Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 10/2016/TT-NHNN hướng dẫn 135/2015/NĐ-CP đầu tư gián tiếp ra nước ngoài

Số hiệu: 10/2016/TT-NHNN Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Người ký: Nguyễn Thị Hồng
Ngày ban hành: 29/06/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10/2016/TT-NHNN

Hà Nội, ngày 29 tháng 06 năm 2016

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN MỘT SỐ NỘI DUNG QUY ĐỊNH TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 135/2015/NĐ-CP NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 2015 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP RA NƯỚC NGOÀI

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13 tháng 12 năm 2005 và Pháp lệnh số 06/2013/PL-UBTVQH13 ngày 18 tháng 3 năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Pháp lệnh Ngoại hối;

Căn cứ Nghị định số 135/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ quy định về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;

Căn cứ Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối;

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định số 135/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ quy định về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định số 135/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ quy định về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài (sau đây gọi là Nghị định số 135/2015/NĐ-CP).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Nhà đầu tư quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 135/2015/NĐ-CP.

2. Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Tổ chức tín dụng được phép là các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép cung ứng dịch vụ ngoại hối tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức nước ngoài có chương trình thưởng cổ phiếu phát hành ở nước ngoài là tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài có hiện diện tại Việt Nam (sau đây gọi là tổ chức nước ngoài).

3. Tổ chức thực hiện chương trình thưởng cổ phiếu phát hành ở nước ngoài là hiện diện của tổ chức nước ngoài tại Việt Nam, bao gồm: tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện, văn phòng Điều hành của bên nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là tổ chức thực hiện chương trình thưởng cổ phiếu).

4. Tài Khoản vốn tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài bằng ngoại tệ là tài Khoản thanh toán bằng ngoại tệ của tổ chức tự doanh mở tại 01 (một) tổ chức tín dụng được phép để thực hiện các giao dịch thu, chi được phép liên quan đến hoạt động tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài (sau đây gọi là tài Khoản tự doanh).

5. Tài Khoản vốn nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài bằng ngoại tệ là tài Khoản thanh toán bằng ngoại tệ của tổ chức nhận ủy thác mở tại 01 (một) tổ chức tín dụng được phép để thực hiện các giao dịch thu, chi được phép liên quan đến hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài (sau đây gọi là tài Khoản nhận ủy thác),

6. Tài Khoản thực hiện chương trình thưởng cổ phiếu phát hành ở nước ngoài tài Khoản thanh toán bằng ngoại tệ của tổ chức thực hiện chương trình thưởng cổ phiếu mở tại 01 (một) tổ chức tín dụng được phép để thực hiện các giao dịch thu, chi được phép liên quan đến việc thực hiện chương trình thưởng cổ phiếu phát hành ở nước ngoài (sau đây gọi là tài Khoản thực hiện chương trình).

7. Tổng hạn mức tự doanh hàng năm là tổng số ngoại tệ tối đa của các tổ chức tự doanh được sử dụng để thực hiện hoạt động tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài hàng năm.

8. Tổng hạn mức nhận ủy thác hàng năm là tổng số ngoại tệ tối đa của các đối tượng nhận ủy thác được nhận ủy thác để thực hiện hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài hàng năm.

Điều 4. Công cụ đầu tư được phép đầu tư gián tiếp ở nước ngoài

1. Tổ chức tự doanh, tổ chức nhận ủy thác được đầu tư gián tiếp ra nước ngoài vào các công cụ đầu tư sau đây:

a) Cổ phiếu được niêm yết trên thị trường chứng khoán ở nước ngoài;

b) Chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán;

c) Trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu của Chính phủ và của các tổ chức phát hành được xếp hạng tín nhiệm bởi các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế: Standard & Poor's, Moody's Investors Service và Fitch Ratings.

2. Hoạt động mua, bán chứng chỉ tiền gửi của tổ chức tự doanh là ngân hàng thương mại và công ty tài chính tổng hợp thực hiện theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước).

Điều 5. Tỷ lệ đầu tư an toàn của tổ chức tự doanh là ngân hàng thương mại, công ty tài chính tổng hợp

1. Tỷ lệ đầu tư an toàn của tổ chức tự doanh là ngân hàng thương mại, công ty tài chính tổng hợp là 7% vốn tự có của chính tổ chức tự doanh đó, không bao gồm các hoạt động đầu tư, kinh doanh của chi nhánh ở nước ngoài của chính tổ chức tự doanh đó.

2. Hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của ngân hàng thương mại, công ty tài chính tổng hợp không được vượt quá tỷ lệ đầu tư an toàn quy định tại Khoản 1 Điều này, đồng thời đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật về giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng thương mại, công ty tài chính tổng hợp.

3. Trường hợp vượt quá tỷ lệ đầu tư an toàn do giảm vốn tự có, Ngân hàng thương mại, công ty tài chính tổng hợp phải:

a) Báo cáo Ngân hàng Nhà nước ngay khi có tình trạng vượt tỷ lệ đầu tư an toàn do giảm vốn tự có;

b) Có biện pháp cần thiết để tăng vốn tự có; xử lý các Khoản đầu tư ở nước ngoài và chuyển tiền đã đầu tư về nước nhằm đảm bảo tuân thủ tỷ lệ đầu tư an toàn theo quy định tại Khoản 1 Điều này trong thời hạn tối đa 03 (ba) tháng kể từ tháng đầu tiên vượt quá tỷ lệ đầu tư an toàn;

c) Dừng chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài theo hạn mức đã được Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký trong năm.

Điều 6. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư gián tiếp ra nước ngoài đối với các trường hợp đầu tư khác

1. Hồ sơ đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét cho phép đầu tư gián tiếp ra nước ngoài đối với các trường hợp đầu tư khác quy định tại Điều 9 Nghị định số 135/2015/NĐ-CP:

a) Đơn đề nghị cho phép thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài (theo mẫu tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này);

b) Bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương. Trường hợp người nộp hồ sơ nộp bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu, người đối chiếu có trách nhiệm xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính;

c) Văn bản của cấp có thẩm quyền của tổ chức kinh tế về việc phê duyệt chủ trương đầu tư gián tiếp ra nước ngoài đính kèm phương án đầu tư gián tiếp ra nước ngoài (trong đó nêu rõ tổng vốn đầu tư, Mục đích đầu tư, hình thức đầu tư, công cụ đầu tư, nguồn vốn để thực hiện đầu tư, thời hạn đầu tư, tổ chức tín dụng nơi dự kiến mở tài Khoản thanh toán bằng ngoại tệ để thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài).

2. Trình tự, thủ tục đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét các trường hợp đầu tư khác quy định tại Điều 9 Nghị định số 135/2015/NĐ-CP:

a) Nhà đầu tư nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 06 (sáu) bộ hồ sơ đề nghị cho phép đầu tư gián tiếp ra nước ngoài bằng tiếng Việt đến Ngân hàng Nhà nước. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu nhà đầu tư chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ;

b) Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước gửi lấy ý kiến tham gia của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, các bộ quản lý ngành liên quan;

c) Trong thời hạn 35 (ba mươi lăm) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước tổng hợp ý kiến của các cơ quan quy định tại Điểm b Khoản này và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;

d) Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản thông báo để nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.

3. Việc chuyển vốn ra nước ngoài, chuyển vốn và nguồn thu nhập hợp pháp về Việt Nam đối với các trường hợp đầu tư khác được Thủ tướng Chính phủ cho phép phải thực hiện thông qua 01 (một) tài Khoản thanh toán bằng ngoại tệ của nhà đầu tư mở tại 01 (một) tổ chức tín dụng được phép theo phương án đầu tư gián tiếp ra nước ngoài đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Chương II

CHƯƠNG TRÌNH THƯỞNG CỔ PHIẾU PHÁT HÀNH Ở NƯỚC NGOÀI

Điều 7. Đối tượng đầu tư gián tiếp ra nước ngoài dưới hình thức tham gia chương trình thưởng cổ phiếu phát hành ở nước ngoài

Người lao động có quốc tịch Việt Nam đang làm việc tại tổ chức nước ngoài ở Việt Nam được đầu tư gián tiếp ra nước ngoài dưới hình thức tham gia chương trình thưởng cổ phiếu phát hành ở nước ngoài.

Điều 8. Nguyên tắc thực hiện chương trình thưởng cổ phiếu phát hành ở nước ngoài

Việc thực hiện chương trình thưởng cổ phiếu phát hành ở nước ngoài phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

1. Chương trình thưởng cổ phiếu phát hành ở nước ngoài có đối tượng tham gia là người lao động có quốc tịch Việt Nam chỉ được thực hiện thông qua tổ chức thực hiện chương trình thưởng cổ phiếu và sau khi được Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký.

2. Ngoại tệ thu được từ việc bán cổ phiếu, bán quyền mua cổ phiếu ở nước ngoài của người lao động có quốc tịch Việt Nam, cổ tức và các thu nhập hợp pháp khác phải chuyển cho người lao động có quốc tịch Việt Nam thông qua tài Khoản thực hiện chương trình quy định tại Điều 12 Thông tư này.

3. Tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối, nghĩa vụ nộp thuế thu nhập và các quy định khác có liên quan của pháp luật.

Điều 9. Hình thức thưởng

1. Thưởng trực tiếp bằng cổ phiếu.

2. Thưởng quyền mua cổ phiếu với các Điều kiện ưu đãi.

Điều 10. Quyền của người lao động có quốc tịch Việt Nam

1. Được nhận và sở hữu cổ phiếu thưởng; bán cổ phiếu thưởng ở nước ngoài; nhận cổ tức và các thu nhập hợp pháp khác thông qua tổ chức thực hiện chương trình thưởng cổ phiếu.

2. Nhận quyền mua cổ phiếu thưởng; thực hiện quyền mua cổ phiếu thưởng ở nước ngoài và sở hữu cổ phiếu thưởng; nhận cổ tức và các thu nhập hợp pháp khác; bán quyền mua cổ phiếu thưởng ở nước ngoài thông qua tổ chức thực hiện chương trình thưởng cổ phiếu.

3. Được sử dụng ngoại tệ tự có trên tài Khoản; trích lương, thưởng hoặc sử dụng nguồn thu hợp pháp khác để mua ngoại tệ thanh toán tiền mua cổ phiếu thưởng tại tổ chức tín dụng: được phép thông qua tổ chức thực hiện chương trình thưởng cổ phiếu.

4. Được nhận tiền bán cổ phiếu thường ở nước ngoài, bán quyền mua cổ phiếu thường ở nước ngoài bằng ngoại tệ thông qua tổ chức thực hiện chương trình thưởng cổ phiếu.

Điều 11. Trình tự, thủ tục đăng ký thực hiện chương trình thưởng cổ phiếu phát hành ở nước ngoài

1. Tổ chức thực hiện chương trình thưởng cổ phiếu nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 (một) bộ hồ sơ đăng ký thực hiện chương trình thưởng cổ phiếu phát hành ở nước ngoài bằng tiếng Việt đến Ngân hàng Nhà nước. Hồ sơ gồm:

a) Văn bản đăng ký thực hiện chương trình thưởng cổ phiếu phát hành ở nước ngoài (theo mẫu tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này);

b) Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của tổ chức nước ngoài;

c) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng Điều hành hoặc giấy phép thành lập chi nhánh/văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài tại Việt Nam hoặc các giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương;

d) Tài liệu mô tả nội dung chi Tiết chương trình thưởng cổ phiếu phát hành ở nước ngoài;

đ) Danh sách người lao động có quốc tịch Việt Nam được tham gia chương trình thưởng cổ phiếu phát hành ở nước ngoài.

2. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu nhà đầu tư chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ.

3. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký việc thực hiện chương trình thưởng cổ phiếu phát hành ở nước ngoài có đối tượng tham gia là người lao động có quốc tịch Việt Nam.

4. Trường hợp tổ chức thực hiện chương trình thưởng cổ phiếu chấm dứt hoạt động tại Việt Nam, trước khi chấm dứt hoạt động tại Việt Nam, tổ chức thực hiện chương trình thưởng cổ phiếu phải bán cổ phiếu thưởng, quyền mua cổ phiếu thưởng và chuyển toàn bộ số tiền thu được cho người lao động, có quốc tịch Việt Nam tham gia chương trình thưởng cổ phiếu phát hành ở nước ngoài.

Điều 12. Mở và sử dụng tài Khoản thực hiện chương trình

1. Sau khi được Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký thực hiện chương trình thưởng cổ phiếu phát hành ở nước ngoài, tổ chức thực hiện chương trình thưởng cổ phiếu phải mở 01 (một) tài Khoản thực hiện chương trình để thực hiện các giao dịch thu, chi theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này.

2. Các giao dịch thu:

a) Thu ngoại tệ từ việc bán cổ phiếu ở nước ngoài;

b) Thu ngoại tệ từ việc bán quyền mua cổ phiếu ở nước ngoài;

c) Thu cổ tức và các thu nhập hợp pháp khác liên quan đến chương trình thưởng cổ phiếu phát hành ở nước ngoài;

d) Thu từ tài Khoản ngoại tệ của người lao động có quốc tịch Việt Nam tham gia chương trình thưởng cổ phiếu phát hành ở nước ngoài;

đ) Thu ngoại tệ mua từ tổ chức tín dụng được phép cho người lao động có quốc tịch Việt Nam tham gia chương trình thưởng cổ phiếu phát hành ở nước ngoài.

3. Các giao dịch chi:

a) Chi mua cổ phiếu ở nước ngoài;

b) Chi bán ngoại tệ cho tổ chức tín dụng được phép để chuyển sang tài Khoản bằng đồng Việt Nam của người lao động có quốc tịch Việt Nam tham gia chương trình thưởng cổ phiếu phát hành ở nước ngoài;

c) Chi chuyển sang tài Khoản ngoại tệ của người lao động có quốc tịch Việt Nam tham gia chương trình thưởng cổ phiếu phát hành ở nước ngoài;

d) Các Khoản chi phí khác như phí, lệ phí (nếu có).

Chương III

HỒ SƠ, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP, THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP RA NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI, CÔNG TY TÀI CHÍNH TỔNG HỢP, GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG NHẬN ỦY THÁC ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP RA NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Điều 13. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài

1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài phải được lập bằng tiếng Việt, bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài (theo mẫu tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này);

b) Bản sao báo cáo tài chính đã được kiểm toán 05 (năm) năm liên tục liền trước năm nộp hồ sơ;

c) Bản sao văn bản quyết toán thuế hoặc văn bản xác nhận của cơ quan thuế chứng minh việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với Nhà nước Việt Nam, không có nợ thuế với ngân sách nhà nước;

d) Báo cáo về việc tuân thủ các quy định về giới hạn tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng của năm liền kề năm nộp hồ sơ;

đ) Quy định nội bộ về quản lý hoạt động tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, trong đó có nội dung về cơ chế kiểm soát, kiểm toán nội bộ, nhận dạng và quản trị rủi ro liên quan đến hoạt động tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;

e) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự phục vụ cho hoạt động tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;

g) Báo cáo về việc tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn nhà nước (đối với ngân hàng thương mại, công ty tài chính tổng hợp có sở hữu vốn nhà nước) trong năm trước liền kề năm nộp hồ sơ.

2. Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài:

a) Ngân hàng thương mại, công ty tài chính tổng hợp có nhu cầu thực hiện hoạt động tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 05 (năm) bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này đến Ngân hàng Nhà nước. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu ngân hàng thương mại, công ty tài chính tổng hợp chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ;

b) Trong thời hạn 35 (ba mươi lăm) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định tại Thông tư này, Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp hoặc từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài cho ngân hàng thương mại, công ty tài chính tổng hợp. Trường hợp từ chối, Ngân hàng Nhà nước thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 14. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài

1. Trường hợp tự nguyện đề nghị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài:

a) Ngân hàng thương mại, công ty tài chính tổng hợp nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài bằng tiếng Việt đến Ngân hàng Nhà nước, hồ sơ bao gồm:

i) Đơn đề nghị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài (theo mẫu tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này);

ii) Văn bản chấp thuận của cấp có thẩm quyền theo Điều lệ của ngân hàng thương mại, công ty tài chính tổng hợp về việc chấm dứt hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài kèm báo cáo kết quả xử lý các Khoản đầu tư gián tiếp ra nước ngoài đang thực hiện;

b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu ngân hàng thương mại, công ty tài chính tổng hợp chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ;

c) Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định tại Điểm a Khoản này, Ngân hàng Nhà nước ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của ngân hàng thương mại, công ty tài chính tổng hợp.

2. Trường hợp bị buộc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài:

a) Ngân hàng thương mại, công ty tài chính tổng hợp bị buộc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài trong trường hợp gian dối, giả mạo thông tin liên quan đến hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;

b) Ngay sau khi nhận được ý kiến chính thức bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về hành vi gian dối, giả mạo thông tin liên quan đến hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của ngân hàng thương mại, công ty tài chính tổng hợp, Ngân hàng Nhà nước có quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.

3. Kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, ngân hàng thương mại, công ty tài chính tổng hợp có trách nhiệm:

a) Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, nộp lại bản gốc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài cho Ngân hàng Nhà nước;

b) Công bố thông tin trong thời hạn 24 (hai mươi bốn) giờ trên trang thông tin điện tử của mình về quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;

c) Không tiếp tục chuyển tiền ra nước ngoài theo hạn mức đã được Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký; không tiếp tục thực hiện các Khoản đầu tư gián tiếp ra nước ngoài; không gia hạn các Khoản đầu tư đã thực hiện;

d) Thực hiện xử lý các Khoản đầu tư gián tiếp ra nước ngoài theo phương án đã được cấpthẩm quyền thông qua và báo cáo Ngân hàng Nhà nước về kết quả xử lý trong thời hạn tối đa 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực (trừ trường hợp tự nguyện đề nghị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài).

Điều 15. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài

1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài phải được lập bằng tiếng Việt:

a) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài (theo mẫu tại Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư này);

b) Bản sao báo cáo tài chính đã được kiểm toán 05 (năm) năm liên tục liền trước năm nộp hồ sơ;

c) Bản sao văn bản quyết toán thuế hoặc văn bản xác nhận của cơ quan thuế chứng minh việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với Nhà nước Việt Nam, không có nợ thuế với ngân sách nhà nước;

d) Quy định nội bộ về quản lý hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, trong đó có nội dung về nhận dạng và quản trị rủi ro liên quan đến hoạt động nhận ủy thác để đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;

đ) Báo cáo về tình hình tuân thủ các quy định về giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động nhận ủy thác của ngân hàng thương mại của năm liền kề năm nộp hồ sơ;

e) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự phục vụ cho hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.

2. Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài:

a) Ngân hàng thương mại có nhu cầu thực hiện hoạt động nhận ủy thác nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 06 (sáu) bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này đến Ngân hàng Nhà nước. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu ngân hàng thương mại chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ;

b) Trong thời hạn 35 (ba mươi lăm) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp hoặc từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài cho ngân hàng thương mại. Trường hợp từ chối, Ngân hàng Nhà nước thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 16. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài

1. Trường hợp tự nguyện đề nghị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài:

a) Ngân hàng thương mại nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 (một) bộ hồ sơ bằng Tiếng Việt đề nghị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài đến Ngân hàng Nhà nước, hồ sơ bao gồm:

i) Đơn đề nghị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài (theo mẫu tại Phụ lục số 06 ban hành kèm theo Thông tư này);

ii) Văn bản chấp thuận của cấp có thẩm quyền theo Điều lệ của ngân hàng thương mại về việc chấm dứt hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài kèm báo cáo kết quả xử lý các Khoản đầu tư gián tiếp ra nước ngoài đang thực hiện.

b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu ngân hàng thương mại chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ;

c) Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định tại Điểm a Khoản này, Ngân hàng Nhà nước ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của ngân hàng thương mại.

2. Trường hợp bị buộc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài:

a) Ngân hàng thương mại bị buộc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài trong trường hợp gian dối, giả mạo thông tin liên quan đến hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;

b) Ngay sau khi nhận được ý kiến chính thức bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về hành vi gian dối, giả mạo thông tin liên quan đến hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy Thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nhà nước ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.

3. Kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, ngân hàng thương mại có trách nhiệm:

a) Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, nộp lại bản gốc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài cho Ngân hàng Nhà nước;

b) Công bố thông tin trong thời hạn 24 (hai mươi bốn) giờ trên trang thông tin điện tử của mình về quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;

c) Không ký mới, gia hạn các hợp đồng ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;

d) Không tiếp tục chuyển tiền ra nước ngoài theo hạn mức nhận ủy thác đã được Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký; không tiếp tục thực hiện các Khoản đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, không gia hạn các Khoản đầu tư đã thực hiện;

đ) Thanh lý hợp đồng ủy thác đầu tư, đóng tài Khoản nhận ủy thác, chuyển toàn bộ số dư tiền và công cụ đầu tư cho khách hàng ủy thác theo chỉ thị của khách hàng;

e) Báo cáo Ngân hàng Nhà nước về kết quả xử lý tài sản đầu tư ở nước ngoài của khách hàng ủy thác tối đa trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của Ngân hàng Nhà nước (trừ trường hợp tự nguyện đề nghị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài).

Chương IV

MỞ VÀ SỬ DỤNG TÀI KHOẢN TỰ DOANH, TÀI KHOẢN NHẬN ỦY THÁC

Điều 17. Mở tài Khoản tự doanh

1. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, tổ chức tự doanh phải mở 01 (một) tài Khoản tự doanh để thực hiện các giao dịch thu, chi theo quy định tại Điều 18 Thông tư này.

2. Trường hợp tổ chức tự doanh là quỹ đầu tư chứng khoán và công ty đầu tư chứng khoán thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài thông qua công ty quản lý quỹ, công ty quản lý quỹ phải mở 01 (một) tài Khoản tự doanh để thực hiện các giao dịch thu, chi liên quan đến hoạt động tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán. Trường hợp công ty quản lý quỹ quản lý nhiều quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán thì công ty quản lý quỹ phải mở tài Khoản tự doanh tách biệt cho từng quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán.

3. Trường hợp tổ chức tự doanh là ngân hàng thương mại thì được mở 01 (một) tài Khoản tự doanh tại chính ngân hàng thương mại đó hoặc tại 01 (một) tổ chức tín dụng được phép khác để thực hiện các giao dịch thu, chi theo quy định tại Điều 18 Thông tư này.

4. Trường hợp thay đổi tổ chức tín dụng được phép mở tài Khoản tự doanh, tổ chức tự doanh được mở 01 (một) tài Khoản tự doanh tại 01 (một) tổ chức tín dụng được phép khác, sau đó chuyển toàn bộ số dư trên tài Khoản này sang tài Khoản mới và đóng tài Khoản cũ. Thủ tục mở, đóng tài Khoản tự doanh thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc mở và sử dụng tài Khoản thanh toán tại tổ chức tín dụng được phép. Tổ chức tự doanh chỉ được thực hiện các giao dịch thu, chi trên tài Khoản mới mở quy định tại Điều 18 Thông tư này sau khi đã đóng tài Khoản tự doanh đã mở trước đây.

Điều 18. Sử dụng tài Khoản tự doanh

Tổ chức tự doanh được sử dụng tài Khoản tự doanh để thực hiện các giao dịch thu, chi bao gồm:

1. Các giao dịch thu:

a) Thu ngoại tệ từ tài Khoản thanh toán bằng ngoại tệ của tổ chức tự doanh;

b) Thu mua ngoại tệ từ tổ chức tín dụng được phép để thực hiện tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;

c) Thu ngoại tệ chuyển về nước từ việc bán công cụ đầu tư ở nước ngoài;

d) Thu cổ tức và nguồn thu hợp pháp khác liên quan đến hoạt động tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.

2. Các giao dịch chi:

a) Chi chuyển ngoại tệ ra nước ngoài để mua các công cụ đầu tư được phép đầu tư gián tiếp ở nước ngoài;

b) Chi thanh toán các chi phí phát sinh tại nước ngoài liên quan đến hoạt động tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;

c) Chi bán ngoại tệ cho các tổ chức tín dụng được phép;

d) Chi chuyển Khoản sang tài Khoản thanh toán bằng ngoại tệ của tổ chức tự doanh đó;

đ) Các Khoản chi hợp pháp khác liên quan đến hoạt động tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.

Điều 19. Mở tài Khoản nhận ủy thác

1. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, tổ chức nhận ủy thác phải mở 01 (một) tài Khoản nhận ủy thác để thực hiện các giao dịch thu, chi theo quy định tại Điều 20 Thông tư này.

2. Trường hợp tổ chức nhận ủy thác là ngân hàng thương mại thì được mở 01 (một) tài Khoản nhận ủy thác tại chính ngân hàng thương mại đó hoặc tại 01 (một) tổ chức tín dụng được phép khác để thực hiện các giao dịch thu, chi theo quy định tại Điều 20 Thông tư này.

3. Trường hợp thay đổi tổ chức tín dụng được phép mở tài Khoản nhận ủy thác, tổ chức nhận ủy thác được mở 01 (một) tài Khoản nhận ủy thác tại 01 (một) tổ chức tín dụng được phép khác, sau đó chuyển toàn bộ số dư trên tài Khoản này sang tài Khoản mới và đóng tài Khoản đã mở trước đây. Thủ tục mở, đóng tài Khoản nhận ủy thác thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc mở và sử dụng tài Khoản thanh toán tại tổ chức tín dụng được phép. Tổ chức nhận ủy thác chỉ được thực hiện các giao dịch thu, chi trên tài Khoản mới mở quy định tại Điều 20 Thông tư này sau khi đã đóng tài Khoản nhận ủy thác đã mở trước đây.

4. Khi thực hiện hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, ngân hàng thương mại được ký hợp đồng với các tổ chức lưu ký nước ngoài để lưu ký danh Mục tài sản của khách hàng ủy thác ở nước ngoài.

Điều 20. Sử dụng tài Khoản nhân ủy thác

Tổ chức nhận ủy thác được sử dụng tài Khoản nhận ủy thác để thực hiện các giao dịch thu, chi bao gồm:

1. Các giao dịch thu:

a) Thu ngoại tệ từ tài Khoản thanh toán bằng ngoại tệ của tổ chức ủy thác;

b) Thu ngoại tệ chuyển về nước từ việc bán công cụ đầu tư ở nước ngoài;

c) Thu cổ tức và các nguồn thu hợp pháp khác liên quan đến hoạt động ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của tổ chức ủy thác.

2. Các giao dịch chi:

a) Chi chuyển ra nước ngoài để mua các công cụ đầu tư được phép đầu tư gián tiếp ở nước ngoài;

b) Chi thanh toán các chi phí phát sinh tại nước ngoài liên quan đến hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của tổ chức nhận ủy thác;

c) Chi bán ngoại tệ cho các tổ chức tín dụng được phép;

d) Chi chuyển Khoản sang tài Khoản thanh toán bằng ngoại tệ của tổ chức ủy thác;

đ) Các Khoản chi hợp pháp khác liên quan đến hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của tổ chức nhận ủy thác.

Chương V

XÁC ĐỊNH HẠN MỨC TỰ DOANH, HẠN MỨC NHẬN ỦY THÁC; HỒ SƠ, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ, XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ HẠN MỨC TỰ DOANH, HẠN MỨC TỰ DOANH TẠM THỜI, HẠN MỨC NHẬN ỦY THÁC, HẠN MỨC NHẬN ỦY THÁC TẠM THỜI ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP RA NƯỚC NGOÀI

Điều 21. Xác định hạn mức tự doanh, hạn mức nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài

1. Tổng hạn mức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài hàng năm bao gồm tổng hạn mức tự doanh, tổng hạn mức nhận ủy thác và tổng hạn mức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài dành cho các trường hợp đầu tư khác được Thủ tướng Chính phủ cho phép quy định tại Điều 9 Nghị định số 135/2015/NĐ-CP.

2. Căn cứ tổng hạn mức tự doanh hàng năm và cơ sở để xác nhận đăng ký hạn mức tự doanh cho tổ chức tự doanh quy định tại Khoản 1 Điều 27 nghị định 135/2015/NĐ-CP, Ngân hàng Nhà nước thực hiện xác nhận đăng ký hạn mức tự doanh cho từng tổ chức tự doanh.

2. Căn cứ tổng hạn mức nhận ủy thác hàng năm và cơ sở để xác nhận đăng ký hạn mức nhận ủy thác cho tổ chức nhận ủy thác quy định Khoản 1 tại Điều 28 Nghị định số 135/2015/NĐ-CP, Ngân hàng Nhà nước thực hiện xác nhận đăng ký hạn mức nhận ủy thác cho từng tổ chức nhận ủy thác.

4. Quy mô vốn, quy mô tài sản để xác định hạn mức tự doanh:

a) Đối với tổ chức tự doanh là ngân hàng thương mại, công ty tài chính tổng hợp, quy mô vốn để xác định hạn mức tự doanh là vốn tự có của tổ chức tự doanh đó;

b) Đối với tổ chức tự doanh là công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, quy mô vốn để xác định hạn mức tự doanh là vốn chủ sở hữu của tổ chức tự doanh đó;

c) Đối với tổ chức tự doanh là quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, việc xác định hạn mức tự doanh được căn cứ vào quy mô tài sản (là giá trị tài sản ròng) của quỹ đầu tư chứng khoán và công ty đầu tư chứng khoán đó;

d) Đối với tổ chức tự doanh là doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, quy mô vốn để xác định hạn mức tự doanh là phần vốn được phép đầu tư gián tiếp ra nước ngoài theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm;

đ) Đối với Tổng công ty kinh doanh và đầu tư vốn nhà nước, quy mô vốn để xác định hạn mức tự doanh là phần vốn được phép đầu tư gián tiếp ra nước ngoài do cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.

