Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 09/2013/TT-BKHCN quản lý Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia

Số hiệu: 09/2013/TT-BKHCN Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ Người ký: Chu Ngọc Anh
Ngày ban hành: 15/03/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ KHOA HỌC
CÔNG NGH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 09/2013/TT-BKHCN

Hà Ni, ngày 15 tháng 3 năm 2013

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2020

Căn c Lut Chuyển giao công ngh ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cNghđịnh số 28/2008/NĐ-CP ngày 14 tng 3 năm 2008 của Chính phủ quy đnh chức năng, nhiệm v, quyn hạn cấu t chức của Bộ Khoa học và Công ngh;

Căn cứ Quyết đnh số 677/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính ph về việc phê duyệt Chương trình đi mới công ngh quc gia đến năm 2020,

B trưng Bộ Khoa học Công ngh hưng dẫn qun Chương trình đổi mới công nghệ quc gia đến năm 2020.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phm vi điều chnh và đi tượng áp dng

1. Thông này hướng dẫn việc quản Chương trình đi mới công nghquc gia đến năm 2020 được p duyệt theo Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Chương trình).

2. Thông này áp dng đi với các tổ chức, nhân, quan và doanh nghiệp tham gia thực hiện Chương trình.

Điều 2. Gii thích tng

Trong Thông này, các từ ngữ dưi đây được hiu như sau:

1. Đi mới công nghệ là vic thay thế mt phn hay toàn b công ngh đã, đang sử dụng bằng mt công ngh khác tiên tiến hơn, hiệu quả n.

2. Hoạt động chủ yếu ca đổi mi công ngh nghiên cứu nhận dạng, đánh giá, định giá công nghệ và thay thế công ngh đang sử dng bằng công ngh tiên tiến; nghiên cứu cải tiến, hoàn thiện ng ngh hoặc nghiên cứu làm chủ sáng tạo ra công ngh mi; áp dụng phương pháp sn xut mới, phương pháp tiên tiến trong quản doanh nghip; phát triển tính năng, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, khả ng cạnh tranh của sản phm.

3. Bản đồ công ngh b tài liệu mô tả, phân ch hin trng và khả năng sdụng công nghệ tại một thi điểm c định; mi tương quan gia các loi công ngh vi yêu cầu phát trin công ngh phù hợp với mục đích sử dụng; c định các xu hưng phát trin ng nghệ, những ng ngh ưu tiên, d báo nhu cu công ngh.

4. Lộ trình công ngh q trình phát triển của mt ng ngh nht định từ trình độ thp đến cao, từ đơn giản đến phc tạp.

Lộ trình đổi mới công ngh quá trình xác định mục tiêu, ni dung đổi mới công nghệ; trình tự, pơng án sử dụng nguồn lực đ thực hiện các hoạt động đổi mi công ngh trong mt khoảng thời gian c đnh. Lộ trình đổi mới công ngh đưc tả trong b tài liệu làm sở thực hiện các hoạt đng đổi mới thuộc lộ trình này.

5. Sn phm quc gia sản phẩm thuộc Danh mục sn phẩm quốc gia, đưc Th tướng chính phủ phê duyệt theo Quyết định s 2441/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2010.

6. Sản phẩm chủ lực, sản phm trng điểm sản phẩm đưc Thủ tướng Chính ph, các Bộ, ngành, y ban nhân n các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương c đnh trong chiến lược, quy hoch, kế hoạch của N nưc, Bộ, ngành, địa phương.

7. hình sản xuất nông nghip bền vững ng dụng công ngh tiên tiến là mô hình sản xuất to ra đưc các sn phm ng nghiệp có giá trị gia tăng, tính cạnh tranh cao, p hp với từng vùng sinh thái; góp phần vào phát trin kinh tế - xã hi và bảo vệ môi trưng.

8. Văn phòng Điều phối các chương trình khoa hc công nghệ quốc gia là cơ quan thường trực giúp việc cho Ban Chỉ đạo Chương trình đổi mới ng ngh quốc gia đến năm 2020, do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định thành lập ban nh quy chế tổ chức hot động.

9. Ban Ch nhim Chương trình đi mới công ngh quc gia (sau đây gọi tắt Ban Chủ nhim Chương trình) cơ quan giúp Bộ trưởng B Khoa hc và Công nghệ t chc triển khai quản Chương trình, do Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ quyết định thành lập, ban hành quy chế tổ chức và hoạt động.

10. Tổ chức chủ trì đ tài, d án của Chương trình (sau đây gi tắt tổ chc ch trì) tổ chc, quan, doanh nghiệp chủ trì y dựng, trin khai đề tài, dự án ca Chương trình.

11. Chủ nhim đề tài, dự án của Chương trình (sau đây gọi tt là chủ nhiệm) cá nhân thuộc tổ chc, cơ quan, doanh nghip trực tiếp đứng tên thực hiện đ tài, d án của Chương trình.

12. quan chủ qun đề tài, d án đưc hiu như sau:

a) Các B, quan ngang Bộ, quan thuc Chính ph, y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuc Trung ương quan chủ quản đ tài, dự án do các doanh nghiệp n nưc thuc quyền quản của mình thực hiện.

b) Bộ Khoa hc và công ngh cơ quan chủ quản đ i, dự án do các viện, trường đại học các t chức, doanh nghip ngoài nnưc thực hiện.

Điều 3. Nhiệm vụ của Chương trình

Nhiệm vụ của Chương trình bao gm các đ i, dự án các hoạt động khác thuộc Chương trình:

1. D án đổi mới công nghệ nhm đạt được mục tiêu nâng cao trình độ, năng lực công ngh phạm vi quốc gia, tỉnh, thành phố trc thuc Trung ương; ngành, lĩnh vc hoặc tp đoàn kinh tế, tng công ty.

Dự án đổi mới công nghệ bao gm: dán y dựng bản đồ công nghquc gia; dự án tìm kiếm, phát hin, làm chủ (gồm c ni dung quyn sở hữu quyền sử dụng) ứng dng công ngh ngun, công ngh ct lõi; dự án đi mới công nghệ cho ngành, nh vực, tnh, thành ph trực thuc Trung ương, tập đoàn kinh tế, tng công ty; dự án xây dựng lộ trình công nghvà lộ trình đổi mới công nghệ cho các ngành, lĩnh vc; d án đào tạo về qun lý công nghệ, quản trị công nghệ và cp nhật công nghệ mới.

2. Dự án nghiên cứu, làm chủ, ứng dng ng nghệ tiên tiến trong sản xut các sản phẩm quc gia, sản phm chủ lc, sn phẩm trọng điểm. D án xây dựng đng bộ h thng phòng t nghiệm hạ tng gồm phân tích công ngh; ch hợp công ngh, sao chép, mô phng sáng to công nghệ; kiểm tra, đánh giá, hoàn thiện công ngh; thử nghim chuẩn và kiểm chuẩn công nghệ.

