BỘ THÔNG TIN
VÀ
TRUYỀN THÔNG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
/2017/TT-BTTTT
|
Hà Nội,
ngày tháng
năm 2017
|
DỰ THẢO 2
|
|
THÔNG TƯ
THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN CHI TIẾT QUẢN LÝ XUẤT BẢN VÀ PHÁT
HÀNH XUẤT BẢN PHẨM ĐIỆN TỬ
Căn cứ Luật Xuất bản ngày 20 tháng 11 năm
2012;
Căn cứ Nghị định số 195/2013/NĐ-CP ngày 21
tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi
hành Luật Xuất bản;
Căn cứ Nghị định số 17/2017/NĐ-CP ngày 17
tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Xuất bản, In
và Phát hành;
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban
hành Thông tư hướng dẫn chi tiết quản lý xuất bản và phát hành xuất bản phẩm điện
tử.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này hướng dẫn chi tiết việc lập, thẩm
định đề án và quản lý hoạt động xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử, gồm:
a) Xuất bản phẩm điện tử của nhà xuất bản được
xuất bản, phát hành trên các phương tiện điện tử (môi trường mạng viễn thông,
Internet và các thiết bị điện tử);
b) Tác phẩm, tài liệu của cơ quan, tổ chức, cá
nhân có nội dung về chính trị, ngoại giao, kinh tế, lịch sử, tôn giáo, địa lý,
văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật phát hành
trên các phương tiện điện tử (môi trường mạng viễn thông, Internet và các thiết
bị điện tử) nhằm mục đích kinh doanh, tuyên truyền, phổ biến đến nhiều người.
2. Tác phẩm, tài liệu quy định tại Điểm b Khoản
1 Điều này được đăng phát trên báo điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng
xã hội và blog cá nhân thực hiện theo quy định của pháp luật về cung cấp thông
tin trên mạng viễn thông, Internet.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan về
hoạt động xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử.
2. Nhà xuất bản tham gia xuất bản; tổ chức, cá
nhân tham gia phát hành xuất bản phẩm điện tử, tác phẩm, tài liệu quy định tại
Điểm b Khoản 1 Điều 1 Thông tư này trên môi trường mạng viễn thông, Internet và
các thiết bị điện tử.
Chương II
LẬP, THẨM ĐỊNH ĐỀ ÁN VÀ
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN, PHÁT HÀNH XUẤT BẢN PHẨM ĐIỆN TỬ
Điều 3. Mô tả điều kiện thiết
bị, công nghệ, nhân lực và giải pháp kỹ thuật trong đề án hoạt động xuất bản,
phát hành xuất bản phẩm điện tử
Trước khi đăng ký hoạt
động xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử, nhà xuất bản và tổ chức, cá
nhân phải lập Đề án hoạt động xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử theo Mẫu
số 02, Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/TT-BTTTT ngày 29
tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản và Nghị định số
195/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều và biện pháp thi hành Luật Xuất bản (sau đây gọi tắt là Thông tư số
23/2014/TT-BTTTT), trong đó mô tả chi tiết việc đáp ứng
đủ các điều kiện sau đây:
1. Các điều kiện về
thiết bị, công nghệ, giải pháp kỹ thuật quy định tại Điều 45 Luật Xuất bản, Điều
17 Nghị định số 195/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xuất bản và Điều 25 Thông tư số 23/2014/TT-BTTTT .
Trường hợp không thực
hiện xuất bản, phát hành xuất bản phẩm trên mạng Internet thì không phải mô tả
điều kiện về việc có tên miền Internet quy định tại Điểm c Khoản 1 và Điểm c
Khoản 2 Điều 45 Luật Xuất bản.
2. Có nhân lực kỹ thuật
để điều hành và quản lý quá trình xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử đáp
ứng yêu cầu tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ
thông tin.
