BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 46/2017/TT-BTNMT
|
Hà Nội, ngày 23 tháng 10 năm
2017
|
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH
Căn cứ Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính
phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên
và Môi trường;
Căn cứ Nghị định số 45/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính
phủ về hoạt động đo đạc và bản đồ;
Theo đề nghị của Cục trưởng
Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công
nghệ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên
và Môi trường ban hành Thông tư quy định xây dựng cơ sở dữ liệu địa giới
hành chính.
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh
Thông tư này quy định các chỉ
tiêu kỹ thuật và quy trình xây dựng,cập nhật cơ sở dữ liệu địa giới hành chính.
Điều 2. Đối
tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với cơ
quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác xây dựng và cập
nhật cơ sở dữ liệu địa giới hành chính.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cơ sở dữ liệu địa giới hành chính: là tập hợp có cấu trúc của dữ
liệu địa giới hành chính.
2. Dữ liệu địa giới hành chính: là dữ liệu về vị trí, hình thể và thông tin thuộc tính của các đối tượng địa
giới hành chính.
Điều 4. Xây dựng cơ sở dữ liệu địa giới hành
chính
1. Cơ sở dữ liệu địa giới hành chính được xây dựng từ hồ sơ địa giới hành chính
các cấp đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, được phép đưa vào lưu trữ và
sử dụng.
2. Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa giới hành
chính được quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông
tư này.
3. Các chỉ tiêu kỹ thuật về
cơ sở dữ liệu địa giới hành chính bao gồm:
a) Mô hình cấu trúc, nội dung
cơ sở dữ liệu địa giới hành chính được quy định tại Phụ
lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Đánh giá chất lượng cơ sở dữ liệu địa giới hành
chính được quy định tại Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông
tư này.
c) Siêu dữ liệu địa giới hành chính được quy định tại Phụ lục số 4 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 5. Cập nhật cơ sở dữ liệu địa giới hành
chính
1. Việc cập nhật cơ sở dữ liệu địa giới hành
chính chỉ được thực hiện khi có những thay
đổi về địa giới hành chính do thành lập, chia tách,
sáp nhập, giải thể đơn vị hành chính theo các Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Việc cập nhật cơ sở dữ liệu địa giới hành
chính phải được thực hiện trong thời hạn không quá 30 ngày
kể từ khi nhận được bộ hồ sơ địa giới hành chính điều chỉnh đã được cơ quan có thẩm
quyền thẩm định, được phép đưa vào lưu trữ và sử dụng.
3. Việc cập nhật cơ sở dữ liệu địa giới hành
chính được thực hiện theo nguyên tắc cập
nhật thay thế, có lưu trữ lịch sử đối với các đơn vị hành chính các cấp có thay đổi và phải thực hiện cập nhật cả siêu dữ liệu.
4. Quy trình cập nhật cơ sở dữ liệu địa giới hành
chính được quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông
tư này. Trong đó:
a) Phạm vi cập nhật thay thế: chỉ thực hiện tương
ứng với hồ sơ địa giới hành chính của đơn vị hành
chính được thành lập, chia tách, sáp
nhập, giải thể;
b) Đối với các đơn vị hành
chính lân cận đến đơn vị hành chính được thành
lập, chia tách, sáp nhập, giải thể: phải
thực hiện đồng bộ các đối tượng địa giới hành chính
và đối tượng địa lý có liên quan.
5. Quá trình cập nhật cơ sở dữ liệu địa giới hành
chính phải tuân thủ các chỉ tiêu kỹ thuật quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông
tư này.
Điều 6. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2017.
Điều 7. Tổ chức thực hiện
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông
tư này.
2. Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam có trách nhiệm
tổ chức xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu địa giới hành
chính các cấp; hướng dẫn và kiểm tra việc
thực hiện Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức kịp thời phản ánh
về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét,
quyết định./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Lãnh đạo Bộ TN&MT;
- Kiểm toán nhà nước;
- UBND các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL, Bộ Tư pháp;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ
TN&MT;
- Sở TN&MT các tỉnh, thành
phố trực thuộc TW;
- Công báo, Cổng thông tin điện tử Chính
phủ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ TN&MT;
- Lưu: VT, KHCN, PC, ĐĐBĐVN.
|
BỘ TRƯỞNG
Trần Hồng Hà
|
PHỤ LỤC SỐ 1
QUY TRÌNH XÂY
DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số
46/2017/TT-BTNMT ngày 23 tháng 10 năm 2017 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
1. Công tác chuẩn bị (bước 1)
1.1. Lập kế hoạch chi tiết và phương án thi
công;
1.2. Chuẩn bị vật tư, thiết bị, dụng cụ, phần mềm
phục vụ cho công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa giới hành
chính;
1.3. Chuẩn bị nhân lực, địa điểm
làm việc;
1.4. Thu thập tài liệu cho
việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa giới hành chính bao
gồm:
1.4.1. Hồ sơ địa giới hành chính: sử dụng để xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành
chính là bộ hồ sơ địa giới hành chính (dạng
giấy, dạng số) các cấp đã được cơ
quan có thẩm quyền thẩm định, nghiệm thu và được phép đưa vào lưu trữ, sử dụng.
a) Hồ sơ địa giới hành chính cấp xã bao gồm các tài liệu
sau:
- Các văn bản pháp lý về thành
lập xã và điều chỉnh địa giới hành
chính xã;
- Bản đồ địa giới hành chính cấp xã;
- Các bản xác nhận sơ đồ vị
trí các mốc địa giới hành chính cấp xã,
huyện, tỉnh trên đường địa giới hành
chính của xã;
- Bản xác nhận tọa độ các
mốc địa giới hành chính cấp xã;
- Bảng tọa độ các điểm đặc
trưng trên đường địa giới hành chính cấp xã;
- Mô tả tình hình chung về
địa giới hành chính cấp xã;
- Các biên bản xác nhận mô
tả đường địa giới hành chính cấp xã;
- Các phiếu thống kê địa danh
(dân cư, thủy văn, sơn văn);
- Biên bản bàn giao mốc địa
giới hành chính các cấp.
b) Hồ sơ địa giới hành chính cấp huyện bao gồm các tài liệu sau:
- Các văn bản pháp lý về thành
lập huyện và điều chỉnh địa giới hành
chính huyện;
- Bản đồ địa giới hành chính cấp huyện;
- Các bản xác nhận sơ đồ vị
trí các mốc địa giới hành chính cấp
huyện, tỉnh trên đường địa giới hành chính của huyện;
- Bảng tọa độ các mốc địa
giới hành chính và các điểm đặc trưng trên đường địa giới hành chính cấp huyện;
- Bản mô tả tình hình
chung về địa giới hành chính cấp huyện;
- Các bản xác nhận mô
tả đường địa giới hành chính cấp huyện.
c) Hồ sơ địa giới hành chính cấp tỉnh bao gồm các tài liệu sau:
- Các văn bản pháp lý về thành
lập tỉnh và điều chỉnh địa giới hành
chính tỉnh;
- Bản đồ địa giới hành chính cấp tỉnh;
- Các bản xác nhận sơ đồ vị
trí các mốc địa giới hành chính cấp
tỉnh trên đường địa giới hành chính của
tỉnh;
- Bảng tọa độ các mốc địa
giới hành chính và các điểm đặc trưng trên đường địa giới hành chính cấp tỉnh;
- Mô tả tình hình chung về
địa giới hành chính cấp tỉnh;
- Các bản xác nhận mô
tả đường địa giới hành chính cấp tỉnh.
1.4.2 Dữ liệu nền địa lý: luôn là phiên bản dữ liệu mới nhất được cập nhật thay thế từ nguồn dữ liệu thuộc Hệ
thống cơ sở dữ liệu nền địa lý Quốc gia.
