên ký kết này hoặc cơ quan được chỉ định của họ thực hiện việc thanh toán cho bất cứ nhà đầu tư nào của mình theo sự bảo đảm dành cho việc đầu tư trên lãnh thổ của Bên ký kết kia thì Bên ký kết kia sẽ công nhận sự chuyển bất kỳ quyền hoặc tư cách nào của nhà đầu tư cho Bên ký kết này hoặc cơ quan đã tiến hành việc thanh toán, và cũng công nhấnự thế quyền của Bên ký kết này hoặc cơ quan của họ đối với bất kỳ quyền hoặc danh nghĩa nêu trên mà không làm phương hại đến các quyền của họ như qui định tại Điều 9.

Điều 8. Tranh chấp giữa nhà đầu tư và một Bên ký kết

1) Bất cứ tranh chấp nào phát sịnh giữa một Bên ký kết và nhà đầu tư cảu Bên ký kết liên quan tới việc giải thích hoặc áp dụng Hiệp định này nếu có thể sẽ được giải quyết thông qua thương lượng.

2) Nếu vụ tranh chấp đó không thể giải quyết được như vậy trong vòng 6 tháng kể từ ngày vụ tranh chấp đó được một Bên ký kết nêu ra, thì theo đề nghị của một trong các Bên ký kết, vụ tranh chấp sẽ đưa ra trọng tài giải quyết dứt điểm. Thủ tục trọng tài được áp dụng là quy chế trọng tài của Uỷ ban Liên hợp quốc tế về Luật thương mại quốc tế do Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 15/12/1976.

Điều 9. Tranh chấp giữa các Bên ký kết

1) Bất kỳ tranh chấp nào giữa các Bên ký kết liên quan tới việc giải thích hoặc áp dụng Hiệp định này, nếu có thể, sẽ được giải quyết bằng thương lượng giữa Chính phủ của hai Bên ký kết.

2) Nếu vụ tranh chấp đó không được giải quyết như vậy trong vòng 6 tháng kể từ ngày một trong các Bên ký kết đề nghị thương lượng, thì vụ tranh chấp sẽ được đưa ra giải quyết tại toà án trọng tài theo đề nghị của bất cứ một trong hai Bên ký kết .

3) Tòa án trong tài sẽ được thành lập theo từng trường hợp cụ thể, mỗi Bên ký kết chỉ định một thành viên. Sau đó hai thành viên này sẽ đồng ý chọn một công dân của một nước thứ ba làm Chủ tịch, người này được Chính phủ hai Bên ký kết chỉ định. Các thành viên này sẽ được chỉ định trong vòng 2 tháng và Chủ tịch trong vòng 4 tháng, kể từ ngày một trong các Bên ký kết đề nghị Bên ký kết kia đưa vụ tranh chấp ra toà án trọng tài.

4) Nếu trong thời hạn nêu tại khoản 3 của Điều này không giải quyết xong, thì một trong các Bên ký kết có thể không cần có sự thỏa thuận nào khác sẽ mời Chủ tịch Tòa án quốc tế tiến hành sự chỉ định cần thiết.

5) Nếu Chủ tịch Tòa án Quốc tế không thực hiện được chức năng tại khoản 4 của Điều này hoặc do ông ta là công dân của một trong các Bên ký kết thì Phó Chủ tịch sẽ được mời để tiến hành sự chỉ định cần thiết. Nếu Phó Chủ tịch cũng với lý do nêu trên không thực hiênụ được chức năng này thì thành viên cao cấp tiếp theo của Tòa án người có khả năng hoặc không phải là công dân của một trong các Bên ký kết sẽ được mời để tiến hành sự chỉ định cần thiết.

6) Tòa án trọng tài sẽ quyết định theo đa số phiếu, quyết định này là cuối cùng và có tính chất bắt buộc đối với các bên ký kết. Mỗi Bên ký kết sẽ chịu chi phí cho thành viên cũng như cho những người đại diện của mình trong qúa trình tố tụng; chi phí cho Chủ tịch cũng như các chi phí khác sẽ do mỗi Bên ký kết cùng chịu ngang nhau. Tuy nhiên, trong quyết định của mình toà án trọng tài này có thể quyết định trực tiếp phần chi phí cao hơn mà một Bên ký kết phải chịu. Ngoài ra, tòa án sẽ tự xác định thủ tục tố tụn áp dụng cho toà án trọng tài.

Điều 10. Áp dụng hiệp định

Hiệp định này sẽ không hạn chế các quyền và lợi ích mà nhà đầu tư của một Bên ký kết được hưởng theo Luật pháp quốc gia và quốc tế trên lãnh thổ của Bên ký kết kia.

Hiệp định này sẽ áp dụng cho tất cả những đầu tư thực hiện trước hoặc sau khi Hiệp định này có hiệu lực, nhưng sẽ không áp đụng đối với bất cứ vụ tranh chấp nào liên quan đến đầu tư đã phát sinh, hoặc bất cứ khiếu nại nào về đầu tư mà đã được giải quyết trước khi Hiệp định này có hiệu lực.

Điều 11. Các điều khoản cuối cùng

1) Hiệp định này sẽ có hiệu lực sau 30 ngày kể từ ngày Chính phủ của hai Bên ký kết thông báo cho nhau đã hoàn thành mọi yêu cầu theo pháp luật để Hiệp định có hiệu lực.

2) Hiệp định này có hiệu lực trong thời hạn 20 năm. Sau đó sẽ tiếp tục có hiệu lực cho đến khi hết thời hạn 12 tháng kể từ ngày một trong các Bên ký kết thông báo bằng văn bản cho Bên ký kết kia quyết định chấm dứt Hiệp định này.

3) Liên quan tới những đầu tư trước ngày bản thông báo chấm dứt Hiệp định có hiệu lực, những quy đinh từ Điều 1 đến 10 sẽ vẫn có hiệu lực thêm 20 năm nữa cho những đầu tư đó kể từ ngày chấm dứt Hiệp định.

Chứng thực cho việc ký kết dưới đây, người đại diện có thẩm quyền của Chính phủ mỗi nước ký Hiệp định này.

Làm tại Hensinki ngày 13 tháng 9 năm 1993 thành 02 bản, bằng tiếng Anh, tiếng Việt Nam và tiếng Phần Lan, các văn bản đó đều có giá trị ngang nhau. Trong trường hợp có sự giải thích khác nhau, thì sẽ căn cứ vào bản tiếng Anh.

 

THAY MẶT CHÍNH PHỦ
CHXHCN VIỆT NAM

THAY MẶT CHÍNH PHỦ
CỘNG HOÀ PHẦN LAN

 

BỘ NGOẠI GIAO
-------

SAO Y BẢN CHÍNH

- - - "Để báo cáo, Để thực hiện"

Số: 47/LPQT

Hà Nội, ngày 21 tháng 5 năm 1994

 


Nơi gửi:
- VPCP,
- Uỷ Ban Kế hoạch Nhà nước,
- Uỷ ban NN về HT-ĐT,
- Bộ Tài Chính,
- Bộ Thương mại,
- Bộ tư pháp
- Ngân hàng NN,
- Ngân hàng Ngoại thương,
- ĐSQVN tại Thụy Điển,
- Vụ Tây Bắc Âu,
- Vụ LPQT,
- LT (12b).
 
 

TL. BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ LP VÀ ĐU QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Nguyễn Bá Sơn

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư lẫn nhau giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Phần Lan (1993).

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.664

DMCA.com Protection Status
IP: 18.223.172.82
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!