Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 459/BC-HĐDT13 Loại văn bản: Báo cáo
Nơi ban hành: Hội đồng Dân tộc Người ký: Ksor Phước
Ngày ban hành: 16/05/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

QUỐC HỘI KHÓA XIII
HỘI ĐỒNG DÂN TỘC

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 459/BC-HĐDT13

Hà Nội, ngày 16 tháng 05 năm 2013

 

BÁO CÁO

KẾT QUẢ GIÁM SÁT: “TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TẠI ĐỊA BÀN CÓ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN, VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ” THEO LUẬT ĐẦU TƯ

Thực hiện chương trình hoạt động giám sát năm 2013, Hội đồng Dân tộc tiến hành giám sát: “Tình hình đầu tư tại địa bàn có điều hiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu s theo Luật Đầu tư.

Đ triển khai hoạt động giám sát, Thường trực Hội đồng Dân tộc đã ban hành Nghị quyết 366/NQ-HĐDT137ngày 04/01/2013, thành lập các đoàn giám sát, xây dựng kế hoạch giám sát, gửi các văn bản yêu cầu Chính phủ, Bộ, ngành, y ban nhân dân các tỉnh, thành phố có liên quan báo cáo tình hình, kết quả đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiu s (theo nội dung, yêu cu, đ cương, biểu mẫu của Hội đồng Dân tộc).

Ngày 04/3/2013, Thường trực Hội đồng Dân tộc tổ chức phiên họp mở rộng, mời đại diện các Ủy ban, cơ quan của Quốc hội nghe Lãnh đạo các Bộ, ngành[1] báo cáo tình hình triển khai, kết quả thực hiện Luật Đầu tư tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số.

Từ ngày 05/3 đến 18/3/2013, Hội đồng Dân tộc tổ chức 5 đoàn đến giám sát tại 14 tỉnh[2]. Theo đề nghị của Hội đồng Dân tộc, tại các địa phương, đoàn giám sát đã nhận được sự phối hợp của Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh.

Tính đến ngày 15/5/2013, Hội đồng Dân tộc mới nhận được báo cáo của Chính phủ, các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân 27 tỉnh[3], còn lại 14 tỉnh[4] không có báo cáo theo yêu cầu của Hội đồng Dân tộc.

Ngày 26/4/2013, Hội đồng Dân tộc tổ chức phiên họp toàn thể để các Thành viên tham gia ý kiến vào dự thảo báo cáo kết quả giám sát.

Qua báo cáo của Chính phủ, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh và giám sát trực tiếp tại địa phương, Hội đồng Dân tộc báo cáo kết quả giám sát, như sau:

I. KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN CÓ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN, VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ

Tại Chương V, Điều 28, khoản 1 quy định địa bàn ưu đãi đầu tư, được cụ thể hóa tại Nghị định số 108, ngày 22/9/2006, của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, gồm “địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hi đặc biệt khó khăn”. Đợt giám sát này, Hội đng Dân tộc lựa chọn 41 tỉnh thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (ĐBKK), vùng dân tộc thiểu số trong tổng số 55 địa bàn ưu đãi đầu tư tại phụ lục II (xem phụ lục số 1).

Theo đó, cả nước có 260 huyện, thị xã, các đảo thuộc danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trên địa bàn 41 địa phương. Các huyện này tập trung chủ yếu ở miền núi phía Bắc, Tây Thanh Hóa, Nghệ An (105 huyện, chiếm hơn 40% số huyện ĐBKK), phía Tây vùng Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ. Như vậy, số huyện có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn chiếm 37% s đơn vị hành chính cấp huyện trên cả nước (cả nước có 698 đơn vị hành chính cấp huyện), với dân số là gần 33.060 nghìn người. Đây cũng là địa bàn các dân tộc thiểu số tp trung sinh sống với hơn 12 triệu người, chiếm 36% dân s toàn vùng.

Vùng ĐBKK có diện tích trải rộng từ Bắc đến Nam, phần lớn là đồi núi có độ dốc lớn, địa hình chia cắt, hiểm trở (các tỉnh miền núi phía Bc và duyên hải min Trung), hoặc địa hình cao nguyên, bằng phẳng (các tỉnh Tây Nguyên, Tây Nam B). Vùng ĐBKK có vị trí quan trọng cả về kinh tế, xã hội và quốc phòng, an ninh. Nhiu tỉnh có đường biên giới với các nước Trung Quốc, Lào và Campuchia. V th nhưỡng, khí hậu, vùng ĐBKK có tiềm năng, điều kiện thuận lợi phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng, thủy điện, thủy lợi, khai thác khoáng sản, phát triển du lịch và xuất nhập khẩu...

Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân 27 tỉnh, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư theo Nghị định s 108/2006/NĐ-CP, ngày 22/9/2006 của Chính phủ có tổng diện tích tự nhiên là 13.619.258,6 ha, trong đó đất nông nghiệp là 3.877.579,1 ha, đất lâm nghiệp 5.422.328,9 ha, còn lại là đất ao hồ, sông suối... Toàn vùng có 187 huyn, thị xã, thành phố, với 2.445 xã, phường, thị trấn (trong đó có 1.012 xã thuộc diện ĐBKK, 414 xã vùng II có thôn, bản ĐBKK, được thụ hưởng chương trình 135 giai đoạn II). Dân số toàn vùng là 3.267.450 hộ, 14.073.764 người (dân tộc thiểu số có 1.024.016 hộ, 5.564.646 người, chiếm 31,34% dân số của vùng). Thu nhập bình quân đầu người năm 2006 là 5,94 triệu/người/năm, năm 2012 tăng lên 15,22 triệu/người/năm. Số hộ nghèo toàn vùng năm 2006 là 776.934 hộ, chiếm 39,27%, năm 2012 giảm xuống còn 657.018 hộ, chiếm 20.11%.

II. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TẠI ĐỊA BÀN CÓ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN, VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ

1. Việc triển khai thực hiện Luật Đầu tư tại vùng đặc biệt khó khăn

1.1. Các văn bản của Trung ương liên quan đến thực hiện đầu tư tại vùng vùng đặc biệt khó khăn

Từ năm 2005, Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành đã ban hành hơn 20 văn bản, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK, vùng dân tộc thiểu số và chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện Luật đầu tư (chi tiết tại phụ lục II). Các văn bản này là cơ sở pháp lý quan trọng đ các Bộ, ngành và y ban nhân dân các cấp chỉ đạo triển khai và tổ chức thực hiện.

1.2. Các văn bản địa phương liên quan đến chính sách ưu đãi đầu tư

Trên cơ sở các văn bản của Trung ương, một số địa phương như Điện Biên, Lai Châu, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Lâm Đồng, Bình Phước, Sóc Trăng... đã ban hành các Nghị quyết của Tỉnh ủy, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân và các Quyết định, văn bản hướng dẫn của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc khuyến khích, thu hút, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào vùng có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK của địa phương.

1.3. Việc tổ chức chỉ đo, phân công trách nhim

Thực hiện chính sách thu hút đầu tư tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK, đa số các địa phương đã phân cấp, giao nhiệm vụ cho các sở, ban, ngành và UBND các cấp. Sở Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối tham mưu cho UBND tỉnh trong việc xây dựng và rà soát các văn bản pháp luật về đầu tư; hướng dẫn, ph biến, theo dõi, quản lý thực hiện chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư trên địa bàn. Căn cứ quy hoạch phát triển vùng, ngành, lĩnh vực để xây dựng danh mục lĩnh vực, dự án ưu đãi, khuyến khích đầu tư, trình UBND tỉnh phê duyệt, công btrên các phương tiện thông tin đại chúng, xúc tiến quảng bá, giới thiệu đầu tư của khu vực và trong nước. Các sở, ban, ngành liên quan thực hiện quản lý nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với sở Kế hoạchĐầu tư trong quá trình thm định cấp phép đầu tư. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn, thực hiện việc đền bù, bồi thường giải phóng mặt bằng, hoặc giao Trung tâm phát triển quỹ đất của tỉnh thực hiện việc đền bù, giải phóng mặt bng.

2. Kết quả đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tc thiểu số theo Lut Đầu tư từ năm 2006 đến 2012

Theo báo cáo của Chính phủ, đến 31/12/2012 đã có 2.025 dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK, thuộc 41 tỉnh, với số vn đăng ký là 327.527 tỷ đồng, số vốn đã đầu tư là 317.209,9 tỷ đồng. Các địa phương dẫn đầu trong thu hút đầu tư vào vùng ĐBKK là: Hậu Giang (462 dự án, số vốn 21.976,3 tỷ đồng); Lâm Đng (458 dự án, số vốn 26.452,8 tỷ đồng); Lai Châu (168 dự án, số vốn 77.337,4 tỷ đồng); Hà Giang (124 dự án, số vốn 5.108,2 tỷ đồng).

Tính đến hết năm 2012, trên địa bàn 41 tỉnh đã thu hút được được 2.167 dự án FDI đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký là 78,08 tỷ USD, chiếm 37,36% tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký, vốn đầu tư bình quân 1 dự án 36 triệu USD. Trong đó, Hà Tĩnh là địa phương thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất với 10,6 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm chiếm 13,6% tổng vốn đầu tư của các tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK. Tiếp theo là tỉnh Ninh Thuận 10,5 tỷ USD tổng vn đăng ký cấp mới tăng thêm chiếm 13,5%. Đứng thứ ba là tỉnh Quảng Nam có 99 dự án với tng vn đầu tư đạt 9,5 tỷ USD. 03 địa phương này chiếm gần 50% tổng vốn đầu tư của 41 tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK,

Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 1.253 dự án, tổng vốn đăng ký là 46,7 tỷ USD, chiếm 57,8% về số dự án và 59,8% về vốn đăng ký. Lĩnh vực kinh doanh bt động sản đứng thứ 2 với 53 dự án với số vốn đăng ký là 12,9 tỷ USD chiếm 16,5 tng số vốn đầu tư. Tiếp đến là lĩnh vực dịch vụ lưu trú, ăn ung và sản xuất phân phi điện với tổng số vốn lần lượt là 8 tỷ USD và 3,5 tỷ USD, còn lại là các ngành lĩnh vực khác.