2. Biên tập kỹ thuật (bước 2)
Trên cơ sở các nguồn tài
liệu thu thập được, tiến hành công tác biên tập kỹ thuật. Biên tập kỹ thuật là việc tổng hợp, phân tích tài liệu, dữ liệu hồ sơ địa
giới hành chính và dữ liệu nền địa lý, xây dựng hướng dẫn kỹ thuật chi tiết và tiến độ tổ chức
thực hiện công việc cho phù hợp với
dữ liệu cụ thể của từng tỉnh. Nội dung biên tập kỹ thuật
bao gồm:
2.1. Lập sơ đồ thi công, tiến
hành sao lưu dữ liệu. Thực hiện việc tiếp biên dữ liệu, xử lý các vấn đề có liên quan đến tiếp biên trong phạm vi của tỉnh đang xây
dựng cơ sở dữ liệu cũng như tiếp biên với các
tỉnh lân cận (nếu có);
2.2. Xác lập đường bao phạm vi đóng gói dữ liệu trên cơ sở đường địa giới hành chính
cấp tỉnh đảm bảo kết nối chính xác, đầy đủ
với cơ sở dữ liệu địa giới hành chính các tỉnh lân
cận;
2.3. Phân tích sự phù hợp về
cấu trúc, nội dung dữ liệu nền địa lý so với quy định kỹ thuật về cơ sở dữ liệu nền địa lý hiện hành;
2.4. Phân tích đặc điểm địa hình, địa vật, sự phù hợp về yếu tố hình học và các thuộc tính kèm theo của đối tượng địa lý trên bản đồ địa giới hành
chính với các đối tượng tương ứng trong dữ
liệu nền địa lý;
2.5. Phân tích các vấn đề có liên quan đến độ chính xác, tính đồng bộ về tỷ lệ của bản đồ
địa giới hành chính cấp xã trong phạm
vi xây dựng cơ sở dữ liệu. Rà soát tiếp
biên sơ bộ, phát hiện những vấn đề còn
mâu thuẫn, không thống nhất trong nội bộ hồ
sơ địa giới hành chính, đề xuất phương án xử lý;
2.6. Sử dụng các công cụ,
tiện ích hỗ trợ việc xây dựng dữ liệu
địa giới hành chính và kiểm soát chất
lượng dữ liệu không gian dữ liệu địa giới hành
chính phù hợp với giải pháp công nghệ đã
lựa chọn;
2.7. Lập chỉ thị biên tập trình
lãnh đạo đơn vị phê duyệt, tiến hành
sản xuất thử nghiệm, tập huấn (nếu cần).
3. Xây dựng dữ liệu địa giới hành
chính (bước 3)
3.1. Khởi tạo gói dữ liệu
chuyên đề “Biên giới địa giới” thay thế cho gói dữ liệu cùng
tên trong cơ sở dữ liệu nền địa lý, trong đó các lớp đối tượng (Feture Type) được thiết lập phải tuân thủ hoàn toàn theo các quy định tại Phụ lục số 2 ban
hành kèm theo Thông tư này. Căn cứ vào thuộc tính hình học, đối tượng địa giới hành
chính sẽ bao gồm kiểu GM_Point (dạng điểm), kiểu GM_Curve (dạng
đường), kiểu GM_Surface (dạng vùng) và được xây dựng theo các nguyên tắc sau:
3.1.1. Tất cả đối tượng hình học dạng điểm bao gồm: Mốc địa giới, Mốc biên giới,
Điểm đặc trưng, Điểm cơ sở lãnh hải phải được khởi tạo từ
giá trị tọa độ được ghi nhận trong các loại tài liệu của bộ hồ sơ địa giới hành
chính hoặc dữ liệu biên giới được cơ quan có
thẩm quyền cung cấp;
3.1.2. Đối tượng đạng đường như: Đoạn địa giới xã,
Đoạn địa giới huyện, Đoạn địa giới tỉnh, Đường địa giới xã,
Đường địa giới huyện, Đường địa giới tỉnh, về cơ bản được khởi
tạo từ phần tử nhỏ nhất là đối tượng “Đoạn địa giới xã”.
Các đối tượng được xây dựng từ đối tượng “Đoạn
địa giới xã” phải đảm bảo sự trùng khít tuyệt đối với các đối tượng dẫn xuất tương ứng. Các
đối tượng dạng đường khác như: Biên giới trên
đất liền, Biên giới trên biển, Đoạn ranh giới trên biển, Đường cơ sở... được
xây dựng từ các bản đồ địa giới hành
chính trên biển hoặc từ các dữ liệu biên
giới được cơ quan có thẩm quyền cung cấp;
3.1.3. Đối tượng hình học
dạng vùng như: Địa phận xã, Địa phận
huyện, Địa phận tỉnh, Lãnh thổ, Hải phận xã, Hải phận huyện, Hải phận tỉnh, Vùng nước lịch sử
được tạo bởi các đối tượng có kiểu hình
học dạng đường.