5. Quy mô vốn, quy mô tài sản để xác định hạn mức nhận ủy thác:

a) Đối với tổ chức nhận ủy thác là ngân hàng thương mại, quy mô vốn để xác định hạn mức nhận ủy thác là vốn tự có của tổ chức nhận ủy thác đó;

b) Đối với tổ chức nhận ủy thác là công ty quản lý quỹ, quy mô tài sản ủy thác để xác định hạn mức nhận ủy thác là quy mô danh Mục tài sản bao gồm tiền, chứng khoán và các tài sản khác của khách hàng ủy thác cho công ty quản lý quỹ theo quy định của pháp luật về chứng khoán và pháp luật khác có liên quan.

6. Số tiền bằng ngoại tệ tối đa hàng năm mà tổ chức tự doanh, tổ chức nhận ủy thác được sử dụng để đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài là số ngoại tệ chuyển ra nước ngoài ròng (số tiền chuyển ra nước ngoài trừ đi số tiền chuyển về nước) không vượt quá hạn mức tự doanh, hạn mức nhận ủy thác đã được Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký.

7. Trong Khoảng thời gian Thủ tướng Chính phủ chưa phê duyệt tổng hạn mức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài trong năm, tổ chức tự doanh, tổ chức nhận ủy thác có nhu cầu đầu tư dán tiếp ra nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước xem xét, xác nhận đăng ký hạn mức tự doanh tạm thời, hạn mức nhận ủy thác tạm thời theo hồ sơ, trình tự, thủ tục quy định tại Điều 23, Điều 25 Thông tư này.

Điều 22. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký, xác nhận đăng ký hạn mức tự doanh

1. Hồ sơ đăng ký hạn mức tự doanh phải được lập bằng tiếng Việt, bao gồm:

a) Đơn đăng ký hạn mức tự doanh (theo mẫu tại Phụ lục số 07 ban hành kèm theo Thông tư này);

b) Báo cáo tài chính đã được kiểm toán độc lập của năm liền trước năm đăng ký hạn mức tự doanh;

c) Văn bản của cấp có thẩm quyền theo Điều lệ của tổ chức tự doanh về việc phê duyệt phương án tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của năm đăng ký hạn mức tự doanh;

d) Báo cáo tình hình thu, chi trên tài Khoản tự doanh có xác nhận của tổ chức tín dụng được phép nơi tổ chức tự doanh mở tài Khoản tự doanh; tình hình thực hiện hạn mức tự doanh đầu tư của năm trước liền kề và hạn mức tự doanh tạm thời của năm thực hiện (không áp dụng đối với trường hợp tổ chức tự doanh lần đầu đăng ký hạn mức tự doanh).

2. Trình tự, thủ tục xác nhận đăng ký hạn mức tự doanh:

a) Tổ chức tự doanh gửi 01 (một) bộ hồ sơ đăng ký hạn mức tự doanh qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước trước ngày 15 tháng 4 hàng năm;

b) Ngân hàng Nhà nước có văn bản xác nhận đăng ký hoặc từ chối xác nhận đăng ký hạn mức tự doanh chậm nhất vào ngày 15 tháng 5 hàng năm. Trường hợp từ chối xác nhận đăng ký hạn mức tự doanh, ngân hàng Nhà nước có văn bản nêu rõ lý do.

Điều 23. Hồ sơ, trình tự đăng ký, xác nhận đăng ký hạn mức tự doanh tạm thời

1. Trong thời gian Thủ tướng Chính phủ chưa phê duyệt tổng hạn mức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài trong năm, khi có nhu cầu tiếp tục thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, trước ngày 31 tháng 3 hàng năm, tổ chức tự doanh gửi đơn đăng ký hạn mức tự doanh tạm thời (theo mẫu tại Phụ lục số 08 ban hành kèm Thông tư này) qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước để đăng ký hạn mức tự doanh tạm thời.

2. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đăng ký hạn mức tự doanh tạm thời, căn cứ tình hình thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài năm trước liền kề, tỷ lệ đầu tư an toàn của tổ chức tự doanh, Ngân hàng Nhà nước có văn bản xác nhận hoặc từ chối xác nhận đăng ký hạn mức tự doanh tạm thời cho tổ chức tự doanh. Trường hợp từ chối, Ngân hàng Nhà nước có văn bản nêu rõ lý do.

Điều 24. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký, xác nhận đăng ký hạn mức nhận ủy thác

1. Hồ sơ đăng ký hạn mức nhận ủy thác đầu tư phải được lập bằng tiếng Việt, bao gồm:

a) Đơn đăng ký hạn mức nhận ủy thác đầu tư (theo mẫu tại Phụ lục số 09 ban hành kèm theo Thông tư này);

b) Báo cáo tài chính đã được kiểm toán độc lập của năm liền kề trước năm đăng ký hạn mức nhận ủy thác đầu tư;

c) Báo cáo tình hình thu, chi tài Khoản nhận ủy thác có xác nhận của tổ chức tín dụng được phép nơi mở tài Khoản; tình hình thực hiện hạn mức nhận ủy thác của năm trước liền kề và hạn mức nhận ủy thác tạm thời của năm thực hiện (không áp dụng đối với trường hợp tổ chức nhận ủy thác lần đầu đăng ký hạn mức nhận ủy thác đầu tư).

2. Trình tự, thủ tục đăng ký hạn mức nhận ủy thác đầu tư ra nước ngoài:

a) Tổ chức nhận ủy thác gửi 01 (một) bộ hồ sơ đăng ký hạn mức nhận ủy thác đầu tư qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước trước ngày 15 tháng 4 hàng năm;

b) Ngân hàng Nhà nước có văn bản xác nhận hoặc từ chối xác nhận đăng ký chậm nhất vào ngày 15 tháng 5 hàng năm. Trường hợp từ chối xác nhận đăng ký, Ngân hàng Nhà nước có văn bản nêu rõ lý do.

Điều 25. Hồ sơ, trình tự đăng ký, xác nhận đăng ký hạn mức nhận ủy thác tạm thời

1. Trong thời gian Thủ tướng Chính phủ chưa phê duyệt tổng hạn mức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài trong năm, khi có nhu cầu thực hiện hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, trước ngày 31 tháng 3 hàng năm, tổ chức nhận ủy thác gửi đơn đăng ký hạn mức nhận ủy thác đầu tư tạm thời (theo mẫu tại Phụ lục số 10 ban hành kèm theo Thông tư này) qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước để đăng ký hạn mức nhận ủy thác tạm thời.

2. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đăng ký hạn mức nhận ủy thác đầu tư tạm thời, căn cứ tình hình thực hiện nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài năm trước liền kề của tổ chức nhận ủy thác, Ngân hàng Nhà nước có văn bản xác nhận hoặc từ chối xác nhận đăng ký hạn mức nhận ủy thác tạm thời. Trường hợp từ chối, Ngân hàng Nhà nước có văn bản nêu rõ lý do.

Chương VI

TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG ĐƯỢC PHÉP, NHÀ ĐẦU TƯ

Điều 26. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng được phép

1. Yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu, chứng từ liên quan khi thực hiện việc mở và sử dụng tài Khoản tự doanh, tài Khoản nhận ủy thác, tài Khoản thực hiện chương trình.

2. Kiểm tra và lưu giữ các tài liệu, chứng từ liên quan đến các giao dịch thu, chi được thực hiện trên tài Khoản tự doanh, tài Khoản nhận ủy thác, tài Khoản thực hiện chương trình do khách hàng xuất trình để đảm bảo việc cung ứng các dịch vụ ngoại hối được thực hiện đúng Mục đích và phù hợp với quy định của pháp luật.

3. Chấp hành các quy định về chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 36 Thông tư này.

Điều 27. Trách nhiệm của nhà đầu tư

1. Tuân thủ quy định tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan khi thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.

2. Khi thực hiện các giao dịch thu, chi trên tài Khoản tự doanh, tài Khoản nhận ủy thác, tổ chức tự doanh, tổ chức nhận ủy thác có trách nhiệm:

a) Kê khai nội dung giao dịch thu, chi liên quan đến hoạt động tự doanh, nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài theo yêu cầu và hướng dẫn của tổ chức tín dụng được phép;

b) Xuất trình, bổ sung các hồ sơ, tài liệu, chứng từ theo yêu cầu của tổ chức tín dụng được phép.

3. Tuân thủ chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 32, Điều 33, Điều 34 Thông tư này.

Điều 28. Trách nhiệm của tổ chức thực hiện chương trình thưởng cổ phiếu

1. Tổ chức thực hiện chương trình thưởng cổ phiếu, người lao động có quốc tịch Việt Nam tham gia chương trình thưởng cổ phiếu phát hành ở nước ngoài có trách nhiệm tuân thủ quy định tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan,

2. Khi thực hiện các giao dịch thu, chi trên tài Khoản thực hiện chương trình, tổ chức thực hiện chương trình thưởng cổ phiếu có trách nhiệm:

a) Kê khai nội dung giao dịch thu, chi liên quan đến việc thực hiện chương trình thưởng cổ phiếu phát hành ở nước ngoài theo yêu cầu và hướng dẫn của tổ chức tín dụng được phép;

b) Xuất trình, bổ sung các hồ sơ, tài liệu, chứng từ theo yêu cầu của tổ chức tín dụng được phép.

3. Tuân thủ chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 35 Thông tư này.

Chương VII

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ LIÊN QUAN THUỘC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Điều 29. Trách nhiệm của Vụ Quản lý Ngoại hối

1. Chủ trì, phối hợp với Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng, Vụ Chính sách tiền tệ và các đơn vị liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước trong việc:

a) Nghiên cứu, báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định các trường hợp đầu tư gián tiếp ra nước ngoài quy định tại Điều 9 Nghị định số 135/2015/NĐ-CP và quy định tại Thông tư này;

b) Xây dựng tổng hạn mức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài hàng năm, báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tổng hạn mức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài hàng năm theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 135/2015/NĐ-CP.

2. Xử lý hồ sơ liên quan đến việc đăng ký hạn mức tự doanh tạm thời, hạn mức tự doanh cho tổ chức tự doanh; việc đăng ký hạn mức nhận ủy thác tạm thời, hạn mức nhận ủy thác cho tổ chức nhận ủy thác.

3. Tổng hợp báo cáo của các đơn vị theo quy định tại Thông tư này, trình Thống đốc phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp số liệu, đánh giá đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của nhà đầu tư, báo cáo Thủ tướng Chính phủ hàng năm về tình hình thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của nhà đầu tư theo quy định tại Nghị định số 135/2015/NĐ-CP.

4. Phối hợp tham gia ý kiến với Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng về việc cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài cho tổ chức tự doanh là ngân hàng thương mại, công ty tài chính tổng hợp, cấp, thu hồi giấy đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài cho tổ chức nhận ủy thác là ngân hàng thương mại.

Điều 30. Trách nhiệm của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng

1. Chủ trì, phối hợp với Vụ Quản lý ngoại hối và các đơn vị liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước trong việc thẩm định, trình Thống đốc xem xét:

a) Cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài cho tổ chức tự doanh là ngân hàng thương mại, công ty tài chính tổng hợp;

b) Cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài cho tổ chức nhận ủy thác là ngân hàng thương mại.

2. Thanh tra, kiểm tra giám sát hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài theo quy định của pháp luật và kiểm tra việc thực hiện các quy định tại Thông tư này theo thẩm quyền.

3. Xử lý, kiến nghị xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

4. Phối hợp với Vụ Quản lý ngoại hối về các vấn đề liên quan đến việc:

a) Nghiên cứu, báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định các trường hợp đầu tư gián tiếp ra nước ngoài quy định tại Điều 9 Nghị định số 135/2015/NĐ-CP;

b) Xây dựng tổng hạn mức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài hàng năm.

Điều 31. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm phối hợp với Vụ Quản lý ngoại hối và Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng về các nội dung quy định tại Điều 29, Điều 30 Thông tư này.

Chương VIII

CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

Điều 32. Chế độ báo cáo đối với tổ chức tự doanh

1. Định kỳ hàng quý, chậm nhất ngày 20 tháng đầu tiên của quý tiếp theo ngay sau quý báo cáo, tổ chức tự doanh thực hiện báo cáo Ngân hàng Nhà nước về tình hình tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài theo mẫu tại Phụ lục số 11 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Định kỳ hàng năm, chậm nhất ngày 30 tháng 01 của năm liền sau năm báo cáo, tổ chức tự doanh thực hiện báo cáo Ngân hàng Nhà nước về tình hình tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của năm báo cáo và dự kiến nhu cầu đầu tư năm sau theo mẫu tại Phụ lục số 12 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 33. Chế độ báo cáo đối với tổ chức nhận ủy thác

1. Định kỳ hàng quý, chậm nhất ngày 20 tháng đầu tiên của quý tiếp theo ngay sau quý báo cáo, tổ chức nhận ủy thác thực hiện báo cáo Ngân hàng Nhà nước về tình hình nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài theo mẫu tại Phụ lục số 13 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Định kỳ hàng năm, chậm nhất ngày 30 tháng 01 của năm liền sau năm báo cáo, tổ chức nhận ủy thác thực hiện báo cáo Ngân hàng Nhà nước về tình hình nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của năm báo cáo và dự kiến nhu cầu nhận ủy thác đầu tư năm sau theo mẫu tại Phụ lục số 14 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 34. Chế độ báo cáo đối với các trường hợp đầu tư gián tiếp ra nước ngoài quy định tại Điều 9 Nghị định số 135/2015/NĐ-CP

1. Định kỳ hàng quý, chậm nhất ngày 20 tháng đầu tiên của quý tiếp theo ngay sau quý báo cáo, nhà đầu tư thực hiện báo cáo Ngân hàng Nhà nước về tình hình đầu tư gián tiếp ra nước ngoài theo mẫu tại Phụ lục số 15 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Định kỳ hàng năm, chậm nhất ngày 30 tháng 01 của năm liền sau năm báo cáo, nhà đầu tư thực hiện báo cáo Ngân hàng Nhà nước về tình hình đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của năm báo cáo theo mẫu tại Phụ lục số 15 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 35. Chế độ báo cáo đối với tổ chức thực hiện chương trình thưởng cổ phiếu

Định kỳ hàng quý, chậm nhất ngày 20 tháng đầu tiên của quý tiếp theo ngay sau quý báo cáo tổ chức thực hiện chương trình thưởng cổ phiếu báo cáo Ngân hàng Nhà nước về tình hình thực hiện chương trình thưởng cổ phiếu phát hành ở nước ngoài dành cho người lao động có quốc tịch Việt Nam theo mẫu tại Phụ lục số 16 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 36. Chế độ báo cáo đối với tổ chức tín dụng

Tổ chức tín dụng được phép nơi tổ chức tự doanh mở tài Khoản tự doanh, tổ chức nhận ủy thác mở tài Khoản nhận ủy thác, tổ chức thực hiện chương trình thưởng cổ phiếu mở tài Khoản thực hiện chương trình phải báo cáo tình hình thu, chi trên tài Khoản tự doanh, tình hình thu, chi trên tài Khoản nhận ủy thác, tình hình thu, chi trên tài Khoản thực hiện chương trình theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước về chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Chương IX

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 37. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 13 tháng 8 năm 2016.

