BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 73/QĐ-BTTTT
|
Hà Nội, ngày 24
tháng 01 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH VỀ VIỆC TỔ CHỨC LẤY Ý KIẾN VỀ DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN
PHÁP NĂM 1992 TRONG TOÀN NGÀNH THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Căn cứ Nghị quyết số 38/2012/QH13
ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Quốc hội về tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo
sửa đổi Hiến pháp năm 1992;
Căn cứ Nghị định số 187/2007/NĐ-CP
ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông; Nghị định số 50/2011/NĐ-CP
ngày 24 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi Nghị định số 187/2007/NĐ-CP của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ
Thông tin và Truyền thông;
Căn cứ Quyết định số 136/QĐ-TTg
ngày 11 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch của Chính
phủ về việc tổ chức lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992;
Căn cứ Quyết định số 69/QĐ-BTTTT
ngày 24 tháng 01 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông thành lập
Ban chỉ đạo về tổ chức lấy ý kiển vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trong
toàn ngành thông tin và truyền thông;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp
chế,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch của Bộ
Thông tin và Truyền thông về việc tổ chức lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến
pháp năm 1992 trong toàn ngành thông tin và truyền thông.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký
ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thủ trưởng
các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng;
- Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992;
- Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ;
- Các cơ quan thông tấn, báo chí; các nhà xuất bản; các doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực thông tin và truyền thông;
- Các Hiệp hội hoạt động trong lĩnh vực thông tin và truyền thông;
- Lưu: VT, PC
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Đức Lai
|
KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC LẤY Ý KIẾN VỀ DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 TRONG TOÀN
NGÀNH THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 73/QĐ-BTTTT ngày 24 tháng 01 năm 2013 của Bộ
trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)
Thực hiện nhiệm vụ của Bộ Thông tin
và Truyền thông được quy định tại Nghị quyết số 38/2012/QH13 ngày 23 tháng 11
năm 2012 của Quốc hội, Kế hoạch số 216/KH-UBDTSĐHP ngày 28 tháng 12 năm 2012 của
Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 28 tháng 12 năm
2012 của Bộ Chính trị, Quyết định số 136/QĐ-TTg ngày 11 tháng 01 năm 2013 của
Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Kế hoạch tổ chức lấy
ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 trong toàn ngành thông tin và truyền
thông với các nội dung sau:
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Mục đích:
- Toàn ngành thông tin và truyền
thông nâng cao nhận thức, trách nhiệm và trí tuệ cá nhân, tổ chức đóng góp ý kiến
vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
- Tuyên truyền rộng rãi trên các
phương tiện thông tin đại chúng để toàn thể các tầng lớp nhân dân biết và tham
gia ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
2. Yêu cầu:
a) Đối với công tác truyền thông:
Các cơ quan thông tấn, báo chí, xuất
bản phải xây dựng kế hoạch tuyên truyền bằng nhiều hình thức để người dân biết,
hiểu và đóng góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
b) Đối với công tác lấy ý kiến về Dự
thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 trong ngành thông tin và truyền thông;
- Việc tổ chức lấy ý kiến về Dự thảo
sửa đổi Hiến pháp 1992 phải được thực hiện rộng rãi ở tất cả các cơ quan, doanh
nghiệp, hiệp hội và các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong
lĩnh vực thông tin và truyền thông đảm bảo dân chủ, khoa học, công khai, đảm bảo
tiến độ, thiết thực và tiết kiệm. Mọi ý kiến góp ý phải được nghiên cứu, tổng hợp
chu đáo để xây dựng báo cáo góp ý của Bộ.
- Các cấp ủy Đảng phối hợp chặt chẽ với
các cấp lãnh đạo chuyên môn để thực hiện việc quán triệt các nội dung của kế hoạch
và tổ chức thực hiện có hiệu quả tại đơn vị mình.
II. Nội dung và
trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác truyền thông:
1. Cục Báo chí, Cục Quản lý PTTH và Thông
tin điện tử, Cục Xuất bản, Sở Thông tin và Truyền thông quán triệt đầy đủ tới
các cơ quan báo chí trung ương, địa phương và các nhà xuất bản chú trọng công
tác truyền thông, thông tin đầy đủ các hoạt động có liên quan đến việc tổ chức
lấy ý kiến đóng góp của nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 thông qua
công tác chỉ đạo giao ban báo chí, xuất bản và kiểm tra việc thực hiện.
2. Các cơ quan báo chí trung ương và
địa phương, các nhà xuất bản chú trọng công tác truyền thông về tổ chức lấy ý
kiến góp ý của nhân dân bằng việc mở các chuyên trang, chuyên mục và các xuất bản
phẩm viết về các nội dung chủ đạo sửa đổi của Hiến pháp 1992 và kinh nghiệm lập
Hiến của các quốc gia trên thế giới, đồng thời mở các chuyên mục phản ánh các ý
kiến đóng góp của nhân dân.