Các đối tượng hình học phải
đảm bảo tuân thủ quan hệ topology với nhau theo đúng
lược đồ ứng dụng được quy định tại tại Phụ lục số 2: Mô
hình cấu trúc và nội dung cơ sở dữ liệu địa
giới hành ban hành kèm theo Thông tư này.
3.2. Chuyển đổi khuôn dạng dữ
liệu
3.2.1 Nguyên tắc chung:
a) Việc chuyển đổi được thực hiện từ khuôn
dạng dữ liệu bản đồ địa giới hành chính dạng
số (*.dgn) theo phạm vi từng mảnh bản đồ sang khuôn dạng
cơ sở dữ liệu địa lý (shapefile, geodatabase ...) theo phạm
vi đơn vị hành chính;
b) Trước khi chuyển đổi khuôn dạng dữ liệu cần phải xác định rõ đối tượng đường bao gói dữ liệu;
c) Căn cứ vào kế hoạch biên
tập, điều kiện tổ chức sản xuất, giải pháp công nghệ và mức độ biến động thực tế của khu vực xây
dựng cơ sở dữ liệu để thực hiện việc chuyển đổi khuôn dạng dữ liệu bản đồ số cho phù hợp. Cụ thể như sau:
- Trường hợp tổ chức sản xuất đại trà bằng phần mềm đồ họa (CAD) như Microstation, tiến hành rà soát biến động, chỉnh sửa, xử lý tiếp biên về hình học trong môi trường
Microstation sau đó mới chuyển đổi định dạng để chuẩn hóa
thuộc tính và quan hệ topology, kiểm tra
đồng bộ và tích hợp dữ liệu theo đơn vị hành chính
(chuẩn hóa trước, chuyển đổi định dạng sau);
- Trường hợp chức sản xuất đại trà bằng phần mềm GIS, việc chuyển đổi khuôn dạng được
thực hiện trực tiếp đối với nguồn dữ liệu bản đồ địa giới hành chính cấp xã dạng số thu nhận được (chuyển đổi định dạng
trước, chuẩn hóa sau).
3.2.2. Các bước chuyển đổi khuôn dạng dữ liệu
a) Xây dựng bảng ánh xạ
chuyển đổi dữ liệu giữa bản đồ địa giới hành chính cấp xã
dạng số và cơ sở dữ liệu địa giới hành
chính, nền địa lý;
b) Chuyển đổi khuôn dạng theo
ánh xạ;
c) Tiếp biên, tích hợp dữ
liệu từ các mảnh bản đồ thành dữ liệu
không gian theo đơn vị hành chính cấp
xã.
3.3. Xác định các đối tượng
biến động
3.3.1. Chồng xếp với dữ liệu nền địa lý và
phân tích không gian để phát hiện các
đối tượng cần bổ sung chỉnh sửa. Trong trường hợp sử dụng các
công cụ tự động phân tích đối tượng biến
động, vẫn phải rà soát, tu chỉnh thủ công để đảm bảo chất lượng dữ liệu.
3.3.2. Ghi nhận các đối tượng
cần bổ sung, chỉnh sửa đối với cơ sở dữ liệu nền địa lý.
3.4. Xây dựng dữ liệu không gian địa giới hành chính
3.4.1. Nguyên tắc chung:
a) Nội dung xây dựng dữ liệu
không gian địa giới hành chính bao gồm
các đối tượng là các đối tượng địa
giới hành chính và các đối tượng liên quan đến đối tượng địa giới hành chính;
b) Quá trình xây dựng dữ liệu không gian địa giới hành chính phải tuân thủ các quy định biên tập kỹ
thuật đã được phê duyệt;
c) Cơ sở dữ liệu địa giới hành chính được tổ chức xây dựng theo đơn vị hành chính
cấp xã nhưng phải đảm bảo tính kết nối không gian trên phạm vi toàn huyện, toàn tỉnh và toàn quốc.