41 tỉnh đã thu hút được 62/92 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, trong đó dẫn đầu là Đài Loan với 330 dự án với tổng vốn đăng ký 12,1 tỷ USD, chiếm 15,5 % tổng vốn đầu tư đăng ký của 41 tỉnh. Đứng thứ 2 là Malaysia với 43 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 10,1 tỷ USD chiếm 12,9% tổng s vn của 41 tỉnh. Tiếp theo là Nhật Bản có 131 dự án với tổng số vốn là 9,2 tỷ USD, còn lại là các quốc gia và vùng lãnh thổ khác.

III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN LUẬT ĐẦU TƯ TẠI VÙNG ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN

1. Kết quả đạt được

1.1. Về môi trường đầu tư

1.1.1. Luật Đầu tư 2005 ra đời và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đã thống nhất được Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, bước đầu đã tạo ra khuôn khổ pháp lý thống nhất v đầu tư; phạm vi của Luật đã điều chỉnh khá toàn diện về hoạt động đầu tư, trên các lĩnh vực: Hoạt động đầu tư tại Việt Nam; đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài, với hoạt động đầu tư trực tiếp và gián tiếp; đầu tư từ nguồn vốn nhà nước và tư nhân; đầu tư của nhà đầu tư trong nước và của nhà đầu tư nước ngoài... minh bạch, thông thoáng và phù hợp với thông lệ quốc tế, nên đã huy động được nguồn lực to lớn của các thành phn kinh tế cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đất nước nói chung và địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK nói riêng.

1.1.2. Sau khi có Nghị định số 108/2006/NĐ-CP, ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư và trên cơ sở các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, nhiu tỉnh đã ban hành các cơ chế, chính sách riêng để thu hút, kêu gọi đầu tư trên địa bàn. Các địa phương đã quan tâm chỉ đạo, thực hiện cải cách thủ tục hành chính, từng bước công khai, minh bạch v trình tự, thủ tục, h sơ và các chính sách ưu đãi đi với các dự án đầu tư trên địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK.

1.2. Về công tác quản lý đầu tư

1.2.1. Công tác quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND các tỉnh. Các địa phương đã tổ chức nhiu hội thảo, hội nghị xúc tiến đầu tư; phân công trách nhiệm cho các ngành, các cấp trong việc tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, quảng bá, thu hút đầu tư và quản lý doanh nghiệp sau khi chấp thuận đầu tư. Xây dựng và ban hành văn bản hướng dn, quy định về trình tự, thủ tục quản lý hoạt động của doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn. Kiểm tra, đôn đốc các nhà đầu tư về tiến độ thực hiện các dự án, giúp nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp và đưa hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp dn đi vào nn nếp.

1.2.2. Thông qua hoạt động xúc tiến đầu tư và hiệu quả đầu tư, hằng năm, chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của các địa phương liên tục được cải thiện theo hướng tích cực, nhất là các tiêu chí về cải cách hành chính, cấp phép đầu tư, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề, giải quyết việc làm, thu nhập ổn định, tạo điều kiện phát triển các doanh nghiệp.

1.3. Về hiệu quả đầu tư

1.3.1. Theo số liệu của Ủy ban nhân dân các tỉnh có báo cáo gửi về Hội đồng Dân tộc, tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK, thuộc 27 tỉnh đã có 2.291 dự án đầu tư, với số vốn đăng ký ban đầu là 3359.274 tỷ đồng. Đến hết năm 2012 đã thực hiện đầu tư đạt 330.495,8 tỷ đồng. Các dự án được giao 378.856,9 ha đất; đã thu hút, sử dụng 112.546 lao động, trong đó có 55.412 lao động là người địa phương. Tổng doanh thu bình quân năm 2012 của các doanh nghiệp đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK đạt 79.194,7 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 1.359 tỷ đồng, hàng năm nộp ngân sách 1.356,4 tỷ đồng. Lương bình quân của người lao động đạt 3,82 triệu đồng/người/tháng, lao động tại địa phương đạt 3,54 triệu/người/tháng.

1.3.2. Các doanh nghiệp khi đầu tư trên địa bàn đều được hưởng chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư bao gồm: tiền thuê đất để thực hiện dự án, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp; được hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng và một số nội dung hỗ trợ khác theo các quy định về hỗ trợ, ưu đãi đầu tư của Chính phủ và của tỉnh. Trong các dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK thuộc 27 tnh, có 882 dự án được hưởng ưu đãi đầu tư, với 106.521 triệu đồng thuế thu nhập doanh nghiệp; 84.512 triệu đồng thuế xuất, nhập khẩu; 97.196,6 triệu tin thuế sử dụng đất; 329.343 triệu đồng tiền thuê đất và ưu đãi khác là 2.516 triệu đồng. Ngoài ra các doanh nghiệp cũng đã được hỗ trợ đầu tư ở các hạng mục: hỗ trợ đào tạo lao động cho 10.053 người; hỗ trợ đầu tư phát triển và dịch vụ đầu tư trị giá 24.113,4 triệu đồng; hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng trong hàng rào các dự án, khu công nghiệp trị giá 70.521,2 triệu đồng, xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào trị giá 104.797,1 triệu đồng và các khoản hỗ trợ khác trị giá 31.331,6 tỷ đng.

1.3.3. Các dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK ở 27 tỉnh đã thu hồi 40.080.4 ha đất của 39.927 hộ dân, trong đó có 16.453 hộ là người DTTS, với diện tích bị thu hồi là 22.931,7 ha, Các doanh nghiệp đã thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, với các hình thức: Bồi thường bng tin cho 31.522 hộ, s tiền 2.614,78 tỷ đng; đền bù 149,8 ha đất ở, trị giá 34,69 tỷ đồng; 18.530,5 ha đất nông nghiệp, trị giá 1.003,07 tỷ đồng; 6.713,1 ha đất lâm nghiệp, trị giá 198,59 tỷ đồng; 91,1 ha đất mặt nước, ao hồ, trị giá 7,34 tỷ đồng và 189,6 ha đất khác, với sô tiến 4,79 tỷ đồng.

1.3.4. Trong quá trình thực hiện đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK, các doanh nghiệp đã đầu tư, đóng góp, hỗ trợ địa phương nơi doanh nghiệp đứng chân, cụ thể gồm: Hỗ trợ đào tạo được 4.830 lao động, trong đó có 4.706 lao động là người địa phương, kinh phí 11.890 triệu đồng; hỗ trợ vốn cho 1.006 hộ nghèo, s tin 118.522,8 triệu đồng; đầu tư 51 dự án đường giao thông, kinh phí 210.862,5 triệu đng; 63 công trình điện, kinh phí 188.520 triệu đng; 02 công trình thủy lợi, kinh phí 340 triệu đồng; 77 công trình trường học, kinh phí 304.485 triệu đng; 7 công trình văn hóa, kinh phí 795 triệu đồng và 10 công trình khác với kinh phí 455 triệu đng.

1.3.5. Các dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2006 - 2012 đạt trên 10%/năm; cơ cấu kinh tế của vùng chuyển dịch theo hướng tích cực. Thu ngân sách trên địa bàn tăng lên, góp phần không nhỏ vào chương trình xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn; thu nhập bình quân năm 2006 là 5,94 triệu/người/năm, năm 2012 tăng lên 15,22 triệu/người/năm (một s tỉnh có mức thu nhập bình quân khá cao, như: Lâm Đồng, đạt 32,2 triệu/người/năm; Sóc Trăng đạt 23,93 triệu/người/năm; Bạc Liêu đạt 23,63 triệu/người/năm... Tỷ lệ hộ nghèo ở các tỉnh gim từ 39,27% năm 2006, xuống còn 20,11% năm 2012, một số địa phương giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo, như Lâm Đồng còn 6,31%, Bình Phước còn 6,69%, Kiên Giang còn 8,2% ...

1.3.6. Nhiều dự án của các doanh nghiệp nhà nước đầu tư tại địa bàn đã góp phần phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sng, tham gia cải tạo, nâng cấp hệ thống đường giao thông nông thôn, lưới điện, các công trình thủy lợi đu mi, hệ thống kênh mương, trường học, trạm y tế xã, nhà văn hóa xã, thôn bản, chợ khu vực...góp phần làm đổi thay bộ mặt nông thôn, cải thiện đời sng, sinh hoạt của đng bào miền núi, vùng DTTS. Lao động địa phương được thu hút vào làm việc ở các doanh nghiệp, được đào tạo nghề, tác phong lao động, sản xuất có kỷ luật, có năng sut, hiệu quả… góp phần giải quyết công ăn việc làm, thu nhập khá và n định, người dân phn khởi, yên tâm lao động, sản xuất tại địa phương.

1.3.7. Các doanh nghiệp trên địa bàn đã quan tâm đầu tư phát triển khai thác thế mạnh của địa phương: trồng cây công nghiệp, cây đặc sản của địa phương (cây cao su, cà phê, ca cao, tiêu, điu, cây ăn trái...), trng, chăm sóc, bảo vệ rừng, chế biến g, khai thác khoáng sản, xây dựng các công trình thủy điện, thủy lợi...Bước đu đã thu hút các doanh nghiệp đầu tư các công nghệ cao, công nghệ sạch, đầu tư các dây chuyn sản xuất, máy móc, thiết bị hiện đại. Nhiều doanh nghiệp đã gắn đầu tư chế biến với vùng nguyên liệu, cam kết trách nhiệm, tổ chức thực hiện cung ứng vật tư, thu mua, chế biến, tạo dịch vụ đầu ra cho nhiều sản phẩm của đồng bào địa phương, như: tiêu, cà phê, điều, chè, sắn, mía...