3. D án hỗ tr đi mới ng ngh gồm: d án y dựng các sở ươm tạo ng nghệ, ươm tạo doanh nghip khoa học và công nghệ; d án ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa hc công nghệ; d án tìm kiếm, phát hiện, hỗ trợ các cá nhân, t chức, nhóm nghiên cứu tiềm năng hoặc kết quả nghiên cứu xuất sắc tại các trường đại học, cao đẳng, vin nghiên cu; d án hỗ trợ xây dựng và thực hin l trình công nghệ, lộ trình đi mới công nghệ.

4. D án hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới ng ngh: d án ứng dng công ngh thông tin, xây dựng h thng thông tin quản nguồn lực doanh nghip qung cáo sn phẩm; d án xây dựng sở d liệu về công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, chuyên gia công ngh; dự án nghiên cứu, sn xut thnghiệm, ứng dng công nghệ tiên tiến, sản xut sản phm mới, thay đổi quy trình công nghệ.

5. D án tăng cường nguồn lực cho đi mới công ngh ng ng thôn, miền núi, địa bàn có điều kin kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc bit khó khăn gồm: d án tăng cưng tim lực nâng cao năng lực phổ biến, chuyn giao công nghệ của mng lưi Trung tâm ứng dng tiến b khoa học và công nghệ ti các địa phương; d án ứng dng ng nghệ tiên tiến trong ng nghiệp; d án đổi mới ng ngh cho các ngành nghề, làng nghề truyn thng.

6. Hoạt động khác thuc Cơng trình các đề tài, dự án nhằm thực hiện mục tiêu, ni dung, giải pháp trong Quyết định s 677/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2011 của Th tướng Cnh phủ chưa đưc xác định trong các đề i, d án trên. B Khoa học và Công ngh chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xác đnh, tổ chức thực hiện các hoạt động này.

Điều 4. Nguyên tc chung xét chn đ tài, d án

1. Đ tài, dự án được xét chn phi thuc các nhim vụ của Cơng trình đưc quy định tại Điều 3 ca Thông này.

2. Mục tiêu của đ tài, d án phải ràng được định lượng, phi có tác động ch cực tới việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hi của đt nước, khu vc, ngành, lĩnh vc.

3. Ưu tiên đ i, d án của các doanh nghiệp, t chức khoa hc công ngh trong nước; đ i, dự án thuc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc bit khó khăn; đề tài, dự án chuyển giao, ứng dng, làm chủ công nghệ thuc Danh mục công nghệ được khuyến kch chuyển giao (Ban hành kèm theo Nghị định số 133/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính ph); đ i, d án đưc các Bộ, ngành và địa phương quan tâm cùng hỗ trợ về tài chính và cam kết địa chỉ áp dng.

4. Đ tài, d án phi tính khả thi, trong đó tổ chức chủ trì đ i, d án phi năng lực hoc huy đng đưc ngun lực từ bên ngoài đ bo đm đưc tài cnh, qun lý, công nghệ, sở hu ttuệ, pháp và những yếu tố quan trng khác cho việc thực hin thành công đ tài, dự án.

Điều 5. số Chương trình, nhim v ca Chương trình

- Mã số Chương trình: ĐM;

- Mã số d án đổi mi công nghệ: ĐM.XX.DA/YY;

- Mã s d án nghiên cu, làm ch, ng dụng công nghệ tiên tiến trong sn xuất các sn phẩm quc gia, sn phẩm chủ lực, sản phm trng điểm: ĐM.XX.NC/YY;

- Mã số dự án xây dựng đồng bhệ thống phòng thí nghiệm hạ tng: ĐM.XX.TN/YY;

- Mã số d án hỗ trợ đổi mới công nghệ: ĐM.XX.HT/YY;

- Mã số d án hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ: ĐM.XX.DN/YY;

- Mã s d án tăng cường nguồn lực cho đổi mới công nghệ vùng nông thôn, miền i, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hi khó kn, địa n điều kiện kinh tế - xã hi đặc bit khó khăn: ĐM.XX.NT/YY;

- Mã số hoạt động khác ca Chương trình: ĐM.XX.HĐK/YY. Trong đó:

- XX số th tự nhiệm vụ của Chương trình;

- DA là ký hiệu dự án đi mới công nghệ;

- NC ký hiu dự án nghiên cứu, làm chủ, ứng dng công ngh tiên tiến trong sn xut các sn phẩm quc gia, sn phẩm chủ lực, sản phm trọng điểm;

- TN là hiệu d án xây dựng đồng bộ hệ thống phòng thí nghim hạ tầng;

- HT là ký hiệu d án h trợ đổi mi công nghệ;

- DN ký hiệu dự án hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới công ngh;

- NT ký hiệu d án tăng cưng nguồn lực cho đi mới công ngh vùng nông thôn, miền núi, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn điều kiện kinh tế - xã hi đặc bit khó khăn;

- HĐK ký hiệu hoạt động khác của Chương trình;

- YY số biểu thị năm bắt đầu thực hin nhiệm vụ ca Chương trình.

Chương II

TIÊU CHÍ ĐỀ TÀI, DỰ ÁN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH

Điều 6. Tiêu chí dự án đổi mới công nghệ

1. D án xây dng bản đ công nghệ quc gia cn đáp ứng các điều kin sau:

a) Xác định đưc hin trng ng ngh chính, công ngh ct lõi ng ngh hỗ trợ theo các công nghệ nn, công nghệ ngun, theo dòng, h sản phẩm lớn và so sánh hiện trạng công nghệ đó với trình đ công nghệ trên thế giới;

b) Phc vụ ng tác quản lý, hoch đnh chiến lược phát trin ng nghệ của Cnh ph, B, ngành, lĩnh vc và cho giai đon trung hn, i hn.

2. Dự án tìm kiếm, phát hin, làm chủ và ứng dụng công nghệ ngun, công nghệ cốt lõi cn đáp ng các điều kin sau:

a) Xác định đưc công ngh cn tìm kiếm (sự cn thiết, nh cp thiết, vai trò tác động lâu dài...);

b) Xác định đưc đi tượng nm gi công nghệ điều kiện đ chuyển giao công nghệ;

c) Đ xuất đưc phương án tìm kiếm, phát hiện công nghệ theo yêu cầu;

d) Chng minh đưc kh năng ứng dung, làm ch, chuyển giao khai thác hiệu quả công nghệ được tìm kiếm.