Do đó cần phải tuân thủ các
nguyên tắc sau:
- Đường bao đóng gói dữ liệu
cần phải được chuẩn hóa về tính duy nhất của đối tượng không gian trong cơ sở dữ liệu
địa giới hành chính toàn quốc;
- Khi chuẩn hóa hình học, các
đối tượng địa lý liên quan phải được tiếp biên
trên cơ sở không phá vỡ tương quan với đối
tượng cùng tên trong các gói dữ liệu lân cận. Các đối tượng địa lý là đối
tượng địa giới hành chính như giao thông, thủy hệ... phải
đảm bảo tiếp biên khớp tuyệt đối;
- Trong quá trình chỉnh sửa hình học các đối tượng nền địa lý thuộc khu vực tiếp giáp hoặc chờm phủ bởi nhiều loại
dữ liệu bản đồ khác tỷ lệ, có độ chính
xác khác nhau, áp dụng nguyên tắc ưu tiên
độ chính xác của bản đồ tỷ lệ lớn hơn.
3.4.2 Chuẩn hóa hình học đối
tượng nền địa lý
Trên phạm vi dữ liệu bản đồ địa giới hành
chính cấp xã dạng số, tiến hành các
thao tác rà soát, bổ sung, chỉnh sửa các đối
tượng nền địa lý có sự thay đổi do biến động, đã được đo đạc bổ sung cập nhật trong quá trình lập hồ
sơ địa giới hành chính, cụ thể như sau:
- Thực hiện các thao tác chỉnh
sửa hình học của đối tượng nền địa lý theo trình tự ưu tiên: đối tượng dạng điểm, đối tượng dạng
đường, đối tượng dạng vùng;
- Trong từng lớp đối tượng, căn cứ vào các
kết quả đã được ghi nhận tại mục 3.3.2, thực
hiện các thao tác kiểm tra đối tượng mới xuất hiện (về mức
độ tuân thủ các quy định hiện hành
về nội dung và cơ sở dữ liệu nền địa lý),
chỉnh sửa hoặc xóa bỏ toàn bộ hoặc một phần đối tượng biến động;
- Quá trình thực hiện chỉnh sửa phải bám
sát bản đồ địa giới hành chính pháp lý (bản
đồ dạng giấy), trường hợp mâu thuẫn cần đối soát với bản đồ gốc thực địa (nếu có) hoặc các
tài liệu khác trong hồ sơ;
- Sau khi tiến hành chỉnh sửa
hình học, rà soát, tu chỉnh, làm
sạch dữ liệu, lọc bỏ lỗi (ví dụ do bắt hụt
hoặc bắt quá tại các điểm giao cắt,
tiếp biên) và thiết lập lại quan hệ đường - vùng để tạo lại các đối tượng địa lý dạng vùng từ đối tượng dạng đường theo quy định
topology. Các đối tượng dạng vùng có đường biên chính là đối tượng địa giới hành
chính phải trùng khít tuyệt đối.
3.4.3. Chuẩn hóa thuộc tính
đối tượng nền địa lý
Chuẩn hóa thuộc tính đối tượng nền địa lý bao gồm các nội dung sau:
a) Chuẩn hóa bổ sung, chỉnh
sửa theo quy định kỹ thuật về mô hình, cấu trúc, nội dung cơ sở dữ liệu nền địa lý do Bộ Tài
nguyên và Môi trường ban hành. Trong đó:
- Việc phân loại, mã đối tượng địa lý và các thuộc tính dẫn xuất từ dữ liệu hiện có được thực hiện đối với
toàn bộ cơ sở dữ liệu nền địa lý để
tạo ra phiên bản dữ liệu mới. Những thay đổi liên
quan đến kiểu hình học của đối tượng, tiêu
chí thu nhận chỉ thực hiện đối với đối tượng liên quan đến yếu tố địa giới hành chính;
- Quá trình tổ chức thực hiện, giải pháp kỹ thuật cụ thể phải được trình bày rõ trong kế
hoạch biên tập đã được phê duyệt.
b) Chỉnh sửa, bổ sung các thuộc
tính biến động từ bản đồ địa giới hành chính và hồ sơ địa giới hành chính.