2. Những khó khăn, hạn chế, tn tại

2.1. Về môi trường pháp lý

2.1.1. Phạm vi điều chỉnh của Luật Đầu tư rộng, bao quát toàn bộ hoạt động đầu tư, nên một số quy định còn chồng chéo với các luật khác, như: Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Đấu thầu, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Bảo vệ môi trường..., nhất là các vấn đề liên quan đến quy trình, thủ tục và thực hiện đầu tư. Ngay trong Luật Đầu tư, từ Điều 27 đến Điều 29 của mục I, chương V, các địa phương hiểu không giống nhau và cũng không có cơ quan nào đứng ra hướng dẫn thi hành, nên có nơi hiu là: Ngoài các lĩnh vực cấm đầu tư (Điều 30), thì ở địa bàn ĐBKK và khó khăn được khuyến khích ưu đãi đầu tư cho mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác, về danh mục lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư, được áp dụng theo Nghị định số 108, đến khi thực hiện Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Chính phủ lại ban hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP với quy định riêng về danh mục ưu đãi đầu tư, dẫn đến sự chồng chéo, không thống nhất trong quá trình tổ chức thực hiện. Việc xác định thế nào là địa bàn ĐBKK, địa bàn khó khăn quá rộng, thậm chí chưa có tiêu chí thế nào là tỉnh ĐBKK, tỉnh khó khăn.

2.1.2 .Khi Luật Đầu tư có hiệu lực, Việt Nam gia nhập WTO và bắt đầu thực hiện lộ trình cam kết về mở cửa thị trường dẫn đến có nhiều bất cập trong thực tế, như: Chưa có quy định về việc áp dụng cam kết đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư đã được thành lập tại Việt Nam; nhà đầu tư đăng ký dự án đầu tư có nhiều mục tiêu khác nhau; quan niệm thống nhất áp dụng đối với nhà đầu tư không thuộc quốc gia và vùng lãnh thổ là thành viên của WTO...

2.1.3. Về cơ chế, chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư: Hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành chính sách này thay đổi thường xuyên gây khó khăn cho công tác quản lý đất đai. Chính sách hỗ trợ quy định tại khoản 1, Điều 20, Nghị định số 69/2009/NĐ-CP, ngày 13/8/2009 thì người dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi bị Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp từ 30% diện tích trở lên thì được hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất.

Tuy nhiên trong thực tế, cùng một chủ sử dng đất có nhiều làn diện tích đt bị thu hồi để giải phóng mặt bằng phục vụ cho nhiều dự án khác nhau, nhưng diện tích bị thu hồi đi với từng dự án khác nhau lại chưa đến 30% diện tích đang sử dụng, nhưng tổng diện tích đất bị thu hồi của các dự án đối với một chủ sử dụng đất lại lớn hơn 30% đất nông nghiệp đang sử dụng, nhưng vẫn không được áp dng cơ chế, chính sách hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất theo quy định tại khoản 1 Điu 20, nghị định s 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ, gây khó khăn và thiệt thòi cho người dân.

2.1.4. Chính sách, mức ưu đãi trong Luật Đầu tư chưa hấp dẫn, chưa có sự phân biệt rõ ràng đặc thù trên địa bàn đầu tư (vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn, lĩnh vực ưu đãi và đặc biệt ưu đãi đầu tư) do đó chưa đủ sức thu hút doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn ĐBKK, Chính sách ưu đãi về thuế cho các doanh nghiệp đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK và địa bàn khó khăn đều được hưởng mức thuế sut 10% là bất cập, không khuyến khích được các doanh nghiệp đầu tư ở vùng ĐBKK. Ví dụ: Các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long thuận lợi sản xuất nông sản hoặc Tây Nguyên là vùng sản xuất cây công nghiệp cùng hưởng mức ưu đãi như các tỉnh min núi phía Bc; hoặc trên địa bàn một tỉnh cũng hưởng mức thuế suất 10% như nhau, chưa khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào vùng có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK.

2.1.5. Thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp. Việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện luật, chính sách ưu đãi đầu tư còn chậm, thiếu đồng bộ, nhiu nội dung thường xuyên thay đổi, bổ sung (đặc biệt là trong lĩnh vực đất đai) dn đến việc khó áp dụng, lúng túng trong thực hiện. Một số nội dung chưa được hướng dn hoặc hướng dẫn còn chung chung, không rõ trách nhiệm, nhất là quy định về trách nhiệm của nhà đầu tư đi với địa phương trước, trong quá trình đầu tư, khai thác, sản xuất kinh doanh. Hiện tại, theo quy định của Luật đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành thì các địa phương không được ban hành các ưu đãi, hỗ trợ riêng cao hơn mức quy định của các văn bản do Trung ương ban hành; các hỗ trợ ngoài hàng rào chỉ áp dụng cho khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế. Do đặc điểm của vùng có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK thường xa các trung tâm kinh tế lớn, các ngun lực đ phát triển sản xuất kinh doanh còn yếu kém, do đó nếu không có các cơ chế thu hút, ưu đãi, hỗ trợ đặc thù sẽ rất khó thu hút đầu tư vào địa bàn này. Thực tế giám sát 14 tỉnh cho thấy, các xã thuộc diện ĐBKK, thậm chí cả các huyện thuộc diện nghèo nhất nước (theo Nghị quyết 30a/NQ-CP), rất ít doanh nghiệp đến đầu tư (báo cáo s liệu tổng đầu tư trên chủ yếu ở địa bàn cả tỉnh và đa số trên địa bàn không thuộc xã ĐBKK, huyện 30a).

2.1.6. Luật Đầu tư chưa có chế tài đủ mạnh đê ràng buộc các nhà đầu tư sm triển khai thực hiện dự án (chưa quy định ký quỹ đ trin khai thực hiện dự án), chưa quy định chặt chẽ về sử dụng lao động tại chỗ (lao động tại chỗ vn thực hiện theo công việc, thời vụ). Theo quy định của Luật Đầu tư 2005, chỉ những dự án có vn đầu tư trên 300 tỷ đồng và những dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện mới phải thm tra năng lực tài chính của nhà đầu tư. Các dự án đầu tư vào địa bàn ĐBKK chủ yếu dưới 300 tỷ đồng, nên không phải thẩm tra năng lực tài chính, điều này một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đầu tư nhưng cũng nảy sinh tình trạng dự án treo do không đủ năng lực tài chính, chuyển nhượng dự án ngm, găm giữ, bao chiếm đất.

2.1.7. Việc xử lý đối với các nhà đầu tư vi phạm quy định trong cấp giấy chứng nhận đầu tư và vi phạm quy định tại khoản 2, Điều 64 của Luật Đầu tư và quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 68 của Nghị định 108/2006/NĐ-CP của Chính phủ chưa kiên quyết và kịp thời, chủ yếu là xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đu tư theo Nghị định s 53/2007/NĐ-CP, ngày 04/4/2007 của Chính phủ.

2.2. Về công tác quản lý nhà nước đi với các dự án đầu tư

2.2.1. Chính phủ, các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các địa phương chưa thật sự quan tâm, thiếu đôn đc, theo dõi, kiểm tra, đánh giá, nm bắt tình hình thực hiện Luật Đầu tư đối với địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK[5]. Công tác phi hợp giữa các ngành, các cấp trong việc xây dựng cơ chế, chính sách, kiểm tra, hướng dẫn, giám sát, quản lý, báo cáo thông tin trước, trong và sau đầu tư còn nhiu hạn chế, việc phân công đầu mối thường trực, theo dõi chưa rõ ràng. Việc tiếp nhận h sơ, thm định, phê duyệt, cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án đầu tư tại địa phương còn nhiu bt cập, nht là cấp huyện rất thụ động.

2.2.2. Công tác quản lý sau đầu tư, quản lý doanh nghiệp chưa được quan tâm, còn nhiều hạn chế, hầu hết các địa phương, nhất là ở cấp huyện chưa nắm được số liệu cụ thể về số doanh nghiệp đã và đang hoạt động, số doanh nghiệp giải thể, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, số lao động trên địa bàn được đào tạo và tuyển dụng vào làm việc tại các doanh nghiệp, đặc biệt là các số liệu liên quan đến người dân tộc thiểu số tại địa phương... Các địa phương chưa giao trách nhiệm đầu mối chỉ đạo cụ thể, rõ ràng, chưa tuyên truyền làm rõ mục tiêu của những ưu đãi đầu tư như miễn giảm tiền thuê đất, miễn, giảm thuế, quy trình đầu tư, hỗ trợ kinh phí đào tạo lao động và trách nhiệm của doanh nghiệp, của nhà đầu tư đối với địa phương.

2.3. Về trách nhiệm của nhà đầu tư

2.3.1. Một số doanh nghiệp tổ chức triển khai thực hiện dự án chậm so với tiến độ đã đăng ký tại giấy chứng nhận đầu tư; việc tạm ngừng, giãn, hoãn tiến độ thực hiện dự án không tuân thủ theo quy định tại Điều 64, Luật Đầu tư và Điều 67, Nghị định 108/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, khi có thay đổi nhiều về nội dung đã đăng ký trong giấy chứng nhận đầu tư, nhưng doanh nghiệp không thực hiện kịp thời việc đăng ký, đề nghị điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư theo Điều 51, 52, Nghị định 108 của Chính phủ.

2.3.2. Qua giám sát thực tế và báo cáo của 26 tỉnh cho thấy: Các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn thật sự có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK, vùng dân tộc thiểu số rất hạn chế so với địa bàn khác trong tỉnh, thậm chí giảm dần từ năm 2010 đến nay. Các doanh nghiệp đầu tư chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng thủy điện, khai thác khoáng sản, trồng cây công nghiệp đã tác động tiêu cực đến đất ở, đất sản xuất, môi trường sinh thái và không gian sinh tồn của đồng bào dân tộc thiểu số. Đây là lĩnh vực đầu tư có điều kiện, trước khi cấp giấy chứng nhận đầu tư phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc xác nhận bản cam kết về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và thực hiện ký quỹ cải tạo và phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định tại Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg, ngày 29/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong quá trình khai thác, chế biến khoáng sản, trồng cây công nghiệp (cao su, cà phê, mía, nguyên liệu giấy...), xây dựng thủy điện... đã không thực hiện đúng như cam kết và phê duyệt của cấp có thẩm quyền, làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, định canh vẫn còn bất cập, ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Vẫn còn tình trạng tranh chấp đất giữa người dân và nhà đầu tư, một số nhà đầu tư năng lực tài chính yếu, đầu tư mang tính giữ chỗ, tiến độ triển khai dự án chậm.

