BỘ GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
12/2016/TT-BGDĐT
|
Hà Nội, ngày 22
tháng 04 năm 2016
|
THÔNG TƯ
QUY
ĐỊNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ, TỔ CHỨC ĐÀO TẠO QUA MẠNG
Căn cứ Luật Giáo dục
ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Luật Giáo dục
đại học ngày 18 tháng 06 năm 2012;
Căn cứ Luật Công
nghệ thông tin ngày 29 tháng 06 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP
ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP
ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP
ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ quy định về ứng dụng công nghệ thông tin
trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 72/2013/NĐ-CP
ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch
vụ Internet và thông tin trên mạng;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin,
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông
tư quy định ứng dụng công nghệ thông tin
trong quản lý, tổ chức đào tạo qua mạng.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối
tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức đào tạo qua
mạng gồm: điều kiện, nội dung đào tạo qua mạng, tổ
chức thực hiện; trách nhiệm quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức đào tạo qua mạng.
2. Thông tư này áp dụng đối với các cơ sở đào tạo,
bao gồm: đại học, học viện, trường đại học (gồm các trường đại học thành viên
thuộc đại học quốc gia, đại học vùng).
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu
như sau:
1. Ứng dụng công nghệ
thông tin trong đào tạo qua mạng là việc sử dụng các trang thiết bị điện
tử, phần mềm, học liệu điện tử và mạng viễn thông (chủ yếu là mạng Internet) hỗ trợ các hoạt động dạy và học nhằm đổi mới
phương pháp dạy - học, nâng cao hiệu quả công tác đào tạo. Một số một mô hình ứng
dụng công nghệ thông tin trong đào tạo
qua mạng phổ biến là:
a) Đào tạo kết hợp (Blended learning) là việc kết hợp
phương thức học tập điện tử (e-Learning) với phương thức dạy - học truyền thống
(theo đó người dạy và người học cùng có mặt) nhằm nâng cao hiệu quả công tác
đào tạo và chất lượng giáo dục.
b) Học tập điện tử (e-Learning) là hình thức học tập
qua đó người học có thể tự học mọi lúc, học mọi nơi thông qua các học liệu điện
tử đa phương tiện (lời giảng, lời thuyết minh, âm thanh, hình ảnh, video, đồ họa...).
Các hình thức học tập như m-Learning (học thông qua thiết bị di động: điện thoại
thông minh, máy tính bảng, màn hình tương tác), u-Learning (học thông qua các
phương thức tương tác thực tế ảo diễn ra bất kỳ nơi hào), hay smart-Learning
(phương tiện học tập thông minh) đều là các hình thái của học tập điện tử
e-Learning.
2. Học liệu điện tử là tập hợp các phương tiện điện
tử phục vụ dạy và học, bao gồm: sách giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu tham
khảo, bài kiểm tra đánh giá, bản trình
chiếu, bảng dữ liệu, các tệp âm thanh, hình ảnh, video, bài giảng điện tử, phần
mềm dạy học, thí nghiệm ảo...
3. Hệ thống quản lý học tập (LMS - Learning
Management System): là hệ thống phần mềm cho phép tổ chức, quản lý và triển
khai các hoạt động đào tạo qua mạng từ lúc nhập học đến khi người học hoàn
thành khóa học qua mạng; giúp cơ sở đào tạo theo dõi và quản lý quá trình học tập
của người học; tạo ra môi trường dạy và học ảo; giúp giáo viên giao tiếp với
người học trong việc giao bài tập, trợ giúp, giải đáp; giúp người học có thể
theo dõi được tiến trình học tập, tham gia các nội dung học qua mạng, kết nối với
giáo viên và các học viên khác để trao đổi bài.
4. Hệ thống quản lý nội dung học tập (LCMS -
Learning Content Management System): là hệ thống phần mềm quản lý kho nội dung
học tập qua mạng, cho phép tổ chức lưu trữ và phân phát các nội dung học tập tới
người học. Hệ thống quản lý nội dung học tập có sự phối hợp chặt chẽ với hệ thống quản lý học tập (để truyền tải nội
dung học tập tới người học) và phần mềm công cụ soạn bài giảng (để tạo ra các nội
dung học tập).