Thực hiện chỉnh sửa các thuộc
tính đối tượng nền địa lý liên quan đến
đường địa giới và các đối tượng biến động đã được thể hiện trên bản đồ địa giới hành chính
cấp xã (dạng giấy, dạng số).
c) Chất lượng dữ liệu được sau khi chỉnh sửa được
kiểm tra theo các quy định như đối với việc thành lập cơ sở dữ liệu địa lý bằng phương pháp
thu nhận trực tiếp.
3.4.4. Xây dựng dữ liệu không gian địa giới hành chính
a) Trên cơ sở gói dữ liệu
chuyên đề Biên giới địa giới đã
được khởi tạo theo quy định tại mục 3.1, tiến hành xây dựng dữ liệu không gian địa giới hành chính
theo từng lớp đối tượng, cụ thể như sau:
- Lớp mốc Biên giới được tích
hợp từ cơ sở dữ liệu biên giới do cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền cung cấp hoặc từ Nghị
định thư phân giới cắm mốc biên giới
trên đất liền và mang mã đối tượng
AA01;
- Lớp mốc địa giới được xây dựng
từ hồ sơ ĐGHC cấp xã và mang mã đối tượng tương ứng với
từng cấp hành chính (AG03, AG04, AG05);
- Lớp điểm đặc trưng được xây dựng từ hồ sơ ĐGHC cấp xã và mang mã đối tượng
AG06. Đối với trường hợp mốc địa giới nằm ngoài đường địa
giới thì phải dựa vào mô tả trong hồ
sơ địa giới để tạo ra điểm đặc trưng nằm trên đường địa
giới và phân loại là “Điểm đặc trưng
khác”;
- Đối tượng “Đoạn địa giới xã” được xây dựng từ đường địa giới hành chính cấp xã trên bản đồ địa giới hành chính cấp xã dạng số. Trên đường địa
giới hành chính cấp xã đó, tiến hành
chuẩn hóa các đối tượng “Đoạn địa giới xã”
theo đúng mô tả trong hồ sơ địa giới hành chính cấp xã. Vị trí bắt đầu hoặc
kết thúc của đoạn địa giới là mốc địa
giới hoặc điểm đặc trưng. Trong trường hợp này đối tượng
“Đoạn địa giới xã” có thuộc tính loaiDoanDiaGioi nhận mọi giá trị;
- Đối tượng “Đường địa giới xã” được xây dựng từ các đối tượng
“Đoạn địa giới xã” liên tiếp theo mô tả trong hồ sơ địa giới hành chính và phải đảm bảo
trùng khít về mặt không gian;
- Đối tượng “Đoạn địa giới huyện” được xây dựng từ đối tượng
“Đoạn địa giới xã” có thuộc tính loaiDoanDiaGioi nhận các giá trị: Đoạn địa giới xã trùng địa giới huyện, Đoạn địa giới xã trùng địa giới
tỉnh, Đoạn địa giới xã trùng biên giới, Đường triều kiệt;
- Đối tượng “Đường địa giới huyện” được xây dựng từ các
đối tượng “Đoạn địa giới huyện” liên tiếp theo mô tả trong hồ
sơ địa giới hành chính và phải đảm bảo trùng khít về mặt không gian;
- Đối tượng “Đoạn địa giới tỉnh” được xây dựng từ đối tượng
“Đoạn địa giới xã” có thuộc tính loaiDoanDiaGioi nhận các giá trị: Đoạn địa giới xã trùng địa giới tỉnh, Đoạn địa giới xã trùng biên giới,
Đường triều kiệt;
- Đối tượng “Đường địa giới tỉnh” được xây dựng từ các đối tượng “Đoạn địa giới tỉnh” liên tiếp theo mô tả trong hồ
sơ địa giới hành chính và phải đảm bảo trùng khít về mặt không gian;
- Các đối tượng “Đường biên giới trên biển”, “Đường cơ sở lãnh hải”, “Đường ranh giới trên biển” được xây dựng từ bản đồ địa
giới hành chính đối với các đơn vị hành
chính có biển.