2.3.3. Ngoài các doanh nghiệp nhà nước đầu tư trồng cây cao su, cây nguyên liệu giấy ra, còn lại đa số các doanh nghiệp khác tham gia đào tạo nghề, giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được theo yêu cầu. Đào tạo chưa gắn với giải quyết việc làm, số lao động sau khi được đào tạo tìm được việc làm chiếm tỷ lệ thấp; công tác đào tạo nghề phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu lao động chưa được chú trọng.Các dự án đầu tư tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK đều có đăng ký sử dụng lao động địa phương, nhưng trên thực tế do hạn chế của trình độ tay nghề nên lao động địa phương chỉ được bố trí tại một số vị trí lao động phổ thông, giản đơn, lương thấp, công việc thời vụ.

2.3.4. Đa số các dự án đầu tư trên địa bàn khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK quy mô còn nhỏ, công nghệ lạc hậu, hầu hết trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, thủy điện, khai thác khoáng sản... chủ yếu khai thác lợi thế sẵn có ở địa phương, đem lại giá trị gia tăng của sản phẩm thấp, hiệu quả kinh tế - xã hội (đóng góp ngân sách, tạo việc làm mới, thu nhập cho người lao động, sản phẩm đột phá để chuyển dịch cơ câu kinh tế) hạn chế. Mặt khác, phần lớn các dự án thực hiện ở địa bàn ĐBKK được hưởng nhiều ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất nên khả năng đóng góp cho ngân sách địa phương và tham gia hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng tại địa bàn càng hạn chế. Do đó tỷ lệ hộ nghèo các tỉnh vùng ĐBKK còn rất cao, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, như vùng ĐBKK của các tỉnh: Yên Bái còn 59,98%; Quảng Ngãi còn 45,8%; Quảng Bình còn 42,2%.

2.3.5. Việc báo cáo của các dự án đầu tư ngoài ngân sách chưa đảm bảo theo quy định, các nhà đầu tư chỉ báo cáo khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Chế độ báo cáo là nghĩa vụ của doanh nghiệp, tuy nhiên, tỷ lệ doanh nghiệp nộp báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nước còn thấp. Công tác tuyển dụng, sử dụng lao động người nước ngoài trong các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam, chưa thực hiện tốt việc khai báo về sử dụng lao động người nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong quá trình triển khai thực hiện dự án chưa nghiêm túc thực hiện chế độ báo cáo định kỳ với cơ quan quản lý nhà nước.

3. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại

3.1. Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK, vùng dân tộc thiểu số là những vùng có địa hình hiểm trở, không thuận lợi cho giao thương, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu kém, thị trường chưa phát triển, các chính sách hỗ trợ hiện hành chưa đủ mạnh, trong khi việc tiếp cận chính sách còn khó khăn; một số chính sách chưa phù hợp với đặc thù của những địa bàn này và đặc biệt khó khăn về giao thông đi lại là những nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng tới việc thu hút đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK, vùng dân tộc thiểu số.

3.2. Hoạt động đầu tư liên quan đến nhiều luật, như: Luật Đất đai, Luật Khoáng sản, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Điện lực, Luật Tài nguyên, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp... cùng các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan chưa thống nhất làm cho các địa phương lúng túng trong áp dụng, gây khó khăn cho doanh nghiệp, việc hoàn thiện các thủ tục theo quy định của pháp luật phải mất rất nhiều thời gian.

3.3. Những năm qua, do khó khăn chung của nền kinh tế trong nước cũng như thế giới, cộng với năng lực tài chính của một số doanh nghiệp còn hạn chế đã ảnh hưởng đến hầu hết tiến độ thực hiện các dự án đầu tư; mặt khác, địa điểm triển khai các dự án đều tập trung ở vùng sâu, vùng xa, địa hình chia cắt phức tạp, đường giao thông đi lại khó khăn, khiến chi phí vận hành sản xuất ở khu vực này cao hơn, doanh nghiệp chậm thu hồi vốn. Các yếu tố trên đã ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ triển khai thực hiện dự án.

3.4. Một số Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp chưa thực sự quan tâm tới việc thu hút đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK. Thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp. Trình độ chuyên môn, ý thức trách nhiệm và năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ còn hạn chế nên việc thực hiện Luật Đầu tư tại địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra.

3.5. Nguồn lao động tại chỗ, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số chưa được đào tạo hoặc chỉ được đào tạo ngắn hạn nên chất lượng lao động thấp. Trình độ kỹ thuật, tay nghề của lao động là người dân tộc thiểu số còn hạn chế, năng suất thấp, tính kỷ luật trong sản xuất chưa cao dẫn đến doanh nghiệp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động là người địa phương. Bên cạnh đó một bộ phận đồng bào DTTS vẫn còn tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa chủ động vươn lên hòa nhập cộng đồng.

3.6. Việc chấp hành pháp luật của một số nhà đầu tư trong việc triển khai thực hiện dự án chưa nghiêm túc, công tác bảo vệ môi trường đối với các dự án đầu tư ở vùng này chưa được chú trọng dẫn đến tình trạng môi trường bị hủy hoại, tác động xấu đến không gian sinh tồn của người dân sở tại. Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, thực hiện tái định cư, giải quyết hậu tái định cư chưa triệt để. Đóng góp của các doanh nghiệp đối với địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK còn hạn chế.

IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

1. Với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội

Qua giám sát tình hình đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK, vùng dân tộc thiểu số theo Luật Đầu tư, Hội đồng Dân tộc kiến nghị với Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội một số vấn đề, như sau:

1.1. Theo Điều 31 Luật đầu tư, việc ban hành danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư và các ưu đãi đầu tư cụ thể thuộc thẩm quyền của Chính phủ. Đề nghị Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chủ trì cùng một số Bộ, ngành liên quan nghiên cứu làm rõ hơn, tăng tính chủ động, phát huy được vai trò năng động, sáng tạo, tự thân vận động của các địa phương, đồng thời bảo đảm sự quản lý thống nhất của Chính phủ trên lĩnh vực này.

1.2. Điều chỉnh, sửa đổi Luật Đầu tư theo hướng tăng mức độ khuyến khích đầu tư, chính sách ưu đãi đầu tư đủ mạnh để khuyến khích các nhà đầu tư thực hiện các dự án tại vùng ĐBKK, vùng dân tộc thiểu số. Bổ sung các điều kiện ràng buộc trách nhiệm nhà đầu tư đối với vùng có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK, nhất là những dự án đầu tư gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái, sử dụng nhiều đất rừng, đất sản xuất, như khai thác khoáng sản, xây dựng thủy điện, trồng cây công nghiệp...

1.3. Sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng: Miễn thuế cho doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK: Cả hợp tác xã sản xuất nông nghiệp và đánh bắt hải sản nên miễn thuế (trừ khai thác tài nguyên, khoáng sản); các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn đề nghị giảm thuế suất xuống 5%; các doanh nghiệp đầu tư ở địa bàn nông thôn đề nghị giảm thuế suất còn 10% (thay vì 25% như hiện nay). Theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đã bỏ ưu đãi đối với các dự án sản xuất thuộc lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp. Trong khi đó, mức ưu đãi theo quy định lại chưa đủ sức hấp dẫn với ngành nghề, lĩnh vực khuyến khích đầu tư (ví dụ như công nghiệp hỗ trợ).

1.4. Về hình thức đầu tư và phạm vi điều chỉnh (Điều 1, Điều 21, Điều 26): Bỏ phân biệt về hình thức đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp như quy định tại Luật Đầu tư hiện nay. Thống nhất và hoàn thiện các quy định của Luật Đầu tư về góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư vào doanh nghiệp Việt Nam đối với nhà đầu tưtổ chức, cá nhân nước ngoài. Đồng thời các quy định này phải tương thích với các quy định về góp vốn, mua cổ phần nói chung đã được quy định tại Luật Doanh nghiệp và quy định về mua cổ phần trên thị trường chứng khoán.

1.5. Về đối tượng và điều kiện ưu đãi đầu tư: Tại khoản 1 Điều 32 (Đối tượng và điều kiện ưu đãi đầu tư), quy định: “Nhà đầu tư có dự án đầu tư thuộc lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư quy định tại Điều 27 và Điều 28 của Luật này được hưởng các ưu đãi theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan”, Quy định trên được hiểu rằng: Nhà đầu tư có dự án đầu tư phải đáp ứng cả 2 điều kiện: Lĩnh vực ưu đãi đầu tư và địa bàn ưu đãi đầu tư quy định tại Điều 27 và Điều 28 của Luật Đầu tư, mới được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và các quy định khác của pháp Luật có liên quan. Quy định này chồng chéo với quy định của Luật Đất đai, của các Luật Thuế. Theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về thuế thì dự án đầu tư chỉ đáp ứng một trong hai điều kiện là: lĩnh vực ưu đãi đầu tư hoặc địa bàn ưu đãi đầu tư thì được hưởng ưu đãi đầu tư. Cần có quy định rõ ràng thống nhất.

1.6. Về thủ tục đầu tư (Điều 45, 46): Đề nghị bỏ các quy định liên quan đến thủ tục đăng ký đầu tư trong Luật Đầu tư, vì có sự trùng lặp giữa thủ tục đầu tư và thủ tục đất đai- việc quy định về đăng ký đầu tư không làm tăng hiệu lực quản lý nhà nước, không rõ ràng về mục tiêu thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư.

1.7. Về thủ tục đầu tư gắn với thành lập tổ chức kinh tế (Điều 50): Bỏ quy định về yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài lần đầu tiên đầu tư vào Việt Nam phải có dự án đầu tư được quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật đầu tư. Thực tế thực hiện quy định này cho thấy yêu cầu này không có ý nghĩa. Mặt khác, yêu cầu như vậy có thể dẫn đến việc không khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp mới tại Việt Nam nhưng khuyến khích việc mua lại cổ phần, phần vốn góp của các doanh nghiệp đã thành lập.