3. Dự án đổi mới công nghcho ngành, lĩnh vực; tỉnh, thành phố trực thuc Trung ương; tập đoàn kinh tế, tng công ty cn đáp ứng các điều kin sau:

a) Xác định được dòng, họ sn phm cnh theo chiến lược phát trin của ngành, lĩnh vc, tỉnh, thành ph trc thuc Trung ương;

b) Xác đnh các công nghệ cnh, công nghệ hỗ trợ trình tự phát triển các công nghệ chính, công nghệ h tr cho việc sản xuất dòng, h sn phẩm;

c) Đ xuất các điều kiện, yêu cầu cho đổi mi công nghệ;

d) Đ xuất giải pháp cho đổi mới công nghệ, bao gồm cả giải pháp về nguồn lực cho đổi mới ng nghệ.

4. Các d án y dựng lộ trình ng ngh và lộ trình đổi mới công nghệ tập trung cho các ngành, nh vực sau:

a) Các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghip mũi nhọn;

b) Các ngành dịch v giá trị gia tăng cao (tài chính - ngân hàng, bưu chính - viễn thông và công nghệ thông tin, hàng không...), y dựng và phát trin hạ tng giao thông vận tải;

c) Phc vụ phát triển các vùng kinh tế trng điểm; các tập đoàn kinh tế, tng công ty của Nhà nước.

5. D án đào tạo về quản công ngh, qun tr ng nghệ cp nhật công nghệ mới cn đáp ứng các điều kin sau:

a) Xây dựng được bộ tài liu, giáo trình đào tạo p hp với mục đích, nhu cầu thực tin của đối tượng được đào tạo, được Bộ Khoa học Công nghxác nhn;

b) Phát trin đi ngũ chuyên gia đào tạo đ đảm bo tổ chức hiệu qu các khóa đào to về quản lý công nghệ, quản trị ng nghệ cho kỹ sư, kỹ thuật viên và cán b quản lý của doanh nghip;

c) Khuyến khích d án đào tạo phc vụ cho các dự án khác thuc Chương trình.

Điều 7. Tiêu chí dự án nghiên cứu, làm chủ, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất các sản phẩm quốc gia, sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm

1. Sn phm tạo ra phi có tính năng, cht lưng, giá cạnh tranh so với sn phẩm cùng loi sn xuất trong nưc hoặc nhp khẩu.

2. Nghiên cứu, làm chủ, ứng dng công ngh tiên tiến trong sản xuất phải tăng ít nhất 5% giá trị gia tăng của sn phm.

3. Chủ nhim phải ít nhất 3 năm kinh nghim trong lĩnh vực thực hiện d án.

4. T chức, doanh nghiệp sn xut sn phẩm quốc gia, sản phm ch lực, sn phm trng điểm phải cam kết ứng dng công ngh được nghiên cứu, làm chủ trong ít nhất 2 năm đầu sau khi kết thúc d án.

Điều 8. Tiêu chí dự án xây dựng đồng bộ hệ thống phòng thí nghiệm hạ tầng

1. H thống phòng thí nghim hạ tầng phải đưc y dng đồng bộ, đảm bo thực hiện hiệu quả các hoạt đng phân ch ng ngh; ch hợp công nghệ, sao cp, phỏng và ng tạo ng nghệ; kim tra, đánh giá, hoàn thiện ng nghệ; thử nghim chun và kiểm chuẩn công nghệ.

2. Các công ngh được sdng của hệ thống phòng thí nghiệm phải thuộc Danh mục công nghệ được khuyến khích chuyn giao (Ban hành kèm theo Nghđịnh s 133/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ).

3. Ưu tiên cho các dự án xây dựng hệ thng png thí nghiệm m cho các tổ chc, doanh nghip phi hp cùng khai thác, s dụng; đưc đặt ti các khu công ngh cao, khu công nghip tp trung, khu nghiên cứu - phát triển đã đưc cơ quan có thm quyền p duyt quy hoch.

4. Lãnh đạo hệ thng phòng thí nghiệm phải là các n khoa hc uy tín trong nh vc có liên quan, có thời gian nghiên cứu và làm việc ít nhất 5 năm tại các cơ sở nghiên cứu - phát triển, cơ s sn xut hin đại đt trình đ quốc tế, có các công trình nghiên cứu đưc đăng trên các tạp c khoa học uy tín trên thế giới hoặc được ứng dng vào thực tiễn sn xuất và mang li giá trị kinh tế cao.

Điều 9. Tiêu chí dự án hỗ trợ đổi mới công nghệ

1. D án y dng các sở ươm to ng ngh, ươm tạo doanh nghiệp khoa hc và công ngh cần đáp ứng các điều kiện sau:

a) Phi nghiên cứu khả thi, có kế hoạch hoạt động ràng, l trình duy trì và phát trin; tuân thủ các tiêu chuẩn quc gia về môi trường trong nh vực hot động ca d án;

b) Hot động của sở ươm to công ngh, ươm tạo doanh nghiệp khoa học công nghệ phi bảo đảm việc tạo ra các công nghệ, hình thành các doanh nghiệp khoa học và công nghệ cao đsn xut sản phẩm khoa hc và ng nghệ;

c) Cơ sở ươm to công nghệ, ươm to doanh nghiệp khoa học và công ngh phi vị trí thuận lợi cho hoạt động ươm tạo như gần các trường đại học, các viện nghiên cu; quan hệ hp tác tt với mng lưới các cơ s ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học công ngh trong nưc nước ngoài; kh năng liên kết với các s sản xut, nghiên cứu, đào tạo phục vụ hot động ươm to công nghệ, ươm tạo doanh nghip khoa học và ng ngh;

d) H tng kỹ thuật đi ngũ quản lý đáp ứng yêu cu ươm to công nghệ, ươm to doanh nghip khoa hc và công ngh;

đ) Có đi n qun lý chuyên nghiệp, được đào to và bồi dưng kiến thức tại các sở đào tạo có uy n; có đội ngũ chuyên gia vn về công nghệ, s hu trí tuệ, pháp lý, tài chính, quản lý và qun trị doanh nghiệp, marketing.

2. Dán ươm tạo ng nghệ, ươm to doanh nghiệp khoa hc ng nghcần đáp ng các điều kin sau:

a) Người chủ trì d án có ý tưởng ng ngh, ý tưng kinh doanh, kết quả nghiên cứu khoa hc và công nghệ có khả năng thương mại hóa;

b) Có đội n chuyên gia công ngh, năng lực hợp tác huy động đưc đội n chuyên gia quản lý, chuyên gia vn về công nghệ, s hữu trí tuệ, pháp lý, tài chính, quản lý qun trị doanh nghiệp, marketing;

c) Có năng lực huy động 40% vốn ti thiu ban đầu cho vic ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp và công ngh;

d) Đảm bảo ít nhất 50% ngun nhân lực trình đ đại hc trên đại học tham gia nghiên cu, ng dng và sản xuất.