2. Các tổ chức tín dụng đã được Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện đầu tư vào các công cụ đầu tư ở nước ngoài trước thời Điểm Thông tư này có hiệu lực tiếp tục thực hiện theo phương án đầu tư đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

Điều 38. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.


Nơi nhận:
- Như Điều 38;
- BLĐ NHNN;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
- Công báo;
- Lưu VP, QLNH, PC.

KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC




Nguyễn Thị Hồng

PHỤ LỤC 01

(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2016/TT-NHNN ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Ngân hàng nhà nước)

TÊN NHÀ ĐẦU TƯ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……………….

...ngày ...tháng...năm....

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP THỰC HIỆN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP RA NƯỚC NGOÀI

Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Căn cứ Điều 9 Nghị định số 135/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ quy định về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;

Căn cứ Thông tư số 10/2016/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định 135/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ quy định về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;

Thực hiện văn bản số ... của cấp có thẩm quyền của nhà đầu tư phê duyệt chủ trương đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;

{Tên nhà đầu tư} đề nghị Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận phương án đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của nhà đầu tư, cụ thể như sau:

I. THÔNG TIN VỀ NHÀ ĐẦU TƯ

1. Tên nhà đầu tư: (Ghi đầy đủ tên của tổ chức bằng chữ in hoa) ……………….

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương số ……… ngày …………

Địa chỉ trụ sở: …………………………………………………………………………..

Điện thoại: …………………. Fax: …………………… Email: ……….. Website:…………

2. Vốn Điều lệ: …………………………………

3. Tỷ lệ vốn do Nhà nước sở hữu (nếu có): ……………..

II. THÔNG TIN VỀ PHƯƠNG ÁN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP RA NƯỚC NGOÀI

1. Tổng số tiền dự kiến đầu tư gián tiếp ra nước ngoài: ………………….

2. Mục đích đầu tư: ………………

3. Hình thức đầu tư gián tiếp ở nước ngoài: …………………….

4. Công cụ dự kiến đầu tư:…………………………….

5. Thời hạn đầu tư: …………………………..

6. Nguồn vốn dự kiến để thực hiện đầu tư: …………….

7. Tổ chức tín dụng nơi dự kiến mở tài Khoản thanh toán bằng ngoại tệ để thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài: ……………………

III. NHÀ ĐẦU TƯ CAM KẾT

1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của hồ sơ và các văn bản gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Chỉ thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài theo phương án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

3. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối và các quy định khác của pháp luật có liên quan khi thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.

IV. HỒ SƠ KÈM THEO

(Thành phần hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 10/2016/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định số 135/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ quy định về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài)

NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP
CỦA NHÀ ĐẦU TƯ
(ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC 02

(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2016/TT-NHNN ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Ngân hàng nhà nước)

TÊN TỔ CHỨC
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
THƯỞNG CỔ PHIẾU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……………..

…….. ngày …… tháng ….. năm …….

VĂN BẢN ĐĂNG KÝ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH THƯỞNG CỔ PHIẾU PHÁT HÀNH Ở NƯỚC NGOÀI

Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Căn cứ Nghị định số 135/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ quy định về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;

Căn cứ Thông tư số 10/2016/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định 135/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ quy định về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;

{Tổ chức thực hiện chương trình thưởng cổ phiếu} đề nghị Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký việc thực hiện Chương trình thưởng cổ phiếu phát hành ở nước ngoài có đối tượng tham gia là người lao động có quốc tịch Việt Nam với các nội dung cụ thể như sau:

I. THÔNG TIN VỀ TỔ CHỨC NƯỚC NGOÀI VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH THƯỞNG CỔ PHIẾU

1. Tên tổ chức nước ngoài: (Ghi đầy đủ tên của tổ chức bằng chữ in hoa) ……………..

Địa chỉ trụ sở: ……………………………………………………….. Quốc gia:………………

Điện thoại: …………………… Fax: ……………. Email:………………… Website: ………

2. Tên tổ chức thực hiện chương trình thưởng cổ phiếu: …………………………………..

Quyết định thành lập chi nhánh/văn phòng đại diện hoặc Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc tài liệu khác có giá trị pháp lý tương đương số: …………... ngày ……………………

Ngày cấp: ………………………. Cơ quan cấp: ………………………………….

Địa chỉ trụ sở: ……………………………………………………………………………………

Điện thoại: …………………Fax: ……………..Email: ………………….. Website: ………..

II. THÔNG TIN VỀ CHƯƠNG TRÌNH THƯỞNG CỔ PHIẾU PHÁT HÀNH Ở NƯỚC NGOÀI

1. Đối tượng tham gia chương trình: ……………..

2. Thời gian thực hiện chương trình: ……………..

3. Hình thức thưởng cổ phiếu: …………………………

4. Mệnh giá cổ phiếu thưởng: ……………………..

5. Giá trị thị trường của cổ phiếu hoặc giá hợp lý của cổ phiếu tại thời Điểm thực hiện chương trình: …………………….

6. Giá cổ phiếu bán cho người lao động trong trường hợp thưởng bằng quyền mua cổ phiếu ưu đãi: ……………………….

7. Tổng số lượng cổ phiếu thưởng, quyền mua cổ phiếu thưởng dành cho người lao động có quốc tịch Việt Nam: ………………………..

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH THƯỞNG CỔ PHIẾU CAM KẾT

1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của hồ sơ và các văn bản gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Chỉ thực hiện Chương trình thưởng cổ phiếu phát hành ở nước ngoài sau khi được Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký.

3. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

IV. HỒ SƠ KÈM THEO

(Thành phần hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Thông tư số 10/2016/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định 135/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.

NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA
TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH THƯỞNG CỔ PHIẾU
(ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC 03

(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2016/TT-NHNN ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Ngân hàng nhà nước)

TÊN TỔ CHỨC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:………………

………., ngày … tháng … năm …….

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP RA NƯỚC NGOÀI

Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Căn cứ Nghị định số 135/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ quy định về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;

Căn cứ Thông tư số 10/2016/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định 135/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ quy định về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;

{Ngân hàng thương mại/công ty tài chính tổng hợp} đề nghị Ngân hàng Nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài với các nội dung, cụ thể sau đây:

1. Tên của ngân hàng thương mại/công ty tài chính tổng hợp: (Ghi đầy đủ tên của tổ chức bằng chữ in hoa)

2. Giấy phép thành lập và hoạt động do Ngân hàng Nhà nước cấp số.... ngày....

Điện thoại: ………………….. Fax: …………………… Email: …………. Website:………

Địa chỉ trụ sở: …………………………………………………………………………………..

3. Quy mô vốn tự có tại thời Điểm đăng ký: …………………..

4. Phạm vi hoạt động tự doanh: ………………………….

5. Thời gian hoạt động tự doanh (dự kiến): ……………………….

6. {Ngân hàng thương mại/công ty tài chính tổng hợp} xin cam kết:

a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;

b) Chỉ thực hiện tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài trong phạm vi hạn mức tự doanh được Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký, tỷ lệ đầu tư an toàn và công cụ được phép đầu tư gián tiếp ở nước ngoài quy định tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định 135/2015/NĐ-CP và quy định của Ngân hàng Nhà nước;

c) Đảm bảo đáp ứng và duy trì các Điều kiện để thực hiện tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài theo quy định của Chính phủ và quy định của pháp luật có liên quan;

d) Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Hồ sơ kèm theo:

(Thành phần hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 Thông tư số 10/2016/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định 135/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ quy định về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.

NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI/
CÔNG TY TÀI CHÍNH TỔNG HỢP
(ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC 04

(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2016/TT-NHNN ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Ngân hàng nhà nước)

TÊN TỔ CHỨC
TỰ DOANH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……………

……., ngày ….. tháng …. năm …….

ĐƠN ĐỀ NGHỊ THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP RA NƯỚC NGOÀI

Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Căn cứ Nghị định số 135/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ quy định về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;

Căn cứ Thông tư số 10/2016/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định 135/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ quy định về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;

Tên tổ chức tự doanh: (Ghi đầy đủ tên của tổ chức bằng chữ in hoa)....

Giấy phép thành lập và hoạt động do Ngân hàng Nhà nước cấp số.... ngày....

Điện thoại: …………………… Fax: …………………. Email: ………….. Website: ………..

Địa chỉ trụ sở: ………………………………………………………….

Đề nghị Ngân hàng Nhà nước thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài số ……… do Ngân hàng Nhà nước cấp ……. ngày …… tháng …… năm ………

Lý do: ……………………………………………

Chúng tôi cam kết và chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính chính xác, trung thực của nội dung đơn đề nghị và hồ sơ kèm theo.

Hồ sơ kèm theo:

(Thành phần hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Thông tư số 10/2016/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định 135/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ quy định về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.

NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP
CỦA TỔ CHỨC TỰ DOANH
(ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC 05

(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2016/TT-NHNN ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Ngân hàng nhà nước)

TÊN TỔ CHỨC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……………

……. ngày ….. tháng …. năm …….

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG NHẬN ỦY THÁC ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP RA NƯỚC NGOÀI

Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Căn cứ Nghị định số 135/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ quy định về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;

Căn cứ Thông tư số 10/2016/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định 135/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ quy định về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;

{Ngân hàng thương mại} đề nghị ngân hàng Nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài với nội dung cụ thể sau đây:

1. Tên Ngân hàng thương mại: (Ghi đầy đủ tên của tổ chức bằng chữ in hoa)

2. Giấy phép thành lập và hoạt động do Ngân hàng Nhà nước cấp số:

Địa chỉ trụ sở: …………………………………………………………………………

Điện thoại: ……………… Fax: ……………….. Email: ……………… Website: ……………

3. Quy mô tài sản nhận ủy thác: ...

4. Phạm vi hoạt động nhận ủy thác: ……………………….

5. Thời gian thực hiện hoạt động nhận ủy thác (dự kiến): ………………

6. {Ngân hàng thương mại} xin cam kết:

a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;

b) Chỉ thực hiện hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài trong phạm vi hạn mức nhận ủy thác được Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký, công cụ được phép đầu tư gián tiếp ở nước ngoài theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định 135/2015/NĐ-CP và quy định của Ngân hàng Nhà nước;

c) Không ủy thác lại cho bên thứ ba ở trong nước;

d) Đảm bảo đáp ứng, duy trì các Điều kiện để thực hiện hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài theo quy định của Chính phủ và quy định của pháp luật có liên quan;

đ) Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Hồ sơ kèm theo:

(Thành phần hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 Thông tư số 10/2016/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định 135/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ quy định về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.

NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
(ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC 06

(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2016/TT-NHNN ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Ngân hàng nhà nước)

TÊN TỔ CHỨC
NHẬN ỦY THÁC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……………

……. ngày ….. tháng …. năm …….

ĐƠN ĐỀ NGHỊ THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG NHẬN ỦY THÁC ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP RA NƯỚC NGOÀI

Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Căn cứ Nghị định số 135/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ quy định về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;

Căn cứ Thông tư số 10/2016/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định 135/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ quy định về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;

Tên tổ chức nhận ủy thác: (Ghi đầy đủ tên của tổ chức bằng chữ in hoa)

Giấy phép thành lập và hoạt động do Ngân hàng Nhà nước cấp số.... ngày....

Điện thoại: …………………… Fax: ……………… Email: ……………… Website:

Địa chỉ trụ sở: …………………………………………………………………………

Đề nghị Ngân hàng Nhà nước thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài số ……. do Ngân hàng Nhà nước cấp ngày …………. tháng …….. năm …………

Lý do: ………………………………………

Chúng tôi cam kết và chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính chính xác, trung thực của nội dung đơn đề nghị và hồ sơ kèm theo.

Hồ sơ kèm theo:

(Thành phần hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Thông tư số 10/2016/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định 135/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ quy định về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.

NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA
TỔ CHỨC NHẬN ỦY THÁC
(ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC 07

(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2016/TT-NHNN ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Ngân hàng nhà nước)

TÊN TỔ CHỨC TỰ DOANH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……………

……. ngày ….. tháng …. năm …….

ĐƠN ĐĂNG KÝ HẠN MỨC TỰ DOANH

Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Căn cứ Thông tư số 10/2016/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định 135/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ quy định về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;

{Tổ chức tự doanh} đề nghị ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký hạn mức tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài năm....(ghi rõ năm đăng ký) với nội dung cụ thể sau đây:

1. Tên của Tổ chức tự doanh: (Ghi đầy đủ tên của tổ chức bằng chữ in hoa) ……………

2. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài số: ………………..

3. Quy mô Vốn/Quy mô tài sản tại thời Điểm đăng ký (xác định theo từng đối tượng tự doanh quy định tại Khoản 4 Điều 21 Thông tư này): …….

4. Tài Khoản tự doanh số: .... tại tổ chức tín dụng: (ghi rõ tên tổ chức tín dụng được phép nơi mở tài Khoản).

5. Tình hình hoạt động tự doanh ra nước ngoài của tổ chức tự doanh của các năm trước:

- Tình hình thực hiện hạn mức tự doanh đầu tư của năm trước liền kề và hạn mức tự doanh tạm thời của năm thực hiện:

- Tổng hạn mức tự doanh đã được xác nhận lũy kế (bao gồm cả hạn mức tự doanh và hạn mức tự doanh tạm thời) đến năm đăng ký:

- Tổng số tiền thực tế thực hiện tự doanh lũy kế đến năm đăng ký:

6. Hạn mức tự doanh đăng ký: Số tiền (ghi rõ số tiền bằng ngoại tệ bằng số và bằng chữ)

7. {Tổ chức tự doanh} xin cam kết:

a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các tài liệu trong hồ sơ đề nghị xác nhận đăng ký hạn mức tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;

b) Chỉ thực hiện tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước trong phạm vi hạn mức tự doanh được Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký, tỷ lệ đầu tư an toàn và công cụ được phép đầu tư gián tiếp ở nước ngoài quy định tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định 135/2015/NĐ-CP và quy định của Ngân hàng Nhà nước;

c) Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Hồ sơ kèm theo:

(Thành phần hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Thông tư số 10/2016/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định 135/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ quy định về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.

NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP
CỦA TỔ CHỨC TỰ DOANH
(ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC 08

(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2016/TT-NHNN ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Ngân hàng nhà nước)

TÊN TỔ CHỨC TỰ DOANH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……………

……. ngày ….. tháng …. năm …….

ĐƠN ĐĂNG KÝ HẠN MỨC TỰ DOANH TẠM THỜI

Kính gửi: ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Căn cứ Thông tư số 10/2016/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định 135/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ quy định về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;

{Tổ chức tự doanh} đề nghị Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký hạn mức tự doanh tạm thời năm...{ghi rõ năm đăng ký} với nội dung cụ thể sau đây:

1. Tên của Tổ chức tự doanh: (Ghi đầy đủ tên của tổ chức bằng chữ in hoa) ……..

2. Công văn xác nhận đăng ký hạn mức tự doanh năm liền kề của Ngân hàng Nhà nước số:....

3. Quy mô vốn/quy mô tài sản tại thời Điểm đăng ký (xác định theo từng đối tượng tự doanh quy định tại Khoản 4 Điều 21 Thông tư này):

4. Tài Khoản tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài số: .... tại tổ chức tín dụng: (ghi rõ tên tổ chức tín dụng được phép nơi mở tài Khoản)

5. Tình hình hoạt động tự doanh ra nước ngoài của tổ chức tự doanh của các năm trước:

- Tình hình thực hiện hạn mức tự doanh đầu tư của năm trước liền kề: ……………..