1.8. Điều chỉnh, thay đổi dự án đầu tư (Điều 51): Hiện nay các quy định về điều chỉnh, thay đổi dự án đầu tư chưa rõ ràng. Đề nghị xác định cụ thể các trường hợp phải đăng ký thay đổi dự án đầu tư theo hướng: Những nội dung thay đổi quan trọng, như: Tiến độ triển khai dự án; thời hạn thực hiện dự án; mục tiêu dự án; quy mô về vốn, công suất... phải đăng ký, xin phép cấp có thẩm quyền trước khi thay đổi; những thay đổi khác như: Thay đổi chủ đầu tư do chia tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp ... thì chỉ cần làm thủ tục thông báo sau khi đã thay đổi. Trường hợp thay đổi chủ đầu tư do chuyển nhượng dự án thì áp dụng quy định về chuyển nhượng dự án đầu tư. Đồng thời xác định rõ, cụ thể trình tự thực hiện, thời điểm thực hiện và điều kiện thực hiện tương ứng.

1.9. Thời hạn hoạt động của dự án có vốn đầu tư nước ngoài (Điều 52): Việc giới hạn thời gian hoạt động của dự án có vốn đầu tư nước ngoài là không cần thiết, tạo sự phân biệt giữa dự án có vốn đầu tư nước ngoài và dự án có vốn đầu tư trong nước, đề nghị bỏ quy định này.

1.10. Việc lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án có nhiều nhà đầu tư quan tâm (Điều 54): Xét về bản chất, mục tiêu của quy trình đấu thầu theo Luật Đấu thầu và đấu thầu theo Luật Đầu tư là hoàn toàn khác nhau. Nếu ghép 2 thủ tục đấu thầu này thống nhất theo một quy định tại Luật Đấu thầu là không hợp lý. Đề nghị bỏ quy định tại Điều 54 và quy định lại về thủ tục lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án có nhiều nhà đầu tư quan tâm theo Luật Đầu tư.

1.11. Tạm ngừng, dãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư (Điều 64): Trình tự, thủ tục hiện nay không rõ ràng; không có quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục, thông báo về việc tạm ngừng, dãn, hoãn tiến độ thực hiện dự án. Chưa phân biệt được việc tạm ngừng hoặc giãn tiến độ thực hiện dự án do nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan, cần quy định việc tạm ngừng, dãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước, trước khi thực hiện. Hồ sơ đề nghị phải giải trình rõ những lý do thay đổi về mục tiêu, tạm ngừng, thay đổi tiến độ thực hiện dự án, kéo dài thời hạn dự án.

1.12. Chấm dứt dự án đầu tư (Điều 65): cần phân biệt việc chấm dứt dự án đầu tư trong các trường hợp sau để xác định các trình tự, thủ tục tương ứng: Việc chấm dứt dự án đầu tư trong trường hợp giải thể doanh nghiệp hoặc phá sản doanh nghiệp; Việc chấm dứt dự án đầu tư khi hết thời hạn đầu tư hoặc theo quyết định của chủ đầu tư; Việc chấm dứt dự án đầu tư theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Cần quy định rõ cơ quan có thẩm quyền quyết định chấm dứt dự án đầu tư, vì các quy định về chấm dứt dự án của Luật Đầu tư quá sơ sài, rất khó thực hiện trên thực tế.

1.13. Quy định về điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư (Điều 51): Đề nghị bổ sung quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật Đầu tư, như sau: Khi điều chỉnh dự án đầu tư liên quan đến mục tiêu, quy mô, địa điểm, hình thức, vốn, thời hạn thực hiện dự án đầu tư và các nội dung khác trong Giấy chứng nhận đầu tư đã cấp, nhà đầu tư phải làm thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư.

Trong thực tế, nhà đầu tư không điều chỉnh dự án đầu tư, nhưng đề nghị điều chỉnh các nội dung khác đã được ghi trong giấy chứng nhận đầu tư, như: Điều chỉnh về tên doanh nghiệp; người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (theo quy định của Luật Doanh nghiệp); điều chỉnh các căn cứ pháp lý để được hưởng ưu đãi đầu tư khi có sự thay đổi về căn cứ pháp lý để được hưởng các ưu đãi theo quy định của pháp luật có liên quan (như Luật thuế). Do chưa có quy định trong Luật Đầu tư, nên không có cơ sở để thực hiện việc điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư đối với các trường hợp nêu trên.

1.14. Bổ sung quy định về đầu tư của nhà đầu tư từ quốc gia không phải là thành viên của WTO: Đề nghị có quy định rõ chính sách và thủ tục đầu tư với các nhà đầu tư đến từ các quốc gia không phải thành viên WTO, trong đó đảm bảo việc bất kỳ nhà đầu tư nào cũng có cơ chế rõ ràng để họ xem xét, cân nhắc khi đầu tư vào Việt Nam.

1.15. Đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội tăng cường giám sát, việc thực hiện Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Khoáng sản, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp... phát hiện, đề xuất giải pháp khắc phục những nội dung chồng chéo, thiếu thống nhất giữa các luật, các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, kịp thời điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi.

2. Với Chính phủ và các Bộ, ngành

2.1. Đề nghị Chính phủ sớm chỉ đạo các Bộ, ngành tổng kết, đánh giá việc thực hiện Luật Đầu tư và các Luật liên quan, khắc phục những điểm còn bất cập không phù hợp thực tế.

2.2. Sửa đổi Nghị định số 108/2006/NĐ-CP hướng dẫn thực hiện Luật Đầu tư theo hướng xác định huyện ĐBKK, không nên xác định cả tỉnh như hiện nay. Quy định cụ thể về xử lý tài sản của doanh nghiệp vi phạm Luật Đầu tư phải thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư, thu hồi đất đối với những dự án không đầu tư, chậm tiến độ, cầm chừng... Quy định điều kiện năng lực tài chính đối với các nhà đầu tư, trách nhiệm của nhà đầu tư trong việc báo cáo về tình hình thực hiện dự án cho các cơ quan quản lý nhà nước. Cải tiến thủ tục, quy trình hành chính để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, nhà đầu tư hoạt động tại địa bàn khó khăn và ĐBKK.

2.3. Ban hành một số chính sách đặc thù, nhằm mục tiêu thu hút đầu tư vào các lĩnh vực cần thiết, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của vùng ĐBKK. Không cào bằng về chính sách ưu đãi như hiện nay mà căn cứ mức độ khó khăn, đặc biệt khó khăn của từng vùng, từng địa phương để xây dựng những cơ chế, chính sách đặc thù, phù hợp thu hút đầu tư vào vùng này.

2.4. Hỗ trợ, bố trí kinh phí ưu tiên phát triển mạnh kết cấu hạ tầng cho các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK. Tiếp tục huy động nguồn lực của các thành phần kinh tế tham gia đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt là lĩnh vực giao thông, điện, phát triển dịch vụ, tạo điều kiện thông thương, giao lưu hàng hóa; giảm chi phí sản xuất, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư đến đầu tư tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK.

2.5. Phân công trách nhiệm rõ ràng trong việc theo dõi, đánh giá, báo cáo các nội dung liên quan đến việc thu hút đầu tư đối với những địa bàn này nhất là xác định cơ quan chủ trì theo dõi (nên giao cho một cơ quan làm đầu mối chủ trì). Tăng cường công tác phối hợp giữa Bộ, ngành với các địa phương để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện. Đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh và cơ hội đầu tư ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK. Công khai, minh bạch các chính sách và danh mục, lĩnh vực ưu đãi đầu tư.

2.6. Các doanh nghiệp đầu tư vào vùng ĐBKK, vùng DTTS và miền núi, sử dụng nhiều lao động người DTTS, được sử dụng nguồn vốn vay từ Ngân hàng phát triển, cho vay trung, dài hạn đối với các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK, gắn các lĩnh vực ưu đãi đầu tư với lãi suất ưu đãi.

2.7. Có chính sách hỗ trợ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, đào tạo nghề, đối với các doanh nghiệp quan tâm thực hiện đào tạo nghề, bố trí việc làm có thu nhập ổn định cho nhiều lao động là người DTTS (từ trên 15% lao động người DTTS trở lên).

2.8. Có cơ chế ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư chế biến, tiêu thụ sản phẩm, cung cấp vật tư, phương tiện có liên quan đến sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của vùng DTTS, vùng ĐBKK, các dự án có liên quan đến khôi phục, phát triển ngành nghề truyền thống của đồng bào, thông qua việc trợ giá, trợ cước vận chuyển, hỗ trợ lãi vay; hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ sản phẩm, tham gia hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm ở trong và ngoài nước...

3. Đối với địa phương

3.1. Tăng cường tuyên truyền, triển khai hướng dẫn thực hiện Luật Đầu tư; tiếp tục cụ thể hóa Luật Đầu tư, chính sách ưu đãi đầu tư bằng những cách làm sáng tạo, hiệu quả; tập trung cải cách, tinh giản thủ tục hành chính, thông thoáng hành lang thu hút các nguồn vốn đầu tư, nhất là đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK, vùng DTTS. Tăng cường công tác tuyên truyền làm chuyển biến nhận thức đối với cán bộ, đảng viên và đồng bào DTTS trong việc thực hiện Luật Đầu tư, thiết thực phát triển kinh tế - xã hội. Phát huy tinh thần tự lực phấn đấu vươn lên, khắc phục tư tưởng trông chờ ỷ lại của một bộ phận cán bộ và nhân dân.

3.2. Các tỉnh tiếp tục rà soát quy hoạch, khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương, điều chỉnh quy hoạch để tạo ra các vùng động lực thu hút đầu tư, khu vực, lĩnh vực ngành nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Tích cực quảng bá, thu hút các nhà đầu tư trong nước, thu hút đầu tư FDI vào địa phương. Lồng ghép các nguồn vốn cho đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông tại các địa phương khó khăn, khu vực ưu đãi đầu tư. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực để phát triển kinh tế - xã hội, quan tâm dạy nghề, tạo việc làm phù hợp với định hướng phát triển.