3. D án tìm kiếm, phát hiện các cá nhân, t chức, nhóm nghiên cứu tim năng hoặc có kết quả nghiên cứu xuất sắc tại các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu cần đápng các điều kiện sau:

a) Có đội ngũ chuyên gia đ năng lực tổ chức tìm kiếm, phát hiện tư vấn cho các cá nhân, t chức, nhóm nghiên cu;

b) Có năng lực nhn dạng đưc ti thiểu 100 cá nhân, tổ chc, nhóm nghiên cu; ít nhất 40% có kh năng hình thành công nghệ, trong đó 50% có kh năng tiếp tục triển khai to ra công nghệ.

4. D án h trợ các nhân, t chức, nhóm nghiên cứu tiềm năng hoặc có kết quả nghiên cứu xut sc ti các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu hoc doanh nghiệp cần đápng ti thiểu hai trong các điều kiện sau:

a) Có ý tưng công nghệ của mình hoc có ý tưởng kinh doanh trên công nghđã có;

b) Có chứng nhận kết quả nghiên cứu của cơ quan có thẩm quyn;

c) Chứng minh đưc nh kế tha kết quả nghiên cứu đã đạt đưc ca dự án; ưu tiên các d án tạo ra công nghệ mi hoặc kết quả có khả năng thương mại hóa;

d) Có sự cam kết h tr của các trưng đại hc, cao đẳng, vin nghiên cứu hoc doanh nghiệp cho việc trin khai thực hiện d án;

đ) Ưu tiên chủ nhim là cán bnghiên cứu, giảng viên tr (dưi 35 tui).

5. D án hỗ trợ xây dựng và thực hin lộ trình công nghệ, lộ trình đi mới công nghệ cần đápng các điều kiện sau:

a) Mục tiêu đổi mới công nghệ phải phù hợp vi kế hoch phát trin doanh nghip và chiến lưc phát triển ngành, lĩnh vực;

b) Vic thực hiện lộ trình công nghệ, lộ trình đi mới ng ngh phi góp phn tăng ít nhất 5% giá trị gia tăng của sn phẩm;

c) Huy động đ ngun lực để thực hiện lộ trình công ngh, lộ trình đổi mới công nghệ; ưu tiên đi ứng bằng ngun quỹ phát trin khoa hc ng nghcủa doanh nghip;

d) D kiến đưc quy mô ứng dụng, th trường của sn phm do thực hiện lộ trình công nghệ.

Điều 10. Tiêu chí dự án hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ

1. Dự án ng dng công nghệ thông tin, xây dựng hệ thng thông tin quản lý nguồn lực doanh nghip quảng cáo sn phẩm cần đáp ng các điều kin sau:

a) kế hoch hoạt động, kinh doanh ràng, đảm bảo ngun lực cho việc thực hin và duy trì d án;

b) Xác định đưc nhu cu cụ thể hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của vic ứng dng hệ thống thông tin quản nguồn lực doanh nghiệp qung cáo sản phẩm;

c) Tổ chức chủ trì phải cam kết huy đng đ nguồn vn đối ng sdng kết quả của d án; ưu tiên sử dng ngun vốn từ quỹ phát trin khoa học và công ngh của doanh nghip.

2. Dự án y dựng sở d liu về công ngh mới, công ngh tiên tiến, chuyên gia công nghệ cần đáp ứng các điều kin sau:

a) Có kế hoch, phương pháp điều tra, khảo sát đ thu thp d liu ng nghệ, trình độ chuyên gia trong các ngành, lĩnh vực; có phương án khai thác thông tin, cơ sở dữ liu về công ngh, chuyên gia công ngh từ nước ngoài;

b) Đảm bo năng lực tổ chức thống định kỳ hoạt động đổi mới ng nghcủa doanh nghip;

c) Ưu tiên d án xây dựng đồng bộ cơ sở dữ liu ng nghệ chuyên gia công nghệ cho ngành, lĩnh vc.

3. D án nghiên cứu, sn xuất thử nghiệm, ứng dng công nghệ tiên tiến, sn xuất sản phẩm mới, thay đi quy trình công nghệ cần đáp ứng các điều kin sau:

a) Có đ năng lc thực hin các ni dung d án. Riêng các d án nghiên cứu sản xuất th nghiệm, tổ chức chủ trì phải đảm bảo ít nhất 30% nhân lực tham gia có trình độ đại học;

b) Gii trình đưc các ngun tài cnh huy động ngi kinh p Chương trình để thực hin d án;

c) Chứng minh đưc hiu quả ca d án:

- Đi với dự án nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm, kết quả, sản phẩm dự kiến phi có địa chỉ ng dụng hoặc chuyển giao;

- D án ứng dng công nghệ tiên tiến phải to ra đưc sản phm, dch vụ đưc trin khai ti thiểu quy mô tỉnh, thành phố trực thuc Trung ương;

- Sản phm tạo ra của dán sn xut sn phẩm mới phi có tính năng, chất lượng, giá cnh tranh so vi sn phm cùng loại sn xut trong nưc hoặc nhp khẩu;

- Việc thay đổi quy trình công nghệ góp phần tăng ít nhất 5% giá trị gia tăng của sản phẩm.

Điều 11. Tiêu chí dự án tăng cường nguồn lực cho đổi mới công nghệ vùng nông thôn, miền núi, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

1. Dự án tăng cường tiềm lực và nâng cao năng lực phổ biến, chuyển giao công nghệ của mạng lưới Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tại các địa phương cần đáp ứng các điều kiện sau:

a) Xác định cụ thể, mục tiêu, ni dung, giải pháp của d án;

b) Xác định được đúng nhu cu, đi tác của chuyển giao công nghệ;

c) Huy động đưc ngun lực đ chuyển giao ng ngh, h trợ kỹ thuật, công nghệ cho doanh nghip, nông dân;

d) Có kế hoạch hoạt động và đưc địa phương cam kết cùng hỗ tr phát trin.

2. D án ứng dng ng nghệ tiên tiến trong ng nghiệp cần đáp ứng các điều kiện sau:

a) Phi xác định đưc thị trường, kh năng cạnh tranh, chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của sn phẩm;

b) kh năng huy đng các ngun lực và cam kết nhân rng ứng dng công nghệ;

c) Ưu tiên cho các d án hỗ tr ng dụng công nghệ tiên tiến trong các lĩnh vực sau thu hoch và chế biến sản phm nông nghip; cải to ging cây trồng, vật nuôi; kỹ thuật canh tác, nuôi trồng kiểm soát dịch bệnh quy mô lớn.

