ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
06/CT-UBND
|
Bình
Dương, ngày 26 tháng 01 năm 2018
|
CHỈ THỊ
VỀ
VIỆC TẬP TRUNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG NĂM 2018
Năm 2018 là năm bản lề, có ý nghĩa
quan trọng trong việc đẩy mạnh thực hiện và phấn đấu hoàn thành các mục tiêu Kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm
2016-2020.
Ngày 29/12/2017, Bộ Kế hoạch và
Đầu tư đã ban hành Quyết định số 1972/QĐ-BKHĐT và UBND tỉnh đã ban hành Quyết
định số 3609/QĐ-UBND ngày 22/12/2017 về việc giao chỉ tiêu kế hoạch đầu tư công
năm 2018;
Nhằm chủ động điều hành thực hiện
tốt kế hoạch đầu tư côngnăm 2018 của tỉnh, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư
công, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu lãnh đạo các Sở, ban, ngành, UBND các huyện,
thị xã, thành phố và các chủ đầu tư tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt một
số nhiệm vụ và giải pháp sau đây:
1. Công tác giao kế hoạch đầu tư công năm 2018:
UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương tổ chức
giao kế hoạch đầu tư công năm 2018 nguồn ngân sách nhà nước ngay sau khi được
Hội đồng nhân dâncùng cấp thông qua nhằm tạo điều kiện cho các chủ đầu tư triển
khai thực hiện dự án ngay từ những tháng đầu năm.
2. Lập, thẩm định và phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định
đầu tư dự án, thiết kế bản vẽ thi công – dự
toán:
Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các chủ đầu tư
kiểm soát chặt chẽ việc lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định
đầu tư và điều chỉnh các dự án đầu tư công, đảm bảo phù hợp với nguồn vốn và
khả năng cân đối vốn.Kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân
trong việclập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, dự án đầu tư, thiết kế bản vẽ
thi công – dự toán gây chậm trễ hoặc dẫn đến việc tăng tổng mức đầu tư các dự án không thuộc các trường hợp
được điều chỉnh tổng mức đầu tư quy định tại Luật Đầu tư công.
3. Đền bù, giải phóng mặt bằng:
Chủ đầu tư phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan tập trung tổ chức lập
và phê duyệt phương án, kế hoạch giải phóng mặt bằng và tái định cư; đẩy nhanh
tiến độ giải phóng mặt bằng đặc biệt là các công trình trọng điểm để bàn giao
cho đơn vị thi công.
UBND các huyện, thị xã, thành phố nhanh chóng kiện toàn bộ máy Trung tâm
phát triển quỹ đất để tập trung thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng
theo tiến độ được phê duyệt. Theo dõi tiến độ thực hiện công tác này hàng tuần, tập
trung giải quyết dứt điểm các vướng mắc thuộc thẩm quyền và báo cáo đề xuất kịp
thời các nội dung vượt thẩm quyền để UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo.
4. Công tác lựa chọn nhà thầu:
Quán triệt và
thực hiện nghiêm Chỉ thịsố 47/CT-TTg ngày 27/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về
việcchấn chỉnh công tác đấu thầu
trong các dự án đầu tư phát triển và hoạt động mua sắm thường xuyên sử dụng vốn
nhà nước; nghiêm túc thực hiện việc lập và phê duyệt kế hoạch
lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu cần
thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án theo quy định tại Điều 36,
Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13. Kho bạc nhà nước từ chối
thanh toán khi kiểm soát chi đối với các gói thầu được thực hiện mà chưa được
cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
Chỉ được tổ chức lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu đã được bố trí
vốn; lập và điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo tiến độ và kế hoạch vốn
được phân bổ, đảm bảo giải phóng mặt bằng đạt tỷ lệ 70% trở lên.
Đẩy mạnh đấu
thầu qua mạng, đảm bảo đúng tỷ lệ và lộ trình quy định tại Thông tư liên tịch số 07/2015/TTLT-BKHĐT-BTC ngày 08/9/2015 của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính.Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo, đề xuất
UBND tỉnh hình thức xử lý đối với các Chủ đầu tư không thực hiện đấu thầu qua
mạng theo quy định.