3.3. Phân công rõ ràng trách nhiệm của các Sở, ngành trong quản lý, kiểm tra, đánh giá hiệu quả, tác động trong và sau đầu tư của các dự án trên địa bàn tỉnh. Phối hợp, chỉ đạo các cấp, các ngành thường xuyên kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức thực hiện các chính sách, quy định về đầu tư. Định kỳ đánh giá tiến độ, kết quả thực hiện để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong tổ chức, triển khai. Thực hiện tốt việc lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia và dự án liên quan trực tiếp đến xóa đói giảm nghèo, để tăng đầu tư. Huy động nguồn lực của cộng đồng trong đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thực hiện chính sách dân tộc của tỉnh.

3.4. Quan tâm, tổ chức đánh giá những tác động đến môi trường sinh thái, không gian sinh tồn của đồng bào DTTS bị ảnh hưởng từ các dự án đầu tư để có hướng khắc phục, giải quyết kịp thời. Kiên quyết thu hồi các dự án không triển khai hoặc triển khai chậm tiến độ làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh để sàng lọc những doanh nghiệp, nhà đầu tư có năng lực thực sự. Chọn lọc dự án, làm tốt công tác thẩm định, phê duyệt dự án, cấp phép đầu tư, đảm bảo hiệu quả của các dự án, các nguồn vốn đầu tư trên địa bàn, hạn chế thấp nhất việc làm mất đất ở, đất sản xuất của người dân địa phương.

3.5. Ưu tiên các doanh nghiệp hoạt động vừa hỗ trợ đầu vào cho sản xuất, vừa thu mua, chế biến nguyên liệu, sản phẩm được sản xuất và khai thác tại chỗ, tạo điều kiện, hỗ trợ đầu ra cho các sản phẩm, nhất là các sản phẩm thế mạnh của địa phương. Chú trọng hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ đầu tư, tìm thị trường, tìm đối tác để đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ, sản phẩm cho các doanh nghiệp. Hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn tín dụng. Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của người dân, gắn trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc đào tạo nghề, thu hút, tạo điều kiện cho người dân sở tại có việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống.

Khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của địa phương trong thực hiện Luật Đầu tư chính là giải pháp góp phần thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống, nâng cao thu nhập, phát triển khoa học, công nghệ...cho nhân dân địa phương, đặc biệt cho đồng bào vùng ĐBKK, vùng DTTS.

Trên đây là báo cáo kết quả giám sát tình hình đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK, vùng dân tộc thiểu số theo Luật Đầu tư, Hội đồng Dần tộc báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội.

 


Nơi nhận:
- Đại biểu Quốc hội khóa XIII;
- UBTVQH;
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các cơ quan của QH: KT, TC-NS, CVĐXH, KHCN&MT, QPAN, VPQH;
- Các Bộ, ngành: KH&ĐT, TC, TN&MT, GTVT, KHCN, XD, CT, NN&PTNT, LĐ-TB&XH, UBDT, NHNN, VPCP;
- Đoàn ĐBQH, HĐND, UBND 41 tỉnh;
- Lưu: HC, Vụ DT;
- Số Epas: 34073

TM. HỘI ĐỒNG DÂN TỘC
CHỦ TỊCH




Ksor Phước


BẢNG TỔNG HỢP CHUNG VÙNG CÓ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN, VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ

Kèm theo báo cáo số: 459/BC-HĐDT, ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Hội đồng Dân tộc

Bảng 01

TT

Tỉnh

Sđơn vị ĐBKK

Dân số

Số xã, phường, thị trấn

Diện tích đất đai (ha)

Thu nhập BQ người/năm

Số hộ nghèo

T lệ hộ nghèo (%)

Hộ

Khẩu

Dân tộc thiu s

Tổng số

Trong đó

Tổng số

Trong đó

2006

2012

2006

2012

2006

2012

SDT

Hộ

Khẩu

ĐBKK

thôn ĐBKK

Nông nghiệp

Lâm nghiệp

Khác

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

1

Cao Bằng

13

118,881

515,006

30

 

482,479

199

117

56

670,785.0

94,844.0

534,050.0

41,891.0

5.50

15.14

50,574

33,740

47.82

28.38

2

Hà Giang

11

159,325

758,745

22

144,927

717,903

195

120

45

791,489.0

154,229.0

524,368.0

112,892.0

7.40

14.10

58,136

48,011

43.73

30.13

3

Lai Châu

7

81,082

405,328

13

67,096

351,931

103

75

20

906,878.7

90,322.0

418,699.4

397,857.3

5.70

11.60

29,799

25,801

51.63

31.82

4

Đin Biên

9

109,300

523,030

19

84,824

427,927

112

77

 

956,290.4

758,046.1

22,955.8

175,288.5

4.99

14.30

33,405

41,800

38.77

38.24

5

Bắc Giang

1

17,640

73,000

11

8,240

34,310

23

14

7

84,664.5

10,673.0

55,960.0

18,031.5

2.10

7.20

9,024

7,056

60.67

40.00

6

Lạng Sơn

7

95,809

399,504

10

86,228

360,028

151

54

45

603,046.0

55,793

436,729

110,524

6.60

14.80

28,807

27,096

35.04

28.28

7

Quảng Ninh

3

9,857

46,195

9

8,932

42,735

17

12

5

124,999.0

5,881

106,717

12,401

4.19

8.63

4,149

3,221

45.89

32.50

8

Yên Bái

3

40,060

185,468

36

 

161,321

50

30

 

275,001.3

28,032.0

194,040.6

52,928.7

3.80

11.30

14,560

19,028

57.43

59.98

9

Tuyên Quang

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

Thanh Hóa

11

214,465

917,776

6

137,067

626,394

196

91

67

799,437.2

105,021.6

559,923.5

134,492.1

5.40

11.20

90,340

60,026

53.40

29.99

11

Nghệ An

7

131,584

548,110

8

78,513

347,291

120

86

 

1,113,769.0

153,344.0

728,433.0

231,992.0

5.04

12.94

57,932

52,633

44.03

38.60

12

Quảng Bình

6

86,821

363,347

7

4,637

20,687

143

35

22

683,354.0

46,007.0

569,825.0

67,522.0

4.70

11.30

38,842

22,094

56.80

42.20

13

Quảng Trị

5

17,971

70,626

3

11,807

56,720

31

20

11

215,563.1

23,868.5

138,767.4

52,927.2

6.05

16.50

7,494

5,212

74.40

40.90

14

TT-Huế

2

16,583

70,594

22

10,556

44,910

32

12

10

187,242.0

10,951.0

162,438.0

13,853.0

4.03

13.10

4,821

2,413

38.70

15.00

15

Quảng Ngãi

8

107,779

484,767

5

42,758

161,868

92

62

19

324,477.0

49,775.0

229,710.0

44,992.0

3.78

6.28

 

34,881

58.60

45.81

16

Gia Lai

16

247,056

1,111,752

26

111,175

500,288

214

61

 

1,600,334.5

 

 

 

4.73

14.60

 

49,238

 

19.93

17

Đắk Nông

7

125,502

521,577

40

36,578

 

81

21

11

651,300.0

306,748.9

279,510.2

65,040.9

 

 

 

21,079

 

16.80

18

Lâm Đồng

10

207,114

868,130

43

59,953

272,978

121

42

29

919,228.0

 

 

 

8.15

32.02

77,872

18,306

18.32

6.31

19

Bình Phước

3

74,933

304,932

32

19,615

86,190

39

7

10

273,143.0

147,884.0

97,381.0

27,878.0

6.67

12.13

8,265

5,024

16.46

6.69

20

Khánh Hòa

3

 

 

32

13,907

63,873

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

21

Ninh Thuận

6

103,148

453,901

23

28,911

137,655

57

14

9

327,915.0

76,820.0

186,083.0

65,012.0

7.80

19.05

19,754

16,523

17.30

13.52

22

Trà Vinh

2

82,673

315,980

2

41,185

156,613

33

8

2

72,331.0

54,719.0

60.0

17,552.0

7.00

16.47

27,018

18,113

38.96

21.91

23

Sóc Trăng

10

281,792

1,169,879

2

 

396,902

99

 

 

472,613.0

462,211.0

10,402.0

 

8.46

23.93

73,138

61,202

29.58

20.51

24

Hậu Giang

7

192,936

773,556

3

6,077

26,761

74

23

31

160,244.0

135,166.0

5,104.0

19,974.0

5.99

19.66

37,492

16,358

23.55

8.92

25

Bc Liêu

6

161,840

723,813

2

11,547

51,303

53

11

9

231,460.0

208,098.0

4,004.0

19,358.0

9.75

23.63

29,573

22,782

21.16

14.08

26

Cà Mau

8

237,902

1,013,896

9

9,483

35,579

84

8

 

559,148.0

337,469.0

109,397.0

112,282.0

8.84

20.28

41,257

22,926

17.80

9.64

27

Kiên Giang

13

345,397

1,454,852

 

 

 

126

12

6

614,546.0

561,676.0

47,771.0

5,099.0

 

 

34,682

22,455

13,20

8.20

 

TNG CỘNG

187

3,267,450

14,073,764

46

1,024,016

5,564,646

2,445

1,012

414

13,619,258.6

3,877,579.1

5,422,328.9

1,799,788.2

5.94

15.22

776,934

657,018

39.27

20.11

Nguồn: Báo cáo ca Ủy ban nhân dân các tỉnh

 

BẢNG TỔNG HỢP CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN CÓ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN, VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ

Kèm theo báo cáo số: 459/BC-HĐDT, ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Hội đồng Dân tộc

Bảng 02

TT

Tnh

Số DA đu tư

Tổng vốn đăng ký đầu tư (t VNĐ)

Tổng vốn đã đầu tư (tỷ VNĐ)

Diện tích đất DN quản lý, sử dụng (ha)

S lao động sử dụng (có hợp đồng LĐ)

Tổng doanh thu năm 2012 (Tỷ VNĐ)

Lợi nhuận sau thuế năm 2012 (Tỷ VNĐ)

Nộp ngân sách BQ/năm (2006 2012) (Tỷ VNĐ)

Lương người lao động/tháng (Tr.Đ)

Tổng số

Người địa phương

BQ chung

Lao động tại ĐP

1

2

3

4

5

6

7

8

10

11

12

13

14

1

Cao Bằng

35

3,307.5

9,226.0

6,637.7

1,218

1,130

772.7

 