3. D án đổi mới ng ngh cho các ngành nghề, làng ngh truyền thống cn đáp ứng các điều kiện sau:

a) Mục tiêu, nội dung h trợ đổi mới công ngh p hp với quy hoạch phát triển kinh tế địa phương;

b) Xác đnh được tim năng, thế mạnh sn phm của các vùng min, các làng nghề và ng nghề truyền thng;

c) Có khả năng phối hp vi các chương trình khuyến ng, khuyến nông, khuyến n đ xây dựng các d án nghiên cứu triển khai, ứng dụng ng nghệ theo thế mnh, đặc trưng ca các vùng, miền;

d) Ưu tiên cho các dự án góp phần hình thành mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững ứng dụng công nghệ tiên tiến tại mỗi vùng sinh thái.

Chương III

QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH

Điều 12. Tổ chức bộ máy quản lý Chương trình

1. Việc tổ chức thực hiện Chương trình được thực hiện theo khoản IV, Điều 1 Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020.

2. Ban Chủ nhim Chương trình hoạt động theo quy chế do B trưởng Bộ Khoa hc và Công nghệ ban hành. Ban Chủ nhim Chương trình có bmáy giúp việc do B trưng B Khoa hc Công ngh quy định.

Ban Chủ nhim Chương trình bộ máy giúp vic đưc bảo đảm các điều kiện về kinh phí, phương tiện làm việc các chế đ theo quy định hiện hành.

Điều 13. Trách nhiệm, quyền hạn của Bộ Khoa học và Công nghệ

1. Hướng dẫn xác định, tuyển chọn, thẩm định và giao trực tiếp các đề tài, dự án thuộc Chương trình; phê duyệt Danh mục các đề tài, dự án thuộc Chương trình; tổ chức thẩm định và phê duyệt nội dung, kinh phí của các đề tài, dự án của Chương trình.

2. Tổng hợp quyết toán kinh phí hàng năm của các đề tài, dự án thuộc Chương trình gửi Bộ Tài chính.

3. Phê duyệt nội dung và kinh phí hoạt động chung của Chương trình; tổng hợp và cân đối tổng dự toán kinh phí thực hiện Chương trình để bố trí vào kế hoạch ngân sách khoa học và công nghệ hàng năm; phê duyệt kế hoạch mua sắm vật tư, trang thiết bị của các đề tài, dự án do Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan chủ quản đề tài, dự án. Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc bảo đảm tài chính cho hoạt động của Chương trình.

4. Giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động của các đề tài, dự án, gồm cả các đề tài, dự án khoa học và công nghệ nằm trong dự án đầu tư trong quá trình thực hiện và sau khi được đánh giá nghiệm thu.

5. Đánh giá kết quả, tổng kết hoạt động Chương trình.

6. Báo cáo Ban Chỉ đạo, Thủ tướng Chính phủ về tình hình và kết quả thực hiện Chương trình.

7.Thực hiện các nhiệm vụ khác theo uỷ quyền của Trưởng Ban Chỉ đạo.

8. Giao Ban Chủ nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau:

a) Tiếp nhận, tổng hợp Danh mục đề xuất các đề tài, dự án thuộc Chương trình của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cân đối với mục tiêu và nguồn kinh phí thực hiện Chương trình theo từng giai đoạn để xây dựng thành Danh mục các đề tài, dự án thuộc Chương trình, trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt; xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm trên cơ sở Danh mục các đề tài, dự án thuộc Chương trình đã được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt; tổng hợp kế hoạch và dự toán ngân sách hàng năm của Chương trình, đề xuất nội dung điều chỉnh, bổ sung để Bộ Khoa học và Công nghệ bố trí vào kế hoạch và dự toán ngân sách chung về khoa học và công nghệ;

b) Tổ chức thẩm định nội dung và kinh phí thực hiện các đề tài, dự án thuộc Chương trình trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt;

c) Cùng cơ quan chủ quản đề tài, dự án ký duyệt thuyết minh các đề tài, dự án của Chương trình;

d) Ký hợp đồng với tổ chức chủ trì và chủ nhiệm; tổ chức theo dõi, đôn đốc, kiểm tra quá trình thực hiện; sửa đổi, chấm dứt hợp đồng; tổ chức nghiệm thu, thanh lý hợp đồng, công nhận kết quả thực hiện các đề tài, dự án do Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan chủ quản đề tài, dự án;

đ) Định kỳ 6 tháng, hàng năm hoặc đột xuất (trong trường hợp cần thiết) chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện đề tài, dự án của Chương trình; phát hiện, giải quyết những khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền hoặc đề xuất với cơ quan có thẩm quyền đối với những trường hợp vượt quá chức năng, quyền hạn được giao; xác nhận khối lượng và kết quả thực hiện đề tài, dự án của Chương trình để làm căn cứ thanh, quyết toán và cấp kinh phí;

e) Chủ trì tổ chức theo dõi, kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước để thực hiện đề tài, dự án của Chương trình; theo dõi, tổng hợp việc huy động và sử dụng các nguồn kinh phí ngoài ngân sách nhà nước cho đề tài, dự án của Chương trình;

g) Tổ chức cấp và thanh toán kinh phí cho tổ chức chủ trì đề tài, dự án theo tiến độ hợp đồng; tổng hợp kế hoạch mua sắm vật tư, trang thiết bị của các đề tài, dự án do Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan chủ quản đề tài, dự án trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt;

h) Báo cáo định kỳ (6 tháng, hàng năm) kết quả thực hiện Chương trình; báo cáo quyết toán kinh phí thực hiện hàng năm của Chương trình gửi Bộ Khoa học và Công nghệ. Tổ chức sơ kết, tổng kết kết quả thực hiện Chương trình;

i) Phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn tổ chức chủ trì về các thủ tục để được hưởng các cơ chế, chính sách thúc đẩy, khuyến khích, ưu đãi cho đổi mới công nghệ được các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước ban hành;

k) Thuê chuyên gia, tổ chức tư vấn trong và ngoài nước để giúp Ban Chủ nhiệm thực hiện một số nghiên cứu chuyên môn liên quan đến quản lý và thực hiện Chương trình; tổ chức các đoàn công tác đi khảo sát, nghiên cứu kinh nghiệm của nước ngoài trong trường hợp cần thiết;

l) Giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ chuẩn bị, quản lý các hồ sơ tài liệu để báo cáo hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định những vấn đề liên quan đến tổ chức và quản lý Chương trình;

m) Đề xuất khen thưởng đối với các tổ chức, cá nhân có thành tích, đề nghị xử lý hành vi vi phạm của tổ chức chủ trì, chủ nhiệm trong quá trình thực hiện các đề tài, dự án của Chương trình;

n) Thực hiện các nhiệm vụ khác được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ giao.

Điều 14. Trách nhiệm, quyền hạn của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Đầu mối tiếp nhận các đề xuất, tổng hợp và xây dựng thành Danh mục đề xuất các đề tài, dự án thuộc Chương trình theo lĩnh vực quản lý liên quan; tạo điều kiện cho các tổ chức chủ trì, chủ nhiệm thực hiện có kết quả các nội dung đề tài, dự án được giao.