Lựa chọn đơn vị tư vấn đấu thầu đủ năng lực và kinh nghiệm, lập hồ sơ
mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu theo các tiêu chuẩn quy định của pháp luật
về đấu thầu, hạn chế tối đa tình trạng khiếu kiện trong đấu thầu làm kéo dài
thời gian triển khai thực hiện dự án, gây dư luận không tốt trong nhà thầu và
nhân dân.
5. Triển khai thi công xây dựng công trình:
Tập trung thực
hiện và giải ngân vốn các công trình quan trọng, trọng điểm của tỉnh nhằm góp
phầnhuy động và phát huy các nguồn lực từ các thành phần
kinh tế để tiếp tục đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
Chủ đầu tư phối hợp với đơn vị tư vấn giám sát thường xuyên bám sát công
trình, đôn đốc đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ, tận dụng tối đa thời gian,
tranh thủ thời tiết thuận lợi khẩn trương thi công nhằm sớm đưa công trình hoàn
thành vào sử dụng.
Chủ đầu tư chịu trách nhiệm toàn diện trước Chủ tịch UBND tỉnh về tiến
độ thi công, giải ngân, thanh toán khối lượng hoàn thành và chất lượng công
trình; đảm bảo các dự án phải thực hiện theo đúng kế hoạch vốn và tiến độ đã
được phê duyệt.
6. Tạm ứng, thanh toán và quyết toán vốn:
Ngay sau khi được bố trí vốn, chủ đầu tưkhẩn trương hoàn tất các thủ tục
đầu tư, kịp thời đăng ký thông tin dự án tại Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước để
cấp mã số dự án, chuyển dự toán vào hệ thống TABMIS.
Các chủ đầu tư quản lý chặt chẽ việc tạm ứng hợp đồng, ấn định tỷ lệ thu
hồi tạm ứng trên khối lượng hoàn thành trong hợp đồng ký kết; xử lý các số dư
tạm ứng quá hạn theo quy định tại Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài
chính.Theo dõi việc giải ngân theo kế hoạch vốn đã được bố trí và quy định của
Nhà nước.
Khẩn trương nghiệm thu khối lượng thực hiện theo từng giai đoạn, hạng
mục, hoàn tất các thủ tục, hồ sơ thanh toán ngay với Kho bạc nhà nước, tránh để
dồn khối lượng và nộp hồ sơ thanh toán vào thời điểm cuối năm.
Thực hiện nghiêm việc lập, thẩm tra, thẩm định và phê duyệt quyết toán
dự án hoàn thành thuộc thẩm quyền quản lý và tổ chức xử phạt vi phạm quyết toán
dự án hoàn thành theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
7. Công tác báo cáo, giám sát, đánh giá đầu tư, thanh tra,
kiểm tra đầu tư công:
Các chủ đầu tư kịp thời báo cáo UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài
chính, các Sở chuyên ngành và các cơ quan liên quan giải quyết các khó khăn,
vướng mắc trong quá trình thực hiện để kịp thời tháo gỡ. Các Sở, ban ngành liên
quan tăng cường công tác thanh tra và kiểm tra các dự án đầu tư xây dựng theo
quy định trong lĩnh vực, chuyên ngành theo dõi và phối hợp liên ngành nhằm nâng
cao hiệu quả đầu tư, chống thất thoát, lãng phí. Thực hiện nghiêm các chế tài
đối với các vi phạm về đầu tư công.
Chủ đầu tư thực hiện tốt công tác báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư qua
phần mềm và văn bản đúng thời gian và nội dung quy định tại Thông tư số
13/2016/TT-BKHĐT ngày 29/9/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định về chế độ báo cáo trực tuyến và
quản lý vận hành hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư chương trình,
dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước.
8. Kiện toàn tổ chức, bộ máy quản lý đầu tư công.
Củng cố, kiện toàn tổ chức, bộ máy các Ban quản lý dự án chuyên ngành và
khu vực theo hướng chuyên nghiệp, có năng lực phù hợp theo quy định và đáp ứng
yêu cầu, nhiệm vụ được giao.
Nâng cao trình độ quản lý về đầu tư công đối với đội ngũ cán bộ công
chức phụ trách đầu tư xây dựng; thường xuyên mở các lớp tập huấn nhằm cập nhật
những quy định mới liên quan đến lĩnh vực đầu tư công.
Yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan, Chủ
tịch UBND huyện, thị xã, thành phố và các chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức
thực hiện nghiêm Chỉ thị này./.