41.6

3.20

3.20

2

Hà Giang

124

5,108.2

17,759.0

119,618.7

8,194

6,309

412.4

66.2

58.1

4.60

4.60

3

Lai Châu

168

77,337.4

13,597.3

51,558.0

9,555

3,979

 

 

22,9

4.70

4.20

4

Điện Biên

66

 

15,363.0

56,679.2

 

 

 

 

 

3.55

3.55

5

Bắc Giang

14

1,869.7

980.7

1,677.0

3,057

2,106

536.8

7.4

43.07

4.69

4.59

6

Lạng Sơn

52

4,126.5

3,979.9

15,868.2

3,832

3,234

4,689.5

627.2

108.0

3.52

3.52

7

Quảng Ninh

12

201.4

132.0

11,570.2

738

630

11.8

141.1

11.3

2.49

2.19

8

Yên Bái

74

9,222.0

2,747.3

1,471.3

698

548

172.6

30.8

58.20

7.08

5.29

9

Tuyên Quang

16

174.6

174,6

11,387.0

2,144

2,128

 

 

 

 

 

10

Thanh Hóa

24

17,854.9

5,791.5

2,463.6

897

653

 

 

145.9

3.67

3.67

11

Nghệ An

55

12,935.5

92,396.9

 

 

 

 

 

 

 

 

12

Quảng Bình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13

Quảng Trị

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

14

TT-Huế

24

8,040.3

2,160.1

2,977.3

405

185

70,092.0

442.90

232.4

3.49

2.56

15

Quảng Ngãi

109

99,226.5

21,512.8

17,821.3

11,535

8,639

 

 

589.7

3.50

3.50

16

Gia Lai

107

29,067.0

10,124.6

12,945.7

35,075

 

 

 

 

 

 

17

Đắk Nông

111

7,831.5

 

37,983.6

750

320

 

 

 

3.70

3.70

18

Lâm Đồng

458

26,452.8

17,861.3

7,649.4

 

 

 

 

 

 

 

19

Bình Phước

101

5,804.0

 

14,546.0

 

 

 

 

 

 

 

20

Khánh Hòa

90

1,137.8

1,137.8

 

5,000

 

 

 

10.0

 

 

21

Ninh Thuận

41

1,166.2

1,716.9

212.6

1,411

1,164

491.9

20.8

15.5

3.73

3.33

22

Trà Vinh

16

394.2

704.7

72.0

6,625

5,948

587.9

22.5

11.5

 

 

23

Sóc Trăng

73

24,860.6

23,155.7

5,237.2

2,325

2,215

1,427.2

 

8.3

2.20

2.20

24

Hậu Giang

462

21,976.3

89,973.8

 

19,087

16,224

 

 

 

3.21

2.95

25

Bc Liêu

20

1,179.2

 

481.0

 

 

 

 

 

 

 

26

Cà Mau

27

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

27

Kiên Giang

12

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TNG CỘNG

2,291

359,274.0

330,495.8

378,856.9

112,546

55,412

79,194.7

1,359.0

1,356.4

3.82

3.54

Nguồn: Báo cáo của Ủy ban nhân dân các tnh

 

BẢNG TỔNG HỢP DOANH NGHIỆP ĐƯỢC HỖ TRỢ, ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỪ NĂM 2006 - 2012

Kèm theo báo cáo số: 459/BC-HĐDT, ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Hội đồng Dân tộc

Bảng 03

TT

Tỉnh

Doanh nghip được hưởng ưu đãi đầu tư (triệu VNĐ)

Doanh nghip được hỗ tr đu tư (triệu VNĐ)

Ghi chú

Số DA được hưng

Trong đó

Hạng mục hỗ trợ

Thuế TNDN

Thuế nhập khẩu

Thuế sử dụng đất

Tiền thuê đất, thuê mặt nước

Khác

Chuyển giao công nghệ

Đào tạo

ĐT phát triển và DV đầu tư

XDCSHT trong hàng rào

XDCSHT ngoài hàng rào

Khác

1

2

3

4

5

6

7

8

10

11

12

13

14

15

16

1

Cao Bằng

45

3,182.4

 

 

4,505.7

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Hà Giang

123

2,048.8

 

 

12,132.9

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Lai Châu

48

119.1

 

 

6,540.7

2,516.0

 

53.0

24,113.4

 

3,971.0

4,056.3

 

4

Điện Biên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Bắc Giang

7

 

 

 

1,280.0

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Lng Sơn

21

415.0

84,521.0

 

1,127.0

 

 

 

 

 

 

12,449.0

 

7

Quảng Ninh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Yên Bái

27

32,582.3

 

 

3,337.0

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Tuyên Quang

20

15,047.0

 

752.4

4,978.0

 

 

 

 

 

 

 

 

10

ThanhHoá

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11

Ngh An

 

 

 

 

 

 

 

 

 

70,521,2

100,456.1

14,826.3

 

12

Quảng Bình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13

Qung Tr

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

14

TT.Huế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

15

Quảng Ngãi

62

19,379.4

 

15,223.2

274,725.7

 

 

 

 

 

 

 

 

16

Gia Lai

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

17

Đắk Nông

61

 

 

27,300.0

 

 

 

 

 

 

370.0

 

 

18

Lâm Đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

19

Bình Phước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

20

Khánh Hòa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

21

Ninh Thuận

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

22

Trà Vinh

8

16,890.0

 

1,125.0

3,685.0

 

 

 

 

 

 

 

 

23

Sóc Trăng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

24

Hậu Giang

440

1,822.0

 

52,796.0

11,327.0

 

 

10,000.0

 

 

 

 

 

25

Bạc Liêu

20

15,035.0

 

 

5,704.0

 

 

 

 

 

 

 

 

26

Cà Mau

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

27

Kiên Giang

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG CỘNG

882

106,521.0

84,521.0

97,196.6

329,343.0

2,516.0

 

10,053.0

24,113.4

70,521.2

104,797.1

31,331.6

 

Nguồn: Báo cáo của Ủy ban nhân dân các tỉnh

 

BẢNG TỔNG HỢP THU HỒI, ĐỀN BÙ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TỪ NĂM 2006 - 2012

Kèm theo báo cáo số: 459/BC-HĐDT, ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Hội đồng Dân tộc

Bảng 04

TT

Tnh

Tổng diện tích bị thu hồi giao cho DN (ha)

Số hộ bị thu hồi đất

Công tác đền bù giải phóng mặt bằng

Tổng số

Trong đó

Bằng tiền

Đất ở

Đất SXNN

Đất lâm nghiệp

Đất mặt nước

Đất khác

Số hộ

Diện tích (ha)

Hộ DTTS

Diện tích (ha)

S hộ

Số tiền (Tr.Đ)

Diện tích (ha)

Số tiền (Tr.Đ)

Diện tích (ha)

Số tiền (Tr.Đ)

Diện tích (ha)

Số tiền (Tr.Đ)

Diện tích (ha)

Số tiền (Tr.Đ)

Diện tích (ha)

Số tiền (Tr.Đ)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

1

Cao Bằng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Hà Giang

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Lai Châu

21,972.5

13,171

21,972.2

12,271

21,762.6

12,318

545,962.1

54.3

9,128.6

16,443.6

469,159.1

5,416.8

2,361.2

54.2

6,162.0

3.4

552.0

4

Điện Biên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Bắc Giang

1,677.0

132

1,677.0

 

 

132

13,566.0

0.2

377.6

1.7

1,725.6

277.3

9,465.9

0.0

4.8

1.3

920.5

6

Lạng Sơn

269.7

858

178.8

848

169.0

845

254,879.0

4.6

15,320.0

95.4

220,383.0

78.8

18,687.0

34.9

 

6.0

 

7

Quảng Ninh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Yên Bái

863.9

663

755.7

444

198.5

2,670

29,782.0

0.4

1,375.0

152.2

10,777.2

595.8

4,763.0

 

 

20.3

3,075.0

9

Tuyên Quang

11,387.0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

Thanh Hóa

865.2

2,846

485.7

2,536

712.0

2,835

340,324.0

1.2

7,979.0

29.3

15,634.0

275.5

22,540.0

0.4

37.5

1.1

145.6

11

Nghệ An

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12

Quảng Bình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13

Qung Trị

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

14

TT - Huế

150.5

411

88.6

223

44.1

582

13,372.8

0.0

6.6

33.6

9,135.8

15.0

1,130.4

 

 

14.7

104.0

15

Quảng Ngãi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

16

Gia Lai

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

17

Đắk Nông

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

18

Lâm Đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

19

Bình Phước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

20

Khánh Hòa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

21

Ninh Thuận

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

22

Trà Vinh

89.6

147

51.6

125

45.5

147

47,418.9

0.3

269.5

51.3

16,481.5

 

 

 

 

 

 

23

Sóc Trăng

800.0

3,663

 

 

 

 

521,907.0

30.9

 

758.3

 

 

 

 

 

108.9

 

24

Hậu Giang

881.8

7,146

203.3

 

 

1,090

1,807.8

37.8

1.2

809.7

2.5

 

 

 

 

33.0

1.0

25

Bạc Liêu

 

7,204

56,767.1

 

 

7,204

426,984.0

19.9

 

150.3

252,738.0

 

 

1.6

1,140.0

0.9

 

26

Cà Mau

389.3

2,662

389.3

 

 

2,669

22,055.7

0.1

237.0

5.2

7,036.0

53.9

139,648.0

 

 

 

 

27

Kiên Giang

734.0

1,024

 

 

 

1,024

396,721.0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG CNG

40,080.4

39,927

82,569.4

16,453

22,931.7

31,522

2,614,780.3

149.8

34,694.5

18,530.5

1,003,072.7

6,713,1

198,595.5

91.1

7,344.3

189.6

4,798.2

Nguồn: Báo cáo của Ủy ban nhân dân các tnh


PHỤ LỤC I

DANH MỤC ĐỊA BÀN ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ

Kèm theo báo cáo số: 459/BC-HĐDT, ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Hội đồng Dân tộc

STT

Tỉnh

Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hi khó khăn

1

Bắc Kạn

Toàn bộ các huyện và thị xã

 

2

Cao Bằng

Toàn bộ các huyện và thị xã

 