2. Chủ trì tổ chức việc tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện các đề tài, dự án thuộc Chương trình trên cơ sở Danh mục các đề tài, dự án thuộc Chương trình đã được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt. Quyết định phê duyệt Danh mục tổ chức, cá nhân trúng tuyển.

3. Cùng Ban Chủ nhiệm Chương trình phê duyệt Thuyết minh đề tài, dự án; quyết định giao tổ chức, cá nhân trúng tuyển chủ trì thực hiện đề tài, dự án.

4. Ký hợp đồng với tổ chức chủ trì và chủ nhiệm đề tài, dự án; tổ chức đánh giá, nghiệm thu, công nhận kết quả thực hiện đề tài, dự án; tổ chức nghiệm thu, thanh lý hợp đồng, đình chỉ và huỷ bỏ Hợp đồng.

Trong trường hợp cần thiết, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ điều chỉnh mục tiêu, nội dung, hạng mục kinh phí và tiến độ thực hiện các đề tài, dự án thuộc Chương trình đã được phê duyệt.

5. Phê duyệt kế hoạch và kết quả đấu thầu mua sắm máy móc, trang thiết bị cho các đề tài, dự án thuộc phạm vi quản lý.

6. Giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động của các đề tài, dự án, bao gồm các đề tài, dự án khoa học và công nghệ thuộc dự án đầu tư trong quá trình thực hiện và sau khi được đánh giá nghiệm thu.

Cùng Ban Chủ nhiệm Chương trình xác nhận khối lượng và kết quả thực hiện của đề tài, dự án để làm căn cứ thanh, quyết toán và cấp tiếp kinh phí.

7. Định kỳ 6 tháng và hàng năm gửi báo cáo về tình hình, tiến độ và kết quả thực hiện các đề tài, dự án thuộc Chương trình cho Bộ Khoa học và Công nghệ để tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo, Thủ tướng Chính phủ.

8. Phê duyệt quyết toán kinh phí hàng năm của các đề tài, dự án thuộc phạm vi quản lý gửi Bộ Tài chính.

9. Chủ động việc huy động, sử dụng ngân sách nhà nước từ các nguồn khác nhau theo thẩm quyền quản lý để bảo đảm việc thực hiện các đề tài, dự án một cách đồng bộ và hiệu quả.

Điều 15. Trách nhiệm, quyền hạn của chủ nhiệm và tổ chức chủ trì đề tài, dự án

1. Chủ nhiệm có trách nhiệm và quyền hạn như sau:

a) Ký kết Hợp đồng với cơ quan chủ quản đề tài, dự án; tổ chức thực hiện đề tài, dự án; chịu trách nhiệm về kết quả, hiệu quả của đề tài, dự án. Đối với các đề tài, dự án do Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan chủ quản đề tài, dự án, tổ chức chủ trì, chủ nhiệm ký kết Hợp đồng với Ban Chủ nhiệm Chương trình và Văn phòng các Chương trình quốc gia về khoa học và công nghệ;

b) Sử dụng kinh phí đúng mục đích, đúng chế độ, có hiệu quả theo nội dung của Hợp đồng; thực hiện thanh quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành;

c) Được bảo đảm các điều kiện để thực hiện đề tài, dự án theo thỏa thuận trong Hợp đồng và đề xuất, kiến nghị các điều chỉnh khi cần thiết;

d) Kiểm tra, đôn đốc các tổ chức, cá nhân tham gia phối hợp trong việc thực hiện đề tài, dự án theo Hợp đồng. Thực hiện báo cáo định kỳ (6 tháng, hàng năm) và báo cáo đột xuất về tình hình triển khai đề tài, dự án;

đ) Thực hiện việc công bố, giao nộp, chuyển giao kết quả, sản phẩm của đề tài, dự án theo quy định hiện hành.

2. Tổ chức chủ trì có trách nhiệm và quyền hạn như sau:

a) Cùng chủ nhiệm ký Hợp đồng với cơ quan chủ quản đề tài dự án; chịu trách nhiệm trong việc quản lý, tổ chức thực hiện đề tài, dự án và cùng chủ nhiệm thực hiện đầy đủ, nghiêm chỉnh các cam kết trong Hợp đồng. Đối với các đề tài, dự án do Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan chủ quản đề tài, dự án, tổ chức chủ trì, chủ nhiệm ký hợp đồng với Ban Chủ nhiệm Chương trình và Văn phòng các Chương trình quốc gia về khoa học và công nghệ;

b) Chịu trách nhiệm về nội dung, kết quả của đề tài, dự án được phê duyệt; bảo đảm các kết quả, sản phẩm của đề tài, dự án được áp dụng, triển khai theo cam kết;

c) Quản lý kinh phí được cấp, huy động đủ và cấp đúng tiến độ kinh phí từ các nguồn kinh phí đã cam kết trong Hợp đồng; tổ chức đấu thầu, mua sắm và quản lý máy móc, trang thiết bị của đề tài, dự án theo quy định hiện hành;

d) Phối hợp với cơ quan chủ quản đề tài, dự án theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện các đề tài, dự án và giải quyết các vấn đề nảy sinh thuộc thẩm quyền; theo dõi, tổng hợp việc huy động và sử dụng các nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước của các đề tài, dự án; định kỳ 6 tháng, hàng năm phối hợp với các đơn vị chức năng của cơ quan chủ quản đề tài, dự án kiểm tra việc thực hiện đề tài, dự án;

đ) Thực hiện chế độ báo cáo với cơ quan chủ quản đề tài, dự án theo quy định. Tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp đầy đủ thông tin cho các cơ quan quản lý trong việc giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với đề tài, dự án trong quá trình thực hiện và sau khi đề tài, dự án đã được đánh giá nghiệm thu;

e) Tổ chức quản lý, khai thác, chuyển giao các kết quả của đề tài, dự án theo quy định của pháp luật.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

Điều 16. Xây dựng Danh mục các đề tài, dự án thuộc Chương trình

1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ban Chủ nhiệm Chương trình, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm đề xuất đề tài, dự án và đề xuất đặt hàng đề tài, dự án thực hiện trong Chương trình gửi Bộ Khoa học và Công nghệ.

Ban Chủ nhiệm Chương trình tổ chức nghiên cứu, phát hiện, tìm kiếm các đề tài, dự án có tính khả thi cao để đề xuất đề tài, dự án và đề xuất Bộ Khoa học và Công nghệ đặt hàng đề tài, dự án.

2. Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp đề xuất một nhóm các đề tài, dự án là bộ phận của dự án đầu tư, các đề xuất phải xác định rõ các nhiệm vụ, kết quả cần đạt được của từng đề tài, dự án trực thuộc và kết quả chung của dự án đầu tư. Đồng thời, phải có văn bản cam kết huy động đủ nguồn kinh phí (ngoài nguồn kinh phí đề xuất từ ngân sách nhà nước) để bảo đảm thực hiện được dự án đầu tư.

3. Ban Chủ nhiệm Chương trình chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng có liên quan trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thành lập Hội đồng khoa học và công nghệ hoặc mời chuyên gia để tư vấn xây dựng danh mục đề xuất các đề tài, dự án.

Căn cứ kết quả tư vấn của Hội đồng khoa học và công nghệ, Ban Chủ nhiệm Chương trình tổng hợp thành Danh mục các đề tài, dự án thuộc Chương trình, trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, phê duyệt.

Điều 17. Tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài, dự án

Căn cứ Quyết định phê duyệt Danh mục các đề tài, dự án thuộc Chương trình của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, cơ quan chủ quản chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tổ chức việc tuyển chọn, giao trực tiếp các tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài, dự án.

Việc tuyển chọn, giao trực tiếp các tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài, dự án thực hiện theo Thông tư số 03/2013/TT-BKHCN ngày 30 tháng 01 năm 2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn xác định, tuyển chọn, thẩm định và giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020.

Kết quả tuyển chọn, giao trực tiếp của các Bộ, ngành, địa phương được gửi về Bộ Khoa học và Công nghệ để tổ chức thẩm định.

Điều 18. Tổ chức thẩm định đề tài, dự án

1. Ban Chủ nhiệm Chương trình chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ, ngành, địa phương liên quan thẩm định nội dung và kinh phí của các đề tài, dự án được đề xuất nhằm thực hiện nội dung của Chương trình.

Việc thẩm định các đề tài, dự án được thực hiện theo Thông tư số 03/2013/TT-BKHCN ngày 30 tháng 01 năm 2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn xác định, tuyển chọn, thẩm định và giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020.

2. Trong trường hợp cần thiết, Ban Chủ nhiệm Chương trình có thể tham khảo ý kiến tư vấn của các chuyên gia trong nước, nước ngoài đối với kết quả thẩm định trước khi trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định.

3. Trường hợp với nhóm các đề tài, dự án đề xuất thuộc dự án đầu tư:

Việc thẩm định được thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Điều 19. Phê duyệt tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện

Cơ quản chủ quản căn cứ kết quả thẩm định của Bộ Khoa học và Công nghệ tiến hành phê duyệt tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện các đề tài, dự án thuộc Chương trình.

Quyết định phê duyệt của cơ quan chủ quản đề tài, dự án là căn cứ pháp lý cho việc ký kết Hợp đồng khoa học và công nghệ triển khai thực hiện đề tài, dự án.

Điều 20. Ký Hợp đồng

1. Cơ quan chủ quản đề tài, dự án ký Hợp đồng thực hiện đề tài, dự án với tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện. Đối với các đề tài, dự án do Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan chủ quản đề tài, dự án, Ban Chủ nhiệm Chương trình cùng với Văn phòng các Chương trình quốc gia về khoa học và công nghệ ký Hợp đồng thực hiện đề tài, dự án với tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện. Mẫu Hợp đồng do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

2. Đối với dự án đầu tư, cơ quan chủ quản đề tài, dự án ký Hợp đồng với tổ chức chủ trì thực hiện đề tài, dự án.

Đồng thời, cơ quan chủ quản đề tài, dự án cùng tổ chức có dự án đầu tư ký Hợp đồng với tổ chức chủ trì và chủ nhiệm. Mẫu Hợp đồng do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

Điều 21. Kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện đề tài, dự án thuộc Chương trình

1. Cơ quan chủ quản đề tài, dự án định kỳ 6 tháng một lần chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện việc kiểm tra, đánh giá về tiến độ, nội dung khoa học và sản phẩm của các đề tài, dự án theo Hợp đồng đã ký.

2. Trong các trường hợp cần thiết, Bộ Khoa học và Công nghệ thông qua Ban Chủ nhiệm Chương trình kiểm tra, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện của đề tài, dự án thuộc Chương trình.

Điều 22. Điều chỉnh nội dung, kinh phí, tiến độ thực hiện

1. Tổ chức chủ trì, chủ nhiệm theo yêu cầu của công việc, được chủ động điều chỉnh dự toán kinh phí giữa các nội dung chi được giao khoán trong phạm vi tổng dự toán kinh phí được giao khoán của đề tài, dự án.

2. Trên cơ sở đề nghị bằng văn bản của cá nhân, tổ chức thực hiện đề tài, dự án, cơ quan chủ quản đề tài, dự án xem xét, quyết định điều chỉnh tối đa hai lần các nội dung sau:

a) Mục tiêu, sản phẩm, tiến độ thực hiện đề tài, dự án;

b) Dự toán kinh phí đã được phê duyệt đối với các nội dung chi không được giao khoán của đề tài, dự án.

3. Đối với dự án đầu tư, trên cơ sở đề xuất bằng văn bản của tổ chức có dự án đầu tư, cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định điều chỉnh mục tiêu, sản phẩm, tiến độ thực hiện dự án đầu tư.

Nội dung và kinh phí điều chỉnh dự án đầu tư có liên quan đến nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của cơ quan chủ quản đề tài, dự án trước khi quyết định điều chỉnh. Việc điều chỉnh nội dung, kinh phí từ Chương trình được thực hiện tối đa hai lần.

Điều 23. Chấm dứt Hợp đồng

1. Cơ quan chủ quản đề tài, dự án xem xét quyết định việc chấm dứt thực hiện Hợp đồng trên cơ sở đề nghị của tổ chức chủ trì và ý kiến của Ban Chủ nhiệm Chương trình trong các trường hợp sau:

a) Đề tài, dự án gặp các trường hợp bất khả kháng dẫn đến không thể hoàn thành nội dung và mục tiêu được phê duyệt;

b) Chủ nhiệm và tổ chức chủ trì không đủ năng lực tổ chức quản lý, thực hiện đề tài, dự án; hướng triển khai thực hiện của đề tài, dự án bị bế tắc hoặc không còn nhu cầu thực hiện; các điều kiện theo Hợp đồng không được bảo đảm dẫn đến đề tài, dự án không có khả năng hoàn thành; đề tài, dự án thực hiện không đúng nội dung nghiên cứu theo Hợp đồng đã ký kết; kinh phí bị sử dụng sai mục đích;

c) Vi phạm Hợp đồng.

2. Căn cứ quyết định chấm dứt việc thực hiện Hợp đồng, các bên thực hiện các thủ tục thanh lý Hợp đồng theo các điều khoản của Hợp đồng đã ký giữa các bên và theo quy định của pháp luật.