Điều 3. Nguyên tắc chung ứng dụng
công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức
đào tạo qua mạng
1. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức
đào tạo qua mạng phải tuân thủ các quy định tại Thông tư này và các quy chế đào
tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành, đảm bảo chất lượng và nâng cao hiệu
quả đào tạo.
2. Hệ thống công nghệ
thông tin liên quan đào tạo qua mạng phải đảm bảo các quy định pháp luật
có liên quan về ứng dụng công nghệ thông
trong cơ quan nhà nước và các quy định về an toàn, an ninh thông tin.
Điều 4. Nội dung đào tạo qua mạng
Thủ trưởng cơ sở đào tạo quyết định môn học, học phần
trong các chương trình đào tạo của đơn vị được phép thực hiện qua mạng (gọi
chung là học phần đào tạo qua mạng) trên cơ sở các quy định của Quy chế đào tạo
hiện hành. Nội dung các học phần đào tạo qua mạng có khối lượng, nội dung và cấu
trúc kiến thức tương đương với các học phần thuộc chương trình cùng ngành học,
cấp học.
Điều 5. Chuẩn đóng gói
e-Learning
Các học liệu điện tử, bài giảng điện tử e-Learning,
hệ thống LMS, LCMS khuyến khích áp dụng các chuẩn đóng gói phổ biến trên thế giới
như: SCORM (Sharable Content Object Reference Model), AICC (Aviation Industry
Computer-Based Training Committee).
Điều 6. Sử dụng phần mềm mã nguồn
mở
Khuyến khích các cơ sở đào tạo khai thác sử dụng
các hệ thống phần mềm mã nguồn mở trong tổ chức đào tạo qua mạng (Phụ lục kèm
theo Thông tư này).
Chương II
ĐIỀU KIỆN ỨNG DỤNG CÔNG
NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ, TỔ CHỨC ĐÀO TẠO QUA MẠNG
Điều 7. Điều kiện ứng dụng công
nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức đào
tạo qua mạng
Để tổ chức đào tạo qua mạng, cơ sở đào tạo phải đảm
bảo triển khai các yêu cầu sau đây:
1. Cổng thông tin điện tử đào tạo qua mạng.
2. Hệ thống máy chủ và hạ tầng kết nối mạng
Internet.
3. Hệ thống quản lý học tập.
4. Hệ thống quản lý nội dung học tập.
5. Kho học liệu số.
6. Đội ngũ nhân lực đảm bảo triển khai hoạt động
đào tạo qua mạng gồm:
a) Đội ngũ cán bộ quản trị kỹ thuật hệ thống công
nghệ thông tin;
b) Đội ngũ cán bộ thiết kế học liệu;
c) Đội ngũ nhà giáo có thể tự xây dựng bài giảng
e-Learning;
d) Đội ngũ cán bộ cố vấn học tập.
7. Quy chế ứng dụng công nghệ thông tin trong quản
lý, tổ chức đào tạo qua mạng.
Điều 8. Cổng thông tin đào tạo
qua mạng
1. Cổng thông tin điện tử đào tạo qua mạng phải
tích hợp các hệ thống, chức năng sau đây:
a) Hệ thống quản lý học tập
- Cho phép người học truy cập vào các nội dung học
tập qua mạng như đã đăng ký và có thể tự học tập, tự đánh giá, nắm bắt được tiến
trình, kết quả học tập của bản thân.
- Cho phép cơ sở đào tạo quản lý điểm, tiến trình học tập của người học và các
hoạt động của giảng viên, cố vấn học tập trên môi trường mạng.
- Cung cấp diễn đàn trao đổi và các công cụ hỗ trợ khác để người học có thể trao đổi với giảng
viên và các phòng ban của cơ sở đào tạo các vấn đề liên quan đến học qua mạng.
b) Kho học liệu số gồm: giáo trình, sách giáo khoa,
tài liệu tham khảo, bài kiểm tra đánh giá, bản trình chiếu, bảng dữ liệu được số
hóa, các tệp âm thanh, hình ảnh, video, bài giảng điện tử, phần mềm dạy học,
thí nghiệm ảo,... phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu của người học;
c) Diễn đàn trao đổi và các công cụ hỗ trợ khác để
trao đổi về học tập, giải đáp thắc mắc của người học có sự tham gia của giảng
viên, trợ giảng;
d) Cung cấp thông tin liên quan đến đào tạo qua mạng
gồm:
- Văn bản, quy chế, quy định liên quan đến đào tạo
qua mạng;
- Chương trình đào tạo, chương trình môn học, kế hoạch
đào tạo qua mạng;
- Thời khóa
biểu và hướng dẫn cách học tập, kiểm tra, đánh giá đối với từng nội dung đào tạo
qua mạng;
- Đường dẫn truy cập tới các nội dung học tập liên
quan.