3

Hà Giang

Toàn bộ các huyện và thị xã

 

4

Lai Châu

Toàn bộ các huyện và thị xã

 

5

Sơn La

Toàn bộ các huyện và thị xã

 

6

Điện Biên

Toàn bộ các huyện và TP Điện Biên

 

7

Lào Cai

Toàn bộ các huyện

Thành phố Lào Cai

8

Tuyên Quang

Các huyện Na Hang, Chiêm Hóa

Các huyện Hàm Yên, Sơn Dương, Yên Sơn và thị xã Tuyên Quang

9

Bắc Giang

Huyện Sơn Động

Các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Hiệp Hòa

10

Hòa Bình

Các huyện Đà Bắc, Mai Châu

Các huyện Kim Bôi, Kỳ Sơn, Lương Sơn, Lạc Thủy, Tân Lạc, Cao Phong, Lạc Sơn, Yên Thủy

11

Lạng Sơn

Các huyện Bình Gia, Đình Lập, Cao Lộc, Lộc Bình, Tràng Định, Văn Lãng, Văn Quan

Các huyện Bắc Sơn, Chi Lăng, Hữu Lũng

12

Phú Thọ

Các huyện Thanh Sơn, Yên Lập

Các huyện Đoan Hùng, Hạ Hòa, Phù Ninh, Sông Thao, Thanh Ba, Tam Nông, Thanh Thy

13

Thái Nguyên

Các huyện Võ Nhai, Định Hóa

Các huyện Đại Từ, Phổ Yên, Phú Lương, Phú Bình, Đồng Hỷ

14

Yên Bái

Các huyện Lục Yên, Mù Căng Chải, Trạm Tấu

Các huyện Trấn Yên, Vân Chấn, Văn Yên, Yên Bình, TX Nghĩa Lộ

15

Quảng Ninh

Các huyện Ba Chẽ, Bình Liêu, H. đảo Cô Tô và các đảo, hải đảo thuộc tỉnh.

Huyện Vân Đồn

16

Thanh Hoá

Các huyện Mường Lát, Quan Hóa, Bá Thước, Lang Chánh, Thường Xuân, Cẩm Thủy, Ngọc Lạc, Như Thanh, Như Xuân

Các huyện Thạch Thành, Nông Cống

17

Nghệ An

Các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Quế Phong, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Anh Sơn

Các huyện Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Thanh Chương

18

Hà Tĩnh

Các huyện Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang

Các huyện Đức Thọ, Kỳ Anh, Nghi Xuân, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Can Lộc

19

Quảng Bình

Các huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa, B Trch

Các huyện còn lại

20

Quảng Trị

Các huyện Hướng Hóa, Đắc Krông

Các huyện còn lại

21

Thừa Thiên Huế

Huyện A Lưới, Nam Đông

Các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Lộc, Phú Vang

22

Quảng Nam

Các huyện Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Bắc Trà My, Nam Trà My, Hiệp Đức, Tiên Phước, Núi Thành và đảo Cù Lao Chàm

Các huyện Đại Lộc, Duy Xuyên

23

Quảng Ngãi

Cốc huyện Ba Tơ, Trà Bồng, Sơn Tây, Sơn Hà, Minh Long, Bình Sơn, Tây Trà và huyện đảo Lý Sơn

Các huyện Nghĩa Hành, Sơn Tịnh

24

Bình Định

Các huyện An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh, Phù Cát, Tây Sơn

Các huyện Hoài Ân, Phù Mỹ

25

Phú Yên

Các huyện Sông Hinh, Đồng Xuân, Sơn Hòa, Phú Hòa

Các huyện Sông Cầu, Tuy Hòa, Tuy An

26

Khánh Hoà

Các huyện Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, H.đảo Trường Sa và các đảo thuộc tỉnh

Các huyện Vạn Ninh, Diên Khánh, Ninh Hòa, thị xã Cam Ranh

27

Ninh Thuân

Toàn bộ các huyện

 

28

Đắk Lắk

Toàn bộ các huyện

 

29

Gia Lai

Toàn bộ các huyện và thị xã

 

30

Kom Tum

Toàn bộ các huyện và thị xã

 

31

Đắk Nông

Toàn bộ các huyện

 

32

Lâm Đồng

Toàn bộ các huyện

Th xã Bảo Lc

33

Tây Ninh

Các huyện Tân Biên, Tân Châu, Châu Thành, Bến Cầu

Các huyện còn lại

34

Bình Phước

Các huyện Lộc Ninh, Bù Đăng, Bù Đốp

Các huyện Đồng Phú, Bình Long, Phước Long, Chơn Thành

35

Trà Vinh

Các huyện Châu Thành, Trà Cú

Các huyện Cầu Ngang, Cầu Kè, Tiểu Cần

36

Sóc Trăng

Toàn bộ các huyện

Thị xã Sóc Trăng

37

Hậu Giang

Toàn bộ các huyện

Thị xã Vị Thanh

38

An Giang

Các huyện An Phú, Tri Tôn, Thoại Sơn, Tân Châu, Tịnh Biên

Các huyện còn lại

39

Bc Liêu

Toàn bộ các huyện

Th xã Bc Liêu

40

Cà Mau

Toàn bộ các huyện

Thành phố Cà Mau

41

Kiên Giang

Toàn bộ các huyện và các đảo, hải đo thuộc tỉnh

Thị xã Hà Tiên, thị xã Rạch Giá

 

PHỤ LỤC II

CÁC VĂN BẢN CỦA TRUNG ƯƠNG LIÊN QUAN ĐẾN THỰC HIỆN ĐẦU TƯ

TẠI ĐỊA BÀN CÓ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN

Kèm theo báo cáo số: 459/BC-HĐDT, ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Hội đồng Dân tộc

1. Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, ngày 30/6/2008;

2. Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2005 về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước, Nghị định số 121/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 142/2005/NĐ-CP, của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;

3. Nghị định số 24/2005/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2005 (nay là Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 và Nghị định số 122/2011/NĐ-CP) của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một s điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp;

4. Nghị định số 149/2005/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2005 (nay là Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2010) của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu.

5. Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2006, Nghị định số 43/2010/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký kinh doanh

6. Nghị định số 108/2006/NĐ-CP, ngày 22/9/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

7. Nghị định số 101/2006/NĐ-CP, ngày 21/9/2006, của Chính phủ quy định việc đăng ký lại, chuyển đổi và đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư;

8. Nghị định số 29/2008/NĐ-CP, ngày 14/3/2008 quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế;

9. Nghị đnh số 56/2009/NĐ-CP, ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;

10. Nghị định số 61/2010/NĐ-CP, ngày 04/6/2010 của Chính phủ về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;

11. Nghị định số 87/2010/NĐ-CP, ngày 13/8/2010 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

12. Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu thay thế Nghị định số 106/2008/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của Chính phủ về Tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.

13. Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg, ngày 02 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành cơ chế chính sách đối với khu kinh tế cửa khẩu;

14. Quyết định số 131/2009/QĐ-TTg, ngày 02/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn;

15. Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg về ban hành Chính sách ưu đãi đối với một số ngành công nghiệp hỗ trợ

16. Quyết định số 1088/2006/QĐ-BKH, ngày 19/10/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành các mẫu văn bản thực hiện thủ tục đầu tư tại Việt Nam;

17. Thông tư số 13/2008/TT-BCT ngày 05/11/2008 của Bộ Công Thương ban hành Hướng dẫn thực hiện hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp, tiu thủ công nghiệp tại các vùng Tây Nguyên, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

18. Thông tư số 130/2008/TT-BTC, ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 và hướng dn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP, ngày 11/12/2008 của Chính phủ;

19. Thông tư số 135/2008/TT-BTC, ngày 31/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 69/2008/NĐ-CP, ngày 30/5/2008 của Chính phủ;

20. Thông tư 186/2010/TT-BTC, ngày 18/11/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của các tổ chức, cá nhân nước ngoài có lợi nhuận từ việc đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo quy định của Luật Đầu tư;

21. Thông tư s 06/2011/TT-BKHĐT, ngày 06/4/2011 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hướng dẫn hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp “Giấy xác nhận ưu đãi, hỗ trợ đầu tư bổ sung cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo nghị định s 61/2010/NĐ-CP ngày 4/6/2010 của Chính phủ”;

22. Thông tư số 84/2011/TT-BTC, ngày 16/6/2011 của Bộ Tài chính, hướng dẫn một số chính sách tài chính khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo nghị định số 61/2010/NĐ-CP, ngày 04/6/2010 của Chính phủ.



[1] Các Bộ, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công thương, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

2 Các tnh: Lạng Sơn, Bắc Giang, Điện Biên, Lai Châu, Thanh Hóa, Nghệ An, Qung Trị, Quảng Ngãi, Đăk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước, Đồng Nai, Sóc Trăng và Trà Vinh.

[3] Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên, Bắc Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Yên Bái, Tuyên Quang, Thanh

Hóa, Nghệ An, Quang Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Ngãi, Gia Lai, Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang.

[4] Bắc Kạn, Sơn La, Lào Cai, Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Kon Tum, Đăk Lăk, Tây Ninh, An Giang.

[5] Chính phủ, các Bộ, ngành và UBND các tỉnh không gửi báo cáo về HĐDT đúng yêu cầu và tiến độ, số liệu không đầy đủ, thiếu thông tin, đặc biệt còn 14 tỉnh không có báo cáo. Một số tỉnh báo cáo có chất lượng, như: Hà Giang, Lạng Sơn, Bắc Giang, Lai Châu, Yên Bái..., ngược lại các tỉnh, như: Tuyên Quang, Khánh Hòa, Quảng Bình, Quảng Trị, Đăk Nông, Bình Phước, Cà Mau, Kiên Giang... báo cáo không có thông tin, số liệu để tổng hợp, đánh giá (mặc dù HĐDT đã có đề cương, biểu mẫu báo cáo gửi đến các tỉnh).

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Báo cáo 459/BC-HĐDT13 ngày 16/05/2013 2013 kết quả giám sát "Tình hình đầu tư tại địa bàn có điều hiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số” theo Luật Đầu tư do Hội đồng Dân tộc ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.111

DMCA.com Protection Status
IP: 3.15.225.164
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!