III. Nội dung,
hình thức, đối tượng và tổ chức thực hiện việc lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo
sửa đổi Hiến pháp 1992 trong ngành thông tin và truyền thông:
1. Nội dung lấy ý kiến:
- Lấy ý kiến về toàn bộ Dự thảo sửa đổi
Hiến pháp 1992 gồm: Lời nói đầu; chế độ chính trị; quyền con người; quyền và
nghĩa vụ cơ bản của công dân; kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học
công nghệ và môi trường; bảo vệ Tổ quốc; bộ máy nhà nước; hiệu lực của Hiến
pháp và quy trình sửa đổi Hiến pháp; kỹ thuật trình bày các quy định của Hiến
pháp.
- Tham gia ý kiến sâu về những nội
dung liên quan đến phạm vi quản lý nhà nước của Bộ và phân cấp thực hiện nhiệm
vụ cụ thể của địa phương; các chế định Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng;
cơ chế giám sát quyền lực của Chính phủ đối với các cơ quan thực hiện quyền lập
pháp, tư pháp; mối quan hệ giữa Chính phủ và chính quyền địa phương; cơ chế bảo
đảm thực hiện các quyền cơ bản của nhân dân.
2. Hình thức lấy ý kiến:
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 và các
tài liệu có liên quan được đăng tải toàn văn trên trang thông tin điện tử của Bộ
Thông tin và Truyền thông tại chuyên mục "Lấy ý kiến góp ý về Dự thảo sửa
đổi Hiến pháp 1992".
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 được lấy
ý kiến thông qua hình thức:
- Góp ý trực tiếp tại Hội nghị do Bộ
Thông tin và Truyền thông tổ chức.
- Góp ý bằng hình thức văn bản gửi về
Bộ Thông tin và Truyền thông, 18 Nguyễn Du, Hà Nội.
- Góp ý bằng hình thức thư điện tử gửi
về: [email protected]
3. Đối tượng lấy ý kiến:
a) Cán bộ, công chức, viên chức, các
cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.
b) Các cơ quan thông tấn, báo chí,
nhà xuất bản, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thông tin và truyền thông ở
cả trung ương và địa phương.
c) Các chuyên gia, nhà khoa học, các
hiệp hội hoạt động trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.
d) Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương.
4. Tổ chức thực hiện:
a) Vụ Pháp chế là cơ quan thường trực
giúp Bộ trưởng. Ban chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai kế hoạch
này, có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
- Thu thập đầy đủ các tài liệu liên
quan đến Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 và kế hoạch tổ chức lấy ý kiến góp ý trong
toàn ngành thông tin và truyền thông và gửi đầy đủ đến các đối tượng cần lấy ý
kiến góp ý;
- Tiếp nhận các ý kiến góp ý và xây dựng
báo cáo kết quả đóng góp ý kiến của Bộ vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992;
- Phối hợp với Văn phòng tổ chức Hội
nghị cán bộ để lấy ý kiến góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
b) Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ có
trách nhiệm phổ biến và tổ chức thảo luận để các cán bộ, công chức, viên chức
trong đơn vị mình để đóng góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp sửa đổi và
xây dựng thành báo cáo góp ý gửi về Bộ Thông tin và Truyền thông (qua Vụ
Pháp chế).
c) Các Sở Thông tin và Truyền thông
có trách nhiệm phổ biến và tổ chức thảo luận để các cán bộ, công chức thuộc Sở
đóng góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp và tổng hợp ý kiến góp ý của các
cơ quan báo chí, các nhà xuất bản, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
thông tin và truyền thông, các nhà khoa học hoạt động trong lĩnh vực thông tin
và truyền thông trên địa bàn tỉnh để xây dựng báo cáo góp ý gửi về Bộ Thông tin
và Truyền thông.
d) Các cơ quan báo chí, nhà xuất bản,
các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, các Hiệp hội
tổ chức việc thảo luận tại đơn vị mình để các cán bộ, công chức, viên chức, người
lao động, các nhà khoa học biết và đóng góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến
pháp sửa đổi.
đ) Trung tâm Thông tin mở ngay chuyên
mục lấy ý kiến góp ý của ngành thông tin và truyền thông vào Dự thảo sửa đổi Hiến
pháp 1992 trên Trang thông tin điện tử của Bộ.
5. Tiến độ thực hiện:
a) Việc mở chuyên mục lấy ý kiến góp
ý tại Trang thông tin điện tử của Bộ và việc gửi Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992
bắt đầu thực hiện từ ngày 25/01/2013 đến 05/3/2013.
b) Thời gian tổ chức lấy ý kiến dự kiến
kết thúc vào ngày 05/3/2013. Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, các Sở Thông tin và
Truyền thông gửi ý kiến góp ý của đơn vị mình về Bộ Thông tin và Truyền thông (qua
Vụ Pháp chế).
c) Hội nghị lấy ý kiến cán bộ, công
chức, viên chức, các chuyên gia, nhà khoa học trong ngành thông tin và truyền
thông vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 thực hiện trước ngày 10/3/2013.
d) Hoàn thiện báo cáo góp ý của Bộ
Thông tin và Truyền thông gửi Chính phủ từ ngày 01/03/2013 đến 15/03/2013./.