b) Chuẩn hóa quan hệ hình
học của các đối tượng không gian ĐGHC
Việc chuẩn hóa quan hệ hình
học của đối tượng không gian ĐGHC bao gồm các
nội dung sau:
- Đối tượng Điểm đặc trưng, mốc địa giới với Đoạn địa
giới xã: điểm bắt đầu và điểm kết thúc
của đoạn địa giới xã phải trùng với điểm đặc trưng hoặc mốc địa giới;
- Đối tượng Mốc địa giới cấp huyện và Đoạn địa giới huyện, đối tượng Mốc địa giới cấp tỉnh và Đoạn địa giới tỉnh được chuẩn hóa quan hệ tương tự
như đối với quan hệ giữa Mốc địa giới và Đoạn địa giới cấp
xã.
c) Các đối tượng có kiểu hình
học vùng được xây dựng
theo các nguyên tắc sau:
- Các đối tượng “Địa phận xã”, “Địa phận huyện”, “Địa phận tỉnh” được xây dựng từ các đối
tượng đường địa giới xã, huyện, tỉnh tương ứng;
- Đối tượng “Lãnh thổ” được xây dựng từ tất cả các
đối tượng “Địa phận tỉnh”;
- Đối tượng “Hải phận xã” phải
được xây dựng từ đường ranh giới trên biển;
- Đối tượng “Hải phận huyện” được xây dựng từ hải phận xã;
- Đối tượng “Hải phận tỉnh” được xây dựng từ hải phận huyện.
c) Dữ liệu không gian địa
giới hành chính phải đảm bảo quan hệ topology theo mô
hình cấu trúc và nội dung cơ sở dữ liệu địa
giới hành chính được quy định tại Phụ lục số 2 ban hành
kèm theo Thông tư này.
d) Trong quá trình xây dựng dữ liệu không
gian địa giới hành chính cần tiến hành
đồng thời rà soát dữ liệu đối với từng đơn
vị hành chính, phát hiện và xử lý
các lỗi tiếp biên do khác biệt về tỷ lệ của
bản đồ địa giới hành chính cấp xã gây nên. Trường hợp có mâu thuẫn cần ghi nhận và đề xuất giải pháp xử lý đồng
bộ với các bộ hồ sơ địa giới hành chính có liên
quan.
3.5. Xây dựng dữ liệu thuộc tính của đối tượng địa giới hành chính
3.5.1 Dữ liệu thuộc tính của
đối tượng địa giới hành chính chỉ được xây dựng sau khi đã chuẩn hóa đối
tượng không gian, đồng bộ, tích hợp
trên toàn phạm vi gói dữ liệu.
3.5.2 Căn cứ vào cấu trúc
dữ liệu địa giới hành chính đã được khởi tạo
theo quy đinh mục 3.1 để tiến hành nhập, chuẩn hóa
thuộc tính cho các đối tượng địa giới hành
chính.
3.5.3 Danh mục, tên trường
thuộc tính và các quy định về kiểu dữ liệu được quy định
tại Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
3.5.4 Nội dung thông tin thuộc
tính của các đối tượng không
gian địa giới hành chính phải được nhập từ
hồ sơ địa giới hành chính. Trường hợp có mâu thuẫn với bản đồ địa giới hành chính hoặc các
loại tài liệu khác cần
ghi nhận, báo cáo đề xuất phương án xử
lý.
4. Đối soát, hoàn thiện dữ liệu (bước 4)
Tùy thuộc vào điều kiện thực
tế, việc tổ chức sản xuất dữ liệu địa giới hành chính có thể được thực hiện theo phạm vi địa lý hoặc lớp đối
tượng, việc đối soát hoàn thiện dữ liệu phải được thực
hiện cùng với quá trình thu gom các dữ
liệu thành phần, hoàn thiện, đóng
gói giao nộp sản phẩm và đảm bảo đủ điều kiện
để tích hợp dữ liệu vào hệ thống.
Nhiệm vụ đối soát, hoàn thiện
được thực hiện đối với 100% đối tượng không gian và thuộc
tính địa giới hành chính để phát
hiện những sai sót, bất cập mà trong
quá trình xây dựng dữ liệu còn tồn tại đồng
thời ghi nhận để khắc phục trong quá trình vận hành
hệ thống sau này.