- Tổng hạn mức tự doanh đã được xác nhận lũy kế đến năm đăng ký:………………….

- Tổng số tiền thực tế thực hiện tự doanh lũy kế đến năm đăng ký: ………….

6. Hạn mức tự doanh tạm thời đề nghị: Số tiền (ghi rõ số tiền bằng ngoại tệ bằng số và bằng chữ)

7. {Tổ chức tự doanh} xin cam kết:

a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các tài liệu trong hồ sơ đề nghị xác nhận đăng ký hạn mức tự doanh tạm thời;

b) Chỉ thực hiện tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước trong phạm vi hạn mức tự doanh tạm thời được Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký, tỷ lệ đầu tư an toàn và công cụ được phép đầu tư gián tiếp ở nước ngoài quy định tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định 135/2015/NĐ-CP và quy định của Ngân hàng Nhà nước;

c) Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP
CỦA TỔ CHỨC TỰ DOANH
(ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC 09

(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2016/TT-NHNN ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Ngân hàng nhà nước)

TÊN TỔ CHỨC NHẬN
ỦY THÁC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……………

……. ngày ….. tháng …. năm …….

ĐƠN ĐĂNG KÝ HẠN MỨC NHẬN ỦY THÁC

Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Căn cứ Thông tư số 10/2016/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định 135/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ quy định về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;

{Tổ chức nhận ủy thác} đề nghị Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký hạn mức nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài năm ...(ghi rõ năm đăng ký) với nội dung cụ thể sau đây:

1. Tên của Tổ chức nhận ủy thác: (Ghi đầy đủ tên của tổ chức bằng chữ in hoa)………

2. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài số: ………

3. Quy mô vốn/ quy mô tài sản ủy thác (xác định theo từng đối tượng nhận ủy thác quy định tại Khoản 5 Điều 21 Thông tư này):……………

4. Tài Khoản nhận ủy thác số: .... tại tổ chức tín dụng: (ghi rõ tên tổ chức tín dụng được phép nơi mở tài Khoản)

5. Tình hình hoạt động nhận ủy thác đầu tư của tổ chức nhận ủy thác của các năm trước:

- Tình hình thực hiện hạn nhận ủy thác đầu tư của năm trước liền kề và hạn mức tự doanh tạm thời của năm thực hiện: ………………

- Tổng hạn mức nhận ủy thác đã được xác nhận lũy kế (bao gồm cả hạn mức nhận ủy thác và hạn mức nhận ủy thác tạm thời) đến năm đăng ký: …………………..

- Tổng số tiền thực tế thực hiện đầu tư ra nước ngoài từ nguồn nhận ủy thác lũy kế đến năm đăng ký: …………………………

6. Hạn mức nhận ủy thác (bao gồm cả hạn mức nhận ủy thác và hạn mức nhận ủy thác tạm thời) của năm trước liền kề (nếu có): ……………..

7. Hạn mức nhận ủy thác đăng ký: Số tiền (ghi rõ số tiền bằng ngoại tệ bằng số và bằng chữ) …..

8. {Tổ chức nhận ủy thác} xin cam kết:

a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các tài liệu trong hồ sơ đề nghị xác nhận đăng ký hạn mức nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;

b) Chỉ thực hiện nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài trong phạm vi hạn mức nhận ủy thác được Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký và công cụ được phép đầu tư gián tiếp ở nước ngoài quy định tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định 135/2015/NĐ-CP và quy định của Ngân hàng Nhà nước;

c) Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Hồ sơ kèm theo:

(Thành phần hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Thông tư số 10/2016/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định 135/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ quy định về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.

NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA
TỔ CHỨC NHẬN ỦY THÁC
(ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC 10

(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2016/TT-NHNN ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Ngân hàng nhà nước)

TÊN TỔ CHỨC NHẬN
ỦY THÁC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……………

……. ngày ….. tháng …. năm …….

ĐƠN ĐĂNG KÝ HẠN MỨC NHẬN ỦY THÁC TẠM THỜI

Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Căn cứ Thông tư số ... /2016/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định 135/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ quy định về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;

{Tổ chức nhận ủy thác} đề nghị Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký hạn mức nhận ủy thác tạm thời đầu tư gián tiếp ra nước ngoài năm ..., (ghi rõ năm đăng ký) với nội dung cụ thể sau đây:

1. Tên của tổ chức nhận ủy thác: (Ghi đầy đủ tên của tổ chức bằng chữ in hoa)...

2. Công văn xác nhận đăng ký hạn mức nhận ủy thác năm trước liền kề của Ngân hàng Nhà nước số: …………………….

3. Quy mô vốn/ quy mô tài sản ủy thác (xác định theo từng đối tượng nhận ủy thác quy định tại Khoản 5 Điều 21 Thông tư này): ……………..

4. Tình hình hoạt động nhận ủy thác đầu tư của tổ chức nhận ủy thác của các năm trước: ……….

- Tình hình thực hiện hạn nhận ủy thác đầu tư của năm trước liền kề và hạn mức tự doanh tạm thời của năm thực hiện:……

- Tổng hạn mức nhận ủy thác đã được xác nhận lũy kế (bao gồm cả hạn mức nhận ủy thác và hạn mức nhận ủy thác tạm thời) đến năm đăng ký:……………….

- Tổng số tiền thực tế thực hiện đầu tư ra nước ngoài từ nguồn nhận ủy thác lũy kế đến năm đăng ký: ……………

5. Hạn mức nhận ủy Thác tạm thời đăng ký: Số tiền (ghi rõ số tiền bằng ngoại tệ bằng số và bằng chữ)………

6. {Tổ chức nhận ủy thác} xin cam kết:

a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các tài liệu trong hồ sơ đề nghị xác nhận đăng ký hạn mức nhận ủy tạm thời;

b) Chỉ thực hiện nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài trong phạm vi hạn mức nhận ủy thác tạm thời được Ngân hàng; Nhà nước xác nhận đăng ký và công cụ được phép đầu tư gián tiếp ở nước ngoài quy định tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định 135/2015/NĐ-CP và quy định của Ngân hàng Nhà nước;

c) Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA TỔ CHỨC NHẬN ỦY THÁC
(ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC 11

(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2016/TT-NHNN ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Ngân hàng nhà nước)

TÊN TỔ CHỨC TỰ DOANH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……………

BÁO CÁO ĐỊNH KỲ HÀNG QUÝ (Quý...../Năm......)

TÌNH HÌNH TỰ DOANH ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP RA NƯỚC NGOÀI

Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối)

Đơn vị: nghìn USD

STT

Quốc gia/ lãnh thổ tiếp nhận đầu tư (nước đầu tư)

Hạn mức tự doanh/ Hạn mức tự doanh tạm thời

Số vốn đầu tư đã chuyển ra nước ngoài

Tổng giá vốn (*)

Vốn chuyển về Việt Nam

Lợi nhuận và thu nhập hợp pháp khác chuyển về Việt Nam

Hạn mức tự doanh còn lại

Kỳ báo cáo

Lũy kế

Cổ phiếu

Chứng chỉ quỹ

Trái phiếu

Tín phiếu

Ký phiếu

Kỳ báo cáo

Lũy kế

Kỳ báo cáo

Lũy kế

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

…..

Nước a

Nước b

…..

Tổng

….

Ghi chú:

(*): Gia vốn là giá mua chứng khoán. Tỷ giá được quy đổi theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại thời Điểm phát sinh giao dịch thực tế.

Cột (3): Ghi tại dòng tổng.

Cột (6), (7), (8), (9), (10): Báo cáo số tiền đầu tư (theo giá vốn) vào từng loại giấy tờ có giá theo từng quốc gia/lãnh thổ tiếp nhận đầu tư.

Cột (15): Hạn mức tự doanh còn lại trong năm = Hạn mức tự doanh/hạn mức tự doanh tạm thời đã được NHNN xác nhận đăng ký trong năm - Số vốn đầu tư đã chuyển ra nước ngoài trong năm + Số vốn chuyển về Việt Nam trong năm.


Người lập biểu

(Ký, họ tên, số điện thoại liên hệ)

……, ngày..... tháng.... năm……
Tổ chức tự doanh
(Ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)

PHỤ LỤC 12

(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2016/TT-NHNN ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Ngân hàng nhà nước)

TÊN TỔ CHỨC TỰ DOANH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……………

BÁO CÁO ĐỊNH KỲ HÀNG NĂM (năm ……….)
TÌNH HÌNH TỰ DOANH ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP RA NƯỚC NGOÀI VÀ DỰ KIẾN NHU CẦU TỰ DOANH NĂM SAU

Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối)

I. Tình hình tự doanh đầu tư ra nước ngoài trong năm báo cáo:

- Hạn mức tự doanh đầu tư ra nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước cấp trong năm báo cáo:

Trong đó:

+ Hạn mức tự doanh tạm thời:

+ Hạn mức tự doanh:

- Tỷ lệ đầu tư an toàn:

- Số tiền thực tế đã tự doanh đầu tư ra nước ngoài trong năm báo cáo:

- Số tiền đã chuyển về nước:

Trong đó: + Cổ tức và thu nhập hợp pháp khác chuyển về Việt Nam:

+ Số vốn chuyển về Việt Nam

- Danh Mục đầu tư tại thời Điểm báo cáo:

Đơn vị: nghìn USD

TT

Loại công cụ đầu tư (nêu chi Tiết)

Thị trường niêm yết/ Mức xếp hạng

Quốc gia/lãnh thổ đầu tư

Tổng giá vốn

Tổng giá thị trường hoặc giá trị hợp lý tại ngày báo cáo/ giá bán

Giá trị thực hiện/ Tổng giá trị danh Mục đầu tư (%)

Số lượng

Số tiền

Số lượng

Số tiền

1

2

3

4

5

6

7

8

9

1

Cổ phiếu

1

2

Tổng

II

Chứng chỉ quỹ

1

2

Tổng

III

Trái phiếu

1

2

Tổng

IV

Kỳ phiếu

1

2

Tổng

V

Tín phiếu

1

2

Tổng

VII

Tổng giá trị danh Mục

Ghi chú:

Cột (2): Loại chứng khoán được ghi cụ thể theo mã chứng khoán mà nhà đầu tư đã đầu tư (bao gồm chứng khoán đã bán và đang nắm giữ) trong năm báo cáo.

Cột (3): Ghi rõ thị trường niêm yết đối với công cụ đầu tư là cổ phiếu; mức xếp hạng và tổ chức xếp hạng (ví dụ: A2, Moody’s) đối với công cụ đầu tư là trái phiếu.

Cột (4): Ghi rõ tên quốc gia/vùng lãnh thổ nơi nhà đầu tư đầu tư gián tiếp.

Cột (5): Ghi tổng số lượng của loại chứng khoán đã mua trong năm báo cáo.

Cột (6): Ghi tổng giá vốn của loại chứng khoán đã mua trong năm báo cáo. Tỷ giá được quy đổi theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại thời Điểm phát sinh giao dịch.

Cột (7): Ghi tổng số lượng loại chứng khoán đang nắm giữ trong năm báo cáo.

Cột (8): Ghi tổng giá thị trường hoặc giá hợp lý tại thời Điểm báo cáo đối với các công cụ đang nắm giữ hoặc giá bán đối với chứng khoán đã được bán trong năm. Tỷ giá được quy đổi theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại thời Điểm phát sinh giao dịch thực tế đối với chứng khoán đã bán trong năm hoặc tại thời Điểm ngày cuối cùng của kỳ báo cáo đối với chứng khoán đang nắm giữ.

Cột (9): Ghi tỷ lệ % giá trị thực hiện của từng công cụ đầu tư so với tổng giá trị danh Mục đầu tư trong năm báo cáo.

II. Dự kiến nhu cầu tự doanh đầu tư cho năm tiếp theo

- Vốn tự có/ Vốn chủ sở hữu tính đến hết năm báo cáo:

- Tỷ lệ đầu tư an toàn:

- Số tiền chuyển ra nước ngoài để tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài (số lũy kế đến cuối năm báo cáo):

- Số tiền đã chuyển về nước (số lũy kế đến cuối năm báo cáo):

- Dự kiến hạn mức đầu tư năm tiếp theo:


Người lập biểu

(Ký, họ tên, số điện thoại liên hệ)

……. ngày …… tháng.... năm…….
Tổ chức tự doanh
(Ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu).

PHỤ LỤC 13

(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2016/TT-NHNN ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Ngân hàng nhà nước)

TÊN TỔ CHỨC NHẬN ỦY THÁC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……………

BÁO CÁO ĐỊNH KỲ HÀNG QUÝ (Quý...../Năm......)

TÌNH HÌNH NHẬN ỦY THÁC ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP RA NƯỚC NGOÀI

Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối)

Đơn vị: nghìn USD

STT

Quốc gia/lãnh thổ tiếp nhận đầu tư

Hạn mức nhận ủy thác/ Hạn mức nhận ủy thác tạm thời

Số vốn đã chuyển ra nước ngoài

Tổng giá vốn (*)

Vốn chuyển về Việt Nam

Lợi nhuận và thu nhập hợp pháp khác chuyển về Việt Nam

Hạn mức còn lại

Kỳ báo cáo

Lũy kế

Cổ phiếu

Chứng chỉ quỹ

Trái phiếu

Tín phiếu

Kỳ phiếu

Kỳ báo cáo

Lũy kế

Kỳ báo cáo

Lũy kế

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

…..

Nước a

Nước b

…..

Tổng

….

Ghi chú:

(*): Giá vốn là giá mua chứng khoán. Tỷ giá được quy đổi theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại thời Điểm phát sinh giao dịch thực tế.

Cột (3): Ghi tại dòng tổng.

Cột (6), (7), (8), (9), (10): Báo cáo số tiền đầu tư (theo giá mua) vào từng loại công cụ đầu tư theo từng nước tiếp nhận đầu tư.

Cột (15): Hạn mức nhận ủy thác còn lại trong năm = Hạn mức nhận ủy thác/hạn mức nhận ủy thác tạm thời đã được Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký trong năm - Số vốn nhận ủy thác đầu tư đã chuyển ra nước ngoài trong năm + Số vốn nhận ủy thác đầu tư chuyển về Việt Nam trong năm.