Điều 24. Đánh giá đề tài, dự án và Chương trình

1. Đánh giá cấp cơ sở đối với đề tài, dự án:

a) Tổ chức chủ trì tổ chức đánh giá cấp cơ sở đối với đề tài, dự án và hoàn chỉnh hồ sơ về kết quả đánh giá gửi cơ quan chủ quản đề tài, dự án để tổ chức đánh giá nghiệm thu chính thức;

b) Cơ quan chủ quản đề tài, dự án phối hợp với Ban Chủ nhiệm Chương trình kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức đánh giá cấp cơ sở.

2. Đánh giá, nghiệm thu chính thức đề tài, dự án:

a) Cơ quan chủ quản đề tài, dự án phối hợp với Ban Chủ nhiệm Chương trình chủ trì tổ chức đánh giá, nghiệm thu chính thức đối với các đề tài, dự án theo phạm vi quản lý;

b) Bộ Khoa học và Công nghệ kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức đánh giá, nghiệm thu chính thức.

3. Đánh giá nghiệm thu đề tài, dự án sử dụng ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ trong dự án đầu tư:

Trên cơ sở kết quả đánh giá nghiệm thu theo quy trình quy định tại khoản 1 và 2 Điều này đối với các dự án trực thuộc, tổ chức có dự án đầu tư xây dựng báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện gửi cơ quan chủ quản đề tài, dự án để đánh giá, tổng kết kết quả thực hiện các đề tài, dự án sử dụng ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ trong dự án đầu tư.

4. Việc đánh giá Chương trình được thực hiện qua ba giai đoạn: đánh giá giữa kỳ, đánh giá kết thúc và đánh giá sau khi kết thúc Chương trình.

a) Ban Chủ nhiệm Chương trình chủ trì đánh giá kết quả hoạt động Chương trình vào giữa kỳ kế hoạch 5 năm và báo cáo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ kết quả thực hiện.

b) Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì tổ chức đánh giá hoạt động Chương trình khi kết thúc kỳ kế hoạch 5 năm và sau khi Chương trình kết thúc, báo cáo Ban Chỉ đạo Chương trình.

5. Trình tự, thủ tục đánh giá, nghiệm thu đề tài, dự án và Chương trình thực hiện theo văn bản quy định về đánh giá, nghiệm thu các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Nhà nước.

Điều 25. Công nhận kết quả đề tài, dự án

1. Cơ quan chủ quản đề tài, dự án quyết định công nhận kết quả đề tài, dự án thuộc phạm vi mình quản lý trên cơ sở kết luận của Hội đồng khoa học và công nghệ đánh giá, nghiệm thu chính thức. Kết quả công nhận các đề tài, dự án được gửi về Bộ Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, đánh giá việc thực hiện Chương trình.

2. Trên cơ sở kiến nghị Hội đồng khoa học và công nghệ, ý kiến của chuyên gia tư vấn độc lập (nếu cần thiết) và ý kiến của các đơn vị chuyên môn xác định trách nhiệm của các bên liên quan, cơ quan chủ quản đề tài, dự án có hình thức xử lý phù hợp theo quy định đối với các đề tài, dự án có kết quả được đánh giá, nghiệm thu chính thức ở mức “không đạt”.

Điều 26. Thanh lý Hợp đồng và quản lý kết quả của đề tài, dự án

1. Cơ quan chủ quản đề tài, dự án độc lập tiến hành thanh lý Hợp đồng với tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp thực hiện đề tài, dự án theo quy định hiện hành.

2. Tổ chức, cá nhân thực hiện đề tài, dự án chịu trách nhiệm tổ chức quản lý, khai thác, chuyển giao kết quả của đề tài, dự án theo quy định của pháp luật.

3. Việc đăng ký lưu giữ kết quả đề tài, dự án thực hiện theo Quy chế đăng ký, lưu giữ và sử dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ ban hành kèm theo Quyết định số 03/2007/QĐ-BKHCN ngày 16/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; Thông tư số 04/2011/TT-BKHCN ngày 20/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đăng ký, lưu giữ và sử dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ ban hành kèm theo Quyết định số 03/2007/QĐ- BKHCN ngày 16/3/2007; Thông tư số 13/2012/TT-BKHCN ngày 26/06/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đăng ký, lưu giữ và sử dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ ban hành kèm theo Quyết định số 03/2007/QĐ-BKHCN ngày 16/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 04/2011/TT-BKHCN ngày 20/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và các văn bản khác có liên quan.

Điều 27. Xử lý tài sản

Việc xử lý tài sản sau khi kết thúc các nhiệm vụ của Chương trình được thực hiện theo các quy định hiện hành.

Điều 28. Kinh phí thực hiện Chương trình

Kinh phí thực hiện Chương trình gồm kinh phí thực hiện các đề tài, dự án; kinh phí tổ chức, quản lý hoạt động chung của Chương trình và các hoạt động khác được nêu tại khoản 6, Điều 3 của Thông tư này.

Kinh phí thực hiện Chương trình được cân đối trong dự toán chi ngân sách cho khoa học và công nghệ hàng năm và được giao về cơ quan chủ quản đề tài, dự án và Bộ Khoa học và Công nghệ theo phạm vi quản lý để cấp theo Hợp đồng cho các tổ chức chủ trì, chủ nhiệm thực hiện các đề tài, dự án và chi cho hoạt động chung của Chương trình (bao gồm kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo, Văn phòng Điều phối các chương trình khoa học và công nghệ quốc gia, Ban Chủ nhiệm Chương trình và Bộ máy giúp việc Ban Chủ nhiệm Chương trình).

Việc quản lý tài chính thực hiện Chương trình được quy định cụ thể tại Thông tư liên tịch giữa Bộ Tài Chính và Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn quản lý tài chính đối với Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020.

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cân đối, bố trí và hướng dẫn sử dụng nguồn vốn ngân sách thực hiện Chương trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 29. Thông tin và cơ sở dữ liệu của Chương trình

Bộ Khoa học và công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức việc hướng dẫn, đăng ký nhiệm vụ trực tuyến và xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử về các đề tài, dự án, nhiệm vụ của Chương trình.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 30. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký và thay thế Thông tư số 03/2012/TT-BKHCN ngày 18 tháng 01 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn quản lý Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020.

2. Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ Thông tư này hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện Chương trình.

3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Khoa học và Công nghệ để nghiên cứu, xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước, Quốc hội;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn phòng Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng Trung ương;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các Đoàn thể;
- HĐND, UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
- Công báo;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Website Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Lưu: VT, ƯDPTCN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Chu Ngọc Anh

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 09/2013/TT-BKHCN ngày 15/03/2013 hướng dẫn quản lý Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


8.522

DMCA.com Protection Status
IP: 18.225.117.89
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!