Điều 4. Trách nhiệm thẩm định
đề án hoạt động xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử
1. Cục Xuất bản, In và Phát hành có trách nhiệm
tiếp nhận Đề án hoạt động xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử (sau đây gọi
tắt là Đề án) do nhà xuất bản, tổ chức, cá nhân phát hành xuất bản phẩm điện tử
gửi đến để tiến hành thẩm định theo quy định sau đây:
a) Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được
bản Đề án, Cục Xuất bản, In và Phát hành có trách nhiệm chủ trì thẩm định nội
dung Đề án và sao gửi các cơ quan, đơn vị quy định tại Khoản 2 Điều này để phối
hợp thẩm định.
Trường hợp bản Đề án không đúng mẫu hoặc không đủ
thông tin theo mẫu quy định thì phải trả lại để nhà xuất bản, tổ chức, cá nhân
bổ sung, hoàn thiện.
b) Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được
kết quả thẩm định của các cơ quan, đơn vị quy định tại Khoản 2 Điều này, Cục Xuất
bản, In và Phát hành có trách nhiệm tổng hợp và có văn bản thẩm định gửi nhà xuất
bản, tổ chức, cá nhân nộp Đề án, trong đó nêu rõ việc chấp thuận hoặc lý do
không chấp thuận nội dung Đề án.
2. Trách nhiệm phối hợp thẩm định Đề án:
Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được bản
sao Đề án, cơ quan, đơn vị sau đây có trách nhiệm phối hợp thẩm định và gửi kết
quả thẩm định về Cục Xuất bản, In và Phát hành:
a) Cục Tin học hóa có trách nhiệm thẩm định việc
đáp ứng điều kiện về thiết bị, công nghệ và nhân lực kỹ thuật được mô tả trong
Đề án;
b) Cục An toàn thông tin có trách nhiệm thẩm định
việc đáp ứng điều kiện về giải pháp kỹ thuật an toàn thông tin được mô tả trong
Đề án;
c) Trung tâm Internet Việt Nam có trách nhiệm thẩm
định điều kiện về tên miền Internet Việt Nam mô tả trong Đề án (nếu có).
Điều 5. Định dạng và thông
tin phải ghi trên xuất bản phẩm điện tử trong trường hợp nộp lưu chiểu qua mạng
Internet
1. Định dạng của xuất bản phẩm điện tử nộp lưu
chiểu qua Cổng thông tin điện tử của Cục Xuất bản, In và Phát hành, Sở Thông
tin và Truyền thông, Thư viện Quốc gia Việt Nam được thực hiện như sau:
a) Định dạng tệp tin của xuất bản phẩm điện tử nộp
lưu chiểu là “.pdf”, “mp4”;
b) Việc chuyển định dạng khác của xuất bản phẩm
điện tử sang định dạng quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này phải đảm bảo tính
toàn vẹn, không làm thay đổi nội dung xuất bản phẩm điện tử.
2. Tại vị trí ghi số xác nhận đăng ký xuất bản của
xuất bản phẩm điện tử và Tờ khai lưu chiểu, phải có chữ ký số hợp pháp của lãnh
đạo nhà xuất bản; cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản tài liệu điện tử
không kinh doanh hoặc người được lãnh đạo nhà xuất bản; cơ quan, tổ chức được cấp
giấy phép xuất bản tài liệu điện tử không kinh doanh ủy quyền bằng văn bản.
Chương
III
ĐIỀU KHOẢN
THI HÀNH
Điều 6. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
tháng năm 2018.
Điều 7. Trách nhiệm thi hành
Chánh Văn phòng, Cục trưởng các Cục: Cục Xuất bản,
In và Phát hành, An toàn thông tin, Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử;
Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam; Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc các nhà xuất bản và tổ chức, cá
nhân có liên quan đến hoạt động xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử chịu
trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát
sinh hoặc khó khăn, vướng mắc, đề nghị cơ quan, tổ chức phản ánh bằng văn bản về
Bộ Thông tin và Truyền thông (qua Cục Xuất bản, In và Phát hành) để xem xét, giải
quyết./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở TTTT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo, Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Bộ TTTT: Bộ trưởng, các Thứ trưởng, Cổng Thông tin điện tử, các đơn vị thuộc
Bộ;
- Lưu: VT, CXBIPH
|
BỘ TRƯỞNG
Trương Minh Tuấn
|