Người lập biểu

(Ký, họ tên, số điện thoại liên hệ)

……, ngày..... tháng.... năm……
Tổ chức nhận ủy thác
(Ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)

PHỤ LỤC 14

(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2016/TT-NHNN ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Ngân hàng nhà nước)

TÊN TỔ CHỨC NHẬN ỦY THÁC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……………

BÁO CÁO ĐỊNH KỲ HÀNG NĂM (năm ……….)
TÌNH HÌNH NHẬN ỦY THÁC ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP RA NƯỚC NGOÀI VÀ DỰ KIẾN NHU CẦU NHẬN ỦY THÁC ĐẦU TƯ NĂM SAU

Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối)

I. Tình hình nhận ủy thác đầu tư ra nước ngoài trong năm báo cáo:

- Hạn mức nhận ủy thác đầu tư ra nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước cấp:

Trong đó: + Hạn mức nhận ủy thác:

+ Hạn mức nhận ủy thác tạm thời:

- Số tiền thực tế chuyển ra nước ngoài để thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài trong năm báo cáo:

- Số tiền đã chuyển về nước:

Trong đó: + Lợi nhuận và thu nhập hợp pháp khác chuyển về Việt Nam:

+ Số vốn chuyển về Việt Nam

- Danh Mục đầu tư tại thời Điểm báo cáo:

Đơn vị: nghìn USD

TT

Loại công cụ đầu tư (nêu chi Tiết)

Thị trường niêm yết/ Mức xếp hạng

Quốc gia/lãnh thổ đầu tư

Tổng giá vốn

Tổng giá thị trường hoặc giá trị hợp lý tại ngày báo cáo/ giá bán

Giá trị thực hiện/Tổng giá trị danh Mục đầu tư (%)

Số lượng

Số tiền

Số lượng

Số tiền

1

2

3

4

5

6

7

8

9

1

Cổ phiếu

1

2

Tổng

II

Chứng chỉ quỹ

1

2

Tổng

III

Trái phiếu

1

2

Tổng

IV

Kỳ phiếu

1

2

Tổng

V

Tín phiếu

1

2

Tổng

VII

Tổng giá trị danh Mục

Ghi chú:

Cột (2): Loại chứng khoán được ghi cụ thể theo mã chứng khoán mà nhà đầu tư đã đầu tư (bao gồm chứng khoán đã bán và đang nắm giữ) trong năm báo cáo.

Cột (3): Ghi rõ thị trường niêm yết đối với công cụ đầu tư là cổ phiếu; mức xếp hạng và tổ chức xếp hạng (ví dụ: A2, Moody’s) đối với công cụ đầu tư là trái phiếu.

Cột (4): Ghi rõ tên quốc gia/vùng lãnh thổ nơi nhà đầu tư đầu tư gián tiếp.

Cột (5): Ghi tổng số lượng của loại chứng khoán đã mua trong năm báo cáo.

Cột (6): Ghi tổng giá vốn của loại chứng khoán đã mua trong năm báo cáo. Tỷ giá được quy đổi theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại thời Điểm phát sinh giao dịch.

Cột (7): Ghi tổng số lượng loại chứng khoán đang nắm giữ trong năm báo cáo.

Cột (8): Ghi tổng giá thị trường hoặc giá hợp lý tại thời Điểm báo cáo đối với các công cụ đang nắm giữ hoặc giá bán đối với chứng khoán đã được bán trong năm. Tỷ giá được quy đổi theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại thời Điểm phát sinh giao dịch thực tế đối với chứng khoán đã bán trong năm hoặc tại thời Điểm ngày cuối cùng của kỳ báo cáo đối với chứng khoán đang nắm giữ.

Cột (9): Ghi tỷ lệ % giá trị thực hiện của từng công cụ đầu tư so với tổng giá trị danh Mục đầu tư trong năm báo cáo.

- Danh Mục khách hàng ủy thác đầu tư:

STT

Khách hàng ủy thác

Số hợp đồng

Số tiền ủy thác (nghìn USD)

Thời hạn ủy thác

Công cụ đầu tư

1

Khác hàng 1

2

Khác hàng 2

n

Khác hàng n

Tổng

II. Dự kiến nhu cầu nhận ủy thác đầu tư cho năm tiếp theo

- Tổng tài sản nhận ủy thác tính đến hết năm báo cáo:

- Số tiền đã chuyển ra nước ngoài để thực hiện đầu tư gián tiếp (số lũy kế đến cuối năm báo cáo):

- Dự kiến hạn mức nhận ủy thác đầu tư năm tiếp theo:


Người lập biểu

(Ký, họ tên, số điện thoại liên hệ)

……. ngày …… tháng.... năm…….
Tổ chức nhận ủy thác
(Ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu).

Phụ lục 15

(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2016/TT-NHNN ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Ngân hàng nhà nước)

TÊN NHÀ ĐẦU TƯ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……………

BÁO CÁO ĐỊNH KỲ HÀNG QUÝ/NĂM
Tình hình đầu tư gián tiếp ra nước ngoài đối với các trường hợp được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận

Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối)

I. Thông tin tổ chức:

- Tên tổ chức:....

- Địa chỉ: …………………..Số điện thoại:…………………….

- Văn bản chấp thuận đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của Thủ Tướng Chính phủ số. ...ngày... tháng... năm ……….

- Tài Khoản vốn đầu tư gián tiếp ra nước ngoài số …….. mở tại………. (tên tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam).

- Vốn chủ sở hữu:

II. Tình hình đầu tư gián tiếp ra nước ngoài trong quý/năm báo cáo:

- Số tiền đầu tư gián tiếp ra nước ngoài được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt:

- Số tiền thực tế đã đầu tư gián tiếp ra nước ngoài trong quý/năm báo cáo:

- Số tiền đã chuyển về nước:

Trong đó: + Lợi nhuận và thu nhập hợp pháp khác chuyển về Việt Nam:

+ Số vốn chuyển về Việt Nam:

- Tình hình thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài:

STT

Loại công cụ đầu tư (nêu chi Tiết)

Nước/lãnh thổ đầu tư

Tổng giá vốn

Tổng giá thị trường hoặc giá trị hợp lý tại ngày báo cáo/ giá bán

Số lượng

Số tiền

Số lượng

Số tiền

1

2

3

4

5

6

7

1

Cổ phiếu

2

Trái phiếu

3

Công cụ khác (ghi rõ loại công cụ)

Ghi chú:

Cột (2): loại chứng khoán được ghi cụ thể theo mã chứng khoán mà nhà đầu tư đã đầu tư (bao gồm chứng khoán đã bán và đang nắm giữ) trong năm báo cáo.

Cột (3): Ghi rõ tên quốc gia nơi nhà đầu tư đầu tư gián tiếp.

Cột (4): Ghi tổng số lượng của loại chứng khoán đã mua trong năm báo cáo.

Cột (5): Ghi tổng giá trị vốn của loại chứng khoán đã mua trong năm báo cáo. Tỷ giá được quy đổi theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại thời Điểm phát sinh giao dịch.

Cột (6): Ghi tổng số lượng loại chứng khoán đang nắm giữ trong năm báo cáo.

Cột (7): Ghi tổng giá thị trường hoặc giá hợp lý tại thời Điểm báo cáo đối với các công cụ đang nắm giữ hoặc giá bán đối với chứng khoán đã được bán trong năm. Tỷ giá được quy đổi theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại thời Điểm phát sinh giao dịch thực tế đối với chứng khoán đã bán trong năm hoặc tại thời Điểm ngày cuối cùng của kỳ báo cáo đối với chứng khoán đang nắm giữ.


Người lập biểu

(Ký, họ tên, số điện thoại liên hệ)

……. ngày …… tháng.... năm…….
Tổ chức nhận ủy thác
(Ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu).

PHỤ LỤC 16

(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2016/TT-NHNN ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Ngân hàng nhà nước)

TÊN TỔ CHỨC THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH THƯỞNG CỔ PHIẾU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……………

Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối)

BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH THƯỞNG CỔ PHIẾU PHÁT HÀNH Ở NƯỚC NGOÀI CÓ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA LÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ QUỐC TỊCH VIỆT NAM
(Báo cáo quý.... từ …/.../20.... đến …/..../20....)

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Tổng số

1

Số lượng người lao động có quốc tịch Việt Nam được tham gia chương trình thưởng cổ phiếu

Người

2

Bán cổ phiếu thưởng/Bán quyền mua cổ phiếu

2.1

Số lượng cổ phiếu

Cổ phiếu

2.2

Giá bán

USD/1 cổ phiếu

2.3

Số tiền chuyển về Việt Nam

USD

3

Mua cổ phiếu (thực hiện quyền mua cổ phiếu thưởng)

3.1

Số lượng cổ phiếu

Cổ phiếu

3.2

Giá thị trường tại thời Điểm báo cáo

USD/1 cổ phiếu

3.3

Giá mua ưu đãi

USD/1 cổ phiếu

3.4

Số tiền chuyển ra nước ngoài

USD

Ghi chú: Tỷ giá được quy đổi theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại thời Điểm báo cáo.

Dòng (2.2) Giá bán: là giá bình quân trong trường hợp chứng khoán được bán nhiều giá khác nhau trong kỳ báo cáo.

Người lập biểu
(Ký, họ tên, số điện thoại liên hệ)

Đại diện có thẩm quyền của tổ chức thực hiện chương trình thưởng cổ phiếu
(Ký, họ tên, đóng dấu)

THE STATE BANK OF VIETNAM
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
-------------------

No.: 10/2016/TT-NHNN

Hanoi, June 29, 2016

 

CIRCULAR

GUIDING CERTAIN CONTENTS IN THE GOVERNMENT'S DECREE NO. 135/2015/ND-CP DATED DECEMBER 31, 2015 PROVIDING FOR REGULATIONS ON OUTWARD PORFOLIO INVESTMENT

Pursuant to the Law on the State Bank of Vietnam No. 46/2010/QH12 dated June 16, 2010;

Pursuant to the Law on credit institutions No. 47/2010/QH12 dated June 16, 2010;

Pursuant to the Law on Investment No. 67/2014/QH13 dated November 26, 2014;

Pursuant to the Ordinance on foreign exchange control No. 28/2005/PL-UBTVQH11 dated December 13, 2005 and the Ordinance No.06/2013/PL-UBTVQH13 dated March 18, 2013 on amendment and supplementation of a number of articles of the Ordinance on foreign exchange control;

Pursuant to the Government's Decree No. 135/2015/ND-CP dated December 31, 2015 providing for regulations on outward porfolio investment;

Pursuant to the Government’s Decree No.156/2013/ND-CP dated November 11, 2013 defining functions, tasks, powers and apparatus of the State Bank of Vietnam;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The Governor of the State Bank of Vietnam promulgates this Circular to provide for guidelines on certain contents in the Government's Decree No. 135/2015/ND-CP dated December 31, 2015 providing for regulations on outward porfolio investment.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

This Circular provides for guidelines on certain contents in the Government's Decree No. 135/2015/ND-CP dated December 31, 2015 providing for regulations on outward porfolio investment (hereinafter referred to as the Decree No. 135/2015/ND-CP).

Article 2. Regulated entities

1. Investors mentioned in Clause 1 Article 2 of the Decree No. 135/2015/ND-CP.

2. Other entities involved in outward portfolio investment.

Article 3. Interpretation of terms

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Licensed credit institutions include commercial banks and branches of foreign banks which are allowed to provide foreign exchange services in Vietnam in compliance with the laws.

2. Foreign organization having the program that awards shares issued in foreign nation refers to an organization that is established under the law of a foreign nation and has a commercial presence established in Vietnam (hereinafter referred to as foreign organization).

3. Organization executing the program that awards shares issued in foreign nation refers to a commercial presence of foreign organization in Vietnam, which is an economic organization possessing foreign investment, branch, representative office or executive office of a foreign party in business cooperation contract (hereinafter referred to as the share awarding program-executing organization).

4. Foreign currency account for proprietary trading of outward portfolio investments refers to a payment account in foreign currency which is opened by a proprietary trader at 01 (one) licensed credit institution to collect and make payments related to its proprietary trading of outward portfolio investments (hereinafter referred to as proprietary trading account). 

5. Foreign currency account for outward portfolio investment trust refers to a payment account in foreign currency which is opened by a entrusted organization at 01 (one) licensed credit institution to collect and make payments related to the activities of outward portfolio investment trust (hereinafter referred to as trust account). 

6. Account for executing the program that awards shares issued in foreign nation refers to a payment account in foreign currency which is opened by the share awarding program-executing organization at 01 (one) licensed credit institution to collect and make payments related to the activities of the program awarding shares issued in foreign nations (hereinafter referred to as program-executing account).

7. Total annual proprietary trading limit refers to the highest annual amount of foreign currency that a proprietary trader can spend on proprietary trading activities of outward portfolio investments.

8. Total annual trust limit refers to the highest annual amount of foreign currency that an entrusted organization is allowed to be entrusted with for conducting activities of outward portfolio investment trust.

Article 4. Outward portfolio investment instruments

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Shares listed on overseas stock markets;

b) Securities investment fund certificates;

c) Bonds, bills and promissory notes issued by the Government and those issued by organizations that have been rated by international credit rating organizations such as Standard & Poor's, Moody's Investors Service and Fitch Ratings.

2. The trading of certificates of deposit conducted by proprietary traders that are commercial banks and general financial companies shall comply with regulations of the Law on credit institutions and guidelines announced by the State Bank of Vietnam (hereinafter referred to as the State Bank).

Article 5. Safe investment ratio of proprietary traders that are commercial banks and general financial companies

1. The safe investment ratio of a proprietary trader that is a commercial bank or general financial company is 7% of its equity capital, excluding investments and business activities of its branches in foreign nations.

2. The activities of outward portfolio investments by commercial banks and general financial companies shall not exceed the safe investment ratio prescribed in Clause 1 of this Article and must conform to current regulations and laws on prudential ratios and limits for activities of commercial banks and general financial companies.

3. In case of excess of the safe investment ratio due to reduction of equity capital, commercial banks and general financial companies shall:

a) Report to the State Bank immediately when the excess of the safe investment ratio due to reduction of equity capital occurs;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Suspend the transfer of capital for outward portfolio investments according to the annual limit of which the registration has been certified by the State Bank.

Article 6. Application and procedures for permission for outward portfolio investments granted by the Prime Minister to other investment cases

1. The application submitted to the Prime Minister to grant permission for outward portfolio investments to other investment cases as prescribed in Article 9 of the Decree No. 135/2015/ND-CP shall consist of:

a) The application form for permission for outward portfolio investments (using the form stated in Annex No. 01 herein);

b) The copy which is originated from the master register or certified copy or copy, enclosed with the original copy for comparison, of business registration certificate or establishment decision or other document with equivalent legal effect. The person making the comparison, if the original copy is presented together with the copy in course of application submission, shall verify the accuracy of the copy with its original;

c) Written approval for outward portfolio investments, enclosed with the outward portfolio investment plan (in which, total investment, investment objectives, form of investment, investment instruments, equity capital for outward portfolio investments, investment period and the credit institution where foreign currency account will be opened to make outward portfolio investments must be specified), granted by the authorized body of the economic organization applying for permission for outward portfolio investments.