đ) Hệ thống tài khoản đăng nhập và thư điện tử cấp
tới từng người học để trao đổi thông tin liên quan đến toàn bộ quá trình đào tạo
qua mạng.
2. Cổng thông tin đào tạo qua mạng phải tuân thủ Nghị
định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm
2013 của Chính phủ quy định về việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet
và thông tin trên mạng.
Điều 9. Hệ thống máy chủ và hạ
tầng kết nối mạng Internet
1. Hệ thống máy chủ và hạ tầng kết nối mạng
Internet phải có đủ băng thông, năng lực đáp ứng nhu cầu truy cập của người
dùng, không để xảy ra hiện tượng nghẽn mạng hay quá tải.
2. Cơ sở đào
tạo có thể lựa chọn hình thức đầu tư hoặc thuê dịch vụ hạ tầng công nghệ thông
tin trên cơ sở đảm bảo an toàn, an ninh
thông tin và hiệu quả đầu tư.
Điều 10. Hệ thống quản lý nội
dung học tập
1. Cho phép tổ chức lưu trữ và phân phát các nội
dung học tập tới người học qua mạng.
2. Tích hợp công cụ soạn bài giảng dành cho giảng
viên.
3. Tùy vào điều kiện thực tiễn, cơ sở đào tạo có thể
tích hợp hệ thống quản lý học tập với hệ thống quản lý nội dung học tập sao cho
hiệu quả nhất.
Điều 11. Học liệu điện tử
1. Học liệu điện tử phải có nội dung bám sát mục
tiêu đào tạo, có tính sư phạm cao, dễ dùng, đáp ứng được nhu cầu tự học của người
học.
2. Phương thức cung cấp học liệu điện tử đến người
học:
a) Trực tuyến qua mạng Internet;
b) Trực tuyến qua mạng nội bộ;
c) Đĩa CD, DVD, thẻ nhớ USB để người học có thể chủ
động học không cần kết nối mạng.
3. Học liệu phục vụ học phần đào tạo qua mạng phải
được chuẩn bị đầy đủ trước khi tổ chức khóa
học.
Điều 12. Đội ngũ cán bộ triển
khai đào tạo qua mạng
1. Nhà giáo tham gia đào tạo qua mạng phải nắm vững
kỹ năng dạy học qua mạng; có khả năng quản lý, định hướng, hướng dẫn và giải
đáp người học qua phương thức đào tạo qua mạng; sử dụng thành thạo hệ thống quản
lý học tập qua mạng và các phương tiện công nghệ
thông tin theo yêu cầu của cơ sở đào tạo với vai trò một giảng viên và
phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn giảng viên theo quy định của Bộ Giáo dục và
Đào tạo tại Khoản 1 Điều 77 Luật Giáo dục và các quy định có
liên quan.
2. Cán bộ kỹ thuật quản trị hệ thống đào tạo qua mạng
phải am hiểu các hệ thống ứng dụng công nghệ
thông tin liên quan đến đào tạo qua mạng của cơ sở đào tạo; được hướng dẫn,
chuyển giao công nghệ để quản trị, vận hành hệ
thống công nghệ thông tin đảm bảo
hoạt động ổn định.
3. Cán bộ thiết kế học liệu điện tử phải am hiểu
quy trình thiết kế, quy trình sản xuất học liệu; sử dụng thành thạo các công cụ
công nghệ thông tin liên quan và phối hợp
với giảng viên bộ môn tổ chức thiết kế, xây dựng học liệu điện tử phục vụ đào tạo
qua mạng của cơ sở đào tạo.
4. Cán bộ cố vấn học tập phải am hiểu các hoạt động
của đào tạo qua mạng, thực hiện hướng dẫn người học biết cách tham gia và sử dụng
các ứng dụng công nghệ thông tin trước khi tổ chức các khóa đào tạo qua mạng,
theo dõi quản lý quá trình học tập của người học.