Phương pháp thực hiện chủ yếu mang tính thủ công do đó cần có sự kiểm
tra chéo trong quá trình thực hiện.
4.1 Đối soát, hoàn thiện dữ liệu
Đơn vị thi công tự thực hiện
việc đối soát, hoàn thiện dữ liệu với các nội dung sau:
- Đối soát, chỉnh sửa về hình
học và giá trị thuộc tính của đối tượng địa giới hành chính trong cơ sở dữ
liệu tương ứng với từng đơn vị hành chính, đảm bảo sự phù
hợp với thông tin trong hồ sơ (đã
quét lưu) hoặc hồ sơ giấy;
- Đối soát, chỉnh sửa về hình
học và giá trị thuộc tính của đối tượng địa giới hành chính giữa các
đơn vị hành chính lân cận, xử lý đồng bộ, đảm bảo khả năng tích hợp cơ sở dữ liệu
địa giới hành chính theo đơn vị hành chính cấp tỉnh và phạm vi toàn quốc;
- Đối soát, chỉnh sửa các
lỗi về cấu trúc dữ liệu như miền giá
trị, kiểu dữ liệu và việc tuân thủ các quy định tại Phụ lục số 2 ban hành
kèm theo Thông tư này. Kết quả đối soát hoàn thiện dữ liệu được đánh giá bằng khả năng đáp ứng các yêu cầu của chức năng phần mềm trong việc
khai thác, ứng dụng vào quản lý
hồ sơ địa giới hành chính các cấp sau khi dữ
liệu địa giới hành chính được tích hợp
vào hệ thống.
4.2 Vận hành thử nghiệm, ghi nhận kết quả
- Thực hiện tích hợp dữ liệu
theo phạm vi đóng gói, vận hành thử
nghiệm theo quy trình của hệ thống;
- Theo dõi về mức độ ổn định của các chức năng quản lý, vận hành hệ
thống đối với sản phẩm dữ liệu trong khoảng thời gian tối thiểu 30 ngày;
- Ghi nhận kết quả của quá trình vận hành thử nghiệm làm cơ sở
để nghiệm thu sản phẩm cấp chủ đầu tư.
Kết quả cuối cùng được ghi
nhận sau khi dữ liệu địa giới hành chính được tích
hợp vào hệ thống và vận
hành thử nghiệm trong khoảng thời gian 30 ngày, đây
là cơ sở để nghiệm thu sản phẩm cấp chủ đầu tư.
5. Xây dựng siêu dữ liệu địa giới hành chính (bước 5)
Siêu dữ liệu được xây dựng
theo Phụ lục số 4 ban hành kèm theo Thông tư này, định
dạng phù hợp với phần mềm đóng gói cơ sở dữ liệu địa giới hành chính.
6. Đóng gói và giao nộp sản phẩm (bước 6)
6.1. Đóng gói sản phẩm
Việc đóng gói cơ sở dữ liệu
địa giới hành chính theo phạm vi đơn vị hành chính
cấp tỉnh ở định dạng Geodatabase tuân thủ
theo quy định tại Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư này. Cơ sở dữ liệu nền địa lý tương ứng đã được cập nhật, bổ sung tuân thủ theo quy định hiện hành.
6.2. Sản phẩm giao nộp
a) Cơ sở dữ liệu địa giới hành chính và cơ
sở dữ liệu nền địa lý tương ứng đã cập nhật bổ sung kèm theo;
b) Siêu dữ liệu địa giới hành chính;
c) Báo cáo kết quả xây dựng
Cơ sở dữ liệu địa giới hành chính căn cứ trên kết quả vận hành thử nghiệm sản phẩm trên hệ thống được xác nhận của chủ đầu tư;
d) Các tài liệu liên quan khác (nếu có).
7. Kiểm tra nghiệm thu
Trình tự kiểm tra nghiệm thu cơ sở dữ liệu địa
giới hành chính được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 63/2015/TT-BTNMT ngày 21
tháng 12 năm 2015, quy định về kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu chất lượng công trình, sản phẩm đo đạc và
bản đồ do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
Nội dung kiểm tra chất lượng dữ liệu địa giới hành
chính tuân theo các quy định tại Phụ lục số 3 kèm theo Thông
tư này.