2. Procedures for permission for outward portfolio investments granted by Prime Minister to other investment cases as prescribed in Article 9 of the Decree No. 135/2015/ND-CP are as follows:

a) The investor shall, directly or by post, submit 06 (six) sets of application in Vietnamese language for permission for outward portfolio investments to the State Bank.  Within 05 (five) working days from the date on which the application is received, the State Bank shall grant written request for modification or supplementation if the application is invalid or insufficient;

b) Within 05 (five) working days from the date on which the valid application is received, the State Bank shall get opinions of Ministry of Planning and Investment, Ministry of Finance and relevant ministries;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Within 05 (five) working days from the date on which guidelines are given by the Prime Minister, the State Bank shall grant written notice to the investor to make outward portfolio investments.

3. The investor that is one of the other investment cases permitted to make outward portfolio investments by the Prime Minister must open 01 (one) foreign currency account at 01 (one) licensed credit institution to transfer capital for making outward portfolio investments, and transfer capital and lawful incomes to Vietnam in conformity with the outward portfolio investment plan approved by the Prime Minister.

Chapter II

PROGRAM AWARDING SHARES ISSUED IN FOREIGN NATIONS

Article 7. Entities making outward portfolio investments by participating in a program awarding shares issued in foreign nations

Vietnamese employees working in foreign organizations in Vietnam are allowed to make outward portfolio investments by participating in a program awarding shares issued in foreign nations.

Article 8. Principles for executing a program awarding shares issued in foreign nations

The program awarding shares issued in foreign nations is executed by applying the following principles:

1. The program that awards shares issued in foreign nations to Vietnamese employees shall be only executed by a share awarding program-executing organization after the registration thereof has been confirmed by the State Bank.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The execution of share awarding program must comply with regulations on foreign exchange management, payment of personal income tax and other relevant laws.

Article 9. Awarding forms

1. Award actual shares.

2. Award share options with special rights.

Article 10. Rights of Vietnamese employees

1. Receive and own common shares; sell awarded shares in foreign nations; receive dividends and other lawful incomes through the share awarding program-executing organization.

2. Receive share options to buy shares at discounted price; execute the awarded share options in foreign nations and own shares bought at discounted price; receive dividends and other lawful incomes; sell awarded share options in foreign nations through the share awarding program-executing organization.

3. Use self-gained foreign currency in accounts; extract money from salary, bonuses or use other lawful incomes to buy foreign currency for making settlement for buying shares at discounted price at licensed credit institution through the share awarding program-executing organization.

4. Receive earnings from sale of common shares in foreign nations, sale of common share options in foreign nations in foreign currency through the share awarding program-executing organization.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The share awarding program-executing organization shall, directly or by post, submit 01 (one) set of application in Vietnamese language for registration of execution of program awarding shares issued in foreign nations to the State Bank. The application consists of:

a) The written registration of execution of program awarding shares issued in foreign nations (using the form stated in Annex 02 herein);

b) Documents proving legal status of relevant foreign organization;

c) Copy of investment registration certificate or operation registration certificate of executive office or permit for establishment of branch/representative office of foreign organization in Vietnam or other document with equivalent legal effect;

d) Written detailed description of the program awarding shares issued in foreign nations;

dd) List of Vietnamese employees who are eligible for participating in the program awarding shares issued in foreign nations.

2. Within 05 (five) working days from the date on which the application is received, the State Bank shall grant a written request for modification or supplementation if the application is invalid or insufficient.

3. Within 15 (fifteen) working days from the date on which the valid application is received, the State Bank shall confirm the registration of execution of the program that awards shares issued in foreign nations to Vietnamese employees.

4. Before terminating operations in Vietnam, if any, the share awarding program-executing organization must sell awarded shares and awarded share options, and transfer the entire earnings to Vietnamese employees who participate in the program awarding shares issued in foreign nations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. After the State Bank has confirmed the registration of execution of the program awarding shares issued in foreign nations, the share awarding program-executing organization must 01 (one) program-executing account to collect and make payments as regulated in Clause 2 and Clause 3 of this Article.

2. Collections:

a) Collect foreign currency earnings from sale of shares in foreign nations;

b) Collect foreign currency earnings from sale of share options in foreign nations;

c) Collect dividends and other lawful incomes related to the program awarding shares issued in foreign nations;

d) Collect money from foreign currency accounts of Vietnamese employees who participate in the program awarding shares issued in foreign nations;

dd) Purchase foreign currency from licensed credit institutions for Vietnamese employees who participate in the program awarding shares issued in foreign nations.

3. Payments:

a) Payment for buying shares in foreign nations;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Transfer money to foreign currency accounts of Vietnamese employees who participate in the program awarding shares issued in foreign nations;

d) Payment for other expenses such as fees and charges (if any).

Chapter III

APPLICATION AND PROCEDURES FOR THE ISSUANCE AND REVOCATION OF CERTIFICATES OF OUTWARD PORTFOLIO INVESTMENT REGISTRATION GRANTED TO COMMERCIAL BANKS OR GENERAL FINANCIAL COMPANIES, AND CERTIFICATES OF THE REGISTRATION OF TRUSTEESHIP FOR OUTWARD PORTFOLIO INVESTMENTS

Article 13. Application and procedures for the issuance of certificate of outward portfolio investment registration

1. The application for the issuance of certificate of outward portfolio investment registration must be made in Vietnamese language and shall consist of:

a) The application form for the issuance of certificate of outward portfolio investment registration (using the form stated in Annex No. 03 herein);

b) Copies of audited financial statements of 05 (five) consecutive years preceding the year when the application is submitted;

c) Copies of tax accounting statements or tax agency's written certification to prove that the applicant has fulfilled all financial obligations to the Government of Vietnam and has no tax debts to the state budget;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) Internal regulations on management of proprietary trading activities of outward portfolio investments in which systems for internal control, audit, risk identification and management related to the proprietary trading activities of outward portfolio investment must be specified;

e) Written description of facilities, techniques and human resources for conducting the proprietary trading activities of outward portfolio investment;

g) Report on the compliance with regulations and laws on management and use of state capital (if the applicant is a commercial bank or general financial company with state-owned capital) of the year preceding the year when the application is submitted.

2. Procedures for the issuance of certificate of outward portfolio investment registration:

a) A commercial bank or general financial company that has demand to conduct the proprietary trading activities of outward portfolio investment shall, directly or by post, submit 05 (five) sets of application as prescribed in Clause 1 of this Article to the State Bank.  Within 05 (five) working days from the date on which the application is received, the State Bank shall grant a written request for modification or supplementation to such commercial bank or general financial company if the application is invalid or insufficient;

b) Within 35 (thirty-five) working days from the date on which the valid application is received in compliance with regulations herein, the State Bank shall issue or refuse to issue certificate of outward portfolio investment registration to the applicant that is the said commercial bank or general financial company. In case of refusal, the State Bank shall specify reasons thereof in writing.

Article 14. Application and procedures for the revocation of certificate of outward portfolio investment registration

1. Voluntary application for the revocation of certificate of outward portfolio investment registration:

a) The commercial bank or general financial company shall, directly or by post, submit 01 (one) set of application made in Vietnamese language for the revocation of certificate of outward portfolio investment registration to the State Bank. The application shall consist of:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

ii) The written approval by the authorized body as regulated in the Charter of the commercial bank or general financial company for the termination of the outward portfolio investment activities, enclosed with reports on settlement of in-progress outward portfolio investments;

b) Within 05 (five) working days from the date on which the application is received, the State Bank shall grant a written request for modification or supplementation to the commercial bank or general financial company if the application is invalid or insufficient;

c) Within 07 (seven) working days from the date on which the valid application is received in compliance with regulations in Point a of this Clause, the State Bank shall make decision on the revocation of certificate of outward portfolio investment registration of the commercial bank or general financial company.

2. Compulsory revocation of certificate of outward portfolio investment registration:

a) The certificate of outward portfolio investment registration which has been issued to the commercial bank or general financial company shall be revoked if such commercial bank or general financial company has provided false information or forged documents relating to the application for the issuance of certificate of outward portfolio investment registration;

b) The State Bank shall make decision on the revocation of certificate of outward portfolio investment registration immediately after the competent authority has granted an official letter to confirm that the commercial bank or general financial company has provided false information or forged documents relating to the application for the issuance of certificate of outward portfolio investment registration.

3. Since receiving the decision on the revocation of certificate of outward portfolio investment registration, the relevant commercial bank or general financial company shall:

a) Within 05 (five) working days, return the original copy of certificate of outward portfolio investment registration to the State Bank;

b) Within 24 (twenty-four) hours, post information about the decision on the revocation of certificate of outward portfolio investment registration on its website;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Settle outward portfolio investments upon the plan approved by the authorized body and submit report thereof to the State Bank within 60 (sixty) days from the date on which the decision on the revocation of certificate of outward portfolio investment registration made by the State Bank takes effect (except for the voluntary application for the revocation of certificate of outward portfolio investment registration).

Article 15. Application and procedures for the issuance of certificate of the registration of trusteeship for outward portfolio investment

1. The application for the issuance of certificate of the registration of trusteeship for outward portfolio investment must be made in Vietnamese language and shall consist of:

a) The application form for the issuance of certificate of the registration of trusteeship for outward portfolio investment (using the form stated in Annex No. 05 herein);

b) Copies of audited financial statements of 05 (five) consecutive years preceding the year when the application is submitted;

c) Copies of tax accounting statements or tax agency's written certification to prove that the applicant has fulfilled all financial obligations to the Government of Vietnam and has no tax debts to the state budget;

d) Internal regulations on the management of the activities of holding trusteeship for outward portfolio investments, including the identification and management of risks related to the holding of trusteeship for outward portfolio investments;

dd) Report on the compliance with regulations on prudential ratios and limits for the activities relating to the holding of trusteeship of the commercial bank of the year preceding the year when the application is submitted;

e) Written description of facilities, techniques and human resource for holding trusteeship for outward portfolio investment.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) The commercial bank that has demand to execute the holding of trusteeship for outward portfolio investment shall, directly or by post, submit 06 (six) sets of application as prescribed in Clause 1 of this Article to the State Bank.  Within 05 (five) working days from the date on which the application is received, the State Bank shall grant a written request for modification or supplementation to the commercial bank if the application is invalid or insufficient;

b) Within 35 (thirty-five) working days from the date on which the valid application is received, the State Bank shall issue or refuse to issue certificate of the registration of trusteeship for outward portfolio investment to the applicant that is the commercial bank. In case of refusal, the State Bank shall specify reasons thereof in writing.

Article 16. Application and procedures for the revocation of certificate of the registration of trusteeship for outward portfolio investment

1. Voluntary application for the revocation of certificate of the registration of trusteeship for outward portfolio investment:

a) The commercial bank shall, directly or by post, submit 01 (one) set of application made in Vietnamese language for the revocation of certificate of the registration of trusteeship for outward portfolio investment to the State Bank. The application shall consist of:

i) The application form for the revocation of certificate of the registration of trusteeship for outward portfolio investment (using the form stated in Annex No. 06 herein);

ii) The written approval by the authorized body as regulated in the commercial bank’s charter for the termination of holding of trusteeship for outward portfolio investment, enclosed with reports on settlement of in-progress outward portfolio investments.

b) Within 05 (five) working days from the date on which the application is received, the State Bank shall grant a written request for modification or supplementation to the commercial bank if the application is invalid or insufficient;

c) Within 07 (seven) working days from the date on which the valid application is received in compliance with regulations in Point a of this Clause, the State Bank shall make decision on the revocation of certificate of the registration of trusteeship for outward portfolio investment which has been granted to the commercial bank.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) The commercial bank’s certificate of the registration of trusteeship for outward portfolio investment shall be revoked if such commercial bank has provided false information or forged documents relating to the application for the issuance of certificate of the registration of trusteeship for outward portfolio investment;

b) The State Bank shall make decision on the revocation of certificate of the registration of trusteeship for outward portfolio investment immediately after the competent authority has granted an official letter to confirm that the commercial bank has provided false information or forged documents relating to the application for the issuance of certificate of the registration of trusteeship for outward portfolio investment.

3. Since receiving the decision on the revocation of certificate of the registration of trusteeship for outward portfolio investment, the relevant commercial bank shall:

a) Within 05 (five) working days, return the original copy of certificate of the registration of trusteeship for outward portfolio investment to the State Bank;

b) Within 24 (twenty-four) hours, post information about the decision on the revocation of certificate of the registration of trusteeship for outward portfolio investment on its website;

c) Neither sign new investment trust contracts nor renew investment trust contracts;

d) Stop transferring money to foreign nations according to the trust limit approved by the State Bank; stop making outward portfolio investments; stop extending period of existing outward portfolio investments;

dd) Terminate investment trust contracts, close trust accounts, transfer the entire balance in bank accounts and investment instruments to the entrusting customers at their requests;

e) Submit the report on the settlement of overseas investment assets of entrusting customers to the State Bank within 60 (sixty) days from the date on which the decision on the revocation of certificate of the registration of trusteeship for outward portfolio investment made by the State Bank takes effect (except for the voluntary application for the revocation of certificate of the registration of trusteeship for outward portfolio investment).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

OPENING AND USE OF PROPRIETARY TRADING ACCOUNTS AND TRUST ACCOUNTS

Article 17. Opening of proprietary trading accounts

1. The proprietary trader must open 01 (one) proprietary trading account to collect and make payments as regulated in Article 18 of this Circular after it has obtained the certificate of outward portfolio investment registration.

2. If a proprietary trader, as a securities investment fund or securities investment company, makes outward portfolio investments through a fund management company, the fund management company must open 01 (one) proprietary trading account to collect and make payments related to the securities investment fund’s or securities investment company’s proprietary trading of outward portfolio investments. If a fund management company manages several securities investment funds and/or securities investment companies, a proprietary trading account must be opened separately for each securities investment fund or securities investment company.

3. If the proprietary trader is a commercial bank, it is allowed to open 01 (one) proprietary trading account at that commercial bank or at another licensed credit institution to collect and make payments as regulated in Article 18 of this Circular.

4. In case of change of the credit institution that is licensed to open proprietary trading account, the proprietary trader can open 01 (one) proprietary trading account at 01 (one) other licensed credit institution and close the old proprietary trading account after the entire balance on this account has been transferred to the new one. Procedures for opening and closing proprietary trading accounts shall comply with the State Bank’s regulations on opening and use of payment accounts at licensed credit institutions. The proprietary trader shall make collections or payments as prescribed in Article 18 of this Circular on the new proprietary trading account only after the old one has been closed.

Article 18. Use of program-executing accounts

The proprietary trader may use a proprietary trading account to make the following collections or payments:

1. Collections:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Buy foreign currency from licensed credit institutions for conducting proprietary trading of outward portfolio investments;

c) Collect foreign currency earnings transferred to Vietnam from the sale of investment instruments in foreign nations;

d) Collect dividends and other lawful incomes related to the proprietary trading of outward portfolio investment.

2. Payments:

a) Transfer foreign currency capital to foreign nations for buying investment instruments which are permitted to be invested in foreign nations;

b) Make payments of expenses arisen in foreign nations in connection with the proprietary trading of outward portfolio investments;

c) Sell foreign currency to licensed credit institutions;

d) Transfer money from the proprietary trading account to a payment account in foreign currency of the same proprietary trader;

dd) Make other lawful payments related to the proprietary trading of outward portfolio investment.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The entrusted organization must open 01 (one) trust account to collect and make payments as regulated in Article 20 of this Circular after it has obtained the certificate of the registration of trusteeship for outward portfolio investment.