Điều 13. Quy chế ứng dụng công
nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức đào
tạo qua mạng
Thủ trưởng cơ sở đào tạo tổ chức xây dựng và ban
hành quy chế ứng dụng công nghệ thông tin
trong quản lý, tổ chức đào tạo trong đó quy định rõ:
1. Quy trình tổ chức, thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức đào tạo qua mạng.
2. Quy định quản lý, vận hành các hệ thống công nghệ thông tin: cổng thông tin đào tạo qua mạng,
hệ thống quản lý học tập, hệ thống quản lý nội dung học tập.
3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của
các đơn vị, cá nhân khi tham gia quản lý, tổ chức, sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức đào tạo qua
mạng.
4. Quy trình tổ chức thẩm định học liệu điện tử trước
khi đưa vào sử dụng.
5. Các quy định khác.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 14. Tổ chức thực hiện
1. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và
Đào tạo
a) Cục Công nghệ
thông tin:
- Chỉ đạo, đôn đốc thực hiện các nội dung của Thông
tư này.
- Kiểm tra việc tuân thủ hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức đào tạo qua
mạng của các cơ sở đào tạo theo quy định của Thông tư này.
b) Các cơ quan, đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục
và Đào tạo có trách nhiệm phối hợp tham gia công tác quản lý nhà nước đối với
hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin
trong quản lý, tổ chức đào tạo qua mạng theo thẩm quyền.
2. Thủ trưởng cơ sở đào tạo
a) Chịu trách nhiệm quản lý và tổ chức triển khai
hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin
trong quản lý, tổ chức đào tạo qua mạng theo các quy định của Thông tư này.
b) Tổ chức thẩm định học liệu điện tử trước khi đưa
vào sử dụng. Chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng đào tạo qua mạng do cơ sở đào tạo tổ chức.
c) Tạo điều kiện để giảng viên, cán bộ kỹ thuật, cố
vấn học tập và cán bộ thiết kế học liệu điện tử được tham gia các lớp bồi dưỡng
nghiệp vụ chuyên môn đáp ứng yêu cầu của
công việc được giao.
d) Tổ chức
đánh giá hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông
tin trong quản lý, tổ chức đào tạo
qua mạng thông qua kênh phản hồi của giảng viên, cán bộ hỗ trợ, người học để có các biện pháp điều chỉnh phù hợp.
đ) Ban hành quy chế về tổ chức, vận hành, cung cấp
thông tin cho cổng thông tin đào tạo qua mạng của của cơ sở đào tạo.
Điều 15. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 09 tháng 6 năm 2016.
Điều 16. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Thủ trưởng đơn vị có liên quan
thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc các đại học, học viện; Hiệu trưởng các
trường đại học có triển khai hoạt động đào tạo qua mạng chịu trách nhiệm thi
hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ủy ban VHGD TNTNNĐ của QH;
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Như Điều 16;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, Vụ PC, Cục CNTT.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Vinh Hiển
|
PHỤ LỤC
DANH SÁCH PHẦN MỀM NGUỒN MỞ CÓ THỂ ÁP DỤNG ĐÀO TẠO
QUA MẠNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 4 năm 2016 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
STT
|
Tên phần mềm
|
Địa chỉ cung cấp
|
Danh sách LMS, LCMS
|
1
|
Moodle
|
https://moodle.org
|
2
|
.LRN
|
http://www.dotlrn.org
|
3
|
eFront
|
http://www.efrontlearning.net
|
4
|
Sakai
|
https://www.sakaiproject.org
|
5
|
Atutor
|
http://atutor.ca
|
6
|
Schoology
|
https://www.schoology.com
|
7
|
Edmodo
|
https://www.edmodo.com
|
Danh sách Authoring tools
|
1
|
eXe
|
http://exelearning.org
|
2
|
LAMS
|
http://lamsfoundation.org
|
3
|
iSpring
|
http://www.ispringsolutions.com/free-elearning-suite
|
4
|
RELOAD
|
http://www.reload.ac.uk
|
5
|
CourseLab
|
http://www.courselab.com
|
6
|
Udutu
|
http://www.udutu.com
|
7
|
authorPoint
|
http://www.authorgen.com
|