2. If the entrusted organization is a commercial bank, it is allowed to open 01 (one) trust account at that commercial bank or at 01 (one) other licensed credit institution to collect and make payments as regulated in Article 20 of this Circular.

3. In case of change of the credit institution that is licensed to open trust account, the entrusted organization can open 01 (one) trust account at 01 (one) other licensed credit institution and close the old trust account after the entire balance on this account has been transferred to the new one. Procedures for opening and closing trust accounts shall comply with the State Bank’s regulations on opening and use of payment accounts at licensed credit institutions. The entrusted organization shall make collections or payments as prescribed in Article 20 of this Circular on the new trust account only after the old one has been closed.

4. When conducting the activities of outward portfolio investment trust, the entrusting customer's overseas assets must be deposited under a depository contract signed by the commercial bank and a depository institution in foreign nation.

Article 20. Use of trust account

The entrusted organization may use a trust account to make the following collections or payments:

1. Collections:

a) Make foreign currency collection from payment account in foreign currency of the entrusting organization;

b) Collect foreign currency earnings transferred to Vietnam from the sale of investment instruments in foreign nations;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Payments:

a) Transfer capital to foreign nations for buying investment instruments which are permitted to be invested in foreign nations;

b) Make payments of expenses arisen in foreign nations in connection with the entrusted organization’s holding of trusteeship for outward portfolio investments;

c) Sell foreign currency to licensed credit institutions;

d) Transfer money from the trust account to a payment account in foreign currency of the same entrusting organization;

dd) Make other lawful payments related to the entrusted organization’s holding of trusteeship for outward portfolio investments.

Chapter V

ESTABLISHMENT OF PROPRIETARY TRADING LIMIT AND TRUST LIMIT; APPLICATION AND PROCEDURES FOR THE REGISTRATION AND CONFIRMATION OF THE REGISTRATION OF PROPRIETARY TRADING LIMIT, TEMPORARY PROPRIETARY TRADING LIMIT, TRUST LIMIT AND TEMPORARY TRUST LIMIT FOR OUTWARD PORTFOLIO INVESTMENT

Article 21. Establishment of proprietary trading limit and trust limit for outward portfolio investment

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Based on total annual proprietary trading limit and the basis for confirmation of the proprietary trader’s registration of proprietary trading limit regulated in Clause 1 Article 27 of the Decree No. 135/2015/ND-CP, the State Bank shall grant confirmation of the registration of proprietary trading limit to each proprietary trader.

2. Based on total annual trust limit and the basis for confirmation of the entrusted organization’s registration of trust limit regulated in Clause 1 Article 28 of the Decree No. 135/2015/ND-CP, the State Bank shall grant confirmation of the registration of trust limit to each entrusted organization.

4. The capital size and the size of assets for establishment of proprietary trading limit:

a) The capital size for establishing the proprietary trading limit of the proprietary trader that is a commercial bank or general financial company is the equity capital of such proprietary trader;

b) The capital size for establishing the proprietary trading limit of the proprietary trader that is a securities company or fund management company is the shareholder’s equity of such proprietary trader;

c) The proprietary trading limit of a proprietary trader that is a securities investment fund or securities investment company shall be established on the basis of the size of assets (which is the net asset value) of such securities investment fund or securities investment company;

d) The capital size for establishing the proprietary trading limit of the proprietary trader that is an insurance company is the permitted amount of capital for outward portfolio investments in compliance with regulations of the law on insurance business;

dd) The capital size for establishing the proprietary trading limit of a state capital investment corporation is the amount of capital for outward portfolio investments approved by the authorized body in compliance with regulations and laws.

5. The capital size and the size of assets for the establishment of trust limit:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) The size of trust assets for establishing the trust limit of the entrusted organization that is a fund management company is the size of the list of assets, including cashes, securities and other assets which are managed by the fund management company as entrusted by the entrusting customers in compliance with regulations and laws on securities and relevant laws.

6. The highest annual amount of foreign currency which the proprietary trader can spend on outward portfolio investments or the entrusted organization is allowed to be entrusted with for outward portfolio investments is the net amount of foreign currency transferred to foreign nations (which is calculated by subtracting the amount of foreign currency transferred to Vietnam from that transferred to foreign nations) which must not exceed the proprietary trading limit or trust limit of which the registration has been confirmed by the State Bank.

7. While the Prime Minister does not approve total limit of annual outward portfolio investments, the State Bank may consider and confirm the proprietary trader’s or entrusted organization’s registration of temporary proprietary trading limit of temporary trust limit in conformity with regulations on the application and procedures in  Article 23 and Article 25 of this Circular.

Article 22. Application and procedures for the registration and confirmation of the registration of proprietary trading limit

1. The application for the registration of proprietary trading limit must be made in Vietnamese language and consist of:

a) The application form for the registration of proprietary trading limit (using the form stated in Annex No. 07 herein);

b) The financial statements, which are examined by an independent auditor, of the year preceding the year when the application for the registration of proprietary trading limit is submitted;

c) The written approval made by the authorized body of the proprietary trader upon its Charter for the plan for proprietary trading of outward portfolio investments of the year in which the registration of proprietary trading limit is applied for;

d) The reports on collections and payments made on the proprietary trading account with confirmation of the licensed credit institution where the proprietary trading account is opened by the proprietary trader; the execution of proprietary trading limit for outward portfolio investments of the previous year and the temporary proprietary trading limit of current year (this regulation shall not apply to the proprietary trader that is applying for the first registration of proprietary trading limit).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) The proprietary trader shall, directly and by post, submit 01 (one) set of the application for the registration of proprietary trading limit to the State Bank by April 15th annually;

b) No later than May 15th annually, the State Bank shall confirm or refuse to confirm the registration of proprietary trading limit.  In case of refusal to confirm the registration of proprietary trading limit, the State Bank shall specify reasons thereof in writing.

Article 23. Application and procedures for the registration and confirmation of the registration of temporary proprietary trading limit

1. While the Prime Minister does not approve total limit of annual outward portfolio investments, the proprietary trader in need of maintaining its outward portfolio investments must, by hand or by post, submit an application for the registration of temporary proprietary trading limit (using the form stated in Annex No. 08 herein) to the State Bank by March 31st annually.

2. Within 05 (five) working days from the date on which the application for the registration of temporary proprietary trading limit is received, the State Bank shall base on the results of making outward portfolio investments in the previous year and the safe investment ratio of the proprietary trader to confirm or refuse to confirm the proprietary trader’s registration of temporary proprietary trading limit. In case of refusal, the State Bank shall specify reasons thereof in writing.

Article 24. Application and procedures for the registration and confirmation of the registration of trust limit

1. The application for the registration of investment trust limit must be made in Vietnamese language and consist of:

a) The application form for the registration of investment trust limit (using the form stated in Annex No. 09 herein);

b) The financial statements, which are examined by an independent auditor, of the year preceding the year when the application for the registration of investment trust limit is submitted;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Procedures for the registration of trust limit for outward portfolio investments:

a) The entrusted organization shall, by hand and by post, submit 01 (one) set of the application for the registration of trust limit to the State Bank by April 15th annually;

b) No later than May 15th annually, the State Bank shall confirm or refuse to confirm the registration of trust limit.  In case of refusal to confirm the registration of trust limit, the State Bank shall specify reasons thereof in writing.

Article 25. Application and procedures for the registration and confirmation of the registration of temporary trust limit

1. While the Prime Minister does not approve total limit of annual outward portfolio investments, the entrusted organization in need of conducting the activities of outward portfolio investment trust must, by hand or by post, submit an application for the registration of temporary trust limit (using the form stated in Annex No. 10 herein) to the State Bank by March 31st annually.

2. Within 05 (five) working days from the date on which the application for the registration of temporary trust limit is received, the State Bank shall base on the results of the activities of outward portfolio investment trust in previous year to confirm or refuse to confirm the registration of temporary trust limit. In case of refusal, the State Bank shall specify reasons thereof in writing.

Chapter VI

RESPONSIBILITIES OF LICENSED CREDIT INSTITUTIONS AND INVESTORS

Article 26. Responsibilities of licensed credit institutions 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Examine and retain documents and papers which are provided by customers in connection with collections and payments made on proprietary trading accounts, trust accounts and program-executing accounts in order to ensure that foreign exchange services are provided in proper manner and in conformity with prevailing regulations and laws.

3. Comply with reporting regulations in Article 36 of this Circular.

Article 27. Responsibilities of investors 

1. Conform to regulations in this Circular and other regulations of the law of Vietnam with respect to outward portfolio investments.

2. When making corrections and payments on proprietary trading accounts and trust accounts, proprietary traders and entrusted organizations shall be responsible for:

a) Making statements of collections and payments related to the proprietary trading of outward portfolio investments and the activities of outward portfolio investment trust as requested and instructed by licensed credit institutions; 

b) Presenting and/or supplementing documents and papers at the requests of licensed credit institutions.

3. Comply with reporting regulations in Article 32, Article 33 and Article 34 of this Circular.

Article 28. Responsibilities of share awarding program-executing organizations

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. When making collections and payments on program-executing accounts, the share awarding program-executing organizations shall be responsible for:

a) Making statements of collections and payments related to the execution of the program that awards shares issued in foreign nations as requested and instructed by licensed credit institutions; 

b) Presenting and/or supplementing documents and papers at the requests of licensed credit institutions.

3. Comply with reporting regulations in Article 35 of this Circular.

Chapter VII

RESPONSIBILITIES OF RELEVANT AFFILIATES OF THE STATE BANK

Article 29. Responsibilities of Foreign Exchange Management Department

1. Take charge and coordinate with the Bank Supervision and Inspection Agency, the Financial Policy Department and relevant agencies affiliated to the State Bank to:

a) Examine and report to the Governor of the State Bank who shall request the Prime Minister to consider and make decisions on outward portfolio investment cases prescribed in Article 9 of the Decree No.135/2015/ND-CP and regulations in this Circular;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Consider and process the applications for the registration of temporary proprietary trading limits or proprietary trading limits submitted by proprietary traders, and the applications for the registration of temporary trust limits or trust limits submitted by entrusted organizations.

3. Submit a summarized report of reports submitted by relevant agencies as regulated in this Circular to the Governor for coordinating with Ministry of Finance to compile data and assess the conjuncture of investors’ outward portfolio investments and make annual reports to the Prime Minister on the investors’ performances of outward portfolio investments in accordance with regulations in Decree No. 135/2015/ND-CP.

4. Coordinate and offer opinions to the Bank Supervision and Inspection Agency about the issuance and revocation of certificates of outward portfolio investment registration granted to proprietary traders that are commercial banks or general financial companies, and the issuance and revocation of certificates of the registration of trusteeship for outward portfolio investments granted to entrusted organizations that are commercial banks.

Article 30. Responsibilities of the Bank Supervision and Inspection Agency

1. Take charge and coordinate with the Foreign Exchange Management Department and relevant affiliates of the State Bank to appraise and request the Governor of the State Bank to consider:

a) The issuance and revocation of certificates of outward portfolio investment registration which are granted to proprietary traders that are commercial banks or general financial companies;

b) The issuance and revocation of certificates of the registration of trusteeship for outward portfolio investments which are granted to the entrusted organizations that are commercial banks.

2. Supervise the outward portfolio investment activities in compliance with the laws and inspect the implementation of this Circular by relevant competent authorities.

3. Take actions and request competent authorities to settle violations as regulated by laws.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Examine and report to the Governor of the State Bank to request the Prime Minister to consider and make decisions on outward portfolio investment cases prescribed in Article 9 of the Decree No.135/2015/ND-CP;

b) Establish the total limit of annual outward portfolio investments.

Article 31. Responsibilities of relevant affiliates of the State Bank

Affiliates of the State Bank shall, within the ambit of assigned functions and tasks, coordinate with the Foreign Exchange Management Department and the Bank Supervision and Inspection Agency to implement regulations in Article 29 and Article 30 of this Circular.

Chapter VIII

REPORTING

Article 32. Proprietary traders’ reports

1. Each quarter, no later than the 20th day of the first month of the quarter following the reporting quarter, proprietary traders must submit reports on the conjuncture of proprietary trading of outward portfolio investments to the State Bank by using the form stated in Annex No. 11 herein.

2. Every year, no later than January 30th of the year following the reporting year, proprietary traders must submit reports on the conjuncture of proprietary trading of outward portfolio investments of the reporting year and the estimated investment demand in the following year to the State Bank by using the form stated in Annex No. 12 herein.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Each quarter, no later than the 20th day of the first month of the quarter following the reporting quarter, entrusted organizations must submit reports on the conjuncture of activities of outward portfolio investment trust to the State Bank by using the form stated in Annex No. 13 herein.

2. Every year, no later than January 30th of the year following the reporting year, entrusted organizations must submit reports on the conjuncture of activities of outward portfolio investment trust of the reporting year and the estimated demand of investment trust in the following year to the State Bank by using the form stated in Annex No. 14 herein.

Article 34. Reports regarding outward portfolio investment cases prescribed in Article 9 of the Decree No. 135/2015/ND-CP

1. Each quarter, no later than the 20th day of the first month of the quarter following the reporting quarter, investors must submit reports on the conjuncture of investors’ performances of outward portfolio investments to the State Bank by using the form stated in Annex No. 15 herein.

2. Every year, no later than January 30th of the year following the reporting year, investors must submit reports on the conjuncture of investors’ performances of outward portfolio investments of the reporting year to the State Bank by using the form stated in Annex No. 15 herein.

Article 35. Reports by share awarding program-executing organizations

Each quarter, no later than the 20th day of the first month of the quarter following the reporting quarter, share awarding program-executing organizations must submit reports on the execution of the program that awards shares issued in foreign nations to Vietnamese employees to the State Bank by using the form stated in Annex No. 16 herein.

Article 36. Reports by credit institutions

A licensed credit institution where proprietary trading accounts and/or trust accounts and/or program-executing accounts are respectively opened by proprietary traders and/or entrusted organizations and/or share awarding program-executing organizations must make reports on collections and payments made on said accounts in compliance with the State Bank’s prevailing regulations on statistics and reports by credit institutions and branches of foreign banks.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

IMPLEMENTATION

Article 37. Effect

1. This Circular shall take effect as of August 13, 2016.

2. Credit institutions that are licensed by the State Bank to make investment in outward investment instruments before the effective date of this Circular shall continue the execution of investment projects approved by the State Bank.

Article 38. Implementation

The Chief of Office, the Director General of the Foreign Exchange Management Department, Heads of relevant agencies affiliated to the State Bank, Directors of branches of the State Bank located in central-affiliated cities or provinces, Presidents of the Board of Directors, Presidents of the Member Boards, and General Directors (Directors) of credit institutions and branches of foreign banks shall implement this Circular./.

 

 

PP THE GOVERNOR
DEPUTY GOVERNOR




Nguyen Thi Hong

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Circular No. 10/2016/TT-NHNN dated June 29, 2016, guiding certain contents in the Government's Decree No. 135/2015/ND-CP providing for regulations on outward porfolio investment

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.930

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.4.81
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!